Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 83

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN MẠNH THẮNG

PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM


TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM

Mã số: 8.38.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS. HỒ TRỌNG NGŨ

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ
Luật học “Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác
trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đều được
ghi rõ nguồn gốc.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Thắng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội 9
phạm
1.1 Khái niệm, nguyên tắc, mục đích, ý nghĩa của phòng ngừa tình 9
hình tội phạm
1.2 Cơ chế phòng ngừa tình hình tội phạm 24
Chƣơng 2: Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa 37
bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội
2.1 Phần hiện của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm 37
thành phố Hà Nội
2.2 Thực tiễn công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn 44
huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội
Chƣơng 3: Các biện pháp tăng cƣờng phòng ngừa tình hình tội 54
phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội trong thời
gian tới
3.1 Tăng cường nhận thức về phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa 54
bàn huyện Gia Lâm
3.2 Tăng cường biện pháp kinh tế - xã hội 55
3.3 Tăng cường biện pháp về văn hóa – giáo dục 57
3.4 Tăng cường biện pháp về tổ chức, quản lý xã hội 59
3.5 Tăng cường chất lượng hoạt động phát hiện tội phạm 60
3.6 Tăng cường biện pháp tự phòng ngừa tội phạm từ trong nhân dân 63
T LUẬN 69
ANH MỤC T I LIỆU THAM HẢO 71
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Gia Lâm – một huyện ngoại thành, là vùng đất địa linh nhân kiệt, nằm
ở cửa ngõ phía Đông của thủ đô Hà Nội, ngàn năm văn hiến, nơi giao thương
của dòng văn hóa Thăng Long là Kinh Bắc, trước năm 1945, huyện Gia Lâm
thuộc phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vị trí địa lý huyện Gia Lâm, phía Bắc
là quận Long Biên, phía Tây nam là địa giới giáp sông hồng, bên kia bờ là
huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai, phía Đông Bắc và Đông giáp các huyện
Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh, phía Nam giáp với huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, đặc biệt hơn nữa là con đường huyết mạch – đường
Nguyễn Văn Linh, nối thủ đô Hà Nội tới các tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng, Thái
Bình, Quảng Ninh, nhánh khác rẽ sang tỉnh Nam Định.
Huyện Gia Lâm có bề dầy truyền thống văn hóa và lịch sử, nơi đây gắn
liền với tên tuổi của Chử Đồng Tử, Nguyên Phi Ỷ Lan, Ngọc Hân Công chúa,
Cao Bá Quát…huyện Gia Lâm có diện tích 114,79 km2 dân số gần 243.957
người, với 180 thôn, làng, tổ dân phố, cụm dân cư thuộc 22 xã, thị trấn. Trên
địa bàn có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và các khu trung tâm thương
mại được hình thành.
Trong những năm qua huyện Gia Lâm đẩy mạnh phát triển mọi mặt của
đời sống xã hội như, kinh tế chính trị, văn hóa – xã hội cùng với đó là xu
hướng hội nhập khu vực và quốc tế khiến đời sống nhân dân, từng bước được
nâng cao. GPD huyện Gia Lâm đạt mức 32,7 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo
có xu hướng giảm và nay chỉ còn 1,3%; giáo dục được nâng cao; tỷ lệ mù chữ
chỉ còn 0,09%; tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 2,44% theo số liệu thống kê năm
2015.
Trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội, tình hình tội phạm diễn
ra hết sức phức tạp, nguy hiểm và có chiều hướng gia tăng. Trước đây một số

1
loại tội phạm chưa từng xảy ra thì trong những năm gần đây đã phát sinh như:
môi giới mại dâm, tội chống người thi hành công vụ, tổ chức đánh bạc,… Tội
phạm cố ý gây thương tích, đánh bạc, vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ, giết người chiếm số lượng tương đối lớn
trong cơ cấu tội phạm trên địa bàn (Biểu 4.2 – phần Phụ lục).
Thực tiễn đấu tranh của các lực lượng phòng, chống tội phạm đã đạt
được những kết quả nhất định, tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, bất cập trong
công tác này nên tình hình tội phạm trên địa bàn vẫn diễn biễn phức tạp, một
số vụ án, số bị can không giảm, tính chất nguy hiểm của tội phạm ngày càng
nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, công tác phòng chống tội phạm hình sự cần phải được tập trung
cao độ, đổi mới phương thức, nội dung đấu tranh, từng bước đẩy lùi tội phạm.
Đây thật sự là vấn đề bức xúc, cấp bách nhất của xã hội hiện nay. Do đó việc
nghiên cứu về tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà
Nội dưới góc độ tội phạm là rất cần thiết.
Với cách nhìn nhận như trên đồng thời trong thời gian làm công tác
thực tiễn, tôi đã chọn đề tài “Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” đề nghiên cứu và thực hiện luận văn
thạc sĩ Luật học nhằm góp phần vào công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội.
2 Tình hình nghiên cứu:
Trong những năm qua, tình hình tội phạm ở nước ta diễn biến hết sức
phức tạp, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ của tất cả các
ngành, các cấp và của toàn xã hội. Do đó, nghiên cứu tình hình tội phạm,
nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa đã luôn được chú trọng, trong mỗi
công trình nghiên cứu đều có những đóng góp nhất định cho công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm nói chung hoặc cũng có thể chỉ rõ phương pháp

2
đấu tranh phòng chống đối với một số tội, nhóm tội đặc thù trên phạm vi toàn
quốc.Những đóng góp to lớn đó, phải nói đến những công trình nghiên cứu về
tình hình tội phạm của các tác giả có tên tuổi như GS.TSKH Đào Trí Úc,
GS.TS Võ Khánh Vinh, PGS.TS Lê Cảm, PGS.TS Nguyễn Mạnh Kháng,
PGS.TS Phạm Hồng Hải, PGS.TS Phạm Văn Tỉnh trong cuốn “Tội phạm học,
luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, năm
1994. Đây là cuốn sách đầu tiên đặt nền móng cho sự nhận thức biện chứng
về các vấn đề cơ bản của tội phạm học, trong đó có tình hình tội phạm.
Trong số các công trình nghiên cứu, không thể không kể đến sự đóng
góp đáng kể của bộ sách “Khoa học hình sự Việt Nam” do GS.TS Nguyễn
Xuân Yêm – Giám đốc học viện cảnh sát nhân dân đã chủ trì nghiên cứu biên
soạn, phát hành. Quá trình nghiên cứu về tình hình tội phạm, tác giả còn thấy
các công trình như:
- Đặc điểm của tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay, PGS.TS Phạm Văn
Tỉnh, 2004;
- Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam, PGS.TS
Phạm Văn Tỉnh, NXB Tư pháp, 2007;
- Một số vấn đề về tình hình tội phạm ẩn ở Việt Nam, PGS.TS Trần
Hữu Tráng, Tạp chí Luật học, số 3, 2000;
- Tội phạm ở Việt Nam – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, tác giả
Lê Thế Tiệm, Phạm Tự Phả (chủ biên) 1994;
Một số bài viết khác nghiên cứu về thông tin tội phạm học của tác giả
Dương Tuyết Miên như: Quan điểm của Tội phạm học nước ngoài về một số
vấn đề của Tội phạm học, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7, 2007, Bàn về tình
hình tội phạm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12, 2007;
Luận văn còn sử dụng một số giáo trình, tài liệu có liên quan thể hiện ở các
bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành như: Giáo trình Tội phạm học của

3
Trung tâm đào tạo từ xa Đại học Huế (1999), tác giả GS.TS Võ Khánh Vinh;
Giáo trình tội phạm học của trường Đại học Công an nhân dân, Học viện
Cảnh sát nhân dân (2002), sách chuyên khảo Tội phạm học và phòng ngừa tội
phạm (GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, 2001); Tác giả PGS.TS Hồ Sỹ Sơn các giai
đoạn thực hiện tội phạm nhìn từ góc độ so sánh pháp luật hình sự của một số
nước trên thế gới. Tạp chí nhà nước và pháp luật. Tác giả Hồ Sỹ Sơn. Các
nhân tố quyết định nhu cầu và mức độ quy định tội phạm trong Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự năm 2009. Một số vấn đề cơ bản về
chính sách hình sự dưới ánh sáng nghị quyết đại hội IX của Đảng (PGS.TS
Hồ Trọng Ngũ, 2002), giáo trình Đặc diểm tội phạm học tội phạm kinh tế và
các biện pháp phòng ngừa (GS.TS Hồ Trọng Ngũ, 2010), Tạp chí Tòa án, Tạp
chí Luật học, Tạp chí Kiểm sát… Trên phạm vi địa phương, có các công trình
nghiên cứu như công trình nghiên cứu của tác giả Luận văn thạc sĩ luật học:
-Đặng Thị Bích Nga( 2011) “ Đấu tranh phòng, chống tội đánh bạc và
tổ chức đánh bạc trên địa bàn huyện Gia Lâm- Luận văn thạc sỹ luật học, Học
viện Khoa học xã hội;
- Trần Minh Sơn (2011) “Phòng ngừa tội đào ngũ trên địa bàn quân khu
7” – Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật TP.Hồ Chí Minh;
-Nguyễn Thế Nam( 2012) “ Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy,
theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay- Luận văn thạc sỹ luật học, Học
viện Khoa học xã hội;
- Lê Hữu Nhân( 2014) “ Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi – Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội;
- Trần Thị Phương Thảo( 2015) “ Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định-
Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;

4
- Nông Thanh Huyền( 2015) “ Tội phạm trên địa bàn tỉnh Lào Cai: tình
hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” Luận văn thạc sỹ luật học, Học
viện Khoa học xã hội;
- Cao Thu Trang ( 2017) “Tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em
ở Việt Nam hiện nay – Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội;
Các công trình nghiên cứu kể trên đều rất có giá trị để Luận văn kế
thừa, đặc biệt là những tư duy lý luận về tội phạm và tình hình tội phạm nói
chung, từ đó, luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp nhằm
đảm bảo việc nghiên cứu đúng phạm vi, trong thời hạn đã được xác định. Mặt
khác, với mỗi công trình nghiên cứu khoa học như đã đề cập thì mỗi tác giả
có cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu khác nhau nhằm đạt được mục đích
nghiên cứu của mình. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tình
hình tội phạm, trên phạm vi của chuyên ngành hình sự. Các luận văn, các
công trình nghiên cứu này được thực hiện ở các tỉnh, địa bàn khác nhau, các
giai đoạn, các góc độ, khía cạnh khác nhau nên có giá trị tham khảo cho việc
thực hiện đề tài luận văn của học viên vẫn không bị trùng lặp.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1Mục đích nghiên cứu.
Luận văn nghiên cứu nhằm đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phòng
ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có một số nhiệm
vụ cụ thể như sau:
- Tổng hợp những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm nói
chung và những vấn đề lý luận về phòng ngừa nhóm tội phạm cụ thể.

5
- Đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện
Gia Lâm, cụ thể là tổ chức phòng ngừa và thực trạng áp dụng các biện pháp
phòng ngừa tình hình tội xâm phạm các nhóm tội trên địa bàn huyện Gia
Lâm.
- Phân tích các thông số về tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia
Lâm giai đoạn 2013 – 2017.
- Trên cơ sở dự báo hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa
bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
-Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa tình hình các
nhóm tội trên địa bàn huyện Gia Lâm- thành phố Hà Nội.
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quan điểm khoa học về
phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, phòng ngừa tình hình tội phạm nói
riêng và thực tiễn trong phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài luận văn được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và có sử
dụng ở mức độ nhất địnhkiến thức của khoa học luật hình sự khi phân tích các
khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của các nhóm tội trên địa bàn huyện Gia
Lâm, theo pháp luật hình sự Việt Nam. Các số liệu trình bầy trong luận văn
được thu thập từ kết quả xét xử hình sự sơ thẩm của Tòa án huyện Gia Lâm
trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận:Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở
phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mac- Lenin, các

6
quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tội
phạm và hình phạt, về phòng, chống tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác
giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng trong việc
thống kê số vụ phạm tội, số người phạm tội, thống kê một số đặc điểm nhân
thân người phạm tội, thống kê các hình phạt được Tòa án áp dụng, thống kê
thiệt hại do các tội phạm này gây ra tại chương 2 của luận văn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng khi tác giả nghiên
cứu mức độ, cơ cấu của tình hình tội phạm trong những gai đoạn khác nhau.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa Lý luận:
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, học tập và
nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học pháp lý hình sự. Kết quả nghiên có thể
làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa
bàn huyện Gia Lâm. Bên cạnh đó, luận văn còn góp phần làm rõ hơn lý luận
về phòng ngừa tình hình tội phạm trên một địa bàn cụ thể.
6.2Ý nghĩa thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được nghiên cứu, sử dụng
trong thực tiễn chỉ đạo và tiến hành hoạt động đấu tranh, phòng chống tội
phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm, đặc biệt những hạn chế còn tồn tại đã làm
ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này trong thời gian qua, luận văn còn
là tài liệu tham khảo, các chủ thể phòng ngừa tội phạm tham khảo, rút kinh
nghiệm nhằm nâng cáo hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm
trên địa bàn huyện Gia Lâm, đặc biệt là trong hoạt động của các cơ quan đấu
tranh phòng chống tội phạm (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án).

7
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương, cụ thể là:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm.
Chƣơng 2: Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn
huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội
Chƣơng 3: Các biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm
trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

8
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẮN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
1.1 Khái niệm, nguyên tắc, mục đích ý nghĩa của phòng ngừa tình
hình tội phạm
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tình hình tội phạm
Tội phạm phát sinh luôn gây ra những tác hại to lớn đối với xã hội, con
người. Do vậy các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đều kiên quyết
đấu tranh phòng ngừa tội phạm.Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đều xây
dựng những đạo luật khác nhau để đấu tranh, xử lý và ngăn chặn tội phạm.
Trong giai đoạn hiện nay, tội phạm ngày càng gia tăng cả về số vụ và tính
chất phức tạp cũng như mức độ tinh vi và phương thức, thủ đoạn.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 của BLHS năm 2015 thì: “Tội phạm
là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong BLHS, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hoặc pháp nhân thương mại thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi
ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự xã
hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải xử lý hình sự.
Phòng ngừa chính là phát hiện những nhân tố nguyên nhân, điều kiện
dẫn đến tội phạm áp dụng các biện pháp cần thiết để loại trừ những nguyên
nhân, điều kiện hoặc hạn chế tác hại những hành vi phạm tội do các nguyên
nhân điều kiện đó gây ra.
Về tình hình tội phạm: Tình hình tội phạm là khái niệm cơ bản đầu tiên
của khoa học tội phạm học. Đây là một thuật ngữ khoa học, nhưng đồng thời

9
cũng là một thuật ngữ thường được dùng trong ngôn ngữ thông dụng, đời
thường. Có rất nhiều những quan điểm về định nghĩa của tình hình tội phạm
nhưng nhìn chung nhất thì:
“Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, pháp lý - hình sự được
thay đổi về mặt lịch sử, mang tính chất giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất
các loại tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và trong
một thời gian nhất định” [56, Tr.10]
Từ khái niệm tình hình tội phạm nói trên, ta có thể thấy một số đặc
điểm của phòng ngừa tình hình tội phạm như sau:
Thứ nhất,phòng ngừa nói chung, theo từ điển bách khoa:“ là một cái gì
đó trước khi sự việc hiện tượng diễn ra nhằm ngăn chặn không để xẩy ra hậu
qủa“. Quan điểm này thường được áp dụng đối với các hiện tượng xấu, phức
tạp, ảnh hưởng tới cuộc sống con người và xã hội.tình hình tội phạm là hiện
tượng xã hội tiêu cực, nên tương tự tình hình tội phạm cần phải được phòng
ngừa, ngăn chặn hay nói cách khác, phòng ngừa tình hình tội phạm là hoạt
động mang tính tất yếu. ( 37, Tr328)
Thứ hai,Phòng ngừatình hình tội phạm là đối tượng nghiên cứu của tội phạm
học và cũng là mục đích cuối cùng của tội phạm học. Tội phạm nghiên cứu
tình hình tội phạm, nguyên nhân điều kiện của tình hình tội phạm, nhân thân
người phạm tội..phát hiện quy luật phát sinh, tồn tại và vận động của tình hình
tội phạm để tìm ra các biện pháp tác động vào quy luật đó nhằm mục đích
cuối cùng là không để tội phạm xẩy ra.
Thứ ba,Tội phạm học có mục đích đưa ra những kiến nghị về các giải pháp
nhằm tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm ..“. Do đó, mục
đích cuối cùng và quan trọng nhất của ngành khao học này là tìm ra được
những biện pháp tác động vào quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của tội

10
phạm, đồng thời khắc phục được những nguyên nhân và điều kiện tội phạm.(
Trịnh Tiến Việt Tr47)
Thứ tư,chủ nghĩa Mác –Lenin cho rằng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa,
tội phạm phát sinh và tồn tại là do những nguyên nhân và điều kiện khác
nhau, xong“ với bản chất tốt đẹp của mình, Nhà nước xã hội chủ nghĩa hoàn
toàn có khả năng tiến hành cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm có kết quả.
Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm phải
được coi là một bộ phậm của cuộc đấu tranh giai cấp và trong cuộc đấu tranh
đó, phải đặc biệt quan tâm đến công tác phòng ngừa tội phạm..“. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng nói „ Xét xử là tốt, nhưng nếu không phải xét xử thì càng
tốt hơn ’’. Câu nói này của Người đã thể hiện phương châm rất quan trọng
trong đường lối xử lý của nhà nước ta – lấy giáo dục, phòng ngừa là chính,
phòng ngừa tốt cũng chính là chống tội phạm tốt.( 47).
Thứ năm,theo GS.TS. Nguyễn Xuân Yên:“ phòng ngừa tội phạm là
tổng hợp các biện pháp có quan hệ tác động lẫn nhau, được tiến hành bởi các
cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm và
hạn chế, loại trừ những nguyên nhân sinh ra tội phạm( 47)
Thứ sáu,GS.TS. Đỗ Quang Lại chỉ ra phòng ngừa tội phạm theo hai
nghĩa: Theo nghĩa rộng, phòng ngừa tội phạm bao hàm, một mặt không để
cho tội phạm xẩy ra, thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Mặt khác,
bằng mọi cách để ngăn chăn chặn tội phạm, kịp thời phát hiện tội phạm, xử lý
nghiêm minh các trường hợp phạm tội và cuối cùng là cải tạo, giáo dục người
phạm tội, đưa họ trở thành những công dân có ích cho xã hội; theo nghĩa hẹp,
phòng ngừa tội phạm là không để cho tội phạm xẩy ra, không để cho tội phạm
gây hậu quả cho xã hội, không để cho thành viên của xã hội phải chịu hình
phạt của pháp luật, tiết kiệm được những chi phí cần thiết cho Nhà nướctrong
công tác điều tra, truy tố, xét xử và cải tạo giáo dục người phạm tội“ ( 47).

11
Thứ bẩy: PGS.TS Nguyễn Chí Dũng và tập thể tác giả định nghĩa:“
Phòng ngừa tội phạm là sử dụng các phương pháp, chiến thuật, biện pháp,
phương tiện nghiệp vụ cần thiết, với sự tham gia của các lực lượng nhằm khắc
phục mọi nguyên nhân, điều kiện không để tội phạm phát sinh, phát triển’’ (
47)
Thứ tám: Theo GS.TS Võ Khánh “ Phòng ngừa tình hình tội phạm là hệ
thống nhiều mức độ các biện pháp mang tính chất Nhà nước, xã hội và Nhà
nước- xã hội nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm
hoặc làm vô hiệu hóa ( làm yếu, hạn chế) chúng bằng cách đó làm giảm và
dần dần loại bỏ tình hình tội phạm.{49,tr154}.
Thứ chín: GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa đã đưa ra khái niệm này dưới góc
độ tội phạm học: Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của các cơ quan, tổ chức
và công dân thực hiện tổng thể các biện pháp tác động trực tiếp vào các nhóm
nguyên nhân của tội phạm để kiểm soát, hạn chế tác dụng và laoij trừ dần
những nhóm nguyên nhân này...{47}.
Thứ mười: theo từ điển Luật học định nghĩa: ’’ Phòng ngừa tội phạm là
ngăm ngừa tội phạm và loại trừ các nguyên nhân phát sinh tội phạm bằng toàn
bộ những biện pháp liên quan với nhau do cơ quan Nhà nước và tổ chức xã
hội tiến hành’’.
Trên cơ sở tổng hợp các các quan điểm khoa học đã nêu, kết hợp với
thực tiễn đấu tranh và phòng chống tội phạm ở nước ta trong thời gian vừa
qua, dưới góc độ tội phạm học, có thể định nghĩa khái niệm phòng ngừa tình
hình tội phạm là hoạt động của tất cả các cơ quan bảo vệ pháp luật như Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội
và mọi công dân trong xã hội áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp
khác nhau hướng vào thủ tiêu những nguyên nhân và điều kiện phạm tội,
cũng như loại bỏ các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành tất

12
cả nhân tố tiêu cực, đồng thời từng bước hạn chế, đẩy luaif và tiến tới loại bỏ
tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Nói một cách ngắn gọn khác, phòng ngừa
tội phạm là một bộ phận cấu thành của lý luận tội phạm học, đồng thời là
hoạt động của toàn xã hội trong việc tìm ra các nguyên nhân phát sinh tội
phạm, khắc phục cũng như để ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm
ra khởi đời sống xã hội{ 47}
1.1.2 Khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm
Khoa học nghiên cứuvề tội phạm học của Việt Nam hiện nay, các nhà
khoa học sử dụng hai thuật ngữ là “phòng ngừa tội phạm” và “phòng ngừa
tình hình tội phạm”. “Phòng ngừa tội phạm” không chỉ là phòng ngừa tội
phạm cụ thể (cái riêng) và “Phòng ngừa tình hình tội phạm” cũng không chỉ
giới hạn ở mức độ phòng ngừa toàn bộ tình hình tội phạm (cái chung) mà
không kết hợp với phòng ngừa tội cụ thể. Thực chất, về mặt nội hàm thì cả
hai thuật ngữ trên đều thể hiện phòng ngừa tội phạm ở tất cả các mức độ: tình
hình tội phạm là của chung, tội phạm là chung.
Tình hình tội phạm chỉ có thể biểu hiện nó diễn ra, hàng trăm ngàn lần,
sau đó mới đi tìm quy luật của nó.
Phòng ngừa tình hình tội phạm được hiểu theo hai quan điểm. Quan
điểm thứ nhất cho rằng phòng ngừa tình hình tội phạm bao gồm cả hoạt động
phòng và chống tội phạm. Quan điểm thứ hai coi phòng ngừa tình hình tội
phạm chỉ bao gồm hoạt động tác động và nguyên nhân và điều kiện của tội
phạm nhằm ngăn ngừa trước không cho tội phạm xảy ra. Theo PGS.TS. Võ
Khánh Vinh thì:
Phòng ngừa tình hình tội phạm là hệ thống nhiều mức độ các biện pháp
mang tính chất Nhà nước, xã hội, và Nhà nước – xã hội nhằm khắc phục các
nguyên nhân và điều kiện của tội phạm hoặc làm vô hiệu hóa (làm yếu, hạn

13
chế) chúng và bằng cách đó làm giảm và dần dần loại bỏ tình hình tội phạm.
[46, tr.154]
Phòng ngừa tình hình tội phạm được thực hiện thông qua hoạt động
phối hợp, sự tác động lẫn nhau, sự giúp đỡ lẫn nhau của các chủ thể phòng
ngừa. Phòng ngừa tình hình tội phạm là một công tác phức tạp, khó khăn đòi
hỏi phải có sự quan tâm thực hiện của tất cả các cấp chính quyền một cách
khoa học, chính xác mới có thể phát huy hiệu quả. Tính hệ thống, kết cấu chặt
chẽ của công tác phòng ngừa tình hình tội phạm quyết định mật thiết đến hiệu
quả của công tác phòng ngừa tội phạm trên địa bàn thực hiện.
1.1.3 Nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội phạm
Tội phạm như là một hiện tượng xã hội, xã hội tự nhiên, hiện tượng
pháp lý. Theo xã hội học để nghiên cứu tội phạm trước hết nghiên cứu con
người phạm tội ở môi trường được sống và tự sống.
Tội phạm hay phạm tội như một nghiên cứu xã hội luật hình sự. Tội
phạm không mặc nhiên sinh ra. Nên không được xem nó như là một hiện
tượng trừu tượng.
Xét về thực chất tội phạm là chính sản phẩm của cá nhân tội phạm, vì
vậy tính chất của tình hình tội phạm phù hợp với đặc điểm nhân thân người
phạm tội, phù hợp vào đặc điểm nhân thân, nơi điều kiện người phạm tội sinh
sống.
Đánh giá tội phạm: cân nhắc nhân thân, điều kiện, hoàn cảnh người
phạm tội. Tội phạm đi ra từ hành vi con người.
Phòng ngừa tình hình tội phạm là một hoạt động thực tiễn xã hội, có
những đặc điểm đặc thù của mình. Cách thức tổ chức và hoạt động của hệ
thống đó phải được xây dựng theo những nguyên tắc nhất định.
Hoạt động trong đó được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc
cơ bản sau: pháp chế xã hội chủ nghĩa; dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân đạo;

14
khoa học và tiến bộ; phối hợp chặt chẽ hoạt động phòng ngừa giữa các chủ
thể phòng ngừa, phân hóa trong phòng ngừa
Từ việc hiểu như trên có các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội phạm
như sau:
Nguyên tắc pháp chế: thể hiện ở chỗ hoạt động phòng ngừa tình hình
tội phạm nói chung và việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa phải có cơ sở
pháp luật, phải phù hợp với các quy định của pháp luật. Trong quá trình tiến
hành hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm, các chủ thể tuân thủ nghiêm
chỉnh, nhất quán các quy định của pháp luật về hoạt động đó. Cụ thể trong
hoạt động điều tra, truy tố, xét xử phải đảm bảo quy định của BLTTHS.
Mặc dù mục đích của hoạt động phòng ngừa là bảo vệ Đảng, bảo vệ
chế độ, bảo vệ thành quả của cách mạng và tài sản hợp pháp của nhân
dân….nhưng không phải vì thế mà hoạt động phòng ngừa tội phạm được phép
làm bừa, làm ẩu, không tuân thủ pháp luật. Do đó hoạt động phòng ngừa tội
phạm phải tuân thủ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình tuyên truyền về nhóm tội nhóm tội phạm về ma túy.
Nhóm xâm phạm sở hữu: Cướp giật tài sản, Cưỡng đoạt tài sản, Trộm cắp tài
sản. Nhóm trật tự xã hội: Giết người, Gây thương tích, Đánh bạc, các cơ quan
hải quan, kiểm lâm, Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, UBND các cấp đến các
tuyên truyền viên có tuyên truyền không
Như tội phạm về Ma túyxảy ra là tất yếu, có cả nguyên nhân và điều
kiện – Tính quyết định luận của nó.
Nó là sản phẩm tiêu cực của xã hội hay xã hội không mong muốn. Từ
nhóm tội này nó làm ảnh hưởng đến nhóm tội khác, dẫn đến không có tiền hút
chích, dẫn đến trộm cắp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, gây thương tích, cờ bạc để
có tiền hút chích, và dẫn đến hành động giết người để có tiền sử dụng ma túy.

15
- Môi trường xã hội tác động đến từng lĩnh vực một, môi trường gia
đình không tốt, sẽ ảnh hưởng đến, sử dụng ma túy, trộm cắp…
- Tuyên truyền về tổ dân phố khác nhau, cũng dẫn đến con đường tệ
nạn xã hội.
Nguyên tắc phối hợp:Vì hoạt động phòng ngừa tội phạm bao giờ cũng
mang tính quốc gia và xã hội, nó là trách nhiệm của toàn xã hội, nhưng đồng
thời mỗi lực lượng, mỗi ngành, khác nhau, suy cho cùng đều nhằm mục đích
để phòng ngừa tình hình tội phạm. Do đó, trong hoạt động phòng ngừa tình
hình tội phạm nói chung, tình tội phạm về ma túy. Nhóm xâm phạm sở hữu:
Cướp giật tài sản, Cưỡng đoạt tài sản, Trộm cắp tài sản. Nhóm trật tự xã hội:
Giết người, Gây thương tích, Đánh bạc phải có sự phối hợp của nhiều ngành,
nhiều cấp, phải sử dụng tổng hợp sức mạnh của nhiều lực lượng, nhiều biện
pháp phương tiện.
Để có sự phối hợp, trước hết phải có sự lãnh đạo thống nhất từ một cơ
quan đầu mối chuyên trách, đồng thời có một cơ chế, phối hợp được định rõ
các chương trình, kế hoạch phòng ngừa tình hình tội phạm. Ngoài vấn đề
trách nhiệm cá nhân của các chủ thể có nhiệm vụ phối hợp cũng được đề cao
nhằm ngăn ngừa tình trạng đùn đẩy, cản trở hoặc trì hoãn quá trình phối hợp.
Nếu như nguyên tắc này được tuân thủ, chắc chắn sẽ phát huy nhiều lợi thế
của các chủ thể và nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa
bàn huyện Gia Lâm.
Bên cạnh đó, đối với phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy. Nhóm
xâm phạm sở hữu: Cướp giật tài sản, Cưỡng đoạt tài sản, Trộm cắp tài sản.
Nhóm trật tự xã hội: Giết người, Gây thương tích, Đánh bạc, ngoài việc phối
hợp giữa các ngành, các cấp. Chủ thể phòng ngừa, nguyên tắc này còn được
thể hiện sự phối hợp, hợp tác trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội
phạm.

16
Nguyên tắc nhân đạo: Vì mục đích của phòng ngừa tội phạm là không
để cho tội phạm xảy ra, không để cho một công dân nào phải bị xử lý. Do đó,
nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc xuyên suốt quá trình và toàn bộ hoạt động
phòng ngừa tội phạm.
Đối với nhóm xâm phạm sở hữu là các biện pháp phòng ngừa các tội
phạm này không nhằm làm tổn thương con người, mà phải hướng con người
tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Con người được đề cập ở đây, có thể là bị can, bị
cáo, người liên quan chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người
phạm tội, những người khác chịu sự tác động từ các biện pháp phòng ngừa tội
phạm.
Xét cho cùng, mục đích của phòng ngừa tội phạm là nhằm bảo vệ con
người, chính vì vậy khi phòng ngừa tội phạm, các chủ thể phòng ngừa không
được sử dụng các biện pháp nhằm gây tổn thương đến con người. Khi trển
khai, áp dụng các biện pháp phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu, chủ thể
phòng ngừa tội phạm vì mục đích phòng ngừa tội phạm có thểsẽ áp dụng các
biện pháp vô tình gây tổn thương, đến bị can, bị cáo, người phạm tội, nạn
nhân trực tiếp và những người là nạn nhân gián tiếp của tội phạm.
Chính vì vậy, ngoài việc tuân thủ pháp luật, tiêu chí rất quan trọng để
các chủ thể quyết định áp dụng một biện pháp phòng ngừa tội phạm là cân
nhắc xem biện pháp đó có nguy cơ gây tổn thương đến đối tượng nào trong xã
hội hay không. Chính vì vậy, để nguyên tắc này được thực hiện trên thực tế
thì yêu cầu nội dung của nguyên tắc phải được thể hiện trong các văn bản
pháp luật về phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu . Bên cạnh đó, các
chủ thể phòng ngừa tội phạm cần nắm rõ tinh thần nội dung của nguyên tắc
nhân đạo khi xây dựng chương trình phòng ngừa tội phạm, đặc biệt là khi xây
dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Các biện pháp này mặc dù hướng
đến mục đích cuối cùng là phòng ngừa tội phạm, nhưng nếu như các biện

17
pháp lại gây tổn thương cho con người, thì các biện pháp đó không được áp
dụng.
Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc nhân đạo trong hoạt động phòng
ngừa tội phạm có ý nghĩa bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của những người
có liên quan, bảo đảm tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa của nhà nước ta trong
hoạt động phòng ngừa tội phạm và nhằm hướng đến mục đích chung nhất là
nâng cao hiệu quảhoạt động phòng ngừa tội phạm, bảo vệ tối đa quyền lợi ích
hợp pháp của con người.
Nguyên tắc dân chủ:trong phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu được
thể hiện là hoạt động phòng ngừa phải có sự tham gia của các đoàn thể, các
tầng lớp, lực lượng trong xã hội, đặc biệt là quần chúng nhân dân. Phòng
ngừa tình hình phạm tội các tội xâm phạm sở hữu, thực chất là hoạt động
quản lý xã hội, mà hoạt động này muốn đạt hiệu quả cần phải có sự tham gia
của toàn xã hội.
Các tội phạm xâm phạm sở hữu hay tội phạm trật tự xã hội và tội phạm
về Ma túy có liên quan đến vấn đề đặc điểm về dân cư, văn hóa của từng khu
dân cư, chính vì vậy phòng ngừa các tội phạm này phải được sự hưởng ứng,
tham gia rộng rãi, từ phía người dân thì mới có thể đạt hiệu quả như mong
muốn.
Do đó. Để có nguyên tắc này được áp dụng trong thực tế thì cần thiết
phải có sự ghi nhận nội dung này trong các quy định của pháp luật về phòng
ngừa các tội xâm phạm sở hữu, bên cạnh đó cần phải nhận thức rằng, các chủ
thể phòng ngừa tội phạm là quần chúng nhân dân, là lực lượng đông đảo nhất,
nhưng không có công cụ, phương tiện nhằm đấu tranh trực tiếp với tội phạm
cho nên quần chúng nhân dân cần được sự hướng dẫn, tạo điều kiện từ các
chủ thể chuyên trách là cơ quan nhà nước trực tiếp áp dụng các biện pháp
phòng ngừa hay phát hiện, xử lý tội phạm. Sự hướng dẫn, tạo điều kiện cho

18
quần chúng nhân dân tham gia phòng ngừa tội phạm thể hiện ở nhiều hình
thức khác nhau như xây dựng, triển khai các trương trình phòng chống tội
phạm huy động sự tham gia của quần chúng nhân dân, tiếp nhận xử lý và có
hiệu quả các tin báo tố giác tội phạm từ quần chúng nhân dân, hướng dẫn
huấn luyện cho các tổ chức nhân dân tự quản các biện pháp cần thiết trong
việc phát hiện, xử lý các hành vi có dấu hiệu vi phạm.
Việc thực hiện, tuân thủ nguyên tắc dân chủ trong hoạt động phòng
ngừa các tội xâm phạm sở hữu nhằm phát huy trước hết sức mạnh của các
tầng lớp nhân dân trong xã hội, trong hoạt động phòng ngừa trước không để
cho tội phạm xảy ra và kịp thời phát hiện tội phạm, góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động phòng ngừa tội phạm, nhằm phát huy được hết sức mạnh của
các tầng lớp nhân dân trong xã hội trong hoạt động phòng ngừa trước không
để cho tội phạm xảy ra và kịp thời phát hiện tội phạm, góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Nguyên tắc cụ thể hóa: trong hoạt động phòng ngừa tội phạm là xâm
phạm sở hữu trật tự xã hội hay ma túy được hiểu là phòng ngừa các tội phạm
này phải được tiến hành cụ thể, phù hợp với những đặc điểm nhân thân của
người chịu sự tác động bởi các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là phải tùy
thuộc vào khu vực địa lý, đặc điểm lịch sử, tự nhiên, xã hội, dân cư người đó
đang sinh sống. Nói cách khác, nguyên tắc này thể hiện ở hai khía cạnh:
Thứ nhất: phòng ngừa các loại tội này, được tiến hành cụ thể đối với
các đối tượng có nhân thân khác nhau. Tùy thuộc vào độ tuổi, trình độ học
vấn, nghề nghiệp, đặc biệt là đối với các đối tượng có nguy cơ phạm tội cao
như người chưa thành niên, người không có nghề nghiệp, người có nhân thân
xấu, người có tiền án, tiền sự, người nghiện ma túy…thì cần được áp dụng
những biện pháp phòng ngừa riêng biệt, khác với những người bình thường
trong xã hội.

19
Thứ hai: ở mỗi địa phương sẽ có thể tồn tại những đặc điểm đặc trưng
về tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng đến tình hình các tội xâm phạm sở hữu, hay
trật tự xã hội. Nguyên nhân các điều kiện của tội phạm. Chính vì vậy, tương
ứng với những đặc điểmvề tự nhiên và xã hội này mà chủ thể phòng ngừa cần
thiết kế, áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm cho phù hợp, với hoàn
cảnh của mỗi địa phương, nói cách khác, phòng ngừa tội xâm phạm sở hữu
hay trật tự xã hội căn cứ vào thực tiễn tình hình tội phạm ( Trong đó có thực
tiễn nhân thân người phạm tội), thực tiễn tự nhiên ,xã hội( lịch sử, dân cư,
kinh tế, văn hóa, giáo dục) và thực tiễn khả năng của chủ thể phòng ngừa tình
hình tội phạm( trong đó có thực tiễn nhân thân người phạm tội), thực tiễn tự
nhiên, xã hội ( lịch sử, dân cư, kinh tế, văn hóa, giáo dục) và thực tiễn khả
năngcủa chủ thể phòng ngừa tội phạm.
Để áp dụng nguyên tắc này khi thiết kế các biện pháp phòng ngừa, các
chủ thể phòng ngừa sẽ nghiên cứu kỹ đối tượng chịu sự tác động cũng như
điều kiện xã hội như kinh tế, văn hóa, phong tục vùng miền mà đối tượng đó
đang sống để có các biện pháp tác động phù hợp. Ý nghĩa quan trọng nhất của
nguyên tắc này là nhằm bảo đảm hiệu quả cho hoạt động phòng ngừa tội
phạm.
Nguyên tắc khoa học và tiến bộ:Hoạt động phòng ngừa tình hình tội
phạm ở lĩnh vực nhóm về Ma túy, nhóm về trật tự và xã hội là đánh bạc là
hoạt động của cả xã hội bao gồm nhiều lực lượng tham gia với rất nhiều các
biện pháp, do đó đòi hỏi hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm nhóm về
ma túy, nhóm về trật tự và xã hội là đánh bạc, nhóm xâm phạm sở hữu,phải
được tiến hành một cách khoa học, luôn được cải tiến và áp dụng các thành
tựu khoa học kỹ thuật, làm cho phòng ngừa tình hình tội phạm ngày càng có
hiệu quả. Muốn vậy cần phải có nghiên cứu đưa ra được quy trình, phương
pháp trong phòng ngừa tình hình tội phạm làm sao cho việc điều hành, thực

20
hiện các hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm nhóm về Ma túy, nhóm về
trật tự và xã hội là đánh bạc, nhóm xâm phạm sở hữu được diễn ra phù hợp,
tiết kiệm hiệu quả.
1.1.4 Mục đích, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm
- Mục đích của phòng ngừa tình hình tội phạm:
Mục đích chung của công tác phòng ngừa tình hình tội phạm là việc
không để hình thành và tồn tại các nguyên nhân, điều kiện phạm tội, hạn chế,
cô lập, tiến tới loại trừ những nguyên nhân và điều kiện của tội phạm. Đây là
mục tiêu cao nhất của công tác phòng ngừa tội phạm và theo ý kiến chủ quan
của tác giả thì phải rất lâu nữa chúng ta mới đạt được mục tiêu này.
Phòng ngừa tình hình tội phạm là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức
tạp, tuy nhiên từ những lý luận của khoa học nghiên cứu về tội phạm học, từ
thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm tác giả tin tưởng rằng đất nước ta sẽ
đấu tranh thắng lợi với các loại tội phạm và dần dần loại bỏ được hiện tượng
tội phạm trong tương lai. Phòng ngừa tội phạm là yêu cầu tất yếu của đất
nước và mỗi người dân để đảm bảo cuộc yên bình, hạnh phúc.
Trong từng thời kỳ phát triển của xã hội, tùy thuộc vào điều kiện của
mỗi quốc gia. Trong tình hình hiện nay, Đảng ta đã ban hành Chỉ thị số
48/CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm trong tình hình mới” trong đó chỉ rõ “trong thời gian
tới, công tác phòng chống tội phạm phải kiềm chế, làm giảm các loại tội
phạm, nhất là các loại tội phạm nghiêm trọng, tội phạm mới, tạo môi trường
lành mạnh phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội bảo vệ cuộc
sống hạnh phúc và bình yên của nhân dân”.
Như vậy, mục đích công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trong thời
kỳ mới của chúng ta có những mục đích cụ thể sau:

21
- Hạn chế, xóa bỏ nguyên nhân điều kiện của tình hình tội phạm và các
vụ phạm tội đối với toàn bộ các tội phạm, đặc biệt là các loại tội phạm mới.
Đây cũng chính là nội hàm của công tác phòng ngừa chung đối với tội phạm.
Hệ thống các loại tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự của chúng ta
vô cùng đa dạng và phong phú, dựa vào động cơ, mục đích riêng biệt mà mỗi
loại tội phạm có nguyên nhân và điều kiện riêng. Để loại bỏ được nguyên
nhân chung của tất cả tội phạm thì không gì khác phải tạo môi trường xã hội
lành mạnh, người dân có đời sống vật chất và tinh thần cao từ đó tự động loại
bỏ những yếu tố tiêu cực gây nên việc phạm tội.
- Ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra những hành vi tội phạm mới.
Việc ngăn chặn hành vi phạm tội chính là nội dung của phòng ngừa tình hình
tội phạm vì có sự tác động đến đối tượng trước khi thực hiệm hành vi phạm
tội làm cho tội phạm không xảy ra, không gây ra hậu quả, thiệt hại cho các
quan hệ xã hội. Ngăn chặn là hoạt động mang tính tức thời, cấp bách, khi đối
tượng đang có ý đồ, âm mưu và chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
- Phòng ngừa người phạm tội tái phạm: Những người đã từng phạm tội
là người có những điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý phù hợp dẫn đến
việc thực hiện hành vi phạm tội, nếu không có biện pháp phòng ngừa hợp lý
thì sau khi bị xử lý về hình sự thì các đối tượng này rất dễ dàng thực hiện lại
hành vi phạm tội. Thậm chí hành vi tái phạm sẽ có tính chất nguy hiểm cho xã
hội nhiều hơn do đối tượng đã có kinh nghiệm trong việc phạm tội, những thủ
đoạn của đối tượng sẽ tinh vi, xảo quyệt hơn và cũng sẽ gây ra những thiệt hại
lớn hơn cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Để hạn chế việc tái
phạm của người phạm tội, Nhà nước đã có những chính sách như tạo công ăn
việc làm thuận lợi cho người phạm tội sau khi bị xử lý hình sự, nâng cao ý
thức, giáo dục pháp luật, yêu cầu gia đình, bạn bè thường xuyên động viên,
giúp đỡ, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, Ngoài ra, các

22
cơ quan chuyên môn cũng tiến hành một số hoạt động quản lý như giáo dục
chính trị, lao động, quản lý chặt chẽ hoạt động của đối tượng khi đối tượng
mới mãn hạn tù,…
Để hoàn thành được những mục tiêu trên cần có sự tham gia, phối hợp
của cả hệ thống chính trị, tất cả các tầng lớp nhân dân vì vậy để công tác
phòng ngừa có hiệu quả cần thiết phải xây dựng tốt về chương trình, kế hoạch
phòng ngừa tình hình tội phạm phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn, từng
loại đối tượng cụ thể.
- Ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm:
Việc phòng ngừa tình hình tội phạm có một tổ hợp nhất định và thứ bậc
các mục đích được cụ thể hóa theo thời gian, ở những địa phương và ngành
nghề nhất định, được áp dụng đối với các phạm trù ( loại) tội phạm và mức độ
phòng ngừa khác nhau. Chúng được thực hiện thông qua hoạt động phối hợp,
sự tác động lẫn nhau, sự giúp đỡ lẫn nhau của các chủ thể phòng ngừa. Điều
đó cho phép nói về việc phòng ngừa tình hình tội phạm như các cơ quan:
CQĐT, VKSND, TAND là một hệ thống toàn bộ, có kết cấu chặt chẽ.
Trên địa bàn huyện Gia Lâm lấy việc phòng ngừa tình hình tội phạm là
hệ thống nhiều mức độ các biện pháp mang tính chất Nhà nước, xã hội, và
Nhà nước – xã hội nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tội
phạm hoặc làm vô hiệu hóa ( làm yếu; hạn chế) chúng và bằng cách đó làm
giảm và dần dần loại bỏ tình hình tội phạm.
Việc phòng ngừa tình hình tội phạm được thực hiện bằng cách giải
quyết cả những nhiệm vụ chuyên môn. Tương ứng người ta phân biệt hai mức
độ phòng ngừa; mức độ chung toàn xã hội và mức độ chuyên môn( chuyên
ngành).
Việc nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội phạm, còn tác động đến các
lĩnh vực tác động khác trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, như phát

23
triển kinh tế, văn hóa- xã hội, an ninh quốc phòng… Thông qua việc làm tốt
công tác phòng ngừa tình hình tội phạm, sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi
cho các mặt công tác phòng ngừa tình hình tội phạm khác, như hỗ trợ công
tác tấn công trấn áp có hiệu quả cao, hỗ trợ công tác bảo vệ an ninh quốc gia,
trật tự xã hội tốt hơn. Đặc biệt, đối với lĩnh vực điều tra, xử lý tội phạm, làm
tốt công tác phòng ngừa, phát động quần chúng nhân dân có ý thức tham gia
đấu tranh phòng chống tội phạm, quản lý chặt chẽ các đối tượng sưu tra, xác
minh hiền nghi, chuyên án, là điều kiện phục vụ công tác điều tra vụ án nhanh
chóng, khẩn trương và đem lại hiệu quả chính xác.
Ở khía cạnh quản lý, việc nghiên cứu tình hình tội phạm được coi là
một “kênh” quản lý xã hội có hiệu quả. Thông qua hoạt động phòng ngừa tình
hình tội phạm này, các cơ quan chức năng kiểm soát được một mảng tối. Tình
hình tội phạm trong các nhóm này, góp phần duy trì trật tự xã hội. Vì vậy,
việc nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm
có ý nghĩa về mặt quản lý xã hội.
1.2 Cơ chế phòng ngừa tình hình tội phạm
1.2.1 Các chủ thể của phòng ngừa tình hình tội phạm
Các chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm ở đây cần phải chia ra là lực
lượng lãnh đạo, lực lượng chỉ đạo, lực lượng chuyên trách.Những lực lượng
này phân việc ra là làm những gì, để phòng ngừa tội phạm, đối với người dân,
nhìn thấy tội phạm, thì không muốn làm chứng, cũng phải đứng ra làm
chứng,hay đứng ra tố giác tội phạm, như đối với một số loại tội như bạo hành
trẻ em, làm hàng giả như hiện nay.
Đối với người phạm tội: đôi khi người dân cũng cho rằng người phạm
tội hợp lý.
Ví dụ : kẻ trộm đột nhập vào một gia đình giầu có và có chức vụ quyền
hạn trong nhà nước hiện nay.

24
Đối khi môi trường cũng tạo ra hành vi tội phạm.
Ví dụ: một người dân lơ đãng với tài sản của mình, và tính tình thích
khoekhoang của cải trong gia đình, bị kẻ trộm lấy trộm tài sản.
Từ những yếu tố đó mà sự tham gia của các tổ chức xã hội, của các tập
thể lao động và công dân vào hoạt động phòng ngừa là một trong những luận
điểm cơ bản trong hệ thống phòng ngừa tình hình tội phạm.
Chủ thể lãnh đạo hoạt động phòng ngừa nhóm tội phạm về ma túy.
Nhómxâm phạm sở hữu: Cướp giật tài sản, Cưỡng đoạt tài sản, Trộm cắp tài
sản. Nhóm trật tự xã hội: Giết người, Gây thương tích, Đánh bạc.
Chủ thể lãnh đạo hoạt động phòng ngừa các tội phạm này tại Việt Nam
là Đảng cộng Sản Việt Nam. Với vai trò là tổ chức chính trị duy nhất lãnh đạo
xã hội( Điều 4 Hiến pháp 2013), ĐảngCộng Sản Việt Nam phòng ngừa các tội
phạm này thông qua việc định hướng phòng chống tội phạm nói chung, trong
đó có các tội phạm xâm phạmsở hữu trong từng giai đoạn, định hướng hoàn
thiện cơ cấu tổ chức các cơ quan đấu tranh phòng chống tội phạm, thông qua
các Nghị quyết của Đảng. Bên cạnh đó, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
trong hoạt động phòng ngừa tình hình nhóm tội này còn thể hiện sự tiên
phong giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động phòng ngừa tội phạm của các
Đảng viên.
1.2.1.1 Chủ thể lãnh đạo hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm
Về cơ sở pháp lý, Khoản 1 Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định: “Đảng
Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Phòng
ngừa tình hình tội phạm là một hoạt động mang tính Nhà nước và xã hội nên
nó cũng nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với vai trò là tổ
chức chính trị lãnh đạo đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra các chủ
chương, đường lối định hướng hòng chống tình hình tội phạm nói chung theo
từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển của đất nước; từng bước hoàn thiện, cải

25
tổ bộ máy các cơ quan đấu tranh phòng chống tội phạm. Để thực hiện được
vai trò lãnh đạo của mình, ngoài việc đề ra các chủ chương, đường lối, Đảng
còn hiện thực hóa những chủ trương đường lối đó qua hoạt động cụ thể của
từng Đảng viên.
1.2.1.2 Chủ thể thực hiện hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm
Phòng ngừa tội phạm bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau từ
khâu ban hành pháp luật cho đến khâu tổ chức thực hiện trên thực tế. Với
từng khâu cụ thể tương ứng có một hoặc một số chủ thể được giao trách
nhiệm thực hiện.
Chủ thể ban hành pháp luật phòng ngừa tình hình tội phạm
Theo Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001, Quốc hội là cơ quan
quyền lực cao nhất, có quyền lập hiến và lập pháp do đó Quốc hội là chủ thể
có vai trò ban hành các luật điều chỉnh hoạt động phòng ngừa tình hình tội
phạm (Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự,...). Sau khi ban
hành pháp luật, Quốc hội có vai trò kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ
quan Nhà nước, của cán bộ nhằm phòng ngừa các hành vi phạm tội. Ngoài
ra, Quốc hội còn là chủ thể thực hiện việc tuyên truyền phổ biến pháp luật,
động viên nhân dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lý nhà nước. Khi
có hành vi vi phạm pháp luật, Quốc hội có quyền yêu cầu các cá nhân, cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện những biện pháp cần thiết theo quy
định của pháp luật để ngăn chặn, chấm dứt hành vi trái pháp luật đó.
Theo Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì “Hội đồng
nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương”. Với quy định như
vậy thì Hội đồng nhân dân đưa ra những chủ trương, biện pháp kinh tế, xã hội
quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, hạn chế những nguyên
nhân và điều kiện phát sinh tội phạm; Quyết định các biện pháp phòng ngừa

26
tình hình tội phạm trong phạm vi địa phương mình; Kiểm tra, giám sát các cơ
quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương về công tác phòng ngừa tội phạm.
* Chủ thể triển khai, thi hành pháp luật phòng ngừa tình hình tội phạm.
Các chủ thể triển khia thi hành pháp luật phòng ngừa tình hình tội phạm
gồm Chính phủ, UBND các cấp, cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan
tiến hành tố tụng, các tổ chức, cá nhân và công dân. Cụ thể như sau:
- Chính phủ: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, xã
hội, văn hóa – giáo dục nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân từ đó gián tiếp phòng ngừa tình hình tội phạm; Tổ chức thực hiện
các chính sách, biện pháp để củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân,
an ninh nhân dân, trật tự an toàn xã hội; Lãnh đạo hoạt động hòng chống tội
phạm quốc gia, xây dựng các chương trình quốc gia về phòng chống tội
phạm.
- Ủy ban nhân dân các cấp: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát
triển kinh tế, xã hội, văn hóa – giáo dục ở địa phương mình nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân từ đó gián tiếp phòng ngừa tình hình tội
phạm. Xây dựng chương trình, kế hoạch và lãnh đạo hoạt động phòng ngừa
tội phạm ở địa phương; phát động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an
ninh trật tự; quản lý hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng đặc biệt đối với những đối
tượng có nhân thân xấu,…
- Các cơ quan hành chính nhà nước chuyên môn: Bao gồm các Bộ, Sở,
Phòng,… từ trung ương đến địa phương. Các chủ thể này phối hợp tiến hành
hoạt động triển khai, thi hành pháp luật phòng ngừa tình hình tội phạm.
+ Các cơ quan tư pháp đưa ra sáng kiến lập pháp, tham gia vào việc xây
dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; Thông qua công tác thi hành án thực
hiện phòng ngừa tội phạm; Tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân,
nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân để họ tình nguyện tham gia vào công

27
tác phòng tội phạm; Nghiên cứu, bổ sung các lý thuyết lý luận về phòng ngừa
tình hình tội phạm.
+ Cơ quan công an là lực lượng nòng cốt trong việc bảo vệ an ninh
quốc gia và trật tự xã hội. Lực lượng công an thực hiện việc hoạch định các
chương trình phòng chống tội phạm, trực tiếp tham gia hoạt động phòng ngừa
tình hình tội phạm. Kịp thời phát hiện, điều tra, khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Hướng dẫn các chủ thể khác tham gia vào hoạt động phòng ngừa tình hình tội
phạm.
+ Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp, có vai trò phối hợp với các chủ thể khác xây dựng, triển khai
các chương trình phòng ngừa tình hình tội phạm, thực hiện tuyên truyền, giáo
dục pháp luật về phòng ngừa tình hình tội phạm, kiểm sát hoạt động điều tra
tội phạm của cơ quan công an, thực hiện truy tố người phạm tội trước pháp
luật.
+ Tòa án nhân dân thông qua hoạt động xét xử tội phạm để thực hiện
phòng ngừa chung đối với toàn xã hội và phòng ngừa riêng đối với từng đối
tượng phạm tội cụ thể. Ngoài ra, Tòa án nhân dân cũng tham gia vào hoạt
động tuyên truyền pháp luật và đóng góp, xây dựng các kế hoạch phòng ngừa
tình hình tội phạm.
+ Các tổ chức, cá nhân và công dân bao gồm các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,… tham gia phòng ngừa tình hình
tội phạm bằng cách kiểm tra, giám sát các hoạt động của cán bộ, cơ quan; Đề
nghị các biện pháp xử lý, giải quyết tiêu cực xã hội, tổ chức thực hiện các
biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm theo chức năng, giáo dục các thành
viên của tổ chức thực hiện đúng pháp luật; Phát hiện, thông tin, tố giác tội
phạm.

28
1.2.2 Nội dung phòng ngừa tình hình tội phạm
Trong nội dung công tác phòng ngừa tình hình tội phạm bao gồm các
hoạt động như sau:
- Tiến hành các hoạt động phòng ngừa xã hội. Đây là hoạt động tạo ra
những biến đổi, những tác động làm biến mất những nguyên nhân và điều
kiện của tội phạm. Đây là việc các chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm tiến
hành cải thiện các quan hệ xã hội, hoàn thiên hệ thống pháp luật, thực hiện
các chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa – giáo dục, giúp đỡ các thành viên
trong cộng đồng xã hội phát triển làm triệt tiêu những yếu tố tiêu cực trong
đời sống vật chất và tinh thần của con người.
- Phát hiện, xử lý tội phạm. Trung tâm của nội dung này là sự hoạt
động có hiệu quả của hệ thống các cơ quan tố tụng trong việc điều tra, khởi
tố, truy tố, xét xử, thi hành án. Trong những trường hợp tội phạm đã xảy ra
trong thực tế thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội là
cần thiết. Tác dụng phòng ngừa tình hình tội phạm phát huy ngay khi áp dụng
các biện pháp ngăn chặn, tiến hành đúng các thủ tục tố tụng và áp dụng các
hình phạt hợp lý. Không thể có tính răn đe tội phạm nếu không áp dụng hình
phạt nghiêm khắc đối với những hành vi phạm tội. Việc áp dụng hình phạt là
cần thiết nhưng không phải vì thế mà lạm dụng việc áp dụng hình phạt hoặc
quyết định những hình phạt quá nặng. Hình phạt luôn phải đảm bảo phù hợp
với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì mới thể hiện được đúng chức
năng răn đe của mình.
1.2.3 Các loại biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm.
Công tác phòng ngừa tình hình tội phạm được tổ chức trên thực tế bằng
cách phối hợp nhiều biện pháp khác nhau nhằm mục đích triệt tiêu những
nguyên nhân hoặc những yếu tố xã hội tiêu cực làm nảy sinh các nguyên nhân
của việc thực hiện tội phạm. Có nhiều cách phân loại các biện pháp của công

29
tác phòng ngừa tình hình tội phạm nhưng để có cái nhìn cặn kẽ và xây dựng
hệ thống phòng ngừa tội phạm một cách hoàn chỉnh, đạt kết quả cao thì ta tìm
hiểu các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm theo nội dung của từng loại
biện pháp. Theo đó ta có những loại biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm
sau:
Biện pháp về kinh tế:
Biện pháp về kinh tế là các biện pháp tác động bằng kinh tế để khắc
phục, hạn chế và loại trừ nguyên nhân và điều kiện của các nhóm tội phạm
này. Một trong những biện pháp cơ bản để giải quyết vấn đề tội phạm trong
xã hội là biện pháp phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của nhân
dân, giải quyết công ăn việc làm cho những người lao động, hay người dân
địa phương của huyện Gia Lâm bị nhà nước thu hồi đất ruộng hay đất ở, xóa
đói giảm nghèo trong xã hội..
Biện pháp về kinh tế là những biện pháp có tính chất về kinh tế, tác
động chủ yếu đến lĩnh vực kinh tế, làm hạn chế khả năng phát sinh nhóm tội
phạm này. Ví dụ : khu công nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm có biện pháp
cải cách tiền lương cho công nhân, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của con
người, tác động phòng ngừa tình hình tội phạm như nhóm xâm phạm sở hữu
hay trật tự xã hội.
Việc loại trừ nguyên nhân điều kiện của tình hình tội phạm, là một
trong những biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, nhóm tội
phạm này nói riêng, là một quá trình lâu dài, gắn liền với phát triển kinh tế -
xã hội ở địa bàn huyện Gia Lâm. Do đó, ở mỗi giai đoạn của chiến lược phát
triển cần đảm bảo hài hòa lợi ích chung của toàn thể cộng đồng, tạo sự công
bằng về cơ hội phát triển toàn diện cho các thành viên trong xã hội.
Biện pháp chính trị - tư tưởng:

30
Là biện pháp tác động vào ý thức, tư tưởng của con người, nâng cao ý
thức trách nhiệm của công dân, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính
sách pháp luật đã đề ra, xây dựng nếp sống văn minh, đạo đức trong sạch, tự
giác tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm.
Loại biện pháp này làm hạn chế khả năng phát sinh tình hình những
nhóm tội phạm về ma túy. Nhóm xâm phạm sở hữu: Cướp giật tài sản, Cưỡng
đoạt tài sản, Trộm cắp tài sản. Nhóm trật tự xã hội: Giết người, Gây thương
tích, Đánh bạc, các hoạt động phòng ngừa hướng đến phòng ngừa và khắc
phục các biến dạng phạm tội trong ý thức nhóm, trong dư luận xã hội.
Ví dụ: Trong các nhóm tội phạm này, cần tuyên truyền vận động quần
chúng nhân dân cảnh giác với tội phạm, Ma túy, nhómxâm phạm sởhữu, hay
trật tự xã hội. Giáo dục người dân có thái độ không khoan nhượng với tình
hình các nhóm tội phạm này không để dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật
khác. Khắc phục các quan điểm đạo đức không đúng đắn, hình thành tư tưởng
lệch lạc dễ phạm tội trong mỗi con người.
Biện pháp xã hội- Văn hóa- giáo dục
Không ngừng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Đảm
bảo phổ cập văn hóa, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa xã hội.
Tổ chức hệ thống giáo dục rộng khắp địa bàn huyện Gia Lâm, tạo điều
kiện cho con em gia đình có điều kiện khó khăn, khó khăn về nhận thức, khó
khăn trong việc nhà nước chưa hỗ trợ đền bù thỏa đáng trong việc thu hồi đất
để những người này đến lớp đến trường.
Tổ chức các sân chơi, giao lưu tại nhà văn hóa hay tổ chức văn hóa lành
mạnh, bổ ích thu hút các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân cùng tham
gia. Bên cạnh việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật cũng như tuyên truyền về
các hành vi của các nhóm tội trên cho quần chúng nhân dân được biết.

31
Những biện pháp này có tác động to lớn, lâu dài với việc hạn chế, khắc
phục vào phòng ngừa tình hình tội phạm.
Biện pháp tổ chức- quản lý:
Yêu cầu của tổ chức –quản lý xã hội là không tạo ra điều kiện thuận lợi
cho quá trình hình thành động cơ, ý thức phạm tội, không tạo sơ hở cho việc
thực hiện tội phạm. Khắc phục tình trạng quản lý lỏng lẻo hoặc thiếu quản lý
tạo điều kiện cho tội phạm được thực hiện.
Ví dụ: Đối với lực lượng Công an cần thường xuyên kiểm tra nhân
khẩu ở những khu công nghiệp, như đăng ký tạm trú, tạm trú, tạm vắng, đối
với đối tượng có tiền án, tiền sự đối tượng là nạn nhân của tội phạm về ma
túy, giết người, hay trong nhóm tội này, hỗ trợ nạn nhân trong nhóm tội này
sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Biện pháp pháp luật:
Các biện pháp pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa
bàn huyện Gia Lâm, không chỉ có ý nghĩa nhưphương tiện sắc bén với điều
tra, truy tố, xét xử. Xử lý các vụ việc đã xảy ra, mà còn có ý nghĩa thiết thực
đối với lĩnh vực phòng ngừa tình hình tội phạm. Các quy định của Hiến pháp,
pháp luật và các văn bản pháp quy khác, tạo ra khả năng phòng ngừa tội
phạm, hướng dẫn mọi người thực hiện theo quy định chung phù hợp với lợi
ích của nhà nước, xã hội. Sử dụng biện pháp pháp luật với tính cách là biện
pháp phòng ngừa tình hình tội phạm đòi hỏi phải:
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng Nhà nước
pháp quyền.
- Thực hiện đúng thẩm quyền của các cơ quan và những người có trách
nhiệm trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm các nhóm tội phạm
trên.

32
- Biện pháp áp dụng cho tất cả mọi người trong xã hội. Đây là các biện
pháp mang tính định hướng, tuyên truyền, giúp đỡ phù hợp điều kiện chung
của nhiều người. Ví dụ: biện pháp tổ chức dậy nghề cho người lao động, bị
nhà nước thu hồi đất Ruộng, đất thổ cư để làm đường, trường học, cơ quan
công sở,hướng nghiệp tạo việc làm cho thanh niên cơ nhỡ..
- Biện pháp phòng ngừa những người có đặc điểm nhân thân xấu, dễ
phạm vào các nhóm tội phạm này, những người tái phạm, phạm tội chuyên
nghiệp, có quan hệvới các tệ nạn xã hội…những biện pháp này đòi hỏi mức
độ sâu sắc hơn về chuyên môn nghiệp vụ. Ví dụ dậy nghề cho những người
có thời gian lầm đường lạc lối. về ma túy, hay trộm cắp tài sản.
- Biện pháp phòng ngừa đối với những người đã phạm tội ở đây. Đây là
biện pháp trách nhiệm hình sự, có tính cưỡng chế, áp dụng riêng biệt cho từng
người phạm tội trên cơ sở quy định của pháp luật.
- Biện pháp phòng ngừa đối với cán bộ công chức- viên chức trong địa
bàn huyện Gia Lâm. Những người này có điều kiện phạm tội do có quyền lực,
có quyền quản lý tài sản công. Khả năng phát hiện xử lý khó. Những biện
pháp này đòi hỏi tính chất chuyên mônnghiệp vụ cao, có cơ chế phối hợp thực
hiện giữa các cơ quan quản lý, giám sát một cách chặt chẽ. Ví dụ: đối với biện
pháp giáo dục nhận thức trong cán bộ có ý thức đẩy lùi , chống các nhóm tội
phạm trên ở trong cơ quan nơi làm việc cũng như tại địa phương là các xã
xóm, thôn góp phần xóa bỏ các tư tưởng lệch lạc có thể hình thành nhận thức
phòng ngừa tình hình tội phạm dối với nhóm tội phạm trên.
- Biện pháp phòng ngừa đối với người chưa thanh niên, Người chưa
thành niên có nguy cơ phạm tội cao như ma túy, cờ bạc, trộm cắp, do những
hạn chế về tâm sinh lý. Vì vậy biện pháp phòng ngừa cho người chưa thành
niên cần chú ý tính chất giáo dục, quản lý giúp đỡ và tránh nhữngtác động gây
tổn thương về thể chất, tinh thần đối với người chưa thành niên

33
Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu thể
hiện bản chất xã hội của con người đã thực hiện hành vi phạm tội. Như vậy
nghiên cứu nhân thân người phạm tội cũng chính là nghiên cứu con người cụ
thể. Nhân thân của những người đã thực hiện tội phạm, là chủ thể của tội
phạm.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác lênin, nhân thân con người là một
phạm trù xã hội lịch sử. Nó là một sản phẩm của một thời đại nhất định, được
quy định bởi những điều kiện lịch sử cụ thể của hiện thực xã hội. Mỗi thời đại
khác nhau sản sinh ra những mẫu người không giống nhau, song dù ở thời đại
nào thì bản chất của con người luôn luôn là “ tổng hòa các mối quan hệ xã
hội” như C. Mác đã khẳng định. Tất cả những đặc điểm, sinh lý cùng những
gì biểu hiện các quan hệ xã hộicó liên quan đến một con người, thể hiện bản
chất riêng của họ, hợp thành nhân thân của con người đó.
Dấu hiệu đặc trưng trong nhân thânngười phạm tội khác với nhân thân
con người bình thường trước hết ở chỗ, nhân thân của họ có đầy đủ các dấu
hiệu chủ thể của tội phạm theo quy định của luật hình sự. Có nghĩa rằng tại
thời điểm thực hiện tội phạm họ là những con người cụ thể đang sống, có
năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định, và đặc biệt họ đã
thực hiện hành vi phạm tội.
Việc nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng này trong nhân thân người
phạm tội nói chung, nhóm các tội phạm này nói riêng, chúng ta có cơ sở để áp
dụng các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm sớm đối với những người
có phẩm chất cá nhân tiêu cực, có biểu hiện vi phạm đạo đức, vi phạm phạm
pháp luật, cần ngăn chặn hành vi phạm tội. Từ việc nghiên cứu nhân thân
người phạm tội, nhóm về ma túy. Nhóm xâm phạm sở hữu: Cướp giật tài sản,
Cưỡng đoạt tài sản, Trộm cắp tài sản. Nhóm trật tự xã hội: Giết người, Gây

34
thương tích, Đánh bạc, ta thấy hầu hết những người phạm tội ở các nhóm này
đều nhắm đến nạn nhân ít hểu biết, hoặc do lợi dụng lòng tin.
Tóm lại: Tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm có các nhóm
tội phạm về ma túy. Nhóm xâm phạm sở hữu là: Cướp giật tài sản, Cưỡng
đoạt tài sản, Trộm cắp tài sản. Nhóm trật tự xã hội: Giết người, Gây thương
tích, Đánh bạc. Nhân thân người phạm các tội này, đều là đối tượng nghiên
cứu tội phạm học. Chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau vì nghiên cứu
nhân thân người phạm tội đều hướng mục đích cuối cùng của tội phạm học,
đó là Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Kết luận Chƣơng 1
Chương 1 của luận văntrình bày những vấn đề lý luận về phòng ngừa
tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm, mụcđích, ý nghĩa của phòng
ngừa tình hình tội phạm, đã nêu các chủ thể trực tiếp phòng ngừa tình hình tội
phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm cũng như mối quan hệ giữa phòng ngừa
tình hình tội phạm của từng nhóm tội, như nhóm về ma túy. Nhóm xâm phạm
sở hữu là: Cướp giật tài sản, Cưỡng đoạt tài sản, Trộm cắp tài sản. Nhóm trật
tự xã hội: Giết người, Gây thương tích, Đánh bạc. Trên cơ sở đó xây dựng nội
dung và các biện pháp phòng ngừa , để đánh giá mức độ và thực trạngphòng
ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Việc phân tích các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội phạm, của các
nhóm tội phạm xẩy ra trên địa bàn huyện Gia Lâm, có cơ chế phối hợp với
các chủ thể. Từ đó xây dựng các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm.
Xuất phát từ bản chất của hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm, hoạt
động phòng ngừa các nhóm tội, như ma túy, trật tự xã hội, hay xâm phạm sở
hữu có ý nghĩa rất quan trọng, trong việc bảo vệ con người( tính nhân đạo),
trong việc phát triển nền kinh tế và trong việc bảo đảm trật tự xã hội, nâng cao
uy tín của nhà nước, trong quan hệ đối nội và đối ngoại. Tuy hoạt động phòng

35
ngừa tình hình tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống, nhưng
không vì thế mà hoạt động này được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo
những nguyên tắc nhất định, đặc biệt là các nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc
dân chủ, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc cụ thể hóa. Để tiến hành hoạt động
phòng ngừa tình hình tội phạm, các chủ thể phòng ngừa phải tiến hành các
biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm, từng nhóm tội cụ thể. Thực tế các
chủ thể, phòng ngừa các nhóm tội này, thì các chủ thể triển khai, thi hànhpháp
luật phòng ngừa các tội về ma túy, tội trật tự xã hội, tội xâm phạm sở hữu
khác nhau, tùy thuộc theo tiêu chí khác nhau.
Ví dụ: phòng ngừa móm tội về ma túy với nhóm tội về xâm phạm trật
tự xã hội khác nhau. Các biện pháp phòng ngừa các nhóm tội này cũng khác
nhau.
Các biện pháp mang tính cưỡng chế, nhằm phát hiện, xử lý khi tội
phạm xẩy ra: tuy nhiên nếu căn cứ tính chất của các biện pháp tác động thì
các biện pháp này có thể được phân loại thành các biện pháp kinh tế- xã hội,
các biện pháp về văn hóa, giáo dục, tâm lý xã hội, các biện pháp về tổ chức-
quản lý xã hội, các biện pháp về pháp luật….Các vấn đề lý luận về phòng
ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm, là cơ sở để chúng tôi
đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm này, trên thực tế, nâng
cáo hiệu quả, đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn
huyện Gia Lâm giai đoạn 2013- 2017.

36
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Phần hiện của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm
thành phố Hà Nội
Để tiến hành nghiên cứu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia
Lâm, tác giả đã thu thập và phân tích các số liệu thống kê từ biểu mẫu 1A của
Tòa án nhân dân tối cao các năm từ 2013 đến 2017, số liệu thống kê của Đội
tham mưu - Tổng hợp Công an huyện Gia Lâm, số liệu thống kê của Viện
kiểm sát nhân dân huyện Gia Lâm để có cái nhìn tổng quan về bức tranh tình
hình tội phạm trong địa bàn huyện Gia Lâm trong giai đoạn năm 2013 đến
2017. Phần hiện của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm ở mục
này được coi là hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm.
2.1.1 Thực trạng của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm
thành phố Hà Nội
Trên cơ sở nghiên cứu và theo số liệu thống kê tại Bảng 1 (phần phụ
lục) của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân huyện Gia Lâm thì tổng
số vụ án và tổng số người phạm tội về nhóm tội: về ma túy;nhóm xâm phạm
sở hữu: cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp tài sản nhóm trật tự xã
hội: giết người, gây thương tích, đánh bạc, trên địa bàn huyện Gia Lâm trong
5 năm: có tổng cộng 991 vụ án hình sự với 1373 người phạm tội hình sự.
-Để thấy rõ hơn thực trạng tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia
Lâm giai đoạn 2013- 2017 tác giải nghiên cứu những nhóm tội phạm thực sự,
những tội phạm phổ biến được coi là tội đặc trưng của huyện Gia Lâm trong
giai đoạn 2013 -2017. Từ số liệu của Tòa án huyện Gia Lâm ta thấy, số lượng
phạm tội và số vụ phạm tội hình sự trên huyện Gia Lâm thực chất chỉ tập
trung vào một số nhóm cụ thể. Những nhóm tội có nhiều tội phạm nhất là:

37
nhóm về tội về ma túy chiếm 33%, nhóm tội về xâm phạm sở hữu chiếm
34%, nhóm tội về trật tự xã hội chiếm 30%, nhóm tội khác 3% (theo biểu 1.2
phần phụ lục). Điều này có nghĩa là công tác phòng ngừa tội phạm trên địa
bàn huyện Gia Lâm thực chất chính là phòng ngừa tội phạm thuộc các nhóm
nêu trên.
2.1.2 Diễn biến của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm
giai đoạn 2013- 2017
Diễn biến của tình hình tội phạm là sự vận động và thay đổi của thực
trạng và cơ cấu tình hình tội phạm trong khoảng thời gian nhất định(một năm,
ba năm, mười năm). Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội nên nó
không thể thay đổi vận động và nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu, các cơ
quan chức năng đấu tranh phòng chống tội phạm là phải nắm bắt được những
thay đổi của tình hình tội phạm.
Để thấy được sự vận động và xu hướng phát triển của tình hình tội
phạm, tác giải đã tìm hiểu sự thay đổi của số vụ phạm tội và số người phạm
tội qua từng năm và tổng hợp tại biểu đồ 1.1 ( phần phụ lục)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy trong giai đoạn 2013-2017 trên địa bàn huyện
Gia Lâm số vụ phạm tội có diễn biến hết sức phức tạp. Giai đoạn 2013- 2014
các nhóm tội có xu hướng tăng nhẹ. Đến năm 2015 số vụ phạm tội về ma túy
và trật tự xã hội giảm mạnh cho thấy chính sách hợp lý trong công tác phòng
ngừa các nhóm tội trên, trên địa bàn huyện Gia Lâm, tuy nhiên nhóm tội về
xâm phạm sở hữu vẫn diễn biến phức tạp. Từ giai đoạn 2016-2017 số vụ
phạm tội thuộc cả ba nhóm tội có xu hướng tăng trở lại, điều này cho thấy
chính sách phòng ngừa tội phạm trên thời điểm này không còn phù hợp, tạo
điều kiện cho các loại tội phạm phát triển, điều này đòi hỏi cần có những
nghiên cứu mới về tình hình tội phạm để tiến hành những biện pháp phòng
ngừa mới hợp lý hơn.

38
- Sự biến động của tình hình tội phạm tại các nhóm tội về ma túy, được
thể hiện bằng bảng số liệu “Bảng 2” và “Biểu đồ 2,1” (phần phụ lục). Theo
đó, số vụ phạm tội và số người phạm tội này, đang có diễn biến phức tạp,
trong 2 năm đầu số vụ và số người phạm tội thuộc nhóm này có tăng nhẹ.
Điều này chứng tỏ chính sách hình sự của huyện Gia Lâm trong thời gian này
chưa thực sự hợp lý, mới chỉ hạn chế được sự gia tăng của tình hình tội phạm.
Đáng chú ý, năm 2015 số người phạm tội và số vụ phạm tội giảm cho
thấy chính sách phòng chống tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm
có phần chuyển biến tích cực về mọi mặt của cơ quan tư pháp, về phát huy
hiệu quả về phòng chống tội phạm về nhóm ma túy. Tuy nhiên giai đoạn 2016
đến 2017, số lượng các vụ án, và số người phạm tội tăng trở lại. Điều này đòi
hỏi phải ngay lập tức xem xét lại công tác đấu tranh, phòng ngừa các loại tội
phạm này để có sự thay đổi trong phương pháp đấu tranh một cách hợp lý.
Những biện pháp mà huyện Gia Lâm đã thực hiện trong năm 2015,
2016,2017 đã không còn phù hợp trên địa bàn huyện Gia Lâm là làm giảm về
lượng của tình hình tội phạm mà thay vào đó còn khiến cho số lượng tội phạm
ngày càng tăng.
- Sự biến động của tình hình tội phạm của nhóm xâm phạm sở hữu
được thể hiện bằng bảng số liệu “Bảng 7” và “Biểu đồ 3.1” (phần phụ lục).
Từ bảng số liệu và biểu đồ về các tội phạm thuộc nhóm xâm phạm sở hữu, ít
bị biến động về số vụ và số người phạm tội, năm 2013 -2014 số vụ phạm tội
và số bị can có xu hướng giảm nhẹ. Mức độ giảm không lớn, điều này chính
sách của huyện Gia Lâm trong thời gian này chỉ hạn chế được sự gia tăng của
nhóm tội này. Năm 2015, tuy công tác phòng ngừa tình hình tội phạm đối với
các nhóm tội khác đạt được hiệu quả cao, nhưng nhóm trật tự xã hội không bị
ảnh hưởng quá nhiều về số vụ mà chỉ giảm về số bị can. Giai đoạn 2016-2017
số lượng vụ án và bị can tăng trở lại, điều này cho thấy, công tác đấu tranh

39
phòng ngừa tình hình tội phạm đối với nhóm tội này còn lơ là, chủ quan. Các
cơ quan tư pháp chưa thực sự vào cuộc. Đòi hỏi phải ngay lập tức công tác
đấu tranh phòng ngừa nhóm tội phạm này một cách hợp lý, để đạt được hiệu
quả cao.
- Sự biến động của tình hình tội phạm tại các nhóm tội về trật tự xã hội,
được thể hiện bằng bảng số liệu “Bảng 4” và “Biểu đồ 4.1” (phần phụ lục).
Theo đó, số vụ phạm tội và số người phạm tội này, đang có diễn biến phức
tạp, trong 2 năm đầu số vụ và số người phạm tội thuộc nhóm này có tăng nhẹ.
Điều này chứng tỏ chính sách hình sự của huyện Gia Lâm trong thời gian này
chưa thực sự hợp lý, mới chỉ hạn chế được sự gia tăng của tình hình tội phạm.
Đáng chú ý, năm 2015 số người phạm tội và số vụ phạm tội giảm cho
thấy chính sách phòng chống tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn huyện Gia
Lâm có phần chuyển biến tích cực về mọi mặt của cơ quan tư pháp, về phát
huy hiệu quả về phòng chống tội phạm về trật tự xã hội. Tuy nhiên giai đoạn
2016 đến 2017, số lượng các vụ án, và số người phạm tội có xu hướng tăng
trở lại. Điều này cho thấy những biện pháp phòng chống tội phạm trên địa bàn
huyện Gia Lâm thuộc các nhóm tội nói chung và nhóm tội xâm phạm sở hữu
nói riêng trong năm 2015 là rất hiệu quả, tuy nhiên nó đang dần bộc lộ những
điểm yếu kém, tạo điều kiện để các nhóm tội có điều kiện tăng trở lại và ngày
càng khó kiểm soát hơn.
2.1.3 Cơ cấu của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm
thành phố Hà Nội
Để làm rõ hơn tính chất của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia
Lâm giai đoạn 2013 – 2017, tác giả nghiên cứu một số cơ cấu của tội phạm
theo những tiêu chí được phân loại thống kê của Tòa án nhân dân huyện Gia
Lâm. Việc làm rõ được tính chất của tình hình tội phạm cho ta thấy được bản

40
chất của tội phạm và từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa và đấu tranh
hợp lý.
2.1.3.1 Cơ cấu của tội phạm theo giới tính của người phạm tội
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm thì trên địa
bàn của huyện trong giai đoạn 2013 – 2017 số lượng tội phạm là nữ chiếm từ
15% tùy theo từng năm, trên tổng số 1373 người phạm tội chỉ có khoảng 205
người là nữ, còn lại 1168 người phạm tội là nam giới. Với số lượng người
phạm tội là nữ ít hơn nhiều so với số người phạm tội là nam giới (số người
phạm tội là nữ chỉ bằng 15% số người phạm tội là nam) thì có thể khẳng định
tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm trong giai đoạn 2013-2017 chủ yếu là
nam giới.
Việc xác định được giới tính chủ yếu của những người phạm tội giúp
cho người nghiên cứu và người vạch định chính sách, cũng như việc tuyên
truyền cảnh báo người dân chính xác hơn. Người dân từ đó tự có tinh thần
cảnh giác đối với những đối tượng xung quanh mình khi tham gia vào những
quan hệ xã hội.
2.1.3.2 Cơ cấu của tội phạm theo độ tuổi.
Theo kết quả nghiên cứu số liệu thống kê của Tòa án nhân dân huyện
Gia Lâm các năm từ 2013, 2014,2015,2016, 2017, thì trên địa bàn huyện Gia
Lâm trong giai đoạn này tác giả nhận thấy số người phạm tội trên địa bàn
huyện Gia Lâm có độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi. Số lượng người phạm tội thuộc
nhóm tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi rất thấp (trung bình mỗi năm chỉ có khoảng
từ 5-10 người phạm tội thuộc trường hợp này). Theo quan điểm của tác giả
đây chưa hẳn là con số chính xác về số lượng những cá nhân từ 14 – 16 tuổi
thực hiện hành vi phạm tội, do đặc điểm của độ tuổi này chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự với tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng do cố ý
nên số liệu trên hợp lý vì với các nhóm tội phạm phổ biến của người phạm tội

41
trong địa bàn huyện Gia Lâm đã phân tích ở trên thì không tội nào có tính
chất nguy hiểm cho xã hội quá lớn. Số liệu trên chưa phản ánh được hoàn
toàn bức tranh về tình hình tội phạm. Vẫn có một số lượng cá nhân từ 14-16
tuổi đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự do
chính sách hình sự đặc biệt của nhà nước đối với những người chưa thành
niên phạm tội.
2.1.3.3 Cơ cấu của tội phạm theo trình độ văn hóa của người phạm tội
Đối với cơ cấu này, tác giả tổng hợp từ báo cáo tổng kết công tác từng
năm của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-
2017, tác giả tổng hợp có khoảng 30%-40% số người phạm tội có trình độ
Trung học phổ thông; số người phạm tội có trình độ Đại học và trên Đại học
có phạm tội nhưng rất thấp, những người phạm tội chủ yếu có trình độ Trung
học cơ sở. Đây là con số hợp lý vì đặc điểm địa bàn của huyện Gia Lâm là
vùng tập chung khu công nghiệp, 02 làng nghề, những người sống ở đây
thường là dân lao động và từ các vùng miền khác nhau đến Hà Nội tìm việc
làm, nên về trình độ văn hóa của người phạm tội không cao là điều dễ hiểu.
Đây cũng là con số hợp lý nếu đối chiếu với các loại tội phạm phổ biến được
thực hiện trên địa bàn huyện Gia Lâm là phạm các nhóm tội: nhóm về ma túy,
nhóm trật tự xã hội, nhóm phạm tội sở hữu.
2.1.3.4 Cơ cấu của tội phạm theo tiêu chí nghề nghiệp của người
phạm tội
Qua nghiên cứu báo cáo tổng kết công tác từng năm của ngành kiểm sát
nhân dân huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2017 theo tiêu chí nghề nghiệp của
người phạm tội tác giả nhận thấy người phạm tội chủ yếu là người làm nghề
lao động tự do, nghề lao động theo thời vụ hoặc không có nghề nghiệp.
Từ việc nghiên cứu cơ cấu người phạm tội theo trình độ văn hóa và
nghề nghiệp của người phạm tội, thấy được một điều rằng: việc không có việc

42
làm ổn định, không có nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân chính là một
trong những lý do lớn dẫn đến việc phát sinh tội phạm trên địa bàn huyện Gia
Lâm giai đoạn 2013-2017.
2.1.4 Phần ẩn của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm
thành phố Hà Nội
Qua nghiên cứu bản án, đồng thời hàng tháng, cán bộ cảnh sát khu vực
và cán bộ công án xã có báo cáo. Khi tìm hiểu về tình hình tội phạm, ngoài
nghiên cứu về tội phạm rõ các nhà tội phạm học luôn quan tâm đến vấn đề tội
phạm ẩn, nhiều quan điểm cho rằng số liệu về tội phạm rõ chỉ là “phần nổi
của tảng băng chìm”, còn tội phạm ẩn mới là phần chiếm đa số. Việc xác định
các con số về tội phạm ẩn là vô cùng quan trọng vì phải có được nó ta mới thể
hiện được đầy đủ bức tranh về tình hình tội phạm. Những số liệu thống kê về
tội phạm rõ chỉ thể hiện được phần nào bức tranh về tình hình tội phạm.
Trong một số trường hợp hành vi cấu thành tội phạm đã được thực hiện
nhưng cơ quan chức năng không có thông tin gì về chúng. Điều này có thể
xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như cơ quan chức năng lơ là, tắc
trách; nạn nhân hoặc những người có thông tin về hành vi phạm tội không
thông báo cho cơ quan chức năng hoặc có thông báo nhưng do hành vi phạm
tội của kẻ phạm tội quá tinh vi khiến cho cơ quan chức năng không thể xử lý
được.
Để nghiên cứu tội phạm ẩn, các nhà tội phạm học thường sử dụng hai
phương pháp là phương pháp nghiên cứu nạn nhân của tội phạm và phương
pháp nghiên cứu tội phạm tự tường thuật. Phương pháp thứ nhất người nghiên
cứu xây dựng bảng hỏi (hoặc trực tiếp phỏng vấn) rồi phát cho những người
trong phạm vi nghiên cứu (có thể là cư dân trong một khu phố, một quận, một
thành phố….). Với phương pháp thứ hai người nghiên cứu cũng xây dựng

43
bảng hỏi và phát cho những người phạm tội để họ tự tường thuật lại hành vi
phạm tội theo định hướng của câu hỏi mà nhà nghiên cứu đưa ra.
Một lợi thế nữa của việc sử dụng phương pháp nghiên cứu nạn nhân là
ta có thể khai thác được những trường hợp có tội phạm xảy ra nhưng nạn
nhân không đi trình báo cơ quan công an. Mặc dù việc tiến hành các phương
pháp này là cần thiết để khắc họa bức tranh về tội phạm nhưng trong khuôn
khổ luận văn này tác giả không có đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các
cuộc điều tra dạng này.
2.2 Thực tiễn phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện
Gia Lâm thành phố Hà Nội
Trong khoảng thời gian từ năm 2013 - 2017, công tác phòng ngừa tình
hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm luôn được cả hệ thống chính trị,
các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội, công dân quan tâm, thực hiện.
Những cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cố gắng thực hiện tốt vai trò của mình
trong công tác phòng ngừa tình hình tội phạm đặc biệt là những chủ thể
chuyên trách phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.
2.2.1 Thực trạng về chủ thể trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ
phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm
Trong giai đoạn 2013 – 2017, các chủ thể trực tiếp thực hiện chức năng,
nhiệm vụ phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm đã tổ
chức thực hiện rất nhiều những chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, cụ thể như sau
- Ngày 25/10/2013, Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành
Nghị quyêt số 28-NQ/TW về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới;
- Ngày 22/6/2015, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 46-CT/TW về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự
trong tình hình mới;

44
- Huyện ủy Gia Lâm tích cực thực hiện Chương trình 05 của Thành ủy
Hà Nội về tăng cường quốc phòng – an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội
trong tình hình mới giai đoạn 2016-2021..
Công tác tham mưu của đơn vị công an cho huyện ủy, UBND huyện
ban hành kế hoạch để cụ thể hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước
và thành phố, tiêu biểu là Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 về việc tăng
cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm trong tình hình mới; Kế hoạch 06-KH/HU ngày 6/10/2015 của huyện
ủy Gia Lâm về việc thực hiện chỉ thị số 46-CT/TW; Chỉ thị số 33-CT/HU
ngày 13/1/2015 của huyện ủy huyện Gia Lâm về tăng cường lãnh đạo công
tác đảm bảo an ninh trật tự năm 2015; Kế hoạch của UBND huyện về triển
khai đợt cao điểm đảm bản an ninh trật tự năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017;
Kế hoạch số 05, 12, 49 về đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng
giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, tham nhũng; Kế hoạch 72 ngày 21/4/2015 về
phòng chống tội phạm mua bán người; Kế hoạch 74 ngày 22/4/2015 về đấu
tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản. Năm 2015, tổ chức sơ kết 2
năm thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nắm tình
hình về an ninh chính trị trong tình hình mới. Công an huyện Gia Lâm tham
gia kiểm tra tuyến giao thông các tỉnh phía bắc và phía tây, con đường huyết
mạch về Hà Nội do công an thành phố Hà Nội chủ trì phát hiện nhiều sai
phạm trong việc thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng xe khách; Triển khai kế
hoạch phòng ngừa giải quyết hoạt động tập trung đông người, tuần hành trái
pháp luật; Kế hoạch phòng, chống tội phạm cướp, cướp giật tài sản; Kế hoạch
triển khai tháng vệ sinh an toàn thực phẩm; Triển khai các biện pháp công tác
phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động của các đối tượng chính trị, không để
các đối tượng trên tham gia hoặc kích động lôi kéo người tham gia biểu tình,
tuần hành trái pháp luật; Kiểm tra, xử lý những cơ sở tẩm quất massage trá

45
hình, cơ sở kinh doanh có điều kiện vi phạm; Phối hợp với các trường học tổ
chức tuyên truyền công tác phòng chống bạo lực học đường và phòng ngừa
tội phạm cho học sinh, sinh viên; Tổ chức hội nghị tuyên truyền về phương
thức, thủ đoạn và công tác phòng ngừa, phối hợp với đoàn thể, khu dân cư
vận động các đối tượng ngáo đá đi cai nghiện tự nguyện; Tổ chức tuyên
truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh tổ quốc.
Viện Kiểm sát nhân dân huyện Gia Lâm. Tham gia vào các đội tuyên
truyền pháp luật của huyện ủy, tham gia giảng dạy thực tế về các quy định
của pháp luật ở một số trường học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường
đại học và cao đẳng, trên địa bàn,
Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm ngoài thực hiện công tác chuyên môn
là xét xử có đóng góp vào công tác phòng ngừa tội phạm. Bằng chức năng
xét xử, thông qua các phiên Tòa đã xét xử lưu động tại các xã và thị trấn.
Bộ tư pháp trong giai đoạn 2013 -2017 ngoài việc ban hành các chính
sách về tuyên truyền phổ biến pháp luật thì Bộ đã trình Quốc hội ban hành Bộ
luật hình sự Việt Nam năm 2015 và đã được thông qua và có hiệu lực kể từ
ngày 01/01/2018, đây là bước tiến mới mở ra một thời kỳ mới của các chính
sách hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, do còn tồn tại một số lỗi nên Bộ Tư pháp
đang tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung và xây dựng các Nghị định để
giải thích, hướng dẫn áp dụng những quy định của Bộ luật Hình sự mới.
Phòng tư pháp huyện Gia Lâm tiến hành nhiều những chương trình tuyên
truyền và phổ biến pháp luật chủ yếu thông qua các buổi họp tổ dân phố ngoài
ra có kết hợp với việc tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh.
2.2.2. Thực trạng về quan hệ phối hợp giữa các chủ thể phòng ngừa
tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 – 2017
- Trong hoạt động phối hợp giữa các chủ thể tuyên truyền phòng ngừa

46
tình hình tội phạm: Trong giai đoạn 2013 – 2017, huyện Ủy, UBND huyện
Gia Lâm đã thường xuyên chỉ đạo cho các cơ quan chuyên trách như Phòng
Tư pháp, đội hình sự huyện, Viện kiểm sát nhân dân huyện, Phòng Giáo dục
và đào tạo, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên,... xây dựng các chương
trình giáo dục, tuyên truyền phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn
huyện. Tuy nhiên do đặc điểm của huyện Gia Lâm là nơi tập trung công nhân
của khu công nghiệp, là vùng cửa ngõ Hà Nội để đi các tỉnh phía Đông nên
việc tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng của
huyện vào những khung giờ nhiều người chú ý lại chủ yếu là về vấn đề giao
thông. Những thông tin tuyên truyền liên quan đến việc phòng ngừa tội phạm
chủ yếu thực hiện dưới hình thức giáo dục, báo cáo thực tế đến từng khu dân
cư.
Phòng Tư pháp huyện Gia Lâm thực hiện chương trình giáo dục và phổ
biến pháp luật với mục tiêu phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn
huyện. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân những nội
dung cơ bản, chủ yếu của các văn bản Luật đã được Quốc hội thông qua có
liên quan đến việc phòng ngừa tình hình tội phạm. Thông qua các đợt tuyên
truyền, pháp luật tại tổ dân phố, các buổi báo cáo thực tế lồng ghép công tác
phổ biến tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm
trên địa bàn và các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm đến từng cán bộ,
Đảng viên, Đoàn viên và nhân dân nhằm nâng cao cảnh giác và ý thức trách
nhiệm của từng người dân trong việc tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, tạo
sức mạnh tổng hợp tấn công tội phạm.
Công an huyện Gia Lâm thường xuyên thực hiện chế độ thông tin, báo
cáo với Công an thành phố Hà Nội để giải quyết những vụ việc thuộc thẩm
quyền của mình. Đối với Bộ công an, Công an huyện Gia Lâm có sự phối hợp
chặt chẽ với các Cục nghiệp vụ đặc biệt là Cục quản lý xuất nhập cảnh để tiến

47
hành quản lý, theo dõi những đối tượng hình sự hoạt động trên địa bàn.
Trong quan hệ với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã
hội, Ban chỉ huy Quân sự huyện thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn phức
tạp về trật tự xã hội. Chủ động xây dựng phối hợp tấn công trấn áp tội phạm
bảo vệ an ninh, an toàn những ngày Lễ, Tết và các sự kiện chính trị quan
trọng diễn ra trên địa bàn huyện.
Công an huyện Gia Lâm trong giai đoạn này chủ yếu chỉ phối hợp với
Viện kiểm sát nhân dân huyện và Tòa án nhân dân huyện để thực hiện nhiệm
vụ chống tội phạm, xử lý tin báo và xem xét khởi tố vụ án, đẩy nhanh tiến độ
điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xảy ra trên địa bàn; giữa cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, mở những cuộc họp liên ngành, hoặc hai ngành nhằm tháo gỡ
những vướng mắc trong quá trình tố tụng liên quan đến các vụ án hình sự.
Nội dung thường xuyên được trao đổi giữa ba cơ quan chính là việc đánh giá
tình hình tội phạm bị phát hiện, xét xử, tìm ra nguyên nhân và điều kiện làm
phát sinh tội phạm, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc phòng
ngừa tình hình tội phạm theo chức năng hoạt động của từng chủ thể. Ngoài ra,
riêng cơ quan điều tra và cơ quan Viện kiểm sát còn thực hiện phối hợp mở
các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm.
Công an huyện triệt để phối hợp với các Đoàn kiểm tra liên ngành trong
việc kiểm tra những cơ sở kinh doanh có điều kiện như Karaoke, quán bar, vũ
trường, nhà nghỉ,...
Có một thực tế rằng công tác phòng ngừa tình hình tội phạm cần rất
nhiều nguồn lực về vật chất và con người của toàn xã hội, với điều kiện của
đất nước ta hiện nay và điều kiện của huyện Gia Lâm nói riêng thì việc đấu
tranh một cách dàn trải không có trọng tâm thì sẽ gây thất thoát, lãng phí mà
không đạt được những kết quả cần thiết của công tác phòng ngừa. Chính vì

48
thế, theo ý kiến của tác giả, việc tìm ra được những tội phạm đặc trưng của
địa bàn huyện Gia Lâm có ý nghĩa rất lớn trong công tác phòng ngừa thực tế.
2.2.3 Những ưu điểm và hạn chế trong phòng ngừa tình hình tội
phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội
2.2.3.1. Những ưu điểm trong phòng ngừa tình hình tội phạm trên
địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội
Trong khoảng thời gian 2013-2017, các lực lượng bảo vệ, các cơ quan
chuyên trách thực hiện việc đấu tranh, phòng chống tội phạm của huyện Gia
Lâm đã bám sát và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ thị,
nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Đảng, Nhà nước, Bộ công an, Công
an thành phố Hà Nội, Huyện ủy, UBND huyện. Vận dụng sáng tạo, triển khai
phù hợp với các đặc điểm, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Kịp thời tham
mưu cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết ổn định các tình hình phức tạp
liên quan tới an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội tại địa
phương.
Đảm bảo ổn định an ninh quốc gia, đấu tranh, vô hiệu hóa các hoạt
động chống phá của các thế lực thù địch, các đối tượng cơ hội chính trị, các
vấn đề phức tạp khi quản lý người nước ngoài, tôn giáo, nông thôn – đô thị.
Công tác quản lý nhà nước về trật tự xã hội được duy trì, đã triển khai
nhiều biện pháp, giải pháp quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm có
điều kiện về an ninh, trật tự, đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và kiên quyết xử lý
các cơ sở vi phạm; thực hiện có hiệu quả các chuyên đề về cải cách hành
chính, qua công tác của Bộ công an về công tác cải cách hành chính. Tham
mưu các biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức thực hiện pháp luật đối với
người dân đặc biệt là học sinh, sinh viên.
Tổ chức nhiều mô hình, chuyên đề về phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh tổ quốc được triểu khai, nhân rộng; từ đó, ý thức cảnh giác, tự bảo vệ tài

49
sản của nhân dân tăng lên. Chủ động tham mưu ban chỉ đạo 138 huyện ủy Gia
Lâm xây dựng và tổ chức Hội nghị triển khai mô hình cụm liên kết an ninh
trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trên địa bàn
huyện.
2.2.3.2 Những hạn chế trong công tác phòng ngừa tình hình tội
phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội
Do ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế trong
nước trong giai đoạn 2013-2017 cũng gặp rất nhiều khó khăn. Kinh phí quốc
gia và thành phố được ưu tiên tập trung vào việc xây dựng và phát triển cơ sở
hạ tầng, cơ sở kinh tế nhằm khôi phục tình trạng khủng hoảng chung. Nguồn
kinh phí phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm rất hạn chế trong
khi các mục tiêu chương trình đặt ra không có sự thay đổi phù hợp với từng
giai đoạn. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn thành các chỉ tiêu đặt
ra, đồng thời làm giảm hiệu quả việc thực hiện các đề án, dự án trên địa bàn.
Số vụ phạm pháp hình sự mang tính trọng án không có dấu hiệu giảm
mà còn tăng nhẹ trong năm 2015 và 2016, nằm ở nhóm tội ma túy và trật tự
xã hội. Điều này cho thấy tuy đã hạn chế được số lượng tội phạm nói chung
nhưng mức độ nghiêm trọng của tội phạm trên địa bàn huyện lại tăng lên.
Một số mặt công tác phòng ngừa đạt được thấp như: đưa đối tượng đi
cai nghiện bắt buộc, đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. Nguyên nhân là do
áp dụng Luật xử lý vi phạm hành chính từ 01/01/2014, các văn bản dưới luật
hướng dẫn thi hành và thực hiện chưa đầy đủ nên còn nhiều vướng mắc khi
thực hiện.
Sự chỉ đạo giữa các cấp, các ngành còn thiếu đồng bộ, nhất quán, chủ
yếu tập trung vào các lực lượng chuyên trách trong đấu tranh phòng, chống
tội phạm, chưa tạo được sự đồng bộ nên tình hình tội phạm vẫn diễn biến

50
phức tạp. Mức độ quan tâm, phối hợp của một số ban ngành còn hời hợt, chưa
thực sự phối hợp chặt chẽ, tích cực để hoàn thành mục tiêu chung.
Công tác tuyên truyền, vận động phối hợp giữa các ban ngành, đoàn
thể, giữa các tầng lớp nhân dân, học sinh và sinh viên còn hạn chế cho nên
thiếu đi sự thống nhất trong việc huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ
thống chính trị vào công tác đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp
luật hình sự.
Công tác nắm và dự báo đánh giá tình hình và chế độ phối hợp, thông
tin, báo cáo của các đơn vị đôi khi còn chưa đầy đủ, kịp thời ảnh hưởng đến
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của lãnh đạo các cấp, các
ngành. Công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình địa bàn, công tác quản lý đối
tượng chưa hiệu quả.
Công tác tuần tra, mật phục có nơi, có lúc mang tính hình thức; công
tác tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm chưa
thường xuyên; bên cạnh đó ý thức bảo vệ tài sản của người dân còn hạn chế,
do vậy, một số loại tội xâm phạm sở hữu như: cướp giật, trộm cắp tài sản,
nhất là trộm cắp xe máy, trộm cắp vào ban đêm, diễn ra hết sức phức tạp,
chiếm tỷ lệ cao trong số vụ phạm pháp, nhưng chưa có biện pháp phòng ngừa,
ngăn chặn kịp thời.
Một số xã đăng ký, xây dựng mô hình Tự phòng – Tự quản chưa sát với
thực tế, chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân.
Chưa có những biện pháp quản lý, đấu tranh, phòng ngừa hợp lý đối
với các khu nhà xưởng của khu công nghiệp, nhà ở nơi sinh viên, công nhân
thuê trọ, gây ra nhiều hiện tượng phức tạp về an ninh trật tự của địa bàn. Do
lực lượng còn mỏng, địa bàn một số xã như: xã Ninh Hiệp, thị Trấn Yên Viên
nhiều bất cập nên có nhiều điểm bất thường chưa được giải quyết một cách
kịp thời.

51
Công tác cán bộ của tất cả các cơ quan còn yếu, lực lượng mỏng không
thể đáp ứng đủ nhu cầu của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Trình
độ chuyên môn của đội ngũ báo cáo viên pháp luật không đồng đều, những
người có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm thường kiêm nhiệm vị trí lãnh đạo,
không có nhiều thời gian để tham gia báo cáo thực tế. Số lượng cán bộ trong
ngành Tòa án và Viện kiểm sát là quá ít, nhưng lượng công việc giao là lớn,
đặc biệt công tác cán bộ không ổn định, thường xuyên có sự luân chuyển cán
bộ đi các cơ quan khác ảnh hưởng đến chất lượng của công tác chuyên môn.
Cán bộ công an trực tiếp đấu tranh với tội phạm hình sự là đội hình sự của
Công an huyện hiện tại số lượng trinh sát được đào tạo so đến nay chưa bắt
kịp với loại án về công nghệ cao.
Việc tuyên truyền kiến thức pháp luật, giáo dục pháp luật của các cơ
quan tiến hành rời rạc không có sự liên kết với nhau tạo ra hiện tượng thiếu
đồng bộ và không thu hút được sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân
dân, cán bộ, Đảng viên. Các buổi tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
còn mang nặng lý thuyết, ứng dụng vào thực tế địa bàn chưa thực sự phù hợp
dẫn đến hiệu quả phòng ngừa chưa cao ở một số loại tội phạm cụ thể.
Hạn chế trong việc phối hợp hoạt động của các cơ quan tiến hành tố
tụng liên quan đến nghiệp vụ điều tra, truy tố, xét xử tội phạm. Còn tồn tại
tình trạng hồ sơ để quá thời hạn làm chậm quá trình tiến hành tố tụng ảnh
hưởng đến chức năng phòng ngừa xã hội.
Kết luận chƣơng 2

Trong chương 2 tác giả đã khái quát được các kết quả đã đạt được và
những hạn chế trong việc nhận thức về phòng ngừa tình hình tội phạm trên
địa bàn huyện Gia Lâm. Về các kết quả đã đạt được điểm nổi bật, có thể thấy
phòng ngừa đã tập trung vào các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, chăm no
đời sống của nhân dân không thực hiện vi phạm pháp luật. Bên cạnh các biện

52
pháp về kinh tễ xã hội, các biện pháp về văn hóa, giáo dục, cũng được các chủ
thể phòng ngừa tình hình tội phạm chú trọng. Đó là hoạt động tuyên truyền,
phổ biến pháp luật, hoạt động nâng cao trình độ học vấn, tạo điều kiện cho
việc hình thành ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của mỗi người dân. Kết
quả của hoạt động ngăn ngừa trước không để cho tội phạm xẩy ra còn thể hiện
ở việc tăng cường quản lý các đối tượng có nguy cơ phạm tội cao như người
có tiền án, tiền sự, người nghiện ma túy, người chưa thành niên bỏ học
sớm….Song song với những hoạt động ngăn ngừa trước, các chủ thể phòng
ngừa còn kiên quyết trong việc phát hiện, xử lý tội phạm, tiến hành tuần tra
kịp thời phát hiện, giải quyết nhanh chóng các tin tố giác tội phạm, tiến hành
tuần tra kịp thời phát hiện, giải quyết nhanh chóng các tin tố giác tội phạm từ
quần chúng nhân dân, tiến hành khởi tố truy tố, xét xử theo quy định của pháp
luật.
Tuy những vụ việc đã được khởi tố, truy tố, xét xử đã đạt được một số
kết quả nhất định, nhìn chung hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm chưa
cao. Nguyên nhân hạn chế của các cơ quan tiến hành tố tụng xuất phát từ
thiếu sót chủ động của các chủ thể trong việc hoạch định các chương trình
phòng ngừa, sự không thường xuyên trong hoạt động tổ chức, quản lý,sự
thiếu hợp tác của quần chúng trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm.
Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận rằng, tác động của tình hình tội phạm trong
phạm vi thành phố Hà Nội sau khi được mở rộng địa giới hành chính từ năm
2008 đến nay và tình hình tội phạm trong phạm vi cả nước, cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Từ những kết quả đạt được từ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, nguyên nhân
và hạn chế nêu trên, từ đó làm tăng cường hiệu quả công tác của tình hình tội
phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tới.

53
CHƢƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG
PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
Việc phân tích tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn
2013 - 2017 tại chương 2 của luận văn này đặt ra cho công tác phòng ngừa tội
phạm nhiều vấn đề trong đó có vấn đề tang cường nhận thức lý luận và thực
tiễn tình hình tội phạm, vấn đề hoàn thiện pháp luật, vấn đề hoàn thiện các
giải pháp phòng ngừa khác
Chỉ khi tiến hành trong một tổng thể các giải pháp thì mới có thể có
hiệu quả, không thể quá tập trung vào giải pháp này mà bỏ ngỏ, không thực
hiện các giải pháp khác nên tác giả đưa ra nhóm giải pháp như sau:
3.1 Tăng cƣờng nhận thức về phòng ngừa tình hình tội phạm trên
địa bàn huyện Gia Lâm
Cầnhoàn thiện cơ sở lý luận về công tác phòng ngừa tình hình tội phạm
trên địa bàn huyện Gia Lâm là yêu cầu cấp thiết cần được hoàn thiện trong
thời gian tới. Đây là cơ sở nền tảng quan trọng để xây dựng những chính sách
hình sự hợp lý, hoàn thiện hệ thống các cơ quan chuyên trách, bán chuyên
trách và các cơ quan phối hợp trong việc phòng ngừa tình hình tội phạm. Hệ
thống các cơ quan này phải có nguồn nhân lực là những người được đào tạo
chuyên ngành về Tội phạm học, có trình độ lý luận, khả năng nghiên cứu và
khả năng trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm. Đây chính là những con
người then chốt trong hoạt động nghiên cứu khoa học, xây dựng hệ thống lý
luận phòng ngừa tình hình tội phạm, tham mưu cho huyện ủy, UBND huyện
Gia Lâm những giải pháp, chính sách hợp lý để tổ chức triển khai, áp dụng
thực tế trong công tác phòng ngừa tình hình tội phạm.

54
Hoàn thiện những cơ sở pháp lý của hoạt động phòng ngừa tình hình tội
phạm, chính quyền huyện nghiên cứu ban hành các chương trình phòng ngừa
tội phạm riêng cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội trong từng giai
đoạn; kịp thời xây dựng, ban hành những văn bản hướng dẫn xử lý những
vướng mắc về mặt pháp lý liên quan đến hoạt động phòng ngừa tình hình tội
phạm.
Có chính sách nâng cao trình độ các chủ thể của công tác phòng ngừa
tình hình tội phạm, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực này phát triển, thường
xuyên tổ chức giao lưu kinh nghiệm, cử cán bộ đi thực tế, học hỏi các chính
sách phòng ngừa tình hình tội phạm ở các khu vực khác. Xây dựng hệ thống
nhận thức lý luận phòng ngừa tình hình tội phạm phù hợp với các đặc điểm về
kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện mình.
Cần thu hút hơn nữa sự tham gia phòng chống tội phạm của cộng đồng
dân cư, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của tội
phạm nói chung đối với chính bản thân từng cá nhân và với toàn xã hội; đề
nghị nhân dân tăng cường cảnh giác, tố cáo tội phạm, không cho tội phạm có
môi trường ẩn náu và hoạt động. Tạo ra môi trường sống chung lành mạnh
trên địa bàn huyện.
3.2 Tăng cƣờng biện pháp kinh tế - xã hội
Biện pháp kinh tế - xã hội là một trong những biện pháp phòng ngừa
chung hướng đến việc khắc phục hoặc làm mất hiệu lực các nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm nói chung. Để làm được điều đó cần phải có
sựphối hợp của nhiều ngành, nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Phòng ngừa
chung tốt tức là công tác phòng ngừa tội phạm của xã hội tốt, tạo ra một môi
trường xã hội trong sạch, có khả năng tự chống lại, tự đào thải những hành vi
xấu, những hành vi phạm tội ra khỏi đời sống xã hội. Nếu coi xã hội như một
cơ thể sống thì công tác phòng ngừa chung giúp cho cả cơ thể trở nên khỏe

55
mạnh và tự nó sẽ chống trả lại hoặc miễn nhiễm với các ảnh hưởng tiêu cực
(tội phạm).
Nhìn chung các vấn đề liên quan đến kinh tế xã hội như sự nghèo đói,
hoàn cảnh gia đình khó khăn, thu nhập không ổn định, thu nhập không đủ
nuôi sống bản thân gia đình, sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp trong
xã hội rõ rệt,… luôn luôn là nguyên nhân và điều kiện của nhiều tội phạm
trong các nhóm tội phạm kể trên.
Cho nên, việc xây dựng và hoàn thiện các biện pháp kinh tế - xã hội là
một trong những giải pháp cơ bản lâu dài nhằm hạn chế nguồn gốc phát sinh
của các loại tội phạm, nhóm tội phạm. Biện pháp kinh tế nhằm bảo đảm nhu
cầu sống, nâng cao chất lượng sống cho người dân bảo đảm các phúc lợi xã
hội an sinh cho người dân, từ đó hạn chế và đẩy lùi những nhân tố tiêu cực là
nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. Luận văn đề xuất một số nội
dung cần chú ý khi thực hiệnbiện pháp kinh tế như sau:
Thứ nhất: Phát triển các thành phần kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất – kinh doanh; phát triển các
ngành công nghiệp, dịch vụ, làng nghề; thu hút vốn đầu tư vào huyện Gia
Lâm bằng các chính sách ưu đãi về vốn, thuế phí, cải cách các thủ tục hành
chính tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong khu chế xuất, các công ty tư
nhân, hộ kinh doanh vừa và nhỏ vay vốn được dễ dàng, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp duy trì hoạt động và phát triển, mở rộng quy mô sản xuất
Thứ hai: giải quyết việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho
người lao động trên địa bàn có việc làm. Nhất là những lao động mà nhà nước
đã thu hồi đất, đất phần trăm, đất thổ cư. Để thực hiện điều này, trong khi dân
nhập cư từ các tỉnh khác vào huyện ngày càng tăng cần có chính sách khuyến
khích các doanh nghiệp công ty thành lập trên huyện và mở rộng quy mô như

56
nói trên, để một mặt thúc đẩy kinh tế trên địa bàn huyện, mặt khác tạo thêm
nhiều việc làm cho người lao động giúp họ cải thiện cuộc sống.
Thứ ba, chính quyền địa phương cần quan tâm, nắm bắt số lượng hộ
nghèo thực tế tại các xã, từ đó có chính sách hỗ trợ từng hộ nghèo cho phù
hợp, cụ thể dậy nghề, giới thiệu việc làm, xây nhà tình thương, cấp thẻ bảo
hiểm ý tế, khám chữa bệnh miễn phí…hỗ trợ vốn để người dân có điều kiện
kinh doanh, lao động để sinh sống, giảm bớt khó khăn về kinh tế, nâng cao
mức sống của bộ phận dân cư nghèo.
3.3 Tăng cƣờng biện pháp về văn hóa giáo dục
Vấn đề văn hóa giáo dục hiện nay trở nên rất cấp bách trên cả nước nói
chung, địa bàn huyện Gia Lâm nói riêng, bởi hầu như hành vi phạm tội đã và
sẽ xảy ra đều chịu anh hưởng rất lớn từ văn hóa – giáo dục. Chỉ có thông qua
văn hóa- giáo dục mới có thể cho con người có được nhận thức đầy đủ về các
giá trị văn hóa có được định hướng đúng đắn cho mọi hành động của họ. Để
góp phần vào việc phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia
Lâm, cần tập trung vào các nội dung như sau:
Thứ nhất: mở rộng hệ thống đào tạo, giáo dục rộng khắp các xã thôn,
tạo điều kiện để mọi người được đến trường, được phổ cập giáo dục, khuyến
khích hỗ trợ cho các lớp học tình thương để trẻ có điều kiện trong gia đình
gặp khó khăn: gia đình gặp khó khăn ở đây có thể do bố mẹ lầm lỡ, con
không có người chăm lo, không thể đến trường được, hoặc do các cháu sinh
ra trong một cuộc tình vụng trộm nào đó, hoặc các cháu cơ nhỡ có thể đến
lớp, đến trường.
Thứ hai: cần đổi mới hệ thống giáo dục – đào tạo, nâng cao chất lượng
giáo dục. Nâng cao giáo dục hiện nay chứ không phải việc nâng cao giáo dục
phải đổi chữ quốc ngữ như hiện nay một số nhà tiến sĩ hay giáo sư đang thực
hiện cải cách là không đúng. Đào tạo tại các trường nhất là các trường dạy

57
nghề để có nguồn nhân lực có chất lượng cung cấp cho các doanh nghiệp, khu
công nghiệp, làng nghề; tăng cường sự liên kết giữa các trường đào tạo và các
doanh nghiệp, làng nghề để tạo nguồn việc làm cho các sinh viên; việc đào
tạo nguồn nhân lực phải theo nhu cầu của thị trường lao động, gắn giáo dục
đào tạo, dạy nghề với nhu cầu xã hội.
Thứ ba: tăng cường biện pháp tuyên truyền, vận động quần chúng tích
cực chủ động nâng cao cảnh giác phòng ngừa phát hiện tội phạm, nhóm tội
phạm về ma túy. Nhóm xâm phạm sở hữu: Cướp giật tài sản, Cưỡng đoạt tài
sản, Trộm cắp tài sản. Nhóm trật tự xã hội: Giết người, Gây thương tích,
Đánh bạc. Đối với cơ quan tư pháp: tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động về
các nhóm tội trên để giúp người dân hiểu rõ hơn thế nào là phạm tội về ma
túy, thế nào là phạm tội nhóm về sở hữu, thế nào là nhóm về trật tự xã hội.
Tuy nhiên, việc xét xử phải thật nghiêm minh, đúng người, đúng tội, bản án
được tuyên mọi người đồng tình để ngoài việc tuyên truyền còn mang tính răn
đe cho những người có và đang nung nấu ý định phạm tội.
Thứ tư: nhà trường và gia đình, ngoài việc tuyên truyền về các nhóm
tội: ma túy, nhóm tội về sở hữu, nhóm tội về trật tự xã hội cần giáo dục về ý
thức trách nhiệm đối với bản thân, công việc, tổ chức, xã hội và cộng đồng
của học sinh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để chính bản thân những
học sinh đó khi trưởng thành sẽ xây dựng ý thức tự kiểm soát bản thân không
thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ năm: cần đầu tư xây dựng thêm một số trung tâm văn hóa, khu vui
chơi giải trí ở khu chung cư cũng cần có khu vui chơi cho phù hợp với từng
lứa tuổi khác nhau thu hút nhiều thành phần xã hội tham gia, nhất là các tổ
chức xã hội, vừa tham gia tuyên truyền phòng ngừa các nhóm tội trên quan
tâm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, đa dạng của dân

58
tộc, tránh việc tiếp thu những luồng văn hóa phương Tây không phù hợp trên
địa bàn huyện Gia Lâm.
3.4 Tăng cƣờng biện pháp về tổ chức, quản lý xã hội
Chính sách hình sự phải được định hướng nhằm tham gia giải quyết
những vấn đề mấu chốt, thắt nút của các vấn đề xã hội liên quan đến hình sự.
Đó là những vấn đề mà khi giải quyết chúng động đến hàng loạt những khúc
mắc khác. Trong những vấn đề mấu chốt như thế, hiện nay về chính sách hình
sự cần được định hướng mạnh mẽ nhằm phát hiện đấu tranh với những hiện
tượng và hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Thứ nhất: cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cư trú. Huyện
Gia Lâm đang trong giai đoạn phát triển về kinh tế có khu công nghiệp nên
tập trung triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực an
ninh trật tự, tiến hành ra soát các quy định để đăng ký hộ khẩu, khai báo tạm
trú tạm vắng để cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các thủ tục hành
chính gây phiền hà làm mất thời gian của nhân dân. Cần niêm yết công khai
các thủ tục hành chính để người dân biết và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân
dân đăng ký hộ khẩu, tăng cường các điểm đăng ký tại xã, thôn.
Tăng cường hơn nữa công tác quản lý cư trú, công tác nắm hộ, nắm số
lượng người, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc khai báo tạm trú, tạm vắng
để nắm rõ những đối tượng đang cư trú trên từng xã, khu công nghiệp, làng
nghề, ngoài việc góp phần cung cấp thông tin khi cần phục vụ công tác điều
tra, phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm. Việc tăng
cường này nhằm phục vụ công tác điều tra phát hiện tội phạm cũng như biện
pháp phòng ngừa không để hành vi phạm tội xảy ra.
Cần thu thập đầy đủ thông tin về các đối tượng có tiền án, tiền sự hoặc
đối tượng đi làm ăn ở nước ngoài hay trên biên giới về địa phương có các
hành vi như: mua bán sử dụng chất ma túy, xâm phạm sở hữu hay có hành vi

59
đe dọa giết người, hay có nhiều dấu hiệu nghi vấn để có biện pháp quản lý,
theo dõi vì đây là những đối tượng có nguy cơ phạm tội.
Thứ hai: tăng cường công tác quản lý đối với các cơ sở kinh doanh
nhạy cảm trong trường và khu công nghiệp như nhà hàng khách sạn, quán
bar, karaoke, dịch vụ cầm đồ bọn tội phạm thường chọn những nơi này làm tụ
điểm tập kết các nạn nhân của các nhóm tội phạm, vừa có thể làm nơi “xem
mắt”, giao nhận hàng hóa, vừa là nơi ở tạm của các nạn nhân khi được chuyển
từ các vùng lân cận đến.
Thứ ba: cần có biện pháp quản lý để thắt chặt hơn nữa việc cấp hộ
chiếu, thị thực đi du lịch, xuất khẩu lao động, xác nhận tình trạng độc thân và
kết hôn với người nước ngoài nhất là các đối tượng lao động nghèo không có
khả năng đi du lịch ở nước ngoài. Vì khi đối tượng có hành động xâm phạm
xã hội thường hay đi ra nước ngoài để trốn tránh sự điều tra của cơ quan chức
năng.
3.5 Tăng cƣờng chất lƣợng hoạt động phát hiện tội phạm
Các giải pháp ngăn chặn tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia
Lâm, bao gồm ngăn chặn không cho tái phạm.
Thứ nhất: Các giải pháp ngăn chặn không cho tội phạm xẩy ra là những
giải pháp kiểm soát xã hội và quản lý xã hội đối với điều kiện tồn tại của hành
vi phạm tội tiềm tàng và nạn nhân tiềm tàng của tội phạm nhằm làm tê liệt
quá trình chuẩn bị và thực hiện tội phạm.
Đối với các Nhóm tội phạm về ma túy. Nhóm xâm phạm sở hữu là:
Cướp giật tài sản, Cưỡng đoạt tài sản, Trộm cắp tài sản. Nhóm trật tự xã hội:
Giết người, Gây thương tích, Đánh bạc.Tội phạm tiềm tàng là khái niệm chỉ
tội phạm ở trạng thái chưa xẩy ra, tức là trên thực tế có những dấu hiệu nó sẽ
xẩy ra. Những đối tượng thực hiện hành vi phạm tội trên ở trong địa bàn
huyện Gia Lâm có đặc điểm là Nam giới, độ tuổi từ 18 đến dưới 35 tuổi, 70%

60
là dân nhập cư, 30% là dân bản địa, nghề nghiệp không ổn định, có trình độ
học vấn từ cấp thấp, đặc biệt chú ý các đối tượng có tiền án, tiền sự. Do vậy
trong công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm,
các cơ quan chức năng phải đáng lưu ý đến các đối tượng có đặc điểm nhân
thân như trênbởi vì đây là đối tượngcó nguy cơ phạm vào các nhóm tội phạm
về ma túy. Nhóm xâm phạm sở hữu là: Cướp giật tài sản, Cưỡng đoạt tài sản,
Trộm cắp tài sản. Nhóm trật tự xã hội: Giết người, Gây thương tích, Đánh
bạc.
Thứ hai: Nhóm giải pháp tác động vào nạn nhân tiềm tàng của tội phạm
của các nhóm tội phạm về ma túy. Nhóm xâm phạm sở hữu: Cướp giật tài
sản, Cưỡng đoạt tài sản, Trộm cắp tài sản. Nhóm trật tự xã hội: Giết người,
Gây thương tích, Đánh bạc: Qua nghiên cứu 179 bản án của Tòa án nhân dân
huyện Gia Lâm cho thấy, các đối tượng phạm vào các nhóm phạm tội như
trên:
Nhóm xâm phạm sở hữu: trong các trường hợp thuận lợi, lợi dụng sơ
hở, mất cảnh giác, của người có tài sản, chủ sở hữu tài sản, là những người
thế yếu trong xã hội như phụ nữ, người già, lợi dụng chủ nhà quên đóng cửa,
hay cửa tum thường không đóng nghĩ rằng ở trên cao không leo được lên,
nhưng các đối tượng bò từ nhà này sang tum nhà khác, chủ sở hữu để chìa
khóa trên xe, lợi dụng chỗ hoang vắng, thời gian về khuya, nạn nhân là người
có điều kiện khá giả, thật thà dễ tin người.
Nhóm về trật tự xã hội: lười lao động, thích chơi trò chơi bạo lực, tính
tình tham lam.
Nhóm về ma túy: lợi dụng lòng tốt của một số người, lười lao động
thích làm giầu bất minh.
Những nhóm phạm tội trên cần thực hiện nhiều biện pháp nhằm không
cho các đối tượng có cơ hội thực hiện hành vi phạm tội.

61
-Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phát động quần chúng nhân
dân ý thức bảo vệ tài sản của mình và tham gia bảo vệ tài sản của người khác.
Cần phổ biến phương thức, thủ đoạn phạm tội, nâng cao tinh thần cảnh giác
và có ý thức bảo vệ tính mạng và tài sản của mình.
-Bản thân gia đình, mỗi công dân cần nâng cao cảnh giác, trong công
tác quản lý tài sản. Khi thuê người giúp việc, Công nhân làm thuê phải biết rõ
nơi cư trú, nhân thân của họ, không nhận vào làm những đối tượng có biểu
hiện nghi vấn. Đề phòng những người giả danh nhân viên, tiếp thị, thu tiền
điện nước, điện thoại, giả làm người sửa bếp Ga…Lợi dụng vào nhà để thực
hiện hành vi xâm phạm trật tự xã hội, hay xâm phạm sở hữu.
-Tăng cường phát hiện người có động cơ phạm tội về sở hữu. Đây là
việc rất khó, bởi lẽ động cơ phạm tội chỉ mới tồn tại trong thế gới tinh thần
của con người mà chưa qua biểu hiện qua hành vi cụ thể, chính vì vậy, phát
hiện động cơ phạm tội về sở hữu của con người chủ yếu là những ngườicó
mối liên hệ gần gũi, như người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tuy
nhiên, những chủ thể khác cũng có thể phát hiện một người có động cơ phạm
tội sở hữu thông qua các biểu hiện tâm lý của người đó như nhu cầu vật
chấtcao hơn khả năng thu nhập của họ, người đang lâm vào hoàn cảnh khó
khăn về kinh tế như thất nghiệp, gia đình có người thân đau ốm, người nghiện
ma túy đang cần tiền mua ma túy, người vừa chấp hành xong hình phạt chưa
có việc làm. Trong những trường hợp này, cảnh sát khu vực, tổ dân phố, cũng
là các chủ thể có khả năng phát hiện động cơ phạm vào tội nhóm tội ma túy,
nhóm xâm phạm trật tự xã hội, nhóm xâm phạm sở hữu.
-Tăng cường phát hiện quá trình chuẩn bị phạm tội của người đã có
động cơ phạm tội. Đó là việc phát hiện quá trình chuẩn bị công cụ, phương
tiệnđể thực hiện hành vi phạm tội. Các biện pháp tác động ngăn ngừa không
để cho hành vi phạm tội xẩy ra ở trường hợp này có thể là áp dụng các biện

62
pháp thuyết phục( chủ yếu từ gia đình) hoặc thường xuyên thực hiện các biện
pháp tuần tra, có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước như thu
giữ phương tiện….
Thứ ba: UBND các xã, thị Trấn có công nhân lao động, sinh viên thuê
trọ, cần thường xuyên kết hợp với Trung tâm y tế huyện Gia Lâm để phun
khử trùng nơi làm việc của công nhân lao động và sinh hoạt của Công nhân,
sinh viên, tránh phát sinh ổ dịch bệnh như thời gian vừa qua.
3.6 Tăng cƣờng biện pháp tự phòng ngừa tội phạm từ trong nhân dân
Từ những phân tích ở chương 2, tác giả nhận thấy rằng tội phạm ở
huyện Gia Lâm thực chất chỉ tập trung vào hai nhóm tội là nhóm về ma túy,
nhóm về trật tự xã hội, nhóm về sở hữu. Để thực hiện có hiệu quả việc phòng
ngừa ngoài việc áp dụng những biện pháp phòng ngừa chung của cơ quan
chức năng phải tập trung, hướng dẫn cho người dân tự có ý thức bảo vệ mình,
tự tìm cách tránh cho mình không trở thành nạn nhân của những loại tội phạm
trên. Cụ thể gồm có:
Thứ nhất, để tránh trở thành nạn nhân của tội phạm cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, người dân cần chú ý thể
hiện cái tôi cá nhân một cách hợp lý, cư xử có văn hóa, tránh sử dụng những
lời lẽ xúc phạm đến người khác, giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp thương
lượng hoặc nhờ đến cơ quan có thẩm quyền. Sở dĩ cần phải làm như vậy vì
người dân sống ở địa bàn huyện Gia Lâm thường là người dân lao động,
không có trình độ học thức cao, khó giữ được kiềm chế khi bị kích động. Nếu
có những hành vi giao tiếp thiếu kiềm chế rất dễ gây ra những hành vi phạm
tội thuộc nhóm tội trật tự xã hội, gây tổn hại cho tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của người khác.
Đối với lứa tuổi dưới 18 thì quan trọng nhất là phối hợp giáo dục giữa
gia đình và nhà trường; bố, mẹ, thầy cô giáo phải làm gương cho con em

63
mình ngay từ trong lối sống, tập trung giáo dục những bài học đạo đức từ khi
còn nhỏ đến tuổi vị thành niên; với lứa tuổi từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thì nên
kết hợp giáo dục đạo đức với giáo dục pháp luật; với lứa tuổi từ 18 trở lên thì
giáo dục pháp luật phải được đặt lên hàng đầu. Phương pháp tuyên truyền và
giáo dục có thể là thông báo những chế tài nghiêm khắc mà người phạm tội
có thể phải gánh chịu trên các phương tiện thông tin đại chúng như hệ thống
phát thanh của xã, thị trấn vào khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 18 giờ tối
và trên radio trong khoảng thời gian từ 20 giờ đến đêm khuya.
Nhà nước, các cơ quan, đoàn thể nên vận động người dân học các khóa
học nâng cao khả năng kiềm chế bản thân như học kỹ năng sống và học thiền,
yoga; có thêm những công cụ, biện pháp để tự bảo vệ mình, giảm khả năng
trở thành nạn nhân của tội phạm như học thêm võ thuật, thường xuyên rèn
luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, sức bền.
Tránh tiếp xúc với những người có mâu thuẫn từ trước, trường hợp
không thể tránh mặt được thì khi giao tiếp với họ phải hết sức bình tĩnh, nên
lịch sự, nhã nhặn, không nên sử dụng những ngôn từ hoặc hành động mang
tính khiêu khích hoặc có những lời nói, hành động làm ảnh hưởng đến lợi ích,
danh dự, nhân phẩm của họ.
Trong công việc, trong làm ăn kinh doanh cần có đạo đức kinh doanh,
tránh những hành vi kinh doanh không trong sáng, cạnh tranh không lành
mạnh gây ra những mối thù hằn.
Khi đi lại, tham gia giao thông phải hết sức bình tĩnh, tuân thủ đúng
luật lệ giao thông, tránh việc va chạm, khi có va chạm phải giải quyết một
cách nhẹ nhàng, không nên chửi rủa dễ dẫn đến việc mất kiềm chế của đối
tượng. Hạn chế ra đường vào những khung giờ cao điểm, chỉ nên tham gia
giao thông khi thực sự có việc cần thiết.

64
Thứ hai,để tránh trở thành nạn nhân của tội phạm trộm cắp tài sản thì
người dân cần tránh đi đến những khu vực tập trung đông người không công
ăn việc làm, những nơi có nhiều điều kiện để người phạm tội có điều kiện
thực hiện hành vi trộm cắp.
Bản thân mỗi gia đình, mỗi công dân cần nâng cao cảnh giác trong
công tác quản lý tài sản. Khi thuê người giúp việc, công nhân làm thuê phải
biết rõ nơi cư trú, nhân thân của họ, không nhận đối tượng có biểu hiện nghi
vấn. Đề phòng những người giả danh nhân viên tiếp thị, bán hàng, nhân viên
thu tiền điện nước, điện thoại,… lợi dụng vào nhà để thực hiện hành vi trộm
cắp tài sản.
Không để tài sản ở những nơi hớ hênh, dễ thấy, có biện pháp trông giữ
tài sản hợp lý, không nên quá phô trương đối với những tài sản mà mình có.
Khi đi ngủ hoặc ra khỏi nhà phải kiểm tra, khóa cửa cẩn thận, nhất là cửa sổ,
cửa ra vào sân thượng đề phòng kẻ gian lợi dụng, đột nhập. Cần khóa xe cẩn
thận hoặc dắt xe vào nhà mỗi lần đi về. Xây nhà kiên cố, tăng cường trang bị
thêm những công cụ kỹ thuật hiện đại để phòng ngừa việc trộm cắp như khóa
chống trộm, lắp đặt camera, thuê bảo vệ,…
Đối với các cơ quan, doanh nghiệp cần đề phòng người lạ mặt trà trộn
và cơ quan, quán triệt tinh thần cảnh giác đến cán bộ, công chức, nhân viên.
Trang bị két sắt chuyên dụng để cất giữ tiền, tài sản có giá trị. Bố trí lực lượng
bảo vệ trực 24/24 giờ. Sắp xếp, bố trí nơi trông giữ xe có bảo vệ trông coi.
Thứ ba, để tránh trở thành nạn nhân của tội phạm cướp tài sản, người
dân không nên thường xuyên đi lại ở những khu vực cao điểm, tập trung
nhiều tội phạm vào những khoảng thời gian đặc biệt trong ngày như khi sáng
sớm, lúc đêm muộn. Khi đi ra đường không nên quá phô trương về tài sản dễ
khiến cho mình trở thành mục tiêu, đích ngắm của tội phạm.
Chủ thể thực hiện hành vi cướp tài sản chủ yếu là nam giới, có sức
khỏe, ở độ tuổi từ 18 đến 50 tuổi, không công ăn việc làm, có trình độ văn hóa

65
thấp nên khi thấy những người có đặc điểm nhân thân này có dấu hiệu đang
theo dõi hoặc chú ý tới mình cần hết sức cảnh giác. Trường hợp này phải
tránh đi vào ngõ hẻm, chỗ tối, nơi ít người để tránh tạo ra những điều kiện
phạm tội, chủ động cắt đuôi đối tượng, đi vào những khu vực đông người
hoặc nhờ đến sự trợ giúp của các cơ quan chức năng.
Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe để có thể
chống trả lại hành vi xâm hại của người phạm tội. Nên tham gia học thêm
những lớp võ thuật, chủ động mang theo những công cụ phương tiện phòng
vệ khi cần thiết.
Trường hợp khi bắt buộc phải đi qua những khu vực bất ổn về an ninh
trật tự, có tỷ trọng tội phạm cao hoặc đi đến nơi vắng vẻ, ít người vào những
thời gian nhạy cảm dễ dàng cho đối tượng thực hiện hành vi phạm tội thì nên
đi thành tốp đông người để hạn chế sự manh động của đối tượng.
Thứ tư, đối với nhóm tội về ma túy,thì đây là loại tội không có nạn
nhân là con người cụ thể, tội này xâm hại đến trật tự an toàn xã hội nói chung
chứ không trực tiếp xâm hại đến một cá nhân, một con người cụ thể nào nên
tác giả không xây dựng những biện pháp phòng ngừa tội phạm từ phía nạn
nhân.
Tóm lại, phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa tình hình tội
phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm, là hoạt động khó khăn và phức tạp, cần sự
đầu tư lâu dài của nhà nước và cả xã hội. Để hoạt động này đi đúng hướng và
đạt hiệu quả, như mong muốn thì đòi hỏi có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về lý
luận kết hợp đặc trưng tình hình tội phạm trên thực tế tại mỗi khu vực, địa bàn
và nhất thiết phải có sự đồng lòng, nhất trí mạnh mẽ từ các cơ quan nhà nước,
tổ chức,các tầng lớp nhân dân, có như vậy trong tương lai chúng ta mới hy
vọng ngăn ngừa, kiểm soát, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do các tội phạm
này gây ra.

66
Kết luận chƣơng 3
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá, khái quát phòng
ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm. Giai đoạn 2013- 2017.
Tỷ lệ tội phạm xẩy ra trên địa bàn huyện chiếm tỷ lệ cao, mặc dù đã được
tuyên truyền của các cơ quan chức năng. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng
và chiếm tỷ lệ cao, không chỉ tăng về số lượng, mà tính chất, mức độ ngày
càng phức tạp, nguy hiểm hơn.
Ở phần mở đầu có nêu, huyện Gia Lâm nằm ở cửa ngõ phía Đông của
thủ đô Hà Nội, rất thuận lợi về kinh tế địa lý, kinh tế, về giao thông đường bộ.
Mặc dù có những thành tựu đáng kể về kinh tế nhưng huyện Gia Lâm hiện
nay phải đối diện với sự phức tạp của tình hình tội phạm nói chung. Có 13
nhóm tội, đây là những nhóm đã được tuyên truyền phòng ngừa, nhưng không
giảm, là các nhóm tội phạm về ma túy. Nhóm xâm phạm sở hữu: Cướp giật
tài sản, Cưỡng đoạt tài sản, Trộm cắp tài sản. Nhóm trật tự xã hội: Giết người,
Gây thương tích, Đánh bạc. Trên phạm vi địa bàn huyện, cũng như mang
những nét riêng với đặc trưng về địa lý, đặc điểm dân cư và tốc độ phát triển
kinh tế. Tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm, không chỉ nhiều về
số vụ mà còn nguy hiểm về tính chất, thể hiện ở thủ đoạn liều lĩnh của các đối
tượng khi gây án, một số vụ án như đánh bạc, Mua bán trái phép chất ma túy,
trộm cắp tài sản… thân nhân của nạn nhân cũng tham gia vào các tội phạm
này. Ngoài ra, tính chất nguy hiểm của tình hình các nhóm tội phạm này, còn
thể hiện những thiệt hại mà tội phạm gây ra cho nạn nhân và xã hội, đó không
chỉ là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, những thiệt hại tinh
thần của người dân khi sống trong bối cảnh tình hình tội phạm phức tạp.
Với thực tế trên, các chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa
bàn huyện Gia Lâm đã có nhiều nỗ lực trong việc phòng ngừa, hạn chế tội
phạm, tuy nhiên hiệu quả của hoạt động này trong thời gian qua chưa cao và

67
tính nguy hiểm của tội phạm là một minh chứng. Trong phạm vi là một luận
văn chuyên ngành Tội phạm học, đã được học trong Học viện khoa học xã hội
và kinh nghiệm trong công tác, học viên đã trình bầy những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm,
những vấn đề lý luận này bao gồm định nghĩa, bản chất, ý nghĩa của phòng
ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm, các nguyên tắc trong
hoạt động phòng ngừa tội phạm, các biện pháp phòng ngừa tội phạm, cùng
với các chủ thể phòng ngừa tương đương.
Thứ hai, đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm, trên địa
bàn huyện Gia Lâm. Xuất phát từ định nghĩa, bản chất của phòng ngừa tội
phạm là áp dụng những biện pháp xã hội tác động vào nguyên nhân, điều kiện
của tội phạm nhằm ngăn ngừa trước không cho tội phạm xẩy ra, đồng thời
phải phát hiện, xử lý sau khi tội phạm xẩy ra cho nên tác giả đã đánh giá thực
trạng qua các nội dung: thực trạng nhận thức phòng ngừa, thực trạng hoạt
động của các chủ thể phòng ngừa và thực trạng thực hiện các biện pháp phòng
ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm. Ở mỗi nội dung, tác giả
trình bầy những kết quả mà hoạt động này đã đạt được trong thời gian qua,
đồng thời cũng đề cập đến hạn chế còn tồn tại và những nguyên nhân của
những hạn chế đó.
Thứ ba, kiến nghị một số biện pháp nhằm tăng cường tình hình tội phạm
trên địa bàn huyện Gia Lâm thời gian tới. Dựa trên thực trạng phòng ngừa của 2
chương, tác giả kiến nghị tăng cường nhận thức về phòng ngừa tình hình tội phạm
trên địa bàn huyện Gia Lâm, cho các chủ thể, hoàn thiện tổ chức lực lượng phòng
ngừa và tăng cường các biện pháp phòng ngừa của các nhóm tội phạm trên địa
bàn huyện Gia Lâm. Mặc dù còn những hạn chế nhất định tác giả đã cố gắng kiến
nghị một số biện pháp phòng ngừa cụ thể cho từng nhóm tội.

68
K T LUẬN

Từ việc nghiên cứu lý thuyết về phòng ngừa tình hình tội phạm, trên cơ
sở số liệu thống kê chính thức của Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, Viện
Kiểm sát nhân dân huyện Gia Lâm, báo cáo tình hình tội phạm trên địa bàn
huyện Gia Lâm các năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 của Công an huyện
Gia Lâm, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

1. Công tác phòng ngừa tình hình tội phạm là một công tác đa dạng,
phức tạp và hết sức khó khăn. Tùy thuộc vào từng địa bàn, từng giai đoạn mà
tình hình tội phạm khác nhau, không thể áp dụng công tác phòng ngừa tình
hình tội phạm giữa địa phương này với địa phương khác, giữa mốc thời gian
này với mốc thời gian khác. Cần thường xuyên nghiên cứu khoa học chuyên
sâu, tìm ra những đặc điểm riêng biệt của tình hình tội phạm từng địa bàn,
từng khu vực, dự báo trước xu hướng phát triển của tình hình tội phạm để đưa
ra những phương án phòng ngừa tình hình tội phạm một cách hiệu quả.

Phòng ngừa tình hình tội phạm là trách nhiệm của toàn dân, không thể
chỉ sử dụng sức mạnh của những cơ quan chuyên trách về phòng ngừa tình
hình tội phạm. Huy động được sự ủng hộ của đa số các tầng lớp nhân dân,
xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc thì công tác phòng ngừa mới
hiệu quả.

2. Tội phạm hình sự trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2013- 2017
là khá lớn. Số lượng các vụ phạm tội, số người phạm tội biến đổi phức tạp
trong cả giai đoạn nhưng nhìn chung thì số vụ phạm tội và số người phạm tội
đều giảm. Số lượng tội phạm phân bố chủ yếu ở 3 nhóm tội chính là: ma túy,
xâm phạm sở hữu và trật tự xã hội. Chính quyền mới chỉ thực hiện khá tốt
công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm về ma túy và trật tự xã hội trong giai
đoạn năm 2015, những năm sau đó những biện pháp này đã không còn phù

69
hợp trên địa bàn huyện nữa; công tác phòng ngừa nhóm tội phạm xâm phạm
sở hữu cần đặc biệt quan tâm theo dõi vì những biện pháp hiện đang áp dụng
chưa thật sự hiệu quả đối với nhóm tội này,cần phải có phương án khắc phục
ngay lập tức
Trong giai đoạn nghiên cứu, giới tính đặc trưng của người phạm tội là
nam giới, thường nằm trong độ tuổi từ 18 đến dưới 60 tuổi, có trình độ học
vấn thấp, không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định.
Các cơ quan chuyên trách trong vấn đề phòng ngừa tình hình tội phạm đã
làm được rất nhiều những công tác nhằm hạn chế, đấu tranh với tội phạm. Tuy
nhiên, ngoài những thành tựu đạt được thì vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế.

3. Trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu về tội phạm học, các văn bản
chỉ đạo của các cơ quan Trung ương, những kết quả đấu tranh, phòng chống
tội phạm của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 – 2017, tác giả đã mạnh dạn đề
xuất một số nhóm các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn
huyện Gia Lâm trong thời gian tới nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy
những yếu tố tích cực trong hoạt động phòng ngừa tội phạm. Đảm bảo huy
động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong đấu tranh
phòng ngừa tội phạm.
Do hạn chế về điều kiện thời gian, tài liệu tham khảo, số liệu thống kê
và khả năng phân tích, nhận định, đánh giá vấn đề nên luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của
quý Thầy, Cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Đảng Cộng sản Việt Nam( 2005, Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ
Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
đến năm 2010 định hướng đến năm 2020)
2. Bộ chính trị (2005, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020)
3. Chính phủ (1998, Nghị quyết số 09/CP ngày 31/07/1998 về tăng cường
công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới)
4. Bộ Chính trị 2002, nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 22/10/2002 về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới
5. Ban chỉ đạo 138 của Chính phủ (1999), kế hoạch số 01/BCDD138/CP ngày
10/12/1999 triển khai thực hiện nghị quyết 09/CP ngày 31/07/1998 của Chính
phủ và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm
6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016) văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
7. Giáo trình Đặc điểm tội phạm học tội phạm kinh tế và các biện pháp phòng
ngừa (2010, GS.TS Hồ Trọng Ngũ)
8. Học viện Cảnh sát nhân dân (2005), Giáo trình Tội phạm học, Hà Nội.
9. Học viện Cảnh sát nhân dân (2013), Một số vấn đề tội phạm học Việt Nam,
tài liệu tham khảo dùng cho hệ đào tạo sau Đại học, Hà Nội.
10. Một số vấn đề cơ bản về chính sách hình sự dưới ánh sáng nghị quyết đại
hội IX của Đảng (2002, PGS.TS Hồ Trọng Ngũ)
11. Quốc hội (2015) Bộ luật hình sự
12. Quốc hội(2003) Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
13. Quốc hội (2003) Bộ luật lao động
14. Quốc hội (2011) Luật tổ chức Quốc hội
15. Quốc hội (2013) Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

71
16. Quốc hội (2014) Luật công an nhân dân
17. Quốc hội (2014) Luật tổ chức Tòa án nhân dân
18. Quốc hội (2014) Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
19. Phạm Văn Tỉnh (1996), Cơ chế hành vi phạm tội cơ sở để xác định
nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tội phạm, Tạp chí Kiểm sát (số 01)
trang 18 – 21
20. Phạm Văn Tỉnh (2007), Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở
Việt Nam, Nxb Tư pháp
21. Phạm Văn Tỉnh (2007), Vấn đề định nghĩa khái niệm tội phạm học và nhu
cầu nâng cao trình độ lý luận tội phạm học ở nước ta, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật (số 12), trang 11-19
22. Phạm Văn Tỉnh (2008), Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm
ở nước ta hiện nay – Mộ hình lý luận, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (sô 6),
trang 10-17
23. PGS.TS. Dương Tuyết Miên (2010), Bài viết “Bàn về tội phạm rõ, tội
phạm ẩn trong tội phạm học”, tạp chí Luật học 3/2010.
24. PGS.TS. Dương Tuyết Miên (2013), Tội phạm học đương đại, Nxb Chính
trị hành chính, Hà Nội
25. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình tội phạm học, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội
26. Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (2000), tội phạm học Việt Nam –
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
27. Trịnh Tiến Việt (2008), Khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tội
phạm học, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội (sô 24), trang 185 – 199
28. Võ Khánh Vinh (2003), Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội
29. Võ Khánh Vinh (2003), Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Huế

72
30. Võ Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội
31. Hồ Sỹ Sơn( 2013), Các giai đoạn thực hiện tội phạm nhìn từ góc độ so
sánh pháp luật hình sự của một số nước trên thế gới. Tạp chí nhà nước và
pháp luật, (số 7), tr.76-83.
32. Hồ Sỹ Sơn ( 2010), Các nhân tố quyết định nhu cầu và mức độ quy định
tội phạm trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự năm
2009, Tạp chí luật học, ( số 1), Tr. 35-41.
33. Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (2000), Tội phạm học Việt Nam
một số vấn đề lý luận và thực tiễn; NXB Công an nhân dân.
34. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Tình hình tội phạm ở Việt Nam
năm 2015, Hà Nội.
35. Nguyễn Hồng Vinh( 2007), Hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện
kiểm sát nhân dâ, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
36. Nguyễn Ngọc Hòa ( 2007), Phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học, Tạp
chí Luật học, ( số 6), Tr,4-8.
37. VKSND huyện Gia Lâm, Báo cáo thống kê án hình sự năm 2013
38. VKSND huyện Gia Lâm, Báo cáo thống kê án hình sự năm 2014
39. VKSND huyện Gia Lâm, Báo cáo thống kê án hình sự năm 2015
40. VKSND huyện Gia Lâm, Báo cáo thống kê án hình sự năm 2016
41. VKSND huyện Gia Lâm, Báo cáo thống kê án hình sự năm 2017
42. TAND huyện Gia Lâm, Báo cáo thống kê án hình sự năm 2013
43. TAND huyện Gia Lâm, Báo cáo thống kê án hình sự năm 2014
44. TAND huyện Gia Lâm, Báo cáo thống kê án hình sự năm 2015
45. TAND huyện Gia Lâm, Báo cáo thống kê án hình sự năm 2016
46. TAND huyện Gia Lâm, Báo cáo thống kê án hình sự năm 2017

73
Website:

1. http://gialam.hanoi.gov.vn/chi-tiet-tim-kiem/-/view_content/386452-hoi-
nghi-trien-khai-cong-tac-phong-chong-toi-pham-tnxh-va-phong-trao-toan-
dan-bao-ve-an-ninh-to-quoc-hoat-dong-cua-ban-chi-dao-197-nam-2015.html

2. http://gialam.hanoi.gov.vn/chi-tiet-tim-kiem/-/view_content/1592125-hoi-
nghi-tong-ket-cong-tac-phong-chong-toi-pham-tnxh-va-phong-trao-toan-dan-
bao-ve-an-ninh-to-quoc-hoat-dong-cua-ban-chi-dao-197-nam-201-1.html

3. http://gialam.hanoi.gov.vn/chi-tiet-tim-kiem/-/view_content/384301-hoi-
nghi-tuyen-truyen-cong-tac-phong-chong-toi-pham.html

4. https://baomoi.com/ubnd-huyen-gia-lam-trien-khai-ke-hoach-phong-chong-
toi-pham-ven-do/c/8592405.epi

5. http://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/huyen-gia-lam-ha-noi-pham-phap-
hinh-su-trong-an-deu-giam/667447.antd

74
PHỤ LỤC
Bảng 1: Thống kê số vụ phạm tội và số bị can thuộc các nhóm tội qua các
năm từ 2013 đến 2017
Nhóm tội Tổng số vụ Tổng số bị can
Phạm tội về ma túy 339 405
Xâm phạm sở hữu 348 433
Trật tự xã hội 304 535
Tổng cộng 991 1373
( Nguồn của Viện kiểm sát nhân dân huyện Gia Lâm)

Biểu đồ 1.1: So sánh số vụ phạm tội thuộc các nhóm tội trên địa bàn
huyện Gia Lâm giai đoạn từ năm 2013 - 2017

90

80

70

60

50
Nhóm tội về ma túy
40
Nhóm tội về xâm phạm sở hữu
30 Nhóm tội về trật tự xã hội
20
10
0
2013
2014
2015
2016
2017

( Nguồn của Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm)

75
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu các nhóm tội trên địa bàn huyện Gia Lâm từ năm
2013 – 2017

Cơ cấu các nhóm tội


trên địa bàn huyện Gia Lâm

3%

30% 33%
Nhóm tội về ma túy
Nhóm tội về xâm phạm sở hữu
Nhóm tội về trật tự xã hội
34% Nhóm tội khác

(Nguồn của Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm)

Bảng 2: Tình hình tội phạm về ma túy từ năm 2013 – 2017

Năm Tổng số vụ Tỏng số bị can


2013 80 98
2014 82 103
2015 36 43
2016 75 86
2017 66 75
Tổng cộng 339 405
(Nguồn của Viện kiểm sát nhân dân huyện Gia Lâm)

76
Biểu 2.1: So sánh số vụ phạm tội và số bị can của nhóm tội về ma túy qua
các năm từ 2013 - 2017

120

103
98
100
86
80 82
80 75 75
66

60 Số vụ

43 Số bị can

40 36

20

0
2013 2014 2015 2016 2017

(Nguồn của Viện kiểm sát nhân dân huyện Gia Lâm)

Biểu 2.2: Cơ cấu của nhóm tội ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm

Cơ cấu nhóm tội về ma túy trên địa bàn


huyện Gia Lâm từ năm 2013 - 2017

33%
Tàng trữ, sử dụng trái phép chất
ma túy
67% Mua bán trái phép chất ma túy

(Nguồn của Viện kiểm sát nhân dân huyện Gia Lâm)

77
Biểu 3: Tình hình tội phạm về nhóm xâm phạm sở hữu từ năm 2013 –
2017

Năm Tổng số vụ Tỏng số bị can


2013 74 100
2014 72 94
2015 68 69
2016 75 104
2017 59 66
Tổng cộng 348 408
(Nguồn của Viện kiểm sát nhân dân huyện Gia Lâm)

Biểu 3.1: So sánh số vụ phạm tội và số bị can của nhóm tội về xâm phạm
sở hữu qua các năm từ 2013 - 2017
120
104
100
100 94

80 74 72 75
68 69 66
59
60 Số vụ
Số bị can
40

20

0
2013 2014 2015 2016 2017

(Nguồn của Viện kiểm sát nhân dân huyện Gia Lâm)

78
Biểu 3.2: Cơ cấu của nhóm tội về xâm phạm sở hữu từ năm 2013 - 2017

7%
8%

19%

60%
6%

Trộm cắp tài sản Lửa đảo chiếm đoạt tài sản Cướp giật tài sản
Hủy hoại tài sản Cưỡng đoạt tài sản

(Nguồn của Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm)

Bảng 4: Tình hình tội phạm về nhóm trật tự xã hội từ năm 2013 – 2017

Năm Tổng số vụ Tỏng số bị can


2013 75 143
2014 78 147
2015 52 71
2016 42 77
2017 57 97
Tổng cộng 304 535
( Nguồn của Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm)

79
Biểu 4.1: So sánh số vụ phạm tội và số bị can của nhóm về trật tự xã hội
từ năm 2013 - 2017

160
147
143
140

120

97
100

75 78 77
80 71 Số vụ

57 Số bị can
60 52
42
40

20

0
2013 2014 2015 2016 2017

( Nguồn của Viện kiểm sát nhân dân huyện Gia Lâm)

Biểu 4.2: Cơ cấu nhóm trật tự xã hội từ năm 2013 – 2017

Giết người
1% Cố ý gây thương tích
1% 2% 3%
8% Đánh bạc
14%
Tổ chức đánh bạc

6% 31% Vi phạm quy định về điều


khiển PTGT đường bộ
Đe dọa giết người

34% Tội chống người thi hành


công vụ
Tội chứa mại dâm

Tội môi giới mại dâm

(Nguồn từ Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm)

80

You might also like