Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

NỘI DUNG CẦN CHÚ Ý TRONG MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

4. Nói rõ vị trí, vai trò những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy
vật

5. Giải thích tại sao nói “Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập nêu nguồn gốc, động lực vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng”

Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển

-Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối
lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó, sự thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ
mất đi cái mới ra đời

- Vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng
trong mỗi giai đoạn nhất định gồm: Mâu thuẫn chủ yếu và Mâu thuẫn thứ yếu

- Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng

Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng...
đối lập nằm trong chính mỗi sự vật, hiện tượng; có vai trò quy định trực tiếp quá
trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Mâu thuẫn bên ngoài xuất hiện trong mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng với
nhau; tuy cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chúng, nhưng phải
thông qua mâu thuẫn bên trong mới phát huy tác dụng.

- Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản

Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng,
xu hướng xã hội... có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hoà được.
Đó là mâu thuẫn giữa các giai cấp bóc lột và bị bóc lột, giữa giai cấp thống trị
và giai cấp bị trị...

Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực
lượng, xu hướng xã hội... có lợi ích cơ bản không đối lập nhau nên là mâu thuẫn
cục bộ, tạm thời.
Nói về vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển, nguyên nhân
chính cũng là nguyên nhân cuối cùng tạo nên nguồn gốc của sự vận động, phát
triển của sự vật, hiện tượng là sự tác động (theo hướng phủ định, thống nhất) lẫn
nhau giữa chúng và giữa các mặt đối lập trong chúng. Có hai loại tác động dẫn
đến vận động là tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng (bên ngoài) và sự
tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập của cùng một sự vật, hiện tượng (bên
trong); nhưng chỉ có sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập (bên trong) mới
làm cho sự vật, hiện tượng phát triển.

Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng là nguyên nhân, giải
quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự vận động, phát triển.

6. Giải thích:

- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức

- Thực tiễn là mục đích của nhận thức

- Thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình vận động, phát triển của nhận
thức

- - Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý

7. Vẽ sơ đồ kết cấu lực lượng sản xuất? Trong các yếu tố cấu thành thì
yếu tố nào là quan trọng nhất ? vì sao?

NLĐ Tự nhiên

ĐTLĐ

LLSX Mới

TLSX CCLĐ

TLLĐ

PTLĐ

8. Sản xuất vật chất có những vai trò cơ bản gì?

Nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội: là
hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con
người
Chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài
người.
Là nền tảng cho sự phát triển của các mối QHSX từ đó làm phát sinh các
mối quan hệ xã hội khác: Chính trị, Đạo đức, pháp luật..

Đáp ứng nhu cầu sống của con người

9. Kể và phân tích các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn? trong
những hình thức đó, hoạt động nào là quan trọng nhất. Vì sao?

Có 3 hình thức cơ bản;

+ HĐ SX :khách quan

+ HĐ chính trị cải tạo xã hội: khách quan

+ Hđ thực nghiệm khoa học

HĐSX quan trọng nhất vì Là quá trình mà trong đó con người sử dụng
công cụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên , cải biến các
dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu
tồn tại và phát triển của con người .

10. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, muốn giải thích các hiện tượng
tinh thần trong đời sống xã hội thì căn cứ vào cơ sở nào?

11. Từ những vấn đề nghiên cứu trong chủ nghĩa Mác-Lên Nin, cụ thể
Nội dung Chủ nghĩa duy vật lịch sử, hãy chỉ ra những cách thức nào để làm cho
năng xuất lao động của Việt Nam được nâng cao?

12. Tri thức KH trở thành LLSX trực tiếp được biểu hiện như thế nào?

Được biểu hiện dưới nhiều hình thức:

KH thâm nhập vào các yếu tố cấu thành LLSX

Các phát minh được rút ngắn khi đưa vào SX, quản lí XH

Đội ngũ công nhân Cổ Xanh ngày càng nhiều

13. LLSX quyết định cái gì đối với QHSX?


LLSX quyết định sự hình thành QHSX

LLSX ở tính chất, trình độ nào thì QHSX phải tương ứng với LLSX như
thế ấy.

LLSX quyết định sự biến đổi và phát triển QHSX

Khi LLSX thay đổi thì QHSX cũng sẽ thay đổi cho phù hợp

14. Vì sao LLSX luôn luôn thay đổi? Và vì sao QHSX lại là yếu tố tĩnh,
bảo thủ, thay đổi chậm..??

Vì trong hoạt động SX con người không bao giờ hoài lòng quá trình và
những sản phẩm được tạo ra, đó là nội dung của quá trình sản xuất.

QHSX liên quan đến chủ sở hữu: vì lợi ích con người muốn níu giữ, bảo
vệ nó.... Nó là hình thức của quá trình SX nên thay đổi chậm hơn nội dung.

15. QHSX như thế nào được xem là không phù hợp với trình độ phát
triển của LLSX và nó được biểu hiện ở những trường hợp nào? Cho ví dụ chứng
minh?

QHSX không phù hợp với trình độ phát triển của LLSX có 2 TH:

1. QHSX quá lạc hậu so với trình độ phát triển của lực lượng SX
2. QHSX tiên tiến giả tạo so với trình độ phát triển của LLSX
3. VD: Ở nước ta hiện nay do tồn tại nhiều khu vực kinh tế khác nhau
với những trình độ của LLSX không đồng đều , điều đó đòi hỏi phải
sử dụng nhiều chế độ sở hữu , nhiều chế độ tổ chức quản lý và nhiều
hình thức phân phối khác nhau , đây chính là cơ sở lý luận và thực tiễn
của việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay .

16. Chứng minh sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá
trình lịch sử tự nhiên?

Tự nhiên của sự phát triển của hình thái kinh tế xh

Khái niệm hình thái kt xh:Là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng
để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất
đặt trựng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của llsx, một kiến
trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
17. Ý thức muốn tác động trở lại hiện thực phải thực hiện như thế nào?
Giải thích rõ!

Thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử và xã hội của
con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

Thực tiễn bao gồm hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và
hoạt động khoa học, trong đó, hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò quyết
định, chi phối đối với các hoạt động còn lại. (Có tiền và tài sản rồi thì mới nghĩ
đến chuyện đảm bảo ổn định an ninh xã hội và phát triển khoa học là tiền đề để
tạo ra của cải, vật chất mới)

Nhận thức là quá trình phản án tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan
vào bộ óc của con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo ra tri thức về thế giới
khách quan đó. Nhận thức gồm nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác và biểu
tượng) và nhận thức lý tính (khái niệm, phán đoán và suy lý)

Mối liên hệ giữa thực tiễn và nhận thức: Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai
trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và tiêu chuẩn chân lý, kiểm tra
tính chân lý của quá trình nhận thức. Thực tiễn là cơ sở và mục đích của nhận
thức. Đồng thời, qua hoạt động thực tiễn đem lại cho con người những tài liệu
cho nhận thức, giúp nhận thức nắm bắt được bản chất, quy luật vận động của
thế giới.

Tồn tại xã hội: Toàn bộ đời sống vật chất của xã hội và những điều kiện sinh
hoạt vật chất của nó, bao gồm: môi trường tự nhiên, điều kiện dân số.

Ý thức xã hội: toàn bộ những quan điểm, tư tưởng, tâm tư, tình cảm, tập tục
truyền thống…của xã hội phản ánh lại tồn tại xã hội ở từng giai đoạn phát triển
lịch sử nhất định, bao gồm: ý thức xã hội thông thường, ý thức lý luận (tâm lý
xã hội và hệ tư tưởng)

Tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức xã hội. Tồn tại xã hội
như thế nào sẽ sinh ra ý thức xã hội như thế ấy, tức là người ta không thể tìm
nguốc gốc tư tưởng trong đầu óc con người mà phải tìm nó trong chính tồn tại
xã hội.

You might also like