NGUYỄN VĂN Ý - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KH - QLKTK26B

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA


HỌC QUẢN LÝ KINH TẾ

VẤN ĐỀ: TRÌNH BÀY CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ


LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHO VÍ DỤ

Học viên thực hiện: Nguyễn Văn Ý


Lớp: Cao học Quản lý kinh tế K26B
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hồ Thị Minh Phương

Bình Định, tháng 04 năm 2024


ii

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1


ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................... 2
I. KHÁI NIỆM DỮ LIỆU ....................................................................... 2
1.1. Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp: ............................................... 2
II. NGUỒN THU THẬP DỮ LIỆU ....................................................... 2
2.1. Nguồn của dữ liệu thứ cấp: .......................................................... 2
2.2. Nguồn của dữ liệu sơ cấp: ........................................................... 3
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU TRONG NGHIÊN
CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ .............................................................................. 4
3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................. 4
3.2. Phương pháp quan sát .................................................................. 6
3.3. Các phương pháp điều tra ............................................................ 8
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 20
iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 So sánh đặc tính của dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. ............. 2
Bảng 3.1 Ví dụ về câu hỏi mở và câu hỏi đóng. ....................................... 15
Bảng 3.2 Ưu và nhược điểm của câu hỏi mở và câu hỏi đóng. ................ 16
1

PHẦN MỞ ĐẦU

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá
trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội và đặc biệt là quá trình nghiên cứu
quản lý kinh tế. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thường tốn nhiều thời gian, công
sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó
chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu
thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất của giai đoạn
quan trọng này.

Trong nội dung bài tiểu luận này, chủ yếu đề cập đến các khái niệm thế nào là
dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp, các phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu
quản lý kinh tế. Trong đó, dữ liệu sơ cấp là loại dữ liệu quan trọng nhất, đó là những
dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của
tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê. Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt
yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp lại thường phức tạp, tốn
kém. Để khắc phục nhược điểm này, người ta không tiến hành điều tra hết toàn bộ
các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị gọi là điều tra chọn mẫu.
Qua bài tiểu luận này, các bạn có thể hiểu sơ lượt về các loại dữ liệu, các phương
pháp thu thập dữ liệu, từ đó chọn ra được các biện pháp tối ưu cho quá trình nghiên
cứu quản lý kinh tế.
2

PHẦN NỘI DUNG


I. KHÁI NIỆM DỮ LIỆU
1.1. Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp:
1.1.1. Dữ liệu thứ cấp:

Là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác
với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý
(còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy, dữ liệu thứ cấp không phải
do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.

1.1.2. Dữ liệu sơ cấp:

Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên
cứu của chúng ta, chúng ta cần phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề
nghiên cứu đặt ra. Các dữ liệu thu thập này được gọi là dữ liệu sơ cấp. Hay nói cách
khác dữ liệu sơ cấp là dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập.

1.1.3. So sánh các đặc tính của dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp:

Đặc tính Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp


Phù hợp với mục Cao Thấp
tiêu nghiên cứu
Tính hiện hữu Cao Thấp
Độ tin cậy Cao Thấp
Tính cập nhật Cao Thấp
Tính kinh tế Thấp Cao
Tốc độ thu thập Chậm Nhanh
Bảng 1.1 So sánh đặc tính của dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
II. NGUỒN THU THẬP DỮ LIỆU
2.1. Nguồn của dữ liệu thứ cấp:
2.1.1. Các nguồn dữ liệu thứ cấp:

(a) Dữ liệu thứ cấp văn bản:

- Thường sử dụng cho các nghiên cứu, sử dụng đồng thời các phương pháp
thu thập dữ liệu sơ cấp. Bao gồm các loại tài liệu văn bản như: báo cáo chi phí, doanh
thu, chiêu thị, các bài viết trên các tạp chí, nhật báo, internet...
3

- Ngoài ra còn có các tài liệu phi văn bản như: các bản ghi âm, ghi hình, các
chương trình truyền hình...

(b) Dữ liệu thứ cấp dựa trên khảo sát:

- Là những dữ liệu thu thập được bằng cách sử dụng chiến lược khảo sát,
thường dùng những bảng câu hỏi đã được phân tích cho mục đích ban đầu của chúng.
Dữ liệu thứ cấp dựa trên khảo sát được thu thập qua một trong ba loại chiến lược khảo
sát: điều tra thống kê các cuộc khảo sát liên tục và khảo sát đặc biệt (Ví dụ: cuộc điều
tra thống kê dân số của nước ta được tổ chức ngày 1/4/2009).

2.1.2. Ưu điểm và khuyết điểm của dữ liệu thứ cấp:

(a) Ưu điểm:

+ Tiết kiệm thời gian và tiền bạc, công sức so với việc thu thập dữ liệu sơ cấp.

+ Có thể cung cấp các dữ liệu so sánh và dữ liệu theo bối cảnh.

+ Có thể dẫn đến những khám phá bất ngờ.

+ Tính đều đặn của dữ liệu.

(b) Khuyết điểm:

+ Được thu thập cho một mục đích không phù hợp nhu cầu của bạn.

+ Tiếp cận khó.

+ Những tổng hợp và các định nghĩa có thể không phù hợp.

2.2. Nguồn của dữ liệu sơ cấp:


- Đây là loại dữ liệu quan trọng nhất, là những dữ liệu chưa qua xử lý, được
thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thế nghiên cứu thông
qua các cuộc điều tra thống kê.

- Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ
liệu sơ cấp lại thường phức tạp, tốn kém.
4

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU TRONG


NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ
3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
3.1.1. Tài liệu và phân loại tài liệu

Khái niệm tài liệu bao nội dung rất rộng. Tài liệu có thể bao hàm tất cả các đồ
vật, công cụ mà trong đó có chứa đựng hay từ đó có thể rút ra những thông tin về cá
nhân hay sự kiện được nghiên cứu.

Trong nghiên cứu quản lý kinh tế, tài liệu được hiểu là những nguồn cung cấp
thông tin đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu. Chúng có thể là các tài liệu viết, phim
ảnh, …

Có các cách phân loại tài liệu sau:

- Thông thường theo hình thức mà ở đó thông tin được cố định, tài liệu được
chia thành hai loại chủ yếu: Tài liệu dạng văn tự và tài liệu phi văn tự.

- Theo nội dung phản ánh của tài liệu, tài liệu được chia thành hai loại chủ
yếu: tài liệu cá nhân và tài liệu xã hội.

- Xác định thông tin: Tài liệu chính thức và tài liệu không chính thức.

Ngoài ra, có tài liệu bản chính, tài liệu bản sao, tài liệu bản mền, tài liệu, bản
cứng, …

3.1.2. Mục đích của nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu là để thu thập được những thông tin sau:

+ Cơ sở lý thuyết liên quan tới chủ đề nghiên cứu;

+ Thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến chủ đề nghiên cứu;

+ Kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp đã công bố trên các ấn phẩm;

+ Chủ trương và chính sách liên quan nội dung nghiên cứu;

+ Số liệu thống kê.

Trong công việc nghiên cứu tài liệu, người nghiên cứu thường phải làm một
số công việc về phân tích tài liệu và tổng hợp tài liệu.
5

Nguồn tài liệu cho nghiên cứu rất đa dạng, bao gồm một số thể loại như tạp
chí, báo cáo khoa học trong ngành; tác phẩm khoa học trong ngành, sách giáo khoa;
tạp chí và báo cáo khoa học ngoài ngành; tài liệu lưu tữ, số liệu thống kê; thông tin
đại chúng.

3.1.3. Phân tích các nguồn tài liệu

Nguồn tài liệu được phân tích dưới nhiều góc độ:

* Thứ nhất, xét về chủng loại

- Tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành: Có vai trò quan trọng nhất trong
quá trình tìm kiếm luận cứ cho nghiên cứu, bởi vì nó thuộc lĩnh vực nghiên cứu
chuyên ngành và mang tính thời sự cao về chuyên môn.

- Tác phẩm khoa học: Là loại công trình đủ hoàn thiện về lý thuyết, có giá trị
cao về các luận cứ lý thuyết, nhưng không mang tính thời sự.

- Tạp chí và báo cáo khoa học chuyên ngành: Cung cấp thông tin nhiều mặt,
có ích cho việc phát triển chiều rộng của nghiên cứu có thể có những gợi ý độc đáo,
thoát khỏi đường mòn của những nghiên cứu trong ngành.

- Tài liệu lưu trữ: Có thể bao gồm các văn kiện chính thức của các cơ quan
nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các hồ sơ thuộc loại thông tin không công bố
trên báo chí.

- Thông tin đại chúng: Gồm các báo chí, bản tin của các cơ quan thông tân,
chương trình phát thanh truyền hình, ... là một nguồn tài liệu quý.

Các loại nguồn liệt kê trên đây luôn có thể tồn tại dưới hai dạng:

Nguồn tài liệu cấp 1, gồm tài liệu nguyên gốc của chính tác giả hoặc nhóm tác
giả viết.

Nguồn tài liệu cấp II, gồm những tài liệu được tóm tắt, xử lý, biên soạn, biên
dịch, trích dẫn, tổng quan từ tài liệu cấp I.

Trong nghiên cứu khoa học, người ta thường ưu tiên sử dụng tài liệu cấp I.
6

*Thứ hai, xét về tác giả

- Tác giả trong ngành hay ngoài ngành: Tác giả trong ngành có am hiểu sâu
sắc trong lĩnh vực nghiên cứu. Tác giả ngoài ngành có thể có cái nhìn độc đáo, khách
quan, thậm chí có thể cung cấp những nội dung liên ngành, liên bộ môn.

- Tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc: Tác giả trong cuộc được trực tiếp sống
trong sự kiện. Tác giả ngoài cuộc và tác giả ngoài ngành, có thể có cái nhìn khách
quan, có thể cung cấp những gợi ý độc đáo.

- Tác giả trong nước và ngoài nước: Tương tự như trương hợp tác giả trong
cuộc và ngoài cuộc. Tác giả trong nước am hiểu thực tiễn của đất nước mình, nhưng
lại không có những thông tin nhiều mặt trong bối cảnh quốc tế.

3.1.4. Tổng hợp tài liệu

Tổng hợp tài liệu bao gồm những nội dung sau:

- Lựa chọn tài liệu, chỉ chọn những thứ cần để đủ để xây dựng luận cứ.

- Sắp xếp tài liệu: theo tiến trình sự kiện để quan sát động thái; cùng thời điểm;
sắp xếp theo nhân quả.

- Làm tái hiện quy luật, đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tư liệu,
chính là mục đích của tiếp cận lịch sử.

- Giải thích quy luật, công việc này đòi hỏi sử dụng các thao tác logic đề đưa
ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tượng.

3.2. Phương pháp quan sát


3.2.1. Quan sát và các bước thực hiện quan sát trong nghiên cứu

- Quan sát là quá trình tiếp cận và ghi chép các thông tin từ thực tế liên quan
đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với đề tài và mục tiêu nghiên cứu.

- Các bước quan sát trong nghiên cứu:

+ Bước thứ nhất, phải xác định được một cách sơ bộ khách thể của quan sát,
phân loại các sự kiện, tình huống, đối tượng cần quan sát để phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu (quan sát ai, quan sát cái gì?).
7

+ Bước thứ hai, phải xác định được thời gian quan sát, địa điểm và thời gian
thực hiện quan sát, thời gian và cách thức tiếp cận đối tượng.

+ Bước thứ ba, chọn cách thức quan sát (ví dụ có tham dự, không tham dự).

+ Bước thứ tư, thực hiện việc ghi chép, có thể: ghi chép công khai trước những
đối tượng được quan sát; ghi chép lại theo hồi tưởn; nghi chép tốm tắt;

ghi theo ký hiệu, ghi âm, ...

+ Bước thứ năm, tiến hành kiểm tra như: Trao đổi, trò chuyện vơi người trong
tình huống quan sát; sử dụng tài liệu liên quan đến sự kiện đó; bằng hình thức quan
sát lặp lại, ...

3.2.2. Các loại quan sát

- Thứ nhất, theo mức độ chuẩn bị, quan sát được chia thành quan sát có chuẩn
bị trước và quan sát không chuẩn bị trước (bất chợt bắt gặp).

- Thứ hai, theo vị trí của người quan sát, quan sát được chia thành quan sát có
tham dự và quan sát không tham dự.

+ Quan sát có tham dự (nhập vai): Là dạng quan sát mà ở đó người đi quan sát
(nhà nghiên cứu) trực tiếp tham gia vào các hoạt động của những người được quan
sát (khéo léo hòa nhập vào đối tượng khảo sát như một thành viên).

+ Quan sát không tham dự (không nhập vai): Người đi quan sát (nhà nghiên
cứu) hoàn toàn ở bên ngoài hoạt động được quan sát. Họ đứng ngoài quan sát các tình
huống và đơn thuần ghi lại những diễn biến đang xảy ra.

- Những trở ngại khi sử dụng phương pháp quan sát:

+ Đối tượng thay đổi hành vi khi cảm thấy bị quan sát theo hướng tích cực hay
tiêu cực;

+ Thiên lệch chủ quan của người quan sát;

+ Diễn giải khác nhau cho cùng một quan sát giữa những người quan sát khác
nhau;
8

+ Quan sát phiến diện hoặc ghi chép thiều. Quan sát kỹ, ghi chép thiếu hoặc
quan sát thiếu nhưng ghi chép kỹ, chú tâm quan sát quên ghi chép và ngược lại.

- Thứ ba, căn cứ vào tính công khai của việc quan sát đối với người được quan
sát, quan sát được chia thành quan sát công khai và quan sát bí mật.

+ Quan sát công khai: Là khi người được quan sát biết rõ mình đang bị quan
sát.

+ Quan sát bí mật: Là quan sát trong đó người được quan sát không biết mình
bị quan sát.

- Thứ tư, căn cứ vào số lần quan sát với cùng một khách thể về một vấn đề,
quan sát được được chia thành quan sát một lần và quan sát lặp lại nhiều lần.

+ Quan sát một lần: Là loại quan sát sát được thực hiện đúng một lần trên cùng
một khách thể và về cùng một vấn đề nghiên cứu.

+ Quan sát nhiều lần: Là dạng quan sát được thực hiện lặp đi lặp lại trên cùng
một khách thể và về cùng vấn đề nghiên cứu.

Quan sát nhiều lần có ưu điểm: Tạo khả năng nhận thức vấn đề tốt hơn; cá
nhân được quan sát có thể thể hiện sự đa dạng giúp người quan sát (nhà nghiên cứu)
thấy được cái chung, cái đặc trưng và cái ổn định.

3.3. Các phương pháp điều tra


3.3.1. Phương pháp phỏng vấn

*Thứ nhất, phỏng vấn và ưu, nhược của phỏng vấn

Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin dữ liệu rất thông dụng.

Trong cuộc sống đời thường chúng ta thu thập thông tin thông qua các dạng
khác nhau của việc giao tiếp với người khác. Bất kỳ giao tiếp nào giữa hai hay nhiều
người với mục đích định trước gọi là phỏng vấn.

Phỏng vấn là cách đưa ra câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin phù
hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.
9

Trong phỏng vấn cần chọn người đối thoại. Người đối thoại có thể là người rất
am hiểu, ít am hiểu, hoặc hoàn toàn không am hiểu lĩnh vực nghiên cứu. Họ có thể
cho những ý kiến về những khía cạnh rất khác nhau.

Sau khi đã chọn được người đối thoại, cần phân tích tâm lý đối tác. Trước mỗi
đối tác, người nghiên cứu cần có những cách tiếp cận khác nhau. Chẳng hạn: Người
có nhiều hiểu biết về điều tra thường sẵn sàng cộng tác; người nhút nhát thường không
dám trả lời; người có quá khứ phức tạp thường dè dặt; người khôi hài thường cho
những câu trả lời có độ tin cậy thấp; người ba hoa thường hay đưa ra vấn đề lung
tung; người có bản lĩnh tự tin thái quá thường rất kín kẽ, biết dấu một cách nhất quán
mọi suy nghĩ.

Người phỏng vấn cần chú ý cả hai nguồn thông tin khi phỏng vấn: Câu trả lời
(ngôn từ phản ánh ý thức, quan điểm của người được hỏi) và yếu tố hành vi (cử chỉ,
thái độ, ...)

* Ưu điểm của phỏng vấn: Phỏng vấn có thể rất linh hoạt, uyển chuyển khi
phỏng vấn viên tự do đặt câu hỏi xung quanh vấn đề cần khảo sát. Mặt khác, phỏng
vấn có thể không linh hoạt khi phỏng vấn viên bám sát theo câu hỏi đã được chuẩn
bị sẵn. Người phỏng vấn tác động trực tiếp vào hành vi của người trả lời, hướng họ
đi vào những quỹ đạo cần thiết, tập trung sự chú ý của họ theo những chủ đề nhất
định vì vậy thông tin thu được mang tính độ chính xác cao.

Nếu người được phỏng vấn có câu trả lời trái với hành vi của anh ta, người
phỏng vấn có thể đặt thêm câu hỏi phụ. Phương pháp phỏng vấn cho phép chúng ta
có khả năng phỏng vấn lặp lại cá nhân, nếu cuộc phóng vấn đầu chưa rõ, hoặc còn
nghi ngờ về thông tin. Chú ý, khi thực hiện phỏng vấn câu hỏi không nên nhiều, vì
nhiều làm mất thời gian, gây mệt mỏi cho người trả lời, ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin.

*Nhược điểm của phỏng vấn: Khá tốn kém về thời gian lẫn kinh phí.

*Thứ hai, các loại phỏng vấn

- Một là, căn cứ vào mức độ chuẩn bị, phỏng vấn được chia thành phỏng vấn
cấu trúc; phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu.
10

+ Phỏng vấn cấu trúc: Là phỏng vấn thực hiện trên cơ sở một bảng hỏi đã
hoàn thiện (chủ đề nghiên cứu và câu hỏi được xác định trước).

Trong phỏng vấn cấu trúc, người đi phỏng vấn (nhà nghiên cứu) hỏi một loạt
các câu hỏi xác định trước theo một trật tự nhất định trong bảng hỏi và ghi lại các
thông tin từ người trả lời.

Mục tiêu của phỏng vấn cấu trúc là đo lường thống kê, nhằm đạt được thông
tin về tổng thể, giúp cho ta hiểu biết chung về tổng thế nghiên cứu.

Bảng hỏi trong phỏng vấn cấu trúc được xây dựng một cách chặt chẽ cả về trật
tự, tính liên tục cũng như cách trình bày từng câu hỏi. Người phỏng vấn không được
tự ý thay đổi trình tự câu hỏi hay thay đổi cách đặt câu hỏi đã được ghi trong bảng
hỏi. Bảng hỏi gồm các câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở, thông thường là dùng các câu
hỏi đóng có các phương án trả lời khác nhau để người được phỏng vấn lựa chọn. Tuy
nhiên thông thường bao giờ cũng có câu trả lời khác.

Ưu điểm chính của phỏng vấn cấu trúc là cung cấp thông tin có khả năng so
sánh. Phỏng vấn cấu trúc không đòi hỏi kỹ năng phỏng vấn cao như trong phỏng vấn
bán cấu trúc.

+ Phỏng vấn bán cấu trúc: Là phỏng vấn thực hiện trên dựa trên một số câu
hỏi trong bảng hỏi (mang tính sơ thảo, chưa hoàn chỉnh) và có thể thay đổi, thêm bớt
tùy theo hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Hoặc thực hiện theo một cách riêng của mình
để đạt kết quả.

Mục tiêu của phỏng vấn bán cấu trúc là chỉ ra được một vài khía cạnh mới
trong phạm vi các câu hỏi đã được chuẩn bị trước.

+ Phỏng vấn sâu: Là dạng phỏng vấn mà trong đó người ta xác định sơ bộ
những vấn đề cần thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên người phỏng
vấn tự do hoàn toàn trong cách dẫn dắt phỏng vấn, trong cách xắp đặt trình tự câu hỏi
và ngay cả cách thức hỏi nhằm thu thập được thông tin như mong muốn.

Mục tiêu của phỏng vấn sâu là giúp người phỏng vấn hiểu sâu, hiểu kỹ về một
vấn đề nhất định.
11

Khi tiến hành phỏng vấn sâu, người phỏng vấn không nêu tất cả các câu hỏi
như nhau cho các cá nhân được nghiên cứu, mà có thể linh hoạt thay đổi thêm bớt tùy
vào đối tượng trả lời.

Các thông tin khi phỏng vấn sâu phải được ghi chép đầy đủ, cả cách sử dụng
từ ngữ và hành vi của người trả lời.

Phỏng vấn sâu đòi hỏi người phỏng vấn phải có tay nghề, nghiệp vụ, có kinh
nghiệm và biết cách dẫn dắt vấn đề, có sự am hiểu về lĩnh vực cần phỏng vấn.

- Hai là, căn cứ theo mức độ tiếp xúc giữa người đi hỏi và người trả lời,
phỏng vấn bao gồm phỏng vấn trực diện và phỏng vấn quan điện thoại.

+ Phỏng vấn trực diện: Là cuộc phỏng vấn có người hỏi và người đáp trong
sự tiếp xúc mặt đối mặt. Các câu trả lời được người phỏng vấn lĩnh hội và ghi lại.

+ Phỏng vấn qua điện thoại: Là cuộc phỏng vấn có người hỏi và người đáp
không trực tiếp xúc mặt đối mặt. Các câu trả lời được người phỏng vấn lĩnh hội và
ghi lại.

Ưu điểm của phỏng vấn qua điện thoại: Ít tốn kém về công sức, tiền bạc, thời
gian. Thông tin thu được mang tính khách quan hơn.

Nhược điểm của phỏng vấn qua điện thoại: Chỉ sử dụng được cho người có
điện thoại; khó đánh giá được mức độ quan tâm của người trả lời; người phỏng vấn
không thể quan sát được thái độ của người trả lời; thường bị hạn chế về thời gian; tỷ
lệ từ chối trả lời phỏng vấn cao hơn trực diện.

- Ba là, căn cứ vào số lượng người được hỏi trong một phỏng vấn, phỏng
vấn bao gồm phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm.

+ Phỏng vấn cá nhân: Là dạng phỏng vấn mà đối tượng là những cá nhân riêng
biệt.

+ Thảo luận nhóm: Là dạng phỏng vấn có nhiều người tham gia trao đổi và
đưa ra câu trả lời.
12

Khi thảo luận nhóm cần chú ý: số người tham dự tối thiểu 6, có sự đồng nhất,
tương đồng nhau (lứa tuổi, hiểu biết về vấn đề nghiên cứu, địa vị xã hội, tính cách,
công việc, ...), mang tính tập trung, đảm bảo tương tác bình thường trong nhóm.

-Bốn là, căn cứ vào số lần các cuộc phòng vấn được thực hiện cùng với một
đối tượng, phỏng vấn bao gồm: phỏng vấn một lần và phỏng vấn nhiều lần.

+ Phỏng vấn một lần: Là phỏng vấn điều tra viên chỉ thực hiện một lần đối với
đối tượng được phỏng vấn.

+ Phỏng vấn nhiều lần: Là phỏng vấn điều tra viên thực hiện nhiều lần đối với
đối tượng được phòng vấn. (phỏng vấn về một vấn đề nhưng ở những thời điểm khác
nhau). Nhằm mục đích kiểm tra thông tin, tìm kiếm những vấn đề mới, ...

* Thứ ba, nguyên tắc khi thực hiện phỏng vấn

+ Chú ý địa điểm, thời lượng và thời điểm phỏng vấn;

+ Lời nói đầu khi tiếp xúc phỏng vấn, cách đặt câu hỏi;

+ Người phỏng vấn phải luôn luôn giữ được tính tập trung;

+ Nhịp độ của cuộc phỏng vấn;

+ Việc ghi chép trong phỏng vấn;

+ Chọn người phỏng vấn;

3.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Điều tra bảng hỏi vốn là phương pháp của xã hội học, nhưng được áp dụng
phố biến trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nghiên cứu khoa học quản lý kinh tế.

Về mặt kỹ thuật của phương pháp điều tra bảng hỏi có ba loại công việc cần
quan tâm: Chọn mẫu, thiết kế bảng câu hỏi và xử lý kết quả.

* Thứ nhất, chọn mẫu

Trong điều tra bảng hỏi việc chọn mẫu phải đảm bảo mang tính ngẫu nhiên,
vừa mang tính đại diện, tránh chọn mẫu theo hướng chủ quan của người nghiên cứu.
Chọn mẫu có hai loại, chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất.
13

- Một là, chọn mẫu xác suất gồm có:

+ Chọn ngẫu nhiên (Simple random sampling)

Từ danh sách của tập hợp chính, chọn ngẫu nhiên một số lượng nhỏ hơn cho
mẫu qui định. Việc chọn ngẫu nhiên có thể tiến hành theo phương thức bốc thăm hoặc
nhờ vào phần mềm chọn ngẫu nhiên của máy tính, hoặc theo thứ tự hàng ngang hoặc
hàng dọc.

Cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản gồm các bước sau:

Bước 1: Lập danh sách toàn bộ các đơn vị tổng thể.

Bước 2: Gán cho mỗi đơn vị trong danh sách của tổng thể 1 số thứ tự từ 1 cho
đến hết (Chú ý danh sách nên xếp theo a,b,c, ...).

Bước 3: Từ bảng ngẫu nhiên chúng ta lấy ra một số lượng các số ngẫu nhiên
bằng với dung lượng mẫu thêm một lượng dự trữ 20 - 30%.

Bước 4: Việc lựa chọn này tiến hành cho đến khi có đủ dung lượng mẫu cần
thiết.

+ Chọn ngẫu nhiên có hệ thống (Systematic sampling)

Từ danh sách của tập hợp chính, chọn ngẫu nhiên một cá thể đầu tiên. Các cá
thể được chọn theo sau nằm cách cá thể trước đó một giá trị xác định.

Công thức tính: k = N/n

Trong đó: k: Khoảng cách giữa các số được chọn

N: Kích thước của tổng thể (tổng danh sách có)

n: Dung lượng mẫu (số mẫu cần khảo sát)

Thường dung lượng cần chọn ra sẽ cao hơn dung lượng mẫu khảo sát

10 - 30%.

k = N/n + (n x 10%)

+ Chọn ngẫu nhiên phân tầng (Stratified random sampling)


14

Chia tập hợp chính thành nhiều tập hợp con dựa trên các đặc điểm chung chẳng
hạn giới tính, lứa tuổi, quê quán,... Sau đó chọn ngẫu nhiên số lượng qui định từ các
tập hợp con này.

+ Chọn ngẫu nhiên tập hợp con (Cluster sampling) (chọn mẫu cụm)

Tương tự như phương pháp chọn ngẫu nhiên phân tầng. Chỉ khác là sau khi
chia tập hợp chính thành nhiều tập hợp con, chỉ có một số tập hợp con được chọn
(ngẫu nhiên hoặc đáp ứng tính thuận lợi) trước khi chọn ngẫu nhiên các cá thể từ các
tập hợp con đó. Cách lấy mẫu này thường được dùng khi không thể có đủ danh sách
của tất cả các tập hợp con.

- Hai là, chọn mẫu phi xác suất

+ Mẫu thuận tiện (Convenient sample): Chọn sao cho công tác nghiên cứu
được diễn ra thuận lợi.

+ Mẫu phán đoán (judgmenta sample): Là hình thức chọn mẫu khi điều tra
viên (nhà nghiên cứu) suy đoán rằng cá nhân hoặc nhóm nào đó có đặc điểm cần cho
nghiên cứu. Do đó điều tra viên (nhà nghiên cứu) tiến hành khảo sát họ.

+ Mẫu tăng nhanh (Snowball sample): Trước hết điều tra viên (nhà nghiên
cứu) cần tìm được một vài đối tượng có đặc điểm cần cho nghiên cứu, sau đó hỏi họ
về những người khác có đặc điểm như vậy mà họ biết.

+ Mẫu tự nguyện (Volunteer sample): Là bao gồm những người tự chọn mình
vào mẫu chứ không phải điều tra viên (nhà nghiên cứu) chọn bằng phương pháp ngẫu
nhiên. Thường là những người trả lời qua bưu điện, báo chí, ...

- Ba là, kích thước mẫu (Sample size)

Về nguyên tắc, sau khi đã tuân thủ theo một cách chọn mẫu có tính khoa học,
mẫu càng lớn thì kết quả thu được càng có độ tin cậy cao. Đối với các nghiên cứu
nặng về khảo sát (survey), kích thước tối thiểu của mỗi mẫu con là 100.

* Thứ hai, thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi hay còn gọi là phiếu điều tra là bảng liệt kê các câu hỏi điều tra
mà người được phỏng vấn tự trả lời bằng cách tự viết vào.
15

Khác nhau giữa phỏng vấn và bảng hỏi là người phỏng vấn có thể hỏi, giải
thích nếu cần và ghi lại câu trả lời, còn bảng hỏi là do chính người trả lời ghi vào.

Bảng câu hỏi cần phải có câu hỏi rõ ràng, dễ đọc, dễ theo dõi, dùng ngôn ngữ
phổ biến như văn nói giao tiếp thông thường mà người được phỏng vấn cảm thấy
quen thuộc. Tốt nhất là dùng những phông chữ khác để phân biệt với câu hỏi khác.

* Hai nội dung cần quan tâm khi thiết kế bảng câu hỏi

- Một là, các loại câu hỏi, thông thường bảng câu hỏi có hai dạng câu hỏi là
câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

Trong câu hỏi mở câu trả lời không được đưa ra trước để lựa chọn mà đối
tượng phải tự trả lời theo cách của họ. Trong câu hỏi đóng thường có sẵn các phương
án trả lời cho lựa chọn và thường có câu trả lời khác kèm theo đề nghị giải thích.

Ví dụ:

CÂU HỎI ĐÓNG CÂU HỎI MỞ


1. Vui lòng đánh dấu vào ô thích hợp tuổi của bạn: 1. Hiện nay bạn bao nhiêu
Dưới 15  tuổi?

Từ 15 – 19 
Từ 20 – 24 
2. Bạn làm việc ở đâu: 2. Dạng tố chức của cơ quan
Cơ quan hành chính  bạn làm việc là gì?

Doanh nghiệp tư nhân 


Doanh nghiệp nhà nước 
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 
Khác 
3. Bạn yêu thích loại hình thể thao nào sau đây: 3. Loại hình thể thao mà yêu
Bóng đá  yêu thích?

Bóng chuyền 
Bóng chày 
Cầu lông 
Khác 
Bảng 3.1 Ví dụ về câu hỏi mở và câu hỏi đóng.
16

* Ưu và nhược điểm của câu hỏi mở và câu hỏi đóng:

Câu hỏi mở Câu hỏi đóng


Ưu điểm - Cung cấp thông tin sâu, nhất - Thông tin dữ liệu thu thập
là khi người phỏng vấn có kinh được dễ dàng phân tích và xử
nghiệm. lý.
- Thông tin phong phú.
- Tạo cho người trả lời tự do
diễn đạt theo ý của họ.
- Tránh được thiên lệch từ phía
người hỏi.
Nhược điểm - Xử lý thông tin và phân tích - Câu hỏi được biên soạn sẵn
dữ liệu khó. và hạn chế khả năng trả lời tự
- Câu trả lời có thể thừa hoặc do nên thiếu thông tin sâu và
thiếu thông tin. ít khác biệt trong trả lời.

- Người trả lời, có thể bị thiên - Có thể bị thiên lệnh từ ý


lệch. tưởng của người hỏi.
- Không phản ảnh đúng ý kiến
của người được hỏi, trả lời
thiếu động não.
Bảng 3.2 Ưu và nhược điểm của câu hỏi mở và câu hỏi đóng.
- Hai là, trật tự logic của các câu hỏi, các câu hỏi trong bảng câu hỏi phải
mang tính trật tự, logic.

Ví dụ cụ thể:

Câu hỏi 1: Xin Ông/Bà vui lòng cho biết đánh giá của mình về chất lượng các
văn bản chỉ đạo, điều hành CCHC của UBND huyện (thành phố/thị xã) đang công
tác?

1. Yếu, kém  2. Trung bình  3. Khá  4. Tốt 

Câu hỏi 2: Xin Ông/Bà vui lòng cho biết đánh giá của mình về tính kịp thời
của các văn bản chỉ đạo, điều hành CCHC của UBND huyện (thành phố/thị xã) đang
công tác?

1. Dưới 50% văn bản được ban hành kịp thời. 

2. Từ 50% đến dưới 65% văn bản được ban hành kịp thời. 
17

3. Từ 65% đến 80% văn bản được ban hành kịp thời. 

4. Trên 80% văn bản được ban hành kịp thời. 

Câu hỏi 3: Xin Ông/Bà vui lòng cho biết về việc bố trí nguồn lực (nhân lực,
tài chính...) cho công tác CCHC của UBND huyện (thành phố/thị xã) đang công tác?

1. Không bố trí. 

2. Không đủ. 

3. Tương đối đủ. 

4. Đầy đủ. 

Câu hỏi 4: Xin Ông/Bà vui lòng cho biết đánh giá của mình về công tác chỉ
đạo, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ CCHC của UBND huyện (thành phố/thị
xã) đang công tác?

1. Yếu, kém. 

2. Trung bình. 

3. Khá. 

4. Tốt. 

Câu hỏi 5: Xin Ông/Bà vui lòng cho biết đánh giá của mình về mức độ phù
hợp với tình hình thực tế của văn bản quy phạm pháp luật do UBND huyện (thành
phố/thị xã) ban hành?

1. Chưa phù hợp. 

2. Phù hợp. 

*Thứ ba, xử lý kết quả điều tra

Kết quả điều tra dựa trên cơ sở thống kê. Hiện nay có chương trình xử lý thống
kê trên máy đã được sử dụng phổ biến đó là chương trình SPSS.

*Các cách trong việc áp dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu
18

- Phương thức thư tín: Nhà nghiên cứu gửi bảng hỏi cho người tham gia qua
bưu điện hoặc mail, và sau khi trả lời, người tham dự sẽ gởi chuyển lại bảng hỏi đã
có thông tin. Tuy nhiên, cần phải có địa chỉ của người được phỏng vấn. Cần gởi kèm
theo bì thư ghi địa chỉ phản hồi và dán sẵn tem để họ gởi lại sau khi điền câu hỏi. Cần
có thư ngỏ đính kèm với bảng hỏi để giới thiệu cho người tham dự biết những thông
tin cơ bản về cuộc nghiên cứu và nhóm tác giả. Phương pháp này có hạn chế quan
trọng là tỷ lệ thu hồi bảng hỏi rất thấp.

- Phương thức thu thập trực tiếp: Tại nơi hội họp, học tập hoặc nơi công cộng,
trung tâm mua sắm, y tế, bệnh viện, trường học, quán ăn, câu lạc bộ giải trí và các
nơi phù hợp mà ta có thể gặp được người tham gia phỏng vấn.

Chú ý: Thư ngỏ đặc biệt quan trọng khi sử dụng bảng hỏi. Khi sử dụng thư
ngỏ, ta cần lưu ý đến các nội dung của thư ngỏ, chủ yếu gồm các mục:

+ Giới thiệu cơ quan tổ chức mà bạn đại diện;

+ Mô tả mục tiêu chính của nghiên cứu (2-3 câu);

+ Giải thích tầm quan trọng của nghiên cứu;

+ Những hướng dẫn chung;

+ Xác nhận rằng việc tham gia trả lời bảng hỏi là tự nguyện nếu người được
hỏi không muốn trả lời họ có quyền không trả lời;

+ Bảo đảm nguồn thông tin là do chính họ cung cấp;

+ Cung cấp cho họ số điện thoại, địa chỉ liên lạc trong trường hợp họ cần trao
đổi thắc mắc hay hỏi lại những điều chưa rõ;

+ Địa chỉ gửi lại bảng trả lời.


19

PHẦN KẾT LUẬN


Trong quá trình thực hiện nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội nói chung và
nghiên cứu quản lý kinh tế nói riêng thì công đoạn thu thập dữ liệu đóng một vai trò
rất quan trọng. Xong, việc lựa chọn những phương pháp nào hoặc là việc kết hợp
những phương pháp như thế nào để tối ưu hóa được quá trình thu thập dữ liệu trong
quá trình nghiên cứu lại là một bài toán khó. Mỗi phương pháp mang cho mình một
ưu và nhược điểm khác nhau, tuy nhiên, chúng dều góp phần đem lại cho bài nghiên
cứu quản lý kinh tế mang tính chính xác hơn, khách quan hơn và thuyết phục hơn về
nội dung nghiên cứu. Trên bài tiểu luận này là một số phương pháp cơ bản và thường
xuyên sử dụng trong nghiên cứu quản lý kinh tế. Qua đó, khi nghiên cứu từng đối
tượng, ta nên chọn ra các phương pháp tương ứng phù hợp với đối tượng để cho quá
trình thu thập dữ liệu diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
20

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. TS. Hồ Thị Minh Phương. Giáo trình Tài liệu giảng dạy phương pháp nghiên
cứu khoa học trong quản lý kinh tế, Trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định, 2022.

2. Võ Hải Thủy. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu các
hiện tượng kinh tế - xã hội. địa chỉ: https://tailieu.vn/doc/phuong-phap-thu-thap-du-
lieu-so-cap-514180.html, truy cập ngày 06/04/2024.

You might also like