Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 121

0

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

TỌA ĐÀM KHOA HỌC

PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH


TOÀN CẦU HÓA

LỚP CLC46C

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 11 năm 2023


1
TỌA ĐÀM KHOA HỌC
“PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH
TOÀN CẦU HÓA”

Thời gian: 8g00 đến 11g30, thứ Hai, ngày 27/22/2023


Địa điểm: Phòng họp A.905, Trường Đại học Luật TP.HCM, cơ sở Nguyễn Tất Thành

CHƯƠNG TRÌNH TỌA ĐÀM


7g45-8g10 Đăng ký đại biểu
8g00-8g10 Chào mừng các diễn giả và khách mời
8g10-8g15 Phát biểu khai mạc Tọa đàm
Phiên 1 Hoạt động thương mại của thương nhân trong bối cảnh toàn cầu hóa
Chủ tọa đàm:
- ThS. Từ Thanh Thảo – giảng viên khoa Luật Thương mại
- ThS. Nguyễn Hoàng Phước Hạnh – giảng viên khoa Luật
Thương mại
8g15-8g30 Các vấn đề pháp lý về miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistic
Phan Ngọc Minh Anh
Trần Lâm Khánh An
Đỗ Trần Vân Khuyên
8g30-8g45 Pháp luật quảng cáo bằng phương tiện điện tử
Trần Trung Trực
8g45-9g00 Vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng cho thuê hàng hóa
Trần Mỹ Tâm
Trịnh Võ Anh Thư
Hoàng Thị Thu Huyền
9g00-9g45 Thảo luận
9g45-10g00 Nghỉ giải lao
Phiên 2 Các vấn đề pháp lý liên quan đến áp dụng chế tài trong hoạt động
thương mại
Chủ tọa đàm:
- ThS. Từ Thanh Thảo – giảng viên khoa Luật Thương mại
- ThS. Nguyễn Hoàng Phước Hạnh – giảng viên khoa Luật
Thương mại
2
10g00-10g15 Các vấn đề pháp lý về chế tài buộc thực hiện hợp đồng theo Luật
Thương mại 2005 thông qua thực tiễn xét xử của Tòa án và trọng tài
Việt Nam
Huỳnh Dương Khánh Minh
Lê Tự Châu Thắng
10g15-10g30 Phạt vi phạm theo quy định của Pháp luật thương mại Việt Nam
Châu Gia Hân
10g30-11g15 Thảo luận
11g15-11g30 Phát biểu kết luận và bế mạc Tọa đàm
3
MỤC LỤC
STT TÊN BÀI VIẾT VÀ TÁC GIẢ (ĐỒNG TÁC GIẢ) TRANG
Các vấn đề pháp lý về miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh
doanh dịch vụ Logistics
1 Trần Lâm Khánh An 5
Đỗ Trần Vân Khuyên
Phan Ngọc Minh Anh
Phạt vi phạm theo pháp luật thương mại Việt Nam
2 17
Châu Gia Hân
Các vấn đề pháp lý về chế tài buộc thực hiện hợp đồng theo luật
Thương mại 2005 thông qua thực tiễn xét xử của tòa án và trọng
3 tài Việt Nam 26
Huỳnh Dương Khánh Minh
Lê Tự Châu Thắng
Vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng cho thuê hàng hóa
Trần Mỹ Tâm
4 35
Trịnh Võ Anh Thư
Hoàng Thị Thu Huyền
Một số vấn đề về quảng cáo dưới góc độ phương tiện điện tử &
5 kiến nghị hoàn thiện pháp luật 51
Trần Trung Trực
Những vấn đề pháp lý liên quan đến việc chuyển nhượng Website
thương mại điện tử
6 65
Nguyễn Phương Trà
Nguyễn Trần Phương Vy
Chế tài phạt vi phạm theo luật thương mại 2005 và bộ luật dân sự
2015
7 Hoàng Nhã Du 76
Nguyễn Nguyệt Nhi
Trần Nguyễn Hạnh Trang
Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực vận tải
Võ Bá Đăng Quang
8 89
Trần Cao Huy
Vũ Nguyên Long
Các vấn đề pháp lý về giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân
9 96
kinh doanh dịch vụ Logistic
4
Võ Hoàng Hải
Nguyễn Thị Minh Thư
Lê Trần Kim Ngân
Các vấn đề pháp lý xác định thiệt hại theo công ước Viên về hợp
10 đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG). 108
Trần Gia Nghi
5
CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI THƯƠNG
NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
Trần Lâm Khánh An1
Đỗ Trần Vân Khuyên2
Phan Ngọc Minh Anh3
TÓM TẮT
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng,
vì thế, quy mô thị trường dịch vụ logistics ngày càng được mở rộng. Bài viết được thực
hiện nhằm phân tích một số vấn đề pháp lý về quy định miễn trách nhiệm của thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam. Qua đó giúp làm rõ một số
câu hỏi như: thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được hưởng miễn trừ trách nhiệm
pháp lý trong trường hợp nào? Có trường hợp nào khác so với quy định miễn trách nhiệm
do vi phạm hợp đồng trong thương mại hay không? Những phân tích trên nhằm mục
đích góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics ở Việt Nam.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển liên tục trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế và các biện pháp
hội nhập, ngành logistics đang nhanh chóng chuyên môn hóa và trở thành một dịch vụ
vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, dịch vụ logistics là một dịch vụ đặc thù, theo đó thương
nhân kinh doanh dịch vụ này không thể can thiệp vào chất lượng hàng hóa là đối tượng
của dịch vụ. Đồng thời, đây cũng là một loại hình dịch vụ có độ rủi ro cao do hàng hóa
trong quá trình dịch chuyển có thể được quản lý bởi bên thứ ba và chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố khách quan. Chính vì vậy luật pháp thường có những quy định nhằm mục
đích miễn hoặc giới hạn trách nhiệm cho các thương nhân kinh doanh dịch vụ đặc thù
này4. Do đó, việc nghiên cứu những vấn đề pháp lý về miễn trách nhiệm đối với thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics này có ý nghĩa quan trọng và thực tế.
II. NỘI DUNG BÀI VIẾT
1. Khái quát về miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics theo pháp luật Việt Nam
1.1. Khái niệm về miễn trách nhiệm
Dù được đề cập trong nhiều văn bản, cho đến nay pháp luật Việt Nam vẫn chưa
có điều khoản nào quy định cụ thể về khái niệm “miễn trách nhiệm”, mà chỉ quy định
những trường hợp cũng như những nghĩa vụ để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

1
CLC46C, 2153801011006.
2
CLC46C, 2153801011089.
3
CLC46C, 2153801015016.
4
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa dịch vụ (Tái bản
lần 2, có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức, tr. 226.
6
được hưởng những quyền này. Để hiểu được nội hàm khái niệm này cần xuất phát từ
khái niệm “trách nhiệm” hay trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics. Trong thương mại, “trách nhiệm” do vi phạm tương đương với
“các biện pháp chế tài”, suy ra “miễn trách nhiệm” do vi phạm hợp đồng cũng có nghĩa
là miễn thực hiện các biện pháp chế tài hay không phải chịu các chế tài trong trường hợp
được miễn trách nhiệm5.
Theo nội hàm trên, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu các
chế tài trước khách hàng hoặc bất kỳ chủ thể nào khác về những hành vi vi phạm của
thương nhân và tổn thất do hành vi vi phạm đó gây ra đối với hàng hóa trong các trường
hợp được pháp luật quy định.
1.2 Điều kiện áp dụng chế định miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam
Việc miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics theo
pháp luật Việt Nam được xem xét dựa vào các căn cứ sau:
Thứ nhất, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có hành vi vi phạm nghĩa vụ
làm phát sinh trách nhiệm. Điều 234 và Điều 237 Luật Thương mại năm 2005 đều quy
định thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ được miễn trách nhiệm nếu thuộc các
căn cứ để miễn trách nhiệm là phải có trách nhiệm phát sinh do vi phạm. Chính các điều
khoản này có thể cho thấy điều kiện cần để được hưởng miễn trách nhiệm là phải có
trách nhiệm phát sinh do vi phạm. Đối với những trường hợp có hành vi vi phạm, nhưng
tính chất của vi phạm không đủ để làm phát sinh trách nhiệm hoặc không đủ căn cứ để
áp dụng chế tài thì việc xem xét miễn trách nhiệm là không cần thiết (trách nhiệm không
tồn tại)6.
Thứ hai, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có căn cứ để được hưởng miễn
trách nhiệm. Hành vi vi phạm phải phát sinh từ các căn cứ được các bên thỏa thuận hoặc
theo quy định của pháp luật7 được áp dụng miễn trách nhiệm chính là điều kiện cần để
bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm. Các bên cung ứng dịch vụ chỉ có thể được
xem xét trách nhiệm khi có các căn cứ thuộc trường hợp pháp luật quy định.
Thứ ba, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đã thực hiện nghĩa vụ thông
báo và chứng minh được trường hợp miễn trách nhiệm của mình. Căn cứ khoản 2 Điều
294 Luật thương mại năm 2005 về miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm là bên vi

5
Khúc Thị Thùy Trang (2014), Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo
pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội, tr. 19.
6
Dương Hoài My (2020), Luận văn Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm cho thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics, Trường Đại học Luật TP. HCM, tr.10.
7
Điều 237 và Điều 294 Luật Thương mại năm 2005.
7
phạm có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm. Bởi lẽ, miễn trách
nhiệm là quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, do đó để được hưởng
quyền họ phải chứng minh được có cơ sở để được miễn trách nhiệm. Nếu không thực
hiện nghĩa vụ chứng minh, họ mất quyền được miễn trách nhiệm. Thực tế có nhiều
trường hợp bên cung ứng dịch vụ đã không thực hiện nghĩa vụ của mình mà tìm cách
đùn đẩy trách nhiệm cho bên còn lại. Một tranh chấp giữa chủ hàng và bên vận chuyển
liên quan đến hư hỏng được xác định là do “giai đoạn thực sự ngắt điện đều vượt quá
thời gian cần thiết, thời gian cho phép hoặc không biết thực tế thời gian này là bao lâu.
Những khoảng thời gian vượt quá và thời gian thực tế không xác định được là bao lâu
này đã cấu thành sự vi phạm nghĩa vụ chăm sóc hàng hóa của người vận chuyển và
người khiếu nại cho rằng đây chính là nguyên nhân hư hỏng hàng hóa8” Bị đơn (người
vận chuyển) cho rằng tổn thất xảy ra thuộc căn cứ được miễn trách nhiệm, số nho bị hư
hỏng là do “trong một số giai đoạn này làm lạnh của containers bị “ngắt điện” theo
những tình huống thông thường”. Từ đó, bị đơn cho rằng để được bồi thường thì phía
khách hàng (nguyên đơn) phải chứng minh ngược lại rằng bị đơn có lỗi trong việc gây
ra những thiệt hại trên.
Trách nhiệm thông báo cho khách hàng về trường hợp miễn trách nhiệm và hậu
quả có thể xảy ra cũng là một điều kiện để được miễn trách nhiệm, hình thức của thông
báo phải bằng văn bản9. Thời điểm bên vi phạm phải thực hiện gửi thông báo là ngay
lập tức, cùng lúc với thời điểm có vi phạm xảy ra. Thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics cũng phải có trách nhiệm thông báo với khách hàng ngay khi căn cứ miễn trách
nhiệm chấm dứt. Không thông báo hoặc thông báo không kịp thời dẫn đến hậu quả chính
họ sẽ phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng10.
Như vậy, miễn trách nhiệm chỉ được áp dụng khi thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics có hành vi vi phạm làm phát sinh trách nhiệm, thuộc các trường hợp miễn
trách nhiệm theo quy định pháp luật hoặc thỏa thuận và đáp ứng điều kiện thông báo,
chứng minh. Các trách nhiệm được miễn có thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại, miễn
chịu phạt vi phạm, được phép chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp bất khả kháng
hoặc miễn cùng lúc nhiều trách nhiệm.
2. Các vấn đề pháp lý về miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam

8
http://vlr.vn/logistics/ai-co-trach-nhiem-chung-minh-nguyen-nhan-ton-that-hang-hoa-3606/vlr, tham khảo ngày
27/10/2023.
9
Khoản 1 Điều 295 Luật Thương mại năm 2005.
10
Dương Hoài My (2020), Luận văn Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm cho thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics, Trường Đại học Luật TP. HCM, tr.13.
8
2.1 Các trường hợp miễn trách nhiệm chung đối với đối với thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics
Theo quy định của pháp luật, khi thương nhân có hành vi vi phạm, tức là đã không
thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận
giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật11, gây thiệt hại cho bên có quyền thì về
mặt nguyên tắc, thương nhân phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Tuy nhiên,
có nhiều trường hợp do sự tác động của nhiều yếu tố khách quan không thể lường trước
được vào thời điểm ký kết hợp đồng, hoặc từ nguyên nhân mà các bên đã lường trước
được, bên có nghĩa vụ vẫn được hưởng quyền miễn trách nếu đáp ứng được các điều
kiện mà pháp luật đặt ra.
Khi xem xét miễn trách nhiệm cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics trong
trường hợp các hành vi vi phạm sẽ áp dụng theo quy định tại Điều 294 Luật Thương mại
năm 2005. Theo đó, gồm các trường hợp:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận
Pháp luật thương mại đề cao tính tự do trong hợp đồng. Trên nguyên tắc tự do tự
nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại12, các bên có quyền thỏa thuận mọi vấn
đề liên quan đến điều kiện của hợp đồng nhằm ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên
với nhau, trong đó có cả vấn đề loại trừ trách nhiệm khi có sự vi phạm hợp đồng của bên
có nghĩa vụ trong những trường hợp nhất định.
Điều kiện để thỏa thuận này được công nhận giá trị pháp lý là các quy định được
hai bên đặt ra không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức
xã hội; đồng thời các bên phải hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành
vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Ngoài ra, thỏa thuận giữa các bên về
trường hợp miễn trách nhiệm phải tồn tại trước khi xảy ra vi phạm và có hiệu lực đến
thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài. Luật Thương mại năm 2005 không đặt ra quy
định về hình thức của thỏa thuận trên. Các bên có thể thỏa thuận bằng lời nói hoặc hành
vi cụ thể hoặc sửa đổi, bổ sung vào hợp đồng các trường hợp miễn trách nhiệm. Tuy
nhiên, việc viện dẫn làm cơ sở giải quyết tranh chấp đối với các thỏa thuận miễn trách
nhiệm bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể rất khó khăn và thiếu tính khả thi13.
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng
Trước đây, Luật Thương mại năm 1997 có quy định về khái niệm sự kiện bất khả
kháng tại khoản 2 Điều 77, tuy nhiên đến Luật Thương mại năm 2005 thì các nhà làm

11
Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005.
12
Điều 11 Luật Thương mại năm 2005.
13
https://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2149, tham khảo ngày 25/10/2023.
9
luật lại bỏ ngõ định nghĩa về sự kiện bất khả kháng và chỉ ghi nhận sự kiện bất khả kháng
là một trong các căn cứ miễn trách nhiệm điểm b khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại.
Dựa trên nguyên tắc áp dụng pháp luật thì trong trường hợp này, việc xác định thế nào
là sự kiện bất khả kháng sẽ được căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
Theo đó, Bộ luật dân sự định nghĩa sự kiện bất khả kháng là (i) sự kiện xảy ra một cách
khách quan; (ii) không thể lường trước được; (iii) hậu quả không thể khắc phục được
mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép14. Chỉ khi đáp ứng cả
ba điều kiện nêu trên thì một sự kiện mới có thể được xem là bất khả kháng và là căn cứ
để miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm15.
Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào sự kiện bất khả kháng xảy ra đều được
xem là căn cứ để miễn trách nhiệm. Nếu như sự vi phạm không xuất phát từ sự kiện bất
khả kháng mà lại xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật của bên vi phạm hoặc do lỗi cố
ý của bên vi phạm thì bên vi phạm sẽ không được miễn trách nhiệm đối với hành vi của
mình. Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, các bên có thể thỏa thuận
bên vi phạm không được miễn trách nhiệm trong trường hợp hành vi vi phạm xảy ra do
sự kiện bất khả kháng, còn theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 thì thỏa thuận
này sẽ không có hiệu lực vì nó trái với quy định của pháp luật, khi thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics chứng minh được hành vi vi phạm là do sự kiện bất khả kháng
sẽ đương nhiên được miễn trách nhiệm16.
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
Việc thực hiện đúng nghĩa vụ không chỉ phụ thuộc vào bên có nghĩa vụ mà trong
nhiều trường hợp còn phụ thuộc vào bên có quyền. Mọi sự bất hợp tác của bên có quyền
đều có thể khiến cho bên có nghĩa vụ gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ của
mình17. Căn cứ miễn trách nhiệm này đòi hỏi nguyên nhân của hành vi vi phạm bên vi
phạm hợp đồng là hành vi có lỗi của bên bị vi phạm. Hành vi đó có thể là hành động
hoặc sự không hành động của bên bị vi phạm18.
Tuy nhiên quy định này còn chưa nói đến trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng
do lỗi của một bên nhưng lại do sự tác động của bên thứ ba. Bên thứ ba có thể gây ra lỗi
trực tiếp hay gián tiếp làm cho một bên trong hợp đồng thương mại vi phạm hợp đồng.
Tuy có thể thỏa thuận việc miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng do lỗi của bên thứ

14
Khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015.
15
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa dịch vụ (Tái bản
lần 2, có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức, tr. 445.
16
Đinh Thị Thùy Linh (2019), Luận văn Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics, Trường Đại học Luật TP. HCM, tr.19.
17
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/309276/CVv240S92020047.pdf, tham khảo ngày
25/10/2023.
18
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa dịch vụ (Tái bản
lần 2, có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức, tr. 450.
10
ba nhưng việc không quy định có thể dẫn tới nhiều trường hợp do lỗi của bên thứ ba
nhưng vẫn được miễn trách nhiệm và có thể gây thiệt hại cho bên bị vi phạm19.
- Hành vi vi phạm của một bên thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền mà các bên không thể biết trước được vào thời điểm giao kết hợp đồng
Trường hợp miễn trách nhiệm này được bổ sung vào Luật Thương mại năm 2005
với tư cách là một căn cứ miễn trách nhiệm độc lập. Tuy nhiên, xét về bản chất thì đây
cũng là trường hợp miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng20. Quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 294 Luật Thương
mại năm 2005 được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ bao gồm các loại văn bản hành
chính nói chung, mà còn bao hàm các quyết định cá biệt, các nghị quyết cá biệt hay các
văn bản hành chính khác như công văn, thông báo21.
Ngoài ra, bên vi phạm chỉ được miễn trách nhiệm khi quyết định của cơ quan có
thẩm quyền tác động trực tiếp đến khả năng thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng nhưng quyết định đó là vì lợi ích chung, không xuất phát từ lỗi của các bên. Nói
cách khác, nếu như các bên trong hợp đồng không thực hiện, thực hiện không đúng,
không đầy đủ các nghĩa vụ đã được giao kết trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp
luật dẫn đến việc cơ quan có thẩm quyền ban hành các quyết định có tính hành chính
nhằm xử lý các vi phạm trong hoạt động thương mại, hoặc các quyết định nhằm thực
hiện công tác quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại thì các bên không được áp
dụng chế định miễn trách nhiệm này22.
2.2 Các trường hợp miễn trách nhiệm riêng theo Điều 237 Luật Thương mại
đối với đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
Xuất phát từ bản chất của dịch vụ logistics và có sự tham khảo, học hỏi, tiếp thu
từ pháp luật của các quốc gia và thông lệ quốc tế, ngoài các trường hợp miễn trách nhiệm
chung được áp dụng cho hoạt động kinh doanh thương mại tại Điều 294 Luật Thương
mại năm 2005 thì Luật Thương mại năm 2005 còn ghi nhận thêm các trường hợp miễn
trách nhiệm khác dành riêng cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
2.2.1 Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền
Tương tự như căn cứ miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm do lỗi hoàn toàn
của bên khách hàng, Luật Thương mại và các văn bản pháp luật liên quan có nội dung

19
https://www.luatquanghuy.edu.vn/bai-tap-luat/luat-thuong-mai/phan-tich-va-binh-luan-cac-quy-dinh-ve-cac-
truong-hop-mien-trach-nhiem-doi-voi-hanh-vi-vi-pham-hop-dong-thuong-mai/, tham khảo ngày 25/10/2023.
20
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa dịch vụ (Tái bản
lần 2, có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức, tr. 451.
21
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/341036/CVv213S072022046.pdf, tham khảo ngày
25/10/2023.
22
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211411, tham khảo ngày 26/10/2023.
11
và cách quy định gần giống nhau.
Căn cứ theo mức độ lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền để
xác định trách nhiệm được miễn đối với thương nhân được quy định ở một số văn bản
pháp luật liên quan. Cụ thể, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2004 23 và Luật
Bưu chính năm 201024 có quy định rằng thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ
được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của khách hàng
gây ra. Cách quy định này là phù hợp, Luật Thương mại và các văn bản pháp luật liên
quan khác nên có sự điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn quá trình cung ứng dịch vụ.
2.2.2 Tổn thất do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo chỉ
dẫn của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền
Trong quá trình thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ, thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics có nghĩa vụ thực hiện đúng với chỉ dẫn của khách hàng, thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics không có quyền tự đưa ra quyết định hoặc thay đổi những
hành động mà mình cho là phù hợp. Trong trường hợp có lý do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn
của khách hàng nhưng buộc phải thông báo ngay cho khách hàng biết25.
Tổn thất hàng hóa phát sinh từ việc thực hiện theo đúng chỉ dẫn của khách hàng,
không xuất phát từ ý chí của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nên họ không
phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại phát sinh từ nguyên nhân này.
2.2.3 Tổn thất do khuyết tật của hàng hóa
Những khuyết tật của hàng hóa xuất phát từ bản thân hàng hóa và trong quá trình
sản xuất, tạo ra hàng hóa cho khách hàng mà không phụ thuộc vào bất kỳ hành vi nào
của thương nhân.
Nếu pháp luật không ghi nhận trường hợp này là một căn cứ miễn trách nhiệm
cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, tức thương nhân phải chịu trách nhiệm
cho hậu quả mà không phải do mình gây ra và bản thân mình cũng không có bất kỳ sự
can thiệp nào đến hậu quả đó là điều không thỏa đáng26.
Trong thực tế, tranh chấp thường xảy ra liên quan đến việc xác định khiếm khuyết

23
Khoản 1 Điều 165 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2004: “Trong trường hợp chứng minh được thiệt hại
xảy ra do lỗi của bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, người vận chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộ
trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
24
Khoản 2 Điều 41 Luật Bưu chính năm 2010: “Trường hợp một phần thiệt hại xảy ra do người sử dụng dịch vụ
bưu chính vi phạm hợp đồng đã giao kết thì doanh nghiệp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng
với mức độ thiệt hại do người sử dụng dịch vụ bưu chính gây ra.”
25
Điểm b khoản 1 Điều 235 Luật Thương mại năm 2005.
26
Nguyễn Thị Thu Diệu (2020), Luận văn Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics, Trường Đại học Luật TP. HCM, tr.47.
12
dẫn đến tổn thất của hàng hóa có phải là khuyết tật ẩn tỳ hay không, đặc biệt là các hoạt
động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Ví dụ, phán quyết của Thẩm phán Cullen
trong vụ ngày 25/5/2005 Nelson Marketing International Inc kiện Royal&Sun Alliance
Insurance Co (sau đây gọi là vụ “Nelson”27). Vụ việc liên quan đến việc vận chuyển 3
lô hàng gỗ lót sàn nhiều lớp (LTF) từ Malaysia quá cảnh qua Singapore để đến California
vào đầu năm 1999. Hàng hóa khi đến California đã bị từ chối nhận hàng do hàng hóa
LTF đã bị hư hỏng, có các vết ố nước, bị nứt và bong tróc các lớp. Trong quá trình vận
chuyển ở chặng Malaysia đến Singapore, các bên thu xếp vận chuyển đều biết trước rằng
LTF được các tàu nhánh vận chuyển, nhiệt độ trong các hầm này có thể vượt quá 45 độ
C. Nguyên nhân thực tế gây ra tổn thất này được xác định là do quá trình hút ẩm và bay
hơi, làm khô trong môi trường nhiệt độ cao trong hầm của nhánh tàu. Trước khi xảy ra
thiệt hại, người vận chuyển đã biết về các đặc điểm của LTF cũng như điều kiện về nhiệt
độ và độ ẩm của môi trường vận chuyển. Thiệt hại xảy ra ở đây không xuất phát từ lỗi
nội tỳ mà do sự kết hợp giữa đặc tính của hàng hóa kết hợp với điều kiện môi trường vận
chuyển. Đây là vấn đề mà bên vận chuyển phải biết, do đó không được loại trừ trách
nhiệm đối với tổn thất. Tại phiên Tòa phúc thẩm, Thẩm phán đã tuyên không có sự ngẫu
nhiên gây ra tổn thất, hủy phán quyết sơ thẩm và bác đơn kiện đòi được miễn trách nhiệm
của người vận chuyển28.
2.2.4 Tổn thất phát sinh thuộc những trường hợp miễn trách theo quy định
của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ
chức vận tải
Dịch vụ vận tải là nhóm dịch vụ cốt lõi chiếm tỷ trọng cao và phổ biến nhất trong
các loại dịch vụ logistics và cũng là nhóm dịch vụ chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn trong
quá trình cung ứng dịch vụ nhất so với những loại dịch vụ còn lại29.
Luật thương mại cho phép thương nhân cung cấp dịch vụ căn cứ vào trường hợp
miễn trách nhiệm theo của pháp luật và tập quán vận tải để được hưởng quyền miễn trừ
trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa.
2.2.5 Tổn thất do thương nhân không nhận được thông báo khiếu nại, thông
báo khởi kiện trong thời hạn quy định
Thứ nhất, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo
khiếu nại trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

27
https://admiraltylaw.com/2006/06/28/nelson-marketing-international-inc-v-royal-sun-alliance-insurance-
company-ofcanada/ tham khảo ngày 23/11/2023.
28
Dương Hoài My (2020), Luận văn Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm cho thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics, Trường Đại học Luật TP. HCM, tr.31.
29
https://interlogistics.com.vn/vi/tin-tuc/blog/dich-vu-van-tai-duong-bo-la-gi-n-508, tham khảo vào ngày
26/10/2023.
13
giao hàng cho người nhận30 sẽ được miễn trách nhiệm đối với những tổn thất của hàng
hóa.
Thứ hai, sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không
nhận được thông báo về việc bị khởi kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn 09
tháng, kể từ ngày giao hàng31.
Ngoài quyền được miễn trách nhiệm về tổn thất đối với hàng hóa trong những
trường hợp đã phân tích, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics còn được miễn trách
nhiệm đối với khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực
hiện dịch vụ sai địa điểm không do lỗi của mình32.
2.3. Nghĩa vụ của bên vi phạm hợp đồng trong việc thông báo và xác nhận
trường hợp miễn trách nhiệm
Thông báo và xác nhận miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm là cần thiết
nhằm đảm bảo tính minh bạch và tránh các trường hợp tranh chấp trong quá trình giải
quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại. Khi áp dụng quy định về miễn
trách nhiệm hợp đồng, nghĩa vụ chứng minh và thông báo các trường hợp được miễn
trách nhiệm thuộc nghĩa vụ của bên vi phạm hợp đồng 33. Muốn được miễn trách nhiệm
hợp đồng, bên vi phạm phải có đầy đủ chứng cứ để chứng minh các trường hợp miễn
trách nhiệm hợp đồng của mình theo từng trường hợp riêng biệt. Bên cạnh đó, khi xảy
ra trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng, bên vi phạm phải thông báo ngay bằng văn
bản cho bên còn lại biết hai nội dung: trường hợp được miễn trách nhiệm, những hậu
quả có thể xảy ra và trường hợp khi miễn trách nhiệm chấm dứt. Nếu bên vi phạm không
thông báo hoặc thông báo không kịp thời thì phải bồi thường thiệt hại.
2.4. Vai trò của chế định miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics
Thứ nhất, quy định về miễn trách nhiệm bảo vệ thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics trước những rủi ro không thể lường trước được. Hoạt động này không trực tiếp
tạo ra sản phẩm hàng hóa mà chỉ tác động lên hàng hóa để làm tăng giá trị.34 Do đó, khi
xảy ra rủi ro thường dẫn đến thiệt hại rất lớn, có khi còn lớn hơn rất nhiều so với mức
thù lao mà các thương nhân được nhận từ việc thực hiện dịch vụ. Việc quy định quy chế
miễn trách nhiệm giúp thương nhân không còn những e ngại dè dặt khi lựa chọn ngành

30
Điểm đ khoản 1 Điều 237 Luật Thương mại năm 2005.
31
Điểm e khoản 1 Điều 237 Luật Thương mại năm 2005.
32
Đinh Thị Thùy Linh (2019), Luận văn Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics, Trường Đại học Luật TP.HCM, tr.31.
33
Điều 295 Luật Thương mại năm 2005.
34
Dương Hoài My (2020), Luận văn Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm cho thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics, Trường Đại học Luật TP. HCM, tr.39.
14
cung ứng dịch vụ logistics, nhất là đối với những doanh nghiệp nhỏ, với nguồn vốn còn
hạn chế.
Thứ hai, chế định miễn trách nhiệm tạo ra hành lang pháp lý góp phần mang đến
sự công bằng về quyền lợi giữa bên cung ứng dịch vụ và khách hàng. Bên cung ứng dịch
vụ còn chịu ảnh hưởng nhiều từ những yếu tố khách quan và lệ thuộc nhiều vào chỉ dẫn
của khách hàng cũng như không thể kiểm soát được các vấn đề liên quan đến chất lượng
bên trong của hàng hóa. Từ đó, các quy định được đặt ra nhằm góp phần nâng cao tinh
thần hữu nghị, hợp tác và thiện chí khi giao kết hợp đồng giữa các bên thông qua việc
cùng nhau chia sẻ thiệt hại phát sinh từ những rủi ro không lường trước được.
Cuối cùng, những quy định về miễn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics được xem là những điều tiến bộ, phù hợp với pháp luật Việt Nam và
thông lệ quốc tế với mục đích hàng đầu là bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng và gây
dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa các bên trong quan hệ cung ứng dịch vụ logistics.
KẾT LUẬN CHUNG
Trên đây là những phân tích mang tính khái quát nhất về vấn đề miễn trách nhiệm
trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của thương nhân tại Việt Nam. Bên cạnh
những trường hợp miễn trách nhiệm được áp dụng chung đối với hành vi vi phạm trong
hoạt động thương mại tại Điều 294 Luật Thương mại, xuất phát từ đặc thù của của dịch
vụ logistics, pháp luật đã quy định thêm những trường hợp mà bên chủ thể cung ứng
được hưởng chế độ miễn trách nhiệm quy định riêng tại Điều 237 Luật Thương mại.
Những chế định trên nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics, một lĩnh vực phải đối diện với những rủi ro và tổn thất lớn
xuyên suốt quá trình hoạt động. Nhìn chung, không thể phủ nhận những tác động tích
cực mà các quy định về miễn trách nhiệm mang lại cho lĩnh vực thương mại nói chung
và lĩnh vực logistics nói riêng. Những căn cứ cũng như ý nghĩa của các chế định này
trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics đã được nhóm tác giả trình bày rõ ràng và
chi tiết trong phần trên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015.
2. Luật hàng không dân dụng Việt Nam (Luật số 66/2006/QH11) ngày 29 tháng 6
năm 2006 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 1/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014.
3. Luật Bưu chính (Luật số 49/2010/QH12) ngày 17/6/2010.
15
4. Luật Thương mại (Luật số 36/2005/QH11) ngày 14/6/2005.
5. Nghị định số 163/2017/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/12/2017 quy định về
kinh doanh dịch vụ logistics.
6. Nghị định số 140/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/9/2007 quy định chi tiết
Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.
2. Tài liệu tham khảo
7. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Pháp luật về thương
mại hàng hóa dịch vụ (Tái bản lần 2, có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức.
10. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2011), Dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong
tiến trình hội nhập quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia - sự thật.
11. Đinh Thị Thùy Linh (2019), Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân, trường Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Thị Thu Diệu (2020), Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân, trường Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh.
13. Dương Hoài My (2020), Luận văn Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm
cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân, trường Đại
học Luật TP. Hồ Chí Minh.
14. Khúc Thị Thùy Trang (2014), Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Luật
Hà Nội.
3. Tài liệu từ Internet
14.https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/cac-truong-hop-mien-trach-nhiem-
voi-hanh-vi-vi-pham-hop-dong-trong-thuong-
mai5177#:~:text=Mi%E1%BB%85n%20tr%
C3%A1ch%20nhi%E1%BB%87m%20l%C3%A0%20vi%E1%BB%87c,ph%E1%BA
%A1m%20h%E1%BB%A3p%20%C4%91%E1%BB%93ng%20c%E1%BB%A7a%2
0m%C3%ACnh.
15. https://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-
doi.aspx?ItemID=2149.
16.https://lracuel.org/2021/06/17/phap-luat-viet-nam-ve-su-kien-bat-kha-khang-
trong-viec-thuc-hien-hop-dong -trong-thoi-ky-dich-benh-bung-phat/.
16
17.https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/309276/CVv240
S92020047.pdf.
18.https://www.luatquanghuy.edu.vn/bai-tap-luat/luat-thuong-mai/phan-tich-va-
binh-luan-cac-quy-dinh-ve-cac-truong-hop-mien-trach-nhiem-doi-voi-hanh-vi-vi-
pham-hop-dong-thuong-mai/.
19.https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/341036/CVv213
S072022046.pdf.
20. http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211411.
21. https://interlogistics.com.vn/vi/tin-tuc/blog/dich-vu-van-tai-duong-bo-la-gi-n-
508.
22.https://admiraltylaw.com/2006/06/28/nelson-marketing-international-inc-v-
royal-sun-alliance-insurance-company-of-canada/, tham khảo ngày 23/11/2023.
17

PHẠT VI PHẠM THEO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Châu Gia Hân1

Tóm tắt: Phạt vi phạm hợp đồng nói chung và phạt vi phạm hợp đồng trong lĩnh
vực thương mại nói riêng là một trong những chế tài có thể được áp dụng đối với hành
vi vi phạm hợp đồng, theo đó bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu bên có hành
vi vi phạm phải trả một khoản tiền nhất định theo quy định của pháp luật hoặc do các
bên trong quan hệ thỏa thuận với nhau trên cơ sở luật định. Trong phạm vi bài viết, tác
giả tập trung đưa ra một cách khái quát căn cứ phạt vi phạm theo quy định của pháp luật
thương mại, thực trạng áp dụng, những bất cập, vướng mắc trên thực tế, đồng thời đưa
ra một vài đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế tài phạt vi phạm do vi phạm
hợp đồng thương mại.
Từ khóa: vi phạm hợp đồng, luật thương mại, thỏa thuận phạt vi phạm
Abstract: Penalties for breach of contract in general and penalties for breach of
contract in the commercial field in particular are one of the sanctions that can be applied
to violations of contract, whereby the party whose contract is violated has the right to
Require the party committing the violation to pay a certain amount of money as
prescribed by law or as agreed upon by the parties in the relationship on the basis of law.
Within the scope of the article, the author focuses on providing an overview of the basis
for fines for violations according to the provisions of commercial law, the current
situation of application, shortcomings and problems in practice, and at the same time
gives some proposals to improve the law on sanctions for violations of commercial
contracts.
Keywords: breach of contract, commercial law, penalty agreement
1. Quy định pháp luật về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng thương mại theo
pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng
1.1. Quy định pháp luật về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng thương mại theo
pháp luật Việt Nam
Trong số 06 hình thức chế tài thương mại được quy định tại Điều 292 của Luật
Thương mại năm 2005, hình thức phạt vi phạm là một trong các chế tài mà các bên trong
quan hệ hợp đồng thương mại phải gánh chịu khi có hành vi vi phạm Hợp đồng của
mình. Đồng thời, chế tài này chỉ được các bên áp dụng khi tồn tại những căn cứ theo

1
MSSV: 2153801014071 ; CLC46C; Trường Đại học Luật TP.HCM.
18
luật định. Cụ thể, phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một
khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, ngoại trừ một
số trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật2. Từ đó có thể rút ra, điều
kiện để được áp dụng chế tài phạt vi phạm bên cạnh hợp đồng phải có hiệu lực, có hành
vi vi phạm hợp đồng trên thực tế3 thì đồng thời các bên trong quan hệ thương mại phải
có các thỏa thuận trong hợp đồng về việc áp dụng phạt vi phạm thì mới được áp dụng
chế tài này. Trường hợp trong hợp đồng không có sự thỏa thuận thì bên bị vi phạm chỉ
có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thứ nhất, vấn đề hiệu lực của hợp đồng thương mại: Hiện nay, Luật Thương mại
năm 2005 không đưa ra các điều kiện để hợp đồng thương mại có hiệu lực. Tuy nhiên
theo quy định tại Điều 4 của Luật Thương mại năm 2005 “những vấn đề không được
quy định trong Luật Thương mại thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự”. Theo đó,
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại nói riêng và điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng nói chung chính là phải thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự. Cụ thể: Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện4: Một là, chủ thể có
năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được
xác lập; Hai là, chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; Ba là, mục đích
và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức
xã hội. Đồng thời, về hình thức của giao dịch dân sự cũng có thể là điều kiện có hiệu
lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Từ đó có thể khái quát, để
một hợp đồng thương mại có hiệu lực phải có đủ các điều kiện sau: Điều kiện về chủ
thể của hợp đồng thương mại; Điều kiện về sự tự nguyện của các bên trong quan hệ hợp
đồng; Điều kiện về nội dung và mục đích của hợp đồng; Điều kiện về hình thức của hợp
đồng (nếu có5).
Thứ hai, hành vi vi phạm hợp đồng trên thực tế: Biểu hiện cụ thể của hành vi này
là không thực hiện (không hành động) hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các
nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm cả những nghĩa vụ theo quy định của
pháp luật. Do đó, khi xem xét một hành vi của các bên có phải là hành vi vi phạm hợp
đồng hay không phải căn cứ vào các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận trong hợp

2
Theo quy định tại Điều 300 của Luật thương mại năm 2005.
3
Tuy nhiên, hành vi vi phạm hợp đồng phải không thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định
của pháp luật.
4
Theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật dân sự năm 2015.
5
Luật Thương mại năm 2005 hiện nay không có quy định hình thức chung cho tất cả các hợp đồng thương mại,
tùy vào tính chất của từng loại hợp đồng mà luật sẽ có những quy định cụ thể. Ví dụ đối với hợp đồng bảo hiểm,
hợp đồng vận tải quốc tế bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản...
19
đồng kết hợp với quy định pháp luật có liên quan. Ví dụ6: Theo hợp đồng cung cấp tinh
bột khoai mì số 006 giữa Công ty B và Công ty S N, hai bên có thỏa thuận với nhau về
việc bên nào vi phạm hợp đồng sẽ phải chịu phạt 8% phần giá trị nghĩa vụ bị vi phạm.
Ngày 14/10/2017, Công ty B có thông báo yêu cầu Công ty S N thực hiện việc giao hàng
tháng 10/2017 là 150 tấn tinh bột khoai mì. Tuy nhiên, ngày 17/10/2017, Công ty S N
gửi cho Công ty B Thông báo số 01/TB-SN về việc không cung cấp tinh bột khoai mì
cho Công ty B. Trong trường hợp này, hành vi của Công ty S N đã vi phạm thỏa thuận
của hợp đồng số 006, do đó Tòa đã tuyên Công ty Trách nhiệm hữu hạn SN có trách
nhiệm trả cho Công ty Cổ phần B tiền phạt vi phạm hợp đồng và tiền bồi thường thiệt
hại, tổng cộng số tiền 800.000.000 đồng.
Thứ ba, thỏa thuận trong hợp đồng về việc áp dụng phạt vi phạm: Theo quy định
của Luật Thương mại năm 2005, vấn đề thỏa thuận trong hợp đồng về việc áp dụng phạt
vi phạm là một điều kiện cứng và bắt buộc phải có để có căn cứ xác định có phải chịu
phạt vi phạm hay không, nếu hợp đồng thương mại giữa các bên không có sự thỏa thuận
về vấn đề phạt vi phạm thì đồng nghĩa với việc bên bị vi phạm chỉ có quyền đòi bồi
thường thiệt hại mà không được yêu cầu bên vi phạm phải chịu phạt khi có hành vi vi
phạm hợp đồng. Đơn cử: Bà T là chủ cửa hàng vật liệu xây dựng D ký 02 hợp đồng số
166/HĐBH/2015/RTL và hợp đồng số 171/HĐMB/2016/RTL với Công ty cổ phần vật
liệu xây dựng V về việc Công ty V cung cấp xi măng STARMAX PCB40, cho cửa hàng
D và cửa hàng D phải thanh toán đơn hàng trong thời gian 14 ngày kể từ khi nhận hàng.
Sau khi ký hợp đồng hai bên nhiều lần giao dịch mua bán, Bà T mua hàng của công ty
V, còn nợ Công ty V số tiền là 24.200.000 đồng. Sau đó, Công ty V khởi kiện, yêu cầu
Bà T trả số tiền nợ là 24.200.000 đồng, tiền lãi quá hạn từ ngày 15/6/2015 đến 15/4/2018,
lãi suất 6,5%/năm tương đương 0,5417%/tháng là 4.457.107 đồng và tiền phạt vi phạm
nghĩa vụ thanh toán 8% tính trên giá trị hợp đồng vi phạm là 1.936.000 đồng, tổng cộng
là 30.593.107 đồng. Sau đó, với yêu cầu phạt vi phạm của Công ty V, TAND huyện
Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã nhận định “Tuy nhiên, hợp đồng không có điều khoản thỏa
thuận phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán 8% giá trị hợp đồng. Do đó, việc yêu cầu phạt
vi phạm nghĩa vụ thanh toán 1.936.000 đồng là không có cơ sở”7. Nhận định này của
Tòa là hoàn toàn thuyết phục, bởi lẽ trong hợp đồng mua bán giữa các bên không có
điều khoản thỏa thuận phạt vi phạm, đồng thời phải tồn tại trước khi hành vi vi phạm
hợp đồng xảy ra8, do đó, không có cơ sở để Tòa án giải quyết yêu cầu này. Đây được

6
Xem thêm Bản án số 07/2018/KDTM-PT ngày 23/11/2018 của TAND tỉnh Tây Ninh về tranh chấp Hợp đồng
mua bán, link: https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-ve-tranh-chap-hop-dong-mua-ban-so-072018kdt
mpt-59742, truy cập ngày 05/10/2023.
7
Xem thêm Bản án số 06/2018/KDTM-ST ngày 13/11/2018 của TAND huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang về tranh
chấp hợp đồng mua bán hàng hóa.
8
Đỗ Văn Đại (2007), “Phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật thực định Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân,
Số 19/2007, tr. 13.
20
xem là một trong những điểm tiến bộ so với các quy định của pháp luật trước đây trong
việc giảm bớt gánh nặng về mặt vật chất đối với bên vi phạm hợp đồng. Bởi lẽ trong
một số trường hợp, nếu pháp luật quy định các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại
không cần thỏa thuận trong hợp đồng về việc áp dụng phạt vi phạm, bên bị vi phạm vẫn
được một khoản tiền phạt từ bên có hành vi vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm sẽ phải
chịu một khoản tiền phạt và bồi thường thiệt hại lớn hơn rất nhiều so với thiệt hại thực
tế xảy ra – điều này gây áp lực rất lớn về mặt vật chất cho các bên khi muốn ký kết hợp
đồng, đặc biệt là bên vi phạm.
1.2. Thực tiễn áp dụng quy định phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng thương
mại theo pháp luật Việt Nam
Quy định là như vậy, tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật thương mại về
vấn đề phạt vi phạm, tồn tại một số vướng mắc trong quy định và có phần chưa đồng bộ
trong cách hiểu và áp dụng pháp luật ở các cơ quan tư pháp như:
Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 thì mức tiền phạt đối với hành vi
vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên tự
thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp
đồng bị vi phạm9. Đối với hợp đồng dịch vụ giám định, trong trường hợp kết quả giám
định sai thì mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá mười
lần thù lao dịch vụ giám định10. Trường hợp các bên trong quan hệ hợp đồng không thỏa
thuận mức phạt vi phạm cụ thể, bên bị vi phạm có thể yêu cầu phạt đến mức tối đa này.
Ngoài ra, trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác về chế tài phạt vi phạm, mức
phạt vi phạm thì áp dụng quy định của luật chuyên ngành. Đơn cử: Theo quy định tại
khoản 2, Điều 146 của Luật Xây dựng năm 2014, “Đối với công trình xây dựng sử dụng
vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi
phạm…”. Mức phạt vi phạm này trong quan hệ thương mại có phần bị giới hạn và gò
bó hơn so với mức tiền phạt vi phạm hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự năm
201511, theo đó: “Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên
quan có quy định khác”. Điều này đặt ra một câu hỏi, việc giới hạn mức phạt vi phạm
ở 8% theo quy định của Luật Thương mại liệu có hợp lý và có làm hạn chế và ảnh hưởng
đến quyền của bên bị vi phạm? Theo quan điểm của tác giả, điều này không ảnh hưởng
lớn đến quyền của bên bị vi phạm hợp đồng bởi lẽ bên cạnh chế tài phạt vi phạm thì vẫn
tồn tại chế tài bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại từ hành vi vi phạm hợp đồng, theo
khoản 2 Điều 307 của Luật Thương mại năm 2005 có quy định về trường hợp các bên

9
Theo quy định tại Điều 301 của Luật thương mại năm 2005.
10
Theo quy định tại khoản 1 Điều 266 của Luật thương mại năm 2005.
11
Theo quy định tại khoản 2 Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015.
21
có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm
và buộc bồi thường thiệt hại, từ đó, quyền và lợi ích vật chất của bên bị vi phạm về mặt
lý thuyết vẫn được đảm bảo. Mặt khác, chế tài phạt vi phạm được các bên thỏa thuận
với mục đích chính là cảnh báo, phòng, ngăn ngừa hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra12.
Do đó, việc giới hạn ở mức phạt vi phạm tối đa 8% là hợp lý, tránh tình trạng các bên
lạm dụng, trục lợi làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên bị yếu thế hơn trong quan hệ
hợp đồng. Trên thực tế, nhiều trường hợp các bên thỏa thuận mức phạt vi phạm trong
hợp đồng lớn hơn hoặc thấp hơn rất nhiều so với định mức cao nhất là 8% giá trị phần
hợp đồng bị vi phạm theo quy định.
Thứ nhất, đối với trường hợp thỏa thuận vượt quá 8% giá trị phần hợp đồng bị vi
phạm: Từ thực tiễn xét xử các vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại, các Tòa án thường
xem xét theo hướng công nhận việc thỏa thuận phạt vi phạm vượt quá 8% chỉ bị vô hiệu
một phần đối với thỏa thuận mức phạt bị vượt còn điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng
của các bên hoàn toàn có hiệu lực và Tòa có thể áp dụng mức tối đa là 8%13. Ví dụ: Vụ
án tranh chấp hợp đồng mua bán khoai mì lát, các bên thỏa thuận trong hợp đồng về
mức phạt vi phạm là 20% tổng giá trị hợp đồng. Tòa cấp sơ thẩm áp dụng mức phạt tối
đa theo Luật thương mại là 8%14. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng điều khoản
thỏa thuận phạt vi phạm lớn hơn 8% nên được xem là vô hiệu15. Tác giả đồng ý với quan
điểm, trong trường hợp thỏa thuận vượt quá 8% thì chỉ bị vô hiệu một phần đối với thỏa
thuận mức phạt bị vượt, còn điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng của các bên hoàn
toàn có hiệu lực, bởi lẽ, nếu trường hợp này Tòa tuyên vô hiệu điều khoản thỏa thuận
phạt vi phạm thì sẽ tước bỏ đi quyền tự do thỏa thuận của các bên trọng quan hệ, điều
này có phần mâu thuẫn với điều kiện áp dụng chế tài phạt vi phạm khi một trong những
điều kiện như đã trình bày ở trên đó là “phải có sự thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp
đồng”. Mặt khác, không phải các bên trong quan hệ hợp đồng nào cũng có hiểu biết,
nắm vững quy định pháp luật về vấn đề này, nên việc Tòa án công nhận mức phạt ở tối
đa là 8% khi có thỏa thuận mức phạt vượt quá là hoàn toàn hợp lý.
Thứ hai, trường hợp các bên thỏa thuận mức phạt vi phạm nhỏ hơn 8% trong hợp
đồng nhưng khi giải quyết tranh chấp về yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng thì bên bị vi
phạm yêu cầu mức phạt tối đa 8%, Tòa án vẫn xem xét công nhận đối với yêu cầu này.

12
Vũ Thế Hoài (2021), “Bàn về quy định phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo luật Thương
mại năm 2005”, Hội thảo “Luật thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh (UEH).
13
Nguyễn Đức Anh, “Phạt vi phạm hợp đồng theo pháp luật thương mại Việt Nam”, https://tapchitoaan.vn/ phat-
vi-pham-hop-dong-theo-phap-luat-thuong-mai-viet-nam, truy cập ngày 05/10/2023.
14
Bản án số 162/2015/KDTM-ST về tranh chấp hợp đồng mua bán khoai mì lát.
15
Nguyễn Công Tiến (2022), “Chế tài phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng thương mại theo quy định của pháp
luật Việt Nam”, Tạp chí Công Thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/che-tai-phat-vi-pham-do-vi-pham -
hop-dong-thuong-mai-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-viet-nam-98909.htm, truy cập ngày 05/10/2023.
22
Đơn cử: “Đối với phạt hợp đồng: Tại Điều 6 của Hợp đồng các bên có thoả thuận về
mức phạt 4% trên tổng giá trị hợp đồng là không đúng quy định tại Điều 301 Luật
Thương mại. Trong quá trình giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm Nguyên đơn yêu cầu mức
phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm nhưng án sơ thẩm áp dụng 4% trên
giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm là không đúng nên chấp nhận kháng cáo của
Nguyên đơn và sửa lại phần này của án sơ thẩm. Buộc Bị đơn phải chịu tiền phạt là 8%
x 849.297.572 đồng = 67.943.806 đồng.”16. Hướng giải quyết này của Tòa cấp phúc
thẩm là hoàn toàn thuyết phục, bởi lẽ trong hợp đồng mua bán giữa các bên, các bên đã
có điều khoản thỏa thuận về vấn đề phạt vi phạm và mức phạt, thỏa thuận này đã tồn tại
trước khi hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra, đồng thời mức thỏa thuận phạt vi phạm thấp
hơn mức phạt tối đa mà pháp luật cho phép; kết hợp với đặc thù của chế tài phạt vi phạm
là không bắt buộc phải có thiệt hại xảy ra, bên bị vi phạm không cần chứng minh thiệt
hại thực tế và mức phạt vi phạm cũng không căn cứ vào thiệt hại thực tế do hành vi vi
phạm gây ra17. Do đó, theo tác giả, khi có tranh chấp, bên bị vi phạm vẫn có quyền yêu
cầu phạt vi phạm theo mức tối đa, điều này là có cơ sở để Tòa án giải quyết yêu cầu.
Liên quan đến vấn đề xác định phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Như đã trình
bày ở trên, mức phạt vi phạm hợp đồng tối đa là “không quá 8% giá trị phần hợp đồng
bị vi phạm”, quy định là vậy, nhưng trên thực tế, “giá trị phần hợp đồng bị vi phạm” là
bao nhiêu, tính như nào thì Luật Thương mại 2005 và các Luật chuyên ngành chưa có
giải thích hay hướng dẫn cách thức xác định giá trị phần hợp đồng bị vi phạm đó. Thực
tiễn xét xử, Tòa án thường xác định giá trị phần hợp đồng bị vi phạm được tính bằng
hiệu số của giá trị nghĩa vụ mà bên vi phạm đáng ra phải thực hiện theo hợp đồng và giá
trị phần nghĩa vụ đã thực hiện trên thực tế. Đơn cử18, Công ty K và công ty U ký kết hợp
đồng mua bán hàng hóa với giá trị là 1.890.000.000 đồng. Trong quá trình thực hiện hợp
đồng, Công ty K đã tiến hành giao hàng hóa đầy đủ cho Công ty U nhưng Công ty U
chỉ mới thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho Công ty K số tiền là 623.700.000 đồng. Khi
có tranh chấp phát sinh giữa các bên, Tòa án đã tiến hành xác định “phần giá trị hợp
đồng bị vi phạm là [1.890.000.000–623.700.000= 1.266.300.000 đồng; Số tiền phạt vi
phạm là 8%x1.266.300.000=101.304.000 đồng]”.
Mặt khác, chiếu theo quy định của pháp luật thương mại hiện hành vẫn chưa có
quy định về yêu cầu tiền lãi do chậm nộp phạt vi phạm. Theo quan điểm của tác giả,

16
Bản án số 96/2019/KDTM-PT ngày 29/08/2019 của TAND Thành phố Hà Nội về tranh chấp Hợp đồng mua
bán hàng hóa, link: https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-962019kdtmpt-ngay-29082019-ve-tranh -
chap-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-104933, truy cập ngày 05/10/2023.
17
Trần Thị Sáu (2021), “Phạt vi phạm trong pháp luật Thương mại Việt Nam và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn
áp dụng”, Hội thảo “Luật thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
(UEH).
18
Bản án số 08/2021/KDTM-PT ngày 21/06/2021 của TAND Thành phố Đà Nẵng về tranh chấp Hợp đồng mua
bán hàng hóa, link: https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta729078t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 05/10/2023.
23
khoản phạt vi phạm mà bên vi phạm phải gánh chịu cũng được xem xét có bản chất
tương tự như là một khoản tiền phát sinh từ nghĩa vụ được thỏa thuận trong hợp đồng.
Bởi lẽ, nghĩa vụ chịu phạt vi phạm được xuất phát từ sự thống nhất ý chí của các bên
được ghi nhận trong hợp đồng, do đó phần nghĩa vụ thanh toán tiền phạt vi phạm cũng
nên được điều tiết lãi chậm trả để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm.
Vấn đề đặt ra là trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng cố ý chây ỳ không chịu thanh
toán khoản tiền phạt theo như thỏa thuận thì cần có cơ chế nào để buộc họ phải thực
hiện nghĩa vụ chịu phạt vi phạm này.
2. Một số đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về phạt vi phạm
Để khắc phục phần nào những bất cập trong quy định của pháp luật cũng như có
cách hiểu, áp dụng thống nhất về vấn đề phạt vi phạm, tác giả đưa ra một số đề xuất cụ
thể như sau:
Thứ nhất, Cần có các quy định hướng dẫn cụ thể để giải quyết trường hợp các bên
thỏa thuận mức phạt vi phạm lớn hoặc nhỏ hơn 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.
Theo quan điểm của tác giả, khi các bên đã có thỏa thuận về vấn đề phạt vi phạm thì đã
có sự thống nhất, tuy nhiên vì một số lý do như hiểu biết về pháp luật mà các bên thỏa
thuận mức phạt cao hơn hoặc thấp hơn định mức theo quy định, thì nên quy định giải
quyết theo hướng phần vượt quá định mức sẽ bị vô hiệu, không được tính và mức phạt
sẽ được xác định là 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm; hoặc thỏa thuận mức phạt vi
phạm thấp hơn định mức 8% nhưng trong quá trình giải quyết tranh chấp, bên bị vi phạm
có yêu cầu và đưa ra được những căn cứ để Tòa án xem xét thì Tòa án có quyền chấp
nhận mức yêu cầu phạt vi phạm ở mức tối đa 8%. Điều này vừa thể hiện được sự tôn
trọng đối với thỏa thuận của các bên mà pháp luật cho phép, vừa nhằm bảo vệ được bên
yếu thế trong quan hệ, kém hiểu biết về pháp luật.
Thứ hai, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao nên xây dựng án lệ để làm
công thức chung, thống nhất cho các cơ quan tư pháp trong việc xác định phần nghĩa vụ
hợp đồng bị vi phạm. Xuất phát từ thực trạng việc xác định giá trị phần nghĩa vụ hợp
đồng bị vi phạm vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong thực tiễn giải quyết các vụ án
liên quan đến tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại. Việc thiếu cơ sở, nguyên
tắc, thiếu các quy định để xác định giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, đặc biệt
các quan hệ thương mại có nghĩa vụ khó định lượng được bằng tiền như nghĩa vụ trong
quan hệ tiếp thị, nghĩa vụ trong hợp đồng quảng cáo, các nghĩa vụ vụ liên quan đến công
việc phải làm... Chính vì lẽ đó, việc ban hành một cơ sở chung thông qua Án lệ trong
việc xác định phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm giúp phần nào khắc phục tình trạng
nhiều trường hợp giá trị hợp đồng bị vi phạm được xác định không phù hợp hoặc thiếu
24
cơ sở. Thông qua đó, các Tòa án sẽ có cách áp dụng thông nhất, đảm bảo công bằng,
quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ thương mại.
Thứ ba, pháp luật thương mại nên bổ sung quy định về việc trong trường hợp bên
vi phạm không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản phạt vi phạm hoặc thực hiện không
đúng, không đủ thì phải chịu lãi đối với khoản tiền phạt thanh toán chậm. Cần xác định
phạt vi phạm cũng là một điều khoản trong hợp đồng cần phải được đảm bảo thực hiện
và cơ chế đó chính là khoản phạt tiền lãi do chậm nộp tiền phạt vi phạm. Quy định như
vậy sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng vi phạm hợp đồng, tránh tình trạng vi phạm chồng
vi phạm, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho bên có quyền.
Trên đây là một vài các phân tích, đánh giá từ quy định pháp luật cho tới thực tiễn
áp dụng pháp luật trên thực tế, có thể thấy, quy định về phạt vi phạm trong hoạt động
thương mại vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa rõ ràng, chưa có cách hiểu thống nhất và
có phần chưa phù hợp với tình hình thương mại hiện nay. Thông qua đó, tác giả đưa ra
một vài kiến nghị xoay quanh vấn đề này nhằm hoàn thiện pháp luật, đáp ứng với các
yêu cầu của quá trình hội nhập thương mại quốc tế trong bối cảnh mới./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Văn bản pháp luật và Bản án
1.1. Bộ luật dân sự năm 2015;
1.2. Luật thương mại năm 2005;
1.3. Luật Xây dựng năm 2014;
1.4. Bản án số 07/2018/KDTM-PT ngày 23/11/2018 của TAND tỉnh Tây Ninh về
tranh chấp Hợp đồng mua bán, link: https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-
ve-tranh-chap-hop-dong-mua-ban-so-072018kdt mpt-59742, truy cập ngày 05/10/2023;
1.5. Bản án số 06/2018/KDTM-ST ngày 13/11/2018 của TAND huyện Tịnh Biên,
tỉnh An Giang về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa;
1.6. Bản án số 96/2019/KDTM-PT ngày 29/08/2019 của TAND Thành phố Hà
Nội về tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hóa, link:
https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-962019kdtmpt-ngay-29082019-ve-
tranh -chap-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-104933, truy cập ngày 05/10/2023;
1.7. Bản án số 08/2021/KDTM-PT ngày 21/06/2021 của TAND Thành phố Đà
Nẵng về tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hóa, link:
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta729078t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày
05/10/2023;
25
1.8. Bản án số 162/2015/KDTM-ST về tranh chấp hợp đồng mua bán khoai mì
lát.
2. Tài liệu tham khảo
2.1. Đỗ Văn Đại (2007), “Phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật thực định Việt
Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 19/2007, tr. 13;
2.2. Vũ Thế Hoài (2021), “Bàn về quy định phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
trong hợp đồng theo luật Thương mại năm 2005”, Hội thảo “Luật thương mại Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập” Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH);
2.3. Nguyễn Đức Anh, “Phạt vi phạm hợp đồng theo pháp luật thương mại Việt
Nam”, https://tapchitoaan.vn/ phat-vi-pham-hop-dong-theo-phap-luat-thuong-mai-viet-
nam, truy cập ngày 05/10/2023;
2.4. Nguyễn Công Tiến (2022), “Chế tài phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng thương
mại theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Công Thương,
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/che-tai-phat-vi-pham-do-vi-pham -hop-dong-
thuong-mai-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-viet-nam-98909.htm, truy cập ngày
05/10/2023;
2.5. Trần Thị Sáu (2021), “Phạt vi phạm trong pháp luật Thương mại Việt Nam
và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn áp dụng”, Hội thảo “Luật thương mại Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập” Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH).
26

CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CHẾ TÀI BUỘC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO
LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 THÔNG QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA
ÁN VÀ TRỌNG TÀI VIỆT NAM
Huỳnh Dương Khánh Minh1
Lê Tự Châu Thắng2

Tóm tắt: Mặc dù chế tài Buộc thực hiện hợp đồng đã được quy định tại Luật
Thương mại năm 2005, tuy nhiên, để có thể tiếp cận chính xác hơn và hiệu quả hơn về
chế tài này dưới góc độ pháp luật, bài viết tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm và điều
kiện để thực hiện chế tài buộc thực hiện hợp đồng. Bài viết cũng cho thấy khi thực hiện
chế tài buộc thực hiện hợp đồng các bên thực hiện hợp đồng có những quyền và nghĩa
vụ gì cần lưu ý. Và chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng mang lại những lợi ích gì cho
bên gặp bất lợi, đồng thời phân tích những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp
của các bên.
Từ khóa: chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, chế tài, thực hiện đúng hợp đồng.
Abstract: Although the sanctions for forcing contract performance have been
stipulated in Commercial Law 2005, however, in order to have a more accurate and
more effective approach to this sanction from a legal perspective, the article focuses on
clarifying the concept, characteristics and conditions for implementing the sanction.
forced to perform the contract. The article also shows that when implementing sanctions
to enforce a contract, the contracting parties have what rights and obligations they need
to pay attention to and what benefits does the enforcement of the contract bring to the
disadvantaged party? At the same time, analyze issues related to the legitimate rights
and interests of the parties.
Keywords: sanctions to enforce the contract properly, sanctions, enforcement of the
contract.
1. Đặt vấn đề:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi mọi quốc gia trên thế giới luôn không ngừng đưa
ra các chính sách thúc đẩy xã hội phát triển, điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu sống,
học tập và làm việc của mỗi người cũng ngày một tăng cao, đặc biệt là trong các lĩnh
vực về kinh doanh, thương mại. Nhằm đáp ứng những nhu cầu phục vụ cuộc sống của
mỗi con người. Để những giao dịch, những thỏa thuận của các bên trở nên xác thực,
công bằng hơn, các hình thức giao dịch được xác định dựa trên hợp đồng dần được hình

1
2153801015143, CLC46C, Trường Đại học Luật TP.HCM.
2
2153801011208, CLC46C, Trường Đại học Luật TP.HCM.
27
thành. Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Hợp đồng như sau: “Hợp
đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự”3. Và, tham khảo dựa trên các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 3
Luật Thương mại năm 20054, có thể nhận thấy rằng Hợp đồng thương mại là sự thỏa
thuận giữa thương nhân với thương nhân hay thương nhân với các bên có liên quan
nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động
thương mại. Khi giao kết hợp đồng thương mại, tại thời điểm giao kết hợp đồng cũng là
lúc các bên phát sinh quan hệ pháp luật về nghĩa vụ, là cơ sở để ràng buộc trách nhiệm
pháp lý của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng. Thuật ngữ "nghĩa vụ” mà tiếng Anh và tiếng
Pháp đều viết "obligation" có nguồn gốc từ danh từ "obligatio" của tiếng Latinh và được
hiểu với nhiều nghĩa khác nhau ở từng góc độ khác nhau5. Khi bàn về nghĩa vụ, đó là
những gì mà một người phải làm hoặc không được làm đối với người khác cụ thể là bên
vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm với chính những hành vi, hậu quả mình gây ra,
hậu quả có thể xuất phát từ việc giao kết hợp đồng từ khi xác lập giữa các bên, hoặc do
pháp luật quy định. Điều này có nghĩa là, mỗi bên khi giao kết hợp đồng thương mại,
đều phát sinh nghĩa vụ lẫn nhau, tức là giữa các bên đều có nghĩa vụ thực hiện đúng với
các điều khoản đã thỏa thuận và không được vi phạm những gì đã ký kết. Một khi, giữa
một bên, hoặc cả hai bên có hành vi vi phạm hợp đồng (làm trái với nghĩa vụ hợp đồng),
tức là đã phát sinh điều kiện chung để áp dụng các loại chế tài trong thương mại. Tại
khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định rõ về Vi phạm hợp đồng như
sau: “Vi phạm hợp đồng là một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của luật
này”6. Bên cạnh đó, Luật Thương mại năm 2005 cũng đưa ra các chế tài là các biện
pháp pháp lý mà Luật Thương mại năm 2005 cho phép một bên trong trường hợp vi
phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi vi phạm hợp đồng của mình. Các quy
định về chế tài trong thương mại có chức năng nhằm phòng ngừa các trường hợp vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng được thiết lập giữa các bên. Một trong những quy định cụ thể
đó là chế tài Buộc thực hiện đúng hợp đồng được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 279
Luật Thương mại 20057.
1. Bàn về chế tài Buộc thực hiện đúng hợp đồng theo quy định
Theo quy định tại khoản 1 Điều 297 Luật Thương mại năm 2005:

3
Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015
4
Xem khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005
5
Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt
Nam, năm 2017, tr. 12.
6
Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005.
7
Khoản 1 Điều 279 Luật Thương mại 2005.
28
“1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực
hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên
vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”8.
Với chức năng đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện theo như những cam kết, thỏa
thuận từ thời điểm xác lập hợp đồng mà bên vi phạm hợp đồng đã đặt ra, nhằm đảm bảo
được việc hợp đồng sẽ được thực hiện đúng với mục đích ban đầu. Chế tài buộc thực
hiện đúng hợp đồng là hệ quả logic của nguyên tắc pacta sunt servanda. Pacta sunt
servanda - hay còn gọi là nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế. Đây
là nguyên tắc có bề dày lịch sử lâu đời nhất thuộc một trong bảy nguyên tắc của luật
quốc tế và được công nhận rộng rãi trong xuyên suốt quá trình hình thành.
Ta có thể nhận thấy rằng, giữa hai quy định của Luật Thương mại năm 2005 và Bộ
luật Dân sự năm 2015 có mối liên hệ mật thiết với nhau trong việc quy định về nghĩa vụ
thực hiện hợp đồng. Như vậy, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong kinh doanh
thương mại là nhằm bảo đảm hiệu lực pháp lý của hợp đồng, uy tín trong hoạt động
thương mại. Điều kiện để áp dụng chế tài Buộc thực hiện hợp đồng theo quy định của
Luật thương mại, chế tài này có thể được bên bị vi phạm áp dụng đối với mọi trường
hợp vi phạm hợp đồng của bên vi phạm. Bên cạnh đó Luật thương mại cũng không quy
định về việc các bên có thể đưa ra những thỏa thuận khác nhưng dựa trên cơ sở nguyên
tắc tự do hợp đồng, có thể khẳng định rằng các bên có quyền cùng định đoạt, thỏa thuận
với nhau miễn đảm bảo được quyền - lợi ích hợp pháp của các bên và nghĩa vụ thực hiện
đúng hợp đồng được thực hiện. Nhưng trên thực tiễn điều này là rất khó xảy ra vì thỏa
thuận này sẽ kh khuyến khích việc tuân thủ hợp đồng.
Có 2 cách thức để áp dụng chế tài Buộc thực hiện đúng hợp đồng ( theo khoản 1
Điều 297 Luật Thương mại ): Với cách thức thứ nhất, bên bị vi phạm có thể yêu cầu bên
vi phạm thực hiện đúng hợp đồng; Với cách thức thứ hai, bên vi phạm có thể dùng các
biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện Trên thực tiễn, Luật Thương mại năm 2005
không đưa ra quy định về thứ tự thực hiện chế tài Buộc thực hiện đúng hợp đồng, nghĩa
là 2 cách thức này có thể được áp dụng linh hoạt, đan xen và hỗ trợ lẫn nhau, dựa trên
nguyên tắc tự nguyện, thiện chí từ phía các bên. Tuy nhiên, xét khoản 2 và khoản 3 Điều
297 Luật Thương mại năm 2005, đối với loại hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng
dịch vụ thì “ Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch
vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm”9. Điều này đồng
nghĩa với việc, nếu như không nhận được sự chấp thuận của bên bị vi phạm, thì bên vi
phạm không thể dùng các biện pháp thay thế như dùng tiền, hàng hoá hoặc dịch vụ khác

8
Khoản 1 Điều 297 Luật Thương mại năm 2005.
9
Khoản 2 Điều 197 Luật Thương mại năm 2005.
29
để thay thế, nhằm thực hiện hợp đồng. Từ góc độ thực tiễn cuộc sống, có thể nhận thấy
rằng, quy định trên phù hợp, và có thể áp dụng đối với các hình thức hợp đồng thương
mại khác, vì nếu bên vi phạm hợp đồng ngay tại thời điểm vi phạm đã không thể hiện
được ý chí mong muốn được khắc phục hậu quả hoặc không có khả năng để thực hiện
hợp đồng, thì khi áp dụng theo quy định về Buộc thực hiện đúng hợp đồng tại khoản 2
và khoản 3 Điều 297 Luật Thương mại năm 2005 có thể đảm bảo được quyền, lợi ích
cho bên bị vi phạm hợp đồng và hình thành nên một quy tắc ( hay còn gọi là động lực )
nhằm đảm bảo cho bên vi phạm thực hiện hợp đồng đúng với mục đích giao kết ban đầu
của mình. Ngoài ra tại Điều 298 Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định
rằng:“Trường hợp buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có thể gia hạn một
thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng10”. Tương tự như Điều 47
CISG, bên bị vi phạm có thể gia hạn thêm thời gian cho bên vi phạm thực hiện hợp
đồng. Ngoài chế tài Buộc thực hiện hợp đồng, bên bị vi phạm vẫn có quyền áp dụng chế
tài khác trong thời gian gia hạn nghĩa vụ, như theo quy định tại khoản 1 Điều 299 Luật
Thương mại năm 2005: “1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng
chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác”11. Theo khoản 2 Điều
299 Luật Thương mại năm 2005, khi bên vi phạm không thực hiện đúng hợp đồng thì
có thể áp dụng các chế tài khác như tạm ngưng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng, và các chế
tài này theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, chỉ được áp dụng khi bên vi phạm
thực hiện sai nghĩa vụ hợp đồng. Từ các phân tích trên, trong trường hợp chế tài phạt vi
phạm khi được áp dụng kịp thời sẽ có những vai trò, giá trị nhất định. Vai trò của chế
tài Buộc thực hiện đúng hợp đồng nhằm đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện đúng
như thỏa thuận, phù hợp với mục đích hợp đồng mà bên bị vi phạm đã đặt ra vào thời
điểm giao kết hợp đồng. Việc thực hiện chế tài này không làm ảnh hưởng đến hiệu lực
của hợp đồng kể cả khi bên bị vi phạm áp dụng điều 298 Luật Thương mại năm 2005 vì
hành vi gia hạn này là đơn phương khi nào cả hai bên thoả thuận thì mới ảnh hưởng đến
hiệu lực của hợp đồng. Với quy định của Luật Thương mại năm 2005, chế tài buộc thực
hiện đúng hợp đồng trở nên phù hợp hơn với thực tiễn. Bởi vì trên thực tế, một khi đã
có hành vi vi phạm hợp đồng, tức là hợp đồng đã không được thực hiện đúng như thỏa
thuận thì việc yêu cầu thực hiện chính xác như trong hợp đồng gần như là điều không
thể, vì đã có sự vi phạm nội dung nào đó của hợp đồng như giao hàng chậm, hàng không
đủ số lượng hay không đúng chất lượng... Cho dù bên vi phạm có thực hiện thì cũng
không thể đúng hoàn toàn theo thỏa thuận, chí ít là cũng chậm so với thời hạn. Ngoài ra
quy định ở của Luật Thương mại năm 2005 cũng phù hợp với hậu quả pháp lý của các

10
Điều 298 Luật Thương mại năm 2005.
11
Khoản 1 Điều 299 Luật Thương mại năm 2005.
30
chế tài bởi nếu có thể đồng thời thực hiện các chế tài kia thì sẽ gây mâu thuẫn về mặt
thời hiệu của hợp đồng vì đình chỉ và huỷ sẽ hợp đồng sẽ chấm dứt ( Điều 311,314 Luật
Thương mại năm 2005)
2. Vai trò của việc áp dụng chế tài Buộc thực hiện đúng hợp đồng và thực tiễn
xét xử tại Tòa án Việt Nam
Từ các phân tích trên, chúng ta thấy trong trường hợp chế tài phạt vi phạm khi
được áp dụng kịp thời sẽ có những vai trò, giá trị nhất định. Vai trò của buộc thực hiện
đúng hợp đồng là nhằm đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện như thỏa thuận, phù hợp
với mục đích hợp đồng mà bên bị vi phạm đã đặt ra vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Trong thực tiễn xét xử cũng xuất hiện khá nhiều trường hợp áp dụng chế tài buộc
thực hiện hợp đồng nhằm giải quyết tranh chấp giữa hai bên. Tại Bản án kinh doanh
thương mại sơ thẩm số 07/2023/KDTM-ST ngày 09-6-2023 của Tòa án nhân dân quận
Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng về việc “Tranh chấp yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất”giữa Nguyên đơn Công ty Cổ phần Vật liệu Xây
dựng – Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng và Bị đơn Tập đoàn Bưu chính Viễn
Thông Việt Nam12.
Tóm tắt vụ việc: Xuất phát từ chủ đề xã hội hóa công tác y tế của Chính phủ và
Bộ y tế. Năm 2017, Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng và Kinh doanh nhà Đà Nẵng
tích cực tìm địa điểm thực hiện dự án xây dựng Bệnh viện nhi Trung ương tại Đà Nẵng,
dự kiến trên 02 lô đất có ký hiệu 55 và 56 tại Khu công nghiệp An Đồn, phường An Hải
Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Nguồn gốc hai lô đất số 55 và 56 tại khu công
nghiệp An Đồn là Tổng công ty Hạ tầng mạng (VNPT-Net) thuê lại. Do không có nhu
cầu sử dụng, năm 2013 Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam cho phép Công ty
Viễn thông Đà Nẵng (Tiền thân của Tổng công ty hạ tầng mạng VNPT-Net) tìm kiếm
khách hàng chuyển nhượng 30 năm sử dụng đất còn lại của hai lô đất 55, 56 tại Khu
công nghiệp An Đồn, Đà Nẵng nhằm thu hồi một phần vốn đã đầu tư thuê lại. Sau nhiều
lần gặp gỡ và thương thảo về các điều kiện, cơ sở pháp lý, giá chuyển nhượng quyền sử
dụng đất của 02 lô 55, 56 tại Khu công nghiệp An Đồn. Ngày 20-01-2017, Tổng công
ty Hạ tầng mạng (VNPT-Net), Bên chuyển nhượng (Bên A) và Công ty Cổ phần Vật
liệu Xây dựng - Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng, Bên nhận chuyển nhượng (Bên
B) thống nhất ký hợp đồng số 01/2017/CQSDĐ về việc chuyển nhượng quyền thuê lại
hai lô đất 55 và 56 với giá chuyển nhượng là 13.550.000.000đ (Bằng chữ: Mười ba tỷ
năm trăm năm mươi triệu đồng). Sau khi ký kết hợp đồng, cả hai bên đều đã tích cực

12
Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 07/2023/KDTM-ST ngày 09-6-2023 của Tòa án nhân dân quận Sơn
Trà, thành phố Đà Nẵng.
31
thực hiện và gần như đã hoàn tất các nghĩa vụ đã giao kết.
Tuy nhiên, đầu năm 2020, Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) chỉ
đạo Tổng Công ty hạ tầng mạng (VNPT-Net) trì hoãn không thực hiện các thủ tục về
Công chứng hợp đồng để sang tên mà hai bên đã ký kết.
Từ lý do nêu trên, Công ty CP VLXD-XL và KD nhà Đà Nẵng (bên B) đã nhiều
lần bày tỏ thiện chí, họp bàn với Tổng Công ty hạ tầng mạng (bên A) để tiếp tục thực
hiện các thủ tục công chứng Hợp đồng. Thế nhưng, Bên A đã viện đủ các lý do (không
có căn cứ luật) để cố tình không thực hiện các cam kết của Hợp Đồng. Việc VNPT-Net
cố tình không thực hiện đúng nội dung đã cam kết về thời hạn, trách nhiệm của mình
như đã nêu trong Hợp đồng chuyển quyền sử dụng hai lô đất số 55 và 56 tại Khu công
nghiệp An Đồn, Đà Nẵng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của nguyên đơn
cũng như cản trở việc thực hiện chỉ đạo của Bộ y tế về việc triển khai Dự án xây dựng
Bệnh viện nhi Trung ương tại Đà Nẵng.
Vì vây, Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng - Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng
đề nghị Tòa án giải quyết :
- Công nhận hiệu lực của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Đề nghị Tổng Công ty hạ tầng mạng tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng đã giao
kết.
Trong vụ án này, Toà án đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn (Công ty
Cổ phần Vật liệu Xây dựng - Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng).
Ta có thể thấy trong trường hợp này, hai bên đã ký hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng hai lô đất số 55 và 56 cũng như cam kết thực hiện đúng hợp đồng. Trong
vấn đề trên nguyên đơn đã đưa ra hai đề nghị để Tòa án giải quyết, thứ nhất là yêu cầu
công nhận hiệu lực của Hợp đồng và thứ hai là đề nghị bị đơn thực hiện đúng hợp đồng
đã giao kết.
Xét về yêu cầu đầu tiên của nguyên đơn, hợp đồng giữa hai bên là hợp đồng
thương mại về vấn đề chuyển quyền sử dụng đất theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 và
khoản 1,2,3 Điều 3 Luật thương mại 2005. Đối với hiệu lực của hợp đồng, theo quy định
tại khoản 1 Điều 401 Bộ luật dân sự 2015:
“Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.”
Theo phân tích những quy định trên có thể thấy hợp đồng giữa hai bên không trái
với quy định của pháp luật và hợp đồng cũng chưa bị sửa đổi hay huỷ theo quy định tại
khoản 2 Điều 401 Bộ luật dân sự: “Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải
32
thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi
hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.” Vì vậy
việc Tòa án chấp nhận về yêu cầu công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng đất
của hai bên là phù hợp với luật định.
Đối với yêu cầu thứ hai của nguyên đơn, có thể thấy Tổng Công ty hạ tầng đã vi
phạm hợp đồng giao kết khi đã không thực hiện nghĩa vụ chuyển quyền sử dụng hai lô
đất số 55 và 56 tại Khu công nghiệp An Đồn, Đà Nẵng. Trường hợp này nguyên đơn đã
áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng theo 297 Luật thương mại 2005 đối với bị đơn
bởi mong muốn hợp đồng được hoàn thành đúng thời hạn. Trong trường hợp này bị đơn
không thuộc những trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm theo
điều 294 Luật thương mại 2005 nên việc Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn là phù hợp với quy định của pháp luật
Ngoài ra nguyên đơn cũng có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Điều 302 và
khoản 1 Điều 299 Luật thương mại 2005 nhằm bù đắp tổn thất bởi hành vi vi phạm hợp
đồng của bị đơn gây ra nhưng trong trường hợp này nguyên đơn không yêu cầu bồi
thường thiệt hại nên Toà án mặc nhiên không giải quyết.
3. Vai trò của việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng tại trọng tài
Việt Nam
Tại Việt Nam, theo quy định của khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh trọng tài thương mại
năm 2003: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong
hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục
do Pháp lệnh này quy định”13. Trọng tài chính là bên trung gian thứ ba được các bên
tranh chấp chọn ra để giúp các bên giải quyết những xung đột, bất đồng giữa họ trên cơ
sở đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên Đây được xem là nguyên tắc đặc trưng giữa
tố tụng trọng tài so với tố tụng tòa án. Bản chất của tố tụng trọng tài là nhân danh quyền
tự định đoạt, ý chí và sự thỏa thuận giữa các bên đương sự. Đối với tranh chấp không
có yếu tố nước ngoài, hội đồng trọng tài phải áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết
tranh chấp. Các bên không có quyền lựa chọn luật áp dụng. Về chế tài Buộc thực hiện
đúng hợp đồng, theo quan điểm của nhóm tác giả, vẫn sẽ thực hiện theo quy định tại các
Điều 297, Điều 298 và Điều 299 Luật Thương mại Việt Nam 2005 trên cơ sở bình đẳng,
thể hiện qua ý chí giữa các bên và dựa theo quy đinh của Luật Thương mại 2005.
4. Hậu quả pháp lý và mối quan hệ với các chế tài khác.
Việc thực hiện chế tài này không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng kể cả
khi bên bị vi phạm áp dụng Điều 298 Luật thương mại 2005 vì hành vi gia hạn này là

13
Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003.
33
đơn phương khi nào cả hai bên thoả thuận thì mới ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.
14

Đối với mối quan hệ với các chế tài khác


Theo quy định tại khoản 1 Điều 299 Luật thương mại 2005 "Trừ trường hợp có thoả
thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi
phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng
các chế tài khác." Các chế tài khác không được áp dụng trong thời gian áp dụng chế tài
này là chế tài tạm ngừng, đình chỉ, huỷ hợp đồng. Điều này khác với quy định của Luật
Thương mại năm 1997, khi Điều 225 luật này không cho phép áp dụng các chế tài khác
khi đang trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Với quy định
mới của Luật Thương mại năm 2005, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trở nên phù
hợp hơn với thực tiễn. Bởi vì trên thực tế, một khi đã có hành vi vi phạm hợp đồng, tức
là hợp đồng đã không được thực hiện đúng như thỏa thuận thì việc yêu cầu thực hiện
chính xác như trong hợp đồng gần như là điều không thể, vì đã có sự vi phạm nội dung
nào đó của hợp đồng như giao hàng chậm, hàng không đủ số lượng hay không đúng chất
lượng... Cho dù bên vi phạm có thực hiện thì cũng không thể đúng hoàn toàn theo thỏa
thuận, chí ít là cũng chậm so với thời hạn15. Ngoài ra quy định của luật 2005 cũng phù
hợp với hậu quả pháp lý của các chế tài bởi nếu có thể đồng thời thực hiện các chế tài
kia thì sẽ gây mâu thuẫn về mặt thời hiệu của hợp đồng vì đình chỉ và huỷ sẽ hợp đồng
sẽ chấm dứt (khoản 1 Điều 311, 314 Luật thương mại 2005)
5. Kết luận
Qua các phân tích cũng như thực tiễn xét xử của Tòa án và trọng tài Việt Nam ở
trên, có thể thấy chế tài Buộc thực hiện đúng hợp đồng đã và đang phát huy tốt vai trò,
chức năng của mình. Nguyên tắc Buộc thực hiện đúng hợp đồng đã giúp bảo vệ bên bị
vi phạm về quyền và nghĩa vụ của mình khi bị vi phạm một cách hiệu quả hơn, khiến
hợp đồng có thể được thực hiện một cách đầy đủ và đúng thời hạn nhất. Quy định chế
tài buộc thực hiện hợp đồng là một quy định hợp lý thể hiện rõ chức năng của một chế
tài khi hoạt động thương mại ngày nay càng lúc càng khắc nghiệt.

14
Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt
Nam, năm 2017, tr. 459, 460.
15
Luật sư Nguyễn Ngọc Anh, Chế tài trong thương mại và thực tiễn áp dụng, https://lsvn.vn/che-tai-trong-
thuong-mai-va-thuc-tien-ap-dung-1677052382.html, truy cập ngày 2/7/2023.
34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Dân sự năm 2015 (Luật số: 91/2015/QH13)
2. Luật Thương mại năm 2005
3. Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 ( Số: 08/2003/PL-UBTVQH11)
2. Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb.
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, năm 2017, tr. 459, 460.
2. Luật sư Nguyễn Ngọc Anh, Chế tài trong thương mại và thực tiễn áp dụng,
https://lsvn.vn/che-tai-trong-thuong-mai-va-thuc-tien-ap-dung-
1677052382.html, truy cập ngày 2/7/2023.
3. Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 07/2023/KDTM-ST ngày 09-6-2023
của Tòa án nhân dân quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
35

VẤN ĐỀ CHUYỂN RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG CHO THUÊ HÀNG HÓA

Trần Mỹ Tâm1
Trịnh Võ Anh Thư2
Hoàng Thị Thu Huyền3

Tóm tắt: Vấn đề chuyển rủi ro trong hoạt động kinh doanh thương mại được quy
định và phân tích rất nhiều trong các luận án tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ. Tuy nhiên,
phần lớn khi bàn về vấn đề chuyển rủi ro thì sẽ chỉ đề cập đến vấn đề đó trong hợp
đồng mua bán hàng hóa mà chưa bàn sâu đến vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng cho
thuê hàng hóa. Bài viết sẽ trình bày những vấn đề chung về hợp đồng cho thuê hàng
hóa và các rủi ro thường gặp trong khi thực hiện hợp đồng này, đồng thời bình luận các
điều khoản về chuyển rủi ro đối với hàng hóa cho thuê trong Luật thương mại hiện
hành và đưa ra các đề xuất để hoàn thiện quy định pháp luật.
Từ khóa: Hợp đồng cho thuê hàng hóa, chuyển rủi ro, rủi ro, hàng hóa.
Abstract: The issue of risk transfer in commercial business activities is regulated
and analyzed a lot in graduation theses and master's theses. However, most of the time
when discussing the issue of risk transfer, we will only mention that issue in the goods
purchase contract and not discuss in depth the issue of risk transfer in the goods leasing
contract. This article will present general issues about goods leasing contracts and
common risks encountered in implementing this contract, and also comment on the
provisions on risk transfer for leased goods in the Commercial Law. current trade and
make proposals to improve legal regulations.
Keywords: Contract for leasing goods, transfer of risk, risk, goods.
Đặt vấn đề
Hoạt động thương mại thường gặp rất nhiều rủi ro, do đó đòi hỏi các chủ thể trong
hợp tác làm ăn với đối tác, đặc biệt là đối tác nước ngoài thì cần phải có sự hiểu biết
cơ bản về các quy định của pháp luật thương mại cũng như các tập quán thương mại
quốc tế. Rủi ro là điều mà các chủ thể trong hoạt động kinh doanh thương mại không
mong muốn, đó là sự mất mát, hư hại đối với hàng hóa xảy ra một cách bất ngờ, nằm
ngoài ý chí của các bên. Đồng thời Luật thương mại 2005 sau thời gian dài áp dụng
cần được nhìn nhận lại xem những bất cập cần phải giải quyết để phù hợp hơn với thực

1
CLC46C, 2153801011183
2
CLC46C, 2153801015257
3
CLC46C, 2153801015102
36
tiễn. Vì vậy, nhóm tác giả chọn chủ đề “Vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng cho thuê
hàng hóa” nhằm phân tích và làm rõ về hoạt động này, vấn đề và thời điểm chuyển rủi
ro trong hợp đồng.
1. Khái quát về hợp đồng cho thuê hàng hóa
1.1. Khái niệm
Theo Điều 269 Luật Thương mại năm 2005 thì: “Cho thuê hàng hóa là hoạt động
thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hóa (gọi là bên
cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho
thuê”4.
Căn cứ định nghĩa này thì hoạt động cho thuê tài chính cũng là một dạng hoạt
động cho thuê hàng hóa, bởi vì theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số
39/2014/NĐ-CP thì “cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung và dài hạn trên
cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính.
Bên cho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên
thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt
thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh toán tiền
thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính”.
Điểm đặc biệt của hoạt động cho thuê tài chính là việc bên cho thuê tài chính mua
máy móc, thiết bị hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu của bên
thuê tài chính và cho bên thuê tài chính thuê lại chính các tài sản đó theo hình thức cho
thuê tài chính để bên thuê tài chính tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình;
trong giao dịch mua và cho thuê lại, bên thuê tài chính đồng thời là bên cung ứng tài
sản cho thuê (khoản 13 Điều 3 Nghị định 39/2014/ NĐ-CP). Hoạt động cho thuê tài
chính chỉ được thực hiện bởi công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính và có tính
chất của một hoạt động tín dụng phi ngân hàng nên chịu sự điều chỉnh của pháp luật
chuyên ngành và vì vậy sẽ chỉ được đề cập một cách lồng ghép ở đây nhằm thể hiện
được tính đa dạng của hoạt động cho thuê hàng hóa, mà không được đề cập sâu đến
các chi tiết5.
1.2. So sánh chế định cho thuê hàng hóa trong Luật Thương mại hiện hành
với Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 1997
Về khái niệm cho thuê hàng hoá thì Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định,
nhưng lại quy định về Hợp đồng cho thuê, cụ thể: “Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa

4
Điều 269 Luật Thương mại năm 2005.
5
Phan Huy Hồng, Giáo trình Pháp luật Thương mại hàng hoá và dịch vụ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh, NXB. Hồng Đức, tr. 351.
37
thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong
một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê”6. Có thể nhận thấy rằng, mặc dù cách sử dụng
từ ngữ không giống nhau, nhưng về bản chất của chúng hoàn toàn giống nhau, đều là
hoạt động chuyển giao quyền sử dụng và chiếm giữ tài sản thuộc quyền sở hữu của bên
cho thuê cho bên thuê thông qua một hợp đồng.
So sánh về chế định cho thuê hàng hoá giữa Luật Thương mại hiện hành và Luật
Thương mại năm 1997, ta thấy nhà làm luật đã đề cao hoạt động cho thuê trong lĩnh
vực kinh doanh thương mại. Vì trong Luật Thương mại cũ, không có mục riêng hay
bất cứ điều khoản nào quy định về cho thuê hàng hoá hoặc hợp đồng cho thuê hàng
hoá. Do đó, mặc định mọi hoạt động cho thuê phát sinh đều sẽ chịu sự điều chỉnh của
Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, khi Luật Thương mại năm 2005 ra đời, đã dành ra một mục
riêng để điều chỉnh về hoạt động cho thuê hàng hoá giữa các chủ thể chịu sự điều chỉnh
của pháp luật thương mại.
Từ sự thay đổi trên ta thấy nhà làm luật đã đề cao vai trò của hoạt động cho thuê
trong nền kinh tế, và việc để Bộ luật dân sự điều chỉnh một hoạt động giữa các thương
nhân phát sinh sinh trong quan hệ thương mại như vậy sẽ gây ra nhiều bất cập vì không
được quy định chi tiết cụ thể bởi luật chuyên ngành.
1.2. Đặc điểm
Thứ nhất, liên quan đến chủ thể thực hiện, với tư cách là một hoạt động thương
mại và đương nhiên sẽ được điều chỉnh bởi Luật Thương mại thì các chủ thể trong hợp
đồng này bắt buộc phải là thương nhân, cả bên cho thuê lẫn bên thuê. Hoạt động cho
thuê trước hết là hoạt động được thương nhân (bên cho thuê) đăng ký kinh doanh, nghĩa
là thương nhân đó lấy việc cho thuê hàng hoá là nghề nghiệp chính của mình. Còn bên
thuê hàng hoá cũng là thương nhân, họ thuê với mục đích phục vụ cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh của mình7.
Việc xác định tư cách chủ thể của các bên trong hợp đồng cho thuê có phải là
thương nhân hay không khá quan trọng, vì nó sẽ quyết định Luật nào sẽ sử dụng để
điều chỉnh quan hệ phát sinh trong hợp đồng. Vì nếu bên thuê hàng hoá không phải là
thương nhân mà bên cho thuê vẫn là thương nhân thì hợp đồng cho thuê hàng hoá đó
vẫn sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại nếu bên thuê không phải là thương nhân
đó lựa chọn áp dụng Luật này, còn không thì hợp đồng sẽ chịu sự điều chỉnh của Bộ
luật dân sự8.

6
Điều 472 Bộ luật dân sự năm 2015.
7
Phan Huy Hồng, tlđd, tr. 352.
8
Khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại năm 2005.
38
Thứ hai, liên quan đến đối tượng cho thuê, hàng hóa là đối tượng của hoạt động
cho thuê hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại là hàng hóa được xác định
9
“Hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương
lai; những vật gắn liền với đất đai”10.
Thứ ba, mục đích của hoạt động cho thuê hàng hóa, hoạt động cho thuê hàng hóa
thường được thực hiện bởi các thương nhân. Điều đó đồng nghĩa với mục đích của hoạt
động cho thuê hàng hóa trong thương mại sẽ gắn liền với mục đích sinh lợi, còn không
hướng đến mục đích sinh lợi thì nó sẽ được xem là hoạt động cho thuê tài sản được quy
định và điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự năm 2015.
2. Hợp đồng cho thuê hàng hóa
Hợp đồng cho thuê hàng hóa là thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cho thuê sẽ
giao hàng hóa cho bên thuê chiếm hữu và sử dụng có thời hạn còn bên thuê phải có
nghĩa vụ thanh toán tiền thuê.
Mặc dù Luật Thương mại năm 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng cho
thuê hàng hoá, tuy nhiên có thể xác định bản chất pháp lý của hợp đồng cho thuê hoá
dựa vào quy định về hợp đồng thuê tài sản trong Bộ luật dân sự năm 2015. Trên cơ sở
đó, hợp đồng cho thuê hàng hoá là một dạng cụ thể của hợp đồng thuê tài sản; dù là
cho thuê hàng hóa trong thương mại hay thuê tài sản trong dân sự thì bản chất của nó
cũng không có gì thay đổi, mà vẫn có nội dung là bên cho thuê phải giao đối tượng
được thuê, chuyển quyền sở hữu đối tượng này cho bên thuê và nhận tiền, còn bên thuê
thì nhận đối tượng thuê và trả tiền cho bên cho thuê.
2.2. Đặc điểm hợp đồng cho thuê hàng hóa
Về chủ thể, ít nhất một bên chủ thể là thương nhân. Có bản chất là một hoạt động
thương mại, cho nên chủ thể của hợp đồng cho thuê hàng hóa phải có ít nhất một bên
là thương nhân, thực hiện hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Theo Luật Thương mại
năm 2005 không quy định bắt buộc bên là thương nhân là bên cho thuê hay bên thuê
hàng hóa. Đây là một điều hợp lý vì quan hệ cho thuê hàng hóa khá đơn giản, các bên
chỉ tạm thời chuyển giao quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hóa nên pháp luật không
đòi hỏi ở chủ thể những điều kiện chặt chẽ như hoạt động mua bán hàng hóa.
Về đối tượng, đây là hàng hóa lưu thông hợp pháp. Hàng hóa bao gồm tất cả các
loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất
đai. Ngoài ra, hàng hóa được cho thuê phải là những vật không tiêu hao vì kết thúc thời

9
Điều 3 Luật Thương mại năm 2005.
10
Điều 3 Luật Thương mại năm 2005.
39
hạn thuê, bên thuê hàng hóa phải trả hàng hóa lại cho bên cho thuê.
Về nội dung của hợp đồng bao gồm quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên
thuê hàng hóa. Trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành, các bên tự do thỏa thuận
các điều khoản của hợp đồng và ít nhất một bên trong quan hệ cho thuê hàng hóa có
mục đích lợi nhuận.
Về Luật điều chỉnh, phụ thuộc vào hàng hóa cho thuê và yếu tố chủ thể, hợp đồng
cho thuê hàng hóa được điều chỉnh bởi Luật Thương mại và Bộ Luật dân sự tuy nhiên
Luật Thương mại năm 2005 với tư cách là luật chuyên ngành điều chỉnh các hoạt động
thương mại sẽ là nguồn luật được ưu tiên áp dụng.
2.3. Hình thức của hợp đồng
Luật Thương mại không có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng cho thuê
hàng hóa. Điều đó có nghĩa là hợp đồng cho thuê hàng hóa có thể được thể hiện dưới
hình thức văn bản, lời nói hoặc hành vi11. Ví dụ, theo quy định tại khoản 1 Điều 139
Bộ luật Hàng hải thì hợp đồng thuê tàu biên phải được giao kết bằng văn bản. Còn theo
quy định tại khoản 2 Điều 17 và Điều 19 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP thì hợp đồng
cho thuê tài chính cũng phải được lập thành văn bản và phải được đăng ký tại Trung
tâm đăng ký giao dịch đảm bảo12.
2.4. Phân biệt hợp đồng cho thuê với hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng cho thuê hàng hóa khác với hợp đồng dịch vụ, theo đó hợp đồng dịch
vụ có đối tượng là dịch vụ, có thể là các dịch vụ không liên quan trực tiếp đến việc mua
bán hàng hóa, ví dụ như dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ xây dựng, dịch vụ ngân hàng,...cũng
có thể là các dịch vụ gắn liền trực tiếp với mua bán hàng hóa như dịch vụ trung gian
thương mại, dịch vụ logistic, dịch vụ xúc tiến thương mại…Trong loại hợp đồng này,
đối tượng là dịch vụ sẽ không được chuyển giao từ bên cung cấp dịch vụ cho bên nhận
dịch vụ, mà bên cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện một dịch vụ cụ thể theo thỏa thuận cho
bên nhận dịch vụ. Sự khác nhau giữa hàng hóa và dịch vụ là cơ sở tạo nên khác biệt
trong nội dung điều chỉnh pháp luật giữa hợp đồng cung ứng dịch vụ và hợp đồng cho
thuê hàng hóa trong thương mại.
3. Vấn đề chuyển rủi ro đối với trong hợp đồng cho thuê hàng hóa
3.1. Khái niệm về rủi ro

11
Điều 74 Luật Thương mại 2005.
12
Tuy nhiên, việc đăng ký chỉ nhằm làm phát sinh “giá trị pháp lý đối với người thứ ba trong thời hạn có hiệu lực
của việc đăng ký” (mục 10.1 Thông tư số 09/2005/TT-BTP ngày 06/12/2005 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về thẩm
quyền, trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng cho thuê tài chính và việc quản lý nhà nước về
đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính).
40
“Rủi ro” theo nghĩa chung nhất được hiểu là điều không tốt, không may bất ngờ
xảy ra. Đây là một thuộc tính bất ổn của môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những
sự kiện có thể dẫn đến sự thua lỗ hoặc thiệt hại. Tuy nhiên trong vô vàn nguy cơ dẫn
đến thua lỗ, rủi ro thường là những nguy cơ có thể ngăn chặn, né tránh hoặc giảm thiểu
hậu quả bất lợi13. Chẳng hạn, bên cho thuê biết khi để người khác sử dụng, chiếm hữu
tài sản thuộc quyền sở hữu của mình đều tiềm ẩn đủ loại nguy cơ thua lỗ: từ hỏng hóc,
hỏa hoạn, va đập, giảm giá trị sử dụng. Trong vô số những nguy cơ đó, những nguy cơ
nào có thể phòng hoặc hạn chế, khắc phục được hậu quả thì gọi là rủi ro.
3.2. Đặc điểm của rủi ro đối với hàng hóa trong hoạt động cho thuê hàng hóa
Trong hoạt động cho thuê hàng hóa, rủi ro vô cùng phức tạp mà ta không thể nào
dự đoán được thời điểm, cách thức mà nó xảy ra, xảy ra ở đâu và vào lúc nào. Thông
qua những khái niệm đã phân tích trên, rủi ro có những đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, rủi ro có thể xuất hiện bất cứ với ai, bất kỳ nơi đâu, trong mọi hoạt động
cá nhân và doanh nghiệp.
Thứ hai, rủi ro trong hoạt động cho thuê hàng hóa là một biến cố xảy ra không
mong đợi, mang tính bất ngờ vì chẳng có chủ thể nào khi tham gia hoạt động thương
mại mà lại mong muốn có rủi ro xảy ra đối với mình, đồng thời rủi ro sẽ đến một cách
ngẫu nhiên và chúng ta không biết được chính xác rõ về thời gian, địa điểm xảy ra rủi
ro. Ngoài ra, thiệt hại mà nó mang đến luôn là thiệt hại vật chất, đó là sự hư hỏng, mất
mát đối với hàng hóa. Tất cả các điều khoản quy định thời điểm chuyển rủi ro trong
Luật Thương mại 2005 đều đề cập đến rủi ro là mất mát, hư hỏng hàng hóa bao gồm
tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn
liền với đất.
Thứ ba, rủi ro là nguy cơ tiềm ẩn không mang tính chắc chắn, hay nói cách khác
rủi ro có tính khả năng14. Khi nói đến rủi ro, người ta phải đề cập đến tính khả năng
của nó, nghĩa là rủi ro có thể trở thành hiện thực hoặc không và chỉ có thể dự đoán nó
xảy ra hay không trong thời hạn thời gian và không gian, nó có khả năng xảy ra nhưng
cũng có thể không xảy ra15. Việc rủi ro có thể phát sinh hay không phụ thuộc vào các
yếu tố liên quan tác động đến nó trong những điều kiện nhất định, do đó muốn hạn chế
được rủi ro trên thực tế phải nhận biết được xác suất, khả năng xảy ra của nó.

13
Phạm Duy Nghĩa (2013), Giáo trình Luật kinh tế, NXB. Công an nhân dân, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 399.
14
Đinh Ngọc Tuấn (2004), Rủi ro và các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật, Trường Đại học Ngoại thương, tr. 21.
15
Nguyễn Quang Cúc Hòa (2019), “Một số vấn đề về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính, kỳ 2
tháng 5/2019, tr. 109.
41
Thứ tư, rủi ro đối với hàng hóa trong hoạt động cho thuê hàng hóa có tính thiệt
hại. Xuất phát từ tính không mong đợi, thiệt hại mà rủi ro gây ra trong hoạt động cho
thuê hàng hóa không chỉ tác động đến hàng hóa mà còn tác động vào các bên trong
quan hệ thuê hàng hóa, hoạt động kinh doanh16. Đối với hàng hóa, đó có thể là thiệt hại
vật chất như sự hư hỏng, mất mát, không còn đáp ứng chất lượng và tính năng sử dụng
đối với hàng hóa. Đối với các bên trong quan hệ cho thuê, rủi ro sẽ ảnh hưởng đến
quyền lợi và lợi ích của họ khi giao kết hợp đồng, mất đi những cơ hội mà lẽ ra họ được
hưởng, làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, đến khả năng tái sản xuất của quy trình sản
xuất.
Tóm lại, rủi ro với hàng hóa trong hợp đồng cho thuê hàng hóa có những đặc tính
khách quan, bất ngờ, nằm ngoài sự mong đợi của các chủ thể. Với những đặc tính như
vậy cùng với sự phức tạp của hoạt động cho thuê hàng hóa, thì các bên trong hợp đồng
rất quan tâm xác định rủi ro là gì cũng như trách nhiệm của họ đối với rủi ro. Việc
nghiên cứu về các đặc trưng này giúp cho các chủ thể có cơ sở rõ ràng để thống kê
những rủi ro và mức độ thiệt hại của rủi ro đó cho mình, từ đó có thể đưa ra phương án
để phòng tránh, giảm thiểu tổn thất của rủi ro.
3.3. Các dạng rủi ro thường gặp trong hoạt động cho thuê hàng hóa
3.3.1. Phân loại rủi ro
Rủi ro tồn tại xung quanh môi trường sống của chúng ta, xuất hiện ở mọi lĩnh
vực, mọi nơi và có thể xảy đến với bất kỳ ai. Để phân loại rủi ro, người ta thường dựa
trên rất nhiều tiêu chí, sau đây là các căn cứ phân loại rủi ro phổ biến: căn cứ vào nguồn
gốc rủi ro và căn cứ vào tính chất rủi ro.
Thứ nhất, phân loại rủi ro căn cứ vào nguồn gốc rủi ro
Rủi ro do các yếu tố khách quan là rủi ro nằm ngoài ý muốn của con người và
không thể kiểm soát được. Những yếu tố khách quan có thể xuất phát từ môi trường
thiên nhiên do các hiện tượng tự nhiên; các yếu tố liên quan đến kinh tế, xã hội, chính
trị. Ngoài ra, rủi ro có thể xuất hiện từ chính bản chất của hàng hóa trong hoạt động
cho thuê hàng hóa (bột bị lên men, ngũ cốc bị mốc mọt, sắt thép bị rỉ sét).
Rủi ro do các yếu tố chủ quan là rủi ro do hành vi của con người gây ra như hành
vi bất cẩn, thiều kinh nghiệm, thiếu kỹ năng trong. Ngoài ra, loại rủi ro này cũng có thể
xuất phát từ chính sách quản lý, chiến lược kinh doanh không đảm bảo an toàn của con
người.

Trần Ngọc Yến Nhi (2022), Chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005,
16

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 12.
42
Thứ hai, phân loại rủi ro căn cứ vào tính chất của rủi ro
Dựa vào phạm vi và ảnh hưởng của rủi ro, có thể chia rủi ro thành hai nhóm cơ
bản là rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán.
Rủi ro thuần túy là loại rủi ro chỉ mang lại những hậu quả không có lợi hoặc
những tổn thất, mất mát đối với hàng hóa. Tức là, khi xảy ra các rủi ro này thì chắc
chắn có thiệt hại mà không thể xoay chuyển tình thế.
Rủi ro suy đoán là những rủi ro có thể vừa có thể mang lại những tổn thất, mất
mát nhưng cũng có thể mang lại lợi ích17. Rủi ro suy đoán có thể xuất phát từ rủi ro do
sự thay đổi thị hiếu của khách hàng, rủi ro do lạm phát, rủi ro do điều kiện không ổn
định của thuế, rủi ro do thiếu thông tin, rủi ro do tình hình chính trị bất ổn18. Đây là
loại rủi ro mà các bên trong hoạt động cho thuê hàng hóa có thể đưa ra những giải pháp
ứng biến linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh để “biến bại thành thắng”.
3.3.2. Các loại rủi ro thường gặp
Khi tham gia vào hoạt động cho thuê hàng hóa, các thương nhân thường gặp rất
nhiều rủi ro. Mỗi loại rủi ro sẽ có sự ảnh hưởng với mức độ khác nhau do đó tương ứng
với mỗi loại rủi ro, cần phải có những biện pháp phòng ngừa và khắc phục phù hợp.
Thứ nhất, rủi ro về mặt hàng hóa, hoạt động cho thuê hàng hóa có đặc thù là bên
cho thuê sẽ giao hàng hóa cho bên thuê chiếm hữu. Trong quá trình sử dụng, hàng hóa
dễ gặp những rủi ro do các yếu tố khách quan như thiên nhiên và bị chiếm hữu bởi bên
thứ ba. Ngoài ra, có những thiệt hại do hàng hóa tự tạo ra mà không cần có nguyên
nhân bên ngoài nào tác động. Thiệt hại hàng hóa do một trong các bên vi phạm hợp
đồng như bên cho thuê không giao hàng hóa theo đúng hợp đồng với bên thuê đều
không được coi là rủi ro đối với hàng hóa.
Thứ hai, ro về pháp lý là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về môi trường pháp
lý hoặc do biến động của môi trường pháp lý như: sự thay đổi về luật pháp, sự chồng
chéo không thống nhất các văn bản pháp luật mà gây thiệt hại các bên trong hoạt động
cho thuê hàng hóa. Những rủi ro pháp lý thường gặp trong hoạt động cho thuê hàng
hóa như: rào cản thương mại; các quy định xác lập quyền và chuyển chiếm hữu, sử
dụng hàng hóa theo pháp luật; giá cả và phương thức thanh toán nhận tiền thuê.
3.4. Điều khoản chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng cho thuê hàng hóa
Rủi ro là gì và bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm về nó là một vấn đề rất phức tạp

17
Trần Ngọc Yến Nhi, tlđd (2), tr.17.
18
Nguyễn Xuân Hòa, “Quản trị rủi ro là gì? Làm sao để quản trị rủi ro?”, [https://vilas.edu.vn/quan-tri-rui-ro-la-
gi-lam-sao-de-quan-tri-rui-ro.html], (truy cập ngày 29/10/2023).
43
mà cả hai bên trong hợp đồng cho thuê hàng hóa quan tâm đặc biệt khi giao kết hợp
đồng. Lý do là vì tính chất đặc thù của vấn đề này có thể dẫn đến những hậu quả khó
khăn, thậm chí không công bằng. Đặt trường hợp các bên không thỏa thuận về vấn đề
chuyển dịch rủi ro đối với hàng hóa cho thuê trong hợp đồng sẽ dẫn đến việc bên cho
thuê bị buộc phải gánh chịu những tổn thất của hàng hóa ngay cả khi họ không đánh
mất hay gây thiệt hại cho hàng hóa bởi một sự kiện liên quan đến mình19.
Bởi vậy, để tránh những hệ lụy đó, các bên thường đưa ra những thỏa thuận cụ
thể trong hợp đồng. Khi đó, bên thuê ẽ chịu trách nhiệm đối với những tổn thất về hàng
hóa cho thuê kể từ thời điểm chuyển dịch rủi ro. Có thể nói mối bận tâm chính của các
bên là thời điểm chuyển dịch rủi ro từ bên cho thuê sang bên thuê và liệu có trường
hợp nào có thể loại trừ hậu quả của việc chuyển dịch rủi ro đó hay không.
3.5. Thời điểm chuyển rủi ro
3.5.1. Khái niệm thời điểm chuyển rủi ro
Từ lúc thiết lập hợp đồng cho thuê hàng hóa cho đến khi có sự chuyển giao thực
tế quyền chiếm hữu và sử dụng cho bên thuê, hàng hóa có thể phải chịu mất mát hoặc
hư hại tại rất nhiều thời điểm, bởi vì hai hoạt động này có thể diễn ra cùng thời điểm
nhưng cũng có thể có một khoảng thời gian rất dài giữa hai sự kiện này.
Câu hỏi được đặt ra là khi nào rủi ro được chuyển sang cho bên thuê trong tình
huống bên cho thuê không hoàn toàn chịu mọi rủi ro trong suốt thời gian thực hiện hợp
đồng vì đã có thỏa thuận điều khoản về chuyển rủi ro giữa các bên. Trả lời được câu
hỏi này có ý nghĩa quyết định rằng bên nào sẽ phải trả tiền cho những thiệt hại không
phát sinh từ lỗi của ai.
Như vậy, khi nói đến chuyển rủi ro, điều các bên hết sức quan tâm là thời điểm
chuyển rủi ro. Thời điểm chuyển rủi ro là một điểm mốc mà sau đó rủi ro đối với hàng
hóa được chuyển giao từ người này sang người khác20.
3.5.2. Điều khoản về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng cho thuê hàng hóa
Thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa luôn được quan tâm vì trên thực tế, rủi
ro tuy đã được đề cập nhưng việc dự liệu được hết tất cả rủi ro là điều không thể và khi
đó rủi ro xảy ra thì tất yếu dẫn đến thiệt hại cho hàng hóa. Lúc này việc xem xét thời
điểm chuyển rủi ro có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì vậy, thời điểm chuyển rủi ro được

19
Khoản 1 Điều 273 Luật Thương mại năm 2005 quy định về Trách nhiệm đối với tổn thất trong thời hạn cho
thuê: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cho thuê phải chịu tổn thất đối với hàng hoá cho thuê trong thời
hạn thuê nếu bên thuê không có lỗi gây ra tổn thất đó”.
20
Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2018), Pháp luật về thời điểm chuyển rủi ro đối với hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật - Đại học Huế, tr. 8.
44
ghi nhận trong hệ thống pháp luật của hầu hết các quốc gia. Nhìn chung, pháp luật của
các nước đều quy định thời điểm này do các bên thỏa thuận và nếu các bên không thỏa
thuận thì thời điểm đó do luật ấn định21.
Đối với Việt Nam, Luật Thương mại năm 2005 quy định thời điểm chuyển rủi ro
do các bên thỏa thuận, pháp luật chỉ can thiệp khi các bên có đề cập đến điều khoản
chuyển rủi ro nhưng không thỏa thuận cụ thể thời điểm chuyển rủi ro đó22. Theo đó,
tùy vào những trường hợp cụ thể mà thời điểm chuyển rủi ro sẽ khác nhau chứ không
đưa ra một căn cứ thống nhất cụ thể.
3.6. Ý nghĩa của việc xác định rủi ro và thời điểm chuyển rủi ro đối với hợp
đồng cho thuê hàng hóa
Nếu ta nhìn hoạt động cho thuê hàng hóa dưới góc độ là một hoạt động thương
mại với mục đích cuối cùng là sinh lợi thì khi có sự mất mát, hư hỏng xảy ra thì mục
đích đó khó có thể thực hiện được. Do đó các quy tắc về chuyển dịch rủi ro đã trả lời
cho câu hỏi liệu bên cho thuê có phải gánh chịu mọi tổn thất đối với hàng hóa ngay cả
khi nó đang nằm trong sự chiếm hữu của bên thuê, hoặc liệu bên thuê có quyền yêu
cầu sửa chữa, giảm giá trong trường hợp đó hay không? Vì vậy, khi giao kết hợp đồng,
các bên nên cố gắng đưa ra những điều khoản rõ ràng để tránh hiểu nhầm và kiện tụng
sau này.
Quy định về thời điểm chuyển rủi ro giúp xác định được ranh giới trong việc phân
chia trách nhiệm gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa giữa các bên trong hợp đồng thuê.
Theo đó, từ thời điểm chuyển rủi ro mọi hậu quả của việc hàng hóa bị hư hỏng, mất
mát sẽ do bên thuê gánh chịu cho đến khi kết thúc hợp đồng cho thuê. Trong quan hệ
giữa các bên rủi ro được chuyển giao càng sớm càng có lợi cho bên cho thuê, ngược
lại nếu không thỏa thuận về chuyển dịch rủi ro hay thỏa thuận thời điểm chuyển rủi ro
muộn thì sẽ ảnh hưởng về mặt kinh tế của bên cho thuê càng lớn.
4. Thực trạng quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong hợp đồng cho thuê
hàng hóa và đề xuất hoàn thiện pháp luật
4.1. Chuyển rủi ro trong trường hợp hợp đồng cho thuê không thoả thuận về
vấn đề này
Về bản chất của pháp luật thương mại, nếu các bên không thoả thuận về vấn đề
chuyển rủi ro trong hợp đồng thì rủi ro sẽ được chuyển khi chuyển quyền sở hữu đối
với hàng hoá. Tương tự trong hoạt động cho thuê hàng hoá thì tại Điều 273 Luật thương

21
Nguyễn Thị Tuyết Lan (2020), Quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa, Luận
văn Thạc sĩ Luật kinh tế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 11.
22
Điều 274 Luật Thương mại năm 2005.
45
mại theo hướng bên cho thuê vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hoá cho thuê nên mọi tổn
thất đối với hàng hoá trong thời hạn thuê nếu không được gây ra bởi lỗi của bên thuê
thì đều sẽ do bên cho thuê phải chịu, trừ trường hợp các bên có thoả thuận về điều
khoản chuyển rủi ro trong hợp đồng23.
Như vậy, quy định về thời điểm chuyển rủi tại các mốc sự kiện xác định tại Điều
274 Luật Thương mại năm 2005 không mặc nhiên được áp dụng đối với hàng hoá trong
hoạt động cho thuê. Khi các bên không đề cập đến vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng,
thì ta hiểu rủi ro đối với hàng hoá luôn thuộc về bên cho thuê dù hàng hoá đã được bên
thuê chấp nhận và sử dụng miễn sao những tổn thất xảy ra với hàng hoá không xuất
phát từ phía lỗi của bên thuê.
Từ đó, thấy rằng Điều 274 chỉ được sử dụng khi các bên có thoả thuận về vấn đề
chuyển rủi ro trong hợp đồng nhưng lại không quy định chi tiết về thời điểm mà rủi ro
được chuyển. Khi đó, thời điểm chuyển rủi ro được xác định như thế nào nhóm tác giả
sẽ phân tích dưới đây.
4.2. Chuyển rủi ro trong trường hợp liên quan đến người vận chuyển hàng hoá
4.2.1 Trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định
Luật quy định khi các bên không có thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro, nếu
hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa và bên cho thuê không có nghĩa vụ
giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro được chuyển cho bên thuê khi hàng hóa
cho thuê được giao cho người vận chuyển đầu tiên24.
Việc vận chuyển hàng hóa theo quy định tại khoản 1 Điều 274 Luật Thương mại
2005 được hiểu là thông qua việc giao kết hợp đồng với người vận chuyển. Do đó, nếu
bên cho thuê tự mình thực hiện việc vận chuyển thì không áp dụng quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 274. Như vậy, “vận chuyển” không thể được hiểu là hàng được chất lên
xe, container để vận chuyển đến tay bên thuê mà nó được hiểu là việc bên cho thuê
hoặc bên thuê có nghĩa vụ sắp xếp người vận chuyển hàng hóa, là một bên thứ ba hoàn
toàn độc lập với mình, sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến tay người thuê.
Theo quan điểm của tác giả, quy định như trên là phù hợp và đảm bảo được quyền
lợi cho các bên trong hợp đồng thuê hàng hóa. Cụ thể, bởi vì khi bên cho thuê đã giao
hàng cho người vận chuyển đầu tiên thì hàng hóa đó không được đặt dưới sự quản lý
của bên cho thuê nữa, bên vận chuyển có thể còn giao hàng hóa cho những người vận
chuyển khác nữa mà bên cho thuê không kiểm soát được. Do vậy, yêu cầu họ vẫn chịu
rủi ro sau khi đã giao hàng hóa cho bên vận chuyển độc lập với mình là không hợp

23
Phan Huy Hồng, tlđd, tr. 358.
24
Điểm a khoản 1 Điều 274 Luật Thương mại năm 2005.
46
lý. Trong quá trình vận chuyển nếu bên vận chuyển làm hư hỏng, mất mát hàng hóa
cho thuê thì bên thuê phải chịu rủi ro, sau đó việc bên thuê yêu cầu bên vận chuyển bồi
thường thiệt hại cho mình là một tranh chấp khác.
Tuy nhiên, trên thực tế Điều 274 Luật Thương mại chưa đặt ra cách giải quyết
trong trường hợp bên thuê là bên giao kết hợp đồng vận chuyển nhưng bên vận chuyển
lại nhận hàng chậm hơn so với thông báo về thời gian nhận hàng mà bên thuê đã thông
báo với bên cho thuê thì rủi ro sẽ được chuyển giao như thế nào. Luật thương mại nên
có quy định về trách nhiệm của người vận chuyển khi không đến nhận hàng vào đúng
thời gian và quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên cho thuê khi bên
thuê không thông báo trước một khoảng thời gian hợp lý về thời điểm giao hàng. Quy
định như vậy có ý nghĩa rất lớn bởi khi bên cho thuê giao hàng đúng theo điều kiện đã
thỏa thuận mà người vận chuyển không nhận hàng thì bên cho thuê phải tốn thêm một
khoản chi phí để bảo bảo quản số hàng hóa đó.
4.2.2 Trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng có yêu cầu giao hàng cho thuê
tại một địa điểm xác định thì rủi ro được chuyển cho bên thuê khi hàng hóa được giao
cho bên thuê hoặc người được bên thuê ủy quyền nhận hàng tại địa điểm đó25.
Địa điểm giao hàng xác định là nơi giao nhận hàng đã được các chủ thể tham gia
giao dịch xác nhận theo thỏa thuận trong hợp đồng từ trước. Quy định như vậy của
Luật Thương mại nhằm góp phần đề cao, tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, vì khi
các bên thể hiện ý chí của mình về địa điểm giao hàng trong hợp đồng thì việc bên cho
thuê đã thực hiện việc giao hàng cho bên thuê tại địa điểm các bên thỏa thuận cho thấy
bên cho thuê đã hoàn thành nghĩa vụ của mình đúng với những gì đã cam kết. Nên kể
từ thời điểm đó, bên cho thuê không bị ràng buộc phải gánh chịu mọi tổn thất phát sinh
đối với hàng hóa không thuộc quyền kiểm soát của mình trong một thời thời hạn nhất
định (thời hạn cho thuê) nữa.
Khi phân tích quy định này tác giả có những nhận xét như sau:
Thứ nhất, giả sử trong trường hợp bên cho thuê đã thực hiện đúng những điều
kiện về thời gian và địa điểm giao hàng như thỏa thuận nhưng bên thuê chưa tiếp nhận
hàng thì thời điểm chịu rủi ro sẽ được xác định như thế nào, vẫn xác định thời điểm
chuyển rủi ro là thời điểm bên cho thuê thực hiện xong nghĩa vụ hay là thời điểm
chuyển rủi ro sẽ được kéo dài cho đến khi bên thuê nhận hàng.
Theo quy định tại Điều 274 Luật Thương mại năm 2005 thì chúng ta không có

25
Điểm b khoản 1 Điều 274 Luật Thương mại năm 2005.
47
câu trả lời cho trường hợp này. Tuy nhiên theo quy định ở một điều luật khác của Luật
Thương mại năm 2005 (Điều 278) về chấp nhận hàng hóa cho thuê thì chúng ta có câu
trả lời là thời điểm chuyển rủi ro sẽ được kéo dài đến khi bên thuê được cho là chấp
nhận hàng hóa. Cụ thể, khi bên cho thuê giao hàng đến địa điểm xác định trong hợp
đồng bên thuê sẽ có một khoảng thời gian hợp lý để kiểm tra hàng hóa, và hàng hóa đó
được coi là được giao cho bên thuê khi và chỉ khi bên thuê thể hiện sự chấp nhận hàng
hóa cho thuê. Vậy trong khoảng thời gian bên thuê kiểm tra và xem xét có chấp nhận
hàng hóa cho thuê hay không tại địa điểm giao hàng thì rủi ro vẫn chưa được chuyển
cho họ.
Tuy nhiên, có một số trường hợp bên thuê cố tình kéo dài quá thời hạn kiểm tra
vì muốn kéo dài thời điểm chuyển chuyển ro thì nhằm hoàn thiện hơn những quy định
của Luật Thương mại năm 2005 ta nên bổ sung thêm điều khoản quy định về việc bên
thuê lợi dụng quyền được kiểm tra hàng hóa của mình như sau. Xuất phát từ nguyên
tắc cơ bản thời điểm chuyển rủi ro là khi bên thuê đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
của mình thì ta có thể quy định nếu bên thuê cố tình kéo dài thời gian kiểm tra thì thời
điểm chuyển rủi ro là thời điểm bên thuê nhận hàng từ bên cho thuê để kiểm tra.
4.3. Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng mà không
phải người vận chuyển
Luật Thương mại 2005 quy định vấn đề xác định thời điểm chuyển rủi ro trong
trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải người vận chuyển
như sau: trừ trường hợp có thỏa thuận khác thì rủi ro chuyển cho bên thuê khi người
nhận hàng xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá cho thuê của bên thuê.
Người nhận hàng để giao tại khoản 3 Điều 274 khác người vận chuyển được quy
định tại khoản 2 Điều 274 Luật thương mại ở việc người vận chuyển là người chuyên
chở hàng hóa từ điểm giao đến điểm nhận theo hợp đồng vận tải được ký kết với người
cho thuê hoặc người thuê. Còn người nhận hàng để giao theo Liên đoàn quốc tế các
Hiệp hội giao nhận FIATA là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp
đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác. Người giao nhận cũng thực
hiện các công việc như lưu kho, bảo quản và trung chuyển hàng hóa tùy vào phạm vi
được ủy thác bởi chủ hàng26.
Về thời điểm chuyển rủi ro nếu hàng được giao cho người không phải là người
chuyên chở ta thấy được dự liệu của luật đối với mọi tình huống có thể xảy ra. Tuy
nhiên, có thể nhận thấy vào thời điểm giao nhận hàng thì bên thuê vẫn chưa thật sự

26
Lê Ánh, “FIATA Là Gì? Quy Tắc Mẫu Của FIATA Về Dịch Vụ Giao Nhận”[https://nghiepvu
xuatnhapkhau.com/fiata-la-gi-quy-tac-mau-cua-fiata-ve-dich-vu-giao-nhan.html] (truy cập ngày 6/11/2023).
48
nắm giữ hàng hóa nhưng họ đã phải gánh chịu rủi ro, như vậy là chưa hợp lý. Vì những
lý do sau:
Thứ nhất, luật không quy định người giao nhận hàng này có quan hệ với ai, được
ủy thác thực hiện công việc bởi bên thuê hay bên cho thuê. Vì nếu người nhận hàng để
giao có quan hệ với bên cho thuê, thì rõ ràng việc bên thuê giao hàng cho họ không
được xem là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và bên thuê đã phải gánh chịu rủi ro.
Nếu người nhận hàng để giao được ủy thác bởi người thuê, thì rõ ràng người cho thuê
đã giao hàng cho người thuê, lúc này việc xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa hay
chưa không có ý nghĩa pháp lý27.
Thứ hai làm cách nào để xác định quyền chiếm hữu hàng hóa của bên thuê bởi
người giao nhận hàng hóa là đang yêu cầu bên cho thuê phải bàn giao giấy tờ gì và bên
giao nhận hàng nên thể hiện như thế nào để xác định quyền chiếm hữu cho bên thuê,
luật vẫn chưa quy định.
Từ đó ta thấy luật chưa đơn giản hóa được thủ tục cần thiết khi xác định thời điểm
chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng không phải người vận
chuyển28. Nhóm tác giả khuyến nghị nên bỏ quy định căn cứ để xác định thời điểm
chuyển rủi ro là thời điểm quyền chiếm hữu đối với hàng hóa được xác nhận bởi bên
giao nhận hàng mà thay vào đó nên quy định thời điểm nào là thời điểm người cho thuê
được xem là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng để từ thời điểm đó rủi ro sẽ được chuyển
giao.
4.4. Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
Trong các trường hợp khác không được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
274 Luật Thương mại 2005 thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển
cho bên thuê khi bên thuê nhận hàng hóa cho thuê. Theo đó, đối với các trường hợp
chuyển rủi ro khác không được quy định cụ thể thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng
hàng hóa được chuyển sang bên thuê kể từ thời điểm hàng hóa được đặt dưới quyền
định đoạt của bên bên thuê, đó là thời điểm bên cho thuê nhận được hàng hóa cho thuê.
Từ quy định trên ta thấy rằng khoản 3 Điều 274 Luật Thương mại năm 2005 chưa
thật sự hợp lý. Có thể nói, bên cho thuê đang gặp bất lợi khi hàng hóa chỉ được chuyển
rủi ro khi bên thuê nhận hàng hóa cho thuê. Trong trường hợp bên cho thuê không giao

27
Dương Anh Sơn (chủ biên) (2016), Luật hợp đồng thương mại quốc tế, NXB. Đại học Quốc gia TP.HCM, Thành
phố Hồ Chí Minh, tr. 280.
28
“Một số kiến nghị về sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại
2005”, [http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/560-mot-so-kien-nghi-ve-
sua-doi-bo-sung-cac-quy-dinh-lien-quan-den-mua-ban-hang-hoa-theo-luat-thuong-mai-nam-2005] (truy cập ngày
06/11/2023).
49
được hàng hoặc khi bên thuê chậm tiếp nhận nghĩa vụ nhận hàng thì lúc này thời điểm
rủi ro đối với hàng hóa chưa được chuyển từ bên cho thuê sang bên thuê. Khi đó, trách
nhiệm của bên cho thuê đối với việc chuyển rủi ro trong hoạt động cho thuê hàng hóa
khi bên thuê chậm tiếp nhận hàng hóa là rất lớn. Bên cho thuê khi không giao được
hàng hóa cho bên thuê thì phải gánh chịu trách nhiệm và gánh chịu rủi ro này.
Qua đó, nhóm tác giả thấy rằng quy định tải khoản 3 Điều 274 Luật Thương mại
năm 2005 chưa đảm bảo sự công bằng cho bên thuê. Do đó, thiết nghĩa cũng trên tinh
thần là rủi ro được chuyển giao từ bên cho thuê sang bên thuê sớm ngay cả khi bên cho
thuê đã giao hàng hay chưa trong trường hợp bên thuê chậm thực hiện nghĩa vụ nhận
hàng hay không chỉ định về nhà chuyên chở thay vì chỉ quy định rủi ro về mất mát hoặc
hư hỏng hàng hóa chỉ được chuyển cho bên thuê nếu bên thuê nhận hàng hóa cho thuê.
Kết luận
Qua những phân tích về vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng cho thuê hàng hóa
trên. Có thể nói, chuyển rủi ro đối với hàng hóa là sự chuyển dịch trách nhiệm đối với
hàng hóa bị mất hoặc hư hỏng từ chủ thế này sang chủ thể khác. Việc chuyển rủi ro
trong trường hợp có có địa điểm giao hàng xác định hay chuyển rủi ro trong trường
hợp có địa điểm giao hàng không xác định cần có sự quy định rõ hơn trong Luật Thương
mại để đảm bảo quyền lợi của các bên trong hoạt động cho thuê hàng hóa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội.
2. Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội.
Tài liệu tham khảo
1. Dương Anh Sơn (chủ biên) (2016), Luật hợp đồng thương mại quốc tế, NXB.
Đại học Quốc gia TP.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 280.
2. Đinh Ngọc Tuấn (2004), Rủi ro và các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật, Trường Đại học
Ngoại thương, tr. 21.
3. Lê Ánh, “FIATA Là Gì? Quy Tắc Mẫu Của FIATA Về Dịch Vụ Giao Nhận”
[https://nghiepvuxuatnhapkhau.com/fiata-la-gi-quy-tac-mau-cua-fiata-ve-dich-vu-
giao-nhan.html] (truy cập ngày 6/11/2023).
50
4. “Một số kiến nghị về sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến mua bán
hàng hóa theo Luật Thương mại 2005”, [http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-
lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/560-mot-so-kien-nghi-ve-sua-doi-bo-sung-cac-quy-
dinh-lien-quan-den-mua-ban-hang-hoa-theo-luat-thuong-mai-nam-2005] (truy cập
ngày 06/11/2023).

5. Nguyễn Xuân Hòa, “Quản trị rủi ro là gì? Làm sao để quản trị rủi ro?”,
[https://vilas.edu.vn/quan-tri-rui-ro-la-gi-lam-sao-de-quan-tri-rui-ro.html], (truy cập
ngày 29/10/2023).
6. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2018), Pháp luật về thời điểm chuyển rủi ro đối với
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật
- Đại học Huế, tr. 8.
7. Nguyễn Thị Tuyết Lan (2020), Quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong hoạt
động mua bán hàng hóa, Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế, Trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh, tr. 11.
8. Nguyễn Quang Cúc Hòa (2019), “Một số vấn đề về quản trị rủi ro trong doanh
nghiệp”, Tạp chí Tài chính, kỳ 2 tháng 5/2019, tr. 109.
9. Phạm Duy Nghĩa (2013), Giáo trình Luật kinh tế, NXB. Công an nhân dân,
Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 399.
10. Phan Huy Hồng, Giáo trình Pháp luật Thương mại hàng hoá và dịch vụ,
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, NXB. Hồng Đức, tr. 351.
11. Trần Ngọc Yến Nhi (2022), Chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng
hóa theo Luật Thương mại 2005, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 12.
51

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢNG CÁO DƯỚI GÓC ĐỘ PHƯƠNG TIỆN


ĐIỆN TỬ & KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
Trần Trung Trực1

Tóm tắt
Quảng cáo như một gia vị giúp kích thích sự nhu cầu mua sắm và đưa đến sự trải
nghiệm tiêu dùng được thăng hoa. Xúc tiến thương mại bằng hình thức quảng cáo đã
mang đến niềm cảm hứng, sự lựa chọn tuyệt hảo cho người tiêu dùng chưa có đủ thông
tin về hàng hóa, song cũng là phương tiện giúp các nhà quản lý kinh doanh gặt hái được
những chỉ số doanh thu đáng kể. Với lợi nhuận phía trước và mảnh đất quảng cáo màu
mỡ trên phương tiện điện tử đã đưa các nhà kinh doanh sử dụng chiến lược quảng cáo
trượt vào các hố sâu pháp lý mà không có sự định hướng đúng đắn. Bài viết sẽ chỉ ra
những hạn chế và gợi mở những giải pháp thực tiễn cho vấn đề này.
Từ khóa: Quảng cáo, xúc tiến thương mại, phương tiện điện tử, người tiêu dùng.
Abstract
Advertising is like a slide spice which stimulates the custom needs and brings the
sublimation of customered experiences. Trade promotion through advertising, which
enforced inspirations, great choices for customers when they didn’t have enough useful
information for those goods, simultaneously the advertising media helps businesses
managers gain significant revenue’s indexes. With forward profits and piece of
advertising land on electronic means potentially, which have been leading these
businessmen to fall into legal holes without suitable orientations. The article will point
drawbacks out and recommend practical solutions for this issue.
Keywords: Advertising, trade promotion, electronic means (e-means), customers.
1. Những vấn đề lý luận về phương tiện quảng cáo trong nền kinh tế số Việt
Nam
Trước hết, phải xác định hoạt động xúc tiến “quảng cáo” được pháp luật quy định
là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ có mục đích sinh lợi hoặc không có mục đích sinh lợi (khoản 1 Điều 2 Luật
Quảng cáo năm 2012). Dĩ nhiên, hoạt động xúc tiến này phải được giới thiệu bằng nhiều
“phương tiện quảng cáo” khác nhau để công chúng dễ dàng tiếp cận như là: báo chí;
trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và cá thiết bị viễn thông
khác,vv…nhưng tựu trung lại các phương tiện này đều được khai thác với mục đích tìm

1
Trần Trung Trực (2153801015274 - CLC46C)
52
kiếm lợi nhuận tối ưu nhất.
Như vậy, “quảng cáo trong nền kinh tế số” được hiểu là hình thức quảng cáo trực
tuyến trên các nền tảng, thiết bị điện tử; đồng thời kết hợp, đồng bộ các thuật toán vi
tính, sự tương tác của người dùng internet, tính kết nối của công nghệ kỹ thuật viễn
thông để đưa các sản phẩm quảng cáo vào mọi ngóc ngách thương mại nhằm thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Ngược với quảng cáo điện tử thì quảng cáo truyền thống được diễn
ra theo cách thức chậm rãi hơn, ít sôi nổi, đa dạng cũng như hạn chế nguồn tiếp cận với
công chúng, chẳng hạn như: truyền tai nhau; phát tờ rơi tại một góc đường; treo, dán
giấy quảng cáo trên tường nhà, cây xanh,...
Tóm tại, có thể khẳng định quảng cáo truyền thống hoạt động kém hiệu quả hơn so
với “quảng cáo trong nền kinh tế số”, hơn nữa cách thức quảng cáo cổ xưa này không
gây ấn tượng đủ lớn trong công chúng bởi cách thức quảng cáo chưa thật sự văn minh,
phá cách mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan, môi trường, giao thông; thậm chí còn gây
không ít tâm lý khó chịu, dè dặt cho người tiếp nhận sản phẩm quảng cáo bởi những
thông tin thiếu khoa học, kiểm chứng pháp luật.
2. Thực trạng về quyền khai thác hoạt động quảng cáo
2.1. Khái quát chung
Trải dài từ chế độ phong kiến cho đến nay, việc buôn bán kèm với những lời rao,
tiếp thị bình dị của người dân Việt bằng những phương tiện quảng cáo thô sơ thông qua
những con đường tơ lụa thân thuộc đã mang lại những dấu ấn kinh tế nổi bật trong khu
vực Đông Nam Á. Bằng nhu cầu cải cách giao lưu hàng hóa trong nước cũng như học
hỏi kinh nghiệm quảng bá từ các quốc gia láng giềng nên Pháp lệnh quảng cáo năm
2001 lần đầu tiên được ban hành như bước ngoặc lớn trong hoạt động thương mại.
Trong khi Việt Nam đang đàm phán gia nhập WTO thì sự ra đời của Luật Thương
mại năm 2005 trong giai đoạn này như một cánh buồm tiếp sức cho hoạt động quảng
cáo được cải tiến, sâu rộng hơn. Mãi hơn nửa thập kỷ sau khi Luật Thương mại đầu tiên
ra đời, năm 2012 Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quảng cáo đã tạo cho lĩnh vực
quảng cáo có vị thế riêng biệt giữa những hoạt động xúc tiến thương mại khác, kéo theo
đó là sự thay đổi về diện mạo các phương tiện quảng bá và tác động mạnh mẽ đến các
dự án tiếp thị của doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước lột xác hơn.
2.2. Bất cập trong khuôn khổ pháp lý và thực tiễn
2.2.1. Chủ thể quyền trong hoạt động quảng cáo
Để một chủ thể đưa hàng hóa mà mình kinh doanh vào sản phẩm quảng cáo thì tự
thân họ phải là thương nhân hoặc đơn thuần là tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh
53
liên quan đến yếu tố thương mại2, cụ thể “thương nhân gồm tổ chức kinh tế được thành
lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có
đăng ký kinh doanh”3. Tuy vậy, chủ thể thực hiện các hoạt động này theo Luật Thương
mại có nhiều điểm khác biệt lớn so với luật chuyên ngành là Luật Quảng cáo và thậm
chí là trên thực tiễn:
Thứ nhất, văn hóa dân tộc kết hợp với những chế tác thủ công truyền thống đã tạo
cảm hứng cho các “vlogger” hay “creator”4 đến bản địa mô phỏng những thước phim
quảng cáo, trải nghiệm những sản phẩm làng nghề độc đáo. Hoạt động quảng cáo của
các vlogger không chỉ bảo tồn di sản, quảng bá giá trị tinh thần mà còn thể hiện tấm
lòng hiền hòa, thân ái giúp đỡ người dân địa phương có sinh kế tốt hơn. Như vậy,
“vlogger” hay “traveller”5 trong các lĩnh vực du lịch khám phá tự do có được phép hoạt
động quảng cáo các sản phẩm văn hóa để hỗ trợ người dân bản địa hay không là vấn đề
còn vướng mắc, bởi lẽ “vlogger” hay “traveller” là những chủ thể không đáp ứng điều
kiện kinh doanh theo luật định.
Thứ hai, hiện nay không chỉ riêng các doanh nghiệp hoạt động thương mại mà còn
có sự tham gia thị trường tích cực từ các hộ gia đình. Nhu cầu mở rộng nguồn kinh
doanh là một quyền lợi chính đáng và Nhà nước tạo cơ hội cho các chủ thể kinh doanh
tìm kiếm những khoản lợi ích tiềm năng. Tuy nhiên, pháp luật thương mại hiện hành
vẫn chưa ghi nhận tư cách pháp lý của hộ gia đình như là một thương nhân bởi một số
hộ gia đình không đáp ứng điều kiện là buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định
khoản 2 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Như vậy, hoạt động quảng cáo do những
chủ thể này thực hiện có còn phù hợp so với thực tế hay không là vấn đề mà pháp luật
còn bỏ ngỏ.6
Thứ ba, để giảm thiểu chi phí dịch vụ quảng cáo cũng như hạn chế số lượng người
tiếp cận, tiết lộ bí mật thông tin hàng hóa độc quyền nên những doanh nghiệp nhỏ lẻ
thường có xu hướng lựa chọn thuê đối tác đồng hành là các “freelancer”7 hay “graphic
designer”8. Chính những thành tố này đã tạo cho các nhà “graphic designer”,
“freelancer” có nhiều cơ hội cộng tác và khẳng định vai trò nghệ thuật của mình hơn
trong hoạt động thương mại nói chung và dịch vụ quảng cáo nói riêng. Đối chiếu với ý
nghĩa minh thị của Luật Thương mại thì dù là “graphic designer” hay “freelancer” cũng

2
Khoản 2 Điều 2 Luật Thương mại năm 2005.
3
Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005.
4
“Vlogger” hay “Creator” tức là những nhà sáng tạo nội dung.
5
“Traveller” nói đến những lữ khách (khách du lịch lữ hành).
6
Nguyễn Thị Tâm (2016), “Hoàn thiện pháp luật quảng cáo thương mại”, Luận án tiến sĩ luật học, tr. 49.
7
“Freelancer” là người làm việc tự do, chủ yếu là các công việc như: lập trình website, thiết kế hình ảnh, sản xuất
video,..
8
“Graphic designer” là người làm công việc thiết kế đồ họa, truyền tải thông điệp.
54
đều không thỏa mãn hết các yếu tố chủ thể quyền theo pháp luật một cách hoàn chỉnh.
Sự bỏ ngỏ về tư cách chủ thể thương mại nói trên dường như đã hạn chế cơ sở pháp
lý khi có tranh chấp giữa các bên hợp tác thực hiện sản phẩm quảng cáo và khó xác định
trách nhiệm bồi thường cho người tiếp nhận quảng cáo, tiêu thụ sản phẩm khi thiệt hại
xảy ra, từ đó cơ quan tiến hành tố tụng cũng sẽ bối rối trong việc áp dụng pháp luật
chuyên ngành hay quy về Bộ luật dân sự để giải quyết.
2.2.2. Đối tượng hàng hóa được phép quảng cáo
Cơ quan lập pháp tuy có sự quan tâm nhất định đến các mặt hàng có tính năng đặc
biệt nhưng khi được kinh doanh rộng rãi lại có những lỗ hổng về phương diện pháp lý.
Tác giả xin đưa ra một số dẫn chứng sau để chỉ ra những bất cập hiện có về đối tượng
quảng cáo:
Để ngăn ngừa hành vi cổ súy hiện tượng tiêu cực và lường trước những tác hại của
thuốc lá đến sức khỏe người dân thì tại Luật Thương mại năm 20059 và Luật Quảng cáo
năm 201210 đã thắt chặt việc quảng cáo “thuốc lá” trong thị trường. Đầu những năm thế
kỷ 21, khi pháp luật thương mại ra đời thì các nhà làm luật chỉ dự liệu được thuốc lá
truyền thống vì thời đấy chỉ tồn tại thuốc lá giấy nhưng chưa đón đầu được làn sóng
thuốc lá thế hệ mới ngày nay. Do vậy, việc thuốc lá điện tử có thuộc danh mục cấm
quảng cáo hay không thì chưa có văn bản pháp luật nào nhận định điều này, đặc biệt là
Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 201211.
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, khoảng 40% số vụ tai nạn
giao thông và 11% số người chết có liên quan rượu bia. Thống kê cũng cho thấy, trong
số 100 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia thì độ tuổi từ 15
- 29 chiếm gần 60%12. Hằng năm, đơn vị công an giao thông xử phạt hành chính nhiều
trường hợp sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông chủ yếu ở độ tuổi vị thành viên.
Gần đây, một số hãng sản xuất bia danh tiếng như Đức, Pháp,…đã có nhiều hoạt động
quảng bá trên các chương trình truyền hình âm nhạc, gameshow thực tế; rõ nhất các
video ngắn trên Youtube tưng bừng tổ chức sự kiện tiệc bia miễn phí vào những dịp
countdown hàng năm hay các sự kiện quốc tế quan trọng.
Nhiều bạn trẻ dù chưa đạt độ tuổi cho phép mà vẫn có thể tự do mua các loại bia tại
cửa hàng tiện lợi, tạp hóa và cứ thế tràn ngập “ma men” trong các cuộc chuyện trò. Phải

9
Khoản 4 Điều 109 Luật Thương mại 2005.
10
Khoản 2 Điều 7 Luật Quảng cáo năm 2012.
11
Khoản 2 Điều 9 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 quy định “Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá,
tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức”.
12
Tấn Quýnh, Anh Dũng, “Báo động tình trạng lái xe sau khi uống rượu bia”, [https://vtv.vn/xa-hoi/bao-dong-
tinh-trang-lai-xe-sau-khi-uong-ruou-bia-20220825191121589.htm] (truy cập ngày 07/10/2023)
55
chăng chưa có sự quản lý mật thiết từ gia đình và thiếu sự quan tâm trong việc năng cao
nhận thức cho học sinh khi đối mặt với thức uống có cồn từ các cơ sở giáo dục, hơn hết
là các cơ sở kinh doanh cũng chưa đặt trọn trách nhiệm khi không có bất cứ khuyến cáo
hay quy tắc tiếp thị cấm bán, chào mua nào đối với người dưới 18 tuổi cho mọi loại bia.
Trên thực tế người mua thường tìm đến các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ để thuận tiện, làm sao
kiểm soát vi phạm?13. Việc chưa kiểm soát được vi phạm đã mô tả được cơ chế quản lý
thị trường còn rời rạc, lơi lỏng.
Chỉ vỏn vẹn gần đây, số lượng người chơi game tại Việt Nam đạt mức 50 triệu
người, tức khoảng 50% dân số - cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tỷ lệ người chơi
game sẵn sàng chi trả cũng đứng đầu khu vực14. Đáng nói là trên một số diễn đàn và hội
nhóm dành riêng cho người chơi game, một số bạn trẻ đã sử dụng hình tượng nhân vật
trong game mà mình xây dựng để quảng cáo mua bán cho những người có nhu cầu mua
lại nhằm thu lợi nhuận. Bên cạnh đó, trên các trang mạng gần đây phát tán mạnh mẽ các
quảng cáo “cá cược, ăn độ” cũng như cung cấp các máy chủ để người sử dụng mạng xã
hội tham gia được thua bằng tiền, nhất là trong các mùa tranh giải vô địch bóng đá thế
giới và khu vực làm mất đi giá trị cốt lõi môn thể thao vua.
Đồ chơi trẻ em nếu không có sự giám sát chặt chẽ quy trình kinh doanh trong mối
tương quan với pháp luật thì một số mặt hàng như: kiếm gỗ, súng giả bằng nhựa cũng
như một số đồ chơi mang tính chất sát thương cao sẽ được bán đơn lẻ rồi chạy quảng
cáo tràn lan trên mạng xã hội15. Việc mua bán công khai các hàng hóa nguy hiểm này
đã góp phần hình thành tư tưởng kích động sử dụng vũ khí trong lối suy nghĩ của trẻ
cũng như người lớn khi mâu thuẫn xảy đến, nghiêm trọng hơn là gián tiếp cung cấp cho
người phạm tội trang bị các công cụ phạm tội như súng hơi, súng nhựa giả có kiểu dáng
giống như súng quân dụng, cụ thể như vụ cướp ngân hàng Sacombank diễn ra vừa qua
tại địa bàn Quận 8 (TP.HCM)16 hoặc các chủ thể tội phạm mạo danh lực lượng công an
để bất chấp hành vi chiếm đoạt tài sản tài sản của người khác.
Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, nhiều người dân sau khi đi du lịch về nước hay
cơ bản là những người Việt kiều đã có xu hướng chuyển hàng về để bán lại mở rộng
mối lái, thị trường. Phần lớn hàng hóa được nhập về là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu
như đồ ăn liền, thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm,... Cho dù là người bán sản phẩm

13
Nguyễn Duy Bình, “Người dưới 18 tuổi mua rượu bia, thuốc lá: Ai phạt? Phạt ai?”, [https://tuoitre.vn/nguoi-
duoi-18-tuoi-mua-ruou-bia-thuoc-la-ai-phat-phat-ai-20201009221422001.htm] (truy cập ngày 07/10/2023)
14
Hải Đăng, “Đứng trên mảnh đất thơm ngon nhất ngành game, Việt Nam tận dụng ra sao?”,
[https://vietnamnet.vn/dung-tren-manh-dat-thom-ngon-nhat-nganh-game-viet-nam-tan-dung-ra-sao-
i5010023.html] (truy cập ngày 08/10/2023)
15
Ng.Hải, “Cảnh báo súng đồ chơi gây sát thương bán đầy trên mạng”, [https://nld.com.vn/kinh-te/canh-bao-sung-
do-choi-gay-sat-thuong-ban-day-tren-mang-20220116120640264.htm] (truy cập ngày 10/10/2023)
16
Ngọc Lê, “Vụ cướp Ngân hàng Sacombank: 3 nghi phạm dùng súng giả”, [https://thanhnien.vn/vu-cuop-ngan-
hang-sacombank-3-nghi-pham-dung-sung-gia-185230308130121399.htm] (truy cập ngày 11/10/2023)
56
hay người mua trực tiếp sử dụng cũng không hiểu hết công dụng cũng như cách sử dụng
hữu hiệu cho từng sản phẩm khi họ không phải là nhà sản xuất trực tiếp, đặc biệt là các
sản phẩm không có sự tham vấn đủ chi tiết của các chuyên viên y tế. Do đó, đối với
những bộ phận kinh doanh với tiểu quy mô thì việc quảng cáo đa dạng các thực phẩm,
dược liệu y tế mà không phải nhà sản xuất có kiến thức chuyên môn cá biệt, đặc thù thì
pháp luật cần có sự can thiệp đúng lúc.
2.2.3. Nền tảng thực hiện hoạt động quảng cáo
Nhìn lại thập kỷ qua, chiến lược mở rộng các nền tảng đã tác động mạnh mẽ đến
cán cân thương mại giữa các quốc gia và như trục xoay vạch lại định hướng thương mại
mà mỗi quốc gia hướng đến. Hai nền tảng Facebook & Tiktok là những trang điện tử
đạt số lượng người dùng và lượt tương tác cao nhất hiện nay. Mẫu số chung của hai nền
tảng là đang hoạt động vượt ra khỏi khuôn khổ pháp lý mà họ được phép kinh doanh.
Facebook thực chất là một nền tảng mạng xã hội17 tức nơi để giao lưu, chia sẻ những
hoạt động cá nhân, xã hội hay cung cấp thông tin chuỗi sự kiện, dự án từ các tổ chức,
doanh nghiệp, vv…; đối với Tiktok đơn thuần là mạng xã hội và là nền tảng video âm
nhạc, nền tảng này được sử dụng để sáng tạo ra các video ngắn, khiêu vũ, hát nhép, hài
kịch và tài năng18. Nhưng Facebook hay Tiktok đều đã mở rộng phạm vi các hoạt động
trung gian quảng cáo sản phẩm qua “Marketplace” & “Tiktok Shop” nhưng chưa có quy
định chính thức nào thừa nhận các nền tảng tiện ích này được phép quảng cáo hay không
khi các hàng hóa kém lành mạnh vẫn đang xuất hiện nhan nhản trong mắt những bạn
trẻ19.
Xét cho cùng, bản chất tính năng sử dụng của cả Facebook lẫn Tiktok không phải
là “trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho
việc cung cấp, trao đổi thông tin”20 nên không chịu sự quản lý, điều chỉnh theo khoản
3 Điều 23 Luật Quảng cáo năm 2012 mà phải được định hình theo “hình thức khác trên
phương tiện điện tử”21 của Luật Quảng cáo. Trong tương lai, pháp luật nên dự liệu hình
thức quảng cáo này để tránh các công ty thương mại vịn vào sự mỏng giòn của ý nghĩa
pháp lý mà biến tướng các hình thức kinh doanh tiêu cực.
“Influencer” & “KOL”22 là một trong những đối tác truyền thông hàng đầu trong

17
Phương Anh, “Facebook app là gì? Lợi ích khi sử dụng Facebook app”, [https://cel
lphones.com.vn/sforum/facebook-app-la-gi-loi-ich-khi-su-dung-facebook-app] (truy cập ngày 13/10 /2023).
18
Atosa Admin, “Tiktok là gì? Tất tần tật những thông tin về Tiktok có thể bạn chưa biết”, [https://at
osa.asia/tiktok-la-gi/] (truy cập ngày 14/10/2023).
19
Mạnh Cường (2023), “Tiktok xuất hiện nhan nhản nội dung xấu độc, giới trẻ nói gì?”, Báo điện tử VTC News,
[https://vtc.vn/tiktok-xuat-hien-nhan-nhan-noi-dung-xau-doc-gioi-tre-noi-gi-ar763964.html] (truy cập ngày
14/10/2023)
20
Khoản 17 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin năm 2006.
21
Khoản 2 Điều 24 Luật Quảng cáo năm 2012.
22
“Influencer” hay “KOL” (Key opinion leader) gọi chung là người có tầm ảnh hưởng.
57
bối cảnh marketing phát triển vũ bão hiện nay. Trong các sản phẩm quảng cáo, những
người chuyển tải này đã tận dụng triệt để thương hiệu cá nhân để PR (giới thiệu) hàng
hóa quảng cáo mà chưa được đào tạo chuẩn chỉnh những thông tin tối thiểu về hàng hóa
cũng như văn hóa ứng xử mua bán sao cho phù hợp với đạo đức kinh doanh. Hình thức
quảng cáo này là được gọi là đại diện thương hiệu. Mỗi lời nói hoặc hành động của
người đại diện thương hiệu là sự bảo đảm chắc chắn về chất lượng, giá, công dụng…của
sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng23.
Hơn hết vấn đề đặt ra là nếu mẫu hàng hóa quảng cáo có sự khác biệt với hàng hóa
thực tế về xuất xứ, tính năng,..mà người tiêu dùng đã sử dụng hay hàng hóa đó phát sinh
ra nhiều lỗi sản xuất, hỏng móc gây thiệt hại cho trong thời gian sử dụng thì cá nhân, tổ
chức nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường khi người tiêu dùng không trực tiếp mua hàng
với bên sản xuất cung ứng cho họ mà lại trực tiếp mua hàng theo mã vận đơn của người
chuyển tải đã thiết lập. Thông thường khi thiệt hại xảy ra trong lĩnh vực thương mại sẽ
được giải quyết giữa một bên là người tiêu dùng với bên còn lại là nhà sản xuất nhưng
không đưa người chuyển tải vào tham gia tố tụng cho phù hợp với tình tiết vụ án và đôi
khi trách nhiệm bồi thường này còn bị các bên cung ứng đổ lỗi cho nhau và chối bỏ
trách nhiệm bồi thường.
2.2.4. Hình thức quảng cáo
Luật Quảng cáo hiện hành đã cấm hành vi quảng cáo chứa đựng các từ ngữ mang ý
nghĩa độc nhất trong sản phẩm quảng cáo như “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một”
hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tư mà không có ý nghĩa chứng minh 24 để tránh chủ đích
độc quyền hàng hóa trong cùng lĩnh vực sản phẩm tương tự. Xét về phương diện ngôn
ngữ học, tiếng Việt có trường từ vựng rất rộng nên dù không sử dụng từ ngữ mang ý
nghĩa tương tự một cách minh thị, công khai nhưng có thể dùng những loại từ mang sắc
thái, âm vực của thời đại hoặc những từ lóng giới trẻ thì vẫn mang nội hàm tương đồng
bởi tiếng Việt có sự giao thoa lớn bởi văn hóa Đông – Tây.
Thế nên, để phục vụ tính bảo mật cho hành vi phi pháp, “lách luật” của mình mà hệ
thống từ ngữ lóng của nhóm đối tượng có “độ mở” và phản ánh trình độ nhận thức của
đối tượng. Chẳng hạn, hiện nay các từ ngữ lóng chỉ hàng hóa, trao đổi, mua bán được
dùng với các từ ngữ lóng có từ mượn của Ấn - Âu rất nhiều. Ngữ lóng “hàng VIP” để
chỉ mặt hàng trao đổi buôn bán được hầu hết các nhóm đôi tượng sử dụng. 25 Hay nhà
quảng cáo có thể vay mượn các từ ngữ mang tính cam kết như “uy tín nhất” hay “best

23
Phan Thị Lan Hương (2018), “Pháp luật về quảng cáo: những bất cập và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí nghiên
cứu lập pháp, [http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207097] (truy cập ngày 16/10/2023).
24
Khoản 11 Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012.
25
Nguyễn Thị Hoài Tâm (2021), “Đặc điểm từ ngữ lóng tiếng Việt – Nhìn từ mặt nghĩa và phạm vi sử dụng”, Từ
điển học & Bách khoa thư, tr.7.
58
seller”; “có giá trị nhất về mặt…” nhằm gia tăng độ tin cậy cho khách hàng khi mủi lòng
nhưng xét cho cùng, ảnh hưởng tích cực này như là một bằng chứng đảm bảo hữu hiệu
cũng như bức tranh tài chính nội bộ trong kinh doanh của họ nên pháp luật khó có thể
can thiệp sâu và đòi hỏi họ phải điều chỉnh lại cách truyền tải quảng cáo khi họ không
vi phạm điều kiện quảng cáo nào.
Lối diễn đạt và phục trang bên ngoài của người chuyển tải quảng cáo cũng là yếu tố
thu hút việc mua sắm của khách hàng. Định kiến về tấm áo thời nay có phần thoáng mở
hơn xưa và văn hóa thời trang Việt cũng đang tiềm cận với thế giới, do đó mà có một số
nhà quảng cáo và đối tác truyền thông trong sản phẩm của họ không ngại ăn mặc hở
hang hay cách hóa trang kém trang nhã, nhạy cảm đối với người nhìn. Hoặc là trong nội
dung truyền tải, người phát ngôn quảng cáo có những câu nói đầy cợt nhả, phản cảm,
nhất là trong các ngành hàng dịch vụ massage, spa, nghỉ dưỡng trá hình. Do vậy, những
sự việc gần đây cho thấy việc sử dụng yếu tố sexy, gợi cảm trên cơ thể người phụ nữ đã
bị các nhà marketing lạm dụng như một chiêu thức để tiếp cận khán giả nhanh chóng
nhất.26
Pháp luật thương mại chỉ ngăn cấm hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp, quảng cáo
sai sự thật nhằm tránh gây thiệt hại về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức
khác. Trên thực tế, hình thức quảng cáo rất đa dạng, sáng tạo nên quy định trên còn khá
định tính vì sẽ có những quảng cáo có sự hòa trộn, không rạch ròi là vận hành theo cơ
chế quảng cáo nào. Điển hình như vụ án Công ty TNHH SX&TM Vạn Thành, Công ty
TNHH SX Mousse Ưu Việt, Công ty TNHH SX đồ nhựa Anh Dũng đã cùng nhau khởi
kiện Công ty CP cao su Sài Gòn Kim Đan27 về việc xây dựng nội dung quảng cáo không
đủ cơ sở khoa học về thành phần hóa học hợp thành nệm cao su và đưa ra những chỉ dẫn
nhận diện vô lý về chất lượng nệm khiến cho 03 công ty khởi kiện trên cũng bị thiệt hại
về hiệu suất kinh doanh do tâm lý và độ tin cậy của người tiêu dùng đối với cùng một
mặt hàng gia dụng bị bóp méo, sụt giảm.
3. Kiến nghị hoàn thiện
Liên quan đến chủ thể hoạt động quảng cáo, tác giả xin đề xuất hướng giải quyết
như sau:
Đối với những nhà làm sáng tạo nội dung như “vlogger” hay “creator” đã gián tiếp
đóng góp lợi ích thương mại hay phi thương mại này. Tác giả cho rằng pháp luật nên
thừa nhận tư cách pháp lý của họ một cách độc lập vì bản chất hoạt động quảng bá đó

26
Khánh Thảo, “Quảng cáo phản cảm: Phạt nhẹ khó chừa”, [https://cand.com.vn/dien-dan-van-nghe-cong-
an/Quang-cao-phan-cam-Phat-nhe-kho-chua-i401483/] (truy cập ngày 19/10/2023)
27
Bản án số 59/2001/DSST về “V/v yêu cầu chấm dứt hành vi quảng cáo trái pháp luật và buộc xin lỗi công khai”
của Tòa án nhân dân Quận 11, TP. Hồ Chí Minh.
59
không phải dựa trên lượng hàng hóa sẵn có và theo quy luật cung – cầu của thị trường
như hoạt động kinh doanh thông thường mà chủ yếu dựa vào mối quan hệ và sức ảnh
hưởng lan tỏa, dây chuyền trên các kênh truyền thông để nhanh chóng đưa hàng hóa tiếp
cận với người tiêu dùng. Khi đặt ra được vị trí pháp lý thì họ sẽ bị ràng buộc quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm tương ứng để cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết những sai
phạm, tranh chấp dân sự - thương mại về sau.
Những chủ thể kinh doanh có quy mô tầm trung như hộ gia đình thì cơ quan đăng
ký kinh doanh địa phương thường xuyên rà soát các hộ nào chưa đăng ký kinh doanh
thì khuyến khích, vận động hành lang đăng ký kinh doanh để hoạt động quảng cáo của
họ có thể diễn ra trong khuôn khổ pháp lý và cơ quan Nhà nước cũng sẽ dễ dàng quản
lý các sản phẩm quảng cáo này.
Riêng đối với ngành, nghề liên quan đến nghệ thuật sáng tạo như “freelancer”,
“graphic designer” thì tác giả cho rằng trước hết nên ban hành văn bản hướng dẫn về thí
điểm quy chế hoạt động mỹ thuật dân dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động cung ứng
dịch vụ với nhau. Sau đó, cần trao đổi thông tin với các Bộ ngành có liên quan để xin ý
kiến là có thừa nhận hoạt động kinh tế của họ như một ngành dịch vụ tự do đặc thù hay
không thì mới có thể chính thức quy định trong các luật liên quan về nghệ thuật, truyền
thông đối với những chủ thể cũng như hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận này. Đồng thời,
đối với hợp đồng hợp tác cung ứng dịch vụ quảng cáo giữa họ và bên được cung ứng
cần ghi nhận điều khoản về trách nhiệm liên đới nhằm tạo tiền đề giải quyết các tranh
chấp.
Nhắc về những đối tượng quảng cáo được đang lan truyền trên phương diện điện tử,
tác giả có những đóng góp sau:
Thứ nhất, theo báo cáo khoa học sơ bộ cho thấy thuốc lá điện tử sẽ gây ra các bệnh
cấp và mãn tính nguy hiểm như: bệnh đường hô hấp do chứa lipoid; bệnh ung thư do
kim loại nặng và các hợp chất carbonyl độc hại; thậm chí hình thành nguy cơ bệnh tim
mạch28. Chính vì những tác hại quá to lớn cho sức khỏe cộng đồng và cho hệ thống y tế
quá tải khi hàng năm phải tiếp nhận nhiều trường hợp mắc các bệnh mãn tính từ lượng
bệnh nhân trẻ càng tăng. Vì lẽ đó, tác giả cho rằng nên ban hành quy định cấm việc tiếp
thị, cũng như mua bán các sản phẩm thuốc lá này.
Thứ hai, về thức uống giải khát bia, Chính phủ nước ta có thể học hỏi kinh nghiệm
ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ quy định phải xuất trình thẻ ID (như căn cước

28
Lương Thị Yên (2022), “Thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh viên Trường Đại học Y dược, Đại
học quốc gia Hà Nội năm 2021 và một số yếu tố liên quan”, tr. 14. https://reposito
ry.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/143096/1/16100062.pdf
60
công dân) và các cửa hàng chỉ bán rượu cho những người trên 21 tuổi29. Hoặc tại Hàn
Quốc cũng quy định tương tự, cụ thể là tại Điều 20 Pháp lệnh thi hành Luật Bảo vệ trẻ
vị thành niên quy định “kiểm tra độ tuổi của khách hàng khi bán bất kỳ chất nào được
coi là chất gây nghiện có hại cho trẻ vị thành niên”. Hơn nữa, “hành vi cho phép trẻ vị
thành niên tiếp cận các cơ sở bán rượu được cấp phép” và “bất kỳ hành vi cung cấp đồ
uống có cồn cho trẻ em” đều bị cấm theo Đạo luật Vệ sinh thực phẩm, Điều 31, Khoản
3 và 430. Một phương cách cụ thể hơn là khi khách hàng có nhu cầu mua các mặt hàng
này thì nhân viên bán hàng có thể yêu cầu họ xuất trình giấy tờ tùy thân để kiểm tra họ
đã đạt độ tuổi được phép sử dụng hay không vì theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP
không bất cứ chỉ dẫn quy định nào về quy trình người bán được phép kiểm tra giấy tờ
tùy thân khi nghi ngờ người mua chưa đủ 18 tuổi.
Thứ ba, phác thảo lại mô hình trò chơi điện tử, Chính phủ có thể tiếp thu kinh nghiệm
của một trong quốc gia tiên phong trong ngành công nghiệp giải trí điện tử như Trung
Quốc trong việc đặt ra khung giới hạn là 1,5 giờ/ngày và 3 giờ vào các ngày lễ 31 mà trẻ
em dưới 18 tuổi được phép sử dụng để tránh thói “nghiện internet” mà Trung Quốc đã
ban hành Thông báo về phòng chống nghiện game trực tuyến ở thanh thiếu niên. Dựa
trên định hướng này, tác giả đồng quan điểm với ông Trần Phương Huy – Giám đốc
VTC Intecom đề xuất khuyến nghị quản lý game online qua mã định danh điện tử có
gắn chip cho nhóm đối tượng dưới 14 tuổi, để khi trẻ vị thành niên tạo tài khoản chơi
game trực tuyến sẽ phải gửi xác thực đến cơ quan quản lý, giúp Nhà nước và cả doanh
nghiệp quản lý tài khoản của người chơi game chặt chẽ hơn32. Theo đó, Bộ Truyền thông
– Thông tin nên rà soát và kiểm định lại nội dung kịch bản trò chơi đang hay sắp lưu
hành trước khi các mô típ nội dung trò chơi đó phát hành trên thị trường.
Sau cùng, với những hàng hóa hóa mỹ phẩm. thực phẩm chức năng ngoại nhập. Các
Bộ liên quan và Cảng vụ hàng không nên phối hợp quy định người lưu hành hàng hóa
nên đóng gói thành kiện hàng riêng, sau đó nhân viên hải quan tiến hành kiểm tra chứng
từ các kiện hàng này và yêu cầu người lưu hành đó phải cung cấp thông tin về tính an
toàn sản phẩm và cam kết chịu mọi trách nhiệm pháp lý trong tờ khai thông tin về hàng
hóa tiêu thụ đặc biệt ngay tại hai cửa khẩu hải quan xuất - nhập khi gửi – nhận hàng để

29
Anh Thư, “Các nước kiểm soát rượu bia thế nào?”, [https://tuoitre.vn/cac-nuoc-kiem-soat-ruou-bia-the-nao-
20180610090037181.htm] (truy cập ngày 22/10/2023)
30
Sungsoo Chun, Michael E. Welch, and Mary Shin (2011), “Issues of Korean Alcohol Policy Perspectives”, tr.
6.
31
Breanda Goh, “Three hours a week: Play time’s over for China’s young video games”, “Previously, China
had limited the length of time under-18s could play video games to 1.5 hours on any day and three hours
on holidays under 2019 rules.”, [https://www.reuters.com/world/china/china-rolls-out-new-rules-minors-online-
gaming-xinhua-2021-08-30/] (truy cập ngày 23/10/2023)
32
Bích Lan, “Các cơ quan chức năng có thể kiểm soát nội dung, thời gian và quản lý game online bằng mã định
danh điện tử”, [https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=77746] (truy cập ngày
23/10/2023)
61
tránh các trường hợp đáng tiếc như vụ bốn nữ tiếp viên hàng không VietnamAirlines
vừa qua33. Có như vậy thì mới kiểm soát được tình trạng thả nổi mua bán các hàng hóa
có tính năng sử dụng đặc biệt mà chưa có sự cấp quyền của cơ quan chuyên môn.
Nói đến các nền tảng hoạt động quảng cáo như Tiktok, Facebook, nhà làm luật có
thể quy định cơ chế liên quan đến những quy trình, thủ tục pháp lý cho khai thác kinh
doanh dịch vụ trực tuyến tại Việt Nam và phát thông báo cho lãnh đạo các công ty, tập
đoàn dịch vụ này để họ tuân thủ các luật lệ do Chính phủ ban hành nhằm thắt chặt hàng
đầu an ninh mạng, kế đến là ngăn chặn được hoạt động quảng cáo vô thưởng vô phạt
khiến cho chuỗi mua bán, cung ứng trong nước bị xáo động từ những hành vi lạm dụng
quảng cáo trá hình để mua bán hàng hóa cấm sử dụng hay các loại sản phẩm không còn
đáp ứng giá trị sử dụng, khai thác tối thiểu nữa.
Riêng đối với những chủ thể là người chuyển tải sản phẩm quảng cáo thì pháp luật
nên gán quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể hơn khi thực hiện hoạt động quảng cáo, đồng
thời trong hợp đồng hợp tác giữa các bên nên ghi nhận thêm điều khoản “Nếu xảy ra
bất cứ tranh chấp hay gây thiệt hại trực tiếp đến người tiêu dùng đối với hàng hóa đã
được giới thiệu, người chuyển tải (bên được nhận thực hiện truyền thông quảng cáo) sẽ
liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại với bên được quảng cáo nhưng không quá
2/3 tổng giá trị hàng hóa đã được chào mua”. Khi đặt ra trách nhiệm pháp lý dân sự thì
giữa các bên hợp tác quảng cáo sẽ có sự cẩn trọng hơn trong sứ mạng nghề nghiệp của
mình và sẽ thể hiện sự thiện chí, tận tâm về trách nhiệm tuyệt của người kinh doanh đối
của khách hàng.
Với những từ lóng dân dã địa phương ở từng thời đại và tư duy từ ngữ phong phú
trong lối sinh hoạt nên pháp luật cũng không thể đặt ra giới hạn hết các từ ngữ biểu trưng
sự độc nhất đó. Thay vào đó, với sự phong phú từ điển như Việt Nam, tác giả đề xuất
hai hướng giải quyết:
Một là, nếu các hàng hóa được công nhận tính độc nhất về giá trị cốt lõi thì vẫn cho
phép sản phẩm quảng cáo đó được giới thiệu tính ưu việt này nhưng cần trích dẫn nguồn
cấp phép, thừa nhận để làm sáng tỏ ưu điểm có giá trị pháp lý.
Hai là, vẫn cho phép các chủ thể quảng cáo sử dụng các từ ngữ mang ý nghĩa độc
nhất như thế khi chưa có kết luận chính thức nào được chắc chắn hoặc được thừa nhận
bởi CQNN có thẩm quyền thì pháp luật nên yêu cầu trong video quảng cáo của họ nên
có đoạn nhắc nhở rằng “Mọi thông tin chỉ mang tính chất quảng cáo và không hoàn
toàn chính xác 100%, vui lòng đọc kỹ thông tin sản phẩm trước khi dùng”. Bằng thỏa

33
Nhật Nam, “4 tiếp viên Vietnam Airlines được trả tự do”, [https://baochinhphu.vn/4-tiep-vien-vietnam-airlines-
duoc-tra-tu-do-102230322192829344.htm] (truy cập ngày 24/10/2023)
62
thuận trên, các bên sẽ nâng cao trách nhiệm công việc của mình hơn.
Với những cá nhân có phong cách ăn mặc thiếu chuẩn mực, nhạy cảm khi livestream
quảng cáo hay thông qua các hình thức ghi hình quảng cáo khác thì pháp luật nên áp
dụng biện pháp cảnh cáo khi phát hiện sai phạm, yêu cầu chỉnh sửa nội dung quảng cáo
cho phù hợp hoặc xử phạt hành chính nếu người tiếp nhận sản phẩm quảng cáo đó có
khiếu nại về cách giới thiệu hàng hóa thiếu tôn trọng, phù hợp với người đón nhận hàng
hóa mà tại khoản 3 Điều 39 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 chưa quy định
chi tiết nào về trách nhiệm của cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng trong giao
dịch trên không gian mạng như khái niệm về cá nhân kinh doanh trên không gian mạng
tại khoản 1 cùng Điều luật trên34.
Đặc biệt, riêng về những quảng cáo mang bản chất chung chung thì pháp luật nên
thiết lập hành lang pháp lý yêu cầu bên có nhu cầu quảng cáo thực hiện thêm thủ tục
cam kết nội dung hàng hóa được đăng tải quảng cáo là được dựa trên lý luận khoa học
– pháp lý xác đáng, rõ ràng và không nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh với
những chủ thể kinh doanh khác tại Sở Thông tin và Truyền thông có trụ sở thương mại
chính, ngoài ra nếu bên doanh nghiệp quảng cáo gây ra hậu quả kinh tế nghiêm trọng
thì phải bồi thường thiệt hại khi có tranh chấp.
4. Kết luận
Quảng cáo – chiếc cầu dây văng nối dài giữa người bán và người mua mà tại nơi
đây, hoạt động mua bán hàng hóa giữa các bên nhịp nhàng, thuận tiện hơn. Hoạt động
quảng cáo trên phương tiện điện tử luôn không ngừng phát triển để đáp ứng thị hiếu và
nhu cầu trải nghiệm thực tế của người tiêu dùng. Tuy có những giá trị tích cực nhưng
hoạt động quảng cáo cũng bộc lộ những khiếm khuyết trong quy định pháp luật chuyên
ngành, song cũng ngầm chứa đựng những rào cản thương mại khác trên thực tế. Do vậy,
những kiến nghị mà tác giả đã bàn luận như một giải pháp hữu ích nhằm khắc phục
những hạn chế và vạch ra chiến lược kinh doanh được diễn ra theo chiều kích hòa hợp,
tương thích hơn theo trục xoay pháp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


*Văn bản quy phạm pháp luật:
1. Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

34
Điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 quy định “Tổ chức, cá nhân kinh
doanh trên không gian mạng bao gồm: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua hệ
thống thông tin tự mình thiết lập hoặc thông qua nền tảng số”.
63
2. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.
3. Luật Công nghệ thông tin năm 2006.
4. Luật Thương mại năm 2005.
5. Luật Quảng cáo năm 2012.
6. Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012.
7. Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001.
8. Đạo luật Vệ sinh thực phẩm Hàn Quốc năm 1962.
9. Pháp lệnh thi hành Luật Bảo vệ trẻ vị thành niên Hàn Quốc.
*Tài liệu tham khảo:
10. Bản án số 59/2001/DSST ngày 25/09/2001 của Tòa án nhân dân Quận 11, TP. Hồ
Chí Minh về vụ án yêu cầu chấm dứt hành vi quảng cáo trái pháp luật và buộc xin lỗi
công khai.
11. Thông báo về phòng chống nghiện game trực tuyến ở thanh thiếu niên Trung Quốc
năm 2019.
12. Anh Thư, “Các nước kiểm soát rượu bia thế nào?”, [https://tuoitre.vn/cac-nuoc-
kiem-soat-ruou-bia-the-nao-20180610090037181.htm]
13. Atosa Admin, “Tiktok là gì? Tất tần tật những thông tin về Tiktok có thể bạn chưa
biết”, [https://atosa.asia/tiktok-la-gi/]
14. Bích Lan, “Các cơ quan chức năng có thể kiểm soát nội dung, thời gian và quản lý
game online bằng mã định danh điện tử”, [https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-
dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=77746]
15. Breanda Goh, “Three hours a week: Play time’s over for China’s young video
games”, “Previously, China had limited the length of time under-18s could play video
games to 1.5 hours on any day and three hours on holidays under 2019 rules.”,
[https://www.reuters.com/world/china/china-rolls-out-new-rules-minors-online-
gaming-xinhua-2021-08-30/]
16. Hải Đăng, “Đứng trên mảnh đất thơm ngon nhất ngành game, Việt Nam tận dụng ra
sao?”, [https://vietnamnet.vn/dung-tren-manh-dat-thom-ngon-nhat-nganh-game-viet-
nam-tan-dung-ra-sao-i5010023.html]
17. Khánh Thảo, “Quảng cáo phản cảm: Phạt nhẹ khó chừa”, [https://cand.com.vn/dien-
dan-van-nghe-cong-an/Quang-cao-phan-cam-Phat-nhe-kho-chua-i401483/]
64
18. Lương Thị Yên (2022), “Thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh viên
Trường Đại học Y dược, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2021 và một số yếu tố liên quan”,
tr. 14. https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/143096/1/16100062.pdf
19. Mạnh Cường (2023), “Tiktok xuất hiện nhan nhản nội dung xấu độc, giới trẻ nói
gì?”, Báo điện tử VTC News, [https://vtc.vn/tiktok-xuat-hien-nhan-nhan-noi-dung-xau-
doc-gioi-tre-noi-gi-ar763964.html]
20. Ng.Hải, “Cảnh báo súng đồ chơi gây sát thương bán đầy trên mạng”,
[https://nld.com.vn/kinh-te/canh-bao-sung-do-choi-gay-sat-thuong-ban-day-tren-
mang-20220116120640264.htm]
21. Ngọc Lê, “Vụ cướp Ngân hàng Sacombank: 3 nghi phạm dùng súng giả”,
[https://thanhnien.vn/vu-cuop-ngan-hang-sacombank-3-nghi-pham-dung-sung-gia-
185230308130121399.htm]
22. Nguyễn Duy Bình, “Người dưới 18 tuổi mua rượu bia, thuốc lá: Ai phạt? Phạt ai?”,
[https://tuoitre.vn/nguoi-duoi-18-tuoi-mua-ruou-bia-thuoc-la-ai-phat-phat-ai-
20201009221422001.htm]
23. Nguyễn Thị Hoài Tâm (2021), “Đặc điểm từ ngữ lóng tiếng Việt – Nhìn từ mặt nghĩa
và phạm vi sử dụng”, Từ điển học & Bách khoa thư, tr. 7
24. Nguyễn Thị Tâm, “Hoàn thiện pháp luật quảng cáo”, Luận án tiến sĩ luật học, tr. 49
25. Nhật Nam, “4 tiếp viên Vietnam Airlines được trả tự do”, [https://baochinhphu.vn/4-
tiep-vien-vietnam-airlines-duoc-tra-tu-do-102230322192829344.htm]
26. Phan Thị Lan Hương (2018), “Pháp luật về quảng cáo: những bất cập và kiến nghị
hoàn thiện”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, [http://lapphap.vn
/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207097]
27. Phương Anh, “Facebook app là gì? Lợi ích khi sử dụng Facebook app”,
[https://cellphones.com.vn/sforum/facebook-app-la-gi-loi-ich-khi-su-dung-facebook-
app]
28. Sungsoo Chun, Michael E. Welch, and Mary Shin (2011), “Issues of Korean Alcohol
Policy Perspectives”, tr. 6.
29. Tấn Quýnh, Anh Dũng, “Báo động tình trạng lái xe sau khi uống rượu bia”,
[https://vtv.vn/xa-hoi/bao-dong-tinh-trang-lai-xe-sau-khi-uong-ruou-bia-
20220825191121589.htm]
30. Yên Minh, “ ‘Gạn đục’ thị trường quảng cáo”, [https://nhandan.vn/gan-duc-thi-
truong-quang-cao-truc-tuyen-post644458.html]
65

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG


WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Nguyễn Phương Trà1
Nguyễn Trần Phương Vy2
Tóm tắt
Những năm gần đây, mô hình kinh doanh trên toàn cầu tiếp tục có sự thay đổi đáng
kể với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Trong đó, không thể
không nói đến sự hỗ trợ của website thương mại điện tử đã giúp cho các doanh nghiệp,
cá nhân hay tổ chức đưa hàng hóa cũng như dịch vụ của mình đến khách hàng dễ dàng
hơn. Do vậy, các nhà làm luật cần thiết lập một khung pháp lý để các hoạt động của chủ thể
này được thực hiện đúng pháp luật và sẽ được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, trên thực tế, cụ
thể là vấn đề chuyển nhượng website thương mại điện tử không thực sự phổ biến dù cho đã
có một hành lang pháp lý để đảm bảo hoạt động này. Vì vậy, bài viết này sẽ phân tích khái
quát về việc chuyển nhượng website thương mại điện tử dựa trên yếu tố chủ thể cũng như
quy trình thực hiện việc chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật.
Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, người tiêu dùng bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa
và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông ngày một nhiều hơn.
Đáng chú ý, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 càng đẩy nhanh quá trình mua sắm hàng
hóa trực tuyến. Năm 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 2,58%, thấp nhất trong
vòng 30 năm qua. Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng
trưởng ổn định ở mức 16%, doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD năm 2021; tỷ trọng doanh
thu bán lẻ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả
nước đạt 7%, tăng 27% so với cùng kỳ năm 20203. Cho đến hiện nay, thương mại điện
tử là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến
của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) được ứng dụng rộng rãi để
tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước
và xuất khẩu4.

1
Sinh viên năm ba Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2153801013265, CLC46C)
2
Sinh viên năm ba Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2153801015289, CLC46C)
3
Lê Thị Chi, Nguyễn Thị Hồng Nguyên, Huỳnh Văn Thái (2023), Giải pháp phát triển thương mại điện tử tại Việt
Nam, https://tapchitaichinh.vn/giai-phap-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-tai-viet-nam.html, truy cập ngày
06/11/2023.
4
Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch tổng
thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.
66
Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại điện tử Việt Nam đang cực
kỳ nhanh chóng, vì vậy, việc thiết lập website thương mại điện tử là một lợi thế rất lớn
cho các chủ thể khi tham gia vào mô hình kinh doanh trực tuyến này bởi các website
này được ứng dụng công nghệ kỹ thuật sẽ hỗ trợ triển khai được các chiến lược tiếp thị
tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng cũng như giúp người bán, người mua có thể chủ động
hơn trong tương tác với các đơn vị cung cấp các dịch vụ thanh toán, đơn vị cung cấp
mạng Internet hay các cơ quan chứng thực. Hiện nay, hình thức phổ biến để các chủ thể
tham gia vào hoạt động thương mại điện tử thường được thông qua việc thiết lập website.
Trong khi đó, các chủ thể mong muốn gia nhập thị trường trực tuyến có thể trở thành
chủ sở hữu website thông qua việc nhận chuyển nhượng. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt
Nam vẫn còn khá ít các văn bản pháp luật điều chỉnh về quản lý lĩnh vực thương mại
điện tử.
1. Khái quát về chuyển nhượng website thương mại điện tử
1.1. Thế nào là website thương mại điện tử
Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của
Chính phủ về thương mại điện tử, website thương mại điện tử (gọi tắt là website) là
trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của
hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa,
dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Định nghĩa này liệt kê các hoạt động thương mại có khả năng thúc đẩy doanh thu
sản phẩm, bởi, website thương mại điện tử là một phương thức gia tăng sự tương tác
giữa người bán với khách hàng. Các website này được ứng dụng công nghệ kỹ thuật sẽ
hỗ trợ các chủ thể tham gia vào website có thể thu thập được mạng lưới thông tin khổng
lồ về sở thích, hành vi, nhu cầu, mong muốn mua sắm hàng hóa của các đối tượng khách
hàng khác nhau từ đó người bán nâng cao sự linh hoạt trong việc tạo và thay đổi sản
phẩm và dịch vụ, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và triển khai được các chiến lược
tiếp thị tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng. Phát triển thị trường thông qua website
thương mại điện tử sẽ đẩy mạnh tính tương tác, chủ động hơn giữa người mua với người
bán. Người tiêu dùng có thể tiếp cận được sản phẩm mà tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp
đang kinh doanh một cách dễ dàng hơn vì website thương mại điện tử là một hình thức
mà thông qua đó, người bán sẽ tối ưu hóa việc xúc tiến thương mại của mình qua việc
tận dụng ưu điểm truyền thông qua mạng xã hội và kỹ thuật số.
Mặt khác, website thương mại điện tử còn hỗ trợ việc hợp tác giữa người bán,
người mua với các đơn vị vận chuyển hoặc những đơn vị cung cấp các dịch vụ thanh
toán, đơn vị cung cấp mạng Internet hay các cơ quan chứng thực.
67
Hiện nay, theo Điều 25 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7
Điều 1 Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013
của Chính phủ về thương mại điện tử, nhìn chung có hai dạng hình thức của website
thương mại điện tử gồm: (1) Website thương mại điện tử bán hàng và (2) Website cung
cấp dịch vụ thương mại điện tử5.
1.2. Thế nào là chuyển nhượng website thương mại điện tử
Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có bất kỳ quy định nào về khái
niệm chuyển nhượng.
Tuy nhiên, một khi chủ thể thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu thì cũng sẽ
đồng thời chuyển nhượng tất cả các quyền của mình cho bên nhận chuyển nhượng,
quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của
chủ sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Như vậy, chuyển nhượng website thương mại điện tử là quá trình bên chuyển
nhượng chuyển quyền sở hữu website của mình cho bên nhận chuyển nhượng tùy theo
thỏa thuận của hai bên. Kể từ thời điểm nhận quyền sở hữu, bên nhận quyền có thể thực
hiện việc quản lý, khai thác giá trị của website thương mại điện tử. Trong quá trình này,
các thông tin liên quan đến website, bao gồm cả tên miền, dữ liệu thông tin khách hàng,
bố cục hình ảnh trang web, sản phẩm, danh tiếng của thương hiệu và các hợp đồng đã
được ký kết có thể được chuyển giao từ chủ sở hữu cũ sang chủ sở hữu mới. Điều này
có nghĩa là bên chuyển nhượng không còn là chủ sở hữu của website đó nữa. Quyền
kiểm soát và quản lý trang web và các tài sản liên quan sẽ thuộc về chủ sở hữu mới.
Để đảm bảo rằng quyền lợi của cả người chuyển nhượng và người nhận chuyển
nhượng được bảo vệ, quá trình chuyển nhượng thường đòi hỏi việc tạo lập một hợp đồng
chuyển nhượng trong đó cần có các quy định cụ thể về việc xác định các điều kiện
chuyển nhượng, nội dung được nhận chuyển nhượng và quyền lợi của cả hai bên liên
quan. Tuy nhiên, việc thực hiện phải nằm trong phạm vi pháp luật cho phép, cụ thể thì
chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không
được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia,
dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác 6. Đồng thời, việc
chuyển nhượng không được thuộc các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện
tử thuộc Điều 4 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, khoản 4 Điều 1 Nghị định số

5
Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử gồm: (1) Sàn giao dịch thương mại điện tử; (2) Website đấu giá
trực tuyến; (3) Website khuyến mại trực tuyến và (4) Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định, theo
khoản 2 Điều 25 Nghị định số 52/2013 về thương mại điện tử.
6
Theo khoản 2 Điều 160 Bộ luật Dân sự năm 2015.
68
85/2021/NĐ-CP và phải tuân thủ theo các nguyên tắc trong hoạt động thương mại điện
tử.
Trong một quan hệ chuyển nhượng khi hai bên đồng ý chuyển nhượng, một bên sẽ
được gọi là bên chuyển nhượng và một bên được gọi là bên nhận chuyển nhượng.
2. Chủ thể chuyển nhượng website thương mại điện tử
Chủ thể được quyền chuyển nhượng website thương mại điện tử là chủ sở hữu của
website, cụ thể:
Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 24 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ
sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định số 85/2021/NĐ-CP, đối với website thương mại điện
tử bán hàng, chủ thể chuyển nhượng là các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập
website để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch
vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng). Trước đây, khi chưa
có Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53/2013/NĐ-CP thì chủ
thể chuyển nhượng website thương mại điện tử bán hàng phải là các thương nhân, tổ
chức, cá nhân “tự thiết lập” chính website, quy định này đã loại trừ đi trường hợp chủ
thể nhận chuyển nhượng website từ chủ thể tự thiết lập tức là chủ thể tự thiết lập website
sẽ không có quyền chuyển nhượng lại website cho chủ thể khác. Do đó, tại Nghị định
số 85/2021/NĐ-CP đã chuyển cụm từ “tự thiết lập” thành “thiết lập”, nhằm đảm bảo
chủ sở hữu website thương mại điện tử bán hàng không phải chỉ là chủ thể tự mình thiết
lập website này mà còn là các chủ thể được nhận chuyển nhượng website.
Thứ hai, khoản 2 Điều 24 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung
bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định số 85/2021/NĐ-CP, đối với website cung cấp dịch vụ
thương mại điện tử, chủ thể chuyển nhượng là các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch
vụ thương mại điện tử, không giống với website thương mại điện tử bán hàng, website
cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không công nhận chủ thể là cá nhân, đồng nghĩa
với cá nhân không là chủ sở hữu website này nên cũng không có quyền chuyển nhượng
website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Lý giải cho sự khác biệt này, nhóm tác giả cho rằng website cung cấp dịch vụ
thương mại điện tử được tạo ra nhằm mục đích để cung cấp môi trường cho các thương
nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành các hoạt động thương mại, quy mô của website
cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sẽ lớn hơn so với quy mô của website thương mại
điện tử bán hàng, có nghĩa là đối tượng khách hàng hay loại hàng hóa giao dịch tại
website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử rộng hơn so với website thương mại điện
tử bán hàng, nên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Xuất phát từ lý do trên, nếu chỉ có một
cá nhân quản lý loại website này sẽ khó để kiểm soát được các rủi ro phát sinh trong
69
môi trường hoạt động của các thương nhân, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên trên cơ sở định
nghĩa về thương nhân theo Luật Thương mại năm 2005 thì cá nhân hoạt động thương
mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh có thể trở thành chủ thể
của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử vì lúc này năng lực chuyên môn, khả
năng chịu rủi ro của cá nhân này được công nhận thông qua giấy phép đăng ký kinh
doanh do đó nếu cá nhân cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên
và có đăng ký kinh doanh muốn chuyển nhượng loại hình website này thì vẫn có thể
thực hiện được.
Vì vậy, chỉ có chủ thể là các thương nhân, tổ chức và phải đáp ứng các điều kiện
quy định tại Điều 54 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP7 mới được xem là chủ thể chuyển
nhượng của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
3. Quy trình thực hiện việc chuyển nhượng
3.1. Quy trình chuyển nhượng
3.1.1. Quy trình chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Theo khoản 2 Điều 18 Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2014
của Bộ Công Thương quy định về quản lý website cung cấp dịch vụ thương mại điện
tử: “Thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử khi chuyển nhượng
website phải thông báo cho Bộ Công Thương trước 7 ngày làm việc để chấm dứt đăng
ký.”
Việc thông báo này có thể được thực hiện trực tuyến qua tài khoản truy cập hệ
thống đã được cấp khi tiến hành đăng ký hoặc bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua đường
bưu điện về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số8).”
Như vậy, thương nhân, tổ chức khi muốn chuyển nhượng quyền sở hữu website
cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cho chủ thể khác thì trước tiên phải thực hiện việc
thông báo chấm dứt đăng ký bằng cách truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động
thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn và đăng nhập vào tài khoản của công
ty cũ hoặc có thể gửi văn bản trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công Thương
(Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) để được xác nhận hoàn thành việc chấm dứt

7
Có hai điều kiện gồm (1) Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật và (2) Có đề án cung
cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung theo luật định (đã bãi bỏ điều kiện về việc có website với tên miền hợp
lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet)
8
Cụm từ “Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin” được thay thế bằng cụm từ “Cục Thương mại điện tử
và Kinh tế số” theo Thông tư số 21/2018/TT-BCT sửa đổi một số điều của Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày
05/12/2014 của Bộ Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử và Thông tư số 59/2015/TT-
BCT ngày 31/12/2015 của bộ công thương quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên
thiết bị di động.
70
đăng ký quyền sở hữu website của mình.
Sau khi thương nhân, tổ chức thiết lập website thông báo về việc chuyển nhượng
website, Bộ Công Thương sẽ chấm dứt đăng ký đối với website cung cấp dịch vụ thương
mại điện tử theo quy định tại khoản 3 Điều 56 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, cụ thể tại
điểm b quy định website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bị chấm dứt đăng ký khi:
“Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử chuyển nhượng website
cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cho thương nhân, tổ chức khác;”
Đồng thời, căn cứ theo khoản 3 Điều 28 Thông tư số 47/2014/TT-BCT thì một
website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi bị chấm dứt đăng ký, thông tin về
website cũng sẽ bị rút khỏi danh sách website thương mại điện tử đã công bố công khai
trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử. Do đó, trên cơ sở từ Điều 19
Thông tư này, thương nhân, tổ chức khi nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ
thương mại điện tử phải tiến hành đăng ký lại theo quy trình quy định tại Điều 15 Thông
tư này. Như vậy, việc nhận chuyển nhượng sẽ đi cùng với việc đăng ký lại website cung
cấp dịch vụ thương mại điện tử. Nghĩa vụ đăng ký lại thuộc về chủ thể nhận chuyển
nhượng.
Việc chủ thể nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ đăng ký lại website thương mại
điện tử là phù hợp với pháp luật nước ta hiện nay. Bởi lẽ, website thương mại điện tử là
mô hình kinh doanh trực tuyến nên sẽ mang đến nhiều lợi ích cũng như tiềm ẩn nhiều
rủi ro pháp lý đối với chủ sở hữu website. Vì vậy, pháp luật quy định chủ thể nhận
chuyển nhượng phải có trách nhiệm đăng ký lại website với mục đích là để Bộ Công
Thương ghi nhận thông tin của chủ sở hữu mới từ đó có thể quản lý và xác định được
trách nhiệm đối với chủ thể này khi họ có sai phạm trong hoạt động. Bên cạnh đó, các
thông tin về chủ sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được cập nhật trên
Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử nên nếu chủ thể nhận chuyển
nhượng không tiến hành đăng ký lại thông tin sẽ dẫn đến việc không đảm bảo quyền lợi
của chủ thể nhận chuyển nhượng và việc xác định trách nhiệm cũng như nghĩa vụ sẽ
khó khăn.
3.1.2. Quy trình chuyển nhượng website thương mại điện tử bán hàng
Thông tư này không nêu rõ nếu thực hiện chuyển nhượng website thương mại điện
tử bán hàng sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ gì cụ thể như chuyển nhượng website
cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mà quy định các trường hợp sẽ phải thay đổi thông
tin đã thông báo tại Điều 11 của Thông tư một khi có sự thay đổi một trong những thông
tin quy định tại khoản 2 Điều 53 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, khoản này không đề cập
đến việc khi nhận chuyển nhượng website thương mại điện tử bán hàng thì chủ thể nhận
71
chuyển nhượng phải tiến hành thay đổi thông tin đã thông báo về Bộ Công Thương của
chủ sở hữu cũ trước đó.
Tuy nhiên, khi phân tích việc chuyển nhượng website thương mại điện tử bán hàng
trước hết có thể thấy là sự thay đổi về: (1) Tên đăng ký, địa chỉ trụ sở của thương nhân,
tổ chức hoặc tên của cá nhân; (2) Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương
nhân, hoặc quyết định thành lập của tổ chức hoặc mã số thuế cá nhân. Những thông tin
trên được quy định tại khoản 2 Điều 53 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP. Do đó, theo
khoản 1 Điều 11 Thông tư số 47/2014/TT-BCT thì thương nhân, tổ chức, cá nhân phải
thông báo về Bộ Công Thương trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi có sự thay đổi
thông tin này. Như vậy, việc nhận chuyển nhượng sẽ gắn liền với việc phải thay đổi
thông tin đã thông báo. Nghĩa vụ này thuộc về bên chuyển nhượng website thương mại
điện tử bán hàng.
Có thể thấy sự khác nhau trong quy trình chuyển nhượng giữa hai loại hình của
website thương mại điện tử, đối với website thương mại điện tử bán hàng, bên chuyển
nhượng có nghĩa vụ thông báo cho Bộ Công Thương. Còn đối với website cung cấp dịch
vụ thương mại điện tử, bên cạnh nghĩa vụ phải thông báo cho Bộ Công Thương của bên
chuyển nhượng thì bên nhận chuyển nhượng phải có nghĩa vụ đăng ký lại website này.
Lý giải cho sự khác nhau ở đây, nhìn chung thì website thương mại điện tử bán hàng có
quy mô nhỏ hơn so với website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, hơn nữa, website
thương mại điện tử bán hàng thực hiện hoạt động kinh doanh sản phẩm của chính chủ
sở hữu website này. Trong khi đó, website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được
tạo ra nhằm mục đích cung cấp môi trường cho các chủ thể khác tiến hành hoạt động
kinh trên website của mình. Vì vậy, những rủi ro xảy ra đối với website cung cấp dịch
vụ thương mại điện tử sẽ cao hơn so với website thương mại điện tử bán hàng. Về bản
chất, chủ sở hữu website thương mại điện tử bán hàng do kinh doanh sản phẩm của
chính mình nên họ sẽ có trách nhiệm đối các hàng hóa đó, nhưng ở website cung cấp
dịch vụ thương mại điện tử thì trách nhiệm của chủ sở hữu website là đối với các hoạt
động của các chủ thể kinh doanh trên website này sẽ được thực hiện đúng theo pháp
luật. Do đó, một khi có những hành vi vi phạm thì việc xác định ai sẽ chịu trách nhiệm
pháp lý là khó khăn so với website thương mại điện tử bán hàng. Vì lẽ đó, các nhà làm
luật đã thiết lập khung pháp lý đối với loại hình này sẽ nghiêm khắc hơn so với website
thương mại điện tử bán hàng, cụ thể là bên chuyển nhượng sẽ tiến hành thông báo cho
Bộ Công Thương và bên nhận chuyển nhượng tiến hành hoạt động đăng ký lại website
này để đảm bảo Bộ Công Thương sẽ giám sát và quản lý các hoạt động được tiến hành
trên website là đúng theo pháp luật.
Việc thay đổi, chấm dứt thông tin thông báo về website thương mại điện tử bán
72
hàng được thực hiện trực tuyến thông qua tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp khi
thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành thông báo theo quy định tại Điều 9 Thông tư
này.
Từ đó, việc xử lý thông báo website thương mại điện tử bán hàng cũng được Bộ
Công Thương thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại
điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.
3.2. Chế tài vi phạm
Đối với website thương mại điện tử bán hàng, theo điểm e khoản 1 Điều 62 của
Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm
và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì việc chuyển nhượng website thương mại điện
tử bán hàng nhưng không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành thông báo
lại với Bộ Công Thương sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đối với website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, căn cứ theo điểm b khoản 4
Điều 62 của Nghị định này thì việc chuyển nhượng nhưng không thực hiện thủ tục
chuyển nhượng hoặc không tiến hành đăng ký lại sẽ bị phạt tiền với mức từ 20.000.000
đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài việc áp dụng hình thức phạt tiền, nếu thực hiện hành
vi vi phạm còn phải bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi tên miền
“.vn” của website thương mại điện tử đối với hành vi vi phạm9 (khoản 6 Điều 62 Nghị
định số 98/2020/NĐ-CP).
Mức phạt tiền tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối
với tổ chức. Bên cạnh đó, các mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với
hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành
chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá
nhân (khoản 4 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1
Điều 3 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng
giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng
dầu và khí).
Ở đây, có sự khác nhau về mức xử phạt vi phạm hành chính giữa việc chuyển

9
Phòng Thanh tra - Pháp chế Cục quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang (2021), Một số quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử,
https://dms.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/mot-so-quy-%C4%91inh-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-
thuong-mai-%C4%91ien-tu-39012-1.html, truy cập vào 02/11/2023.
73
nhượng website thương mại điện tử bán hàng với website cung cấp dịch vụ thương mại
điện tử. Nhóm cho rằng nhìn chung thì quy mô hoạt động của website cung cấp dịch vụ
thương mại điện tử sẽ lớn hơn so với website thương mại điện tử bán hàng, cụ thể, căn
cứ theo Điều 25 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị
định số 85/2021/NĐ-CP thì website thương mại điện tử bán hàng được thiết lập nhằm
mục đích để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch
vụ của mình. Trong khi, đối với website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thì thiết
lập nhằm mục đích để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác
tiến hành hoạt động thương mại. Do vậy, khi thực hiện hoạt động chuyển nhượng đối
với website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thì sẽ dễ ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích cơ bản của nhiều chủ thể khác nhau nếu việc chuyển nhượng không được thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật.
Kết luận
Chuyển nhượng website thương mại điện tử là chuyển nhượng quyền sở hữu
website cho chủ thể khác và đồng thời việc chuyển nhượng phải tuân theo một quy trình
nhất định nhằm đảm bảo sự giám sát của Bộ Công Thương đối với các vấn đề liên quan
đến website thương mại điện tử, tạo sự an toàn về mặt pháp lý cũng như các hoạt động
được thực hiện trên website của các chủ thể sở hữu website.
Chủ thể cũng như quy trình trình thực hiện việc chuyển nhượng của website cung
cấp dịch vụ thương mại điện tử tương đối phức tạp hơn so với website thương mại điện
tử bán hàng. Căn cứ vào mục đích của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
được tạo ra nhằm cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến
hành các hoạt động thương mại có nghĩa là đối tượng khách hàng hay loại hàng hóa giao
dịch tại website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử rộng hơn so với website thương
mại điện tử bán hàng, nên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Chính vì vậy mà quy trình
chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử buộc chủ thể nhận chuyển
nhượng phải đăng ký lại để xác lập quyền sở hữu đối với website, trong khi đó, quyền
sở hữu của chủ thể nhận chuyển nhượng phát sinh kể từ thời điểm chủ thể thiết lập
website chuyển nhượng và thông báo đến Bộ Công Thương.
Có thể thấy rằng, mặc dù Chính phủ đã ban hành các quy định về quá trình, hồ sơ
cần thiết nhằm hướng dẫn việc chuyển nhượng website thương mại điện tử nhưng vẫn
còn khá ít các thông tin và chế tài về việc các bên khi vi phạm các điều khoản trong hợp
đồng cũng như quy định các nghĩa vụ cụ thể mà các bên buộc phải thực hiện, đặc biệt
là cam kết về bảo mật thông tin, dữ liệu khách hàng trong quá trình chuyển nhượng
website thương mại điện tử. Thêm vào đó, hệ thống pháp luật Việt Nam về chuyển
nhượng website thương mại điện tử vẫn còn thiếu các cơ chế xử lý tranh chấp như các
74
tranh chấp về quyền sở hữu, vi phạm bản quyền, tài sản trí tuệ của website như bố cục
hình ảnh, nội dung website và các vấn đề pháp lý khác liên quan đến website.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Dân sự năm 2015 (Luật số 91/2015/QH13)
2. Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Chính Phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng
giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng
dầu và khí (Nghị định số 17/2022/NĐ-CP)
3. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về
thương mại điện tử (Nghị định số 52/2013/NĐ-CP)
4. Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013
về thương mại điện tử (Nghị định số 85/2021/NĐ-CP)
5. Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng
giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Nghị định số 98/2020/NĐ-CP)
6. Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính
phủ về Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn
2021 – 2025
7. Thông tư số 21/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công Thương
về sửa đổi một số điều của Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ Công
Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử và Thông tư số 59/2015/TT-
BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động thương mại
điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động (Thông tư số 21/2018/TT-BCT)
8. Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương
quy định về quản lý website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (Thông tư số
47/2014/TT-BCT)
2. Tài liệu tham khảo
75
1. Lê Thị Chi, Nguyễn Thị Hồng Nguyên, Huỳnh Văn Thái, Giải pháp phát triển
thương mại điện tử tại Việt Nam, https://tapchitaichinh.vn/giai-phap-phat-trien-thuong-
mai-dien-tu-tai-viet-nam.html
2. Phòng Thanh tra - Pháp chế Cục quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang, Một số quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử,
https://dms.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/mot-so-quy-%C4%91inh-xu-phat-vi-pham-
hanh-chinh-trong-linh-vuc-thuong-mai-%C4%91ien-tu-39012-1.html
76

CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM THEO LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 VÀ


BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
Hoàng Nhã Du1
Nguyễn Nguyệt Nhi2
Trần Nguyễn Hạnh Trang3
Tóm tắt: Bài viết này lần lượt phân tích cụ thể về nội dung chế tài phạt vi phạm
theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 và trách nhiệm chịu phạt vi phạm theo
quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015, cuối cùng tiến đến phân biệt, lý giải và bình
luận về những quy định này.
Từ khoá: Phạt vi phạm, phạt vi phạm theo quy định của Luật Thương mại năm
2005, phạt vi phạm theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015, trách nhiệm chịu phạt
vi phạm.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, các quan hệ hợp đồng nói chung đang tồn tại song song với sự phát triển
của mỗi quốc gia, cùng với đó là hệ thống luật pháp đồ sộ, việc phân chia từng văn bản
chuyên ngành cho từng lĩnh vực là một bước chọn vô cùng sáng suốt. Tuy nhiên kèm
theo đó lại là những quy định không kém phần mâu thuẫn giữa các văn bản điều chỉnh
cho cùng một vấn đề, việc này dưới góc nhìn nghiên cứu về pháp luật là một thiếu sót
lớn nên được khắc phục. Nhóm trong quá trình học tập và nghiên cứu, nhận thấy tuy các
thỏa thuận trong hợp đồng thuộc sự điều chỉnh của cả Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật
Thương mại năm 2005 đều được thực hiện và đảm bảo thực hiện dựa trên nguyên tắc tự
do thỏa thuận và dù cho Luật Thương mại năm 2005 được coi là “luật con” của Bộ luật
dân sự năm 2015, thế nhưng một số nội dung của hai văn bản này lại có các điểm mâu
thuẫn đáng kể. Sự mâu thuẫn trong chính các quy định về “phạt vi phạm” cũng là một
trong những mối quan tâm hàng đầu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu dựa trên hai nguồn luật là
Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005 điều chỉnh về quan hệ pháp
luật hợp đồng dân sự và quan hệ pháp luật hợp đồng thương mại trên cơ sở áp dụng chế
tài phạt vi phạm.
1. CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG
MẠI NĂM 2005.

1
MSSV: 2153801015044, lớp: CLC46C.
2
MSSV: 2153801011156, lớp: CLC46C.
3
MSSV: 2153801012243, lớp: CLC46C.
77

1.1. Khái quát chế tài phạt vi phạm theo quy định của Luật Thương mại năm
2005.
1.1.1. Khái niệm chế tài phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt
do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận4. Có thể thấy, sự tồn tại mấu
chốt của chế tài phạt vi phạm là trên cơ sở thỏa thuận của các bên. Trong đó, bên vi
phạm có nghĩa vụ phải trả tiền cho bên bị vi phạm, bên bị vi phạm là bên có quyền yêu
cầu trả tiền phạt cho các khoản thiệt hại của mình. Bên cạnh đó cũng tồn tại các trường
hợp bên vi phạm được miễn trách nhiệm cho hành vi vi phạm, điển hình như là các
trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm được pháp luật cho phép tại
Điều 294 LTM năm 2005.
1.1.2. Đặc điểm
Căn cứ theo quy định pháp luật thương mại, chế tài phạt vi phạm chỉ được áp dụng
khi thỏa thuận được cụ thể hóa thành điều khoản trong hợp đồng. Các bên có thể thỏa
thuận với nhau về mức phạt vi phạm và thể hiện chi tiết nội dung này trong hợp đồng 5.
Chính vì thế mà phạt vi phạm cũng có thể được xem như là một điều khoản ràng buộc
các bên phải thực hiện hợp đồng một cách thiện chí và hết sức mình.
1.1.3. Chức năng
Mỗi quy định pháp luật đều có chức năng riêng, đều có hướng tác động riêng đến
đối tượng điều chỉnh của nó. Theo đó, pháp luật Thương mại Việt Nam cũng tồn tại các
quy định về chế tài, mang chức năng chính là đảm bảo cho thoả thuận của các bên tham
gia hợp đồng được thực hiện và các quy định pháp luật được tuân thủ. Điều đó được cụ
thể hoá qua ba chức năng:
Chức năng phòng ngừa vi phạm. Các quy định về chế tài trong luật thương mại tác
động đến nhận thức và thái độ của thương nhân về nguy cơ phải chịu trách nhiệm pháp
lý cho một hành vi vi phạm hợp đồng nào đó xảy ra. Vô hình chung tác động đến ý thức
tuân thủ hay cố gắng hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng của mình.

4
Điều 300 LTM năm 2005: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do
vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294
của Luật này”.
5
Công ty Luật PLF (2014), Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, Tạp chí Tài chính,
https://tapchitaichinh.vn/che-tai-phat-vi-pham-va-boi-thuong-thiet-hai-trong-hop-dong.html, truy cập lần cuối vào
ngày 25/11/2023.
78

Chức năng khắc phục vi phạm. Pháp luật hợp đồng nói chung, pháp luật hợp đồng
thương mại nói riêng luôn hướng các bên tới ý thức thực hiện nghĩa vụ mà các bên đã
thỏa thuận xác lập bình đẳng, tự nguyện trong hợp đồng. Do đó, hầu hết các quy định
về chế tài trong thương mại trước hết hướng việc khắc phục hành vi vi phạm nhằm đảm
bảo hợp đồng vẫn tiếp tục được thực hiện. Chức năng này thể hiện rõ nhất trong chế tài
buộc thực hiện đúng hợp đồng.
Chức năng xử lý vi phạm. Căn cứ vào mức độ cưỡng chế mà chức năng xử lý hành
vi vi phạm hợp đồng được coi là chức năng chính. Trong phạm vi chức năng này, tuỳ
theo tính chất riêng biệt mà mỗi chế tài có hướng tác động khác nhau tới tình trạng pháp
lý của hợp đồng. Tuy nhiên, chức năng này chế tài trong hoạt động thương mại không
phải là chế tài tự động, tức là chế tài chỉ được phát huy nếu bên bị vi phạm áp dụng chế
tài.
1.2. Nội dung chế tài phạt vi phạm theo luật thương mại 2005
1.2.1. Điều kiện áp dụng chế tài
Về điều kiện áp dụng chế tài phạt vi phạm là có sự thỏa thuận tồn tại giữa các bên
trong hợp đồng. Có ý kiến cho rằng thỏa thuận này phải tồn tại vào thời điểm một bên
đưa ra yêu cầu phạt vi phạm nhưng không nhất thiết phải tồn tại trước khi vi phạm xảy
ra, mà có thể được các bên thỏa thuận sau khi vi phạm đã xảy ra.6 Bên cạnh đó, hành
vi vi phạm cũng tồn tại trên cơ sở có sự thỏa thuận. Tuy nhiên, các bên cũng không nhất
thiết phải nêu rõ các loại hành vi hoặc những hành vi vi phạm nhất định mà chỉ cần các
bên thỏa thuận rằng, trường hợp một bên vi phạm bất kỳ nghĩa vụ nào theo hợp đồng thì
bên kia có quyền yêu cầu phạt vi phạm. Dù vậy nhưng trên thực tiễn, thỏa thuận phạt
hợp đồng thường chỉ giới hạn ở các vi phạm nghĩa vụ chính của hợp đồng và có nhiều
trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận phạt vi phạm. Đối với chế tài phạt vi phạm,
bên bị vi phạm không cần chứng minh thiệt hại trên thực tế, trực tiếp đã xảy ra hay việc
mất khoản lợi mà bên đó đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm7.
1.2.2. Mức phạt vi phạm
Mức phạt vi phạm trên cơ sở về pháp luật thương mại cũng là một trong những
yếu tố quan trọng của chế tài này. Theo quy định tại Điều 301 LTM năm 2005: “Mức

6
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ,
Phan Huy Hồng, Nxb. Hồng Đức, tr. 463.
7
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2022), tlđd (5), tr. 464.
79

phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do
các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp
đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”. Quy định này
nêu cụ thể trong trường hợp dù các bên có thoả thuận về mức phạt đối với vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm có cao hơn mức trần là 8% giá
trị nghĩa vụ phần hợp đồng bị vi phạm, thì bên bị vi phạm cũng chỉ được quyền yêu cầu
phạt vi phạm bằng 8% giá trị nghĩa vụ phần hợp đồng bị vi phạm. Phần giá trị phạt vi
phạm thỏa thuận vượt mức khống chế của luật sẽ không có giá trị và thỏa thuận đó vô
hiệu một phần.
Tuy nhiên vẫn tồn tại ngoại lệ đối với quy định này. Đó là trường hợp do vô ý giám
định sai (khoản 1 Điều 266 LTM năm 2005), lúc này mức phạt vi phạm trần do các bên
thỏa thuận sẽ nâng từ 8% giá trị nghĩa vụ phần hợp đồng bị vi phạm lên thành 10 lần phí
thù lao giám định. Trường hợp không có thoả thuận thì bên bị vi phạm có thể yêu cầu
phạt đến mức tối đa này. Ngoài ra còn một ngoại lệ có hiệu lực xuyên suốt hệ thống luật
thương mại Việt Nam đó là trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác đi về chế
tài phạt vi phạm thì áp dụng quy định của luật chuyên ngành (khoản 2 Điều 4 LTM năm
2005).
Việc luật có quy định về khống chế mức trần đối với thỏa thuận phạt vi phạm cho
thấy, chế tài phạt vi phạm theo LTM năm 2005 mang chức năng chủ yếu là “trừng phạt”
hơn là đền bù thiệt hại thực tế cho bên bị vi phạm; bên cạnh đó cũng đảm bảo cho bên
vi phạm không phải chịu mức phạt cao bất hợp lý mà bên bị vi phạm đưa ra. Khó có thể
nói việc khống chế phạt vi phạm ở mức tối đa là có hợp lý hay không, vì việc quy định
mức phạt tối đa % giá trị hợp đồng là theo quan điểm các nhà làm luật lúc bấy giờ. Luật
Thương mại đã được ban hành gần 20 năm, kèm theo đó nhiều văn bản dưới luật được
ban hành để sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại, song vẫn chưa có quy định nào khác
đưa ra mức phạt tối đa cho hành vi vi phạm hợp đồng trong pháp luật thương mại.
1.2.3. Hậu quả pháp lý của việc áp dụng chế tài phạt vi phạm
Căn cứ theo chức năng chính của chế tài phạt vi phạm, là đảm bảo cho nghĩa vụ
của các bên tham gia hợp đồng được thực hiện theo đúng thỏa thuận và phù hợp với quy
định pháp luật, việc áp dụng chế tài phạt vi phạm không ảnh hưởng đến hiệu lực của
hợp đồng cũng như đối với nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Tức là, nghĩa vụ trả tiền phạt
không đồng nghĩa với thay thế nghĩa vụ hợp đồng; và việc trả tiền phạt vi phạm cũng
không giải phóng bên vi phạm khỏi nghĩa vụ hợp đồng.
1.2.4. Mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm với các chế tài khác
80

Trong pháp luật thương mại năm 2005, chế tài phạt vi phạm có mối quan hệ với
các chế tài khác, bao gồm chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, chế tài buộc BTTH,
chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng và chế tài
hủy bỏ hợp đồng. Cụ thể, chế tài phạt vi phạm có thể được đồng thời áp dụng cùng một
lúc với các chế tài khác khi có một bên vi phạm hợp đồng.
1.2.5. Các trường hợp không áp dụng chế tài phạt vi phạm (trường hợp ngoại
lệ, miễn trách nhiệm)
Theo quy định của pháp luật thương mại, đối với các trường hợp vi phạm hợp
đồng, bên vi phạm hợp đồng có thể sẽ bị phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận trước.
Tuy nhiên, nếu như việc vi phạm hợp đồng này xuất phát hoàn toàn do một số yếu tố
khách quan chứ không phải xuất phát từ lỗi của chính người người vi phạm và họ chứng
minh được điều đó thì người vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
của mình cũng như là không cần phải trả tiền phạt vi phạm. Cụ thể, pháp luật thương
mại quy định một số trường hợp mà thương nhân được miễn trách nhiệm đối với hành
vi vi phạm tại Điều 294 như xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa
thuận, xảy ra sự kiện bất khả kháng, hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của
bên kia, hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. CHẾ TÀI PHẠT QUY PHẠM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ
NĂM 2015.
2.1. Khái quát chế tài phạt vi phạm theo quy định của Bộ luật Dân sự năm
2015
2.1.1. Khái niệm
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định phạt vi phạm “là thỏa thuận của các bên khi
tham gia ký kết hợp đồng”. Trong đó, bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền đã
được thỏa thuận trước cho bên bị vi phạm, bên vi phạm phải “trả giá” cho hành vi vi
phạm nghĩa vụ đã thực hiện. Việc bên bị vi phạm yêu cầu phạt vi phạm là hành vi đặt
thêm nghĩa vụ cho người có nghĩa vụ (bên vi phạm nghĩa vụ).
2.1.2. Đặc điểm
Căn cứ vào định nghĩa chế tài phạt vi phạm tại khoản 1 Điều 418 BLDS năm 20158,
có thể thấy đây là một chế tài thoả thuận, có chức năng bổ sung quyền cho bên bị vi

8
Khoản 1 Điều 418 BLDS năm 2015: “Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên
vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”.
81

phạm nghĩa vụ hợp đồng (cụ thể là bổ sung quyền yêu cầu về vật chất đối với bên vi
phạm hợp đồng). Qua đó có thể lý giải lý do mức độ phổ biến của thoả thuận mang tính
gây “sức ép” này trong hợp đồng thương mại ngày càng tăng cao. Ngoài ra đây cũng
chính là một chế tài hướng đến việc thực hiện hợp đồng.
2.2. Phạt vi phạm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong pháp luật Dân sự
2.2.1. Nội dung chế tài phạt vi phạm (gồm điều kiện áp dụng và mức phạt)
Thứ nhất, về điều kiện áp dụng phạt vi phạm, căn cứ khoản 1 Điều 418 BLDS năm
20159, chế tài phạt vi phạm áp dụng khi có sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng.
Thiện chí và tự nguyện luôn được xem là hai yếu tố ưu tiên hàng đầu trong quan hệ hợp
đồng dân sự. Thấu hiểu được điều đó, nhà làm luật ban hành các quy định liên quan
trong dân sự cũng luôn đề cao ý chí tự nguyện của các bên. Từ đó, việc ban hành phạm
vi áp dụng chế tài phạt vi phạm cũng chỉ được áp dụng khi các bên có thỏa thuận trong
hợp đồng.
Thứ hai, về mức phạt vi phạm, căn cứ khoản 2 Điều 418 BLDS năm 2015: “Mức
phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”.
Nhà làm luật không đề ra bất kỳ giới hạn phạt vi phạm nào cụ thể dành cho các bên.
Như vậy, một lần nữa cho thấy nhà làm luật luôn đề cao và tôn trọng nguyên tắc tự do
ý chí, tự thỏa thuận và định đoạt của các bên khi tham gia vào quan hệ dân sự. Tuy
nhiên, dù việc thực hiện hợp đồng được tự do thỏa thuận mức phạt vi phạm nhưng cũng
phải xem xét đến các yếu tố không gây “khó dễ” cho bên còn lại, trên cơ sở hai bên đàm
phán, thương lượng thiện chí, không vượt quá khả năng chi trả số tiền phạt vi phạm của
đối phương.
2.2.2. Hậu quả pháp lý của việc áp dụng chế tài phạt vi phạm
Với chức năng hướng đến việc đảm bảo hợp đồng được thực hiện, hiển nhiên việc
áp dụng chế tài phạt vi phạm không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng; chế tài phạt
vi phạm không thay thế nghĩa vụ hợp đồng, việc trả tiền phạt vi phạm không giải phóng
bên vi phạm khởi nghĩa vụ hợp đồng.
2.2.3. Mối quan hệ giữa phạt vi phạm với các trách nhiệm dân sự khác do vi
phạm hợp đồng

9
Khoản 1 Điều 418 BLDS năm 2015: “Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên
vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”.
82

Trong giao kết hợp đồng dân sự, tất yếu tồn tại các hậu quả pháp lý bất lợi ngoài
mong muốn; để ngăn chặn hoặc khắc phục các hậu quả đó, các bên khi tham gia ký kết
thường thỏa thuận song song các trách nhiệm dân sự như: trách nhiệm buộc thực hiện
nghĩa vụ trong HĐ, trách nhiệm BTTH do vi phạm HĐ, phạt vi phạm hợp đồng. Đặc
biệt là phạt vi phạm, trách nhiệm mang tính chất đề phòng ngăn chặn cao nhất. Việc áp
dụng chế tài phạt vi phạm không ảnh hưởng đến hậu quả pháp lý của hợp đồng, pháp
luật dân sự cũng không có hạn chế việc kết hợp phạt vi phạm hợp đồng với các chế tài
khác. Vậy nên, phạt vi phạm có thể được áp dụng chung với trách nhiệm tiếp tục thực
hiện hợp đồng, trách nhiệm chịu lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại và các loại trách nhiệm dân sự khác trong pháp luật dân sự.
2.2.4. Các trường hợp không áp dụng chế tài phạt vi phạm (trường hợp ngoại
lệ, miễn trách nhiệm)
Theo quy định của BLDS năm 2015 hiện hành, các bên không phải chịu trách
nhiệm dân sự khi thuộc một trong các trường hợp sau: sự kiện bất khả kháng 10; hoàn
toàn do lỗi của bên có quyền11; khi phải thực hiện mệnh lệnh của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; các trường hợp khác
do các bên thỏa thuận. Trên thực tế, các bên có thể không thỏa thuận miễn thực hiện
nghĩa vụ nhưng có thể thỏa thuận về việc miễn trách nhiệm, do đó nếu có thỏa thuận về
trường hợp miễn trừ trách nhiệm thì bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm trước
hành vi vi phạm của mình.
Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, được xem là một sự kiện khách quan
nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng, không thể lường trước được.
Sự khách quan không thể lường trước được vẫn chưa đủ để có thể được miễn trách
nhiệm, do đó bên có nghĩa vụ khi gặp hoàn cảnh khó khăn phải áp dụng mọi biện pháp
để khắc phục nhưng không khắc phục được. Phạm vi miễn trách do sự kiện bất khả
kháng bao gồm cho cả những vi phạm nghiêm trọng trong hợp đồng, bởi lẽ dù vi phạm
ở mức độ nào thì nguyên nhân chính cũng xuất phát từ sự kiện bất khả kháng12.

10
Khoản 2 Điều 351 BLDS năm 2015: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện
bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác”.
11
Khoản 3 Điều 351 BLDS năm 2015: “Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh
được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền”.
12
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Đỗ Văn Đại, Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr. 363 - 364.
83

Trường hợp hoàn toàn do lỗi của bên có quyền có thể xác định khi bên có quyền
không thực hiện đúng nghĩa vụ là nguyên nhân dẫn đến bên bị vi phạm không thể thực
hiện trọn vẹn nghĩa vụ của mình.
Bên cạnh đó, trường hợp không thể thực hiện nghĩa vụ do phải thực hiện mệnh
lệnh của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật,
chẳng hạn một bên đang trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng,
bỗng dưng có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cấm mua bán,
tàng trữ mặt hàng này. Như vậy, bên vi phạm trong tình huống này không phải chịu
trách nhiệm cho hành vi của mình.
Ngoài ra, nhà làm luật còn quy định thêm một trường hợp miễn trách nhiệm do các
bên thỏa thuận. Theo nguyên tắc chung, các nội dung trong hợp đồng chủ yếu do các
bên thỏa thuận, nếu không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì đều có giá trị
pháp lý ràng buộc đối với các bên.
3. SO SÁNH CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM GIỮA LUẬT THƯƠNG MẠI 2005
VÀ BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
3.1. Khái niệm
Về mặt khái niệm, cả hai văn bản pháp luật này có cách quy định thống nhất với
nhau. Theo đó, khoản 1 Điều 418 BLDS năm 2015 quy định: “Phạt vi phạm là sự thỏa
thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản
tiền cho bên bị vi phạm”. Điều 300 LTM năm 2005 quy định: “Phạt vi phạm là việc bên
bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong
hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của
Luật này...”. Như vậy, theo quy định trong cả hai văn bản pháp luật trên, phạt vi phạm
là một chế tài thỏa thuận, theo đó, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả một
khoản tiền nhất định.
3.2. Điều kiện áp dụng
Về điều kiện áp dụng, chế tài phạt vi phạm đều được cả BLDS năm 2015 và LTM
năm 2005 cho phép áp dụng khi thỏa mãn ba điều kiện sau: (i) Các bên có thỏa thuận
phạt vi phạm hợp đồng; (ii) Một bên có hành vi vi phạm hợp đồng mà theo thỏa thuận
giữa các bên thì bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm hợp đồng; (iii) Hành vi vi phạm
hợp đồng không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm13.

13
Xem tại phần 1.2.1 và phần 2.2.1.
84

Tuy nhiên, để áp dụng thì bên cạnh việc thoả mãn các điều kiện, còn cần xác định
thời điểm nào các bên đã có thỏa thuận phạt vi phạm. Trên thực tế LTM năm 2005 và
BLDS năm 2015 vẫn chưa có một cách hiểu thống nhất đối với cách xác định thời điểm
này, dẫn đến việc còn nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm tồn tại của thỏa thuận phạt
vi phạm. Có quan điểm cho rằng, thỏa thuận phạt vi phạm cần có ngay trong hợp đồng
từ thời điểm giao kết. Quan điểm khác lại cho rằng, thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng
phải tồn tại vào thời điểm bên bị vi phạm đưa ra yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng và thỏa
thuận này không nhất thiết phải tồn tại trước khi hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra mà
có thể thỏa thuận sau khi hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra 14. Ngoài ra, cũng có quan
điểm cho rằng, thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng phải tồn tại vào thời điểm bên bị vi
phạm đưa ra yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng, tuy nhiên, quan điểm này cho rằng thỏa
thuận phạt vi phạm phải tồn tại trước khi hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra15.
Có thể thấy rằng, việc vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề xác định thời
điểm tồn tại của điều khoản phạt vi phạm như trên đã dẫn đến sự khó khăn và thiếu
thống nhất trong việc áp dụng pháp luật trên thực tế. Nhóm nghiên cứu cho rằng để giải
quyết triệt để sự thiếu sót nêu trên, trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại sắp tới
(thay thế, bổ sung cho Luật Thương mại năm 2005) các nhà làm luật nên có quy định
xác định thời điểm có hiệu lực của thoả thuận phạt vi phạm, như thoả thuận phải tồn tại
trước khi có hành vi vi phạm hoặc theo thoả thuận khác của các bên.
3.3. Mức phạt
BLDS không khống chế số tiền phạt vi phạm mà các bên đã thỏa thuận. Mặt khác,
theo quy định của LTM, 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng là mức tối đa mà các bên
có thể đề nghị phạt vi phạm. Phạt vi phạm còn được thể hiện trong dịch vụ giám định,
cụ thể thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả
sai do lỗi vô ý thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận
nhưng không vượt quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định16.

14
Nguyễn Thế Đức Tâm (2015), Chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại từ góc nhìn quản trị và luật so sánh,
Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 30.
15
Đỗ Văn Đại (2007), “Phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật thực định Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân -
số 19/2007, tr. 13.
16
Điều 266 LTM năm 2005:
Điều 266. Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai
“1. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý
của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần
thù lao dịch vụ giám định. [...]”
85

Theo nhóm nghiên cứu, nhà làm luật không giới hạn phạm vi phạt vi phạm bởi lẽ
căn cứ vào bản chất sự tự nguyện, thiện chí và tự do thỏa thuận trong hoạt động dân sự.
Nếu nhà làm luật quy định thêm các điều khoản gây khó khăn, khắt khe cho các bên,
không khác nào họ đang ban hành pháp luật trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
dân sự17. Bên cạnh đó, trong pháp luật thương mại, dù các nguyên tắc tự do, tự nguyện
thỏa thuận cũng được đặt ra18, tuy nhiên ta cũng phải xem xét đến bản chất của thương
mại đó là hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. Do đó, việc ban hành mức tối
đa số tiền phạt để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bất kì bên kí kết nào
là hoàn toàn hợp lý.
3.4. Mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại.
Trước hết, phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi các bên tham gia giao kết có thỏa
thuận áp dụng phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Còn trách
nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ theo pháp luật dân sự sẽ được áp dụng mà không cần
có sự thỏa thuận, quyền đòi BTTH đối với bên bị vi phạm hầu như không phụ thuộc vào
tính chất vi phạm hợp đồng là không thực hiện nghĩa vụ hay thực hiện không đúng nghĩa
vụ19, căn cứ khoản 1 Điều 419 BLDS năm 2015: “Thiệt hại được bồi thường do vi phạm
nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và

17
Điều 3 BLDS năm 2015:
Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
“1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật
bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện
cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu
lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí,
trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc,
lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân
sự”.
18
Điều 11 LTM năm 2005:
Điều 11. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
“1. Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức
xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ
các quyền đó.
2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt,
cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào”.
19
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), tlđd (11), tr. 343.
86

Điều 360 của Bộ luật này”. Như vậy thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo
hợp đồng được xác định theo tùy từng trường hợp như sau:
Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ
được hưởng do hợp đồng mang lại (khoản 2 Điều 419 BLDS năm 2015).
Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do
không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại
cho lợi ích mà hợp đồng mang lại (khoản 2 Điều 419 BLDS năm 2015) .
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt
hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác (Điều 13
BLDS năm 2015).
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác
(Điều 360 BLDS năm 2015).
Bởi lẽ trách nhiệm BTTH mang tính chất đền bù cho hành vi vi phạm, nghĩa là cần
có thiệt hại thực tế xảy ra, còn phạt vi phạm chỉ mang ý nghĩa răn đe, đề phòng cho hành
vi vi phạm xảy ra, điều này được quy định cụ thể tại Điều 418 BLDS năm 201520. Pháp
luật dân sự cũng không quy định mức giới hạn phạt vi phạm, tuy nhiên, các bên cũng
cần phải cân nhắc đến tính khả thi của số tiền phạt vi phạm. Trên thực tế, nếu hai bên
không thống nhất được với nhau, Tòa án sẽ là nơi giải quyết các tranh chấp, giúp các
bên cân bằng quyền và lợi ích của chính mình.
Còn đối với pháp luật thương mại, chỉ cần có hành vi vi phạm, bên bị vi phạm có
thể áp dụng đồng thời chế tài phạt vi phạm và trách nhiệm BTTH dù trong hợp đồng
không có thoả thuận về việc phải áp dụng cùng lúc hai chế tài, hoặc không có điều khoản
BTTH. Theo quy định tại khoản 2 Điều 307 LTM năm 200521, có thể hiểu, các bên có
thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và
buộc BTTH mà không cần phải thỏa thuận việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải
BTTH như quy định của pháp luật dân sự.
Tóm lại, giữa hai hệ thống pháp luật nêu trên chưa có sự thống nhất trong việc áp
dụng các chế tài vi phạm với nhau. Vì vậy, quy định trên đã gây không ít nhiều khó khăn

20
Khoản 3 Điều 418 BLDS năm 2015: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa
thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu
phạt vi phạm”.
21
Khoản 2 Điều 307 LTM năm 2005: “Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có
quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”.
87

cho cả người dân và cơ quan Nhà nước trong việc áp dụng pháp luật trên thực tế22.
3.6. Miễn trách nhiệm
LTM năm 2005 và BLDS năm 2015 đều có những quy định giống nhau về các
trường hợp được miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng. Theo đó, cả hai hệ thống pháp
luật này đều công nhận rằng khi một bên vi phạm hợp đồng nhưng lý do dẫn đến việc
vi phạm này là lý do khác chứ không phải lý do xuất phát từ lỗi của người đó như lý do
gặp sự kiện bất khả kháng thì sẽ không phải chịu trách nhiệm cũng như là không bị áp
các chế tài từ bên còn lại đối với hành vi vi phạm của mình.
KẾT LUẬN
Hiện nay, các quy định về phạt vi phạm trong hoạt động thương mại còn nhiều vấn
đề chưa rõ ràng, thống nhất và phù hợp giữa các văn bản cùng ngành. Điều này đã, đang
và sẽ gây ra những hạn chế nhất định trong việc hiểu và áp dụng các quy định pháp luật
về vấn đề này trên thực tế. Đặc biệt là việc hoàn thiện các quy định về vấn đề liên quan
đến thời điểm tồn tại của điều khoản phạt vi phạm, mức phạt vi phạm, mối quan hệ giữa
chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại giữa Luật Thương mại năm 2005 và
Bộ luật Dân sự năm 2015. Chính vì vậy, nhóm tác giả thông qua bài phân tích trên đã
chỉ ra rằng việc nghiên cứu, đánh giá, xem xét và tiếp tục hoàn thiện các chế định pháp
luật về phạt vi phạm trong hoạt động thương mại hiện nay là điều quan trọng và cấp
thiết. Việc hoàn thiện và chỉnh sửa các văn bản pháp luật điều chỉnh cần phải kịp thời
để đảm bảo hoạt động thương mại được diễn ra hiệu quả, đáp ứng với các yêu cầu hội
nhập quốc tế trong bối cảnh mới.

22
Tạp chí dân chủ và pháp luật – Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố Hải Phòng, Phạt vi
phạm trong hoạt động thương mại - một số bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật, https://bit.ly/3QNCJSK,
truy cập lần cuối ngày 02/11/2023.
88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Văn bản pháp luật
1.1. Bộ Luật Dân sự năm 2015;
1.2. Luật Thương mại năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2019.
2. Tài liệu tham khảo
2.1. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Pháp luật
về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt
Nam;
2.2. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Pháp luật
về thương mại hàng hóa và dịch vụ, Nxb. Hồng Đức;
2.3. Công ty Luật PLF (2014), Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng, Tạp chí Tài chính, https://tapchitaichinh.vn/che-tai-phat-vi-pham-va-boi-
thuong-thiet-hai-trong-hop-dong.html, truy cập lần cuối vào ngày 25/11/2023;
2.4. Đỗ Văn Đại (2007), “Phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật thực định Việt
Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân - số 19/2007;
2.5. Nguyễn Thế Đức Tâm (2015), Chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại từ
góc nhìn quản trị và luật so sánh, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TP. Hồ
Chí Minh;
2.6. Tạp chí dân chủ và pháp luật – Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật
Thành phố Hải Phòng, Phạt vi phạm trong hoạt động thương mại - một số bất cập và
giải pháp hoàn thiện pháp luật, https://bit.ly/3QNCJSK, truy cập lần cuối ngày
02/11/2023.
89

GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG


LĨNH VỰC VẬN TẢI
Võ Bá Đăng Quang1
Trần Cao Huy 2
Vũ Nguyên Long3

TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, xu thế mở cửa thị trường ngày càng mở rộng, không
chỉ việc vận chuyển hàng khách mà vận chuyển hàng hóa có tính chất quốc tế cũng đã
và đang ngày càng phát triển. Một trong những loại hình vận tải gồm: vận tải bằng đường
bộ, vận tải bằng đường biển, vận tải bằng đường hàng không và vận tải bằng đường sắt.
Mặc dù các loại hình vận tải có những đặc điểm riêng nhưng đều có điểm chung là vận
chuyển hàng hóa và khách hàng. Tuy nhiên, bất kỳ kinh doanh nào cũng có rủi ro nhất
định nên pháp luật đã quy định về giới hạn trách nhiệm của các bên trong thực hiện lĩnh
vực vận tải nói chung.
Tính minh bạch của các giao dịch liên quan đến quá trình sản xuất, vận chuyển,
tồn kho, phân phối chưa cao và vận chuyển con người đã tác động trực tiếp đến hiệu quả
của quá trình vận chuyển, làm phát sinh chi phí hoặc ảnh hưởng đến uy tín nhà cung cấp
trong quá trình thực hiện. Do vậy, để phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch
vụ vận chuyển trong quá trình hội nhập cần thực hiện một số giải pháp cụ thể. Có như
vậy thì mới có thể hoàn thiện một hệ thống pháp luật, phù hợp từ đó thúc đẩy các hoạt
động thương mại. Đây là một trong những giải pháp quan trọng, hữu hiệu nhất.
Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực vận tải là một phạm vi
rộng. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết chỉ phân tích quy định pháp luật về một số
loại hình trong lĩnh vực vận chuyển tại Việt Nam.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các hoạt động
kinh doanh. Nhằm phát triển về hoạt động này, lĩnh vực vận tải ra đời gắn liền với hoạt
động giao thông và phân phối hàng hoá. Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển hàng
hoá thì việc đầu tư hạ tầng vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường biển,
đường hàng không…luôn được chú trọng đầu tư để đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng
hoá nội địa và quốc tế. Ngành vận tải được xem là một ngành dịch vụ và càng phát triển

1
2153801014205, CLC46C, Trường Đại học Luật TPHCM.
2
2153801014091, CLC46C, Trường Đại học Luật TPHCM.
3
2153801014126, CLC46C, Trường Đại học Luật TPHCM.
90

khi có sự ra đời của thương mại điện tử. Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện hoạt động
vận tải không thể tránh khỏi những rủi ro, thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, để
xác định lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong quá trình vận chuyển hàng hoá đã
và đang còn gặp nhiều vướng mắc. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn chủ đề: “Giới hạn
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực vận tải.” để nghiên cứu một cách cụ
thể.
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về lĩnh vực vận tải
* Khái niệm vận tải:
Vận tải là một lĩnh vực vật chất đặc biệt luôn song hành cùng với sự phát triển của
nền văn minh nhân loại nhằm mục đích trao đổi vị trí của hàng hoá và con người từ địa
điểm này tới một địa điểm khác an toàn. Vận tải còn được hiểu đơn giản là quá trình tác
động lực tới các vật thể để di chuyển vật thể đó từ vị trí này sang vị trí khác.
* Vai trò của vận tải đối với nền kinh tế hiện nay:
Hoạt động vận chuyển lưu thông gắn liền và là vai trò tất yếu đối với cuộc sống
của con người nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa hoặc đáp ứng việc chuyển chở. Đối
với con người thường sẽ di chuyển bằng hình thức đường bộ hoặc đường hàng không.
Còn các loại hàng hóa tiêu dùng, sản xuất, máy móc… sẽ được vận chuyển bằng đường
biển và đường bộ… Tất cả các hoạt động kể trên đều gắn liền tới vận tải. Chính vì vậy,
vận tải đóng vai trò thiết yếu của quá trình lưu thông và phân phối. Nếu so sánh nền
kinh tế giống với cơ thể sống của mỗi con người thì hệ thống giao thông chính là các
huyết mạch, hàng hóa chính là chất dinh dưỡng, còn vận tải (vận chuyển) chính là các
quá trình đưa các chất dinh dưỡng này tới nuôi dưỡng cơ thể sống.
* Các loại hình vận tải phổ biến tại Việt Nam hiện nay:
Hiện nay tại Việt Nam có 4 loại hình vận tải được sử dụng phổ biến bao gồm:
Thứ nhất, vận tải bằng đường bộ: Đây là loại hình vận tải dược sử dụng phổ biến
nhất hiện nay và được sử dụng hàng ngày trong việc vận chuyển hàng hóa, vận chuyển
hành khách … Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là hoạt động thiết yếu trong
cuộc sống hiện nay.
Thứ hai, vận tải đường sắt: Là hình thức tiên phong của ngành dịch vụ vận chuyển.
Hình thức này có thể vận chuyển cả hành khách và hàng hóa nhưng tại thị trường Việt
Nam thì hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt chưa được sử dụng nhiều. Dịch
91

vụ vận tải đường sắt cũng không bị ảnh hưởng bởi tình hình thời tiết, có độ an toàn và
ổn định tương đối cao.
Thứ ba, vận tải bằng đường biển: Là hình thức chuyên chở, điều phối hàng hóa
bằng các phương tiện đường thuỷ như: tàu, thuyền… Vận chuyển bằng đường biển là
hình thức vận chuyển chính được ra đời và sử dụng từ rất lâu trên thế giới.
Thứ tư, vận tải bằng đường hàng không: Hình thức vận chuyển này sẽ phù hợp đối
với những loại hàng hóa cần vận chuyển nhanh chóng như bưu phẩm, bưu kiện… Loại
hình vận chuyển này được sử dụng để vận chuyển hành khách và hàng hóa giá trị cao là
chủ yếu nên khối lượng chuyên chở không quá lớn.
2. Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các loại hình vận tải
Do mỗi loại hình vận tải có những đặc điểm riêng biệt nên trong quá trình giao
kết và thực hiện hợp đồng các bên căn cứ vào pháp luật chuyên ngành thỏa thuận quyền
và nghĩa vụ tương ứng. Chính vì vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi loại hình
vận tải được giới hạn khác nhau, cụ thể là:
2.1. Vận tải bằng đường bộ
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ đang đóng vai trò chủ chốt trong ngành vận tải.
Giới hạn trách nhiệm việc bồi thường thiệt hại trong vận chuyển bằng đường bộ được
quy định tại Điều 10 Nghị định 10/2020/NĐ-CP về giới hạn trách nhiệm của người kinh
doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt như
sau: “1. Việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp
đồng vận chuyển hoặc theo thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận
tải. 2. Trường hợp không thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện
theo phán quyết của Tòa án hoặc Trọng tài.”
Theo quy định trên, việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được
thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc theo thỏa thuận giữa người kinh doanh vận
tải và người thuê vận tải. Nếu hợp đồng không quy định và giữa các bên không thể thỏa
thuận thì thực hiện theo phán quyết của Tòa án hoặc Trọng tài.
2.2. Vận tải đường sắt
Đường sắt là một loại hình vận tải đã ra đời từ rất lâu và loại hình vận tải này lưu
thông trên một tuyến đường chuyên dụng và riêng biệt. Theo quy định của pháp luật
hiện hành, trong trường hợp gây ra thiệt hại thì bên có lỗi sẽ phải tiến hành việc bồi
thường thiệt hại. Cụ thể như sau:
92

+ Trường hợp thứ nhất, lỗi gây ra tai nạn của một bên. Trong trường hợp lỗi gây
ra thiệt hại không thuộc về ngành đường sắt thì tổ chức, cá nhân gây ra vụ tai nạn đó vì
các hành vi như: không chấp hành tín hiệu đèn, biển báo đường sắt khi có tàu chạy đến
mà vẫn cho phương tiện chạy qua đường sắt, hoặc để các chướng ngại vật dẫn đến tai
nạn giao thông đường sắt phải tiến hành bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp lỗi gây
ra thiệt hại thuộc về ngành đường sắt do ngành đường sắt không bố trí tín hiệu đèn, biển
báo giao thông đường sắt hay người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt không
tuân thủ tín hiệu đèn hay biển báo giao thông đường sắt mà gây ra tai nạn thì ngành
đường sắt sẽ phải tiến hành việc bồi thường thiệt hại.
+ Trường hợp thứ hai, lỗi gây ra tai nạn của cả hai bên thì việc bồi thường thiệt hại
sẽ do các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì việc bồi thường thiệt hại sẽ
được tiến hành theo quyết định của có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Ngoài ra, bồi thường hàng hóa trong trường hợp vận tải bằng đường sắt bị tổn thất,
thất lạc được pháp luật quy định tại Điều 71 Thông tư 83/2014/TT-BGTVT quy định về
việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban
hành. Theo quy định này, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm
bồi thường khi hàng hóa bị thất lạc, tổn thất do lỗi của doanh nghiệp mình. Mức bồi
thường và hình thức bồi thường thiệt hại hư hỏng được thực hiện theo quy định của pháp
luật.
2.3. Vận tải đường biển
Mức giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển theo quy định của Bộ luật hàng
hải Việt Nam năm 1990 tương tự như mức quy định trong Quy tắc Hague-Visby, tức là
10.000 franc vàng cho một kiện hàng hay một đơn vị hàng hóa hoặc 30 franc vàng cho
một kilogram hàng hóa kể cả bao bì bị tổn thất, tùy theo cách tính nào cao hơn.
Theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 thì giới hạn trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong vận tải đường biển của người vận chuyển được quy định tại
Điều 152 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 (hàng hóa) và Điều 207 Bộ luật Hàng
hải Việt Nam 2015 (con người). Theo đó, đối với đối tượng vận chuyển là hàng hóa thì
“1. Trong trường hợp tính chất, giá trị của hàng hóa không được người giao hàng khai
báo trước khi bốc hàng hoặc không được ghi rõ trong vận đơn, giấy gửi hàng đường
biển hoặc chứng từ vận chuyển khác thì người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ bồi thường
mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc tổn thất khác liên quan đến hàng hóa trong giới hạn
tối đa…”
93

Đối tượng vận chuyển là con người thì người vận chuyển phải chịu trách nhiệm
bồi thường đối với thiệt hại do hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khoẻ
và mất mát, hư hỏng hành lý, nếu sự cố gây thiệt hại xảy ra trong quá trình vận chuyển
do lỗi của người vận chuyển. Trách nhiệm chứng minh thiệt hại và mức độ tổn thất, thiệt
hại xảy ra do sự cố đâm va, chìm đắm, phá huỷ, mắc cạn, nổ, cháy hoặc khuyết tật của
tàu biển trong quá trình vận chuyển thuộc về người khiếu nại.
Đồng thời, tại Điều 209 Bộ luật Hàng hải năm 2015 quy định người vận chuyển
và hành khách có thể thoả thuận giảm trách nhiệm của người vận chuyển một khoản
khấu trừ không quá 117 đơn vị tính toán trong trường hợp hư hỏng một phương tiện vận
tải và không quá 13 đơn vị tính toán cho một hành khách trong trường hợp mất mát, hư
hỏng đối với hành lý khác. Người vận chuyển mất quyền giới hạn trách nhiệm quy định
tại Điều 210 nếu tổn thất xảy ra được chứng minh là hậu quả của việc người vận chuyển
đã có hành vi cố ý gây ra tổn thất đó hoặc cẩu thả và biết rằng tổn thất có thể xảy ra.
Để được hưởng giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển, cần xem xét quy định
của Điều 153 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 về mất quyền giới hạn trách nhiệm của
người vận chuyển và không nên thỏa thuận làm mất đi quyền được hưởng giới hạn trách
nhiệm theo quy định của pháp luật mặc dù pháp luật không cấm làm việc này.
2.4. Vận tải đường hàng không
Ngày 26/8/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2020/NĐ-CP về tăng mức
giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng
đường hàng không. Theo đó, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người
vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không quy định tại khoản 1 Điều 166
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 tăng cụ thể như sau:
- Đối với vận chuyển hành khách:
+ Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành
khách tăng từ một trăm nghìn (100.000) đơn vị tính toán lên thành một trăm hai mươi
tám nghìn tám trăm hai mươi mốt (128.821) đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.
+ Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm tăng từ bốn
nghìn một trăm năm mươi (4.150) đơn vị tính toán lên thành năm nghìn ba trăm bốn
mươi sáu (5.346) đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.
- Đối với vận chuyển hành lý (bao gồm cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay):
Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do
vận chuyển chậm tăng từ một nghìn (1.000) đơn vị tính toán lên thành một nghìn hai
94

trăm tám mươi tám (1.288) đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.
- Đối với vận chuyển hàng hóa: Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm tăng từ mười bảy (17) đơn vị tính
toán lên thành hai mươi hai (22) đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam hàng hóa.
KẾT LUẬN
Những năm gần đây lĩnh vực vận chuyển bắt đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản
lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận
trong và ngoài nước. Các hình thức vận chuyển được lựa chọn thường là vận chuyển
theo đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không. Do đó, các phương thức
vận chuyển này đã được Nhà nước đầu tư và quy hoạch theo chiến lược phát triển lâu
dài, các tuyến đường bộ cũng được mở rộng, nâng cấp. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng và các
trang thiết bị dành cho lĩnh vực vận tải ở nước ta còn yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ,
hệ thống kho bãi quy mô nhỏ, rời rạc; các phương tiện, trang thiết bị như: dây chuyền,
băng tải, phương tiện đóng gói, mã hóa, hệ thống đường ống, đèn chiếu sáng… nói
chung còn thô sơ, hệ thống vận tải đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ và
đường sông còn nhiều hạn chế.
Mặt khác, đa số các doanh nghiệp có quy mô tài chính vừa và nhỏ, ít hiểu biết về
luật pháp quốc tế. Các doanh nghiệp hoạt động chưa tạo ra được sự liên minh, liên kết,
chỉ dựa vào năng lực sẵn có nên khả năng cạnh tranh thấp, thậm chí có tình trạng cạnh
tranh không lành mạnh giữa các đơn vị trong ngành.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ luật Dân sự năm 2015
2. Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015
3. Luật Thương mại năm 2005
4. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006
5. Bộ Giao thông Vận tải (2014), Thông tư 83/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng
Bộ Giao thông Vận tải quy định về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia.
6. Chính phủ (2020), Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ về giới hạn trách
nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi thường hàng hóa hư hỏng,
mất mát, thiếu hụt.
95

7. Chính phủ (2020), Nghị định số 97/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tăng mức
giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng
đường hàng không.
8. Dương Quỳnh Hoa (2020), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong kỷ nguyên
trí tuệ nhân tạo, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 09 (409), tháng 5/2020.
9. Trường đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật thương mại Tập II, Nhà
xuất bản Công an nhân dân.
10. Lê Văn Bảy, Bài viết “Năm khía cạnh của logistics thế giới”, Viện Kinh tế -
Xã hội Tp. Hồ Chí Minh.
96

CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI


THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTIC
Võ Hoàng Hải 1
Nguyễn Thị Minh Thư 2
Lê Trần Kim Ngân3

LỜI NÓI ĐẦU


Trong vòng 20 năm qua, toàn cầu hoá kinh tế đã làm thay đổi thế giới trên nhiều
phương diện, mở mang thêm các lĩnh vực hợp tác quốc tế từ mậu dịch hàng hoá đến mậu
dịch vô hình, tác động mạnh mẽ tới hệ thống “cung – cầu”, làm biến đổi nhanh về số lượng
và chất lượng của nó. Trước đây, vai trò của “cung” luôn được đặt lên hàng đầu, nhưng
ngày nay, tình hình đã thay đổi: trong dây chuyền phân phối hàng hoá, vai trò quan trọng
hàng đầu đã được chuyển từ “cung” sang “cầu”. Trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất kinh doanh
nào, người sản xuất luôn phải quan tâm, đặt ra và giải đáp câu hỏi: Khách hàng và người
tiêu thụ sản phẩm của mình là ai? Ai là đối thủ cạnh tranh của mình? Mình cần phải sản
xuất cái gì và tổ chức sản xuất ra sao?
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, người kinh doanh dịch vụ vận tải không chỉ đơn
thuần là người vận chuyển nữa, mà thực tế họ đã tham gia cũng với người sản xuất để đảm
nhiệm thêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất hàng hoá như : gia công, chế biến,
lắp ráp, đóng gói, gom hàng, xếp hàng, lưu kho và giao nhận. Hoạt động vận tải thuần tuý
đã dần chuyển sang hoạt động tổ chức toàn bộ dây chuyền phân phối vật chất và trở thành
một bộ phận khăng khít của chuỗi mắt xích “cung – cầu”. Xu hướng đó không những đòi
hỏi phải phối hợp liên hoàn tất cả các phương thức vận tải, mà còn đòi hỏi phải kiểm soát
được các luồng thông tin, luồng hàng hoá và luồng tài chính. Chỉ khi tối ưu được toàn bộ
quá trình này thì mới giải quyết được vấn đề đặt ra là: vừa làm tăng lợi nhuận cho các DN
sản xuất hàng hoá, vừa làm tăng lợi nhuận cho các hãng vận tải, thương mại, đảm bảo được
lợi ích chung. Từ đó đã hình thành nên vấn đề quản lý logistics nhằm đạt được mục tiêu
trên.
Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình để hội nhập vào nền kinh tế thế
giới. Các DN Việt Nam cần phải tăng khả năng cạnh tranh, cung cấp cho thị trường các loại
hàng hoá phù hợp. Điều này đòi hỏi người vận chuyển phải đảm bảo chi phí vận tải hợp lý,
đúng thời điểm, chính xác và an toàn. Muốn như vậy, không có cách nào khác là các DN

1
2153801014126, CLC46C, Trường Đại học Luật TP.HCM.
2
2153801015254, CLC46C, Trường Đại học Luật TP.HCM.
3
2153801014152, CLC46C, Trường Đại học Luật TP.HCM.
97

giao nhận, vận tải của ta phải làm quen và áp dụng logistics trong hoạt động của mình nhằm
nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, đặc biệt là trong hoạt động vận tải biển vì khối lượng
hàng hoá chuyên chở bằng đường biển luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ khối lượng
hàng hoá XNK được chuyên chở.
Với mong muốn góp một phần sức lực nhỏ bé của mình trong việc phát triển ngành
dịch vụ hàng hải Việt Nam ngày càng lớn mạnh và tiên tiến, phối hợp cùng những ngành
khác trong nền kinh tế nhằm nâng cao vị thế của đất nước trong lĩnh vực kinh tế nói
riêng và trong mọi lĩnh vực nói chung, em đã quyết định chọn đề tài “CÁC VẤN ĐỀ
PHÁP LÝ VÀ GIỚI HẠN PHÁP LÝ VỚI THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH
VỤ LOGISTICS” cho đề tài của mình với mong muốn giới thiệu những ưu việt mà
hoạt động logistics có thể đem lại cho ngành dịch vụ giao nhận, vận tải biển tại Việt
Nam và đề ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành dịch vụ này.
NỘI DUNG
1.QUAN ĐIỂM PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM
Tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 định nghĩa giới
hạn trách nhiệm như sau:
“1. Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất
phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics theo quy định tại Nghị định
này.”
Như vậy, pháp luật quy định một hạn mức tối đa đối với trách nhiệm bồi thường
thiệt hại mà thương nhân doanh dịch vụ logistics phải chịu đối với những tổn thất phát
sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics. Hạn mức này sẽ tuân theo các
quy đinh cụ thể tại Điều 5 Nghị định 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017.
Giới hạn trách nhiệm
Tại Điều 238 Luật Thương mại 2005 quy định về giưới hạn trách nhiệm của thương
nhận kinh doanh dịch vụ logistics như sau:
“Điều 238. Giới hạn trách nhiệm
1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ
hàng hoá.
98

2. Chính phủ quy định chi tiết giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics phù hợp với các quy định của pháp luật và tập quán quốc tế.
3. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh
được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm
trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất
mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra.”
Với quy định này thì giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người làm dịch
vụ giao nhận hàng hoá là một ngoại lệ của chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động
thương mại nói chung khi Điều 302 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Giá trị bồi
thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu
do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu
không có hành vi vi phạm”. Một nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
mà Bộ luật dân sự 2015 quy định là bên vi phạm hợp đồng gây thiệt hại bao nhiêu thì
phải chịu trách nhiệm bồi thường bấy nhiêu. Ví dụ, người làm dịch vụ logistics làm mất
hàng và vì vậy, khách hàng không có hàng giao cho người mua. Trong trường hợp này,
khách hàng có thể phải chịu các thiệt hại phát sinh bao gồm: Giá trị hàng hoá bị mất,
tiền phạt hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại do không có hàng giao cho người mua và
khoản lợi đáng lẽ được hưởng (nếu có hàng giao cho người mua).
Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được cụ thể tại
Khoản 2, 3, 4 Điều 5 Nghị định 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 như sau:
Trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm của
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thì thực hiện theo quy định của pháp luật liên
quan.
Trường hợp pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn
trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thoả thuận. Trường
hợp các bên không có thoả thuận thì: Nếu khách hàng không có thông báo trước về trị
giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu
bồi thường; Nếu khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá
trị giá của hàng hóa đó.
99

Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau
là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.
Tuy nhiên, người làm dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự
mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ
hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát,
hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra.
2. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỚI THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH
VỤ LOGISTICS
2.1.Quy định pháp luật về dịch vụ Logistics.
Điều 233 Luật Thương mại 2005 quy định dịch vụ logistics là hoạt động thương
mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận
hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư
vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có
liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.
2.2.Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistic
Theo Điều 235 Luật Thương mại 2005 quy định thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau:
“1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;
b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích
của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với
chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;
c) Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một
phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách
hàng để xin chỉ dẫn;
d) Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ
với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
100

2. Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.”
Ngoài ra, đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hoá
còn có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 239 và Điều 240 Luật Thương
mại 2005.
2.3.Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
Theo quy định tại Điều 4 nghị định 163/2017/NĐ-CP. Ta có các quy định sau đây
đối với các thương nhân tham gia kinh doanh dịch vụ logistics.
Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại
Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của
pháp luật đối với dịch vụ đó.Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động
kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông
di động hoặc các mạng mở khác; ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật
đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này; còn phải tuân thủ các quy
định về thương mại điện tử.
2.4.Quyền và nghĩa vụ của khách hàng năm 2023
Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, khách
hàng cũng có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 236 Luật Thương mại
2005 cụ thể, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có các quyền và nghĩa vụ
sau đây:
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;
Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hóa cho thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics;
Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường
hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc
này;
Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường
hợp do lỗi của mình gây ra;
Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến
hạn thanh toán.
101

2.5. Thực trạng quy định về chủ thể kinh doanh dịch vụ Logistics
2.5.1. Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics có phải là pháp nhân
Trong lý luận cũng như thực tiễn hiện nay, việc xác định chủ thể kinh doanh dịch
vụ logistics tương đối khó khăn do các quy định, từ luật chung như Bộ Luật dân sự đến
pháp luật chuyên ngành đều chưa cụ thể, rõ ràng.
Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics được quy định tại Điều 234 (Luật Thương
mại 2005) về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, theo đó “thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics là doanh nghiệp” có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy
định của pháp luật. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Luật Thương mại 2005: “Thương
nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại
một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh”. Trong khi đó, Khoản 1,
Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa về doanh nghiệp như sau: “Doanh nghiệp
là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Như vậy, các quy định hiện hành thiếu thống nhất, dẫn đến thực tiễn thi hành gặp nhiều
vướng mắc. Chúng ta có thể hiểu, mọi doanh nghiệp chắc chắn đều là thương nhân, còn
thương nhân có thể chưa chắc đã phải là doanh nghiệp, như hộ kinh doanh, hợp tác
xã... Thực tiễn hiện nay, có nhiều thương nhân là hộ gia đình, hợp tác xã có tham gia
vào chuỗi cung ứng dịch vụ logistic, như vận tải, đóng gói, kiểm đếm…, song có lẽ họ
có phải là chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics không thì cần phải bàn thêm.
2.5.2. Điều kiện của chủ thế kinh doanh dịch vụ Logistics
Dịch vụ logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện này được quy
định tại mục 61, phụ lục 4 của Luật Đầu tư năm 2014 và mục 60, phụ lục 4 của Luật
Sửa đổi bổ sung điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện của Luật Đầu tư.
Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics dù là pháp nhân hoặc không phải là pháp
nhân vẫn phải tuân thủ các điều kiện kinh doanh nhất định tại Điều 4 Nghị định số
163/2017/NĐ-CP, nngày 30/12/2017 quy định chi tiết Luật Thương mại 2005 về điều
kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics: Thương nhân kinh doanh 16 dịch vụ cụ thể được quy định tại
Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của
pháp luật đối với dịch vụ đó. Nghĩa là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics ngoài
việc phải đáp ứng những điều kiện chung thì còn phải tuân thủ các quy định của luật
chuyên ngành. Đây cũng là vấn đề cần phải bàn, vì kinh doanh dịch vụ logistics cũng
102

là một ngành, tạo sự kết nối giữa các dịch vụ theo chuỗi. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay
quy định đã không làm rõ được điều này. Ví dụ, khi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
logistics muốn tham gia trực tiếp vào vận tải hàng hóa, thì doanh nghiệp này phải đăng
ký ngành nghề vận chuyển và phải đảm bảo các quy định về điều kiện kinh doanh vận
tải, như xe ô tô, bến bãi, bộ máy điều hành vận tải, an toàn giao thông… hay pháp nhân
đăng ký đại lý hải quan thì phải có chứng chỉ đại lý khai thuê hải quan, điều kiện cấp
chứng chỉ theo quy định của cơ quan hải quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, cũng theo Nghị định này, thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ
hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng
viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của
pháp luật chuyên ngành, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
2.5.3. Điều kiện đối với chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ
logistics ở Việt Nam
Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện cam kết về logistics với Tổ chức
Thương mại thế giới và các nước khu vực là điều tất yếu. Nghị định số 140/2007/NĐ-
CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh
doanh dịch vụ logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics; theo quy định hiện nay vừa được sửa đổi để phù hợp với thực tế. Nghị định số
163/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 quy định chi tiết Luật Thương mại 2005 về điều kiện
kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics đã mở rộng đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp trong nước và các
doanh nghiệp logistics nước ngoài, đồng thời thể hiện sự không phân biệt các loại hình
doanh nghiệp và mà tạo ra sân chơi rộng lớn, bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp.
Đây cũng là cơ hội và cũng là thách thức cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam, buộc
họ phải nhanh chóng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát
triển cùng với các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại thị trường logistics Việt Nam và
vươn ra môi trường quốc tế.
Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công
ty tại Việt Nam phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư từ Quốc hội,
Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tùy thuộc vào quy mô và các tính
chất khác của dự án, hoặc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không
thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương.
103

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu
công nghệ cao cần xin chủ trường đầu tư thì thủ tục đăng ký đầu tư sẽ được thực hiện
bởi Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao đó.
Đối với những dự án không thuộc diện xin chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nước
ngoài sẽ tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Phòng đăng ký
kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
Hiện nay, theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam đã mở cửa thị
trường dịch vụ logistics bao gồm: Dịch vụ xếp, dỡ container, dịch vụ thông quan, dịch
vụ kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa và các dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ
hàng với những quy định hết sức cụ thể. Các dịch vụ cụ thể đều yêu cầu nhà đầu tư nước
ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, tỷ lệ vốn góp không quá 49%,
51%, 70% tùy từng dịch vụ và từng mốc thời gian cụ thể cho việc tăng vốn góp trong
liên doanh hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện chung thì nhà
đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên tổ chức thương mại thế giới
được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện quy định tại Nghị định số
163/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 quy định chi tiết Luật Thương mại 2005 về điều kiện
kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước
quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư
được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó. Đây là
một quy định rất mở cho các nhà đầu tư nước ngoài và cũng là để phù hợp với những
cam kết quốc tế của Việt Nam.
Ví dụ, người làm dịch vụ logistics làm mất hàng, khách hàng không có hàng giao
cho người mua. Trong trường hợp khách hàng có thể phải chịu các thiệt hại phát sinh
bao gồm: giá trị hàng hóa bị mất, tiền phạt hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại do không
có hàng giao cho người mua và khoản lợi đáng lẽ được hưởng.
3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH
DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM
Nhằm thúc đẩy hơn nữa các chủ thể tham gia vào thị trường chuỗi cung ứng
logistics, đồng thời tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, pháp luật quy định về chủ
thể kinh doanh dịch vụ logistics cần tập trung thêm các vấn đề sau đây
104

3.1.Những tồn tại, vướng mắc căn bản tại quy định của pháp luật về chủ thể
kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam
3.1.1. Quy định pháp luật về chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics chưa cụ thể,
chưa rõ ràng
Vì dịch vụ logistics vẫn còn mới nên những quy định pháp luật về chủ thể kinh
doanh dịch vụ này chưa hoàn thiện một cách rõ ràng, cụ thể. Các quy định về chủ thể
xuất phát từ bộ luật gốc là Bộ luật Dân sự, sau đó là các luật chuyên ngành nằm rải rác
trong các văn bản như: Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư… Vì vậy,
khi áp dụng rất khó khăn, các chủ thể phải tự tìm hiểu các quy định tại nhiều văn bản,
thậm chí là chồng chéo, khó áp dụng. Chủ thể kinh doanh dịch vụ này có bắt buộc phải
là pháp nhân hay không thì pháp luật chưa đề cập rõ.
3.1.2. Các chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics hạn chế về quy mô doanh nghiệp
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA)
và thống kê từ nguồn Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại
thời điểm năm 2016, số lượng các doanh nghiệp tham gia cung cấp các loại hình dịch
vụ logistics là khoảng 23.000 doanh nghiệp, trong đó có 3.000 doanh nghiệp có hoạt
động logistics quốc tế. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics chủ
yếu hoạt động với số vốn đăng ký nhỏ cũng như quy mô lao động hạn chế, hiện có tới
90% số doanh nghiệp dịch vụ có vốn điều lệ đăng ký dưới 10 tỷ đồng. Sự hạn chế về
quy mô doanh nghiệp là một trong những rào cản khi họ tham gia cung cấp chuỗi cung
ứng, hạn chế sự cạnh tranh ngay cả trên thị trường nội địa chứ chưa nói đến thị trường
khu vực và thế giới. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam là chủ thể kinh doanh dịch vụ
logistics chỉ đảm bảo thực hiện được một hoặc một vài dịch vụ logistics nhỏ lẻ trong
toàn chuỗi, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp nước ngoài, bán cước cho các doanh
nghiệp logistics nước ngoài.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định về chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics ở
Việt Nam
3.2.1.Quy định chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics phải là pháp nhân là cần
thiết
Tại điều Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về pháp nhân như sau.
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: Được thành
lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; Có cơ cấu tổ chức theo quy
định tại Điều 83 của Bộ luật này; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự
105

chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật
một cách độc lập.
Pháp nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập,
đăng ký hoặc công nhận, thể hiện là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Pháp nhân
là một tổ chức tập thể gồm nhiều người, được sắp xếp tạo nên một hình thức cụ thể nhằm
thực hiện một chức năng nhất định. Pháp nhân có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thống nhất
và có khả năng thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của tổ chức đó khi được thành lập. Sự độc
lập của tổ chức được coi là pháp nhân giới hạn trong quan hệ dân sự, kinh tế, lao động
với chủ thể khác.Pháp nhân không bị chi phối bởi các chủ thể khác khi quyết định các
vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của tổ chức đó trong phạm vi điều lệ, quyết định thành
lập và các định của pháp luật đối với tổ chức đó. Pháp nhân có tài sản riêng. Tài sản
riêng của pháp nhân là tài sản thuộc quyền sở hữu của pháp nhân độc lập với tài sản cá
nhân là thành viên của pháp nhân. Tài sản đó được thể hiện dưới dạng vốn, các tư liệu
sản xuất và các loại tài sản khác phù hợp với từng loại pháp nhân. Trên cơ sở có tài sản
riêng, pháp nhân phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Sự độc lập về tài sản và
chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của pháp nhân là tiền đề vật chất để một tổ chức
tham gia vào quan hệ dân sự như một chủ thể độc lập với tư cách riêng, được hưởng
quyền và phải gánh chịu các nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định và phù hợp với điều
lệ của pháp nhân.Logistics là chuỗi hoạt động phức tạp, rủi ro cao. Quy định chủ thể
cung cấp dịch vụ là pháp nhân là cần thiết, đảm bảo sự quản lý của nhà nước, phòng
ngừa những rủi ro và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
đối với mọi hoạt động trước đối tác và khách hàng.
3.2.2. Xem xét bỏ quy định kinh doanh dịch vụ logistics là ngành nghề kinh
doanh có điều kiện
Hiện nay, để kinh doanh dịch vụ logistics, các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
đang phải tuân thủ cùng lúc ít nhất hai điều kiện kinh doanh, một là điều kiện cho ngành
riêng lẻ trong chuỗi và hai là điều kiện chung của chuỗi logistics khi bị gọi là ngành
nghề kinh doanh. Một số chuyên gia cho rằng bản chất logistics cũng không phải là
ngành kinh doanh mang tính chất đặc thù ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến tính
mạng, sức khỏe đến con người hay đến an ninh quốc gia. Logistics là một ngành mang
tính chất kinh tế kinh doanh thông thường với các chuỗi hoạt động có mối liên hệ với
nhau mà bất kỳ cá nhân nào cũng có thể kinh doanh. Vì vậy, nên bỏ dịch vụ logistics là
ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện này được quy định tại mục 61, phụ lục 4
của Luật Đầu tư năm 2014 và mục 60, phụ lục 4 của Luật Sửa đổi bổ sung Điều 6 và
phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.
106

Theo đó, cũng nên bỏ phần điều kiện chung mà Nghị định số 163/2017/NĐ-CP
ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện
kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics đã quy định tại Điều 4 khoản 2: “Thương nhân tiến hành một phần hoặc
toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng
Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo
quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này,
còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử”.
Logistics thực ra không phải là một ngành nghề riêng biệt mà chỉ là một chuỗi hoạt
động bao gồm rất nhiều công việc khác nhau liên quan đến nhiều ngành nghề, như: Vận
tải, đóng gói, làm thủ tục thuế, hải quan… Luật Thương mại 2005, Điều 233 đã định
nghĩa: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực
hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm
thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký
mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận
với khách hàng để hưởng thù lao”. Việc ra kinh doanh có điều kiện với chuỗi ngành
nghề này sẽ hạn chế sự phát triển của ngành và sẽ tạo ra gánh nặng chi phí cho doanh
nghiệp, giảm sức cạnh tranh và không tạo được động lực cho các chủ thể tham gia kinh
doanh dịch vụ này
KẾT LUẬN
Mô hình dịch vụ logistics tuy không còn mới mẻ trên thế giới nhưng để các doanh
nghiệp giao nhận, vận tải biển của Việt Nam có thể ứng dụng rõ nét hơn thì đòi hỏi phải
có nhiều nỗ lực không chỉ từ phía Chính phủ mà cả bản thân các doanh nghiệp Việt Nam
phải tự mình vươn lên. Sự tham gia của Chính phủ không chỉ là việc tạo lập hành lang
pháp lý thuận tiện cho dịch vụ logistics phát triển mà còn phải có những hỗ trợ về thể
chế tài chính, về vốn, về môi trường để hoạt động này thực sự có nhiều điều kiện để phát
triển.
Các doanh nghiệpnViệt Nam phải tự trang bị cho mình về nghiệp vụ, về cơ sở hạ
tầng để có thể vươn lên cạnh tranh được với các công ty nước ngoài vốn rất mạnh trong
lĩnh vực này. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế
thế giới và việc chúng ta phải từng bước mở cửa thị trường dịch vụ sau hàng loạt các
hiệp định song phương và đa phương ký kết với nước ngoài thì việc phát triển ngành
hàng hải của nước ta theo hướng xây dựng các công ty chuyên về logistics là hướng đi
cần thiết và đúng đắn.
107

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ quy định chi tiết
Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic và giới hạn trách nhiệm đối
với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic;
2. Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách
nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;
3. Luật Thương mại 2005;
4. Luật Doanh nghiệp 2005;
5. Luật Đầu tư 2014;
6. Bộ luật Dân sự 2015.
7. Bộ Công Thương - Báo cáo Logistics Việt Nam 2017, Logistics: Từ kế hoạch
đến hành động, Nhà xuất bản Công Thương 2017.
108

CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI THEO CÔNG ƯỚC VIÊN
VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CISG).
Trần Gia Nghi1

TÓM TẮT
Trước tình hình giao thương, mua bán và sát nhập hàng hoá ngày càng mở rộng
hiện nay trên thế giới nói chung và tại Châu Á hay cụ thể là Việt Nam nói riêng, hầu hết
các cường quốc thương mại trên thế giới trong đó có nhiều bạn hàng, đối tác lớn, bền
vững của Việt Nam đều đã gia nhập Công ước Viên như Mỹ, Pháp, Liên bang Nga, Đức,
… Việc Công ước Viênt 1980 trở thành nguồn luật chung của những quốc gia này luôn
được khuyến khích, ưu tiên áp dụng cho hầu hết các giao dịch thương mại quốc tế. Điều
này cho thấy CISG mang sức ảnh hưởng nhất định đến hoạt động mua bán hàng hoá
quốc tế đối với doanh nghiệp Việt Nam. Song, khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội
nhập với nền kinh tế thế giới, những vấn đề pháp lý liên quan đến việc xác định thiệt hại
khi áp dụng CISG nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh cũng ngày một quan
trọng hoá. Bài viết sau đây sẽ phân tích về một trong những vấn đề pháp lý liên quan
đến quá trình xác định thiệt hại theo CISG mà cụ thể là phạm vi áp dụng của Công ước
- điều còn tồn đọng nhiều tranh cãi.
ĐẶT VẤN ĐỀ
CISG (Công ước Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) có thể
được xem là nỗ lực hài hoà pháp luật trong lĩnh vực thương mại hàng hóa thành công
nhất trong trong lịch sử. Ước tính, CISG điều chỉnh khoảng 3 phần 4 (¾) giao dịch về
lĩnh vực Thương mại quốc tế.Theo một thống kê, có ít nhất 3000 vụ tranh chấp về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong đó tòa án và trọng tài áp dụng CISG để giải quyết.2
Là một Công ước do Uỷ ban Liên Hợp Quốc về luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL)
soạn thảo và được thông qua tại Viên (Áo) năm 1980, tính đến hiện tại, CISG là Công
ước thành công nhất trong lĩnh vực pháp luật về Thương mại quốc tế bởi những thuận
lợi được công nhận rộng rãi mà nó mang lại mà có thể kể đến là việc chấm dứt vai trò
không hiệu quả của Công ước LaHaye năm 1964 về mua bán quốc tế động sản vô hình.
Ngoài các vụ kiện, các tranh chấp, … thì sự thành công của bản Công ước này còn được

1
2153801015167 - 133-CLC46(C).
2
Nguyễn Minh Hằng (Chủ biên) (2016), 101 Câu hỏi đáp về Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, Nhà xuất bản Thanh niên.
109

thể hiện ở số thành viên hiện tại của nó, lên đến 88 nền kinh tế lớn trên toàn quốc như
Mỹ, Nhật, Trung Quốc, … Ngoài ra, Việt Nam đã là thành viên của Công ước này và
Công ước đã có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày 01.01.2017.
Ngay từ lời nói đầu của bản Công ước, mục tiêu của CISG đã được nêu cụ thể, rõ
ràng: “Thống nhất luật áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; Giảm xung
đột pháp luật, hạn chế tranh chấp phát sinh; Tạo điều kiện thúc đẩy thương mại hàng
hoá giữa các quốc gia". Tuy vậy, những thiệt hại phát sinh từ việc áp dụng những quy
tắc, điều khoản từ CISG vẫn diễn ra trong đời sống pháp luật nói chung và pháp luật về
Thương mại quốc tế nói riêng vì nhiều nguyên nhân cốt lõi. Một trong những bất cập
còn tồn đọng đáng kể nhất dẫn đến hệ luỵ về thiệt hại phát sinh khi giải quyết tranh chấp
dựa trên CISG có thể kể đến là vấn đề xác định thiệt hại do phạm vi áp dụng của CISG
mà cụ thể là khi CISG bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam, câu hỏi phổ biến nhất được đặt
ra là khi nào thì áp dụng CISG và khi nào thì Luật Thương mại Việt Nam hiện hành
được áp dụng. Chính vấn đề này sẽ là mấu chốt tỏng việc xác định các thiệt hại phát
sinh trong quá trình giải quyết những tranh chấp liên quan.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
1. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Với sự tác động của quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế và sự thiết lập các khuôn
khổ pháp lý song phương cũng như đa thương về thương mại, hoạt động mua bán hàng
hoá giữa các cá nhân, tổ chức không chỉ đơn thuần là sự gói gọn trong phạm vi lãnh thổ
của quốc gia đó mà đã dần vươn đến quốc tế. Phương tiện pháp lý cơ bản để các cá nhân,
tổ chức tiến hành hoạt động mua bán hàng hoá trong phạm vi quốc tế chính là hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế.
Xét về thuật ngữ, tính đến thời điểm hiện nay, “hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế" chưa có một dữ liệu nào giải thích một cách cụ thể theo Luật định mà chỉ là các giải
thích liên quan đến thuật ngữ cấu thành thuật ngữ “hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế" như “hợp đồng", “mua bán", …
Xét về phương diện học thuật, đã có một số tác giả đưa ra khái niệm về hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế. Cụ thể, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thoả thuận,
có hiệu lực bắt buộc giữa các bên có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau mà theo
đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua, bên
110

mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng cho bên bán.3
Xét về khía cạnh pháp luật thực định thì pháp luật của một số quốc gia trên thế
giới và văn bản pháp lý quốc tế đã có những quy định không giống nhau về hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế, cụ thể:
- Điều 56 Luật mua bán hàng hóa năm 1979 của Anh quy định hợp đồng MBHHQT
là hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các bên có trụ sở thương mại (nếu
không có trụ sở thương mại thì là nơi cư trú) nằm trên lãnh thổ ở các nước khác nhau và
thỏa mãn các điều kiện sau: (a) Hợp đồng bao gồm mua bán hàng hóa, mà tại thời điểm
ký kết hợp đồng, hàng hóa được chuyên chở từ lãnh thổ của quốc gia này sang lãnh thổ
của quốc gia khác; (b) Chào hàng hoặc chấp nhận chào hàng được lập trên lãnh thổ
của các quốc gia khác nhau; hoặc (c) Việc giao hàng được thực hiện trong lãnh thổ
quốc gia khác với lãnh thổ quốc gia chào hàng hoặc chấp nhận chào hàng. Như vậy,
theo pháp luật Anh Quốc, hợp đồng MBHHQT, trước hết, là hợp đồng mua bán hàng
hóa, tức là hợp đồng theo đó người bán chuyển giao hoặc đồng ý chuyển giao quyền sở
hữu hàng hóa cho người mua để nhận tiền tương ứng gọi là giá cả.4
Luật Thương mại có một chương quy định về mua bán hàng hóa (Chương II), trong
đó chỉ có bảy điều luật quy định riêng về MBHHQT và không có điều luật nào xác định
cụ thể, trực tiếp về khái niệm và phạm vi nội hàm của hợp đồng MBHHQT. Tuy nhiên,
dựa vào quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại và Điều 428 Bộ luật dân sự, có
thể rút ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa như sau: Hợp đồng mua bán hàng
hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên
mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Như
vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa là dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản trong
pháp luật dân sự (theo nghĩa rộng).5 Ở Việt Nam, hợp đồng MBHHQT, trước khi Luật
Thương mại ra đời, còn được gọi dưới nhiều tên khác nhau như: hợp đồng xuất nhập
khẩu hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương6, hợp đồng mua bán ngoại

3
Trương Văn Dũng (2003), Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và vấn đề hoàn thiện
pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học.
4
Sale of Goods Act of UK, 1979.
5
Đỗ Minh Ánh, Vấn đề sửa đổi khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế trong Luật thương mại để gia nhập Công
ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Tạp chí Luật học số 9/2011.
6
Nguyễn Như Phát, Minh Bạch hóa pháp lật và yêu cầu đặt ra đối với hệ thống pháp luật trong quá trình hội nhập
kinh tế, Nhà nước và Pháp luật, số1 (201)/2005.
111

thương7, hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài…
1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Mục đích chủ chốt tỏng hợp đồng MBHHQT được tạo nên từ sự thoả thuận, ý chí
và sự tự nguyện của các bên có thể khác nhau tuỳ vào mối liên kết, động cơ giao kết hợp
đồng giữa các bên mua - bán. Tuy nhiên, vì đây là một trong những hình thức pháp lý
nhằm thực hiện hoạt động thương mại nói chung, hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế
nói riêng nên xét về mặt bản chất, vẫn có thể thấy được sự thống nhất giữa các bên ý chí
rằng mục đích mà các bên tiến hành giao kết hợp đồng MBHHQT là vì mục tiêu kiếm
lợi nhuận và các lợi ích kinh tế khác.
Mua bán hàng hoá quốc tế, khác với các loại hợp đồng giao dịch khác, chính là
yếu tố tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Đây
được cho là loại hợp đồng được thiết lập khi và chỉ khi có lợi ích kinh tế xuất hiện dưới
vai trò là kết quả giao dịch giữa hai bên. Hay nói cách khác, nếu không có lợi ích kinh
tế thì sẽ không có sự giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT.
2. Sơ lược về phạm vi áp dụng của Công ước.
Ngay tại Điều 1, phạm vi áp dụng đã nêu cụ thể đối với các trường hợp có hợp
đồng mua bán hàng hoá giữa các bên có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia khác nhau.
Cụ thể:
Điều 1
1. Công ước này áp dụng đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên
có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia khác nhau:
a) khi các quốc gia này là các Quốc gia thành viên của Công ước này; hoặc
b) khi các quy tắc của tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của một
Quốc gia thành viên của Công ước này.
2. Việc các bên có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia khác nhau không được
tính đến nếu việc này không thể nhận biết được trong hợp đồng, trong các giao dịch
trước đó giữa các bên và trong thông tin trao đổi giữa các bên vào bất kỳ thời điểm nào
trước hoặc vào thời điểm giao kết hợp đồng.

7
Quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK ngày 31/7/1991 của Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Công thương) hướng dẫn
việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và Quy định số 229/TMDL-XNK ngày 9/4/1992 của Bộ Thương mại
và du lịch về việc ký kết và quản lý hợp đồng mua bán ngoại thương
112

3. Quốc tịch của các bên, tính chất dân sự hoặc thương mại của họ và của hợp
đồng đều không được xét đến khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này.
Ngoài ra, từng trường hợp cụ thể không được áp dụng CISG cũng được quy định
rõ ràng ngay sau Điều 1, cụ thể:
Ðiều 2
Công ước này không áp dụng đối với việc mua bán:
a) hàng hóa để sử dụng vào mục đích cá nhân hoặc gia đình, trừ trường hợp bên
bán, vào bất kỳ thời điểm nào trước hoặc vào thời điểm giao kết hợp đồng, không
biết và không có nghĩa vụ phải biết rằng hàng hóa được mua để sử dụng vào các
mục đích trên;
b) thông qua bán đấu giá;
c) để thi hành các quyết định hành chính hoặc tư pháp;
d) cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư, công cụ chuyển nhượng hoặc tiền tệ;
e) tàu thủy, tàu bay, thủy phi cơ;
f) điện năng
Bên cạnh đó, phạm vi áp dụng và các quy định chung đã được cụ thể hoá (từ Điều
1 đến Điều 13). Phần này quy định những trường hợp được phép áp dụng Công ước
Viên và những trường hợp nào thì Công ước Viên sẽ không được áp dụng (từ Điều 1
đến Điều 6) và cũng đồng thời nêu rõ ràng các nguyên tắc trong quá trình áp dụng Công
ước Viên 1980 bao gồm những nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành vi và xử sự của
các bên, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng về giao dịch thương mại, mua bán
và trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới. Đồng thời, Công ước cũng nêu bật
giá trị của tập quán quốc tế trong những giao dịch mua bán hàng hoá quốc tế cụ thể.
CISG được áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các quốc gia có trụ
sở thương mại tại những quốc gia khác nhau. Theo quy định tại Điều 1, Công ước Viên
chỉ nhắm sự quan trọng đến nơi đặt trụ sở thương mại và có phần không sát xao tới quốc
tịch của các bên tham gia vào hợp đồng. Công ước được áp dụng khi các bên tham gia
vào hợp đồng có trụ sở đặt tại các quốc gia là thành viên của Công ước. Công ước cũng
được áp dụng khi chỉ có một bên có trụ sở tại nước phê chuẩn Công ước, song, những
quy định xung đột về luật điều chỉnh đã dẫn đến hệ luỵ việc áp dụng luật của nước này
chẳng hạn như khi các bên thoả thuận áp dụng luật của nước đóng vai trò là bên bán, mà
nước bên bán lại là thành viên của Công ước; hoặc trong trường hợp các bên thoả thuận
113

áp dụng áp dụng luật của nước thứ ba, mà nước này lại là thành viên của Công ước.
Ngoài ra, Công ước cũng có thể được các bên áp dụng khi hai các không có trụ sở tại
nước thành viên Công ước nhưng lại thoả thuận áp dụng Công ước. Trong trường hợp
này, Công ước cũng cho phép các bên có thể hoàn toàn tự thoả thuận việc có áp dụng
hay không một điều khoản nào đó của Công ước dựa trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện
do hợp đồng.8
2.1 Các trường hợp CISG không áp dụng.
Theo quy định tại Điều 2 CISG, Công ước này không áp dụng cho một số hợp
đồng, những hợp đồng đó được chia thành 3 nhóm chính dựa theo mục đích mà hàng
hoá được mua bán, loại giao dịch giữa các bên và loại hàng hoá được bán.
Căn cứ Điều 2.1 về mục đích của việc mua hàng, CISG không áp dụng nếu hàng
được mua nhằm phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc gia đình. Tuy nhiên, nếu hàng được
mua bởi một cá nhân phục vụ cho mục đích kinh doanh thì giao dịch đó sẽ được điều
chỉnh bởi CISG. Theo đó, các giao dịch cụ thể như một người chụp ảnh chuyên nghiệp
mua máy camera để dùng cho công việc, một doanh nghiệp mua xà phòng hay các sản
phẩm vệ sinh văn phòng cho nhân viên dùng hay một người mua một xe máy cũ để bán
lại đều thuộc phạm vi áp dụng của CISG. Riêng đối với hợp đồng tiêu dùng, yếu tố quyết
định cho việc CISG không áp dụng là ý định sử dụng của hàng hóa. Một hợp đồng tiêu
dùng thuộc trường hợp loại trừ áp dụng CISG khi ý định dùng cho cá nhân hoặc gia đình
được bên bán biết được trước hoặc vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nghĩa vụ chứng
minh rằng bên bán không biết hoặc không có nghĩa vụ phải biết ý định tiêu dùng của
người mua thuộc về bên đòi sự áp dụng của CISG.9
Dựa vào loại giao dịch, căn cứ Điều 2.b CISG, CISG không áp dụng cho những
giao dịch bán đấu giá bởi đây là giao dịch có những quy định đặc thù trong pháp luật
của các quốc gia nên khi để những giao dịch này tiếp tục được điều chỉnh bởi những
quy định từ CISG mặc dù ngay cả trong trường hợp người đấu gá thành công có thể đến
từ một quốc gia khác. Bên cạnh đó, tại Điều 2.c, việc loại trừ áp dụng CISG cho những
giao dịch mua bán hàng hoá để thi hành luật hoặc các quyết định tư pháp mang một đặc
trưng quan trọng nhất định. Bởi, đây là các giao dịch chịu sự điều chỉnh của các quy
định đặc thù theo pháp luật quốc gia nơi quy định được thực hiện. Mà, những giao dịch
này không cấu thành một phần quan trọng của thương mại quốc tế và vì thế có thể được

8
Nguyễn Thị Mai (2014), Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr. 23-24.
9
Nguyễn Thị Hồng Trinh (2018), Phạm vi áp dụng của Công ước CISG cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
-Tạp chí Toà án nhân dân điện tử.
114

ví như là những giao dịch không mang tính quốc tế hay còn gọi là giao dịch nội địa.
Dựa vào loại hàng hoá, tai Điều 2.e, loại trừ áp dụng CISG cho những giao dịch
mua bán tàu thủy, máy bay, thủy phi cơ. Điều 2.f loại trừ áp dụng Công ước cho giao
dịch mua bán điện năng[12] trên cơ sở rằng trong một số hệ thống pháp luật, điện năng
không được xem hàng hóa và mua bán quốc tế điện năng liên quan đến những vấn đề
đặc thù so với những vấn đề thông thường của mua bán hàng hóa quốc tế.
Một trường hợp khác mà CISG không áp dụng được quy định trong Điều 3 và liên
quan đến các hợp đồng cung ứng dịch vụ. Điều 3.1 quy định rằng CISG sẽ vẫn áp dụng
cho hợp đồng cung ứng hàng hóa được chế tạo hoặc sản xuất theo yêu cầu của người mua
bởi hợp đồng như vậy vẫn được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa như những hợp đồng
mua bán hàng hóa sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, đoạn cuối của khoản 1 này loại trừ áp
dụng Công ước cho những hợp đồng như vậy nhưng bên mua cung cấp phần lớn nguyên
liệu cần thiết cho việc chế tạo hoặc sản xuất hàng hóa đó. Vì khi đó, hợp đồng sẽ gần hơn
với hợp đồng cung ứng dịch vụ hoặc lao động hơn là mua bán hàng hóa.
Theo sau đó, khoản 1và khoản 2 Điều 3 đã nhấn mạnh rằng Công ước sẽ không áp
dụng đối với những hợp đồng mà trong đó, nghĩa vụ chủ yếu của bên giao hàng là cung
ứng lao động hoặc các dịch vụ khác. Đây là trường hợp những hợp đồng không chỉ có
nghĩa vụ giao hàng mà còn có những nghĩa vụ liên quan như thực hiện một công việc
hay cung cấp một dịch vụ. Khi đó, muốn CISG áp dụng, nghĩa vụ giao hàng phải là chủ
yếu. Để xác định được rằng nghĩa vụ giao hàng là chủ yếu so với các nghĩa vụ cung cấp
dịch vụ đi kèm, giá trị kinh tế của hai nghĩa vụ phải được so sánh, kiểu như là hai hợp
đồng riêng lẽ. Nếu nghĩa vụ cung cấp lao động hoặc dịch vụ lớn hơn 50% nghĩa vụ của
người bán, Công ước sẽ không được áp dụng và ngược lại. Theo một án lệ, trong hợp
đồng tháo dỡ và bán một nhà chứa máy bay, Công ước áp dụng bởi vì giá trị của dịch
vụ tháo dỡ chỉ chiếm 25% tổng giá trị hợp đồng.10 Cũng có tòa án cho rằng, vì việc tính
toán so sánh cụ thể giá trị hàng hóa và dịch vụ của hợp đồng không phải lúc nào cũng
có thể làm được, nên những yếu tố khác như hoàn cảnh liên quan đến sự giao kết hợp
đồng, mục đích của hợp đồng nên được xem xét khi đánh giá liệu nghĩa vụ cung cấp
dịch vụ có chủ yếu hay không.
2.2 Các bên từ chối việc áp dụng CISG
Khả năng ngăn chặn việc áp dụng Công ước vào hợp đồng của họ là một quyền
được thừa nhận trong Tư pháp quốc tế, nêu bật nguyên tắc tự do hợp đồng. Thông

10
CLOUT case No. 152 [Cour d’appel Grenoble, France, 26 April 1995, tại địa chỉ
<http://cisgw3.law.pace.edu/cases/950426f2.html>.
115

thường, các bên thực hiện quyền này bằng cách đưa vào hợp đồng một điều khoản quy
định rõ việc lựa chọn luật của một quốc gia cụ thể. Cách tiếp cận này thuận tiện khi một
trong hai hoặc cả hai bên không có sự hiện diện kinh doanh tại một quốc gia thành viên
Công ước. Ngay cả khi cả hai bên hoạt động trong các quốc gia có Công ước, họ vẫn có
thể từ chối áp dụng Công ước. Nếu luật được chọn thuộc về một quốc gia không phải là
thành viên CISG thì luật của quốc gia đó sẽ điều chỉnh hợp đồng. Tuy nhiên, nếu luật
được chọn có nguồn gốc từ một quốc gia thành viên Công ước (không bảo lưu Điều
1.1.b CISG) thì CISG vẫn sẽ được áp dụng vì nó được tích hợp vào khung pháp lý của
quốc gia đó. Để tránh áp dụng CISG trong những tình huống như vậy, các bên phải đồng
ý rõ ràng loại trừ nó theo Điều 6 của Công ước. Do đó, điều khoản quy định luật áp dụng
không chỉ phải nêu rõ luật quốc gia được lựa chọn mà còn nêu rõ việc loại trừ CISG
trong việc điều chỉnh các vấn đề của hợp đồng.
Điều 6 của CISG cấp cho các bên quyền từ chối hoàn toàn việc áp dụng Công ước
hoặc sửa đổi các điều khoản cụ thể trong Công ước. Bài viết này phác thảo hai kịch bản
loại trừ: một trong đó các bên có thể từ chối khả năng áp dụng chung của Công ước và
một trong đó họ có thể tùy chỉnh hoặc vô hiệu hóa một số điều khoản riêng lẻ. Bên cạnh
lựa chọn loại trừ toàn bộ Công ước, Điều 6 trao quyền cho các bên điều chỉnh hoặc điều
chỉnh các điều khoản cụ thể theo yêu cầu cụ thể của họ, mang lại sự linh hoạt để đáp
ứng nhu cầu cụ thể của họ.
2.3 Loại trừ phạm vi áp dụng của Công ước.
CISG 1980 được xây dựng trên nền tảng nguyên tắc tự do ký kết hợp đồng. Vì vậy,
Công ước cho phép các bên thỏa thuận loại trừ phạm vi áp dụng của Công ước theo quy
định tại Điều 6. Trong hợp đồng mua bán ô tô giữa người mua Singapore và người bán
Đức, các bên đã thỏa thuận lựa chọn điều khoản pháp luật tại mà pháp luật Đức áp dụng
cho hợp đồng này, ngoại trừ việc áp dụng Công ước về mua bán hàng hóa quốc tế (ULIS)
và Công ước về hợp đồng, thỏa thuận giao nhận vận tải quốc tế (ULF). Tòa phúc thẩm
Muchen cho rằng CISG 1980 được áp dụng theo quy định tại Điều 1.1.a vì tại thời điểm
ký kết hợp đồng, cả Đức và Singapore đều là thành viên của Công ước. Ngoài ra, Tòa
án cho rằng việc các bên loại trừ việc áp dụng ULIS và ULF không có nghĩa là loại trừ
việc áp dụng CISG 1980. Tòa cũng lưu ý rằng trong một giao dịch mua bán hàng hóa
quốc tế, việc loại trừ việc áp dụng CISG 1980 phải được được thể hiện bằng quyết định
rõ ràng của các bên tham gia.11

11
CLOUT No.826, Appellate Court München,
Auto case,19 October 2006. Nguồn truy cập:https://cisgw3.law. pace.edu/cases/061019g1.html
116

Trong một tranh chấp khác phát sinh từ hợp đồng mua bán máy giữa người bán Bỉ
và người mua Đức, Tòa án quận Namur ở Bỉ cũng đưa ra phán quyết tương tự. Tòa án
xác định rằng CISG 1980 điều chỉnh hợp đồng vì cả hai bên đều có địa điểm kinh doanh
tại các quốc gia thành viên Công ước, đáp ứng các điều kiện áp dụng Công ước. Về việc
loại trừ CISG 1980, Tòa án đã phán quyết rằng các bên đã không loại trừ một cách rõ
ràng hay ngầm định việc áp dụng CISG. Hợp đồng thiếu bất kỳ điều khoản nào quy định
rõ luật áp dụng hoặc loại trừ CISG 1980. Theo Tòa án, các bên chỉ có thể loại trừ việc
áp dụng Công ước thông qua các điều khoản rõ ràng, chẳng hạn như nêu rõ: “Hợp đồng
này được điều chỉnh bởi luật mua bán hàng hóa theo Bộ luật Dân sự Đức.” Ngoài ra,
Tòa án nhấn mạnh rằng các hợp đồng bằng tiếng Đức không nên được cho là ngầm loại
trừ việc áp dụng Công ước.12
Trong thực tiễn pháp lý, các bên tham gia ký kết hợp đồng có quyền loại trừ một
cách rõ ràng hoặc ngầm định việc áp dụng CISG 1980. Loại trừ rõ ràng xảy ra khi các
bên soạn thảo một điều khoản hợp đồng nêu rõ rằng CISG sẽ không được áp dụng, đồng
thời nêu rõ luật áp dụng đối với giải quyết mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Mặt
khác, việc loại trừ ngầm có thể có nhiều hình thức khác nhau. Một cách là khi các bên
đồng ý với luật của một quốc gia không phải là thành viên Công ước, điều này được coi
là một sự loại trừ ngầm khỏi việc áp dụng CISG. Ngoài ra, tòa án có thể thừa nhận ý
định loại trừ CISG khi các bên lựa chọn luật của một quốc gia thành viên Công ước
nhưng chỉ rõ luật của quốc gia nào sẽ điều chỉnh hợp đồng.13
2.4 Phạm vi áp dụng của Công ước đối với 2 trogn số loại hợp đồng đặc biệt.
Công ước được áp dụng cho các hợp đồng liên quan đến mua bán quốc tế, tuy
nhiên vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về hợp đồng mua bán hoặc các loại hợp đồng. Khi
xem xét nghĩa vụ của người bán và người mua nêu tại Điều 30 và Điều 53 của Công
ước, có thể thấy rõ rằng hợp đồng mua bán liên quan đến trách nhiệm của người bán
trong việc giao hàng, cung cấp các tài liệu cần thiết và chuyển quyền sở hữu, trong khi
người mua có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng. hàng hóa. Tuy nhiên, thực tiễn thương
mại quốc tế hiện đại bao gồm nhiều hình thức giao dịch hàng hóa khác nhau, chẳng hạn
như thỏa thuận phân phối, trao đổi hàng hóa hoặc hợp đồng kết hợp. Điều này đặt ra câu
hỏi: Liệu CISG 1980 có mở rộng áp dụng cho các loại hợp đồng đa dạng này không?

12
Belgium 15 January 2002 District Court Namur (SAP. v. AWS). Nguồn truy cập: https://cisgw3.law.pace.
edu/cases/020115b1.html
13
Nguyễn Thị Hồng Trinh - Bùi Quỳnh Trang (2021), Phân tích phạm vi áp dụng của Công ước Viên 1980 về hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề
01-2021.
117

- Thứ nhất, đối với hợp đồng phân phối (Distribution Agreements)
Vào tháng 1 năm 1996, công ty Úc Helen Karninski Pty (Karninski) và công ty
Marketing Australian Products (MAP) của Hoa Kỳ đã ký kết một thỏa thuận phân phối
độc quyền cho các phụ kiện thời trang. Hợp đồng này nêu ra các điều khoản liên quan
đến thanh toán, bảo hành, giao hàng và các giao dịch mua tiếp theo của MAP. Vào tháng
2 năm 1996, hợp đồng phân phối đã được sửa đổi để bao gồm các quy định liên quan
đến việc bán hàng hóa được xác định cụ thể. Tranh chấp giữa các bên nảy sinh trong
những lần giao hàng tiếp theo. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa án quận phía
Nam New York đã phán quyết rằng CISG không áp dụng cho hợp đồng phân phối. Cơ
sở lý luận của tòa án là CISG yêu cầu phải có các điều khoản cụ thể trong hợp đồng, nêu
rõ số lượng hàng hóa và giá cả của chúng. Hơn nữa, tòa án lưu ý rằng sự khan hiếm của
án lệ CISG có liên quan và không có bất kỳ tiền lệ pháp lý nào chứng minh rằng hợp
đồng phân phối nằm trong phạm vi của Công ước.
Quyết định của Tòa án quận phía Nam New York đã thu hút được sự chú ý đáng
kể từ các học giả nghiên cứu CISG 1980. Dựa trên bản chất của Hợp đồng phân phối,
các học giả cho rằng loại thỏa thuận này đủ tiêu chuẩn là "Hợp đồng khung (hoặc Hợp
đồng nguyên tắc)". Những hợp đồng như vậy thiết lập các nguyên tắc cơ bản liên quan
đến đặt hàng và giao hàng nhưng không nêu chi tiết cụ thể về số lượng, chất lượng hàng
hóa hoặc giá cả hàng hóa. Hợp đồng khung, theo nguyên tắc, không đáp ứng các tiêu
chí của “hợp đồng mua bán hàng hóa” nêu tại khoản 1 Điều 1. Chúng thiếu tính cụ thể
cần thiết quy định tại Điều 14 của CISG nên không thuộc diện này. theo quy định của
Công ước.
Trên thực tế, các bên thường ký kết Hợp đồng phân phối dưới dạng Hợp đồng
khung. Sau đó, với mỗi đơn hàng, các bên tiếp tục ký “hợp đồng riêng” dựa trên nguyên
tắc đã nêu trong Hợp đồng phân phối. Các hợp đồng riêng lẻ này quy định rõ số lượng,
chất lượng và giá cả của hàng hóa và được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa, nằm trong
phạm vi của CISG. Một trường hợp tương tự xảy ra ở Đức vào tháng 7 năm 1996, liên
quan đến hợp đồng phân phối độc quyền động cơ máy cắt cỏ giữa một công ty Đức và
một công ty Ý. Theo Hợp đồng phân phối này, hai công ty đã ký nhiều hợp đồng riêng
biệt để thực hiện các đơn hàng cụ thể, quy định rõ ràng chi tiết về hàng hóa. Tòa án
trong trường hợp này lập luận rằng CISG áp dụng cho các hợp đồng riêng lẻ về đơn đặt
hàng chứ không áp dụng cho hợp đồng phân phối. Theo tòa án, các hợp đồng phân phối
phải tuân theo luật hiện hành được xác định bởi các quy tắc xung đột pháp luật. Do đó,
tòa án kết luận rằng, theo các quy định về xung đột pháp luật của Đức, hợp đồng phân
phối được điều chỉnh bởi luật nội địa của Ý chứ không phải CISG.
118

- Thứ hai, đối với Hợp đồng trao đổi hàng hoá (Barter Transaction)
Hợp đồng trao đổi hàng hóa về cơ bản có thể được định nghĩa là một giao dịch
trong đó các bên trao đổi hàng hóa mà không liên quan đến thanh toán bằng tiền, loại
bỏ nhu cầu về nghĩa vụ thanh toán. Trong các thỏa thuận như vậy, các bên có trách
nhiệm giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho nhau. Mỗi bên đảm nhận vai trò là người
bán đối với tài sản họ giao và người mua đối với tài sản họ nhận được trong trao đổi.
Việc áp dụng CISG 1980 vào các hợp đồng trao đổi hàng hóa là chủ đề tranh luận
giữa các khu vực pháp lý và học giả. Nhiều nhà bình luận cho rằng CISG không được
thiết kế để điều chỉnh các hợp đồng trao đổi hàng hóa, vì Công ước đặc biệt liên quan
đến các hợp đồng mua bán liên quan đến trao đổi hàng hóa lấy tiền. Do đó, họ cho rằng
CISG không bao gồm các điều khoản để quản lý loại hình trao đổi phi tiền tệ này. Một
số khu vực pháp lý cũng đã đi đến kết luận tương tự trong các tranh chấp liên quan đến
khả năng áp dụng CISG đối với các hợp đồng trao đổi hàng hóa.
Trong một trường hợp cụ thể liên quan đến hợp đồng trao đổi hàng hóa được hình
thành vào ngày 17 tháng 1 năm 2003 giữa một công ty Nga và một công ty
Liechtenstein,14 Trọng tài Liên bang Nga đã phán quyết rằng CISG 1980 không áp dụng
cho hợp đồng. Trọng tài xác định rằng sự thỏa thuận của các bên cấu thành một hợp
đồng trao đổi hàng hóa mà không liên quan đến bất kỳ khoản thanh toán bằng tiền nào.
Do đó, hợp đồng này không đủ tiêu chuẩn là hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường
và do đó, CISG không được áp dụng theo các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận.
KẾT LUẬN
Khi một công ước quan trọng có phạm vi áp dụng cho hầu hết các nền kinh tế lớn
trên thế giới có hiệu lực đối với Việt Nam, hãy biết khi nào công ước đó được áp dụng
cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Thay vì luật pháp quốc gia, vấn đề này luôn
được đưa ra trước tòa án, trọng tài, luật sư cũng như thương nhân. Cần hiểu rõ rằng công
ước chủ yếu được áp dụng trong ba trường hợp; Hơn nữa, mỗi trường hợp đều có ghi
chú chi tiết riêng. Tuy nhiên, cần hiểu rằng việc áp dụng CISG không có nghĩa là luật
pháp quốc gia không còn vai trò nữa. Trật tự công cộng vẫn phải được tuân thủ và luật
pháp quốc gia vẫn điều chỉnh những vấn đề mà CISG không đề cập tới. Luật quốc gia
vẫn kết hợp các quy định về hợp đồng với CISG, cũng như Incoterms và PICC theo thứ
tự ưu tiên sau Incoterms, CISG, luật quốc gia và cuối cùng là PICC.

14
Russian Federation arbitration proceeding, 9 March 2004. Nguồn truy cập: https://cisgw3.law.pace.edu/
cases/040309r1.html
119

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Minh Hằng (Chủ biên) (2016), 101 Câu hỏi đáp về Công ước của Liên
Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Nhà xuất bản Thanh niên.
2. Trương Văn Dũng (2003), Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học.
3. Sale of Goods Act of UK, 1979.
4. Đỗ Minh Ánh, Vấn đề sửa đổi khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế trong Luật
thương mại để gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, Tạp chí Luật học số 9/2011.
5. Nguyễn Như Phát, Minh Bạch hóa pháp lật và yêu cầu đặt ra đối với hệ thống
pháp luật trong quá trình hội nhập kinh tế, Nhà nước và Pháp luật, số1 (201)/2005.
6. quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK ngày 31/7/1991 của Bộ Thương nghiệp (nay
là Bộ Công thương) hướng dẫn việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và Quy
định số 229/TMDL-XNK ngày 9/4/1992 của Bộ Thương mại và du lịch về việc ký kết
và quản lý hợp đồng mua bán ngoại thương
7. Nguyễn Thị Mai (2014), Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr. 23-24.
8. Nguyễn Thị Hồng Trinh (2018), Phạm vi áp dụng của Công ước CISG cho hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế. -Tạp chí Toà án nhân dân điện tử.
9. CLOUT case No. 152 [Cour d’appel Grenoble, France, 26 April 1995, tại địa chỉ
<http://cisgw3.law.pace.edu/cases/950426f2.html>.
10. CLOUT No.826, Appellate Court München, Auto case,19 October 2006. Nguồn
truy cập:https://cisgw3.law. pace.edu/cases/061019g1.html
11. Belgium 15 January 2002 District Court Namur (SAP. v. AWS). Nguồn truy cập:
https://cisgw3.law.pace. edu/cases/020115b1.html
12. Nguyễn Thị Hồng Trinh - Bùi Quỳnh Trang (2021), Phân tích phạm vi áp dụng
của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và khuyến nghị áp
dụng cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 01-2021.
13. Russian Federation arbitration proceeding, 9 March 2004. Nguồn truy cập:
https://cisgw3.law.pace.edu/ cases/040309r1.html
120

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

CISG- Convention on Công ước Viên năm 1980


Contracts for the của Liên Hợp quốc về
Công ước Viên
International Sale of hợp đồng mua bán hàng
Goods hoá quốc tế.

Hơp đồng mua bán hàng


Hợp đồng MBHHQT
hoá quốc tế.

Những nguyên tắc hợp


Principles of International
PICC đồng thương mại quốc tế
Commercial Contract
của UNIDROIT.

You might also like