Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 61

Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên


Lớp : K58D – hóa dược

Đề Cương
Hóa Học Vô Cơ 1

Hà Nội 2014
Chương I- Hiđro . oxi . nước. hidropeoxit
1.

 Tính chất vật lí đặc trưng nhất của khí hiđrô đưa đến những ứng dụng gì
trong thực tế ?
• Hiđro tồn tại ở dạng phân tử H2
• Năng lượng của liên kết H-H là 435kJ/mol và độ dài liên kết là 0,74 A0
• Phân tử H2 có độ bền lớn ,khó bị cực hóa,hết sức bé và nhẹ nhất nên có nhiệt độ nóng
chảy (-259,1 0C) và nhiệt độ sôi ( -252,6 0C) rất thấp
• Ở nhiệt độ thường, hiđro là chất khí không màu ,không mùi, không vị ,nhẹ nhất trong
tất cả các khí 1lit H2 ở đktc nặng 0,08985g, nhẹ hơn không khí gấp 15 lần
• Nhờ tốc độ khuếch tán lớn khí hiđro có độ dẫn điện lớn
• Khí H2 rất ít tan trong nước và các dung môi hữu cơ
 ứng dụng :
• Dùng khí hiđro để làm nguội ,quá trình làm nguội nhanh hơn gấp 6 lần không khí
• Vì nhẹ nên khí hiđro được dung để bơm vào khí cầu
• Hiđro kim loại còn có triển vọng làm nguồn nhiêu liệu hóa học và nguồn nhiên liệu
nhiệt- nhân rất lí tưởng trong tương lai
 Tính chất hóa học đặc trưng của hiđro. Tại sao khí hiđrô chỉ hoạt động khi
đun nóng ? Nêu những dẫn chứng cho thấy hiđrô nguyên tử hoạt động hơn
hiđrô phân tử. Khí hiđrô có thể khử được oxit của những kim loại nào ?
• Phân tử hiđro với vỏ electron của He ,có độ bền lớn rất khó phân hủy thành nguyên tử.
Nó chỉ phân hủy rõ rệt ở 2000 0C
H2 = 2H Δ H0 = 436kJ/mol ( phản ứng thu nhiệt)
• Ở nhiệt độ thường, hiđro kém hoạt động về mặt hóa học . Khi đun nóng hiđro kết hợp
với nhiều nguyên tố :
• Kết hợp trực tiếp với các kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ tạo hiđrua kim loại
=> hiđro tồn tại ở dạng anion H- thể hiện tính oxi hóa.
2Li + H2 = 2 LiH
Ca + H2 = CaH2
• Kết hợp với các nguyên tố phi kim như halogen, lưu huỳnh, nitơ, oxi …
H2 + Cl2 = 2HCl (to cao)
H2 + S = H2S
Với oxi thì cần tiếp xúc với ngọn lửa hoặc có tia điện thì nổ mạnh phát ra nhiều
nhiệt
O2 + 2 H2 = 2H2O Δ H0 = -241,82 kJ/mol
• Với các hợp chất : do có ái lực mạnh với oxi nên hiđro có thể khử nhiều oxit kim
loại như Cu , Pb , Fe , Hg … ở nhiệt độ cao
CuO + H2 = Cu + H2O
Fe3O4 + 4 H2 = 3 Fe + 4 H2O
• Hiđro ở điều kiện thường có thể khử được một số kim loại ra khỏi dung dịch
muối của chúng
AgNO3 + 1/2 H2 = Ag + HNO3
H2PtCl4 + H2 = Pt + HCl
• Ngoài ra có mặt chất xúc tác Hiđro có thể khử được nhiều hợp chất hữu cơ :
khử hợp chất không no thành no, anđehit thành rượu….
• Hiđro nguyên tử hoạt động hơn hiđro phân tử
H2 + KMnO4 + H2SO4 = không phản ứng
H + KMnO4 + H2SO4 = MnSO4 + K2SO4 +
H2O
 Phương pháp điều chế khí hiđro trong công nghiệp và trong phòng thí
nghiệm ?
• Trong phòng thí nghiệm :
Cho kẽm hạt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng hoặc HCl trong bình kíp (Zn
tinh khiết phản ứng xảy ra chậm cho them một ít muối đồng cho pứ xảy ra nhanh
hơn )
Zn + H2SO4 = ZnSO4 + H2
• Trong công nghiệp :
- Điện phân nước ( điện phân dung dịch H2SO4 20% hoặc NaOH 20%)
- Bay hơi phân đoạn không khí lỏng
- Phương pháp đi từ than :
C + H2O = CO + H2 Δ H0 = 130 kJ/mol ,1000 -10000 0C

CO + H2O = CO2 + H2 Δ H0 = -42 kJ/mol , 450 0C,


(xt Fe 2O3,Cr2O3)
Làm sạch thu được khí hiđro
- Khí đồng hành trong sản xuất dầu mỏ

CH4 + H2 O = CO + 3 H2 Δ H0 = 209 kJ/mol ,10000C

- Đốt cháy hoàn toàn khí thiên nhiên

2CH4 + O2 = 2 CO + 4 H2 Δ H0 = -71kJ/mol ,

2. Các hiđrua: sự phân loại và tính chất của mỗi loại.


Có 3 loại : hiđrua ion, hiđrua cộng hóa trị, hiđrua kim loại .

 hiđrua ion
-Là hợp chất của hiđrua với các kim loại dương điện mạnh
-Là các hợp chất ở dạng tinh thể không màu giống muối
- H+ +e- = H- có tính oxi hóa giống với các halogen nhưng ái lực electron của hiđro
kém hơn của halogen 3-5 lần
-Các hiđrua ion rất kém bền nó có thể phản ứng được với nhiều đơn chất và hợp chất
trong đó nó đóng vai trò là chất khử mạnh. Vì vậy trong hóa học người ta sử dụng hiđrua
này (LiH ,NaH ,KH,CaH2,MgH2 …) làm các chất khử
- Hidrua ion có hoạt tính hóa học rất cao, chúng phản ứng nhanh chóng và hoàn toàn với
những chất dù chỉ là những vết ion H+ (là những axit yếu)
NaH + H2O = NaOH + H2
CaH2 + 2H2O = Ca(OH)2 + 2H2
-Hiđrua ion có thể tác dụng với một số hợp chất cộng hóa trị tạo phức chất
LiH + BH3 =Li[BH4]
NaH + AlH3 =Na[AlH4]
Các phức này cũng có tính khử mạnh
• Các hiđrua ion thường kém bền dễ bị phân hủy
• Điều chế :Đun nóng kim loại trong khí quyển
2Na + H2 = 2NaH
Ca + H2 = CaH2
 Hiđrua cộng hóa trị
-Là hiđrua của các phi kim và nửa kim loại : SiH4, CH4 NH3 AlH3…
-Liên kết của các hiđrua này là liên kết cộng hóa trị phân cực ,độ bền của liên kết thì giảm
dần từ trên xuống trong một nhóm và tăng dần từ trái sang phải trong một chu kì
-Liên kết giữa các phân tử là liên kết van-de-van . Vì vậy các hiđrua này có nhiệt nóng
chảy thấp, trong một số hiđrua công hóa trị có hình thành lien kết hiđro
-Một số hiđrua cộng hóa trị khi tan trong nước cho môi trường axit .một số không bền dễ
bị thủy phân trong nước giải phóng khí H2
BeH2 + 2H2O = Be(OH)2 + 2H2
MgH2 + 2H2O = Mg(OH)2 + 2H2
 Hiđrua kim loại
-Là hợp chất giữa hiđro và kim loại chủ yếu là kim loại chuyển tiếp
-Dạng bột hay dạng khối giòn nhưng bền về mặt hóa học, có ánh kim và dẫn điện tốt
-Các hiđrua kim loại có đặc tính ưu việt so với các kim loại đó là làm các kim loại chuyển
tiếp tăng độ cứng độ bền,tăng nhiệt độ nóng chảy,giảm hoạt tính hóa học đồng thời các
hiđrua này có ứng dụng nhiều trong thực tế

3. Cấu tạo phân tử, tính chất lí hóa học và phương pháp điều chế oxi trong công
nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

 Cấu tạo phân tử : phân tử O2 thuận từ có độ dài liên kết 1,21 A0 ,năng lượng liên kết là
494 kJ/mol , phân tử không phân cực.
GT :
- Phương pháp VB: 2s 2p4

↑↓ ↑↓ ↑ ↓ O O
O

O
↑↓ ↑↓ ↑ ↓

- Phương pháp MO
 Tính chất vật lí :
• O2 có cấu tạo O=O , liên kết không phân cực , phân tử bền => có nhiệt độ nóng chảy
và nhiệt độ sôi thấp (tonc=-218,9 oC , tos=-183 oC)
• Phân tử O2 không phân cực nên ít tan trong dung môi không phân cực , O2 có thể tan
trong một số kim loại nóng chảy
VD : ở 973 oC , một thể tích Ag có thể hòa tan 22,4 lít thể tích oxi ở điều kiện áp suất
thường
ở 1080 oC , một thể tích Ag có thể hòa tan 20 lít thể tích oxi ở điều kiện áp suất
thường
• Oxi là một khí không màu ,không mùi, không vị , nặng hơn không khí. Ở trạng thái
lỏng, oxi có màu xanh lam và nặng hơn nước
 Tính chất hóa học:
-Phân tử O2 bền ,năng lượng liên kết phân tử lớn,khá trơ ở nhiệt độ thường nhưng do
có 2e nằm trên AO * phản lien kết => hoạt tính hóa học của oxi là khá cao ở nhiệt độ
thường
- O2 là nguyên tố phi kim điển hình => có thể tương tác với hầu hết các nguyên tố trong
bảng tuần hoàn trừ các halogen khí hiếm và một số kim loại quý.

Cụ thể:

• Tính chất đặc trưng của O2 là phản ứng oxi hóa


• Phản ứng oxi hóa khử có sự tham gia của oxi là tương đối phổ biến
• Oxi tinh khiết cũng như oxi trong không khí đều có khả năng phản ứng với đơn
chất và hợp chất ở nhiệt độ nào đó ,nhiệt độ đó gọi là nhiệt bốc cháy ,nhiệt bốc
cháy của oxi tinh khiết thấp hơn trong không khí là khoảng 50 oC
• Do phản ứng oxi hóa thường tỏa ra nhiều nhiệt nên nó được sử dụng nhiều trong
thực tế.

 Điều chế
• Trong PTN :
-Nhiệt phân hợp chất giàu oxi : KMnO4,KClO3 …
2KMnO4 = K2MnO4 + MnO2 + O2
KClO3 = KCl + 3/2 O2

-Điện phân nước .

• Trong công nghiệp :


- Chủ yếu là phương pháp bay hơi phân đoạn không khí lỏng
- Điện phân nước ( điện phân H2SO4 20% or NaOH 20%)

4. Trình bày công thức cấu tạo của phân tử O3. Tính chất lí hóa học, phương pháp
điều chế ozôn trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Cách nhận biết khí
O3; So sánh tính chất lí hoá học của khí oxi và khí ozôn. Phản ứng phân biệt O 3 và
O2

 công thức cấu tạo của phân tử O3


• Phân tử ozon có ba nguyên tử oxi liên kết với nhau. Nguyên tử oxi trung tâm tạo nên
một liên kết cho - nhận với một trong hai nguyên tử oxi và hai liên kết cộng hóa trị với
nguyên tử oxi còn lại:

• Là phân tử phân cưc ,độ dài liên kết là 1,278 Ao ,góc liên kết là 117 o
• Năng lượng tạo thành của O3 là Δ H0 = 142,3 kJ/mol ,
• Lai hóa sp2.
 Tính chất vật lí học
• Do ozon có khối lượng tương đối lớn,có cưc dễ bị cực hóa nên ozon có nhiệt độ
nóng chảy (-192,7 oC) và nhiệt độ sôi (-111,9 oC) cao hơn oxi.
• Ở nhiệt độ thường O3 là chất khí có màu xanh lam nhạt ,mùi tanh đặc biệt,ở dạng
lỏng có màu tím lam , dạng rắn có màu tím đen và có tỉ khối là 1,71
• Do phân tử phân cực => O3 tan khá nhiều trong nước và nhiếu hơn O2 gấp 15 lần
• O3 có tồn tại trong khí quyển ở tầng cao có nồng độ nhỏ có khả năng hấp thụ các
tia tử ngoại, trong bức xạ vũ trụ nó là yếu tố cực kì quan trọng trong bảo vệ sự
sống.

 Tính chất hóa học

• Dễ bị phân hủy
O3 = O 2 + O
• O3 hoạt động hóa học mạnh :
- O3 phản ứng được với nhiều kim loại
2Ag + O3 = Ag2O + O2
- Có thể biến sunfua thành sunfat
PbS + 4 O3 = PbSO4 +4O2
- Oxi hóa được KI ngay trong môi trường kiềm
2KI + O3 + H2O = 2KOH + O2 + I2
- Nhiều hợp chất hữu cơ bốc cháy khi tiếp xúc với O3

 Điều chế
• Trong PTN
- Phương pháp hóa học :
K2S2O8 + H2O = KHSO4 + H2O2 ( H2SO4 đặc làm môi trường)
H2O2 = H2O + O
O + O2 = O3
- Phương pháp phóng điện êm
• Trong công nghiệp
Sử dụng phương pháp phóng điện ở điện thế cao

 Cách nhận biết khí O3 :


• Dựa vào tính chất vật lí của ozon : khí O3 có màu xanh lam nhạt và có mùi tanh
đặc trưng.
• Dựa vào tính chất hóa học : O3 có tính oxi hóa mạnh ,

- O3 phản ứng được với nhiều kim loại


2Ag + O3 = Ag2O + O2
- Có thể biến sunfua thành sunfat
PbS + 4 O3 = PbSO4 +4O2
- Oxi hóa được KI ngay trong môi trường kiềm
2KI + O3 + H2O = 2KOH + O2 + I2

 So sánh tính chất lí hoá học của khí oxi và khí ozôn

Tính chất OXI OZON

Vật lí -Là phân tử không phân cực, phân -Là phân tử phân cực,không bền ,tan
tử bền, ít tan nhiều hơn oxi gấp 15 lần
- có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ - Có nhiệt độ nóng chảy (-192,7 oC) và
sôi thấp (tonc=-218,9 oC , tos=-183 nhiệt độ sôi (-111,9 oC) cao hơn oxi.
o
C) - Ở nhiệt độ thường O3 là chất khí có màu
-Là một khí không màu ,không mùi, xanh lam nhạt ,mùi tanh đặc biệt,ở dạng
không vị , nặng hơn không khí. . Ở lỏng có màu tím lam , dạng rắn có màu tím
trạng thái lỏng, oxi có màu xanh đen và có tỉ khối là 1,71
lam và nặng hơn nước

-Dễ bị phân hủy


O3 = O2 + O
-Tính chất đặc trưng của O2 là -O3 hoạt động hóa học mạnh ,mạnh hơn
phản ứng oxi hóa O2:
+ phản ứng với phi kim +O3 phản ứng được với nhiều kim loại
S + O2 = SO2 2Ag + O3 = Ag2O + O2
Hóa học + phản ứng với kim loại trừ +Có thể biến sunfua thành sunfat
Ag,Au,Hg .. PbS + 4 O3 = PbSO4 +4O2
3 Fe + 2O2 = Fe3O4 +Oxi hóa được KI ngay trong môi trường
+ Với hợp chất kiềm
C2H5OH + 3O2 = 2CO2 + 3H2O 2KI + O3 + H2O = 2KOH + O2 + I2
+Nhiều hợp chất hữu cơ bốc cháy khi tiếp
xúc với O3

 Phản ứng phân biệt O3 và O2

O2 + Ag = không phản ứng

2Ag + O3 = Ag2O + O2

2KI + O2 + H2O = không phản ứng

2KI + O3 + H2O = 2KOH + O2 + I2

=> Dấu hiệu nhận biết oxi và ozon.

5. Trình bày cấu tạo phân tử, tính chất lí hóa học của nước. Các phương pháp làm
sạch nước trong phòng thí nghiệm.

 Cấu tạo phân tử


• Phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hiđrô và một nguyên tử ôxy.
• Phân tử nước có góc liên kết là 105°. Do các cặpđiện tử tự do chiếm nhiều chỗ
nên góc này sai lệch đi so với góc lý tưởng của hình tứ diện. Chiều dài của liên kết
O-H là 0,99 Ao
• Phân tử nước có khả năng tụ hợp phân tử bằng phân tử hiđro.
• GT theo VB: O lai hóa sp2
Liên kết O- H bị phân cực mạnh
• Theo MO

 Tính chất vật lí


• Tính chất vật lí bị ảnh hưởng liên kết H
- Nhiệt độ nóng chảy ,nhiệt độ sôi
- Nước có tỉ khối lớn nhất ở 3,98 oC
- Nước có sức căng bề mặt lớn
• Tính chất vật lí không bị ảnh hưởng liên kết H
- Là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, lớp nước dày có màu xanh nhạt
- Là chất lỏng có nhiệt dung riêng lớn nhất
- Là chất lỏng lưỡng tính ,có môi trường trung tính
- Là dung môi quan trọng nhất trong thiên nhiên ,khí quyển,là dung môi tốt hòa
tan các chất điện li ( muối của axit bazơ), ít điện li,không điện li
- Là chất lỏng tồn tại ở cả 3 pha
 Tính chất hóa học
• Nước là chất rất có khả năng phản ứng ,nó tương tác với nhiều đơn chất và hợp
chất :
- Có khả năng phân hủy nhiều chất ( phản ứng thủy phân )
NH4Cl + H2O = NH4OH + HCl
- Có khả năng tham gia phản ứng oxi hóa khử:
Chất oxi hóa:
2Na + 2 H2O = 2 NaOH + H2
Chất khử:
4F2 + 2 H2O = 4HF + O2
- Tạo phức với các ion trong môi trường nước : [Ti(H2O)2]6+ , [Cr(H2O)6]3+…
- Tạo tinh thể ngậm nước (hiđrat tinh thể) : CuSO4.5H2O , H2C2O4.2H2O …
- Là chất lưỡng tính vừa có tính axit vùa có tính bazơ
- Làm xúc tác cho một số lớn các phản ứng
2NO + O2 →2 NO2
2Fe + 3Cl2 → 2 FeCl3
 Các phương pháp làm sạch nước trong phòng thí nghiệm.
Chưng cất nước :
- khi chưng cất cho thêm dung dịch KmnO4 trong môi trường axit hoặc kiềm vào
nước để phá hủy các tạp chất hữu cơ có trong nước.
- Phần nước cất thu được lúc ban đầu còn chứa các khí tan cho nên bỏ đi chỉ
hứng phần sau .
- Bằng những nhựa trao đổi ion thích hợp người ta thu được nước tinh khiết
như nước cất.

6. Trình bày cấu tạo phân tử, tính chất lí, hóa học của H2O2. Trình bày phương pháp
điều chế H2O2 trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

 Cấu tạo phân tử:


• Phân tử H2O2 có dạng gấp khúc

• Liên kết giữa các nguyên tử H và nguyên tử O là liên kết cộng hóa trị có cực (cặp
electron chung lệch về phía nguyên tử O).
• Độ dài liên kết O-O là 1,48 Ao , O-H là 0,95 Ao ,góc liên kết OOH là 95o, năng lượng liên
kết O-O là 217,5 kJ/mol
• Do phân tử không có đối xứng nên H2O2 có cực tính lớn
 Tính chất vật lí
• H2O2 tinh khiết sánh như nước đường vì có liên kết H
• Nhiệt độ sôi 152,1 oC , hóa rắn ở -0,89 oC
• Chất lỏng không màu,có vị kim loại nặng hơn nước, hóa rắn ở −0,480C, tan trong nước
theo bất kì tỉ lệ nào.
• Là hợp chất không bền dễ bị phân hủy nhiệt
 Tính chất hóa học
• Là chất rất hoạt động hóa học
• H2O2 có khả năng thể hiện tính oxi hóa, tính khử
Cụ thể :
- H2O2 dễ bị phân hủy
H2O2 → H2O + O
- H2O2 thể hiện tính oxi hóa
PbS + H2O2 → PbSO4 + H2O
2KI + H2O2 + H2SO4 → K2SO4 + I2 + 2H2O
- H2O2 thể hiện tính khử
2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4 → K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O + 5O2

 Phương pháp điều chế


• Trong PTN :
BaO2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O2

• Trong công nghiệp :


- Phương pháp điện phân : người ta điện phân ở nhiệt độ khoảng 5-10 độ C dd H2SO4
50% hoặc dd (NH4)2SO4 trong H2SO4 với mật độ dòng điện lớp và điện cực
plantin.Tuy cơ chế của quá trình điện phân chưa được biết rõ hoàn toàn nhưng có thể
được biểu diễn như sau:
2HSO4- - 2e = S2O8 2- + 2H+
2SO42- - 2e =S2O82-
Axit peoxiđisunfuric (H2S2O8)được tạo nên khi điện phân sẽ kết hợp với nước cho
H2O2.
H2S2O8 + 2H2O = 2H2SO4 + H2O2
Chưng cất hỗn hợp ở áp suất thấp sẽ được dd H2O2 loãng .Cô cặn dd trong chân
không rồi chưng cất phân đoạn nhiều lần sẽ được dung dịch H 2O2 90-99%.
- Phương pháp antraquinol người ta dùng oxi để oxi hóa đihiđrô antraquinol thu được
H2O2 và tái sinh lại được đihiđro antraquinol bằng cách dùng H2 khử với chất xúc tác
Pd:
C14H10O2 + O2 =C14H8O2 + H2O2
Dung dịch H2O2 thu được có nồng độ 20-25%.Nguyên liệu chủ yếu của phương pháp
này là H2 ,O2,không khí và H2O nên giá thành rẻ hơn so với phương pháp điện phân

Chương II- Các kim loại kiềm (nhóm IA)

Liti (Li) – Natri (Na) – Kali (K) – Rubidi (Rb) – Xesi (Cs)
7.

 Sự biến đổi tính chất vật lí trong dãy các kim loại kiềm
• Các kim loại kiềm đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối, là kiểu mạng
kém đặc khít, có bán kính nguyên tử lớn, khối lượng riêng nhỏ
• Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim rất mạnh ( ánh kim dễ mất khi KL
tiếp xúc với không khí )
• Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi đều thấp và giảm dần từ Li → Cs ( do liên kết kim
loại yếu )
• Các kim loại kiềm đều nhẹ, Li nổi trên dầu hỏa, Na và K nổi trên nước
• Các kim loại đều mềm có thể cắt bằng dao được, Cs mềm nhất còn Li cứng hơn
• Kim loại kiềm có độ dẫn điên cao nhưng kém hơn Ag
• Các kim loại tự do cũng như hợp chất dễ bay hơi của chúng khi được đưa vào ngọn
lửa không màu làm cho ngọn lửa trở nên có màu đặc trưng :
 Li : màu đỏ tía
 Na : màu vàng
 K : màu tím
 Rb : màu tím hồng
 Cs : màu xanh lam
• Các kim loại kiềm có thể hòa tan lẫn nhau và đều dễ tan trong thủy ngân tạo lên
hỗn hống
• Các kim loại kiềm tan được trong amoniac lỏng và độ tan của chúng khá cao.
Dung dịch loãng có màu xanh lam và dẫn điện.Dung dịch có nồng độ cao hơn có
màu đỏ đồng và có ánh kim

 Sự biến đổi tính chất hóa học trong dãy các kim loại kiềm
 Các kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học. Trong phản ứng chúng thể hiện tính khử
mạnh và tính khử đó tăng dần từ Li → Cs.
 Tác dụng với phi kim:
Hầu hết các kim loại kiềm có thể khử được các phi kim.
- Với hidro: Khi đun nóng, các kim loại kiềm kết hợp với hidro tạo hidrua ion:
Li ở 600-700oC, còn các kim loại kiềm khác ở 350-400oC.
M + H → MH
- Với oxi:
+ Ở điều kiện thường và trong không khí khô:
Li bị phủ một lớp màu xám gồm Li2O và Li3N.
4 Li + O2 → 2Li2O
3Li + 1/2 N2 → Li3N
Na bị oxi hóa thành Na2O2 và lẫn một ít Na2O.
4Na + O2 → 2Na2O
Na2O + 1/2O2 → Na2O2
K bị phủ lớp KO2 ở ngoài cùng và bên trong là lớp K2O.
4K + O2 → 2K2O
K2O + 3/2 O2 → 2KO2
Rb và Cs tự bốc cháy tạo RbO2 và CsO2.

+ Khi đốt nóng: Li tạo Li 2O và một ít Li2O2, còn các kim loại kiềm khác, oxit của
chúng tác dụng tiếp với oxi tạo peoxit (Na2O2) hoặc supeoxit (KO2, RbO2, CsO2).

- Với halogen, lưu huỳnh:

Các kim loại kiềm bốc cháy trong khí clo khi có mặt hơi ẩm ở nhiệt độ cao. Với brom
lỏng, K, Rb, Cs nổ mạnh, Li và Na chỉ tương tác trên bề mặt. Với iot, các kim loại kiềm
chỉ tương tác mạnh khi đun nóng.

Khi nghiền kim loại kiềm với bột lưu huỳnh sẽ gây phản ứng nổ.

Với nitơ, cacbon, silic:

Chỉ có Li có thể tương tác trực tiếp tạo Li3N, Li2C2, Li6Si2 khi đun nóng. Li6Si2 là dạng
tinh thể màu tím hút ẩm rất có khả năng phản ứng
 Tác dụng với nước :
Các kim loại kiềm có thế điện cực rất thấp, vì thế chúng tương tác rất mãnh liệt với
nước giải phóng khí hidro.
M + H2O → MOH + ½ H2
Khi phản ứng với nước, Li không cho ngọn lửa, Na nóng chảy thành hạt tròn nổi và
chạy trên mặt nước, hạt lớn có thể bốc cháy, K bốc cháy ngay còn Rb và Cs gây phản
ứng nổ.

Do kim loại kiềm hoạt động hóa học mạnh, đặc biệt là bị oxi hóa nhanh trong không
khí và có phản ứng mãnh liệt với nước, cần phải bảo quản kim loại kiềm trong dầu hỏa
khan, trong chân không hoặc trong khí trơ và thật cẩn thận khi làm thí nghiệm với kim
loại kiềm.
 Khi đun nóng (quá nhiệt độ nóng chảy của kim loại) trong khí NH3 các kim loại
kiềm dễ tạo thành amiđua
Na + 2NH3 → 2NaNH2 + H2

 Tác dụng với axit

Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử của kim loại kiềm có giá trị từ -3.05V đến
-2,71V cho nên các kim loại kiềm có thể khử dễ dàng ion H+ của dung dịch axit thành
khí hidro.
2M + 2H+ → 2M+ +H2
Phản ứng của kim loại kiềm với axit cũng là phản ứng gây nổ nguy hiểm.
 Các kim loại kiềm có thể thay thế H trong các axit hữu cơ tạo nên muối ion.
Kim loại kiềm cũng tạo lên những hợp chất cộng hóa trị như LiCH3 , NaC2H5 …
nhưng không dễ tạo nên những phức chất.

 Mối liên hệ giữa tính chất đó với cấu hình điện tử hóa trị của chúng
• Do có một e hóa trị ns1 ở ngoài cấu hình e bền của các khí hiếm, các kim loại kiềm
rất dễ mất đi một e hóa trị biến thành ion dương M+
→ Thể hiện chúng hoạt động rất mạnh, năng lượng ion hóa của chúng rất thấp
• Vì chỉ có 1 e hóa trị duy nhất nên tính chất hóa học của các kim loại kiềm đơn giản
hơn các nhóm kim loại khác.
 Hãy nêu dẫn chứng chứng minh rằng, liti có nhiều tính chất khác biệt với các kim
loại kiềm khác.
• Li có thế điện cực âm hơn các kim loại kiềm khác,một số hợp chất của Li ít tan .
• Li phản ứng với H2 ở nhiệt độ cao hơn các kim loại kiềm khác
• Li có thể phản ứng trực tiếp với N2 ,C ,Si
Li + 3/2 N2 = Li3N
Li + C = Li2C2

6 Li + 2 Si = Li6Si2

 Trình bày phương pháp điều chế natri kim loại trong công nghiệp.
Điện phân muối clorua nóng chảy :
Dùng thùng điện phân bằng thép pử trong lót gạch sa mốt,cực dương bằng than chì và
cực âm = sắt, giữa 2 cực có màng ngăn và chất điện phân không phải là NaCl tinh khiết
mà là hỗn hợp của NaCl với 25% NaF và 12% KCl (cho phép điện phân ở 610 – 650 oC)
8. Phản ứng nhuốm màu ngọn lửa của các kim loại kiềm và kiềm thổ. Giải thích.

• Các kim loại tự do khi được đưa vào ngọn lửa không màu làm cho ngọn lửa trở nên có
màu đặc trưng :
 Li : đỏ tía - Na : vàng - K : tím - Rb : tím hồng - Cs : xanh lam
 Ca : đỏ da cam – Sr : đỏ son – Ba : lục hơi vàng
 Giải thích : ở trong ngọn lửa những e của nguyên tử hay ion kim loại được kích động nhảy ra
mức năng lượng cao hơn . khi nhảy về những mức ban đầu, những e đó hoàn trả lại những
năng lượng đã hấp thụ. Trong trường hợp này, năng lượng đó là bé và được phát ra dưới
dạng bức xạ vùng nhìn thấy. Vì vậy, ngọn lửa có những màu đặc trưng của các kim loại.

Chương III- Các kim loại kiềm thổ (nhóm IIA)


9. Trình bày tính chất lí hoá học của magiê kim loại. Phương pháp sản xuất magiê kim loại
trong công nghiệp

 Tính chất vật lí


 Có màu xám nhạt, có ánh kim
 Tnco = 650o C; tso = 1100 oC ,tỉ khối 1,74 cao hơn kim loại kiềm
 Độ cứng của Mg cao
 Mg có tính cơ học tốt : dẻo dễ dát mỏng ,kéo sợi được.
 Dễ tạo hợp kim với kim loại khác ,hợp kim của Mg có nhiều ứng dụng trong công
nghiệp , 2 hợp kim thông dụng :
- macnhali :10-30% Mg và 30-70% Al cứng và bền hơn Al tinh khiết
nhưng dễ chế hóa và dễ bào nhẵn hơn
- electron 83% Mg, 10%Al ,5% Zn ,2%Mn có tính chất cơ lí tốt
 Tính chất hóa học Mg
 Là kim loại rất hoạt động đứng sau kiềm. thể hiện tính khử đặc trưng
 Ở áp suất lớn của khí H2 (200atm) có mặt MgI2 , Mg có thể kết hợp với H2 ở 570
o
C tạo MgH2
Mg + H2 → MgH2
 Trong không khí ở to thường Mg bị bao phủ lớp oxit rất mỏng và bền ngăn cản chúng tiếp
xúc với oxi . Khi đốt cháy tạo oxit ,Mg cháy phát sáng chói và giàu tia tử ngoại
Mg + ½ O2 → MgO Δ H0 = -610 kJ/mol < pứ tỏa nhiều nhiệt >
 Khi đun nóng Mg pứ mãnh liệt với halogen, nitơ, lưu huỳnh ,photpho,cacbon,silic
 Mg cháy trong không khí còn có pứ
Mg3N2 + 6 H2O → 3Mg(OH)2 + 2 NH3
Mg +2C → MgC2
MgC2 + 2H2O → Mg(OH)2 + C2H2
2Mg + Si → Mg2Si
Mg không tan trong nước lạnh nhưng tan chậm trong nước nóng
Mg + 2 H2O → Mg(OH)2 + H2
 Phương pháp sản xuất magiê kim loại trong công nghiệp
Điện phân cacnalit hoặc hỗn hợp muối clorua của Mg và kim loại kiềm ở 700-750 oC trong
thùng điện phân làm = thép là cực âm ,cực dương là thanh chì đặt trong ống sứ xốp để
cho khí clo thoát ra
Ngoài ra có thể dùng than cốc khử MgO chế từ magiezit hay dùng ferosilic (hợp kim Fe và
Si) khử hỗn hợp MgO và CaO chế từ đolomit ở nhiệt độ cao và trong chân không .
MgO + C → Mg + CO <2000oC>
CaO +MgO +Si → Mg + 2 CaO.SiO2 <1500oC>
Hơi magie bay lên và được làm ngưng tụ lại

Chương IV- Các nguyên tố nhóm IIIA

Bo (B) – Nhôm (Al) – Gali (Ga) – Inđi (In) – Tali (Tl)

10. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố nhóm IIIA. Giải thích.

• Các nguyên tố nhóm này đều có chung một lớp electron hoá trị ns 2np.
• Số oxi hoá chung là 3+ ,(trừ B) tính chất chúng không giống nhau nhiều
- B:có năng lượng Ion hóa lớn nên B không thể mất e để tạo ion B 3+ → B là phi kim
- Al: lớp e ngoài cùng ngay sau vỏ khí hiếm, khoảng cách s và p gần→ dễ tách 3 e, nên
số oxi hóa là +3 bền.năng lượng hydrat hóa của Al3+ rất thấp → Al là kim loại hoạt động
mạnh
- Ga và In: sau lớp vỏ khí hiếm còn có 10 e của (n-1)d,lại bị ảnh hưởng của sự co d→
khó tách e
- Tl: sau lớp vỏ khí hiếm còn có 14 e của (n-2)f và 10 e của (n-1)d, lại bị ảnh hưởng của
sự co f → khó tách cả 3 e nên số oxi hóa là +1 là bền,trong các dãy hc tạo thành tồn
tại cả muối Tali(III) và Tali(I)
• Tính kim loại của các nguyên tố nhóm IIIA biến thiên tuyến tính chứ không tăng dần từ trên
xuống dưới như KL kiềm thổ
- Từ Al đến Ga: tính kim loại hơi giảm xuống do tổng I hơi tăng (vì Ga dứng sau các
KL chuyển tiếp nên chịu ảnh hưởng của sự co d)
- Từ Ga đến In tính kim loại tăng do I giảm, từ In đến Tl thì lại giảm do I tăng( vì Tl
đứng sau các kl nhóm lantanoit nên chịu ảnh hưởng của sự co f)

Các ion hidrat hóa của các ion Al3+ Ga3+ và In3+ dễ hình thành trong dung dịch (thế
điện cực chuẩn của quá trình M3+ + 3e → M khá âm).

- Ga và In: sau lớp vỏ khí hiếm còn có 10 e của (n-1)d,lại bị ảnh hưởng của sự co
d→ khó tách e
- Tl: sau lớp vỏ khí hiếm còn có 14 e của (n-2)f và 10 e của (n-1)d, lại bị ảnh hưởng
của sự co f → khó tách cả 3 e nên số oxi hóa là +1 là bền,trong các dãy hc tạo
thành tồn tại cả muối Tali(III) và Tali(I)
11. Liên kết ba tâm hai điện tử và tính chất lí hoá học của các boran. Phương pháp điều
chế boran.

 Liên kết tam nhị hay còn gọi là liên kết 3 tâm 2 điện tử là một liên kết hóa học thiếu điện tử
(electron-deficient chemical bond) khi 2 nguyên tử hình thành liên kết có chung 2 electron. Để đơn
giản, người ta còn gọi liên kết này là liên kết 3c-2e (3-center 2-electron bond)
Vd: B2H6 : Hai electron trong liên kết H-B-H là minh họa cho liên kết 3c-2e.

 Tính chất lí hoá học của các boran : BH3, B2H4, B3H5, B2H6 ,..
• Tính chất vật lí :
- ở to thường B2H6 và B4H10 là chất khí ,B5H9,B5H11, B6H10 là chất lỏng còn lại là chất
rắn.
- Tính chất vật lí của các boran biến đổi đều đặn theo khối lượng phân tử: nhiệt độ
nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần
- Tất cả các boran có mùi khó chịu và rất độc gây nhức đầu,nôn mửa.
• Tính chất hóa học
- Các Boran là hợp chất kém bền và hoạt động về mặt hóa học,khi đun nóng chúng
phân hủy thành nguyên tố,ở nhiệt độ thấp hơn thì phân hủy thành các boran khác.
- Các boran tiếp xúc với không khí đều có thể bốc cháy với tốc độ khác nhau,phát
nhiệt nhiều:
B2H6 + 3O2 = B2O3 + H2O
- Boran tương tác mạnh với halogen
B2H6 + 3 Cl2 = B2H5Cl + HCl
B2H6 + 6 Cl2 (dư)= BCl3 + 6 HCl
- Tất cả các boran đều bị nước và dung dịch kiềm phân hủy thành axit boric hay
muối borat và hiđro. Kém bền nhất với nước là điboran
B2H6 + 6 H2O = 2H3BO3 + 6H2
- Điboran có thể tương tác với nhiều hợp chất như hiđrua kim loại kiềm,
cacbonmonooxit, amoniac,...
-
 Phương pháp điều chế boran.
• 6MgB2 + 12HCl = H2 + B4H10 + 6MgCl2 +8B
• 3NaBH4 + 4BF3 = 3NaBF4 + 2 B2H6
• Một số boran điều chế bằng phương pháp khác
- Điều chế B9H15 bằng cách đun nóng B5H11 khi có mặt urotropin
- Điều chế B10H16 bằng cách phóng điện êm qua hỗn hợp B5H9 và H2
- Điều chế B20H16 bằng cách cho dòng điện một chiều 1700V phóng qua hỗn hợp
B10H4 và H2
12. Cấu tạo tinh thể và tính chất lí, hoá học của axit boric. Tính chất lí hoá học và công
dụng của B2O3, Na2B4O7. Cách nhận biết các hợp chất của bo.

 Cấu tạo tinh thể của axit boric (H3BO3)


• Cấu tạo nên bởi các lớp song song với nhau.Mỗi lớp gồm những phân tử H 3BO3 liên kết
với nhau bằng liên kết H
• Trong các lớp, khoảng cách B-O là 1,37 Ao và O-O là 2,7 Ao
• Lớp này liên kết với lớp kia bằng lực van-de-van .Khoảng cách các lớp là 3,18 A0
 Tinh thể axit boric có hình vẩy nhỏ , sờ vào thấy nhờn.
 Tính chất lí của axit boric(H3BO3)
• Axit boric tan vừa phải trong nước,quá trình tan đó thu nhiệt nhiều cho nên độ tan của axit
tăng mạnh theo nhiệt độ → rất dễ kết tinh trong nước
• Bản thân axit boric không bay hơi nhưng khi đun nóng nó bay hơi cùng với hơi nước
• Khi đun nóng bị mất nước dần ở 100 0C biến thành axit metaboric H2BO2 ,ở nhiệt độ cao
hơn thì biến thành B2O3 . và ngược lại khi cho B2O3 kết hợp với nước.
 Tính chất hóa học của axit boric(H3BO3)
• H3BO3 là axit một nấc,rất yếu yếu hơn H2CO3
H3BO3 + H2O ↔ [B(OH)4]- + H+
• Khi trung hòa dung dịch axit boric trong nước bằng bazơ thu được các kiều muối borat
khác nhau
4 H3BO3 + 2 NaOH = Na2B4O7 + 7 H2O
• Muối orthoborat được tạo nên khi nấu chảy axit boric với natri cacbonat
2 H3BO3 + 3 Na2CO3 = 2 Na3BO3 + 3 H2O + 3 H2O
• Muối orthoborat không thể tạo nên trong dung dịch vì bị thủy phân hoàn toàn
• Axit boric tương tác với rượu metylic , etylic khi có mặt H 2SO4 đặc
H3BO3 + 3 CH3OH = B(OCH3)3 + 3H2O
• Axit boric được dùng để chế thủy tinh và men đồ sắt, còn được làm thuốc sát trùng trong y
học.
 Tính chất lí hoá học và công dụng của B2O3, Na2B4O7

B2O3

• Tính chất vật lí


- Oxit boric B2O3 có 2 dạng : dạng thủy tinh và dạng tinh thể.
- Dạng thủy tinh là chất ở dạng khối rắn không màu và dòn.khi đun nóng thì mềm
rồi tạo thành khối nhớt,có thể kéo sợi và hóa lỏng ở 600 oC
- Oxít boric nóng chảy ở 450 OC và sôi ở 2250 oC
- Hút ẩm mạnh và tan trong nước tạo thành axit boric
B2O3 + 3 H2O = 2 H3BO3

• Tính chất hóa học


- Tan trong nước tạo axit boric, tỏa nhiệt
- ở trạng thái nóng chảy, B2O3 có thể hòa tan nhiều oxit kim loại tạo thành borat
CaO + B2O3 = CaB2O4
- oxit boric tác dụng với P4O10 khi đun nóng
2 B2O3 + P4O10 = 4 PBO4
• Công dụng : điều chế thủy tinh và men đồ sắt
Borac (Na2B4O7.10H2O)
• Tính chất vật lí
- Là chất dạng tinh thể , thuộc hệ tà phương,trong suốt, không màu
- Để trong không khí khô chúng bị vụn ra trên bề mặt vì bị mất bớt nước kết tinh
- Borac ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng nên rất dễ kết tinh lại
từ dung dịch
• Tính chất hóa học
- Tan trong nước, borac bị thủy phân
Na2B4O7 + 7 H2O = 4 H3BO3 + 2 NaOH
- Dung dịch borac có khả năng hấp thụ khá mạnh khí CO 2 và khi đun nóng thì khí
CO2 lại được giải phóng.
- Borac khan nóng chảy có khả năng hòa tan oxit của các kim loại tạo thành muối
borat
Na2B4O7 + CoO = NaBO2.Co(BO2)2
Màu xanh chàm
Na2B4O7 + Cr2O3 = 6NaBO2.2Cr(BO2)3
Màu lục
• Công dụng : dùng để điều chế thủy tinh quang học, men đồ sứ và đồ sắt và dùng để đánh
sạch kim loại trước khi hàn, chế bột giặt ...
 Cách nhận biết các hợp chất của bo
Sử dụng phản ứng :
H3BO3 + 3 CH3OH H2SO4đặc B(OCH3)3 Đốt ngọn lửa màu lục đậm
(B2O3 +CO2+ H2O)

13. Các kim loại Be, Mg, và Al tác dụng như thế nào với dung dịch NaOH ? Viết phương
trình phản ứng. Tính chất lí, hóa học nhôm kim loại và phương pháp điều chế điều chế
nhôm kim loại từ quặng bôxit. Tại sao có thể dùng nhôm kim loại để điều chế một số kim
loại khác từ oxit của chúng.

 Các kim loại Be, Mg, và Al tác dụng như thế nào với dung dịch NaOH ? Viết phương trình
phản ứng
• Be và Al tan trong dung dịch NaOH
Be + 2 NaOH + 2 H2O = Na2[Be(OH)4] + H2
2Al + 2 NaOH + 6 H2O = 2 Na[Al(OH)4] + 3 H2
• Mg tan ít rồi ngừng

 Tính chất lí, hóa học nhôm kim loại và phương pháp điều chế điều chế nhôm kim
loại từ quặng bôxit.
• Tính chất vật lí Al
- Là kim loại màu trắng bạc trong không khí có màu hơi xám.
- Có nhiệt độ sôi cao và nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp.
- Al lỏng rất nhớt, độ nhớt giảm xuống do có thêm lượng nhỏ Mg hay Cu
- Ở nhiệt độ thường, Al tinh khiết khá mềm,dễ dát mỏng và dễ kéo sợi.
- Nhôm là kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, rất nhẹ.
- Có khả năng tạo nên hợp kim với nhiều kim loại.
• Tính chất hóa học
- Al là kim loại hoạt động. ở đk thường bề mặt nhôm được bao bọc bởi màng oxit rất
mỏng và bền làm cho nhôm trở nên kém hoạt động .
- Tác dụng với phi kim : Cl, Br ở nhiệt độ thường , I khi đun nóng, N,S,C ở nhiệt độ
khá cao .và không tương tác với H
2Al + 3/2 O2 = Al2O3
- Phản ứng nhiệt nhôm để điều chế KL khó bị khử và khó nóng chảy như Cr,Fe,Mn,
Ni, Ti, Zr, V
- Với hợp chất : có thể tác dụng với H 2O, dung dịch kiềm, axit ( Al thụ động với
HNO3 và H2SO4 đặc nguội )
• Phương pháp điều chế từ quặng bôxit
- Bôxit (Al2O3.xH2O) có chứa tạp chất như Fe2O3, SiO2, CaO cần tinh chế bằng cách
đun nóng bột bôxit nghiền với NaOH 40% trong nồi áp suất ở nhiệt độ 150 oC và
áp suất 5-6 atm. Nhôm oxit tan trong dung dịch kiềm
Al2O3 + 2 NaOH + 3 H2O = 2 Na[Al(OH)4]
- Lọc lấy dung dịch và dùng nước pha loãng ,kết tủa Al(OH) 3 sẽ lắng xuống
Na[Al(OH)4] = Al(OH)3 + NaOH
- Lọc lấy kết tủa và nung ở nhiệt độ 1200 – 1400 oC sẽ thu được Al2O3 tinh khiết.
2Al(OH)3 = Al2O3 + 3 H2O
- Điện phân nóng chảy Al2O3 thu được Al
Al2O3 = 2Al + 3/2 O2
 Tại sao có thể dùng nhôm kim loại để điều chế một số kim loại khác từ oxit của
chúng.
 Do có ái lực lớn với oxi, nhôm là chất khử mạnh, ở nhiệt độ cao nhôm khử dễ dàng nhiều oxit kim
loại đến kim loại tự do

Chương V- Các nguyên tố nhóm IVA


Cacbon(C) – Silic(Si) – Gecmani(Ge) – Thiếc(Sn) – Chì(Pb)

14. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố nhóm IVA. Giải thích.

• tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần đồng thời tính phi kim yếu dần. Từ C → Pb
 Giải thích: theo chiều từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân tăng nhưng đồng thời số lớp electron
của các nguyên tử cũng tăng làm cho bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng nhanh và chiếm
ưu thế nên khả năng dễ nhường electron của các nguyên tố tăng lên, đồng thời khả năng thu
electron giảm dần.
• Năng lượng ion hóa giảm dần từ C → Pb
 Giải thích : theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, khoảng cách giữa electron lớp ngoài cùng đến
hạt nhân tăng, lực liên kết giữa electron lớp ngoài cùng và hạt nhân giảm, do đó năng lượng ion
hóa nói chung giảm.

15. Kiến trúc tinh thể và tính chất lí, hóa học của các dạng thù hình của cacbon: kim
cương và than chì.

 Kim cương
• Kiến trúc tinh thể
- Tinh thể kim cương thuộc hệ lập phương
- Trong tinh thể, mỗi nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hóa sp 3 liên kết cộng hóa trị
với bốn nguyên tử C khác bao quanh kiểu tứ diện đều
- Khoảng cách giữa các nguyên tử C là 1,545 Ao
- Tinh thể kim cương có mạng lưới nguyên tử điển hình
- Là một phân tử khổng lồ
• Tính chất vật lí :
- Có tỉ khối lớn (3,51), cứng nhất trong tất cả các chất
- Kim cương dòn,có thể nghiền trong cối sắt thành bột.
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của kim cương chưa xác định nhưng rất cao.
- Không dẫn điện vì tất cả các e hóa trị đều được liên kết bền vững trong liên kết C-
C
- Tinh thể kim cương trong suốt, không màu,có chỉ số khúc xạ a/s rất lớn nên trông
rất lấp lánh và đẹp.
• Tính chất hóa học
- Kim cương bền về mặt hóa học
- Chỉ cháy trong oxi tinh khiết ở nhiệt độ khá cao (700-800 oC)

 Than chì
• Cấu trúc tinh thể
- Than chì có kiến trúc lớp
- Mỗi nguyên tử C ở trạng thái lai hóa sp 2 liên kết cộng hóa trị với 3 nguyên
tử C bao quanh cùng nằm trong một lớp tạo thành vòng 6 cạnh , những
vòng liên kết với nhau thành một lớp vô tận
- Độ dài C – C trong các lớp là 1,415 Ao
• Tính chất vật lí
- Than chì có màu xám,có ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn điện
- Có nhiệt độ nóng chảy rất cao
- Có tỉ khối (2,22) bé hơn kim cương ,nhưng bền hơn kim cương
• Tính chất hóa học
- Kém hoạt động ở nhiệt độ thường nhưng hoạt động hơn kim cương
- Cháy trong oxi tinh khiết
- Có tương tác với S
C + S = CS2
- Khi tương tác lâu với các chất oxi hóa mạnh chẳng hạn như KClO3 trong
hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc thì than chì tạo nên oxit than chì.

16. Tính bày cấu tạo phân tử và tính chất lí hoá học của CO và phương pháp điều chế khí
CO trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm. Người ta nói, khí CO có khả năng khử
tương đương với khí hiđrô. Hãy làm rõ sự so sánh đó.

 Tính bày cấu tạo phân tử CO C = O


• Trong phân tử CO , C và O liên kết với nhau bằng một nối 3,
• Độ dài liên kết là 1,12 Ao, năng lượng liên kết lớn 1070kJ/mol lớn nhất trong tất cả các liên
kết, momen lưỡng cực của phân tử không đáng kể µ = 0,118 D.
• Cacbon oxit có khối lượng phân tử,tổng số e và cấu tạo phân tử giống với N 2 nên có một
số tính chất lí hóa giống nhau.
• Giải thích :
→nghịch từ ,liên kết bền , phân cực

 Tính chất lí học của CO


• Là chất khí không màu ,không mùi,khó hóa lỏng,khó hóa rắn và ít tan trong nước
• Rất bền với nhiệt ở 6000 oC chưa phân hủy.

 Tính chất hoá học của CO


• Do phân tử CO có năng lượng liên kết lớn →bền ,ở nhiệt độ thường khá trơ,khi đun nóng
thì hoạt tính tăng lên nhiều
• Tính chất hóa học đặc trưng của CO là tính khử và khả năng kết hợp
Cụ thể:
- ở đk thường, CO không tác dụng với nước và dung dịch kiềm.Vì vậy người ta
dùng để tách CO ra khỏi CO 2. Tuy nhiên,khi sục CO vào NaOH nóng chảy ở 120
o
C và 5 atm tạo ra muối
CO + NaOH → HCOONa
- Tính khử của CO
 Với O2 : 2CO + O2 = 2CO2 ( ở 700 oC, CO cháy trong không khí cho ngọn
lửa màu lam và phát nhiều nhiệt → hỗn hợp CO và O 2 là hỗn hợp nổ , ở
nhiệt độ thường chỉ tương tác với oxi khi có chất xúc tác như hỗn hợp
MnO2 và CuO)
 Ở nhiệt độ cao CO khử được nhiều kim loại
CO + CuO → CO2 + Cu
3CO + Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe
 CO khử được I2O5 đến I2 :
I2O5 + CO → CO2 + I2
 Trong dung dịch, CO có thể đẩy được một số kim loại muối của nó như Pt,
Au, Pd , ...
PdCl2 + CO + H2O → Pd + 2 HCl + CO2
AgNO3 + NH3 → [Ag(NH3)2]+ + CO → Ag↓
 Với dung dịch các chất oxi hóa khác, CO có thể tác dụng được khi có mặt
chất xúc tác: KMnO4 (xt bột Ag) , K2Cr2O7 (xt Hg2+)
CO + KMnO4 + H2SO4 → MnSO4 + K2SO4 + CO2 +H2O
CO + K2Cr2O7 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + CO2 +H2O
 Ở nhiệt độ cao, CO có thể pứ được với nhiều hợp chất khi có mặt chất xúc
tác
2CO + 2 NO → 2 CO2 + N2
 CO có tính khử xấp xỉ H2
CO2 + H2 → CO + H2O
 CO tương tác với H2 tạo ra nhiều sản phẩm
CO + H2 → CH4 (300 oC)
CO + H2 → CH3OH (xt ZnO, 350 oC, 250 atm)

- Khả năng kết hợp:


 CO có khả năng kết hợp với KL chuyển tiếp tạo phức Cacbonyl
4CO + Ni = Ni(CO)4
 CO kết hợp với một số muối KL →phức cacbonyl
CO + CuCl → CuClCO.2H2O
 CO có thể kết hợp với Clo
CO + Cl2 = COCl2
 CO có thể kết hợp với hemoglobin:
CO + Hb = HbCO

 phương pháp điều chế khí CO trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

• Trong công nghiệp :


- Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ → khí than ướt
C + H2O H2SO4 đ , to CO + H2O
- Cho không khí qua than nóng đỏ → khí than khô hay khí lò ga
C + O2 → CO2
CO2 + C → 2CO
• Trong phòng TN

HCOOH H2SO4,đ CO + H2O

 Người ta nói, khí CO có khả năng khử tương đương với khí hiđrô. Hãy làm rõ sự so
sánh đó.
• CO có tính khử xấp xỉ H2 khử được các oxit kim loại từ ZnO về sau

CO2 + H2 ↔ CO + H2O

- ở nhiệt độ 830 oC, trong hỗn hợp cân bằng có lượng CO và H 2 như nhau nghĩa là
hai khí có ái lực như nhau đối với oxi.
- Dưới 830 oC, CO có tính khử mạnh hơn
- Trên 830 oC, H2 có tính khử mạnh hơn .
17. Tính bày cấu tạo phân tử và tính chất lí hoá học của CO 2 và phương pháp điều chế khí
CO2. Hiệu ứng nhà kính: giải thích, tác dụng và cách hạn chế. Trình bày tính chất của các
muối cacbonat và hiđro cacbonat của các ion kim loại.

 Tính bày cấu tạo phân tử của CO2


• Có cấu tạo đường thẳng
O=C=O
• Độ dài liên kết C – O là 1,162 A0 , năng lượng liên kết trung bình là 803 kJ/mol.
• Giải thích : theo VB : C lai hóa sp
• Phân tử không phân cực, liên kết C = O phân cực
• Do tạo 2 liên kết đôi nên ptử CO2 bền

 Tính chất vật lí CO2


• Là chất khí không màu, có mùi và vị hơi chua.
• Nặng hơn không khí và dễ hóa lỏng, hóa rắn
• ở 60 atm và ngay ở to thường nó biến thành chất chất lỏng không màu và linh động.khi làm
lạnh đột ngột thì chất lỏng đó biến thành khối rắn màu trắng giống như tuyết.

 Tính chất hóa học CO2


• CO2 là chất tương đối trơ về mặt hóa học,thường để làm dung môi trơ cho các phản ứng.
• CO2 rất bền với nhiệt, ở 1500 oC mới phân hủy 1,5 % và ở 2000 oC phân hủy 75 %
2CO2 = 2CO + O2
• CO2 không duy trì sự sống, không độc .Tuy nhiên với nồng độ 3% ở trong không khí trung
ương thần kinh của người bị rối loạn và đến 10% có thể mất trí và đi đến chết vì hô hấp
ngừng lại
• ở đk thường : NH2
CO2 + NH3 → O = C → (NH2)2CO
ONH4
• CO2 không cháy , không duy trì sự cháy.
• Al,K, Mg, Zn cháy trong CO2
4 Al + 3 CO2 = 2 Al2O3 + 3 C
• CO2 tan tương đối nhiều trong nước phần lớn tồn tại dưới dạng hiđrat hóa và phần nhỏ tan
trong nước tạo axit cacbonic:
CO2 + H2O ↔ CO2.n H2O
H2CO3 + H2O ↔ H3O + HCO3-
HCO3- + H2O ↔ H3O+ + CO32-
• Khi tác dụng với dung dịch kiềm
CO2 + 2 NaOH → Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH → NaHCO3

 Hiệu ứng nhà kính:là hiện tượng làm trái đất ấm lên bởi khí CO2
• Khí CO2 trong khí quyển chỉ hấp thụ 1 phần những tia tử ngoại của mặt trời và để cho
những tia có bước sóng 50000- 100000A o đi qua dễ dàng đến mặt đất. Nhưng những bức
xạ phát nhiệt trở lại từ mặt đất có bước sóng trên 140000 A o bị CO2 hấp thụ mạnh và phát
trở lại Trái Đất làm cho Trái Đất ấm lên.
• Người ta tính rằng nếu trong khí quyển không óc CO 2 thì nhiệt độ ở mặt đất thấp hơn nhiệt
độ hiện tại là 21 oC . Ngược lại nếu hàm lượng CO 2 trong khí quyển gập đôi so với hiện tại
thì to ở mặt đất tăng lên 4 oC
• Hiệu ứng nhà kính gây ra thiệt hại rất lớn:nó làm băng ở 2 cực tan ra=>mực nước biển
dâng cao
• Cách khắc phục tốt nhất là hạn chế tối đa rác thải,nước thải công nghiệp,nước thải sinh
hoạt,trồng nhiều rừng- bảo vệ môi trường.

 Trình bày tính chất của các muối cacbonat và hiđro cacbonat của các ion kim loại.
• Các ion CO32- và HCO3- không màu nên màu của muối mang màu của cation kim loại.
• Các muối cacbonat của kim loại kiềm bền với nhiệt,khi đun nóng chúng nóng chảy không
phân hủy . Các muối cacbonat khác phân hủy giải phóng CO 2 khi đun nóng
• Muối cacbonat của kim loại kiềm và amoni dễ tan trong nước trừ muối Li ít tan,muối
cacbonat của kim loại kiềm bị thủy phân
• Muối hiđro cacbonat của kl kiềm cũng không màu khi đun nóng phân hủy ra muối cacbonat
• Muối cacbonat của kim loại còn lại phần lớn ít tan trong nước như muối của kim loại kiềm
thổ,kim loại chuyển tiếp.
• Các muối quan trọng trong thực tế là Na2CO3 và K2CO3

18. So sánh độ bền và tính chất của các hợp chất của các nguyên tố nhóm IVA có số oxi
hóa +II và +IV. Cho ví dụ minh họa.

• Khuynh hướng cho số oxi hóa : +4 giảm dần từ C → Pb


+ 2 tăng dần từ C → Pb

Do sự biến đổi năng lượng của các liên kết trong hợp chất cộng hóa trị của nguyên tố nhóm IVA với các
nguyên tố khác
VD : năng liên kết E-X giảm dần : SiX > GeX > SnX > PbS

Chương VI- Các nguyên tố nhóm VA

Nitơ(N) – Photpho(P) – Asen(As) – Antimon(Sb) – Bitmut(Bi)

19. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố nhóm VA. Giải thích.

• Có lớp vỏ e lớp ngoài cùng ns2np3


• Giống nhóm lVA, sự biến đổi tính chất của các nguyên tố nhóm này cũng xảy ra tuần tự từ
N →Bi
- N và P là những nguyên tố không kim loại điển hình, Bi là kim loại điển hình, Asen
và Antimon ở dạng đơn chất và dạng hợp chất đều có tính chất vừa kim loại vừa
không kim loại.
- Từ N →Bi, tính axit của các oxit giảm xuống còn tính bazơ tăng lên, độ bền của số
oxi hóa +3 tăng lên còn độ bền của số oxi hóa +5 nói chung giảm xuống.
- Giống như nhóm IVA, N có khả năng tạo liên kết π kiểu p-p, N tồn tại dạng phân
tử N2.Các nguyên tố còn lại có AO d → tạo liên kết π kiểu p-d,
- Số phối trí tăng dần từ trên xuống N →Bi : N(3) , P(5)...

20. Trình bày cấu tạo phân tử, tính chất lí hóa học, phương pháp điều chế NH 3 trong công
nghiệp.

 Cấu tạo phân tử NH3


• Phân tử amoniac có cấu tạo hình chóp mà đáy là một tam giác đều: N ở đỉnh hình chóp,3
nguyên tử H ở 3 đỉnh của tam giác đều
N

H H

H
• Góc HNH = 1070 , độ dài liên kết N – H là 1,014 Ao, năng lượng liên kết trung bình là 385
kJ/mol
• Là phân tử có cực tính lớn, momen lưỡng cực dài µ = 1,48 D.

 Tính chất vật lí


• Là khí không màu, mùi khai và sốc, nhẹ hơn không khí.
• Có nhiệt độ nóng chảy -77,75 oC , nhiệt độ sôi là -33,35 oC
• Là phân tử phân cực, NH3 tan rất dễ trong nước do hình thành liên kết H
• Dung dịch NH3 đậm đặc thường có nồng độ 25% và tỉ khối D=0,91g/cm 3
• NH3 có khả năng hòa tan các kim loại kiềm và kiềm thổ tạo dung dịch màu lam thẫm.
 Tính chất hóa học : là chất khá hoạt động . Với cặp e tự do ở nitơ, NH 3 có khả năng kết hợp dễ
dàng với nhiều chất.
• Tan trong nước có tính bazơ , NH3 tan trong nước là một bazơ yếu.
NH3 + H2O = NH4+ + OH-
• Tác dụng với axit mạnh HCl ,HNO3 , H2SO4 cô cạn dung dịch thu được muối amoni NH4Cl,
NH4NO3 , (NH4)2SO4 ..
• Khí NH3 kết hợp dễ dàng với khí HCl tạo nên NH4Cl dạng khói trắng
NH3 + HCl = NH4Cl
• Có thể kết hợp với nhiều muối kim loại tạo những amonicat dạng tinh thể như CaCl 2.8NH3 ,
CuSO4.4NH3....
• Amoniac có tính khử
- Khí NH3 có thể cháy khi đốt trong oxi cho ngọn lửa màu vàng
4NH3 + 3O2 = 2N2 + 6H2O
4NH3 + 5O2 = 4NO + 6H2O ( xt Pt, 800-900 oC)
- Clo và brom oxh mãnh liệt amoniac ở trạng thái khí và dung dịch
2NH3 + 3Cl2 = N2 + 6HCl
2NH3 + 3Br2 = N2 + 6HBr
- F tác dụng với khí NH3
4NH3 + 3F2 = NF3 + 3NH4F
- Iot tác dụng với dung dịch NH3 tạo nên kết tủa màu đen có thành phần NI3.NH3, ở
trạng thái khô hợp chất này dễ nổ khi va chạm nhẹ.
- Đối với các chất oxh khác, amoniac bền ở đk thường. Khi đun nóng nó khử được
một số oxit kim loại
2NH3 + 3CuO = N2 + 3Cu + 3 H2O
- Ở to cao , H trong phân tử amoniac có thể lần lượt thay thế bằng các kim loại hoạt
động tạo thành amiđua(NH2-) ,imiđua (NH2-) và nitrua (N3-)
2Na + 2NH3 = 2 NaNH2 + H2
2Al + 2NH3 = 2 AlN + 3 H2
 Phương pháp điều chế NH3 trong công nghiệp.
Tổng hợp từ N2 và H2 : N2 + 3H2 = 2NH3

21. Trình bày cấu tạo phân tử, tính chất lí hóa học, phương pháp điều chế NO trong công nghiệp và
trong phòng thí nghiệm.

 Cấu tạo phân tử NO


• Vạch chấm giữa N và O chỉ liên kết 3 e hay gọi là liên kết một electron.Như vậy ,liên kết
trong phân tử NO là liên kết 2,5 . độ dài liên kết là 1,14 A0
:N O

 Tính chất vật lí


• Là chất khí không màu, rất độc,khó hóa rắn,khó hóa lỏng
• Ít tan trong nước , bị oxi hóa ngoài không khí
 Tính chất hóa học
• Tính khử : tác dụng với HNO3 đặc , KMnO4 , ..
NO + 2HNO3 = 3NO2 + H2O
10NO + 6KMnO4 + 9H2SO4 = 10HNO3 + 3K2SO4 + 6MnSO4 + 4H2O
• Tính oxi hóa :
- Hỗn hợp NO và H2 gây nổ khi đun nóng
- H2S khử NO đến N2, SO2 khử NO đến N2O
2NO + 2H2S = N2 + 2S + 2H2O
2NO + SO2 = N2O + SO3
• NO kết hợp dễ dàng với oxi
NO + 1/2 O2 = NO2
• NO tương tác với F,Cl ,Br tạo nitrozoni halogen
2 NO + Cl2 = 2NOCl
• Có khả năng kết hợp với muối của nhiều kim loại:
NO + FeSO4 = [Fe(NO)SO4]
 Điều chế
• Trong công nghiệp : điều chế từ NH3
4 NH3 + 5O2 = 4NO + 6H2O
• Trong PTN:
3Cu + 8HNO3 = 3 Cu(NO3)2 + 2NO +4H2O
2NaNO2 + 2NaI + 4 H2SO4 = I2 + 4 NaHSO4 + 2 NO + 2 H2O

22. Trình bày cấu tạo phân tử, tính chất lí hóa học, phương pháp điều chế NO 2 trong công
nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

 Cấu tạo phân tử NO2


• N góc liên kết 134 o
Độ dài lk 1,19 Ao
O O
• N ở trạng thái lai hóa sp2

 Tính chất vật lí


• Có màu nâu đỏ, nặng hơn không khí, có mùi khó chịu và độc.
 Tính chất hóa học
• Ở 150 oC , NO2 đã phân hủy rõ rệt
2NO2 = 2 NO + O2
• Các oxit NO2 tác dụng với nước tạo thành axit
2NO2 + H2O = HNO2 + HNO3
• Tác dụng với dung dịch kiềm
2NO2 + 2NaOH = NaNO2 + NaNO3 + H2O
• NO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
- Nó có thể tương tác với một số phi kim, hiđro và kim loại
Cl2 + 2 NO2 = 2 NO2Cl
7H2 + 2NO2 = 2 NH3 + 4H2O
2Cu + NO2 = Cu2O + NO
- Nó oxi hóa CO→ CO2 , SO2 → SO3
CO + NO2 = CO2 + NO
SO2 + NO2 = SO3 + NO
- Với chất oxi hóa mạnh, NO2 thể hiện tính khử
O3 + 2NO2 = N2O5 + O2
H2O2 + 2NO2 = 2 HNO3

 Điều chế
• Trong công nghiệp: NO2 là sản phẩm trung gian để điều chế HNO3
NO + ½ O2 = NO2
• Trong PTN:
Cu + 4HNO3 = Cu(NO3)2 + NO2 + 2H2O

23. Tính chất lí hoá học của axit nitrơ, của các muối nitrit.

 Tính chất lí hóa học của HNO2


• Chỉ tồn tại ở trạng thái khí và trong dung dịch nước.
• Trong pha khí có cân bằng
2 HNO2 = NO + NO2 + H2O
• Trong dung dịch nước của axit nitrơ không bền,nhanh chóng bị phân hủy nhất khi đun
nóng:
3HNO2 = 2NO + HNO3 + H2O
• Do không bền, axit nitrơ hoạt động rất mạnh về mặt hóa học, vừa có tính oxi hóa vừa có
tính khử
- HNO2 oxi hóa được HI → I2 , SO2 → H2SO4, Fe2+ → Fe3+
2HI + 2 HNO2 → 2NO + I2 + 2 H2O
- Với các chất oxi hóa mạnh như KMnO4, MnO2, PbO2 thì HNO2 bị oxi hóa thành
HNO3
2KMnO4 + 5HNO2 + 3 H2SO4 = 2 MnSO4 + 5HNO3 + K2SO4 + 3 H2O
• Trong dung dịch nước axit HNO2 là một axit yếu mạnh hơn H2CO3
 Tính chất của các muối nitrit
• Muối nitrit bền hơn axit nhiều. Hầu hết các muối nitrit dễ tan trong nước, muối ít tan là
AgNO2
• Muối NO2- không màu
• Nitrit kim loại kiềm bền với nhiệt, chúng không phân hủy khi nóng chảy mà chỉ phân hủy ở
500 oC
• Nitrit của kim loại khác kém bền hơn,bị phân hủy khi đun nóng như AgNO 2, Hg(NO2)2..
• Trong môi trường axit, muối nitrit có tính oxi hóa và tính khử
- Tính oxi hóa :
2KI + 2KNO2 + 2H2SO4 → 2K2SO4 + I2 + 2NO + 2H2O
2FeSO4 + 2KNO2 + 2H2SO4 → K2SO4 +Fe2(SO4)3 + 2NO + 2H2O
- Tính khử:
2KMnO4 + 5 KNO2 + 3 H2SO4 → K2SO4 + 5KNO3 + 2MnSO4 + 3H2O
K2Cr2O7 + 3 KNO2 + 4 H2SO4 → K2SO4 + 3KNO3 + Cr2(SO4)3 + 4H2O

24. Trình bày tính chất lí, hóa học và phương pháp điều chế HNO 3 trong công nghiệp và
trong phòng thí nghiệm. Trình bày tính chất lí hoá học của các muối nitrat.

 Tính chất vật lí HNO3


• Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu,bốc khói mạnh trong không khí và có tỉ khối
1,52
• Hóa rắn ở - 41 oC và sôi ở 86 oC
• HNO3 tinh khiết kém bền dễ bị phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng và nhiệt
4 HNO3 = 4NO2+ O2 + 2 H2O
NO2 sinh ra tan trong axit nitric làm cho chất lỏng từ không màu thành màu vàng
 Tính chất hóa học
• Có tính axit và tính oxi hóa mạnh
• Có thể tương tác hầu hết kim loại trừ Pt, Au, .. và với một số phi kim C,P, As ,S..
Cu + 4HNO3 đặc = Cu(NO3)2 + NO2 + 2H2O
3Cu + 8HNO3 loãng = 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
S + 2HNO3 loãng = H2SO4 + 2 NO
S + 6HNO3 đặc = H2SO4 + 6 NO2 + 2 H2O
• Oxi hóa Fe2+ →Fe3+
6FeSO4 + 3HNO3 + 2H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 2NO + 4H2O
• HNO3 loãng không oxi hóa được HI → I2 ,nhưng HNO3 đặc oxh đc cả HCl
HNO3 + 3HCl = NO + Cl2 + 2 H2O
• HNO3 và HCl (với tỉ lệ 1:3) tạo nên nước cường thủy có khả năng oxi hóa mạnh có thể hòa
tan được cả Au và Pt.
3Pt + 4HNO3 + 12HCl = 3PtCl4 + 4NO + 8 H2O
 Điều chế
• Trong Công nghiệp :
4 NH3 + 5O2 = 4NO + 6H2O
NO + ½ O2 = NO2
3 NO2 + H2O = 2HNO3 + NO
• Trong PTN :
KNO3 + H2SO4 = KHSO4 + HNO3
 Trình bày tính chất lí hoá học của các muối nitrat.
• Tính chất vật lí
- Ion NO3- không màu ,nên màu muối nitrat là màu của cation kim loại.
- Hầu hết các muối đều dễ tan trong nước
- Một vài muối hút ẩm trong không khí như NaNO3 và NH4NO3
- Muối nitrat khan của kl kiềm khá bền với nhiệt,muối nitrat của kim loại khác dễ
phân hủy khi đun nóng
• Tính chất hóa học
- Muối của kim loại trước Mg bị phân hủy thành muối nitrit và oxi
2 NaNO3 = 2 NaNO2 + O2
- Muối nitrat của kl từ Mg –Cu khi đun nóng bị phân hủy thành oxit, nitơ đioxit và oxi
2 Pb(NO3)2 = 2PbO + 4NO2 + O2
- Muối nitrat của kim loại sau Cu khi đun nóng bị phân hủy thành kim loại:
Hg(NO3)2 = Hg + 2NO2 + O2
- Muối nitrat trong môi trường axit có khả năng oxi hóa như axit nitric,trong môi
trường trung tính thì hầu như không có khả năng oxi hóa,trong môi trường kiềm có
thể bị Al ,Zn khử đến NH3
NaNO3 + 4 Zn + 7NaOH + 6H2O = 4 Na2[Zn(OH)4] + NH3

25. Cấu tạo tinh thể, tính chất lí hóa học của các dạng thù hình của phot pho.

 Photpho trắng là khối trong suốt, mềm như sáp, có mạng lưới lập phương, nút mạng là phân
tử P4 liên kết với nhau bằng lực Van de van. Do có mạng lưới phân tử nên dễ nóng chảy
0 0 0 0
(t nc = 44 C), dễ bay hơi (t s = 257 C), dễ tan trong dung môi không phân cực như CS2 ,
benzen. Trong dung dịch cũng như trạng thái hơi, phân tử dạng P4 lập thành tứ diện đều,
0
nguyên tử P nằm ở các đỉnh, độ dài liên kết P-P là 2,21Ǻ và góc PPP bằng 60 .

P P

P
0
• Góc hoá trị của phân tử P4 bằng 60 , nhỏ hơn so với góc giữa các orbital 3p nên phân tử
P4 luôn chịu "sức căng" mạnh, làm cho liên kết P-P không bền, năng lượng phá vỡ liên
kết thấp EP-P = +50kcal/mol (trong khi đó EN-N =+225,8kcal/mol). Do đó, tuy nitơ có
độ âm điện lớn hơn phôtpho ( 3,04eV > 2,19eV) nhưng phôtpho vẫn hoạt động hoá học
mạnh hơn nitơ.
• Phôtpho trắng ở thể hơi có mùi tỏi, có thể chưng cất ở 1000 C cùng với hơi nước
• Vì P trắng không bền nên dưới tác dụng của ánh sáng hoặc nhiệt nó chuyển dần sang dạng
bền hơn là P đỏ.
• Dưới tác dụng của nhiệt,P4 phân huỷ : P4 → 2P2

 Phốt pho đỏ (Pn): là chất bột màu đỏ, phân tử dạng polyme gồm một số dạng khác nhau mà cấu
trúc cho đến nay chưa xác định được. Do vậy, tuỳ theo cách điều chế mà tính chất và tỉ khối
khác nhau, d biến đổi từ 2,0 đến 2,4. P đỏ không tan trong dung môi nào cả, nóng chảy ở
0
593 C, thăng hoa ở áp suất cao, tạo thành hơi gồm những phân tử P4, hơi này ngưng tụ thành
P trắng.
 Phot pho đen (Pm): được tạo thành khi đun nóng P trắng ở 370 - 380 oC với xúc tác Hg trong
khoảng 8 ngày đêm hoặc dưới áp suất cao (12.000atm) .
P đen là chất dạng polyme có mạng lưới nguyên tử. Mỗi nguyên tử liên kết trực tiếp với 3 nguyên
tử khác xung quanh bằng liên kết cộng hoá trị, dP-P=2,18Å. Mạng lưới có cấu trúc lớp hơi tương
tự như than chì, tức là có điện tử hoá trị tự do, tạo cho P đen là chất bán dẫn, không tan trong
dung môi nào cả, tỉ khối d=2,7. P đen khó nóng chảy ( t nc= 1000 oC)
 P đỏ và P đen đều không độc.

Tính chất hoá học


- Mặc dù, độ âm điện của P bé hơn của nitơ nhưng P hoạt động hơn nitơ
vì liên kết P-P trong phân tử P4 kém bền hơn nhiều.
- Do các dạng thù hình có cấu trúc khác nhau nên mức độ hoạt động hỗn hợp của chúng khác nhau. P
trắng hoạt động nhất và P đen kém hoạt động nhất. Ví dụ: với O2 không khí, ở điều kiện thường P
trắng bị oxi hoá dần nên phải để trong nước, còn P đỏ và P đen đều bền, P trắng tự bốc cháy trong
o o
không khí ở 40 oC, P đỏ - trên 250 C và P đen – trên 400 C:
P4 + 5O2 = P4O10
4 P đỏ + 5O2 = P4O10
- P vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử: P bị oxi hoá khi phản ứng với O2, halogen, lưu huỳnh ... Khi
+3
thiếu chất oxi hoá thì tạo thành hợp chất của P như P2O3, PX3, P2S3 ... Nhưng với chất oxi hoá
+5
dư thì tạo thành hợp chất của P như P2O5, PX5, P2S5 ...
- Hiện tượng lân tinh: Ở điều kiện bình thường, P trắng bị oxi hoá từ từ trong không khí đồng thời phát
ra ánh sáng xanh nhạt, chỉ nhìn thấy được trong tối. Đây là phản ứng oxi hoá mà năng lượng giải
phóng ở dạng ánh sáng. Ngoài hiện tượng này, quá trình oxi hoá chậm P còn tạo ra ozôn và gốc
phôtphoryl PO.
P + O2 = PO + O
O + O2 = O3
Trong tự nhiên, có những hiện tượng như gỗ mục phát sáng, con đom đóm lập loè là do
hiện tượng phát quang hoá học.
- Tính khử của P4 còn thể hiện khi phản ứng với những hợp chất oxi hoá mạnh như P đỏ bốc cháy, nổ
khi va chạm mạnh với KClO3, K2Cr2O7, KNO3 ...
12Pđỏ + 10 KClO3 = 10KCl + 3P4O10

Tính chất này được dùng làm diêm: thuốc đầu que diêm là hỗn hợp oxi hoá KClO3,
K2Cr2O7, MnO2 và chất khử lưu huỳnh, còn có tinh bột, keo. Thuốc phấn diêm ở 2 bên hộp diêm gồm
P đỏ, Sb2S3, bột thuỷ tinh, keo.
- P4 còn thể hiện tính khử khi phản ứng với dung dịch muối vàng, bạc, đồng, chì ... trong đó các
cation là chất oxi hoá.
11P4 + 60CuSO4 + 96H2O = 24H3PO4 + 20Cu3P + 60H2SO4
P4 + 10CuSO4 + 16H2O đun sôi= 4H3PO4 + 10Cu+ 10H2SO4
P4 + 20AgNO3 + 16H2O đun sôi = 4H3PO4 + 20Ag + 20HNO3
- Phôtpho có thể phản ứng với axit, kiềm, hiđro, nước với nhiều kim loại khi đun nóng.
- Với axit: Pđỏ + 5HNO3 đặc = H3PO4 + 5NO2 + H2O
P4 + 6HCl = 2PH3 + 2PCl3
- Với kiềm: P4 + 8NaOH đặc + 4H2O = 4Na2(PHO3) + 6H2
P4 + 3NaOH đặc + 3H2O nguội = 3Na(PH2O2) + PH3

- Với nước: 2Pđỏ + 8H2O = 2H3PO4 + 5H2


- Với hiđro: P4 + 6H2 = 4PH3 (phôtphin)

26. Tính chất của các oxit của photpho.

 Photpho (lll) oxit


• Là chất ở dạng tinh thể màu trắng và mềm, độc
• Dễ tan trong ete, CS2, cloruafom benzen
• Trạng thái hơi cũng như trạng thái dung dịch nó tồn tại dưới dạng phân tử P 4O6 ,tuy nhiên
thường dùng công thức P2O3 vì khối lượng phân tử không ảnh hưởng tới tính chất
• Khi đun nóng vài ngày trong bình kín ở nhiệt độ 200 – 250 oC, photpho (lll) oxit phân hủy
thành photpho đỏ
nP4O6 = 3 (PO2)n + nP
• ở nhiệt độ thường, photpho (lll) oxit bền đối với oxi không khí nhưng ở 50 – 60 oC ,bị oxi
hóa thành photpho (V) oxit
P4O6 + 2 O2 = P4O10
• khi lắc mạnh với nhiều nước lạnh P4O6 + 6 H2O = 4 H3PO3 ,nhưng với nước nóng phản
ứng xảy ra mãnh liệt hơn.
• Với dung dịch HCl : P4O6 + 6 HCl = 2 H3PO3 + 2PCl3
 Photpho (V) oxit
• Photpho (V) oxit hút ẩm mạnh, là chất làm khô rất tốt cho chất khí. Nó có thể lấy nước của
các oxiaxit như HNO3, H2SO4 biến chúng thành anhidrit và lấy nước của các chất hữu cơ.
Khi đun nóng thì dạng tinh thể thăng hoa, nếu có dư áp suất và đun nóng mạnh thì nóng
chảy thành chất lỏng linh động, đun nóng mạnh hơn thì trùng hợp thành (P 2O5)n dạng thuỷ
tinh.
• Thể hiện tính axit: phản ứng mãnh liệt với nước, kiềm, kim loại hoạt động.
- Khi tương tác với nước lạnh, tạo axit photphorit :
P4O10 + 2H2O = 4HPO3
- Với nước nóng, tạo oxit photphoric
P4O10 + 6H2O = 4 H3PO4
Như vậy, P4O10 là anhidrit của axit photphoric
- Phản ứng với dung dịch kiềm :
P4O10 + 12NaOH loãng = 4Na3PO4 + 6H2O
- Phản ứng với kim loại kiềm, kiềm thổ :

3P4O10 + 16Na = 10NaPO3 + 2Na3P

27. So sánh cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của các axit hipophotphorơ, photphorơ và
photphoric. So sánh cấu tạo ion, tính chất hóa học của các muối hipophotphit, photphit và
photphat.

H3PO2 (axit hipophotphorơ) H3PO3(photphorơ) H3PO4 (photphoric)


H HO HO

CTPT H P ÔH H P OH HO P OH

O O H
TCHH -bị phân hủy ở 130oC : - phân hủy ở 200oC -là axit trung bình,ba nấc
3H3PO2 = 2 H3PO3 + PH3 4H3PO3= 3H3PO4 + PH3
-là axit mạnh một nấc -là axit 2 nấc
-là chất khử mạnh,nhưng tác - là chất khử mạnh,nhưng tác
dụng với chất oxi hóa mạnh thì dụng với chất oxi hóa thì xra
xra chậm. chậm.
- tạo kết tủa kim loại quý or một - tính oxi hóa yếu
số kim loại nặng khi tác dụng với - tạo kết tủa kim loại quý or
muối của chúng một số kim loại nặng khi tác
H3PO2 + 2CuSO4+2H2O= dụng với muối của chúng
2Cu+2H2SO4+ H3PO3

Muối hipophotphit photphorit photphorat

[H2PO2]- [HPO3]2- [PO4]3-


CTPT
Có cấu tạo tứ diện Có cấu tạo tứ diện Có cấu tạo tứ diện

-dễ tan trong nước - không màu,khó tan trong -không màu,tan
TCHH -là chất khử mạnh,nhưng tác nước -bị thủy phân
dụng với chất oxi hóa thì xra
chậm.

28. So sánh cấu tạo phân tử và tính chất của dãy hợp chất: NH3, PH3, AsH3, SbH3, BiH3.

* Ba nguyên tố As, Sb và Bi chỉ tạo nên hidrua kiểu EH 3 có cấu tạo giống với NH3 và PH3. AsH3 (asin) và
SbH3 (stibin) là chất khí không màu, AsH3 có mùi tỏi còn SbH3 có mùi trứng thối. Tất cả đều rất độc.

0
Ở điều kiện thường PH3 là khí không màu, mùi trứng thối, rất độc, hóa lỏng ở - 87,4 C và hóa rắn ở
0
-133 C
• Một số đặc điểm của các hidrua kiểu EH3 có cấu tạo giống với NH3 và PH3.

NH3 PH3 AsH3 SbH3

Độ dài liên kết E - H (Å) 1,01 1,4 1,52 1,7


N.lượng trung bình của l.k (kJ/mol) 380 323 281 256
0 0 0 0
Góc HEH 107 93 92 91
Momen lưỡng cực (D) 1,47 0,58 0,22 0,12
0
Nhiệt độ nóng chảy ( C) -78 -133,8 -116 -88
Nhiệt độ sôi (0C) -33 -87,7 -62 -18
0
Nhiệt tạo thành ∆ H (kJ/mol) -46,1 +9,6 +67 +144,6

b) Tính chất hoá học

• Năng lượng trung bình của liên kết E - H giảm dần làm cho độ bền nhiệt của các hiđrua
giảm từ NH3 đến BiH3: NH3 và PH3 khá bền, AsH3 tương đối bền (phân hủy ở 3000C),
SbH3 và BiH3 rất kém bền. Là hợp chất thu nhiệt mạnh nên AsH3 và SbH3 để phân hủy
khi đun nóng, tạo kết tủa màu đen lấp lánh như gương. BiH3 phân hủy ngay sau khi được
tạo nên.
• Sự giảm góc HEH đến gần 900 và sự giảm momen lưỡng cực của các
• EH3 là do sự giảm khả năng lai hóa sản phẩm của các nguyên tố từ N đến Bi, nghĩa là sự
tham gia của orbitals vào hiện tượng lai hóa sản phẩm giảm dần. Vì vậy, tính chất cho cặp
electron của các hiđrua yếu dần và tính khử tăng lên nhanh chóng từ NH 3 đến SbH3.
• Cho cặp electron: NH3 kết hợp dễ dàng với H2O, axít; PH3 kết hợp với những axit mạnh
như HClO4, HNO3; AsH3 chỉ kết hợp với HI ở nhiệt độ thấp; SbH3 hoàn toàn không có khả
năng này.
• Tính khử: NH3 không phải là chất khử đặc trưng, PH 3, AsH3 và SbH3 là chất khử rất mạnh
nhưng dễ bốc cháy trong không khí, chúng khử được muối của các kim loại như Cu, Ag
đến kim loại tự do.

AsH3:

Phân huỷ: 2AsH3 =2As + 3H2

Phản ứng với axit: AsH3 + 3HCl đặc = AsCl3 + 3H2

AsH3 + 2H2SO4 đặc nguội = AsSO4(OH) + S+ 3H2O

AsH3 + 8HNO3 đặc = H3AsO4 + 8NO2 + 4H2O

Phản ứng với chất oxi hoá mạnh:

2AsH3 + 3O2 = As2O3 + 3H2O

2AsH3 + 3I2 = AsI3 + 3HI

6AgNO3 +3AsH3+ 3H2O = 6Ag + 6HNO3 + H3AgO3

SbH3: dễ phân huỷ, dễ cháy trong không khí, phản ứng với axit đặc,với chất oxi hoá điển hình.

Phân huỷ: 2SbH3 = 2Sb + 3 H2

Phản ứng với axit:

SbH3 + 4HCl đặc = H[SbCl4]+ 3H2

2SbH3 + 16HNO3 đặc = Sb2O3 + 16NO2+ 11H2O

Phản ứng với chất oxi hoá mạnh:

4SbH3 + O2 (k.khí) cháy = 4Sb + 6H2O

3SbH3 + 6Cl2 t thường = 2Sb + SbCl3 + 9HCl

12AgNO3 + 2SbH3 + 3H2O = 12Ag + Sb2O3 + 12HNO3

Phản ứng với kiềm:


2SbH3 + NaOHđặc + 3H2O = Na[Sb(OH)4] + 3H2

PH3 không phản ứng với nước, kiềm, hidrat amoniac.


- Tính chất đặc trưng là tính khử mạnh :
0
+ Bốc cháy trong không khí được được đun nóng đến 150 C :
0
PH3 + 2O2=H 3PO4

Tương tác với halogen tạo photpho pentahalogenua :


PH3 + 4Cl2 = PCl5 + 3HCl
+ Bị H2SO4 đặc, HNO3 đặc, H2O2, NaOCl ... oxy hóa :
PH3 + 2H2SO4đặc = H2(PHO3) + 2SO2+ 3H2O

PH3 + 8HNO3đặc nóng= H3PO4 + 8NO2+ 4H2O

PH3 + 7H2O2đặc + 4NaOHđặc = Na2P4O6+ 12H2O

+ Giải phóng kim loại từ dung dịch muối bạc, đồng :


PH3 + 6AgNO3 + 3H2O = 6Ag + 6HNO3 + H3PO3

Chương VII- Các nguyên tố Nhóm Vla

Oxi(O) – Lưu huỳnh(S) – Selen(Se) – Telu(Te) – Poloni(Po)

29. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố nhóm VIA. Giải thích.

- Có lớp vỏ e lớp ngoài cùng ns2np4 → có xu hướng nhận thêm 2 e : X + 2e→ X2- thể hiện
tính OXH khi tương tác với các nguyên tố dương điện mạnh: kim loại kiềm, kiềm thổ...
- Độ âm điện giảm từ trên xuống khả năng nhận e giảm từ trên xuống
- Có thể tạo nên 2 liên kết cộng hóa trị O=O, R-O-H, liên kết cộng hóa trị có thể phân cực.
- Các nguyên tố nhóm VIA có khả năng tạo nên cation là ít. Khả năng thể hiện số OXH
dương tăng dần từ trên xuống.
- Những số oxi hóa phổ biến của nhóm VIA là -2, +4 và +6
- Số phối trí của các hợp chất nhóm VIA tăng dần từ trên xuống

30. Trình bày tính chất lí, hoá học của lưu huỳnh. Trình bày các biến hoá xẩy ra khi đun
nóng lưu huỳnh. Giải thích
 Tính chất vật lí S
• lưu huỳnh tồn tại dưới một số dạng thù hình khác nhau. Hai dạng tinh thể thông thường
nhất là dạng tà phương và dạng đơn tà
- Lưu huỳnh tà phương (S): màu vàng, nóng chảy ở 112,8 , có tỉ khối là 2,06, bền ở
nhiệt độ thường, trên 95 chuyển sang dạng đơn tà.lưu huỳnh tồn tại tự do trong tự
nhiên là lưu huỳnh tà phương
- Lưu huỳnh đơn tà (S): có màu vàng nhạt, nóng chảy ở 119,2, có tỉ khối là 1,96 , bền ở
trên 95,5 , dưới nhiệt độ đó chuyển dần sang dạng tà phương
Như vậy, hai dạng tinh thể của S có thể chuyển hóa cho nhau S 0,401kJ/mol
• Ở trên giản đồ trạng thái S có 4 vùng tồn tại S, S, lưu huỳnh lỏng và hơi lưu huỳnh.
• Lưu huỳnh tà phương và đơn tà đều không đều không tan trong nước, rất ít tan trong rượu
và este, tan nhiều trong dầu hỏa , benzen và nhất là cacbon đisunfua (100g CS 2 ở 20 hòa
tan 43g S).Trong các dung môi đó lưu huỳnh tà phương tan nhiều hơn lưu huỳnh đơn tà.
Khi kết tinh từ những dung dịch đó, lưu huỳnh xuất hiện dưới dạng tinh thể tà phương.
• Các nguyên tử S trong phân tử S8 liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị tạo thành 1
vòng kín gấp khúc và có 8 cạnh.Độ dài cử liên kết S-S là 2,05 và góc SSS bằng 107
• Khi đun đến nóng chảy , SSlỏng,vàng nhạt , đến trên 160 S có màu nâu đỏ và nhớt dần, đến 200
S đặc quánh lại có màu nâu đen.Trên 200 độ nhớt giảm dần đến 444,6 S trở nên linh động
và vẫn giữ màu nâu
 Tính chất hóa học S
Ở nhiệt độ thương lưu huỳnh hơi kém hoạt động, ở nhiệt độ cao hoạt tính hóa học tăng lên, tương
tác được với hầu hết các nguyên tố trừ các khí hiếm ,nitơ , iot, vàng, platin.
• S thể hiện tính OXH khi tương tác với các nguyên tố dương điện hơn ( kl kiềm, kiềm
thổ,H2...) tạo hợp chất sunfua.
• Khi đun nóng ở 300 S ( tà phương ) + H 2 H2S H= -20,08 kJ
• S thể hiện tính khử khi tương tác với các đơn chất hợp chất có khả năng OXH mạnh hơn
như KNO3, KClO3, HNO3, K2Cr2O7 , H2SO4 đặc …
S + O 2 SO2
S + 2H 2SO4 3SO2 + 2H2O
S+ KClO3 KCl + SO2
• S không tan trong nước nhưng có thể tan được trong d 2 kiềm hoặc trong kiềm nóng chảy
3S + 6NaOH 2Na 2S + Na2SO3 + 3H2O
• tan trong d2 sunfua và d2 sunfit
 S 2- + nS S2-n+1
2-
SO3 + S S2O32-
 Các biến hóa xảy ra khi đun nóng S
• Khi đun đến nóng chảy , SSlỏng,vàng nhạt , đến trên 160 S có màu nâu đỏ và nhớt dần, đến
200 S đặc quánh lại giống như nhựa và có màu nâu đen.Tính chất bất thường này của lưu
huỳnh khác với bất kì chất lỏng nào khác ( khi đun nóng độ nhớt luôn luôn giảm xuống )
được giải thích là những phân tử vòng S8 khi đun nóng trên 160bị đứt thành những phân
tử mạch hở rồi những phân tử này nối với nhau thành những mạch dài hơn gồm đén hàng
trăm hàng ngàn nguyên tử S, mạch dài nhất ở 200 có thể có đến 8.10 5 nguyên tử .Trên
200 độ nhớt giảm dần đén 444,6 trở nên linh động và vẫn giữ màu nâu. Sự giảm độ nhớt
này được giải thích là các phân tử mạch dài đã đứt ra thành những mạch ngắn hơn. Ở
444,6 S sôi tạo nên hơi có màu vàng da cam.Khi làm ngưng tụ hơi S và hạ thấp dần nhiệt
độ, quá trình biến đổi độ nhớt, màu sắc và trạng thái sẽ xảy ra ngược lại.

31. Trình bày cấu tạo phân tử, tính chất lí, hoá học của H2S. Các phương pháp điều chế khí H2S
trong phòng thí nghiệm ? Cách phân loại, tính chất của các muối sunfua.
 Cấu tạo phân tử H2S
• Phân tử H2S có cấu tạo tương tự như phân tử H2O với góc HSH bằng 92,2 và độ dài liên
kết S-H là 1,33 nên có cực 1,02D
• S có độ âm điện bé hơn O nên tạo thành liên kết hidro giữa các phân tử H 2S là yếu hơn
nhiều so với giữa các phân tử H2O

 Tính chất vật lí


• Là khó không màu, mùi trứng thối và rất độc
• Nhiệt độ nóng chảy -85nhiệt độ sôi -60,75, nó giảm dần
• Với cực tính không lớn,khí H2S ít tan trong nước ( 1l nước ở 0 hòa tan 2,67l khí H2S )
nhưng tan nhiều hơn trong dung môi hữu cơ ( 1l nước ở 20 hòa tan 10l khí H 2S )
• Khí H2S rất độc, chỉ cần 0,05 mg H2S trong 1 lít không khí đã gây ngộ độc, chóng mặt,
nhức đầu thậm chí chết nếu thở lâu trong H2S.
 Tính chất hóa học
• Trong d2 nước, H2S là một axit 2 nấc và rất yếu, hơi yếu hơn axit cacbonic
H2S + H2O H3O+ + HS-

HS- + H2 O H3O+ + S2-

• H2S kém bền nhiệt hơn nước, bắt đầu phân hủy ở 400 và phân hủy hoàn toàn ở 1700.bởi
vậy tính chất hóa học đặc trưng của H2S là tính khử mạnh
• Cháy trong không khó cho ngọn lửa màu lam nhạt,khi cho dư oxi nó biến thành sufudioxit

2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O

khi thiếu oxi 2H2S + O2 2S + 2H2O

•Dung dịch nước của H2S khi để trong không khí cũng bị oxi không khí OXH
•Tương tác dễ dàng với các chất OXH mạnh như halogen, KMnO 4, K2Cr2O7.. ở nhiệt độ
thường giải phóng S tự do : I2 + H2S S + 2HI
 Các phương pháp điều chế khí H2S trong phòng thí nghiệm ?
• Điều chế bằng phản ứng của FeS với axit HCl
HCl + FeS = FeCl2 + H2S
• Một phương pháp thuận tiện hơn để điều chế khí H 2S là đun nóng trên 700 hỗn hợp có lưu
huỳnh bột, parafin và amiang bột ( lâý theo tỉ lệ về khối lượng là 3:5:2)
 Cách phân loại, tính chất của các muối sunfua.
• Cách phân loại: muối sunfua gồm có muối sunfua kim loại và muối sunfua ion
Dựa vào độ tan khác nhau , chia muối sunfua kim loại làm 3 loại:
- Sunfua tan trong nước: Na2S, K2S..
- Sunfua không tan trong nước nhưng tan trong d2 axit loãng : MnS, FeS..
- Sunfua không tan trong nước và trong d2 axit loãng : CuS, CdS,..
• Tính chất của các muối sunfua
- Các kim loại kiềm ,kiềm thổ tạo nên suafua ion. Tất cả chúng đều tan ở trong nước
( trừ BeS ) . Trong d2 chúng bị thủy phân mạnh cho mt bazo
S2- + H2O HS- + OH-
Như vậy những sunfua này tương ứng những oxit bazo
- Nhôm sunfua cũng được coi là sunfua ion , nó bị thủy phân hoàn toàn thành
Al(OH)3 và H2S
Al2S3 + H2O Al(OH)3 + H2S
- Sunfua của các kim loại khác ngoài kim loại kiềm, kiềm thổ và vài kim loại khác
hầu hết đều ít tan trong nước. Một số sunfua tương tác với sunfua kim loại kiềm và
amoni tạo thành mioois tio tan được
As 2S5 + 3Na2S 2Na3S4
- Sunfua kim loại kiềm , kiềm thổ đều không có màu. Nhiều sunfua khác có màu đặc
trưng: PbS, CuS, CoS, NiS có màu đen; CdS màu vàng; HgS màu đỏ; MnS màu
hồng

32. So sánh cấu tạo phân tử, tính chất lí, hóa học của dãy hợp chất: H 2O, H2S, H2Se, H2Te.

 Chúng có cấu tạo tương tự nhau:

H2O H2S H2Se H2Te


Góc liên kết 104,5 92,2 91 90
Độ dài liên kết 0,96A 1,33A 1,46A 1,69A
Năng lượng liên kết 238
463 347 276
(kJ/mol)

 Sự giảm góc HEH từ 104,5ở H2O đén 90 ở H2Te là kết quả của sự giảm khả năng lai hóa sp3 từ O
đến Te.Liên kết E-H có độ dài tăng lên và năng lượng giảm xuống từ H 2O đến H2Te làm cho độ bền
nhiệt của phân tử giảm xuống: H2O rất bền, H2S bền, H2Se tương đối bền, phân hủy ở trên 300,
H2Te kém bền, phân hủy dần ở nhiệt độ thường. Điều này cũng phù hợp với sự biến đổi nhiệt tạo
thành chúng: H2O và H2S là hợp chất phát nhiệt, còn H2Se và H2Te là hợp chất thu nhiệt.
 Trong nước, H2Se và H2Te tan nhiều hơn so với H2S. Dung dịch của chúng là những axit yếu và lực
axit tăng lên từ H2O đến H2Te. Khả năng khử của hợp chất cũng tăng lên theo thứ tự đó

33. Trình bày cấu tạo phân tử, tính chất lí hoá học của SO 2. Các phương pháp điều chế khí SO2
trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm ? Các muối sunfit: cấu tạo ion, tính chất hóa học.

 Cấu tạo phân tử SO2


• Phân tử SO2 có cấu tạo gấp khúc giống như O3, NH3.
• Góc OSO bằng 119,5, độ dài liên kết S-O là 1,43A
• Là hợp chất có cực mạnh () do độ âm điện của oxi lớn hơn S
• Trong phân tử SO2 nguyên tử S ở trạng thái lai hóa sp2, 2 AO được dùng để tạo liên kết với
2 nguyên tử O , còn lại 1 AO lai hóa có một cặp e tự do. Một AO p không lai hóa của S với
e độc thân tạo ra liên kết không định chỗ với AO p của một trong 2 nguyên tử O cũng có e
độc thân.Sự rút ngắn mạnh độ dài liên kết S-O cho thấy ngoài liên kết kiểu p-p như trên
còn có một phần của liên kết cho kiểu pd tạo nên bởi AO p có cặp e tự do của O và AO d
còn trống của S
 Tính chất vật lí
• Ở điều kiện thường SO2 là khí không màu, có mùi rất khí chịu, dễ hóa lỏng (nđs -10, dễ
hóa rắn ( -75)
• Lưu huỳnh đioxit tan nhiều trong nước (1 thể tích nước ở 200C hòa tan được 40 thể
tích khí SO2).
• Lưu huỳnh đioxit là khí độc, hít thở phải không khí có SO2 sẽ gây viêm đường hô hấp.
 Tính chất hóa học
• SO2 ở trong nước có tính axit yếu
SO2 + H2O = SO2.nH2O
SO2.nH2O HSO3- + H3O+ + (n-2)H2O
HSO3- + H2O SO32- + H3O+
• SO2 tác dụng với d kiềm cho 2 loại muối : muối hidrosunfit chứa HSO3- và muối sunfit
2

chứa SO32-
• Các hidrosunfit và sunfit không có màu nên muối của chúng mang màu của cation
• Trong hợp chất SO2, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa +4, là số oxi hóa trung gian giữa
các số oxi hóa −2 và +6. Do vậy, khi tham gia phản ứng oxi hóa - khử, SO2 có thể bị
khử hoặc bị oxi hóa.
• Lưu huỳnh đioxit là chất khử khi tác dụng với những chất oxi hóa mạnh, như halogen, kali
pemanganat,...:
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
• Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh hơn, như H2S,Mg,...:
SO2 + 2H2S 3S + 2H2O
• Hidro và than khử SO2 ở nhiệt độ 500 và 800 tương ứng
SO2 + 2H2 = S + 2H2O
SO2 + 2C = S + 2CO
• Khi có xúc tác boxit CO có thể khử SO 2 ở 500 SO2 + 2CO = 2CO2 + S
 Điều chế
• Trong công nghiệp : đôta cháy S trong oxi hay trong không khí hoặc đốt các khoáng vật
sunfua như pirit, gađen và blenđơ
4FeS2 + 11O2 = 2Fe2O3 + 8SO2
• Trong phòng thí nghiệm: nhỏ dần axit sunfuric đậm đặc vào muối sunfit hoặc hidrosunfit

NaHSO3 + H2SO4 = NaHSO4 + H2O + SO2

 Các muối sunfit: cấu tạo ion, tính chất hóa học.
• Ion sunfit SO3- có cấu tạo hình chóp tam giác với nguyên tử S ở đỉnh có cặp e tự do ở trên
một AO lai hóa

• Chính vì vậy nên ion SO32- dễ cho cặp e để nó biến thành ion tứ diện HSO 3- hay ion SO4-
• Muối sunfit bị thủy phân cho mối trường kiềm
• Sunfit kl kiềm phân hủy ở nhiệt độ khoảng 600
K2SO3 = 3K2SO4 + K2S
• Khi để trong không khí muối sunfit và hidrosufit biến dần thành sunfat
 2Na 2SO3 + O2 = 2Na2SO4
• Muối hidrosunfit kl kiềm mất nước dần ở nhiệt độ thường và mất nước nhanh ki đun nóng
tạo thành muối đisunfit
2KHSO3 = K2S2O5 + H2O
• Muối sunfit có tính khử mạnh
5Na2SO3 + 2KMnO4 + 3H2SO4 = 5Na2SO4 + K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2O

34. Trình bày cấu tạo phân tử, tính chất lí, hoá học, phương pháp điều chế SO 3, H2SO4.
Tính chất của các muối sunfat.

SO3

 cấu tạo phân tử


• Phân tử SO3 có cấu tạo hình tam giác đều:

• góc SOS bằng 120, độ dài liên kết S-O là 1,43A và


• Trong phân tử SO3, nguyên tử S ở trạng thái lai hóa sp2, 3AO lai hóa tạo thành liên kết với
AO p của 3 nguyên tử O; một AO còn lại không lai hóa của S có e độc thân tham gia tạo
thành liên kết không định chỗ với AO p có e độc thân của 1 trong 3 nguyên tử O. Sự rút
ngắn mạnh độ dài liên kết S-O cho thấy ngoài liên kết kiểu p-p còn có liên kết kiểu pd
 Tính chất vật lý
• Phân tử SO3 tồn tại ở trạng thái hơi.Khi làm lạnh hơi SO 3 ngưng tụ thành chất lỏng dễ bay
hơi(nđs 44,4) gồm chủ yếu những phân tử trime mạch vòng (SO 3)3. Khi làm lạnh tiếp dạng
trime biến thành dạng polime mạch thẳng.
 Tính chất hóa học
• Phân tử SO3 có khả naeng kết hợp với phân tử của nhiều chất như H2O, HF, HCl, NH3.
SO3 + H2O = H2SO4
SO3 + HCl = HSO3Cl
• Do có ái lực lớn với nước , SO3 có thể lấy nước của nhiều chất hữu cơ như xenlulozo,
đường, và biến chúng thành than
• SO3 là chất OXH mạnh , nó tương tác với halogenua của các kim loại và không kim loại
giải phóng halogen
 Điều chế
• Trong công nghiệp: OXH SO2 bằng oxi không khí khi có mặt xúc tác
SO 2 + O2 2SO3
• Trong phòng thí nghiệm: chưng cất axit sunfuric bốc khói (oleum)trong dụng cụ hoàn toàn
bằng thủy tinh

H2SO4

 Cấu tạo
• -Phân tử H2SO4 có cấu tạo hình tứ diện lệch với nguyên tử S ở tâm, độ dài liên kết S-OH
là 1,53A , của liên kết S-O là 1,46A

 Tính chất vật lý


• Là chất lỏng nhớt, sánh như dầu, không có màu và mùi, hóa rắn ở 10,4 , sôi có phân hủy
ở 296
• Khi đun sôi axit tinh khiết , mới đầu axit cho hơi có giàu khí SO 3 đến khi dung dịch có
nồng độ 98,2% thì sôi ở 338, đó là hỗn hợp đồng sôi của axit sunfuric và nước
 Tính chất hóa học

Có tính axit mạnh: H2SO4 + H2O → HSO4- + H3O+


HSO4- + H2O SO42- + H3O+ Ka2=10-2
→axit sunfuric trong nước là axit mạnh

• Là chất hút ẩm mạnh nên thường được sử dụng làm chất làm khô, lấy dduocj nước của
nhiều hợp chất mà thành phần của nó chứa nước
• H2SO4 đặc có tính OXH nhất là khi đun nóng, hòa tan được những kim loại kém hoạt
động như Cu, Hg, một số nguyên tố không kim loại như C,S..
Cu + 2H 2SO4 = CuSO4 + 2H2O + SO2
• Dung dịch axit sunfuric loãng hoàn toàn không có khả năng OXH như vậy mà giống hoàn
toàn những axit bình thường khác , nó hòa tan các kim loại hoạt động nhờ khả năng OXH
của H3O+
Fe + H 2SO4 = FeSO4 + H2O
 Điều chế
• Trong công nghiệp sản xuất theo 2 phương pháp: phương pháp buồng chì và phương
pháp tiếp xúc
- Phương pháp buồng chì: SO2 được bằng oxi không khí với chất xúc tác là hỗn hợp
các khí NO và NO2. Qúa trình này không cho trực tiếp SO3 và H2SO4 mà cho sản
phẩm trung gian là nitrozoni hidrosunfat:
2SO2 + O2 + NO + NO2 + H2O = 2NOHSO4
dùng nước hòa tan sản phẩm này ở trong buồng làm bằng chì
2NOHSO 4 + H2O =2H2SO4 + NO +NO2
- Phương pháp tiếp xúc: dùng oxi không khí OXH SO 2 thành SO3 với xúc tác V2O5 ở
nhiệt độ 500

Muối sunfat

 Cấu tạo ion


• Ion SO42- có cấu tạo hình tứ diện với nguyên tử S ở trung tâm, nguyên tử O ở các đỉnh và
độ dài của liên kết S-O là 1,49A :

• Trong ion SO42-, nguyên tử S ở trạng thái lai hóa sp3, 4 AO lai hóa tham gia tạo thành liên
kết với 5 nguyên tử O
• Sự rút ngắn độ dài liên kết S-O cho thấy liên kết đó có một phần của liên kết cho kiểu pd.
Những liên kết này được tạo nên bởi sự che phủ của các AO 2p của O với AO 3d của S
và không định chỗ trong toàn ion.
 Tính chất hóa học
• Chỉ các muối sunfat của Na, K, Ba, Ca là bền đối với nhiệt, không phân hủy ở 1000, các
muối khác đều phân hủy ở nhiệt độ thấp hơn nhiều biến thành oxit kim loại và khí SO 3
• Ở trên nhiệt độ nóng chảy, hidrosunfat mất nước biến thành ddiissunfat
2NaHSO 4 = Na2S2O7 + H2O
• Các muối sunfat thường tạo nên những muối kép
• Các sunfat kim loại hóa trị hai tạo muối kép có công thức M'2SO4.MSO4.6H2O
(M'=Na,K,Rb,NH4; M=Fe,Be,Mg,Zn,Cd)
• Các sunfat kim loại hóa trị ba tạo nên muối kép có công thức M'M(SO 4)2.12H2O thường
gọi là phèn ( M'=Na,K,Rb,Cs,NH4,Tl ; M=Al,Cr,Fe,Mn,Ti,V)

Chương VIII- Các nguyên tố Nhóm VIIa

35. Trình bày sự biến đổi tính chất lí, hóa học của các halozen. Trình bày phương pháp điều chế các
halozen trong công nghiệp. Trình bày phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm.

 sự biến đổi tính chất vật lí


• Ở 3 trạng thái rắn, lỏng và khí các halogen đều gồm những phân tử 2 nguyên tử X 2, 2
nguyên tử halogen liên kết với nhau bằng 1 liên kết . Các phân tử Br2, Cl2, I2 còn có 1
phần liên kết . Flo không có liên kết nên năng luộng liên kết trong Flo bé hơn trong Clo.
Từ Clo đến Iot năng lượng giảm dần, độ dài liên kết tăng, độ bền nhiệt giảm.
•Trong halogen rắn và lỏng, phân tử X2 liên kết với nhau bằng lực Vanđêvan nên từ Flo
đến Atatin nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng lên.
• Ở điều kiện thường, Flo và Clo là chất khí, Brom là chất lỏng, iot và atatin là chất rắn. Khí
Flo có màu lục nhạt , khí Clo có màu lục vàng, brom lỏng có màu đỏ nâu, iot rắn có màu
đen tím, atatin có dạng kim loại. Trừ atatin các halogen có mùi khó chịu xốc và rất độc.
• Là chất không có cực, các halogen tan tương đối ít trong nước, khi làm lạnh dung dịch
nước các halogen tách ra dưới dạng tinh thể hidrat X2.8H2O . Các halogen tan nhiều
trong các dung môi hữu cơ như benzen, ete, rượu.
• Ở điều kiện thường iot bay hơi và khi đun nóng nó thăng hoa. Trong dung dịch tinh bột
iot cho dung dịch màu xanh thẫm , khi đun nóng mất màu và để nguội màu trở lại.
 sự biến đổi tính chất hóa học
• Các halogen có tính OXH mạnh và giảm dần từ Flo đến atatin
• Flo có ái lực electron và năng lượng của liên kết F-F bé hơn so với Clo nên vẫn hoạt
động hơn Clo
• Flo có thể tác dụng với tất carcacs nguyên tố trừ O và N, Clo tác dụng vói hầu hết các
nguyên tố trừ O,C,N,Ir ; Brom tác dụng với số nguyên tố giống Clo nhưng kém mãnh liệt
hơn Clo ; iot tác dụng với một số nguyên tố ít hơn.
• Với cùng một nguyên tố, phản ứng của các halogen xảy ra theo 1 mức mãnh liệt giảm
dần từ Flo đến iot Vd với H2
• Một halogen hoaatj động có thể tác dụng với muối của halogenua giải phóng ra halogen
kém hoạt động hơn: khí flo khô đẩy clo ra khỏi muối clorua; trong dung dịch clo đẩy brom
ra khỏi muối bromua; brom đẩy iot ra khỏi iodua phù hợp với giảm thế điện cức chuẩn từ
flo đến iot
• Khi tan trong nước các halogen có tác dụng với nước;

flo tác dụng mãnh liệt với nước giải phóng O 2 : 2F2 + H2O 4H+ + 4F- + O2

Với clo, brom , iot : X2 + 2H2O H3O+ + X- + HOX

• Khả năng khử không thể hiện ở flo và clo nhưng tăng dần từ brom đến atatin khi chúng
tác dụng với chất OXH mạnh : 5Cl2 + Br2 + 6H2O 2HBrO3 + 10 HCl
• Iot có khả năng tạo nên những hợp chất trong đó iot có dạng cation:
I2 + AgNO3 AgI +INO3

 Phương pháp điều chế các halogen trong công nghiệp: nguyên tắc chung là OXH muối
halogenua bằng các chất OXH mạnh hoắc bằng dòng điện

• Flo: điện phân hỗn hợp KF + 3HF dễ nóng chảy (66) ở trong thùng điện phân làm bằng
thép hoặc đồng
• Clo được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dich NaCl trong thùng điện phân
có hoặc không có màng ngăn: 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
• Brom và iot dùng khí clo đẩy br iot ra khỏi dung dich muối bromua iodua

 Phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm: clo được điều chế bằng tác dụng của
axit HCl với 1 trong những chất OXH mạnh như KMnO 4, MnO2, CaOCl2, K2Cr2O7

MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + H2O

Câu 36: Trình bày sự biến đổi tính chất lí ,hóa học trong dãy halogenua . Trình bày phương pháp
điều chế HF, HCl, HBr, HI. Hãy cho biết tại sao lại không thể dùng cùng mọt phương pháp điều
chế ma phải sử dụng các phương pháp khác nhau . Hãy nếu ví dụ chứng minh khi đi từ florua đến
iodua khả năng khử tăng dần. sự biến đổi độ tan của các muối florua,clorua,bromua,ioduacuar
các ion kim loại

 Sự biến đổi tính chất lí học trong dãy hidro halogenua(HX)


• Trong dãy HF-HCl-HBr-HI độ dài liên kết tăng lên và năng lượng liên kết giảm xuống la,f
cho độ bền nhiệt của phân tử giảm xuống.
• Từ HCl đến HI nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng lên dần theo chiều tăng của khối
lượng phân tử . HF có ts và tnc cao 1 cách bất thường là do hiện tượng trùng hợp phân
tử nhờ liên kết hidro mà sinh ra. Năng lượng của liên kết hidro trong trường hợp này là
lớn nhất vì florua trùng hợp ở cả 3 trạng thái rắn, lỏng, khí
• Hidro florua lỏng có hằng số điện môi lớn là dung môi ion hóa tốt đối với nhiều chất vô cơ
và hữu cơ, hidro florua lỏng tự ion hóa . Muối florua tan trong hidro florua lỏng làm tăng
nồng độ F- là bazo , axit mạnh HNO3 trong HF lỏng là bazo. Các chất BF3, AsF3 ,SbF5,
SnF4 là axit trong HF lỏng..
• Là hợp chất có cực các HX tan rất nhiều trong nước, HF tan vô hạn trong nước. Do có
độ tan lớn nên chúng bốc khói trong không khí ẩm .Các HX tạo với nuocs những hỗn
hợp đồng sôi có thành phần và nhiệt độ sôi xác định.
• Khi làm lạnh dung dịch HX đậm đặc cho các hidrat kết tinh chứa từ 1 đến 6 phân tử H 2O
và bền ỏe nhiệt độ thấp.
 Tính chất hóa học
• Dung dịch nước của các HX là axit gọi là axit halogen hidric.Axit HCl, HBr, HI là những
axit mạnh nhất, axit HF là axit yếu vì quá trình phân ly kém của HF
• Khi tác dụng với các chất kiềm , HF tạo nên muối hidro florua : NaF 2, KHF2
• Nguyên nhân làm tăng độ mạnh của axit trong dãy HF đến HI là sự giảm độ bền liên kết
H-X trong dãy.
• Axit HF là axit duy nhất tác dụng với SiO2 : HF + SiO2 2H2O + SiF4
• khi tác dụng với Silictetradioxit tạo thành H2SiF6 tan trong nước
• Theo chiều giảm độ bền nhiệt của phân tử , tính khử của các HX tăng lên : HF hoàn toàn
không thể hiện tính khử, HCl chỉ thể hiện tính khử khi tác dụng với những chất OXH
mạnh, HBr và nhất là HI có tính khử mạnh:
2HBr + H2SO4 SO2 + Br2 + 2H2O

2HI + H2SO4 4I2 + H2S + 4H2O


Dung dich HBr và HI khi để lâu trở nên có màu vàng nâu vì bị oxi không khí oxi hóa dần
dần giải phóng halogen tự do, d2 HF và HCl không hề biến đổi. Tương tác của HCl và O2
chỉ xảy ra ở pha khí và đun nóng có xúc tác CuCl 2: O2 + 4HCl 2H2O + 2Cl2
• Ở nhiệt độ cao clo hoạt động hơn oxi và ở nhiệt độ thấp oxi hoạt động hơn clo
 Phương pháp điều chế HF, HCl, HBr, HI
• HF cho muối florua(CaF2) tác dụng H2SO4 đặc ở 250:
CaF2 + H2SO4 CaSO4 + 2HF
• HCl tổng hợp trực tiếp từ H2 và Cl2 . Ngoài ra còn được điều chế bằng cách NaCl rắn +
H2SO4đặc
• HBr, HI thủy phân muối Bromua, iodua của photpho

PBr3 + 3H2O H3PO3 + 3HBr ;

PI3 + 3H2O H3PO3 + 3HI


 Không thể sử dụng 1 phương pháp điều chế mà phải sử dụng các phương pháp khác
nhau vì :
• Do flo tác dụng quá mãnh liệt với nước nên phương pháp duy nhất để điều chế HF là
cho CaF2 tác dụng H2SO4 đặc , H2SO4 đặc có tính háo nước. Không thể dùng cách này
để điều chế HBr, HI vì những chất này có tính khử mạnh nrrn tác dụng trực tiếp với
H2SO4 đặc tạo ra Br2và I2 .Có thể dùng cách này điều chế HCl
• Tổng hợp trực tiếp từ H2 và Halogen X2 chỉ áp dụng được cho HCl vì H2+F2 phản ứng
mạnh nổ ngay ở nhiệt độ thấp còn Br2 ở nhiệt độ cao,I2 phản ứng thuận nghịch, hiệu suất
thấp
• Phương pháp thủy phân muối halogenua áp dụng cho tất cả nhưng điều chế HF, HCl tốn
kém do được điều chế từ PCl3,PCl5 rất đắt tiền nên phương pháp này chỉ dùng để điều
chế HBr,HI

 Ví dụ chứng minh khi đi từ florua đến iodua khả năng khử tăng dần
• Tác dụng với H2SO4 đặc : F- và Cl- chỉ là pứ trao đổi ,
Br- khử S+6 S+4 (SO2)
I- khử S+6 S-2 (H2S)

CaF2 + H2SO4 CaSO4 + 2HF

NaCl + H2SO4 NaHSO4 + HCl

2HBr + H2SO4 SO2 + Br2 + 2H2O

2HI + H2SO4 4I2 + H2S + 4H2O

Tính khử : F- < Cl- < Br- < I-

 Sự biến đổi độ tan của các muối florua, clorua, bromua,iodua của các ion kim loại
• Đa số các halogenua ion (halogenua của KLK ( trừ Li) , KLKT( trừ Be) đa số lantanoit ,
một số actinoit) đều tan trong nước ;một số clorua ,bromua,iođua của Ag(I)
,Cu(I),Hg(I),Pb(II) hầu như không tan .Độ tan halogenua ion của một kim loại tăng lên
F- I do năng lượng mạng lưới giảm xuống khi bán kính ion tăng lên.
• Halogen cộng hóa trị ( nguyên tố không kim loại , các KL có số oxh cao) tan trong dung
môi không phân cực

Câu 37: So sánh tính chất hóa học của axit hipocloro, cloro, cloric, pecloric

Từ HClO, HClO2, HClO3, HClO4 độ bền tăng tính axit tăng (lk OH yếu dần)

• HClO chỉ tồn tại trong d2 loãng và dễ thủy phân, là axit yếu, yếu hơn cả H2CO3

HClO + H2O H3O+ + ClO-

- HClO là chất OXH mạnh : 2HClO + 2H+ + 2e Cl2 + 2H2O


- ClO- phân hủy chậm ở đk thường nhưng phân hủy nhanh ở nhiệt độ trên 75:

ClO- 2Cl- + ClO3-

• HClO2 là hợp chất không bền, chỉ tồn tại ở trong d 2 và phân hủy nhanh chóng

4HClO2 2ClO2 + HClO3 + HCl + H2O

- HClO2 có độ axit trung bình


• HClO3 chỉ tồn tại ở trong d2 , trong d2 có nồng độ 50% chúng phân hủy

3HClO3 HClO4 + 2ClO2 + 6H2O

- HClO3 có tính OXH mạnh : 2HClO3 + 10H+ + 10e Cl2 + 6H2O


- giấy cháy khi tiếp xúc với d2 HClO3 40%
- Ở d2 nước HClO3 là axit 1 nấc và mạnh
• HClO4 khan kém bền khi đun nóng ở 100,áp suất thường, nó phân hủy cho chất lỏng màu đỏ
nâu và gây nổ. Ở nhiệt độ thường HClO4 khan phân hủy dần.
- Do kém bền nhiệt HClO4 khan là chất OXH mạnh nhất đối với các chất hữu cơ, nhưng
d2 loãng hầu như không có tính OXH , không tác dụng với chất khử mạnh HI, H 2S,
SO2..
- Trong d2 nước , HClO4 là axit mạnh nhất trong mọi axit đã biết
- HClO4 chỉ tồn tại ở dạng tinh khiết

Câu 38: Các phản ứng minh họa tính chất OXH mạnh của hỗn hợp nước cường thủy và hỗn hợp
HF+HNO3

• Nước cường thủy: hỗn hợp của 1V HNO3 đặc và 3V HCl đặc

HNO3 + 3HCl NO + Cl2 + 2H2O

• có thể hòa tan vàng , platin trong đó nước cường thủy có vai trò mới của clo sinh ra và tạo thành
phức chất của ion Cl-

3Pt + 4HNO3 + 12HCl 3PtCl4 + 4NO + 8H2O

PtCl4 + 2HCl H2[PtCl6]

• hỗn hợp HF + HNO3 đặc ( oxh rất mạnh)

các axit vô cơ ko tác dụng được với Si ở đkthường . nhưng Si tan trong hỗn hợp HF và HNO 3
đặc
Si + 4 HNO3 + 6HF = H2[SiF6] + 4NO2 + 4 H2O

Câu 39: TÍnh chất hóa học đặc trưng của Crom

 TÍnh chất vật lý


 Cr là kim loại màu trắng bạc có ánh kim, nặng, dẫn điện và nhiệt tốt, rất khó nóng chảy và
rất khó sôi. Nhiệt độ nóng chảy của Cr đúng thứ 3 trong 3 kim loại đứng đầu trong 3 dãy
kim loại chuyển tiếp (do sự tăng độ bền của lk trong tinh thể kim loại chủ yếu bởi số lk
cộng hóa trị được tạo nên từ số tối đae độc thân của nguyên tử Cr).Cr rất tinh khiết đều
dễ cơ chế hóa học nhưng khi lẫn những vết tạp chất thì trở nên cứng và giòn
 Tính chất hóa học

• Ở đk thường, Cr bền vững với không khí, hơi ẩm và khí cacbonic (do được bảo vệ bởi
màng oxit mỏng và bền ở trên bề mặt)
• khí flo tác dụng với Cr ở nhiệt độ thường tạo thành halogenua CrF 4, CrF5 các halogen
khác chỉ tác dụng khi đun nóng

• Ở nhiệt độ cao:
- Dạng bột Cr tác dụng với O2: 4Cr + 3O2 2Cr2O3
- Cr tác dụng với các nguyên tố không kim loại N,C tạo thành các Nitrua, Cacbua
có thành phần khác nhau và có độ cứng rất lớn
- Cr tác dụng với nước giải phóng H2: 2Cr + 3H2O Cr2O3 + 3H2
• Cr không tác dụng với H2
• Trong dãy thế điện cực Cr đứng trước H2 , Cr có thể tan trong d2 loãng của HCl, H2SO4
lúc đầu phản ứng chậm vì có màng oxit bảo vệ, khi đun nóng màng oxit tan ra và Cr tan dễ dàng
giải phóng H2

Cr + 2HCl CrCl2 + H2

trong d2 đặc nguội của HNO3, H2SO4 Cr bị thụ động hóa

• Cr không tan trong d2 kiềm nhưng tan trong h2 kiềm nóng chảy với nitrat hay clorat kim
loại kiềm tạo thành cromat

Câu 40: Tính chất lí, hóa học của K2CrO4, K2Cr2O7

*K2CrO4
• Tính chất vật lí
- K2CrO4 là chất ở dạng những tinh thể tà phương màu vàng , đồng hình với K 2SO4 và
nóng chảy ở 96,8 .Trong không khí ẩm K2CrO4 không chảy rữa. tan nhiều trong nước cho
d2 màu vàng (màu của CrO42-), tan trong SO2 lỏng không tan trong rượu etylic và ete
• TÍnh chất hóa học
- Khi tác dụng với axit , K2CrO4 biến thành đicromat, tricromat, tetracromat

2K2CrO4 + H2SO4 K2Cr2O7 + K2SO4 +H2O

3K2Cr2O7 + H2SO4 2K2Cr3O10 + K2SO4 +H2O

4K2Cr3O10 + H2SO4 3K2Cr4O10 + K2SO4 +H2O

- K2CrO4 là chất OXH mạnh , nhất là trong môi trường axit: 2CrO 42- + 6H+ + 6e 2Cr3+ +
8H2O
- khi OXH trong mt trung tính tạo Cr(OH)3

2K2CrO4 + 3(NH4)2S + 2H2O 2Cr(OH)3 + 3S + 6NH3 + 4KOH

- Ở trạng thái rắn K2CrO4 có thể OXH S,P,C khi đun nóng

* K2Cr2O7

• Tính chất vật lí:


- là chất ở dạng những tinh thể tam tà màu cam , t nc=398và phân hủy ở 500

4K2Cr2O7 K2CrO4 + 2Cr2O3 +3O2

- K2Cr2O7 không chảy rữa trong không khí ẩm, dễ tan trong nước cho dung dịch màu da cam
(màu của Cr2O72-), vị đắng, tan trong SO2 lỏng và không tan trong rược etylic. Muối K2Cr2O7 có
độ tan thay đổi theo nhiệt độ nên dễ kết tinh lại trong nước

• Tính chất hóa học

- Tác dụng với d2 kiềm tạo K2CrO4 ( d2 màu da cam chuyển sang vàng)

K2Cr2O7 + 2KOH 2K2CrO4 + H2O

- Sự dễ chuyển hóa lẫn nhau giữa muối cromat và đicromat

2CrO42- + 2H+ 2HCrO4- Cr2O72- + H2O

trong mt axit cann bằng chuyển dịch về bên phải, mt kiềm về bên trái

- K2Cr2O7 có tính OXH mạnh nhất là trong mt axit

K2Cr2O7 + HCl 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O

màu da cam của d2 thành màu tím của ion Cr3+ trong nước

- Ở trạng thái rắn K2Cr2O7 có thể OXH S,P,C khi đun nóng
K2Cr2O7 + 2C K2CO3 + Cr2O3 + CO

Câu 41: Tính chất lí, hóa học của Mn

 Tính chất vật lý


• Mn là 1 kim loại màu trắng bạc, dạng bề ngoài của Mn giống với sắt nhưng Mn cứng và
khó nóng chảy hơn sắt.
• Mn có 1 số dạng thù hình khác nhau về mạng lưới tinh thể và tỉ khối bền nhất ở đk
thường là dạng với mạng lưới lập phương tâm khối.
• Mn là kim loại rất khó nóng chảy và rất khó sôi.
• Mn tinh kiết dễ cán và dễ rèn nhưng khi có tạp chất trở nên cứng và giòn (t nc=1244,
ts=2080) .
• Mn tạo nên hợp kim với nhiều kim loại.
 Tính chất hóa học: Mn là kim loại tương đối hoạt động
• Dễ bị oxj không khí OXH nhưng màng oxit Mn2O3 bảo vệ không cho kim loại bị OXH tiếp
tục kể cả khi đun nóng
• Ở dạng tinh bột , đun nóng 3Mn + 2O2 Mn3O4 , tác dụng với flo, clo tạo MnF3, MnF4,
MnCl2, Mn còn tác dụng với S, N,P,C,Si
• Mn không tác dụng với nước kể cả khi đun nóng
• ở dạng bột nhỏ Mn + H2O Mn(OH)2 + H2 pư xr mãnh liệt khi trong nước có muối
amoni

Mn(OH)2 + 2NH4+ 2NH3 + Mn2+ +2H2O

• Mn tác dụng mạnh với d2 HCl loãng , H2SO4 loãng giải phóng H2: Mn + 2HCl MnCl2
+ H2
• Mn bị HNO3 không đặc nguội thụ động hóa và tan khi đun nóng

6Mn + 8HNO3 3Mn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Câu 42: Tính chất lí,hóa học và công dụng của MnO2

 TÍnh chất vật lí:


• là chất bột màu đen có thành phần không hợp thức, khi đun nóng phân hủy tạo thành
các oxit thấp hơn nhiệt độ lớn hơn 500 tạo thành Mn 2O3, trên 900 tạo thành Mn3O4

Ở đk thường không tan trong nước
 Tính chất hóa học
• Ở đk thường, MnO2 là oxit bền nhất trong các oxit của Mn , tương đối trơ
• Khi đun nóng tan trong axit và kiềm như 1 oxit lưỡng tính . Khi tan trog axit nó không
tạo nên muối kém bền của Mn+4 theo pư trao đổi mà tác dụng như chất OXH :
Mn + HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
• Khi tan trong H2SO4 đặc: MnO2 + H2SO4 Mn(SO4)2 + H2O

4Mn(SO 4)2 + 2H2O 2Mn2(SO4)3 + 2H2SO4 + O2

• Khi tan trong d2 KOH đặc , nó tạo nên d2 màu xanh lam chứa Mn+3, Mn+5

2MnO2 + 6KOH K3MnO4 + K3[Mn(OH)6]

• Khi nấu chảy với chất kiềm, oxit bazo mạnh MnO2 tạo nên muối mângnit
MnO2 + 2NaOH Na2MnO3 + H2O

MnO2 + CaO CaMnO3

• Ở nhiệt độ cao: MnO2 có thể bị H2, CO, C khử thành kim loại thể hiện tính OXH
• huyền phù MnO2 trong nước ở 0 tác dụng với khí SO2: MnO2 + 2SO2 MnS2O6
• khi đun nóng MnO2 + SO2 MnSO4
• Khi nấu chảy với chất kiềm nếu có mặt chất OXH như KNO 3, KClO3,O2 tạo manganat
thể hiện tính khử
MnO2 + KNO3 + K2CO3 K2MnO4 + KNO2 + CO2

 Công dụng
• Ở dạng bột, MnO2 dùng làm chất xúc tác cho pư phân hủy KClO 3 và H2O2, cho pư OXH
NH3 đến NO và biến axit axetic thành axeton
• MnO2 được đưa vào nguyên liệu nấu thủy tinh để làm mất màu lục của thủy tinh truyền
cho thủy tinh màu hồng hay màu đen
• Trong công nghiệp đồ gốm MnO2 được dùng để tạo màu nâu, đỏ, đen cho men
• MnO2 là nguyên liệu trong men khô

Câu 43: TÍnh chất và công dụng của KMnO4

 Tính chất vật lí:là chất ở dạng tinh thể màu tím đen,đồng hình với KClO 4,BaSO4,BaCrO4, tan
trong nước cho d2 màu tím đỏ , độ tan biến đổi theo nhiệt độ nên tinh thể dễ dành kết tinh lại.
Có thể tan trong amoniac lỏng
 Tính chất hóa học
• Phân hủy : t>200 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 +O2

t>500 4KMnO4 2K2MnO3 + 2MnO2 + 3O2

• KMnO4 có tính OXH mạnh phụ thuộc vào môi trường của d2

MnO4- + 8H+ + 5e Mn2+ + 4H2O

MnO4- + 2H2O + 3e MnO2 + 4OH-

MnO4- + e MnO42-

• Trong d2 axit KMnO4 có thể OXH được nhiều chất: HCl, H2S, PH3, Na2SO3, FeSO4,.....và
tạo Mn2+

8KMnO4 + 5PH3 + 12H2SO4 8MnSO4 + 4K2SO4 + 5H3PO4 + 12H2O

• Khi không có chất khử , d2 KMnO4 không bền bị phân hủy

4MnO4- + 4H+ 4MnO2 + 3O2 + 2H2O

pư xr chậm trong d2 axit nhưng khá rõ rệt, trong d2 trung tính hoặ kiềm và trong bóng
tối pư xr gần như không đáng kể, ánh sáng thúc đẩy qt phân hủy này

• Trong d2 trung tính , axit yếu, kiềm yếu MnO4- bị khử thành MnO2
2KMnO4 + H2O + 3Na2SO3 MnO2 + 3Na2SO4 + 2KOH

• Trong d2 kiềm mạnh và dư chất khử MnO4- bị khử thành MnO42-

2KMnO4 + 2KOH + K2C2O4 2K2MnO4 + 2KHCO3

• Trong d2 kiềm đặc và không có chất khử

4KMnO4 + 4KOH 4K2MnO4 + 2H2O + O2

 Công dụng
• Dùng làm chất OXH tổng hợp vô cơ và hữu cơ, dùng để tẩy trắng vải, dầu và mỡ, sát
trùng trong y học và đời sống
• Phòng thí nghiệm dùng KMnO4 để định lượng các chất

Câu 44: Tính chất lí, hóa học của Fe,Co và Ni

 Tính chất vật lí


• Fe,Co,Ni là những kim loại có ánh kim , Fe và Co có màu trắng xám, Ni có màu trắng
bạc
• Fe và Ni dễ rèn và dễ dát mỏng , Co cứng và giòn hơn
• Fe có 4 dạng thù hình bền ở trong những khoảng nhiệt độ nhất định

Fe

• Co có 2 dạng thù hình :


- Co lục phương và bền ở nhiệt độ nhỏ hơn 417
- Co lập phương tâm diện bền nhiệt độ lớn hơn 417
• Ni có 2 dạng thù hình : Ni lục phương và bền ở nhiệt độ nhỏ hơn 250

Ni lập phương tâm diện bền nhiệt độ lớn hơn 250


Fe,Co,Ni có tính sắt từ tạo nhiều hợp kim quan trọng, có nhiệt độ nóng chảy và
nhiệt độ sôi cao
 Tính chất hóa học: Fe,Co,Ni là những kim loại có hoạt tính hóa học trung bình và giảm dần từ
Fe đến Ni
• Ở đk thường : không có hơi ẩm không tác dụng rõ rệt ngay với các nguyên tố
không kim loại O2, S,Cl2,Br2 vì có màng oxit bảo vệ , khi đun nóng pư xr mãnh liệt
, nhất là khi kim loại ở trạng thái chia nhỏ
• Ở trạng thái chia nhỏ Fe,Co,Ni là chất tựu cháy
• Khi đun nóng trong không khí khô , Fe tạo Fe2O3 và ở nhiệt độ cao hơn tạo
Fe3O4, nhiệt độ trên 300 Co tạo CoO, trên 500 Ni tạo NiO
• Khí Clo pư dễ dàng với Fe tạo FeCl3 là chất dễ bay hơi nên không tạo được
màng bảo vệ, với khí flo Fe,Co,Ni bền ở nhiệt độ cao
• Với N, 3 kim loại tác dụng ở nhiệt độ không cao lắm tạo Fe 2N, CoN, Ni3N2
• Fe,Co,Ni tác dụng với S khi đun nóng nhẹ tạo nên những hợp chất không hợp
phức có thành phần MS
• Fe,Co,Ni tác dụng trực tiếp với khí CO tạo thành cacbonyl kim loại
• Fe,Co,Ni bền với kiềm ở trạng thái d2 và nóng chảy do oxit cuả chúng hầu như
không thể hiện tính lưỡng tính
• Trong dãy điện thế, Fe,Co,Ni đứng trước Sn nên đều tan trong d 2 axit giải phóng
H2 và tạo muối E2+ . Trong HNO3 và H2SO4 đặc nguội Fe bị thụ động hóa
• Đối với không khí và nước , 3 kim loại đều bền

Câu 45: Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của Fe(CO) 5, Co2(CO)8, Ni(CO)4.Hãy làm rõ quy tắc khí
hiếm trong các hợp chất này

 Fe(CO)5: sắt pentacacbonuy


• Cấu tạo phân tử

- có cấu hình chóp kép tam giác kép với nguyên tử Fe ở trung tâm và các phân tử
CO ở 5 đỉnh
- Phân tử có tính nghịch từ , Fe trong phân tử có cấu hình 3d 8 và ở trạng thái lai
hóa dsp3 . Những AO lai hóa trống nhận những cặp e từ phân tử CO tạo nên lk
cho nhận và lk được làm bền nhờ lk cho tạo bởi những cặp e d của Fe và AO
phân tử phản lk của d CO

Cr 3d6 ↑↓ ↑ ↑ ↑ ↑

↑↓ ↑↓ ↑↓

CO CO CO CO CO CO

Lk

• tính chất vật lí: là chất lỏng màu vàng, hóa rắn ở -20 , nhiệt độ sôi là 130 , rất độc,
không tan trong nước nhưng tan trong rượu, ete, axeton, benzen

 *Co2(CO)8: Coban octacacbonyl

• Cấu tạo phân tử: phân tử của cacbonyl 2 nhân này có tính nghịch từ
- mỗi nguyên tử Co tạo 6 lk: tạo 4 lk cho nhận từ cặp e trên MO lk của CO, 1 lk
cho nhận từ cặp e d của CO với MO trống của CO, 1 lk giữa 2 nt CO. Lk Co với
phân tử CO được làm bền thêm nhờ lk cho

• TÍnh chất vật lí: là chất dạng tinh thể trong suốt, màu đỏ da cam,nhiệt độ nóng chảy là
51 , trên nhiệt độ này nó phân hủy thành Co4(CO)12 và CO, trên 60 phân hủy thành kim
loại và Co
 Ni(CO)4 : Niken tetracacbonyl , là hợp chất cacbonyl kim loại đơn giản nhất
• Cấu tạo:
- Phân tử có cấu hình tứ diện đều với nt Ni ở trung tâm và phân tử CO ở 4 đỉnh
- Phân tử có tính nghịch từ,nt Ni có cấu hình 3d 10 và ở trạng thái lai hóa sp3 .
- Những AO lai hóa trống nhận cặp e từ MO lk của CO tạo thành lk cho nhận và
được bền thêm nhờ lk cho được tạo nên từ những cặp e d của Ni và những MO
trống của CO

• Tính chất vật lí:


- là chất lỏng không màu dễ bay hơi và hết sức độc,
- hóa rắn ở -23 , sôi ở -43 .
- Dưới tác dụng của tia tử ngoại hoặc khi đun nóng ở 180-200 nó phân hủy
hoàn toàn thành kim loại và CO.
- Nó không tan trong nước nhưng tan trong ete,clorofom,benzen

Câu 46: Tính chất vật lí, hóa học của oxit và hidroxit Fe(II), Co(II), Ni(II)

 Fe(II), Co(II), Ni(II) oxit


• Tính chất vật lí:
- tất cả các oxit là chất rắn dạng tinh thể lập phương có thành phần không hợp
phức,
- FeO có màu đen tnc=1360,
- CoO màu lục đen tnc=1810,
- NiO màu lục tnc=1990,
• Tính chất hóa học
- Bột mịn FeO mới điều chế có khả năng tự cháy , khi đun nóng ở 250, FeO biến
thành Fe2O3 , Ở 570 phân hủy thành Fe và Fe3O4
- Tất cả các oxit khi đun nóng dễ bị khử thành kim loại bởi H2,CO,
C,Si,Al,Mg....Chúng không tan trong nước tan dễ dàng trong d 2 axit, CoO thể
hiện rõ hơn tính lưỡng tính khi tan trong d 2 kiềm mạnh đặc nóng tạo d2 màu xanh
lam chua [Co(OH)4-]2-
- Cả 3 oxit có thể nấu chảy với nhiều kim loại và không kim loại tạo nên những
hợp chất có màu
 Fe(II), Co(II), Ni(II) hidroxit

• Tính chất vật lí:


- Các hidroxit là kết tủa không nhầy, không tan trong nước,có kiến trúc lớp
- .Fe(OH)2 màu trắng nhưng trong không khí chuyển thành màu lục (h 2 Fe(OH)2
và Fe(OH)3) rồi thành màu nâu đỏ (Fe(OH)3)

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3

-Co(OH)2 trong không khí chuyển thành Co(OH)3 màu nâu còn Ni(OH)2 màu lục
bền với không khí
• Tính chất hóa học
- Khi đun nóng trong đk không có không khí các hidroxit mất nước biến thành
oxit. Các hidroxit tan dễ dàng trong d2 axit, tính bazo giảm từ Fe đến Ni
- TÍnh lưỡng tính thể hiện rất yếu ở Fe(OH)2 và Co(OH)2 chúng tan trong d2 kiềm
mạnh và đặ nóng
- Kết tủa E(OH)2 tan trong d2 đặc của muối amoni. Fe(OH)2 không tan trong d2
NH3, Co(OH)2 và Ni(OH)2 tan trong d2 NH3 tạo phức chất

Co(OH)2 + 6NH3 [Co(NH3)6](OH)2

Ni(OH)2 + 6NH3 [Ni(NH3)6](OH)2

- Các E(OH)2 được diều chế bằng tác dụng của d2 kiềm mạnh với muối kim loại
(II)

E2+ + 2OH- E(OH)2

Câu 47: Tính chất lí,hóa học của oxit và hidroxit của Fe(III),Co(III),Ni(III)

 Oxit
• TÍnh chất vật lí
- E2O3 là chất bột không tan trong nước ; chưa biết được Ni2O3 , Fe2O3 có màu
nâu đỏ, Co2O3 có màu đen
- Fe2O3 có những dạng đa hình: Fe2O3- tinh thể lục phương, có tính thuận từ và
tồn tại trong thiên nhiên dưới dạng khoáng vật hematit; Fe 2O3- tinh thể lập
phương , có tính sắt từ,
- Fe2O3 và Co2O3 bền nhiệt
• Tính chất hóa học
- Sau khi đun nóng Fe2O3 không tan trong axit
- Khi đun nóng Fe2O3 và Co2O3 bị H2,CO,Al,.. khử đến E3O4 hay EO hoặc kim loại
3Co2O3 + H2 2Co3O4 + H2O

Co3O4 + H2 3CoO + H2O

CoO+ H2 Co + H2O

- Co2O3 là chất OXH mạnh tác dụng với HCl giải phóng khí clo, H 2SO4 giải phóng
khí O2

Co2O3 + 6HCl 2CoCl2 + 3H2O + Cl2

3Co2O3 + 4H2SO4 4CoSO4 + 4H2O + O2

- Fe2O3 có thể tan trong kiềm nóng chảy tạo nên ferit

Fe2O3 + 2NaOH 2NaFeO2 + H2O

 Hidroxit Fe(II), Co(II), Ni(II)


• Tính chất vật lí:
- Các hidroxit là chất có thành phần biến đổi E2O3.nH2O
- Fe(OH)3 kết tủa màu nâu đỏ, Co(OH)3 kết tủa màu nâu,Ni(OH)3 kết tủa màu đen
- Các hidroxit bền trong không khí không tan trong nước
• Tính chất hóa học
- Khi đun nóng nhẹ E(OH)3 mất bớt nước tạo thành EOOH(E2O3.nH2O)
- Ở nhiệt độ cao hơn Fe(OH)3 mất nước tạo thành Fe2O3, Co(OH)3 thành Co3O4,
còn Ni(OH)3 thành NiO

2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O (500)

Co(OH)3→CoOOH →Co3O4 CoO (150,250,940)

- Khi đun nóng trong d2 kiềm mạnh , đặc Fe(OH)3 và Co(OH)3 mới điuều chế có
thể tạo hidroxoferit và hidroxocobantat

Fe(OH)3 + 3KOH K3[Fe(OH)6]

Cr(OH)3 + 3KOH K3[Cr(OH)6]

- Fe(OH)3 tan trong kiềm nóng chảy tạo ferit, ferit thủy phân mạnh trong d 2
- Fe(OH)3 tan dễ dàng trong axit tạo muối
- Các hidroxit là các chất OXH mạnh , tan trong d 2 HCl gp khí clo, tan trong axit
khác giải phóng khí oxi

2Ni(OH)3 + 6HCl 2NiCl + Cl2 + 6H2O

48. Tại sao hiđrat CoCl2.6H2O có màu hồng đỏ khi mất hết nước trở thành muối khan CoCl2 lại có
màu xanh lam?

Phức chất bát diện CoCl2.6H2O có màu đỏ hồng khi mất nước trở thành phức chất tứ diện có
màu xanh lam . Sự biến đổi màu là kết quả của sự chuyển đổi vỏ phối trí của phối tử bao quanh ion Co 2+
từ bát diện sang tứ diện . Màu xanh lam của CoCl2 khan cũng được coi là màu của ion tứ diện [CoCl4]2-
trong muối Co[CoCl4] . Sự biến đổi cấu trúc bát diện và cấu trúc tứ diện của Co(II) được giải thích bằng
độ bền không khác nhau lắm của hai nhóm phức chất đó gây lên bởi sự chênh lệch ít về năng lượng làm
bền phức chất bởi trường tinh thể

Câu 49: Tính chất vật lí,hóa học của Cu,Ag,Au.Trình bày p2 luyện đồng từ quặng

 Tính chất vật lí:


• Các kim loại Cu,Ag,Au kết tinh ở dạng tinh thể lập phương tâm diện, là những kim loại
nặng, Cu có màu đỏ , Ag màu trắng, Au màu vàng chói
•Có nhiệt độ nóng chảy, sôi, thăng hoa cao hơn so với nhiều kim loại kiềm
•Về độ dẫn điện cả 3 kim loại vượt qua tất cả các kim loại khác: Ag đứng đầu, thứ 2 là
Cu, thứ 3 là Au, tiếp theo là Al,Mg..Chúng vượt các kim loại khác về tính dẻo dai: dễ
dát mỏng và dễ kéo sợi nhất là vàng.
• Cả 3 kim loại tạo nên hợp kim với nhau và với các kim loại khác
 Tính chất hóa học: về mặt hóa học cả 3 kim loại đều rất kém hoạt động
• Với oxi không khí chỉ Cu tác dụng còn Ag và Au không tác dụng kể cả khi đun nóng
• Ở nhiệt độ thường, trong không khí Cu bị bao phủ 1 lớp màng màu đỏ gồm Cu kim loại
và Cu(I) oxit

2Cu + O2 + H2O 2Cu(OH)2

Cu(OH)2 + Cu Cu2O + H2O

Đối với oxi không khí Ag trơ hơn Cu nhưng nếu có 1 ít khí H 2S thì màu Ag trở nên xám xịt

2Ag + H2S Ag2S + H2

• Ở nhiệt độ thường Cu không tác dụng với flo bởi vì màng CuF 2 được tạo nên rất bền
sẽ bảo vệ Cu, Với flo cả 3 kim loại tác dụng khi đun nóng tạo muối CuCl 2, AgCl, AuCl3
• Khi đun nóng,Cu và Ag tác dụng với S,C và cả 3 kim loại tác dụng với P, As..

Cả 3 kim loại không tác dụng với d2 axit .Cu và Ag tác dụng với d2 HI giải phóng H2 nhỏ tạo CuI,AgI
là chất ít tan. Cả 3 kim loại tác dụng với d2 HCN đậm đặc giải phóng H2

2Cu + 4HCN 2H[Cu(CN) 2] + H2

• Cu và Ag tan trong HNO3 loãng , H2SO4 đặc

3Ag + 4HNO3 3AgNO3 + NO + H2O

2Ag + 2H2SO4 2Ag2SO4 + SO2 + 2H2O

• Vàng tan trong nước cường thủy , trong d2 HCl khi có khí Cl2
Au + HNO 3 + 4HCl H[AuCl4] + 2H2O + NO

2Au + 3Cl2 + 2HCl 2H[AuCl4]

• Khi có mặt oxi không khí , Cu có thể tan trong d2 HCl và d2 NH3 đặc , Cu,Ag,Au tan
trong d2 xianua tạo kim loại kiềm

2Cu + 4HCl +O 2 2CuO + 2H2O

2Cu + 8NH3 + O2 + 2H2O 2[Cu(NH3)4](OH)2

2Ag + 8KCN + O 2 + 2H2O 4K[Ag(CN)2] + 4KOH

 Phương pháp luyện đồng từ quặng: luyện từ quặng nghèo chỉ chứa 1-2% Cu qua các giai
đoạn
• Tuyển quặng: quặng đồng như cancopirit được nghiêng nhỏ và làm giàu bằng phương
pháp tuyển trọng lực rồi bằng p2 tuyển nổi, tinh quặng thu được đã chứa 12% Cu
• Đốt tinh quặng ở 800-850 trong lò nhiều tầng, sau khi đốt lượng S giảm bớt nhờ pư

2CuFeS2 + O2 Cu2S + 2FeS + SO2

2FeS2 + 5O2 2FeO + 4SO2

2FeS + 3O2 2FeO + 2SO2 (xr 1 phần)

Sp thu được ở lò đốt gồm Cu2S, FeS, FeO

• Nấu chảy ở 1200-1500 sp trong lò phản xạ cho thêm cát để tạo xỉ với FeO

FeO + SiO2 FeSiO3

Xỉ sắt silicat nhẹ hơn nổi lên trên, chaỷ ra khỏi lò nên sp nóng chảy còn Cu 2S, FeS nặng hơn nằm
dưới lớp xỉ, sp này gọi là stein

• Chuyển stein nóng chảy vào lò thổi cho thêm cát và thổi khí oxi vào lò , gưi lò ở
1300

2FeS + 3O2 2FeO + 2SO2

FeO + SiO2 FeSiO3

2Cu2S + 3O2 2Cu2O + 2SO2 (xr 1 phần)

• tiếp tục thực hiện trong lò thổi nhưng không thổi khí oxi vào

2Cu2O + Cu2S 6Cu + SO2

đồng thô chứa 90-95% Cu và tạp chất


• Tinh chế đồng thô

• P2 đốt: chuyển đồng thô lỏng lại lò phản xạ và thổi không khí để OXH tạp chất

4Sb + O2 2Sb2O3

2Pb + O2 2PbO

2Zn + O2 2ZnO

4Cu + O2 2Cu2O (xr 1 phần)

Cho than cát vào để chuyển tạp chất thành xỉ, chuyển Cu 2O thành Cu

đồng thô thu được chứa 90-95% Cu

Câu 50: TÍnh chất lí, hóa học của Zn,Cd,Hg

 Tính chất vật lí :


• là những kim loại màu trắng bạc nhưng trong không khí ẩm chúng dần bị bao phủ bởi
màng oxit nên màu ánh kim.
• Cả 3 kim loại đều mềm và dễ nóng chảy, Hg là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
•Cả 3 kim loại đều dễ nóng chảy và tương đối dễ bay hơi bởi tương tác yếu giữa các nt
trong kim loại
• Zn,Cd,Hg tạo nên rất nhiều hợp kim
• Trong thiên nhiên kẽm có 5 đồng vị bền
 TÍnh chất hóa học: hoạt tính hóa học giảm xuống theo thứ tự Zn-Cd-Hg. Zn và Cd tương đối
hoạt động, thủy ngân khá trơ
• Trong không khí ẩm , Zn và Cd bền ở nhiệt độ thường do có màng oxit bảo vệ , khi ở
nhiệt độ cao chúng cháy mãnh liệt tạo thành oxit, kẽm cháy cho ngọn lửa màu lam sáng
chói, Cd cho ngọn lửa màu sẫm
• Thủy ngân không tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường nhưng Hg + O HgO (ở 300 xr
theo chiều thuận, ở 400 xr theo chiều nghịch)
• Cả 3 nguyên tố tác dụng với halogen, S và các nguyên tố không kim loại khác như P,Se..
• Ở nhiệt độ thường Zn ,Cd bền với nước vì có màng oxit bảo vệ , ở nhiệt độ cao khử hơi
nước biến thành oxit Zn + H 2O ZnO + H2 (700)
• Có thế điện cực khá âm, Zn và Cd tác dụng dễ dàng với axit không phải là chất OXH gp
H2
• Thủy ngân chỉ tan trong những axit có tính OXH mạnh như HNO 3, H2SO4 đặc

Hg + HNO3 đ Hg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Còn Zn và Cd tỏ ra hoạt động hơn với những axit này

4Zn + 10HNO3 (rất loãng) Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

• Zn có thể tan trong d2 kiềm gp H2: Zn + 2H2O + 2OH- [Zn(OH)4]- + H2

Zn là chất khử rất mạnh trong môi trường kiềm cao và cả trong d 2 NH3 đặc

Zn + 4NH3 + 2H2O [Zn(NH3)4](OH)2 + H2


Cd và Hg không có tính chất này do: Hg(OH)2 không bền phân hủy ngay thành oxit, Cd thể hiện yếu hơn
khả năng tạo phức chất hidroxo

You might also like