Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


MÃ HỌC PHẦN : INE3104 4
Học kỳ II năm học 2021-2022
NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH TỪ KHÓA VÀ VIẾT BÀI CHUẨN
SEO THEO CHỦ ĐỀ : PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Giảng viên : TS. Nguyễn Tiến Minh Chữ ký____________

Sinh viên : Nguyễn Mai Anh Chữ ký ____________

Mã sinh viên :18040213 Lớp khóa học: QH-2019


Mục lục

I. PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................3

1.1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TƯ.̉ ................................................................3


1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử..............................4
1.1.2. Tổng quan về thương mại điện tử thế giới....................................................4
1.1.3. Tổng quan thương mại điện tử Việt Nam.....................................................6
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHỦ ĐỀ NỀN KINH TẾ XANH........................................................7

II. PHẦN LÝ THUYẾT.................................................................................................8

2.1. KHÁI NIỆM WEBSITE VÀ VAI TRÒ CỦA WEBSITE ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP............8
2.2. SEO VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN.........................................................................9

III. PHẦN THỰC HÀNH.............................................................................................10

3.1. TÌM KIẾM TỪ KHÓA............................................................................................10


3.2. VIẾT BÀI VIẾT CHUẨN SEO................................................................................15
KHÁI NIỆM.................................................................................................................15
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM...............................................15
NGUYÊN NHÂN..........................................................................................................18
GIẢI PHÁP..................................................................................................................19
3.3. ĐĂNG BÀI VIẾT CHUẨN SEO..............................................................................20
3.4. CHẠY BACKLINK CHO BÀI VIẾT..........................................................................21
3.4. CHẠY BACKLINK CHO BÀI VIẾT..........................................................................22
IV. KẾT LUẬN............................................................................................................22
I. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Tổng quan về thương mại điện tử

Thương mại điện tử (Electronic Commerce ) là quá trình mua, bán, trao đổi hàng hoá,
dịch vụ và thông tin thông qua mạng máy tính, bao gồm cả mạng Internet.

Vai trò của Thương mại điện tử

Sự phát triển và phồn vinh của một nền kinh tế không còn chỉ dựa vào nguồn tài
nguyên thiên nhiên và nguồn lao động, mà ở mức độ lớn được quyết định bởi trình độ
công nghệ thông tin và tri thức sáng tạo. Cùng với xu thế đó, Thương mại điện tử xuất
hiện đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới bởi những ảnh hưởng to lớn của mình.

 Làm thay đổi tính chất của nền kinh tế mỗi quốc gia và nền kinh tế toàn cầu
 Làm cho tính tri thức trong nền kinh tế ngày càng tăng lên và tri thức đã thực
sự trở thành nhân tố và nguồn lực sản xuất quan trọng nhất, là tài sản lớn nhất
của một doanh nghiệp

• Mở ra cơ hội phát huy ưu thế của các nước phát triển sau để họ có thể đuổi kịp, thậm
chí vượt các nước đã đi trước

• Xây dựng lại nền tảng, sức mạnh kinh tế quốc gia và có tiềm năng làm thay đổi cán
cân tiềm lực toàn cầu

• Rút ngắn khoảng cách về trình độ tri thức giữa các nước phát triển với các nước
đang phát triển

• Cách mạng hoá marketing bán lẻ và marketing trực tuyến Giao dịch và hợp tác
trong thương mại điện tử

 - Giao dịch doanh nghiệp – người tiêu dùng B2C


 - Giao dịch doanh nghiệp – doanh nghiệp – người tiêu dùng B2B2C
 - Giao dịch người tiêu dùng – doanh nghiệp C2B
 - Giao dịch thương mại điện tử nội bộ doanh nghiệp (intrabusiness EC)
 - Giao dịch doanh nghiệp – nhân viên B2E
 - Giao dịch người tiêu dùng – người tiêu dùng C2C

 - Giao dịch thương mại hợp tác (C-Commerce)


 - Học trực tuyến (E-learning)
 - Chính phủ điện tử (E-Government)

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử

Lịch sử thương mại điện tử bắt nguồn từ việc phát minh ra khái niệm rất cũ là
"bán và mua", điện, cáp, máy tính, modem và Internet. Thương mại điện tử trở
nên khả thi vào năm 1991 khi Internet được mở ra để sử dụng thương mại. Kể
từ ngày đó, hàng ngàn doanh nghiệp đã cư trú tại các trang web.

Nguồn gốc của thương mại điện tử dựa trên sự phát triển của 2 công nghệ chủ
chốt là trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và chuyển tiền điện tử (EFT); cho phép
các doanh nghiệp gửi các hợp đồng điện tử như đơn đặt hàng hay hóa đơn điện
tử. Ngoài ra việc phát minh ra thẻ tín dụng, máy rút tiền tự động ATM và sự
phát triển trong đời sống hàng ngày của chúng góp phần làm nên thương mại
điện tử.

Năm 1969, Internet ra đời và ban đầu dùng trong chính phủ Mỹ, sau đó đến các
trường đại học, viện nghiên cứu. Nhưng mãi cho đến những năm đầu 1990 -
một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của thương mại điện tử, khi Tim
Berners-Lee phát minh ra World Wide Web thì sau đó thương mại điện tử mới
thực sự phát triển. Hàng loạt công ty kinh doanh bắt đầu thiết lập các dịch vụ
thông qua World Wide Web, phát triển mối liên hệ với “E-Commerce”.

1.1.2. Tổng quan về thương mại điện tử thế giới

Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trên khắp toàn cầu, đặc biệt là tại các
nước đang phát triển nơi bắt nguồn của TMĐT. Thị trường thương mại điện tử
ngày càng được mở rộng nhờ những công nghệ cao và các mô hình kinh doanh
mới; các chuỗi cung ứng truyền thống trở thành những chuỗi cung ứng thông
minh, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế số nói chung cũng như TMĐT nói
riêng.

Theo số liệu chung từ các nguồn Forrester, OECD... thì doanh số thương mại
điện tử trên thế giới đạt khoảng 18 tỷ USD (năm 1997), 31 tỷ USD (năm 1998),
trên 300 tỷ USD (năm 2002) và những con số này ko có dấu hiệu giảm. Các
nghiên cứu cho thấy người tiều dùng toàn cầu đang thay dổi thói quen mua sắm
với việc dành nhiều thời gian và tiền bạc cho hoạt động mua hàng trực tuyến.
Theo thống kê của Bộ Công Thương Việt Nam, năm 2016 có 1.61 tỷ người trên
toàn cầu mua hàng qua mạng Internet; dự kiến doanh thu bán lẻ trực tuyến trên
toàn thế giới sẽ tăng từ 1.900 tỷ USD (2016) lên 4.060 tỷ USD (2020).

Bảng xếp hạng các quốc gia mua sắm trên mạng tại Châu Âu cho biết, người Anh giữ
vị trí dẫn đầu với gần 1.118 euro dành cho mua sắm trực tuyến qua mạng, tiếp theo
sau là người Thụy Sỹ (1.033 euro) và đứng thứ 3 là người Na Uy (920 euro). Tại Đức,
các giao dịch thương mại qua mạng Internet đạt mức kỷ lục cao nhất trong quý 2 năm
2017, đạt 13.97 tỷ euro, tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm 2016 (Báo cáo của
BEVH- Hiệp hội Thương mại và đặt hàng qua thư điện tử). Còn tại Mỹ, Bộ Thương
Mại nước này cho biết doanh thu bán lẻ trực tuyến trong quý 2/2017 của nước này
tăng 4.8% so với quý 1/2017, tăng 111.5 tỷ USD và đóng góp 8.9% tổng doanh thu
bán lẻ.

Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, hoạt động mua sắm bùng nổ tại các khu vực
như Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ... đóng góp 40% tổng
doanh thu thương mại điện tử trên toàn cầu trong quý 1/2017.

• Alibaba - công ty thương mại trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc với sự sở hữu 3
trang thương mại điện tử chính - Taobao, Tmall và Alibaba.com. Alibaba xử lý các
giao dịch thương mại trực tuyến lớn hơn bất kỳ một công ty cùng ngành đạt được.
• Ebay đứng đầu thế giới trong lĩnh vực đấu giá qua mạng với lợi nhuận đạt 778 triệu
và khối lượng giao dịch đạt 34 tỉ trong năm 2010. Ebay lọt vào top 10 thương hiệu bán
lẻ giá trị nhất thế giới năm 2012 (thứ 9, đạt mức 10.9 tỷ $).

• Amazon khác với Ebay và Alibaba, Amazon có các kho hàng khổng lồ, các mặt
hàng được trưng bày trên mạng để khách hàng lựa chọn. Doanh thu thương mại của
Amazon năm 2013 đứng đầu bảng xếp hạng tại Mỹ.

Hình 1: Phần trăm thị phần của ngành hàng tiêu dùng nhanh thông qua TMĐT ở mỗi
thị trường

1.1.3. Tổng quan thương mại điện tử Việt Nam

Với sự phát triển của Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone cùng
hàng ngàn thẻ ngân hàng phát hành mỗi ngày, TMĐT Việt Nam đang phát triển mạnh
mẽ và bùng nổ trong những năm tới, khảo sát của Bộ công thương cho thấy hơn 70%
người tiêu dùng thích mua sắm online.

Theo kết quả khảo sát, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2017 đạt tốc độ
tăng trưởng 25% so với năm trước, dự báo mức tăng trưởng này tiếp tục được duy trì
trong những năm tiếp theo.
Điển hình như trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017
đạt mức 35%. Một số doanh nghiệp chuyển phát có quy mô lớn tăng trưởng doanh thu
từ 62-200%. Lĩnh vực thanh toán theo đó cũng tăng cao.

Thông tin từ Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho thấy năm
2017 số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với 2016, trong
khi giá trị giao dịch tăng tới 75%. Ở mảng tiếp thị trực tuyến, một số công ty có tốc độ
tăng trưởng từ 100-200% trong năm 2017, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của nhóm
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp thị liên kết.

Mạng xã hội và công cụ tìm kiếm là hai hình thức quảng cáo đem lại hiệu quả cao
nhất cho doanh nghiệp với tỷ lệ lần lượt là 46% và 39%. Các vị trí tiếp theo thuộc về
hình thức quảng cáo tin nhắn và ứng dụng di động (22%), báo điện tử (21%).

Thương mại điện tử từng năm thay đổi thế nào?

Kể từ khi có mô hình thương mại điện tử đã giúp doanh nghiệp, khách hàng thuận tiện
hơn trong qúa trình mua, bán. Những ngày đầu khách hàng còn xa lạ với việc mua
hàng trực tuyến, các doanh nghiệp khó khăn trong việc làm thương hiệu và tạo lòng
tin với khách hàng online. Cho đến bây giờ, việc mua hàng online đã trở thành thói
quen của nhiều thượng đế vì sự tiện lợi mà nó mang lại.

Trong 11 năm từ 2006 -2017, Quảng cáo trực tuyến tăng lên con số khoảng 200 lần từ
3 triệu đô (2006) lên đến 600 triệu đô (2017). Đây là con số khá ấn tượng, cho thấy sự
phát triển của quảng cáo trực tuyến khá tương đồng với sự phát triển của Thương mại
Điện tử.

Năm 2017, Thương mại điện tử Việt Nam đánh dấu sự bùng nổ về thương mại điện tử
xuyên biên giới. Tốc độ tăng trưởng của thị trường TMĐT trong năm 2017, 2018 ước
tính trên 25%. Riêng với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website
TMĐT cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Với lĩnh vực thanh
toán, năm 2017, tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng
50% so với năm 2016 trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%.
Theo số liệu của Euromonitor, với tốc độ tăng trưởng trung bình vào khoảng
33%/năm, dự kiến giá trị thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt mốc 106 nghìn tỷ đồng
trong năm 2022, tương ứng với khoảng 4,6 tỷ đô la Mỹ.

• TÓM LẠI : trong những năm tới Thương mại điện tử sẽ phát triển không ngừng và
các doanh nghiệp cần ứng dụng ngay những xu hướng mới để vận hành kênh thương
mại điện tử cũng như nâng cao hành trình trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của khách
hàng.

(Nguồn : Báo cáo Thương mại điện tử 2017)

1.2. Khái quát về chủ đề Nền kinh tế xanh

Trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế xanh - Green Economy, trong
đó, Liên minh châu Âu (EU) cho rằng “Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng thông
minh, bền vững và công bằng”; Nhóm Liên minh kinh tế xanh định nghĩa kinh tế xanh
là “nền kinh tế tạo ra chất lượng cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người trong giới hạn
sinh thái của Trái đất”; Phòng Thương mại Quốc tế xem xét kinh tế xanh từ góc độ
kinh doanh và cho rằng: “Kinh tế xanh là nền kinh tế mà tăng trưởng kinh tế và trách
nghiệm môi trường đi đôi với nhau và tương hỗ cho nhau, đồng thời hỗ trợ quá trình
phát triển xã hội”. Báo cáo của Ủy ban các vấn đề Kinh tế - Xã hội của Liên Hợp
Quốc (UNDESA, 2012) tổng hợp các định nghĩa của nhiều quốc gia và chỉ ra điểm
chung mà một nền kinh tế xanh cần hướng tới là việc giảm các tác động tiêu cực của
hoạt động kinh tế tới môi trường và xã hội.

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra khái niệm về kinh tế
xanh: “Là nền kinh tế mang lại phúc lợi cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm
thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái”. Đây được coi là định
nghĩa chính xác và đầy đủ nhất về kinh tế xanh. Theo đó, kinh tế xanh đơn giản là một
nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên, bảo đảm tính công bằng về mặt xã hội. Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng
về thu nhập, việc làm thông qua việc đầu tư của Nhà nước và tư nhân cho nền kinh tế
làm giảm thiểu phát thải carbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả
năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và dịch vụ của hệ
sinh thái.

Trong khái niệm về kinh tế xanh của UNEP, "kinh tế xanh" là khái niệm đối lập với
"kinh tế nâu". Kinh tế xanh không chỉ đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế mà còn quan
tâm nhiều tới hạnh phúc của con người, công bằng xã hội và các vấn đề môi trường,
sinh thái.

Vì vậy, bài viết chuẩn SEO “ 5 giải pháp giúp phát triển bền vững gắn với nền
kinh tế xanh” nhằm đem lại những thông tin, những bí quyết về thời trang hữu ích,
giúp bạn tự tin toả sáng theo chất riêng của mình.

II. PHẦN LÝ THUYẾT

2.1. Khái niệm website và vai trò của website đối với doanh nghiệp

Website còn gọi là trang web hoặc trang mạng, là một tập hợp các trang web thường
chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ lưu trữ trên các máy chủ chạy online,
trên đường truyền World Wide Web của Internet.

Một trang mạng là tập tin HTML hoặc tập tin XHTML có thể truy nhập dùng giao
thức HTTP. Trang mạng có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML (trang mạng tĩnh)
hoặc vận hành bằng các CMS chạy trên máy chủ (trang mạng động). Trang web có thể
được xây dựng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như PHP, Java, ASP.NET, Ruby
on Rails hay Perl.

* Có 2 dạng thức website chính

Website tĩnh: là website mà người quản trị có kiến thức về HTML cơ bản quản lý
trang web nhưng không thể tùy ý thay đổi nội dung và hình ảnh (người quản trị
website không phải lập trình viên). Website tĩnh được có thể viết thêm bằng hiệu ứng
từ Javascript nếu muốn nhưng hoàn toàn viết dựa trên nền tảng HTML CSS.
Website động: được các lập trình viên thiết kế cho phép cả người quản trị website có
thể thay đổi được nội dung, hình ảnh thường xuyên. Một số ngôn ngữ, công nghệ, để
xây dựng website động bao gồm PHP, ASP.NET, Java...

* Vai trò của website đối với doanh nghiệp

Website là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. Khi họ truy cập vào
website của bạn và tìm thấy những thông tin về sản phẩm và dịch vụ của bạn cung
cấp. Khi đó, website trở thành một kênh tư vấn khách hàng trực tuyến hữu hiệu

Website đóng vai trò là kênh truyền thông, giới thiệu dịch vụ, sản phẩm, là công cụ
kinh doanh mang lại những lợi thế cho một doanh nghiệp. Nó là một phương tiện để
giới thiệu doanh nghiệp, quảng bá, marketing và PR.

Website là nơi yêu cầu (đặt) dịch vụ (ví dụ các dịch vụ đặt phòng khách sạn, nhà
hàng, tour du lịch...), giúp doanh nghiệp tự động hóa nghiệp vụ phục vụ khách hàng.

Website là phương tiện quản lý doanh nghiệp từ xa. Các doanh nghiệp có thể tự động
hóa quá trình quản lý doanh nghiệp, nhà quả lý có thể điều hành doanh nghiệp khi ở
bất kì nơi đâu. Quy trình làm việc được tự động hóa, hệ thống cung cấp thông tin đầy
đủ và cần thiết cho nhà quản lý khi cần, giúp quản lý doanh nghiệp một cách toàn
diện.

2.2. SEO và các khái niệm cơ bản

SEO là chữ viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (dịch theo nghĩa tiếng
Việt là Tối ưu hóa máy tìm kiếm). Công việc SEO nghĩa là phân tích phương thức
hoạt động và các thuật toán của máy tìm kiếm và sử dụng một số thủ thuật đơn giản
hoặc phức tạp để cải thiện thứ hạng của website trên một số từ khóa nhất định.

Một số khái niệm và lưu ý khi viết bài chuẩn SEO:
• Tên miền : Là một dòng chữ đại diện cho một nguồn thông tin từ Internet, như
website; giúp các máy tính cá nhân kết nối đến website được lưu trữ trên các hệ thống
lưu trữ website.

• SEO hay Searching Engine Optimazation nghĩa là Tối ưu hóa tìm kiếm; là một quá
trình bao gồm các hoạt động nhằm giúp tìm kiếm websites của bạn tốt hơn.

• Từ khóa là các từ, cụm từ trên websites của bạn giúp chi người dùng tìm kiếm
website của bạn thông qua máy tìm kiếm. Một website được tối ưu hóa tìm kiếm cho
máy tìm kiếm cũng như cho người dùng; bằng các từ khóa nhằm giúp MTK có thể tìm
kiếm sites của bạn.

• Đường dẫn hay còn gọi là đường dẫn đến trang web, là một đoạn chữ giúp tham
chiếu đến nguồn dữ liệu, để người dùng trực tiếp truy cập từ trang web này đến trang
web khác hoặc các nguồn tài nguyên khác như hành ảnh, video,...

• Backlin là một liên kết trên website trỏ về một website khác, giúp người dùng dễ
dàng truy cập đến website khác bằng cách click chuột vào dòng chữ có chứa liên kết
(còn gọi là anchor text).

• Anchor text là một dòng chữ có chứa liên kết, có thể nhấp chuột vào để truy cập trực
tiếp đến trang web khác. Nó thường hiển thị dưới dạng dòng chữ màu xanh trời, có
gạch chân hoặc các dạng cấu trúc khác, thường rất nổi bật trên trang web giúp người
dùng dễ nhận diện.

• Tiêu đề hay còn được gọi là tiêu đề trang, là một dòng chữ chính để mô tả cho người
dùng về trang web. Nó là thành phần quan trọng thứ 2 sau nội dung web, giúp cho
SEO tốt hơn.

• Mô tả là một phần nội dung tóm lượt, giúp cho người dùng biết thông tin sẽ được
cung cấp khi click vào trang web của bạn.
• Meta keyword là một dạng đặc biệt của từ khóa, xuất hiện trong cấu trúc code của
website; nó được mô tả trong phần mô tả trang web nhằm giúp cho máy tìm kiếm hiểu
về chủ đề trang web bạn đang nói về - nâng cao hiệu quả SEO.

• H1, H2, H3 là các câu được định dạng riêng nhằm phân tách nội dung giúp người
dùng dễ dàng đọc trang. Trong SEO, máy tìm kiếm dùng H1, H2, H3 để định hình cấu
trúc và nội dung trang web của bạn giúp nâng cao hiệu quả SEO.

• Keyword : từ hoặc cụm từ người dùng nhập vào thanh tìm kiếm gọi là từ khóa.
• Content: Là nội dung, thông tin bao gồm cả văn bản, hình ảnh, video,...trên một
trang

web cũng như bất kỳ loại hình quảng cáo nào như quảng cáo facebook, google....

• Internal links (liên kết nội bộ): điều hướng qua lại giữa các trang trong một địa chỉ.
Nói cách khác, liên kết nội bộ là đi từ trang này đến trang khác của một website.

• Image compression: Nén hình ảnh mà không làm giảm chất lượng hình ảnh. Kích
thước hình càng nhỏ, tốc độ tải trang càng nhanh. (thông thường hiện này là 600
pixels chiều ngang)

• Link volume: số lượng liên kết trên một trang


• Click-through rate: tỷ lệ nhấp là số lần click vào URL so với số lần hiển thị của bạn
• Page speed: là tốc độ tải trang của bạn, có ảnh hưởng đến thứ hạng website

III. Phần thực hành

3.1. Tìm kiếm từ khóa

Có thể nói tìm kiếm từ khóa cho chủ đề là công việc vô cùng quan trọng để viết một
bài viết chuẩn SEO và để làm được việc này chúng ta cần thực hiện theo các bước
sau:

Bước 1: Tìm kiếm từ khoá


 - Tìm từ khoá chính (lõi): giải pháp giúp phát triển bền vững gắn với nền kinh
tế xanh
 - Từ khoá: phát triền, bền vững, kinh tế xanh
 - Tìm từ khóa mở rộng bằng các công cụ https://keywordtool.io/

Từ khoá mở rộng: ví dụ về phát triển bền vững, chiến dịch phát triển bền vững, mô
hình phát triển bền vững, môi trường và phát triển bền vững

Tìm từ khoá có liên quan bằng Google ( 2 cách)

Cách 1: Gợi ý trong ô tìm kiếm


Các gợi ý trong “Các tìm kiếm liên quan đến phát triển bền vững”

Từ khóa mở rộng từ google: nguyên tắc phát triển bền vững ở Việt Nam, ví dụ về
phát triển bền vững,
− Tìm từ khóa từ website đối thủ hoặc tương tự:

Từ khóa mở rộng từ website tương tự: kinh tế xanh gắn liền với bảo vệ môi trường,
kinh tế đô thị, phát triển kinh tế xanh, kinh tế hậu covid,…

Bước 2: Đánh giá từ khóa

Dùng Google Keyword Planner để phân tích các từ khóa đã tìm được theo Lượng tìm
kiếm (Avg. monthly searches) và tính cạnh tranh (Competition) - Chọn ra những từ có
lượng tìm kiếm cao và tính cạnh tranh thấp. Bổ sung thêm các từ khóa do Keyword
Planner gợi ý. Tổng hợp kết quả chọn ra các bộ từ khóa và bắt tay vào viết bài.

Cửa số nhập các từ khóa để đánh giá


Cửa sổ kết quả đánh giá
Cửa số các ý tưởng từ khóa khác

3.2. Viết bài viết chuẩn SEO

Khái niệm
Nền kinh tế xanh, tiếng anh là Green economy, là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời
sống con người và tài sản xã hội đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi
trường và sự khan hiếm tài nguyên (theo Chương trình môi trường Liên hợp quốc -
2010)

Kinh tế xanh là một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm
tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo tính công bằng về mặt xã hội.

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã đưa ra khái niệm về kinh tế xanh
như sau: “Nền kinh tế xanh là kết quả mang lại phúc lợi cho con người và công bằng
xã hội, nó có ý nghĩa giảm những rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái”. Phát triển
một nền kinh tế xanh thực chất là vì con người, đảm bảo phúc lợi cao nhất, đạt mục
tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa những tác động xấu đến môi trường và
hệ sinh thái, giúp tôn tạo, phát triển hệ sinh thái tự nhiên.

Xu hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam


Tại Việt Nam, kể từ năm 2000, đã bắt đầu làm quen với xu hướng phát triển kinh tế
xanh của thế giới, một số ít các dự án năng lượng xanh được triển khai ở dạng thử
nghiệm. Sau một thời gian tìm hiểu và học tập kinh nghiệm của các quốc gia về phát
triển kinh tế xanh, Việt Nam nghiên cứu và triển khai dự án 3R (Reduce – giảm thiểu,
Reuse – tái sử dụng, Recycle – tái chế) quá trình và kết quả nghiên cứu được các
chuyên gia nước ngoài đánh giá tốt về mặt lý thuyết. Tiếp nối sự phát triển năng lượng
xanh của các quốc gia trên thế giới, hiện nay, Việt Nam đã bắt đầu triển khai các dự
án năng lượng sinh học…

Với lợi thế nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa, có nguồn năng lượng mặt trời dồi
dào, năng lượng gió phong phú, sinh vật tăng trưởng nhanh là lợi thế sẵn có cho Việt
Nam tham gia vào các chương trình mục tiêu thiên niên kỷ để hướng tới xây dựng một
“nền kinh tế xanh” phát triển bền vững.

Tồn tại và hạn chế


Thứ nhất, về nhận thức, hiểu thế nào là một nền “kinh tế xanh” hiện nay ở Việt Nam
vẫn còn mới mẻ, cần tiếp tục có những nghiên cứu và phổ biến kiến thức rộng rãi
trong tầng lớp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và người
dân. Nếu không nhận thức đầy đủ, tính đồng thuận trong xã hội sẽ không đạt được,
mong muốn do vậy sẽ khó thực hiện.

Nền kinh tế xanh gắn với sử dụng năng lượng tái tạo, các bon thấp, tăng trưởng xanh,
đầu tư khôi phục hệ sinh thái, giải quyết sinh kế gắn với phục hồi và bảo vệ môi
trường. Trên thực tế hiện nay, công nghệ sản xuất ở Việt Nam so với thế giới phần lớn
là công nghệ cũ, lạc hậu tiêu hao năng lượng lớn, vì vậy, việc thay đổi công nghệ mới
và các dụng cụ bảo vệ môi trường, phù hợp với nền kinh tế xanh là thách thức không
nhỏ.

Hiện nay có nhiều ngành thâm dụng tài nguyên, sử dụng nhiên liệu hóa thạch lớn, gây
ô nhiễm môi trường đang chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, như ngành khai thác
khoáng sản, sản xuất năng lượng, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt nhuộm, sản xuất
giấy, công nghiệp hóa chất, đóng tàu, sửa chữa tàu thủy…

Trong khi đó ít chú ý đến phát triển các ngành công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn,
hàm lượng khoa học cao. Việt Nam cũng còn thiếu vắng các ngành kinh tế hỗ trợ, giải
quyết hậu quả về môi trường, ngành kinh tế thân thiện với môi trường như công nghệ,
dịch vụ bảo vệ môi trường; công nghiệp tái chế; sản xuất năng lượng từ chất thải,
năng lượng sạch; hàng hóa, sản phẩm tái chế thân thiện với môi trường; nông nghiệp
hữu cơ.

Tuy đã có một số lĩnh vực sản xuất thân thiện với môi trường được chú ý phát triển
nhưng gặp khó khăn về nguồn vốn, đầu ra của sản phẩm thiếu ổn định, lợi thế cạnh
tranh, lợi nhuận thấp nên vẫn chưa hình thành được những ngành kinh tế đủ mạnh để
giải quyết có hiệu quả các vấn đề môi trường hiện nay.
Thứ ba, cơ chế chính sách thực hiện “nền kinh tế xanh” ở Việt Nam hiện nay gần như
chưa rõ ràng, trong khi trên thế giới cũng mới đề xuất hướng tiếp cận. Việc rà soát lại
cơ chế chính sách liên quan và sửa đổi bổ sung cho phù hợp với mô hình phát triển
mới theo hướng cơ cấu lại ngành kinh tế và hướng tới nền “kinh tế xanh” là thách thức
không nhỏ.

Thứ tư, mặc dù Việt Nam có chủ trương hướng tới một nền công nghiệp xanh, ít tiêu
hao năng lượng, hạn chế thấp nhất sản xuất gây ô nhiễm môi trường, nhưng việc thực
hiện còn mang tính lẻ tẻ, chưa đồng bộ, do khu vực này chưa có chiến lược và quy
hoạch phát triển rõ ràng theo hướng xanh.

Nguyên nhân

Những tồn tại, hạn chế trên do một trong những nguyên nhân sau:

- Nhận thức của các doanh nghiệp và người dân về ô nhiễm và bảo vệ môi trường còn
hạn chế. Việc lạm dụng phân bón, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh, các
chất cấm,... trong sản xuất nông nghiệp đang diễn ra là thực trạng đáng báo động trong
vấn đề an toàn thực phẩm.

- Công tác tuyên truyền, truyền thông về thực hành kỹ thuật xanh trong cộng đồng còn
nhiều mặt hạn chế; công tác đào tạo sản xuất sạch cho cán bộ địa phương, doanh
nghiệp và nông dân chưa được chú trọng; triển khai ứng dụng cá hoạt động kỹ thuật
xanh vào sản xuất còn phân tán, dàn trải và thiếu sự phối hợp.

- Thiếu sự liên kết và liên kết thiếu tính cam kết giữa các tác nhân từ quá trình sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhất là sản xuất nông nghiệp xanh.

- Doanh nghiệp và người dân chậm áp dụng các quy trình công nghệ sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả,…; áp dụng tái xử lý phụ phẩm, phế phẩm trong nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ chưa nhiều.

- Công tác quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng
nông nghiệp hữu cơ, bền vững còn chậm, chưa quyết liệt. Quản lý nhà nước về giống,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất đảm bảo môi trường của doanh nghiệp còn
thiếu chặt chẽ, còn nhiều yếu kém.

- Việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh mà trọng tâm là tăng trưởng xanh, cơ
cấu lại nền kinh tế gắn với sử dụng năng lượng tái tạo, xây dựng xã hội các bon thấp,
đầu tư khôi phục hệ sinh thái, giải quyết sinh kế gắn giảm nghèo và phục hồi môi
trường là vấn đề lớn đặt ra.

- Phát triển thiếu các ngành kinh tế hỗ trợ, kinh tế công nghệ cao sử dụng hiệu quả
năng lượng và tài nguyên, kinh tế môi trường, như: Công nghiệp môi trường, dịch vụ
môi trường, công nghiệp tái sử dụng và tái chế chất thải, sản xuất năng lượng từ chất
thải, năng lượng tái tạo,…

- Nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ chủ yếu là sản
xuất tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ, sản xuất tự phát còn xảy ra phổ biến.

Giải pháp
Một là, thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ,
… ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, sử dụng hiệu quả tài nguyên; đẩy
mạnh liên kết để phát triển nông nghiệp xanh, phát triển bền vững; xây dựng, phát
triển và tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Trồng rừng, phát triển diện tích
trồng rừng theo quy hoạch của tỉnh; chăm sóc, bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững
rừng và đất lâm nghiệp hiện hữu; phục hồi rừng phòng hộ.

Hai là, phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, phát
triển công nghiệp sạch, kiến tạo công nghệ xanh. Xây dựng và phát triển mạnh các
doanh nghiệp phát triển bền vững.

Ba là, đẩy mạnh chuyển đổi từ sử dụng nhiên liệu truyền thống sang nhiên liệu sinh
học, khí thiên nhiên và năng lượng điện; cải tiến, phát triển và áp dụng công nghệ
trong sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển và áp dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm
năng lượng, vật liệu xanh trong lĩnh vực nhà ở và thương mại.

Bốn là, phát triển các loại hình du lịch sinh thái; chuyển đổi phương thức vận chuyển
hàng hóa; tái cơ cấu thị trường vận tải; chuyển đổi từ phương tiện cá nhân sang
phương tiện công cộng; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của các phương tiện
giao thông.

Năm là, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn: Vốn đầu tư trung hạn đầu tư
các dự án trọng điểm, dự án đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng và thực hiện các chính
sách; tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế dễ dàng tiếp cận nguồn vốn
tín dụng, tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất - kinh doanh; các nguồn vốn có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước, thực hiện theo quy định hiện hành.

Những bài viết liên quan - có thể độc giả quan tâm:

http://moit.gov.vn/phat-trien-ben-vung/phat-trien-ben-vung-la-xu-the-tat-yeu-trong-
tien-trinh-phat-trien-cua-moi-quoc-gia.html

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/825313/kinh-te-tuan-
hoan-thuc-day-phat-trien-kinh-te-ben-vung%2C-hai-hoa-voi-bao-ve-moi-truong.aspx
https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/kinh-te-xanh-co-vai-tro-nhu-the-nao-trong-
muc-tieu-phat-trien-kinh-te-345564.html#:~:text=Kinh%20t%E1%BA%BF%20xanh
%20(Greeen%20Economic,Li%C3%AAn%20H%E1%BB%A3p%20qu%E1%BB
%91c%20%2D%202010).

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-trien-kinh-te-xanh-o-viet-nam-thuc-trang-
va-giai-phap-85655.htm

Tác giả

Sinh viên: Nguyễn Mai Anh


Mã sinh viên: 18040213
Lớp: 2022-INE3104-4

3.3. Đăng bài viết chuẩn SEO

Bước 1: Đăng bài vào làm onpage SEO.

 - Copy Hình ảnh video lên thư viện web


 - Copy bài viết vào form đăng bài

 - Copy Tên bài, Thân Bài, Thẻ mô tả


 - Gán hình ảnh và điền các thông tin mô tả cho hình ảnh. (hình ảnh trong bài
viết và

hình ảnh đại diện)

 - Gán link tới các bài viết trong trang web (hay trong trường hợp bài tập của
các bạn

là link tới các bài của thành viên khác trong nhóm)
 - Gán link tới các trang web khác để nội dung của bài viết thành một mắt xích
trong

chuỗi thông tin Google scan được.

Chụp màn hình bài viết:

3.4. Chạy backlink cho bài viết

Bài đăng trên forum:


Webtretho

3.4. Chạy backlink cho bài viết

Bài đăng trên facebook


IV. Kết luận

Mục tiêu: Đạt 100 điểm SEO Giải quyết:

Chuẩn bị thật kĩ cho bài viết ở bước 1. Đảm bảo được độ tin cậy cho thông tin trong
bài viết và đạt được các yêu cầu cơ bản liên quan đến SEO đã được học

Sau khi kiểm tra lại các lỗi và các yêu cầu chưa chuẩn thì tiến hành sửa bài thật kĩ
nhiều lần để nâng điểm SEO lên cao nhất. Quá trình này tốn thời gian rất nhiều bởi
một vài thuật ngữ tiếng anh dễ gây hiểu lầm và một vài lỗi cá nhân mà bản thân không
thật sự hiểu.

Sau khi tham khảo trên mạng xã hội về cách sửa lỗi thì điểm SEO đã được nâng lên
cao và bản thân hiểu được cách giải quyết các lỗi.

Từ đó thấy được, thương mại điện tử ngày càng trở lên phổ biến với con người hơn
khi họ đến gần với công nghệ, đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng cũng như nhà
doanh nghiệp.

Bài viết nhìn chung đã khái quát cơ bản tổng quan thương mại điện tử, bối cảnh
thương mại điện tử thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây. Ngoài ra bài viết
còn nghiên cứu một số khái niệm cơ bản của website, vai trò của website đối với
doanh nghiệp và các kiến thức cơ bản cần thiết về SEO. Đây là những kiến thức nền
tảng thiết yếu giúp ích cho việc thực hiện các bước để tạo ra một bài viết chuẩn SEO,
tìm từ khóa, chạy backlink cho bài viết... Để làm được điều này thì sinh viên đã phải
tìm kiếm tài liệu, xem slide bài giảng cũng như video hướng dẫn để có thể nắm bắt
kiến thức, thực hiện một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra việc thảo luận ý kiến với nhóm
cũng rất quan trọng.

Mặc dù đã tìm hiểu và nghiên cứu kỹ song bài viết không khỏi tránh được những thiếu
sót, bài SEO còn có lỗi chưa khắc phục được và chưa có kinh nghiệm trong việc viết,
đăng bài SEO. Tất cả những kiến thức có được từ bài nghiên cứu sẽ giúp sinh viên
nắm vững được các kiến thức cần có, biết cách đăng một bài viết chuẩn SEO cơ bản.
Đây sẽ là hành trang hữu ích sau này khi tham gia vào thị trường thương mại điện tử.

You might also like