Ôn Tập Cô Mười Gửi

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Đề thi: Ngoại Khoa Gia Súc.

Đề gồm 50 câu
Thời gian: 50 phút

1
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất

2
1. Gây tê trên màng cứng có thể ảnh hưởng đến hô hấp khi
+ Lượng thuốc tê quá nhiều tràn đến phổi
+ Thuốc tê thấm đến vùng ngực
+ Thuốc tê theo ống tủy tràn lên cao làm tê liệt cơ hoành và cơ liên sườn
2. Mục đích đậy vải trùm lúc mổ để
---------
3. Lựa chọn phương pháp phẫu thuật để trị bệnh có thể
---------
4. Tiệt trùng là gì
Tiệt trùng là giết chết vi sinh vật bằng tác nhân vật lý và hóa học
5. Câu nào không phải là nguyên nhân làm vết mổ viêm nhiễm trùng
---------
6. Mục đích phẫu thuật
- Phẫu thuật chẩn đoán, điều trị
- Phẫu thuật kinh tế
- Phẫu thuật nghiên cứu, thí nghiệm
- Phẫu thuật thẩm mỹ
7. Bất lợi của việc sử dụng povidine làn chất tiệt trùng?
Để lại vết đen trên kết cấu và mô, nồng độ >3,5% thì độc cho mô, ăn mòn dụng cụ
8. Trước khi tiêm thuốc mê ta tiêm atropin nhằm mục đích
- Làm giảm sự tiết chất nhờn trong đường hô hấp
- Giãn nở các phế quản và giúp ngừa sự co bóp thanh quản khi đạt ống thông khí
quản
- Giảm ói mửa
- Làm thuốc tiền mê
- Giảm tiết dịch và co thắt đường tiêu hóa
9. Thuốc nào dưới đây được sử dụng trong gây mê
Thuốc mê dạng tiêm:
- Barbiturate
- Thiopental sodium
- Pentobarbital
- Acepromazine
- Chloral hydrate
- Benzodiazeoine (Diazepam và Midazolam)
- Azaperone
- Xylazine
- Medetomidine
- Ketamine
- Zoletil
Thuốc mê bay hơi:
1) Thường dùng
+ Halothane (Fluothan, Halocarbon)
+ Isoflurane (Forane, Aerrane)
+ Desflurane (Suprane)
+ Sevoflurane (Ultane)
2) Không còn sử dụng
+ Chloroforme: hại gan thận, rát mắt, xót đường hô hấp, hạ huyết áp. Không dùng
Adrenaline khi gây mê bằng Chloroforme vì gây rung tâm thất làm con vật chết.
+ Cyclopropane: dễ nổ
+ Diethyl ether: dễ cháy, rát niêm mạc miệng, yết hầu, thanh quản, tiết nhiều chất
nhờn, mê không êm ái, bỏ ăn sau gây mê -> Thuốc mê an toàn nhất
+ Fluroxene
+ Trichlorethylene
+ Ethyl Chloride: dễ cháy nổ, không làm rát màng niêm, quá liều gây chết
10. Thuốc nào sau đây không phải là thuốc mê
Dựa vào câu 9 nhé
11. Về nguyên tắc tác dụng của thuốc mê
- Gây mê dùng để chỉ sự mất cảm giác đối với toàn cơ thể/vùng, làm vô hiệu hóa
hoạt động của cá mô thần kinh một cách cục bộ hay toàn diện.
- Khi mê sẽ ức chế sâu những chức năng của hệ thần kinh trung ương -> mất cảm
giác, mất trương lực cơ (giãn cơ)
- Tuy nhiên hoạt động của những trung tâm quan trọng ở hành tủy: trung tâm điều
khiển hô hấp, tuần hoàn, cơ trơn vẫn được bảo tồn
- Quá liều -> rối loạn đột ngột và ngừng hẳn hoạt động của các trung tâm nêu trên
dẫn tới những cái chết của vật nuôi gọi là trúng độc thuốc mê
- Thuốc mê tác dụng lên hệ thần kinh trung ương theo thứ tự từ vỏ não xuống dần
hành tủy, đồng thời từ tủy sống chuyển dần lên hành tủy.
- Điểm tác động cuối cùng của thuốc mê là hành tủy (trung tâm điều hòa hô hấp và
tuần hoàn)
12. Mục đích gây mê
- Làm cho con vật nằm yên: dễ mổ, là yêu cầu trước tiên, vì không nằm yên thì
không thực hiện được giải phẫu và kéo dài thời gian, tổn thương mô nhiều hơn và
mất đi tính chính xác.
- Tránh nguy hiểm cho người mổ: cần thiết cho hầu hết các loài gia súc từ trâu bò chó
mèo heo, nếu không vật sẽ bị đau và phản ứng lại như đá, húc, cắn.
- Nhân đạo: Không chỉ con người mà con vật cũng vậy, khi dùng dao, kéo cắt da, thịt
thì con vật phải chịu đau đớn dù là để trị bệnh và việc đau này sẽ giảm hay mất đi
nếu dùng thuốc mê cho con vật
Đối tượng của thú y rất đa dạng vì thế phải lựa chọn thuốc mê, dù ít nhiều việc
tiếp thu thuốc cũng khác nhau như morphin gây an thần tốt cho bò ngựa nhưng
ngược lại làm cho mèo trở nên hung dữ
13. Để chuẩn bị mổ một gia súc ta cần chú ý
Chuẩn bị thú bệnh, y phục và dụng cụ, vùng mổ, bàn mổ, địa điểm phẫu thuật và bố
trí người.
14. Các vi trùng nào sau đây thường gây ra nhiễm trùng sinh mủ ở vết thương
+ Staphylococcus (tụ cầu khuẩn sinh mủ vàng)
+ Streptococcus (liên cầu khuẩn sinh mủ trắng)
+ Pseudomonas (trực khuẩn mủ xanh)
+ E.coli
15. Đối với chảy máu mao mạch
- Máu phân bổ ở mọi nơi: da, cơ, mô liên kết, cân mạc, bao cơ, bao gân
- Các mao mạch nhỏ nhưng phân bố dày đặc, tốc độ dòng chảy chậm, máu chảy
rướm đều trên toàn bộ vết mổ
- Vì thế chảy máu ra có màu pha giữa đỏ tươi và đỏ thẫm
- Chảy máu dạng này dễ cầm máu, nó có thể ngừng chảy nhờ cơ chế tự đông máu của
cơ thể
16. Trên 1 vết thương nhiễm trùng nghi vi khuẩn yếm khí ta nên dùng hóa chất
nào?
Điều trị: rửa sạch vết loét, cắt bỏ mô chết, rửa oxy già, rắc kháng sinh và không may
vết thương
17. Nhược điểm lớn nhất khi gây mê qua đường hô hấp
+ Khó khống chế vật để gây mê
+ Phương tiện phức tạp
+ Ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp
18. Nhiễm trùng ngoại khoa
- Là một dạng chấn thương sinh học, thường gặp trong thú y
- Là sự xâm nhập của vi trùng/virus/nấm và cơ thể qua vết thương, giải phẫu, vết
tiêm chích và phát triển, có sự phản ứng của cơ thể chống lại vi trùng
19. Đề phòng tai biến khi sử dụng thuốc mê
- Đặt ống thông khí quản trong lúc gây mê
- Hô hấp bị cản trở do lưỡi hay tiểu thiệt chạm vách sau yết hầu  Phòng: kéo đầu tới
trước hay kéo lưỡi ra khỏi miệng
- Nhịn ăn trước mô 12 – 18 giờ
- Tiêm Atropin trước mê 15 phút để giảm tiết dịch và co thắt đường tiêu hóa
- Giới hạn dùng thuốc mê hô hấp
20. Giai đoạn nào là giai đoạn quá liều của thuốc mê
Đó là giai đoạn 3 của quá trình mê toàn thân
- Hệ thống thần kinh bị ức chế tối đa và ngưng hô hấp
- Đây là giai đoạn quá liều thuốc mê
- Tim đập chỉ trong thời gian ngắn
- Huyết áp tụt, màng niêm nhợt vàng, con ngươi nở rộng, chết nhanh
- Ngoại trừ trường hợp áp dụng ngay các biện pháp hồi sinh như ngưng cấp thuốc
mê, khởi động hô hấp nhân tạo trước khi tim ngừng đập, các tai biến trên có thể được
khống chế và thú sẽ vượt qua
21. Vi khuẩn gây nhiễm trùng uốn ván
- Khá phổ biến trên heo, do Clostridium tetani vào vết thương có ngoại vật tồn tại,
vật nhọn đâm, vết thiến, vết cắn, rốn
- Triệu chứng: viêm sưng cục bộ nên đôi khi không để ý, khi có triệu chứng co giật
thì khó điều trị
22. Các phản xạ quá liều của thuốc mê
- Quá liều, cơ hoành trở nên yếu đi, trao đổi hô hấp giảm do thiếu oxy, thú thở hổn
hển và ngừng thở
- Quá liều thuốc mê thì tim đập không đồng bộ
- Xem thêm câu 20
- Cơ ngực tê liệt
- Chỉ có cơ hoành còn hoạt động nhưng chậm
- Thở thoi thóp, mạch nhanh nhưng yếu, con ngươi mở rộng
- Mắt lờ đờ, niêm mạc tím rồi tim ngừng hẳn

23. Lúc gây mê thì hầu hết các ca mổ được thực hiện trong
-----------
24. Mục tiêu cuối cùng của việc xử lý vết thương là
----------
25. Lý do làm vết thương không lành
Nhiều lắm nhưng đáng sợ nhất là nhiễm trùng
26. Tư thế con vật khi gây tê màng cứng
Chân trước đứng cao hơn chân sau để tránh thuốc tê làm liệt hành tủy
27. Hernia rốn
- Do bẩm sinh, viêm rốn lúc mới sinh, rặn nhiều do tiêu chảy lâu ngày hay bón kéo
dài, hoạt động mạnh bất thường như chạy nhảy  rách thành bụng (phần cơ và cân
mạc) đẩy ruột và phúc mạc chui qua
- Tỷ lệ thoát vị bẩm sinh của 1000 chó và mèo được thống kê
+ Thoát vị ruột vùng rốn: 1,71 – 2,35% ở chó > 1,43 – 1,66% ở mèo
1) Chẩn đoán
- Quanh rốn, bóp mềm, không đau
2) Điều trị
- Băng ép thành bụng (heo nhỏ), gây viêm ruột làm ruột chạy vào  sau hết viêm lỗ
sẽ bít lại nhưng nguy hiểm
- Mổ: nhịn ăn trước 12 giờ, nằm ngửa, gây tê, thao tác mổ và may vết thương, chăm
sóc sau mổ
- Nếu sờ vào bao thoát vị thấy nóng, đau và có chất chứa ở bên trong thì có thể nghi
ngờ tắc ruột
28. Nhiệm vụ của bác sĩ phẫu thuật
Bác sĩ phẫu thuật có trách nhiệm theo dõi, thăm khám, phối hợp thực hiện các phác
đồ điều trị và xử trí những bất thường liên quan đến phẫu thuật đã thực hiện trên
người bệnh.
29. Ý nghĩa gây mê
Gây mê để phẫu thuật trên gia súc là điều rất có ý nghĩa, nó giúp cho thú mất đi cảm
giác đau đớn trong khi mổ, cũng như để kiểm soát các cử động bất ngờ
30. Những tai biến có thể xảy ra khi gây mê
- Tắt thở: trong lúc thú mê có thể tắt thở khi gây mê bằng Chloroforme quá liều
-> Xử lý: kích thích hô hấp nhân tạo sau đó tiêm mạch thuốc kích thích hô hấp như
Nikethamide 10 – 20ml cho đại gia súc, 1 – 3ml cho chó, 1 – 2ml cho mèo
- Hít thực chất vào phổi: thức ăn trong thực quản, dạ dày có thể trào ra lúc gây mê
(thường là thuốc mê bay hởi), lau chùi nhanh
- Hô hấp yếu dần do quá liều: ta dùng thuốc kích thích hô hấp như cafein, long não,
Nikethamide hoặc hô hấp nhân tạo
31. Sự chảy máu trong phẫu thuật có thể gây ra
- Khi phẫu thuật, để chảy máu ra nhiều sẽ che lấp tổ chức, người phẫu thuật không
phân biệt được các lớp tổ chức dẫn đến thực hiện các thao tác chậm hay không chính
xác.
- Cơ thể vật nuôi mất máu nhiều sẽ làm giảm sức đề kháng nghiêm trọng.
- Khi chảy máu ra ngoài mạch quản là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại và
phát triển.
- Phẫu thuật để cháy máu nhiều sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Mất máu nhiều với thời gian ngắn, nguy cơ phát triển shock rất cao.
- Chảy máu nhiều ảnh hưởng đến tâm lý người phẫu thuật.
- Cháy máu, mất máu nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả phẫu thuật nói riêng và cơ
thể nói chung.
32. Những sai sót trong kỹ thuật may vết thương
- Dụng cụ y tế bị nhiễm khuẩn
- Chỉ khâu phía trên chui xuống lớp phía dưới
- Chỉ khâu bị hở, không nguyên vẹn
- Sử dụng sai loại chỉ cho từng vùng mô
33. Mục đích gây tê
- Sử dụng để làm tê một vùng của cơ thể/nhỏ trực tiếp ngay tại nơi cần gây tê
- Lidocaine ngoài mục đích gây tê còn dùng để điều trị chứng loạn nhịp tim do tâm
thất
- Làm tê liệt dây thần kinh cảm giác và các đuôi dây thần kinh
34. Đối với những vết thương nhiễm trùng sinh mủ
- Lấy dịch mủ bằng kim tiêm lớn, sau 5 – 10 phút mới tiến hành phẫu thuật
- Rạch 1 đường cho sự thoát dịch tự do (rạch ở vị trí thấp nhất của ổ nhiễm trùng)
- Sát trùng bằng povidine 5%
- Rắc bột kháng sinh kìm khuẩn
- Cần chú ý: cầm máu triệt để, tạo điều kiện tốt nhất để thoát dịch mủ, đưa thuốc sát
trùng và kìm khuẩn vào tận cùng của ổ mủ
35. Yếu tố chính gây ra nhiễm trùng vết thương
Dụng cụ phẫu thuật
36. Khi nào bắt buộc phải cắt bỏ 1 phần mô
- Mô chết, mô thối loét
- Khối u
- Mô bị nhiễm trùng sinh mủ, có dính ngoại vật, dập nát mô
37. Bộ phận nào khi cắt bỏ thì vật chết
------
38. Nhược điểm lớn nhất khi gây mê qua đường tiêm
- Thuốc mê dẫn nhập nhanh  hôn mê sâu, quá liều liệt hô hấp  chết
- Thú có bệnh tim mạch, bệnh ở hệ thống hô hấp bị chống chỉ định
- Barbiturate xuyên qua nhau thai
- Khi quá liều không cắt thuốc kịp
39. Thuốc nào là thuốc sát trùng
- Cồn Ethanol 50-70o
- Alcohol
- Formaldehyde
- Chlorhexidine
- Iodine
Thuốc sát trùng tay:
- Hexachlorophene: xà phòng lỏng, kem tẩy rửa tay trước mổ.
- Iodophor: povidone – iodine.
- Chlorhexidine gluconate.
- Benzalkonium chloride.
- Thuốc tím, KMnO4: oxide hóa rất mạnh, diệt trùng mạnh nhưng ăn mòn da.
- Oxy già.
40. Nguyên tắc may vết thương gồm
----
41. Có bao nhiêu phương pháp gây tê?
(1) Gây tê tại chỗ
- tê bề mặt
+ Da
+ Màng nhờn
+ Màng bao khớp
- tê chỗ cắt
+ Tê dọc theo đường mổ
+ Tê chung quanh chỗ mỗ và các mô phía dưới
+ Tê vách bụng để mổ bụng
(2) Gây tê từng vùng
VD: Gây tê trên màng cứng
- trên màng cứng cao
- trên màng cứng thấp
42. Vị trí gây tê màng cứng cao
- Khoảng giữa đốt sống thắt hông cuối và xương khum (thiêng) đầu tiên
43. Vị trí gây tê màng cứng thấp
- Giữa đốt khum cuối và đuôi 1 (1 và 2, 2 và 3 cũng được)
44. Nếu gây tê màng cứng, thuốc vào đúng vị trí thì
- Bơm thuốc rất nhẹ
45. Chảy máu nội tạng có thể xử lý bằng
- Tiếp máu, truyền dịch glucose 5% hoặc NaCl 0.9% hoặc gelatin 10% để tăng tính
keo nhờn của máu
- Xử lý khẩn cấp: mổ vết thương để xử lý
46. Chảy máu mao mạch
- Máu chảy ra có màu sậm do máu tĩnh mạch và động mạch nhỏ pha với nhau.
- Cầm máu: cầm máu tự nhiên/dùng khăn thấm máu đè mạnh lên chỗ chảy máu.
- Máu phân bổ ở mọi nơi: da, cơ, mô liên kết, cân mạc, bao cơ, bao gân.
- Các mao mạch nhỏ nhưng phân bố dày đặc, tốc độ dòng chảy chậm, máu chảy
rướm đều trên toàn bộ vết mổ.
- Vì thế chảy máu ra có màu pha giữa đỏ tươi và đỏ thẫm.
- Chảy máu dạng này dễ cầm máu, nó có thể ngừng chảy nhờ cơ chế tự đông máu của
cơ thể.
47. Thao tác nào nên tránh trong lúc mổ
--------
48. Ngoại khoa thú y
- Không chỉ điều trị vết thương hay mổ xẻ bên ngoài mà có nghĩa là CAN THIỆP TỪ
BÊN NGOÀI
-
49. Vô trùng là gì?
- Vô trùng là không có sự hiện diện của mầm bệnh trong mô sống
- Vô trùng là những biện pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết
thương do phẫu thuật hoặc thương tích
50. Ngoại khoa thú y

You might also like