Công Tác Ngo I Giao

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 43

CÔNG TÁC NGOẠI GIAO

I. Tầm quan trọng của môn học

II. Mục tiêu và yêu cầu

- Có kiến thức chung về ngoại giao

- Bản chất Ngoại giao là gì?

- Thiết chế để thực hiện CTNG là ai? (khác các thiết chế nhà nước khá ntn?)

- Thể chế Ngoại giao được thực hiện theo nguyên tắc/phương thức nào?

- 9 Kỹ năng chủ yếu: 3 cụm (kỹ năng cơ bản: thư tín ngoại giao (phương thức tiếp
xúc bằng văn bản), tiếp xúc, phép lịch sự NG; kỹ năng chuyên môn: kỹ năng
nghiên cứu (thu thập thông tin về các vấn đề trong nước, quốc tế), kỹ năng ngoại
giao kinh tế (70% các hoạt động đối ngoại của cơ quan ngoại giao là về lĩnh vực
kinh tế), ngoại giao văn hóa; kỹ năng chuyên biệt: kỹ năng báo chí, kỹ năng lễ tân,
kỹ năng lãnh sự (kỹ năng bảo hộ cho công dân của một nước nào đó ở nước ngoài).

III. Phương pháp học tập

25%: trắc nghiệm

60%: trắc nghiệm

Buổi 1: Nhập môn


1. Ngoại giao là gì?

- Công cụ thực hiện chính sách đối ngoại: quân sự (vũ lực), biện pháp phi quân sự
(ngoại giao).

- Các công cụ/phương pháp này phải được thể chế hóa theo các quy chuẩn chung.

2. Lịch sử ngoại giao


- Cổ đại, trung cổ: khi các quốc gia, các nhà nước xuất hiện

+ Đế chế - Chư hầu: hoạt động ngoại giao triều cống hình thức ngoại giao chủ yếu
là cử sứ giả của các nước chư hầu sang các nước đế chế để triều cống. Chưa có
nhiều quy định về ngoại giao.

- Cận đại: thời có những phát kiến địa lý dẫn đến việc có những quy định, thể lệ
cho ngoại giao.

+1648: khi các qgia châu Âu bắt đầu có đàm phán và ký hòa ước Westphalia 
hình thành nên các qgia dtoc có chủ quyền  đòi hỏi thể lệ ngoại giao chặt chẽ
hơn để đảm bảo quyền lợi của nước mình  bắt đầu có cơ quan đại diện (sứ quán,
lãnh sự quán).

+ 1815: sau ctranh của các nước Châu Âu chống lại Napoleon  ký Hòa ước Viên
 kí Concert of power (hòa hợp quyền lực)  xuất hiện cấp bậc ngoại giao.

+ 1961: công ước Viên – các nước trên thế giới thỏa thuận với nhau và quy định về
quyền miễn trừ ngoại giao (vẫn áp dụng cho đến giờ, các quy định ngoại giao bây
giờ ngày càng phức tạp hơn, quy định về lễ tân cũng ngày càng rườm rà, chặt chẽ).

- Hiện đại: xu thế toàn cầu hóa, khoa học công nghệ phát triển,... làm cho ngoại
giao hiện đại hơn, phức tạp hơn.

3. Đặc thù ngoại giao

* Chức năng:

- Đại diện

- Thông tin

- Đàm phán: để bảo vệ lợi ích qgia, để thúc đẩy lợi ích qgia ở nước ngoài (lợi ích
về an ninh, kinh tế, văn hóa,...).
- Dịch vụ công: cấp giấy tờ đi lại, những công việc liên quan đến hộ tịch, hộ
chiếu,...

- Quản lý: quản lý các hđ đối ngoại để đi đúng với đường lối, chính sách và thống
nhất với nhau.

* Nguyên tắc:

- Tôn trọng chủ quyền qgia, không can thiệp vào nội bộ qgia.

- Bình đẳng, không phân biệt đối xử.

- Đối đẳng: đối xử với nhau phải như nhau, ví dụ: tiếp xúc phải ngang cấp, thành
phần tham dự cũng phải như nhau.

- Thức bậc ngoại giao: phải xếp ngang hàng với các cấp bậc ngoại giao

- Có đi có lại

* Phương thức:

- Các chuyến thăm trực tiếp, tiếp xúc trực tiếp

- Cơ quan đại diện: thông qua cơ quan đại diện thể giao thiệp với nhau. (Càng giàu,
càng mạnh thì càng có nhiều cơ quan đại diện ở nước ngoài: Mỹ, Nga, TQ,
Pháp,...; số lượng người làm trong cơ quan đại diện là rất lớn, lên tới hàng trăm
người).

- Phương tiện thông tin đại chúng (Media): để thực hiện chức năng báo chí (truyền
tải thông điệp của Chính phủ đến quốc gia khác).

4. Các loại hình ngoại giao

* Theo số lượng chủ thể:

- Song phương, Đa phương


* Theo kênh:

+ Ngoại giao kênh 1:

- Ngoại giao Nhà nước

- Ngoại giao Đảng, Nhân dân

- Ngoại giao Quốc phòng

- Ngoại giao Nghị viện

+ Ngoại giao kênh 1.5: Nhà nước + Doanh nghiệp

+ Ngoại giao kênh 2: ngoại giao của các học giả

* Theo mục đích: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa,
ngoại giao nhân quyền, ngoại giao dầu lửa/năng lượng,...

* Theo phương thức: ngoại giao con thoi, ngoại giao cấp cao,...

* Theo phong cách: ngoại giao công tâm (lấy sự chân thành để giao thiệp – ngoại
giao của VN theo phong cách này), ngoại giao chiến lang,...

* Theo biểu tượng: ngoại giao cây tre, ngoại giao xe buýt, ngoại giao búp bê, ngoại
giao pháo hạm, ngoại giao gấu trúc, ngoại giao bóng bàn, ngoại giao bóng rổ,...
BÀI 2: CÁC THIẾT CHẾ NGOẠI GIAO
I. Định nghĩa thiết chế ngoại giao

- Công cụ ngoại giao để thực hiện chính sách đối ngoại:

Bao gồm:

+ Thiết chế = bộ máy NG: Cơ quan/nhà chức trách, có thẩm quyền pháp lý, đại
diện lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế.

 Thiết chế trong nước

 Thiết chế ngoài nước

+ Thể chế = Qui tắc, thể lệ NG

II. Các thiết chế NG trong nước

- Theo Hiến pháp: Lãnh đạo cấp cao + Bộ Ngoại giao

- Theo chuyên môn: Bộ, ngành + Địa phương

- Phi nhà nước: Đảng + Nhân dân

* Thiết chế NG nhà nước:

 Nguyên thủ quốc gia: là người đứng đầu của 1 quốc gia – chủ tịch nước, vua, nữ
hoàng. Có chức năng:

 Đứng đầu NG, trực tiếp hoạt động ngoại giao


 Tiếp nhận các đại sứ nước ngoài (đến để trình quốc thư)
 Bổ nhiệm, phong hàm triệu hồi Đại sứ
 Ký điều ước quốc tế nhân danh nhà nước (trừ chiến tranh và hòa bình)
 Phê chuẩn/chấm dứt điều ước quốc tế
 Thủ tướng: có chức năng

 Hoạt động đối ngoại


 Ký Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ

 Chủ tịch quốc hội: có chức năng

 Lập pháp: luật về NG


 Giám sát các hoạt động đối ngoại
 Phê chuẩn Đại sứ
 Thực hiện NG nghị viện (trực tiếp thực hiện ngoại giao với quốc hội của các
nước khác, các tổ chức liên nghị viện)
 Quyết định chiến tranh/hòa bình

 Bộ trưởng Ngoại giao: có chức năng

 Hoạt động đối ngoại không cần ủy quyền


 Đại diện Chính phủ tại các Tổ chức quốc tế, Hội nghị quốc tế
 Lãnh đạo BNG
 Bổ nhiệm NG từ Tổng lãnh sự, Tham tán công sứ trở xuống

III. Các thiết chế NG chuyên trách: Bộ Ngoại giao (Theo Nghị định 26/2017/NĐ-
CP)

1. Chức năng

- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại:

 Thống nhất đường lối đối ngoại các Bộ, ngành, địa phương, các đoàn đi
nước ngoài
 Quản lý các cơ quan đại diện VN ở nước ngoài
 Quản lý các cơ quan đại diện nước ngoài ở VN
 Thống nhất các nghi lễ đối ngoại
 Quyền ưu đãi, miễn trừ
 Điều ước quốc tế (BNG kiểm soát về mặt pháp lý)
 Dịch vụ công đối ngoại

- Nghiên cứu, tham mưu đối ngoại: chức năng thông tin, đánh giá chuyên môn của
BNG

 Nắm bắt tình hình thế giới


 Nắm bắt quan hệ VN với các nước
 tham mưu lập trường chính phủ về các vấn đề quốc tế
 chuẩn bị nội dung cho hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao

- Tổ chức hoạt động đối ngoại: cho lãnh đạo cấp cao đi thăm, đón các đoàn vào
thăm

 Thủ tục chấp thuận Đại sứ ta ở nước ngoài và Đại sứ NN tại VN


 Phục vụ các đoàn cấp cao ta thăm các nước
 Đón các đoàn cấp cao nước ngoài thăm Việt Nam
 Ngoại giao kinh tế
 Ngoại giao văn hóa

- Tuyên truyền đối ngoại: sử dụng các phương tiện ttin đại chúng để truyền tải
thông điệp của VN ra nước ngoài

 Tổng hợp dư luận nước ngoài


 Phát ngôn về các vấn đề quốc tế, đối ngoại
 Quản lý, cấp phép báo chí, phóng viên nước ngoài tại VN
- Lãnh sự, bảo hộ công dân: chức năng cổ điển của NG – bảo vệ công dân ở nước
ngoài

 Bảo hộ lợi ích nhà nước, công dân và pháp nhân VN ở nước ngoài
 Cấp visa, giấy tờ lãnh sự và hộ tịch, quốc tịch
 Hỗ trợ người VN ở nước ngoài

- Biên giới, lãnh thổ: chịu trách nhiệm đàm phán để hoạch định đường biên giới,
giải quyết tranh chấp biên giới, quản lý đường biên giới,...

 Tham mưu hoạch định biên giới quốc gia


 Giải quyết tranh chấp, bảo vệ biên giới, lãnh thổ
 Đánh giá tình hình quản lý biên giới, lãnh thổ QG.

2. Cơ cấu tổ chức BNG


3. Quá trình phát triển BNG VN

Thời phong kiến:

- Chưa có BNG

- Nhà Vua tiếp các sứ giả


- Cử sứ giả đi triều cống và nhận sắc phong

Từ khi độc lập:

 BNG lập 28/8/1945, 20 người


 1950: 50 người, chuẩn bị hội nghị Geneva
 1954-64: 600 người
 1964-75: 1700 người, 2 BNG
 1975 đến nay: 3000 người
BÀI 3: THIẾT CHẾ VÀ THỂ CHẾ NGOẠI GIAO NGOÀI NƯỚC
I. Lịch sử phát triển các chính quyền đại diện ngoại giao

- 1455: ĐSQ đầu tiên của Milan đặt ở Pháp

- Cuối thế kỳ 17: khắp châu Âu có ĐSQ

- Hiện nay: Số lượng, qui mô chính quyền đại diện: tùy tầm vóc quốc gia và mối
quan hệ.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM

- 1945-46: lập 2 cơ quan đại diện ở Paris và Bangkok

- 1950: lập thêm ĐSQ ở Liên Xô, TQ, Tiệp

- 1954-64: thêm 15 ĐSQ và 9 Tổng Lãnh Sự Quán (có HVNG ra đời – 1959)

- 1965-75: 31 SQ và 6 TLSQ

- 1975-90: thêm 3 SQ, đóng cửa 2 SQ

- Hiện nay: 71 SQ, 22 TLS, 4 phái đoàn, 1 văn phòng

II. Các loại hình cơ quan đại diện, chức năng và cơ cấu tổ chức

Loại thường trú Không thường trú


(resident) (non-resident)
- Đại sứ quán/Cao ủy - Đại sứ kiêm nhiệm
- Tổng Lãnh sự quán/lãnh sự quán - Đặc phái viên (khi cần chuyển thông
- Phái đoàn thường trực bên cạnh Tổ điệp khẩn cấp sẽ cứ đặc phái viên của
chức quốc tế lãnh đạo – thủ tướng, tổng thống)
- VP KT-VH - Đại sứ lưu động
- VP Liên lạc
- Đại biện quán (cũng là sứ quán nma
người đứng đầu là cấp đại biện – thấp
hơn cấp đại sứ)

Chức năng, nhiệm vụ Cơ quan đại diện

- ĐSQ: Công ước Viên 1961

+ Đại diện QG

+ Thông tin và tham mưu

+ Thúc đẩy quan hệ CT, KT, VH

+ Lãnh sự và bảo hộ công dân

- ĐSQVN: Luật CQĐD 2009

+ Đại diện VN trong QH với sở tại

+ Thông tin mọi mặt về sở tại

+ Thúc đẩy quan hệ CT, KT, VH

+ Lãnh sự, bảo hộ CD, vận động CD

+ Thống nhất quản lý hoạt động ĐN

- Lãnh sự quán: CƯ Viên 1963

+ Cấp visa, H/C, chứng thực

+ Bảo hộ CD, pháp nhân


+ Phát triển QHKT, VH

+ Thu thập thông tin khu vực lãnh sự

- Phái đoàn đại diện thường trực tại TCQT

+ Đại diện QG tại TCQT

+ Thông tin, tham mưu về TCQT

+ Thúc đẩy QH với TCQT

+ Bảo vệ lợi ích QG tại TCQT

- Lãnh sự danh dự:

+ Doanh nhân sở tại, chức năng hạn chế

+ Bảo hộ công dân và pháp nhân

+ Không cấp visa, hộ chiếu, công chứng

CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐSQ

Cơ quan bên cạnh ĐSQ


+ Phòng tùy viên quân sự (quân vụ): do BQP cử sang
+ Phòng đại diện thương mại; (Thương vụ, tham tán thương mại): do Bộ Công
thương cử sang
+ Phòng đại diện KHKT: do bộ KHCN cử sang
+ Phòng đại diện an ninh: Bộ Công An
…..
III. Quy trình thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao

B1: Công nhận ngoại giao

+ Định nghĩa: công nhận một quốc gia là có chủ quyền

+ Các hình thức:

- Công nhận pháp lý: công nhận NG bằng văn bản

- Công nhận thực tế: không có tuyên bố bằng văn bản

B2: thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức

Thiết lập QHNG Cắt đứt QHNG

- Qua đàm phán, trao đổi, công hàm - Một bên tuyên bố cắt đứt QHNG do
(về cấp độ Đại sứ hay đại biện) căng thẳng

- Thường kèm với đặt CQĐD - Thường kèm theo rút CQĐD

B3: Đặt cơ quan đại diện

Đặt CQDD Rút CQDD

- Chỉ sau khi thiết lập QHN - Do cắt đứt QHNG

- Đặt CQĐD phải có thỏa - Do khó khăn tài chính/nhân sự: cần giải
thuận bằng văn bản. thích và cử ĐS kiêm nhiệm.
- Không cần có đi có lại.

- Nếu không, có thể cử kiêm


nhiệm từ nước khác.

B4: Cử đại sứ

Tầm quan trọng:

 Đại diện cho Nguyên thủ QG

 Thể hiện được tình trạng QH

Xin chấp thuận

 Gửi công hàm đề nghị chấp thuận

 Đảm bảo không bị từ chối

 Nếu không chấp thuận; không cần giải thích, không trả lời

 Được chấp thuận mới sang nhận nhiệm vụ

Trình quốc thư

 Quốc thư có dấu nổi

 Chuyển bản sao cho vụ trưởng lễ tân ngay khi đến

 Chờ ngày trình quốc thư

 Trình xong mới được chính thức hoạt động

IV. Hàm cấp ngoại giao

Từ thấp đến cao

 Tùy viên
 Bí thư thứ 3

 Bí thư thứ 2

 Bí thư thứ 1

 Tham tấn

 Người thứ 2 (Công sứ/Tham tán công sứ)

 Người đứng đầu:

 ĐS đặc mệnh toàn quyền

 Công sứ toàn quyền, bên cạnh Nguyên thủ QG

 Đại biện toàn quyền, bên cạnh bộ trưởng BNG của nước khác

 Đại biện lâm thời

 Ngôi thứ đứng đầu cùng cấp:

o Theo ngày đến sở tại

o Đại biện lâm thời không theo hàm

o Đoàn NG: tập thể người đứng đầu CQĐD thường trú và kiêm nhiệm

o Trưởng phái đoàn NG (Dean): ĐS có thâm niên cao nhất, trung gian
giữa các CQĐD và BNG

 Tổng lãnh sự:

 Lãnh sự
 Phó lãnh sự
 Viên chức lãnh sự

V. Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao


Công ước Viên 1961, 1963, 1075
 Nguồn gốc và mục đích:
+ Sứ giả được ưu đãi như nhà vua
+ Tôn trọng phẩm giá NG
+ Để nhà NG yên tâm công tác
 Quyền ưu đãi (Privilege): Đặc quyền, đặc lợi
 Quyền miễn trừ (immunity): Miễn trừ trách nhiệm
 Nguyên tắc áp dụng:
+ Tham gia CUV
+ Có đi có lại
+ Cả khi xung đột, cắt đứt quan hệ
+ Thời gian công tác tại CQĐD
 Đối tượng áp dụng:
+ Trụ sở, phương tiện
+ Tài liệu
+ Các nhà ngoại giao
 ND quyền ưu đãi, miễn trừ
- Đối với các cơ quan đại diện
+ Trụ sở, nhà riêng ĐS: Bất khả xâm phạm và được bảo vệ
+ Tài sản ĐSQ và ĐS: Không bị khám xét, trưng dụng, tịch thu
+ Tài liệu, thư từ, giao thông, vali NG: không lục soát, giữ lại
+ Miễn tất cả các loại thuế
+ Treo cờ, quốc huy tại trụ sở ĐSQ, nhà riêng, xe ĐS
- Đối với các nhà NG
+ Bất khả xâm phạm thân thể, bị bắt giữ, xúc phạm
+ Miễn xét xử hình sự (mọi trường hợp), dân sự (trừ khi làm việc
riêng)
+ Miến các loại thuế, trừ thuế gián thu
+ Hộ chiếu/thị thực NG, đi cửa riêng tại sân bay
+ Miễn khám hành lý, trừ khi hải quan chắc chắn có đồ cấm
BUỔI 4: THƯ TÍN NGOẠI GIAO – VĂN KIỆN NGOẠI GIAO
I. Thư tín ngoại giao

- Đặc điểm chung:

+ Giao tiếp bằng văn bản

+ Chính thức, rõ ràng, không hiểu sai

+ Lời lẽ lịch thiệp

+ Nội dung: lập trường qgia, thỏa thuận giữa 2/nhiều qgia

- phân loại:

+ công hàm (quan trọng nhất): chính thức, thường, tập thể, tương tự

+ thư chính thức – thư riêng

+ bản ghi nhớ, bị vong lục

+ demarche, non-paper

+ các loại thư tín khác: điện, thiệp mời, danh thiếp

- những thành phần chính:

2. Số công văn 1. Tiêu đề (quốc huy)

Người gửi

3. Ngày, tháng

4. Câu xưng hô

5. Câu mở đầu

6. Nội dung chính


7. Câu kết thúc

8. Địa chỉ - người nhận 9. Chữ ký-đóng dấu

# Công hàm chính thức – công hàm thường

* Đặc điểm:

Thông dụng, mọi vấn đề

Địa chỉ cuối trang 1 bên trái

Ngôi thứ 3 (presents) không văn hoa và theo công thức

2.số công văn 1.tiêu đề(quốc huy) 3. ngày tháng

-người gửi

4. câu mở đầu (Ministry of Foreign Affairs of the Socialist Republic of


Vietnan presents its compliments to the Embassy of (tên nước)............ and has the
honour to............

5. Nội dung chính

6. câu kết thúc (The Ministry avails itself of thi opportunity to renew to the
Embassy of (tên nước)... in Ha Noi the assurances of its highest consideration.

7. địa chỉ-người nhận 8. chữ kí, đóng


dấu

* công hàm tập thể: đại diện nhiều nước gửi chung 1 công hàm cho sở tại, kí vào
công hàm.

* công hàm tương tự: Mỗi CQ đại diện gửi 1 công hàm nhưng có cùng nội dung

# Thư chính thức (có giá trị như công hàm), thư riêng của lãnh đạo, đại sứ
Đặc điểm: gửi cho nhân vật cụ thể + vấn đề quan trọng

2. Số công văn 1. Tiêu đề (quốc huy)

Người gửi

3. Ngày, tháng

4. Câu xưng hô (Your Excellency... hoặc Dear Mr./Mrs./Ms. ... (tên)

5. Câu mở đầu (I have the honour to...)

6. Nội dung chính

7. Câu kết thúc (Please accept, Your Excellency, the assurance of my highest
consideration.

Your sincerely,

Ký tên

# Aide-Memoire

Đặc điểm:

- để ghi nhớ vấn đề trong tiếp xúc

- chuyển trực tiếp khi tiếp cúc hoặc sau kết thúc

1. Tiêu đề (quốc huy)

Người gửi

2. Ngày, tháng

3. Nội dung chính

# Bị vong lục – giác thư (memorandum)


Đặc điểm:

- giải thích chi tiết lập trường về một vấn đề

- gửi kèm theo công hàm

- nếu là tài liệu độc lập có nơi nhận và ngày tháng

chú ý; KHÔNG CÓ CÔNG HÀM ĐI KÈM THÌ GIÁC THƯ CÓ THÊM ĐỊA
CHỈ, NGÀY THÁNG
1. Tiêu đề (quốc huy)

Người gửi

3. Nội dung chính

4. Ngày, tháng

4. Địa chỉ - người nhận

# Demarche và non-paper

(Chỉ gồm) 1. Nội dung chính

Đặc điểm:

? demarche

không chính thức, để truyền đạt 1 vấn đề , thường để phản đối

chuyển trực tiếp, ngôi thứ 3

? non-paper

không chính thức, ghi nội dung cần thống nhất nhận thức. Đơn phương/nhiều bên

lưu hành trong nhóm, ngôi thứ 3

# Một số loại thư tín khác:


- điện mừng/chia buồn/cảm ơn.

+ có người nhận cụ thể, đối đẳng

+ nội dung và trình bày như thư chính thức

+ dùng công hàm chuyển điện

- thiệp chúc mừng năm mới/noel

+ câu chúc ngắn gọn

+ có ký tên

- danh thiếp

+ để giới thiệu, làm quen , gửi kèm quà tặng

+ có quốc huy, tên đầy đủ, địa chỉ, số liên hệ

II. Các loại văn kiện NG

* Văn kiện đơn phương :

- diễn văn của lãnh đạo QG/trưởng đoàn

- tuyên bố của BNG, Chính phủ

- sách trắng

* Song/đa phương

- tuyên ngôn của tổ chức quốc tế

- tuyên bố chung, tuyên bố hội nghị

- nghị quyết hội nghị, tổ chức quốc tế

- chương trình hành động của hội nghị


- thông cáo báo chí, thông cáo của chương trình hội nghị

* điều ước quốc tế

- hiệp định: thông dụng nhất, giữa 2/nhiều bên

- hiệp ước: cam kết long trọng giữa 2/nhiều bên

- công ước (hội nghị): quyền, nghĩa vụ nhiều bên về 1 vấn đề

- định ước: của hội nghị quốc tế ghi nhận kết quả hội nghị

- nghị định thư: ghi nhận kết quả HN và hđ NG khác

- công hàm trao đổi, thay cho hđ

Kỹ thuật viết văn kiện (diễn văn)

Mở đầu:

- chào hỏi chủ nhà, khách chính, cảm ơn có mặt/mến khách/ca ngợi chủ nhà

- đánh giá tầm quan trọng sự kiện/ khái quát vấn đề sẽ nêu

Thân bài

- thông điệp quan trọng nhất

- thông điệp ít quan trọng

- thông điệp quan trọng

Kết luận

- tóm tắt/nhấn mạnh

- cảm ơn ban tổ chức, nâng cốc chúc mừng (nếu chiêu đãi)
1. Viết một công hàm của BNG gửi Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội thông báo Thủ
tướng Phạm Minh Chính sẽ thăm Ấn Độ trong tuần đầu tháng 4/2024.

MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

No... CH/VP

Hanoi, March 15, 2024

Ministry of Foreign Affairs of the S.R Vietnam presents its compliments to the
Embassy of India in Hanoi and has the honor to announce Vietnamese Prime
Minister Pham Minh Chinh will visit India in the first week of April 2024.

The main purpose of this visit is to enhance the special relationship between the
two countries and discuss pertinent issues related to the bilateral relationship, with
particular emphasis on promoting cooperation in various areas.

The Ministry of Foreign Affairs of S.R Vietnam avails itself of this opportunity to
renew to the Embassy of India in Ha Noi the assurance of its highest consideration.

Embassy of India in Hanoi,

63, Tran Hung Dao Street, Hoan Kiem District, Hanoi, Vietnam.

Signature stamp
2. Viết một thư chính thức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mời Quốc Vương
Brunei thăm Việt Nam trong tuần đầu tháng 5/2024.

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

President Vo Van Thuong

No.../CT-NV

Hanoi, March 15, 2024

Dear Mr. Hassanal Bolkiah,

Sultan of Brunei

I have the honour to invite you to visit Vietnam in the first week of May 2024.

The main purpose of this visit is to enhance the special relationship between the
two countries and discuss pertinent issues related to the bilateral relationship, with
particular emphasis on promoting cooperation in various areas.

Please accept, Your Excellency, the assurance of my highest consideration.

Your sincerely,

Vo Van Thuong

President of the Socialist Republic of Vietnam


3. Viết một diễn văn đáp từ của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong Quốc yến của
Thủ tướng New Zealand.

Distinguished Prime Minister of New Zealand, Mr. Christopher Luxon,

First and foremost, I would like to express my sincerest gratitude for your warm
hospitality and the gracious invitation extended to me to join this esteemed state
banquet. It is truly an honor to be here among fellow leaders and esteemed guests
from around the world, sharing in the spirit of camaraderie and collaboration.

As we gather on this auspicious occasion, we are reminded of the enduring bonds


that unite our nations and the shared values that underpin our relationship. The
friendship between Vietnam and New Zealand is built on a foundation of mutual
respect, trust, and a commitment to advancing peace, prosperity, and sustainable
development for our peoples.

In recent years, our bilateral cooperation has flourished across various fields, from
trade and investment to education, science, and technology. Our nations have
worked closely together to address global challenges such as climate change,
regional security, and the recent COVID-19 pandemic. The spirit of partnership
and solidarity that defines our relationship has been instrumental in overcoming
obstacles and seizing opportunities for the benefit of our societies.

As we look to the future, I am confident that the ties between Vietnam and New
Zealand will continue to deepen and strengthen. By fostering greater people-to-
people exchanges, enhancing economic integration, and exploring new avenues of
collaboration, we can unlock even greater potential for growth and prosperity.
Moreover, as leaders of our respective nations, we bear a solemn responsibility to
uphold the principles of democracy, human rights, and the rule of law. By
promoting inclusive and accountable governance, we can ensure that our societies
remain resilient and responsive to the needs and aspirations of all our citizens.

In conclusion, let us seize this moment to reaffirm our commitment to the enduring
friendship between Vietnam and New Zealand. Together, let us chart a course
towards a brighter and more prosperous future for our peoples and for generations
to come.

Thank you once again for your gracious hospitality, Prime Minister Luxon, and
may the bonds of friendship between our nations continue to thrive in the years
ahead.

Yours sincerely,

Pham Minh Chinh

Prime Minister of the Socialist Republic of Vietnam


BÀI 5: TIẾP XÚC ĐỐI NGOẠI
Đặc điểm của tiếp xúc đối ngoại

Tầm quan trọng: Hoạt động chính, thường xuyên của NG

Đối tượng:

- Đại diện, lãnh đạo qgia

- Các nhà ngoại giao

- Chính giới

- Học giả, báo chí, doanh nghiệp

Mục đích:

- Chuyển, thu thập, trao đổi thông tin

- Yêu cầu, tiếp nhận yêu cầu

- Đàm phán/thuyết phục, giành thiện cảm/ủng hộ

Tính chất:

- Trao đổi 2 chiều

- Linh hoạt và nhiều nội dung

- Liên quan con người cụ thể

Các hình thức tiếp xúc

Tiếp xúc chính thức

- Hội đàm: giữa lãnh đạo 2 nước

- Gặp hẹp: thành phần hạn chế, vấn đề nhạy cảm, hệ trọng
- Chào xã giao: chào hỏi, trao đổi thông tin, tạo quan hệ cá nhân

- Tiếp xúc làm việc: giải quyết một vấn đề

- Gọi lên thông báo, phản kháng, căng thẳng, có sự cố

- Tiếp xúc bên lề: tiếp xúc lãnh đạo bên lề các hội nghị

Tiếp xúc không chính thức

- Khi dự sự kiện: chiêu đãi quốc khánh, thể thao...

- Chủ động tổ chức sự kiện để tiếp xúc: mời cơm, đánh golf, tennis

Chuẩn bị tiếp xúc

- Lễ tân, hậu cần:

+ Thỏa thuận thời gian tiếp xúc

+ Thu xếp địa điểm: Sứ quán, BNG, nhà hàng, khách sạn

- Thành phần: người nắm vấn đề; đối đẳng cấp bậc và số lượng

- Mời: giấy mời, mời miệng qua thư ký, kiểm tra trước tiếp xúc

Chuẩn bị nội dung:

- Talking points: thông tin cho đối tác, các đề nghị của ta

- Những vấn đề đối tác có thể nêu, lập trường của ta.

- Tài liệu cơ bản, tài liệu liên quan vấn đề trao đổi.

- Tiểu sử đối tượng

Kỹ năng tiếp xúc

Mở đầu
+ Nếu lần đầu: Hỏi thăm sức khỏe/thời tiết/thời sự, tìm điểm chung, tạo thân thiện

+ Nếu đã quen biết: Đi thẳng, xác định ngay những vấn đề sẽ nêu

Trao đổi chính thức

+ Lắng nghe, không ngắt lời: hỏi lại cặn kẽ, không bình luận + không tranh luận,
phê phán, bác bỏ trực tiếp

+ Trình bày mạch lạc từng vấn đề: tự tin, trung thực, nhìn thẳng đối tác + sử dụng
phiên dịch nếu tiếp xúc cấp cap (kể cả khi thạo ngôn ngữ).

Kết thúc

+ Tóm tắt, nhắc lại yêu cầu, để lại Aide-Memoire nếu cần

+ Đánh giá buổi gặp, khen ý kiến đối tác

Follow-ups

+ Báo cáo (hội đàm, tiếp xúc dài)

+ Biên bản (tiếp xúc thông thường):

- Gặp ai, lúc nào, ở đâu?

- Đối tác nêu vấn đề gì? Ta nêu gì?

- Đánh giá, kiến nghị follow-up

Yêu cầu đối với cán bộ tiếp xúc

+ Nắm chắc vấn đề, hiểu biết rộng

+ Thành thục ngoại ngữ

+ Có kỹ năng tiếp xúc

+ Nắm được phép lịch sự và ứng xử ngoại giao


BÀI 6: PHÉP LỊCH SỰ XÃ GIAO ĐỐI NGOẠI
I. Nhận thức chung

Đặc điểm: tâm lý, văn hóa, chuẩn mực ngoại giao chi phối xã giao đối ngoại

Tâm lý giao tiếp

+ Cảm xúc là: rung động khi được thỏa mãn/không thỏa mãn nhu cầu

+ Vai trò của cảm xúc:

- Tê liệt não phải (ghi nhớ, tư duy)

- Cảm xúc tiêu cực: mất tự chủ, tiêu cực, khiếm nhã, bất hợp tác.

- Cảm xúc tích cực: vui tươi, sáng tạo, cởi mở, thân thiện, hợp tác.

+ Cách tạo cảm xúc tích cực

- Đáp ứng nhu vật chất: ăn ngon, quà tặng

- Nhu cầu tinh thần: coi trọng địa vị, năng lực, ý kiến đối tác

+ Kiểm soát cảm xúc của bản thân

Văn hóa và giao tiếp đối ngoại

+ Văn hóa là gì?  Lối sống, phong tục, tập quán, thói quen, cách ứng xử

+ Vì sao lại khác biệt văn hóa?  Môi trường tự nhiên-xã hội

+ Các loại văn hóa cơ bản:

- VH giàu ngữ cảnh: cộng đồng, QH lâu dài, không cần ngôn ngữ rõ ràng

- XH nghèo ngữ cảnh: cá nhân, ngôn ngữ rõ ràng, giao tiếp đơn giản.

+ Tác động của sự khác biệt VH:


- Hiểu lầm, khó giao tiếp, cực đoan VH, coi thường VH nước khác

- Hiểu biết VH, dự báo hành vi, gây thiện cảm, sức mạnh mềm, NGVH

+ Cách vượt qua rào cản văn hóa:

- Cải thiện trí tuệ VH: Hiểu và tôn trọng sự khác biệt, thích ứng VH mới

- Đồng bộ hóa VH

Nghi thức chuẩn mực ngoại giao trong giao tiếp đối ngoại

+ Phù hợp:

- Chuẩn mực NG

- Văn hóa mỗi dân tộc

- Môi trường, địa điểm

- Tuổi tác, giới tính

+ Cân bằng:

- Hành vi, lời nói, dè dặt, mực thước, không thái quá.

- Ăn mặc hài hòa màu sắc, chất liệu, không sặc sỡ

+ Tôn trọng:

- Quý mến, đáp ứng mong muốn của khách.

- Không làm khách mất mặt, lúng túng, lo lắng.

II. Phép lịch sự xã giao đối ngoại (10 nội dung)

Chuẩn bị:

1. Trang phục: (dress code, attire)


 Tầm quan trọng:

+ Tiếp xúc bằng mắt, tạo ấn tượng

+ Tạo sự tự tin, tôn trọng khách

+ Thông điệp, tạo bản sắc, đặc trưng

 Nguyên tắc trang phục

+ Theo chỉ dẫn - tính chất tiếp xúc

+ Gọn gàng, sạch sẽ - sang trọng

+ Màu hài hòa - không tương phản: Hè nhạt - Đông sẫm

 Các loại trang phục NG:

+ Lễ phục (trình quốc thư)

- Ban ngày:

Nam: vest đuôi tôm “cut away”/“morning coat”

Nữ: áo dài, váy ngắn, áo khoác

- Buổi tối:

Nam: “smoking”, “black tie”

Nữ: váy dài, áo dài dân tộc, màu sắc trang nhã

+ Chính thức (formal suit, business suit)

Nam: complet sẫm, sơ mi sáng màu, cà vạt

Nữ: ngày (váy ngắn, sơ mi); tối (váy dài, sơ mi, áo khoác)

+ Không chính thức Casual


Nam: sơ mi dài tay

Nữ: tùy thích, không lòe loẹt

Bắt đầu:

2. Xưng hô

 Nguyên tắc:

+ Chuẩn xác trong thư tín và tiếp xúc

+ Đúng tên, cấp bậc, chức vụ (nâng cấp lên 1 bậc)

 Cách xưng hô

+ Với số đông: ladies and gentlemen

+ Với từng người: Mister, Miss/Mrs

+ Người có vị trí cao: Ngài: Sir/Madam

+ Vua chúa: Hoàng thượng, Majesty, Royal Highness

+ Với giáo hoàng: Your Holiness

+ Tổng thống: Your Excellency

+ Thủ tướng, bộ trưởng: Your Honourable Prime Minister

+ Với đại sứ: Your Excellency

3. Chào hỏi

 Ý nghĩa:

+ Lời chào cao hơn mâm cỗ

+ Thể hiện sự tôn trọng, thân thiện


 Cách chào hỏi:

+ Chào bằng lời: nói câu ngắn (hân hạnh, có khỏe không,...)

+ Chào bằng cử chỉ: chắp tay, cúi mình, quân đội, vẫy tay

+ Mỉm cười, nhìn thẳng; chào lại khi được chào

4. Bắt tay

 Ý nghĩa:

+ Thể hiện tự tin, mến khách, thân thiện

+ Hiểu thái độ khách

 Khi nào?

+ Đón, tiễn

+ Giới thiệu, ủng hộ/được ủng hộ

+ Chúc mừng, tặng quà/nhận quà

 Thứ tự bắt tay:

+ Chủ nhà trước, từ cao xuống thấp, không bỏ ai

+ 2 cặp vợ chồng: Nữ-nữ, nữ-nam, nam nam. Không bắt chéo tay

 Cách bắt tay:

+ Bằng tay phải, cả bàn tay, không dùng 2 tay

+ Không bắt chặt/nhẹ quá

+ Đứng thẳng, nhìn thẳng, không bắt ở ngưỡng cửa, bậc thềm, đang ngồi, tay
đút túi quần
 Bắt tay phụ nữ:

+ Không chủ động bắt tay phụ nữ chưa quen

+ Chờ chìa tay, nếu không chỉ chắp tay nghiêng mình

+ Nếu phụ nữ đưa tay úp xuống: hôn tay

5. Giới thiệu

 Ý nghĩa:

+ Làm quen tạo sự tin tưởng

+ Mở đầu hoạt động, khơi mào câu chuyện

+ Tạo cơ sở, chọn người nói chuyện

 Thứ tự giới thiệu:

+ Giới thiệu trong 1 sự kiện:

- Khách chính, khách danh dự

- Theo thứ bậc: cao xuống thấp

+ Giới thiệu người thứ 3:

- Cấp dưới với cấp trên

- Trẻ với già hơn

- Người sở tại với khách

- Bạn bè với người thân hơn

- Người mới với người tới trước

 Nội dung giới thiệu


+ Tự giới thiệu:

- Chào ông, bà, Ngài

- Xưng tên, chức danh

- Về bản thân: quá trình học tập, làm việc

- Vì sao có mặt, hi vọng gì trong cuộc gặp

+ Giới thiệu người khác:

- Chào: ông bà Ngài

- Xưng tên, chức danh

Khi tiếp xúc:

6. Thái độ

 Đúng cương vị, thứ bậc, đối đẳng

 Nhã nhặn, lịch thiệp cởi mở (ko suồng sã hoặc quá dè dặt)

 Luôn làm hài lòng khách, chỉ khen, nói điều tích cực

 Giữ thể diện, tránh chê bai, chỉ trích, từ chối khách

7. Tác phong

Nên

 Đúng giờ, chậm cần xin lỗi

 Vào nhà bỏ mũ, cởi áo ngoài

 Mới đến chào hỏi, bắt tay; về tạm biệt, cảm ơn chủ nhà

 Nhường khách đi bên phải, nhường đường phụ nữ


 Đi thẳng người

Tránh

 Khệnh khạng, lệt bệt, nhanh/chậm quá, ngoái nhìn, khoác vai, dắt tay nhau
đi

 Nhìn chằm chằm, chỉ trỏ người khác

 Nói to, rung đùi, cắn móng tay, ngoáy mũi, gãi tai, bẻ khớp tay

 Hút thuốc trước mặt người lạ

Kết thúc:

8. Cảm ơn

 Ý nghĩa:

+ Thể hiện sự tôn trọng

+ Để duy trì QH

 Khi nào cảm ơn?

+ Kết thúc sự kiện (vote of thanks)

+ Khi được chúc mừng, tặng quà, hay quan tâm

 Cách cảm ơn:

+ Cảm ơn miệng trực tiếp

+ Cảm ơn kèm theo momento

+ Viết thư cảm ơn

+ Trả lời khi được cảm ơn “Rất hân hạnh” , “Không có gì”
9. Tặng quà

 Ý nghĩa:

+ Thông điệp cuối, tạo ấn tượng, để khách nhớ, duy trì QH

+ Tâm lý muốn có kỷ niệm nơi đến thăm

 Cách tặng quà:

+ Tìm lý do: lễ, tết, mới đến, chia tay, chuyến thăm

+ Chọn sản phẩm: nổi tiếng, theo sở thích của khách hoặc trung tính

+ Gói quà: giấy đẹp, có thiệp người tặng

+ Thời điểm: đầu/cuối buổi gặp


+ Trao trực tiếp: đông- tượng trưng cho trưởng đoàn (có thể mở để có cơ hội
khen ngay)
+ Trao qua lễ tân: đem đến phòng của khách
10. Phép lịch sự khi dự tiệc

 Ý nghĩa:

+ thể hiện tính đại diện quốc gia

+ cơ hội, tiếp xúc , làm quen, củng cố quan hệ

+ trao đổi, chuyện trò nắm thông tin

 Chuẩn bị dự tiệc :

+ nếu khẳng định dự tiệc, cần báo trước cho chủ nhà

+ ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng,theo giấy mời, or trang phục dân tộc

+ không đến quá sớm, or quá muộn


 Tiệc đứng:

5 nên

+ ban đầu chỉ nên dùng đồ uống và nói chuyện

+ chỉ bắt đầu lấy đồ ăn khi hết phần lễ nghi, phát biểu của chủ nhà

+ xếp hàng lấy đồ ăn ( không chen ngang)

+ khi ăn, quan sát tìm người bắt chuyện

+ giao lưu với nhiều người

5 không nên

+ không lấy quá nhiều, or đầy đồ ăn

+ không đứng tại chỗ, cản trở người khác lấy đồ ăn

+ không vừa đi vừa ăn

+ không đứng 1 mình, cắm đầu ăn

+ không túm tụm người cùng cơ quan, nói to, gọi nhau í ới

 Tiệc ngồi:

+ ban đầu thường có cocktail (để chờ mn đến, chào hỏi và nói chuyện)
+ xem sơ đồ chỗ ngồi
+ chờ có hiệu lệnh của chủ nhà mới ngồi vào bàn tiệc
+ không ngồi trước chủ nhà và phụ nữ
+ trải khăn lên đùi( dùng khăn chấm miệng, không lau mặt)
+ ngồi thẳng lưng, không để cùi tay lên bàn
# ứng xử trong tiệc ăn uống :
5 nên
 dĩa bên trái, dao-thìa bên phải, theo thứ tự món
 lấy dao , thìa từ ngoài vào
 chủ nhà, khách chính, nữ lấy thức ăn trước
 lấy thức ăn bằng dụng cụ chung
 khi ăn, lấy dao cắt từng miếng nhỏ để ăn
Ví dụ:

5 không nên:
 không nên lấy quá nhiều thức ăn
 không lấy miếng cuối cùng
 không dùng dao chọc thức ăn cho vào mồm
 không ăn miếng quá to, nhai nhồm nhoàm
 không nhai tóp tép( ngậm miêng)
# nói chuyện trong lúc ăn tiệc ngồi:
5 nên:
 bắt chuyện người bên cạnh và mọi người trên bàn tiệc
 khi nói, gác dao dĩa lên mép đĩa
 nuốt hết thức ăn trước khi nói
 tạm dừng ăn uống khi chủ nhà và khách chính phát biểu
5 không nên:
 không cầm dao dĩa ra điệu bộ
 không nói quá to, nói với sang đầu bàn bên kia
 không chê món ăn
 không nói chuyện phức tạp
# cuối buổi tiệc
 ăn xong xếp đĩa thìa song song sát nhau theo chiều dọc trên đĩa
 để khăn ăn lại gần đĩa, không cần gập
 xỉa răng phải che miệng
 chỉ ra về sau desert. trà/cà phê và sau khi chủ nhà đứng dậy
 ra về nhớ khen bữa tiệc và cảm ơn chủ nhà

You might also like