Nhan Dinh Dung Sai LHP

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

Anh (Chị) hãy cho biết các nhận định sau đây là đúng hay sai và giải thích?

1.Hiến pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước.


- Nhận định này là sai. Vì Hiến pháp ra đời cùng với sự thành công triệt để của Cách
mạng tư sản.
- Sau CMT8 1945 thành công, năm 1946 nước ta soạn thảo và cho ra bản Hiến pháp
đầu tiên của nước CHXHCNVN, Hiến pháp 1946.

2. Ở nước ta, Hiến pháp đã ra đời trước Cách mạng tháng Tám nam 1945.
- Nhận định này là sai.
- Vì trước CMT8 1945 nước ta chưa được thống nhất, thành lập thành một nước cụ thể
nên chưa thể có Hiến pháp được.Điều kiện tiên quyết để có thể thành lập một bản Hiến
pháp là nước đó phải độc lập, thống nhất. Vì vậy đến năm 1946 nước ta mới thành lập
được bản Hiến pháp đầu tiên.

3. Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp thông qua
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
 Nhận định này là sai.
 Ở nước ta hiện nay được thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp và trực tiếp.
Hình thức trực tiếp là nhân dân tự mình thông qua các quy định các luật lệ và
chính sách quan trọng của cộng đồng và đất nước ( chứ không thông qua một
người hay một trung gian, đại diện nào), còn hình thức dân chủ gián tiếp hay dân
chủ đại diện là nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan đại
diện do nhân dân bầu ra.

4. Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống với Hiến pháp
1992.
- Nhận định này là sai. Thủ tục sửa đổi Hiến pháp 2013 khác với Hiến pháp 1992
- Vì: theo điều 147 Hp 1992 và điều 120 Hp 2013
I. Chủ thể đề nghị sửa đổi Hp
 Hp 1992: Không quy định chủ thể là ai
 Hp 2013: Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ QH, Chính phủ, Ít nhất 1/3 đại biểu
QH.
II. Thành lập Uỷ ban dự thảo
 Hp 1992: Không quy định
 Hp 2013: Do QH thành lập, quyết định về số lượng, thành viên, nhiệm vụ và
quyền hạn.
III. Lấy ý kiến nhân dân
 Hp 1992: không quy định
 Hp 2013: ủy ban dự thảo Hp tổ chức lấy ý kiến nhân dân.
IV. Thông qua Hp
 Hp 1992: Chỉ QH được thông qua Hp (với tỉ lệ ít nhất 2/3 đại biểu QH biểu quyết
tán thành)
 Hp 2013: Nhân dân và QH

5. Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống với Hiến pháp
1946.
- Nhận định này là sai vì thủ tục sửa đổi Hp 2013 khác với Hp 1946.
- Vì theo điều 147 Hp 1946 và điều 120 Hp 2013:
a. Chủ thể thông qua
 Hp 1946: 2/3 nghị viện yêu cầu
 Hp 2013: Chủ tịch nước, Uỷ ban dự thảo, Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại
biểu QH
b. Thành lập ủy ban dự thảo
 Hp 1946: Do nghị viện bầu
 Hp 2013: Do QH thành lập, quyết định về thành phần, số lượng, thành viên,
hiệm vụ và quyền hạn
c. Lấy ý kiến nhân dân
 Hp 1946: không quy định
 Hp 2013: Uỷ ban dự thảo Hp tổ chức lấy ý kiến nhân dân
d. Thông qua Hp
 Hp 1946: Người dân là chủ thể có quyền thông qua Hp bằng con đường phúc
quyết
 Hp 2013: Nhân dân và Quốc hội

6. Các bản Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt
Nam.
 Nhận định này là sai.
 Vì chỉ có những bản Hp từ năm 1959 trở đi thì Hp VN mới bắt đầu công nhận sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN.
- Vì : + khi bản Hp đầu tiên của VN ra đời vào năm 1946, đó là thời điểm mà đất nước
chúng ta mới được thống nhất. Và để đảm bảo tinh thần đoàn kết nội bộ trong bối cảnh
nghị trường đa đảng, phức tạp, đất nước đang còn trong tình thế thù trong giặc ngoài.
Nếu ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng vào Hp 1946 thì dễ gây ra hiện tượng tranh cãi
của các đảng phái đang tồn tại trong nước.
+ Hp 1959: đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng trong lời nói đầu của Hp vì đây
được xem là một bước “thăm dò dư luận” để xem phản ứng của người dân khi Hp mới
được bổ sung thêm quy định về Đảng.
+ Hp 1980: ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng tại điều 4. Nhưng tại điều 4, những
quy định lại chưa được rõ ràng, chính xác và dễ hiểu cho người dân, đồng thời còn
chứa một số nội dung quy định nặng nề, chưa phù hợp với Hp.
+ Hp 1992: tiếp tục ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng tại điều 4. Tại điều 4 Hp 1992
đã bỏ đi những từ ngữ,cách diễn đạt mang nặng tính Tuyên ngôn và cương lĩnh (bổ
sung thêm tư tưởng HCM sau Chủ nghĩa Mác Lênin).
+ Hp 2013: có 4 điểm mới so với Hp 1992 về sự lãnh đạo của Đảng
 ĐCSVN- đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của
nhân dân lao động và dân tộc VN.
 Sửa đổi “theo” thành “lấy” chủ nghĩa Mác và tư tưởng HCM làm nền tảng tư
tưởng.

7. Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất với nhau.
- Nhận định này là sai.
- Vì quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau.
TRONG TẬP

8. Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế
theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh
quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
 Nhận định này là sai
 Vì theo khoản 2 điều 14 Hp 2013, quyền con người, quyền công dân có thể bị
hạn chế theo quy định của luật chứ không phải của pháp luật.
 LUẬT là 1 loại văn bản quy phạm pháp luật do QH ban hành cụ thể
 PHÁP LUẬT là những nguyên tắc xử sự chung mang tính bắt buộc, do NN ban
hành và nhìn nhận, được NN đảm bảo thực hiện, bao gồm 3 hình thức: văn bản
quy phạm pháp luật, tập quán pháp và tiền lệ pháp.

9. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người
được
pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật”.
- Nhận định này là sai. (TRONG TẬP)

10. Hiến pháp năm 2013 quy định: việc bắt, giam giữ người và việc khám xét chỗ ở do
pháp luật quy định.
- Nhận định này là sai ( TRONG TẬP)

11. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lại, ứng cử viên nào
được
nhiều phiếu hơn là người trúng cử.

 Nhận định này là đúng


 Theo khoản 2 điều 78 Luật bầu cử đại biểu Hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân,
thì người trúng cử phải là người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số
phiếu bầu hợp lệ.

12. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lần đầu nếu số người
trúng cử không đủ so với quy định thì sẽ tiến hành bầu bổ sung đại biểu.
 Nhận định này là đúng
 Theo điều 79 Luật bầu cử đại biểu Hội và Đại biểu hội đồng nhân dân, trong
cuộc bầu cử đầu tiên, nếu số lượng người trúng cử đại biểu QH hay Hội đồng
nhân dân chưa đủ

13. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quốc hội chỉ thực hiện hoạt động giám sát
tối cao đối với các cơ quan nhà nước ở trung uong.
 Nhận định này là sai
 Theo điều 69 Hp 2013 và điều 6 Luật tổ chức QH 2014, QH sẽ thực hiện việc
giám sát tối cao đối với các hoạt động của NN và hoạt động của cơ quan NN ở
Trung ương. Giám sát tối cao là việc Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt
động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ
quan có thẩm quyền xử lý. Giám sát tối cao được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội.

14. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ đại biểu Quốc hội mới có quyền trình dự
án luật trước Quốc hội.
 Nhận định này là sai
 Theo điều 84 Hp 2013
 Ngoài QH ra còn có nhiều chủ thể khác được liệt kê trong Điều 84. Trong số các
chủ thể. Chính phủ là người trình dự án luật nhiều nhất (95%) do có đủ kinh phí,
thực tiễn, thời gian và chuyên môn. Còn Đại biểu QH là cơ quan được mong đợi
nhất nhưng lại không thành vì thiếu kinh phí, thực tiễn, thời gian và chuyên môn.

15. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quốc hội có quyền hủy bỏ văn bản quy
phạm pháp luật của Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
 Nhận định này là sai
 Theo Điều 15 Luật Tổ chức QH 2014
 QH bãi bỏ văn bản của Chính phủ (bao gồm cả văn bản quy phạm pháp luật)
nếu QH xét thấy trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của QH theo đề nghị của
UBTVQH, chứ không phải trái với Hp, luật và pháp lệnh.
 Sự khác nhau giữa nghị quyết và pháp lệnh:
 Nghị quyết là văn bản luật do QH trực tiếp ban hành
 Pháp lệnh là văn bản dưới luật do Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang
bộ ban hành.
16. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong thời gian Quốc hội không họp, Thủ
tướng có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm hoặc cách chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ.

17. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các Nghị quyết của Quốc hội phải
dược quá nửa tổng số Ðại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
 Nhận định này là đúng
 Theo Khoản 1 Điều 85 Hp 2013
 Nghị quyết của QH phải được quá nửa tổng số đại biểu QH biểu quyết tán
thành, đối với trường hợp làm Hp hay sửa đổi Hp thì phải được ít nhất hai phần
ba tổng số ĐbQH biểu quyết tán thành.

18. Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan chuyên môn của Quốc hội.
 Nhận định này là sai
 Theo Khoản 1 Điều 73
 Uỷ ban thường vụ QH là cơ quan thường trực của QH chứ không phải là cơ
quan chuyên môn của QH.
19. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ có quyền
đình chỉ thi hành, không có quyền bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Chính phủ.
 Nhận định này là sai
 Theo Khoản 4 Điều 74 Hp 2013 quy định
 UBTVQH có quyền đình chỉ việc thi hành văn bản của CP và quyền bãi bỏ các
văn bản đó nếu xét thấy nó trái với HP, Luật, Nghị quyết của QH.
 Các loại văn bản đó không phải trái với Pháp luật mà là trái với Hp,Luật và Nghị
quyết.
 Luật : là văn bản quy phạm pháp luật được QH ban hành
 Pháp luật: là những nguyên tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do NN
ban hành và nhìn nhận, được NN đảm bảo quyền thực hiện, gồm 3 hình
thức văn bản chính: văn bản quy phạm pháp luật, tiền lệ pháp và tập quán
pháp.

20. Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu Ðại biểu Quốc hội bị truy cứu trách
nhiệm hình sự thì đương nhiên mất quyền đại biểu.
 Nhận định này là đúng
 Theo Khoản 2 Điều 39 quy định
 Nếu ĐbQH bị kết án bằng bản án, quyết định của Tòa án thì đương nhiên sẽ bị
mất quyền đại biểu QH.

21. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả Ðại biểu Quốc hội đều hoạt động
kiêm
nhiệm.
 Nhận định này là sai
 Theo Khoản 1 Điều 23 Luật Tổ chức QH 2014
 Đại biểu QH có 2 loại chức năng: ĐbQH chuyên trách và ĐbQH không chuyên
trách, chứ không có ĐbQH hoạt động kiêm nhiệm.
 Vì ĐbQH rất bận rộn với công việc của mình, nhất là đối với ĐbQH chuyên trách,
sẽ phải thực hiện công việc rất nhiều nên không thể thực hiện kiêm nhiệm thêm
một chức năng nào nữa trong BMNN.

22. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền phủ quyết các đạo
luật do Quốc hội ban hành.
 Nhận định này là sai
 Theo Điều 69 Hp 2013
 QH là cơ quan quyền lực NN cao nhất nước ta, vị trí pháp lý của CTN không thể
nào cao hơn hoặc ngang bằng với QH, nên không thể có quyền phủ quyết của
QH. CTN bắt buộc là Đại biểu QH nên đã được tham gia vào quá trình xây dựng,
thảo luận, biểu quyết thông qua các dự án Luật, đã có cơ hội thể hiện quan
điểm, ý kiến của mình về dự án Luật.

23. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao theo đề nghị của Chánh án
Tòa án
nhân dân tối cao.
 Nhận định này là sai
 Theo Khoản 3 Điều 88 Luật Hp 2013 quy định
 CTN có quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm cách chức Thẩm phán của Tòa án Nhân dân
tối cao thơ nghị quyết của QH, chứ không theo đề nghị của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao.
 Vì Tòa án nhân dân tối cao là do QH quy định tổ chức và hoạt động, nên nếu
muốn bổ nhiệm hay miễn nhiệm một chức vụ gì trong Tòa án Nhân dân thì sẽ chỉ
có QH được phép đề nghị.

24. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước phải công bố tất cả các pháp
lệnh của UBTVQH chậm nhất 10 ngày kể từ ngày các pháp lệnh này được thông qua.
 Nhận định này là sai
 Theo Khoản 1 Điều 88 Hp 2013
 CTN đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ
ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được UBTVQH biểu
quyết tán thành mà CTN vẫn không nhất trí thì CTN trình QH quyết định tại kỳ
họp gần nhất.

25. Các bản Hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam đều quy định về độ tuổi của ứng
cử viên cho chức vụ Chủ tịch nước và quy định Chủ tịch nước phải là đại biểu Quốc
hội.
 Nhận định này là sai.
 Theo Điều 45 Hp 1946 quy định
 Trong bản Hp 1946 không quy định về độ tuổi của ứng cử viên cho chức vụ Chủ
tịch nước.
 Còn đối với các văn bản

26. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước chỉ có quyền tham dự các
phiên họp của Chính phủ khi xét thấy cần thiết.
 Nhận định này là sai.
 Theo Điều 90 Hp 2013 quy định
 CTN không chỉ có quyền tham dự các phiên họp của Chính Phủ mà còn có
quyền yêu cầu CP họp.
 CTN có quyền tham dự phiên họp của CP mà không cần điều kiện “khi xét thấy
cần thiết”.

27. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Chính phủ bao gồm Thủ
tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
 Nhận định này là sai.
 Theo Khoản 1 Điều 95 Hp 2013 quy định
 Thành viên của Chính Phủ bao gồm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chứ k phải là cơ quan thuộc Chính Phủ.
 Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính Phủ k là thành viên của Chính Phủ, Các cơ
quan thuộc Chính phủ không có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh
vực, do đó, không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
 Luật tổ chức Chính phủ quy định: “Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chỉnh
phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực
và các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vỉ toàn quốc ” (khoản 1
Điều 39)

28. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chính phủ do Quốc hội bầu ra.
 Nhận định này là đúng
 Theo Khoản 1 Điều 95, cơ cấu, số lượng thành viên CP sẽ do QH quyết định
bầu ra.

29. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc
hội,Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
 Nhận định này là sai
 Theo Điều 94 Hp 2013 quy định
 Chính phủ chỉ cần chịu trách nhiệm trước QH, đối với Uỷ ban thường vụ QH và
CTN thì chính phủ cần phải báo cáo công tác trước QH, UBTVQH và cả CTN.

30. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ thi
hành và bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
 Nhận định này là sai.
 Thủ tướng Chính Phủ chủ có quyền đình chỉ việc thi hành nghị quyết của HĐND
tỉnh nếu xét thấy trái với Hp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
 Luật là một loại văn bản quy phạm pháp luật do QH ban hành
 Pháp luật là những nguyên tắc xử sự chung mang tính bắt buộc, được NN ban
hành và thừa nhận, được NN đảm bảo việc thực hiện, gồm 3 hình thức văn bản
chính: văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp và tiền lệ pháp.

31. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có quyền bổ
nhiệm,miễn nhiệm, cách chức thành viên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
 Nhận định này là đúng
 Theo Khoản 7 Điều 28 Luật Tổ chức chính phủ
 Thủ tướng CP có quyền bổ nhiệm,miễn nhiệm và cách chức các thành viên của
UBND cấp Tỉnh, vì theo quy định, UBND cấp tỉnh sẽ do HĐND cấp tỉnh bầu ra và
là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND
tỉnh,thành phố và cơ quan nhà nước cấp trên.

32. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chánh án Tòa án nhân dân có thể bị Hội
đồng nhân dân cùng cấp bãi nhiệm.
=> Tòa án nhân dân bao gồm Tòa án nhân dân Tối cao và các Tòa án khác do
luật định. (theo Khoản 2 Điều 102 Hiến pháp 2013 )
 Nhận định này là sai
 Theo Khoản 1 Điều 26 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định.
 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề
nghị của Chính Phủ chứ không thể bị bãi nhiệm bởi Hội đồng nhân dân cùng
cấp. Vì theo Khoản Điều 5 Điều 8 Luật tổ chức QH năm 2014 quy định, QH có
quyền bầu ra Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, vì vậy QH cũng sẽ có quyền
bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân.

33. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực
hành quyền công tố và kiểm sát chung.
 Nhận định này là sai.
 Theo Khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định
 Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố và chỉ kiểm sát hoạt động tư
pháp chứ không kiểm sát chung các hoạt động khác của Nhà nước, cụ thể là
không kiểm sát hoạt động hành pháp và lập pháp.

34. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể bị Hội
đồng nhân dân cùng cấp bỏ phiếu tín nhiệm.
 Nhận định này là sai.
 Theo Khoản 5 Điều 8 Luật tổ chức QH năm 2014 quy định.
 Vì QH là chủ thể bầu ra Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân nên chỉ có QH mới
có quyền bỏ phiếu

35. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, hệ thống Tòa án bao gồm: Tòa án nhân
dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện và các Tòa quân
sự.
 Nhận định này là sai
 Theo Khoản 2 Điều 102 quy định
 Hệ thống tòa án nhân dân tối cao gồm có: Tòa án nhân dân tối cao và các toà án
khác do luật định, cụ thể là Điều 3 Luật tổ chức Tòa án nhân dân quy định về các
Tòa khác gồm có : Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân cấp cao. tòa án
nhân dân tỉnh, tòa án nhân dân huyện và tòa án quân sự.

36. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, hệ thống Viện kiểm sát bao gồm: Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân
cấp huyện và các Viện kiểm sát quân sự.
 Nhận định này là sai
 Theo Khoản 2 Điều 107 Hiến pháp 2013 và Điều 40 Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân 2014 quy định.
 Viện kiểm sát nhân dân bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát
nhân dân cấp cao, viện kiểm sát nhân dân tỉnh, viện kiểm sát nhân dân huyện và
viện kiểm sát quân sự các cấp.

37. Các bản Hiến pháp Việt Nam đều quy định về việc thành lập hệ thống Viện kiểm sát
nhân dân.
 Nhận định này là sai.
 Vì trong bản HIến pháp 1946 không quy định về việc thành lập hệ thống Viện
kiểm sát nhân dân, còn đối với Hiến pháp 1959 trở về sau thì đều quy định về
việc thành lập hệ thống Viện kiểm sát nhân dân.

38. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các thành viên của Thường trực Hội đồng
nhân dân phải hoạt động chuyên trách.
 Nhận định này là sai
 Theo Điều 105 Luật Tổ chức chính quyền địa phương
 Thành viên của Thường trực HĐND gồm có: Chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch
HĐND và các Uỷ viên thuộc Thường trực HĐND. Theo như Luật quy định thì các
hoạt động của HĐND sẽ chia ra thành những hoạt động chuyên trách, không
chuyên trách và kiêm nhiệm. Vì vậy tùy vào tính chất công việc của mỗi thành
viên mà sẽ được chia làm những hoạt động khác nhau. Ví dụ như vì CT k cần
chuyên trách nên có thể là kiêm nhiệm, nếu CT chuyên trách thì cần 1 PCT
chuyên trách, nếu CT kiêm nhiệm thì cần 2 PCT chuyên trách.

39. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thường trực Hội đồng nhân dân có quyền
bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
40 Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các nghị quyết của Hội đồng nhân
dân phải có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
 Nhận định này là sai
 Theo Khoản 3 Điều 91 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định
 Chỉ có nghị quyết của HĐND là được thông qua khi có quá nửa tổng số đbHĐND
biểu quyết tán thành, còn riêng đối với nghị quyết về bãi nhiệm đbHĐND được
thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đbHĐND biểu quyết tán thành.
 Nói ngắn gọn là không phải tất cả các nghị quyết của HĐND đều được thong
qua nếu đạt được quá nửa, mà còn có trường hợp ngoại lệ.

41. Theo quy định của Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, Hội đồng nhân
dân có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân và Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

42. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ðại biểu Hội đồng nhân dân chỉ có quyền
chất vấn những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.
 Nhận định này là sai
 Theo Điều 83 và Khoản 1 Điều 96 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
quy định
 HĐND bầu ra rất nhiều các chức danh như: Chủ tịch HĐND, Phó CT HĐND,..
nhưng về việc chất vấn thì HĐND chỉ được quyền chất vấn một số chức danh là:
Chủ tịch UBND, Phó CT UBND Uỷ viên UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng
viện kiểm sát nhân dân cùng cấp chứ không có quyền chất vấn hết tất cả các
chức danh mà mình bầu.

43. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân nhất thiết phải là
đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp.
 Nhận định này là sai.
 Theo Khoản 3 Điều 83 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định
 Chủ tịch UBND được bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết phải là đbHĐND.

44. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền đình
chỉ thi hành và bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực
tiếp.
45. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Thường trực Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh chỉ bao gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân.
 Nhận định này là sai.
 Theo Khoản 2 Điều 18 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định.
 Thành viên Thường trực HĐND cấp tỉnh gồm có: Chủ tịch HĐND, hai phó CT
HĐND, các Uỷ viên là Trưởng ban của HĐND và thêm một chức danh nữa là
Chánh Văn phòng HĐND tỉnh.

46. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Thường trực Hội đồng nhân
dân cấp xã bao gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân.
 Nhận định này là sai.
 Theo KHoản 2 Điều 32 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định.
 Thành viên Thường trực HĐND cấp xã bao gồm: Chủ tịch HĐND và một phó
Chủ tịch HĐND.

47. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Trưởng ban và Phó Trưởng ban của Hội
đồng nhân cấp tỉnh, cấp huyện đều là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên
trách.
 Nhận định này là sai
 Theo Khoản 3 Điều 18 và Khoản 3 Điều 25 Luật tổ chức chính quyền địa
phương 2015 quy định
 Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh và huyện có thể là đbHĐND hoạt động chuyên
trách, vì theo em chức danh Trưởng ban là người đứng đầu Ban của HĐND, sẽ
là người nắm khái quát các công việc và sau đó sẽ phân việc cho các cấp dưới,
nên tùy thuộc vào người nắm chức Trưởng ban có muốn hoạt động chuyên trách
hay không mà sẽ phân cho họ là chuyên trách hoặc không chuyên trách.
 Còn đối với Phó chủ tịch HĐND tỉnh và huyện đều sẽ là đại biểu HĐND chuyên
trách vì cần có người phụ trách các hoạt động chuyên trách để có thể giải quyết
tốt và cặn kẽ được các vấn đề trong tỉnh, huyện của mình.

48. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Trưởng ban và Phó Trưởng ban của Hội
đồng nhân cấp xã đều là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
 Nhận định này là sai.
 Theo Khoản 3 Điều 32 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định.
 Các thành viên là Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các ủy viên của các ban của
HĐND xã đều hoạt động kiêm nhiệm chứ không là hoạt động chuyên trách.
 Hoạt động chuyên trách khác với hoạt động kiêm nhiệm:
 Hoạt động chuyên trách là một người có kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ
về một vấn đề nào đó và phải chịu trách nhiệm về vấn đề đó.
 Hoạt động kiêm nhiệm là việc một người giữ nhiều chức vụ khác nhau.

49. Theo quy định của pháp luật hiện hành, kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó
Chủ tịch và Uỷ viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê
chuẩn. Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp
xã phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn.
 Nhận định này là sai.
 Theo khoản 6,7 Điều 83 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định.
 Chỉ có kết quả bầu Chủ tịch UBND, Phó CT UBND cấp tỉnh mới được Thủ tướng
chính phủ phê chuẩn, không có chức danh Uỷ viên UBND cấp tỉnh ở đây.
 Đối với các chức danh cấp huyện, cấp xã cũng như vậy, chỉ có Chủ tịch, Phó
Chủ tịch UBND mới cần được Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn,
không có chức danh Uỷ viên UBDN.

50. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Ủy ban nhân dân các cấp
gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Ủy ban nhân dân là người đứng đầu cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ
trách công an.

51. Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 quy định số lượng Phó Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là 03 người.
 Nhận định này là sai.
 Theo Điều 20 Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định
 Số lượng Phó Chủ tịch sẽ thay đổi theo từng địa phương khác nhau. Ví dụ nếu
UBND ở địa phương thuộc loại I như tỉnh Sơn La thì sẽ có số lượng Phó CT là
không quá 4 người; còn đối với các tỉnh loại II và III như Tỉnh Yên Bái và Tỉnh
Tuyên Quang thì số lượng phó chủ tịch sẽ không quá 3 người.

52. Tất cả các bản Hiến pháp Việt Nam đều quy định nguyên tắc bầu cử: phổ thông,
bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
 Nhận định này là đúng
 Trong 5 bản Hp của VN đều có quy định về nguyên tắc bầu cử.
 Cụ thể ở Hp 1946 quy định chế độ bầu cử phải theo nguyên tắc phổ thông đầu
phiếu, bỏ phiếu tự do, trực tiếp và kín. Sở dĩ có những câu từ khác với nguyên
tắc hiện hành nhưng về phần nội dung thì vẫn theo nguyên tắc hiện nay.
 Hp 1959: Điều 5
 Hp 1980: Điều 7
 hp 1992: Điều 7
 Hp 2013: Khoản 1 Điều 7

53. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan hoạt
động thường xuyên của Quốc hội
 Nhận định này là sai
 Theo Điều 117 Hp 2013 quy định
 Hội đồng Bầu cử QG là do QH thành lập nhằm mục đích tổ chức bầu cử đại biểu
QH, và thêm các nhiệm vụ khác được quy định trong điều 117 Hp 2013 và Điều
14 Luật bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND.
 Tuy là cơ quan do QH thành lập nhưng lại không là cơ quan hoạt động thường
xuyên của QH, mà Hội đồng bầu cử QG là cơ quan hoạt động một cách độc lập
với QH, chỉ có nhiệm vụ phải báo cáo với QH về những vấn đề trong kì bầu cử.

54. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người đứng đầu các cơ quan chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân đều là Uỷ viên Uỷ ban nhân dân.
 Nhận định này là đúng
 Theo Khoản 1 Điều 9, Khoản 1 Điều 20 và Khoản 1 Điều 27 quy định
 Cơ quan chuyên môn thuộc UBND được tổ chức ở cấp tỉnh và huyện. Uỷ viên
UBND tỉnh sẽ gồm các Uỷ viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc
UBND cấp tỉnh, và đối với cấp huyện cũng như vậy, Uỷ viên UBND huyện là
người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.

55. Theo quy định của pháp luật hiện hành,Chánh án Toà án nhân dân tối cao bắt buộc
phải là Ðại biểu Quốc hội.
 Nhận định này là sai
 Theo Khoản 1 Điều 80 Hp 2013 quy định
 Chánh án toà án nhân dân tối cao không bắt buộc là đại biểu QH. Vì đại biểu Qh
có quyền chất vấn Chánh án toà án nhân dân tối cao, nếu Chánh án lại là đại
biểu Qh thì chẳng khác nào Chánh án tự mình chất vấn mình. Điều đó không thể
xảy ra đối với một quan chức nhà nước, vì vậy Chánh án toà án nhân dân tối
cao không bắt buộc là đại biểu Qh.

You might also like