Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I.

Bối cảnh lịch sử

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trên cơ sở kế thừa của hai cuộc cách
mạng công nghiệp thời kì cận đại.

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong khoảng nửa sau thế kỉ XX. Khởi đầu từ nước
Mỹ, Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động
hóa sản xuất nên còn được gọi là Cách mạng kĩ thuật số.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 còn được gọi là cách mạng kỹ thuật số (Digital Revolution)
hay cách mạng 3.0. Cuộc cách mạng này đề cập đến sự phát triển của công nghệ, từ những
thiết bị điện tử, cơ khí đơn bình thường đến công nghệ kỹ thuật số hiện đại.

III.Thành tựu tiêu biểu

Trong khoa học cơ bản có nhiều thành tựu lớn trong nhiều lĩnh vực Toán học, Vật lí, Hoá
học, Sinh học,....

-Vật lí

Năm 1895, một nhà khoa học người Đức khác là Wilhelm Röntgen đã tạo ra một loại tia có
thể đâm xuyên qua các vật thể rắn, ánh sáng không thể xuyên qua được. Ông gọi đó là tia X.

Thuyết tương đối gồm hai lý thuyết vật lý do Albert Einstein phát triển, với thuyết tương đối
đặc biệt công bố vào năm 1905 và thuyết tương đối tổng quát công bố vào cuối năm 1915 và
đầu năm 1916.

-Sinh học

Về di truyền học, Gregor Mendel (Áo) đã đưa ra học thuyết chứng minh sự di truyền những
phẩm chất của thế hệ trước cho thế hệ sau qua những phân tử cực nhỏ, mà sau này được gọi
là gen

Cừu Dolly (hay còn gọi là Cừu nhân bản; 5 tháng 7 năm 1996 – 14 tháng 2 năm 2003) là một
con cừu Dorset Phần Lan cái và là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế
giới. Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Viện Roslin ở
Edinburgh, Scotland.

Nông nghiệp: Từ thập niên 50 và 60 thế kỉ XX cách mạng xanh trong nông nghiệp khởi phát
từ Ấn Độ và Mê-hi-cô. Sau đó, phát triển tại nhiều nước trên thế giới thành tựu của cuộc cách
mạng này đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực và thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá ở
nhiều nước.

Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp có những tiến bộ nhảy vọt về phương pháp lai tạo
giống, chống sâu bệnh

*Tự động hóa công nghiệp: Các nhà khoa học cho ra đời nhiều phát minh về công cụ sản xuất
mới (hệ thống máy tự động, thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, internet,...) nhằm tự động
hóa sản xuất dựa vào máy tính.
-Giao thông vận tải và kỹ thuật hàng không vũ trụ

Thông tin liên lạc và chinh phục Vũ Trụ có những tiến bộ thần kì qua các phát minh và thành
tựu: Máy bay siêu âm, tàu hỏa siêu tốc, phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến qua
vệ tinh, khám phá Mặt Trăng, sao Hỏa,…

Ngày 4/10/1957, vệ tinh đầu tiên của Liên Xô lên vũ trụ mở màn cuộc chạy đua vào không
gian giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ.

Năm 1969, Neil Amstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng

*Ngành Công nghiệp năng lượng: Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã dẫn tới sự ra đời của
vật liệu pô-li-me và những nguồn năng lượng mới như: năng lượng gió, Mặt Trời, thủy
triều,...

Công nghệ thông tin: phát triển mạnh, hình thành mạng máy tính toàn cầu, góp phần kết nối
các khu vực trên thế giới, đưa nhân loại chuyển sang thời kì “văn minh thông tin”

-*Ngành khoa học máy tính: Thiết bị Xê-rốc An-tô được tạo ra vào những năm 70 của thế kỉ
XX, bao gồm chuột, bàn phím và màn hình, đã trở thành máy tính cá nhân có thể in tài liệu
và gửi thư điện tử

IV. Ý nghĩa

a. Về kinh tế

Tạo ra bước nhảy vọt của lực lượng sản xuất và năng suất lao động. Thay đổi vị trí, cơ cấu
các ngành sản xuất và các vùng kinh tế. Xuất hiện nhiều ngành công nhiệp mới, chi phí sản
xuất giảm. Cơ cấu sản xuất xã hội cũng thay đổi theo giữa nông-lâm-thủy sản, công nghiệp
xây dựng, dịch vụ.

b. Về Xã Hội

-Tích cực: Tăng tính chuyên môn hóa trong lao động

Nâng cao nội dung, tính chất và hình thức lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất
Thay đổi cách nghĩ, lối sống, phương thức làm việc và quan hệ của con người

Tiêu cực : Sự tự động hóa ngày càng phát triển đã khiến cho tình trạng thất nghiệp tăng cao
=> Gây ra những bất ổn về kinh tế và chính trị. Những hệ lụy về ô nhiễm môi trường, sản
xuất vũ khí phục vụ chiến tranh, bệnh tật,... ngày càng tăng

c. Về Văn Hóa

Ngày càng thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ quốc tế và sự kết nối văn hoá giữa các quốc gia dễ
dàng hơn

Đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao

You might also like