Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

BÀI 8: THẾ GIỚI ĐA DẠNG CỦA THỐNG TIN

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT “Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ”

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CẢ BÀI


1. Kiến thức
- Giúp HS:
+ Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản thông tin, cách đặt nhan đề của
tác giả; nhận biết được mục đích của người viết; biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các
chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin.
+ Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin có sự lồng ghép giữa thuyết minh với một hay
nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và giải thích được mục đích của sự lồng ghép
đó; nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn
ngữ.
+ Phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin.
+ Viết được bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng.
+ Biết thảo luận về văn bản nội quy hay văn bản hướng dẫn nơi công cộng đã viết.
2. Năng lực
- Giúp HS phát triển năng lực:
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Năng lực tự học, năng lực hợp tác
+ Năng lực giao tiếp và thẩm mĩ
3. Phẩm chất
- Biết coi trọng giá trị của thông tin, không ngừng mở mang về đời sống xung quanh.
- Có ý thức, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.Cụ thể :
+ Cần phải trân trọng sự sống, biết bảo vệ sự sống của mọi vật quanh ta và mọi vật trên Trái Đất.
+Tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc, có ý thức giữ gìn lưu truyền các giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ( tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước)
+ Biết vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tế sử dụng trong đời sống hàng ngày.
* Giới thiệu bài học (Giới thiệu chung)
a. Mục tiêu: Kết nối kiến thức từ các tiết văn bản “Sự sống và cái chết”; “Nghệ thuật truyền
thống của người Việt”; “Phục hồi tầng ozone thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu” từ đó
học sinh biết thực hành “Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ”
b. Nội dung: HS quan sát, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, phiếu bài tập, câu trả lời miệng của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV-HS Dự kiến sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV trình chiếu slide gồm 2 bức ảnh: ,1 bản hướng dẫn lộ trình
tuyến chạy của xe buýt, 1 hướng dẫn tham quan bảo tàng . GV nêu
yêu cầu gắn với từng bức ảnh
Em nắm được những thông tin gì từ những bức ảnh trên?
GV yêu cầu HS quan sát lại 2 bức hình lần nữa, và trả lời câu hỏi
chung:
Từ những bức ảnh trên, bản thân em cần làm thế nào để tiếp nhận
thông tin đa dạng phong phú trong cuộc sống thường ngày.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS trao đổi thảo luận và nêu ý kiến
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm (trình
bày bằng hình thức nào (trình chiếu p.p hoặc video, cách thể hiện
sản phẩm ra sao)
B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện 2 HS trả lời câu hỏi, 2 HS nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý.
B4: Kết luận, nhận định

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT


SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHI NGÔN NGỮ
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Giúp HS:
- Nhận biết được các loại phương tiện phi ngôn ngữ, cách trình bày và tác dụng của những đó
trong văn bản thông tin.
- Học sinh sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để tạo lập văn bản thông tin.
2. Năng lực
- Giúp HS phát triển năng lực:
Năng lực tự học, năng lực hợp tác
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực giao tiếp và thẩm mĩ
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm.
- Có ý thức giữ gìn bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,…
2. Học liệu: SGK, hình ảnh, clip…; Phiếu học tập,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Kết nối kiến thức từ tranh ảnh, kiến thức thực tiễn vào nội dung bài học
b. Nội dung: HS quan sát, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, phiếu bài tập, câu trả lời miệng của HS
d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV-HS Dự kiến sản phẩm


B1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS xem 1 vài hình ảnh về sơ đồ
hướng dẫn - Hình ảnh sơ đồ hướng dẫn “Bảo
GV đặt câu hỏi: tàng dân tộc học” “Làng văn
Những biển chỉ dẫn mà các em xem, ngoài hoá các dân tộc Việt Nam” “Khu
phương tiện ngôn ngữ còn sử dụng các di tích quê Bác”
phương tiện nào khác không? - Học sinh phát hiện các phương
B2: Thực hiện nhiệm vụ tiện ngôn ngữ khác (hình ảnh,
GV chia nhóm và yêu cầu HS trao đổi thảo màu sắc…)
luận ,nêu ý kiến
GV quan sát, nhắc nhở hướng dẫn HS trả lời
theo quan điểm cá nhân, cách thể hiện …
B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
GV gọi bất kì thành viên của mỗi nhóm để
trả lời câu hỏi. Sau đó, đại diện nhóm sẽ
nhận xét, bổ sung lẫn nhau.
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý.
B4: Kết luận, nhận định

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới


a. Mục tiêu
- Giúp HS: Thảo luận nhóm và thực hiện bài tập 1 trong SGK trang 89 để nhận biết được
phương tiện phi ngôn ngữ.
b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh trang 86 trong văn bản “Phục hồi tầng Ozone: Thành công
hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu” và thực hiện các yêu cầu trong SGK
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, câu trả lời miệng của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV-HS Dự kiến sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chiếu hình ảnh trang 86 – SGK

B2. Thực hiện nhiệm vụ - Những thông tin được cung cấp trong
Học sinh làm việc theo nhóm cặp đôi (hai bạn hình ảnh:
ngồi cùng một bàn)cùng thảo luận 3 câu hỏi: + Hình ảnh mô phỏng lỗ thủng tầng ozone ở
Câu 1: Những thông tin gì được cung cấp Nam Cực giai đoạn 1979 - 2019.
trong hình ảnh?
Câu 2: Các thông tin đó được trình bày như + Thanh đơn vị Dobson biểu thị "độ dày"
thế nào? của tầng ozone trong khí quyển.
Câu 3:Tác dụng của hình ảnh này là gì?
Bước 3. Báo cáo, thảo luận -Cách trình bày các thông tin: Thanh đơn
Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm vị được hiển thị ở góc dưới bên trái của hình
hiểu, các bạn khác nhận xét, cho ý kiến ảnh.
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản - Tác dụng của các hình ảnh:

+ Cung cấp hình ảnh trực quan về lỗ thủng


tầng ozone ở Nam Cực giai đoạn 1979 –
2019 (xu hướng tăng dần của diện tích lỗ
thủng tầng ozone, giảm dần độ dày của lớp
ozone trong khí quyển; những dấu hiệu lạc
quan vào năm 2019 khi lỗ thủng của tầng
ozone cơ bản đã được phục hồi)

+ Nhờ sử dụng các phương tiện phi ngôn


ngữ các thông tin trong văn bản được biểu
đạt cô đọng, trực quan, hệ thống giúp người
đọc dễ dàng nắm bắt thông tin hiệu quả.

Hoạt động 3: Luyện tập vận dụng: Quan sát sơ đồ “Vườn quốc gia Ba Vì” và thực hiện
các yêu cầu
a.Mục tiêu: HS nhận biết được các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong sơ đồ, những
phương tiện phi ngôn ngữ và phương tiện ngôn ngữ có quan hệ với nhau như thế nào từ đó biết
vận dụng vào thực tế sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ.
b. Nội dung: HS quan sát, đọc SGK, tìm hiểu tài liệu trên mạng internet, trả lời câu hỏi vào
phiếu học tập
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, phiếu bài tập, câu trả lời miệng của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV-HS Dự kiến sản phẩm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


-GV phân công nhiệm vụ cho học sinh
- GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ
giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên
cứu thực hiện ở nhà
- Nhóm 1: Ngoài phương diện ngôn -Nhóm 1: Ngoài các phương tiện ngôn ngữ, sơ đồ
ngữ, sơ đồ trong SGK tr 89 còn sử trên còn sử dụng những phương tiện phi ngôn
dụng những phương tiện nào khác? ngữ: hình ảnh, đường dẫn, bản đồ, chú thích (hình
- Nhóm 2: Những phương tiện phi ảnh cây, hoa, hồ nước biểu thị điểm tham quan;
ngôn ngữ trong sơ đồ được trình bày các nét liền màu đỏ biểu thị đường ô tô; các nét
như thế nào vào biểu đạt thông tin gì? đứt màu đỏ biểu thị đường đi bộ, các mũi tên biểu
- Nhóm 3: Những phương tiện phi thị hướng đi, các con số biểu thị thứ tự..)
ngôn ngữ và phương tiện ngôn ngữ -Nhóm 2: Những phương tiện phi ngôn ngữ được
trong sơ đồ có quan hệ với nhau như trình bày dưới dạng sơ đồ và biểu đạt toàn cảnh
thế nào? vườn quốc gia Ba Vì, nhằm hướng dẫn du khách
- Nhóm 4: Những phương tiện phi tham quan.
ngôn ngữ trong sơ đồ có quan hệ với - Nhóm 3: Những phương tiện phi ngôn ngữ và
nhau như thế nào? những phương tiện ngôn ngữ trong sơ đồ có quan
B2.Thực hiện nhiệm vụ học tập: hệ mật thiết với nhau. Những phương tiện ngôn
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo ngữ được dùng làm chú thích, nêu địa danh, giải
cáo sản phẩm thích cho những phương tiện phi ngôn ngữ.
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức -Nhóm 4: Những phương tiện phi ngôn ngữ được
báo cáo sản phẩm (trình bày bằng hình sử dụng trong sơ đồ có tác dụng giúp người xem
thức nào : trình chiếu p.p hoặc video, dễ dàng hình dung về các khu vực ở vườn quốc
cách thể hiện sản phẩm ra sao) gia Ba Vì.
B3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập:
GV gọi đại diện 4 nhóm HS báo cáo
sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét,
bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại
các ý.
B4. Kết luận, nhận định *Các phương tiện phi ngôn ngữ thường được
sử dụng: hình ảnh, mũi tên, con số, màu sắc…
*Tác dụng: Giúp cho người đọc dễ dàng nắm
bắt thông tin, hình dung một cách cụ thể vị trí
các không gian, lộ trình di chuyển
* Cách dùng: Đọc kỹ chú thích, nhận diện hình
ảnh, màu sắc, con số…

Hoạt động 4: Mở rộng và vận dụng


a. Mục tiêu: Giúp HS
+Biết vận dụng cách sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để quan sát các sơ đồ, biển báo tại điểm
du lịch, nơi công cộng
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, tự lập các sơ đồ, kế hoạch cá nhân cho
bản thân, sơ đồ giới thiệu về một vấn đề học sinh quan tâm bằng phương tiện phi ngôn ngữ.
b. Nội dung: HS quan sát, đọc SGK, tìm hiểu tài liệu trên mạng internet, trả lời câu hỏi vào
phiếu học tập
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, phiếu bài tập, câu trả lời miệng của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV-HS Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV phát phiếu học tập và chia HS .
thành 4 nhóm Kết nối đọc và lập sơ đồ bằng phương tiện phi ngôn
*Nhiệm vụ nhóm 1 và 2 Thiết kế ngữ:
một biểu đồ hoặc sơ đồ dựa trên
các thông tin trong đoạn trích sau: Gợi ý
Một giọt mưa chứa thông tin về
sự hiện diện của một đám mây
trên trời; một tia sáng chứa thông
tin về màu sắc của chất đã gửi nó
đến mắt ta; một cái đồng hồ có
thông tin về thời gian trong ngày;
gió mang thông tin về một trận
bão đang ập đến; virus cảm lạnh
có thông tin về tính dễ tổn thương
của cái mũi tôi; DNA trong tế bào
chúng ta chứa tất cả thông tin về
mã di truyền của chúng ta (về cái
đã làm cho tôi giống với cha của
mình); và não của tôi tràn ngập
những thông tin được tích lũy từ
trải nghiệm của tôi.

(Các-lô Rô-ve-li, Về chính chúng


ta)

*Nhiệm vụ nhóm 2 và 3: Tự lập


một sơ đồ giới thiệu về với chủ
đề “Tương lai của tôi” hoặc sơ Học sinh sáng tạo và trình bày sản phẩm của mình
đồ giới thiệu về trường của em?
B2.Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Các nhóm HS trao đổi thảo luận
và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về
cách thức báo cáo sản phẩm (trình
bày bằng hình thức nào : trình
chiếu p.p hoặc video, cách thể
hiện sản phẩm ra sao)
B3. Báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập:
GV chỉ định bất kì HS của 2
nhóm báo cáo sản phẩm, 2 nhóm
còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt
lại các ý.
B4. Kết luận, nhận định
*RÚT KINH NGHIỆM GIỜ HỌC
Phụ lục : Phiếu học tập đính kèm giáo án.

PHIẾU HỌC TẬP


BÀI 8: THẾ GIỚI ĐA DẠNG CỦA THỐNG TIN
THỰC HÀNH: Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
I. Học sinh quan sát sơ đồ “Vườn quốc gia Ba Vì”- SGK Tr 89 và trả lời các câu
1. Ngoài hỏi cácsau phương tiện 2. Những phương tiện đó được trình bày như thế nào và biểu đạt
ngôn ngữ, sơ đồ còn sử dụng thông tin gì?
những phương tiện nào khác? .................................................................................................................
.................................................................................................................
................................................ .................................................................................................................
.
................................................ .................................................................................................................
................................................ .................................................................................................................
................................................ .................................................................................................................
................................................ .................................................................................................................
................................................ .................................................................................................................
................................................ .................................................................................................................
................................................ .................................................................................................................
................................................ .................................................................................................................
................................................ .................................................................................................................
................................................ .................................................................................................................
................................................ .................................................................................................................
................................................ .................................................................................................................
................................................ .................................................................................................................

3. Những phương tiện phi ngôn ngữ và 4. Những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng
phương tiện ngôn ngữ trong sơ đồ có quan hệ trong sơ đồ có tác dụng gì?
với nhau như thế nào? ....................................................................................
.............................................................................. ....................................................................................
.............................................................................. ....................................................................................
.............................................................................. ....................................................................................
.............................................................................. ....................................................................................
.............................................................................. ....................................................................................
.............................................................................. ....................................................................................
.............................................................................. ....................................................................................
.............................................................................. ....................................................................................
.............................................................................. ....................................................................................
.............................................................................. ....................................................................................
.............................................................................. ....................................................................................
.............................................................................. ....................................................................................
II. Hoạt động mở rộng và vận dụng:
Nhiệm vụ nhóm 1 và 2 Thiết kế một biểu đồ hoặc sơ đồ dựa trên các thông tin trong đoạn trích
sau: Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời; một tia sáng chứa
thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta; một cái đồng hồ có thông tin về thời gian
trong ngày; gió mang thông

tin về một trận bão đang ập đến; virus cảm lạnh có thông tin về tính dễ tổn thương của cái mũi
tôi; DNA trong tế bào chúng ta chứa tất cả thông tin về mã di truyền của chúng ta (về cái đã
làm cho tôi giống với cha của mình); và não của tôi tràn ngập những thông tin được tích lũy từ
trải nghiệm của tôi.

(Các-lô Rô-ve-li, Về chính chúng ta)

Nhiệm vụ nhóm 3,4: Tự lập một sơ đồ giới thiệu về với chủ đề “Tương lai của tôi” hoặc sơ đồ
giới thiệu về trường của em? (Khuyến khích khả năng sáng tạo của các em, nên sử dụng màu
sắc, hình ảnh, ký hiệu trong sản phẩm của mình)

You might also like