Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG


KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Đề tài: TÌM HIỂU, PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ TRÊN


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : TRẦN THỊ THU PHƯƠNG


Lớp : K23TCB-BN
Mã học phần : FIN13A

Bắc Ninh, ngày 20 tháng 09 năm 2022


2

MỤC LỤC
1. Giới thiệu tóm tắt về Công ty Chứng khoán
TCBS..........................................................4

1.1: Lịch sử phát triển của


TCBS..........................................................................................4

1.2: Nghiệp vụ của


TCBS.......................................................................................................4

1.3: Mở tài khoản giao dịch tại Công ty Chứng khoán


TCBS............................................4

1.4: Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2021 đến
nay.......................5

1.5: Triển vọng thị trường chứng khoán năm


2022.............................................................6

2. Lựa chọn mã chứng khoán và phân tích thị trường chứng


khoán.................................8

2.1. Các phương thức phát hành chứng khoán của HBC có thể lựa chọn........................8

2.1.1. Tự phát
hành...................................................................................................................8

2.1.2. Bảo lãnh phát


hành.........................................................................................................8

2.1.3. Đấu
thầu.........................................................................................................................8

2.2. Tình hình tập


đoàn..........................................................................................................8

3. Các cổ phiếu lựa chọn đầu tư............................................................................................9


3

3.1: HBC (Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa


Bình) .............................................9

3.1.1: Lý
do...............................................................................................................................9

3.1.2: Phân tích cơ


bản...........................................................................................................10

3.1.3: Phân tích kỹ thuật cổ phiếu


HBC..................................................................................11

4. Báo cáo biến động danh mục đầu


tư...............................................................................12

4.1: Mã chứng khoán HBC – CTCP Tập đoàn xây dựng Hòa
Bình...............................15

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Họ và tên Mã sinh viên Lớp


TRẦN MINH ANH 23A4011012 K23TCB-BN

KIỀU THỊ NHƯ QUỲNH 23A4010995 K23TCB-BN

PHẠM LAN ANH 23A4010983 K23TCB-BN

NÔNG THỊ QUỲNH TRANG 23A4010993 K23TCB-BN

DƯƠNG THỊ THU GIANG 23A4011131 K23TCB-BN

CAO VIỆT NGA 21A4011262 K21NHB-BN


4

TÌM HIỂU, PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ TRÊN


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1. Giới thiệu tóm tắt về Công ty Chứng khoán TCBS

1.1: Lịch sử phát triển của TCBS

Thành lập từ năm 2008, TCBS đã từng bước gặt hái thành công, hoàn thành được chiến
lược mục tiêu “Số 1 tại Việt Nam, 100.000 khách hàng trung lưu, 100 triệu đô la lợi nhuận
và 1 tỷ đô vốn hóa”, xuất sắc đạt được nhiều giải thưởng.

1.2: Nghiệp vụ của TCBS

Ứng trước tiền bán: Giúp khách ứng một phần hay toàn bộ số tiền đã bán chứng
khoán trước thời hạn thanh toán để dùng vào bất kỳ mục đích nào.
5

Môi giới chứng khoán: Đầu tư công nghệ giúp đơn giản hóa thủ tục cung chi phí thấp
nhất thị trường.

Giao dịch ký quỹ: Là đòn bẩy giúp cho khách hàng có thể gia tăng sức mua bằng việc
cầm cố cổ phiếu trong danh mục ký quỹ.

Tư vấn tài chính doanh nghiệp: Tư vấn về thị trường vốn, thị trường nợ, mua bán –
sáp nhập và tài chính doanh nghiệp.

1.3: Mở tài khoản giao dịch tại Công ty Chứng khoán TCBS

*Cách 1: Quý khách mang theo CMND/CCCD còn hiệu lực đến chi nhánh
Techcombank hoặc trụ sở TCBS để hỗ trợ mở tài khoản trực tiếp.
*Cách 2: Mở tài khoản trực tiếp qua F@st mobile trong trường hợp Quý khách đã có
tài khoản ngân hàng Techcombank, chi tiết tham khảo tại đây.

Bước 1: Truy cập App store/ CH play, tải app Techcombank Mobile.

Bước 2: Chuẩn bị chứng minh thư bản gốc.

Bước 3: Thực hiện theo hướng dẫn của ứng dụng.

*Cách 3: Mở tài khoản trực tuyến trên https://tcinvest.tcbs.com.vn/ trong trường hợp
Quý khách chưa có tài khoản ngân hàng Techcombank, chi tiết tham khảo tại đây.

Bước 1: Truy cập tcinvest.tcbs.com.vn sau đó chọn mở tài khoản và điền đầy đủ thông
tin theo hướng dẫn.

Bước 2: Cung cấp CMND/CCCD.

Bước 3: Xác thực Khách hàng trực tuyến.

Bước 4: Ký hợp đồng điện tử.

1.4: Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2021 đến nay:

Thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng trở nên đầy biến động trong giai đoạn
đại dịch Covid-19. Cụ thể, tháng 01/2021, khi dịch có chiều hướng dần ổn định, có thể kiểm
soát được là thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam đang diễn biến tiêu cực, đồng thời
6

cũng là phiên giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ
thể, dừng phiên sáng ngày 28/01/2021, VN-Index giảm 40,42 điểm (3,47%) còn 1.125,63
điểm, HNX-Index giảm 5,94 điểm (2,56%) xuống 225,90 điểm, UPCoM-Index giảm 1,64
điểm (2,12%) còn 75,77 điểm2. Sang tháng 3/2021, thị trường chứng khoán phái sinh giảm
mạnh so với tháng trước, nhưng tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng
3/2021 tiếp tục tăng so với tháng 2/2021. Tuy nhiên, ngay khi bước vào tháng 4/2021, nhờ
vào các chính sách kiểm soát dịch tốt hơn nên số đông người dân đều thử đầu tư vào thị
trường chứng khoán. Đồng thời, cũng một phần nhờ vào các chính sách hỗ trợ kịp thời của
Nhà nước đã giúp cho thị trường chứng khoán có những bước khởi sắc. Dẫn chứng là vào
gần cuối tháng 4/2021 đã xảy ra một phiên tăng điểm mạnh nhất từ tính từ đầu năm 2001.
Cụ thể, vào ngày 20/4/2021, chỉ số VN-Index thiết lập đỉnh lịch sử sau 20 năm ở mức
1.268,28 điểm với giá trị giao dịch trong ngày cao đạt 22.464 tỷ đồng 3, đánh dấu một bước
ngoặt mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Kể từ đầu tháng 4/2021 đến nay, thị
trường chứng khoán luôn có những phiên tăng điểm tích cực.

Với tình hình thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng như hiện nay, cùng với mặt
bằng lãi suất thấp đã khiến thị trường chứng khoán trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hơn so
với tiền gửi, tạo ra sự thu hút đầu tư mạnh mẽ, nhiều nhà đầu tư trong đó có nhà đầu tư
nước ngoài, các cá nhân, doanh nghiệp đã đầu tư vào thị trường chứng khoán. Theo thống
kê, trong nửa đầu năm 2021, số tài khoản đăng ký mở mới đã đạt kỷ lục từ trước tới nay. Có
thể thấy rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia có thị trường chứng khoán có sức
chống chịu và phục hồi tốt trước đại dịch Covid-19.

1.5: Triển vọng thị trường chứng khoán năm 2022

-Năm 2022 được đánh giá tiếp tục là một năm khó khăn của nền kinh tế thế giới và Việt
Nam, do vậy, TTCK trong nước có khả năng đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp, tăng
giảm mạnh đan xen, xuất phát từ nhiều yếu tố, cả từ trong và ngoài nước.

-Trong nước, tình hình dịch COVID-19 vẫn ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp,
quá trình hồi phục của nền kinh tế và tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường. Việc tăng giá
nguyên vật liệu trên thế giới do tắc nghẽn chuỗi cung ứng, sản lượng sản xuất không đáp
7

ứng kịp nhu cầu gia tăng khi các nền kinh tế hồi phục cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí
sản xuất và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Mức dư nợ giao dịch ký quỹ toàn thị trường
tăng nhanh trong thời gian qua, cùng với việc nhà đầu tư cá nhân tăng tỷ trọng trên TTCK
Việt Nam cũng tiềm ẩn rủi ro cho thị trường khi tính ổn định của dòng vốn chưa cao. Việc
phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư cá nhân, dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông khiến thị
trường dễ có những biến động mạnh khi xuất hiện những thông tin bất lợi, đòi hỏi phải tăng
cường công tác giám sát đối với các hoạt động trên TTCK.

-Dòng tiền sẽ có xu hướng dịch chuyển nhiều hơn vào hoạt động sản xuất – kinh doanh,
dòng tiền vào TTCK do vậy có thể bị ảnh hưởng, khi đó khó có thể đạt mức tăng trưởng ấn
tượng như năm 2021 nhưng sẽ bước vào giai đoạn ổn định và bền vững hơn.

-Trước khả năng dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức, tình trạng đứt gãy chuỗi
cung ứng kéo dài, khả năng Chính phủ các nước cắt giảm các biện pháp kích thích kinh tế
trước áp lực lạm phát, kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2022
ở mức 4,4% so với 5,9% của năm 2022. Tăng trưởng thương mại thế giới do vậy cũng được
dự báo giảm so với năm 2021 (6% so với 9,3%). Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng xuất
khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

-Ngoài ra, cạnh tranh chiến lược giữa các nước, đặc biệt là tình hình căng thẳng chính trị
giữa Nga và Ukraine đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Giá cả lương thực,
năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt tăng cao trước bối cảnh nguồn cung bị ảnh hưởng
do xung đột chính trị đang làm gia tăng áp lực lạm phát lên các nền kinh tế. Lạm phát của
khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng lên mức kỷ lục 5,8% trong tháng 2/2022, trong
khi đó lạm phát tại Mỹ cũng tăng lên mức cao nhất trong vòng 40 năm qua.

-Nhiều ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới như FED, Ngân hàng Trung ương Anh
đã tiến hành các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khoá thông qua việc giảm dần các
gói kích thích kinh tế và nâng lãi suất. Đầu tháng 3 vừa qua, Chủ tịch FED cho biết sẽ đề
xuất điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản 0,25% vào cuối tháng này. Động thái này có thể sẽ tạo
ra làn sóng thắt chặt chính sách trên thế giới trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi
cùng với áp lực lạm phát tăng cao. Mặt bằng lãi suất tăng có thể sẽ là lực cản chính đối với
8

TTCK đang được đánh giá hấp dẫn trong môi trường lãi suất thấp. Bên cạnh đó, việc điều
chỉnh tăng lãi suất tại các thị trường lớn như Mỹ, Anh có thể sẽ khiến dòng vốn dịch chuyển
từ các thị trường mới nổi trở lại các thị trường phát triển. Ngoài ra, bất ổn kinh tế - chính trị
trên thế giới cũng ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường, có thể dẫn đến các
phiên điều chỉnh trên TTCK.

-Tuy nhiên, TTCK Việt Nam trong năm 2022 vẫn tăng trưởng do nhiều yếu tố tích cực
tiếp tục được duy trì. Mặt bằng lãi suất có khả năng tiếp tục được giữ ổn định ở mức thấp.
Do vậy, dòng tiền nhiều khả năng vẫn tiếp tục được thu hút vào TTCK. Dịch bệnh được
kiểm soát, các hoạt động kinh tế được khôi phục, tiêu dùng nội địa phục hồi, hoạt động du
lịch quốc tế dần được mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy triển vọng phục hồi tích cực của doanh
nghiệp và nền kinh tế. Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới liên tục gia tăng trong thời
gian qua và hiện mới chiếm khoảng 4,7% dân số cũng cho thấy TTCK Việt Nam vẫn còn
nhiều tiềm năng thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong nướcKhi tập đoàn phát hành
thêm cổ phiếu, cổ đông mua vào từ đấy sẽ tăng vốn điều lệ

2. Lựa chọn mã chứng khoán và phân tích thị trường chứng khoán

2.1. Các phương thức phát hành chứng khoán của HBC có thể lựa chọn

2.1.1. Tự phát hành

Tự phát hành được hiểu là tổ chức phát hanh đảm nhận tất cả các khâu.Phương thức này
được áp dụng phổ biến trong trường hợp vốn huy động không lớn, số lượng nhà đầu tư mua
chứng khoán ít, thời gian cần vốn nhanh

2.1.2. Bảo lãnh phát hành

Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán
chứng khoán, phân phối chứng khoán.

2.1.3. Đấu thầu

Đấu thầu là sự cạnh tranh giữa người mua với nhau, nhờ đó khả năng huy động vốn của tổ
chức phát hành sẽ lớn hơn, giá cả được xác định khách quan.
9

2.2. Tình hình tập đoàn

Năm 2021 là năm đầy biến động với các ngành nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Tuy
giá nguyên vật liệu tăng cao gây nên việc biên lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bị bào
mòn, nhưng nhờ có sự biến động lớn của thị trường bất động sản mà ngành xây dựng đã và
đang phục hồi một cách mạnh mẽ. Và cũng nhờ vậy, đối với các nhóm ngành xây dựng thì
năm 2022 sẽ là một khởi đầu mới dù vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập.
Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình là một ví dụ điển hình trong trường hợp này,
vinh dự được xếp trong Top 10 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Lợi nhuận sau
thuế vào năm 2022 của Hòa Bình đạt 350 tỉ đồng sau thuế, so với năm 2021 đã tăng 261%.
Cùng với lợi nhuận đạt 350 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm, HBC mới hoàn thành được 17,4%
kế hoạch lợi nhuận đã đặt ra cho năm 2022.
Cho đến 30/6, dư nợ tài chính của doanh nghiệp đã tăng 28% so với đầu năm, từ 1.436 tỷ
đồng lên 6.553 tỷ đồng, phần lớn đến từ nợ vay ngân hàng. Các khoản phải thu của Hòa
Bình tăng từ 512,3 tỷ đồng lên đến gần 976,6 tỷ đồng. Điều này dẫn đến dòng tiền hoạt
động kinh doanh bị âm tới 1.365 tỷ đồng. 14.431 tỷ đồng là con số tổng nợ vay của doanh
nghiệp trong 6 tháng đầu năm.

3. Các cổ phiếu lựa chọn đầu tư

3.1: HBC (Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình)

3.1.1: Lý do:

- Theo Đại diện Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), Chủ tịch Nguyễn Quốc
Hiệp cho rằng, thị trường bất động sản “nóng” trở lại chắc chắn sẽ kéo theo sự hồi phục
mạnh mẽ từ các nhóm ngành cung ứng như vật liệu xây dựng, xây lắp thi công, đồng thời
góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo động lực cho các doanh
nghiệp phát triển. Để đáp ứng nguồn cung ra thị trường, các doanh nghiệp xây dựng và phát
triển bất động sản đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ và triển khai nhiều dự án, công trình; nhất
là loạt dự án có lợi thế sử dụng nguồn vốn đầu tư công.
10

- Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) là doanh nghiệp đầu ngành xây
dựng và có 4 hoạt động kinh doanh chính: hoạt động thi công xây dựng; hoạt động kinh
doanh bất động sản; hoạt động kinh doanh hàng hóa (vật liệu xây dựng, trang trí nội thất);
hoạt động kinh doanh hạ tầng (cho thuê đất, nhà xưởng, dịch vụ cung cấp cho khu công
nghiệp). Và trong 4 hoạt động này, hoạt động thi công xây dựng vẫn chiếm 90% tổng doanh
thu của HBC.

*Số lượng cổ phiếu và lý do phát hành

Mới đây vào chiều ngày 24/8, Tập đoàn Hòa Bình đã tổ chức họp đại hội cổ đông nhằm
thông qua phương án về mục tiêu doanh thu và đồng thời phát hành 5 triệu cổ phiếu với giá
32.500 đồng/CP. Đặc biệt cổ phiếu này hướng tới đối tác Sanei Archritecture Planning Co.,
Ltd đến từ Nhật Bản. Thời gian phát hành sẽ được thực hiện trong quý III/IV năm 2022.
Trong 4 năm trở lại đây kết quả kinh doanh của Hòa Bình không mấy được cải thiện. Đó
là ảnh hưởng rất lớn do trải qua khó khăn trong thời điểm đại dịch Cov19. Không vì thế mà
HBC không tạo ra được lợi nhuận mà ngược lại, Hòa Bình còn vươn lên là một trong những
doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành xây dựng. Số liệu trên bản báo cáo tài chính thể hiện rất
rõ điều này nhưng điều đó là chưa đủ. HBC cần đem lại nhiều lợi nhuận hơn nữa để đáp
ứng chỉ tiêu cũng như đưa doanh nghiệp bước tới tầm cao hơn. Do vậy việc phát hành 5
triệu cổ phiếu là điều rất cần thiết. Mục đích phát hành lần này hướng tới việc tăng quy mô
vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo Công ty quyết định sử
dụng số tiền huy động này để thanh toán chi phí, mua nguyên vật liệu phục vụ hoạt động
xây dựng thi công vào tháng 10 năm nay.

3.1.2: Phân tích cơ bản:

Ngày 13/9/2022

Giá thị trường: 19.100 VNĐ/cp

Giá mục tiêu: 38.000 VNĐ/cp

Thông tin cổ phiếu


11

Khối lượng cổ phiếu lưu hành 262.841.770

Vốn hóa (tỷ VNĐ) 5.020,28

P/E (VNĐ/cp) 52,81

P/B (VNĐ/cp) 1,34

Chỉ tiêu kế hoạch các năm

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Năm 2019

Doanh thu thuần 11.354.000 11.227.000 18.647.000

Lợi nhuận sau thuế 91.000 70.000 407.000

3.1.3: Phân tích kỹ thuật cổ phiếu HBC:

Ngày: 13/9/2022

Giá thị trường: 19.700 VNĐ/cp

Tin cổ phiếu:

KLCP lưu hành 262,841,770

Vốn hóa (tỷ VNĐ) 5,059

P/E (VNĐ/cp) 52,5

P/B (VNĐ/cp) 1,3


12

Chỉ tiêu kế hoạch các năm (triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Năm 2019

Doanh thu thuần 11,354,000 11,227,000 18,647,000

Lợi nhuận sau thuế 91,000 70,000 407,000

Phân tích kĩ thuật:

Thời gian trước ta có thấy 1 dòng tiền lớn tham gia vào thị trường quanh mức giá 26,5-
28k. Sau khi có 2 lần test cầu thành công, giá đã xây dựng 1 nền giá mới quanh 30.

- Tại đường Bollinger xuất hiện hiện tượng thắt nút cổ chai báo hiệu đợt biến biến động
lớn sắp xảy ra. Tiếp theo sau đó giá chạm vào lower band cho thấy tín hiệu mua vào.
- Tại chỉ báo RSI, vùng RSI dưới 40. RSI nằm trong ngưỡng 80 – 20 vậy nên không đưa ra
khuyến nghị đầu tư.

4. Báo cáo biến động danh mục đầu tư

Ngày 1 (19/08/2022):
13

Thống nhất số lượng thành viên nhóm gồm: 6 thành viên.

Ngày 2 (20/08/2022):

Cả nhóm họp bàn, thống nhất phân công nhiệm vụ của từng thành viên.

Ngày 3 (21/08/2022):

Cả nhóm quyết định dành thời gian nghiên cứu kiến thức về giao dịch chứng khoán,
học cách xem bảng giá và các đánh giá thị trường.

Ngày 4 (22/08/2022):

Cả nhóm thảo luận và đưa ra quyết định chọn sàn giao dịch: Sở giao dịch chứng khoán
Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE).

Cách tạo tài khoản:

Ngày 5 (21/08/2022): Cả nhóm đánh giá về tình hình chứng khoán Việt Nam tại
thời điểm hiện tại.

Dù chịu tác động từ đại dịch Covid-19 nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam năm
2021 đã có sự tăng trưởng ngoạn mục, thể hiện rõ vai trò là kênh huy động vốn quan
trọng cho Chính phủ, doanh nghiệp cũng như là kênh đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu
tư.
14

Những thành tựu của thị trường chứng khoán năm 2021

Tăng trưởng kinh tế nước ta được dự báo sẽ phục hồi ở mức 6,5% năm 2022 và đạt
6,7% năm 2023, dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt 5,3% năm 2022, sau đó sẽ ổn
định trở lại quanh mức 6,5%.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng tiến trình phục hồi kinh tế tại Việt Nam sẽ mạnh
lên từ việc thực thi “Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế xã hội”. GDP Việt Nam
sẽ tăng trưởng ở mức 6% trong năm 2022 và 7,2% trong năm 2023.

Quyết định sau khi nghiên cứu tình hình thị trường: Tập trung lâu dài với những mã cổ
phiếu có chất lượng tốt và không chạy theo cổ phiếu xu hướng.

Ngày 6 (22/08/22):

Nhóm thảo luận và tìm hiểu về các mã cổ phiếu đáng đầu tư theo nhận định quan điểm
cá nhân của mỗi người. Với số vốn ảo 100 triệu, mỗi thành viên sẽ lựa chọn một mã
chứng khoán để đầu tư.

Ngày 7 (12/09/2022):

Các thành viên họp bàn trực tuyến, đưa ra nguyên nhân, nhận định xu hướng mã cổ
phiếu định đầu tư. Tóm lược lại buổi họp trực tuyến ngày 13/09/2022:

1. Thành viên Trần Minh Anh: mã chứng khoán HPG - CTCP Tập đoàn Hòa Phát

2. Thành viên Phạm Lan Anh: mã chứng khoán HBC - CTCP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình
15

3. Thành viên Nông Thị Quỳnh Trang: mã chứng khoán VHM - CTCP Vinhomes

4. Thành viên Kiều Thị Như Quỳnh: mã chứng khoán KHG – tập đoàn Khải Hoàn Land

5. Thành viên Dương Thị Thu Giang: mã chứng khoán FPT - CTCP FPT

6. Thành viên Cao Việt Nga: mã chứng khoán HPG - CTCP Tập đoàn Hòa Phát

Ngày 8 (13/09/22):

Cả nhóm quyết định đặt lệnh mua 2 trong 6 mã cổ phiếu trên, là mã HBC và KHG vào
phiên giao dịch ngày 14/02/2022.

4.1: Mã chứng khoán HBC – CTCP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình

 Tình hình CTCP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình:

Tập đoàn xây dựng Hòa Bình là một trong những nhà thầu xây dựng lớn nhất Việt
Nam, Hòa Bình đã có những đóng góp to lớn cho thị trường xây dựng nước nhà về số
lượng công trình thi công, chất lượng ngành xây dựng với trình độ chuyên môn kỹ thuật
cao.

Năm 2021, Hòa Bình ghi nhận doanh thu thuần đạt 11.355 tỷ đồng, lãi ròng đạt 92,3
tỷ đồng, tăng 10,3%. Tập đoàn đã thông qua kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu
đạt 13.500 tỷ đồng và chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 235 tỷ đồng.

HBC đã đặt kế hoạch trong năm 2022 với tổng doanh thu 17.500 tỷ đồng. Trong đó,
lợi nhuận sau thuế là 350 tỷ đồng, lần lượt tăng 54,1% và 261% so với năm 2021.

 Đánh giá cổ phiếu HBC:

Trong 9 tháng năm 2021, tổng giá trị trúng thầu của HBC đạt 16,054 tỷ đồng, vượt
15% kế hoạch cả năm.
16

Ngành xây dựng dự kiến được hưởng lợi khi thị trường bất động sản trở nên sôi động.

Với VHM, HBC đảm nhận vai trò tổng thầu một số phân khu tại 3 đại dự án:
Vinhomes Ocean Park, Smart City, Grand Park.

 Quyết định đầu tư:

HBC là một trong những mã cổ phiếu tiềm năng trong các loại cổ phiếu thuộc ngành
xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng,.. Nhìn vào mức ổn định của HBC cùng những dự kiến
HBC sẽ có nhiều gói thầu hơn trong tương lai, cả nhóm quyết định đầu tư dài hạn vào mã
HBC.

You might also like