Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 39

lOMoARcPSD|18688782

NEW-PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT Tranh CHẤP THƯƠNG MẠI


Ngoài TÒA ÁN-1
Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Tòa án (Trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)
lOMoARcPSD|18688782

PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI NGOÀI TÒA ÁN

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

Chương 1. NHẬP MÔN


Văn bản QPPL
1. Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại (cần)
2. Thông tư 22/2018/TT-BTP
3. Luật Trọng tài thương mại (số 54/2010/QH12) (cần)
4. Nghị định số 63/2011/NĐ-CP
5. Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại
(Cần)
6. Bộ luật tố tụng dân sự (chương 35-37)
7. Công ước New York
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Pháp luật về cạnh tranh và giải 7ết tranh chấp thương mại (Phần II)
2. Tài liệu tham khảo được giới thiệu

1. Các khái niệm liên quan


Tranh chấp: trong phạm vi môn học này, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các mâu thuẫn, bất đồng về
quyền, nghĩa vụ, lợi ích giữa các bên tham gia một quan hệ pháp luật dân sự (có chủ thể tham gia
quan hệ với tư cách không phải thương nhân).
Thương mại: là “hoạt động thương mại” theo định nghĩa tại Điều 3(1) Luật Thương mại 2005.
Tranh chấp thương mại: là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại (HĐTM) hoặc
tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. (khi một bên tiến hành hoạt
động thương mại thì đều áp dụng được)
 Lưu ý: “tranh chấp khác” theo quy định tại Điều 2(3) Luật Trọng tài thương mại 2010 theo pháp
luật hiện hành cũng đều là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. (Đầu tư là hoạt động
thương mại; quan hệ trong công ty cũng được xem là quan hệ có tính chất thương mại [thành
viên cổ đông – công ty])
Giải quyết tranh chấp thương mại: bao gồm việc giải quyết mâu thuẫn, bất đồng về quyền, nghĩa vụ
hoặc lợi ích phát sinh từ hoạt động thương mại, do các bên tự tiến hành hoặc với sự tham gia của một
bên thứ ba hoặc bởi một cơ quan, tổ chức có chức năng tài phán tiến hành theo thủ tục luật định (chức
năng tài phán: đưa ra quyết định có hiệu lực pháp luật và cưỡng chế thi hành bởi quyền lực nhà nước).

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

2. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại


 Tự giải quyết tranh chấp (thương lượng hòa giải)
 Giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba (bên thứ ba là trung gian hòa giải giúp các
bên giải quyết mâu thuẫn, lợi ích) (hòa giải thương mại theo Nghị định số 22/2017)
 Giải quyết tranh chấp bởi Tòa án (Luật Tố tụng dân sự).
Nguy cơ so sánh với Luật Tố tụng dân sự
 Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (trọng tài là thiết chế được Nhà nước trao quyền năng đó)
(phán quyết của trọng tài có hiệu lực ngay lập tức và thi hành) (có thể được hủy phán quyết
nhưng phải đáp ứng điều kiện).

3. Tự giải quyết tranh chấp


 Thương lượng giữa các bên (Điều 317(1) Luật Thương mại 2005) (hình thức = phương thức)
 Cơ sở: nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận (Điều 11 Luật thương mại, Điều 3(2) Bộ luật dân
sự) (bao gồm cả việc tự do, thỏa thuận, xác lập, sửa đổi các quan hệ dân sự, có thể sẽ khác đi so
với thỏa thuận ban đầu) (khía cạnh: Nhà nước không can thiệp, chỉ can thiệp khi nhận thấy rằng
thỏa thuận đó trái pháp luật, đạo đức, thuần phong mỹ tục; can thiệp khi các bên có tranh chấp).
 Giới hạn thời gian: không giới hạn.

4. Giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba
 Hòa giải giữa các bên do một cơ quan (Tòa án), tổ chức (Trọng tài) hoặc cá nhân (Trọng tài
viên) được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải (Điều 317(2) Luật thương mại
2005). (Khi một trong các bên yêu cầu hòa giải, thì Trọng tài cũng tạo điều kiện hòa giải). (Hòa
giải theo định nghĩa này là thỏa thuận)
 Cơ sở: nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận (Điều 11 Luật Thương mại, Điều 3(2) Bộ luật dân
sự) (Kết luận của thương lượng (kết quả là những thỏa thuận) và hòa giải là các bên có sự thỏa
thuận)
Hòa giải thương mại: kết quả hòa giải là thỏa thuận của các bên chứ không có bắt buộc thi hành, nếu có
một bên yêu cầu công nhận thì Tòa án sẽ chấp nhận thỏa thuận đó.
 Phương thức:
o Hòa giải theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP

o Hòa giải trong TTDS

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

o Hòa giải trong tố tụng trọng tài (Luật tố tụng thương mại)

 Giới hạn thời gian


o Hòa giải theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP: không giới hạn thời gian

o Hòa giải trong tố tụng dân sự: trước khi bản án có hiệu lực

o Hòa giải trong tố tụng trọng tài: trước khi ban hành Phán quyết trọng tài (do phán quyết
có hiệu lực ngay lúc ban hành/ngay lập tức) (không hòa giải trong thủ tục tố tụng, nhưng
vẫn có thể hòa giải sau đó) (thời gian thi hành án: 2 tuần trước khi yêu cầu cưỡng chế).

5. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài


 Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp được tiến
hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài do pháp luật quy định (Điều 317(3) Luật thương mại
2005) (có thể giải quyết đa số, nhưng không có thẩm quyền giải quyết một số vấn đề như: hôn
nhân,…

6. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án


Trong các nhà nước hiện tại, đều có cơ quan tư pháp (Tư pháp hiểu theo nghĩa hẹp sẽ là xét xử).
Quyền được yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự được ghi nhận trong Hiến pháp, cụ thể hóa trong Luật tố
tụng dân sự (ai cũng có quyền khởi kiện)
 Giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp được tiến hành
theo các thủ tục tố tụng của Tòa án do pháp luật quy định (Điều 317(3) Luật thương mại 2005)
(không phải là đối tượng của môn học).

7. Quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của các bên
 Xuất phát từ các nguyên tắc:
o Việc dân sự cốt ở đôi bên

o Quyền định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

 Pháp luật thừa nhận quyền lựa chọn và quy định các phưuong thức giải quyết
tranh chấp khác nhau để các bên lựa chọn.

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

Chương 2. THƯƠNG LƯỢNG VÀ HÒA GIẢI


2.1. Thương lượng
a) Bản chất của thương lượng: là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên tự tiến hành giải
quyết được bất đồng, mâu thuẫn thông qua nhượng bộ lẫn nhau (không có bên thứ ba)
b) Điều kiện thương lượng: không có điều kiện -> dù có hay không có thỏa thuận trong hợp đồng về
việc thương lượng.
c) Hệ quả pháp lý của việc không thương lượng theo thỏa thuận: một bên vẫn có quyền khởi kiện ra
Trọng tài hoặc Tòa án, dù trước đó các bên chưa tiến hành thương lượng như thỏa thuận -> Thương
lượng không phải là điều kiện tiền tố tụng (dù là tố tụng tòa án hay tố tụng trọng tài).
d) Phương thức tiến hành: các bên tự tiến hành thương lượng, bao gồm cả trường hợp có hay không
có sự tham gia của luật sư của một hoặc của các bên. (ít dung đến Luật sư khi có bất đồng xảy ra) (đối
với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, từ thương lượng đến giao kết hợp đồng, và cả khi có bất đồng xảy
ra thì luật sư đều tham gia)
e) Mục tiêu của thương lượng: đạt được kết quả mà các bên chấp nhận được trong điều kiện đã phát
sinh tranh chấp, thông qua sự nhượng bộ lẫn nhau hoặc đề xuất những lợi ích mới nhằm thay thế hoặc
bù đắp cho lợi ích bị xâm phạm. (bên mua có thể yêu cầu bên bán trả, lúc này bên mua nhận thấy bên
bán vi phạm hợp đồng, nhưng bên mua vẫn muốn nhận hang, thì 2 bên có thể ngồi lại với nhau, có thể
đề nghị loại bỏ bồi thường bằng cách giao thêm số lượng hàng) (Bù đắp lợi ích bị xâm phạm)
f) Tính chất pháp lý của kết quả thương lượng thành:
- Là thỏa thuận dân sự, ràng buộc các bên như hợp đồng, nhưng không có khả năng cưỡng chế
thi thành (có thể gọi với tên biên bản thỏa thuận) (tính chất pháp lý chỉ là một hợp đồng/thỏa thuận dân
sự, cho nên sẽ ràng buộc các bên như các hợp đồng khác, nhưng cũng bởi vì thế mà nó không có khả
năng cưỡng chế thi hành) (thay đổi một số nội dung của hợp đồng gốc, mặc dù đã ngồi lại với nhau rồi
nhưng vẫn có thể bị vi phạm) (chẳng hạn bên bán hứa trong vòng 1 tuần tiếp theo gia hạn sẽ gia cho
bên mua 10% số lượng hàng hóa, tuy nhiên trong tuần đó, bên bán không giao hàng thêm, thì bên mua
có thể khởi kiện và căn cứ hợp đồng ban đầu và cả biên bản thỏa thuận để đòi bồi thường và những cái
gì khác đi so với hợp đồng ban đầu thì đều có hiệu lực áp dụng cho các bên, như thể hợp đồng đã được
sửa đổi bổ sung, do đó Tòa án hoặc trọng tài sẽ căn cứ vào các biên bản thỏa thuận để giải quyết tranh
chấp)

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

- Thỏa thuận thương lượng thành trở thành cơ sở pháp lý mới trong giải quyết tranh chấp phát
sinh sau khi thương lượng thành.
- Thỏa thuận thương lượng phổ biến trong hợp đồng chụp ảnh điều 10
Trong thực tiễn, thương nhân không phân biệt giữa thương lượng và hòa giải. Trong trường hợp đề cập
“tự hòa giải” bản chất là thương lượng, bởi vì hòa giải chúng ta đề cập tới là có sự tham gia của một
bên thứ 3 là trung gian hòa giải. Nếu một bên nhận thấy một bên kia vi phạm hợp đồng thì khởi kiện
ngay được không? Được. Nhưng tòa án có thụ lý không? Tòa phải thụ lý. Còn yêu cầu của nguyên đơn
có được chấp nhận hay không thì phải dựa trên cơ sở pháp lý. Về tính chất pháp lý của kết quả thương
lượng thì chỉ là hợp đồng chỉ là sự thỏa thuận, nên các bên vẫn có thể vi phạm. Còn vi phạm không
thực hiện thương lượng theo thỏa thuận thì không có dẫn đến hệ quả pháp lý chưa có quyền khởi kiện.
- Kết quả thương lượng thành -> ví dụ 1
Một bên bán và một bên mua. Bên bán đã giao hàng cho bên mua đầy đủ theo nhiều hợp
đồng khác nhau nhưng mà bên mua không có thanh toán tiền cho bên bán. Trong trường hợp này, bên
mua là một nhà cung cấp nhựa đường, là một vật liệu cần thiết cho xây dựng đường xá, bên mua là nhà
thầu thi công công trình giao thông. Hai bên xác định với nhau là tính đến ngày 31/5/2015 thì bên mua
còn nợ bên bán theo 10 hợp đồng tổng cộng khoảng hơn 50 tỷ, và các bên đã lập một các bản nêu rõ
tổng công nợ mà bên mua còn thiếu cho bên bán thống nhất các nội dung như sau: 2 bên sẽ đối chiếu
công nợ xong trước ngày 22.6, các công nợ ở trên .... làm biếng quá.
- Kết quả thương lượng thành -> ví dụ 2 (Bên B đồng ý và cam kết…)
Khi vi phạm thỏa thuận không hòa giải trước khi khởi kiện
Các bên thỏa thuận với nhau là phải tự hòa giải với nhau trong vòng 15 ngày, sau 15 ngày mà không
hòa giải thì sẽ khởi kiện. Nếu một bên không thực hiện theo thỏa thuận, mà khởi kiện ngay lập tức, mà
tòa vẫn thụ lý, thì Tòa về nguyên tắc đã vi phạm tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, nhưng Tòa lúc
này không cần phải tôn trọng, vì thỏa thuận đó đã bị một bên vi phạm.
Tòa giải quyết sự thỏa thuận của các bên, bản chất là: sự không tôn trọng thỏa thuận của các bên. Tuy
nhiên, Tòa án không cần tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, bởi vì do có một bên không tôn trọng
thỏa thuận.

2.2. Hòa giải (chung)


a) Bản chất của hòa giải: là phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên do một cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải nhằm giải quyết được bất đồng,
mâu thuẫn thông qua nhượng bộ lẫn nhau (khoản Điều 317 Luật thương mại)

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

b) Điều kiện hòa giải: có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, được xác lập vào thời điểm
giao kết, trong quá trình thực hiện hợp đồng, trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
c) Hệ quả pháp lý của việc không hòa giải theo thỏa thuận: (Các bên có thỏa thuận hòa giải nhưng
không tiến hành hòa giải)
- Trường hợp các bên không thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài: Một bên có thể khởi kiện
ra Tòa án -> Hòa giải không phải là điều kiện tiền tố tụng dân sự. Một bên không tiến hành hòa giải, và
các bên cũng không có thỏa thuận trọng tài, và các bên đưa vụ tranh chấp giải quyết ra Tòa án thì Tòa
án không được từ chối thụ lý
- Trường hợp các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp Trọng tài nếu hòa giải không thành: một bên
có thể khởi kiện ra Trọng tài -> Hòa giải cũng không phải là điều kiện tiền tố tụng trọng tài.
d) Các phương thức hòa giải:
- Các bên tự do thỏa thuận hình thức hòa giải, không bị ràng buộc bởi một thủ tục luật định (mời bất kỳ
1 người uy tín nào đó, chẳng hạn như biết 1 người nào đó và cho rằng họ rất am hiểu về thương mại thì
có thể nhờ người đó hòa giải); hoặc
- Các bên thỏa thuận hòa giải theo thủ tục hòa giải thương mại (theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa
giải thương mại).
e) Tính chất pháp lý của kết quả hòa giải thành
- Đối với hình thức hòa giải do các bên tự do thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi một thủ tục luật định;
kết quả hòa giải thành là thỏa thuận dân sự, ràng buộc các bên như hợp đồng, nhưng không có khả
năng cưỡng chế thi hành.
- Đối với hòa giải theo thủ tục hòa giải thương mại: trước hết chỉ là thỏa thuận các bên, nhưng kết quả
hòa giải thành có thể được Tòa án công nhận; kết quả hòa giải thành được Tòa án công nhận có giá trị
cưỡng chế thi hành theo Luật Thi hành án dân sự. Đây là yếu tố rất quan trọng để người ta sử dụng hòa
giải thương mại theo Nghị định này vì nó có thể được công nhận. Và Tòa án cũng nêu một số điều kiện
công nhận nhưng cũng dễ dàng.

2.3. Hòa giải thương mại


Cơ sở pháp lý: Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại (căn cứ ban hành Nghị định -> Luật
thương mại 2005 -> Điều 317)
a) Hòa giải thương mại là gì?
Là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên
thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định
này (Điều 3(1) Nghị định 22/2017)

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

Như vậy, trong định nghĩa của hòa giải thương mại, cũng chứa đựng định nghĩa chung về hòa
giải, chỉ là bên thứ 3 có một tên gọi rõ ràng (cá nhân là trung gian hòa giải là hòa giải viên).
b) Tranh chấp loại nào được giải quyết bằng hòa giải thương mại
Điều 2 Nghị định 22/2017/NĐ-CP
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. (các bên tham gia vào 1 quan hệ
pháp luật thì đều là thương nhân và đều nhằm mục đích sinh lợi).
2. Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. (chỉ cần 1 bên,
bên kia có thể là người tiêu dùng hoặc người không tiến hành hoạt động thương mại).
3. Tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.
c) Điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại là gì?
Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các
bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc
tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp. (Điều 6 Nghị định) Bên thứ 3 là
trung gian chỉ có thể chấp nhận hòa giải khi các bên có thỏa thuận.
Thỏa thuận hòa giải là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp có thể phát sinh
hoặc đã phát sinh bằng phương thức hòa giải (Điều 3(2) Nghị định)
 Lưu ý: thỏa thuận hòa giải cần thể hiện được ý chí của các bên về giải quyết tranh chấp “bằng
hòa giải thương mại theo pháp luật hiện hành” hoặc “bằng hòa giải thương mại theo Nghị định
22/2017/NĐ-CP”. (hòa giải thương mại chính là Nghị định 22/2017)
 Thỏa thuận hòa giải cần thể hiện được ý chí của các bên về giải quyết tranh chấp bằng “hòa giải
thương mại quy chế” hoặc “hòa giải thương mại vụ việc”.
d) Có những hình thức hòa giải thương mại nào?
Hòa giải thương mại quy chế: là hình thức giải quyết tranh chấp tại một tổ chức hòa giải
thương mại theo quy định của Nghị định này và Quy tắc hòa giải của tổ chức
Hòa giải thương mại vụ việc: là hình thức giải quyết tranh chấp do hòa giải viên thương mại vụ
việc được các bên lựa chọn tiến hành
e) Ai tiến hành việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại?
- Các bên tranh chấp, cùng với
- Hòa giải viên thương mại (bao gồm hòa giải viên thương mại vụ việc và hòa giải viên
thương mại của tổ chức hòa giải thương mại được các bên lựa chọn hoặc được tổ chức hòa
giải thương mại chỉ định theo đề nghị của các bên (Điều 3(5) Nghị định)).

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

Bản chất của hòa giải phải có sự tham gia của các bên: ai tiến hành hòa giải: các bên và hòa
giải viên.
f) Hòa giải viên thương mại là ai?
 Hòa giải viên thương mại vụ việc là:
- Cá nhân (quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài) đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 7;
- Được đăng ký là hòa giải viên thương mại vụ việc tại Sở tư pháp nơi người đó thường trú
(hoặc tạm trú đối với người nước ngoài) theo quy định tại Điều 8.
 Hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại, là: (không cần đăng ký tại Sở Tư
pháp)
- Cá nhân (quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài) đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 7
hoặc tiêu chuẩn cao hơn theo quy định của Tổ chức hòa giải thương mại;
- Được tổ chúc hòa giải thương mại xét chọn và đưa vào danh sách hòa giải viên thương mại
của tổ chức đó (Điều 24.1.d Nghị định 22/2017)
- Người có tên trong danh sách hòa giải viên thương mại của Chi nhánh của Tổ chức hòa giải
thương mại nước ngoài tại Việt Nam (Điều 33 trở đi)
g) Tổ chức hòa giải thương mại là ai?
 Điều 18: tổ chức hòa giải thương mại (Việt Nam) bao gồm:
- Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này.
- Trung tâm trọng tài được thành lập và hoạt động theo pháp luật về trọng tài thương mại thực
hiện hoạt động hòa giải thương mại theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
 Chi nhánh của Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam (được cấp phép thành lập
tại Việt Nam theo quy định từ Điều 33 trở đi)
h) Thủ tục hòa giải thương mại như thế nào?
 Thủ tục hòa giải thương mại vụ việc
- Các bên chọn 1 hoặc nhiều hòa giải viên trong danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc
do Sở Tư pháp công bố (Điều 12(1), Điều 14(2)). (hòa giải viên không có quyền quyết định,
có thể chọn là 2 hòa giải viên cũng được, vì hòa giải viên chỉ đưa ra ý kiến để thuyết phục
các bên, quan trọng là các bên có chấp nhận hay không) (Nghị định không quy định phí là
bao nhiêu, do đó các bên thỏa thuận phí với hòa giải viên)
- Theo trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì theo trình tự thủ tục
mà (các) hòa giải viên thấy phù hợp tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các
bên chấp nhận (Điều 14(3)).

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

- Tại địa điểm và vào thời gian do các bên thỏa thuận, nếu các bên không thỏa thuận thì do hòa
giải viên lựa chọn (Điều 14(4)). (nếu các bên tranh chấp không phải vì không có thiện chí,
mà chỉ là quan điểm khác nhau giữa các bên, thì cần hòa giải viên có chuyên môn liên quan
đến vấn đề đang tranh chấp, ví dụ như về công trình xây dựng, đấu thầu, ...)
- Hòa giải viên có quyền đưa ra đề xuất hòa giải vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa
giải (Điều 14(3)). Người ta vẫn đặt ra những yêu cầu chung, không định lượng đối với hòa
giải viên như độc lập, khách quan, vô tư,.. Cái đù mé khúc này nói chuyện chi vậy Zĩ Kheng
- Trường hợp hòa giải thành thì lập Biên bản hòa giải thành theo quy định tại Điều 15(1)(2)(3).
Có giá trị pháp lý rất là thấp kém, vì bản thân nó chỉ là một hợp đồng dân sự có thể được Tòa
án công nhận.

2.4. Hòa giải dưới hình thức “Ban xử lý tranh chấp”


* Các hình thức giải quyết tranh chấp thông qua Ban xử lý tranh chấp:
- Giải quyết tranh chấp thông qua Ban xử lý tranh chấp khi Hợp đồng chịu sự điều chỉnh của Nghị định
37/2015/NĐ-CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
- Giải quyết tranh chấp thông qua Ban xử lý tranh chấp khi các bên ký kết hợp đồng theo mẫu Hợp
đồng FIDIC (Hiệp hội kỹ sư tư vấn quốc tế - ban hành bộ hợp đồng trong mục xây dựng, gồm 2 loại cơ
bản: hợp đồng tư vấn xây dựng và hợp đồng thi công xây dựng).

2.4.1. Ban xử lý tranh chấp theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP


* Quy định pháp luật: Điều 146(8) Luật xây dựng 2014\
* Quy định pháp luật: Điều 1(2) Nghị định 37/2015/NĐ-CP về hoạt đồng trong hoạt động xây dựng
(sửa đổi) (đối với dự án không theo điều này thì các bên chỉ phải tham khảo thôi) (trong lĩnh vực xây
dựng, chủ đầu tư là Nhà nước chủ đạo, cho nên việc áp dụng Nghị định này trở nên phổ biến)
Điều 45 Nghị định 37/2015/NĐ-CP:
1. Khi giải quyết các tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng, các bên phải tuân thủ nguyên tắc và trình tự
giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định tại Khoản 8 Điều 146 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

2. Trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải được thực hiện bởi cơ
quan, tổ chức hoặc một, một số cá nhân chuyên gia (gọi chung là ban xử lý tranh chấp), khi đó việc xử lý tranh chấp hợp đồng thông
qua ban xử lý tranh chấp được quy định như sau:

a) Ban xử lý tranh chấp có thể được nêu trong hợp đồng tại thời điểm ký kết hoặc thiết lập sau khi có tranh chấp xảy ra. Số lượng
thành viên ban xử lý tranh chấp do các bên tự thỏa thuận. (Không nhất thiết là số lẻ) Thành viên ban xử lý tranh chấp phải là người
có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung tranh chấp, kinh nghiệm trong vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng và hiểu biết về các
quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng xây dựng.

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

b) Trong thời hạn hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày các bên nhận được kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp, nếu một bên
không đồng ý kết luận hòa giải (Bản chất ghi lại những vấn đề các bên thống nhất với nhau (có thể bằng ngôn ngữ của chính
mình, có thể không phù hợp với ý kiến của các bên – trao 28 days để phản đối) (sau 28days, phát sinh như 1 hợp đồng dân
sự) – 28 days: 28/4= 7 ngày của tuần, tính thời hạn bằng tuần. Bên hòa giải thương mại: ra biên bản hòa giải) của ban xử lý
tranh chấp thì có quyền phản đối và các tranh chấp này sẽ được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp
luật; trường hợp quá thời hạn nêu trên không bên nào phản đối kết luận hòa giải thì coi như các bên đã thống nhất với kết luận hòa
giải. Khi đó, các bên phải thực hiện theo kết luận hòa giải.

c) Chi phí cho ban xử lý tranh chấp được tính trong giá hợp đồng xây dựng (Ngân sách sẽ phải chịu) và do mỗi bên hợp đồng chịu
một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

3. Thời hiệu khởi kiện theo thủ tục Trọng tài hoặc thời hiệu khởi kiện lên Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được thực
hiện theo quy định có liên quan của pháp luật.(Nếu các bên phản đối kết luận của Ban xử lý tranh chấp, thì các bên có thể khởi
kiện ra Tòa án, nếu thống nhất giải quyết bằng Trọng tài thì có thể đem ra Trọng tài (thời hiệu: 3 năm, đối với hợp đồng
thương mại: 2 năm [Điều 319], thời hiệu khởi kiện tính từ lúc: theo Luật Thương mại theo Điều 319 – nghĩa vụ hợp đồng bị vi
phạm. Thời gian các bên tiến hành giải quyết tranh chấp không được trừ vào thời hiệu khởi kiện (phải thúc giục làm đẩy
nhanh tiến độ). Trong trường hợp hòa giải thành, 1 trong 2 bên không thực hiện đúng kết luận hòa giải (bản chất là hợp đồng
thì vẫn có thể bị vi phạm))

 Bản chất pháp lý của phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Ban xử lý tranh chấp đối với
Hợp đồng chịu sự điều chỉnh của Nghị định 37/2015/NĐ-CP:
- Là “hòa giải” như khái niệm chung;
- Kết luận hòa giải không bị phản đối trong thời hạn 28 ngày ràng buộc các bên, nhưng cũng
không có khả năng cưỡng chế thi hành theo Luật Thi hành án dân sự;
- Không được Tòa án công nhận theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại;
- Sau đó, nếu một bên hoặc các bên khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài (do một bên hoặc các
bên không tiếp tục thực hiện đúng theo thỏa thuận hợp đồng và/hoặc kết luận hòa giải), thì
Kết luật của Ban xử lý tranh chấp không bị phản đối trong thời hạn 28 ngày cũng được Tòa
án hoặc Trọng tài làm căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp.

 Hệ quả pháp lý của việc không tiến hành giải quyết tranh chấp (hòa giải) thông qua Ban xử lý
tranh chấp như thỏa thuận:
- Một bên cũng có thể khởi kiện ra Trọng tài (nếu có thỏa thuận) hoặc Tòa án
- Giải quyết tranh chấp (hòa giải) thông qua Ban xử lý tranh chấp không phải là thủ tục tiền tố
tụng bắt buộc.

2.4.2. Ban xử lý tranh chấp theo hợp đồng FIDIC


- Quy định trong mẫu Hợp đồng FIDIC:
20. Khiếu nại, Tranh chấp và Trọng tài

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

20.1. Khiếu nại của Nhà thầu


20.2. Việc cử Ban xử lý tranh chấp
20.3. Không thỏa thuận được với Ban xử lý tranh chấp
20.4. Có quyết định của Ban xử lý tranh chấp
20.5. Hòa giải một cách hữu hảo (không loại trừ việc các bên bỏ Ban xử lý
20.6. Trọng tài
20.7. Không tuân thủ quyết định của Ban xử lý tranh chấp
20.8. Hết hạn chỉ định Ban xử lý tranh chấp (phải được thành lập trong 42 ngày [7 tuần x 6]
* Bản chất pháp lý của phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Ban xử lý tranh chấp:
- Là một hình thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, nhưng quyết định của Ban xử lý tranh chấp
không bị phản đối trong thời hạn 28 ngày chỉ ràng buộc các bên, nhưng không có giá trị để cưỡng chế
thi hành theo Luật Thi hành án dân sự;
* Hệ quả pháp lý của việc không tuân thủ quyết định của Ban xử lý tranh chấp không bị phản đối:
- Một bên hoặc các bên có thể khởi kiện ra Trọng tài (Điều 20.7) (Bởi vì trong hợp đồng FIDIC có thỏa
thuận về giải quyết bằng Trọng tài, do đó nếu các bên khởi kiện ra Tòa án thì Tòa án không được giải
quyết).
Chương 3. TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
3.1. Bản chất của Trọng tài thương mại
 Là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
- Được tiến hành trên cơ sở một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực (Chính thỏa thuận trọng tài sẽ
xác lập quyền của Trọng tài);
- Theo một thủ tục luật định;
- Có tính chất tài phán (có tính chất tư pháp, giải quyết một vấn đề nhân danh quyền lực Nhà
nước);
- Các quyết định, phán quyết của Trọng tài được Nhà nước bảo đảm hiệu lực thi hành như
quyết định, bản án của Tòa án.

Bảng so sánh giữa Tòa án và Trọng tài thương mại

Tòa án Trọng tài thương mại


Giải quyết tranh chấp thương mại (Điều 3(1)
Cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp
Luật trọng tài thương mại), chức năng bổ trợ
(Điều 102(1) Hiến pháp 2013)
tư pháp
Thẩm quyền được xác lập theo luật (mọi Thẩm quyền được xác lập bởi thỏa thuận giữa

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

người đều có quyền khởi kiện, thẩm quyền các bên (đối với một vụ việc cụ thể, Trọng tài
của Tòa án phát sinh nhờ có quyền khởi kiện chỉ phát sinh khi các bên thỏa thuận giải
đó) quyết bằng Trọng tài)
Thủ tục tố tụng theo luật, theo thỏa thuận của
các bên, theo quy tắc của Trung tâm thương
Thủ tục tố tụng nghiêm ngặt (về cơ bản là mại (quy định của luật chỉ được áp dụng khi
quy định bắt buộc) các bên không có thỏa thuận/có thỏa thuận
khác, đồng thời phải tuân theo quy tắc của
Trung tâm trọng tài)
Nhà nước trao quyền tài phán, bảo đảm thi
Quyết định, bản án nhân danh (quyền lực)
hành (giá trị của phán quyết không nằm trong
Nhà nước, có hiệu lực thi hành (thuộc về bản
bản chất của Nhà nước, nên phải được trao
chất của Nhà nước)
quyền)

 Hình thành từ nhu cầu phát sinh giao thương quốc tế về:
- Một cơ chế giải quyết tranh chấp mà những người đứng ra giải quyết do các bên lựa chọn,
chứ không phải áp đặt như ở Tòa án;
- Thủ tục giải quyết tranh chấp cũng do các bên định đoạt chứ không nghiêm ngặt như ở Tòa
án;
- Người giải quyết tranh chấp am hiểu tập quán thương mại hơn thẩm phán;
- Tranh chấp và việc giải quyết tranh chấp được giữ bí mật (Không công khai).

 Phát triển thành cơ chế giải quyết tranh chấp được thừa nhận, khuyến khích phát triển,
thỏng qua việc:
- Các quốc gia ban hành luật để hợp pháp hóa phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng
tài từ thế kỷ 19;
- Đến nay 172 quốc gia là thành viên của Công ước NewYork 1958 về công nhận và thi hành
phán quyết trọng tài nước ngoài;
- ICC ban hành Quy tắc tố tụng trọng tài quốc tế được áp dụng rộng rãi bởi các Trung tâm
trọng tài quốc tế.
3.2. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài (Điều 5(1))

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

- Thỏa thuận không vô hiệu theo quy định tại Điều 18.
Điều 18. Thoả thuận trọng tài vô hiệu

1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.

2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự. (Không cần
năng lực pháp luật dân sự, trường hợp người từ đủ 15 tổi thực hiện môt số giao dịch như giao dịch ngân hàng.
Giao dịch này sẽ có hiệu lực. Xét năng lực hành vi dân sự để xác lập hành vi, không xét tới năng lực hành vi dân
sự đầy đủ)

4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này. (Phổ biến nhất là giao dịch
điện tử, email đồ đó)

5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả
thuận trọng tài đó là vô hiệu.

6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.

Khi các bên thỏa thuận Trọng tài, nhưng một bên khởi kiện ra Tòa án, thì Tòa án sẽ từ
chối thụ lý (Điều 6 Luật trọng tài thương mại), trong trường hợp này, bên khởi kiện sẽ
đưa về lại Trọng tài và khởi kiện theo Trọng tài, nếu ban Trọng tài cho rằng thỏa thuận đó
vô hiệu, thì sẽ ra quyết định rằng thỏa thuận đó bị vô hiệu, và lúc này có thể khởi kiện ra
Tòa án.
Nếu thỏa thuận trọng tài được quy định trong hợp đồng, nhưng hợp đồng bị vô hiệu do
khoản 2 thì toàn bộ hợp đồng đó là vô hiệu, bao gồm cả thỏa thuận trọng tài cũng bị vô
hiệu, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận riêng, nó có đủ điều kiện để có
hiệu lực hay không.

o Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài

a. Các loại tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài
Điều 2 Luật Trọng tài thương mại (khoảng phút thứ 6)
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. (Các ngân hàng, tổ chức tài
chính cho cá nhân vay tiêu dùng, họ có thể đưa vào điều khoản về trọng tài để khi người vay không trả nợ đúng hạn, thì
người ta sẽ trình các biện pháp thu hồi (thu hồi pháp lý-do công ty luật đảm nhận))

3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

b. Quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng
Điều 17 Luật Trọng tài thương mại (nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng – bên yếu
thế của bên cung ứng dịch vụ, do hợp đồng điều khoản soạn sẵn.

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

Thực tế, có tranh chấp, cá nhân vay tiêu dùng có được viện dẫn Điều 17 (phải xem chủ thể
đó có được xem là nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ; người ta có thể cho rằng tiền là hàng hóa
theo Luật thương mại; nhưng không xem là dịch vụ, vì chỉ là hoạt động trao tài sản [hoạt
động cho vay; người vay sẽ được xem là người tiêu dùng do phải sử dụng số tiền đó; cho vay
là hoạt động cung cấp hàng hóa)
Phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Ngân hàng đó có được xem là một nhà cung cấp dịch vụ hay không? Ngân hàng
cho vay tức là ngân hàng đang đưa tiền, người ta có thể cho rằng tiền chính là
hàng hóa theo Luật thương mại, thế việc cho vay có phải là dịch vụ hay không?
Luật không định nghĩa như thế nào là dịch vụ (Dịch vụ là thực hiện theo công việc
của người khác để được hưởng thù lao), như vậy hoạt động cho vay không được
xem là dịch vụ vì chỉ là trao tài sản.
- Người cho vay có phải là người tiêu dùng hay không? Có thể là người tiêu dùng,
vì cái họ nhận là hàng hóa, họ dùng cái tiền đó, trong khi hợp đồng còn nói rõ hoạt
động đó là hoạt động tiêu dùng.
- Quan điểm của thầy: người vay viện dẫn được Điều 17, bởi vì thầy cho rằng
trường hợp vay là hoạt động cung cấp hàng hóa, hàng hóa (động sản, động sản
hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai). Tiền đi từ túi này sang
túi nọ, cho nên nó là hàng hóa.

c. Thỏa thuận trọng tài loại trừ thẩm quyền tòa án


Điều 6 Luật trọng tài thương mại
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối
thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.

Diễn giải Điều 6


- Trường hợp (i): một bên khởi kiện ra Tòa, mặc dù các bên có thỏa thuận trọng tài -> Tòa án
từ chối thụ lý, kể cả trường hợp các bên khởi kiện nại rằng thỏa thuận trọng tài vô hiệu <-
bởi vì trọng tài có thẩm quyền xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài (Điều 43(1))
- Trường hợp (ii): Một bên khởi kiện ra Tòa, mặc dù các bên có thỏa thuận trọng tài -> Tòa án
thụ lý, nếu bên khởi kiện nại rằng thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thuộc một
trong các trường hợp quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP. (vì đều là
trường hợp không thể thành lập được Hội đồng trọng tài, mặc dù trong Điều 43 Luật TTTM
thì Hội đồng trọng tài phải xem xét bla bla, đó là do Hội đồng Trọng tài đã thành lập được
rồi)

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

o Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

- Điều 4 Luật Trọng tài thương mại


1. Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội
(Các bên có thể bỏ qua các thỏa thuận; Trọng tài không bỏ qua các thỏa thuận mà nhìn rất kỹ các thỏa thuận các
bên, thì cho thấy các bên có thể bỏ qua các thỏa thuận.)

2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật. (Vai trò của trọng tài tương
đương với vai trò của thẩm phán. Các trung tâm trọng tài thường ban hành các quy tắc đạo đức)

3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm. (Chỉ ở cấp duy nhất, tuy nhiên là phát sinh hiệu lực ngay khi có hiệu lực ban
hành, nhưng pháp luật vẫn tạo ra 1 công cụ để gác cổng cho các phán quyết Trọng tài là một phán quyết bậy bạ
hoặc quy phạm nguyên tắc, cho nên một bên/các bên có thể yêu cầu hủy phán quyết Trọng tài)

<- Luật trao cho Các bên có quyền phản đối việc vi phạm quy định của Luật hoặc thỏa thuận
trọng tài, thể hiện qua Điều 13, mất đi quyền phản đối nếu không phản đối trong thời hạn
luật định.

- Điều 13
Trong trường hợp một bên phát hiện có vi phạm quy định của Luật này hoặc của thỏa thuận trọng tài mà vẫn tiếp tục thực
hiện tố tụng trọng tài và không phản đối những vi phạm trong thời hạn do Luật này quy định thì mất quyền phản đối tại
Trọng tài hoặc Tòa án.

o Các hình thức trọng tài

- Trọng tài vụ việc (ad hoc arbitration)


- Trọng tài quy chế (institutional arbitration)
 Trọng tài vụ việc
a. Khái niệm: là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự,
thủ tục do các bên thỏa thuận (Điều 3(7)).
b. Đặc điểm (Nguyên đơn gửi đơn khởi kiện cho Bị đơn; Khởi kiện là hành vi đầu tiên
để bắt đầu giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, sau đó các bên mới thành lập Hội
đồng Trọng tài)
- Các bên tự thỏa thuận trình tự, thủ tục; trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định
của Luật Trọng tài thương mại.

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

- Mọi hành vi tố tụng được tiến hành trực tiếp giữa các bên tranh chấp và Hội đồng trọng tài.
Giả sử các bên chọn giải quyết khởi kiện bằng Trọng tài vụ việc, vậy khởi kiện ra đâu?
Nguyên đơn sẽ gửi đơn khởi kiện cho bị đơn.
- Tòa án có vai trò hỗ trợ lớn hơn đối với trọng tài vụ việc (chỉ định, thay thế Trọng tài viên).
- Phán quyết trọng tài có hiệu lực thi hành như bản án khi được đăng ký tại Tòa án có thẩm
quyền.
c. Khởi kiện (Điều 30): Nguyên đơn gửi Đơn khởi kiện trực tiếp cho Bị đơn.
Trong trường hợp Bị đơn không có mặt, thì chỉ cần gửi tới địa chỉ người nhận
Trong trường hợp gửi fax không được, thì cũng được xem là các vấn đề tố tụng
vẫn làm bình thường, chỉ cần đảm bảo rằng nguyên đơn đã gửi đơn, không quan
tâm bị đơn nhận được hay không
Lúc này nguyên đơn và Trọng tài vẫn có thể tự làm với nhau.
d. Thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài (Điều 31(2)): nếu các bên không có thỏa thuận
khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi bị đơn nhận được đơn
khởi kiện của nguyên đơn.
Mục đích để xem nguyên đơn có khởi kiện trong thời hiệu khởi kiện hay không.
e. Thành lập Hội đồng trọng tài (Điều 41): Trọng tài viên được chọn, chỉ định (do Tòa
chỉ định) hoặc bầu có thể là bất kỳ cá nhân nào đáp ứng tiêu chuẩn Trọng tài viên
(Điều 20), không bắt buộc phải là Trọng tài viên trong Danh sách trọng tài viên của
các Trung tâm trọng tài (không tồn tại Danh sách Trọng tài viên vụ việc như Danh
sách hòa giải viên do các Sở Tư pháp công bố)
Trong trường hợp 1 bên cố tình không chọn, thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án
chọn Trọng tài viên. 2 Trọng tài viên chỉ định 1 Trọng tài viên thứ 3 làm Chủ tịch
Hội đồng trọng tài. Nếu không chọn được ai cả để làm TTV thứ 3, thì Tòa án sẽ
chỉ định.
f. Đăng ký Phán quyết của Trọng tài vụ việc (Điều 62)
- Việc đăng ký Phán quyết trọng tài trên cơ sở yêu cầu của một hoặc các bên; (Một hoặc các
bên có quyền yêu cầu Tòa án đăng ký Phán quyết trọng tài, việc đăng ký không phải là việc
tự động)
- Thời hạn yêu cầu đăng ký là 1 năm kể từ ngày ban hành Phán quyết Trọng tài (nếu không có
đăng ký thì sẽ không cưỡng chế thi hành theo Luật Thi hành án dân sự)
- Tòa án nơi Hội đồng trọng tài ban hành Phán quyết Trọng tài có thẩm quyền đăng ký (Điều
62(1) có mâu thuẫn với Điều 7, chờ quy định diễn giải của Tòa án)

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

- Điều kiện đăng ký: hồ sơ hợp lệ (Thỏa thuận trọng tài, phán quyết trọng tài, biên bản họp kết
quả giải quyết tranh chấp)
- Giá trị pháp lý của Phán quyết Trọng tài được đăng ký: được thi hành theo quy định của Luật
Thi hành án dân sự (nếu một bên không tuân thủ, và bên kia muốn cưỡng chế tuân thủ thì
phải đăng ký) (Điều 62, trong mọi trường hợp, dù có đăng ký hay không có đăng ký, thì
Phán quyết trọng tài đều có hiệu lực pháp lý đối với cả bên, các bên vẫn phải tuân thủ nó.
Chỉ có điều nếu bên kia không tuân thủ, mà bên kia muốn cưỡng chế bên kia tuân thủ, thì sẽ
tiến hành đăng ký để sử dụng quyền lực Nhà nước để cưỡng chế thi hành).
g. Các vấn đề tố tụng khác: như đối với Trọng tài quy chế, chẳng hạn như áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời, ngôn ngữ trọng tài,...
NOTE: Nếu các bên đã thỏa thuận thương lượng, nếu các bên không tiến hành thương lượng mà xúc
tiến tố tụng, người ta sẽ hiểu là thương lượng không thành, coi như là đã tiến hành thương lượng. Có
nghĩa là nếu không tiến hành thì sẽ mặc định xem thương lượng không thành.
Cái tôn trọng giữa các bên được giải thích theo nghĩa: tôn trọng những quy định liên quan đến tố tụng.
Nhưng nói thế cũng không được. Là các bên đã thỏa thuận theo trình tự thương lượng, hòa giải, rồi mới
tố tụng. Đối với việc hòa giải, bao gồm hòa giải thành và hòa giải không thành. Việc không tiến hành
hòa giải được hiểu là hòa giải không thành. Do đó nếu các bên khởi kiện luôn mà không ra hòa giải thì
được hiểu là ĐÃ CÓ HÒA GIẢI NHƯNG HÒA GIẢI KHÔNG THÀNH.
Nó hơi khác so với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Ban xử lý tranh chấp, vì Ban xử lý tranh
chấp các bên thỏa thuận tương đối bài bản, và thời gian giải quyết tranh chấp cũng khá tương đối.
Trong nên Trọng tài trong trường hợp đấy phải xem xét có đúng là một bên từ chối giải quyết tranh
chấp bằng Ban xử lý tranh chấp hay là vẫn muốn giải quyết bằng Ban xử lý tranh chấp.
Trong một vụ việc, các bên không hề xúc tiến giải quyết tranh chấp bằng Ban xử lý tranh chấp. Bị đơn
không chấp nhận vì cho rằng Trọng tài không có thẩm quyền, nhưng thầy cho rằng Trọng tài có thẩm
quyền.
Trọng tài phải xem xét, phải tôn trọng thỏa thuận giữa các bên là: đúng là các bên đã không thể thương
lượng/hòa giải, việc xử lý bằng Ban giải quyết tranh chấp đã được các bên nỗ lực nhưng không thể đi
đến kết quả chung.

 Trọng tài quy chế


3.1.1. Khái quát
a. Khái niệm: là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy
định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó (Điều 3(6)).

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

b. Đặc điểm
- Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành tại một Trung tâm trọng tài được các bên thỏa
thuận hoặc được bên khởi kiện lựa chọn trong trường hợp các bên không thỏa thuận được.
- Thủ tục tố tụng được tiến hành theo Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài, quy định của
Luật Trọng tài thương mại và thỏa thuận của các bên. Theo quy tắc của Trung tâm trọng tài
trước, khi nào mà quy tắc của Trung tâm trọng tài không quy định thì sẽ căn theo quy tắc của
Luật và thỏa thuận của các bên.
- Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức việc giải quyết tranh chấp và hỗ trợ Hội đồng trọng
tài trong việc giải quyết tranh chấp (Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp, khi thành lập
Hội đồng trọng tài thì mọi quyền điều hành thuộc về Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài
không còn vai trò quan trọng)
- Phán quyết trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực thi hành mà không phải đăng ký như trường
hợp phán quyết của Trọng tài vụ việc.
c. Thời hiệu khởi kiện: 2 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm
(Điều 33 Luật Trọng tài thương mại, Điều 319 luật Thương mại, trừ trường hợp quy
định tại Điều 237(1)(e) Luật Thương mại: trường hợp miễn trách nhiệm đối với nhà
cung ứng dịch vụ logistic) phút 42-02-23
d. Thời điểm bắt đầu tố tụng: nếu các bên không có thỏa thuận khác, thời điểm bắt đầu
tố tụng trọng tài được tính từ khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của
Trung tâm (Điều 31) (ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, Trung tâm sẽ không
thông báo cho bị đơn trước khi Trung tâm báo cho nguyên đơn phí trọng tài và khi
nhận Trung tâm được phí trọng tài, Trung tâm mới báo cho bị đơn) (nếu không nộp
tiền thì được xem là không có khởi kiện, vì khởi kiện là hành vi phát sinh chi phí)
(Đối với trọng tài vụ việc, là khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện)

e. Thông báo đơn khởi kiện (Điều 32)


Điều 32. Thông báo đơn khởi kiện

Nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác,
trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí
trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo
quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này.

f. Phí trọng tài (Điều 34)


Điều 34. Phí trọng tài

1. Phí trọng tài là khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Phí trọng tài gồm:

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

a) Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;

b) Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài;

c) Phí hành chính;

d) Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp;

đ) Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.

2. Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc,
phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.

3. Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài
quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.

Tham khảo Biểu phí trọng tài của các Trung tâm trọng tài.
Phí phát sinh khi giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu giải quyết tại Trung tâm trọng
tài thì sẽ không phát sinh chi phí, nhưng nếu mời một trọng tài viên từ Hà Nội vào thì
sẽ phát sinh phí đi lại các thứ.
Phí của Trung tâm trọng tài cao hơn án phí, vì hoạt động hoàn toàn dựa trên nguồn thu
nhập của mình chứ không được hỗ trợ, và đây cũng là một hoạt động dịch vụ cung
ứng pháp lý.

3.1.2. Thành lập Hội đồng trọng tài (Thành lập Hội đồng Trọng tài do các bên thỏa thuận)
a. Nguyên tắc: “Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố
tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài
được quy định như sau … (Điều 40).
Nguyên tắc trước hết do các bên thỏa thuận, bao gồm số lượng trọng tài viên. Nếu
không có thỏa thuận về số lượng thì quy tắc của trung tâm trọng tài sẽ áp dụng,
nếu trung tâm trọng tài không quy định thì sẽ căn cứ theo luật.
b. Thỏa thuận của các bên về biệc thành lập Hội đồng trọng tài:
- Các bên có thể thỏa thuận cụ thể <- Tham khảo mẫu thỏa thuận trọng tài của các Trung tâm
trọng tài. Bởi vì khi các bên chọn trung tâm trọng tài thì sẽ theo dõi thông tin điện tử của
trung tâm đó, và trung tâm sẽ cung cấp một mẫu.
- Trường hợp các bên không thỏa thuận cụ thể, mà chỉ thỏa thuận “theo Quy tắc tố tụng trọng
tài” thì quy định về việc thành lập Hội đồng Trọng tài của Quy tắc đó sẽ được áp dụng.
Thông thường các bên cũng chỉ thường thỏa thuận 1 hoặc 3 trọng tài viên, còn chọn như thế
nào thì sẽ không có áp dụng.

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

c. Thành lập Hội đồng thành viên gồm Trọng tài viên duy nhất và Hội đồng trọng tài
gồm 3 Trọng tài viên
- Quy tắc tố tụng trọng tài của các Trung tâm trọng tài về cơ bản như quy định tại Điều 40;
- Có thử có một hoặc một số hạn chế: như “Trọng tài viên được chọn, chỉ định hoặc được bầu
phải là Trọng tài viên có tên trong Danh sách trọng tài viên của Trung tâm”. Nhưng nếu các
bên thỏa thuận theo quy tắc của Trung tâm trọng tài, và nếu quy tắc giới hạn như này, thì các
bên sẽ tuân theo quy tắc của Trung tâm trọng tài.

3.1.3. Thay đổi Trọng tài viên (Điều 42)


a. Các trường hợp thay đổi trọng tài viên
- Trọng tài viên thuộc trường hợp phải từ chối giải quyết tranh chấp (khi Trọng tài viên có một
mối quan hệ nhất định nào đó đối với một trong các bên tranh chấp, dẫn đến nguy cơ không
vô tư khách quan trong việc giải quyết);
- Một hoặc các bên yêu cầu thay đổi Trọng tài viên. (khi một hoặc các bên yêu cầu thay đổi
Trọng tài viên thì phải nêu được căn cứ cho thấy Trọng tài viên cần phải được thay đổi).
b. Căn cứ thay đổi Trọng tài viên
- Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên (thân thích: quan hệ
huyết thống, bạn bè, đồng nghiệp,... Các Trung tâm trọng tài khi biên soạn đạo đức của
Trọng tài viên, sẽ liệt kê ra các trường hợp thân thích);
- Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp (bản thân Trọng tài viên cảm thấy
mình có lợi ích liên quan như có phần vốn góp trong doanh nghiệp mà có liên quan đến tranh
chấp/hoặc được nêu căn cứ cho thấy Trọng tài viên có lợi ích liên quan và cần phải thay đổi);
- Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan (ai yêu cầu thì phải
chứng minh, ví dụ như Trọng tài viên trình bày quan điểm của mình trong một buổi tọa đàm,
nhưng những nội dung có đề cập thì có sự tương đồng với vụ tranh chấp);
- Trọng tài viên đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi khởi
kiện tại Trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản. Tuy nhiên, các bên
có thể bỏ qua và chấp thuận Trọng tài viên đó bằng văn bản.
c. Nghĩa vụ thông báo của Trọng tài viên: kể từ khi được chọn hoặc chỉ định, Trọng tài
viên phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài các
bên về những tình tiết có thể ảnh hưởng đến tính khách quan, vô tư của mình (Điều
42(2)) Cảm thấy bản thân mình có thể không vô tư, khách quan để giải quyết tranh

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

chấp thì Trọng tài viên phải thông báo cho Trung tâm trọng tài khi Hội đồng trọng tài
chưa được thành lập/ Hội đồng trọng tài sẽ xem xét.
d. Quyết định thay đổi Trọng tài viên
- Trường hợp Hội đồng Trọng tài chưa thành lập -> Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định về
việc thay đổi Trọng tài viên.
Khi nguyên đơn khởi kiện thì sẽ nêu luôn cả Trọng tài viên mà mình chọn, mà nếu Trọng
tài viên không muốn tham gia giải quyết thì ai sẽ có thẩm quyền, thì lúc này Chủ tịch
Trung tâm trọng tài sẽ đổi ai? Lúc này cái quyền chọn là thuộc về nguyên đơn. Quyền
chọn sẽ thuộc về nguyên đơn, chủ tịch TT chỉ chấp nhận thủ tục. Trong trường hợp TTV
bị bên kia yêu cầu thay đổi, chủ tịch Trung tâm quyết định thay đổi (quyền chọn do các
bên lựa chọn: yêu cầu nguyên đơn/bị đơn chọn trọng tài viên thay thế), chủ tịch sẽ không
chọn trọng tài trừ trường hợp các bên thỏa thuận. Chủ tịch sẽ trao quyền chọn lại cho các
bên tranh chấp.
- Trường hợp Hội đồng trọng tài được thành lập -> chính Hội đồng Trọng tài quyết định về
việc thay đổi Trọng tài viên, nếu Hội đồng Trọng tài không quyết định được hoặc nếu các
Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp thì Chú tịch Trung
tâm quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.
Trong trường hợp yêu cầu thay đổi 1 người: 2 người kia sẽ quyết định xem có thay đổi
không. Trong trường hợp yêu cầu thay đổi 2 người: Hội đồng trọng tài đnag trong tình
trạng không thể quyết định được. Thì Chủ tịch Trung tâm sẽ quyết định về việc thay đổi
Trọng tài viên.
- Quyết định của Chủ tịch Trung tâm là cuối cùng. Trong trường hợp phản đối Trọng tài, thì
Chủ tịch Trung tâm cố gắng thuyết phục không thay đổi.

3.1.4. Thủ tục giải quyết tranh chấp


a. Xem xét hiệu lực của Thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện
được hay không và thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài (Điều 43(1))
- Trường hợp Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực (không vô hiệu), có thể thực hiện được, Hội
đồng trọng tài có quyền giải quyết thì Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết tranh chấp (Điều
43(1)).
- Trường hợp khác (Thỏa thuận trọng tài vô hiệu/không thể thực hiện được) -> quyết định đình
chỉ giải quyết tranh chấp (Điều 43(1))

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

Đình chỉ giải quyết tranh chấp chính là kết thúc giải quyết tranh chấp, nếu các bên muốn
tiếp tục giải quyết bằng Trọng tài thì các bên phải thỏa thuận lại để giải quyết tranh chấp
bằng Trọng tài, còn không thì các bên có thể giải quyết bằng Tòa án. Khi Hội đồng trọng
tài ra quyết định là thỏa thuận trọng tài của các bên vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài của
các bên là hiệu lực, nhưng 1 bên tranh chấp không đồng ý với quyết định của Hội đồng
trọng tài, thì một bên đó có quyền khiếu nại quyết định này của Hội đồng trọng tài ra Tòa
án có thẩm quyền, và quyết định của Tòa án là cuối cùng. Nếu Tòa án bác bỏ khiếu nại
của các bên thì lúc này, quyết định của Hội đồng trọng tài là có hiệu lực.
- Trường hợp có tranh chấp về các nội dung trên, Hội đồng Trọng tài có thể ra quyết định riêng
về các nội dung đó <- Một hoặc các bên có quyền khiếu nại quyết định này của Hội đồng
trọng tài ra Tòa án có thẩm quyền, quyết định của Tòa án là cuối cùng (Điều 44).
Hội đồng Trọng tài có thể ra những quyết định riêng về nội dung là thỏa thuận trọng tài
có hiệu lực hay vô hiệu, thực hiện được hay không thực hiên được, trong trường hợp các
bên tranh chấp, Hội đồng Trọng tài thường ra quyết định riêng để các bên khiếu nại.
Quyết định riêng về việc khiếu nại cho Trọng tài biết được tình trạng pháp lý chắc chắn
có nên giải quyết tranh chấp đó tiếp hay không. Khi Hội đồng trọng tài thông báo thỏa
thuận TT không có lý do vô hiệu, thì sẽ không ra quyết định riêng mà lập luận trong phán
quyết về sau.
- Trường hợp Tòa án quyết định Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền, thỏa thuận Trọng
tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được -> Hội đồng Trọng tài ra quyết định đình chỉ giải
quyết tranh chấp.
b. Quyết định của Hội đồng trọng tài về ngôn ngữ Trọng tài, địa điểm Trọng tài,
luật áp dụng
- Ngôn ngữ trọng tài: đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài (Điều 663 BLDS) hoặc có ít
nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì ngôn ngữ trọng tài do các bên
thỏa thuận, trường hợp không có thỏa thuận thì do Hội đồng trọng tài quyết định; đối với
tranh chấp khác thì ngôn ngữ trọng tài là tiếng Việt (Điều 10).
Thực tiễn hợp đồng được lập bằng song ngữ, và sẽ ưu tiên áp dụng đối với một số vấn đề.
Trong trường hợp nguyên đơn yêu cầu TV-TA, còn bị đơn phản đối, chỉ chấp nhận TV,
lúc này Hội đồng Trọng tài sẽ quyết định (cần có phiên dịch, ai yêu cầu phiên dịch thì
người đó trả tiền).
- Địa điểm trọng tài: các bên có quyền thỏa thuận địa điểm QGTC, trường hợp không có thỏa
thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định; địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở Việt Nam
hoặc nước ngoài (Điều 11(1)).

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

Là địa điểm mang tính pháp lý, luôn luôn phải được Trọng tài xác định.
Còn các bên có thỏa thuận về phiên họp giải quyết tranh chấp hoặc Hội đồng Trọng tài
quy định khác so với địa điểm trọng tài.
Ví dụ: địa điểm giải quyết tranh chấp là ở Tp.HCM, còn bên tranh chấp là ở ngoài Hà
Nội. Nơi họp thì ở đâu cũng được, Hội đồng trọng tài sẽ cân đối.
Nếu là giải quyết tranh chấp đó ở nước ngoài, nhưng khởi kiện tại Trung tâm trọng tài ở
Việt Nam thì phán quyết đó sẽ là phán quyết trọng tài của Việt Nam.
- Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp (Điều 14): Tranh chấp không có yếu tố nước ngoài ->
Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam; tranh chấp có yếu tố nước ngoài -> luật áp
dụng do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định (Hội
đồng trọng tài sẽ căn cứ vào Tư pháp quốc tế của chính mình để áp dụng); nếu luật áp dụng
không có quy định cụ thể về nội dung tranh chấp thì Hội đồng Trọng tài được áp dụng tập
quán (trong nước hoặc quốc tế).
c. Thẩm quyền xác minh sự việc của Hội đồng trọng tài (Điều 45)
- Hội đồng trọng tài có quyền gặp hoặc trao đổi với các bên với sự có mặt của bên kia bằng
các hình thức thích hợp để làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp. Hội đồng
trọng tài muốn trao đổi với một bên thì phải có sự có mặt của bên kia. Đối với các bên tranh
chấp thì mọi hành vi tố tụng của Hội đồng trọng tài phải được công khai đối với các bên.
- Hội đồng trọng tài có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên tìm hiểu sự việc
từ người thứ ba, với sự có mặt của các bên hoặc sau khi đã thông báo cho các bên biết.
d. Chứng cứ trong tố tụng trọng tài (Điều 46, 47)
- Thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài về thu thập chứng cứ (Điều 46);
- Các bên có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ;
- Hội đồng trọng tài có quyền: (i) yêu cầu người làm chứng cung cấp thông tin, tài liệu; (ii)
trưng cầu giám định, định giá tài sản; (iii) tham vấn ý kiến chuyên gia; (iv) đề nghị của Tòa
án yêu cầu tổ chức, cơ quan, cá nhân cung cấp chứng cứ.
- Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về triệu tập người làm chứng (Điều 47):
o Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng có mặt phiên họp giải quyết
tranh chấp theo yêu cầu của một hoặc các bên và nếu xét thấy cần thiết;
o Hội đồng trọng tài có quyền đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, nếu người làm
chứng đã được Hội đồng trọng tài triệu tập hợp lệ nhưng không đến phiên họp mà

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

không có lý do chính đáng về việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc giải quyết
tranh chấp. Nếu triệu tập không được thì sẽ cưỡng chế thi hành bằng áp giải.
e. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 48-53 LTTTM, Điều 12 Nghị quyết
01/2014/NQ-HĐTP)
- Các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
kể từ thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài (Điều 48(1) Luật TTTM; Điều 12(1) Nghị quyết
01/2014/NQ-HĐTP).
Hôm trước, thầy có nói về luật có quy định về thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài
nhưng không có mối liên hệ nào về mặt pháp lý. Nhưng đính chính lại: thời điểm bắt
đầu tố tụng trọng tài chính là thời điểm mà các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng
tài hoặc Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nếu bên khởi kiện muốn áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho bên bị đơn, thì khi nộp đơn khởi kiện ra Trung
tâm trọng tài, thì nộp luôn đơn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nhưng nếu bên
khởi kiện muốn Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chứ không phải trọng
tài, thì khi các bên nộp đơn khởi kiện ra trọng tài thì các bên đề nghị Trung tâm/hoặc
chờ Trung tâm ra thông báo nhận được khởi kiện, thì sau đó sẽ nộp đơn áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời ra Tòa.
- Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ Thỏa
thuận Trọng tài hoặc khước từ quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài (Điều 48(2)).
Các bên tranh chấp yêu cầu chính Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nhưng các bên cũng có quyền mặc dù khởi kiện ra
Trọng tài nhưng lại yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Trọng tài có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu tại Điều 49(2).
- Tòa án có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu tại Điều 49(2) và các biện
pháp khẩn cấp tạm thời khác quy định tại bộ luật tố tụng dân sự (Điều 53(5)). Thẩm quyền
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án là lớn hơn so với Trọng tài.
- Nếu bên yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời đã yêu cầu Tòa án
áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 49(2) thì Hội đồng trọng tài phải từ
chối áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 49(3)).
- Nếu bên yêu cầu Tòa án áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời đã yêu cầu Hội đồng trọng tài
áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 49(2) thì Tòa án phải từ chối áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 53(5), Điều 12(5) Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP).

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

Tuy nhiên, nếu một bên yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không theo
Điều 49(2) mà lại theo Bộ luật dân sự thì chỉ có Tòa án mới được áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời theo Bộ luật dân sự.

BPKCTT của Trọng tài


BPKCTT của Tòa án (Điều 114 BLTTDS)
(Điều 49(2) Luật TTTM)
a) Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; 8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.

15. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên
b) Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện
quan đến việc đấu thầu.
một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các
hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài; 5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao
động.
c) Kê biên tài sản đang tranh chấp; 6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.
d) Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài 9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm,
sản nào của một hoặc các bên tranh chấp; hàng hóa khác.
4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền
bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi
đ) Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên; phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp,
tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề
nghiệp cho người lao động.
e) Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang 7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang
tranh chấp. tranh chấp.
10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng
X
khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
X 11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
X 13. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.
X 16. Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.
17. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy
X
định.

f. Phiên họp giải quyết tranh chấp: Điều 54-59 Luật TTTM
- Chuẩn bị phiên họp (Điều 54)
1. Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác,
thời gian và địa điểm mở phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.

2. Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác,
giấy triệu tập tham dự phiên họp phải được gửi cho các bên chậm nhất 30 ngày trước ngày mở phiên họp. Quy tắc tố
tụng trọng tài thường có quy định về thủ tục rút gọn: trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, thì chỉ có 1
TTV (vẫn có thể thỏa thuận 3 TTV), Hội đồng TT có quyền rút ngắn bất kỳ thời hạn nào được quy định,… (không
cần thời hạn 30 mà cần 15)

- Thành phần, thủ tục phiên họp (Điều 55)


1. Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

2. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời
người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

3. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp
giải quyết tranh chấp.

4. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định;
đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.

- Việc vắng mặt của các bên (Điều 56)


Nếu bị đơn/nguyên đơn vắng mặt phiên họp, thì phải có văn bản gửi cho Hội đồng Trọng tài
(1:11)
Không có gia hạn như bên TTDS, mà muốn vắng mặt phải có văn bản xin vắng mặt cho Hội
đồng trọng tài

1. Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng
hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút đơn khởi kiện.
Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại.

2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc
rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải
quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.

3. Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp
mà không cần sự có mặt của các bên.

- Hoãn phiên họp (Điều 57)


Ngày nay, các bên có thể thỏa thuận với Trọng tài về việc họp online (một bên đề xuất và bên
kia chấp thuận; hai bên chấp thuận)
Trong trường hợp Trọng tài viên bị bệnh sốt xuất huyết, trường hợp bất khả kháng, .... thì
Hội đồng trọng tài có thể hoãn phiên họp.

Khi có lý do chính đáng, một hoặc các bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp. Yêu
cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải được lập bằng văn bản, nêu rõ lý do kèm theo chứng cứ và được gửi đến
Hội đồng trọng tài chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp giải quyết tranh chấp. Nếu Hội đồng trọng tài
không nhận được yêu cầu theo thời hạn này, bên yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải chịu mọi chi phí
phát sinh, nếu có. Hội đồng trọng tài xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu hoãn phiên họp và
thông báo kịp thời cho các bên.

Thời hạn hoãn phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.

- Đình chỉ giải quyết tranh chấp (Điều 59)


1. Vụ tranh chấp được đình chỉ giải quyết trong các trường hợp sau đây:

a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

b) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia,
tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức mà không có cơ quan, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ
chức đó;

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

c) Nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc được coi là đã rút đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này,
trừ trường hợp bị đơn yêu cầu tiếp tục giải quyết tranh chấp;

d) Các bên thoả thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp;

đ) Tòa án đã quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài,
thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được theo quy định tại khoản 6 Điều 44 của
Luật này.

2. Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Trường hợp Hội đồng trọng tài chưa được thành lập thì
Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp.

3. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp, các bên không có quyền khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết lại vụ
tranh chấp đó nếu việc khởi kiện vụ tranh chấp sau không có gì khác với vụ tranh chấp trước về nguyên đơn, bị đơn và
quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này.

g. Hòa giải trong tố tụng trọng tài (Điều 58)


Mục đích là không phải viết phán quyết trọng tài, đỡ hao tốn.
Hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận hòa giải
thành
Kết quả hòa giải thương mại: Tòa công nhận thì mới được thi hành
Trong khi hòa giải trọng tài là có hiệu lực pháp luật ngay lập tức và có thể cưỡng chế
theo luật Thi hành án dân sự, nhưng mà cũng có thể bị yêu cầu hủy.
Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành
có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.

3.1.5. Phán quyết trọng tài


a. Khái niệm
Là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung tranh chấp và chấm
dứt tố tụng trọng tài (Điều 3(10)).
Ở phán quyết, Hội đồng trọng tài giải quyết tất cả yêu cầu của nguyên đơn/bị đơn
(đơn kiện lại)
Không phải mọi tranh chấp phát sinh hoặc liên quan đến quan hệ hợp đồng đều
giải quyết trong 1 quan hệ tranh chấp bằng quan hệ Trọng tài. Mặc dù các tranh
chấp đều phát sinh từ hợp đồng, nhưng yêu cầu của 2 ben là khác nhau, vai trò của
2 bên cũng khác nhau, nên sẽ tách ra thành 2 vụ độc lập. Một bên trong vụ này là
nguyên đơn, nhưng trong vụ kia là bị đơn
Là hành vi cuối cùng của Tố tụng trọng tài, sau đó không còn là tố tụng trọng tài
nữa. Việc thi hành phán quyết trọng tài sẽ không còn là tố tụng trọng tài nữa.

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

b. Nguyên tắc ra phán quyết trọng tài: Điều 60


- Nguyên tắc đa số. (ít nhất 2/3 trọng tài viên trong trường hợp 3 trọng tài viên).
- Trường hợp không đạt được đa số: phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch
Hội đồng trọng tài. Có thể nêu là có trọng tài viên có ý kiến như này… Không nêu rõ là số
lượng bao nhiêu, vì là 1 thể giải quyết.
c. Hình thức, nội dung và hiệu lực của phán quyết trọng tài (Điều 61)
- Hình thức: văn bản
- Nội dung: Điều 61(1)
- Hiệu lực: phán quyết trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Thông thường, sẽ có mục tóm tắt diễn biến tố tụng trọng tài (ngày nào nhận văn bản, ngày
nào họp, ... và tóm tắt nội dung tranh chấp)
d. Sửa chữa, giải thích phán quyết trọng tài và phán quyết bổ sung (Điều 63)
- Thời hạn yêu cầu của các bên tranh chấp: 30 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài
- Thời hạn thực hiện sửa chữa, giải thích: 30 ngày
- Thời hạn phán quyết bổ sung: 45 ngày kể từ ngày được các bên yêu cầu
- Giá trị của quyết định sửa chữa, giải thích phán quyết trọng tài, phán quyết trọng tài bổ sung:
là một phần của phán quyết trọng tài

3.1.6. Hủy Phán quyết trọng tài


a. Căn cứ hủy phán quyết trọng tài (Điều 68(1,2))
1. Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.

2. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu; Căn cứ này áp dụng khi các bên chưa
khiếu nại lên Tòa án và Tòa án chưa hề ra quyết định về khiếu nại này. Bình thường, Hội đồng trọng tài
đã xem xét, nhưng mà nếu các bên không đồng ý với quyết đinh của Hội đồng trọng tài thì lúc này, khi
mà Hội đồng trọng tài ra phán quyết rồi thì các bên mới yêu cầu hủy, và để tránh chuyện này, khi mà các
bên không đồng ý với nhau (tranh chấp với nhau về hiệu lực) về Thỏa thuận trọng tài, thì Hội đồng trọng
tài sẽ ra 1 quyết định riêng về hiệu lực của Thỏa thuận trọng tài hay thẩm quyển của Hội đồng trọng tài,
để trên cơ sở đó, các bên có quyền khiếu nại ra Tòa án, và quyết định của Tòa án là quyết định cuối
cùng

b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái
với các quy định của Luật này (Hội đồng trọng tài vô cùng cẩn trọng, còn Tòa án thì sẽ soi xét “vạch lá tìm
sâu”, vì Trọng tài viên đa số là chuyên gia);

c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung
không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ (Ngay lúc bị đơn nộp đơn tự bảo vệ

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

mình và phản đối thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì Hội đồng trọng tài sẽ ra một quyết định để xem
trọng tài có thẩm quyền không, thì các bên có quyền khiếu nại, nếu không khiếu nại trong thời hạn thì sẽ
mất quyền khiếu nại);

d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài
viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan,
công bằng của phán quyết trọng tài (Mỗi bên có quyền phản đối trọng tài đối với hành vi tố tụng trọng tài
trong thời gian luật định, nếu không sẽ mất quyền phản đối);

đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

b. Nghĩa vụ chứng minh căn cứu hủy phán quyết trọng tài (Điều 68(3))
3. Khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được xác định như sau:

a) Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này có nghĩa vụ chứng
minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp đó;

b) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, Tòa án có trách nhiệm chủ
động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.

Nguyên tắc: ai yêu cầu hủy thì người đó chứng minh.

c. Quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài (Điều 69)
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng
minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2
Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn
yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.

2. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính
vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

Là nguyên đơn hoặc bị đơn chứ không phải là bất kỳ ai.

d. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài: Điều 70


1. Đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu;
c) Yêu cầu và căn cứ huỷ phán quyết trọng tài.
2. Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
b) Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng
thực hợp lệ.

Đơn yêu cầu hủy như 1 đơn dân sự, Chánh án sẽ phân công các Thẩm phán để xem xét hủy hay
không hủy, và quyết định hủy hay không hủy là quyết định của Tòa là quyết định cuối cùng

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

e. Tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài (Điều 71)
- Hiệu lực của Quyết định hủy/không hủy: Điều 71(10) -> đây là quyết định cuối cùng, có hiệu
lực thi hành.
- Hệ quả pháp lý của việc hủy phán quyết trọng tài: các bên có thể khởi kiện lại ra Trọng tài
(nếu có thỏa thuận mới) hoặc khởi kiện ra tòa án. Bởi vì vụ việc đó bị hủy, đồng nghĩa với
tranh chấp đó chưa được giải quyết.

3.1.7. Thi hành phán quyết trọng tài


- Cơ sở pháp lý: Điều 2(1)(e) Luật Thi hành án dân sự
- Điều kiện thi hành phán quyết trọng tài:
o Như đối với bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

o Thực tiễn: cơ quan Thi hành án dân sự yêu cầu có xác nhận của Tòa án có thẩm quyền
về việc phán quyết trọng tài không bị yêu cầu hủy trong thời hạn <- Các Trung tâm
trọng tài cho rằng như vậy là không phù hợp, vì phán quyết trọng tài có hiệu lực từ
thời điểm ban hành, vì vậy phải được thi hành khi bên được thi hành phán quyết trọng
tài yêu cầu; tuy nhiên hiện nay Cơ quan thi hành án vẫn giữ nguyên quan điểm.

3.1.8. Công nhận và thi hành Phán quyết của trọng tài nước ngoài
- Công nhận và cho thi hành án phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam: theo Bộ luật tố
tụng dân sự, Công ước New York 1958
o Bộ luật tố tụng dân sự, Phần thứ bảy, chương XXXV, XXXVII.

o Loại phán quyết trọng tài nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành: Điều
424
o Thời hạn gửi đơn yêu cầu: 03 năm kể từ ngày ban hành phán quyết trọng tài (Điều
451(1))
o Cơ quan tiếp nhận đơn: Bộ tư pháp (theo Điều ước quốc tế) hoặc Tòa án nhân dân cấp
tỉnh (Điều 31(5), Điều 37(1)(b) Bộ luật tố tụng dân sự) có thẩm quyền theo lãnh thổ
(Điều 39(2)(e))
o Tòa án có thẩm quyền xem xét: Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Điều 31(5), Điều 37(1)(b)
Bộ luật tố tụng dân sự) có thẩm quyền theo lãnh thổ (Điều 39(2)(e))

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

o Điều kiện công nhận và cho thi hành: không thuộc trường hợp không được công nhận
(Điều 459)
o Công ước New York: Điều 5

- Công nhận và cho thi hành phán quyết của Việt Nam ở nước ngoài: Luật nước ngoài, Công
ước New York 1958.

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

Thảo luận:
Câu 1. Không có hiểu đề
1. Thỏa thuận đó có phải là thỏa thuận trọng tài hay không, chứ không phải mặc định thỏa thuận
này đã có hiệu lực.
Trọng tài kinh tế: là 1 khái niệm chỉ một cơ quan giải quyết tranh chấp thuộc hệ thống Tòa án
Việt Nam, ngày nay chính là Tòa kinh tế. Khái niệm trọng tài kinh tế không được sử dụng khi có
sự xuất hiện Luật TAND 2002, sau đó đã ban hành pháp lệnh trọng tài 2003.
Trọng tài giải thích hợp đồng (Điều 404 Bộ luật dân sự)
Xem xét thêm tiêu chí khác: xem bối cảnh trước khi giao kết hợp đồng, họ đều là thương nhân
(về mặt khách quan là thương nhân phải biết về luật thương mại)
Trong bối cảnh hiện nay, thì có cụm từ “Trọng tài” thì phải nghĩ đến ngay trọng tài thương mại.
Trọng tài sẽ ban hành quyết định riêng nhấn mạnh thẩm quyền của mình, nếu không chịu thì có
thể khiếu nại quyết định này để Tòa án xem xét.
2. Cũng phải có quy định về việc pháp luật áp dụng các vấn đề khác.
- Chỉ nói là nguyên đơn chọn tổ chức trọng tài, nguyên đơn vẫn có quyền quyết định hình thức
trọng tài (vụ việc hoặc quy chế)
- Người khởi kiện sẽ gửi công văn đến bên kia, trích dẫn điều khoản trong hợp đồng, đề xuất
là khởi kiện ra Trung tâm trọng tài và giải quyết tranh chấp này theo quy tắc này, nếu bên kia
không đồng ý thì nguyên đơn sẽ khởi kiện ra Trung tâm mà nguyên đơn đề xuất do nguyên
đơn có quyền.
Câu 2.
1. Để xác định 1 thư ký/nhân viên làm việc theo chức năng của mình, nhưng đều làm việc cho
Trung tâm, khi ông M làm việc gì đó = Trung tâm làm việc gì đó (căn cứ theo BLDS để xem xét
nhân viên của pháp nhân làm việc), Trung tâm có được khởi kiện thông qua M làm thư ký?
Điều 23: chức năng khái quát, để xem TT trong trường hợp cụ thể có được tư vấn cho người
khởi kiện (tư vấn về cái gì – đối chiếu với chức năng), Thư ký tư vấn cho nguyên đơn những vấn
đề để nguyên đơn có thể khởi kiện một cách hợp lệ.
Điều 12: yêu cầu mỗi TTV và TT và bên còn lại phải nhận được 1 bản của đơn khởi kiện, cho
nên trong trường hợp HDTT gồm 3 trọng tài, nguyên đơn phải nộp 5 bản (gốc), đây thuộc về nội
dung tổ chức giải quyết tranh chấp.

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

Người khởi kiện không làm đúng nội dung đơn khởi kiện theo Luật, trong trường hợp Thư ký
lướt qua mà thấy thiếu một số nội dung còn thiếu, thì yêu cầu phải trình bày những nội dung đó.
Giả sử trường hợp không nêu giá trị tranh chấp (trừ trường hợp không có giá trị tranh chấp là
yêu cầu TTTT buộc bị đơn thực hiện hành vi gì đó mà không phải trả tiền) để Trọng tài tính phí
trọng tài.
Nội dung tư vấn của thư ký chỉ liên quan đến những vấn đề tố tụng để có thể khởi kiện một cách
hợp lệ, không phải tư vấn để nguyên đơn có thể thắng kiện hoặc tư vấn về vấn đề nội dung.
2. Lưu ý: về việc nguyên đơn chỉ chọn 1 TTV, trong khi 2 bên không có thỏa thuận về việc số
lượng TTV (Điều 39(2)) – Với tư cách trung tâm, thành lập Hội đồng Trọng tài với 3 thành viên,
yêu cầu nguyên đơn chọn TTV với tư cách là TTV do nguyên đơn chọn.
Nguyên đơn tiến hành khởi kiện theo cách thức tại Điều 43(5), nguyên đơn sẽ chọn Trung tâm
trọng tài.
3. Theo Điều 40, HDTT chỉ là HDTT gồm 3 TTV, các bên không có thỏa thuận (do nguyên đơn đi
khởi kiện chứ không phải đẩy về thỏa thuận), trong trường hợp này các bên đã không có thỏa
thuận rồi nên không đẩy đi về thỏa thuận nữa.
Câu 3. 1. Căn cứ Điều 68, đi kiểm tra xem căn cứ hủy Phán quyết Trọng tài nêu ra là có căn cứ pháp
luật hay không.
- Căn cứ thứ 1, người yêu cầu hủy phải tự chứng minh.
- Căn cứ vi phạm nguyên tắc,
- Căn cứ thẩm quyền của Trọng tài, thì người yêu cầu hủy cũng phải tự chứng minh.
Để xét thỏa thuận TT vô hiệu hay không vô hiệu (căn cứ Điều 19: thỏa thuận trọng tài độc lập
với Hợp đồng), thỏa thuận TT chỉ vô hiệu khi căn cứ vào Điều 18. Hợp đồng có thể vô hiệu,
nhưng không đồng nghĩa với việc thỏa thuận TT là vô hiệu.
Đã cấm – còn công nhận: trái với nguyên tắc tuân thủ pháp luật, không xem xét thỏa thuận, chỉ
xem xét phán quyết.
Sự độc lập giữa thỏa thuận Trọng tài với thỏa thuận bảo mật.
2. Điều 187 – khoản 2 Điều 2 – đây không phải là một loại tranh chấp lao động
Đây không phải là tranh chấp từ quan hệ lao động. Bị đơn cho rằng đây là tranh chấp phát sinh
từ quan hệ lao động, nhưng các bên ý chí của các bên ít nhất là liên quan đến hợp đồng. Nhưng
điều đó, Trọng tài không nhất thiết tuân theo ý chí của các bên. Ý chí của các bên phải nhìn nhận
hợp đồng bảo mật phải độc lập với hợp đồng lao động. Hợp đồng bảo mật áp dụng kể cả sau khi
kết thúc quan hệ lao động. Đây là tranh chấp giữa 2 bên trong đó ít nhất một bên hoạt động
thương mại. Người lao động độc lập trong mối quan hệ với công ty.

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

Khoản 3 Điều 2: đòi hỏi pháp luật phải nói rõ bằng Trọng tài thương mại.
Câu 4.
- Không phải là bài tập khó. Đặt thêm kỹ năng ban hành và lập luận quyết định.
- Phớt lờ yêu cầu
- Đã mặc định (nghe theo bị đơn – trong khi nguyên đơn xử sự khác), nội dung hoàn toàn khác
nội dung thỏa thuận.
- Nguyên đơn dẫn chiếu thỏa thuận các bên, mà lại giải thích khác đi.
- Nguyên đơn hiểu rằng: với thỏa thuận như vậy, đã thỏa thuận trọng tài giải quyết TTTT xyz
- Bị đơn chỉ muốn áp dụng dùng quy tắc giải quyết của TTTT xyz chứ không giải quyết tại
TTTT xyz.
- Như vậy, các bên đã chọn TTTT giải quyết là TTTT xyz.
- Phải giả sử trường hợp các bên không xem TTTT xyz giải quyết (khoản 5 Điều 43)
Câu 5.
- Nếu các bên vẫn muốn giải quyết bằng Ban giải quyết tranh chấp, thì vẫn tạm ngưng để giải
quyết.
Câu 6.
- Phải trả lời có đề cập đến câu thứ 2;
- Tòa phải trả lại đơn khởi kiện cho doanh nghiệp B (căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị
quyết)
- Giải quyết trọng tài luôn phải giải quyết theo 1 quy tắc nào đó.
- Theo khoản 1 Điều 1 Quy tắc VIAC thì phải giải quyết theo quy tắc tố tụng trọng tài của
VIAC. VIAC sẽ áp dụng quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC. Nguyên tắc: một TTTT nào đó
phải áp dụng quy tắc của TTTT đó (phải xem xét quy tắc đó có cho phép các bên thỏa thuận)
- Thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì Tòa án sẽ có thẩm quyền.
Câu 7.
1.
- Nên nói là ở khoản 2 Điều 2
- Bị đơn thứ nhất là vay để phục vụ cho bị đơn thứ 2, bị đơn thứ 2 không trực tiếp vay mà bảo
lãnh (2 người chịu trách nhiệm vay) (nếu cho bên bảo lãnh vay thì chỉ có 1 người chịu trách
nhiệm)

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

- Câu 1: các bên thỏa thuận ông P là trọng tài viên duy nhất thì ông P là thành viên của Hội
đồng trọng tài. Khi Trung tâm nhận đơn khởi kiện, thấy hồ sơ hợp lệ, Trung tâm sẽ thông báo
cho chính nguyên đơn (thông báo đơn hợp lệ và thanh toán phí trọng tài), tố tụng trọng tài sẽ
bắt đầu khi Trung tâm nhận được đơn khởi kiện, còn Trọng tài sẽ bắt đầu tố tụng trọng tài khi
nhận được tiền.
- TT sau đó sẽ gửi cho bị đơn thông báo và đơn khởi kiện.
- TT sẽ thông báo cho bị đơn, đề nghị bị đơn xác nhận/hoặc phản đối trong thời hạn gửi bản tự
bảo vệ (bị đơn gửi bản này).
- Các bên chọn trọng tài thì là việc của các bên, còn trọng tài có muốn giải quyết/làm vụ đó
hay không thì tùy Trọng tài.
- Trọng tài viên sẵn sang nhận cung ứng dịch vụ, nhưng có quyền từ chối.
- Trung tâm phải thông báo cho ông P là ông P được chỉ định làm trọng tài viên, ông P có thể
chấp nhận giải quyết hoặc từ chối.
- Lý do từ chối không nhất thiết ở khoản 6 Điều 42.
- Khi Hội đồng trọng tài được thành lập, thì nếu không muốn giải quyết thì nguyên đơn sẽ chỉ
được hoàn lại 70-80%
- Hội đồng trọng tài được thành lập khi TT nhận được văn bản đồng ý của ông P, bên bị đơn
cùng xác nhận không phản đối của ông P.
- TT sẽ lập tức gửi mẫu cho ông P xác nhận hoặc phản đối (để Trung tâm giữ nhiều tiền, khi
Hội đồng trọng tài thành lập thì sẽ giữ 50%)
- Bị đơn phản đối vì lý do theo Điều 42, thì Chủ tịch trung tâm sẽ là người chỉ định trọng tài
viên thay thế.
2. Khoản 6 xuất phát là hội đồng đã thành lập, nếu hội đồng trọng tài chưa thành lập thì ông P có lý
do không căn cứ khoản 6 Điều 42, còn nếu thành lập rồi mà ông P mới từ chối thì phải căn cứ
theo khoản 6 Điều 42.
Ông P báo bệnh, thì các bên thỏa thuận lại về việc thành lập Hội đồng trọng tài/ hoặc nếu không
thỏa thuận lại về số lượng trọng tài viên thì sẽ là trọng tài viên duy nhất (Điều 40(khoản 4: trọng
tài viên duy nhất; khoản 2,3: chọn nhiều trọng tài viên)
Câu 8.
Câu 9

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

Như thế nào?


Sau khi nhận được khiếu kiện của nguyên đơn -> Trung tâm thông báo cho nguyên đơn đã nhận được
đơn khởi kiện và nộp phí trọng tài.
Các bước tố tụng tiếp theo là các bước thành lập hội đồng trọng tài.
- Trung tâm thông báo đơn khởi kiện cho bị đơn (thông báo bị đơn đã nhận hồ sơ khởi kiện
của nguyên đơn và đã nộp phí trọng tài của nguyên đơn).
- Yêu cầu bị đơn chọn Trọng tài viên/Trung tâm chỉ định trọng tài viên.
- Nguyên đơn chọn ông T -> Bị đơn không được chọn ông T (Thông báo của Trung tâm trọng
tài cho bị đơn thông báo nguyên đơn chọn ông T), yêu cầu bị đơn chọn 1 trọng tài viên khác.
- Trong thời hạn, bị đơn thông báo cho Trung tâm bằng 1 văn bản độc lập, còn bản tự bảo vệ
(30 ngày) bị đơn có thể kết hợp cả 2 việc đó bằng 1 văn bản (Văn bản tự bảo vệ và Văn bản
chọn Trọng tài viên).
- Trung tâm sau khi nhận thông báo từ nguyên đơn -> Trung tâm sẽ thông báo cho Trọng tài
viên và Trọng tài viên có quyền từ chối (Điều 21)
- Điều 42 là trường hợp TRỌNG TÀI VIÊN PHẢI TỪ CHỐI -> Trung tâm trọng tài phải gửi
băn bản riêng cho các trọng tài viên và yêu cầu trọng tài viên xác nhận/từ chối tham gia giải
quyết vụ tranh chấp này.
- Quyền từ chối không cần nêu lý do (Điều 21).
- Trung tâm nhận xác nhận của cả 2 trọng tài viên thì Trung tâm sẽ thông báo cho Nguyên
đơn/Bị đơn xác nhận giải quyết tranh chấp
- Trung tâm thông báo cho 2 trọng tài viên bầu thêm 1 trọng tài viên.
- Yêu cầu 2 trọng tài viên bầu 1 trọng tài viên thứ ba làm Chủ tục Hội đồng trọng tài trong
vòng 15 ngày/ hoặc yêu cầu Chủ tục Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên trong 15
ngày, nếu không thực hiện được trong thời hạn thì (?)
- Sau khi bầu trọng tài viên thứ 3 là Chủ tịch Hội đồng trọng tài, thì Trung tâm trọng tài sẽ
thông báo cho người thứ 3 xác nhận, nếu trọng tài viên thứ 3 xác nhận thì trung tâm trọng tài
thông báo cho nguyên đơn và bị đơn là đã nhận được (?) của nguyên đơn và bị đơn, và ra
người thứ 3, như vậy Hội đồng trọng tài được coi là đã thành lập.
- Thành lập Hội đồng trọng tài là mốc thời gian mà Trung tâm trọng tài đã hoàn thành công
việc của người tổ chức, và được giữ 1 phần án phí.
- Việc thành lập nên Hội đồng trọng tài chính là thực thể giải quyết tranh chấp
- Hội đồng trọng tài phát thư triệu tập cho Trung tâm (?)

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|18688782

Downloaded by Gia Nghi Tran (bhzy6ybn7n@privaterelay.appleid.com)

You might also like