Thuật ngữ Âm nhạc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

TỐNG NGỌC HẠP

DANH TỪ ÂM NHẠC
PHÁP-VIỆT và VIỆT-PHÁP
có phụ thêm chuyên ngữ Ý, Đức, Anh, v.v...
(Vocabulaire des termes techniques de musique)

NGUYỄN NGỌC BÍCH đề tựa

ÂM HỌC
KÝ ÂM, XƯỚNG ÂM, HÒA ÂM, ĐỐI ÂM VÀ TÔNG ÂM
SẮP NHẠC, KẾT NHẠC VÀ SÁNG NHẠC
DANH TỪ ĐẠI CƯƠNG, MÀN ẢNH, SÂN KHẤU VÔ TUYẾN

NHÀ XUẤT BẢN


MINH TÂN
7. Rue Guénégaud
– PARIS VI –
Kính tặng các chiến sĩ dân tộc
Kính dâng song thân
“Sức cá nhân là điều không đáng kể”, tác giả đã nói thêm:
- Nhưng nếu sách được đồng bào tài bổ cho thì lẽ nào không trở thành
một xây dựng văn hóa quan trọng?
Vậy chúng tôi mong rằng nhờ mọi người giúp sức, quyển Danh từ Âm
nhạc sẽ được hoàn hảo và đầy đủ hơn trong kỳ tái bản.

Paris, mùa hè 1953


Nguyễn-Ngọc-Bích
LỜI NÓI ĐẦU

Trong lĩnh vực các phương tiện dùng để nói, viết và hầu các chuyên từ
mọi ngành bằng Việt ngữ, đây cũng là một cố gắng tổng hợp nhiều chữ và tiếng,
đã từng giúp chúng tôi nghiên cứu và học hỏi một ngành nghệ thuật vừa sâu sắc
vừa rộng rãi có tính cách rất khoa học là Âm nhạc.
Mong mỏi góp đá xây đài “Nhạc Việt”, bên cạnh các nhạc sĩ Việt Nam,
để một ngày gần đây, âm thanh nước nhà có thể vươn mình lên, không cả thẹn,
thở lấy cái không khí quốc tế tự do, chúng tôi không ngần ngại bắt tay vào một
công việc mà sức cá nhân không đáng kể, lẽ ra phải nhường chỗ cho một tập thể
xứng đáng.
Lý do:
1. Xét về nhạc Việt chúng ta từ hai mươi năm nay với những nguyên liệu,
kỹ thuật và màu sắc mới, tuy đã rất tiến bộ, nhưng trong hình thức và quy củ, có
nhiều chỗ hãy còn thiếu sót, bừa bộn hoặc bề bộn, so với âm nhạc các nước tiên
tiến Âu Mỹ;
2. Xét vì thời cuộc, gần mười năm nay đã tổ chức gặp gỡ, trao dồi và trau
giồi giữa các giới nhạc trong nước để ấn định hẳn những đường lối thống nhất
sử dụng âm nhạc;
3. Xét vì những thiếu sót quan trọng về hai phương diện Quy thức và
Thống nhất nói trên có thể làm chậm trễ sự phát triển hợp lý nền quốc nhạc, làm
ngăn trở sự nảy nở các thế hệ nhạc tương lai, cùng sự phát hiện kỳ tài âm nhạc
xuất chúng, vươn xứng với những kết quả lịch sử trên trường Chánh trị, Ngoại
giao, Kinh tế, v.v... mà Việt Nam đã và sẽ còn thâu thập được trước thế giới;
4. Xét vì hiện tình sách vở, tài liệu, thầy và trường ở Việt Nam không đủ
làm thỏa mãn nhu cầu khẩn thiết của một dân tộc đang lên, trong sự tìm hiểu
hoặc trình diễn âm nhạc một cách đúng đắn;
Xét vì sự chờ đợi thụ động không làm giảm bớt các thực trạng chính của nền
nhạc vừa trình bày;
Với tập sách căn bản có tính cách trưng cầu này, chúng tôi xin nguyện
làm tên lính xung phong hăng hái trong địa hạt của mình, để khỏi phải thẹn với
tiếng là “thằng Việt”.
Vậy mời ngay bạn đọc cùng chúng tôi mở cửa bước vào viếng kho
nguyên liệu:
Sách chia làm nhiều mục A, B, C... theo thứ tự và thông lệ các từ vựng
cùng một tính loại.
Chúng tôi tập trung trong phần I, một số lớn chữ và tiếng Pháp dùng để
nói, viết hay hiểu các vấn đề có liên quan đến âm nhạc, bên cạnh chúng tôi có
đối chiếu nghĩa chữ bằng tiếng Việt. Trong phần II, nhạc ngữ và nhạc ngữ từ
vựng Việt được diễn dịch ra bằng tiếng Pháp.
Trong cả hai phần, để giúp các bạn nhạc tiện việc tra cứu và học hỏi,
chúng tôi có thêm một số danh từ âm nhạc quốc tế: Ý, Đức, Anh, La, Hi, v.v...
khi những chữ này có tính cách thông dụng nhất hoặc cùng gốc với danh từ
Pháp chọn làm cốt.
Bởi nhận thấy kho chữ và tiếng chuyên môn về âm nhạc của ta không
được dồi dào, sự cần thiết dung nạp để “làm giàu trước đã”, vì vậy đã đặt ra
cho chúng tôi một nguyên tắc chọn lọc danh từ, mới nghe qua tưởng là chẳng
khó:
Ấy là nguyên tắc “không câu nệ trước đã, sau rồi sẽ hay”
1. Cho dẫu một danh từ có tính cách ngoại lai, do lối phiên âm bình dân
lập thành, ví dụ:
Têno, Xôlô, Xắcxô, v.v...;
2. Cho dẫu nó giữ vững quốc tính thuần túy như:
Đâm hơi, Trật giọng, v.v...;
3. Cho dẫu nó thuộc loại danh từ Hán-Việt đặc biệt như:
Lục huyền, Tứ tăng, v.v...;
4. Cho dẫu nó có tính cách “ba rọi” như:
Kèn xắcxô, Têno nhẹ, Nốt bát trình, Toàn hài rời, Liên hệ ba cung, v.v...,
nghĩa là do sự hỗn hợp “hay ho” của ba xứ nói trên;
5. Cho dẫu nó vừa có tên nôm na lại vừa có tên văn vẻ chẳng hạn:
Chơi đàn hoặc Đánh đờn và Dạo nhạc, Cử nhạc, v.v...;
6. Hay vừa có tên phiên âm lại vừa có tên Việt Nam như:
Xôlô và Độc tấu, Độc xướng, Độc ca; Têno và Giọng nam kim;
Côngtraltô và Giọng nữ thô, v.v...;
7. Cho dẫu nó là dịch nghĩa của danh từ ngoại quốc như:
Trắng, Nốt, Lặng, Đen, Tròn, v.v...;
8. Hay là do vốn của tiên nhân, nhưng cũng cùng biểu hiện một ý niệm
với một danh từ quốc tế khác mà ta khỏi cần phải phiên âm như:
Âm giai có nghĩa tương xứng với Gamme của Pháp, Scala của Ý và
Scale của Anh;
Nhịp ngoại có nghĩa tương xứng với Syncope của Pháp, Sincope của Ý
và Syncopation của Anh;
Ngón xuân, Ngón ai để chỉ một âm giai có tính cách vui, hoạt bát, hăng,
hùng... hoặc êm dịu, nhẹ nhàng, buồn thảm... hai chữ này có nghĩa tương xứng
với:
Gamme majeure, mineure hay Gamme diatonique majeure, mineure
hay Ton majeur, mineur hay Accent majeur, mineur của Pháp và Major
scale, Minor scale của Anh;
9. Cho dẫu nó đã có tên rồi trong tiếng Việt, nhưng quần chúng, hoặc vì
xao nhãng, hoặc vì không thích dùng chữ cũ, hoặc vì một lý do gì khác, nên đã
tự mình phiên âm lấy một danh từ quốc tế dễ gọi và thường gặp trong mọi
trường hợp hằng ngày, danh từ này cũng có nghĩa tương xứng:
Ví dụ:
Người ta dùng chữ Gam là phiên âm của tiếng Pháp Gamme, thay vì
dùng chữ Âm giai Hán-Việt của ta, dài hơn mà lại không giản dị bằng;
Một ví dụ khác:
Thay vì dùng chữ Ngón mổ đặc biệt Việt Nam, nhiều nhạc sĩ nhất là
người chơi long cầm, thường nói một cách tự nhiên chữ “Mọt đăng” là phiên
âm tiếng Pháp Mordent, tiếng Anh và tiếng Đức Mordent hay tiếng Ý
Mordente, v.v...;
10. Cho dẫu dư luận “phân chia bất nhất”, hay nói một cách khác là vì
không có điều kiện dùng danh từ thống nhất, nên các nhạc sĩ mỗi người tự ý
dùng những danh từ mà các bạn ấy cho là thích hợp, làm cho chúng ta có nhiều
chữ dùng khác nhau, để diễn tả một ý, một vật hay một tình:
Ví dụ:
Chữ Harmonie tiếng Pháp hay Harmony tiếng Anh, có nhạc sĩ dịch là
Hòa âm học, có nhạc sĩ khác nói là Hòa thanh học hay Khoa hòa âm, hòa thanh
chẳng hạn;
Chữ Tonique tiếng Pháp, hay Tonish tiếng Đức, Tonic tiếng Anh,
Tonica tiếng Ý, có người dịch là Nguyên thanh, có người dịch là Nguyên cung,
hoặc Âm chủ, Chủ thanh, Chủ cung... hay giản dị hơn, có người gọi phắt là “Tô
ních” ...;
... Các loại chữ và tiếng nói có ví dụ kể trên, đều có mặt trong tập sách
này, sau khi chúng tôi đã thỏa dụng các phương sách căn bản đặt đề danh từ do
giáo sư Hoàng Xuân Hãn đề xướng trong quyển Danh từ khoa học.
Chúng tôi thiển niệm thêm rằng:
“Trừ phi không hiểu ý nghĩa một chữ mình dùng, hoặc cứ “cố tình” gọi
bừa một vật bằng tên một vật khác, hoặc ngộ nhận danh từ một cách “không cố
ý”, còn thì tất cả chúng ta đều có lý khi dùng một chữ hoặc mới mẻ hoặc thông
dụng, hoặc ít thông dụng để chỉ điều mình muốn nói.
Kết quả của những cuộc thí nghiệm riêng lẻ, những thích dụng cá nhân,
sẽ cho chúng ta một số vốn danh từ, căn bản thảo luận sau này, nó giúp chúng ta
mau đi đến sự thống nhất chuyên ngữ, công việc này, thật ra, chỉ là một sự chọn
lọc, đính ngoa, định nghĩa rồi sắp xếp nhạc ngữ lại thành hệ thống chính thức
mà thôi.
Hơn cả các chuyên từ thuộc mọi ngành hoạt động khác, chuyên từ âm
nhạc được nêu ra trên đầu môi mỗi nhạc sĩ.
Nó là một điểm cũ rích đối với chúng ta – những người yêu nhạc, khi gặp
nhau, vội nói mấy lời trao dồi, rồi than phiền ngay về sự thiếu thốn nguyên liệu
làm việc; nhưng chúng tôi tin rằng nó cũng có thể là một điểm mới đáng chú ý,
nếu chúng ta chịu khó đặt lên giấy cho có thứ tự, những nghiệm xét, tìm tòi, so
sánh mà trước đây, nhu cầu xây dựng tuyệt đối của một nền VĂN HÓA ĐỘC
LẬP chưa đặt nên thành vấn đề.
Trong phạm vi có thể của trí nhớ và sự tra cứu, suy luận của chúng tôi, vì
vậy, “không cố ý quên” nghĩa là không cho vào kho các nguyên liệu kiến tạo.
Sự thêm vào hay bớt đi, giữ phẩm bỏ lượng hay giữ cả hai, chỉ có thể là một
công việc tập thể do một ban trách nhiệm sẽ được toàn quốc nhạc hội đề cử sau
này khi tình thế ổn định.
Còn như tập sách này, nó đang ở trong thời kỳ, tiền thảo, dự bị, chắc chắn
là chúng tôi không dám bỏ qua những chỉ giáo hoặc bổ khuyết xây dựng của các
bậc đàn anh và các nhà chuyên môn văn hóa cùng các bạn đọc xa gần.
Chúng tôi thành thực cám ơn thầy học là các giáo sư:
Réné Duclos – trưởng ban nhạc xướng Đại Hí trường Opéra, Henry
Challan – dạy khoa hòa âm ở trường Cao đẳng Âm nhạc Paris, Edmond Marc –
trưởng phòng Sinh viên Quốc tế của Quốc gia nhạc viện Paris cùng hai nhà văn
hóa Hoàng Xuân Hãn và Nguyễn Ngọc Bích đã khuyến khích và giúp đỡ để cho
sách này được ra đời.
Mấy lời chót:
Những sự trao đổi ý kiến với các nhạc sĩ Nam-Trung-Bắc, các cuộc thảo
luận cùng:
- Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước mà chúng tôi đã từng cộng tác bốn năm trong
khi cùng nhau điều khiển một trường âm nhạc chuyên môn, chuyên dùng Việt
ngữ ở đất Bắc;
- Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát – thư ký ngành nhạc của Hội Văn nghệ
Việt Nam;
- Các nhạc sĩ: Văn Cao, Phạm Duy, Lê Thương, Tạ Phước, Hùng Lân,
Việt Lang, Vương Quốc Mỹ, Trần Văn Khê, Nguyễn Đình Phúc, Văn Chung,
Xuân Oanh, Võ Đức Thu, Vũ Anh Thường, Đỗ Thế Phiệt, Nguyễn Hữu Hiếu,
Vũ Thị Hiển, Phạm Văn Chừng, Lưu Quang Duyệt, v.v...
- Những tài liệu tham khảo có ghi ở một bản riêng sau đây;
- Những kinh nghiệm dùng chuyên từ trong khi dạy nhạc ở các trường
trung học Hùng Vương, Chu Văn An, Phan Châu Trinh và nhất là ở các lớp của
trường Thiếu nhi Văn nghệ, cùng trong các sách nói về âm nhạc, sẽ lần lượt
xuất bản, đã giúp chúng tôi chất đá thành đống ngày nay.
Vậy mời các bạn cứ lấy dùng, bao nhiêu cũng được và tùy thích (Ad
Libitum!).

Xuân đầu mùa


Paris, ngày 19 tháng năm 1952
Tống Ngọc Hạp
BÁO, SÁCH VÀ TÀI LIỆU CHÍNH THAM KHẢO
---

I. TIẾNG VIỆT NAM

Âm nhạc dẫn giải Nguyễn Gia Thắng


Âm nhạc học Ngô Thanh Hà
Âm nhạc số Lưu Hữu Phước
Bài giảng về Âm học Giáo sư Ngụy Như Kontum
Danh từ Âm nhạc Lê Thương
Danh từ Khoa học Giáo sư Hoàng Xuân Hãn
Hán-Việt từ điển Đào Duy Anh
Hòa âm sơ cấp Lưu Hữu Phước
Nhạc lý dẫn giải Hương Mộc Lan
Nhạc lý trung cấp Lưu Hữu Phước
Pháp-Việt tiểu từ điển Trương Vĩnh Ký
Pháp-Việt từ điển Đào Duy Anh
Sách dạy hát Nguyễn Văn Giệp
Sách dạy ký âm pháp Minh Tâm
Tài liệu đối chiếu chuyên ngữ âm Nguyễn Xuân Khoát
nhạc Lưu Hữu Phước
Từ điển âm nhạc (dự thảo) Đào Văn Tập
Từ điển Việt-Pháp Lưu Hữu Phước
Từ vựng danh từ âm nhạc Nguyễn Hữu Ba
Vài thiển kiến về âm nhạc Hội Khai Trí Tiến Đức
Việt Nam từ điển
và những bài báo nói về âm nhạc của các bạn:
Lưu Hữu Phước
Lê Thương
Đỗ Nhuận
Hoàng Chương
Trần Văn Khê v.v...
đăng trong các nhật báo, tuần san và tạp chí văn nghệ...
II. TIẾNG PHÁP

Acoustique, A. Foch.
Bulletins de l’Association franco – chinoise. (La musique en Chine.) G. Soulié.
Cours de composition musicale, 4 tomes. 1948, Vincent d’Indy.
Cours d’harmonie analytique, M. Dupré.
Cours d’instrumentation, Kastner.
Dictionnaire de musique, Hugo Riemann.
Dictionnaire de musique théorique et historique, 1854, Les Frères Escudier.
Dictionnaire musical des locutions étrangères, Paul Rougnon.
Encyclopédie de la musique (11 tomes), Lavignac và Lionel de la Laurencie.
Essai de terminologie musicale. (Dictionnaire universel.) René Vannes.
Histoire de la musique (3 tomes), Jules Combarieu.
Histoire de la musique, B. Champigneulle.
Histoire de la musique de l’antiquité à nos jours, 1950, Ernest V. D. Velde.
Histoire du ballet, Pierre Michaut.
Introduction à la musique contemporaine, 1947, Maurice Le Roux.
Introduction à la musique de jazz, André Hodeir.
L’acoustique appliquée, 1949, J. J. Matras.
La musique des origines à nos jours, 1946, Norbert Dufourcq.
La musique et les musiciens,1950, Albert Lavignac.
La musique expliquée, 1950, Raymond Legrand.
La revue musicale internationale.
La science et l’art de la voix, H. J. Frossard.
La technique de l’art vocal, X. de Daragane.
La vraie musique de jazz, Cléon Cosmetto.
L’éducation musicale, Albert Lavignac.
L’enseignement de la musique par l’éducation de Poreille, André Gedalge.
L’étude du piano, L. E. Gratia.
L’opéra et l’opéra comique, René Dumesnil.
Le chant choral, Félix Raugel.
Le chanteur, Dr. Wicart.
Le chant scientifique, Labriot và Husson.
Le chef d’orchestre et son équipe, 1949, D. E. Inghelbrecht.
Le clavecin, Norbert Dufourcq.
Le Conservatoire. (Bulletin officiel des Conservatoires nationaux de musique et
d’art dramatique.)
Le jazz, cet inconnu, André Hodeir.
Le journal musical francais (Journal des Jeunesses musicales de France).
Le poème symphonique, Jean Chantavoine.
Les bases de l’harmonie, Albert Bertelin.
Les formes de la musique, 1951, André Hodeir.
Les instruments à vent, Charles Koechlin.
Les instruments du quatuor, Marc Pincherle.
Les notations musicales, 1950, J. Chailley.
Le son, J. J. Matras.
Les phénomènes vibratoires, Jean Granier.
Lexique de quelque termes usités en musique, Georges Migot.
Lexique des expressions musicales, Léopold Dauphin.
Manuel de l’harmonie, Hugo Riemann.
Manuel de théorie musicale et de transposition, Th. Sourilas.
Méthode de transposition, Ernest Gouarne.
Musique et musiciens, René Dumesnil.
Notions d’acoustique physiologique et musicale, Dr. Caillaud.
Nouveau dictionnaire de musique, 1947, Paul Arma và Yvonne Tiénot.
Petit cours pratique d’harmonie, Jean Déré.
Petite anthologie des maitres de la musique depuis, 1633, jusqu’à nos jours,
1894, Léopold Dauphin.
Petite encyclopédie musicale, Bisson và De la Jarte.
Petite histoire de la musique en Europe, N. Dufourcq.
Petit guide de l’auditeur de musique.
(Cent opéras célèbres.) Jean Chantavoine.
(Musique de chambre.) André Coeuroy và C. Rostand.
(Musique symphonique et religieuse.) Jean Chantavoine.
Petit lexique des termes musicaux, 1952, Marc Pincherle.
Petit traité d’harmonie et de grammaire musicale, E. Gouarne.
Précis d’analyse harmonique, Yvonne Desportes.
Solfège populaire basée sur le rythme, E. V. D. Velde.
Technique de l’harmonie, G. Caussade.
Technique de l’harmonie du jazz, G. Friboulet.
Technique de l’orchestre moderne, Ch. M. Widor.
Théorie complète de la musique, 1951, J. Chailley và H. Challan.
Théorie de la composition, Beethoven.
Théorie rationnelle de la musique, S. Haik-Vantoura.
Traité de composition musicale, F. Durand.
Traité de contrepoint et de fugue, Théodore Dubois.
Traité de l’harmonie, Ch. Koechlin.
Traité de la fugue, André Gedalge.
Traité des principes de la musique, E. Stiévenard.
Traité d’harmonie, Henri Reber.
Traité d’harmonie pratique, Ch. Seringès.
Traité d’harmonie théorique et pratique, T. Dubois.
Traité d’harmonie théorique et pratique, Rimsky – Korsakoff.
Traité d’instrumentation et d’orchestration, Hector Berlioz.
Vocabulaire des termes usités en musique, Bisson và La Jarter.

III. TIẾNG ANH, TIẾNG ĐỨC VÀ TIẾNG Ý

A concentrated course in traditional harmony, 1948, Paul Hindemith.


Deutsch-Englisches satzlexikon, Dr. Heinrich Rabe.
Dictionary of foreign terms, Raymond Legrand.
(English translation by W. Percival).
English-French and French-English dictionary, Louis Chaffurin.
Les termes italiens usités en musique, Raphael Codéca.
Lexique technique anglais-francais du cinéma (English-French cinema
technical glossary), H. Piraux.
Muret-Sanders encyclopaedic English-German and German-English
dictionary, H. Baumann.
Music made easy, 1950, Raymond Legrand. (English translation by W.
Percival)
Practical violin Method (Five books), Max Fischel
Study of counterpoint, Krenek.
The English Duden picture vocabularies with English and German indices, H.
Klien vaf M. R. Klien.
Theory of harmony, A. Schoenberg.
Vocabulaire anglais des termes de musique, Leb.
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
---

A: Anh nh: nhịp


âm: âm nhạc nhc: như chữ
ât: âm thanh ns: nhạc sĩ
chm: chuyên môn P: Pháp
clv: chớ lầm với p: phiên âm
cnv: cùng nghĩa với T: Tây Ban Nha
dt: danh từ TH: Trung Hoa
Đ: Đức tk: Thế kỷ
đc: đại cương t: thanh trình
H: Hi Lạp vd: ví dụ
HV: Hán – Việt vt: viết tắt
kh: khoa học x: xem
L: Latinh xc: xem chữ
nc: nhạc cụ Ý: Ý đại lợi
Quyển thượng

DANH TỪ PHÁP – VIỆT


A

A (A, Đ): tên nốt la


A (Y): cũng như; theo như (xc. al, all’, alla)

You might also like