CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)

Người đàn bà hàng chài

Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời
kỳ đổi mới là “vị khai quốc công thần” của triều đại văn học đổi mới “Người mở đường tinh anh và tài
năng (Nguyên Ngọc) những sáng tác của ông đều xuất phát từ cảm hứng thế sự đời tư mang đậm chất
triết lý nhân sinh trong giai đoạn văn học mới khác xa với cảm hứng sử thi lãng mạn thuộc trước năm
1975 truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một sáng tác thuộc giai đoạn thứ hai của nhà văn.

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” lúc đầu được in trong tập”Bến Quê” sau được nhà văn ăn
lấy tên tên chung cho một tập truyện ngắn in năm 1987 truyện in đậm phong cách tự sự triết lý của
Nguyễn Minh Châu tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn cùng những
chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu từ bộc bạch trong tập tiểu luận “trang giấy trước đèn” rằng “nhà
văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm cái công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng
đường tuyệt lộ bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường để bênh vực cho những con người
không còn được ai bênh vực” Chính vì vậy khi hướng ngòi bút của mình về văn học Nguyễn Minh Châu
quả quyết”Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”, sẽ đến một lúc
văn học “phải viết về con người trước sau con người cũng leo lên trên sự kiện để đòi quyền sống” và nhà
văn chân chính thì bao giờ cũng “mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống nhất là tình yêu thương con
người” Sau cách mạng những sáng tác của Nguyễn Minh Châu đều xuất phát từ cảm hứng thế sự từ cái
nhìn hiện thực đa chiều, mang đậm triết lý nhân sinh điều đó đã giúp ông nhận ra ra đời sống con người
bao gồm cả quy luật tất yếu lẫn những điều may rủi khó lường ông day dứt về việc con người phải chấp
nhận những nghịch lý không đáng có

Và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” cũng gói trọn chọn những suy tư trăn trở của ông. Đó là
gánh nặng mưu sinh giam hãm vợ chồng người dân hàng chài bài trong cảnh tối tăm đói khổ bấp bênh .
Điều ấy khiến người chồng trở thành một kẻ vũ phu thô bạo Còn người vợ vì thương con nên nhẫn nhục
chịu đựng sự ngược đãi của người chồng mà chị không hề biết chính việc ấy đã làm tổn thương tâm hồn
đứa con thơ dại. Vì thương mẹ cậu bé trở nên thù địch với cha nhưng rồi liệu trong tương lai có thể sống
khác cha mình hay cũng chỉ là một bản sao - cũng tàn tệ vũ phu như người bố? Đằng sau câu chuyện là
cái nhìn ấm áp nhân hậu của nhà văn sự trân trọng tình yêu vẻ đẹp của tuổi thơ của tình mẫu tử sự bao
dung và can đảm của người phụ nữ. Đó không phải vẻ đẹp chói sáng hào hùng mà là “những hạt ngọc
khuất lấp” lẫn trong lấm láp lam lũ đời thường theo ông tình yêu của người nghệ sĩ vừa là niềm hân
hoan say mê vừa là nỗi đau đớn khắc khoải một mối quan hoài thường trực về số phận hạnh phúc của
những người xung quanh Điều này đã tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho thiên truyện

Nếu Nguyệt trong Mảnh Trăng Cuối Rừng được khắc họa là một nhân vật hoàn mỹ lý tưởng đẹp
từ tên gọi cho đến đôi gót chân bóng hồng sạch sẽ, từng sợi tóc sáng lấp lánh dưới ánh trăng thì hình
ảnh người đàn bà hàng chài lại là một người phụ nữ không tên không một chút nhan sắc chỉ mang trong
mình số phận và cuộc đời thật éo ,bất hạnh xuyên suốt toàn bộ câu chuyện người đọc không hề biết đến
tên gọi của chị, khi thì gọi là “người đàn bà hàng chài” lúc gọi “mụ” rồi đến “chị ta”... chị xuất hiện với vẻ
bề ngoài xấu xí thô kệch “Người đàn bà ngoài bốn mươi một thân hình quen thuộc của người đàn bà
vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch khuôn mặt tái nhợt đầy những nốt rỗ chằng chịt Mỗi
lần muốn khóc nước mắt động này trong những nốt rỗ gỗ khuôn mặt càng nhợt nhạt hơn “ cái dáng vẻ
bề ngoài cũng gợi lên vẽ lam lũ cam chịu của một người đàn bà vùng biển khuôn mặt mệt mỏi sau một
đêm dài thức trắng kéo lưới tái ngắt và dường như đang buồn ngủ” bộ quần áo chị mặc với tấm lưng bạc
phếch nháchác rách rưới với những miếng vá víu gọi ra sự nghèo đói nhếch nhác những nét chân dung
từ vẻ bề ngoài đã hé mở một cuộc đời nhiều khổ đau của người đàn bà hàng chài Tuy nhiên cũng hiện
lên ở chị là một người cam chịu nhẫn nhục quen với những lam lũ nhọc nhằn của cuộc sống.

Cuộc đời người đàn bà hàng chài trên chiếc thuyền ngoài xa có lẽ đã sống trọn một kiếp dời éo
le bất hạnh bởi không chỉ là nạn nhân của cái nghèo cái đói mà còn là nạn nhân của bạo lực gia đình. Tại
sao lại nói người đàn bà hàng chài mang số kiếp “éo le, bất hạnh” vì đối với một người phụ nữ khuôn
mặt là cái để họ tự tin nhất vào bản thân nhưng điều đơn giản thấy chị cũng không có được cái xấu để
đeo bám chị như một định mệnh, trận đậu mùa quái ác hồi nhỏ đã để lại những nốt rỗ chằng chịt
trên khuôn mặt chị chị vì xấu mà không ai lấy nên chị đã trót có mang với anh hàng chài. Từ đấy chị gắn
cả đời mình với vùng sông nước. Sau khi lấy chồng chị còn là nạn nhân của cái nghèo đói, thuyền chật
con đông “nhiều lần biển động phải ăn xương rồng luộc chấm muối” sống qua ngày. Có lẽ cái nghèo đói
sẽ chẳng là gì nếu chị có được người chồng yêu thương chị hết lòng nhưng không chồng chị lại là người
đàn ông vũ phu Sau những đêm dài thức trắng kéo lưới hắn trúc những trận đòn hùng hổ như lửa cháy
lên tấm lưng gầy gò của chị . Vì nghèo đói túng quẫn cả nạn thất học lạc hậu mà chồng chị trở thành
một kẻ vũ phu lỗ mãng đánh vợ như cơm bữa “ ba ngày một trận nhẹ , năm ngày một trận nặng” đó
là cách duy nhất để hắn có thể giải tỏa những bế tắc trong cuộc sống Mặc dù cuộc sống nghèo khổ bị
chồng đánh đập thường xuyên nhưng “người đàn bà hàng chài không hề kêu than, không chống trả cũng
không tìm cách trốn chạy” vì sao Người đàn bà hàng chài lại coi sự nhẫn nhục cam chịu của mình như sự
lựa chọn tối ưu phát ra từ trái tim của một người mẹ? Ai đó đã từng nói “Có những sự thực vỡ nhẽ
khiến ta đắng lòng” là vì vậy ! Bởi đó là một người đàn bà mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp
rất đáng khâm phục.

Hình ảnh người mẹ bao giờ cũng gắn với sự sự cam chịu nhẫn nhục và người đàn bà hàng chài
cũng không ngoại lệ dù bị chồng đánh một cách dã man nhưng chị vẫn không hề kêu than, không một lời
trách móc mà chấp nhận ấn cái cách đánh của người chồng mới xót xa làm sao! “…chẳng nói chẳng rằng
lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà , lão
vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa
bằng cái giọng rên rỉ đau đớn :mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”… thật kinh
khủng! Ấy vậy mà người phụ nữ vẫn im lặng, nhẫn nhục chịu đòn không né tránh, không kêu la, không
chống trả cũng không chạy trốn chỉ chấp nhận nó như một phần cuộc sống của mình . như cuộc đời
người đi biển đánh cá cần phải đương đầu với sóng to gió lớn muốn tồn tại phải chấp nhận. Sự im lặng
chịu đựng của chị khiến người chứng kiến là Phùng phải cảm thấy “ngạc nhiên, sửng sốt” còn chúng ta
lại cảm thấy đau thấy. Cuộc đời người đàn dàn bà ấy, là chuỗi những ngày đắng cay tủi cực chỉ để chịu
đòn “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” thôi sao? Chắc chắn phải có lý do thật đặc biệt
mới khiến người đàn bà này trở nên “lỳ đòn” đến thế! Chị chấp nhận cam chịu và nhẫn nhục vì chị là
một người phụ nữ có khát vọng hạnh phúc, can đảm và cứng cỏi. Chị muốn lấy sự nhẫn nhịn để cứu cả
thế giới và coi đó là phép màu của hạnh phúc thứ hạnh phúc hiếm hoi muộn màng như mạch nước
ngầm rỉ thấm vào mảnh đất đất khô cằn vì nắng hạn.

Ngày xưa nàng Kiều cũng “thân lươn bao quản lấm đầu” để giữ lấy sự trinh bạch, còn người
đàn bà hàng chài thì im lặng chịu đòn để giữ lấy nhiều thứ quan trọng hơn, mà trước hết là nhân cách và
lòng tự trọng của một người làm mẹ, làm vợ. Chị chấp nhận chịu những trận đòn như một lẽ đương
nhiên, vì không muốn ai biết chuyện này, vì không muốn những đứa con ngây thơ phải chứng kiến cảnh
bố đánh mẹ. Chị im như tượng đá để nhận về mình mọi nỗi đau đớn để chồng được hả cơn giận, để gia
đình còn có người chèo chống lúc phong ba và cùng nuôi đàn con “đặng một sắp trên dưới chục đứa”.
Khi đã ý thức được việc mình làm, chị không còn thấy đau nữa, chỉ khi hành động vũ phu của chồng bị
Phác và người khách lạ chứng kiến, bấy giờ chị mới thấy đau đớn vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục
nhã. Giọt nước mắt đau khổ của người đàn bà lúc bây giờ mới trào ra, giọt nước mắt xót xa, ân hận, giọt
nước mắt của nỗi nhọc nhằn tràn ly. Chị không muốn ai chứng kiến và thương xót mình kể cả thằng
Phác, đứa con trai yêu quý của chị và nhất là một người lạ như nghệ sĩ Phùng. Chị không khóc và chưa
bao giờ khóc vì bị chồng hành hạ nhưng đã khóc khi không thể nào che chắn được cho con khỏi tổn
thương, không thể cho con một cuộc sống bình yên. Chị thương con muốn tạ tội với con, muốn nó hiểu
được những góc khuất trong cuộc đời và đừng căm thù bố, cũng đừng trở nên độc ác như bố nó. Trong
cuộc mưu sinh này, người đàn bà quá khốn khổ vì phải che chắn cả trăm chiều giông bão và cũng thật
đẹp một vẻ đẹp ánh lên từ muôn vàn nỗi cơ cực đắng cay đó là phẩm chất của một người có lòng tự
trọng.

Người đàn bà hàng chài không chỉ cam chịu một cách vô lý và cũng không chỉ cam chịu chỉ vì lý
trí hay để đảm bảo sự sinh sống cho đàn con Sở dĩ chị có thể chịu đựng dẻo dai và bền bỉ như vậy còn vì
nguyên có sâu xa và nhân hậu hơn đó là lòng vị tha và sự độ lượng. Chị hiểu điều gì đã khiến cậu con trai
cục tính nhưng hiền lành không bao giờ đến đập ai” trở thành một kẻ độc giữ thô bạo chỉ biết đánh vợ.
Người đàn ông ấy là trụ cột của một gia đình đói khổ đông con sống bằng nghề chài lưới giữa biển khơi .
cả gia đình chen chúc trên một chiếc thuyền nhỏ quanh năm suốt tháng lênh đênh trôi dạt trên biển.
Những khi biển động thì cả tháng trời vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối . Sự
nghèo khó cơ cực lam lũ nhọc nhằn đã in hằn trên chân dung người đàn bà hàng chài với nước da tái
ngắt vì mệt mỏi đói ăn thiếu ngủ thức khuya ra kéo lưới nhưng người đàn ông cũng khổ sở không kém
Chắc ông ta cũng phải hận đời hận cho cái số kiếp trời đày của mình lắm! Nhưng hận mà bất lực. Nếu Chí
Phèo hận số kiếp là thằng con hoang mà triền miên trong các cơn say thì người đàn ông hàng chài lại
không biết uống rượu để mà say Vậy nên những lúc không thể chịu đựng được nữa lão lại xách vợ ra
đánh để giải tỏa những nhọc nhằn phiền muộn những lo âu trăn trở của một người làm bố, làm chồng.

Người đàn bà ấy hiểu chồng mình đánh vợ không phải vì thù ghét vợ mà vì không còn cách nào
khác để giải tỏa những uẩn ức, áp lực trong cuộc sống mưu sinh khó nhằn này chỉ thấu hiểu điều đó và
còn hiểu nhiều hơn nữa khi trong chị đức hi sinh luôn song hành với nhịp đập trái tim ấm áp của một
người làm mẹ. Chị cam chịu lão chồng vũ phu vì dù gì thì cũng nhờ có lão chị mới có một mái ấm gia đình
có chồng để chèo chống những lúc phong ba có con để yêu thương Bởi vốn xấu xí nếu không có lão phải
làm sao chị có được những giây phút vợ chồng con cái có lúc vui vui nhất là khi nhìn thấy đàn con được
ăn no nói về những điều này gương mặt người đàn bà chọn vẫn sáng lên một nụ cười hạnh phúc hạnh
phúc vốn thật muôn màu muôn hình vạn trạng có khi chỉ cần nhỏ nhoi đơn giản như vậy thôi cũng khiến
người ta cảm thấy ấm lòng giữa cuộc sống nhọc nhằn đói khổ tưởng rồi sự bạo hành thủ tục ta vẫn thấy
ánh lên sắp bình yên hạnh phúc của người đàn bà hàng chài là sự hi sinh bản thân vì những đứa con thơ
dại đàn bà trên thuyền Chúng tôi phải sống cho con chứ không sống cho mình như trên mặt đất được có
lẽ đó là câu nói hay nhất gợi nhiều suy nghĩ nhất trong lòng độc giả thể hiện nhiều nhất vẻ đẹp tâm hồn
người đàn bà hàng chài phải rồi Chính vì tình yêu thương vô bờ bến với những đứa con mà chỉ chấp
nhận hy sinh chấp nhận mang số phận của một người đàn bà bất hạnh Đó cũng chính là bóng dáng cuộc
đời của biết bao người vợ người mẹ người phụ nữ Việt Nam nhẫn nại cay đắng mà vẫn trong trẻo một
tấm lòng vị tha nhân hậu giàu đức hi sinh.

Người đàn bà hàng chài ta thấy đó là một người phụ nữ quê mùa thất học và Đúng là chị rất
quê mùa chị đâu có được học hành ấy vậy mà đằng sau vẻ quê mùa thất học ấy là một người phụ nữ
thương con thấu hiểu trảii đời và rất sâu sắc lẽ đời đối với chị có lẽ chỉ chẳng làm được gì gì hơn ngoài
tình yêu ngọt ngào dành cho các con nhất là thằng Phác thằng bé giống bố nói như đúc Chỉ sợ nó bị in
hằn cảnh bạo lực mà lớn lên trở thành kẻ vũ phu như bố nên đã gửi nó lên bờ ở với ông ngoại khi thấy
nó phản kháng vì bố đánh mẹ chị lấy con để giữ cho thằng bé không phải suốt đời ân hận vì một lần lỗi
đạo làm con Chị luôn day dứt nổi mặc cảm khi chưa làm tròn bổn phận của một người làm mẹ thì không
thể che chở cho tâm hồn non nớt ấy được những vết thương lòng tuổi thơ của con đã vĩnh viễn bị đánh
cắp niềm tin của con như cát bụi dưới đôi bàn chân trần bé nhỏ vui cảnh bạo lực gia đình

Ngoài tình mẫu tử thiêng liêng cao quý ở chị còn là là sự thấu hiểu trải đời và rất sâu sắc lẽ đời
dù bị chồng đánh đập thường xuyên nhưng trong suốt câu chuyện và dằn vặt của đời mình đầy rẫy
những khó khăn đau khổ nhưng người đàn bà ấy không một lời oán trách chồng ngược lại còn bênh
chồng trước quý tòa. Chị cho rằng thằng chồng chị không xấu chung quy lại cũng là nạn nhân của sự
nghèo đói và nạn thất học mà ra bởi trước kia chồng chị là một anh con trai hiền lành chỉ hơi cục tính
không bao giờ đánh đập ai, từ ngày lấy chị vì cuộc sống khốn khó vất vả cho nên mới vũ phu mới đánh
chị như một phương thức duy nhất để giải tỏa những bức bí, bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi
ra mà đánh cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu Giá mà lão uống rượu thì tôi cũng còn đỡ khổ và
chị cũng không quên nhận lỗi về mình, lỗi của chị là để nhiều cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền để
nhiều quá thuyền lại chật Giá mà tôi để ít đi hoặc sắm được một chiếc thuyền rộng hơn gia đình đã
nghèo thuyền đã chật con lại đông cuộc sống đã chật vật lại càng chật vật hơn.

Cả cuộc đời hơn 40 tuổi trải qua hơn nữa ra đời người gắn với vùng sông nước chị còn điều gì
mà không hiểu vậy nên khi được Phùng và Đẩu giúp đỡ chị cảm ơn lòng tốt của các chú nhưng nhưng rồi
chị cũng thẳng thắn chân thật phê bình lòng các chú tốt nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn cho
nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ khó nhọc không chỉ vậy chỉ cần nhấn
mạnh là bởi vì các chú không phải là đàn bà chưa bao giờ các chú biết thế nào là nỗi vất vả của người
đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông với Phùng và Đẩu lòng tốt của các anh là muốn người
đàn bà hàng chài bỏ chồng để không phải chịu cảnh đòn roi nữa Nhưng người đàn bà trải đời kia đã lý
giải cho họ đến đàn bà hàng chài ở thuyền Chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba
cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp Con nhà nào cũng trên dưới chục đứa như vậy chị gồng mình để
gánh chịu đòn roi của chồng cũng vì chị cần có một người đàn ông dù hắn man rợ như thế nào chị cũng
chấp nhận bởi chị và sắp con của chị sẽ sống sống thế nào khi không có người đàn ông chèo chống lúc
phong ba bão tố. Giả sử chị có bỏ được người chồng vũ phu thì phận đàn bà làm mẹ như chị làm sao
xứng đáng được các con gọi là mẹ khi vì bản thân mà vô tình đẩy những đứa con đến chỗ thê thảm của
cuộc sống ở tòa án huyện chỉ nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu chị chắp tay vái lạy quý tòa quý
tòa bắt tội con cũng được phạt tù con cũng được đừng bắt con bỏ nó vì chị là một người rất sâu sắc lẽ
đời chỉ hiểu rằng bất kỳ một cuộc hôn nhân tan vỡ nào Thì người đau buồn nhất chính là những đứa con
đứa con có bố thì không có mẹ đứa con có mẹ thì không có bố chia đàn xẻ nghé một gia đình muốn
hạnh phúc trước tiên phải là một gia đình đầy đủ thành viên dù đâu đó trong gia đình đầy đủ các thành
viên dù đâu đó trong gia đình vẫn còn nhiều khiếm khuyết Chị giống như con gà mẹ xòe đôi cánh che
chở cho đàn con trước sự tấn công của loài chim ăn thịt Chính tình mẫu tử thiêng liêng cao thượng đã
chắp cánh cho chị, đưa đàn con bay vút lên trên sự cơ cực đói kém nhọc nhằn và lam lũ. Đã từng trải
qua biết bao giông tố của cuộc đời từ cuộc đời dang dở, cuộc sống mưu sinh đầy bấp bênh, khó nhọc
đến bi kịch khổ đau trước sự hành hạ của người chồng, có lẽ hơn ai hết, người phụ nữ vùng biển này đã
quá thấu hiểu: Cuộc đời này vốn dĩ không đơn giản mà chứa đựng biết bao nguy hiểm và cạm bẫy. Đời
người Đàn bà có những đứa con là niềm an ủi nhất ông trời sinh ra người đàn bà là để con rồi Đưa con
cho đến khi Khôn lớn cho nên cho nên phải gánh lấy cái khổ Sinh con lo cho con chăm con nuôi con là
thiên chức của người phụ nữ và người đàn bà hàng chài ấy đã biết chắt chiu giữ gìn thiên chức cao quý
của đời mình. Đó là niềm vui bình dị đơn giản khi “vợ chồng con cái hòa thuận, vui vẻ. Vui nhất là lúc
ngồi nhìn đàn con được ăn no” cho dù khoảnh khắc ấy là không nhiều trong cuộc sống của chị. Nó như
những ánh sao băng vụt sáng qua bầu trời trong thoáng chốc, để rồi nhường chỗ lại cho sự thăm thẳm,
mờ mịt của vũ trụ. Song người đàn bà hàng chài ấy vẫn cứ nhớ, vẫn cứ nâng niu như điểm tựa tinh thần
cho chị sống và nuôi con.

Thông qua nhân vật người đàn bà hàng chài , nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi tới người
đọc một thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật” và “cuộc đời”: Cuộc sống vốn muôn hình vạn
trạng, chứa đựng nhiều nghịch lý cũng như mâu thuẫn. Nếu chỉ nhìn từ một phía thì sẽ dễ dàng đưa ra
đánh giá lệch lạc, phiến diện. Vậy cần phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều để từ đó đưa nghệ thuật
vươn tới chiều sâu nhân bản: “Nghệ thuật phải gắn liền với đạo đức” - “Nghệ thuật vị nhân sinh” Nhà
văn không thể có cái nhìn dễ dãi trước cuộc sống mà phải biết nhìn thấu được bản chất bên trong của
cuộc sống. Đó mới là người nghệ sĩ chân chính. Đến đây ta càng thấm thía hơn câu nói của nhà nhân đạo
chủ nghĩa lớn - Nam Cao: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh
trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.

You might also like