BẠN CHẠT VĂ HIá N TÆ Á NG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG

-Bản chất là phạm trù triết học dung để chỉ tổng thể các mối lien hệ khách quan, tất nhiên tương đối ổn
định ở bên trong, quy định sự vận động và phát triển của đối tượng và thể hiện mình qua các hiện tượng
tương ứng của đối tượng

( Phần vd có thể ko cho vào slide cho đỡ dài, nhưng đứa thuyết trình bắt buộc phải học thuộc; hoặc cũng
có thể làm slide riêng sau slide định nghĩa rồi chèn ảnh vào cũng ổn)

Vd: Bản chất của giai cấp tư sản là bóc lột giai cấp công nhân và người lao động bằng các quy luật như
quy luật giá trị thặng dư, quy luật lợi nhuận,…

-Hiện tượng là phạm trù triết học dung để chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương
dối ổn định ở bên ngoài, là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của bản chất đối tượng

Vd: Bản chất của xã hội tư bản là sự mâu thuẫn giữa tính xã hội lực lượng sản xuất và tính chất chiếm
hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất. Bản chất đó được thể hiện thông qua các hiện tượng như nạn thất
nghiệp, đời sống khổ cực của giai cấp vo sản và người lao động, sự giàu có của giai cấp tư sản.

– Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:

-Qua ví dụ đã nêu, ta thấy rằng Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan trong mối liên hệ hữu cơ,
có xu hướng hòa hợp với nhau, cái này không thể tồn tại nếu thiếu cái kia.

-Bản chất là cái bên trong chỉ được biểu hiện thông qua hiện tượng. Hay nói cách khác, hiện tượng luôn
thể hiện một bản chất nhất định. Như vậy, không có bản chất tồn tạimà tách rời hiện tượng, cũng như
không có hiện tượng lại không biểu hiện của một bản chất nào.

-Sự đối lập của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng được thể hiện thông qua các yếu tố sau:

+ Bản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt phong phú và đa dạng.

+ Bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài.

+ Bản chất là cái tương đói ổn định, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi.

Ý nghĩa của phương pháp luận:

-Thứ nhất, bản chất chỉ thể hiện mình thông qua hiện tượng và hiện tượng lại thường biểu hiện bản chất
dưới hình thức đã bị cải biên nên trong mọi hoạt động không thể chỉ nhận biết sự biểu hiện bên ngoài
( hiện tượng) mà phải đi sâu vào bên trong để tìm hiểu và làm sáng tỏ bản chất thường ẩn giấu mình sau
hiện tượng.

-Thứ hai bản chất không tồn tại thuần túy ngoài hiện tượng, do đó, tìm bản chất phải thông qua tìm hiểu
các hiện tượng bên ngoài. Cần lưu ý, trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phải xem xét nhiều
hiện tượng khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau. Đặc biệt, để cái tạo sự vật phải thay đổi bản chất của
nó chứ không chỉ thay đổi hiện tượng. Bởi thay đổi được bản chất thì hiện tượng sẽ thay đổi theo. Có
thể thấy, đây là một quá trình vô cùng phức tạp, do đó cần kiên nhẫn, không chủ quan, nóng vội.

Kết luận: như vậy, ta thấy cặp phạm trù bản chất và hiện tượng là một cặp phạm trù quan trọng, thể
hiện tính khoa học và đúng đắn. Mỗi chúng ta cần nhìn nhận các vấn đề một cách khách quan, khoa học
thông qua tìm hiểu đầy đủ, toàn diện các hiện tượng bên ngoài. Từ đó đưa ra các kết luận đúng đắn về
bản chất bên trong và nhận thức được sự vật hiện tượng.

You might also like