Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BAI TRAC NGHIEM SINH DUNG DE ON TAP GIUA KI DO ANH

TUAN NGUYEN PROVJP SOAN

Thời gian làm bài: 20 phút (Không kể thời gian giao đề)
-------------------------

Họ tên thí sinh: .................................................................


Số báo danh: ......................................................................
Câu 1. Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đa lượng?
A. Fe B. Mn C. S D. Bo
Câu 2. Để xác định vai trò của nguyên tố magiê đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng
cây ngô trong?
A. Chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.
B. Chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.
C. Dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magiê.
D. Dung dịch dinh dưỡng có magiê.
Câu 3. Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò
A. Cung cấp năng lượng cho lá.
B. Cung cấp cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp.
C. Hạ nhiệt độ cho lá.
D. Vận chuyển nước, ion khoáng
Câu 4. Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là?
A. hormone thực vật. B. axit amin, vitamin và ion kali.
C. saccarose. D. cả A, B và C
Câu 5. Động lực của dòng mạch rây là sự chệnh lệch áp suất thẩm thấu giữa?
A. Lá và rễ. B. Cành và lá.
C. Rễ và thân. D. Thân và lá.
Câu 6. Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ
nơi có?
A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.
B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.
D. nồng độ thấp đến nơn có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
Câu 7. Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế
A. thẩm thấu. B. cần tiêu tốn năng lượng.
C. nhờ các bơm ion. D. chủ động.
Câu 8. Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?
A. Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ.
B. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.
C. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao.
D. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.
Câu 9. Có khoảng bao nhiêu nguyên tố thiết yếu trực tiếp tham gia quá trình chuyển hoá vật chất ở thực vật?
A. 10. B. 50. C. 17. D. 25.
Câu 10. Thực vật hấp thụ nitrogen dưới dạng
A. N2. B. NO và NO2.

1
C. NO3- và NH4+. D. NH4+ và N2.
Câu 11. Khi cây bị hạn, loại hormone nào sau đây sẽ có tác dụng điều tiết quá trình đóng khí khổng?
A. Auxin. B. Abscisic acid.
C. Ethylene. D. Cytokinine.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng mạch rây?
A. Mạch rây được tạo thành do các tế bào rây nối liền với nhau, phần đầu của ống rây là các tế bào kèm.
B. Dịch vận chuyển theo mạch rây có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ được tổng hợp từ lá, một số chất
được tổng hợp từ rễ.
C. Nước có thể vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại tuỳ theo nhu cầu của cây.
D. Các chất vận chuyển trong mạch rây chỉ có thể theo một chiều từ trên xuống.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng mạch gỗ?
A. Mạch gỗ được tạo thành do các tế bào hình ống không có thành tế bào nối liền với nhau.
B. Mạch gỗ vận chuyển nước, các chất khoáng hoà tan và một số chất hữu cơ tổng hợp từ rễ lên thân và lá.
C. Động lực chủ yếu làm cho các chất di chuyển trong dòng mạch gỗ là lực đẩy của rễ.
D. Trong mạch gỗ, lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa phân tử nước với thành mạch dẫn có
tác dụng kéo nước từ rễ lên lá.
Câu 14. Khi bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do
A. lượng phân bón dư thừa làm cho cây nóng và héo lá.
B. nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu.
C. các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm thay đổi thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút.
D. thành phần khoáng chất làm thay đổi tính chất lí hoá của keo đất.
Câu 15. Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là
A. nước và các ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế chủ động và khuếch tán.
B. nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào
tế bào rễ theo cơ chế thụ động.
C. nước và ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế khuếch tán hoặc thẩm thấu.
D. nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thẩm thấu còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ
một cách có chọn lọc theo hai cơ chế thụ động và chủ động.
Câu 16. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về hậu quả của việc bón phân với liều lượng cao
quá mức cần thiết cho cây?
(1) Gây độc cho cây trồng và người sử dụng.
(2) Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
(3) Làm cho đất đai màu mỡ nhưng cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
(4) Lượng phân bón dư thừa sẽ làm thay đổi tính chất của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17. Điểm bão hoà ánh sáng là
A. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực đại
B. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực tiểu
C. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp là bằng nhau
D. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp
Câu 18. Điểm bù ánh sáng là
A. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực đại
B. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực tiểu
C. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp là bằng nhau
D. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp
Câu 19. Nồng độ tối thiểu mà cây có thể quang hợp là
2
A. 0.008% - 0.01% B. 0.01% - 0.03%
C. 0.2% - 0.4% D. 0.6% - 0.8%
Câu 20. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp là
A. 20 - 25 độ C B. 25 - 30 độ C
C. 30 - 35 độ C D. 35 - 40 độ C
Câu 21. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình quang hợp là
A. 20 - 25 độ C B. 25 - 30 độ C
C. 30 - 35 độ C D. 35 - 40 độ C
Câu 22. Carotenoid hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng
A. Xanh tím và đỏ B. Xanh lam và cam
C. Đỏ D. Xanh tím
Câu 23. Chrolophyll hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng
A. Xanh tím và đỏ B. Xanh lam và cam
C. Đỏ D. Xanh tím
Câu 24. Quá trình đồng hóa CO2 diễn ra ở đâu
A. Chất nền lục lạp B. Chất nền ti thể
C. Trong tim em <3 D. Màng trong ti thể
Câu 25. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về quá trình hấp thụ nước và khoáng ở rễ?
(1) Nước và các chất khoáng từ đất được hấp thụ chủ yếu qua các tế bào biểu bì của rễ.
(2) Nước có thể xâm nhập vào cây qua lá, thân non với lượng ít khi gặp mưa hoặc tưới nước cho cây.
(3) Rễ hấp thụ nước và khoáng từ đất theo cơ chế thẩm thấu.
(4) Các ion khoáng từ môi trường đất có nồng độ thấp di chuyển vào dịch bào có nồng độ cao hơn nhờ các chất
vận chuyển và cần cung cấp năng lượng.
(5) Các nguyên tố khoáng còn có thể được lá cây hấp thụ qua bề mặt lá.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 5.
Câu 26. Trong các nhân tố sau, có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đóng, mở khí khổng?
(1) Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng.
(2) Độ dày, mỏng của lớp cutin.
(3) Nhiệt độ môi trường.
(4) Nồng độ ion khoáng trong tế bào khí khổng.
(5) Độ pH của đất.
(6) Gió.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 27. Có bao nhiêu động lực làm các chất di chuyển trong dòng mạch gỗ?
A. 3 B. 5 C. 4 D. 2
Câu 28. Cơ quan thoát hơi nước của cây là:
A. Cành B. Lá C. Rễ D. Thân
Câu 29. Quá trình trao đổi nước có bao nhiêu giai đoạn
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 30. Thứ tự cường độ sinh học của thực vật C3, C4 và CAM là
A. C4 > C3 > CAM B. C4 < C3 < CAM
C. CAM > C4 > C3 D. C3 > CAM = C4
Câu 31. Loài thực vật nào thuộc nhóm C3
A. Lúa, khoai, sắn, đậu B. Ngô, cỏ lồng vực, kê, mía
C. Thanh long, xương rồng, dứa, thuốc bỏng D. Bưởi, xoài, cam, cứt

3
Câu 32. Loài thực vật nào thuộc nhóm C4
A. Lúa, khoai, sắn, đậu B. Ngô, cỏ lồng vực, kê, mía
C. Thanh long, xương rồng, dứa, thuốc bỏng D. Bưởi, xoài, cam, cứt
Câu 33. Loài thực vật nào thuộc nhóm CAM
A. Lúa, khoai, sắn, đậu B. Ngô, cỏ lồng vực, kê, mía
C. Thanh long, xương rồng, dứa, thuốc bỏng D. Bưởi, xoài, cam, cứt
Câu 34. Chất chấp nhận CO2 ở thực vật C3 là
A. RuBP B. PEP C. G2P D. MA
Câu 35. Chất chấp nhận CO2 ở thực vật C4 là
A. RuBP B. PEP C. OAA D. PGA
Câu 36. Chất chấp nhận CO2 ở thực vật CAM là
A. MA B. PEP C. M3P D. PGA
Câu 37. Sản phẩm đầu tiên của thực vật C3 là
A. OAA B. G3P C. MA D. PGA
Câu 38. Sản phẩm đầu tiên của thực vật C4 là
A. OAA B. G3P C. MA D. PGA
Câu 39. Sản phẩm đầu tiên của thực vật CAM là
A. OAA B. G3P C. MA D. PGA
Câu 40. Điểm bão hòa ánh sáng ở hầu hết thực vật nằm trong khoảng nào
A. 500 - 1000 μmol/L B. 100 - 500 μmol/L
C. 200 - 600 μmol/L D. 1000 - 1200 μmol/L
Câu 41. Nồng độ CO2 thích hợp cho cây quang hợp là bao nhiêu
A. 0.02% B. 0.03% C. 0.04% D. 0.05%
Câu 42. Quang hợp là gì
A. Là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O
đồng thời giải phóng O2
B. Là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O
đồng thời giải phóng năng lượng
C. Là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản
D. Là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O
đồng thời giải phóng H2
Câu 43. Dinh dưỡng khoáng quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng?
A. 5 – 10% B. 85 – 90% C. 90 – 95% D. Trên 20%
Câu 44. Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng
A. 5 – 10% B. 85 – 90% C. 90 – 95% D. Trên 20%
Câu 45. Pha sáng diễn ra tại đâu
A. Màng thylakoid B. Màng trong tế bào
C. Chất nền ti thể D. Màng trong ti thể
Câu 46. Lá cây có màu xanh lục vì
A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
D. các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.
Câu 47. Sản phẩm của pha sáng gồm
A. ATP, NADPH VÀ O2. B. ATP, NADPH VÀ CO2.
C. ATP, NADP+ VÀ O2. D. ATP, NADPH.
4
Câu 48. Cho các biện pháp sau
(1) Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây
→ tăng năng suất cây trồng.
(2) Điều khiển tăng diện tích bộ lá nhờ các biện pháp: bón phân, tưới nước hợp lý, thực hiện kỹ thuật chăm sóc
phù hợp đối với mỗi loại và giống cây trồng.
(3) Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tưới
nước hợp lý, phù hợp đối với mỗi loài và giống cây trồng. Tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng
lượng mặt trời một cách có hiệu quả.
(4) Trồng cây với mật độ dày đặc để lá nhận được nhiều ánh sáng cho quang hợp.
(5) Tuyển chọn, sử dụng các loại cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với
tỷ lệ cao (hạt, quả, củ,...) → tăng hệ số kinh tế của cây trồng.
(6) Các biện pháp nông sinh, bón phân hợp lý. Những biện pháp nào trên đây được sử dụng để tăng năng suất
cây trồng thông qua điều tiết quang hợp?
A. (1), (2) và (3). B. (1), (2), (3), (5) và (6).
C. (1), (2), (3) và (4). D. (3) và (4).
Câu 49. Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng
A. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.
B. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
C. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong NADPH.
D. thành năng lượng trong các liên kết hó học trong ATP.
Câu 50. Ở thực vật CAM, khí khổng
A. đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm. B. chỉ mở ra khi hoàng hôn.
C. chỉ đóng vào giữa trưa. D. đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày.
Câu 51. Trong tế bào lá cây, bào quan nào thực hiện quá trình quang hợp ở cây xanh?
A. Không bào B. Riboxom C. Lục lạp D. Ti thể
Câu 52. Thực vật C4 được phân bố
A. ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
B. ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
C. rộng rãi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
D. ở vùng sa mạc.
Câu 53. Thực vật C3 được phân bố
A. ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. B. ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
C. rộng rãi trên Trái Đất, D. ở vùng sa mạc.
Câu 54. Nước vận chuyển từ đất vào mạch gỗ của rễ không đi qua con đường nào sau đây
A. qua các kẽ gian bào B. qua thành tế bào
C. qua mạch rây D. qua chất nguyên sinh và không bào
Câu 55. Có bao nhiêu con đường vận chuyển nước và khoáng từ đất đến mạch gỗ của rễ
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 56. Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp gây ra tác hại nào sau đây?
A. Làm giảm nhiệt độ B. Làm tăng khí O2
C. Tiêu hao chất hữu cơ D. Làm giảm độ ẩm
Câu 57. Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm
(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
(2) Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
(4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.
5
Số nhận định đúng là:
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 58. Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả cần phải làm cho hô hấp
A. Vẫn hoạt động bình thường B. Giảm đến mức tối thiểu
C. Tăng đến mức tối đa. D. Không còn hoạt động được.
Câu 59. Nguyên tắc cao nhất trong việc bảo quản nông sản là
A. Nơi cất giữ phải có nhiệt độ cao vừa phải B. Nơi cất giữ phải cao ráo
C. Phải để chỗ kín để không ai thấy D. Giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu.
Câu 60. Đâu không phải các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật
A. Hàm lượng nước B. Nhiệt độ
C. Nồng độ CO2 và O2 D. Độ cao
Câu 61. Cho các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm sau:
1. Bảo quản lạnh
2. Bảo quản khô
3. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao
4. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp
Đối với các loại hạt như thóc, ngô, đỗ,… người ta thường ưu tiên sử dụng biện pháp bảo quản là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 62. Trong quá trình hô hấp ở thực vật, lactic acid và ethanol có thể là sản phẩm của quá trình nào?
A. Quá trình hô hấp hiếu khí. B. Quá trình lên men.
C. Quá trình đường phân. D. Chuỗi chuyền êlectron.
Câu 63. Hô hấp không có vai trò nào sau đây
A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể
B. Giúp thực vật có khả năng chịu lạnh, duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể
C. Tạo ra sản phẩm trung gian cung cấp nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ khác
D. Cung cấp O2 và chất hữu cơ cho các sinh vật khác
Câu 64. Có bao nhiêu phân tử nước được tạo ra từ phân giải hiếu khí
A. 26-28 B. 23-24 C. 29-31 D. 20-23
Câu 65. Có bao nhiêu phân tử nước được tạo ra từ phân giải hiếu khí
A. 30-32 B. 26-28 C. 24-26 D. 34-36
Câu 66. Có bao nhiêu phân tử nước được tạo ra từ phân giải hiếu khí
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 67. Sản phẩm của quá trình đường phân là
A. 2 ATP + 2 NADH + 2 pyvuric Acid B. 6 CO2 + 8 NADH + 2ATP + 2 FADH2
C. H2O + ATP D. NADH2 + 6 FADH + 4 ATP
Câu 68. Nguyên liệu của chu trình Krebs là
A. 2 pyvuric acid B. 2 ATP + 2 pyruvic acid
C. 2 NADH + 2 ATP D. NADH + FADH2
Câu 69. Nguyên liệu của chuỗi chuyền electron hô hấp là
A. 10 NADH + 6 O2 + 2 FADH2 B. 2 ATP + 2 pyruvic acid
C. 2 NADH + 2 ATP D. NADH + FADH2
Câu 70. Quá trình phân giải hiếu khí ở thực vật gồm các giai đoạn nào sau đây?
A. Đường phân → chu trình Krebs → chuỗi chuyền electron.
B. Đường phân → lên men.
C. Đường phân → oxi hoá pyruvic acid → chu trình Krebs → chuỗi chuyền electron.
6
D. Đường phân → chu trình Krebs → lên men.
Câu 71. Cây sẽ chuyển sang phân giải kị khí trong trường hợp nào sau đây?
A. Nồng độ O2 khoảng 21 %. B. Nồng độ CO2 khoảng 0,03 %.
C. Nồng độ CO2 trên 0,2 %. D. Nồng độ O2 dưới 5 %.
Câu 72. Để bảo quản hạt và nông sản trong thời gian dài mà vẫn giữ được tối đa về số lượng và chất lượng,
người ta có thể thực hiện bao nhiêu biện pháp sau đây?
(1) Bảo quản trong các kho lạnh.
(2) Bảo quản trong túi polyethylene.
(3) Bảo quản trong các túi được hút chân không.
(4) Sấy khô hoặc phơi khô.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 73. Khi nói về quang hợp thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Quang hợp quyết định 90% đến 95% năng suất cây trồng.
(2) Diệp lục b là sắc tố trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng ATP.
(3) Quang hợp diễn ra ở bào quan lục lạp.
(4) Quang hợp góp phần điều hòa lượng O2 và CO2 khí quyển.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 74. Khi nói về quang hợp và hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Quang hợp xảy ra ở lục lạp, hô hấp xảy ra ở tế bào chất và ti thể.
(2) Hô hấp là quá trình tổng hợp các chất còn quang hợp là quá trình phân giải các chất.
(3) Sản phẩm của quang hợp là nguồn nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại.
(4) NADH được tạo ra từ hô hấp là chất cung cấp electron cho chuỗi chuyền electron quang hợp.
(5) Cả quang hợp và hô hấp đều tổng hợp ATP.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 75. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình phân giải kị khí ở thực
vật?
(1) Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước.
(2) Xảy ra khi cây ở trong điều kiện thiếu oxygen.
(3) Xảy ra ở tế bào chất của tế bào.
(4) Gồm ba giai đoạn là đường phân, lên men và chu trình Krebs.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 76. Khi kết thúc quá trình quang hợp, bạn có bao nhiêu người yêu?
A. 1 B. 2
C. 3 D. Khong co :(
----HẾT---

You might also like