Thiet Ke&phat Trien SP

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 42

-

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Trường Cơ khí – Ô tô
Khoa Cơ Điện Tử

------

BÀI TẬP LỚN


THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

Đề tài: Thiết kế bàn làm việc thông minh

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Văn Quê


Sinh viên thực hiện: Đỗ Quốc Việt 2021604430
Ngô Đức Việt 2021607961
Chu Hữu Vinh 2019604510
Lưu Tuấn Vũ 2020605964

Hà Nội – Năm 2024


PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN/NHÓM
I. Thông tin chung
1. Tên lớp: 20232ME6062002 Khóa: Đại học K16
2. Tên nhóm: Thiết kế bàn làm việc thông minh
Họ và tên thành viên : Đỗ Quốc Việt 2021604430
Ngô Đức Việt 2021607961
Chu Hữu Vinh 2019604510
Lưu Tuấn Vũ 2020605964
II. Nội dung học tập
1. Tên chủ đề : Thiết kế bàn làm việc thông minh
2. Hoạt động của sinh viên
- Nội dung 1: Mô tả mục tiêu sản phẩm
- Nội dung 2: Xác lập nhu cầu khách hàng
- Nội dung 3: Xác lập thông số kỹ thuật mục tiêu
- Nội dung 4: Xây dựng concept
- Nội dung 5: Lựa chọn concept
- Nội dung 6: Thiết kế mức hệ thống
- Nội dung 7: Thiết kế công nghiệp cho concept
- Nội dung 8: Tối ưu hóa thiết kế (thiết kế cho sản xuất, thiết kế cho chế tạo)
3. Sản phẩm nghiên cứu : Báo cáo thu hoạch bài tập lớn.
III. Nhiệm vụ học tập
1. Hoàn thành bài tập lớn theo đúng thời gian quy định (từ ngày / /2024
đến ngày / /2024).
2. Báo cáo sản phẩm nghiên cứu theo chủ đề được giao trước hội đồng đánh giá.
IV. Học liệu thực hiện tiểu luận, bài tập lớn, đồ án/dự án
1. Tài liệu học tập: Bài giảng môn học thiết kế và phát triển sản phẩm và các tài liệu
tham khảo.
2. Phương tiện, nguyên liệu thực hiện tiểu luận, bài tập lớn, đồ án/dự án (nếu có):
Máy tính.
KHOA/TRUNG TÂM GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

PGS.TS. Nguyễn Hữu Phấn Ths. Nguyễn Văn Quê


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 5
Chương I. MỤC TIÊU SẢN PHẨM ................................................................................ 6
1.1. Mô tả mục tiêu sản phẩm ....................................................................................... 6
1.1.1. Mô tả sản phẩm ............................................................................................ 6
1.2. Mục tiêu kinh doanh .............................................................................................. 6
1.3. Xác định mục tiêu thị trường ................................................................................. 7
1.4. Các điều kiện ràng buộc ......................................................................................... 7
1.5. Các bên liên quan đến dự án .................................................................................. 7
Chương II. XÁC LẬP NHU CẦU KHÁCH HÀNG ..................................................... 8
2.1. Xác định nhu cầu của khách hàng.......................................................................... 8
2.1.1. Thu thập dữ liệu thô từ khách hàng (Bước 1) .............................................. 8
2.1.2. Giải thích dữ liệu thô về nhu cầu khách hàng (Bước 2) ............................ 16
2.1.3. Đánh giá mức độ quan trọng các nhu cầu khách hàng (Bước 3) ............... 17
2.1.4. Ghép nhóm các nhu cầu khách hàng (Bước 4) .......................................... 22
2.1.5. Phản ánh kết quả và quá trình (Bước 5) .................................................... 23
Chương III. XÁC LẬP THÔNG SỐ KỸ THUẬT MỤC TIÊU.................................... 25
3.1. Triển khai các đại lượng đáp ứng các nhu cầu .................................................... 25
3.2. So sánh các thông số của những sản phẩm cạnh tranh ........................................ 25
3.3. Thành lập thông số mục tiêu cho sản phẩm ......................................................... 26
Chương IV. XÂY DỰNG CONCEPT ........................................................................... 28
Xây dựng concept .......................................................................................................... 28
4.1. Làm rõ vấn đề: .............................................................................................. 28
4.2. Tìm kiếm bên ngoài ............................................................................................. 31
4.3. Tìm kiếm nội bộ ................................................................................................... 33
4.4. Khảo sát hệ thống................................................................................................. 34
4.5. Tái hiện lên giải pháp và tiến trình ...................................................................... 37
4.5.1. Mô tả concept............................................................................................. 37
Chương V. LỰA CHỌN CONCEPT ................................................................................ 40
5.1. Phương pháp ma trận ........................................................................................... 40
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây đời sống xã hội có những bước phát triển vượt bậc, việc
ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực đời sống xã hội ngày càng phổ
biến giúp nâng cao năng chất lượng cuộc sống, đảm bảo sức khỏe cho con người. Song
song với quá trình phát triển đó là yêu cầu ngày càng cao của con người về sự tiện ích của
sản phẩm công nghệ. Vì vậy việc nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm công nghệ để đáp
ứng được yêu cầu trên là việc làm cần thiết. Sự phát triển vượt trội của các sản phẩm công
nghệ là sự phát triển của các ngành kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, ngành kỹ thuật
điều khiển và tự động hoá đã và đang đạt được nhiều tiến bộ mới.
Học phần Thiết kế và phát triển sản phẩm được đưa vào giảng dạy với mục đích
giúp sinh viên có kiến thức và tư duy trong việc lập kế hoạch công việc theo trình tự hợp
lý để có thể thiết kế được một sản phẩm công nghệ hoạt động ổn định, tối ưu và hiệu quả.
Học phần cũng rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy hệ thống, kỹ năng làm việc nhóm
và kiến thức về nhiều mảng khác nhau, giúp ích cho học tập và công việc sau này.
Sau quá trình học tập và tự tìm hiểu về học phần, nhóm sinh viên chúng em đã lựa
chọn và hoàn thành báo cáo bài tập lớn với đề tài: “Thiết kế bàn làm việc thông minh”.
Đây là một đề tài hay và có tính ứng dụng cao trong đời sống đồng thời cũng là cơ sở cho
những nghiên cứu sản phẩm sau này của sinh viên chúng em. Tuy kinh nghiệm và kiến
thức còn hạn chế, nhưng trong quá trình thiết kế và phân tích đề tài với sự nỗ lực của bản
thân cùng với sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của Th.s Nguyễn Văn Quê bài báo cáo của
nhóm em đã hoàn thành. Trong quá trình làm và viết báo cáo, nhóm em đã cố gắng hết sức
nhưng vẫn còn nhiều sai sót. Em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy
cô để nhóm chúng em có thể hoàn thiện bài báo cáo hơn cũng như bổ sung được thêm
nhiều kiến thức cho bản thân.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Chương I. MỤC TIÊU SẢN PHẨM
1.1. Mô tả mục tiêu sản phẩm
1.1.1. Mô tả sản phẩm
Bàn làm việc thông minh cho học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng....với thiết
kế gọn gàng, sử dụng chất liệu an toàn cho người dùng, hỗ trợ làm việc và học tập, đặt để,
dự trữ đồ, điều chỉnh dáng ngồi, bảo vệ mắt,…. phù hợp với nhiều lứa tuổi và nhiều hình
thức học tập, làm việc. Sản phẩm có những tính năng đặc biệt đó là người dùng có thể thay
đổi được kích thước của sản phẩm sao cho phù hợp với cá nhân người sử dụng, điều chỉnh,
thay đổi kích thước đến khi người sử dụng cảm thấy thoải mái nhất. Sản phẩm còn có thiết
kế thêm, riêng biệt để người sử dụng lắp đặt thêm đèn chiếu sáng, hay các thiết bị công
nghệ như: máy vi tính, laptop, máy tính bảng, loa.....
Thông số sản phẩm:
- Chiều dài: 1m – 1.3m
- Chiều rộng: 0.5m – 0.7m
- Chiều cao: 1m – 1.2m
- Độ dày bề mặt bàn: 0.01m – 0.015m
- Chất liệu: gỗ tự nhiên, gỗ nhân tạo, nhựa, kim loại...

1.2. Mục tiêu kinh doanh


Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bàn làm việc được phát triển hiện đại
thông minh tiện lợi, sản phẩm này được sử dụng khá phổ biến vì vậy chúng em dự án phát
triển mẫu concept của sản phẩm này với mục tiêu kinh doanh sau:
- Dự án này sẽ thiết kế và phát triển trong: 3 tháng.
- Thời điểm công bố và bán sản phẩm ra thị trường là: Trước ngày khai giảng, đầu
năm học mới, những ngày đầu nhập học của học sinh, sinh viên.
- Doanh thu dự kiến khoảng 100 tỷ VND sau 3 tháng kể từ khi công bố và bán sản
phẩm.
- Dự kiến đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
- Chính sách chăm sóc khách hàng giúp tạo sự trung thành và độ tin cậy của khách
hàng đối với doanh nghiệp.
- Đóng góp cho cộng đồng: Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động có ý nghĩa và có lợi
cho cộng đồng.
1.3. Xác định mục tiêu thị trường
 Phạm vi thị trường:
 Thị trường nước ngoài: Châu Á, Châu Âu, Châu Mĩ và đặc biệt là Đông Nam Á,
Đông Á...
 Thị trường trong nước:
- Thị trường chính:
Đối tượng chính và tiềm năng hướng tới là: Học sinh, sinh viên, viên chức, nhân
viên văn phòng.
- Thị trường thứ cấp:
Bao gồm các nhóm khách hàng và khu vực có nhu cầu sử dụng sản phẩm nhưng
nhu cầu sử dụng không cao:

 Đối tượng có nhu cầu sử dụng nhưng không cao: Người đọc sách giải trí thư giãn
tại nhà, người làm việc tại nhà.
 Các cửa hàng, đại lý bán và phân phối dụng cụ học tập.
 Các trang thương mại điện tử.
 Hệ thống phân phối bán lẻ của công ty.
 Các cửa hàng, đại lý bán và phân phối nội thất trong gia đình.

1.4. Các điều kiện ràng buộc


- Chiều cao và kích thước của bàn phải phù hợp với chiều cao và kích thước của
người sử dụng để đảm bảo tư thế ngồi đúng và thoải mái.
- Có thể điều chỉnh được kích thước để phù hợp với nhiều người dùng khách nhau.
- Vật liệu: chắc chắn và bền bỉ như gỗ, kim loại chống gỉ hoặc vật liệu composite...
- Bề mặt phải chống trầy xước và dễ dàng vệ sinh
- Cấu trúc phải chịu được trọng lượng của các thiết bị điện tử, tài liệu...
- Các góc cạnh phải được bo tròn, đảm bảo an toàn cho người dùng.

1.5. Các bên liên quan đến dự án


- Nhà sản xuất: nhà đầu tư, thiết kế, chế tạo, cung cấp nguyên liệu, sản xuất phụ kiện...
- Khách hàng: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng... và những người có nhu cầu
sử dụng sản phẩm.
- Nhà phân phối: liên kết với các chuỗi cung ứng sản phẩm ra thị trường như siêu thị
nội thất, cửa hàng nội thất phòng học và làm việc...Kết hợp với các kênh mua hàng
trực tuyến như Chợ tốt.vn, Shoppe, Lazada...
- Các cơ quan kiểm định chất lượng sản phẩm.
Chương II. XÁC LẬP NHU CẦU KHÁCH HÀNG
2.1. Xác định nhu cầu của khách hàng
Xác định nhu cầu của khách hàng chính là một quá trình bao gồm năm bước:
- Bước 1: Thu thập dữ liệu thô từ các khách hàng.
- Bước 2: Giải thích các dữ liệu thô về nhu cầu khách hàng.
- Bước 3: Tổ chức các nhu cầu trên thành một hệ thống theo các cấp bậc nhu
cầu: cấp thấp, cấp trung và cấp cao.
- Bước 4: Thiết lập tầm quan trọng tương đối của các nhu cầu.
- Bước 5: Phản ánh quá trình và kết quả.
2.1.1. Thu thập dữ liệu thô từ khách hàng (Bước 1)
Tạo ra một kênh thông tin chất lượng cao trực tiếp từ khách hàng, thu thập dữ liệu
liên quan đến việc tiếp xúc với khách hàng và kinh nghiệm với môi trường sử dụng của
sản phẩm. Ba phương pháp thu thập dữ liệu thô thường được sử dụng:
- Lựa chọn phương pháp lấy nhu cầu khách hàng
 Nhằm tạo ra một kênh thông tin chất lượng cao trực tiếp từ khách hàng, thu thập dữ
liệu liên quan đến khách hàng và kinh nghiệm với môi trường tiêu thụ sản phẩm.
Những phương pháp được nhóm sử dụng:
 Hình thức phỏng vấn: Trực tiếp phỏng vấn, phỏng vấn online.
Một hoặc nhiều thành viên trong nhóm phát triển thảo luận về nhu cầu với một
khách hàng duy nhất. Các cuộc phỏng vấn thường được tiến hành trong môi trường của
khách hàng và thường kéo dài từ một đến hai giờ.
- Lập bảng thống kê phỏng vấn trực tiếp và online:
Hình thức Quy mô Ghi chú
khảo sát Phụ trách khảo sát (Thời gian/Địa điểm)
(người)

Phỏng vấn và khảo Đỗ Quốc Việt, 7h00 ngày 15/05/2024


sát trực tiếp Ngô Đức Việt 100 Học sinh, sinh viên, nhân
viên văn phòng, người có nhu
cầu sử dụng sản phẩm ở khu
vực miền Bắc

Phỏng vấn và khảo Chu Hữu Vinh, 7h00 ngày 18/05/2024


sát online Lưu Tuấn Vũ 70 Học sinh, sinh viên, nhân
viên văn phòng, người có nhu
cầu sử dụng sản phẩm ở khu
vực miền Trung và miền
Nam

Phỏng vấn và khảo Đỗ Quốc Việt, 20 7h00 ngày 20/05/2024


sát online Ngô Đức Việt
Học sinh, sinh viên, nhân
viên văn phòng, người có nhu
cầu sử dụng sản phẩm ở
nước ngoài

Thảo luận nhóm Đỗ Quốc Việt, 15h00 ngày 22/05/2024


Ngô Đức Việt, 4 Tầng 2 thư viện trường
Chu Hữu Vinh, Đại học Công nghiệp
Lưu Tuấn Vũ Hà Nội

Bảng 2-1: Bảng phân công công việc khảo sát


- Lập bảng đối tượng khách hàng lấy ý kiến.
Sau khi thực hiện nhiệm vụ khảo sát, các số liệu được tổng hợp lại để phân loại
những đối tượng đã khảo sát được. Phân loại khách hàng khảo sát được liệt kê trong bảng
đối tượng khách hàng khảo sát.

Đại lý phân
Người dùng Người dùng Siêu thị điện
phối công
Tổng: 200 người chính thông thường máy
cụ

Nhân viên, công nhân


làm việc trong các
85 15
công ty

Các cửa hàng, đại


lý bán và phân
phối bàn học, bàn làm 30 5
việc. Các trang thương
mại điện tử. 5 5

Hệ thống phân
phối bán lẻ của
20 30
công ty.

Bảng 2-2.1: Đối tượng khách hàng


- Xác định các câu hỏi để khảo sát nhu cầu khách hàng:
 Lập bảng câu hỏi cho khách hàng.
 Danh sách các câu hỏi khảo sát để thu thập ý kiến về nhu cầu của người sử dụng.

Phương án lựa chọn


Ý kiến
STT Nội dung câu hỏi
Lựa chọn 1 Lựa chọn 2 Lựa chọn 3 khác (Nếu
có)
Bạn đã có đang (hoặc
đã từng) sử dụng Đang sử Đã từng sử Chưa từng
1
chiếc bàn thông minh dụng dụng sử dụng
chưa?

Bạn có thường xuyên Thỉnh



2 sử dụng bàn học, bàn thoảng Không
làm việc không?

Bạn muốn mặt bàn


học, bàn làm việc
3 Gỗ Nhựa Kính
được sử dụng chất
liệu nào?
Bạn muốn thêm một
Đèn làm
vài chức năng gì ở Đồng hồ Máy tính
4 việc
bàn thông minh điện tử tính toán
không?
Bạn muốn kiểu dáng
Hình chữ
5 của chiếc bàn thông Hình elip Chữ U
nhật
minh như thế nào?
Đối tượng sử dụng
bàn làm việc thông
6 5-14 tuổi 5-18 tuổi Trên 18 tuổi
minh bạn muốn là
bao nhiêu?
Thời gian bạn làm
việc với chiếc bàn
7 4-6 tiếng 6-8 tiếng 8-10 tiếng
thông minh là bao
lâu?
Tiêu chí về chất
lượng, độ bền về bàn
8 2-3 năm 3-4 năm 4-5 năm
thông minh của bạn
là gì?
Mức giá mong muốn
9 Dưới 1tr. 1tr->3tr. 3tr->5tr.
của sản phẩm?
Bạn quan tâm đến
mẫu mã, phong cách,
10 thiết kế của bàn học Thời trang Xu hướng Đơn giản
thông minh như thế
nào?

Bạn không thích gì


Chất liệu Tính năng Kích thước
11 nhất ở những sản
sản phẩm sản phẩm sản phẩm
phẩm hiện nay?

Bạn có sẵn sàng bỏ ra


từ 5– 6 triệu cho một
12 Có Không Phân vân
chiếc bàn thông minh
không?

Bạn muốn thay đổi


Chế độ Thời gian Tính năng
13 tính năng gì của sản
thông minh hoạt động tự động
phẩm hiện có?
Kích thước mặt bàn
14 bạn muốn là bao 118x60cm 120x60cm 120x70cm
nhiêu?

15 Độ nghiên mặt bàn? 0𝑜 − 30𝑜 0𝑜 − 45𝑜 0𝑜 − 60𝑜

Khối lượng của bàn


16 làm việc bạn muốn là 10-15 kg 15-20 kg 20-25 kg
bao nhiêu?

Chất liệu chân bàn Thép hợp


17 Gỗ Sắt
bạn muốn là gì? kim
Thời gian lý tưởng để
18 Đầu năm Cuối năm Giữa năm
phát hành sản phẩm?
Nên quảng bá sản
Các trang
19 phẩm ở những trang Trực tiếp Báo chí
mạng xã hội
phương tiện nào?
Trung tâm
Địa điểm lý tưởng để Các khu Cửa hàng,
20 thương mại
ra mắt sản phẩm? chợ. đại lý.
lớn.

Bảng 2-3: Câu hỏi thu thập thông tin khách hàng.

- Lấy ý kiến và diễn dịch nhu cầu khách hàng:


Với mỗi câu trả lời nhận được từ quá trình khảo sát, nhóm thiết kế phải tiến hành diễn
dịch thành nhu cầu mà khách hàng mong muốn đối với sản phẩm để sản phẩm cuối cùng
có thể thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Phân tích thêm các ý kiến khác mà khách hàng đưa ra.

STT Dữ liệu thô về nhu cầu khách hàng Biên dịch


1 Tôi muốn sử dụng bàn làm việc thông minh Dễ dàng vận hành
một cách dễ dàng.
2 Tôi muốn bàn làm việc thông minh không xảy Ít lỗi, hỏng vặt
ra sự cố nhỏ nào khi sử dụng.

3 Tôi muốn một chiếc bàn làm việc chắc chắn. Khung với cấu trúc chắc chắn

4 Tôi muốn một chiếc bàn làm việc để được đồ Chịu tải tốt
đạc nặng.
5 Tôi có thể tự sửa chữa và thay thế linh kiện bị Dễ dàng sửa chữa thay thế
hỏng.
6 Làm thế nào để đặt hàng sản phẩm Dễ dàng tìm kiếm và mua bán

7 Làm thế nào để tôi vệ sinh bàn làm việc thông Dễ dàng vệ sinh
minh mà không gây hư hại
8 An toàn cho trẻ nhỏ và người sử dụng Có tính năng an toàn

9 Dùng được trong thời gian dài không bị hỏng Bền bỉ


hóc
10 Tôi muốn một chiếc bàn làm việc thông tiết Tiết kiệm điện năng
kiệm điện
11 Màu này không đẹp, không phù hợp với tôi Đa dạng màu sắc và thời trang

12 Tôi không có điều kiện, chỉ dùng loại dưới 1 Giá thành rẻ
triệu thôi
13 Trong quá trình vận chuyển lắp đặt sản phẩm Chính sách đổi trả
bị hư hại
Bảng 2-4.1: Bảng ý kiến khách hàng

- Lập bảng đối tượng khách hàng lấy ý kiến


Sau khi thực hiện nhiệm vụ khảo sát, các số liệu được tổng hợp lại để phân loại những
đối tượng đã khảo sát được. Phân loại khách hàng khảo sát được liệt kê trongbảng đối tượng
khách hàng khảo sát.

Người dùng Người dùng Đại lý phân Siêu thị điện


Tổng: 200 người chính thông thường phối công cụ máy

Học sinh, Sinh

viên đại học đang


theo học tại các 85 15

trường

Các cửa hàng, đại

lý bán và phân

phối bàn học. 30 5 5 5

Các trang thương

mại điện tử.

Hệ thống phân
phối bán lẻ của 20 30
công ty.

Bảng 2-2.2: Đối tượng khách hàng


- Lấy ý kiến và diễn dịch nhu cầu khách hàng
Với mỗi câu trả lời nhận được từ quá trình khảo sát, nhóm thiết kế phải tiến hành diễn
dịch thành nhu cầu mà khách hàng mong muốn đối với sản phẩm để sản phẩm cuối cùng
có thể thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

STT Dữ liệu thô về nhu cầu khách hàng Biên dịch

1 Loại nào càng dễ, ít thao tác càng tốt Dễ dàng vận hành

2 Bảo hành lâu một chút chứ đồ điện Thời gian bảo hành dài
tử nhanh hỏng lắm

3 Thiết kế cần sang trọng, gọn gàng Thiết kế đẹp


và tinh tế
4 Có loại nào ngon, bổ, rẻ không ? Giá cả hợp lý với chất lượng

5 Tôi hay sử dụng bàn thông minh chứa đồ Có trang bị ngăn nhỏ và
móc treo đồ
6 Tôi hay làm đổ nước, trà, cofee lên bàn làm việc Có khả năng chống nước

7 Tôi hay đi làm về muộn và cần giữ trật tự nơi ở Không gây tiếng ồn
khi vận hành
Nhà có trẻ nhỏ, năng động, hiếu kì Bộ phận trên bàn không
8 có góc nhọn, sắc
9 Tôi không biết khi nào hết pin Hiển thị % pin trên mặt bàn

Sử dụng 100% năng lượng


10 Gây ô nhiễm môi trường điện, thân thiện
với môi trường
11 Tôi làm việc ở chỗ có ánh sáng hoặc chỗ rất tối Cảm biến, tự động điều chỉnh
ánh sáng của đèn
12 Tôi làm việc trong thời gian dài Đưa ra cảnh báo khi sử dụng
trong thời gian dài
13 Có thêm các tiện ích khác Có thể sạc điện thoại

Bảng 2-4.2: Bảng ý kiến khách hàng


2.1.2. Giải thích dữ liệu thô về nhu cầu khách hàng (Bước 2)
Nhu cầu khách hàng được thể hiện bằng văn bản như là báo cáo và kết quả của việc
giải thích sự cần thiết các dữ liệu thô cơ bản được thu thập từ các khách hàng. Mỗi câu hỏi
hoặc quan sát (như được liệt kê trong cột thứ hai của mẫu dữ liệu khách hàng) có thể được
dịch sang số lượng bất kỳ nhu cầu khách hàng. Theo Griffin và Hauser (Univerrsty of
Chicago, Massachusetts Institute of Technology) cho rằng nhiều nhà phân tích có thể dịch
các ghi chú một cuộc phỏng vấn vào nhu cầu khác nhau, vì vậy nó rất hữu ích khi có nhiều
hơn một thành viên của nhóm nghiên cứu tiến hành các quy trình dịch thuật. Dưới đây là
năm nguyên tắc hướng dẫn cho các văn bản cần báo cáo. Hai nguyên tắc đầu tiên là cơ bản
và rất quan trọng để dịch có hiệu quả; ba nguyên tắc còn lại đảm bảo tính thống nhất của
phân nhịp và phong cách trên tất cả các thành viên trong nhóm.

 Nguyên tắc 1: Bày tỏ sự cần thiết về những gì các sản phẩm đã làm, không phải về làm
thế nào nó có thể làm được điều đó. Khách hàng thường xuyên bày tỏ sở thích của họ bằng
cách mô tả một ý tưởng giải pháp hoặc một cách tiếp cận thực hiện; Tuy nhiên, tuyên bố
cần phải được thể hiện trong điều kiện độc lập của một giải pháp công nghệ cụ thể.

 Nguyên tắc 2: Bày tỏ sự cần thiết phải làm cụ thể các dữ liệu thô. Nhu cầu có thể được
thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau của các chi tiết. Để tránh mất thông tin, diễn tả sự cần
thiết phải cùng cấp độ chi tiết như các dữ liệu thô.

 Nguyên tắc 3: Sử dụng cách nói tích cực, không tiêu cực.

 Nguyên tắc 4: Thể hiện sự cần thiết là thuộc tính của sản phẩm. Từ ngữ cần như báo cáo
về các sản phẩm đảm bảo tính thống nhất và tạo điều kiện cho dịch tiếp theo vào thông số
kỹ thuật sản phẩm. Không phải tất cả các nhu cầu có thể được thể hiện rõ ràng như các
thuộc tính của sản phẩm, tuy nhiên, và trong hầu hết các trường hợp, các nhu cầu có thể
được diễn tả như là thuộc tính của người sử dụng của sản phẩm.

 Nguyên tắc 5: Tránh các từ phải và nên làm. Những từ phải và nên hàm ý một mức độ
quan trọng cho sự cần thiết. Thay vì tình cờ gán một đánh giá tầm quan trọng kép (phải so
với cần) cho các nhu cầu vào thời điểm này, chúng tôi khuyên bạn nên trì hoãn việc đánh
giá tầm quan trọng của từng nhu cầu đến bước 4.
Danh sách các nhu cầu của khách hàng là cha của tất cả các nhu cầu gợi ra từ tất cả
các khách hàng được phỏng vấn ở các thị trường mục tiêu. Một số nhu cầu có thể công
nghệ không thực hiện được. Những hạn chế của tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế được
đưa vào quá trình thiết lập các thông số kỹ thuật của sản phẩm trong các bước phát triển
tiếp theo. Trong một số trường hợp khách hàng sẽ bày tỏ nhu cầu mâu thuẫn nhau. Tại thời
điểm này các nhóm không cố gắng để giải quyết những xung đột trong quá trình này, chỉ
đơn giản là lập tài liệu cho cả hai nhu cầu. Quyết định như thế nào để giải quyết mâu thuẫn
nhu cầu là một trong những thách thức của các hoạt động phát triển ý tưởng tiếp theo.
2.1.3. Đánh giá mức độ quan trọng các nhu cầu khách hàng (Bước 3)
Mỗi nhu cầu có một tầm quan trọng khác nhau với khách hàng. Các khách hàng
trong cuộc khảo sát có thể đưa ra rất nhiều nhu cầu khác nhau, trong đó có một vài nhu cầu
được cho là thiết yếu nhất (độ quan trọng cao). Mặt khác có những nhu cầu chỉ được nhắc
đến một vài lần và tương đối cá biệt (độ quan trọng kém hơn). Nhóm thiết kế sẽ thực hiện
công thăm dò ý kiến tổng hợp của khách hàng qua việc chấm điểm mức quan trọng của
những tiêu chí trên thang điểm 5 sau đó tổng hợp làm căn cứ để đánh giá mức độ quan
trọng của các tiêu chí.

 In hoặc viết mỗi nhu cầu tuyên bố trên một thẻ hoặc thanh ghi chú riêng biệt.
Một macro in có thể được viết dễ dàng để in các báo cáo nhu cầu trực tiếp từ các
mẫu dữ liệu. Một tính năng rất hay của phương pháp này là nhu cầu có thể được in trong
một phông chữ lớn ở trung tâm của thẻ và sau đó báo cáo khách hàng ban đầu và các thông
tin khác có liên quan có thể được in trong một phông chữ nhỏ ở dưới cùng của thẻ để dễ
tham khảo. Bốn thẻ này có thể được cắt ra từ một tờ giấy in tiêu chuẩn.

 Loại bỏ báo cáo dôi dư.


Những thẻ có biểu hiện báo cáo dư thừa nhu cầu thể được ghim vào nhau và đối xử
như một thẻ duy nhất. Hãy cẩn thận hợp nhất chỉ có những báo cáo mà giống hệt nhau về
ý nghĩa.

 Nhóm các thẻ theo sự giống nhau của nhu cầu chúng thể hiện.
Tại thời điểm này, các nhóm nên cố gắng để tạo các nhóm khoảng 3-7 thẻ thể hiện
nhu cầu tương tự. Tính logic của nhóm được tạo ra được đặc biệt chú ý. Nhóm phát triển
mới làm quen thường tạo ra các nhóm theo một góc độ công nghệ, gom cụm các nhu cầu
liên quan đến, ví dụ, vật liệu, bao bì, hay quyền lực. Hoặc họ tạo ra các nhóm theo các
thành phần vật lý giả định như vỏ, thân, bộ phận chuyển đổi và ắc quy. Cả hai cách trên
đều nguy hiểm; Nhớ lại rằng mục tiêu của quá trình này là tạo ra một mô tả về nhu cầu của
khách hàng. Vì lý do này, các nhóm phải nhất quán với cách khách hàng nghĩ về nhu cầu
của họ và không theo như cách nhóm phát triển nghĩ về sản phẩm. Các nhóm phải hiểu
tương ứng với nhu cầu của khách hàng hoặc ít ra cũng là tương tự.

 Mỗi nhóm chọn một nhãn.


Các nhãn chính là một tuyên bố của nhu cầu khái quát tất cả các nhu cầu trong
nhóm. Nó có thể được lựa chọn từ một trong những nhu cầu trong nhóm, hoặc các nhóm
có thể viết một tuyên bố nhu cầu mới.

 Cân nhắc việc tạo ra các siêu nhóm bao gồm 2-5 nhóm nhỏ.
Nếu có ít hơn 20 nhóm, thì một hệ thống phân cấp hai mức có lẽ là đủ để sắp xếp
dữ liệu. Trong trường hợp này, các nhãn nhóm là nhu cầu chính và các thành viên trong
nhóm là nhu cầu thứ cấp. Tuy nhiên, nếu có hơn 20 nhóm, nhóm nghiên cứu có thể xem
xét việc tạo ra siêu nhóm, và do đó một mức độ thứ ba trong hệ thống phân cấp. Quá trình
tạo ra siêu nhóm là giống với quá trình tạo ra các nhóm. Như với các bước trước đó, nhóm
cụm theo sự giống nhau của nhu cầu chúng thể hiện và sau đó tạo ra hoặc chọn một nhãn
siêu nhóm. Các nhãn siêu nhóm trở thành nhu cầu chính, các nhãn nhóm trở thành nhu cầu
phổ thông, và thành viên của nhóm trở thành nhu cầu cấp ba.

 Xem xét và chỉnh sửa tổ chức nhu cầu báo cáo.


Không có sự sắp xếp chính xác duy nhất của nhu cầu trong một hệ thống phân cấp.
Tại thời điểm này, nhóm nghiên cứu có thể xem xét các nhóm, nhãn thay thế hoặc đề nghị
sắp xếp thay thế tham gia vào một nhóm khác.

 Gán trọng số cho nhu cầu khách hàng


Quá trình này phức tạp hơn khi nhóm nghiên cứu cố gắng để phản ánh nhu cầu của
hai hoặc nhiều phân đoạn thị trường riêng biệt. Có ít nhất hai cách tiếp cận có thể được
thực hiện để giải quyết thách thức này.

Số điểm Giá trị Mức độ


STT trung quan
bình trọng
Nhu cầu khách hàng 1 2 3 4 5

1 Thiết bị có thiết kế nhỏ 1 0 2 2 5 4 4


gọn

2 Thiết bị có thể hoạt động 2 3 5 0 0 2,3 2


liên tục trong thời gian dài

3 Thiết bị có nhiều chế độ 1 2 5 2 0 2,8 3


làm việc
4 Thiết bị có khả năng sạc 0 0 1 1 8 4,7 5
nhanh

5 Chữ trên các nút ấn dễ 0 0 0 1 9 4,9 5


nhìn

6 Thiết bị có độ bền cao 0 0 4 4 2 3,8 4

7 Thiết bị dễ dàng làm sạch 0 0 0 3 7 4,7 5

8 Thiết bị có thể để âm tủ 0 1 1 3 5 4,2 4

9 Thiết bị có khóa an toàn 0 0 1 3 6 4,5 5

10 Thiết bị có hệ thống báo 0 0 1 3 6 4,5 5


chập điện

11 Thiết bị có khả năng chống 0 1 0 3 6 4,4 4


rò rỉ nước

12 Thiết bị có thể điều chỉnh 0 3 5 2 0 2,9 3


tốc độ rửa

13 Thiết bị có thể thay đổi chế 0 2 6 2 0 3 3


độ rửa

14 Tay cầm mở ngăn kéo 0 0 0 2 8 4,8 5

15 Thiết bị có khả năng tiết 0 3 5 2 0 2,9 3


kiệm điện

16 Thiết bị hoạt động êm ái 0 1 2 2 5 4,1 4

17 Các nút ấn có độ bền cao 0 0 1 1 8 4,7 5

18 Thiết bị có chính sách bảo 0 0 0 2 8 4,8 5


hành tốt
19 Các nút ấn có độ bền cao 0 0 0 3 7 4,7 5

20 Thiết bị có giá thành hợp 3 4 3 0 0 2 2


21 Thiết bị được làm từ vật 0 0 1 4 5 4,4 4


liệu kháng khuẩn

22 Thiết bị có giá thành hợp 0 1 7 2 0 3,1 3


23 Thiết bị có khả năng chống 1 8 1 0 0 2 2


rung động

24 Thiết bị có khả năng chống 0 0 0 0 10 5 5


giật

25 Thiết bị có ghi chú hướng 0 5 3 2 0 2,7 3


dẫn bằng tiếng Việt

Bảng II-1: Đánh giá mức độ quan trọng của các tính năng (từ 1->5)

Sau khi có đánh giá tầm quan trọng của các nhu cầu khách hàng nhóm thiết kế sắp
xếp lại các nhu cầu dựa theo mức độ quan trọng của chúng. Mức độ quan trọng được thể
hiện qua bảng dưới đây.

STT Nhu cầu khách hàng Mức độ


quan trọng

1 Thiết bị có khả năng thay đổi chiều cao hạ nhanh

2 Chữ trên các nút ấn dễ nhìn

3 Thiết bị dễ dàng làm sạch


5
4 Thiết bị có khóa an toàn

5 Thiết bị có hệ thống báo chập điện


6 Tay cầm mở cửa chắc chắn

7 Thiết bị có khả năng chống nước

8 Thiết bị có thể chống gù

9 Các nút ấn có độ bền cao

10 Thiết bị có khả năng chống giật

11 Thiết bị có khả năng tự ngắt điện khi xảy ra cháy chập

12 Thiết bị có thiết kế nhỏ gọn

13 Thiết bị có độ bền cao

14 Thiết bị có thể để âm tủ

15 Thiết bị có khả năng chứa đồ

16 Thiết bị hoạt động êm ái


4
17 Thiết bị có chính sách bảo hành tốt

18 Thiết bị có đèn chiếu sáng

19 Thiết bị dễ làm sạch

20 Thiết bị có khả năng diệt khuẩn

21 Thiết bị có khả năng chống rung động

22 Thiết bị có nhiều chế độ nâng hạ

23 Thiết bị có thể điều chỉnh tốc độ nâng hạ

24 Thiết bị có thể thay đổi chế độ nâng hạ


3
25 Thiết bị có khả năng tiết kiệm điện

26 Thiết bị có giá thành hợp lý

27 Thiết bị được làm từ vật liệu kháng khuẩn

28 Thiết bị có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài

29 Thiết bị có thể tích lớn 2


30 Thiết bị có khả năng điều khiển qua smartphone

31 Thiết bị có khả năng nhận diện giọng nói

32 Thiết bị có khả năng cảnh báo thời gian bảo trì

33 Thiết bị có ghi chú hướng dẫn bằng tiếng Việt

Bảng 2-6: Sắp xếp theo mức độ quan trọng của nhu cầu khách hàng

2.1.4. Ghép nhóm các nhu cầu khách hàng (Bước 4)


- Sau khi có đánh giá các nhu cầu, nhóm thiết kế hệ thống hóa sắp xếp chúng thành
các cây nhu cầu.
- Ghi nhãn “Post – It” các nhóm khác nhau và đưa các nhu cầu khách hàng vào từng
nhóm riêng biệt.
- Lưu ý các nhu cầu đơn, rời rạc.
- Xem và diễn dịch khách hàng.
- Lưu ý các siêu nhóm khi có số lượng yêu cầu quá lớn phải tách làm các nhóm nhỏ
hơn.

STT Nhóm Nhu cầu khách hàng

Thiết bị có thiết kế nhỏ gọn

Chữ trên các nút ấn dễ nhìn


1
Thiết bị có thiết kế bắt mắt
Mẫu mã
Thiết bị có thể tích lớn

Thiết bị được làm từ vật liệu kháng khuẩn

Chức năng làm việc Thiết bị có thể làm việc trong thời gian dài
2 Thiết bị có nhiều chế độ nâng hạ

Thiết bị có khả năng nâng hạ nhanh

Thiết bị dễ dàng làm sạch

Thiết bị có thể thay đổi chế độ nâng hạ

Tay cầm mở cửa chắc chắn


Thiết bị có khả năng điều khiển từ xa

Thiết bị có đèn chiếu sáng

Thiết bị có khả năng chống bụi bẩn

Thiết bị có ghi chú hướng dẫn bằng tiếng Việt

Thiết bị có độ bền cao

Thiết bị có khóa an toàn

Thiết bị có hệ thống báo chập điện

Thiết bị có khả năng chịu lực

Thiết bị hoạt động êm ái

Các nút ấn có độ bền cao

3 Chức năng an toàn Thiết bị có khả năng chống giật

Thiết bị có khả năng cảnh báo thời gian bảo trì

Thiết bị có khả năng tự ngắt khi xảy ra cháy chập

Thiết bị có khả năng chống rung động

Chức năng công nghệ Thiết bị có khả năng điều khiển qua smartphone
4 Thiết bị có khả năng nhận diện giọng nói

Giá thành và bảo hành Thiết bị có chính sách bảo hành tốt
5 Thiết bị có giá thành hợp lý

Bảng 2-7: Ghép nhóm nhu cầu khách hàng

2.1.5. Phản ánh kết quả và quá trình (Bước 5)


Bước cuối cùng trong phương pháp này là để phản ánh vào kết quả và quá trình này.
Trong khi quá trình xác định nhu cầu của khách hàng có thể được cấu trúc một cách hữu
ích, nó không phải là một khoa học chính xác. Các đội phải thử thách các kết quả của nó
để xác minh rằng chúng phù hợp với những kiến thức và trực giác của nhóm nghiên cứu
đã phát triển qua nhiều giờ tương tác với khách hàng. Một số câu hỏi cần đặt ra là:
- Chúng ta đã tương tác với tất cả các loại khách hàng quan trọng của trong thị trường
mục tiêu?
- Có phải chúng ta có thể nhìn thấy xa hơn nhu cầu liên quan đến sản phẩm hiện có
chỉ là để nắm bắt những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng mục tiêu của chúng ta?
- Những lĩnh vực này yêu cầu chúng tôi phải theo đuổi trong các cuộc phỏng vấn theo
dõi hoặc điều tra?
- Các khách hàng mà chúng tôi đã nói chuyện với những người tham gia sẽ là tốt
trong các nỗ lực phát triển không ngừng của chúng tôi?
- Những gì chúng ta biết bây giờ mà chúng tôi không biết khi chúng tôi bắt đầu? Có
phải chúng ta ngạc nhiên bởi bất kỳ nhu cầu?
- Chúng đã liên quan đến tất cả mọi người trong tổ chức của chúng tôi những người
cần phải hiểu sâu sắc nhu cầu của khách hàng?
- Làm thế nào chúng ta có thể nỗ lực cải thiện các quá trình trong tương lai?
Chương III. XÁC LẬP THÔNG SỐ KỸ THUẬT MỤC TIÊU
3.1. Triển khai các đại lượng đáp ứng các nhu cầu
Dựa vào bảng nhu cầu thu thập được từ quá trình khảo sát, nhóm thiết kế sẽ thảo
luận và đưa ra những đại lượng phục vụ cho các nhu cầu đó. Danh sách các đại lượng
(Metric) đáp ứng các nhu cầu và đánh trọng số.

Các nhu cầu Mức độ quan


STT Đại lượng (Metric) Đơn vị đáp ứng trọng

1 Độ tuổi sử dụng Tuổi 6,13,24 *****

2 Công suất bàn W 3,8,9 *****

3 Tuổi thọ bàn Năm 6,13,22 ****

4 Chiều cao chân bàn cm 2,4,9 ****

5 Vật liệu chân bàn Chất liệu 2,4,7,11 ****

6 Vật liệu mặt bàn Chất liệu 7,11,16 ****

7 Độ nghiêng mặt bàn Độ 9,14 ****

8 Giá thành VNĐ 17,20,21 ****

9 Xuất xứ Nước 5,8,19 ***

10 Kích thước mặt bàn cm 3,18 ***

11 Chiều cao tổng thể cm 4,16 ***

12 Nhiệt độ hoạt động độ C 10,25 ***

13 Khối lượng kg 2,4,5,26 **

Bảng 3-1

3.2. So sánh các thông số của những sản phẩm cạnh tranh
Để có thể xác định được “độ lớn” của các đại lượng (Value) của các đại lượng
để thiết lập thông số sản phẩm. Ngoài việc thảo luận, hỏi ý kiến chuyên gia, nhóm thiết
kế cũng tham khảo một vài sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh để cân nhắc cho sản
phẩm của mình. Điển hình dưới đây là một vài sản phẩm được nhóm thiết kế quan tâm
và tham khảo:
- Bàn học thông minh SINGAYE M172
- Bàn học thông minh chống gù chống cận ERGONOMIC
Thông số đáng chú ý của những sản phẩm mà nhóm đã tham khảo được trình bày trong
bảng 3-2:

STT Đại lượng Đơn vị Giá trị


SINGAYE ERGONOMIC
M172

1 Độ tuổi sử dụng Tuổi Mọi lứa tuổi Mọi lứa tuổi


2 Công suất bàn W 650 550
3 Tuổi thọ bàn Năm 8 6
4 Chiều cao chân bàn cm 52-76 50-73
5 Vật liệu chân bàn Chất liệu Thép hợp kim Thép hợp kim
6 Vật liệu mặt bàn Chất liệu Gỗ MDF Gỗ tự nhiên kết
hợp gỗ HDF-E1

7 Độ nghiêng bàn Độ 0-60 0-60


8 Giá thành VNĐ 10 triệu 7 triệu
9 Xuất xứ Nước Trung quốc Châu âu
10 Kích thước mặt bàn cm 118*60 115*60
11 Chiều cao tổng thể cm 119*143 114*138
12 Nhiệt độ hoạt động Độ C 5-50 5-45
13 Khối lượng Kg 35 33
14 Chuẩn chống bụi nước IP IPx6 IPx5
15 Phương pháp nâng Loại Trục quay cơ học Trục quay cơ học
Bảng 3-2

3.3. Thành lập thông số mục tiêu cho sản phẩm


Căn cứ vào dữ liệu thu thập được từ bảng 3-2, nhóm thiết kế chọn ra các giá trị biên
và lý tưởng cho các đại lượng trình bày trong bảng 3-3:
STT Đại lượng Đơn vị Giá trị
Giá trị biên Giá trị mong muốn
1 Độ tuổi sử dụng Tuổi Mọi lứa tuổi Mọi lứa tuổi
2 Công suất bàn W 550-650 600
3 Tuổi thọ bàn Năm 6-8 >7
4 Chiều cao chân bàn cm (50-73)-(52-76) 51-75
5 Vật liệu chân bàn Chất Thép hợp kim Thép hợp kim
liệu

6 Vật liệu mặt bàn Chất liệu Gỗ MDF và Gỗ tự Gỗ MDF


nhiên kết hợp
gỗ HDF-E1

7 Độ nghiêng bàn Độ 0-50, 0-60 0-60


8 Giá thành VNĐ 1 triệu - 2 triệu <1.5 triệu
9 Xuất xứ Nước Trung quốc, Châu âu
Châu âu

10 Kích thước mặt bàn cm 115*60, 118*60 115*60


11 Chiều cao tổng thể cm 114*138, 115*140
119*143
12 Khối lượng Kg 33-35 <=30
13 Chuẩn chống bụi IP IPx5-IPx6 >IPx5
nước
14 Phương pháp nâng Loại Trục quay cơ học Trục quay cơ học
Bảng 3-3
Chương IV. XÂY DỰNG CONCEPT
Xây dựng concept
Gồm 5 bước:

4.1. Làm rõ vấn đề:


 Phát triển hiểu biết chung về vấn đề cần giải quyết dựa trên các nhu cầu khách
hàng và thông số kỹ thuật mục tiêu.
 Chia tách vấn đề cần giải quyết thành những vấn đề nhỏ
 Tập trung vào nhũng vấn đề nhỏ chính yếu, chủ đạo.
 Phân tách theo chức năng
 Khởi tạo sơ đồ chức năng của 1 sản phẩm có trên thị trường
 Khởi tạo sơ đồ chức năng dựa trên ý niệm bất lỳ của nhóm hoặc các công nghệ
nền
 Dẫn tiến theo các dòng lưu thông như dòng vật liệu, năng lượng, tín hiệu
Chia tách vấn đề:
Chức Các lớp chức năng Lớp vật lí
năng
chính

Nâng hạ Xylanh khí


nén
Chống gù
Xoay Vòng bi
Nghiêng Lò xo
Chứa đồ Ngăn kéo
Tủ
Nguồn sáng Đèn bàn
Đèn led
Chức Điều chỉnh hướng Cần đèn
năng Chiếu sáng sáng
Điều chỉnh Khớp bản lề
làm
việc ánh sáng Điều chỉnh cường Biến trở
độ sáng Drive
Lưu trữ năng lượng Pin

Cấp nguồn Ắc quy


Kết nối nguồn Dây cắm
Đặt đồ Mặt bàn
Treo đồ Móc treo

Nút nhấn,
Bật tắt vặn
Công tắc

Tránh gây tổn thương Bo tròn

Tấm bảo vệ

Chống rò rỉ điện Nối đất


Chức
Sơn cách
năng an
điện
toàn Astomas
Chống ngắn mạch
Cấu chì

Tấm chắn
Bảo vệ mắt đèn
Lăng kính

Gỗ
Chất liệu
Inox

Nhựa tổng
hợp
Mẫu Bàn gấp
mã Kiểu dáng
Bàn chữ U

Bàn tròn

Màu lam
Màu sắc
Màu nâu

Màu đen

Lưu trữ tệp Thẻ nhớ

Chức Nghe nhạc USB


năng Phát âm thanh Loa
công Giá sách Giá sách
nghệ gầm
Giá sách gắn
bàn
Hẹn giờ Đồng hồ
4.2. Tìm kiếm bên ngoài
Mục tiêu của việc tìm kiếm bến ngoài là tìm kiếm các sản phẩm trên thị trường có chức
năng kiểu dáng, mẫu mã tương tự của các đối thủ kinh doanh, để lựa chọn được concpet
tối ưu nhất.
Thực hiện tìm kiếm trên thị trường và các phương tiện thông tin đại chúng, nhóm thiết
kế tiến hành đánh giá một số sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh.

 Các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường:

THÔNG MINH - BLV16


STT Chi tiết Thông số kỹ thuật

1 Tên sản phẩm Bàn Làm Việc Đứng Điều Chỉnh Độ Cao

2 Giá thành 10.550.000 VNĐ

3 Kích thước mặt bàn 1200×600 mm

4 Chiều cao chân bàn 92 mm

5 Trọng lượng chân bàn 36,8 kg

6 Chịu tải mặt bàn 125 kg

7 Kiểu dáng Bàn chữ L, nhỏ gọn, tiết kiệm không gian

8 Vật liệt chân bàn Thép cacbon rắn

9 Vật liệu mặt bàn Gỗ cao su, sơn PU3 chống mối mọt
10 Độ tuổi sử dụng Mọi lứa tuổi

11 Tính năng thông minh Nâng hạ độ cao 68-128cm


Tự động nhắc nhở người dùng thời gian đứng
hoặc ngồi
Tùy chỉnh độ rộng của khung bàn
Nhớ 2 vị trí

12 Tốc độ điều chỉnh độ cao 40mm/s

13 Cơ chế điều chỉnh Nâng hạ theo chuyển động tay

14 Thương hiệu FlexiSportTM

15 Xuất xứ China

BÀN LÀM VIỆC THÔNG MINH CAO CẤP - BLV25


STT Chi tiết Thông số kĩ thuật

1 Tên sản phẩm BLV25

2 Giá thành 10.300.000 VNĐ

3 Chiều cao chân bàn 68 -110 cm

4 Vật liệu chân bàn Khung thép carbon

5 Vật liệu mặt bàn Gỗ công nghiệp

6 Độ nghiêng mặt bàn 0 -60 độ

7 Xuất xứ Châu Âu

8 Kích thước mặt bàn 100*60 cm

9 Chiều cao tổng thể 119*143 cm

10 Chức năng Bàn làm việc thông minh tự


động nâng hạ

4.3. Tìm kiếm nội bộ


Đây là công việc của nhóm thiết kế nhằm tìm ra những ý tưởng mới trong sản phẩm
của mình. Nhóm thiết kế sẽ đưa ra tất cả những ý tưởng có thể có về sản phẩm bàn làm
việc thông minh nhằm khai thác đầy đủ không gian giải pháp của sản phẩm. Nhóm thiết kế
đã tổng hợp các ý tưởng tiềm năng, các chức năng có thể đưa vào sản phẩm bàn làm việc
thông minh bao gồm:
- Bàn học thông minh giúp ngăn ngừa các bệnh lý học đường:
+ Tư thế ngồi học sai gây nên các bệnh liên quan đến cột sống, gù lưng, cận thị,... chính
vì thế các mẫu bàn học thông minh ra đời.
+ Bộ bàn học thông minh có thể giúp bé ngồi học 1 tư thế thoải mái, thẳnglưng, đồng
thời luôn giữ một khoảng cách nhất định giữa sách vở và mắt.

- Bàn học thông minh mang lại cảm hứng học tập cho bé:
+ Mỗi một bộ bàn học thông minh đều được thiết kế với chiều cao, chiều rộng thích hợp.
+ Giúp bé có được cảm giác thoải mái nhất trong quá trình học tập.
+ Đồng thời với vẻ ngoài được thiết kế tỉ mỉ, cầu kỳ bàn học thông minh sẽ mang đến
cho các bé sự thích thú trong quá trình học tập.
+ Trên mặt bàn còn được bố trí thêm các vị trí như kệ, giá giữ sách….giúp bé hoàn toàn
có thể tự mình trang trí được một góc học tập mang đậm cá tính riêng của các con. Điều này
giúp bé mỗi khi học bài sẽ không cảm thấy chán nản và mệt mỏi nữa.
- Bàn học thông minh có độ bền lâu dài: Các sản phẩm bàn học thông minh cao cấp đều
có độ bền rất tốt có thể sử dụng trong một khoảng thờigian dài mà không lo chúng bị hư
hỏng.
- Bàn học đa năng rất an toàn với trẻ em và người lớn: Như đã nói ở trên các sản phẩm
bàn học thông minh đều được làm từ các chất liệu caocấp rất an toàn với trẻ nhỏ. Đặc biệt
các góc cạnh sắc nhọn đều được thaythế bằng các bo tròn đảo bảo không gây tổn thương
đến trẻ em.
- Kiểu dáng của bàn học thông minh rất đẹp: Bộ bàn học thông minh đa dạng về kiểu
dáng, màu sắc, kích thước,… phù hợp với nhu cầu và sởthích của trẻ. Mang đến một không
gian học tập đầy tính thẩm mỹ.
- Tiết kiệm diện tích:
+ Không chỉ là chiếc bàn để ngồi học, mẫu bàn học thông minh còn tích hợp thêm nhiều
tiện ích như: giá sách, ngăn kéo đựng đồ,…
+ Đây là ưu thế “được lòng” các bậc phụ huynh bởi giúp quá trình học củacon thuận tiện
hơn. Đồng thời, tạo cho bé thói quen ngăn nắp ngay từ nhỏ khi cất sách vở, đồ dùng học
tập đúng chỗ.

4.4.Khảo sát hệ thống


- Bảng tổng hợp concept
- Cây phân loại mẫu (concept):
 Dạng đồ thị nhánh cây, chia nhỏ các công nghệ thành công nghệ con
 Lược bỏ các nhanh ít khả thi
 Xây dựng mối quan hệ liên quan và quan hệ độc lập
 Đánh dấu nhánh không phù hợp
 Tinh chỉnh vấn đề phân tách
Cây concept:

Hình 4.1: Concept 1

Hình 4.2: Concept 2


Hình 4.3: Concept 3

Hình 4.4: Concept 4


Hình 4.5: Concept 5

4.5. Tái hiện lên giải pháp và tiến trình


- Nhóm phát triển giải pháp đã được khám phá đầy đủ?
- Có sơ đồ chức năng thay thế?
- Có cách khác để phân tách vấn đề?
- Có nguồn ý kiến bên ngoài khác được triệt để theo đuổi?
- Ý tưởng từ mọi người được chấp nhận và tích hợp vào quy trình?
4.5.1. Mô tả concept
Ở đây nhóm em lựa chọn 3 Concept sau dựa trên phân tích tìm kiếm trong và tìm
kiếm ngoài, đặc biệt là giá thành. Sản phẩm dành cho khách hàng có thu nhập trung
bình, vì vậy nên không thể quá nhiều công nghệ, khiến giá thành tăng cao mà cũng
không thể quá nghèo nàn về mặt công nghệ để khiến trải nghiệm của khách hàng
kém đi. Nhóm đã cố gắng cân bằng giữa các mặt để cho ra 3 mẫu concept như trên.
Tổng hợp các ý tưởng nhóm thiết kế thu được bảng mô tả các concept như sau:
 Concept 1
- Bàn chống gù cho người sử dụng bằng cách thay đổi độ nghiêng mặt bàn
- Bàn cấp nguồn cho hệ thống bằng pin
- Bàn có hình vuông, có màu nâu và làm từ nhựa tổng hợp
- Chức năng an toàn: Bàn được bo tròn góc và mép bàn, chống ngắn mạch đồng thời
chống rò rỉ điện
- Concept 1 giúp bảo vệ cột sống và mắt của người dùng tốt hơn
- Concept 1 giúp cho việc vận chuyển trở lên dễ dàng với bánh xe ở chân bàn

Hình 4.6 Bản vẽ phác thảo concept 1


 Concept 2
- Bàn chống gù cho người sử dụng bằng cách thay đổi chiều cao
- Bàn cấp nguồn cho hệ thống bằng Ắc quy
- Bàn có dạng chữ U, có màu trắng và làm từ inox
- Chức năng an toàn: Bàn được đặt tấm bảo vệ ở góc và mép bàn, chống ngắn mạch
bằng cầu chì và chống rò rỉ điện bằng sơn cách điện
- Concept 2 có thể dự trữ rất nhiều năng lượng.

Hình 4.7 Bản vẽ phác thảo concept 2

 Concept 3
- Bàn chống gù cho người sử dụng bằng cách xoay mặt bàn
- Bàn cấp nguồn cho hệ thống bằng ắc-quy
- Bàn có dạng gấp, có màu lam và làm từ nhựa tổng hợp
- Chức năng an toàn: Bàn được bo tròn góc và mép bàn, chống ngắt mạch bằng
Astomas và chống rò rỉ điện bằng nối đất
- Concept 3 rất nhỏ gọn và linh hoạt thông nhờ việc có thể xoay và gập lại

Hình 4.8 Bản vẽ phác thảo concept 3


Chương V. LỰA CHỌN CONCEPT
5.1. Phương pháp ma trận
Sử dụng phương pháp ma trận quyết định để chọn ra một trong ba concept khả thi
nhất. Các tiêu chí kèm trọng số được nhóm thiết kế đưa ra để phục vụ việc đánh giá so sánh
các concept với nhau:

STT Tiêu chí đánh giá Trọng số (%)

1 Diện tích bàn 10

2 Độ gọn nhẹ 10

3 Thiết kế 5

4 Thời gian sử dụng 10

5 Công suất bàn 5

6 Kết cấu 5

7 Dịch vụ người dùng 10

8 Chức năng sử dụng 20

9 Tính công nghệ trong sản phẩm 10

10 Giá thành 15

Khi đã có các tiêu chí để đánh giá, nhóm thiết kế đưa ra 3 mẫu concept đã chọn ở
bước xây dựng concept vào để thực hiện chấm điểm. Đánh giá các tiêu chí được chấm trên
thang 5, tương ứng với 5 mức: Rất tốt (5); tốt (4); trung bình (3); kém (2); và rất kém (1).
Điểm đánh giá sẽ được nhân trọng số để cho ra điểm đánh giá cuối cùng.
Các concept được đưa vào ma trận tính điểm và tiến hành đánh giá:

Concept Concept Concept


1 2 3

Tiêu chí lựa Tỷ Đánh Quy đổi Đánh Quy đổi Đánh Quy đổi
chọn lệ giá điểm giá điểm giá điểm
(%)

Diện tích 10 3 0.3 4 0.4 4 0.4


bàn

Độ gọn nhẹ 10 4 0.4 4 0.4 3 0.3

Thiết kế 5 4 0.2 5 0.25 3 0.15

Thời gian sử 10 4 0.4 4 0.4 4 0.4


dụng

Công suất 5 3 0.15 4 0.2 3 0.15


bàn

Kết cấu 5 3 0.15 3 0.15 4 0.2

Dịch vụ 10 4 0.4 3 0.3 3 0.3


người dùng

Chức năng 20 4 0.8 4 0.8 3 0.6


sử dụng

Tính công 10 4 0.4 5 0.5 4 0.4


nghệ trong
sản phẩm

Giá thành 15 3 0.45 4 0.6 4 0.6

Tổng 100 3.65 4.00 3.5


Xếp hạng 2 1 3

Tiếp tục Không Có Không


phát triển
không ?

Kết luận:
=>> Dựa vào bảng ma trận concept trên, concept 2 là concept được đội ngũ phát triển
đánh giá cao nhất, đầy đủ nhất các điều kiện và tiêu chí mà đội thiết kế cũng như khách
hàng, thị trường đưa ra. Trong đó có các điểm nổi bật:

- Thiết kế hiện đại, phù hợp với xu hướng hiện hành.


- Tính kinh tế đảm bảo
- Diện tích sử dụng bàn hợp lý.
- Tiết kiệm điện năng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo được yêu cầu
- Kết cấu đầy đủ, thông minh, thuận tiện cho người sử dụng.
- Dịch vụ người dùng đa dạng, chế độ bảo hành hợp lý.
- Tính công nghệ cao, giúp người dùng trải ngiệm đầy đủ mà giá thành sản phẩm
không đẩy lên quá nhiều.
- An toàn cho người sử dụng, chức năng khoá trẻ em giúp đảm bảo an toàn cho trẻ
nhỏ.
Vì vậy, ở đây nhóm sẽ tập chung phát triển concept 2 trong các phần tiếp theo.

You might also like