Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

CÂU HỎI ÔN TẬP LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG

PHẦN 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT TÀI
CHÍNH CÔNG
1. Thế nào là tài chính công? Phân biệt tài chính công và tài chính tư?
+ Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành, tài
chính công thể hiện các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập, sử dụng,
quản lý các quỹ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp
ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội
+ Phân biệt tài chính công với tài chính của các tổ chức, cá nhân (tài chính tư) ở phương
diện sau:
+ Mục đích của tài chính công là duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước để đảm nhiệm
hiệu quả các chức năng của Nhà nước đối với xã hội. Khác với tài chính tư có mục
đích lợi nhuận hoặc thỏa mãn nhu cầu cá nhân, mục đích của tài chính công là nhằm
đảm bảo sự tồn tại vững chắc của quốc gia về phương diện chính trị, phát triển kinh tế
và nâng cao phúc lợi xã hội cho công dân của mình
+ Tài chính công chủ yếu được thực hiện thông qua cơ chế quyền lực nhà nước mà
không phải cơ chế thỏa thuận. Các quyết định thu thuế hay phân bổ ngân sách đều
được thực hiện dưới hình thức quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Đối với tài chính công, nguồn vốn chủ yếu mà nhà nước có được là từ sự đóng góp
không hoàn trả của cá nhân, tổ chức trong xã hội dưới hình thức thuế và các hình thức
khác và sau đó, nguồn vốn này được phân bố lại cho xã hội. Đối với tài chính tư,
nguồn vốn chủ yếu có được từ sự thu nhập và việc phân bố lại cũng hạn chế.
+ Hoạt động tài chính công phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc công khai minh bạch
do liên quan đến tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội, còn hoạt động tài chính tư
thì việc công khai cũng được thể hiện nhưng với yêu cầu thấp hơn.
+ Hoạt động tài chính công phải thể hiện nguyên tắc dân chủ trong hoạt động của Nhà
nước, mà ở đó, mức độ tham gia và thụ hưởng của công dân trong hoạt động tài chính
nhà nước hầu như không phụ thuộc vào khả năng đóng góp của bản thân họ , trong
khi đó nguyên tắc này rất hạn chế trong hoạt động tài chính tư.
2. Thế nào là pháp luật tài chính công? Trình bày các đặc trưng của pháp luật tài chính
công?
+ Pháp luật tài chính công là tập hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền
ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối,
sử dụng các quỹ tài chính của Nhà nước.
+ Về đối tượng điều chỉnh: Là những quan hệ XH phát sinh trong hoạt động tài chính
của nhà nước gồm ba nhóm quan hệ chính: (căn cứ theo hđ tài chính) Nhóm quan hệ
tạo lập các nguồn quỹ tài chính công (thu); Nhóm quan hệ phân cấp quản lý tài chính
công; Nhóm quan hệ sử dụng các nguồn quỹ tài chính công (chi).
+ Về phương pháp điều chỉnh:
Phương pháp mệnh lệnh: VD: Quan hệ thu thuế, phí, lệ phí.
Phương pháp bình đẳng thỏa thuận: VD: quan hệ vay nợ, quan hệ mua sắm tài sản
+ Về nguồn điều chỉnh: là tổng hợp các văn bản QPPL do CQNN có thẩm quyền nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng
các quỹ TC của NN. VD: Các quy định pháp luật về ngân sách nhà nước gồm các quy
định về thuế, phí, lệ phí..; Các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, tài chính
gồm pháp luật kế toán, pháp luật kiểm toán,...;Các quy định của pháp luật về thanh
tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
3. Nguồn của pháp luật tài chính công là gì? Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế
khu vực và quốc tế ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành nguồn luật tài chính
công?
+ Về nguồn điều chỉnh: là tổng hợp các văn bản QPPL do CQNN có thẩm quyền nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng
các quỹ TC của NN. VD: Các quy định pháp luật về ngân sách nhà nước gồm các quy
định về thuế, phí, lệ phí..; Các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, tài chính
gồm pháp luật kế toán, pháp luật kiểm toán,...;Các quy định của pháp luật về thanh
tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
+ khi triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế, luôn nảy sinh những vấn đề cần xử lý
về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Đơn cử
như, trong tiến trình hội nhập quốc tế, cần luôn điều chỉnh, sửa đổi hệ thống pháp luật
trong nước, tuy nhiên, phải có lộ trình, bước đi cẩn trọng, để vừa củng cố độc lập, tự
chủ, vừa hội nhập quốc tế thành công. Hay là vấn đề đối phó với nguy cơ lệ thuộc vào
thị trường bên ngoài, lệ thuộc kinh tế dẫn đến lệ thuộc về chính trị...; hoặc vấn đề phải
đối phó với sự xâm lăng văn hóa, xử lý hiện tượng giao thoa văn hóa trong hội nhập
quốc tế, những mâu thuẫn trong xây dựng con người Việt Nam dưới tác động của trào
lưu hình thành công dân toàn cầu, sự xâm nhập của các giá trị xã hội không phù hợp
đối với nước ta...
4. Thế nào là phân cấp quản lý tài chính công? Trình bày vai trò của hoạt động phân
cấp quản lý tài chính công?
5. Bội chi NSNN là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tỷ lệ bội chi NSNN
hàng năm? Tại sao?
+ Bội chi ngân sách nhà nước là (Tổng số) chi lớn hơn (tổng số) thu trong năm ngân
sách, tình trạng mất cân đối của ngân sách, phản ánh sự thiếu hụt của nền tài chính
(k1 đ4 lnsnn)
+ Thẩm quyền quyết định tỷ lệ % nguồn thu phân chia giữa NSTW và NSĐP do QH
quyết định.
+ Thẩm quyền quyết định tỷ lệ % phân chia giữa các cấp NSDP do HĐND tỉnh quyết
định.
6. Trình bày các giải pháp khắc phục bội chi NSNN?
+ Thứ nhất, Phát hành thêm tiền để xử lý bội chi ngân sách nhà nước: Giải pháp này
đơn giản dễ thực hiện nhưng sẽ gây ra lạm phát nếu Nhà nước phát hành thêm quá
nhiều tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến tiêu cực đến đời sống
kinh tế-xã hội-chính trị.
+ Thứ hai, Vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài: Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều
sẽ kéo theo vấn đề phục thuộc nước ngoài cả về kinh tế lẫn chính trị và còn làm giảm
dự trữ ngoại hối khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá.
Còn vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất và vòng nợ – trả lãi- bội chi sẽ làm tăng
mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của ngân sách nhà nước
cho các thời kỳ sau.
+ Thứ ba, Tăng các khoản thu: Việc tăng các khoản thu (đặc biệt là thuế) có thể bù đắp
thâm hụt ngân sách nhà nước và giảm bội chi ngân sách nhà nước.Tăng thu ngân sách
nhà nước bằng biện pháp tích cực khai thác mọi nguồn thu, thay đổi và áp dụng các
sắc thuế mới, nâng cao hiệu quả thu. Tuy nhiên, cần lưu ý khi tăng thu vẫn phải chú ý
khuyến khích các ngành, vùng trọng điểm để tạo lực đẩy cho nền kinh tế và phải xác
định cái gốc cơ bản là phải tăng thu ngân sách nhà nước bằng chính sự tăng trưởng
kinh tế..
+ Thứ tư, Triệt để tiết kiệm các khoản chi: Tiết kiệm các khoản chi đầu tư công và chi
thường xuyên từ ngân sách nhà nước. Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế
nhưng vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia khi xảy ra tình trạng bội chi ngân
sách nhà nước và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có
nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả để tạo ra những đột
phá cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là những dự án chưa hoặc không hiệu
quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư.
+ Thứ năm, Tăng cường vai trò quản lý của cơ quan Nhà nước: Tăng cường vai trò quản
lý của nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả
hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử
dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động và
đời sống kinh tế – xã hội nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như
đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
7. Phân biệt đơn vị dự toán NSNN và các cấp NSNN?
+ Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực
hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
+ Theo quy định của điều 4 Luật ngân sách nhà nước 2015 thì đơn vị dự toán ngân sách
là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách, thực hiện
các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước

Tiêu chí Cấp ngân sách Đơn vị dự toán

Vị trí, tư Cấp ngân sách được hình thành trên cơ sở Là một cơ quan, đơn vị được nhà nước thành
cách cấp chính quyền nhà nước – lập hay thừa nhận – thực hiện một nhiệm vụ
được nhà nước giao, được nhận kinh phí từ
Là bộ phận cơ bản cấu thành của hệ thống ngân sách cấp để thực hiện nhiệm vụ đó.
NSNN.
Là bộ phận cấu thành của thành của một cấp
NS. được cấp ngân sách của mình phân bổ giao
dự toán để quản lý sử dụng. Riêng ngân sách xã
vừa là cấp NS vừa là đơn vị trực tiếp sử dụng
NS – dưới nó không có đơn vị dự toán.

Thẩm Gồm quyền quyết định, phân bổ, quản lý, Quyền sử dụng ngân sách được giao, quyền
quyền giám sát kiểm tra NS của các đơn vị dự quản lý giám sát đơn vị dự toán cấp dưới trực
toán thuộc cấp mình trên cơ sở được phân thuộc.
cấp nguồn thu nhiệm vụ chi cho NS cấp
mình

Phạm vi Rộng: nguồn thu có được từ nhiều nguồn Thu hạn chế – chỉ từ một và nguồn được phân
thu chi khác nhau trong đó có nguồn thu quan giao chủ yếu quản lý sử dụng nguồn kinh phí
trọng từ thuế – Chi cho nhiều lĩnh vực, ngân sách cấp để chi cho một nhiệm vụ, lĩnh
nhiều đối tượng khác nhau, mức độ chi vực được phân công hay đối tượng trực thuộc
lớn. đơn vị mình

Quyền Mức độ tự chủ cao có quyền quyết định, Mức độ tự chủ không cao, mọi hoạt động thu
chủ động quyền điều chỉnh dự toán ngân sách cấp chi phải theo dự toán được phân bổ, chỉ được
và trách mình. Tự bảo đảm cân đối ngân sách cấp thay đổi dự toán NS khi có sự cho phép của cơ
nhiệm mình trên cơ sở nguồn thu, nhiệm vụ chi quan có thẩm quyền. Được NS bảo đảm đúng
đối với được phân cấp và tình hình thực tế hoạt số kinh phí theo dự toán được giao.
NS động thu của ngân sách cấp mình.
Chủ thể Hệ thống cơ quan quyền lực và cơ quan Thủ trưởng đơn vị và bộ phận tài chính kế toán
quản lý hành chính nhà nước – hệ thống các cơ của đơn vị;
quan tài chính các cấp .

Số lượng Có 4 cấp ngân sách tương ứng với cấp Có nhiều đơn vị dự toán ngân sách – trong một
chính quyền: + Ngân sách tỉnh, thành phố cấp ngân sách có đơn vị dự toán cấp I – cấp II,
trực thuộc trung ương, bao gồm ngân cấp 3 dưới cấp III . Riêng cấp xã không có đơn
sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, vị dự toán.
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành
phố thuộc thành phố trực thuộc trung
ương;

+ Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành


phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố
trực thuộc trung ương , bao gồm ngân
sách cấp huyện và ngân sách của các xã,
phường, thị trấn;

+ Ngân sách các xã, phường, thị trấn.

8. Trình bày hệ thống NSNN của nước ta hiện nay. Phân tích mối quan hệ giữa các
cấp ngân sách trong hệ thống NSNN?
Có 4 cấp ngân sách tương ứng với cấp chính quyền:
+ Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách
của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung
ương;
+ Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc
trung ương , bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách của các xã, phường, thị trấn;
+ Ngân sách các xã, phường, thị trấn.
+ Tính độc lập tương đối giữa ngân sách các cấp:
- giao các nguồn thu và chi cho các cấp NS và cho phép mỗi cấp có quyền quyết định NS của
mình: Nguồn thu của ngân sách cấp nào thì cấp đó sử dụng. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp
nào thì cấp đó phải đảm nhận.
+ Tính phụ thuộc giữa ngân sách cấp dưới và ngân sách cấp trên:
- Ngân sách cấp trên có thể chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới để địa phương hoàn
thành nhiệm vụ.
- Ngân sách cấp trên có thể chi bổ sung có mục tiêu để địa phương có thể thực hiện được
chính sách mới. đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các địa phương
9. Trình bày quy trình lập, phê chuẩn dự toán NSNN và việc triển khai để tổ chức thực hiện
dự toán NSNN hàng năm?
Lập dự toán NSNN: Đ41-48
Là quá trình xây dựng và quyết định dự toán thu, chi ngân sách của Nhà nước trong một năm,
đồng thời xác định các biện pháp chủ yếu về kinh tế - tài chính để đảm bảo thực hiện tốt các
chỉ tiêu về ngân sách đã định ra.
10. Việc điều chỉnh dự toán NSNN được thực hiện trong những trường hợp nào? Trình
bày quy trình điều chỉnh dự toán NSNN?
Không phải khi dự toán ngân sách được thông qua thì không thể thay đổi. Dự toán ngân sách
có thể được điều chỉnh trong các trường hợp sau: Đ52 LNSNN
Theo Điều 53 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định việc điều chỉnh dự toán đã giao cho
các đơn vị sử dụng ngân sách như sau:
Việc điều chỉnh dự toán ngân sách đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc trong
các trường hợp:
+ Do điều chỉnh dự toán ngân sách;
+ Cơ quan tài chính yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại dự toán: Cơ quan tài chính
cùng cấp thực hiện kiểm tra dự toán đơn vị dự toán cấp I đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân
sách. Trường hợp phát hiện việc phân bổ không đúng tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực,
nhiệm vụ của dự toán ngân sách đã được giao; không đúng chính sách, chế độ quy định thì
yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được báo cáo phân bổ của đơn vị dự toán ngân sách.
+ Đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị trực thuộc trong phạm vi tổng mức
và chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao.
Việc điều chỉnh dự toán phải bảo đảm các yêu cầu về phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà
nước. Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng
cấp để kiểm tra, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện. Thời gian điều
chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thành trước ngày 15 tháng 11
năm hiện hành.
PHẦN 2. PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CÔNG
Chương 1. Pháp luật thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ
1. Đối tương chịu thuế của thuế XK - thuế NK là gì? Tại sao thuế XK – thuế NK
không điều tiết vào hành vi XK – NK dịch vụ qua biên giới Việt Nam?
+ Đối tượng chịu thuế là Hàng hoá được phép XK,NK qua biên giới kinh tế VN.
+ Thuế xuất khẩu – nhập khẩu không điều tiết vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ
qua biên giới Việt Nam vì: Xuất phát từ những đặc tính cơ bản khác nhau của hàng
hóa, dịch vụ. Hàng hóa mang tính hữu hình, còn dịch vụ mang tính vô hình. Và vì
thuế xuất khẩu – nhập khẩu có sự dịch chuyển qua biên giới, đối với hàng hóa là vật
hữu hình, việc xác định sự dịch chuyển là dễ dàng và khả thi. Ngược lại, đối với dịch
vụ, việc xác định sự dịch chuyển qua biên giới tương đối khó khăn và tốn kém chi phí
nên không điều tiết vào dịch vụ.
2. Những trường hợp nào được miễn thuế XK – thuế NK? Điều 16 LTXK-NK
3. Phân tích hệ quả pháp lý của trường hợp không chịu thuế XK - thuế NK và trường
hợp miễn thuế XK – thuế NK?
+ Ko chịu: Không phải thực hiện thủ tục pháp lí gì
+ Miễn: Cần phải làm hồ sơ xin miễn giảm gửi cơ quan thuế có thẩm quyền. Không
phải kê khai, tính thuế nhưng phải kê khai hải quan
4. Trình bày căn cứ xác định đối tượng nộp thuế XK – thuế NK?
+ là các tổ chức, cá nhân có hành vi xk-nk HH thuộc diện chịu thuế
+ Chủ thể này có nghĩa vụ nộp thuế xuất-nhập khẩu.(nghĩa vụ luật định)
+ VD: Chủ hàng hoá XK,NK; Tổ chức nhận uỷ thác XK, NK
+ Tuy nhiên họ có thể được chủ thể khác nộp thuế thay do ủy quyền, được bảo lãnh,
nộp thuế thay. (K4 Đ 3 LTXKNK)
5. Trình bày căn cứ tình thuế XK – thuế NK?
+ Số lượng hàng hóa thực tế XK, NK: Là số lượng hàng hoá thực tế ghi trên tờ khai mà cơ sở có
hàng xuất khẩu, nhập khẩu nộp cho cơ quan hải quan .
+ Giá tính thuế của từng mặt hàng hóa XK, NK:
Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất (FOB), không gồm
chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng bán hàng.
+ Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá mua của khách hàng tại cửa khẩu nhập, bao gồm cả chi
phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng mua hàng, tức là giá CIF.
+ Ðối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nếu có hợp đồng mua bán và có đủ các chứng từ hợp lệ đủ điều
kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng.
+ Trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá
thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu thì giá tính thuế áp dụng theo biểu giá do Chính phủ
quy định. Giá tính thuế tính bằng đồng Việt Nam. Ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua
vào do Ngân hàng nhà nước công bố.
+ Thuế suất của từng mặt hàng (theo tỷ lệ % hoặc thuế suất tuyệt đối)
Thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt:
- Thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thoả thuận đối xử tối huệ
quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
- Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan
hệ thương mại với Việt Nam.
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà Việt Nam và nước đó đã có thỏa
thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu.

Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau, ngoài việc chịu thuế theo quy định như trên còn phải chịu thuế bổ sung
- Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng hoá đó quá thấp so với giá thông thường do được bán
phá giá, gây khó khăn cho sự phát triễn ngành sản xuất hàng hoá tương tự cuả Việt Nam .
- Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng hoá đó quá thấp so với giá thông thường do có sự trợ
cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá tương tự cuả Việt Nam.
- Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu
hoặc có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hoá cuả Việt Nam.

6. Thế nào là thuế nhập khẩu bổ sung? Các loại thuế nhập khẩu bổ sung được áp
dụng trong những trường hợp nào?
+ Thuế nhập khẩu bổ sung là một loại thuế nhập khẩu đánh vào hàng hoá nhập khẩu vào
Việt Nam đáp ứng những điều kiện nhất định. Theo khoản 4, 5, 6 Điều 4 Luật Thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, các loại thuế nhập khẩu bổ sung gồm:
+ Thuế chống bán phá giá: là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp
hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản
xuất trong nước.
+ Thuế chống trợ cấp: là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng
hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể
cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong
nước.
+ Thuế tự vệ: là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu
hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt
hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của
ngành sản xuất trong nước.
7. Nêu đối tượng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Tại sao pháp luật quy
định những trường hợp này không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
Đ3 LTTTDB và nghị định 108/2015/NĐ-CP
+ Đối tượng không chịu thuế TTĐB:
+ Không nằm trong danh mục chịu thuế
+ Nằm trong danh mục nhưng không sử dụng trên thị trường
+ VN (không tác động lên TT nội địa).
+ Xuất khẩu
+ Trong khu phi thuế quan (trừ Ô tô<24c)
+ Nằm trong danh mục nhưng được vì mục đích sử dụng nên không chịu thuế.
+ Hàng viện trợ nhân đạo, quà tặng, quà biếu.
+ Quan hệ ngoại giao
+ Mục đích phục vụ lợi ích công cộng, an ninh, quốc phòng.
+ Tại sao pháp luật quy định những trường hợp này không chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt: hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, chưa thật cần thiết cho nhu cầu xã hội
thể hiện sự tăng cường quản lý, kiểm soát của nhà nước một cách tập trung, chặt chẽ
đối với các loại hàng hóa, dịch vụ này. Do đó, hàng hóa như ô tô, xe máy cao cấp
cũng thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có thể được giải thích theo khía cạnh
khác là những hàng hóa này được xếp vào hàng hóa xa xỉ và chưa thực sự cần thiết
(gth ngược)
8. Trình bày căn cứ tính thuế TTĐB?
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế
suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất
thuế tiêu thụ đặc biệt.” (Điều 5, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, sửa đổi bổ sung năm
2014).
9. Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do
cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
không? Tại sao?
Có, vì sử dụng trong phạm vi
10. Thế nào là khu phi thuế quan? So sánh nghĩa vụ thuế TTĐB trong 2 trường hợp nhập
khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB vào khu phi thuế quan và vào thị trường nội địa?
+ Tại Điều 2 Quyết định 100/2009/QĐ-TTg quy định như sau: “Khu phi thuế quan là
khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng
hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan
Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm
tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.”

You might also like