Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

*Tên gọi môn học

1. Nêu nội hàm của các tên gọi thường đc sử dụng để gọi tên cái khoa học này
tại VN? Tên gọi nào có nội hàm chính xác nhất?
Trên thế giới, tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia lại có tên gọi khác nhau đối với môn học
này: Comparative Law, Law on Comparison,…
Tại VN, tên gọi của lĩnh vực học thuật này có thể có các tên gọi:
- So sánh luật: tên gọi này thể hiện nội dung luật so sánh là một phương pháp
nghiên cứu pháp luật (so sánh các quy định, chế định, văn bản QPPL với nhau) =>
giống như các phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, logic,…
- Luật so sánh: dễ gây nhầm lẫn về việc tồn tại của ngành Luật so sánh với đối
tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh độc lập, tương tự như “luật dân sự”,
“luật hình sự”; “luật thương mại”. Tuy nhiên trên thực tế không có sự tồn tại của
một ngành luật thực định tên Luật so sánh với các quy phạm pháp luật riêng biệt.
- Luật học so sánh: được coi là tên gọi chính xác nhất về mặt nội hàm dùng để nói
về Khoa học luật so sánh, về việc nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật khác
nhau trên thế giới => lý luận của các nhà khoa học
+ Luật so sánh là 1 ngành khoa học pháp lý độc lập vì trên thực tế có sự xuất hiện
của các ngành khoa học chung (chính trị, xã hội học,…)
+ Nếu các ngành khoa học này sử dụng phương pháp so sánh thì sẽ cho ra 1 ngành
khoa học pháp lý: chính trị học so sánh, kinh tế học so sánh
2. Tại sao LSS trở nên phổ biến hơn cả để gọi tên môn học này?
Tên gọi phổ biến nhất là Luật so sánh vì:
- Ngay từ khi Luật so sánh ra đời thì các quốc gia tiên phong đi đầu như Thụy điển,
Pháp, Đức, Anh đã gọi tên môn học này là Luật so sánh => Các quốc gia về sau
nghiên cứu và tiếp thu môn học này và cũng vì thế nên tiếp nhận tên gọi này.
- Sau quá trình phát triển lâu dài, môn học này đã tự chứng minh mình là 1 khoa
học pháp lý chứ không phải là 1 ngành luật thực định. Nhà khoa học nào nghiên
cứu cũng đều phải khẳng định rằng Luật so sánh không thể là 1 ngành luật thực
định mà là một khoa học
3. Tên gọi nào là chính xác nhất? / Tên gọi nào có khả năng làm thay đổi bản
chất của khoa học LSS? / Sử dụng tên gọi khác có làm thay đổi bản chất hay
không?
Trong các tên gọi đó không có tên gọi nào là chính xác nhất. Vì việc sử dụng các
tên gọi khác nhau sẽ không làm thay đổi bản chất, nội dung, cũng như là giá trị của
LSS. Cách gọi tên một môn học chỉ là cách để định danh sự vật hiện tượng đó mà
không làm thay đổi bản chất môn học. Vì vậy không thể khẳng định trong ba tên
gọi đó, tên gọi nào là chính xác nhất.

- Phân tích nội hàm của môn học LSS?


- Đồng tình với quan điểm: luật so sánh là một ngành khoa học pháp lý, bởi vì các
kết quả nghiên cứu của luật so sánh nên được xem không phải chỉ là một phần của
phương pháp so sánh mà còn được xem như là việc hình thành một hệ thống tri
thức độc lập, cũng vì thế cần phải công nhận nó như là môn khoa học độc lập, hơn
nữa kết quả của luật so sánh không chỉ dừng lại ở việc nêu ra những điểm tương
đồng và khác biệt của các đối tượng được nghiên cứu mà quan trọng hơn nó còn
nghiên cứu mối liên hệ giữa các hệ thống pháp luật này, giải thích nguồn gốc của
sự tương đồng, khác biệt nhằm mục đích cải tổ hệ thống pháp luật quốc gia cũng
như làm hài hòa và đi đến nhất thể hóa pháp luật của các quốc gia.

*Đối tượng nghiên cứu


1. Nếu một số quan điểm khác nhau về ĐTNC của LSS? Quan điểm nào là
chính xác nhất? Tại sao?
Quan điểm 1: Quan điểm của Zweigert & Kotz: Luật so sánh là một hoạt động
mang tính trí tuệ - pháp luật là đối tượng nghiên cứu và pp so sánh là cách thức
thực hiện. => Pháp luật là đối tượng nghiên cứu của luật so sánh.
Quan điểm 2: Quan điểm của Peter De Cruz: Luật so sánh là một quá trình nghiên
cứu mục tiêu… sự nghiên cứu đó phải dựa trên cơ sở so sánh => Đối tượng nghiên
cứu là các truyền thống pháp luật và quy phạm pháp luật chứa đụng trong truyền
thống pháp luật đó
Quan điểm 3: Quan điểm của các học giả Xã hội chủ nghĩa: liệt kê nhiều đối
tượng (như Văn hóa pháp lý, kĩ thuật pháp lý, Hệ tư tưởng pháp luật, Hệ thống
pháp luật, Chế định pháp luật,...) => Pháp luật không tồn tại độc lập mà tồn tại
song song và đi liền với các ngành khác.
=> Pháp luật không tồn tại độc lập, 1 chế định pháp luật phải đặt trong “bối cảnh”
cụ thể  việc so sánh PL không thể bóc tách hoàn toàn ra khỏi bối cảnh, việc so
sánh PL phải đặt quy định trong hoàn cảnh xh của quốc gia đó, nguyên nhân ra đời
của quy định đó, hệ tư tưởng của các nhà lập pháp ở quốc gia đó => mới có thể lý
giải được lý do có sự khác nhau giữa các hệ thống pháp luật. => PL tồn tại song
song và đi liền với các vấn đề khác
=> Bối cảnh này chính là các vh pháp lý, kỹ thuật pháp lý, hệ tư tưởng pháp luật,
hệ thống pháp luật, chế định pháp luật.
Quan điểm 4: Quan điểm của GS. Michel Bogdan: Bám sát trên mục tiêu chung
của Luật so sánh để đưa ra 4 nhóm quan điểm về đối tượng nghiên cứu của Luật so
sánh
- Nhóm 1: So sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng
và khác biệt
- Nhóm 2: Sử dụng điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định để giải thích
nguồn gốc của chúng, đánh giá những giải pháp được sử dụng trong các hệ thống
pháp luật khác nhau, phân nhóm các hệ thống pháp luật thành các dòng họ pháp
luật hoặc nghiên cứu những vấn đề mang tính cốt lõi của hệ thống pháp luật
- Nhóm 3: Xử lý các vấn đề mang tính phương pháp luận nảy sinh có liên quan,
bao gồm những vấn đề mang tính pp luận có liên quan đến việc nghiên cứu PLNN
- Nhóm 4: Xây dựng cơ sở pp luận để tiến hành nghiên cứu những quy luật xâm
nhập tiếp thu các giá trị pháp lý, quy tắc PL giữa các Hệ thống pháp luật trên TG.
=> Đây là quan điểm nêu ra đối tượng nghiên cứu của luật so sánh rộng lớn nhất vì
ông đã bám sát các mục tiêu của luật so sánh, đi đến cốt lõi của ngành khoa học
pháp lý luật so sánh
=> Đây là quan điểm phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam. Tuy
nhiên, không có quan điểm nào là chính xác nhất về đối tượng nghiên cứu của luật
so sánh. Bởi vì các quan điểm trên không phủ nhận nhau, đều có điểm chung: rộng
lớn, đều hướng đến 1 vấn đề chung là pháp luật và các vấn đề đi kèm pháp luật =>
chỉ khác nhau ở các thực tiếp cận vấn đề.

2. Trình bày quan điểm của Michael Bagdan về ĐTNC của môn LSS? Phân
tích ưu/ nhược của quan điểm này?
- Phân tích các đặc điểm của ĐTNC của LSS
+ Phạm vi nghiên cứu rộng (k phân định rõ ràng với các khoa học khác. Chứng
minh đã gặp ở đâu, trùng với khoa học nào  k đặc thù)
+ Luôn biến đổi không ngừng
+ Mang tính hướng ngoại (Mối liên quan giữa khoa học nghiên cứu pháp luật NN
với LSS)
+ Luôn được nghiên cứu dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn (tiếp thu/ cấy ghép
pháp luật NN)
- Theo bạn trong các đặc điểm của ĐTNC của LSS thì đặc điểm nào mang tính
chất quyết định nhất/ có ảnh hưởng nhất đến hoạt động tiếp thu pl NN của QG 
đặc điểm t4

*Phương pháp nghiên cứu


- Nêu tiêu chí phân nhóm và nêu các nhóm phương pháp nghiên cứu của LSS?
(nắm cái gì chung cái gì riêng)
- Phân tích PPNC lịch sử, quy phạm, chức năng? PP nào là quan trọng nhất?
- Trong một công trình nghiên cứu của LSS người nghiên cứu có phải sd hết tất cả
pp nghiên cứu hay không? Tại sao
- Bằng hiểu biết của em về 3 pp nghiên cứu riêng (lịch sử, quy phạm, chức năng),
pp nào sẽ đc sử dụng phổ biến nhất

You might also like