Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

PHẦN MỀM QUẢN LÝ THƯ VIỆN LÀ

 ứng dụng đa người dùng, tích hợp các tính năng quản lý các đối tượng liên quan đến
thư viện
 nền tảng lưu trữ uy tín, có thể truy xuất, tính toán chính xác nhưng thông tin về sách,
dịch vụ của thư viện hay những thông tin về khách hàng, nhân viên
 Cung cấp một số gói dịch vụ phù hợp với các yêu cầu khác nhau của khách hàng: các
gói đăng ký sử dụng với thời gian khác nhau,..
 Ví dụ: Quản lý sách: hệ thống ghi lại thông tin sach như tiêu đề, tác giả, thể loại, mã sách, vị
trí đặt, tồn lượng tồn kho
I. XÁC ĐỊNH Ý TƯỞNG VÀ PHÂN TÍCH CƠ HỘI KINH DOANH

a. Ý TƯỜNG DO “ THỊ TRƯỜNG KÉO”.


 Nhu cầu của khách hàng cao và chưa được đáp ứng hoàn hảo:
 vi tính hóa trong quản lý tại các cơ quan trở nên phổ biến và cấp thiết
 Làm thế nào để chuẩn hóa khối dư liệu công việc khổng lồ đó khi cách quản lí
thủ công khó có thể đáp ứng được
 Sự thay đổi trong thị trường khi Nhà nước có các chính sách chuẩn hóa dữ liệu
:đòi hỏi các tổ chức phải đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo tuân
thủ. tạo ra nhu cầu mới cho thị trường về các sản phẩm và dịch vụ công nghệ như
phần mềm quản lý thư viện
 Giải quyết hiệu quả vấn đề quản lý chuẩn hóa dự liệu một cách một nhất bằng
cách cung cấp các công cụ và tính năng hiện đại giúp tự động hóa và tối ưu hóa quá
trình quản lý dữ liệu theo các tiêu chuẩn và quy tắc được định như:
 Tích hợp chuẩn hóa dữ liệu: Phần mềm quản lý thư viện có thể tích
hợp các nguyên tắc chuẩn hóa dữ liệu, bao gồm việc xác định các quy
tắc và tiêu chuẩn cho việc lưu trữ, quản lý và truy xuất dữ liệu một cách
chuẩn xác và hiệu quả.
 Kiểm soát truy cập và sửa đổi dữ liệu: Phần mềm có thể cung cấp khả
năng kiểm soát truy cập và quản lý quyền truy cập vào dữ liệu, đảm bảo
rằng chỉ những người được ủy quyền mới có thể truy cập và chỉnh sửa
dữ liệu theo quy định.
 Tự động hóa quy trình: Phần mềm có thể hỗ trợ tự động hóa quy trình
quản lý dữ liệu để giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa hiệu suất. Việc này
giúp đảm bảo dữ liệu luôn được chuẩn hóa và lưu trữ một cách đúng
đắn.
 Hệ thống báo cáo và theo dõi: Phần mềm cung cấp hệ thống báo cáo
và theo dõi cho phép người quản lý dễ dàng theo dõi và đánh giá chất
lượng dữ liệu, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về việc áp dụng các
tiêu chuẩn chuẩn hóa dữ liệu.
 Tương thích và mở rộng: Phần mềm nên được thiết kế để có khả năng
tương thích với các chuẩn mở và có khả năng mở rộng, cho phép tích
hợp dễ dàng với các hệ thống khác và mở rộng theo nhu cầu của tổ
chức.
Tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí: Chuẩn hóa dữ liệu giúp tăng hiệu quả trong quản lý dữ
liệu, giúp giảm thiểu sai sót và tiết kiệm chi phí cho tổ chức khi không cần phải xử lý các vấn
đề do dữ liệu không chuẩn hoặc không thống nhất gây ra
II. PHÂN TÍCH CƠ HỘI KINH DOANH
 Phát Triển Ngành Công Nghệ Thông Tin: Ngành công nghệ thông tin đang phát triển mạnh
mẽ và phần mềm quản lý thư viện là một phần không thể thiếu trong quá trình này. Cung cấp
giải pháp phần mềm quản lý thư viện đáp ứng nhu cầu của thị trường và tạo ra cơ hội kinh
doanh lớn.
 Tính Linh Hoạt và Tính Năng Mở Rộng: Phần mềm quản lý thư viện có thể được tùy chỉnh
để phục vụ nhiều loại thư viện khác nhau từ công cộng, học thuật, đến doanh nghiệp. Điều
này tạo ra cơ hội kinh doanh trong việc phát triển và cung cấp các phiên bản phần mềm đa
dạng cho các đối tượng khách hàng.
 Nhu Cầu Trong Lĩnh Vực Giáo Dục và Nghiên Cứu: Lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu luôn
có nhu cầu cao về việc quản lý thông tin và tài liệu. Phần mềm quản lý thư viện không chỉ hỗ
trợ cho thư viện trường học mà còn cho trường đại học, tổ chức nghiên cứu, và doanh nghiệp.
 Dịch vụ Hỗ Trợ và Nâng Cao : Cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp và liên tục cho khách
hàng sẽ giúp tạo lòng tin và mở rộng cơ hội kinh doanh. Các dịch vụ nâng cao như tư vấn
triển khai, hướng dẫn sử dụng và cập nhật công nghệ cũng là điểm cạnh tranh quan trọng.
 Công tác quản lí truyền thống đã lỗi thời, kém hiệu quả:
Như tốn khá nhiều thời gian và công sức nhưng độ chính xác chỉ ở mức tương đối
Cần nhiều nguồn nhân lực lớn và chi phí lớn để trả lương cao
Cần phải cập nhật, làm mới thường xuyên do giấy dễ bị hỏng theo thời gian.
Khó khăn trong việc tìm kiếm và kiểm tra tài liệu.
Khó theo dõi và kiểm soát các hoạt động mượn sách cũng như trả sách tại thư viện
 Phần mềm quản lý thư viện là một thành công rất lớn:
giúp giải quyết mọi vấn đề còn tồn đọng của phương pháp quản lý sách truyền thống
giúp người quản lý có thể dễ dàng kiểm soát số lượng sách có trong thư viện
đơn giản hoá quy trình theo dõi đầu sách cho mượn, đã trả và sách đã bị hư hỏng
Tối ưu hóa thời gian, nhân lực và cả chi phí vận hành.
Tóm lại, phần mềm quản lý thư viện mang lại nhiều cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục,
công nghiệp và nghiên cứu. Việc cung cấp giải pháp hiệu quả, linh hoạt và chuyên nghiệp sẽ giúp
doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường hiệu quả.

III. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ MÔ TẢ KHÁCH HÀNG


a. Phân khúc thị trường và lự chọn thị trường tiền tiêu:
 Trường Học và Viện Nghiên Cứu: Thị trường chính cho phần mềm quản lý thư viện là
các trường học từ cấp tiểu học đến trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức
giáo dục. Đây là phân khúc lớn với nhu cầu cao về việc quản lý tài nguyên thông tin
và sách bạch.

 Thư Viện Công Cộng: Các thư viện công cộng cũng là một phân khúc quan trọng cho
phần mềm quản lý thư viện. Việc cung cấp giải pháp hiệu quả giúp thư viện công cộng
tăng cường dịch vụ và thu hút người đọc.
 Doanh Nghiệp: Một số doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty hoặc tổ chức có nhu
cầu quản lý tài liệu và thông tin nội bộ cũng là một phân khúc tiềm năng cho phần
mềm quản lý thư viện.

 Thị Trường Quốc Tế: Thị trường quốc tế cũng là một phân khúc quan trọng đối với
phần mềm quản lý thư viện. Việc phát triển sản phẩm để phù hợp với yêu cầu và quy
định của các quốc gia khác nhau sẽ giúp mở rộng cơ hội kinh doanh.

 Tổ Chức Phi Chính Phủ và Tư Bản: Ngoài ra, các tổ chức phi chính phủ và tư bản
cũng có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý thư viện để quản lý thông tin, tài liệu và
tài nguyên với quy mô lớn.

 Học sinh, sinh viên: Đây là nhóm người dùng chính của các ứng dụng đọc sách và
quản lý thư viện. Họ cần tìm kiếm, đọc và học tập từ các nguồn tài liệu khác nhau.

 Giáo viên, giảng viên và nhà nghiên cứu: Những người này thường cần truy cập vào
một lượng lớn tài liệu học thuật và nghiên cứu.

 Người mê đọc sách: Những người yêu thích đọc sách và muốn truy cập vào một thư
viện lớn các tác phẩm văn học, sách kỹ năng, sách kinh doanh, vv.
Kết Luận: Phần mềm quản lý thư viện có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều phân khúc trên thị
trường như trường học, thư viện công cộng, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và quốc tế. Việc
tập trung vào các phân khúc này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường
một cách hiệu quả.
Quy trình để tiếp cận các phân khúc khách hàng: Phát triển thông điệp quảng cáo hoặc
tiếp thị mạnh mẽ và phù hợp để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Kết hợp nhiều kênh tiếp
thị như quảng cáo truyền thống, tiếp thị số, tiếp thị nội dung, email marketing, mạng xã hội và SEO
để tăng cơ hội tiếp cận với đối tượng khách hàng
Lựa chọn thị trường tiền tiêu: Việc lựa chọn thị trường tiền tiêu cho ứng dụng quản lý thư
viện phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm định hướng kinh doanh, mục tiêu, nguồn lực, và đặc điểm
của thị trường.

Tiêu chí Thị trường tiêu Thị trường giáo Thị trường doanh
dùng địa phương dục nghiệp

Hấp dẫn về mặt kinh tế Trung bình Rất tốt Tốt

Có đội ngũ bán hàng - - -

Tuyên bố giá trị mạnh Trung bình Rất tốt Tốt


mẽ

Sản phẩm hoàn chỉnh Tốt Rất tốt Rất tốt

Mức độ cạnh tranh Trung bình Tốt Tốt

Giá trị chiến lược Tốt Rất tốt Tốt

Phù hợp với cá nhân Trung bình Tốt Trung bình

Đánh giá chung Trung bình Rất tốt Tốt

Mức hạng là 1 (hấp dẫn nhiều nhất) đến 3 (hấp dẫn ít nhất).

Yếu tố quyết định chính là yếu tố quan trọng để xếp hạng.

Mức hạng 3 1 2

Các yếu tố quyết định Hấp dẫn về mặt kinh tế, mức độ cạnh tranh và giá trị chiến
chính lược.

b. Phác họa chân dung người dùng cuối và khách hàng điển hình của thị trường tiền tiêu:
Phác họa chân dung người dùng cuối
Sản phẩm Sách vở, báo, tạp chí, tài liệu điện tử
Vị trí Học sinh, sinh viên, giáo viên, người lao động, người về hưu ,…
Tuổi Tuổi 6-70
Mục tiêu Có được sản phẩm cần tìm, tìm được sản phẩm phù hợp với bản thân
Động cơ Có thể tìm và mua sách mà không cần đến nhà sách, thư viện
Nỗi sợ Nguồn gốc, chất lượng

Phác họa khách hàng điển hình


Các Trường Đại học là khách hàng điển hình hco hệ thống quản lý thư viện trong các khách
hàng cuối như: các tổ chức giáo dục( trường trung học, phổ thông, đại học), các cơ quan nhà nước,
các công ty, các tổ chức tư nhân,…
Các thông tin chung về khách hàng điển hình (các trường đại học)
1. Tên các khách hàng điển hình Các trường đại học
2. Đến từ Các tổ chức giáo dục
3. Kiểu tiếp cận nhóm khách hàng này là Qua các chương trình giáo dục, duẹ
kiện
4. Điểm mạnh Luôn có nhu cầu lớn và mới về các
phần mềm
5. Điểm yếu Lựa chọn cẩn thận tỷ mĩ ưu tiên các
phần mềm cạnh tranh từ các cty lớn.
6. Xem xét đây có phải là KH điển hình Có
tốt nhất hay không

Hồ sơ khách hàng điển hình


Sản phẩm Các gói tháng, năm,.. Gói vĩnh viễn
Tần suất sử dụng Trên mối ngày Trên mồi ngày
Nhóm người dùng Học sinh, sinh viên, cán bộ Học sinh, sinh viên, cán
quản lý bộ quản lý
Mục tiêu Dùng thử phần mềm Chuyển đổi từ quản lý
truyền thống sang quản lý
số

c. Ước lượng quy mô thị trường


1. THỐNG KÊ QUY MÔ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
- Thị trường sách tổng thể: Thị trường sách toàn cầu có giá trị ước tính khoảng 144.67 tỷ
USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 1.8% cho đến năm
2030. Sự phát triển này bao gồm cả sách giấy, sách điện tử và sách nói.
- Thị trường sách điện tử: Thị trường sách điện tử riêng biệt cũng đang chứng kiến sự tăng
trưởng mạnh mẽ, với giá trị thị trường được dự đoán đạt 17.20 tỷ USD vào năm 2024 và có thể tăng
lên đến 21.73 tỷ USD vào năm 2029 với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 4.78%. Điều này cho thấy sự
chuyển dịch của người tiêu dùng từ sách giấy sang sách điện tử do sự tiện lợi và khả năng tiếp cận
dễ dàng hơn qua các thiết bị di động và máy tính bảng.
2. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các thiết bị đọc sách điện tử như Kindle hoặc sử dụng
ứng dụng trên smartphone và máy tính bảng để đọc sách. Sự gia tăng này trong việc sử dụng công
nghệ để tiếp cận với nội dung đọc tài liệu là cơ hội để phát triển các ứng dụng quản lý thư viện số và
trải nghiệm đọc sách.
Các ứng dụng quản lý đọc sách và thư viện số có thể tận dụng sự phổ biến của sách điện tử và
sách nói để cung cấp giải pháp lưu trữ, quản lý và tìm kiếm sách hiệu quả. Đặc biệt, các tính năng
như đồng bộ hóa giữa các thiết bị, gợi ý sách dựa trên hành vi đọc và hỗ trợ định dạng sách khác
nhau sẽ là những điểm cộng giúp thu hút người dùng.
Cơ hội thị trường đối với các ứng dụng quản lý đọc sách và thư viện số rất lớn, nhất là khi nhu
cầu đối với sách điện tử và sách nói ngày càng tăng. Dưới đây là một số tính năng quan trọng mà
các ứng dụng này có thể tích hợp để thu hút và giữ chân người dùng:
- Đồng bộ hóa giữa các thiết bị: Người dùng thường sử dụng nhiều thiết bị khác nhau để đọc
sách, như máy tính bảng, điện thoại thông minh, và máy đọc sách điện tử. Đồng bộ hóa giúp người
dùng có thể tiếp tục đọc từ điểm dừng cuối cùng trên bất kỳ thiết bị nào mà họ sử dụng, mang lại
trải nghiệm liền mạch và thuận tiện.
- Gợi ý sách dựa trên hành vi đọc: Các thuật toán phân tích thói quen và sở thích đọc sách
của người dùng để đề xuất những cuốn sách mới mà họ có thể thích. Việc cá nhân hóa này không
chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn giúp tăng tỷ lệ tương tác và sử dụng ứng dụng.
- Hỗ trợ định dạng sách khác nhau: Sách điện tử có nhiều định dạng khác nhau như EPUB,
PDF, MOBI, và nhiều hơn nữa. Một ứng dụng có khả năng hỗ trợ nhiều định dạng sẽ thuận tiện hơn
cho người dùng khi họ không cần phải chuyển đổi định dạng sách hay lo lắng về khả năng tương
thích.
- Tìm kiếm và quản lý hiệu quả: Cung cấp công cụ tìm kiếm mạnh mẽ và các tùy chọn để
phân loại, gắn thẻ, và tổ chức bộ sưu tập sách giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và truy cập nội
dung họ mong muốn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có thư viện số lớn.

Việc tích hợp các tính năng này không chỉ giúp cải thiện mức độ hài lòng của người dùng mà
còn khuyến khích họ tương tác nhiều hơn với ứng dụng, từ đó tăng khả năng thành công và phát
triển của ứng dụng trên thị trường cạnh tranh hiện nay.

3. CÁC KHÓ KHĂN CÓ THỂ GẶP PHẢI


Mặc dù có nhiều cơ hội, các ứng dụng này cũng đối mặt với thách thức về bản quyền sách và
việc quản lý dữ liệu người dùng theo quy định pháp luật. Việc bảo vệ thông tin cá nhân và tránh vi
phạm bản quyền là hai vấn đề quan trọng cần được giải quyết khi phát triển các ứng dụng này.

Các ứng dụng quản lý đọc sách và thư viện số đang phải đối mặt với những thách thức và rào
cản không nhỏ liên quan đến bản quyền sách và việc quản lý dữ liệu người dùng, đặc biệt là khi các
quy định pháp luật về bảo mật và bản quyền ngày càng nghiêm ngặt. Dưới đây là hai vấn đề chính
mà các nhà phát triển ứng dụng cần giải quyết:

- Bảo vệ bản quyền sách: Bản quyền sách là một vấn đề phức tạp trong lĩnh vực phát hành
sách điện tử và sách nói. Các nhà xuất bản và tác giả có quyền kiểm soát cách thức và mức độ phân
phối tác phẩm của họ. Các ứng dụng phải đảm bảo rằng họ có giấy phép hợp pháp để phân phối nội
dung sách, bao gồm cả việc tích hợp công nghệ DRM (Digital Rights Management) để ngăn chặn
việc sao chép và phân phối bất hợp pháp.
- Quản lý dữ liệu người dùng theo quy định pháp luật: Việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của
người dùng là một yêu cầu pháp lý trong nhiều khu vực, đặc biệt là dưới sự ảnh hưởng của các quy
định như GDPR (General Data Protection Regulation) tại Châu Âu. Các ứng dụng cần phải đảm bảo
rằng dữ liệu người dùng được thu thập, lưu trữ và xử lý một cách an toàn, cũng như cung cấp cho
người dùng quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân của họ.
Để giải quyết những thách thức này, các nhà phát triển ứng dụng cần làm việc chặt chẽ với các
nhà xuất bản và tác giả để đảm bảo tuân thủ các điều khoản bản quyền, cũng như đầu tư vào các hệ
thống bảo mật và quản lý dữ liệu để đáp ứng các yêu cầu pháp lý. Việc này không chỉ giúp tránh
được các rủi ro pháp lý mà còn góp phần xây dựng lòng tin của người dùng đối với ứng dụng.

4. KẾT LUẬN

Như vậy, thị trường ứng dụng quản lý đọc sách và thư viện có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ
do nhu cầu ngày càng tăng đối với việc tiếp cận sách một cách tiện lợi và kỹ thuật số. Sự chuyển
dịch từ sách giấy sang sách điện tử và sự phát triển của các thiết bị di động và máy tính bảng là
động lực thúc đẩy thị trường này phát triển. Vì vậy, chúng ta cần tích hợp các công nghệ tiên tiến và
tuân thủ các quy định pháp lý, đồng thời cung cấp trải nghiệm người dùng ưu việt và dễ dàng truy
cập.

IV. THIẾT KẾ SẢN PHẨM


a. Đánh giá ý tưởng sản phẩm
Theo khảo sát từ các khách hàng đánh giá về ý tưởng sản phẩm phần mềm quản lý thư
viện là rất tích cực và hữu ích. Quản lý thư viện là một công việc quan trọng và phức tạp, đòi
hỏi sự tổ chức và quản lý tốt. Sử dụng phần mềm quản lý thư viện giúp giảm thiểu tối đa
công việc hành chính, tăng cường hiệu quả quản lý và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho độc giả.

Phần mềm quản lý thư viện sẽ giúp tổ chức thông tin sách, quản lý thông tin thành
viên, theo dõi mượn/trả sách, thống kê và báo cáo dữ liệu một cách dễ dàng và chính xác.
Điều này giúp tạo ra một môi trường thư viện chuyên nghiệp, hiện đại và thuận tiện cho mọi
người sử dụng.

Tóm lại, ý tưởng sản phẩm phần mềm quản lý thư viện là một giải pháp tuyệt vời để
cải thiện hoạt động quản lý thư viện, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho nhân viên thư
viện và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho độc giả.
Vòng đời sản phẩm
1. Truy cập ( Đăng nhập vào ứng dụng):
2. Dùng thử (Dùng thử trong một tuần các tác vụ của ứng dụng, đưa ra đánh giá
sản phầm)
3. Mua và sử dụng ( Mua theo thời gian mà khách hàng có nhu cầu, sử dụng các
công cụ và tính năng của phần mềm)
4. Tiếp tục dùng sản phẩm( Hài lòng sản phẩm, tiếp tục dùng sản phẩm và giới
thiệu cho khách hàng mới)
Mô tả sản phẩm
Cài đặt phần mềm: Khách hàng cần cài đặt và cấu hình phần mềm quản lý thư viện trên máy
tính hoặc hệ thống mạng.
Thêm tài liệu: Khách hàng nhập thông tin về các tài liệu vào hệ thống, bao gồm tên tài liệu,
tác giả, năm xuất bản, mã định danh (ISBN), v.v.

Tìm kiếm tài liệu: Người dùng có thể tìm kiếm tài liệu thông qua các tiêu chí như tên tài liệu,
tác giả, thể loại, v.v. thông qua giao diện tìm kiếm của phần mềm.
Giao diện cho người dùng

Các bộ lọc tùy chọn cho khách hàng dễ tìm kiếm


Khách hàng có thể xổ thanh menu để lọc theo tìm kiếm như: dạng tài liệu, tiêu đề, tác giả, năm sản
xuất,….

Đăng ký mượn sách: Người dùng đăng ký mượn sách thông qua phần mềm và nhận mã số
xác nhận.

Trả sách: Người dùng trả sách và thông báo cho thư viện thông qua phần mềm.
Thống kê và báo cáo: Phần mềm cho phép thư viện thống kê và tạo báo cáo về việc sử dụng
tài liệu, số lượng sách mượn, v.v.
b. Thiết kế sản phẩm mẫu – tư duy thiết kế
o Đồng cảm thấu hiểu các vấn đề của khách hàng, các mối quan tâm lớn của khách
hàng.
o Xác định vấn đề cụ thể của khách hàng: như các hạn chế về tính linh hoạt trong việc
thích nghi với công cụ của khách hàng, hạn chế về tương tác khi các giao diện phần
mềm khó thao tác và phức tạp, cũng như các lỗ hỏng bảo mật và tính năng cập nhật k
dều đặn,…
o Tìm ý tưởng: từ các vấn đề của khách hàng, đơn giản hóa giao diện dễ sử dụng, đồng
thời nghiên cứu phát triển công cụ có thể linh hoạt trên các thiết bị khác nhau cũng
như đa nhiệm hơn, và đặc biệt quan trọng là tăng cường lớp bảo mật cũng như đầu tư
chăm soc khách hàng lâu dài với những phiên bản cập nhật mới nhất.
o Tạo mẫu sản phẩm:Tạo sản phẩm dựa trên ý tưởng để có thể hành động hóa việc
kiểm tra tính năng của sản phẩm, cũng như hiểu hơn về nhu cầu của khách hàng dựa
trên sản phẩm
o Kiểm tra tổng thể: từ các phản hồi của khách hàng cũng như của những người tạo ra
sảnn phẩm.

You might also like