Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

TCC 2

13. Đơn vị chi trả thu nhập là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân.
ND sai
CSPL: Điều 2 Luật Thuế TNCN 2007.
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tại
khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TNCN. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thuế
TNCN: “Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân
sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp
thuế” và khoản 1 Điều 33 Luật thuế TNCN: “Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm
khấu trừ và nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo từng lần phát sinh đối với các khoản thu
nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế.”.Vậy đơn vị chi trả thu nhập không trở thành đối
tượng nộp thuế TNCN mà có thể hiểu đơn vị chi trả thu nhập là đối tượng nộp thuế thay cho
cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế TNCN.

14. Cá nhân lưu trú có thu nhập giống nhau sẽ nộp thuế TNCN như nhau.
ND sai.
CSPL: Điều 22, 23 Luật Thuế TNCN 2007.
Cá nhân lưu trú có thu nhập giống nhau sẽ không nộp thuế TNCN giống nhau vì còn phải
suy xét đến nguồn của khoản thu nhập đó, vì tùy theo từng loại thu nhập mà thuế suất sẽ
khác nhau, từ đó dẫn đến mức thuế TNCN phải nộp cũng khác nhau.
VD: anh A và anh B cùng có thu nhập trên tháng là 5 triệu đồng, nhưng thu nhập của anh A
là từ tiền lương thì sẽ chịu mức thuế suất là 5%; còn anh B có thu nhập từ việc trúng xổ số,
do đó mức thuế suất phải chịu trên thu nhập chịu thuế là 10%.

15. Mọi khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương đều là thu nhập chịu thuế TNCN.

Tình huống:
Ông A có một số khoản thu nhập sau: (1) thu nhập từ tiền lương tại trường đại học X là 15
triệu đồng/tháng; (2) thu nhập từ cho thuê nhà trọ là 05 triệu đồng/tháng; (3) thu nhập từ tiền
chia cổ tức tại công ty cổ phần Y là 50 triệu đồng; (4) thu nhập từ tiền lãi gửi tiết kiệm tại
ngân hàng là 10 triệu đồng/tháng, (5) bán một căn nhà với giá 03 tỷ đồng. Về gia đình, ông
A có một người con gái 10 tuổi đang học phổ thông, một người con trai 19 tuổi mới thi rớt
đại học, vợ ông A là nội trợ. Vợ và hai con của ông A đều không có thu nhập và sức khỏe
bình thường.
2.4. Ông A có tham gia thỉnh giảng cho một đại học khác là Z, tiền thù lao là 20 triệu
đồng/khoá học. Anh (chị) hãy cho biết phương thức tính thuế TNCN đối với khoản thu
nhập này như thế nào?

Việc ông A từ việc tham gia thỉnh giảng các khóa học là phát sinh thu nhập chịu thuế TNCN
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TNCN về Thu nhập chịu thuế : “Thu nhập từ
tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công”. Khoản thu nhập
này của ông A là thu nhập không thường xuyên, vì khoản thu nhập này phát sinh riêng lẻ
thành từng đợt, không mang tính chất đều đặn, định kỳ. Theo đó, thu nhập này sẽ chịu khấu
trừ 10% thu nhập phát sinh theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-
BTC. Vậy phương thức tính thuế TNCN đối với khoản thu nhập này là phương thức lũy tiến
toàn phần.

2.5. Việc ông A cho thuê nhà trọ và bán nhà có chịu thuế GTGT không? Tại sao? Nếu
có thì tính thuế GTGT theo phương pháp nào?
+ Cho thuê nhà trọ: Theo điểm a, b Khoản 1 Điều 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy
định rằng:

“a) Cá nhân cho thuê tài sản là cá nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản bao gồm:
cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm dịch vụ lưu trú; cho
thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển; cho thuê tài
sản khác không kèm theo dịch vụ.
...
b) Đối với cá nhân cho thuê tài sản thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác
định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân
là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợp đồng cho thuê tài sản…”

Qua đó có thể thấy ông A là cá nhân cho thuê tài sản và theo khoản b thì cá nhân
cho thuê tài sản có mức doanh thu cho thuê dưới 100 triệu đồng/năm thì không cần nộp
thuế GTGT. Ở đây, vì ông A cho thuê nhà với giá 5 triệu đồng/tháng x 12 tháng trong một
năm thì tổng doanh thu cho thuê trên năm của ông A là 60tr đồng/ năm. Do đó, ông A không
có nghĩa vụ nộp thuế GTGT trên doanh thu cho thuê của mình.

+ Bán nhà: Vì hành vi bán nhà không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT quy
định tại Điều 5 Luật Thuế GTGT nên hành vi bán nhà là hoạt động chịu thuế GTGT. Và theo
quy định tại điểm h khoản 1 Điều 7 Luật Thuế GTGT: “Đối với hoạt động kinh doanh bất
động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử
dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước.” Vậy cá nhân bán nhà phải chịu
thuế GTGT.

Vì ông A là cá nhân chuyển nhượng bất động sản thuộc quy định nêu trên nên ông A
phải chịu thuế GTGT đối với hành vi bán nhà. Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư
92/2015/TT-BTC: “Thuế suất đối với chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển
nhượng hoặc giá cho thuê lại.” và điểm b khoản 2 Điều 11 Luật Thuế GTGT: “Tỷ lệ % để
tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:…- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.” thì
thuế suất thuế GTGT mà ông A phải chịu cho hoạt động bán nhà là 2% và phương pháp
tính thuế là phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định tại điểm a khoản 2
Điều 11 Luật Thuế GTGT: “Đối tượng áp dụng:...- Hộ, cá nhân kinh doanh;”

You might also like