Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ HỆ THỐNG THÔNG TIN


MÃ NGÀNH: 7340405
Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin trang bị cho
người học các kiến thức nền tảng về kinh tế, quản trị kinh doanh và đặc biệt là kiến
thức chuyên sâu về hệ thống thông tin quản lý, kiến thức tổ chức và quản trị hệ
thống thông tin. Chương trình đặc biệt chú trọng đến năng lực phân tích các quy
trình nghiệp vụ trong quản lý, năng lực thiết kế, tích hợp các hệ thống thông tin
quản lý doanh nghiệp của các tổ chức và doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số.

1. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP  Phân tích, khai thác dữ liệu và


Cử nhân tốt nghiệp chuyên xây dựng các giải pháp kinh
ngành Quản trị hệ thống thông doanh thông minh (BI);
tin có khả năng đảm nhận các  Nghiên cứu viên, giảng viên
công việc sau: giảng dạy HTTT quản lý trong
 Chuyên viên kinh doanh, tư các tổ chức nghiên cứu và đào
vấn, triển khai các giải pháp tạo.
HTTT. 2. ƯU ĐIỂM NỔI BẬT
 Phân tích nghiệp vụ trong quản CHƯƠNG TRÌNH
lý: quản lý chuỗi phân phối Ngành Hệ thống thông tin quản lý nói
(mua hàng – bán hàng- kho); chung và chuyên ngành Tin học quản
tài chính lý nói riêng đang là một ngành nghề
 kế toán; nhân sự tiền lương; có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay.
quản trị sản xuất và cung ứng Nhiều sinh viên được các doanh
nguyên vật liệu; chăm sóc nghiệp nhận làm việc ngay cả trong
khách hàng; thời gian đang đi học (61%), sinh viên
thực tập cũng được các đơn vị trả
 Tư vấn, đánh giá tính khả thi lương (59%). 100% sinh viên có việc
và quản trị các dự án phát triển làm trong vòng 06 tháng sau khi tốt
hệ thống thông tin; nghiệp. Trong đó, trên 90% sinh viên
 Tư vấn, hoạch định chiến lược làm đúng ngành nghề được đào tạo.
phát triển và quản trị các  Ưu điểm của chuyên ngành này
HTTT. là các bạn được đào tạo chuyên
 Thiết kế và quản trị các cơ sở sâu về kiến thức các hệ thống
dữ liệu, kho dữ liệu; thông tin trong kinh doanh và
 Quản trị các website thương quản lý đồng thời các bạn cũng
mại điện tử, cổng thông tin nắm rõ về máy tính và sự vận
điện tử và các hệ thống thông hành của các hệ thống phần
tin mềm nên các bạn tự tin trong
phân tích hệ thống nghiệm vụ
1
trong quản lý và kinh doanh. thực tập tại doanh nghiệp kể từ
 Đặc biệt CTĐT được thiết kế năm thứ hai.
theo hướng đặc thù hướng  CTĐT luôn được cập nhật mới,
doanh nghiệp. Phần lớn các đáp ứng những thay đổi nhanh
môn học chuyên ngành đều có chóng của công nghệ thông tin,
sự tham gia giảng dạy của các đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số
chuyên gia có kinh nghiệm đến trong thời đại công nghiệp 4.0.
từ doanh nghiệp lớn, có uy tín  CTĐT có chất lượng hàng đầu
trong lĩnh vực. ở Việt Nam, do đội ngũ giảng
 Sinh viên có cơ hội được trải viên cơ hữu phần lớn được đào
nghiệm tham quan thực tế tại tạo ở các trường đại học uy tín
các doanh nghiệp kể từ năm trong nước và nước ngoài như
thứ nhất, trải nghiệm các kỳ Anh, Úc, Pháp, Nga, Đài Loan.

Soạn văn bản theo yêu cầu sau:


Soạn thảo đoạn văn bản theo mẫu bên dưới và thực hiện định dạng trang, đoạn văn
bản sau theo yêu cầu:
Khổ giấy A4, giấy dọc; Left: 3.5 cm, Right, Top, Bottom: 2 cm;
Cách dòng: 1.5 lines; cách đoạn: Before: 6pt, After: 3pt; Canh lề văn bản: Justified;
đầu dòng của đoạn cách vào: 1.27 cm; Left Indent: 0 cm, Right Indent: 0 cm;
Font: Times New Roman, Size: 13
Trang bìa không có số trang; trang mục lục, danh mục bảng, danh mục hình có số
trang là i, ii, iii…; phần nội dung chính đánh số trang theo thứ tự 1,2.3...
Logo Trường Đại học Kinh tế là định dạng Watermark

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


BỘ MÔN TIN HỌC QUẢN LÝ

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM


HỌC PHẦN TIN ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ

Tên đề tài

SOẠN THẢO NÂNG CAO VỚI MS. WORD


2
Sinh viên : <Tên sinh viên thực hiện>
Lớp Tín chỉ : <Lớp Tín chỉ>
Giảng viên hướng dẫn : Phan Đình Vấn

Đà Nẵng, 2023

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1 Điểm chuẩn một số ngành qua các năm 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1. Chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin 1
Hình 2. Chuyên ngành Tin học quản lý 3

Chú ý: Nội dung của Ngành HTTT có thể lấy tại


http://due.udn.vn/vi-vn/tuvantuyensinh2020/gt/cid/4284

GIỚI THIỆU CHUYÊN NGÀNH TUYỂN SINH

Ngành Hệ thống thông tin quản lý


Chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin trang bị cho người
học một cách có hệ thống các kiến thức nền tảng về kinh tế - xã hội, kinh doanh -
quản lý, kế toán - tài chính; chương trình đặc biệt chú trọng các kiến thức chuyên
sâu về hệ thống thông tin quản lý, kiến thức tổ chức và quản trị hệ thống thông tin.

Hình 1. Chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin


Chương trình đào tạo tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp, nhằm trang bị cho
người học một năng lực tối thiểu cho các hoạt động phân tích, đánh giá, thiết kế,
đảm bảo sự an toàn và bảo mật của các hệ thống thông tin (HTTT), đặc biệt là năng
lực quản trị các HTTT trong tiến trình hoạt động của các tổ chức doanh nghiệp
(Hình 1).
Chương trình đào tạo còn trang bị cho người học những kỹ năng mềm cần thiết như:
kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tư duy, sáng tạo, phân tích, phản
3
biện; ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm với bản thân và xã hội; khả năng
nghiên cứu độc lập, phát triển chuyên môn và học tập suốt đời.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin:
Kinh doanh, tư vấn, triển khai và tích hợp phần mềm và các giải pháp HTTT trong
kinh doanh và quản lý;
Tư vấn, đánh giá tính khả thi, phân tích rủi ro và quản trị các dự án phát triển và tích
hợp các HTTT trong kinh doanh và quản lý;
Tư vấn, hoạch định chiến lược phát triển và quản trị các HTTT trong kinh doanh và
quản lý;
Thiết kế và quản trị các cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu; phân tích và khai thác dữ liệu
nhằm hỗ trợ ra quyết định trong kinh doanh và quản lý;
Tư vấn, hoạch định và quản trị đảm bảo sự an toàn và bảo mật thông tin trong các tổ
chức và doanh nghiệp;
Quản trị các hệ thống mạng máy tính trong các tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ;
Quản trị các website thương mại điện tử, cổng thông tin điện tử và các hệ thống
quản lý và kinh doanh thông minh;
Giảng dạy một số học phần liên quan đến CNTT và HTTT quản lý tại cơ sở đào tạo;
Hướng dẫn cho các nhân viên trong đơn vị sử dụng và khai thác HTTT một cách an
toàn và có hiệu quả;
Trong các tổ chức kinh tế - xã hội và kinh doanh như:
Các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước và phi chính phủ có ứng dụng CNTT trong
hoạt động sản xuất và điều hành quản lý;
Các cơ quan, doanh nghiệp chuyên về phát triển, tư vấn, kiểm thử và triển khai ứng
dụng phần mềm và giải pháp quản trị doanh nghiệp trên nền tảng CNTT;
Các cơ sở giáo dục và đào tạo, các viện và trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực quản
trị và quản lý.
Ngoài ra, cử nhân chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin có thể tiếp tục theo học
chương trình đào tạo sau đại học các chuyên ngành: Khoa học máy tính, Hệ thống
thông tin, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính,
Ngân hàng, Kinh tế phát triển trong và ngoài nước.
Chuyên ngành Tin học quản lý
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo chuyên ngành Tin học quản lý trang bị cho người học một
cách có hệ thống các kiến thức nền tảng về kinh doanh - quản trị, kế toán - tài chính
và hệ thống thông tin (HTTT).
Chương trình đào tạo đặc biệt chú trọng đến kiến thức công nghệ thông tin (CNTT)
và truyền thông, với kỹ năng thuần thục các công cụ, kỹ thuật, phương pháp tiếp
cận và triết lý cần thiết cho việc tổ chức, thiết kế, tích hợp và ứng dụng thành công
CNTT và truyền thông hiện đại vào tiến trình quản lý và kinh doanh thông minh của
các tổ chức và doanh nghiệp (Hình 2).

Hình 2. Chuyên ngành Tin học quản lý


Chương trình đào tạo còn trang bị cho người học những kỹ năng mềm cần thiết như:
kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tư duy, sáng tạo, phân tích, phản
biện; tôn trọng pháp luật, trách nhiệm với bản thân và xã hội; khả năng nghiên cứu
độc lập, phát triển chuyên môn liên tục và học tập suốt đời.
Cơ hội nghề nghiệp
4
Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tin học quản lý:
Phân tích, thiết kế phần mềm và tích hợp HTTT phục vụ hoạt động kinh doanh và
quản lý;
Kinh doanh, tư vấn và triển khai các sản phẩm và giải pháp CNTT trong kinh doanh
và quản lý;
Quản trị, phân tích và khai thác kho dữ liệu nhằm hỗ trợ ra quyết định trong kinh
doanh;
Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm;
Quản trị mạng máy tính, cổng thông tin điện tử, website thương mại điện tử và các
hệ thống kinh doanh và quản lý thông minh;
Tư vấn, quản trị các dự án CNTT, và hoạch định chiến lược CNTT (CIO);
Ứng dụng CNTT trong truyền thông marketing trực tuyến và hữu tuyến;
Đảm bảo an toàn và bảo mật HTTT trong doanh nghiệp (CSO);
Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở đào tạo trong và ngoài
nước.
Trong các tổ chức kinh tế - xã hội và kinh doanh như:
Cơ quan, doanh nghiệp chuyên về phát triển, tư vấn, kiểm thử và triển khai ứng
dụng và giải pháp quản trị doanh nghiệp trên nền tảng CNTT;
Các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước và phi chính phủ có ứng dụng CNTT trong
hoạt động sản xuất và điều hành quản lý;
Các cơ sở giáo dục và đào tạo, các viện và trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực quản
trị và quản lý.
Ngoài ra, cử nhân chuyên ngành Tin học quản lý có thể tiếp tục theo học chương
trình đào tạo sau đại học các chuyên ngành: Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin,
Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính, Ngân hàng,
Kinh tế phát triển, … trong và ngoài nước. Bảng sau thể hiện điểm chuẩn một số
ngành qua các năm 2016 – 2022 (Bảng 1)
Ngành Thống kê kinh tế
Chuyên ngành Thống kê kinh tế - xã hội
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân chuyên ngành Thống kê kinh tế - xã hội được thiết kế nhằm mang lại cho
sinh viên những cơ hội việc làm trong lĩnh vực thống kê hoặc các lĩnh vực liên
quan.
Chương trình trang bị cho sinh viên một cách có hệ thống kiến thức cơ bản về lý
luận chính trị, kinh tế - xã hội, kinh doanh và quản lý, tài chính, toán ứng dụng,
công nghệ thông tin, đặc biệt kiến thức nền tảng về thống kê lý thuyết và chuyên
sâu về thống kê ứng dụng nhằm thực hiện đầy đủ qui trình nghiên cứu thống kê trên
cơ sở ứng dụng CNTT (Hình 3).

Hình 3. Chuyên ngành Thống kê kinh tế - xã hội

Cơ hội nghề nghiệp


Sau khi ra trường, người học có thể làm việc với tư cách chuyên trách hoặc tư vấn
về các nghiệp vụ chuyên môn thống kê như điều tra thu thập thông tin, xử lý phân
tích dữ liệu kinh tế xã hội trong các cơ quan nhà nước, các cơ quan thống kê nhà
nước, các tổ chức và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Ngoài ra cử nhân chuyên ngành Thống kê kinh tế - Xã hội có thể làm công tác
nghiên cứu, giảng dạy thống kê kinh tế - xã hội ở các viện nghiên cứu và các cơ sở
5
đào tạo. Bảng sau thể hiện điểm chuẩn một số ngành qua các năm 2013 – 2019
(Bảng 1)
Bảng 1 Điểm chuẩn một số ngành qua các năm
STT Tên ngành 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
1 Kinh doanh Thương mại 19.00 21.75 19 21.75 25.25 26.25 25.00
2 Thương mại điện tử 19.25 20 17.75 21.25 25.25 26.50 26.00
3 Kế toán 20.75 21.75 18.5 21.00 24.25 25.5 23.75
4 Hệ thống thông tin quản lý 19.25 20.00 17.5 19.5 22.5 24.75 23.75
5 Thống kê kinh tế 19.5 20.00 17.5 19.75 22.75 24.75 23.25
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 6 năm 2022
Thông qua Bộ môn
(Đã ký)
Tổ trưởng Bộ môn
Soạn văn bản theo yêu cầu sau:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT MIỄN HỌC


VÀ CÔNG NHẬN ĐIỂM CÁC HỌC PHẦN TIẾNG ANH

Kính gửi:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng
- Phòng Đào tạo

Họ và tên: Ngày sinh:


CMND/CCCD: Ngày/Nơi cấp:
Ngành: Chuyên ngành:
Lớp: Mã SV:
Email: Điện thoại: …
Tôi làm đơn này kính đề nghị Nhà trường xem xét và giải quyết cho tôi được:
 Miễn học và công nhận điểm/tín chỉ các học phần tiếng Anh sau trong chương
trình đào tạo:
TT Tên học phần Số tín chỉ Ghi chú
(Ghi rõ: Học lần đầu, Học lại, cải thiện)

1
2
3
4
5
6
7
8
 Xét công nhận đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ
Thông tin chứng chỉ ngoại ngữ dùng để xét miễn học và công nhận đạt chuẩn đầu ra
ngoại ngữ như sau:
6
Loại chứng chỉ:
Kết quả thi (Ghi rõ điểm Nghe, Nói, Đọc & Viết đối với chứng chỉ TOEIC. Các
trường hợp khác chỉ ghi tổng điểm):
Ngày thi: ............................................. Ngày cấp:
Số hiệu chứng chỉ:
Tôi cam kết những thông tin tôi cung cấp là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách
nhiệm về những thông tin này.
Đà Nẵng, ngày ..... tháng ..... năm 202...
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Soạn thảo mẫu văn bản sau với mục lục tự động

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1
1.1. Giới thiệu về chương trình đào tạo 1
1.2. Triết lý giáo dục của Trường Đại học Kinh tế 1
1.2.1. Giáo dục khai phóng: 1
1.2.2. Sự tự thân 1
1.3. Sứ mệnh và viễn cảnh của Trường Đại học Kinh tế 2
1.3.1. Viễn cảnh 2
1.3.2. Sứ mệnh 2
1.3.3. Hệ thống giá trị 2
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 2
2.1. Căn cứ pháp lý để xây dựng chương trình đào tạo 2
2.2. Mục tiêu đào tạo 2
2.3. Cấu trúc chương trình 3

KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


Giới thiệu về chương trình đào tạo
Chương trình đại học ngành Hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL) có tiền thân là
ngành Tin học quản lý, được xây dựng và bắt đầu đưa vào đào tạo từ năm 2012.
Ngành học định hướng đào tạo nhà quản trị hệ thống thông tin ứng dụng trong các
quản trị doanh nghiệp, cũng như các tổ chức chính trị – xã hội trong bối cảnh hầu
hết các hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức đều được tin học hóa và chuyển đối
số một cách mạnh mẽ. Điều này tất yếu đòi hỏi số lượng lớn nhân lực về ngành Hệ
thống thông tin quản lý cho hiện tại và tương lai.
Triết lý giáo dục của Trường Đại học Kinh tế
Chúng tôi tin tưởng rằng giáo dục đại học đóng vai trò then chốt trong “kiến tạo xã
hội tương lai”. Chúng tôi theo đuổi tư tưởng giáo dục khai phóng, với tính nhân
bản, tinh thần khoa học và sự chủ động học tập suốt đời của mỗi cá nhân, vì mục
tiêu xây dựng một xã hội thịnh vượng và tiến bộ.
Ba trụ cột trong quan điểm giáo dục của chúng tôi là: "Khai phóng - Tự thân - Hữu
ích"
Giáo dục khai phóng:
Chúng tôi tin tưởng rằng, sứ mệnh của giáo dục là khám phá và thúc đẩy các tiềm
7
năng to lớn của con người trong tiến trình xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Giáo
dục đại học đóng vai trò tổ chức, tạo lập điều kiện và thúc đẩy mỗi cá nhân tự khai
mở các năng lực riêng biệt trong việc theo đuổi các giá trị sống tốt đẹp của chính
mình, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Sự tự thân
Chúng tôi quan niệm rằng, hoạt động cốt lõi trong giáo dục đại học là sự tự rèn
luyện của mỗi cá nhân. Phương châm giáo dục của chúng tôi là thúc đẩy mọi người
không ngừng tự đào tạo, tự hoàn thiện và tự khẳng định mình.
Tính hữu ích: Chúng tôi xác định rằng, sự tích lũy tri thức và sáng tạo từ giáo dục
đại học phải có giá trị thực tiễn và phục vụ cho tiến bộ xã hội. Chúng tôi đề cao tính
hữu dụng và đạo đức trong nghiên cứu, đào tạo và hợp tác phát triển của mình
Sứ mệnh và viễn cảnh của Trường Đại học Kinh tế
Viễn cảnh
Khát vọng của chúng tôi là trở thành đại học nghiên cứu hàng đầu Việt Nam, đóng
góp tích cực vào sự thịnh vượng của cộng đồng ASEAN và tri thức nhân loại.
Sứ mệnh
Là một trường đại học định hướng nghiên cứu, chúng tôi tạo dựng môi trường học
thuật tiên tiến nhằm thúc đẩy khám phá, ứng dụng, chuyển giao tri thức khoa học
kinh tế và quản lý; đảm bảo nền tảng thành công và năng lực học tập suốt đời cho
người học; nuôi dưỡng và phát triển tài năng; giải quyết các thách thức kinh tế - xã
hội phục vụ sự phát triển thịnh vượng của cộng đồng.
Hệ thống giá trị
Chính trực - Sáng tạo - Hợp tác - Cảm thông - Tôn trọng cá nhân
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Căn cứ pháp lý để xây dựng chương trình đào tạo
Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm
2018;
Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ
Phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam;
Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định
và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học;
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý trang bị cho người học một
cách có hệ thống các kiến thức nền tảng về kinh doanh - quản trị, kế toán - tài chính
và hệ thống thông tin (HTTT). Chương trình đào tạo đặc biệt chú trọng đến kiến
thức chuyên sâu về Hệ thống thông tin quản lý, kiến thức tổ chức và quản trị hệ
thống thông tin, kiến thức về công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông. Chương
trình cũng đào tạo kỹ năng sử dụng các công cụ, kỹ thuật, phương pháp tiếp cận và
triết lý cần thiết cho việc tổ chức, thiết kế, tích hợp và ứng dụng thành công CNTT
và truyền thông hiện đại, đáp ứng được tiến trình quản lý và kinh doanh thông minh
của các tổ chức và doanh nghiệp.
Cấu trúc chương trình
Khối kiến thức giáo dục đại cương cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng
và những kỹ năng chung cơ bản, là tiền đề cho các học phần của khối ngành, ngành
và chuyên ngành trong khung chương trình đào tạo về sau, đồng thời, cũng là tiền
8
đề cho việc học tập nâng cao trình độ cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học.

Ngày 14 tháng 9 năm 2022


HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)

Soạn thảo mẫu văn bản sau:

THUẬT TOÁN NAIVE BAYES CLASSIFIER


Xét bài toán classification với C classes (1, 2, …, C). Giả sử có một điểm dữ liệu x
∈ ℝd. Tính xác suất để điểm dữ liệu này rơi vào class c. Nói cách khác, hãy tính
p(y=c|x), hoặc viết gọn thành p(c|x). Tức là tính xác suất để đầu ra là class c biết
rằng đầu vào là vector x.
Các phân phối thường dùng cho p(xi|c)
Gaussian Naive Bayes
Mô hình này được sử dụng chủ yếu trong loại dữ liệu mà các thành phần là các biến
liên tục. Với mỗi chiều dữ liệu i và một class c, xi tuân theo một phân phối chuẩn có
kỳ vọng μci và phương sai "σ" _ci^2:
p(x_i│c)=p(x_i│μ_ci,σ_ci^2 )=1/√(2πσ_ci^2 ) exp(-〖 (x_i-μ_ci)〗^2/(2σ_ci^2 ))
Bernoulli Naive Bayes
Mô hình này được áp dụng cho các loại dữ liệu mà mỗi thành phần là một giá trị
binary - bẳng 0 hoặc 1. Ví dụ: cũng với loại văn bản nhưng thay vì đếm tổng số lần
xuất hiện của 1 từ trong văn bản, ta chỉ cần quan tâm từ đó có xuất hiện hay không.
Khi đó, p(xi|c) được tính bằng:
p(x_i│c)=〖p(i|c)〗^(x_i ) 〖(1-p(i|c)〗^(1-x_i )

Soạn thảo mẫu văn bản sau với tài liệu trích dẫn tự động

Bệnh viêm gan siêu vi


Theo tổ chức Y tế thế giới, viêm gan siêu vi (hepatitis) là tình trạng viêm gan có thể
ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây ra tử vong. Đây là một bệnh truyền nhiễm do
các virus gây ra. Viêm gan siêu vi có năm loại chính là loại A (HAV), B (HBV), C
(HCV), D (HDV) và E (HEV). Đặc biệt, loại B và C dẫn đến bệnh mãn tính về gan
trên hàng trăm triệu người. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh xơ
gan, ung thư gan và tử vong liên quan đến virus. Một nghiên cứu của tổ chức Y tế
thế giới cũng chỉ ra rằng, ước tính có khoảng 325 triệu người trên thế giới bị bệnh
viêm gan B và/hoặc C [1].
Bệnh ung thư gan
Ung thư là căn bệnh mà tế bào trong cơ thể phát triển ngoài tầm kiểm soát. Khi
bệnh xảy ra ở gan thì được gọi là ung thư gan. Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể
con người, có chức năng lưu trữ các chất dinh dưỡng, lọc máu, đào thải các độc tố,
sản xuất ra mật giúp tiêu hóa thức ăn [2]. Khi gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến
khả năng lọc máu, thải độc, gây tích tụ độc tố, giảm sức đề kháng của cơ thể. Từ đó,
dẫn đến ảnh hưởng các hoạt động bình thường của cơ thể, thậm chí là nguy cơ ảnh
hưởng đến tính mạng [3].

TÀI LIỆU THAM KHẢO


9
[1] WHO, "Hepatitis," [Online]. Available:
https://www.who.int/health-topics/hepatitis#tab=tab_1. [Accessed 30 10 2020].
[2] CDC, "Liver Cancer," [Online]. Available:
https://www.cdc.gov/cancer/liver/index.htm.. [Accessed 30 10 2020].
[3] P. D. Van, "Liver cancer prediction in a viral hepatitis cohort: A deep learning
approach," International Journal of Cancer, vol. 147, no. 10, pp. 2871-2878, 2020.

Soạn thảo và trộn thư theo mẫu sau

Danh sách sinh viên nhận bằng tốt nghiệp


STT Họ tên Số ghế ngồi Lớp
1 Nguyễn Văn Thuận 301 47K14
2 Cao Văn Hải 302 47K28.1
3 Trần Thị Thắm 303 47K21.1
4 Đỗ Văn Tuấn 304 47K13.1
5 Cao Minh Tuyền 305 47K25.2
6 Võ Đăng Vinh 306 47K06.3
7 Phan Văn Hậu 307 47K06.5
8 Trần Hải Triều 308 47K01.2
9 Trương Hồng Thiện 309 47K30

STT Họ tên Số ghế ngồi Lớp


1 Nguyễn Văn Thuận 301 47K14
2 Cao Văn Hải 302 47K28.1
3 Trần Thị Thắm 303 47K21.1
4 Đỗ Văn Tuấn 304 47K13.1
5 Cao Minh Tuyền 305 47K25.2
6 Võ Đăng Vinh 306 47K06.3
7 Phan Văn Hậu 307 47K06.5
8 Trần Hải Triều 308 47K01.2
9 Trương Hồng Thiện 309 47K30

Trộn thư như sau để tạo nhãn như sau


Mỗi tờ A4, khổ giấy nằm ngang có thể in được đúng 9 nhãn như sau

10

You might also like