BH XÂY DỰNG LẮP ĐẶT + BÀI TẬP

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

Chương V: Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt (6

câu)

Câu 1: Giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng là gì?

GIÁ TRỊ BẢO HIỂM

Công 🡪Có thể được xác định theo 3 phương pháp:


trình xây + Giá trị khôi phục lại toàn bộ công trình trong trường hợp có tổn thất
dựng Chú ý: Dự toán mức tăng các CP về NVL
Tiền lương CN do sự biến động của giá cả.
Những thay đổi trên đây sẽ tác động vào giá cả công trình
🡪Khó tính toán chính xác giá trị khôi phục lại công trình
+ Giá trị bằng hoặc nhỏ hơn tổn thất lớn nhất có thể xảy ra
🡪Khó tính toán, giải quyết bồi thường khi có sự cố
+Giá trị dự toán của công trình theo hợp đồng XD 🡪 thường được áp
dụng
+ Khi ký kết HĐBH, ước tính giá trị XD của công trình theo HĐXD 🡪
xác định I
+ Khi kết thúc công trình, V sẽ được điều chỉnh theo giá trị thực tế 🡪
điều chỉnh I cho phù hợp
+ Trong quá trình thi công XD, có thể điều chỉnh V ngay mà không cần
phải chờ đến khi công trình hoàn thành

Trang Xác định giá trị này rất phức tạp.


thiết bị 🡪Dự tính GT tại thời điểm tập trung cao nhất trong quá trình XD.
XD 🡪Có thể xác định GT của trang thiết bị theo
từng giai đoạn của công việc hay BH toàn bộ GT của trang thiết bị cần
dùng cho cả công
trình.

Máy móc 🡪Là GT thay thế tương đương của máy móc đó được mua mới tại
xây dựng thời điểm thay cho máy bị tổn thất
- Tổn thất bộ phận của máy móc 🡪 Bồi thường tiền sửa chữa/thay thế các
bộ phận bị hư hại và không khấu trừ khoản khấu hao của các bộ phận đó.
- Người BH có quyền không nhận BH đối với
mm có GTSD < 30%

Chi phí - Người BH căn cứ vào tổn thất dự kiến để xác định CP dọn dẹp. Vì vậy
xây dựng cần tính tới khả năng phải di chuyển nhiều nhất trong trường hợp xảy ra
(5-10%A) những tổn thất lớn.
- Cụ thể như dự kiến chi phí cần thiết để dọn dẹp phế thải XD, đất đá,
mảnh vỡ, hay
chi phí bơm nước vét bùn…

Tài sản Thực tế để giảm bớt phí BH, người được BH nên xem xét và yêu cầu BH
trên và những TS nào có khả năng dễ bị tổn thất trong khi tiến hành thi công
xung công trình
quanh
công trình

CHP: Phí BH xây dựng gồm những phần nào


Phí toàn bộ của HĐBH = phí tiêu chuẩn + phụ phí mở rộng tiêu chuẩn + phụ phí
mở rộng ngoài tiêu chuẩn + các chi phí khác + thuế
1. Phí tiêu chuẩn:
là mức phí BH cho các rủi ro tiêu chuẩn được bảo hiểm theo đơn BH tiêu chuẩn (Đơn
bảo hiểm mọi rủi ro cho nhà thầu – Contractor’s all Risks – CAR).
Các rủi ro tiêu chuẩn bao gồm:
- Các rủi ro thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, lũ lụt, đất đá sụt lở, sét
đánh…
- Các rủi ro khác như: cháy nổ, đâm va, trộm cắp, tay nghề kém, thiếu kinh
nghiệm…
Phí bảo hiểm tiêu chuẩn = phí cơ bản + phụ phí tiêu chuẩn
Phí cơ bản: là mức phí tối thiểu đối với 1 công trình, tính trên cơ sở phần nghìn (‰)
của V cho công trình và cho các công việc:
- Lưu kho nguyên vật liệu tại công trường (< 3 tháng kể từ khi dỡ xuống chân
công trình tới khi khởi công công trình)
- XD hoặc lắp đặt công trình
- Chạy thử nếu có cả hạng mục lắp đặt và nằm trong khoảng thời gian XD.
Phụ phí tiêu chuẩn: là phần phụ phí tính cho rủi ro động đất và lũ lụt (chưa được
tính trong phí cơ bản), được xác định theo tỷ lệ phần nghìn giá trị công trình theo
năm, nếu thời hạn thi công công trình dưới một năm thì tính theo tháng.
- Phụ phí động đất: được tính căn cứ vào độ nhạy cảm của công trình và khu
vực xây dựng công trình. Theo mức độ tăng dần, độ nhạy cảm của công trình
được xếp thành 5 loai: C, D, E, F, G (được quy định trong Quy tắc, Biểu phí
bảo hiểm xây dựng và Quy tắc, Biểu phí bảo hiểm lắp đặt do bộ Tài chính ban
hành ngày 12/04/2004). Mỗi khu vực thi công có cấu tạo địa chất khác nhau
nên khả năng xảy ra động đất khác nhau. Vì vậy để xác định phụ phí rủi ro
động đất chính xác, người bảo hiểm còn phân chia khu vực theo khả năng xảy
ra động đất dựa trên các yếu tố:

+ Tính chất của từng loại công trình

+ Khu vực động đất

Lưu ý: Khi BH rủi ro động đất cần quy định giới hạn bồi thường cao nhất
- Phụ phí cho RR lũ lụt: căn cứ vào tính chất của từng loại công trình, có thể
được điều chỉnh theo thời gian thi công, mực nước biển, sông, hồ cận kề

2. Phụ phí mở rộng tiêu chuẩn:


- được tính để mở rộng bảo hiểm cho các trường hợp sau:

+ CP dọn dẹp sau tổn thất


=> phụ phí = tỷ lệ phí tiêu chuẩn x GT của CP dọn dẹp (thường chiếm 2 - 10%
GT công trình).

+ Tài sản trên và xung quanh công trình thuộc quyền quản lý, sở hữu, kiểm

tra, giám sát của người được BH


=> phụ phí = tỷ lệ phí tiêu chuẩn x GT của tài sản.

+ Trách nhiệm đối với người thứ ba = tỷ lệ phần trăm (%) so với mức phí tiêu

chuẩn.
phụ thuộc hai yếu tố:
● Mức độ nguy hiểm ở khu vực xung quanh công trường
● Giới hạn trách nhiệm cao nhất (không vượt quá giá trị BH của công
trình)

+ Các trang thiết bị phục vụ cho công tác xây dựng -> phụ phí = tỷ lệ tiêu

chuẩn x GT trang thiết bị

+ Các máy móc XD -> phụ phí = tỷ lệ phần nghìn (‰) của GT của các máy

móc và tính cho từng năm


Nếu chỉ yêu cầu BH cho máy móc XD thì đơn BH không chịu trách nhiệm với thiệt hại
do các máy móc
này gây ra đối với người thứ ba.
3. Phụ phí mở rộng ngoài tiêu chuẩn
- Tính cho các RR ngoài tiêu chuẩn, bao gồm:
+ RR chiến tranh, đình công…
+ BH trách nhiệm chéo (là trách nhiệm giữa nhà thầu này với nhà thầu khác)
+ BH rủi ro khi bảo hành
+ BH chi phí làm thêm giờ, làm đêm, làm trong ngày lễ
+ BH cước phí vận chuyển nhanh, cước phí vận chuyển máy bay …
-> Mức phụ phí: do hai bên thỏa thuận
- VD
+ Phụ phí cho BH trách nhiệm chéo được tính bằng 25% mức phí BH trách nhiệm đối với
người thứ 3
+ Phụ phí cho BH giai đoạn bảo hành được tính bằng 10% đến 20% phí BH “tổn thất vật
chất”
+ Phụ phí BH làm thêm giờ tính bằng 10% phụ phí BH của phần “tổn thất vật chất”

Câu 2: Bảo hiểm xây dựng: khái niệm và đối tượng.


Khái niệm:
- Bảo hiểm XD là BH những thiệt hại phát sinh từ một rủi ro bất ngờ hoặc từ
trách nhiệm đối với người thứ ba trong việc XD một công trình có sử dụng bê
tông và xi măng
🡪 Mục đích:
- Bù đắp về tài chính cho chủ đầu tư hay chủ thầu để sửa chữa những thiệt hại
bất ngờ xảy ra khi XD một công trình.
- Đây là thiệt hại cho bản thân công trình, cho các thiết bị, cho các dụng cụ của
công trường hoặc bồi thường thiệt hại gây ra cho người khác.
🡪Người được BH
• Cho đầu tư
• Chủ thầu chính
• Các nhà thầu phụ
• Các kiến trúc sư, kỹ sư, cố vấn chuyên môn
🡪 Có rất nhiều người được BH nên khi ký hợp đồng BH chỉ cần có một người đứng ra
đại diện (chủ đầu tư hay chủ thầu chính)
Đối tượng bảo hiểm:
- Các công trình XD công nghiệp: nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, đơn vị sản
xuất...
- Các công trình lớn về dân sự: đường sá, cầu cống, nhà ga, bến cảng, sân bay, đê
đập, các công trình thoát nước
- Các bất động sản lớn dùng cho thương mại, các công trình công cộng hoặc dân
dụng như nhà ở, trường học, bệnh viện, nhà hát, rạp chiếu phim, các công trình
văn hóa khác
Trong đó, các hạng mục chủ yếu được BH gồm:
+ Công tác thi công XD :
✔ Chuẩn bị mặt bằng
✔ XD các công trình tạm thời để phục vụ cho thi công
✔ Làm móng, đóng cọc, XD các cấu trúc chủ yếu của công trình
✔ Chi phí chạy thử các máy móc thiết bị được lắp đặt
+ Các trang thiết bị XD: các loại công cụ, đồ nghề, lán trại tạm thời, nhà kho, xưởng,
dàn giáo, cốp pha, thùng chứa bê tông, băng tải, cáp điện, mô tơ điện…
+Máy móc XD dùng trong quá trình XD (trừ phương tiện lưu hành trên công lộ vì
thuộc BH xe cơ giới)
Chú ý: Giá trị lắp đặt máy móc, thiết bị 🡪 Nếu < 50% tổng giá trị của cả công trình
XD thì có thể BH theo đơn BH XD. Nếu > 50% 🡪 áp dụng đơn BH lắp đặt riêng
+TS có sẵn và xung quanh khu vực công trường thuộc QSH, trông nom, chăm sóc của
người được BH
+Chi phí dọn dẹp vệ sinh (là chi phí phát sinh do phải di chuyển, dọn dẹp mảnh vụn,
các chất phế thải XD, đất đá do sự cố thuộc trách nhiệm BH gây ra, với mục đích làm
sạch để tiếp tục thi công)
+Trách nhiệm đối với người thứ ba (trừ công nhân, người làm thuê cho chủ đầu tư,
hoặc cho chủ thầu được BH bằng đơn BH tai nạn lao động hoặc BH trách nhiệm của
chủ thầu đối với người làm thuê)

Câu 3: Thời hạn bảo hiểm trong BH xây dựng được quy
định như thế nào?
🡪Được ghi rõ trong HĐBH (to dd/mm/yy from dd/mm/yy)
🡪 Thời hạn BH trong BH xây dựng là thời gian bắt đầu thi công cho đến khi công trình
xây dựng được nghiệm thu (thời gian thi công dự kiến)
+ Thời gian bắt đầu thi công được tính từ khi tiến hành khởi công XD (san nền, đào
đắp…), có thể tính cả thời gian lưu kho NVL trước đó nhưng không quá 3 tháng
+ Kết thúc công trình (khi công trình được bàn giao và đưa vào sử dụng hoặc hoàn tất
lần vận hành đầu tiên có tải nếu có cả phần việc lắp đặt)
🡪Riêng đối với máy móc, thiết bị XD: trách nhiệm của người BH chỉ thực sự:
+ bắt đầu khi tháo dỡ các máy móc thiết bị xuống khu vực công trường
+ kết thúc khi di chuyển khỏi công trường (thường máy móc và thiết bị XD được sử
dụng tại nhiều công trình nên khi kết thúc ở công trình này sẽ được chuyển đi nơi
khác).
• Nếu công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng từng hạng mục: trách nhiệm của
người BH đối với từng hạng mục sẽ kết thúc ngay sau khi bàn giao hạng mục đó
• Nếu công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng từng bộ phận: TN của người BH đối
với từng bộ phận kết thúc ngay sau khi nó được bàn giao đưa vào sử dụng.
Mỗi loại công trình có một thời gian xây dựng tiêu chuẩn.
• Nếu Tthi công thực tế < Tthi công dự kiến : Hiệu lực của hợp đồng BH sẽ kết thúc ngay khi
công trình được bàn giao đưa vào sử dụng.
• Nếu Tthi công thực tế > Tthi công dự kiến 🡪 kết thúc theo Tthi công dự kiến nhưng có thể đóng
thêm I để ra hạn thời hạn BH.
• Nếu người được BH thấy phải kéo dài thời gian thi công 🡪thông báo cho người BH
biết và yêu cầu BH cho thời gian kéo dài.
🡪khi người được BH yêu cầu thì thời hạn BH có thể mở rộng cho cả thời gian bảo
hành

Câu 4: Giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt là gì?
1/ Gía trị thay thế mới của máy móc, thiết bị mới tương đương, phục vụ cho việc
LĐ. Gồm: giá mua gốc, cộng với khoản phí như: phí vận chuyển, thuế hải quan, phí
lưu kho, lưu bãi, chi phí LĐ ...
🡪 Lưu ý :
- Nếu có sự biến động về giá cả, giá trị này có thể được điều chỉnh nhưng phải trước
khi kết thúc thời hạn BH.
- Nếu số tiền BH < giá trị của mm tbị LĐ thì khi có tổn thất xảy ra tổn thất sẽ bồi
thường theo giá thực tế của mm tbị
2/ Giá trị của việc XD Gồm: giá trị của việc XD nhà xưởng để lưu kho, việc XD bệ
máy ...Những việc XD này thường được hoàn tất trước khi LĐ mm tbị
3/ Giá trị chi phí dọn dẹp khi có tổn thất (thường được xác định vào khoảng từ 5%
đến 10% giá trị của tổng số thiệt hại)
4/ Giá trị tài sản trên và xung quanh công trường thuộc QSH, kiểm tra và giám
sát của người ĐBH.

Câu 5: Bảo hiểm lắp đặt: Khái niệm và đối tượng bảo
hiểm.
KN: là BH cho những tổn thất, thiệt hại do một sự cố bất ngờ gây ra hoặc phát sinh từ
trách nhiệm của người chủ công trình trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị cho
một công trình
Người được bảo hiểm:
- chủ đầu tư
- chủ thầu chính, chủ thầu phụ
- kỹ sư, cố vấn chuyên môn
- các bên có liên quan đến công việc lắp đặt
MQH giữa BH xây dựng và BH lắp đặt:

- BH XD và BH lắp đặt là hai loại hình BH kỹ thuật. Từ khi tiến hành khởi công
XD một nhà máy cho tới khi máy móc thiết bị đưa vào sản xuất thì tất cả các
giai đoạn đều gắn với các loại hình BH khác nhau trong BH kỹ thuật.
- BH XD và BH lắp đặt một công trình: đơn BH chung hoặc riêng tùy nội dung,
tính chất của công việc.
Đối tượng bảo hiểm:
Những hạng mục được BH cụ thể như sau:
- Công việc lắp đặt
- Phần việc XD liên quan phục vụ cho công tác lắp đặt
- Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công việc lắp đặt
- Các máy móc phục vụ cho công việc lắp đặt
- TS trên và xung quanh công trường thuộc quyền quản lý, kiểm tra, giám sát của
người được BH.
- Chi phí dọn dẹp vệ sinh
- Trách nhiệm đối với người thứ ba (chỉ trong thời gian XD hay lắp đặt)
Chú ý: BHXD một công trình có thể gồm cả BH lắp đặt, tùy thuộc trị giá phần công
việc XD và LĐ. Nhưng BH XD không BH cho việc chạy thử máy móc còn BH lắp đặt
thì có 🡪BH XD muốn BH cho cả việc chạy thử thì phải dùng điều khoản bổ sung

Câu 6: Thời hạn bảo hiểm trong BH lắp đặt được quy
định như thế nào?
• Là thời gian bắt đầu triển khai công việc lắp đặt cho đến khi hoàn tất và nghiệm thu.
+ TG bắt đầu triển khai việc LĐ: giống BH XD .
- tính từ khi dỡ máy móc thiết bị xuống vị trí lắp đặt
- Có thể tính cả thời gian lưu kho các nguyên vật liệu trước đó nhưng không quá 3
tháng
+ TG kết thúc hiệu lực HĐ BH có thể là :
- Khi máy móc thiết bị đã lắp đặt xong và được bàn giao.
- Hoặc sau khi kết thúc TG chạy thử nhưng không quá 4 tuần.
🡪Chạy thử ở đây có thể là:
- Thử tính năng máy (chạy bộ phận hoặc toàn bộ)
- Chạy thử không tải (cho máy khởi động-chạy bình thường)
- Chạy thử có tải: cho máy chạy trong điều kiện bình thường và có tải tới lúc đạt công
suất thiết kế.
Nếu người ĐBH yêu cầu kéo dài hiệu lực HĐ thì người BH có thể chấp nhận nhưng
phải đóng thêm phí BH với TL cao hơn.
• Lưu ý:
- Trong khi tiến hành LĐ, nếu từng máy móc riêng biệt hay từng phần của thiết bị
được vào sử dụng thì trách nhiệm của người BH cũng kết thúc tại thời điểm đó, đối
với máy móc hay phần thiết bị ấy.
- Riêng máy móc, thiết bị đã qua sử dụng thì trách nhiệm của người BH sẽ chấm dứt
ngay sau khi LĐ xong. BH không nhận BH cho quá trình chạy thử đối với máy móc
thiết bị này.
PHẦN BÀI TẬP (8 bài)
Bài 1:
Tàu (trị giá 1.100.000 USD) chở hàng (trị giá 1.000.000 USD) gặp bão, bị đánh dạt và
mắc cạn làm hư hỏng về hàng là 63.000 USD (do đổ vỡ), hư hỏng về tàu là 50.000
USD. Để làm nổi tàu, thuyền trưởng ra lệnh: vứt hàng trên tàu (trị giá 150.000 USD),
thúc máy tàu làm hỏng nồi hơi (trị giá 45.000 USD), chi phí ném hàng xuống biển:
3.700 USD. Hãy phân bổ tổn thất chung

Bài 2:
Tàu trị giá 120.000 USD chở hàng kính xây dựng trị giá 60.000 USD và hàng nhựa
PVC trị giá 40.000 USD gặp bão lớn thổi tàu trôi dạt và bị mắc cạn. Khi bị mắc cạn,
tàu bị hư hại 10.000 USD, hàng kính bị đổ vỡ 6.000 USD, hàng nhựa PVC bị hư hại
4.000 USD. Để làm nổi tàu, thuyền trưởng ra lệnh ném hàng kính (trị giá 5.000 USD)
cho nhẹ tàu, đồng thời thúc máy tàu chạy hết công suất làm máy tàu hỏng (trị giá
5.000 USD). Hãy phân bổ tổn thất chung nói trên.
Bài 3:
Tàu chở hàng vải trị giá 200.000 USD và hàng bột trị giá 350.000 USD bị va phải đá
ngầm, vỏ tàu thủng,ước tính chi phí sửa chữa là 50.000 USD. Nước biển tràn vào hầm
hàng làm hàng vải hư hại 50.000 USD, bột hư hại 100.000 USD. Để đối phó với tình
hình, thuyền trưởng ra lệnh dùng hàng bột bị tạm thời lỗ thủng (trị giá 50.000 USD),
đồng thời thúc máy tàu hết công suất để tàu nhanh về cảng đích làm hỏng một máy tàu
(trị giá 150.000 USD). Giá trị tàu tại cảng đến (trong trạng thái hỏng) là 1.050.000
USD. Hãy phân bổ tổn thất chung nói trên.
Bài 4:
Tàu trị giá 1.000.000 USD chở hàng trị giá 700.000 USD bị đâm phải đá ngầm, vỏ tàu
thủng, nước biển tràn vào hầm hàng làm hư hại 155.000 USD. Để cứu tàu, thuyền
trưởng ra lệnh vứt 100.000 USD hàng để làm nhẹ tàu và thúc máy tàu nhanh chóng về
cảng lánh nạn để sửa chữa làm hỏng một nồi hơi (trị giá 60.000 USD). Chi phí ra vào
cảng lánh nạn 6.000 USD, chi phí sắp xếp dịch chuyển hàng hóa, nhiên liệu trên tàu
phục vụ công tác sửa chữa tàu là 5.000 USD. Hãy phân bổ tổn thất chung nói trên.
Bài 5:
Tàu trị giá 1.241.500 chở 400 kiện vải trị giá 600.000 USD và hàng điện máy trị giá
1.010.000 USD từ Singapore về Hải Phòng thì bị hỏa hoạn. Một bộ phận của tàu trị
giá 1.500 USD và 100 kiện vải bị cháy. Thuyền trưởng ra lệnh phun nước biển để
chữa cháy làm 200 kiện vải bị ngấm nước, giảm giá trị 40%. Chi phí chữa cháy là
15.000 USD. Hãy phân bổ tổn thất chung nói trên.
Bài 6:
Một lô hàng (5.000 MT) có giá FOB là 300USD/MT, cước phí là 20USD/MT, tỷ lệ
phí bảo hiểm là 1%. Ở cảng đến tình hình tổn thất như sau: 100MT bị rơi trong khi
xếp hàng lên tàu ở cảng đi tổn thất toàn bộ, 200MT bị ngấm nước biển hỏng 50%,
200MT bị mất trộm.
a) Ai là người mua bảo hiểm cho lô hàng? Tính V, I.
b) Chủ hàng được bồi thường bao nhiêu nếu hàng được mua bảo hiểm theo điều kiện
B - ICC1982, V = 100% CIF.
Bài 7:
Lô hàng bột mì (50.000 bao, 50kg/bao) có ghi giá 250 USD/MT FOB Singapore,
Incoterms 2010. Hỏi ai là người mua bảo hiểm cho lô hàng này? Tính V, I biết F = 10
USD/MT, R =2%. Trong quá trình vận chuyển có 2000 bao bị nước cuốn trôi khỏi tàu,
2000 bao bị ngấm nước biển giảm giá trị 40%, 3000 bao bị rơi xuống biển khi dỡ hàng
tại cảng đến bị tổn thất toàn bộ. Xác định số tiền bồi thường mà công ty bảo hiểm phải
trả biết chủ hàng mua điều kiện A – QTC 1990, V = 110% CIF.
Bài 8:
Lô hàng vải (400 kiện, trị giá 400.000 USD) tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm
300.000 USD theo điều kiện B, QTC 1990. Tại cảng đến, biên bản giám định tổn thất
cho biết: 100 kiện vải bị cháy đen, 50 kiện bị ngấm nước biển giảm giá trị 40%, 10
kiện vải bị rách giảm giá trị 20%. Tính số tiền bồi thường mà công ty bảo hiểm phải
trả cho chủ hàng.

You might also like