Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 36

VẬT LÝ NGUYÊN TỬ

Nguyễn Thế Bình


Khoa Vật lý,
Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN
Molbile; 0904229007
CHƯƠNG 1: CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
1.1 Sự phát hiện ra điện tử
1.2 Sự phát hiện ra hạt nhân và mẫu nguyên tử hành tinh

CHƯƠNG 2: CÁC MẪU CẤU TẠO NGUYÊN TỬ


2.1 Các định luật thực nghiệm về phổ bức xạ của nguyên tử Hydro và kim loại
kiềm
2.2 Mẫu Bohr về nguyên tử
2.3 Mẫu Sommerfeld về nguyên tử
2.4 Mẫu cơ học lượng tử về nguyên tử

CHƯƠNG 3: CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG VÀ TRẠNG THÁI


CỦA ĐIỆN TỬ TRONG NGUYÊN TỬ
3.1. Tương tác Spin –quỹ đạo
3.2 Cấu trúc tinh tế của các mức năng lượng điện tử trong nguyên tử.
3.3 Các trạng thái dừng của điện tử trong nguyên tử một điện tử hóa trị
3.4 Các trạng thái dừng của điện tử trong nguyên tử nhiều điện tử hóa trị
3.5 Sự sắp xếp điện tử trong nguyên tử và bảng tuần hoàn Mendeleev.
CHƯƠNG 4: PHỔ BỨC XẠ CỦA NGUYÊN TỬ TRONG TRƯỜNG NGOÀI
5.1. Hiệu ứng Zeeman thường
5.2 Hiệu ứng Zeeman dị thường
5.3. Hiệu ứng Stark.
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ QUÁ TRÌNH BỨC XẠ
5.1 Bức xạ tia X
5.1.1 Nguồn gốc tia X
5.1.2 Phổ bức xạ tia X
5.1.3 Phổ hấp thụ tia X
5.2 Bức xạ Serencop
5.3 Laser
5.3.1 Các quá trình bức xạ và hấp thụ của nguyên tử
5.3.2 Sự mở rộng vạch phổ bức xạ của nguyên tử
5.3.3 Nguyên lý hoạt động của laser
CHƯƠNG 1: CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
(Early atomic physics )

1.1.Sự phát hiện ra điện tử (Discovery of the electron)


1.1.1Điện tích nguyên tố và tia âm cực (Elementary charge and cathode ray)

a.Thí nghiệm Faraday và điện tích nguyên tố


Năm 1834, Michael Faraday (1791-1867) đưa ra định luật

1 A 1 A
m= q= It
F n F n
Trong đó :
m là khối lượng của chất điện phân [g]
A là nguyên tử gam của chất điện phân [g]
n là hóa trị chất điện phân
q là điện lượng chuyển qua bình điện phân [C]
I là cường độ dòng điện [A]
t là thời gian [s]
F= 96500 C gọi là số Faraday
Ion là những nguyên tử/phân tử mang điện tích âm hoặc dương
Nếu m = A ; n=1 ta có q = F . Suy ra một nguyên tử gam của các ion hóa
trị 1 mang điện lượng như nhau bằng F = 96500C không phụ thuộc vào bản
chất của ion đó

Mặt khác, theo định luật Avogadro, 1 nguyên tử gam của mọi nguyên tố đều
chứa NA = 6,022.1023 nguyên tử nên điện tích của một ion hóa trị 1 sẽ là:

Tương tự , từ điện phân các chất điện phân chứa ion hóa trị 2,3,4… ta có
thể suy ra điện tích của các ion này tương ứng sẽ là 2e,3e và 4e…

Như vậy điện tích của ion hóa trị 1 được xem là điện tich nguyên tố
e =1,6.10-19 C
b. Tia âm cực và điện tử (cathode ray and electron)
Tia âm cực được nhà vật lý Đức Johann Hittorf quan sát thấy lần đầu trên ống
phóng điện Crookes (William Crookes) vào năm 1869, và được đặt tên tia âm
cực vào năm 1876 bởi Eugen Goldstein.
Năm 1897 nhà vật lý người Anh J.J. Thomson đã làm thí nghiệm lần đầu tiên
phát hiện các thành phần của tia âm cực là các hạt gọi là điện tử (electron).
Ống phóng điện Crookes chứa chất khí loãng áp suất cỡ 10-3 mmHg, được đặt
vào hiệu điện thế một chiều khoảng một vài KV .

Hình 1.1: Sự phóng điện qua chất khí


1. Vùng sáng bao quanh âm cực
2. Vùng tối Crookes
3. Khoảng sáng
4. Vùng tối Faraday
5. Cột sáng dương

Hạ thấp áp suất khí trong ống khoảng tối Crookes mở rộng đến anode A
Hình 1.2
Các nghiên cứu quan sát cho thấy Cathode phát ra chùm tia không nhìn thấy có
khả năng làm phát sáng màn huỳnh quang.
Đặt một lá kim loại chắn giữa cathode và Anode có thế quan sát thấy bóng đen
trên thành đối diện âm cực. Như vậy từ âm cực đã phát ra một tia gọi là tia âm
cực. Các nhà vật lý (Crookes, Perrin, Thomson…) sau đó đã làm nhiều thí
nghiệm phát hiện là:
-Vận tốc của tia âm cực có giá trị 1,9.107 cm/s ( J.J Thomson-1894) nhỏ hơn rất
nhiều so với ánh sáng (3.1010 cm/s) nên tia âm cực không phải ánh sáng.
-Tia âm cực có khả năng làm quay một chong chóng nhỏ đặt trên đường đi của
tia âm cực. Chứng tỏ là một chùm hạt
-Tia âm cực bị lệch trong điện trường và từ trường chứng tỏ mang điện
Từ đó kết luận về sự tồn tại của hạt mang điện âm. Hạt đó được gọi là
electron/ điện tử. Tia âm cực là chùm hạt electron /điện tử .
Tuy nhiên lúc đó thuyết sóng Maxwell đang thịnh hành, việc chấp nhân tia
âm cực là chùm hạt là khó khăn.
Phải đến 1911, bằng thí nghiệm Milikan đo được điện tích của điện tử sự
tồn tại của hạt điện tử mới được chứng minh. Công trình này của Milikan
được giải thưởng Nobel 1923.
- Đo độ lệch của tia âm cực dưới tác dụng đồng thời của điện trường và từ
trường Thomson xác định được tỷ số giữa điện tích và khối lượng của hạt
tạo nên tia âm cực: e/m = 1,75.1011 C/Kg. Kết quả cho thấy các hạt tạo nên
tia âm cực mang điện âm và có khối lượng nhỏ hơn rất nhiều lần khối lượng
nguyên tử.
1.1.2 Thí nghiệm Milikan

Phương pháp giọt dầu Milikan: Robert Milikan


(1868-1953-Mỹ)

Các hạt dầu rất nhỏ được phun vào giữa


hai bản cực kim loại. Do ma sát các hạt
dầu bị ion hóa mang điện. Điện tích của
hạt dầu là điện tích của ion.
Ban đầu bản cực không nạp điện, hạt dầu
rơi nhanh dần đều dưới tác dụng trọng lực.
Sau đó một thời gian ngắn sẽ chuyển động
đều do sức cản không khí. Khi đó trọng
lượng cân bằng với lực cản Stokes của
không khí:
(1.1)
Trong đó:
m- khối lượng hạt dầu
g- gia tốc trọng trường
Vg -vận tốc rơi đều của hạt dầu
η - Hệ số ma sát; a- bán kính hạt dầu
Nếu chú ý đến lực đẩy Archimede của không khí

Trong đó ρ là khối lượng riêng không khí. Kết hợp với (1.1) ta có

(1.2)
trong đó σ- là khối lượng riêng giọt dầu.
Suy ra bán kính giọt dầu: (1.3)

Nếu đặt một hiệu điện thế V vào hai bản cực tạo ra
một điện trường E cho hạt dầu chuyển động đều đi
lên với vận tốc VE . Điện lực tác dụng lên hạt dầu có
chiều từ dưới lên q.E ( q -điện tích hạt dầu). Lực cản
Stockes lên hạt dầu đi lên với vận tốc VE là 6ηaVE .
Do chuyển động đều đi lên ta có:
qE + FA − mg − 6 aVE = qE − 6 aVg − 6 aVE = 0
6 a
q= (Vg + VE ) (1.4)
E
(1.5)
Thay bán kính a vào ta được:
(1.5)

Đo vận tốc Vg và VE bằng cách đo thời gian giọt dầu đi qua hai điểm xác định
ta tính được điện tích giọt dầu.
Thay đổi điện tích giọt dầu bằng chiếu tia X, khi điện tích là q’ vận tốc tương
ứng VE’. Sử dung (1.5) ta có:

(1.6)

Hiệu số này không phụ thuộc vào bán kính hạt dầu.
Bằng các thay đổi nhiều lần điện tích hạt dầu người
ta thấy hiệu số này luôn bằng bội số nguyên của
cùng một đại lượng e  1,6.10 -19 C.
Đây chính là điện tích hạt dầu ion hóa một lần có
giá trị nhỏ nhất bằng giá trị điện tích điện tử.
Phép đo của Milikan cho thấy: e = (1,601860 ± 0,000025).10-19 C
Bằng cách đổi chiều điện trường hai bản điện cực có thể làm hạt dầu chuyển
động nhanh dần xuống dưới.
Đo vận tốc với các lần ion hóa khác nhau ta cũng lập được công thức tính và thu
được kết quả tương tự.
(1.5)

Đo vận tốc Vg và VE bằng cách đo thời gian giọt dầu đi qua hai điểm xác
định ta tính được điện tích giọt dầu.
Thay đổi điện tích giọt dầu bằng chiếu tia X, khi điện tích là q’ vận tốc tương
ứng VE’. Sử dung (1.5) ta có:
9 2 Vg1/2 3/2 (VE − VE' ) (1.6)
q −q' =
E ( −  )1/2 g1/2
Hiệu số này không phụ thuộc vào bán kính hạt dầu.
Bằng các thay đổi nhiều lần điện tích hạt dầu người ta thấy hiệu số này luôn
bằng bội số nguyên của cùng một đại lượng e  1,6.10 -19 C.
Đây chính là điện tích hạt dầu ion hóa một lần có giá trị nhỏ nhất bằng giá trị
điện tích điện tử.
Phép đo của Milikan cho thấy: e = 1,60186 ± 0,000025.10-19 C
Bằng cách đổi chiều điện trường hai bản điện cực có thể làm hạt dầu chuyển
động nhanh dần xuống dưới. Đo vận tốc với các lần ion hóa khác nhau ta cũng
lập được công thức tính và thu được kết quả tương tự.
1. .1.3 Thí nghiệm của Thomson xác định khối lượng điện tử

(J.H Thomson 1856-1940)

Trong một ống thủy tinh hút chân không, âm cực được nung nóng tạo ra phát xạ điện tử
. Dương cực dạng màn chắn có lỗ tròn nhỏ tạo ra chùm điện tử hẹp. Hiệu điện thế U
giữa dương cực và âm cực làm gia tốc cho điện tử đi ra với vận tốc v

e (1.7)
v= .2U
me
Giả sử chùm điện tử đi theo hướng OX vào từ trường H của một nam châm.
Đặt nam châm sao cho H hướng theo trục OY.
Từ lực (lực Lorentz) FL = µo e[v.H]) tác dụng lên điện tử theo hướng Z làm lệch
chùm điện tử một khoảng ZL = MI trên màn quang sát M ,trong đó
a = OA độ dài vùng có từ trường H;
l = OM khoảng cách đến màn quan sát.
µo -độ từ thẩm chân không (4.10-7 N/A2 ).
Lực Lorentz đóng vai trò lực hướng tâm làm
điện tử chuyển động tròn đều với vận tốc ban
đầu v.
Trong từ trường quỹ đạo chuyển động là đường
tròn tâm C bán kính R
me v 2 mv
FL = Fht → o evH = →R= e (1.8)
R e o H
Độ lệch của vết chùm điện tử trên màn
ZL = MI = MN+NI= OH+ NI (1.9)
a2 1 a2
OH = R − CH = R − R − a = R − R 1 − 2  R − R (1 −
2 2
2
)
R 2R
1 a2
OH 
2 R
Độ lệch của vết chùm điện tử trên màn
ZL = MI = MN+NI= OH+ NI
a la a 2
NI = KN .tg = (l − a )tg  (l − a ) sin  = (l − a ) = −
R R R
a 2 la a 2 a 1 a e  H
Z L = OH + NI = + − = a (l − ) = a (l − ) . o
2R R R 2 R 2 me v e
v= .2U
a e  H me
Z L = a (l − ) . o (1.10)
2 me v
a 2 e o H
Nếu l = a ta có ZL =
2 me v
Kết hợp công thức (1.7) và (1.10) đo độ
lệch của chùm điện tử dưới tác dụng của
điện trường và từ trường có thể xác định
được tỷ số

Kết quả đo được của J Thomson là:


e/me = 1,758897 +- 0,000320 .1011 C/Kg
Từ giá trị điện tích e đo được bằng thí nghiệm
Milikan có thể xác định được khối lượng điện tử.
me = (9,1084 +- 0,0004) .10-31 Kg
Có một số cách khác:

-Do lực Lorentx vuông góc với vận tốc đóng vai trò lực hướng tâm làm điện tử
chuyển động tròn trong từ trường, xác định bán kính đường tròn quỹ đạo cũng
có thể tính được tỷ số

- Đặt thêm một điện trường làm điện tử chuyển động lệch theo chiều ngược
lại . Thay đổi điện trường sao cho chùm điện tử đập vào màn huỳnh quang
không bị lệch. Từ giá trị điện trường E’ và từ trường H có thể tính ra được tỷ
số
1. 2 Sự phát hiện ra hạt nhân (Discovery of the nucleus)

1.2.1 Mẫu nguyên tử Thomson ( Thomson’s Model)


Sau thí nghiệm xác định khối lượng chứng minh sự tồn tại của điện tử, nhà Vật lý
người Anh Thomson đã đưa ra giả thuyết về mẫu nguyên tử đầu tiên còn được
gọi là mẫu hạnh nhân (1904),
Nôi dung cơ bản là :
❖ xem nguyên tử là một khối cầu có kích thước cỡ ~10 -10 m là một môi trường
đồng nhất mang điện dương, các điện tử điện tích âm phân bố rải rác và đối
xứng bên trong hình cầu.
❖ Tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương, nguyên tử trung hòa về điện.

Mẫu hạnh nhân chỉ tồn tại một thời gian ngắn vì không phù hợp với thực nghiệm

Mô hình bánh pudding của nguyên tử.


1.2.2 Thí nghiệm Rutherford ( Z.R. Ernest Rutherford 1871-1937)

• Thí nghiệm Rutherford (1906) khảo sát sự tán xạ của chùm hạt α trên lá
vàng mỏng dẫn đến khái niệm hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương
có kích thước nhỏ hơn rất nhiều kích thước nguyên tử.
➢ Hạt α được phát ra từ nhiều chất phóng xạ như (Radi, Radon..).
➢ Hạt α bị lệch đi trong điện trường , từ trường.
➢ Căn cứ vào hướng lệch của chùm hạt α người ta xác định được hạt α
mang điện dương.
➢ Phép đo điện tích cho thấy hạt có điện tích bằng +2e.
➢ Khối lượng hạt α rất lớn hơn nhiều điện tử. Muốn làm lệch chùm α phải
dùng điện trường lớn hơn rất nhiều so với làm lệch chùm điện tử. Khối
lượng hạt tính toán đo được là bằng 4 lần nguyên tử hydro.
Đến nay ta biết rằng đó chính là nguyên tử He bị ion hóa 2 lần.
Thí nghiệm:
• Hầu hết các hạt α đi qua lá vàng mỏng cho thấy các nguyên tử có một
khoảng trống
• Một số hạt α bị lêch gợi ý có sự tương tác với diện tích dương bên trong
nguyên tử
• Một số hạt α tán xạ với góc lớn và một số ít hạt tán xạ ngược trở lại nguồn
• Chỉ những hạt khối lượng tương đối lớn và mang điện dương mới có thể có
lực đẩy hạt α mạnh như vậy. Electron điện tích âm, khối lượng nhỏ không
thể tác động như vậy
Khi cho chùm hạt α đi qua lá vàng mỏng ta thấy chùm α có khả năng xuyên qua
nhưng bị lệch khỏi phương ban đầu.
Điều này được giải thích do lực đẩy của thành phần mang điện dương của
nguyên tử chứ không phải do điện tử vì khối lượng điện tử quá nhỏ so với hạt α.
Thành phần mang điện dương của nguyên tử gọi là hạt nhân.

Xét hạt α có vận tốc ban đầu v0


chuyển động theo hướng IK vuông
góc với lá vàng.
Giả sử hạt nhân đứng yên, khi hạt
α đi vào vùng chịu lực đẩy tĩnh
điện Culong của hạt nhân mang
điện dương Q, hạt α bị lệch đi khỏi
phương ban đầu và đi ra với một
góc lệch .
Để xác định quỹ đạo chuyển động của hạt α và góc lệch  ta dùng hệ tọa độ cực
(r,  ) với gốc tọa độ O là tâm hạt nhân nguyên tử.
Gọi b là khoảng cách từ tâm O của nguyên tử đến phương chuyển động của hạt
α. Khoảng cách b được gọi là khoảng ngắm hoặc thông số va chạm
(impact parameter).
Giá trị của b cho phép đánh giá kích thước hạt nhân: b nhỏ thì kích thước hạt
nhân nhỏ, thể tích nhỏ.
Sử dụng các định luật bảo toàn năng lượng toàn phần và momen động lượng
ta có thể xác định được quỹ đạo hạt α và tính được góc lệch phụ thuộc vào b
như sau:
Tại vị trí S(r,) trên quỹ đạo năng
lượng toàn phần W của hạt α gồm
thế năng Wtn và động năng Wđn.

(1.10)

Từ biểu thức momen động lượng M X


của hạt α ta có thể viết
Thay các giá trị đạo hàm của r và  theo
thời gian trong (1.11) vào (1.10) ta có:
(1.11)
(1.12)

Chia 2 vế cho sau khi sắp xếp lại ta được:

(1.13) Đặt:

thay vào (1.13) ta được: (1.14)


(1.14)

Lấy đạo hàm 2 vế theo  ta được (1.15)

Do  phụ thuộc vào  nên d/d 0. Chia 2 vế phương trình trên cho 2(d/d)
sau khi giản lược ta được:
(1.16)
Đặt: (1.17)
Do trong hệ cô lập momen M bảo toàn nên C là hằng số
Phương trình (1.16) viết lại là:
(1.18)
Nghiệm tổng quát của phương trình này có dạng:
 = Acos + Bsin + C (1.19)
Với A, B là các hằng số được xác định từ điều kiện ban đầu. Khi hạt  tiến xa
vô cực về phía bên trái điểm O góc  = π ta có =1/r = 0
Thay  = π và  = 0 vào (1.19) ta được A = C.
Nghiệm (1.19) viết lại là:
 = C(1+cos) + Bsin (1.20)
 = C(1+cos) + Bsin (1.20)
Khi  tiến đến π, SH = rsin tiến đến b nên ta có :

(1.21)

Do nên từ (1.21) suy ra B = 1/b

Nghiệm (1.19) cuối cùng có dạng: (1.22)

Đây là phương trình của một đường Hyperbol có 2 đường tiệm cận IK và
PQ. Góc giữa 2 đường tiệm cận này là góc lệch  của hạt α
Khi hạt α tiến xa về phía phải điểm O ta có : =1/r → 0; góc → 
Thay = 0;  =  vào phương trình (1.20) ta được:

(1.23)

Thay với M = m b v0 vào (1.23)

ta được công thức xác định góc lệch  :


(1.24)
(1.24)
1
Trong đó : ko = = 9.109 N .m 2 / C 2
4 0
mα - khối lượng hạt α;
vo - vận tốc ban đầu của hạt α
b - khoảng ngắm
e - điện tích electron
Q=Ze - điện tích hạt nhân

Kết quả cho thấy góc lệch  càng lớn khi b càng nhỏ (thể tích hạt nhân nhỏ).
Số liệu đo đạc thực nghiệm cho thấy góc  có thể lớn đến 150o ứng với khoảng
cách b = 10-13 cm . Trong khi kích thước nguyên tử vào cỡ 10-8 cm nên có thể
kết luận là hạt nhân có kích thước rất nhỏ hơn so với kích thước toàn bộ
nguyên tử
Thay vì đánh giá dựa vào tính toán khoảng cách b với một hạt, người ta đã xét
tán xạ của một chùm hạt qua lá kim loại mỏng để gián tiếp khẳng định sự đúng
đắn của kết luận này.
Trong trường hợp này khoảng cách b không phải như nhau với mọi hạt α nên
góc lệch cũng khác nhau.
Giả sử sau một đơn vị thời gian, qua một đơn vị diện tích tiết diện chùm tới có n0
hạt α, chúng ta tính số hạt dn bị lệch trong một đơn vị thời gian nằm trong góc
giữa  và  +d.
Góc ứng với khoảng ngắm b là 
Góc ứng với khoảng ngắm b- db là  +d.
Nếu chỉ tán xạ trên một nguyên tử ở A thì số hạt α đi qua diện tích vành khăn tâm
A bán kính b chiều rộng db là n0dS với dS là diện tích vành khăn.
Tuy nhiên trong một đơn vị diện tích lá kim loại có N nguyên tử và giả thiết mỗi
hạt α chỉ lệch một lần khi qua lá kim loại thì số hạt α tăng lên N lần và vẫn tán xạ
trong góc giữa  và  +d.
dn = n0 NdS (1.25)
Để thỏa mãn điều kiện mỗi hạt α chỉ lệch một lần người ta dùng kim loại vàng
dát mỏng.

m vo2
dn = n0 NdS (1.25) ctg = b (1.24)
2 2ko eQ
Diện tích hình vành khăn dS = 2b db
b.db tính được nhờ lấy vi phân (1.24), thay vào (1.25) ta có
2
 2ek0Q  sin  d
dn =  n0 N  2  (1.26)
  0 
m v 4 
2sin
2
Số hạt α này tán xạ trong góc giữa  và  +d.
Số hạt α đến trên một đơn vị diên tích của hình vành
khăn dS’ tạo ra trên màn thu là:
2
n’=dn/dS’ no N  k0 eQ  1
dS’= 2r .sind
2 → n' = 2  2 
.

(1.27) r
r  m v 0  sin 4
2
n0 : số hạt α đến trên 1 cm2 lá kim loại sau 1s
N: số nguyên tử trên 1 cm2 lá kim loại

Công thức này cho thấy tích số



n '.sin 4 không phụ thuộc vào góc tán xạ 
2
Kiểm chứng điều này bằng thực nghiệm chính là nội dung của thí
nghiệm Rutherford. Dùng kính hiển vi quan sát và đếm số hạt α khi thay
đổi góc  thu được kết quả như trên bảng 1
1
Góc lệch  (độ)  n’ 4 
sin 4 n '.sin
2 2
150 1,15 33 29
135 1,38 43 31
120 1,79 52 29
105 2,53 70 28
75 7,25 211 29
60 16 477 30
45 46,6 1435 31
30 223 7800 35
15 3445 132000 38
2
no N  k0 eQ  1
n' = 2   . (1.27)
r  m v 02  sin 4 
2
• Sử dụng công thức (1.27) có thể tính được điện tích Q của hạt nhân
thông qua đo n’.

• Do nguyên tử trung hòa về điện nên điện tích dương Q của hạt nhân
Q = Z.e với Z là số điện tử của nguyên tử.

Các phép đo của Rutherford đã cho thấy giá trị Z xấp xỉ ½ khối lượng nguyên
tử (đơn vị nguyên tử).
Trong khi đó số thứ tự của các nguyên tổ ở đầu bảng tuần hoàn Mendeleev
cũng xấp xỉ ½ khối lượng nguyên tử của nguyên tố.
Ví dụ C số thứ tự 6, nguyên tử lượng 12; Al số thứ tự 13, nguyên tử lượng
27…
❖ Từ đó thấy rằng Z -số điện tử trong nguyên tử bằng số thứ tự nguyên tố
trong bảng tuần hoàn Mendeleev
• Sử dụng công thức (1.24) có thể tính được gần đúng bán kính hạt
nhân thông qua khoảng ngắm b.
 m vo2 (1.24)
ctg = b
2 2ko eQ
3. Mẫu nguyên tử hành tinh ( planetary model of atom)
Những kết luận từ thí nghiệm Rutherford cho thấy:
✓ nguyên tử gồm một hạt nhân mang điện tích dương, có
kích thước nhỏ hơn nhiều kích thước nguyên tử.
✓ Do nguyên tử trung hòa về điện nên nếu điện tích hạt
nhân là Ze thì số điện tử trong nguyên tử là Z.
✓ Điện tử mang điện tích âm e,có khối lượng rất nhỏ so với
hạt nhân.
✓ Thực tế cho thấy nguyên tử là một hệ bền vững, có thể tồn tại khá lâu trong
những điều kiện xác định với tính chất lý hóa không đổi. Vì vậy phân bố điện
tử trong nguyên tử phải đảm bảo hệ điện tử-hạt nhân nằm ở trạng thái cân
bằng bền. Tĩnh học chỉ ra rằng không thể có cân bằng bền cho hệ các điện
tích phân bố tĩnh. Hệ điện tử- hạt nhân chỉ có thể ở trạng thái cân bằng bền
khi điện tử chuyển động liên tục quanh hạt nhân.
Xét chuyển động của một điện tử điện tích –e trong một nguyên tử với hạt nhân
mang điện tích +Ze. Do tương tác Coulomb điện tử chịu lực hút của hạt nhân
Liên hệ với lực hấp dẫn giữa mặt trời và các hành tinh cũng tỷ lệ nghich
với bình phương khoảng cách nên có thể xem chuyển động của điện tử
quanh hạt nhân giống như chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt
trời. Mô hình cấu tạo nguyên tử như vậy được gọi là mẫu nguyên tử hành
tinh.
Xét bài toán chuyển động của một diện tử trong thế năng của trường lực
hút Coulomb ta tìm được các quỹ đạo chuyển động của điện tử xung
quanh hạt nhân đứng yên có dạng các đường Conic như chuyển động của
các hành tinh.
Mẫu nguyên tử hành tinh giải thích được sự bền vững về mặt cơ học
của nguyên tử nhưng biểu hiện nhiều thiếu sót.
Hạn chế của Mẫu nguyên tử hành tinh

❖ Mẫu nguyên tử hành tinh không giải thích được sự ổn định về mặt điện
động lực học. theo lý thuyết Maxwell điện tử chuyển động xung quanh hạt
nhân sẽ luôn bức xạ sóng điện từ. Năng lượng của điện tử do đó sẽ giảm
dẫn theo thời gian và bán kính quỹ đạo giảm dần. Phép tính cho thấy chỉ
cần 10-8 giây là điện tử rơi vào hạt nhân. Với mẫu nguyên tử hành tinh
nguyên tử sẽ luôn bức xạ sóng điện từ tuy nhiên nguyên tử ở trạng thái
không kích thích không bức xạ sóng điện từ.

❖ Mẫu hành tinh cũng không giải thích được sự giống nhau hoàn toàn về
tính chất lý hóa giữa các nguyên tử cùng nguyên tố.
Ví dụ nguyên tử H, có một điện tử. Giải bài toán tìm quỹ dạo chuyển động
của điện tử trong nguyên tử H cho thấy quỹ dạo là đường conic theo đó có
thể là đường tròn, ellipse, parabol hoặc hypecbol tuy theo điều kiện ban đầu
(vận tốc ban đầu của điện tử khi kết hợp với hạt nhân).
Thực tế điện tử trong nguyên tử H chỉ chuyển động theo những quỹ đạo xác
định không tùy thuộc vào điều kiên ban đầu khi tạo ra nó.
Thuyết nguyên tử của Đêmôcrít
Vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không.
• Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy, không phân chia
được, không biến đổi, luôn vận động và tồn tại vĩnh viễn.
• Nguyên tử giống nhau về chất nhưng khác nhau về hình dạng (hình cầu, hình
móc câu, hình tứ diện, hình lõm...), về kích thước, về tư thế (nằm ngang, đứng,
nghiêng). Cũng giống như sự kết hợp của các chữ cái tạo thành các từ ngữ, thì
ở đây, sự kết hợp của các nguyên tử tạo thành các sự vật trong thế giới.
• Chân không (không gian trống rỗng) không có kích thước và hình dáng, nhưng
vô tận và duy nhất; nó là điều kiện cần thiết cho sự vận động của nguyên tử.
Mẫu Dalton: Vào năm 1808, John Dalton đã đưa ra lý thuyết nguyên tử của ông
dựa trên định luật bảo toàn khối lượng và định luật tỷ lệ các chất trong các phản
ứng hoá học. Tất cả lý thuyết của ông dựa trên năm giả thuyết:
• tất cả vật chất đều được tạo thành từ các nguyên tử.
• các nguyên tử của cùng một nguyên tố sẽ có cùng một cấu trúc và tính chất.
• các nguyên tử không thể bị phân chia, không thể được sinh ra hoặc mất đi.
• các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau kết hợp với nhau để tạo ra
các hợp chất.
• trong các phản ứng hoá học, các nguyên tử có thể kết hợp,sau đó lại có thể
phân tách hoặc tái sắp xếp lại.
Lý thuyết của Dalton là cơ sở để xây dựng các lý thuyết khác về nguyên tử sau
này.
1904

You might also like