Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 91

GIÁO TRÌNH

SOLIDWORKS

Biên Soạn : Phạm Hậu


Bình Dương, Tháng 10/2023

Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHẦN MỀM SOLIDWORK......................................................................... 3
CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CƠ SỞ SOLIDWORKS ............................................................................... 5
1.1 BẮT ĐẦU VỚI SOLIDWORKS (SW)................................................................................................... 5
1.2 BẢNG PHÍM TẮT MỘT SỐ LỆNH ....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ TRONG MÔI TRƯỜNG PART..................................................................... 9
2.1 VẼ 2D TRONG SKETCH ....................................................................................................................... 9
2.2 CÁC LỆNH CHỈNH SỬA TRONG SKETCH ..................................................................................... 10
2.2.1 LỆNH MIRROR ................................................................................................................................ 10
2.2.2 LỆNH FILLET ................................................................................................................................... 11
2.2.3 LỆNH CHAMFER ............................................................................................................................. 11
2.2.4 LỆNH OFFSET .................................................................................................................................. 11
2.2.5 LỆNH TRIM ...................................................................................................................................... 11
2.2.6 LỆNH LINEAR SKETCH PATTERN VÀ CIRCULAR SKETCH PATTERN ............................... 12
2.2.6.1 LỆNH LINEAR SKETCH PATTERN ........................................................................................... 12
2.2.6.2 LỆNH CIRCULAR SKETCH PATTERN ..................................................................................... 13
CHƯƠNG 3: TẠO KHỐI SOLID 3D ....................................................................................................... 14
3.1 LỆNH REVOLVED BOSS/BASE........................................................................................................ 18
3.2 LỆNH REVOLVED CUT ..................................................................................................................... 18
3.3 LỆNH FILLET ...................................................................................................................................... 18
3.4 LỆNH CHAMFER ................................................................................................................................ 21
3.5 LỆNH SHELL ....................................................................................................................................... 23
3.6 LỆNH DOME........................................................................................................................................ 24
3.7 LỆNH HOLE WIZARD ........................................................................................................................ 25
3.8 .TẠO PLANE TRONG MÔI TRƯỜNG PART .......................................................................... 27
3.8.1 Tạo Plane song song ........................................................................................................................ 28
3.8.2 Tạo Plane vuông góc ........................................................................................................................ 28
3.8.3 Tạo Plane nghiêng một góc bất kỳ ................................................................................................... 29
3.9 LỆNH MIRROR ................................................................................................................................. 30
3.10 LỆNH RIB .......................................................................................................................................... 32
3.11 LỆNH HELIX AND SPIRAL ............................................................................................................. 33
3.12 LỆNH SWEPT BOSS/BASE .............................................................................................................. 35
3.13 LỆNH SWEPT CUT ........................................................................................................................... 38
3.14 LỆNH LOFTED BOSS/ BASE........................................................................................................... 38
3.15 LỆNH LOFT CUT ............................................................................................................................. 40
3.16 LỆNH BOUNDARY BOSS/BASE .................................................................................................... 41

1
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
3.17 LỆNH DRAFT .................................................................................................................................... 42
PHẦN BÀI TẬP. ........................................................................................................................................ 46
CHƯƠNG 4: CÁC LỆNH THIẾT KẾ MẶT PHẲNG ........................................................................... 55
4.1 LỆNH EXTRUDED SURFACE ........................................................................................................... 55
4.2 LỆNH THICKEN .................................................................................................................................. 56
4.3 LỆNH REVOLVED SURFACE ........................................................................................................... 57
4.4 LỆNH SWEEP SURFACE ................................................................................................................... 57
4.5 LỆNH LOFT SURFACE ...................................................................................................................... 59
4.6 LỆNH BOUNDARY SURFACE .......................................................................................................... 60
4.7 LỆNH FILLED SURFACE ................................................................................................................... 60
4.8 LỆNH PLANAR SURFACE ................................................................................................................. 62
4.9 LỆNH OFFSET SURFACE .................................................................................................................. 62
4.10 LỆNH KNIT SURFACE ..................................................................................................................... 63
4.11 LỆNH EXTENDED SURFACE ......................................................................................................... 64
4.11 LỆNH TRIM SURFACE .................................................................................................................... 65
4.12 LỆNH UNTRIM ................................................................................................................................. 66
4.13 LỆNH RULED SURFACE ................................................................................................................. 66
CHƯƠNG 5: XUẤT BẢN VẼ ................................................................................................................... 68
5.1 TẠO BẢN VẼ THỦ CÔNG.................................................................................................................. 69
5.2 CÁC LỆNH TẠO HÌNH CHIẾU: ......................................................................................................... 71
5.2.1 Lệnh Model View............................................................................................................................... 71
5.2.2 Lệnh Standard 3 View......................................................................................................................... 73
5.2.3 Lệnh Projected View........................................................................................................................... 74
5.3.4. Lệnh Auxiliary View ......................................................................................................................... 74
5.3.5. Lệnh Section View ............................................................................................................................ 75
5.3.6 Lệnh Align Section View..................................................................................................................... 75
5.3.7 Lệnh Detail View ................................................................................................................................ 75
5.3.8 Lệnh Broken – out Section ................................................................................................................ 77
5.3.9 Lệnh Break View ................................................................................................................................ 77
CHƯƠNG 6: ASSEMBLY ........................................................................................................................ 79
6.1 ĐƯA CHI TIẾT VÀO MÔI TRƯỜNG ASSEMBLY .......................................................................... 79
6.2 LỆNH MATE ........................................................................................................................................ 79
6.3 NHÓM LỆNH ...................................................................................................................................... 81

2
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình Solidworks được biên soạn bởi KS. Phạm Hậu. Với mong muốn mang
sự hiểu biết của mình góp phần tạo thêm cơ hội việc làm cho tất cả mọi người
đang có nhu cầu. Bộ giáo trình được xây dựng với mục đích giúp người học hình
dung được những điều cốt lõi nhất trong quá trình học tập Solidworks để xây dựng
các sản phẩm phù hợp với công việc của mình. Do là cuốn giáo trình hỗ trợ nên
nó chỉ mang tính chất đại cương, ý chính, còn cụ thể người học sẽ được truyền
thụ trực tiếp thông qua quá trình giảng dạy của tác giả. Giáo trình là sự tích lũy
thông qua lao động trực tiếp của tác giả và qua quá trình nghiên cứu, làm việc
với phần mềm. Ngôn ngữ trong giáo trình được tác giả cố gắng thể hiện một cách
ngắn gọn, gần gũi và dễ hiểu nhất với người đọc để giúp học viên có thể dễ
dàng nắm bắt. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để hoàn thiện giáo trình một cách tốt
nhất nhưng không thể tránh được những sai sót, vì vậy tác giả mong nhận được
sự hồi âm, đóng góp của độc giả, học viên và bạn bè gần xa để chương trình học tập
ngày càng hoàn thiện hơn.

Mọi chi tiết xin gửi về:

Phạm Hậu -ĐT : 090299043


Mail: phamhaudesign@gmail.com

Bình Dương, Tháng 10 năm 2023

Tác giả

3
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHẦN MỀM SOLIDWORK

Đây là một trong những sản phẩm nổi tiếng của hãng Dassault systemn, bên cạnh một sảnphẩm
nổi tiếng khác của hãng này là Catia.
SolidWorks phần mềm thiết kế ba chiều được sử dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau
như xây dựng, kiến trúc, cơ khí… được sử dụng các công nghệ mới nhất về lĩnh vực đồ họa
máy tính. Phần mềm SolidWorks do công ty SolidWorks phát triển là một trong những phần
mềm thiết kế uy tín nhất trên thế giới. Phần mềm này cho phép người sử dụng xây dựng các mô
hình chi tiết 3D, lắp ráp chúng lại với nhau thành một bộ phận máy (máy)hoàn chỉnh, kiểm tra
động học, cung cấp thông tin về vật liệu…

Phần mềm SolidWorks cũng cho phép nhiều phần mềm ứng dụng nổi tiếng khác chạy trực tiếp
trên môi trường của nó. SolidWorks có thể xuất ra các file dữ liệu định dạng chuẩn để người sử
dụng có thể khai thác mô hình trong môi trường các phần mềm phân tích khác nhưANSYS,
ADAMS, Pro-Casting…Trước sự phát triển lớn mạnh của phần mềm CAD SolidWorks, hiện nay
nhiều phần mềm CAD/CAM đã viết thêm các modul nhận dạng trực tiếp file dữ liệu
SolidWorks…

Chức năng CAD: Phần mềm này có ưu điểm là giao diện đẹp, thân thiện, khả năngthiết
kế nhanh hơn các phần mềm khác rất nhiều nhờ vào sự xắp xếp và bố trí các toolbar một cách
có hệ thống và hợp lý. Phần mềm này không có nhiều modul như Catia hay unigraphics vốn là
những phần mềm lớn thiết kế trong nhiều lĩnh vực như ôtô, hàng không,điện tử, … Solidworks
chủ yếu được dùng trong cơ khí chính xác, điện tử, ôtô, thiết kế cơ

4
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
khí, tạo khuôn, thiết kế kim loại tấm… nói chung, về các chức năng này thì Solidworks tỏ ra
có không thua kém Catia, unigraphics thậm chí còn hay hơn và tốt hơn, bởi lẽ nó chỉ chuyên
về những lĩnh vực đó, cùng với người anh em Catia của mình, Solidworks trở thành một
trong những phần mềm nổi tiếng thế giới của hãng Dassault systemn.
Chức năng CAM (SolidCam): Để dùng được chức năng này, chúng ta phải sử dụng một
modul nữa của solidworks là SolidCam. Đây là modul Cam của Solid, nó được tách ra để
bán riêng. nếu ai có điều kiện thì tải về dùng thử trên trang web: www.solidcam.com nó
chạy ngay trên giao diện của solidworks, việc sử dụng của SolidCam quả thật vô cùng thân
thiện, hơn hẳn Mastercam và các phần mềm khác về tính dễ sử dụng. Với các tool của
SolidCam khá mạnh và phong phú: Phay (2,5D, 3D, 5 trục...), Tiện, Turn-Mill ...

5
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CƠ SỞ SOLIDWORKS

1.1 BẮT ĐẦU VỚI SOLIDWORKS (SW).

Màn hình khởi động của SW có dạng như hình 1.1

Hình 1.1 Hình1.2


p hoặc hoặc nhấn tổ hợp phím
Ctrl+N hoặc nhấp
vào biểu tượng như
hình 1.3. Xuất hiện
menu New
SolidWorks
Document (hình
1.4)
Hình 1.4

6
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
Cho phép lựa chọn:

 Part : Để thiết kế bản vẽ chi tiết dạng 3D (File này có phần mở rộng *.sldprt).
 Assembly : Sau khi có bản vẽ chi tiết ta có thể lựa chọn Assembly để lắp các chi tiết
thành một cơ cấu hay một máy hoàn chỉnh. (File này có phần mở rộng là *.sldprt)
 Drawing : Dùng để biểu diễn hình chiếu từ bản vẽ chi tiết hay bản vẽ lắp.( Flie có
phần mở rộng là *.slddrw)

1.2 BẢNG PHÌM TẮT MỘT SỐ LỆNH

STT PHÍM TẮT LỆNH Ý NGHĨA LỆNH


1 Ctrl +N New Mở một file mới
2 Ctrl + O Open Mở một file có sẵn
3 Ctrl+S Save Lưu File lại
4 Ctrl + Pan Có chức năng di chuyển như lệnh Pan, di
←,↑,→,↓ chuyển ( không thay đổi toạ độ) chi tiết.
5 Z Zoom out Thu nhỏ
6 Shift+Z Zoom in Phóng lớn
7 F Zoom to fit Thu toàn bộ bản vẽ về màn hình
8 Shift+ Rotate Xoay đối tượng đi các góc độ khác nhau.
←,↑,→,↓
9 Ctrl+Z Undo Hủy lại lệnh vừa thực hiện
10 ↓,→,↑,← Xoay đối tượng thành các góc nhìn khác nhau
11 Ctrl+1 Nhìn từ mặt trước
12 Ctrl+2 Nhìn từ mặt sau
13 Ctrl+3 Nhìn từ mặt trái
14 Ctrl+4 Nhìn từ mặt phải
15 Ctrl+5 Nhìn từ mặt trên
16 Ctrl+6 Nhìn từ mặt dưới
17 Ctrl+7 Nhìn 3D
18 Ctrl+8 Nhìn theo hướng vuông góc với màn hình
19 C Bật mở cây (Tree) trong môi trường vẽ
20 F10 Ẩn, hiện toolbar
21 F11 Xem toàn màn hình

7
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
1.3 CÁC RÀNG BUỘC TRONG 2D VÀ 3D.

 Trong Sketch 2D.

Cho 2 điểm ngang hàng nhau.

Cho 2 điểm thẳng hàng nhau.

Đóng băng : cố định một điểm, đường thẳng , đường tròn…

2 điểm trùng nhau.

 Đường thẳng và điểm.

Điểm nằm tại trung điểm của đoạn thẳng.

Điểm nằm trên đường thẳng.

Đóng băng điểm hoặc đường thẳng.

 Đối với đường tròn.

Điểm trùng với tâm đường tròn.

Điểm nằm trên đường tròn.

Đóng băng.

 Đường thăng.

Đường thẳng nằm ngang.

Đường thẳng nằm dọc.

Đóng băng.

 Đường thẳng và đường tròn.

Đường thẳng ngoại tiếp đường tròn.

Đóng băng.

8
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
 Đường thẳng và đường thẳng.

2 đường thẳng nằm ngang.

2 đường thẳng nằm dọc.

2 đường thẳng trùng nhau.

2 đường thẳng vuông góc với nhau.

2 đường thẳng song song với nhau.

2 đường thẳng bằng nhau.

Đóng băng.

 Đường tròn và đường tròn.

2 đường tròn trùng nhau.

2 đường tròn tiếp xúc nhau.

2 đường tròn đồng tâm.

2 đường tròn bằng nhau.

Đóng băng.

 Đường thẳng và đường Spline.

2 đường vuông góc với nhau.

Đường thẳng tiếp xúc với đường spline.

 Trong 3D: tất cả các ràng buộc hầu như đều giống với môi trường 2D, chỉ khác:

Thẳng theo trục x

Thẳng theo trục y

Thẳng theo trục z.

Trong sketch 2d và 3d hoặc giữa các mặt phẳng chứa sketch 2d khác nhau
nếu các đường thuộc sketch này đi qua mặt phẳng chứa các sketch kia thi khi đó có ràng
buộc

9
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ TRONG MÔI TRƯỜNG PART

2.1 VẼ 2D TRONG SKETCH.

Chọn sketch như hình 2.1 để vào môi trường sketch  chọn tiếp mặt mặt phẳng để
vẽ (hình 2.2)

Hình 2.1 Hình 2.2

 Các lệnh vẽ có trên thanh công cụ: (hình 2.3)

Line: vẽ đường thẳng


Rectangle : vẽ hình

Straigh slot: cho phép vẽ hình chữ nhật với 2 nửa Hình 2.3
đường tròn ở 2 bên.

Circle: vẽ đường tròn. Plane: tạo mặt phẳng

Elip :vẽ elip. Point: tạo một điểm

Fillet:bo góc vuông. Arc:vẽ cung tròn

Polygon: vẽ đa giác.

Để vẽ được ta nhấp chuột vào biểu tượng tương ứng .

VD: Vẽ hình chữ nhật kích thước 50x100

10
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
Bước 1: click vào biểu tượng nhấp vào màn hình để xác định tọa độ tương đối ban
đầukéo biên dạng cho hình chữ nhật với kích thước bất kì

nhấp để kết thúc lệnh.

Bước 2: Vào để điều chỉnh kích thướcclick vào

1 cạnh và kéo đường kích thước radouble click vào đó để

Chỉnh kích thước yêu cầu nhấp để kết thúc lệnh. Hình 2.4

Hình 2.5

2.2 CÁC LỆNH CHỈNH SỬA TRONG SKETCH

2.2.1 LỆNH MIRROR

Lệnh mirror cho phép lấy ảnh đối xứng của của đối tượng. Để vẽ được lệnh này cần
phải có một centerline. Lệnh này nằm cùng lệnh Line trong cùng ô

lệnh.(Hình 2.6)

Có thể vẽ centerline trước hoặc sau khi vẽ đối tượng cần

lấy đối xứng Hình 2.6

*Chú ý: nếu vẽ centerline sau thì cần chọn cả đối tượng và centerline trước khi chọn lệnh
Mirror.

Trước khi mirror (hình 2.7), sau khi mirror (hình


2.8)

Hình 2.7 Hình 2.8

11
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
2.2.2 LỆNH FILLET

Lệnh có tác dụng bo tròn các đoạn thẳng nối tiếp nhau nhưng không song song.

Cách thao tác:Khi đã có đối tượng cần bo góc, nhấp vào biểu tượng chọn hai
cạnh cần bo chọn tiếp Chọn
 để điều chỉnh bán kính cần bo.

2.2.3 LỆNH CHAMFER

Lệnh có tác dụng vát các cạnh nối tiếp nhau.

Cách thao tác: Chọn đối tượng cần vátxuất hiện nhấp vào kích thước
cần chỉnh sửa chọn ở góc trái màn hình để kết thúc lệnh.

2.2.4 LỆNH OFFSET

Lệnh có tác dụng sao chép đối tượng theo một khoảng cách cho trước.

Cách thao tác: chọn đối tượng cần offsetchọn đưa chuột bên định đặt đối
tượng sao chép.

 Chú ý: - Chọn select chain để chọn được tất cả đối tượng


nối tiếp nhau.
-Nếu chọn Bi-directional thì sẽ offset đối tượng ra
được 2 phía so với đối tượng gốc.(hình 2.9)

Hình 2.9

2.2.5 LỆNH TRIM

Lệnh cho phép cắt bỏ những đối tượng đã vẽ.

Cách thao tác: nhấp chuột vào sau đó chọn đối tượng cần cắt bỏ.

12
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
2.2.6 LỆNH LINEAR SKETCH PATTERN VÀ CIRCULAR SKETCH PATTERN

2.2.6.1 LỆNH LINEAR SKETCH PATTERN

Lệnh cho phép sao các đối tượng theo hàng, cột từ

đối tượng gốc.

Cách thao tác: vẽ đối tượng gốc  nhấn trong ô menu


Direction nhập số hang, cột, độ dãn cách, góc .

VD: cần vẽ đối tượng 8 hàng, 10 cột, góc nghiêng so với trục x là 15, dãn cách giữa
các đối tượng là 10mm .

Thực hiện như hướng dẫn,

nhập các thông số như hình bên.

Kết quả :

nhấn để được kết quả cuối cùng.


13
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
2.2.6.2 LỆNH CIRCULAR SKETCH PATTERN

Dùng để sao đối tượng thành một mảng tròn từ đối tượng gốc.

Cách thao tác: chọn đối tượng gốcnhấn  qua bảng


parameter điền các thông số.

Trong đó:

 Radius: bán kính mảng tròn (thường mặc định từ tâm đối tượng đến gốc tọa độ).
 Angle: Góc ban đầu từ tâm đối tượng so với trục x của hệ tọa độ gốc.
 Center: tọa độ điểm tâm của mảng.
 Step:
o nếu chọn Equal spacing thì số đối tượng có trong góc đã nhập, SW sẽ tự chia
đều các đối tượng giới hạn trong góc đó.
o Nếu chọn dimension angular spacing thì SW sẽ chia theo góc giữa các đối
tượng với nhau.

Vd: cần tạo 6 đối tượng từ đối tượng ban đầu theo đường tròn bán kính R= 40 theo trục Y,
góc giới hạn là 2400 .

Giải: tạo đối tượng cơ sở nhập thông số như hình

Kết quả :

14
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

CHƯƠNG 3: TẠO KHỐI SOLID 3D

3.1 LỆNH EXTRUDE BOSS/BASE

Tạo thể tích bằng cách quét tiết diện theo phương vuông góc.

Cách thao tác: InsertBoss/baseExtrude

(Hoặc nhấn vào biểu tượng )  chọn mặt và vẽ tiết diện  xác định các thông
số nhấn để kết thúc.

1. From: Xác định điều kiện bắt đầu cho thể tích

 Sketch plane: Extrude tiết diện từ mặt phẳng vẽ


sketch
 Surface/Face/Plane: Extrude tiết diện từ một mặt
được chỉ ra. Lưu ý mặt này phải chứa toàn bộ tiết
diện cần tạo thể tích
 Vertex: Extrude tiết diện từ một mặt song song với
mặt phẳng vẽ Sketch đi qua một điểm được chỉ ra.
 Offset: Extrude tiết diện từ một mặt song song với
mặt phẳng vẽ Sketch và cách mặt này một khoảng
cách được chỉ ra.

2. Direction 1,2:

Tạo thể tích theo hướng Direction 1 hay direction 2 hoặc


là theo cả 2 hướng.

14
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

Đổi chiều tạo thể tích

a. Blind: Nhập chiều


cao của thể tích cần tạo

b. Up to vertex: Kéo
dài thể tích đến mặt
phẳng song song với
mặt phẳng vẽ sketch và
đi qua điểm chỉ ra.

c. Up to surface: Kéo
dài thể tích đến một bề
mặt được chỉ ra. Lưu ý
mặt này không cần
phải chứa toàn bộ tiết
diện cần tạo thể tích.

d. Offset from
surface:Thể tích được
tạo ra cách một bề mặt
được chỉ ra một
khoảng cách

15
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

f. Up to body: Kéo dài


chi tiết tới một mô
hình sẵn có.

g. Mid-plane: Kéo dài


biên dạng đều về cả hai
phía.

 Draft: Nhập góc vuốt cho đối tượng.

3. Thin feature: tạo mô hình với thành mỏng

 : Đổi phía tạo thành mỏng


 : Nhâp chiều dày của thành
 Cap ends: Tạo một hốc trong lòng vật thể

16
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

 One-direction: Tạo thành mỏng về một phía


 Mid-plane: Tạo thành mỏng về cả hai phía và bằng
nhau
 Two-direction: Tạo thành mỏng về cả hai phía với
chiều dày khác nhau

0ne-Direction Mid-plane Two- direction

4. Selected contours: Dùng để lựa chọn một phần tiết diện để


tạo thể tích bằng lệnh Extrude khi tiết diện có các phần giao
nhau

3.2 LỆNH EXTRUDED CUT

Lệnh EXTRUDED CUT được dùng để trừ đi một phần vật liệu.

Cách thao tác : mọi thao tác tương tự như Extruced boss/base (tuy nhiên phần tiết
diện được chọn sẽ được cắt bỏ đi )

17
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
3.3 LỆNH REVOLVED BOSS/BASE

Dùng để vẽ các chi tiết dạng tròn xoay. Chi tiết được tạo ra bằng cách quay tiết diện
quanh một trục.

Cách thao tác : InsertBoss/base revolved boss/base

(Hoặc nhấn vào biểu tượng )  chọn mặt và


vẽ tiết diệnXác định các thông số nhấn để kết thúc
lệnh.

 : Xác định trục xoay


 Blind: tạo đối tượng xoay đều.
 Up to Vertex: tạo đối tượng xoay đến mặt phẳng
chứa điểm được chỉ ra.
 Up to Surface : Tạo đối tượng xoay đều đến mặt
phẳng được chỉ ra.
 Offset From Surface : Tạo đối tượng xoay đến mặt phẳng cách mặt phẳng chỉ ra một
khoảng cách.
 Mid-plane: Biên dạng sẽ được xoay đều cả 2 phía.
 : nhập góc xoay để tạo đối tượng.

3.4 LỆNH REVOLVED CUT

Lệnh REVOLVED CUT được dùng để bỏ đi một phần vật liệu.

Cách thao tác : ( tương tự như lệnh revolved boss/base ) ta nhấn (phần tiết
diện được chọn sẽ được cắt bỏ )

3.5 LỆNH FILLET


18
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
Dùng để bo tròn các cạnh của khối 3D.

Cách thao tác: nhấn  chọn cạnh cần bo tròn (nếu chọn nhiều cạnh
bấm

“Ctrl+cạnh”)nhập bán kính cạnh bonhấn .

a)trước khi Fillet b)sau khi Fillet

Hình 3.1

 Fillet type: Các kiểu Fillet


a) Constant radius : Bán kính Fillet không đổi
trên suốt chiều dài của cạnh được chọn để Fillet.

- Multiple radius Fillet: cho phép Fillet với các bán

kính khác nhau trên các cạnh.

- Tangent Propagation: Chọn chuỗi các đối tượng tiếp tuyến nhau.

- Full preview: thể hiện kết quả trong quá trình thực hiện.

19
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
 Setback parameter: Xác định dạng mặt tại đỉnh có từ 3 cạnh trở giao lên đã được
chọn để Fillet

o : Xác định khoảng cách Setback từ đỉnh.

o : Chọn điểm giao nhau của 3

cạnh được Fillet

o : Hiển thị khoảng cách trên các cạnh


o Set Unassigned: Thiết lập Setback Distance
cho các cạnh không được chỉ định
o Set All: Thiết lập Setback Distance cho toàn bộ các cạnh.

b)Variable radius : Bán kính Fillet thay đổi trên

chiều dài của cạnh được chọn để Fillet.

: chọn cạnh có bán kính thay đổi

: Nhập bán kính cho từng điểm

: Nhập giá trị bán kính

Smooth transition: đường chuyển tiếp mịn

Straight transition: đường chuyển tiếp là đường thẳng

c)Face fillet : Cạnh chung của 2 mặt chỉ ra được Fillet.

20
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

d)Full round fillet : Chỉ ra 3 mặt. Mặt chuyển tiếp của 2 mặt sẽ được Fillet.

3.6 LỆNH CHAMFER

Dùng lệnh để vát mép các cạnh của khối 3D.

Cách thao tác:Nhấn chọn cạnh cần vá t

nhập giá trị kích thướcnhấn .

Có 3 chế độ Chamfer như sau:

 Angle distance: cho phép vát mép với một khoảng


cách và một góc cho trước theo phương cần chọn.
 Select through faces: Cho phép chọn xuyên qua các
bề mặt
 Tangent propagation: Chọn cả phần tiếp tuyến
 Full view : Thể hiện kết quả chamfer trong quá
trình thực hiện lệnh
 Distance distance: cho phép vát mép với khoảng cách khác nhau đối với từng cạnh.

: nhập giá trị cạnh vát thứ nhất.

21
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
: Nhập giá trị cạnh vát thứ hai.

 Vertex: cho phép vát 3 cạnh của của khối hộp.

: nhập giá trị cạnh vát thứ nhất.

Nhập giá trị cạnh vát thứ hai.

nhập giá trị cạnh vát thứ ba.

 Sau đây là ví dụ cho từng trường hợp cụ thể:

VD: Cho khối hộp chữ nhật 40x60x20

Angle distance: vát cạnh có distance là 10, angle là 30.

Chọn Angle distance Nhập kích thước như hình.

Được kết quả :

Hình 3.2

Distance distance : vát cạnh có distance 1 là 5 ; distance 2 là 10.

22
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

Chọn Distance distance

Nhập kích thước như hình:

Ta được kết quả :

Hình 3.3

Vertex: vát cách cạnh có

distance 1 = distance 2 =5 ; distance 3 = 10.

Chọn VertexChọn 1 đỉnh

nhập kích thước như hình :

Kết quả :

Hình 3.4

3.7 LỆNH SHELL

Lệnh dùng để tạo thành mỏng các khối đặc 3D theo biên dạng của khối.

23
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
Cách thao tác : nhấn chọn bề mặt để tạo thành chọn bề dày thành.

*Chú ý : Trong menu Parameters nếu chọn Shell outward thì độ dày thành sẽ được tạo ra
bên ngoài.

VD : Tạo thành mỏng cho khối với bề dày là 2mm.

Thực hiện như hướng dẫn nhập thông số

Kết quả :

a, trước khi shell b, sau khi shell

3.8 LỆNH DOME

Lệnh sử dụng để tạo vòm khối 3D, rất thuận tiện cho
khối trụ.

Cách thao tác: Nhấn chọn mặt tạo


vòmchọn chiều cao vòm*.

*) Để đảo chiều: nhấn chuột trái vào biểu tượng


trong menu Parameter.

VD: Tạo vòm cho khối trụ với chiều cao là 5mm.

Thực hiện như hướng dẫnnhập kích thước như hình

24
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

a, trước khi dome b, sau khi dome

Một số ví dụ minh hoạ khác:

c d e

c, Tạo vòm với khối chữ nhật.

d, tạo vòm với kiểu chọn là Eliptical Dome.

e, Dome khối trụ với kiểu chọn đảo chiều . .

3.9 LỆNH HOLE WIZARD .

Lệnh này dùng để đục lỗ có ren theo các tiêu chuẩn ANSI (hệ Inch, Met), ISO, DIN,
JIP…

a. Hole type: Xác định kiểu lỗ và tiêu chuẩn lỗ

Standard: Chọn tiêu chuẩn cho loại lỗ cần tạo như: ISO, ANSI, JIS, DIN,…

Type: Xác định kiểu của Bulông bắt vào lỗ

b. Hole specifications: Xác định kích thước cho lỗ

Size: Xác định kích thước của Bulông cần bắt vào lỗ

Fit: Xác định kiểu lắp giữa lỗ với Bulông (chỉ tồn tại đối với 2 lựa chọn Counterbore và
Countersink )

25
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
 Close: Lắp chặt

 Normal: Lắp trung gian

 Loose: Lắp lỏng

c. End conditions: Xác định cách kết thúc lỗ

 Các tiêu chuẩn lỗ Kiểu đục lỗ: Các size của lỗ:

Cách thao tác: Nhấn **chọn mặt phẳng để đục lỗ chọn kiểu lỗchọn
kiểu tiêu chuẩn chọn kích thước lỗchọn kiểu đục lỗ nhấn Positions để chọn vị trí
lỗNhấn để kết thúc.

** ngoài trừ bước đầu tiên thì các bước còn lại có thể chọn không theo thứ tự.

VD: phôi chữ nhật có kích thước 100x50x20 (mm). Yêu cầu dùng Hole Wizard để tạo 5 lỗ
ren M6, chiều sâu 6mm, tiêu chuẩn ISO.

Giải: nhấn Hole Wizard, chọn mặt phẳng để đục lỗ chọn kiểu lỗ chọn tiêu chuẩn
ISOChọn tiếp Size là M6 Chọn kiểu đục lỗ là Blindnhập chiều sâu là 6mmChuyển

qua tab để chọn vị trí đặt lỗchọn 5 vị trínhấn .

26
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

3.10 .TẠO PLANE TRONG MÔI TRƯỜNG PART.

Lệnh này dùng để tạo ra các Plane khác nhau khi ta cần có mặt phẳng để tạo các khối
3D khác như: Plane song song với mặt phẳng của chi tiết, plane nghiêng, plane vuông góc
hay tiếp xúc với đường sinh khối trụ tròn…vv.

Cách thao tác: trong Tab Features  nhấn Hì nh

Reference GeometryPlane xuất hiện 3.1.6 a

hộp thoại như hình 3.1.6 b yêu cầu

chọn mối ràng buộc đầu tiên (First Reference)

 xuất hiện các kiểu ràng buộc như hình 3.1.6 c

Hình 3.1.6 c

Hình 3.1.6 b

Sau đây là các dạng ràng buộc của Plane:

 : tạo mặt phẳng song song với…

 : tạo mặt phẳng vuông góc với…

 : tạo mặt phẳng tiếp xúc với.

 : tạo mặt phẳng một góc α với…

 : tạo mặt phẳng cách một khoảng…

27
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473


 : tạo mặt phẳng ngay ở giữa…

**) trong dấu … có thể là mặt phẳng, đường thẳng, điểm.

3.10.1 Tạo Plane song song.

Lệnh này tạo ra các mặt phẳng song song với nhau và cách nhau một khoảng nhất
định.

Cách thao tác: khi thực hiện lệnh này thì ở ô First Reference (hình 3.1.6.b) cần
chọn một mặt phẳng xuất hiện các kiểu ràng buộc như hình 3.1.6 cnhấn chọn

trong ô nhập giá trị khoảng cách.

VD: 2 mặt phẳng song song mặt phẳng

Front Plane có khoảng cách từng mặt

là 40mm.

3.10.2 Tạo Plane vuông góc.

Để tạo Plane này ta cần chọn một đường thẳng hoặc mặt phẳng.

28
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

a b

a, Plane song song với mặt phẳng.

b, plane song song với đường thẳng.

3.10.3 Tạo Plane nghiêng một góc bất kỳ.

Tạo Plane nghiêng một góc 300 như sau:

Bước 1: ở First Reference chọn mặt phẳng cơ sở

Face<1>. Nhập góc 300.

Bước 2: Ở Second Reference chọn một điểm mà mặt phẳng

được tạo đi qua : Vertex<1>.

Ở Third Reference chọn thêm một điểm để mặt phẳng

đi qua : Vertex<2>.

29
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

*) Ở bước 2 ngoài chọn thêm 2 Vertex trên thì thay vào đó

nên chọn 1 đường thẳng ở Second Reference.

3.11 LỆNH MIRROR.

Lệnh dùng để lấy đối xứng khối 3D qua mặt phẳng.

Cách thao tác: Nhấn  chọn mặt phẳng để lấy đối xứngChọn khối cần
Mirror nhấn để kết thúc.

30
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

VD: Cho khối 3D như hình

Yêu cầu : lấy đối xứng khối trụ tròn qua


mặt Plane 2.

Giải:

Bước 1: Dùng lệnh tạo khối


chữ nhật

như bên Chọn tiếp mặt số 1 vẽ hình tròn và Extruded khối trụ tròn.

Bước 2: Tạo Plane 2 để lấy đối xứng. trong tab Features

chọn Reference Geometry  thanh menu thả

xuống ta nhấn chọn Plane chọn một điểm và nhấn

Ctrl+ mặt phẳng để tạo Plane 2 nhấn để kết thúc.

Bước 3: Nhấn  hiện menu Mirror Face/Plane Kết quả:

chọn Plane2 trong Menu Features to Mirror chọn

khối trụ tròn

 Nhấn để kết thúc.

31
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
3.12 LỆNH RIB.

Lệnh này dùng để tạo gân cho chi tiết.

Cách thao tác: để vẽ được lệnh này t phải tạo một mặt phẳng (xem cách tạo mặt mặt
phẳng ở VD mục 3.1.6)tạo 1 đường dẫn nhấn  chỉnh kích thước đường gân
nhấn để kết thúc.

VD: tạo gân cho chi tiết như hình 3.1.7

Bước 1: dùng lệnh Extruded để tạo khối như hình 3.1.7

Hình 3.1.7 a

Bước 2: tạo một Plane để vẽ đường dẫn.

 Xem lại VD mục 3.1.6 để tạo một Plane.


 Dùng lệnh Line vẽ đường dẫn từ mặt phẳng hình
Chữ nhật đến mặt trụ tròn.

Bước 3: nhập độ dày cho đường dẫn. Hình 3.1.7 b

32
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
3.13 LỆNH HELIX AND SPIRAL.

Dùng để vẽ các đường xoắn ốc hoặc các đường đinh ốc trụ. Các đường này được
dùng để làm đường dẫn 3D.

A) Cách thao tác:


 Bước 1: Vẽ đường tròn cơ sở.
 Bước 2: gọi lệnh Click vào biểu tượng
hay vào Insert\Curve\ Helix/Spiral….
 Bước 3 : Chọn mặt phẳng để vẽ biên dạng
(hay chọn vào biên dạng có sẵn)
 Bước 4 : Xác định cách tạo đường
HELIX AND SPIRAL
 Bước 5: Xác định các thông số tương ứng
 Bước 6 : nhấn để kết thúc lệnh.

B )Các cách để định dạng đường helix and spiral.

 Pitch and Revolution: Xác định bước và số vòng


 Height and Revolution: Xác định chiều cao và số vòng
 Height and Pitch: Xác định chiều cao và bước
 Spiral: Tạo đường xoắn ốc bằng cách
xác định bước và số vòng.

C)Các tùy chọn.


 Constant Picth: Bước xoắn ốc không đổi.
 Variable Pitch: Bước xoắn ốc thay đổi.
 Pitch: Nhập bước xoắn ốc.

 Revolutions: Nhập số vòng xoắc ốc.


 Start angle: Nhập góc bắt đầu của vòng xoắn ốc.
 Clockwise: Xoắn theo chiều kim đồng hồ.
 Counterclockwise: Xoắn ngược chiều kim đồng hồ.

33
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
VD: vẽ chi tiết có kích thước như hình bên với chiều cao

Ren bằng 26 mm.

Giải:

Bước 1: nhấn chuột vào Right plane  chọn sketch

và vẽ khối lục giác.

Nhập số cạnh là 6  và chọn Circumscribed circle

( đườngtròn ngoại tiếp đa giác).

Qua tab Features nhấn chọn  nhập độ dày bằng 7

 nhấn để kết thúc.

Bước 2: chọn một mặt face 1 của khối lục giác

tạo một sketch mới vẽ đường tròn có bán kính bằng 4 mm.

Qua tab Features nhấn chọn  nhập độ dài


thân vít bằng 35 mm

 nhấn để kết thúc.

Bước 3: chamfer cạnh với Distance bằng 1 mm

34
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
Góc chamfer bằng 450.

 nhấn để kết thúc.

Bước 4 : tạo một sketch và vẽ một đường tròn đồng tâm với

tâm trục vít.

Tại tab Features sổ thanh Curves và chọn

Trong menu Define by chọn kiểu Height and Pitch

Trong menu Parameters  chọn constant pitch nhập

Height là 26 mm  bước xoắn ốc pitch là 1.5 mm

Xoắn theo chiều kim đồng hồ, tích Clockwise

 nhấn để kết thúc.

3.14 LỆNH SWEPT BOSS/BASE.

Dùng để tạo chi tiết bằng cách quét biên dạng theo một hoặc nhiều đường dẫn.Đường
dẫn có thể là đường thẳng hay đường cong bất kỳ, các đường dẫn có thể hở hoặc kín.

Cách thao tác: tạo một đường dẫn và một tiết diện tại hai Sketch khác nhau 
nhấn

35
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
Xuất hiện menu Profile and path:

 Trong ô số chọn tiết diện.

 Trong ô số chọn đường dẫn.

Chọn các thông số

 Options:
o Follow path: Góc giữa biên dạng
và đường dẫn không đổi.

 None: Giữ biên dạng vuông góc với đường dẫn

 Minimum Twist(chỉ dùng cho đường dẫn 3D):

không cho biên dạng cắt nhau trong quá trình

quét theo đường dẫn.

 Direction Vector: Giữ biên dạng theo hướng

đã chọn.

 All faces: Giữ cho biên dạng tiếp tuyến với các mặt gần kề đường dẫn khi có
thể.

o Keep Normal Constant: Biên dạng luôn


luôn song song nhau tại mội vị trí trên đường dẫn.

36
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

o Follow Path And 1st Guide Curve: Quét biên


dạng theo đường dẫn chính và một đường dẫn phụ.

o Follow 1st And 2nd Guide Curves:


Quét biên dạng theo đường dẫn chính và
một đường dẫn phụ.

o Twist Along Path: Xoắn biên dạng dọc theo đường dẫn:
o Twist Along Path with normal Constant: Xoắn biên dạng dọc theo đường
dẫn & điểm đầu điểm cuối luôn song song:

o Merge tangent faces: Cộng với các bề


mặt tiếp tuyến gần kề
o Show preview: Thể hiện kết quả
o Guide Curves: Chọn đường dẫn phụ trong
trường hợp ta lựa chọn Follow Path And 1st
Guide Curve hay Follow 1st And 2 nd Guide
Curves.

37
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
3.15 LỆNH SWEPT CUT.

Dùng để trừ đi một phần vật liệu. Cách thực hiện lệnh và các thông số đều giống như
lệnh SWEPT BOSS/BASE.

Cách thao tác: tạo một đường dẫn và một tiết diện tại hai Sketch khác nhau 
nhấn  nhập các thông số: options Guide curves, Start/End tangency nhấn
để kết thúc.

3.16 LỆNH LOFTED BOSS/ BASE

Lệnh này dùng để tạo khối 3D có biên dạng

phức tạp bằng cách nối các biên dạng trên các mặt khác nhau.

Cách thao tác: tạo các plane khác nhau (

cái mà muốn đối khối 3D cần tạo đi qua)

 tại các plane đó tạo các Sketch và

vẽ biên dạng mà khối 3D đi qua

nhấn

Nhập các sketch theo thứ tự mà cần tạo Loft trong ô

Profile nhập các thông số tiếp theo trong các menu

Start/End Constraints, Guide curves, Options

 nhấn để kết thúc.

 Profiles: Nhập các biên dạng tại các sketch theo


Thứ tự muốn tạo Loft.

 Start/End Constraints: Điều khiển tính tiếp tuyến


tạo hình cho biên dạng đầu tiên và biên dạng cuối cùng

38
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

 None: Không điều khiển tính tiếp tuyến


 Direction Vector: Điều khiển tính tiếp tuyến phụ thuộc
vào bề mặt được chỉ ra. Trình tự thực hiện:

 Chỉ ra một mặt để điều khiển tính tiếp tuyến

 Xác định góc

 Xác định độ cao của vector tiếp tuyến

VD: hai hình trên là hai ví dụ về biên dạng nếu chọn hai đường dẫn khác
nhau.

 Normal To Profile: Tương tự như trường hợp Direction Vector. Nhưng


Vector tiếp tuyến lúc nào cũng vuông góc với biên dạng đầu tiên hay cuối
cùng.

None Normal To Profile

39
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
 Guide Curves: Lựa chọn này để quét các
biên dạng theo các đường dẫn

 Options :
 Merge tangent faces: Các mặt tiếp tuyến với các
phần tử.
 Close loft : Dùng để nối tiết diện đầu và tiết diện
cuối thành một vòng kín.

Không dùng Close loft Dùng Close Loft

VD: Hai hình trên có cùng biên dạng Sketch và cùng thứ tự trong Profile.

 Show Preview : xem trước kết quả.

3.17 LỆNH LOFT CUT

Lệnh dùng để trừ đi một phần vật liệu. Cách thực hiện lệnh và các thông số đều
giống như lệnh LOFT BOSS/BASE.

Cách thao tác: vẽ trước biên dạng cần cắt bỏ Chọn biên dạng tại menu Pofile
Xác định các thông số: Start/End Constraints, Guide curves, Options  nhấn để
kết thúc lệnh.

40
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
3.18 LỆNH BOUNDARY BOSS/BASE

Tạo ra khối Solid bằng cách quét các đường Curves,


Edges, Sketch Point theo 1 hướng hoặc 2 hướng. Có thể sử
dụng Boundary như lệnh Swept. Có thể sử dụng một điểm
quét đến 1 đường cong theo một hướng, giống như Loft từ
một điểm. Nói cách khác nó là tổng hợp của 2 lệnh Loft và
Swept, nhưng lệnh Boundary Surface làm có nhiều tính năng
hơn.

 Direction 1: chọn các đường Curves, Edges cần quét theo hướng 1
 Direction 2: chọn các đường Curves, Edges cần quét theo hướng 2

 Menu Option and Preview:

 Merge tangent faces: các mặt tiếp xúc với phần tử.
 Show preview: Xem trước

 Menu Display:

 Mesh preview: Hiển thị lưới trên Surface


 Mesh density: Nhập số vào để tăng thêm mật độ mắt lưới
 Zebra stripes: Chế độ tô bóng sọc vằn
 Nếu check vào Curvature combs sẽ xuất hiện:

 Direction 1: Hiển thị lưới quét theo Direction


 Direction 2: Hiển thị lưới quét theo Direction 2
 Scale: điều chỉnh tỉ lệ khoảng cách trên đường Curve
 Density: điểu chỉnh mật độ lưới hiển thị trên đường
Curves.

 Menu direction.

41
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
 None: là hướng mặt tại các đường cong được
chọn chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi vị trí của các
đường cong thứ hai.
 Direction Vector: có thể sử dụng một mặt phẳng,
axis, temp axis, cạnh tuyến tính hoặc sketch để thành
lập một hướng
 Normal To Profile: hướng surface tại đường cong
được chọn đến vuông góc với mặt phẳng sketch. Đương
nhiên, điều này chỉ áp dụng cho sketch 2D.

3.19 LỆNH DRAFT

Lệnh dùng để tạo góc thoát khuôn cho khối Solid 3D.

 Có 3 kiểu Draft
a) Neutral Plane: Chỉ ra một mặt để xác định hướng Draft.
Hướng Draft là hướng vuông góc với mặt Neutral Plane được chỉ ra.
Cách thao tác: chọn mặt Neutral Plane (mặt chuẩn ) Chọn các mặt cần tạo góc
thoát nhập góc thoát khuôn.

42
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

 Hộp thoại của nó sẽ có dạng

• Draft angle : góc giữa mặt phẳng,mặt phẳng di động sau khi tạo và mặt
phẳng di động ban đầu.
• Reverce direction : mặt phẳng cố định.tức là kích thước của mặt này sẽ không
thay đổi.

• Faces to draft : mặt phẳng di động.tức là kích thước của mặt này sẽ thay
đổi.

 Các kiểu Face Propagation

None : Chỉ tạo góc Draft


cho mặt được chỉ ra.

b) Parting Line : (Vuốt theo đường thẳng)


Chú ý: đường thẳng vuốt phải nằm trong mặt
phẳng song song hay nằm trên mặt phẳng cố định
và nó phải thuộc khối đó.

43
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

• Along tangent : vật thể


sẽ vuốt theo 1 chiều của
mặt di động.
Nếu mặt vuốt có chiều mũi
tên đi lên thì mặt song song
với mặt cố định sẽ tăng lên
hay vật thể sẽ vuốt to ra.

All faces: tất cả các mặt


vuông góc với mặt cố định
thì sẽ tham gia tạo vuốt.

Inner faces: vuốt tất cả các


mặt Neutrul Plane và mặt
song song với mặt chính
mà không cùng phía với
mặt di động

Outer Faces: Tạo Draft


cho tất cả các mặt bên
ngoài Neutral Plane và
thích hợp với hướng Draft

 Direction Of Pull: Chọn mặt để xác định hướng Draft

 Parting Lines : Chọn cạnh để xác định hướng Draft


 Other Face: Chọn mặt Draft khác.
 Allow reduced Angle: Cho phép giảm góc Draft để
44
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
thực hiện việc Draft dễ dàng hơn
 Các lựa chọn khác tương tự như Neutral Plane

 c)Step Draft :Draft dạng bậc, đối với kiểu Neutral Plane hay Parting Lines góc
Draft được tính từ mặt Neutral Plane hay Parting Lines. Step Draft thì góc Draft
được tính từ mặt Direction of Pull nên khi ta chỉ ra Parting Lines để giới hạn mặt
Draft thì nó sẽ có dạng bậc. Xác định mặt để xác định hướng Draft

Cách thao tác: Chỉ ra cạnh để xác định mặt bị Draft Nhập góc Draft Nhấn
để kết thúc lệnh.

45
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

PHẦN BÀI TẬP.

Hình 1

Bước 1: Chọn 1 Sketch và vẽ lại

biên dạng như (hình 1.a)

hình 1a

Nhấn để cắt 2 cạnh bên (hình 1b) Dùng lệnh Fillet để bo cạnh
với bán kính R=0.19.(hình 1c)

46
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
Qua Tab Features  nhấn  nhập độ dày bằng 1.25 mm.

Hình 1d Hình 2.a

Bước 2: Tạo khối trụ.

Chọn mặt phẳng và nhấn

Sketch (hình 2.a) nhấn Ctr+8

Để xoay hướng nhìn đối diện

 tạo một đường tròn có

đường kính D=1.5 mm.(hình 2.b). Hình 2.b

Tại Tab Features  nhấn theo 2 hướng hướng 1 với D=0.5mmhướng 2


với D=1.5mm (hình 2c).

Hình 2.c
47
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
Chọn tiếp một mặt phẳng để tạo Sketch vẽ đường tròn thứ 2có đường kính D= 0.75
mmnhấn Extruded Cut  nhập chiều sâu cắt là 2 mm.

Đối với 2 lỗ tiếp theo ta cũng chọn mặt phẳng tương ứng để tạo Sketch nhấn Extruded
Cut  nhập chiều sâu cắt là 2 mm.

Chi tiết cuối cùng

48
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

BÀI 2:

Bước 1: Chọn Right plane và tạo

một Sketch vẽ lại biên dạng như (hình 2.a)

Hình 2.a

Tiếp đến nhấn và chọn như hình 2.b

49
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

Hình 2.b

Bước 2: Chon Top Plane và vẽ một Sketch như hình 2.c sau đó dùng lệnh Trim để cắt
cạnh không cần thiết được hình 2.d

Hình 2.c hình 2.d

Vẽ thêm một đường

tròn đồng tâm

có đường kích là 3mm

Chuyển qua tab Features nhấn chọn  nhập độ dày là 1.75 mm với chế độ Mid
Plane.

50
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

Bước 3: Tại tab Features, nhấn chọn Reference Geometry/Plane

 chọn hai mặt như hình để tạo một plane ngay chính giữa.

Chọn tiếp mặt trên của khối trụ để tạo một sketch sau đó vẽ một đường line (chú ý các
ràng buộc).

Tạo tiếp một Plane vuông góc với Face 1 và đi qua line 3.

51
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

Tại Plane vừa tạo  vẽ thêm một đường line






Chọn lệnh Extruded

Nhập chiều dài 8.75 mm

52
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
chọn lệnh Circular Pattern để sao chép ra 4 khối còn lại.

53
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

CHƯƠNG 4: CÁC LỆNH THIẾT KẾ MẶT PHẲNG

Trong mặc định của phần mềm


Solidworks sẽ không hiện sẵn những
lệnh này. Để tiện sử dụng lệnh ta
thực hiện như sau: nhấn chuột phải
vào bất kỳ tab trên thanh công cụ
chọn Surfaces. (Hình 4)

Hình 4

4.1 LỆNH EXTRUDED SURFACE

Tạo bề mặt bằng cách quét tiết diện theo phương vuông
góc. Lệnh này có chức năng tương tự nhu lệnh Extruded
Boss/Base nhưng mô hình thu được là dạng mặt cong.

Cách thao tác: Nhấn chọn Insert  Surface


Extrucd..-->chọn biên dạng nhập thông số  nhấn để
kết thúc.

(Hoặc nhấn )

54
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

55
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
4.2 LỆNH THICKEN

Làm tăng bề dày của bề mặt (Surface) đã chọn.

Cách thao tác: Nhấn  chọn surface


nhập thông số  nhấn để kết thúc

: nhấp chọn Surface.

: nhập bề dày cho Surface.

Trong Thickness chọn.

Thicken Side1 : tăng bề dày vật thể về phía trái.

Thicken both Side : tăng bề dày vật thể về hai phía.

Thicken Side2 tăng bề dày vật thể về phía phải.

Chú ý: Đối với trường hợp sử dụng Thicken both Side thì bề dày sẽ tăng gấp đôi

giá trị được chọn.

56
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

4.3 LỆNH REVOLVED SURFACE:

Dùng để tạo bề mặt tròn xoay. Lệnh này có chức năng


tương tự như lệnh Revolved Boss/Base nhưng mô hình thu
được là dạng mặt cong.

Cách thao tác : Insert  Surface  Revolved Surfaces


(Hoặc chọn trên thanh công cụ Surfaces)  chọn biên
dạng  nhập thông số  nhấn để kết thúc

4.4 LỆNH SWEEP SURFACE

Dùng để tạo mặt cong bằng cách quét biên dạng theo
một đường dẫn. Lệnh này có chức năng tương tự nhu lệnh
Revolved Boss/Base nhưng mô hình thu được là dạng mặt
cong.

Cách thao tác :chọn trên thanh công cụ


Surfaces, hoặc vào Insert  Surface Sweep Surfaces 
chọn biên dạng chọn đường dẫn  nhấn để kết thúc.

57
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

Trong bảng Option xác định các kiểu tạo biên dạng của Sweep.

Follow Path: biên dạng sẽ được tạo với đường dẫn một
góc không đổi(hình 5.4b)

Keep normal Constant: Nếu ta muốn tất cả các mặt trên


Surfacetừ điểm đầu đến điểm cuối đều song song với mặt
phẳng chứa biên dạng ban đầu.

Follow path and 1st Guide Curve: Tạo các biên dạng theo một đường dẫn và một đường
cong phụ trợ.

Follow 1st and 2 nd Guide Curve: Tạo các biên dạng


theo một đường dẫn và hai Show preview: thể hiện
Surfacetrong quá trình tạo.

Trong hộp thoại Guide Curve.

Chọn thêm các đường cong Curvelàm đường dẫn để quét tạo ra các Surfacecó hình

dáng phức tạp hơn.

Chọn Merge Smooth Face:Làm cho bề mặt của


Surfaceđược cong trơn tại các điểm gãy khúc.

Trong hộp thoại Start/ End Tangency.

Start Tangent type (tiếp tuyến của bề mặt tại biên dạng đầu).

None: không tạo tiếp tuyến.

58
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
Path Tangent: tiếp tuyến của bề mặt tại biên dạng đầu vuông góc với đường dẫn (path)

4.5 LỆNH LOFT SURFACE

Lệnh loft surface dùng để tạo những mô hình có biên


dạng phức tạp bằng cách nối các biên dạng trên các mặt khác
nhau. Lệnh này có chức năng tương tự nhu lệnh Loft
Boss/Base nhưng mô hình thu được là dạng mặt cong.

Cách thao tác : Chọn trên thanh công cụ


Surfaces, hoặc vào Insert  Surface Lofted Surface.

Chú ý

Lệnh Loft không hạn chế số biên dạng vẽ phác, số biên dạng
vẽ phác phải có ít nhất từ hai trở lên và phải nằm trên các
mặt phẳng khác nhau.

Khi tạo vật thể thì thể tích của các vật thể không được giao
nhau.

Các biên dạng Profile có thể hở hoặc kín.

59
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

60
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

4.6 LỆNH BOUNDARY SURFACE

Dùng để tạo những bề mặt với biên dạng phức tạp


bằng cách kéo dài mặt bề mặt theo hai hướng (Direction 1
và Direction 2). Lệnh này có chức năng tương tự như lệnh
Boundary Boss/Base nhưng mô hình thu được là dạng mặt
cong.

Cách thao tác : nhấp vào biểu tượng hay


vào Insert  Surface  Boundary Surface

4.7 LỆNH FILLED SURFACE.

Làm đầy bề mặt Surface.

Cách gọi lệnh : Chọn trên thanh công cụ


Surfaces hoặc vào Insert Surface  Filled Surface.

Trong bảng Patch Boundary Xác định đường viền (Sketch,


Solid Edges, Curve).

Patch Boundary : Chọn các Entities trong dùng để


vá mặt (các Entities có thể thuộc Sketch 2D , hoặc 3D).

Thường được dùng trong các trường hợp :

Tạo một mặt để phủ đầy (vá) một khoảng trống của Body.

Phủ kín các Holes , hoặc lổ trống trong khuôn .

61
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
Tạo các bề mặt phức tạp trong thiết kế các chi tiết Công nghiệp (như Body , Canopy ,
Fuselages)

Trong bảng Edge setting có các lựa chọn sau:

Alternate Face: thay đổi bề mặt trong quá trình tạo độ cong cho
bề mặt vật thể (Solid).

Contact:Tạo bề mặt Surfacetrong vùng giới hạn.

Tangent: Tạo bề mặt Surfacetrong vùng giới hạn, nhưng nó lại tiếp tuyến với đường viền
nằm trên mặt đã chọn (Alternate Face).

Curvature Control: Điều khiển độ cong của bề mặt

Apply to all Edges: Các cạnh được chọn sẽ co duy nhất cùng
chức năng như Tangent hay Contact (còn nếu như không
chọn trường hợp trên thì các cạnh được chọn có thể sẽ có hai
chức năng Tangent hay Contact cùng lúc).

Optimize Surface: Giúp cho quá trình tạo bề mặt Surfaceđược


thuận lợi và nhanh chóng, tăng độ ổn định bề mặt Surfacekhi
liên kết với vật thể.

Show Preview: Thể hiện bề mặt Surfacetrong quá trình thực


hiện lệnh.

Preview Mesh:Thể hiện các mắt lưới trong quá trình tạo.

Trong bảng Options: Các tùy chọn

Fix up boundary: Tự động điền đầy phần Curve bị thiếu để


tạo surface hay tự động Trim bỏ bớt đi phần curve thừa trong
boundary để tạo surface.

62
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
.

Trim bỏ phần curve thừa của Điền đầy phần curve


green surface để tạo red surface thiếu để tạo red surface

4.8 LỆNH PLANAR SURFACE

Dùng để tạo mặt phẳng bên trong một Boundary kín.

Cách thao tác : Nhấn  chọn


biên dạng kín nhập thông số  nhấn để kết thúc lệnh.

4.9 LỆNH OFFSET SURFACE:

Dùng để tạo surface bằng cách Offset một mặt sẵn có

Cách thao tác : Nhấn  Chọn các


mặt để offset  nhập thông số  nhấn để kết thúc
lệnh.

63
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

Các tùy chọn:

Surface or Face to offset : Chọn mặt phẳng hoặc mặt cong để tạo mặt song song

Flip Direction : Đổi hướng Offset

Offset distance: Nhập khoảng cách Offset

4.10 LỆNH KNIT SURFACE

Dùng để nối các Surface để tạo thành một Surface.

Cách thao tác : Nhấn 


Chọn các Surfaces để nối lại với nhau nhấn
để kết thúc
lệnh.

Các tùy chọn:

Surfaces and Faces to Knit : Chọn các mặt để nối lại


với nhau.

Try to form solid: Chuyển surface thành solid nếu đó là surface kín.

Mô hình ban đầu Kết quả

64
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
4.11 LỆNH EXTENDED SURFACE.

Dùng để kéo dài một mặt cong.

Cách thao tác : Chọn trên thanh


công cụ Surfaces ( hoặc vào Insert  SurfaceExtended
Surface.)

Trong bảng Edge/ faces to Extend chọn bề mặt, đỉnh


hay cạnh Surface làm hướng kéo.

Trong bảng End Condition có 3 kiểu chọn:

Distances : nhập giá trị cần kéo.

Up to Point :chọn một điểm trong vùng đồ họa để kéo mặt Surface.(Chọn

cạnhtrong bảng Edge/ faces to Extend).

Up to Surafce : Kéo mặt Surfaceđến một mặt phẳng (Plane, Surface)đã xác

định trong vùng đồ họa.

Trong bảng Extension type chọn.

Same Surface: Bề mặt được kéo sẽ có biên dạng như bề mặt ban đầu.

Linear : Bề mặt được kéo sẽ tiếp tuyến với mặt cong ban đầu.

Chọn cạnh Chọn mặt Chọn chế độ


Same Surface

65
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
4.11 LỆNH TRIM SURFACE.

Dùng để cắt bỏ phần Surface không mong muốn.

Cách thao tác: Chọn trên thanh công cụ


Surfaces ( hoặc vào Insert  Surface Trim Surface.)
Chọn surface Trim và chọn Surface bị Trim Chọn các thông
số Nhấn để kết thúc lệnh.

Trong bảng Trim Type có hai cách lựa chọn:

Standard: Trim tool có thể là một Surface, một sketch, một


planar face,...

Mutual: Trim Tool cắt lẫn nhau.

Trong bảng Selections có:

Trim tool: Chọn đối tượng làm công cụ cắt.

Keep Selections: Phần chọn sẽ là phần giữ lại

Remove selections: Phần chọn sẽ là phần bỏ đi

Piece to keep: Chọn phần giữ lại

Trong bảng Surface Split Options có:

Split all: Thể hiện tất các các cạnh cắt có thể

Natural: Cạnh cắt kéo dài theo phương tiếp tuyến

Linear: Cạnh cắt kéo dài theo phương ngang.

Phần cắt bỏ

Phần giữ lại

66
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
4.12 LỆNH UNTRIM:

Dùng để điền đầy các Surface bị khuyết. Đặc biệt là


đối với các lỗ trên mặt cong, với LỆNH UNTRIM chúng sẽ
được điền đầy một cách tự nhiên. Lệnh có chức năng điền
đầy tương tự như lệnh Filled surface ).

Cách thao tác :Chọn trên thanh công


cụ Surfaces (hoặc vào Insert  Surface  UnTrim Surface.)
 Chọn Face hay edges để Untrim  Xác định các thông
số nhấn để kết thúc lệnh.

Khi nhấn vào một bề mặt thì hộp options hiện lên các lựa
chọn:

All edges: chọn tất cả các cạnh trên mặt phẳng Surfaceđể
untrim.

Internal edges: chọn các cạnh ở phía trong bề mặt Surfaceđể


untrim.

External edges: chọn các cạnh ở phía bên ngoài bề mặt Surface để untrim.

4.13 LỆNH RULED SURFACE:

Dùng để kéo dài surface từ các cạnh của surface theo một phương được khai báo trong
hộp thoại.

Cách thao tác: Nhấn vào biểu tượng (hay vào Insert Surface
Ruled surface)Chọn Type để xác định hướng kéo dài của surfaceChọn cạnh kéo dài 
Xác định các thông số  nhấn để kết thúc lệnh.

67
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
Trong hộp Type có:

Tangent to Surface: Surface được tạo ra tiếp tuyến với Surface

cùng cạnh có trước.

Normal to Surface: Surface được tạo ra vuông góc với Surface


cùng cạnh có trước.

Tapered to Vector: Surface được tạo ra có góc côn


với Surface cùng cạnh có trước và phương được xác
định bởi một mặt phẳng.

68
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
Perpendicular to Vector: Surface được tạo ra vuông góc với vector được chỉ ra.

Sweep: Surface được tạo ra là một Sweep surface quanh biên dạng của cạnh surface có trước.

Distance/Direction: Nhập khoảng cach hay góc côn.

Trong hộp Options:

Trim and knit: Trim và Knit surface

Connecting surface: Tạo surface giữa các góc.

69
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

CHƯƠNG 5 : XUẤT BẢN VẼ

5.1 TẠO BẢN VẼ TIÊU CHUẨN.

Bản vẽ tiêu chuẩn là bản vẽ đã được thiết kế theo chuẩn chung được quy định.

Cách gọi lệnh : nhấn New Drawing OK hoặc nhấn File\New\Drawing

a, Chọn chuẩn cho khổ


giấy, nếu muốn chọn
chuẩn khác  nhấn
Browse để mở thư viện
và chọn chuẩn.

b, nhấn Ok để vào môi


trường Drawing.

Hình 1a

5.2 TẠO BẢN VẼ THỦ CÔNG.

Được dùng để tạo thiết kế riêng cho tiêu chuẩn của từng công ty.

Cách gọi lệnh : nhấn New Drawing OK hoặc nhấn File\New\Drawing

Xuất hiện MeNu (như hình 1a).

Chọn khổ giấy trong khi Standard sheet size để lấy khổ giấy  chọn Custom sheet
size  OK.
70
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
a) Nhấn để thoát khỏi chế độ Model View

b) Right click lên Sheet1\Edit Sheet Format.

c) Vào Sketch dùng các công cụ vẽ để thiết kế

d) Vào Annotation\Note để tạo văn bản.

VD:

71
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
e)Thoát chế độ Sheet Format: Right click Sheet1\Edit
sheet

f)Lưu bản vẽ phi tiêu chuẩn: File\Save Sheet Format…

5.3 CÁC LỆNH TẠO HÌNH CHIẾU:

5.3.1 Lệnh Model View

Theo mặc định, khi bắt đầu vào bản vẽ hai chiều,
SolidWorks sẽ kích hoạt lệnh

Model View. Ta cũng có thểgọi lệnh này từ thanh công


cụ Drawing hoặc Menu Insert.

Cách gọi lênh: nhấn vào biểu tượng Model view tại tab View Layout hoặc tại
Toolbar Menu Drawing Insert/ Drawing View/ Model .

Lệnh Model View dùng đểtạo các hình chiếu của mô hình ba
chiều đã tạo. Sau khi gọi lệnh

hộp thoại Model View xuất hiện.

a) Nhấn vào nút Browse để chỉ ra đường đến chi tiết cần
chiếu.

b) Chọn một điểm trên khổ giấy để xác định điểm đặt cho
hình chiếu.

c) Chọn các Options trong hộp thoại như: Orientation,


Import options, Options, Display style, Scale, …

d) Click Ok

72
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
Orientation: Xác định hướng nhìn cho hình chiếu

 Top
 Front

 Right  Left

 Bottom  Back

 Isometric  Dimetric và
Trimetric: 2 hướng
nhìn 3D còn lại

c. Import options: Click chọn chức năng này để chọn các ghi chú ta muốn đưa vào các hình
chiếu gồm có:

 Design annotations: thể hiện các ghi chú trong thiết kế.

 DimXpert annotations: thể hiện kích thước DimXpert

 Include items from hidden features: thể hiện các thành


phần ghi chú trên đối tượng bị ẩn.

d. Display style: cách thể hiện các đường nét của mô hình chiếu

 Wrieframe

 Hidden lines visible

 Hidden lines removed

 Shaded with edges

 Shaded
73
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
e. Scale: Xác định tỉ lệ cho hình chiếu

 Use sheet scale: Tỉ lệ của hình chiếu phụ thuộc vào việc xác định tỉ lệ cho sheet

 Use custom scale: Tỉ lệ hình chiếu phụ thuộc vào sự lựa chọn của người dùng.

g. Dimension Type: Xác định cách lên kích thước cho hình chiếu

 Projected: lên kích thước dạng 2D

 True: lên kích thước dạng 3D cho các mô hình isometric, dimetric, and trimetric.

h. Cosmetic Thread Display: chất lượng thể hiện đường ren ảo.

5.3.2 Lệnh Standard 3 View

Dùng để tạo ba hình chiếu cơ bản: chiếu đứng, chiếu


bằng và chiếu cạnh của mô hình.

Cách gọi lệnh: nhấn hộp thoại Standard 3


View xuất hiệnNhấn nút Browse… để làm xuất hiện hộp

thoại Open.

a. Dẫn tới thư mục chứa file mô

hình ba chiều nhấn Open

b. Double click vào hình chiếu đứng và chọn các Options trong hộp thoại như: Orientation,
Import options, Options, Display style, Scale, …

c.Click Ok

74
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

5.3.3 Lệnh Projected View

Lệnh Project View dùng để tạo các hình chiếu vuông góc từ hình chiếu cơ sở đã có.

Cách gọi lệnh :Nhấn hộp thoại Project View xuất hiệnnhấp chọn
hình chiếu đã có ( khi đó các hình chiếu xuất hiện gắn liền với con trỏ chuột.) Di chuyển
con trỏ chuột tới vị trí thích hợp cần tạo hình chiếu Nhấp chọn các điểm để tạo hình chiếu
Nhấn để kết thúc lệnh.

5.3.4. Lệnh Auxiliary View:

Lệnh Auxiliary View dùng để tạo hình chiếu phụ bằng


cách chiếu từ một cạnh hoặc một đường trong hình chiếu cơ sở.

Cách gọi lệnh : Từ Toolbar Menu Drawing Insert/


Drawing View/ Project View hoặc

nhấn  hộp thoại Auxiliary View xuất hiện chọn


một cạnh để định hướng chiếu cho hình chiếu phụ ( Khi đó, hình chiếu phụ xuất hiện gắn
liền với con trỏ chuột). Nhấp chọn một điểm để xác định hình chiếu phụ Nhấn để kết
thúc lệnh.

75
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

5.3.5. Lệnh Section View:

Lệnh Section View dùng tạo hình cắt.

Cách gọi lệnh: Nhấn hộp thoại


Section View xuất hiện  nhấp chọn các điểm để xác định
đường cắt ( Khi đó hình cắt sẽ xuất hiện gắn liền với con
trỏ chuột) Nhấp chọn một điểm để đặt hình cắtnhấn
để tạo hình cắt.

5.3.6 Lệnh Align Section View:

Lệnh Align Section View dùng để tạo


các hình cắt xoay.

Cách gọi lệnh: Nhấn


 hộp thoại Section View xuất hiệnNhấp
chọn các điểm để xác định đường cắt Nhấp
chọn một điểm để đặt hình cắt nhấn để tạo
hình cắt.

5.3.7 Lệnh Detail View

Lệnh Detail View dùng để tạo hình trích.

Cách gọi lệnh: Nhấn  hộp thoại Detail View xuất hiện nhấp chọn các
điểm xác định tâm và bán kính của phần cần trích Nhấp chọn một điểm để đặt hình trích
 nhấn để tạo hình cắt.

76
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

Trong đó kiểu Detail circle: Xác định kiểu thể hiện cho
đường tròn bao của hình trích, thay đổi kí hiệu cho
hình trích và chọn Font cho kí hiệu của hình trích. Sau
đây là các kiểu thể hiện cho đường tròn bao:

77
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

5.3.8 Lệnh Broken – out Section:

Lệnh Broken – out Section dùng để tạo hình cắt riêng phần.

Cách gọi lệnh: Nhấn  hộp thoại Broken – out Section xuất hiện
nhấp chọn các điểm để xác định biên dạng của hình cắt riêng phần (các điểm phải

tạo thành biên dạng kín) Nhấn nút để kết thúc lệnh.

5.3.9 Lệnh Break View

Lệnh Break View dùng tạo hình chiếu thu gọn.

Cách gọi lệnh: Nhấn  nhấn chọn hình chiếu cơ sở cần tạo hình trích nhấn chọn
2 điểm để xác định đoạn trên chi tiết cần cắt bỏ để tạo hình trích

Có 2 chế độ Breake Line:

Break Line nằm thẳng đứng.

Break Line nằm ngang.

Gap size: định khoảng cách giữa hai đường Break Line

Và 5 kiểu như sau:

 Straight cut :đường thẳng.


 Curve cut :đường cong
 Zig Zag Cut : đường zig zag.
 Small Zig Zag Cut :đường zig zag nhỏ.

78
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

Kiểu Curve cut Kiểu Straight

79
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

CHƯƠNG 6: ASSEMBLY

6.1 ĐƯA CHI TIẾT VÀO MÔI TRƯỜNG ASSEMBLY

Khi khởi động môi trường assembly cần đưa chi tiết

vào lắp ráp nhấn Browse các chi tiết tiếp theo

nhấn Insert Components

 Xoay và di chuyển chi tiết

: di chuyển chi tiết.

: xoay chi tiết

6.2 LỆNH MATE

Lệnh này sẽ cho phép ta tạo các rang buộc hạn chế một số bậc tự do tương đối giữa
các chi tiết với nhau tức ghép các chi tiết theo một ràng buộc cụ thể theo cơ cấu và máy cụ
thể. Lệnh này cho phép tạo các mối ghép sau:

CÁC MỐI LẮP THÔNG DỤNG:

 Standard Mates :

1. Coincident : Lắp 2 cạnh hay 2 mặt trùng nhau.

2. Parallel : Lắp 2 cạnh hay 2 mặt song song nhau.

3. Perpendicular : Lắp 2 cạnh hay 2 mặt vuông góc nhau.

4. Tangent : Ràng buộc tiếp xúc.

5. Concentric : Lắp 2 lỗ, 2 trục hay lỗ với trục đồng

tâm nhau.

80
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
6. Lock : Cố định 2 chi tiết tại một vị trí.

7. Distance : Xác định khoảng cách giữa 2 bề mặt hoặc 2 cạnh.

8. Angle : Xác định góc giữa 2 bề mặt hoặc 2 cạnh.

 Mechanical Mates: ràng buộc các kết cấu cơ khí.

9. Gear : Lắp 2 bánh răng ăn khớp với nhau.

nhấp chọn hai bánh răng  nhập tỉ số truyền vào ô Ratio.

10. Cam : lắp ráp cam và cần đẩy trong cơ cấu cam.

Nhấp chọn các bề mặt cam và cần sẽ tiếp xúc nhau  nhấn để kết thúc quá
trình lắp.

11. Rack and Pinion : Lắp thanh răng và bánh răng.

o Đối với thanh răng ta chọn một cạnh tuyến tính, đường phác thảo, đường tâm,
trục hoặc khối trụ.
o Đối với bánh răng ta chọn mặt trụ, cạnh hoặc cung tròn, đường tròn hoặc cung
tròn phác thảo, trục hoặc mặt Revolved.

12. Screw : Ràng buộc hai đối tượng đồng tâm,

và thêm vào quan hệ bước giữa đối tượng xoay và trục

xoay.

Ở dòng Revolutions nhập vào sốvòng xoay,

Ở dòng Distance/revolution: nhập vào khoảng cách bước.

13. Universal Joint : Ghép khớp nối cardan, sự quay một thành phần quanh trục của

nó được điều khiển bởi sự quay của thành phần khác xung quanh trục của nó.

81
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
 Advanced Mates: các ràng buộc nâng cao.

14. Symmetric :Ràng buộc đối xứng 2 đối tượng qua một mặt phẳng, hoặc mặt của

đối tượng.

15. Width : tâm của bềrộng tạo giữa 2 thành bên.

16. Path Mate : Ràng buộc một điểm trên đối tượng thành phần đến đường dẫn.

17.Linear/Linear Coupler : Thiết lập ràng buộc giữa một đối tượng chuyển động

với một đối tượng chuyển động khác.

18. Xác định khoảng cách bắt đầu và góc bắt đầu .

Cách thao tác : nhấn chuột vào biểu tượng  xuất hiện hộp thoại như hình 4.2

Nhấn chuột vào ô này và chọn cạnh,

face hoặc cạnh để thực hiện mối lắp.

Chọn các ràng buộc tương ứng với mối lắp ráp.

6.3 NHÓM LỆNH TẠO DÃY

Tạo dãy các chi tiết trong mô hình lắp ráp

a. Tạo dãy sắp xếp theo hàng và cột:

Lệnh Linear Pattern dùng để sao chép các chi tiết trong mô hình lắp ráp theo hàng
và cột.

Cách gọi lệnh: Toolbar Menu Insert/ Pattern Component/Linear Pattern

82
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
Sau khi gọi lệnh hộp thoại Linear Pattern xuất hiện. Các lựa chọn và thao tác để sao
chép

các đối tượng theo hàng và cột như sau:

 Trong khung Direction 1:


o Ô 1 : chọn hướng tạo dãy theo cột.
o Ô 2: Giãn cách giữa các đối tượng theo cột.
o Ô 3 : Số đối tượng theo cột được tạo ra.
 Trong khung Direction 2 :
o Ô 4 : Chọn hướng tạo dãy theo hàng.
o Ô 5 : Giãn cách giữa các đối tượng theo hàng
o Ô 6 : Số đối tượng theo hàng được tạo ra.
 Trong khung Components to Pattern :
o Ô 7 : nhấp chọn đối tượng cần nhân bản.
 Trong khung Instance to Skip :
o Ô 8 : nhấp chọn đối tượng cần lược bỏ.

VD: Tạo dãy đối tượng thành 3 cột 5 hàng.

Bước 1 : Nhấn New  chon Assembly  đưa đối tượng vào môi trường lắp ráp.

Bước 2: Nhấn chọn  điền các thông số vào các ô tương ứng như
đã nêu ở trên nhấn để kết thúc lệnh .

83
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473
b. Tạo dãy sắp xếp quanh tâm

Lệnh Circular Pattern đểsao chép các chi tiết trong mô hình lắp ráp theo dãy tròn.

Cách gọi lệnh : Toolbar Menu Insert/ Pattern Component/Circular Pattern

hoặc nhấn trên thanh công cụ.

Sau khi gọi lệnh hộp thoại Circular Pattern xuất hiện .

Các lựa chọn và thao tác như Linear Pattern.

c. Lấy đối xứng:

Lệnh Mirror Components dùng đểlấy đối xứng các chi tiết hoặc cụm chi tiết trong
mô hình lắp qua một mặt phẳng.

Cách gọi lệnh :Toolbar Menu  Insert/ Pattern Component/Mirror Component

Hoặc nhấn trên thanh công cụ.

Sau khi gọi lệnh hộp thoại Mirror Components xuất hiện nhấp chọn mặt phẳng đối

xứng nhấp chọn các chi tiết cần lấy đối xứng  chọn các chi tiết lấy đối xứng  nhấn
để kết thúc lệnh.

Bài tập :

Hướng dẫn vẽ và lắp ráp đèn bàn.

84
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

Chân đèn:
 Tạo Sketch  nhấn tạo
đường tròn đường kính = 152,4
mm

 Extrucded đường tròn


với độ dày = 15.24mm

nhấn để kết thúc lệnh.

 Nhấn nhập bán kính = 7.62


mm.

nhấn để kết thúc lệnh.

 Xoay khối và chon Face 1 để


tạo một sketch vẽ 1 đường tròn
đường kính = 160.02 mm.

nhấn để kết thúc lệnh.

85
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

 Extrucded đường tròn


với độ dày = 5.08 mm.

nhấn để kết thúc lệnh.

 Nhấn nhập bán kính = 2.54


mm.

nhấn để kết thúc lệnh.

 Chọn mặt trên để tạo một


sketch vẽ 1 đường tròn đường
kính = 160.02 mm.

 Extrucded đường tròn


với độ dày = 5.08 mm.

nhấn để kết thúc lệnh.

 Tạo 1 sketch trên Face 2 và vẽ


cung tròn như hình bên.

 Nhấn  nhập chiều sâu


cắt = 2.54 mm.

nhấn để kết thúc lệnh.

 Nhấn nhập bán kính = 2.54


mm.

nhấn để kết thúc lệnh.

86
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

 Tạo 1 sketch và vẽ lại biên


dạng như hình

 Extrucded đường
tròn = 7.62 mm và thin= 2.54

nhấn để kết thúc lệnh.


 Chọn mỗi mặt trên tạo một
sketch vẽ 3 đường tròn đường
kính = 5.08 mm.

 Nhấn  nhập chiều sâu


cắt = 2.54 mm.

 nhấn để kết thúc lệnh.

 Tạo 1 sketch và vẽ lại


biên dạng như hình

 Extrucded và
nhập độ dày= 2.54 mm

nhấn để kết thúc


lệnh.

87
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

Tạo 1 sketch và vẽ lại biên dạng


như hình

 Extrucded và
nhập độ dài= 254 mm
nhấn để kết thúc lệnh.
 Nhấn

 Nhập bề dày cho thành =


1,27mm

Chọn một mặt trên thanh vừa tạo


 vẽ sketch với 2 lỗ có D= 5,08
mm

 Nhấn  nhập
chiều sâu cắt = 6 mm.

88
Giáo trình Solidworks – Pham Hau : 0902990473

You might also like