Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM


KHOA LÂM NGHIỆP


KHOA HỌC GỖ

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyên Thị Ánh Nguyệt


Sinh viên thực hiện: Võ Ngọc Hưng
MSSV: 20115051
Lớp: DH20CB
Ngành/Chuyên ngành: Công nghệ Chế biến Lâm sản

Thủ Đức, tháng 7 năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA LÂM NGHIỆP


KHOA HỌC GỖ

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyên Thị Ánh Nguyệt


Sinh viên thực hiện: Võ Ngọc Hưng
MSSV: 20115051
Lớp: DH20CB
Ngành/Chuyên ngành: Công nghệ Chế biến Lâm sản

Thủ Đức, tháng 7 năm 2022


PHẦN MỞ ĐẦU
Khoa học gỗ là một môn cơ sở ngành vô cùng quan trọng của
ngành công nghệ chế biến lâm sản , các kiến thức của môn học
cung cấp cũng quyết định rất lớn đến việc lựa chọn gỗ , hiệu quả
của việc sử dụng gỗ và gia công gỗ và tất cả các vấn đề liên
quan đến sản phẩm gỗ Vì thế, việc tìm hiểu và sử dụng nguồn
tài nguyên phong phú đó như thế nào cho hợp lý vẫn còn vấn đề
suy nghĩ của nhiều nhà khoa học Lâm Nghiệp.
Thực vật rừng trên thế giới cũng như ở nước ta vô cùng phong
phú và phức tạp,đa dạng về nhiều mặt, phong phú về nhiều loài,
đa dạng vì muôn hình vẽ về hình thái kích thước, về dạng sống
và tập tính sinh sống…Trên thực tế có nhiều loại gỗ giống nhau,
nắm vững về cấu tạo gỗ giúp chúng ta định danh các loại gỗ,
phân biệt các đặc điểm từng loại gỗ, giải thích các hiện tượng
sản sinh ra trong quá trình sử dụng, áp dụng các biện pháp kỹ
thuật hợp lý để xử lý nhằm hạn chế nhưng khuyết tật sản sinh ra
trong quá trình gia công chế biến.Tóm lại, những kiến thức về
khoa học gỗ là rất cần thiết. Đây là những yếu tố cơ bản nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng, sản xuất và kinh doanh
nghề gỗ. Trong đó đặc biệt chú ý tới những loài cây có đó cũng
là đối tượng tìm hiểu của môn học: Khoa học gỗ.
Câu 1: Hãy vẽ và trình bày cấu trúc vách tế bào?
Trả lời:

1. Màng giữa
2. Vách sơ sinh
3. Lớp ngoài
4. Lớp giữa
5. Lớp trong
Sợi mixen

Vách tế bào chủ yếu do cellulose và ligin tạo thành. Cellulose


làm thành sườn vững chắc như cốt sắt – Ligin tựa như chất kết
dính (xi măng) bao quanh sườn sắt ấy. Sườn sắt cellulose là do
nhiều phân tử cellulose (C6H10O5)n liên kết lại thành chuỗi
cellulose. Nhiều chuỗi cellulose liên kết thành mixencellulose.
Nhiều mixen liên kết thành bõ, vô số bó mixen cùng với ligin
tạo thành vách tế bào.
-Vách tế bào chia làm 3 phần: Màng giữa, vách sơ sinh và vách
thứ sinh. Ba phần khác nhau chủ yếu là hàm lượng ligin nhiều
hay ít.
+Màng giữa (Midle lamella): Là phần nằm giữa hai tế bào canh
nhau thường là chất vô định hình và không có hoạt tính quang
học (đẳng hướng). Màng giữa là một lớp màng mỏng, mức độ
hóa gỗ cao.
+ Vách sơ sinh (Primary Wall): Vách này hình thành cùng với
sự hình thành của tế bào. Đây là vách đầu tiên được tạo thành
trong một tế bào đang phát triển và là vách duy nhất trong nhiều
loại tế bào. Nó chứa cellulose, hemicellulose và một số pectin,
có thể được hóa ligin, mức độ gỗ hóa cao như màng giữa. Vì có
cellulose nên vách sơ sinh không đẳng hướng quang học . Các
mixen trong vách sơ sinh sắp xếp không trât tự nên vách sơ sinh
không có tác dụng quyết đinh tính chất gỗ.
+ Vách thứ sinh (Secondary wall): Là vách hình thành sau cùng
trong quá trình hóa gỗ của tế bào, mức độ mỏng dày tùy thuộc
từng loại tế bào. Vách thứ sinh là lớp vách dày nhất so với màng
giữa và vách sơ sinh.. Thành phần chủ yếu của lớp này là
cellilose và ligin. Nó có thể bị biến đổi qua sự lắng đọng của
ligin và những chất khác. Vì có hàm lượng cellulose cao, vách
thứ sinh có tính bất đẳng hướng mạnh>. Tính phức tạp và không
đông nhất về cấu trức địa thuể hiện rõ rệt ở vách thứ sinh. Ở đây
các mixen sắp xếp có trật tự và chia làm 3 lớp:
Lớp ngoài ( Outer secondary wall): Nằm sát vách sơ sinh, mỏng,
mixen xếp vuông góc với trục dọc tế bào hoặc nghiêng một góc
tuwg 70-90 độ so với trục dọc.
Lớp giữa ( Midle secondary wall): Nằm kế tiếp lớp ngoài, đây là
lớp dày nhất, mixen xếp song song với trục dọc tế bào hoặc
nghiêng một góc 10-30 độ so với trục dọc.
Lớp trong ( Inner secondary wall): Nằm sát ruột tế bào, mỏng,
các mixen xếp giống lớp ngoài.

Câu 2: So sánh cấu tạo gỗ lá kim và gỗ lá rộng ?Cho biết đặc


điểm , tính chất và ứng dung của một số loại gỗ lá kim và gỗ
lá rộng được dùng trong sản xuất đồ mộc hiện nay?
Trả lời:
Gỗ lá rộng Gỗ lá kim

1.Mạch gỗ: tế bào vách dày,có kích


thước lớn nhất, dễ quan sát, chiếm tỉ lệ Không có mạch gỗ
20-30% thể tích gỗ

– Quản bào: tế bào vách dày,


chiếm 90% thể tích gỗ. quản
2. Quản bào: tế bào vách dày. có 3 bào gỗ sớm- tế bào lớn, vách
loại quản bào giống mạch gỗ, quản tương đối mỏng. dẫn truyền
bào vây quanh mạch, quản bào sợi gỗ nhựa nguyên. quản bào gỗ
muộn- tế bào vách dày. chức
năng cơ giới

3. Sợi gỗ: tế bào vách dày. chiếm 50%


thể tích gỗ.
-sợi gỗ giống quản bào -gỗ lá kim không có sợi gỗ
-sợi gỗ giống tế bào mô mềm. giữ
chức năng cơ giới

4. Tế bào mô mềm: tế bào vách mỏng, Tế bào mô mềm; vách mỏng,


dự trữ dinh dưỡng, chiếm 2-15% thể dự trữ dinh dưỡng, chiếm <
tích gỗ 1% thể tích gỗ

– Tia gỗ chủ yếu là do tế bào


5. Tia gỗ: chỉ do tế bào mô mềm xếp mô mềm xếp dọc thân cây. 1
ngang thân cây tạo ra. chiếm 10-30% số loài có quản bào ngang.
thể tích gỗ. sắp xếp đồng nhất và Chiếm tị lệ 5-6% thể tích gỗ.
không đồng nhất chỉ có 1 cách sắp xếp đồng
nhất

-Ống dẫn nhựa dọc có ở gỗ


6. Ống dẫn nhựa dọc tập trung ở ranh sớm và gỗ muộn. ống dẫn
giới vòng năm,chỉ có vài loài gỗ có nhựa ngang ở giữa tia gỗ. có ở
họ thông
– Gỗ lá kim không có cấu tạo
7. Cấu tạo lớp: có ở 1 vài loài gỗ
lớp

8. Có tế bào chứa tinh dầu và chất kết


– Gỗ lá kim không có
tinh

9. Vết tủy; tổ chức tế bào hàn gắn vết – Vết tủy tổ chức tế bào mô
thương mềm hàn gắn vết thương

-Gỗ sớm-gỗ muộn phân biệt


10. Gỗ sớm gỗ muộn không phân biệt
(trừ gỗ mạch vòng và trung gian)
11. Tia gỗ nhiều, kích thước lớn -Tia gỗ ít, thẳng thớ
12. Gỗ nghiêng, chéo thớ, xoắn thớ -Gỗ thẳng thớ, ít nghiêng thớ,
không có chéo thớ,xoắn thớ
- Đặc điểm và ứng dụng của một số loại gỗ lá kim, và gỗ lá rộng
1 gỗ Kim Giao:lá Kim
Đặc điểm
Khi đã trưởng thành , độ cao phổ biến từ 15-25m , thân cây tròn ,
thẳng , tán cây hình tháp gần giống tán cây thông . cành mọc
ngang và thường rủ xuống do cành mềm dẻo không cứng và lá
dày nặng lá cây hình bầu dục hoặc mũi mác tương tự như lá tre
tuy nhiên tre mọc chùm và xòa dạng quạt còn lá kim giao mọc
đối xứng qua cành dài khoảng 13-18cm , rộng 4-5 cm . Ngoài ra
lá còn có đặc điểm khác như : Đuôi lá hình nêm và thường hơi
vàng , cuốn hẹp ngắn
Ứng dụng :
- với đặc điểm gỗ kim giao màu trắng , sáng đẹp , bền , nhẹ , thớ
mịn chính vì vậy rất được ưa thích để làm các loại đũa đẹp sang
trọng mà không quá nặng . Ngoài ra người ta còn sử dụng gỗ
này làm đồ nội thất , thủ công mỹ nghệ như : Vòng , hạt đeo tay ,
lục bình giường , bàn ghế ,…

2 Thông trắng lá Kim

Tên khoa học: Pinus sylvestris


Tên thương mại: Pine
Họ: Thông – Pinaceae
Đặc điểm:
Màu sắc: Tâm gỗ có màu nâu đỏ nhạt, dát gỗ có màu vàng nhẹ
tới trắng.
Mặt cắt ngang (Endgrain): Nhiều rãnh nhựa trung bình và được
phân bổ đều. Vân gỗ cũ và mới khác biệt rõ rệt, độ tương phản
màu sắc vừa phải.
Kháng sâu: Độ kháng sâu trung bình.
Đặc tính: Gỗ thông trắng (white pine) là loại gỗ khá dễ chế biến,
có thể dùng dụng cụ tay và máy để xử lý gỗ.
Mùi: Mùi nhựa cây nhẹ trong khi chế biến.
Gỗ thông có tâm gỗ màu nâu đỏ nhạt, dát gỗ màu trắng hơi ngả
vàng được ứng dụng rất nhiều lĩnh vực.
Gỗ có trọng lượng nhẹ và ít bị mối mọt. Khi còn là gỗ nguyên
liệu thì gỗ này rất mềm và có nhựa thông. Gỗ ít bị mối mọt, bởi
loại gỗ này có nhựa đây được xem như một chất bảo quản tự
nhiên của cây gỗ này.Đây là một loại nguyên liệu có khả năng
chịu máy tốt, khi sản xuất thì có độ bám ốc, bám đinh và bám
keo rất tốt. Loại gỗ này có thể dễ dàng nhuộm màu và đánh
bóng, cũng rất dễ được làm khô. Loại gỗ này rất ít bị biến dạng
khi sấy, đặc biệt vân gỗ thông trở nên rất bóng và đẹp khi phủ
vecni.
Tính chất
Khối lượng trung bình: 550 kg/1 m3
Trọng lượng riêng: (Độ ẩm 12%): Từ 0,39 – 0,55
Độ cứng: 2,420 N
Độ giòn: 83,3 MPa
Suất đàn hồi: 10,08 GPa
Sức chịu nén: 41,5 MPa
Độ co rút (Shrinkage): Độ co rút xuyên tâm (Radial) là 5,2%, độ
co rút tiếp tuyến (Tangential) là 8,3%, độ co rút thể tích
(Volumetric) là 13,6%. Tỉ lệ T/R là 1,6
Ứng dụng
Được đánh giá cao hơn và phổ biến hơn khi làm đồ nội thất. Gỗ
thông trắng có nhiều mắt, mỗi mắt tạo nên một vẻ đẹp riêng.
Bên cạnh đó, vân gỗ thông trắng rất đẹp và mềm mại nên được
dùng nhiều để làm bàn ăn gỗ thông, cánh tủ, hoặc cửa gỗ (những
nơi có thể phô diễn được hệ vân phong phú của gỗ thông trắng).
Do có nhiều ưu điểm về chất lượng và giá gỗ thông không quá
cao. Bên cạnh đó loại gỗ này có các mắt thông và hệ vân đặc
trưng. Vì thế được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực:

Gỗ thông nhập khẩu được ưa chuộng và sử dụng phổ biến khi


thiết kế chung cư, biệt thự, villa, nhà phố, trung tâm mua sắm,
phòng trưng bày nghệ thuật, các hạng mục thi công showroom,
cửa hàng thời trang, giày dép, tủ kệ bán hàng, quán ăn, quán
cafe, trà sữa, nhà hàng, khách sạn...
Ngoài ra gỗ thông còn được ứng dụng rộng rãi trong thi công
nội thất spa, văn phòng...
Gỗ thông còn được dùng để đóng bàn ghế, tủ, giường, sàn gỗ
phòng khách, phòng bếp, trang trí ốp tường, làm hệ thống trần
gỗ thông tự nhiên sang trọng, làm vách ngăn phòng, tủ rượu rất
đẹp. Và loại gỗ này cũng được ứng dụng cho các hạng mục
ngoài trời và làm bảng hiệu quảng
cáo cho tính chịu nước khá cao.

- Và dưới đây là Đặc điểm và ứng dụng của một số loại gỗ lá


kim, và gỗ lá rộng thông dụng nhất
Tên Việt Nam Thông Nhựa

Tên Khoa học Pinus merkusii Jungh

Tên thương mại Pine

Gỗ có dác và lõi phân biệt, dác màu trắng vàng, lõi


Đặc điểm
màu vàng; có mùi thơm của nhựa dầu.

Gỗ có khối lượng riêng (ở độ ẩm 12%) nặng (770

Tính chẩt kg/m3).Hệ số co rút thể tích trung bình (0,39).Điểm


bão hoà thớ gỗ trung bình (26%).
Giới hạn bền khi nén dọc thớ cao (655 kg/cm2). Giới
hạn bền khi uốn tĩnh cao (1270 kg/cm2). Sức chống
tách trung bình (13,8 kg/cm). Hệ số uốn va đập trung
bình (0,40).

Gỗ dùng trong xây dựng nhưng hạn chế tiếp xúc với
Ứng dụng nắng, mưa, dùng làm đồ mộc dân dụng, đóng hòm và
bao bì, có thể dùng làm cột điện cao thế.

Tên Việt Nam Căm Xe

Tên Khoa học Xylia xylocarpa

Gỗ có gỗ giác và gỗ lõi phân biệt: gỗ giác màu hồng


Đặc điểm xám, gỗ lõi màu đỏ nâu. Mặt gỗ mịn, có vân, thớ
mịn.

Gỗ có khối lượng riêng ( ở độ ẩm 12%) rất nặng


(1140 kg/m3). Hệ số co rút thể tích lớn (0,58). Điểm
bão hòa thớ gỗ thấp (21%). Giới hạn bền khi nén
Tính chẩt
dọc thớ trung bình (867 kg/cm2). Giới hạn bền khi
uốn tĩnh cao ( 1866 kg/cm2). Sức chống tách trung
bình (19 kg/cm). Hệ số uốn va đập nhỏ (0,42).
Dùng trong xây dựng, có thể dùng vào những cấu
kiện cần đến độ bền uốn tĩnh, dùng làm ván sàn và
những công dụng đặc biệt. Không dùng trong các
kết cấu chịu đựng va chạm và dung động.

Ứng dụng Căm xe là loại gỗ cứng và chắc được mệnh danh là đệ


nhất gỗ trong ứng dụng nội thất từ xưa đến
nay, chúng thường được sử dụng để làm cửa gỗ, tay
vịn cầu thang, tủ bếp, bàn ghế, tủ đựng rượu…

Tên Việt Nam Gỗ Óc Chó lá Rộng

Tên Khoa học Juglan nigra

Tên thương mại


Walnuts

Giác gỗ màu kem, gỗ lõi màu nâu nhạt đến socola,


vân gỗ sóng hoặc cuộn xoáy tạo những đốm hình
Đặc điểm đẹp mắt và sang trọng mà không nhóm gỗ nào có
được. Gỗ mịn, cấu trúc vân hình núi. Gỗ giác, lõi
phân biệt

Tỷ trọng gỗ: gỗ được sấy khô 10 – 12% có trọng


Tính chẩt
lượng khoảng 700- 800 kg/m3.
Độ co rút thể tích trung bình: 10.2%.
Độ cứng 4492N.
Gỗ chiu máy, bám đinh, giữ sơn và lên màu nhuộm
rất tốt.
Vân gỗ dạng sóng, cuộn xoáy đẹp mắt.
Tâm gỗ có khả năng kháng sâu, có độ bền cao trong
điều kiện khắc nghiệt.
Gỗ có độ cứng, độ chịu lực uốn xoắn và lực nén
trung bình, độ chắc thấp nhưng rất dễ uốn cong
bằng hơi nước.

Có khả năng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh


vực, trong đó nổi bật nhất là làm nội thất gia đình
Ứng dụng
tủ, tủ bếp, bàn ghế, kệ tivi, giường ngủ…

Câu 3. Trình bày hình thái tồn tại của nước trong gỗ? Khái
niệm điểm bão hòa thớ gỗ? Tại sao nói điểm bão hòa thớ gỗ
là ranh giới của thay đổi tính chất gỗ?cho ví dụ minh họa
Trả lời:

Các hình thức tồn tại :


1. Nước tự do:
+ Là loại nước được giữ lại trong gỗ nhờ các lực cơ học.
+ Vị trí nằm trong ruột tế bào và khe hở giữa các tế bào.
+ Hàm lượng nước trong gỗ nhiều hay ít đều không ảnh
hưởng đến tính chất gỗ trừ khả năng thẩm thấu chất lỏng,
hiện tượng cháy và khối lượng thể tích
+ Trong quá trình xử lý, nước tự do dễ bị loại ra khỏi gỗ.
2. Nước liên kết:
+ Là loại nước được giữ lại trong gỗ nhờ các lực cơ học và
lực liên kết hóa lý
+ Vị trí nằm giữ các mixenxenlulo trong vách tế bào.
+ Hàm lượng nước liên kết thay đổi sẽ ảnh hưởng đến rất
nhiều tính chất cơ lý của gỗ.
+ Trong quá trình xử lý, nước liên kết khó bị loại khỏi gỗ.
+ Trong quá trình sấy, nước tự do sẽ bị loại ra khỏi gỗ
trước, nước liên kết bị loại ra sau. Nhưng trong quá trình
hút ẩm thì nước liên kết sẽ đi vào trước rồi mới đến nước
tự do vì lực liên kết giữa các phân tử nước đối với các
mixenxenlulo là rất lớn.
Điểm bão hòa thớ gỗ:
- Khái niệm:
Độ ẩm bão hòa thớ gỗ là độ ẩm được xác định bởi lượng
nước liên kết tối đa trong gỗ, nó là mốc đánh dấu mọi sự
thay đổi về tính chất cơ lý của gỗ
- Xác định độ ẩm bão hòa
Để xác định độ ẩm bão hòa, người ta dựa vào mối quan hệ
của độ ẩm với một tính chất nào đó của gỗ. Thông thường
dựa vào hai tính chất: Tỷ lệ co dãn và cường độ chịu ép
dọc của gỗ.
+Gỗ Việt Nam: Wbh= 20:38%, thông thường lấy Wbh=
30%.
+Độ ẩm bão hòa chủ yếu phụ thuộc loài cây, ít phụ thuộc
vào môi trường.
- Ý nghĩa:
Điểm bảo hòa thớ gỗ có ý nghĩa rất lớn trong gia công
công nghệ, vì nó là bước ngoặc, là mốc ranh giới về sự
thay đổi của tính chất gỗ.
Điểm bảo hòa thớ gỗ càng cao thì hiện tượng ứng suất
hình thành trong quá trình sấy gỗ càng diễn ra sớm và nếu
tỉ lệ co rút càng lớn thì ứng suất càng cao, khả năng gỗ bị
nứt nẻ càng nhiều.
Trong quá trình sấy điểm bảo hòa thớ gỗ thấp sẽ thuận lợi.

Để giới thích vì sao Wbh là ranh giới thay đổi tính chất
của gỗ thì ta có thể phân tích hiện tượng co rút dãn nở của
gỗ:
- Tại sao nói điểm bão hòa thớ gỗ là ranh giới của sự
thay đổi tính chất gỗ:
Điểm bão hòa thớ gỗ có ý nghĩa rất lớn, vì nó là bước
ngoặt, là mốc ranh giới về sự thay đổi của tính chất gỗ.
+ Trong quá trình sấy điểm bão hòa thớ gỗ rất ý nghĩa.
Khi độ ẩm của gỗ giảm xuống dưới điểm bão hòa thớ gỗ sẽ
xảy ra quá trình co rút. Ngoài ra, trong quá trình sấy luôn tồn
tại gradient ẩm theo bề dày gỗ do tốc độ bay hơi nước trên bề
mặt gỗ luôn nhanh hơn so với tốc độ dịch chuyển ẩm bên
trong tâm gỗ. Hệ quả sản sinh ứng suất bên trong gỗ sấy khi
độ ẩm mặt ngoài của gỗ giảm xuống dưới điểm bão hòa thở
gỗ và phần gỗ mặt ngoài đã bắt đầu co rút trong khi đó phần
gỗ bên trong chưa xảy ra co rút. Điểm bão hòa thớ gỗ càng
cao thì hiện tượng ứng suất hình thành trong quá trình sấy gỗ
càng diễn ra càng sớm và nếu tỉ lệ co rút càng lớn thì ứng suất
sấy càng cao, khả năng gỗ bị nứt nẻ càng nhiều.
+ Trong quá trình sấy điểm bão hòa thớ gỗ thấp sẽ thuận
lợi, ở giai đoạn đầu của quá trình sấy có thể nâng nhiệt độ cao
hơn so với các loại gỗ có cùng độ ẩm nhưng có điểm bão hòa
thớ gỗ cao hơn.
- Khi mất nước gỗ có hiện tượng co lại giảm thể tích, từng thớ
gỗ chứa lượng nước và độ vững chắc khác nhau , dẫn đến sự co
rút khác nhau và kết quả là có các vết nứt và gỗ bị cong vênh .
Nói một cách khác , nguyên nhân gỗ bị co rút dãn nở của gỗ
Câu 4. Độ ẩm thăng bằng của gỗ? Trong điều kiện môi
trường ổn định hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến thời
gian đạt độ ẩm thăng bằng của gỗ ? Ý nghĩa của việc xác
định độ ẩm thăng bằng của gỗ?
Trả lời:

a. Độ ẩm thăng bằng của gỗ


Gỗ ướt để trong môi trường không khí sẽ khô dần (nhả ẩm)
và ngược lại, gỗ khô để trong môi trường ẩm sẽ hút ẩm. Trong
điều kiện môi trường nhất định, quá trình khô hoặc hút ẩm của
gỗ chỉ đạt đến 1 độ ẩm nhất định đó là trạng thái mà số lượng
phân tử nước bị mẫu gỗ kìm giữ bằng số phân tử nước được giải
phóng từ mẫu gỗ đó. Khi đó áp suất hơi nước của không khí và
áp suất hơi nước trên bề mặt gỗ cân bằng nhau. Độ ẩm của gỗ ở
trạng thái này được gọi là độ ẩm thăng bằng. Tuy nhiên độ ẩm
thăng bằng của gỗ tươi thoát hơi nước thường cao hơn so với gỗ
khô kiệt hút hơi nước.
(KN2: khi đặt trong môi trường gỗ luôn hút ẩm và nhả ẩm,
cho đến khi đạt độ ẩm ổn định, đó chính là độ ẩm thăng bằng
của gỗ trong môi trường)
b. Trong điều kiện môi trường ổn định hãy cho biết các yếu
tố ảnh hưởng đến thời gian đạt độ ẩm thăng bằng của gỗ ?
-Độ ẩm thăng bằng của gỗ, nhiệt độ môi trường và độ ẩm
tương đối của môi trường
-Độ ẩm thăng bằng của gỗ phụ thuộc vào điều kiện môi trường
sấy. Hai thông số cơ bản của môi trường sấy là nhiệt độ sấy và
độ ẩm của môi trường sấy. Do vậy, độ ẩm thăng bằng thường
được dùng làm thông số đặc trưng cho trạng thái của môi trường
sấy trong việc thiết lập chế độ sấy và qui trình sấy. Khi thay đổi
nhiệt độ của môi trường sấy cũng sẽ dẫn đến việc thay đổi độ
ẩm của không khí và làm biến đổi trạng thái của môi trường sấy.
Nhiệt độ tăng lên, khả năng hút ẩm của không khí sẽ tăng làm
cho độ ẩm tương đối của không khí giảm đi tức là làm cho
không khí trở nên khô hơn. Muốn cho gỗ khô đến một chừng
mực nào đấy, ta cần điều tiết nhiệt độ và lượng ẩm có trong
không khí để đạt đến một trạng thái thích hợp.
+ Trong kỹ thuật sấy, độ ẩm thăng bằng thường thay đổi theo
cấp chế độ sấy và có mối quan hệ với dốc sấy. Dốc sấy càng lớn
tốc độ khô của gỗ sẽ càng nhanh.
U = Wtt/Wtb
Trong đó:
U: Dốc sấy
Wtt: Độ ẩm tức thời
Wtb: Độ ẩm thăng bằng
c. Ý nghĩa của việc xác định độ ẩm thăng bằng của gỗ?
độ ẩm thăng bằng là độ ẩm của gỗ sử dụng, độ ẩm dùng để tính
toán các chỉ tiêu khi thiết kế các kết cấu gỗ, mọi tính chất khi
xác định phải đưa về độ ẩm thăng bằng. ứng dụng trong công
nghiệp sấy gỗ.
Ví dụ:
- Độ ẩm trung bình ở Hà Nội là 19%, ở Tp. HCM là 16%, độ
ẩm của gỗ sau khi được sấy khô là 15%. Nghĩa là đối với mức
độ ẩm này, sản phẩm gỗ làm ra dùng thích hợp tại Tp.HCM.
Nếu sử dụng gỗ này ở Hà Nội thì nó sẽ hút ẩm, dẫn đến sự biến
dạng.
- Vì vậy, sấy gỗ cần phải thích hợp, không phải sấy càng khô
càng tốt. Các khu vực khác nhau, sử dụng gỗ có yêu cầu về độ
ẩm khác nhau.
Câu 5: Trình bày khái niệm ứng lực và biến hình. Vẽ biểu
đồ và giải thích mối quan hệ giữa ứng lực và biến hình?
Tính chất không đồng nhất của gỗ? Trình bày ứng lực nén
dọc, nén ngang, uốn tĩnh.
Trả lời:

khái niệm ứng lực và biến hình


Khi lực bên ngoài tác động lên các phần tử bên trong gỗ sản
sinh nội lực chống lại, đó là ứng lực, kí hiệu là P đơn vị ( N;
KG). Khi chịu lực tác động, hình dạng và kích thước của vật
cũng bị biến đổi. Hiện tượng đó gọi là sự biến dạng ( hay biến
hình ). Biến dạng thường biểu thị bằng độ tăng giảm dài tuyệt
đối gọi là biến dạng tuyệt đối ∆l hoặc độ tăng giảm tương đối –
gọi là biến dạng tương đối (έ)
b. Vẽ biểu đổ và giải thích mối quan hệ giữa ứng lực và biến
hình

Mối quan hệ giữa ứng lực và biến dạng được thể hiện trên đồ thị
quan hệ ứng lực và biến dạng. Căn cứ vào đặc điểm của mối
quan hệ giữa ứng lực và biến dạng, đường biểu diễn được chia
làm ba đoạn. Đoạn OA: Đường biểu diễn là một đoạn thẳng.
điều này chứng tỏ ứng lực và biến dạng có quan hệ tỉ lệ thuận.
Nghĩa là khi chịu tác dụng của ngoại lực thì gỗ sinh ra biến dạng,
khi ngoại lực dừng tác dụng thì gỗ trở lại hình dạng và kích
thước ban đầu.
Lực tác dụng càng lớn thì biến dạng càng lớn và ngược lại. Điều
đó chứng tỏ gỗ là một loại vật liệu đàn hồi (nói cách khác gỗ là
loại vật liệu có tính đàn hồi). Điểm A gọi là giới hạn đàn hồi hay
giới hạn tỉ lệ. Đoạn OA tuân theo định luật Hooke: "Trong phạm
vì giới hạn tỉ lệ, biến dạng tỉ lệ thuận với ngoại lực P, chiều dài I
của mẫu và tỉ lệ nghịch với diện tích chịu lực P và mô đun đàn
hồi E của nó.
�.�
∆l = (1)
�.�
Trong đó: E- mô đun đàn hồi (biểu thị độ cứng rắn hay mềm dẻo
của vật liệu).
Đối với mỗi loại vật liệu, E là một trị số không đổi. Biến đổi
công thức (1) ta được:
∆l � 1 1
= . => � =� . => � = �. � (2)
� � � �
Từ công thức (2) ta có quan hệ mới: Ứng suất tỉ lệ thuận với
biến dạng tương đối. Như vậy trên trục thẳng đứng có thể ghi �
(MPa) và trên trục nằm ngang có thể ghi � , Đường biểu diễn là
đường cong về phía trên chứng tỏ biến dạng tăng nhanh hơn ứng
lực. Ứng lực xác định tại điểm M gọi là ứng lực cực hạn (hay
ứng suất tối đa max). Trong các thí nghiệm xác định khả
năng chịu lực của vật liệu, phải xác định được điểm M, nghĩa là
tìm khả năng chịu lực lớn nhất của vật liệu, Đoạn sau điểm M:
Ứng lực sau điểm M không những không tăng mà còn giảm
xuống. Trong khi do biến dạng tăng lên rất nhanh cho đến khi
gỗ bị phá hủy hoàn toàn. Khi tác động tải trọng lên gỗ trong thời
gian ngắn, xuất hiện chủ yếu biến dạng đàn hồi, sau đó sẽ mất đi
khi thổi tắc động trọng tải. Đến một giới hạn nhất định mối quan
hệ giữa ứng suất và biến dạng tuần theo định luật Hooke. Thông
số đặc trưng cho sự biến dạng này là hệ số tỷ lệ mô đun đàn hồi.
c. Tính chất không đồng nhất của gỗ
Tính chất cơ học của gỗ biến động rất nhiều. Tùy theo khối
lượng thể tích khác nhau mà cường độ khác nhau. Gỗ nặng có
khả năng chịu lực lớn hơn gỗ nhẹ.khối lượng thể tích chênh lệch
nhau 3 lần thì cường độ chênh lệch nhau gần 5 lần
Cùng một loại cây,tùy điều khiện sinh trưởng mà cường độ gỗ
khác nhau. Ngay trong một cây ở vị trí khác nhau cũng làm cho
cường độ chênh lệch. Cường độ theo chiều dọc thớ lớn hơn rất
nhiều so với chiều ngang thớ. Loại gỗ có thớ càng thẳng thì
chênh lệch cường độ giữa 2 chiều càng rõ.
d. Trình bày ứng lực nén dọc, nén ngang, uốn tĩnh.
* Độ bền nén dọc thớ
Giới hạn độ bền nén của gỗ là một chỉ tiêu cơ học rất quan trọng
và thường gặp trong thực tế. Giới hạn độ bền nén thường được
chia làm hai loại: Giới hạn độ bền nén dọc thớ và giới hạn độ
bền nén vuông góc với thớ gỗ. Giới hạn độ bền nén dọc thớ rất ít
biến động và dễ xác định, do đó thường dùng để nghiên cứu
quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng chịu lực gỗ.
Do tính chất quan trọng của nó trong thực tế, giới hạn độ bền
nén dọc thớ được xem là chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá khả năng
chịu lực của gỗ.
Giới hạn độ bền nén dọc thớ được xác định theo công thức sau:
����
��� =
���
Tính toán đến độ chính xác được làm tròn đến 0,5 MPa
Trong đó:
Pmax - tải trọng phá hủy mẫu, tính bằng N;
b - kích thước chiều rộng mặt cắt ngang phần làm việc của mẫu
thử, tính bằng mm;
a - kích thước chiều dày mặt cắt ngang của phần làm việc của
mẫu thử, tính bằng mm.
* Độ bền nén ngang thớ
Nén vuông góc với thớ gỗ toàn bộ

����� =
��
Nén vuông góc với thỡ gỗ cục bộ
��. �
��� =
18�
Trong đó:
P- tải trọng tác dụng trong giới hạn đàn hồi, tính bằng N;
a- kích thước chiều rộng mẫu thử, tính bằng mm; L- kích thước
chiều dài mẫu thử (theo chiều dọc thớ), tính bằng mm;
1- kích thước bề rộng thỏi sắt đặt theo chiều dọc thớ gỗ, tính
bằng mm.
* Độ bền uốn tĩnh
Một trong những tính chất cơ học quan trọng nhất của gỗ đó
chính là độ bền uốn tĩnh. Có thể nói độ bền uốn tĩnh là chỉ tiêu
quan trọng thứ hai sau giới hạn độ bền nén dọc thớ. Để đánh giá
cường độ gỗ thường lấy tổng số hai ứng suất: Giới hạn độ bền
nén song song với thớ gỗ và độ bền uốn tĩnh làm tiêu chuẩn.
Độ bền uốn tĩnh được xác định theo công thức:
+ trường hợp hai điểm đặt lực:
����. �
��� =
� h2
+ trường hợp một điểm đặt lực:
3����. �
��� =
2. � h2
Trong đó:
Pmax- tải trọng phá hủy mẫu thử, tính bằng N;
1- khoảng cách giữa tâm của các gối đỡ, tính bằng mm;
b- kích thước bề ngang của mẫu thử, tinh bằng mm;
h- chiều cao của mẫu thử, tính bằng mm.

Câu 6: Một hộp gỗ Cao su có tiết diện ban đầu là 15cm x30
cm (xuyên tâm, tiếp) có độ ẩm 60% được sấy khô đến ẩm
15%. Hỏi tiết diện của hộp gỗ đó khi khô là bao nhiêu nếu giả
sử tiết diện gỗ bị co rút hai cạnh ngắn theo chiều xuyên tâm và hai
cạnh dài theo chiều tiếp tuyến. Cho biết tỷ lệ co rút theo chiều xuyên
tâm là 4,25% và tiếp tuyến là 7,5%, độ ẩm bão hòa thớ gỗ cao su
27%.
Trả lời:

Hệ số co rút theo chiều xuyên tâm:


��� 4.25% 17
Wbh= → 27% =
Kxt
→ Kxt =
��� 108

Hệ số co rút theo chiều tiếp tuyến:


��� 7.5% 5
Wbh= → 27% =
Ktt
→ Ktt =
��� 18

– Gọi a1, a2 là kích thước cạnh ngắn ở độ ẩm 60% và 15%


– Gọi b1, b2 là kích thước cạnh dài ở độ ẩm 60% và 15%

Gỗ co rút khi độ ẩm gỗ giảm từ độ ẩm bão hòa 27% đến độ ẩm gỗ sấy khô


15%.

Áp dụng công dụng tính tỷ lệ co rút cho cạnh ngắn (xuyên tâm):
a1−a2 15−a2 17
Kxt x 12,5= �100 = � 100 => a2= 15- ( x 12,5x 15):100=
a1 15 108

14.7 cm
Áp dụng công thức tính tỷ lệ co rút cho cạnh dài (tiếp tuyến):
b1−b2 30−b2 5
Ktt x 12,5= �100 = � 100 => b2= 30- ( x12,5x 30):100=
b1 30 18

28.96 cm
Kích thước tiết diện hộp gỗ khi sấy khô đến độ ẩm 15%: 14,7 x 28.96

Câu 7: Lóng gỗ cao su có chiều dài 4, đường kính trung bình 37cm.
Gỗ có khối lượng thể tích cơ bản 0,48g/cm3 và độ ẩm gỗ 65%. Hãy
tính khối lượng nước có trong lóng gỗ? Nếu xe tải có tải tọng 5 tấn sẽ
chở được bao nhiêu lóng gỗ cao su?
Trả lời:

Đổi 0.48g/cm3 = 480kg/m3

�×�×�2 4×�×0,372
�=
4
= 4
= 0.43 m3

Khối lượng nước có trong lóng gỗ


�0 �0
DCB = → 480 = → m0 = 206.4kg
� 0,43
�1−�0 �1−206.4
W1 = ��
x 100 → 65 = x 100 → m1 = 340.56kg (gỗ có nước)
206.4

Khối lượng nước m1- m0 = 340.56 – 206.4 = 134.16kg


Số lóng gỗ cao su xe chở được
5000
n < 340.56 = 14, 48 → 14 lóng ( số nguyên) .

Tài liệu tham khảo


1 Giáo trình Khoa Học Gỗ PGS.TS. Phạm Ngọc Nam – ThS. Nguyễn Thị Ánh
Nguyệt

You might also like