Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

I.

Tìm hiểu chung


1. Tác giả
- An-tôn Sê-khốp (1860 – 1940 là một trong những nhà văn lớn nhất của nền văn học
Nga.
- Văn phong Sê -Khốp hàm súc cô đọng. Truyện của ông phần lớn là “truyện như không
có chuyện”
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ
- In lần đầu trên tạp chí Dế mèn của Nga, số 10 ngày 12/3/1886.
- Năm 1899 được chỉnh lí và đưa vào tuyển tập Truyện ngắn Sê-khốp.
b, Nhan đề
- Câu chuyện về một lời nói bông đùa của nhân vật “tôi” với Na-đi-a trong những lần đi
trượt tuyết.
-> Nhan đề gợi sự tò mò nơi người đọc
C, Bố cục văn bản
- Đoạn 1, từ đầu đến “…không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy!”: Lời yêu thương
bộc phát của nhân vật “tôi” trở thành một chuyện đùa, nhen nhóm trong lòng Na-đi-a
khát vọng hạnh phúc cùng những băn khoăn.
- Đoạn 2, từ “Sáng hôm sau...” đến “...không còn khả năng hiểu nữa...”: Na-đi-a say sưa
với khát vọng yêu thương, rồi quyết tâm vượt qua nỗi sợ, truy tìm sự thật một mình.
- Đoạn 3, từ “Thế rồi những ngày xuân tháng Ba đã tới...” đến “Còn tôi trở vào nhà thu
xếp đồ đạc...”: cảnh chia tay lúc xuân sang – khoảnh khắc giao cảm một lần nữa bừng lên
rồi vụt tắt.
- Đoạn 4, từ “Chuyện ấy đã qua lâu rồi” cho đến hết: Những suy tư, nuối tiếc, trăn trở
nhiều năm sau, khi tất cả chỉ còn là kỉ niệm
d, Tóm tắt văn bản
Văn bản kể lại một kỷ niệm giữa nhân vật “tôi” và Na-đi-a khi cùng nhau trượt tuyết.
“Tôi” đã đùa Na-đi-a rằng “anh yêu em”. Câu nói phát ra cùng tiếng gió đã khiến Na-đi-
a gom góp hết can đảm, vượt qua nỗi sợ, hết lần này đến lần khác trượt tuyết từ đỉnh dốc
xuống để đi tìm câu trả lời cho nỗi băn khoăn trong lòng nàng. Cho đến khi không còn
được nghe thấy câu nói đó nữa và đến cuối cùng, nàng vẫn không thể giải đáp được
những bí ẩn xung quanh lời yêu thương ngọt ngào mà nàng đã nghe được. Câu chuyện
khép lại ở nhiều năm sau, Na-đi-a lấy chồng, còn “tôi” vẫn không hiểu vì sao ngày trước
mình từng đùa như thế.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cốt truyện
- Đây là kiểu “truyện không có chuyện”, rất phổ biến trong nhiều truyện ngắn của Sê-
khốp.
- Cốt truyện đơn giản, có thể tóm lược bằng vài ba sự kiện: Mấy lần trượt tuyết của nhân
vật “tôi” và Na-đi-a trong quá khứ cùng trò đùa của “tôi”, khoảnh khắc chia tay bên hàng
rào và những suy tư trăn trở nhiều năm sau của người kể chuyện khi tất cả chỉ còn là kỉ
niệm.
 Cốt truyện đơn giản nhưng giàu sức gợi, khiến cho người đọc hồi tưởng lại những
kỉ niệm khó quên trong đời, gợi ra nhiều suy ngẫm về những vấn đề như: sức
mạnh của lời yêu thương, sự chân thành trong cuộc sống...

2. Người kể chuyện, điểm nhìn


- Ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi đây cũng là nhân vật chính trong
câu chuyện, là chủ thể suy nghĩ, hành động trong câu chuyện
- Điểm nhìn linh hoạt từ nhân vật tôi: lúc ở quá khứ, lúc ở hiện tại, khi thì bên
ngoài, lúc thì nhập vào ý thức của Na-đi-a đoán định, diễn tả tâm trạng nhân vật
Na-đi-a => thể hiện quyền năng của người kể chuyện khắc họa tâm lí nhân vật.
Điểm nhìn phù hợp với truyện hồi ức – nhân vật tự kể lại những kỉ niệm trong quá
khứ

3. Nhân vật truyện


Thời Hành động Cảm xúc
Nhận xét
điểm nhân vật nhân vật
- Tôi van nài: Chúng ta - Thời gian: Buổi trưa
cùng trượt xuống dưới - Khi được tôi rủ trượt tuyết mùa đông trong sáng.
Na-đi-a sợ… Nàng sẽ chết mất,
Khi tôi đi, Na-đe-giơ-đa Pê-tơ- sẽ phát điên mất.
- Không gian: Nàng
rốp-na. Một lần thôi! Tôi khoác tay tôi đứng trên
rủ
cam đoan với cô là - Cuối cùng, Na-đi-a ưng thuận, một ngọn đồi cao.
Nadia
chúng ta sẽ chẳng hề gì ... nghe lời tôi.
đi trượt đâu. Cố nài: Ta trượt đi => Trượt tuyết là một
tuyết cô! Việc gì mà sợ! Cô - Tôi bày tỏ tâm trạng hứng cuộc phiêu lưu mạo
phải biết sợ thế là nhát thú, háo hức được trượt tuyết hiểm, một điều đáng sợ,
gan, xoàng lắm cô ạ! cùng na-di-a với cả hai nhân vật đặc
biệt là với Na-đi-a
Lần - Nhân vật tôi tỏ tình - Nhân vật tôi: cảm mến Na- - Chủ thể lời nói, chủ
trượt với Na-đi-a trong tiếng đi-a, xúc cảm này thúc đẩy thể cảm nhận => nhân
tuyết gió gào lời tỏ tình xuất hiện vật tôi
đầu tiên + Na-đi-a: nàng “thật ghê sợ, - Nhân vật tôi đã có
tưởng như là một vực sâu vô những lúc nhập thân
tận”; “sợ hết hồn, không thở vào Na-đi-a thể hiện
được nữa”. Huống hồ nếu sự đồng cảm, thấu hiểu
nàng “liều mạng lao xuống cái - Qua thể hiện hành
vực sâu kia” thì không biết rồiđộng của nhân vật ta
ra sao! Nàng “sẽ chết mất, sẽ thấy lời yêu thương
phát điên mất”. bộc phát xuất phát từ
-> Na-đi-a tràn ngập nỗi sợ tình cảm chân thành.
vì trò chơi mạo hiểm
Lần - Na-đi-a muốn trượt -Na-đi-a sợ trượt tuyết nhưng - Từ khi nảy sinh ý
trượt tuyết lần thứ 2 cô vẫn muốn trượt tiếp để định đùa cợt với Na-
tuyết số - Nhân vật tôi tiếp tục tìm hiểu xem lời tỏ tình đó đi-a nhân vật tôi đã
2 và 3 tỏ tình trong tiếng gió xuất phát từ tôi hay cảm giác mất đi khả năng đồng
gào do gió tạo ra – trong cô có vô cảm với cô dẫn đến
- Na-đi-a tiếp tục muốn vàn câu hỏi, nỗi niềm băn những dự đoán sai lầm
trượt tuyết lần 3 khoăn của tôi về hành động
- Kể từ đó Na-đi-a -Lời tỏ tình của nhân vật tôi của Nadia
thường đi trượt tuyết đã thay đổi, từ tình cảm chân - Nhân vật “tôi” không
cùng nhân vật tôi, lời thành thành một trò đùa cợt đủ dũng khí thú nhận
tỏ tình trong gió gào nho nhỏ: nhân vật bắt đầu tính tình cảm của mình mà
vẫn lặp lại toán: “đúng vào lúc chiếc xe biến nó trở thành một trò
lao nhanh nhất, tiếng gió gào rít đùa cợt, khiến cho hạnh
ghê gớm nhất, tôi lại nói” và phúc vụt mất theo gió
sau đó lại thể hiện giọng thờ ơ, đông.
lãnh đạm
Lần + “tôi” suy đoán rằng - Nhân vật “tôi” hoà lẫn vào - Có “Độ vênh” trong
trượt Na-đi-a không dám đám đông xa lạ, thờ ơ đứng suy nghĩ của nhân vật tôi
tuyết trượt tuyết một mình nhìn Na-đi-a tự leo lên những với hành động của Na-
một
+ Hành động của Na-đi- bậc thang và trượt tuyết một đi-a.
mình a: nàng run rẩy, sợ hãi mình trong nỗi sợ hãi - Hình ảnh giàu chất
của Na- nhưng vẫn xăm xăm đi - Ngược lại, Na -đi-a là tạo hình, biểu tượng:
đi-a bước lên bậc thang lên người con gái dũng cảm, + nhân vật tôi vị thể
đỉnh đồi và quyết định chân thành; vượt qua nỗi sợ thấp ngước lên cao
một mình trượt xuống nhìn Na-đi-a
để kiếm tìm hạnh phúc
dưới
+ Na-đi-a vươn lên
- Nhân vật “tôi” ẩn cao, đẹp đẽ, dũng cảm
trong đám đông quan
sát, không ra mặt
Khi - Cho thấy hành động - Hàng rào cao có đinh
chia tay của nhân vật tôi: ngồi nhọn chính là đại diện
trong khu vườn... cho cản trở ngăn cách 2
- Hành động của Na-đi- nhân vật
a: bước ra thềm, đưa - Hành động “ghé nhìn
mắt nhìn lên trời, đưa qua khe hở” của nhân
hai tay như cầu xin, nở vật “tôi” đã cho thấy sự
nụ cười rạng rỡ. tò mò, muốn tìm hiểu
tâm trạng của Na-đi-a
Khi câu - Nadia đã lấy - Tâm trạng hoài niệm, Do không ý thức được
chuyện chồng sinh con đầy phức tạp, có nhiều hết sự quan trọng của lời
đã qua - Tôi không sao nuối tiếc của nhân vật yêu thương nên “tôi” đã
lâu quên được kỉ tôi biến tình yêu của Na-đi-
niệm cũ a cũng chính là tình yêu
của mình thành “một
chuyện đùa”. => Nhân
vật “tôi” đã bỏ lỡ cơ hội
đón nhận hạnh phúc của
mình.
- Điểm lùi thời gian để
tôi trưởng thành và có
cho mình suy ngẫm,
chiêm nghiệm trong
cuộc sống.

Tiểu kết: Lời nhân vật có vai trò thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Lời người kể
chuyện: vai trò dẫn dắt câu chuyện, khắc họa bối cảnh, thời gian, không gian, đưa đến
cho người đọc cảm nhận về các nhân vật “tôi” và Na-đi-a:
+ “Tôi”: Không dám thể hiện tình cảm chân thành, biến tình yêu trở thành một trò đùa
khó quên
+ Na-đi-a: Một cô gái dũng cảm, dám theo đuổi hạnh phúc và khao khát tình yêu mãnh
liệt

III. Tổng kết


1. Giá trị nghệ thuật:
- Ngôi kể thứ nhất
- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi
2. Giá trị nội dung
- Cảm hứng chủ đạo: hồi tưởng về một kỷ niệm đẹp trong quá khứ.
- Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn xuất phát từ tình yêu thương, lòng đồng cảm, thấu
hiểu giữa người với người. Trong cuộc sống, chúng ta phải thấu hiểu, yêu thương mọi
người và sẵn sàng bày tỏ tình cảm một cách chân thành nhất.

You might also like