VẤN ĐÁP LUẬT SO SÁNH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

BỘ CÂU HỎI BỘ MÔN LUẬT SO SÁNH – VẤN ĐÁP

1. Nêu nội hàm của các tên gọi sử dụng cho môn học tại Việt Nam?
* Nội hàm chủ yếu của từng tên gọi:
- So sánh luật là một phương pháp nghiên cứu pháp luật những phương pháp nghiên cứu
khác.
- Luật so sánh, đây là một tên gọi có thể gây nhầm lẫn là trên thực tế sẽ tồn tại một ngành
luật so sánh với đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh độc lập. Tương tự như
cách hiểu luật dân sự, luật hình sự, luật thương mại,… Tuy nhiên, luật so sánh không
phải là một ngành luật.
- Luật so sánh là một môn khoa học pháp lý nên tên gọi đúng nhất với nội hàm của môn
học này là Luật học so sánh, nó sẽ chỉ về một khoa học nghiên cứu tổng thể và so sánh
các ngành luật khác nhau trên thế giới.
* Bản chất của luật so sánh:
- Quan điểm thứ nhất, Luật so sánh chỉ là một phương pháp khoa học – là phương pháp so
sánh pháp luật.
- Quan điểm thứ hai, luật so sánh là ngành khoa học.
- Quan điểm thứ ba, Luật so sánh vừa là một ngành khoa học vừa là phương pháp khoa
học.
=> Trong ba quan điểm trên, quan điểm thứ hai được xem là thuyết phục nhất vì bản chất của
Luật so sánh vẫn là một ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu, luận thuyết khoa học
đặc thù.
2. Trong các tên gọi khác nhau dùng cho Luật so sánh, tên gọi nào chính xác nhất? Tại
sao?
- Không có tên gọi nào là chính xác nhất tuy nhiên về mặt nội hàm Tên gọi chính xác nhất
là LHSS. Vì tên gọi LHSS tránh gây nhầm lẫn đây là 1 lĩnh vực nghiên cứu cụ thể trong
luật thực định và khẳng định đây là 1 ngành khoa học pháp lý độc lập có đối tượng và
phương pháp nghiên cứu riêng ngoài ra tên gọi chỉ là cách thức gọi tên sv, ht không làm
thay đổi bản chất.
3. Trong các tên gọi được sử dụng tại Việt Nam đối với luật so sánh, tên gọi nào làm thay
đổi bản chất của luật so sánh? Giải thích?
Trong các tên gọi được sử dụng tại Việt Nam đối với luật so sánh, không có tên gọi nào làm
thay đổi bản chất của luật so sánh. Bởi vì:
Hiện nay tại Việt Nam các tên gọi được sử dụng đối với luật so sánh bao gồm: so sánh luật,
Luật học so sánh, Luật so sánh.
Luật so sánh là một ngành khoa học pháp lý so sánh các hệ thông pháp luật trên thế chứ không
phải là một ngành luật độc lập bởi lẽ không có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều
chỉnh riêng mà chỉ có đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
- Về đối tượng nghiên cứu: hiện nay đối tượng nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất mà tồn tại
rất nhiều quan điểm khác nhau:
+ Hai học giả người Đức là Zweigert và Kotz trong tác phẩm “giới thiệu về luật so sánh cho
rằng: Luật so sánh là hoạt động trí tuệ mà pháp luật là đối tượng và so sánh là quá trình hoạt
động
+ Quan điểm của Peter De Cruz – “Comparative law In A Changing World”: “…nghiên cứu có
hệ thống các truyền thống pháp luật và các quy phạm pháp luật đó trên cơ sở so sánh”
+ Quan điểm của các học giả XHCN: liệt kê nhiều đối tượng (Văn hoá pháp lý, Kỹ thuật pháp
lý, Hệ tư tưởng pháp luật, Hệ thống pháp luật, Chế định pháp luật,…)
+ Quan điểm của Michael Bogdan – “Comparative law”:
So sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác biệt;
Sử dụng điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định để giải thích nguồn gốc của chúng,
đánh giá những giải pháp được sử dung trong các HTPL khác nhau, phân nhóm các HTPL
thành các dòng họ pháp luật hoặc nhiên cứu những vấn đề mang tính cốt lõi của các HTPL;
Xử lý các vấn đề mang tính phương pháp luận nảy sinh có liên quan, bao gồm những vấn đề
mang tính pp luận có liên quan đến việc nghiên cứu PLNN;
Xây dựng cơ sở pp luận để tiến hành nghiên cứu những quy luật xâm nhập, tiếp thu các giá trị
pháp lý, quy tắc PL giữa các HTPL trên TG.
Mặc dù, chưa thống nhất về quan điểm đối tượng nghiên cứu nhưng quan điểm của các học giả
không phủ nhận nhau mà chỉ khác nhau về phạm vi đối tượng nghiên cứu và đều có một số
điểm chung sau:
Luật so sánh không phải là một ngành luật
Khoa học luật so sánh không đồng nhất với nghiên cứu PLNN
So sánh các HTPL khác nhau để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng là một trong
những đặc trưng quan trọng nhất của LSS
Một trong những nhiệm vụ quan trọng và thú vị nhất của LSS là giải thích những điểm tương
đồng và khác biệt.
- Về phương pháp nghiên cứu: thông thường trong quá trình nghiên cứu các hệ thống pháp luật
giữa các quốc gia với nhau thường sẽ được sử dụng các phương pháp nghiên cứu so sánh pháp
luật sau: phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp so sánh quy phạm, phương pháp so sánh
kết hợp với thống kê, phương pháp so sánh tin học, phương pháp so sánh chức năng
=> Từ những phân tích trên, không có tên gọi nào làm thay đổi bản chất của luật so sánh mà tên
gọi chỉ là cách thức để đặt tên cho sự vật hiện tượng chứ không làm thay đổi bản chất của nó.
4. Hãy nêu quan điểm của giáo sư Micheal Bogdan về đối tượng nghiên cứu của luật so
sánh? Hãy cho biết ưu điểm của quan điểm này?
*Quan điểm của Michael Bogdan
- -So sánh hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác biệt
- Sử dụng điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định để giải thích nguồn gốc của
chúng đánh giá những giải pháp được sử dụng trong các hệ thống pháp luật khác nhau
phân nhóm các hệ thống pháp luật thành các dòng họ pháp luật hoặc nghiên cứu những
vấn đề mang tính cốt lõi của các hệ thống pháp luật
- Xử lý các vấn đề mang tính phương pháp luật nảy sinh có liên quan bao gồm các vấn đề
mang tính phương pháp luật có liên quan đến việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài -
Xây dựng cơ sở phương pháp luật để tiến hành nghiên cứu những quy luật xâm nhập tiếp
thu các giá trị pháp lý quy tắc pháp lý giữa các hệ thống pháp luật trên thế giới
*Ưu điểm
- Quan điểm của M. B đưa ra phạm vi ĐTNC cụ thể hơn rất nhiều so với các quan điểm khác
=> Quan điểm này trở thành quan điểm được sử dụng phổ biến nhất tại VN
5. Hãy nêu các đặc điểm chủ yếu của đối tượng nghiên cứu của luật so sánh?
- Đối tượng nghiên cứu của LSS có phạm vi rộng lớn
+Trong 1 công trình nghiên cứu luôn nghiên cứu 2 HTPL
+Nghiên cứu LSS chúng ta không chỉ so sánh phương pháp mà còn co sánh tổng thể những lĩnh
vực khác như những lĩnh vực có khả năng tác động tạo nên sự khác biệt của pháp luật
-Đối tượng nghiên cứu của LSS có tính biến đổi không ngừng
+ Vì đối tượng nghiên cứu của LSS có đối tượng chính là pháp luật mà pháp luật gắn liền với
xã hội chính trị => Xã hội chính chính trị luôn thay đổi => pl luôn luôn đổi
- Đối tượng nghiên cứu của Lss mang tính hướng ngoại
+Vì luôn có 1 ít nhất 1 hệ thống pháp luật nước ngoài
-Đối tượng nghiên cứu của LSS được nghiên cứu dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn.
6. Vì sao nói đối tượng nghiên cứu của luật so sánh có tính biến đổi không ngừng?
=> Có tính biến đổi không ngừng: Đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh biến đổi tùy thuộc
vào sự thay đổi, phát triển của kinh tế, của xã hội. Sự phát triển của kinh tế - xã hội ở mỗi giai
đoạn khác nhau sẽ đặt ra những nhu cầu tìm kiếm nghiên cứu các vấn đề khác nhau.
7. Vì sao đối tượng nghiên cứu của luật so sánh rộng?
Phạm vi nghiên cứu rộng lớn: Các công trình nghiên cứu của Luật so sánh bao giờ cũng được
tiến hành đối với hai hệ thống pháp luật khác nhau trở lên. Bên cạnh đó, để giải quyết một số
đối tượng nghiên cứu như: giải thích nguyên nhân của những điểm tương đồng và khác biệt,
đánh giá các giải pháp pháp lý được sử dụng trong các hệ thống pháp luật khác nhau khi điều
chỉnh đối với cùng một quan hệ xã hội; đánh giá khả năng tiếp thu pháp luật nước ngoài vào
pháp luật trong nước... thì công trình nghiên cứu của Luật so sánh không chỉ dừng lại nghiên
cứu những vấn đề pháp lý mà còn nghiên cứu tổng thể các lĩnh vực khác như: điều kiện kinh tế
- xã hội, chính trị, tôn giáo, văn hoá... của các hệ thống pháp luật được nghiên cứu.
8. Phương pháp so sánh pháp luật là gì? Nêu tên các phương pháp so sánh pháp luật
thường được sử dụng?
*PP So sánh pháp luật là:
* Các phương pháp so sánh pháp luật thường được sử dụng là:
- Phương pháp so sánh lịch sử: Là phương pháp so sánh dựa vào các giai đoạn lịch sử nhất
định để lý giải những điểm tương đồng và khác biệt giữa các vấn đề cần so sánh
- Phương pháp so sánh quy phạm: Là phương pháp so sánh qppl chế định pháp luật văn
bản pháp luật của hệ thống pháp luật này với các quy phạm pháp luật văn bản pháp luật
tương ứng trong hệ thống pháp luật khác
- Phương pháp so sánh chức năng: Là phương pháp so sánh các giải pháp được sử dụng
trong các xã hội khác nhay để giải quyết cùng quan hệ xã hội tồn tại ở các xã hội đó.
9. Trình bày phương pháp so sánh lịch sử của Luật so sánh?
- Đây là phương pháp so sánh dựa vào các giai đoạn lịch sử nhất định để lý giải những
điểm tương đồng và khác biệt giữa các vấn đề so sánh.
- Xác định các yếu tố trong quá khứ đã tác động như thế nào đến những điểm tương
đồng và khác biệt giữa những đối tượng so sánh.
- Thường được sử dụng để nghiên cứu các vấn đề thuộc về bản chất, những vấn đề
mang tính đặc trưng của các hệ thống pháp luật.
- Giá trị của phương pháp: giúp lý giải được nguồn gốc của sự tương đồng và khác biệt
giữa các hệ thống pháp luật, các hiện tượng pháp lý được nghiên cứu. Đồng thời cũng
giúp cho người nghiên cứu nhận thấy được xu hướng phát triển của các hệ thống pháp
luật.
10. Phương pháp so sánh quy phạm pháp luật có ưu và nhược điểm gì?
- Đây là phương pháp so sánh quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, văn bản pháp luật
của hệ thống pháp luật này với quy phạm, chế định hay văn bản pháp luật tương ứng trong hệ
thống pháp luật khác.
- Yếu tố mang tính quyết định đối với việc áp dụng phương pháp này là phải tìm được quy
phạm, chế định hay văn bản pháp luật tương ứng trong hệ thống pháp luật cần so sánh.
- Ưu điểm của phương pháp này: đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi người nghiên cứu
phải có kiến thức tổng hợp sâu rộng về hệ thống pháp luật mà mình cần nghiên cứu.
+ Tại sao pp ss quy phạm dễ tiến hành?
-> Do phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các quy định của các cặp qp, cđ, vb pl mà thôi.
- Nhược điểm: Khó có thể xác định quy phạm pháp luật của nước ngoài, đặc biệt trong
trường hợp các quốc gia đó không cùng “dòng họ” pháp luật.
+ Tại sao ko phải lúc nào cũng sử dụng được pp ss quy phạm?
 Vì trong nhiều trường hợp ko phải lúc nào cũng tìm được các cặp qp, cđ, vb tương ứng
nhau.
Trên thực tế, các qg khác nhau thì kĩ thuật pháp lý cũng khác nhau. Do đó, nhiều trường hợp,
cùng 1 qhxh, các qg sẽ sử dụng các loại nguồn luật khác nhau để điều chỉnh: Có quốc gia sử
dụng vbqppl, có qg sử dụng án lệ, có qg sử dụng tập quán khác để điều chỉnh, dẫn đến ko thể
tiến hành ss được. Hoặc cùng là vbqppl nhưng có qg quy định quy phạm được quy định trong
bộ luật A, qg khác lại quy định trong bộ luật C, nên cũng ko thể ss được. Vì thế, pp này có
hạn chế là ko phải lúc nào cũng sử dụng được.
+ Tại sao pp ss chức năng có thể tiến hành trong mọi trường hợp (ngay cả khi quan hệ được
nghiên cứu ko sử dụng pháp luật để điều chỉnh)?
 Chỉ cần quan hệ xã hội là có thể tiến hành được mà ko đòi hỏi quan hệ được nghiên cứu
phải
được pháp luật điều chỉnh.
+Tại sao pp ss chức năng khó tiến hành? 3 hạn chế/rào cản:
- > Đòi hỏi người nghiên cứu phải có hiểu biết rộng, có chuyên môn và được đào tạo về
mặt KH pháp lý.
- Đòi hỏi người nghiên cứu phải vượt qua rào cản về mặt ngôn ngữ
- Phương pháp này thích hợp để áp dụng trong những công trình mang tính vi mô, cụ thể
hoặc các công trình tiến hành so sánh pháp luật của các nước thuộc cùng hệ thống pháp luật.
11. Tại sao nói luật so sánh giúp nâng cao hiểu biết về pháp luật của quốc gia mình? Cho ví
dụ?
1) LSS tạo cơ sở đề giúp hiểu biết tốt hơn về PL của QG mình: Nếu pl qg được đánh giá và ss
với pl nước ngoài về cùng một vấn đề nào đó sẽ giúp hiểu biết của chúng ta về pl qg trở nên
chính xác, khách quan và đầy đủ hơn. Đồng thời, nhận thức đúng đắn hơn những ưu điểm, hạn
chế của pl qg mình. Từ đó, đưa ra các kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện htpl.
2) Đối với những công trình so sánh chỉ tiến hành trên các HTPL nước ngoài thì có mang lại
được giá trị này hay không? Có. Vì khi sống và chịu sự điều chỉnh của 1 htpl qg thì trong tư
duy của chúng ta dù ít dù nhiều cũng có sự hiểu biết về pháp luật của qg mình. Cho nên khi tiếp
cận với htpl nước ngoài (giống với một mảng vấn đề của htpl qg mà ta đã biết) thì ta sẽ hình
dung nhiều mảng vấn đề để ss giữa pl qg mình với pl nước ngoài về vấn đề được điều chỉnh (qg
mình điều chỉnh ntn? Có khác gì với pl nước ngoài về vấn đề này?)
12. Hãy cho biết vai trò của luật so sánh với hoạt động lập pháp của quốc gia?
Từ những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh chính là tính hướng ngoại
Luật so sánh trợ giúp cho công tác lập pháp ở hai khía cạnh:
- Nhờ vào Luật so sánh, nhà lập pháp có thể dễ dàng dự báo chính xác khả năng tác động
của một đạo luật hay giải pháp pháp lý cụ thể tới xã hội mà không cần phải tiến hành
những thử nghiệm rủi ro có thể mang lại những hậu quả rất lớn khó lường trước. Những
giả thiết không chính xác hoặc các dự báo sai lầm của nhà làm luật có thể sẽ dẫn đến việc
xã hội phải gánh chịu những hậu quả và những rủi ro rất lớn mà không thể lường trước
được. Nhà làm luật có thể dễ dàng dự báo một cách chính xác khả năng tác động của các
đạo luật hoặc các giải pháp pháp lí cụ thể ở nước mình nếu tiến hành các nghiên cứu so
sánh các giải pháp pháp lí đã được sử dụng ở nhiều quốc gia khác nhau.
- Luật so sánh cung cấp cho các nhà làm luật hệ thống các khái niệm cũng như các giải
pháp pháp lý mà pháp luật nước ngoài sử dụng để điều chỉnh mối quan hệ nào đó. Việc
sử dụng hệ thống khái niệm và giải pháp pháp lý này có thể thực hiện theo hai phương
thức: dựa vào kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài để xây dựng các giải pháp cụ thể
cho pháp luật nước mình – tiếp thu có chọn lọc; “cấy ghép” hay “nhập khẩu” pháp luật
nước ngoài. Ví dụ như tồn tại của “Pháp viện tối cao” theo quy định của Hiến Pháp Việt
Nam cộng hòa năm 1967 là biểu hiện của việc các nhà làm luật đã tham khảo Hiến pháp
của Hợp chủng quốc Hoa Kì. Hay cơ quan Viện kiểm sát nhân dân của Việt Nam được
tham khảo từ hệ thống pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa.
13. Việc tiếp thu có chọn lọc pháp luật nước ngoài được hiểu như thế nào?
- (*) Tiếp thu có chọn lọc (cấy ghép gián tiếp): tiếp thu một phần hoặc biến đổi đi các giải pháp
pháp lý từ htpl nước ngoài khi mang về htpl trong nước để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
thực tế hay mục đích riêng của NN
Tiếp thu gián tiếp (có chọn lọc) được sủ dụng phổ biến hơn vì ko bg có 2 quốc gia có cơ sở hạ
tầng hoàn toàn giống nhau và kể cả có cơ sở hạ tầng giống nhau thì mục đích của các NN cũng
sẽ khác nhau. 
Tiếp thu PL nước ngoài là tiếp thu những ưu điểm của HTPL nước ngoài đem về HTPL trong
nước.
 Sai. Vì ưu điểm của HTPL nước ngoài, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của họ
chưa chắc sẽ là ưu điểm của HTPL qg mình, nhiều khi cái hay của họ khi đem về HTPL trong
nước lại là cái dở, cái hạn chế. Khi tiếp thu plnn, phải xem xét sự tương thích về cơ sở hạ tầng
và mục đích điều chỉnh của 2 qg, ko phải cứ chọn những cái hay, cái tốt của họ đem vào htpl
trong nước. Chính vì thế, cần tiếp thu có chọn lọc pl nn để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh
của quốc gia mình.
14. Trình bày nguyên tắc nghiên cứu pháp luật nước ngoài phải khách quan về tư duy?
Khi tiến hành nghiên cứu về một vấn đề thuộc các khía cạnh pháp lý liên quan đến nhà nước và
pháp luật của các hệ thông pháp luật khác nhau, người nghiên cứu cần phải đảm bảo tính khách
quan trong quá trình tiếp cận với pháp luật nước ngoài; đồng thời không được áp đặt các định
kiến mang tính chủ quan về văn hóa, kinh tế, chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo,… lên trên
hệ thống pháp luật nước ngoài được nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu pháp luật nước
ngoài, người nghiên cứu cũng phải đặt các quy phạm pháp luật nước ngoài trong chính môi
trường và bối cảnh nơi quy phạm đó được hình thành, lý giải các hiện tượng về nhà nức và
pháp luật được nghiên cứu dựa trên tư duy khách quan để có được cách nhìn nhận đúng đắn về
các quy phạm được nghiên cứu. Người nghiên cứu nếu không đảm bảo yếu tố này dễ dẫn đến
việc óc cahsc nhìn sai lệch về nguồn thông tin tiếp nhận.
Bên cạnh đó, người nghiên cứu cũng phải tìm hiểu tổng thể các quy định của pháp luật có liên
quan, cũng như tổng hòa các yếu tố có sự ảnh hưởng đến đối tượng so sánh, để từ đó mới có cái
nhìn khách quan, tránh bỏ qua các yếu tố và thnahf tố cơ bản tác động vào đối tượng nghiên
cứu. cụ thể:
- vấn đề pháp lý đó phải được đặt trong bối cảnh kinh tế, xã hội, phong tục, tôn giáo,.. của
chính quốc gia có pháp luật đang nghiên cứu.
- vấn đề pháp lý đó phải được đặt trong bối cảnh pháp luật, mối tương quan với các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Chính những yếu tố này sẽ là chìa khóa để người nghiên cứu lý giải được nguồn gốc của sự
tương đồng và khác biệt. Để từ đó, mới có thể xác định được những giải pháp pháp lý phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh cụ thể thực tế của quốc gia mình. Có như thế, mục đích của hoạt động
so sánh mới đạt được trên thực tế.
15. Nghiên cứu pháp luật nước ngoài trong tính toàn diện và tính tổng thể được hiểu như
thế nào? Cho ví dụ minh hoạ?
Tính tổng thể: khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài cần phải tìm kiếm tất cả các quy định có
liên quan đến hệ thông pháp luật đó để giải quyết vấn đề đang nghiên cứu. Từ các quy định
điều chỉnh trực tiếp đến các các quy định điều chỉnh gián tiếp, từ các quy định do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận mang tính thống nhất đến cả những quy định
“sống” trong thực tiễn.
- Tính toàn diện: pháp luật nước ngoài cần phải được nghiên cứu ở cả góc độ pháp lý và thực
tiễn. việc nghiên cứu phải được đặt trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội,.. của quốc gia đó.
Ví dụ: Vấn đề trợ cấp xã hội ở Thụy Điển và Việt Nam. Ở Thụy Điển, do có sự phát triển mạnh
mẽ của các điều kiện kinh tế - xã hội nên các loại hình trợ cấp xã hội chủ yếu là trợ cấp trực
tiếp như trợ cấp cho trẻ em, trợ cấp thai sản, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp cho người già,… Còn ở
Việt Nam, do điều kiện về kinh tế - xã hội không cho phép áp dụng các hình thức trợ cấp như
trên mà đa phần các hình thức trợ cấp mang tính gián tiếp thông qua các hình thức: miễn giảm
học phí, miễn giảm thuế, miễn giảm án phí, lệ phí,… Một cách cân nhắc và có chọn lọc theo
đối tượng.
16. Nêu quan điểm của bạn về nhận định: Cấy ghép trực tiếp pháp luật nước ngoài luôn là
giải pháp hiệu quả để hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia.
Nhận định trên là chưa phù hợp vì mặc dù có lợi ích trong việc giúp cung cấp cho các nhà làm
luật hệ thống các khái niệm cũng như các giải pháp pháp lý mà pháp luật nước ngoài sử dụng
để điều chỉnh mối quan hệ nào đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng phải cấy ghép
trực tiếp pháp luật nước ngoài vào hệ thống pháp luật quốc gia mà có thể chỉ cần dựa vào kinh
nghiệm của pháp luật nước ngoài để xây dựng các giải pháp cụ thể cho pháp luật nước mình –
tiếp thu có chọn lọc để tránh sự rập khuôn, máy móc không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
của quốc gia. Ví dụ: tồn tại của “Pháp viện tối cao” theo quy định của Hiến Pháp Việt Nam
cộng hòa năm 1967 là biểu hiện của việc các nhà làm luật đã tham khảo Hiến pháp của Hợp
chủng quốc Hoa Kì đến nay đã không còn phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của
Việt Nam.
17. Trình bày cách thức sử dụng các loại nguồn thông tin trong việc nghiên cứu pháp luật
nước ngoài để thực hiện công trình so sánh?
Dựa vào mục đích khoa học, phạm vi nghiên cứu và cấp độ so sánh trong việc nghiên cứu pháp
luật nước ngoài sẽ buộc người nghiên cứu pháp luật nước ngoài phải sử dụng đồng thời cả 2
loại nguồn thông tin là nguồn thông tin thứ nhất nguồn thông tin chủ yếu (gồm: VBQPPL, án
lệ, tập quán pháp, các học thuyết pháp lý, các quy phạm tôn giáo,..) và nguồn thông tin thứ hai
nguồn thông tin thứ yếu (gồm: các loại giáo trình luật, luận án, luận văn chuyên ngành luật, các
bình luận khoa học, công trình nghiên cứu khoa học pháp lý các cấp, các bài viết trên các tạp
chí chuyên ngành pháp lý,..) . Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, mỗi loại nguồn nguồn
thông tin có vai trò khác nhau. Đôi khi việc sử dụng các nguồn thông thi thứ hai (thứ yếu) lại
đem lại hiệu quả nhất định khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài. Điều này thể hiện rõ nét nhất
trong ác công trình nghiên cứu về một lĩnh vực nhỏ hẹp trong đời sống pháp lý. Mặc khác, việc
lựa chọn nguồn thông tin nào để nghiên cứu còn bị chi phối bởi trình độ và khả năng của người
nghiên cứu.
18. Trình bày ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng các loại nguồn thông tin trong hoạt
động nghiên cứu pháp luật nước ngoài?
* Nguồn thông tin thứ nhất – chủ yếu (nguồn luật trong hệ thống pháp luật của các quốc gia)
- Ưu điểm:
+ Kênh chính thống thể hiện nội dung Luật nước ngoài nên độ tin cậy cao (vì: trực tiếp phản
ánh nội dung điều chỉnh của PLNN đối với vấn đề mà người nghiên cứu quan tâm – đây chính
là nguồn luật được ban hành hay được công nhận thông qua một trình tự thủ tục mà QG đó quy
định.
+ Nguồn này phản ánh được đầy đủ nội dung điều chỉnh của HTPLNN đối với vấn đề mà người
nghiên cứu quan tâm
- Hạn chế:
+ Khó tiếp cận dưới cả 2 góc độ thu thập thông tin và xử lý về mặt nội dung do có sự rào cản về
ngôn ngữ, văn phong pháp lý, kỹ thuật pháp lý khác nhau.
+ Nếu chỉ dựa vào nguồn này người nghiên cứu khó nắm bắt được mục đích của nhà nước nước
ngoài khi ban hành hoặc thừa nhận một QPPL nào đó. Khó khăn trong việc thu thập và xác
định nguồn thông tin chủ yếu
+ Các quy phạm có xu hướng dễ dễ dàng lạc hậu so với sự thay đổi điều kiện kinh tế xã hội
* Nguồn thông tin thứ 2 – thứ yếu
- Ưu điểm:
+ Dễ hiểu, dễ nắm bắt được nội dung điều chỉnh của HTPLNN (văn phong khoa học)
+ Dễ tiếp cận, dễ thu thập
+ Hàm lượng thông tin về pháp luật nước ngoài được tiếp cận tổng quan, toàn diện và chi tiết vì
Cung cấp các quan điểm, bình luận hay đánh giá khác nhau đối với cùng một vấn đề mà người
nghiên cứu quan tâm
- Hạn chế:
+ Không phải là kênh chính thống thể hiện nội đung pháp luật nước ngoài nên độ tin cậy không
cao
+ Khi sử dụng nguồn này, người nghiên cứu dễ bị ảnh hưởng bởi quan điểm chủ quan của tác
giả mà thiếu sự kiểm chứng, do đó không đảm bảo được ngyên tắc khách quan khi nghiên cứu
PLNN
19. Trình bày nguyên tắc tôn trọng trật tự phân cấp các nguồn luật trong hệ thống pháp luật
của các nước khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài?
- Nguyên tắc tôn trọng trật tự tư phân cấp của nguồn Luật: trong quá trình nghiên cứu
PLNN người nghiên cứu phải tuyệt đối tôn trọng thứ bậc trong trật tự nguồn luật của
quốc gia được nghiên cứu. Trật tự này phản ánh vai trò và chức năng tương ứng của
nguồn luật ở quốc gia đó.
VD: Aó công nhận án lệ trong trường hợp k có luật thành văn quy định
Không có hệ thống nào là hoàn hảo mà phải phụ thuộc vào từng quốc gia phù hợp với từng
quốc gia theo lịch sử, nguồn gốc ra đời. HT nào cũng có ưu và nhược điểm
20. Phân tích mục đích của hoạt động phân nhóm các hệ thống pháp luật?
Về giảng dạy: Các trường ĐH có thể tổ chức một môn học chung để giới thiệu về một
truyền thống PL thay vì phải tổ chức từng môn học riêng cho PL của mỗi nước. Giúp người học
tiếp cận được các HTPL trên TG một cách khoa học, có chọn lọc nhất
Về mặt nghiên cứu khoa học: Thông qua việc tìm hiểu đặc điểm của một dòng họ PL,
người nghiên cứu có thể biết được đặc điểm của các QG nằm trong dòng họ PL đó, từ đó sẽ rút
ngắn thời gian nghiên cứu và đem lại kiến thức nền tảng về đặc điểm của PL những nước đã
được phân nhóm.
Đồng thời, nghiên cứu sâu sắc hơn về bản chất của các HTPL trên TG. Từ đó, mỗi quốc
gia tìm được các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện HTPL của quốc gia mình trên cơ sở phù hợp
thực tiễn đời sống XH.
VD: Khi muốn tìm hiểu về PL nước Pháp, như đã biết PL của Pháp thuộc về HTPL châu
Âu lục địa, từ đây có thể biết được những đặc điểm tổng quan về PL của Pháp như là:
- Nguồn gốc: luật La Mã cổ
- Hình thức PL: luật thành văn
- Có sự phân chia thành luật công và luật tư.
- Thẩm phán chỉ tiến hành hoạt động xét xử mà không được tham gia hoạt động lập pháp
Như vậy, có thể đi vào nghiên cứu vấn đề PL cụ thể mà không tốn thời gian nghiên cứu đặc
điểm nền tảng PL Pháp nữa.
21. Trong các tiêu chí phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới thì tiêu chí nào là
quan trọng nhất? Tại sao?
Không có tiêu chí nào là quan trọng nhất.
Vì mỗi tiêu chí đều có vai trò khác nhau, nếu chỉ sử dụng 1 tiêu chí thì việc phân chia có
thể bị trùng lặp, ko phản ánh hết được sự đa dạng của các HTPL và ko đạt đc mục đích phân
chia. Do vậy, phải kết hợp nhiều tiêu chí lại thì mới có thể phân nhóm được các HTPL.
VD: Nếu dựa vào tiêu chí nguồn gốc lịch sử để phân chia thì các HTPL trên TG có thể
được chia thành: HTPL có nguồn gốc từ PL La Mã cổ và HTPL có nguồn gốc từ PL Anh cổ.
Tuy nhiên cách chia này ko hoàn toàn triệt để, tính phân loại không cao; nhiều HTPL khác nhau
về bản chất nhưng cùng thuộc HTPL La Mã cổ như HTPL XHCN và HTPL châu Âu lục địa
không được phân chia rõ ràng.
22. Hãy nêu nguồn gốc pháp luật của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa?
- Nguồn gốc Pháp luật (Sự tiếp nhận luật La Mã)
+ Luật La Mã: Toàn bộ HTPL La Mã ( Từ bộ tổng hợp Justinian 523AC, Luật 12 Bảng 450 BC
đến ý kiến và bình luận của các chuyên gia pháp lý ở thế kỷ III BC)
+Vào thời kỷ đỉnh cao của mình Luật La Mã được xem là một khối trí tuệ vượt trội mf nhân
loại chưa từng được biết đến
+ Luật La Mã phổ biến pở thế kỷ VI ở phương tây thông qua bộ biên soạn tư nhân của Justinian
+Luật La Mã tái xuất hiện vào thế kỷ XII-XIII và được giảng dạy tại khắp các trường tổng hợp
ở Châu Âu lục địa nhất là Ý, Pháp, Đức hình thành 1 hệ tư tưởng chung trên khắp châu âu lục
địa.
23. Phân tích trật tự nguồn luật của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa?
Luật thành văn -> Tập quán pháp-> Tiền lệ pháp
-
24. Phân tích vai trò của toà án của các nước thông luật đối với việc giải thích pháp luật?
Hai yếu tố quan trọng nhất cho sự ra đời của thông luật là: yếu tố thứ nhất là yếu tố nhà nước
thì hoàng gia Anh đã thành công trong việc xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, tập trung
cao độ quyền lực vào tay nhà vua thông qua việc xây dựng hệ thống TA hoàng gia và hệ thống
TA này đã thâu tóm luôn quyền lực xét xử, quyền lực tư pháp của các TA trước đó;
yếu tố thứ hai là thông qua việc mà thẩm phán TA hoàng gia áp dụng thường xuyên hơn các
quy định pháp luật giống nhau trên cả nước và điều này đã tạo cơ sở cho common law hay nói
cách khác là luật chung ra đời vào thế kỷ 13. Trong quá trình xét xử lưu động các thẩm phán
của Tòa án hoàng gia Anh đã áp dụng các tập quán địa phương để xét xử, xóa bỏ đi nguyên tắc
vùng tức họ sẽ áp dụng tập quán địa phương để xét xử, giải quyết một tranh chấp bất kỳ không
xét đến tranh chấp đó thuộc vùng nào, tập quán địa phương nào miễn là các thẩm phán thấy giải
pháp pháp lý được đưa ra trong tập quán địa phương là phù hợp để giải quyết tranh chấp pháp
sinh và họ cũng không dựa vào các yếu tố tôn giáo, siêu nhiên để giải quyết vụ việc mà ông ta
trình dựa trên cơ sở là chứng cứ, lắng nghe lời khai của nguyên đơn, bị đơn để giải quyết vụ
việc, và mục đích cuối cùng ko phải để đơn thuần bảo vệ quyền lợi cho lãnh chúa phong kiến,
tầng lớp thống trị mà mục đích cuối cùng của các thẩm phán là đem lại công bằng, bình đẳng,
sự thật, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Thông luật ra đời không phải là sản phẩm lập
pháp của cơ quan lập pháp, của quốc hội hay nghị viện mà ra đời chính từ hoạt động xét xử của
Tòa án. Thông qua hoạt động xét xử lưu động của các thẩm phán TA hoàng gia, chính nhu cầu
mở rộng thẩm quyền của TA hoàng gia đã cho ra đời phương thức xét xử lưu động, rồi nhờ vào
phương thức xét xử lưu động này mà các thẩm phán có cơ hội tiếp xúc với nhiều nguồn tập
quán khác nhau, có cơ hội giao lưu, học hỏi, rút kinh nghiệm lẫn nhau giữa các thẩm phán và có
cơ hội để áp dụng hệ thống luật chung trong lãnh thổ Anh. Vai trò và vị trí quan trọng của Tòa
án trong hoạt động ban hành pháp luật tức tạo ra các Án lệ. Bởi vì các thẩm phán vừa có chức
năng ban hành pháp luật vừa có chức năng giải thích và áp dụng pháp luật.
25. Trình bày các điều kiện để phân nhóm hệ thống pháp luật Hồi giáo?
Một quốc gia được xếp vào HTPL Hồi giáo phải thỏa mãn đồng thời cả hai tiêu chí:
- Đạo hồi được xem là quốc đạo: Đạo hồi là hệ thống tôn giáo chính thức của quốc
gia được nhà nước đó công nhận.
- Luật pháp được xây dựng hoàn toàn từ kinh thánh: PL có nguồn gốc từ Hồi giáo, lấy các
quy định trong kinh thánh, cụ thể là kinh Qu’ran để làm luật.
VD: Thổ Nhĩ Kỳ có đạo hồi là quốc đạo nhưng vẫn thuộc HTPL châu Âu lục địa vì tại
quốc gia này đạo Hồi chỉ được coi là tôn giáo chứ không phải là luật.
VD: Các quốc gia sử dụng HTPL Hồi giáo như là Pakistan, Quatar, A - rập Xê - út
26. Trình bày nguồn của pháp luật Hồi giáo?
Luật Hồi giáo gồm nguồn luật cơ bản, nguồn luật thứ sinh và văn bản PL do các cơ quan
ban hành luật ban hành
- Nguồn cơ bản: Kinh Qu’ran (vừa là kinh thánh, vừa là luật, mang tính chủ đạo, điều
chỉnh một số quan hệ truyền thống: Dân sự, hình sự, kinh tế, tài chính…) và Sumah (cụ
thể hóa những nguyên tắc pháp lý hoặc những vấn đề chưa rõ ràng trong kinh Qu’ran)
- Nguồn thứ sinh: Ijma (Dùng để giải thích cho nguồn cơ bản bao gồm những giải pháp
pháp lý cho những tình huống mới. Ví dụ: Ijma quy định phụ nữ không được làm thẩm
phán nhưng quy định này không có trong Kinh Qu’ran hay Sumah) và Qiyas (Đây là
phương pháp suy luận tương tự để giải thích luật. Có quan điểm cho rằng đây là án lệ do
thẩm phán cấp cao ban hành).
Ijima và Qiyas là 2 nguồn bổ trợ không thể thiếu trong HTPL Hồi giáo.

(Cách làm 2 nha )


Các nguồn luật của pháp luật hồi giáo gồm 4 thành tố: Kinh coran, Kinh Sunna, Idjmá và
Qiyás:
 Kinh Qu’ran (Coran)
Là thành tố đầu tiên mang tính chủ đạo, vừa là kinh thành, vừa là luật, mang tính chủ đạo.
Nó là những lời dạy của thánh Allah và được ghi chép từ những gì được Mohammed tuyên
đọc hoặc đọc lại. Khoảng 30% trở thành các nguyên tắc pháp lý trong luật hình sự, luật hôn
nhân và gia đình hoàn toàn dựa vào Kinh Qu’ran. Hiện nay trước xu thế toàn cầu hóa, nhiều
vấn đề về hôn nhân và gia đình đã không còn phù hợp ví dụ như: hôn nhân đa thê, quyền ly
dị của người vợ,… các quốc gia thuộc truyền thống pháp luật này đã cho ra đời các bộ luật
hôn nhân và gia đình mới.
 Kinh Sunnah (Sunna): Cụ thể hóa những nguyên tắc pháp lý, hoặc những vấn đề chưa rõ
ràng trong kinh Qu’ran thông qua việc miêu tả lại hoạt động và cuộc đời của nhà tiên tri
Mohammed.
 Idjmá: khác hẳn so với Qu’ran và Sunnah là hai nguồn luật Hồi giáo mang tính chất thần
thánh, siêu tự nhiên thì thành tố thứ ba của Luật hồi giáo là Idjmá lại được ra đời trên cơ
sở sự thống nhất về quan điểm pháp luật của các học giả pháp lý đạo Hồi. Những khái
niệm và ý kiến trong Idjimá không được đề cập trong Qu’ran và Sunnah. Đơn cử như quy
định “phụ nữ không được trở thành thẩm phán”. Các thẩm phán trong quá trình xét xử có
thể hoàn toàn tự do lựa chọn giiar pháp khả thi trong Idijmá.
 Qiyás: là phương pháp suy luận tương tự để giải thích luật; Cũng có ý kiến cho rằng đây
là án lệ được tuyên bởi các thẩm phán cao cấp. Các thẩm phán có thể sử dụng tiền lệ
pháp đó để giải quyết một số vụ việc phát sinh sau này mà hướng giải quyết vụ việc đó
không hề đề cập trong kinh Qu’ran, Sunnah và Idjimá.
 Ngoài ra, văn bản pháp luật cũng là một nguồn luật quan trọng trong hệ thống pháp luật
của các quốc gia này. Ban đầu nó là sự chuyển hóa tư tưởng, quan điểm thống nhất bởi
các học giải pháp lý đạo Hồi, được nhà nước nâng lên có vai trò như luật
27. Hãy trình bày vị trí và vai trò của kinh Koran (Qu’ran) trong hệ thống pháp luật Hồi
giáo?
- Nguồn cơ bản: Kinh Qu’ran (vừa là kinh thánh, vừa là luật, mang tính chủ đạo, điều
chỉnh một số quan hệ truyền thống: Dân sự, hình sự, kinh tế, tài chính…) và Sumah (cụ
thể hóa những nguyên tắc pháp lý hoặc những vấn đề chưa rõ ràng trong kinh Qu’ran)
- Là thành tố đầu tiên mang tính chủ đạo, vừa là kinh thành, vừa là luật, mang tính chủ
đạo. Nó là những lời dạy của thánh Allah và được ghi chép từ những gì được
Mohammed tuyên đọc hoặc đọc lại. Khoảng 30% trở thành các nguyên tắc pháp lý trong
luật hình sự, luật hôn nhân và gia đình hoàn toàn dựa vào Kinh Qu’ran. Hiện nay trước
xu thế toàn cầu hóa, nhiều vấn đề về hôn nhân và gia đình đã không còn phù hợp ví dụ
như: hôn nhân đa thê, quyền ly dị của người vợ,… các quốc gia thuộc truyền thống pháp
luật này đã cho ra đời các bộ luật hôn nhân và gia đình mới.
- Kinh Koran trong hệ thống pháp luật Hồi giáo có vị trí và vai trò cực kỳ quan trọng. Một
quốc gia được xếp vào hệ thống pháp luật Hồi giáo phải thỏa mãn đồng thời cả hai tiêu
chí: có đạo Hồi làm quốc đạo và lấy các quy định trong kinh Koran làm luật.
- Kinh Koran là một nguồn cơ bản của hệ thống pháp luật Hồi giáo. Mỗi khi có vẫn
đề gì nảy sinh, về giáo sự hay về chính trị, xã hội mà các tín đồ thấy cần phải hỏi ý kiến
của vị tiên tri thì họ chờ đợi ông sẽ nhận được thần khải từ thượng đế để chỉ đường cho
họ. Những “chỉ dẫn” sau đó sẽ được đưa vào kinh Koran, vì đó là “giáo huấn của thượng
đế”. Chính vì thế mà kinh Koran có vai trò quan trọng nhất trong pháp luật Hồi giáo.
28. Cho biết xu hướng phát triển của các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới?
Xu hướng quốc tế hóa khiến cho các quốc gia có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong nhiều
lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế; cùng với đó là quá trình mở rộng quan hợp hợp tác lẫn nhau thì các
HTPL đang có xu hướng xích lại gần nhau hơn. Minh chứng là sự tiếp thu, tiếp nhận các giá trị
pháp lý tiến bộ của nhau giữa các HTPL. Cụ thể diễn ra ở 2 góc độ sau:
Thứ nhất, những vấn đề thuộc về đặc trưng cơ bản của các HTPL.
VD: Về hình thức PL, VBPL ngày càng giữ vai trò quan trọng trong HTPL Thông luật vì
quá trình toàn cầu hóa, buộc các quốc gia này phải tham gia vào điều ước quốc tế song phương
và đa phương. Bên cạnh đó, nhận thấy ưu điểm của VBPL là tính ổn định lâu dài. Còn các nước
thuộc HTPL Châu âu lục địa và HTPL XHCN đã tiếp thu án lệ để giải quyết những trường hợp
mà trong luật không quy định.
Thứ hai, những vấn đề thuộc về nội dung PL cụ thể.
VD như về thuế thu nhập doanh nghiệp, trước kia nước ta quy định là 25%, 30%, trong
khi PL các nước khác lại quy định thấp hơn nên trở thành rào cản đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam. Do đó cần phải điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp để đảm bảo ngang bằng hoặc có
thể thấp hơn, có những ưu đãi cho các nhà đầu tư. Đấy chính là lợi thế khi thu hút đầu tư nước
ngoài .
29. Khái quát sự hình thành và phát triển của thông luật Anh?
Lịch sử hình thành và phát triển của thông luật Anh bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn trước
năm 1066 và giai đoạn từ năm 1066 - cuối thế kỉ XV.
 Thứ nhất, giai đoạn trước năm 1066:
- Ở Anh chưa có một hệ thống pháp luật thống nhất, mà chỉ sử dụng chủ yếu là tập quán địa
phương (hay còn gọi là tập quán vùng/ Luật Anh cổ).
- Bối cảnh nước Anh lúc bấy giờ:
+ Về kinh tế: khi đế chế Lã Mã sụp đổ ở Châu Âu chế độ nô lệ cũng dần tan rã, ở Anh 2 phương
thức đan xen tồn tại lúc đó là phương thức sản xuất bộ tộc đan xen với phương thức sản xuất
phong kiến. Trong khi các quốc gia châu lục địa khác đã chuyển hoàn toàn sang nền kinh tế PK
với các mối quan hệ là trao đổi mua bán, giao lưu thương mại với nhau thì ở Anh nền kinh tế
vẫn là tự cung tự cấp, khép kín trong từng khu vực lãnh địa (nhìn chung nền kinh tế Anh khá
tuột hậu, chậm phát triển so với các quốc gia khác, nền kinh tế tự cung tự cấp, kép kín trong
từng khu vực lãnh địa, không có sự giao lưu học hỏi, buôn bán).
+ Về chính trị: phân quyền cát cứ rất cao, nước Anh được chia ra nhiều khu vực lãnh thổ nhỏ,
đứng đầu là các lãnh chúa phong kiến và người này như vị vua cai trị mọi mặt về vùng lãnh địa
của mình (kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật,…)
+ Về pháp luật: sử dụng tập quán địa phương
 Có nguồn gốc chủ yếu từ German

 Có tính đa dạng và phong phú: mỗi một vùng lãnh thổ PK ở Anh sẽ sử dụng nguồn tập
quán địa phương khác nhau, do đó số lượng về tập quán địa phương rất đa dạng.
 Nguyên tắc áp dụng: nguyên tắc vùng (tập quán địa phương ở vùng nào chỉ để sử dụng
giải quyết tranh chấp phát sinh ở vùng đó mà không có sự trao đổi PL từ các vùng và vì
thế dẫn đến hạn chế khi có tranh chấp từ công dân 2 hay nhiều vùng lãnh địa khác nhau
thì sẽ dẫn đến hiện tượng xung đột PL vì vậy sẽ không biết nên ưu tiên vùng nào để xét
xử).
 Hình thức tồn tại: truyền miệng, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, ngay từ giai đoạn
đầu mới hình thành thì Common Law đã có sự khác biệt ở các quốc gia châu lục địa
khác, thay vì truyền miệng thì châu lục địa khác do ảnh hưởng của hệ thống hóa PL, ảnh
hưởng tư tưởng của PL thành văn cho nên các tập quán địa phương ở châu lục địa khác
được chỉnh thể thành 1 tổng thể nhất định.
+ Về hoạt động xét xử:
• Cơ quan quải quyết tranh chấp là Toà Địa hạt (Country Court) (cấp quận) và Tòa Một trăm
(Hundred Court) (triệu tập mỗi tháng một lần).
• Phương thức xét xử: tùy nghi, sử dụng yếu tố siêu nhiên, tâm linh trong hoạt động xét xử
(hình thức thử thách bị đơn). Phương thức này bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị.
 Trước năm 1066, PL được sử dụng ở Anh vẫn hoàn toàn mang tính chất địa phương,
chưa có một hệ thống PL chung nhất cho toàn bộ lãnh thổ nước Anh

 Thứ hai, giai đoạn từ năm 1066 – cuối thế kỷ XV (giai đoạn hình thành thông luật Anh)
- Năm 1066, dưới sự hậu thuẫn của nhà nước Pháp, cuộc chinh phạt của bộ tộc người
Norman vào Anh dẫn đến toàn bộ lãnh thổ nước Anh đã rơi vào sự cai trị của người Pháp,
nhằm xóa bỏ ấn tượng xấu William lên ngôi Hoàng đế Anh và xây dựng bộ máy cai trị của
Hoàng gia Anh để dễ dàng cai trị đất nước trên mọi mặt, củng cố cho chiến thắng vừa giành
được, tiến hành những cải cách trên nhiều lĩnh vực: hành chính, quân đội, văn hóa, tư pháp
(thành lập các TA Hoàng gia), pháp luật (giữ nguyên toàn bộ PL được áp dụng trước năm 1066
-> Hình thành nên đặc điểm về tính liên tục và kế thừa của Thông luật Anh).
- Phương thức “xét xử lưu động”: sử dụng nguồn luật các tập quán địa phương nhưng phá bỏ
nguyên tắc vùng; không dựa vào các yếu tố tôn giáo và siêu nhiên -> thẩm quyền của TA
Hoàng gia ngày càng mở rộng và dần thay thế các tòa án phong kiến địa phương.
- Vào mùa đông khi thời tiết khắc nghiệt hơn, thì họ sẽ trở lại tập trung ở khu vực Luân Đôn,
nơi ban đầu xuất phát, tại đây họ sẽ gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm về vấn đề xét xử, về tập quán
đã áp dụng, trao đổi về phán quyết đã đưa ra, từ đó sẽ có cơ sở cho việc phân tích, việc so sánh
các điểm mạnh và yếu của các tập quán địa phương đã gặp phải. -> từ đó cho thấy các thẩm
phán Hoàng gia ngày càng áp dụng thường xuyên hơn các quy định PL giống nhau trên khắp cả
nước.
 “Common law” hay “luật chung” ra đời vào thế kỷ XIII thay thế cho các tập quán địa
phương hay nói cách khác ra đời từ chính sự làm mới, mở rộng của tập quán địa phương
trước đó.
*Sự phát triển
30. Thông luật Anh được hình thành bằng phương thức nào?
Thông luật Anh được hình thằng bằng phương thức tư pháp chứ không phải bằng phương thức
lập pháp.
Thông luật Anh ra đời và phát triển thông qua việc hình thành và củng cố quyền lực của
hệ thống Tòa án Hoàng gia. Hầu hết các quy phạm pháp luật của các nước thuộc hệ thống pháp
luật châu Âu lục địa là những quy phạm có trong văn bản pháp luật do cơ quan lập pháp ban
hành thì những quy phạm của Thông luật Anh phần lớn được thể hiện trong các bản án của cơ
quan tư pháp.
31. Vì sao thông luật Anh không có sự phân chia thành luật công và luật tư?
- Dưới sự tồn tại của TRAT: hệ thống TRAT chia các vụ việc ra mỗi một vụ việc tương ứng với
1 TRAT khác nhau cho nên các luật gia họ không phân chia pl thành các ngành luật và họ cũng
không chấp nhận sự phân biệt giữa luật công và luật tư bởi vì tất cả các loại TRAT này đều
được ban hành nhân danh nhà vua thậm chí là những tranh chấp mang tính chất tư, tranh chấp
giữa các cá nhân với nhau thì nó vẫn được quy về mối quan hệ công đó là giữa nhà vua và bên
vi phạm pl, do đó việc phân chia luật công và tư này là hoàn toàn không cần thiết ở Anh.
-Do chế độ phong kiến mang tính tập quyền cao độ ở nước Anh: do nhu cầu quản lý hành chính
và thống nhất quyền lực vào tay nhà vua dẫn đến sự thành lập của TAHG và hệ thống TRAT
góp phần hình thành nên thông luật . Do đó thông luật Anh được xem là hoàn toàn mang tính
chất công.
- Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng DCTS ở Anh: ở các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật
CALĐ cuộc cách mạng DCTS diễn ra triệt để do đó thành tựu luật tư bản lên ngôi, mặc nhiên
học thuyết phân chia luật công- tư được áp dụng mạnh mẽ. Ngược lại ở Anh, cuộc CMDCTS
không triệt để, nửa vời, nhà nước tư sản nhu nhược và thỏa hiệp với triều đình phong kiến nên
sự tồn tại pháp luật PK rất mạnh mextrong XH lúc bấy giờ nen sự phân chia luật công/tư là sản
phẩm của nn tư bản không được áp dụng ở Anh.
32. Nguyên tắc stare decisis có những ưu điểm và hạn chế gì?
Ưu điểm:
- việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc có tính chất tương tự như vụ án trước sẽ
nhanh chóng và dễ dàng hơn vì nguyên tắc này cho phép các thẩm phán cho phép thẩm
phán đưa ra kết luận dựa trên kết luận của một thẩm phán đối với một vụ việc đã có trước
đó.
- Giúp cho người dân có thể kiểm soát được hành vi của mình khi các vụ việc có sự tương
tự nhau được giải quyết giống như nhau thì mọi công dân của đất nước đó sẽ nhìn vào
kết quả, hậu quả pháp lý của hành vi trước đó để biết mình nên hay không thực hiện hành
vi đó.
Nhược điểm:
- nguyên tắc này làm cho thông luật Anh trở nên cứng nhắc và mất dần đi tính linh hoạt vì
điều này xuất phát từ rất nhiều Án lệ sẽ không còn phù hợp với sự thay đổi của các điều
kiện kinh tế - xh, trong khi các điều kiện kt-xh có sự thay đổi, biến chuyển liên tục nhưng
mà Án lệ vẫn giới hạn nhiêu đó AL và nếu cứ tiếp tục áp dụng AL để giải quyết những
vụ việc mới phát sinh trong một số trường hợp thì có thể nó không phù hợp với mối quan
hệ xh mới phát sinh ra đó. Do vậy, trong một chừng nào đó thì nguyên tắc Stare decisis
này nó khiến cho quyền hay khả năng tiếp cận công lý của người dân nó bị giới hạn.
33. Cho biết ý nghĩa của nguyên tắc stare desisis trong hệ thống pháp luật Anh?
- Nguyên tắc Stare decisis – Nguyên tắc xương sống: tạo tiền đề cho sự phát triển và ổn
định của thông Luật Anh
+ Ra đời vào TK 13, ban đầu chỉ có giá trị tham khảo và khuyến khích áp dụng
+ Đến thế kỷ XV, nguyên tắc stare decicis có giá trị bắt buộc áp dụng đvoi mọi thẩm phán
+Tên gọi: stand upon a decision
+ ND: các thẩm phán khi XX phải căn cứ vào những án lệ đã có trước đó để xét xử nếu hai vụ
việc có sự tương tự về mặt tình tiết
+ Ý nghĩa:
- Nguyên tắc Decicis được xem là giải pháp cho sự công bằng, bình đẳng, nhất quán cho thông
luật ( vì: đảm bảo được tính công bằng, bình đẳng và nhất quán của PL khi mà vụ việc giống
nhau thì phải được giải quyết giống nhau)
- đảm bảo tính đoán trước của PL (khi các vụ việc có sự tương tự nhau thì sẽ được giải quyết
giống nhau. Do đó, mọi người có thể kiểm soát được hành vi của mình khi đứng trước tình
huống pháp lý mà quyết định có thể làm hay không làm để mà họ có thể dự đoán chính xác hơn
kết quả do mình gây ra)
- vừa đảm bảo sự tốn tại ổn định của thông luật nhưng một khía cạnh khác lại khiến cho thông
luật trở nên cứng nhắc và mất dần đi tính linh hoạt. ( vì nhiều án lệ không còn phù hợp với các
sự thay đổi về điều kiện chính trị - XH nhưng các nguyên tắc này lại ràng buộc thẩm phán trong
việc phải áp dụng các án lệ đã có trước đó
+ Khắc phục hạn chế: được khắc phục bởi tính độc lập của TP Anh trong quá trinhf XX, trong
việc xđ sự “tương tự” về mặt tình tiết của 2 sự việc
+ Sự “tự cởi trói” khỏi nguyên tắc stare decisis của Viện nguyên lão vào năm 1966
Nguyên nhân tự cởi trói: do họ mong muốn giúp cho thông luật anh
34. Phân tích vai trò của luật công bằng trong hệ thống pháp luật Anh?
Những tác động tích cực của Luật Công bằng đối với hệ thống pháp luật của nước Anh là:
- Luật Công bằng có một hệ thống những phương tiện pháp lý hoàn toàn mới mẻ, linh hoạt
giúp cho bên bị xâm phạm lợi ích dễ dàng có được công lý:
+ Có tính mềm dẻo, linh hoạt hơn thông luật vì nó có chứa đựng các quan điểm cá nhân của
thẩm phán.
+ Sử dụng các giải pháp pháp lý mới mẻ như tuyên bố quyền của bên nguyên, lệnh buộc hay
cấm bên bị đơn tiếp tục thực hiện hành vi nào đó.
- Thủ tục tố tụng và hệ thống chứng cứ của Tòa Công bằng khác vs tòa Thông luật:
+ Tổ chức nhân sự và thủ tục tố tụng của tòa công bằng đơn giản hơn tòa thông luật.
+ Chứng cứ: TP có quyền yêu cầu các bên trình ra một loại chứng cứ bất kì.
- Luật Công bằng ra đời để khắc phục những khuyết điểm của Thông luật và đưa ra những
giải pháp khi người dân không thể tiếp cận công lý hay không thỏa mãn với HTPL bấy giờ.
35. Nêu mối tương quan giữa bộ phận thông luật và luật công bằng của hệ thống pháp luật
Anh trước và sau cải các toà án 1873 – 1875?
Mối tương quan giữa Thông luật và Luật công bằng: (dùng mốc cải cách Tòa án 1873-1875 để
xác định)
a. Gđ trước cải cách Tòa án 1873-1875:
Nguyên tắc: Luật công bằng đi sau Thông luật.
Nguyên tắc do chính thẩm phán của Tòa CB đưa ra. LCB chỉ được coi là bộ phận phụ, bổ sung
và lấp chỗ trống cho TL.
Tại sao các thẩm phán của Tòa CB lại tự mình đưa ra nguyên tắc này để nhận vị thế yếu hơn
cho bộ phận tòa của mình?
Để họ tránh khỏi sự đối đầu trực diện với các thẩm phán tòa TL, những người luôn có xu hướng
bảo vệ độc quyền xét xử của mình.
Một số biểu hiện chứng minh LCB chỉ là phụ, đi sau, bổ sung cho TL trước cải cách Tòa
án 1873-1875 (5):
- Các trường hợp TCB được phép thụ lý vụ việc (2):
 Vụ việc ko có Trát ở Tòa TL.

 Vụ việc đã đưa ra Tòa TL nhưng ko thỏa mãn với các giải pháp do Tòa TL đưa ra. Trong mọi
trường hợp, Tòa CB ko được phép xem xét đến các khía cạnh của luật (thông luật) mà chỉ được
xem xét đến khía cạnh lẽ phải, lẽ công bằng mà thôi.
- Căn cứ khởi kiện (đưa vụ việc ra tòa):
 Tòa TL: phải có Trát.

 Tòa công bằng: đơn thỉnh cầu.


- Các giải pháp của Tòa CB đưa ra ko được trùng với các giải pháp của Tòa TL.
=> Một trong những ưu thế của Tòa CB so với Tòa TL: Các giải pháp Tòa CB đưa ra hoàn toàn
mới mẻ và linh hoạt hơn so với các giải pháp của Tòa TL.
- Thủ tục: Thủ tục tố tụng TCB đơn giản hơn TTL.
- Ở Tòa thông luật, các thẩm phán Tòa TL cũng xem xét để áp dụng các nguyên tắc về lẽ phải,
lẽ công bằng ở Tòa CB nhưng chỉ với tư cách là lẽ phải, lẽ công bằng chứ ko phải là luật.
b. Gđ sau cải cách Tòa án 1873-1875:
Hãy trình bày 2 cuộc cải cách Tòa án lớn ở nước Anh.
 Cải cách Tòa án 1873-1875.

 Cải cách tư pháp 2005, có hiệu lực 10/2009, bằng việc xóa bỏ toàn bộ Viện nguyên lão, thay
thế bằng Tòa án Tối cao ở Vương quốc Anh, tách bạch chức năng xét xử ra khỏi Nghị viện (cơ
quan lập pháp) và giao về cho cơ quan tư pháp.
Cải cách Tòa án 1873-1875 (3): Nguyên nhân, mục đích, kết quả.
- Nguyên nhân: Trước 1873-1875, nước Anh tồn tại 2 hệ thống Tòa án độc lập, áp dụng 2 thủ
tục tố tụng khác nhau làm và 2 nguồn luật khác nhau làm cho thủ tục tố tụng của nước Anh vốn
đã phức tạp và tốn kém thì nay lại càng trở nên phức tạp và tốn kém hơn cho người dân,
nghiêm trọng hơn là xảy ra tính 2 mặt của thủ tục tố tụng (Trong nhiều trường hợp, để đạt được
giải pháp pháp lý mà mình mong muốn thì người dân đồng thời phải khởi kiện tại 2 tòa).
- Mục đích: nhằm đơn giản hóa thủ tục tố tụng (mục đích duy nhất).
- Kết quả (3): (xem thêm sơ đồ hệ thống Tòa án Anh trang 116 tập bài giảng)
 Giúp đơn giản hóa được thủ tục tố tụng bằng việc sáp nhập 2 tòa vào chung 1 tòa (Tòa công
lý cấp cao), bãi bỏ hầu hết hệ thống Trát.
=> Chưa thật sự đơn giản hóa được thủ tục tố tụng nhưng giảm bớt được chi phi tốn kém cho
người dân.
 Thành lập ra Tòa án tối cao của nước Anh và xứ Wales (2):
o Tòa phúc thẩm, Tòa công lý cấp cao, Tòa hình sự trung ương là 3 tòa trực thuộc Tòa án tối
cao của nước Anh.
o Tòa tối cao chỉ là tên gọi trên danh nghĩa, thể hiện qua 2 khía cạnh:
+ Nó ko phải là cấp xét xử cuối cùng đối với các vụ việc ở nước Anh và xứ Wales, cấp xét xử
cuối cùng thuộc về Viện nguyên lão.
+ Đây thật sự ko phải là Tòa án tối cao mà chỉ là vỏ bọc ngoài của 3 Tòa án: Tòa phúc thẩm,
Tòa công lý cấp cao, Tòa hình sự trung ương.
Lưu ý (3):
 Tại thời điểm cải cách Tòa án 1873-1875, Tòa án tối cao của nước Anh chỉ bao gồm Tòa
công lý cấp cao và Tòa phúc thẩm. Đến 1977, Tòa hình sự trung ương mới được thành lập và
trở thành bộ phận thứ ba của Tòa án tối cao ở nước Anh.
 Tòa công lý cấp cao và Tòa phúc thẩm được thành lập dựa trên việc sáp nhập các Tòa án có
khả năng tạo ra án lệ lúc bấy giờ ở nước Anh.
 Tòa hình sự trung ương ko có khả năng tạo ra án lệ dù cùng cấp với 2 Tòa án trên vì lí do nó
được hình thành dựa trên việc sáp nhập các Tòa hình sự lưu động ở nước Anh. (Các Tòa hình
sự lưu động ko có khả năng tạo ra án lệ => Tòa hình sự trung ương ko có khả năng tạo ra án lệ).
 Khi có sự mâu thuẫn giữa TL và LCB thì LCB chiếm ưu thế, nhưng đó chỉ là về mặt pháp lý.
Còn trên thực tế, thẩm phán của nước Anh vẫn coi trọng TL hơn LCB.
Vì sao? Vì sau cải cách Tòa án 1873-1875, thẩm phán của Tòa CB ko được bổ nhiệm từ các
linh mục nữa mà được bổ nhiệm từ các luật sư hoặc thẩm phán đã được đào tạo trong ngành
luật.
36. Phân tích ý nghĩa của cải cách tư pháp nước Anh trong giai đoạn 1873 – 1875?
+ Nguyên nhân của cải cách 1873-1875: Trước cải cách Tòa án, nước Anh tồn tại hai hệ thống
tòa án độc lập với nhau. Mỗi tò lại sử dụng một thủ tục tố tụng cũng như pháp luật hoàn toàn
khác nhau đã làm tăng thêm tính phức tạp, tốn kém vốn có của thủ tục tòa án Anh
+ Mục đích: nhằm chấm dứt hai mặt của thủ tục tố tụng bằng việc sáp nhập hai hệ thống tòa án
thành một
+ Kết quả: Đã xóa bỏ tình trạng tồn tại song song hai nhánh toà, sáp nhập hai tòa làm một,
chấm dứt tính chất hai mặt của thủ tục tố tụng
Sau cải cách tòa án, bằng việc hợp nhất hai hệ thống tòa án tồn tại song song vào một toà
duy nhất đã làm cho Luật công bằng có vị trí ngang với thông luật, không còn là một bộ
phận bổ sung cho thông luật như giai đoạn trước cải cách tòa án.

37. Phân tích ý nghĩa của cải cách tư pháp nước Anh vào năm 2005?
Cải cách tư pháp 2005, có hiệu lực 10/2009 đã xóa bỏ toàn bộ Viện nguyên lão, thay thế bằng
Tòa án Tối cao ở Vương quốc Anh, tách bạch chức năng xét xử ra khỏi Nghị viện (cơ quan lập
pháp) và giao về cho cơ quan tư pháp.
Trước đạo luật cải cách HP 2005 thì vị trí của TATC không phải là TATC mà vị trí tối cao nàu
là Viện nguyên lão (ủy ban thẩm thương Nghị viện Anh). Mà Viện Nguyên lão cũng vừa là cơ
quan lập pháp -> ở vị trí cao nhất của cơ quan TP lại là cơ quan lập pháp => như vậy chưa hề
có sự tách bạch về lập pháp và tư pháp.
Việc cho ra đời TATC (lấy toàn bộ quyền lực của Viện Nguyên lão) có ý nghĩa vô cùng to lớn
đó là tách bạch về quyền lập pháp, tư pháp.
Đạo luật cải cách tư pháp 2005 đã thành lập UB bổ nhiệm thẩm phán, quyền bổ nhiệm thuộc về
một cá nhân duy nhất đã được chuyển sang cho một tập thể -> tạo ra cơ chế minh bạch rõ ràng
về trình tự, thủ tục, tiêu chí booe nhiệm của HTTA Anh.

38. Hãy trình bày các thành phần của bản án trong hệ thống pháp luật Anh? Phần nào có
giá trị là án lệ?
giá trị là án lệ?
 Tóm tắt
 Lập luận của TP
 Phán quyết đưa ra
Trong đó: phần có giá trị là án lệ đó là Lập luận của các thẩm phán, gồm 2 phần:
- RATIO DECIDEDI: chứa đựng những lập luận, nguyên tắt, những quy phạm pháp luật. Dựa
vào đó thẩm phán đư ẩ những phán quyết, và lý do đưa ra phán quyết.
-> có giá trị bắt buộc áp dụng đối vs thẩm phán.
- OBITER DICTUM: chứa đựng những bình luận, nhận xét hoặc ý kiến của TP đưa ra để xét
xử những vụ việc.
-> không có giá trị bắt buộc áp dụng đối với TP.

39. Trình bày các điều kiện để bản án trở thành án lệ trong hệ thống pháp luật Anh?
Các Điều kiện để bản án trở thành án lệ:
 Bản án phải có hiệu lực pháp luật
 Được ban hành bởi Tòa án có thẩm quyền tạo ra án lệ
 Đảm bảo về mặt hình thức
 Đáp ứng tính mới về nội dung và giải pháp pháp lý
Được công bố trong các tuyển tập án lệ chính thức -> này quan trọng I: Ans lệ sẽ được đăng
tròng tuyển tập Tòa án, được lưu giữ. Hằng năm, các thẩm phán giàu kinh nghiệm của Tòa án
tối caosex họp lại để tiến hành phân loại, chọn lọc, chắc lọc xem xét nhwungx bản án đáp ứng
điều kiện để công bố trên các tuyển tập chính thức.
40. Trình bày cấu trúc án lệ trong hệ thống pháp luật Anh?
Cấu trúc gồm 3 phần:
Bản án
 Tóm tắt
 Lập luận của TP (NỘI DUNG CỦA ÁN LỆ)
 Phán quyết đưa ra
Trong đó phần lập luận của Thẩm phán gồm 2 phần:
- RATIO DECIDEDI: chứa đựng những lập luận, nguyên tắt, những quy phạm pháp luật. Dựa
vào đó thẩm phán đư ẩ những phán quyết, và lý do đưa ra phán quyết.
-> có giá trị bắt buộc áp dụng
- OBITER DICTUM: chứa đựng những bình luận, nhận xét hoặc ý kiến của TP đưa ra để xét
xử những vụ việc.
-> không có giá trị bắt buộc áp dụng
* cách thức phân biệt RADITO VÀ OBITER: việc phân biệt hai cái này phụ thuoccj vào ý chí
cá nhận của TP, do đó việc áp dụng án lệ luôn linh hoạt và mềm dẻo và nó được coi như là
nghệ thuật của người thẩm phán.
41. Hãy cho biết những đặc trưng của hệ thống pháp luật Mỹ về mặt cấu trúc hệ thống pháp
luật?
Đặc trưng của PL Mỹ về mặt cấu trúc:
Về cấu trúc, khi đề cập đến HTPL Mỹ là đề cập đến 51 HTPL khác nhau, bao gồm: pháp luật
liên bang và pháp luật của 50 bang.
- HTPL mỹ có tính thống nhất: Thẩm quyền của liên bang được quy định tại K8 Đ11 của hiến
pháp và được liệt kê một cách cụ thể thành 18 Điều, mục khác nhau. Bên cạnh đó, tu chánh án
thứ 10 của HP quy định rằng quyền nào không thuộc thẩm quyền của liên bang thì thuộc thẩm
quyền của các bang và nhân dân. Do đó, quyền của các bang sẽ nhiều hơn. Từ đó, cho phép các
bang xây dựng hệ thống PL của bang mình nhưng không được trái vs PL liêng bang. Bên cạnh
đó, giữa các bang sẽ có nhiều hoạt động giao thương với nhau nên các bang này sẽ tự phân theo
những chuẩn pháp luật chung, khung pháp lý chung thống nhất chung với nhau.
- quy phạm về xung đột pháp luật rất phát triển:
+ Giua liên bang với các bang: áp dụng pháp luật liên bang (căn cứ vào k8 Điều 1 quyền lập
pháp của liên bang hoa kỳ) trong TH có xung đọt pháp luật.
+ giữa các bang với nhau: áp dụng các nguyên tắc của tư pháp quốc tế để giải quyết.
42. Hãy cho biết những yếu tố cơ bản dẫn đến tính “trường tồn” của Hiến pháp Liên bang
Mỹ?
Vì HPLB Mỹ là một bản HP “mở”: Ngay cả trong nội dung HP cũng có những quy định về cơ
chế tu chính HP, cho phép sửa đổi, bổ sung HP.
Gồm hai cơ chế:
+ Cơ chế đướng nhiên: diễn ra hằng năm, theo định kỳ thì QH sẽ cho thành lập một đại hội sửa
đổi hiến pháp và tại đại hội này thì any ý kiến nào đưa ra về sửa đổi hiến pháp thì phải được
thông qua bởi 2/3 tv của QH và xét thấy cần thiết thì đưa đề xuất đó vào trong tu chính án.
+ cơ chế tu chính không đương nhiên: trường hợp bất kỳ khi mà một bang nào đó không kiên
định, và thấy đề xuất tu chính quan trọng thì đề xuất lên các bang. Nếu 2/3 trên 50 bang đồng ý
vs đề xuất này thì họ sẽ cho thành lập một đại hội sửa đổi hiến pháp và nếu tại đại hội này có ¾
các bang đồng ý phê chuẩn thì đề xuất này chính thức trở thành tu chính án.
-> cơ chế mềm dẻo, linh hoạt nhưng không hề dễ dàng, không khiến cho hiến pháp thay đổi
một cách liên tục, dễ dàng trái ngược vs tư tưởng, gốc của Hiến pháp
=> chính cơ chế này đã làm cho Hiến pháp Mỹ có tính trường tồn (thay đổi khi nào xét thấy
hợp lý)
43. Hãy cho biết nguyên tắc chủ đạo trong việc tổ chức quyền lực bộ máy nhà nước Liên
bang Mỹ?
Nguyên tắc chủ đạo trong tổ chức quyền lực bộ máy nhà nước liên bang Mỹ: nguyên tắc tam
quyền phân lập – kiềm chế đối trọng trong việc tổ bộ máy Nhà nước
Tam quyền phân lập được hiểu là quyền lực nhà nước đc phân chia thành ba nhánh quyền lực
( lập pháp- hành pháp- tư pháp) trong đó mỗi nhánh quyền lực giao cho 1 cơ quan phụ trách
toàn quyền thực thi quyền lực, độc lập không can thiệp lẫn nhau. Người Mỹ hiểu được nguyên
tắc này hiệu quả trong việc tổ chức nhà nước liên bang, nhưng cũng hiểu rõ điểm yếu là 1 cơ
quan toàn quyền thục thi quyền lực nhưng nếu cơ quan thực thi quyền sai, lạm quyền thì không
có cơ chế kiểm soát. Để khắc phục điểm yếu nầy, các nhà lập hiến yêu cầu thêm việc đối trọng
kiềm chế lẫn nhau, không nhánh quyền nào cao hơn các quyền còn lại, các nhánh quyền lực
phải kiềm chế được nhau. Trong nguyên tắc tổ chức, xem xét HP trao cho quốc hội toàn quyền
gì, trao cho công cụ gì để thực thi quyền và HP trao cho các cơ quan quyền lực còn lại ( tổng
thống và tòa an tối cao ) công cụ gì để kiềm chế đối trọng Quốc Hội, chỉ kiềm chế không làm
thay.
Ví dụ: Tổ chức quốc hội: quy định tại Điều 1 HP, quốc hội liên bang đc toàn quyền ban hành
các đạo luật cần thiết. Để thực thi quyền lực, HP quy định Thượng nghị sỹ, Hạ nghị sĩ chỉ bị bãi
miễn bởi Viện của mình mà không bị cách chức bởi Tống thống hay Tòa án.
Kiềm chế đối trọng:
+ Tổng thống: Dự luật nếu đc thông qua bởi hai Viện sẽ đc trình cho Tổng thống ký thông qua,
Tổng thống có quyền phủ quyết không ký. Sau khi bị phủ quyết, hai viện tổ chức thông qua lại
nếu như tỷ lệ thông qua là ¾ trở lên thì phủ quyết của Tổng thống là vô giá trị.
+ Tòa án tối cao: quyền lực của nhánh tư pháp yếu hơn tổng thống và quốc hội (quyền lực
không cân bằng). Đến năm 1803, Tòa án tự sáng tạo ra quyền BẢO HIẾN thì quyền lực mới
cân bằng. Trong quá trình áp dụng giải thích hiến pháp, nếu Tòa án thấy rằng quy định pl, hành
vi là vi hiến thì Tòa án có quyền tuyên bố đạo luật, hành vi đó là trái hiến pháp.Việc có hủy bỏ
sửa đổi hay không là quyền của Quốc hội.
44. Nêu nguyên tắc phân chia quyền lực tư pháp giữa nhà nước Liên bang và nhà nước
bang theo Hiến pháp Liên bang Mỹ?
* Sự phân định về thẩm quyền lập pháp:
Về nguyên tắc, thẩm quyền lập pháp vẫn thuộc về các bang, thẩm quyền của liên bang chỉ là
ngoại lệ, bị giới hạn bằng cách quy định rõ ràngtrong HP và không được giải thích rộng:
Trên thực tế, thẩm quyền lập pháp của cả bang và liên bang đều có thể được mở rộng theo
những cách thức nhất định:
- Đối với bang, trong những vấn đề Quốc hội có thẩm quyền lập pháp thì bang vẫn được trao
một số quyền nhất định. Đó là thẩm quyền còn lại . Bang có thể có thẩm quyền còn lại trong 2
trường hợp: PL Liên bang quy định một cách chung chung, pháp luật Liên bang không quy
định.
- Về phí liên bang, thẩm quyền lập pháp của liên bang trên thực tế đã được mở rộng hơn rất
nhiều so với sự giới hạn trong HP:
+ Thẩm quyền lập pháp của Liên bang được mở rộng hơn rất nhiều nhờ có sự tồn tại của thông
luật liên bang trong trường hợp các toà án liên bang thụ lí những vụ việc thuộc thẩm quyền lập
pháp của bang ( các vụ đa chủng).
- Thẩm quyền của Liên bang ngày càng được mở rộng phần lớn nhờ sự giải thích HP của Tối
cao pháp viện
Mối tương quan giữa pháp luật của liên bang và PL của tiểu bang (hiệu lực pháp lý)
Vấn đề này đã được quy định rõ tại k8 Điều 1- Điều khoản tối cao đã được xác định một cách
ràng PL của Liên bang sẽ chiếm ưu thế khi xung đột với PL của bang.
* Sự phân định thẩm quyền tư pháp:
Khi nói đến sự phân chia thẩn quyền tư pháp giữa liên bang va bang là nói đến sự phân chia có
thẩm quyền xét xử giữa hệ thống toà án liên bang và hệ thống toà án
- Thẩm quyền xét chính vẫn thuộc về toà án bang nen các toà này còn có tên gọi là toà án
có thẩm quyền xét xử tổng quát , thẩm quyền xét xử của toà án Liên bang là TA có thẩm quyền
hẹp và bị giới hạn bằng việc quy định cụ thể trong HP nên các Toà này còn có tên gọi là TA
thẩm quyền hạn chế
- Thẩm quyền xét xử của 2 hệ thống TA có thể xác định như sau:
+ Các vụ việc mà thẩm quyền giả quyết chỉ thuộc về 1 hệ thống TA:
• Toà án của bang được độc quyền xét xử đối với vụ việc luật pháp của bang quy định và
thảo mãn thêm điều kiện cá nhân bên trong vụ việc đều phải là công dân của bang mình.
• Toà án Liên bang có thẩm quyền chuyên biệt đối với 1 số vụ việc liên quan đến: thủ tục
xử lý phá sản, sở hữu công nghiệp, tranh chấp hàng hải, khiêú kiện chống lại các cơ quan hành
chính liên bang.
+ Các vụ việc mà cả hai hệ thống TA đều có thẩm quyền:
Đối với những vụ việc này, các bên có quyền lựa chọn toà án bang hay liên bang để giải quyết
cụ thể:
• Các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của cả hai hệ thống toà án bao gồm:
Các tranh chấp liên quan đến việc diễn giải hay áp dụng HP và các đạo luật của lien bang.
Các tranh chấp liên quan đến yếu tố “đa chủng”.
• Các vụ việc hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của cả hai hệ thống toà án bao gồm các vụ
án mà cả cơ quan nhà nước cấp liên bang và vấp bang đều có quyền khởi tố.
Luật áp dụng tại các toà án:
Xem xét trên 2 phương diện:
- Luật nội dung:
+ Nguyên tắc là vụ việc thuộc thẩm quyền lập pháp của cấp nào thì thì toà án phải áp dụng nội
dung của cấp đó.
+ Đối với những vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền lập pháp của cả bang và liên bang thì toà án
phải áp dụng pháp luật của bang nếu vấn đề liên quan đén bang, áp dụng PL liên bang khi vụ
tranh chấp mang tính chất xuyên bang
- Luật tố tụng:
Không phụ thuộc vào việc tào án thụ lí vụ việc thẩm quyền lập pháp của cấp nào, luật tố tụng
được áp dụng mọi trường hợp là luật tố tụng của toà án mình
45. Những toà án nào của Mỹ có thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp Liên bang?
Vì mô hình bảo hiến của Mỹ là mô hình bảo hiến Phi tập trung nên Mọi Tòa án trên hệ thống
nước Mỹ đều được trao cho chức năng bảo hiến.
Cơ chế bảo hiến ở Mỹ là cơ chế bảo hiến phi tập trung, tất cả các Tòa án liên bang đều có thẩm
quyền này và Tòa tối cao là Tòa có thẩm quyền cao nhất trong việc xem xét tính hợp hiến của
các đạo luật.
46. Hãy cho biết vai trò chủ yếu của Toà án Tối cao Liên bang Mỹ đối với Hiến pháp Liên
bang?
Tòa án Tối cao Liên bang Mỹ có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống tư pháp Mỹ. Với vai
trò của một bộ phận trong thể chế tam quyền phân lập, Tòa án tối cao liên bang còn có thẩm
quyền cao nhất trong việc giải thích Hiến pháp…
Thẩm quyền bảo hiến của Tòa tối cao là một thẩm quyền đặc biệt của Tòa tối cao được
hình thành từ thực tiễn xét xử thông qua vụ việc Mabury kiện Madison năm 1803.
Đây là Tòa án duy nhất được thiết lập bởi Hiến pháp và thuộc nhóm các tòa hiến định,
với mục đích đảm bảo cho pháp luật được thực thi thống nhất trên cả nước.
47. So sánh việc sử dụng nguyên tắc stare decisis trong hệ thống pháp luật Anh và hệ thống
pháp luật Mỹ?
Hệ thống pháp luật Anh, nguyên tắc này được người Anh áp dụng một cách cứng nhắc
và bảo thủ: Chỉ duy nhất Tòa án tối cao của nước Anh (trước đây là Viện nguyên lão) mới được
phép cởi trói khỏi nguyên tắc này (không bị ràng buộc bởi những án lệ của mình tạo ra trong
quá khứ), còn tất cả các tòa án cấp dưới thì không.
Đối với Mỹ, mặc dù các Thẩm phán vẫn nhận thức được giá trị của quy tắc Stare Decisis
trong việc duy trì sự tồn tại và tính ổn định của thông luật, song họ cũng cho rằng phán quyết
của Thẩm phán phụ thuộc vào quan điểm cá nhân Thẩm phán và chính sách chung của Nhà
nước tại thời điểm xét xử. Việc áp dụng linh hoạt quy tắc này đã làm cho án lệ của Mỹ trở nên
linh hoạt hơn, phù hợp với một quốc gia có nền kinh tế lớn, đa chủng tộc.
Ví dụ: Thời kỳ đầu khi giải thích Hiến pháp, các Tòa án ở Mỹ vẫn bảo vệ cho sự phân
biệt chủng tộc giữa da đen và da trắng. Cho đến cuối thế kỷ XX, chính Tòa án tối cao Mỹ ra
phán quyết trong việc giáo dục: việc chia hệ thống giáo dục thành cho người da đen và da trắng
là công bằng. Nhưng sau đó không lâu, chính Tòa án tối cao Mỹ ra phán quyết cho rằng việc
chia hệ thống giáo dục cho người da đen và da trắng là vi phạm Tu chính án về quyền bình
đẳng của công dân trước pháp luật => xóa bỏ luôn án lệ trước đó => vận dụng linh hoạt.
48. Trình bày đặc điểm pháp luật Pháp giai đoạn trước năm 1789.
1.2. Đặc trưng pháp luật.
Pháp luật trong giai đoạn này không mang tính hệ thống: Sự phân chia pháp luật thành
vùng phía Nam và Bắc sông Loire. Luật Giáo hội (droit canonque), Luật Nhà vua (droit royal).
Đa dạng về nguồn gốc, nội dung và cách thức áp dụng.
VD: Hai người muốn kết hôn phải tổ chức đám cưới tại nhà thờ, chịu ảnh hưởng của luật
giáo hội, nhưng quyền sở hữu tài sản của họ lại được điều chỉnh tại luật của địa phương nơi có
hôn nhân.
Pháp luật mang nặng tính giai cấp: Xã hội được phân chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ.
Quý tộc. Đẳng cấp thứ ba: Tư sản, tiểu tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Mỗi đẳng cấp lại
áp dụng pháp luật riêng lẻ
VD: Đối với tầng lớp quý tộc, tài sản thừa kế chỉ được để lại cho con trai trưởng. Trong
khi, đối với các giai cấp khác thì lại áp dụng cho tất cả con trai.
Pháp luật mang tính bất bình đẳng, nặng tính gia trưởng: Bất bình đẳng giữa các đẳng
cấp. Bất bình đẳng nam – nữ
VD: Ngay sau khi người con gái bước qua ngạch cửa nhà chồng thì mọi của hồi môn của
người con gái đều trở thành tài sản thuộc quyền sở hữu của người chồng. Người chồng có
quyền ly dị với người vợ bất cứ lúc nào mà họ muốn, người vợ không có quyền này.
49. Trình bày đặc điểm pháp luật Pháp giai đoạn chuyển tiếp từ 1789 – 1799.
Thể hiện tính tự do: tự do về nhân thân, về tài sản và tự do giao kết hợp đồng. Tự do
trong các mối quan hệ gia đình: về độ tuổi trưởng thành, tự do kết hôn, ly hôn và tự do
tái giá. Giải phóng khỏi tính gia trưởng, khỏi sự ràng buộc của người cha khi đến tuổi
trưởng thành. Tự do tài sản và tự do hợp đồng: “…mỗi người có tài sản thuộc về riêng cá
nhân họ,… Thành quả lao động của một người thì thuộc về sở hữu của người đó”.
Pháp luật có sự phân chia ra làm các chế định công và các chế định tư:
• Luật tư: điều chỉnh quan hệ bình đẳng giữa cá nhân và pháp nhân tư quyền;
• Luật công: mối quan hệ bất bình đẳng mà một bên là Nhà nước/ cơ quan đại diện
Nhà nước
Sự tồn tại của nhánh toà án Hành chính bên cạnh nhánh toà án thẩm quyền chung.
Pháp luật thể hiện tính bình đẳng: Bình đẳng giữa các giai tầng xã hội: các đặc
quyền phong kiến (của tầng lớp quý tộc, tăng lữ) bị xoá bỏ. Bình đẳng giữa nam – nữ:
con trai và con gái có quyền ngang nhau trong việc hưởng tài sản thừa kế, người con trai
cả không còn có đặc quyền.
Chính các đặc trưng này là nền tảng cho việc xóa bỏ những bất cập của pháp luật
phong kiến giai đoạn trước đó và xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất ở giai đoạn
sau. Luật chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và có hiệu lực thống nhất
trên toàn lãnh thổ.
50. Trình bày đặc điểm pháp luật Pháp giai đoạn từ 1799 đến nay.
Tính pháp điển hoá cao: thể hiện ở việc cho ra đời hàng loạt các bộ luật. Trong đó Bộ
luật Dân sự 1804 thể hiện trình độ pháp hóa phát triển đến mức rất cao
Pháp luật có tính kế thừa: pháp luật giai đoạn sau cách mạng là sự kế thừa và phát
huy hoàn hảo những giá trị tốt đẹp trong giai đoạn trước cách mạng và giai đoạn chuyển
tiếp
Pháp luật có tính toàn diện: với việc ban hành hàng loạt các Bộ luật sau Cách
mạng tư sản, những vấn đề mà xã hội quan tâm đều được điều chỉnh bằng các bộ luật
này.
 thành tựu.
Thành tựu của quá trình pháp điển hoá ở Pháp: Tạo ra trật tự phân cấp thứ bậc các nguồn
luật tại Pháp: Hiến pháp, luật, văn bản dưới luật và án lệ. Mối quan hệ với pháp luật Liên minh
châu Âu EU.
Thành quả thứ hai của pháp luật giai đoạn này chính là đã tạo ra một hệ thống pháp luật
thống nhất, có hiệu lực trên phạm vi toàn lãnh thổ.

51. Hãy chứng minh rằng, một đặc điểm khác biệt trong sự phát triển pháp luật của Anh và
Pháp đó là: Nếu pháp luật Anh phát triển một cách liên tục thì pháp luật Pháp lại có sự gián
đoạn nhưng mang tính kế thừa.
Đối với pháp luật Anh, giai đoạn từ năm 1066 đến cuối thế kỷ thứ XV. Đây là giai đoạn
hình thành thông Luật Anh. Trong lĩnh vực Tư pháp, William đã thành lập Tòa án Hoàng gia,
thực thi quyền lực của quan chánh án tối cao chỉ giải quyết những vấn đề làm Hoàng gia lo ngại
ở Westminster và những tranh chấp hết sức đặc biệt. Trong lĩnh vực lập pháp, William đã
không bãi bỏ và cũng không tức thì sửa đổi pháp luật truyền thống, giữ nguyên toàn bộ pháp
luật được áp dụng trước năm 1006. Hình thành nên đặc điểm liên tục và kế thừa của thông luật
Anh. Cuối thời kỳ Trung Cổ, tồn tại phương thức “xét xử lưu động”, nguồn luật được áp dụng
là tập quán pháp địa phương và phá bỏ nguyên tắc vùng không dựa vào các yếu tố tôn giáo và
siêu nhiên nữa, thẩm quyền của Tòa án Hoàng gia ngày càng mở rộng và dần thay thế của TA
phong kiến địa phương.
Đối với pháp luật Pháp, giai đoạn trước CMDCTS 1789: Trước thế kỷ V, luật La Mã
được áp dụng theo nguyên tắc công dân: luật La Mã áp dụng cho công dân La Mã và người dân
Pháp; luật tập quán áp dụng cho các đối tượng còn lại phụ thuộc vào nguồn gốc xuất thân của
họ là Luật cá nhân. Sau năm 475, nước Pháp bước vào thời kỳ phong kiến. Cùng với chế độ
phong kiến phân quyền cát cứ, lãnh thổ được chia thành 60 vùng pháp luật khác nhau được gọi
là luật vùng. Pháp luật được chia thành 2 vùng, lấy sông Lorie làm ranh giới. Bên cạnh đó, còn
nhiều nguồn luật khác nhau như: Luật Giaso hội. Luật Nhà vua.
Giai đoạn từ khoảng thế kỷ XII, XIII đến trước cuộc Cach mạng: sự quay trở lại của Luật
La Mã ở châu Âu lục địa. Ở giai đoạn này, pháp luật không thống nhất dẫn đến xự xung đột
pháp luật, xảy ra ngay trong nội bộ của nước Pháp; kinh tế phát triển dẫn đến sự hình thành của
các giai tầng mới trong xã hội dẫn đến nhu cầu thống nhất pháp luật: Luật La Mã. Trong giai
đoạn này, mỗi vùng lãnh thổ đều áp dụng nguồn luật khác nhau khiến cho pháp luật trở nên
phân tán, không có sự thống nhất trong pháp luật. Sự tác động lẫn nhau và mối quan hệ giữa
các nguồn luật lại khiến cho pháp luật trở nên cồng kềnh và phức tạp.
Đến giai đoạn chuyển tiếp từ năm 1789 – 1799 thì sự xóa bỏ những bất cập của pháp luật
phong kiến giai đoạn trước đó và đặt nền móng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền và dân
chủ đầu tiên ở Châu Âu bằng việc cho ra đời bản Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền.
Mãi đến giai đoạn sau CMDCTS từ năm 1799 đến này, sự ra đời của năm bộ luật đồ sộ ở
Pháp đã mở ra quá trình pháp điển hóa ở Pháp: Bộ luật Dân sự 1804, Bộ luật TTDS 1806, BL
Thương mại 1807, BLTTHS 1808 và BLHS 1810. Pháp luật ở giai đoạn này là sự kế thừa và
phát huy hoàn hảo những giá trị tốt đẹp trong giai đoạn trước cách mạng và giai đoạn chuyển
tiếp, đã tạo ra một hệ thống pháp luật thống nhất, có hiệu lực trên phạm vi toàn lãnh thổ.
Qua các giai đoạn, ta có thể thấy được sự phát triển của hệ thống pháp luật Pháp không
liên tục, thống nhất còn nhiều cồng kềnh bởi sự hình thành nhiều pháp luật khác nhau ở giai
đoạn trước CMDCTS dẫn đến sự gián đoạn trong sự phát triển của pháp luật Pháp. Tuy nhiên,
đến giai đoạn sau CMDTS từ năm 1799 đến nay vẫn có sự kế thừa trong pháp luật Pháp từ các
giai đoạn trước đó.
52. Nêu các giá trị làm nên tính điển hình của Bộ luật dân sự Pháp 1804?
* Những giá trị lịch sử của Bộ luật Dân sự Pháp 1804.
- Lần đầu tiên có một bộ luật thừa nhận quyền bình đẳng của cá nhân trước pháp luật.
- Lần đầu tiên có một bộ luật quy định về việc tôn trọng một cách tuyệt đối các cam kết
trong hợp đồng.
- Lần đầu tiên có một bộ luật thừa nhận quyền sở hữu tư nhân và có cơ chế đảm bảo thực
thi quyền ấy.
- Bộ luật chứa đựng gần như đầy đủ các nguyên tắc của pháp luật dân sự.
* Giá trị nội dung điển hình của Bộ luật Dân sự Pháp 1804.
Bộ luật bao gồm 2281 điều, được chia làm 3 quyển:
 Quyển I: Nhân thân (Des personnes): (12 thiên) Quy định các vấn đề về nhân thân:
khai sinh, khai tử, hộ tịch, kết hôn, ly hôn, mối quan hệ giữa cha mẹ và con,… Về
cho và nhận con nuôi. Về kết hôn và ly hôn
 Quyển II: Tài sản và thay đổi khác của quyền sở hữu (Des biens et des différentes
modifications de la propriété): (4 thiên): Tài sản và sở hữu tài sản. Thiên 1: Phân
biệt các loại tài sản. Thiên 2: Sở hữu. Thiên 3: Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức, quyền
sử dung và quyền cư dung. Thiên 4: Dịch quyền và địa dịch
 Quyển III: Các phương thức khác nhau xác lập quyền sở hữu (Des différentes
manières dont on acquient la propriété): (20 thiên): phương thức xác lập quyền sở
hữu, về thừa kế, di chúc, các loại hợp đồng và vấn đề tài sản giữa vợ và chồng. Về
hợp đồng. Về vấn đề tài sản giữa vợ và chồng. Về thừa kế
53. Ưu điểm về ngôn ngữ trong Bộ luật dân sự Pháp 1804?
- Trong sáng, giản dị, dễ hiểu, không đa nghĩa
- Bộ Luật có khả năng áp dụng trực tiếp mà không cần bất kì điều chú giải nào
54. Trình bày những giá trị lịch sử và giá trị nội dung điển hình của Bộ luật dân sự Pháp
1804.
55. Hãy nêu các đặc trưng cơ bản của hệ thống toà án Pháp?
- TA có cấu trúc nhị nguyên hay cấu trúc kim tự tháp đôi bao gồm nhánh TA tư pháp (có thẩm
quyền xét xử những vụ việc dân sự và hình sự) và nhánh TA hành chính (xét xử những vụ việc
liên quan đến nhà nước hoặc 1 bên chủ the trong mối quan hệ đó là cơ quan, tổ chức nhà nước).
- Hệ thống TA Pháp được thiết lập dựa trên nguyên tắc 3 cấp toà và 2 cấp xét xử:
* 3 cấp tòa:
+ Cấp thứ 1 thực hiện chức năng xét xử sơ thẩm
+ Cấp toà thứ 2 thực hiện chức năng xét xử là phúc thẩm
+ Cấp thứ 3 sẽ thực hiện chức năng xem xét lại bản án, phán quyết của những TA cấp dưới ở
góc độ là áp dụng pl.
* 2 cấp xét xử:
Nguyên tắc 2 cấp xét xử là thực hiện 2 cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm, tuy nhiên, vẫn có
tồn tại những ngoại lệ đối với nguyên tắc này.
Ngoại lệ đầu tiên đối với nguyên tắc 3 cấp toà thì cấp thứ 3 chỉ thực hiện chức năng xem xét lại
khía cạnh áp dụng pl tuy nhiên Hội đồng nhà nước với tư cách là cấp toà thứ 3 này nó ko chỉ
thực hiện chức năng là xem xét lại bản án, phán quyết về khía cạnh áp dụng pl mà nó còn thực
hiện chức năng là xét xử sơ thẩm 1 số vụ việc đặc biệt thuộc thẩm quyền của hội đồng nhà
nước.
Ngoại lệ thứ 2 đối với nguyên tắc 2 cấp xét xử là trong một số trường hợp thì một số những bản
án là sau khi được xét xử sơ thẩm rồi mà nếu có kháng cáo, kháng nghị thì có thể được đưa lên
TA phúc thẩm hoặc TA tối cao để thực hiện chức năng xét xử phúc thẩm lại nhưng có 1 số vụ
việc ở các TA cấp dưới sẽ bị giới hạn quyền phúc thẩm hay nói cách khác là nó chỉ thực hiện,
chỉ được quyền xét xử 1 lần duy nhất là xét xử sơ thẩm mà nó ko được quyền xét xử phúc thẩm
(vd: vụ việc thuộc thẩm quyền toà dân sự thẩm quyền hẹp thì những vụ việc đó mang tính chất
rất là đơn giản, giá trị tranh chấp không cao do đó để nhằm giảm bớt gánh nặng xét xử phúc
thẩm)
- Về nguyên tắc, thì các TA ở Pháp không có quyền tạo ra AL trong quá trình xét xử: nguyên tắc
này đã được ghi nhận cụ thể trong BLDS Napoleon1804 cụ thể pl quy định rằng: “Thẩm phán
không được tạo ra những quy tắc pháp lý mới mang tính chất quy phạm chung trong quá trình
xét xử vụ việc mà mình được giao cho”. Tuy nhiên, trên thực tế thì AL ở Pháp vẫn tồn tại và
thậm chí trong 1 số lĩnh vực cụ thể thì AL cũng đóng 1 vai trò rất quan trọng.
56. Hãy nêu nguyên nhân vì sao hệ thống toà án Pháp có cấu trúc nhị nguyên?
Thực tiễn pháp luật sau Cách mạng: cơ quan tư pháp có quá nhiều quyền lực, dẫn đến
việc lấn át quyền lực của cơ quan hành chính.
Ảnh hưởng của học thuyết tam quyền phân lập
Ảnh hưởng của học thuyết phân chia luật công và luật tư.
Thứ nhất, xét đến thực tiễn pháp luật sau Cách mạng: cơ quan tư pháp có quá nhiều
quyền lực, dẫn đến việc quyền lực của họ lấn át quyền lực của cơ quan hành pháp do đó mới
nảy ra quan điểm đó là cần có sự tách biệt quyền lực và đảm bảo thật sự quyền lực cho cơ quan
hành pháp. Nguyên nhân nảy ra tư tưởng phải phân chia, phải tách bạch quyền lực của hai
nhánh quyền lực này xuất phát từ học thuyết tam quyền phân lập đó là quyền lực tư pháp phải
tách bạch hoàn toàn quyền lực lập pháp do vậy học thuyết tam quyền phân lập lúc bấy giờ đang
rất phát triển ở các quốc gia Châu lục địa nói chung và ở nước Pháp nói riêng, cho nên những
nhà soạn thảo, phát thảo nên hệ thống tòa án này họ cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng tam quyền
phân lập này, do đó họ đặt ra cái vấn đề, nhu cầu phải có sự tách bạch giữ hai cái thẩm quyền
này
Thứ hai, nguyên nhân xuất phát từ sự phân chia pháp luật thành luật tư và luật công ở
Pháp lúc bấy giờ, nên họ cho rằng mối quan hệ tư (mối quan hệ bình đẳng) của các chủ thể
trong xã hội do một cơ quan chuyên thực hiện việc xét xử đó (đó là những vụ việc dân sự và
hình sự), còn những vụ việc liên quan đến hành chính (tức có yếu tố công ở đây có yếu tố công
quyền có yếu tố ảnh hưởng đến quyền lực của Nhà nước) thì chỉ do một cơ quan đặc biệt được
trao cho quyền này để xét xử, bởi vì mối quan hệ công này là mối quan hệ không bình đẳng
trong xã hội lúc bấy giờ, cho nên lúc bấy giờ họ đã hình thành nên một nhánh quyền lực hành
chính nữa đứng đầu với hội đồng nhà nước để chuyên xét xử những vụ việc trong lĩnh vực hành
chính này.
57. Nguyên tắc ba cấp toà và hai cấp xét xử đã được áp dụng triệt để trong việc thiết lập hệ
thống toà án Pháp?
58. Trình bày vị trí và chức năng của Hội đồng Hiến pháp của nước Pháp?
Vị trí: Triển khai từ tháng 3/2010 theo HP sửa đổi, bổ sung năm 2008 Chức năng: • Tư
pháp: Giải quyết tính hợp hiến của các đạo luật, phân định thẩm quyền lập pháp của Nghị
viện và Chính phủ, phân chia quyền lực giữa Nhà nước Pháp và các lãnh thổ hải ngoại; giải
quyết tranh chấp liên quan đến bầu cử, trưng cầu ý dân. Hoạt động này được thực hiện bởi
Hội đồng Hiến pháp như một toà án, với trình tự thủ tục đặc biệt.
• Tư vấn: Tư vấn cho Tổng thống thực thi Điều 16 của Hiến pháp (ban bố tình trạng khẩn
cấp trên toàn quốc); tư vấn cho Chính phủ trong việc tổ chức bầu cử Tổng thống hay trưng
cầu ý dân. - Giám sát tính hợp hiến: giám sát trước và giám sát sau.
• Giám sát trước: trước khi một đạo luật được ban hành hoặc một điều ước quốc tế được phê
chuẩn, theo yêu cầu của Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch
Hạ viện, 60 thượng nghị sĩ hoặc 60 hạ nghị sĩ yêu cầu, Hội đồng Hiến pháp sẽ được thực
hiện việc giám sát.
• Giám sát sau: từ tháng 3/2010, Toà phá án và HĐNN có quyền đề xuất Hội đồng Hiến
pháp xem xét các đạo luật đã có hiệu lực vi phạm các quyền và sự tự do trong Hiến pháp.
59. Trình bày sự khác biệt giữa mô hình bảo hiến của Pháp và Mỹ?

Tiêu chí Mỹ Pháp

Bất kì TA nào của LB hoặc Bang đều Được thực hiện bởi 1 cơ quan tài phán
Chủ thể
có thẩm quyền này, nhưng đóng vai đặc biệt là Hội đồng bảo hiến.
tiến hành
trò quan trọng nhất là TCPV.

Mô hình Bảo hiến phi tập trung Bảo hiến tập trung

Rộng hơn (2): Hẹp hơn, chỉ dừng lại ở việc tuyên bố
Phạm vi
thẩm Không chỉ dừng lại ở việc tuyên bố một đạo luật nào đó của nước Pháp là vi
tuyên bố một đạo luật hoặc hành vi phạm pháp và tuyên bố hủy.
của Tổng thống và nội các là vi hiến,
quyền mà còn có quyền tuyên bố bất kì
hành vi của bất kì cá nhân hay tổ
chức nào của nước Mỹ là vi hiến.

Phương Giám sát sau Trước cải cách 2010: giám sát trước
thức bảo Sau cải cách 2010: cả giám sát trước và
hiến giám sát sau

Tính chất Giám sát cụ thể Giám sát trừu tượng


giám sát

Chủ thể Bất kì cơ quan, tổ chưc nào Trang 180 GT (Giám sát trước, giám sát
có quyền sau)
yêu cầu

Chỉ dừng lại ở việc tuyên bố hành vi Đối với dự luật chưa phát sinh hiệu lực:
hay đạo luật là vi hiến. không được công bố.
Hậu quả
Đối với đạo luật đã có hiệu lực: tuyên
hủy.

60. Án lệ được sử dụng tại Pháp nói riêng và các nước Civil Law nói chung có giống án lệ
của Anh hay không? Vì sao?

You might also like