Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 1 – LỚP 12

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM


Bài 1
Câu 1: Nội dung của văn bản luật cấp dưới không được trái với nội dung của văn bản luật cấp
trên là thể hiện tính
C. Xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 2: Để phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác phải dựa vào đặc trưng
nào sau đây?
A. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 3: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bẳng
quyền lực nhà nước được gọi là
C. Pháp luật
Câu 4: Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật
C. Tính quy phạm phổ biến
Câu 5: Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện, vì sự phát triển
của xã hội nên pháp luật mang bản chất
C. Xã hội.
Câu 6: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước thực hiện vai trò nào sau đây?
A. Quản lí xã hội.
Bài 2
Câu 1: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp
hơn tội phạm, xâm phạm
B. các quy tắc quản lí nhà nuớc.
Câu 2: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm
pháp luật của mình là
A. Trách nhiệm pháp lí.
Câu 3: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm dân sự khi cố ý thực hiện hành vi nào sau
đây để trục lợi?
D. Sử dụng danh tính của người khác.
Câu 4: Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật
B. Quy định phải làm.
Câu 5: Hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ
xã hội được pháp luật bảo vệ là
C. Vi phạm pháp luật.
Câu 6: Công dân có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và quan hệ
tài sản là vi phạm
D. Dân sự.
Câu 7: Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hành chính về
D. Vi phạm hành chính do cố ý
Câu 8: Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp chủ động thực hiện việc làm nào sau đây là thi
hành pháp luật?
C. Công khai thông tin thành lập.
Câu 9: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật hành chính khi tự ý thực hiện
hành vi nào sau đây?
B. Chiếm dụng hành lang giao thông.
Câu 10: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ tài sản và quan hệ
D. Nhân thân.
Câu 11: Cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì pháp luật quy định phải làm là
D. Thi hành pháp luật.
Câu 12: Một trong những dấu hiệu cơ bản để xác định hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân là
người vi phạm phải có đủ
D. Năng lực trách nhiệm pháp lí.
Câu 13: Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất
định theo quy định của pháp luật và có thể tự
A. Điều khiển được hành vi của mình.
Câu 14: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hành chính khi thực hiện
hành vi nào sau đây?
B. Trì hoãn nộp thuế thu nhập.
Câu 15: Công chức nhà nước vi phạm kỷ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
B. Tự ý nghỉ việc không phép.
Bài 3
Câu 1: Theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. Thành phần và địa vị xã hội.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, bất kì công dân nào đủ điều kiện đều phải nộp thuế là thể
hiện công dân bình đẳng ở nội dung nào dưới đây?
D. Nghĩa vụ pháp lí
Câu 3: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật
đều phải chịu trách nhiệm về
B. Hành vi vi phạm của mình.
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây thể hiện công dân bình đẳng về hưởng quyền?
D. Tiếp cận các giá trị văn hóa.
Bài 4
Câu 1: Theo quy định của pháp luật, lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội
D. Tiếp cận việc làm.
Câu 2: Một trong những nội dung của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có
quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc
A. Cùng lựa chọn nơi cư trú.
Câu 3: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh của công dân?
A. Tự chủ đăng ký kinh doanh.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không thể hiện bình đẳng trong hôn nhân và gia đình giữa vợ
chồng?
A. Phản bác hôn nhân tiến bộ.
Câu 5: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ
D. Nhân thân và tài sản.
Câu 6: Hợp đồng lao động không được kí kết nguyên tắc
D. Gián tiếp với người lao động.
Câu 7: Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của bình đẳng trong hôn nhân và
gia đình là vợ, chồng không được
D. xúc phạm danh dự của nhau.
Câu 8: Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của bình đẳng trong kinh doanh
là mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được quyền
C. Liên doanh với tổ chức kinh tế ngoài nước.
Câu 9: Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động không vi phạm bình đẳng trong lao
động khi

D. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể.


Câu 10: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh của công dân?
B. Cấp vốn cho mọi doanh nghiệp
Câu 11: Vợ chồng tôn trọng giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. Điều đó thể hiện nội
dung quyền bình đẳng trong quan hệ
D. Hôn nhân.
Câu 12: Một trong những nội dung của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có
quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc
A. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt
Câu 13: Bình đẳng trong kinh doanh là mọi chủ thể kinh tế khi tiến hành hoạt động kinh doanh
đều được chủ động
D. Mở rộng quy mô.
Câu 14: Theo quy định của pháp luật, lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội
D. Tiếp cận việc làm.
Câu 15: Theo quy định của pháp luật, nguyên tắc nào dưới đây không áp dụng khi thực hiện giao
kết hợp đồng lao động?
A. Ủy quyền.
Câu 16: Tự ý chuyển nhượng ô tô thuộc sở hữu chung của vợ, chồng là vi phạm quyền bình đẳng
trong lĩnh vực nào dưới đây?
B. Hôn nhân và gia đình.
Bài 5
Câu 1: Các tôn giáo ở Việt Nam đều được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được
Nhà nước và pháp luật
A. Đối xử bình đẳng.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay
thiểu số đều được Nhà nước
B. Tạo điều kiện phát triển.
Câu 3: Theo quy định của pháp luật, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật
B. Bảo hộ.
Câu 4: Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát
triển là sức mạnh đảm bảo sự phát triển
C. bền vững của đất nước.
Câu 5: Cùng với việc sử dụng tiếng phổ thông, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
được Nhà nước cho phép sử dụng tiếng nói, chữ viết riêng của mình là bảo đảm quyền bình đẳng
giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?
D. Văn hóa.
Câu 6: Việc các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước tạo điều kiện để phát
triển du lịch sinh thái nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập là thể hiện quyền bình đẳng giữa
các dân tộc ở phương diện nào sau đây?
B. Kinh tế.
Câu 7: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào sau đây của công dân thực hiện đúng quyền
bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực văn hóa?
A. Lưu truyền tranh dân gian.
Câu 8: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào sau đây của công dân thực hiện đúng
quyền bình bằng giữa các dân tộc về lĩnh vực văn hóa?
D. Bảo tồn trang phục truyền thống.
Câu 9: Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt
động tôn giáo theo
C. Quy định của pháp luật.
Câu 10: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc ở nước ta là các
dân tộc phải được đảm bảo quyền
A. Bình đẳng.
Câu 11: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không
phân biệt chủng tộc màu da.. đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và
D. Tạo điều kiện phát triển
Câu 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở nước ta được thể hiện trên các phương diện chính
trị, kinh tế, văn hóa
B. Giáo dục
Câu 13: Đêm 24 tháng 12 hàng năm sẽ là thời điểm “lễ vọng” được tổ chức ở các nhà thờ để
người đồng bào công giáo trên khắp cả nước tham gia. Đây là hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
được pháp luật?
C. Bảo đảm
Câu 14: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm lĩnh vực nào dưới đây?
D. Văn hóa, xã hội.
Câu 15: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào sau đây của công dân thực hiện đúng quyền
bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực văn hóa?
A. Lưu truyền tranh dân gian.
Câu 16: Theo quy định của pháp luật, Nhà nước có chính sách ưu tiên cho người dân tộc thiểu số
vào học các trường đại học là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở lĩnh vực nào dưới đây?
D. Giáo dục.
Câu 17: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ
Việt Nam được Nhà nước và pháp luật
B. Tôn trọng.
Câu 18: Theo quy định của pháp luật, tất cả các cơ sở tôn giáo hợp pháp đều được hưởng quyền
A. Ðược pháp luật bảo hộ.
Câu 19: Tất cả các dân tộc đều được tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước là
thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. Chính trị.
Câu 20: Nhà nước luôn đảm bảo tỉ lệ đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số là biểu hiện
quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt đối xử bởi
A. Thành phần xã hội.
Câu 21: Việc nhà nước tạo điều kiện cho các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam tổ chức và
tham gia các lễ hội truyền thống là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào
sau đây?
A. Văn hóa.
Câu 22: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước tạo điều kiện để phát triển
du lịch sinh thái nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập là thể hiện quyền bình đẳng giữa các
dân tộc ở phương diện nào sau đây?
B. Kinh tế.
Câu 23: Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
C. Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết các dân tộc.
Bài 6
Câu 1: Bất kì ai cũng có quyền được bắt người, khi người đó đang
C. Thực hiện hành vi phạm tội.
Câu 2: Để bảo hộ sức khỏe của công dân, pháp luật quy định không ai được
A. đánh người gây thương tích.
Câu 3: Theo quy định của pháp luật, lực lượng chức năng chưa thực hiện đúng quyền được pháp
luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân trong trường hợp nào sau đây?
B. Làm lộ danh tính người khiếu nại.
Câu 4: Để đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân, pháp luật nước ta quy định
không ai được
A. Ðánh người gây thương tích.
Câu 5: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện
Kiểm sát, trừ trường hợp
B. Phạm tội quả tang.
Câu 6: Hành vi nào sau đây xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự?
D. Tung tin bịa đặt, nói xấu người khác trên Facebook.
Câu 7: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được bắt người khi người đó đang
thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Vận chuyển pháo nổ từ 06 kilôgam trở lên.
Câu 8: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện hành vi đe dọa giết người là xâm phạm
đến quyền được pháp luật bảo hộ về
B. Tính mạng, sức khỏe.
Câu 9: Theo quy định của pháp luật, việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi
có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị
A. Thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
Câu 10: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
tự ý thực hiện hành vi nào sau đây với người khác?
A. Bắt, giam và giữ.
Câu 11: Theo quy định của pháp luật, lực lượng chức năng chưa thực hiện đúng quyền được pháp
luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân trong trường hợp nào sau đây?
D. Hành hung nhân chứng vụ án.

PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Anh N là nhân viên bưu chính đã liên lạc với khách hàng là chị Y để giao bưu phẩm. Vì
đang đi vắng nên chị Y nhờ anh K là hàng xóm nhận hộ. Do tò mò, anh K đã mở bưu phẩm của
chị Y. Bức xúc về việc làm của anh K, chị Y sang nhà anh K hành hung anh K bị thương và sau
đó tung tin anh K chiếm đoạt tài sản của chị để hạ thấp uy tín của anh K.
Câu hỏi:
1. Theo em, ai đã có hành vi vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân? Đó là những quyền nào?
2. Giải thích cụ thể về hành vi vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân?
Bài làm
1. Chị Y đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , sức khỏe , danh dự và nhân
phẩm của công dân
2. Giải thích :
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Điều đó là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người
khác. Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe danh dự và nhân phẩm của
người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.
- Chị Y đã hành hung anh K => xâm phạm tới tính mạng , sức khỏe.
- Chị Y còn tung tin đồn hạ thấp uy tín của anh K => xâm phạm tới danh dự , nhân phẩm.
Câu 2: Trên cùng địa bàn một huyện có anh D và anh E là chủ hai doanh nghiệp kinh doanh thức
ăn chăn nuôi; anh K là giám đốc một công ty tư nhân. Để tăng vốn kinh doanh, anh K chỉ đạo chị
P là kế toán kê khai không đầy đủ số tiền thuế phải nộp của công ty nên anh K đã bị cơ quan chức
năng xử phạt. Nghi ngờ anh V là nhân viên tố cáo hành vi của mình, anh K cố tình trì hoãn đóng
bảo hiểm xã hội cho anh V như đã cam kết. Bức xúc, anh V tự ý nghỉ việc ở công ty của anh K và
sang làm việc cho anh D. Một lần chứng kiến anh D bị cơ quan chức năng xử phạt về hành vi
cung cấp sản phẩm không đảm bảo đúng tiêu chuẩn đã công bố, anh V đã kể lại sự việc cho vợ
mình là chị T. Do đang là nhân viên của anh E, chị T vô tình để lộ thông tin anh D bị xử phạt cho
anh E biết. Lập tức anh E thuê chị Q là lao động tự do viết và đăng bài xuyên tạc về doanh nghiệp
của anh D lên mạng xã hội khiến lượng khách hàng của anh D giảm sút. Vì vậy, anh D đã sa thải
anh V mà không thông báo trước mặc dù anh V luôn hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đã kí với
anh D.
Câu hỏi: Những ai trong tình huống trên vừa vi phạm nội dung bình đẳng trong lao động vừa
vi phạm nội dung bình đẳng trong kinh doanh? Giải thích?
Bài làm
- Những người vừa vi phạm nội dung bình đẳng trong lao động vừa vi phạm nội dung bình
đẳng trong kinh doanh là anh D và anh K.
- Anh K : chỉ đạo chị P là kế toán kê khai ko đầy đủ số tiền thuế phải nộp => bình đẳng
trong kinh doanh.
- Anh K : cố tình trì hoãn đóng bảo hiểm cho anh V => bình đẳng trong lao động.
- Anh D : cung cấp sản phẩm ko đảm bảo tiêu chuẩn đã công bố => bình đẳng trong kinh
doanh.
- Anh D : sa thải anh V mặc dù V luôn hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đã kí => bình
đẳng trong lao động.

Câu 3: Anh T và anh Q là chủ hai doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi; anh K là giám đốc
một công ty tư nhân. Để tăng vốn kinh doanh, anh K chỉ đạo chị P là kế toán kê khai không đầy
đủ số tiền thuế phải nộp của công ty nên anh K đã bị cơ quan chức năng xử phạt. Nghi ngờ anh V
là nhân viên tố cáo hành vi của mình, anh K cố tình trì hoãn đóng bảo hiểm xã hội cho anh V như
đã cam kết. Bức xúc, anh V tự ý nghỉ việc ở công ty của anh K và sang làm việc cho anh T. Một
lần chứng kiến anh T bị cơ quan chức năng xử phạt về hành vi cung cấp sản phẩm không đảm bảo
đúng tiêu chuẩn đã công bố, anh V đã kể lại sự việc cho vợ mình là chị T. Do đang là nhân viên
của anh Q, chị T vô tình để lộ thông tin anh T bị xử phạt cho anh Q biết. Lập tức anh Q thuê chị C
là lao động tự do viết và đăng bài xuyên tạc về doanh nghiệp của anh T lên mạng xã hội khiến
lượng khách hàng của anh T giảm sút. Vì vậy, anh T đã sa thải anh V mà không thông báo trước
mặc dù anh V luôn hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đã kí với anh T.
Câu hỏi:
a. Những ai trong tình huống trên vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong một số
lĩnh vực của đời sống xã hội?
b. Cho biết những ai vừa vi phạm nội dung bình đẳng trong lao động vừa vi phạm nội
dung bình đẳng trong kinh doanh? Giải thích?
Bài làm
a. Những ng trong tình huống trên vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh
vực của đời sống xã hội là : anh V , anh K , anh T.
b. Những người đã vi phạm bình đẳng trong lao động và kinh doanh :
- anh K : ko kê khai đầy đủ thông tin số tiền thuế phải nộp => bình đẳng trong kinh doanh.
- anh K : cố tình trì hoãn đóng bhxh cho anh V như đã cam kết => bình đẳng trong lao động.
- anh V : tự ý nghỉ việc => bình đẳng trong lao động.
- anh V : làm lộ thông tin anh T bị xử phạt => bình đẳng trong kinh doanh
- anh T : cung cấp sản phẩm không đảm báo tiêu chuẩn đã công bố => bình đẳng trong kinh
doanh
- anh T : sả thải anh V không báo trước mặc dù anh V luôn hoàn thành nghĩa vụ theo hợp
đồng đã kí kết => bình đẳng trong lao động.
Câu 4: Sau khi nhận được kết quả giải quyết đơn khiếu nại về tranh chấp đất đai giữa gia đình
mình và gia đình ông bà T, ông A không đồng ý với cách giải quyết của chủ tịch UBND huyện
nên ông đã đến UBND huyện để tiếp tục gửi đơn. Cho rằng ông A cố tình gây rối khi ông nhiều
lần đến đòi gặp Chủ tịch UBND huyện, bảo vệ ủy ban Y đã yêu cầu ông A đi về. Hai bên to tiếng,
xảy ra xô xát, bảo vệ đã nhốt ông A vào nhà kho rồi đánh ông A gãy tay, sau đó đẩy xe máy của
ông A xuống rãnh nước trước cổng ủy ban.
Câu hỏi: Việc làm của bảo vệ UBND huyện Y đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công
dân? Giải thích?
Bài làm
- Việc làm của bảo vệ vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp
luật bảo hộ về tính mạng , sức khỏe.
- Bảo về nhốt ông A mà ko có quyết định của tòa án hoặc phê chuẩn của viện kiểm soát ( ko
một ai có quyền tự ý bắt giam giữ người khác) => hành vi trái pháp luật.
- Bảo về đánh gãy tay ông A là xâm phạm tới tính mạng , sức khỏe dù là hành vi cố ý hay vô
ý đều bị xử lí theo pháp luật.
Câu 5: Ông H cho ông A vay 40 triệu và ông A đã viết giấy biên nhận, trong đó có hẹn ngày sẽ trả.
Đúng đến ngày hẹn, ông H đến nhà ông A đề nghị trả lại số tiền đã vay nhưng ông A không trả vì lí
do chưa có và hẹn ngày khác, ông H đã đánh ông A gây thương tích tổn hại sức khỏe 15%. Vụ việc
được đưa ra toà xét xử với mức án phạt ông H là 3 năm tù giam.
Câu hỏi:
a. Việc Tòa án xét xử ông H về tội gây thương tích cho ông A là loại trách nhiệm pháp lí
nào? Hãy chỉ ra những dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật của ông H.
b. Quyết định này của Tòa án có ý nghĩa gì đối với xã hội?
Bài làm
a. Ông H gây thương tích cho Ông A là Vi phạm Hình sự. Dấu hiệu: ông H đánh người gây
thương tích 15%…
b. Có ý nghĩa giúp ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo những hành vi vi phạm pháp luật, chủ thể
phải chịu hậu quả về trách nhiệm hình sự trước pháp luật.
Câu 6: Anh A là người kinh doanh đã đưa hối lộ cho anh B là cán bộ chức năng và đề nghị anh B
bỏ qua việc anh A đã không nộp thuế theo đúng quy định. Tuy nhiên, anh B đã từ chối nhận tiền,
đồng thời lập biên bản xử phạt anh A.
Câu hỏi: Trong tình huống trên, anh A đã vi phạm về nội dung nào khi tham gia hoạt động kinh
doanh? Nếu tham gia hoạt động kinh doanh, em có định hướng như thế nào?
Bài làm
- Trong trường hợp trên , anh A đã vi phạm 2 hình thức thực hiện pháp luật :
+ Thi hành pháp luật : anh A đã không nộp thuế theo đúng quy định
+ Tuân thủ pháp luật : anh A đã hối lộ cán bộ chức năng
- Nếu tham gia các hoạt động kinh doanh em có định hướng cho hoạt động của bản thân như sau
:
+ Em sẽ thực hiện đúng quy định pháp luật trong kinh doanh.
+ Nộp thuế đầy đủ và đúng quy định của pháp luật
+ Bảo vệ môi trường , bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng .
+ Lên án , phê phán những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh.
Câu 7 :

công an đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của cd vì bắt ng mà ko có quyết định của tòa án hoặc phê
chuẩn của viện kiểm soát.

Điều 71 Hiến pháp năm 1992 có quy định: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là không ai bị bắ, nếu không
có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Câu 8 :

chị P và anh M vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

Trong quan hệ nhân thân:

Giúp đỡ nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt

Tôn trọng và giữ gìn danh dự nhân phẩm, uy tín của nhau.

Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.....

Trong quan hệ tài sản.

Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung, quyền thừa kế, sử dụng, định đoạt.

You might also like