Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ


----------------------------------------------

CHUYÊN ĐỀ
KẾT THÚC HỌC PHẦN KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Tên ý tưởng khởi nghiệp: Sản xuất nước ép bưởi tự nhiên


Nhóm học phần: 05
SVTH: Nguyễn Thị Ty
MSSV: 22L1030086
Lớp: CNTP 56A
GVHD: Phạm Cường
Học kỳ II năm học 2023 - 2024
Thừa Thiên Huế, Tháng 06/2024

Mục lục
LỜI CÁM ƠN......................................................................................................3
Phần 1: MỞ ĐẦU................................................................................................4
1.1 Giới thiệu.....................................................................................................4
1.2 Nguồn gốc hình thành ý tưởng....................................................................4
1.3 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................4
Phần 2: NỘI DUNG............................................................................................5
2.1 Mô tả sản phẩm............................................................................................5
2.2 Mô tả phân khúc khách hàng và thị trường mục tiêu...................................6
2.2.1 Mô tả phân khúc khách hàng.................................................................6
2.2.2 Thị trường mục tiêu...............................................................................6
2.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh.........................................................................6
2.3.1 Các đối thủ cạnh tranh...........................................................................6
2.3.2 Chiến lược cạnh tranh............................................................................7
2.4 Mô tả kênh phân phối..................................................................................7
2.5 Mô tả quan hệ khách hàng...........................................................................8
2.5.1 Các loại khách hàng...............................................................................8
2.5.2 Chiến lược xây dựng và duy trì quan hệ khách hàng............................9
2.6 Mô tả về đội nhóm.......................................................................................9
2.6.1 Nhóm sản xuất.......................................................................................9
2.6.2 Nhóm kinh doanh và tiếp thị:................................................................9
2.7 Mô tả về các đối tác.....................................................................................9
2.8 Dòng doanh thu..........................................................................................10
2.9 Các loại chi phí..........................................................................................11
2.10 Ước tính lợi nhuận...................................................................................12
2.10.1 Chi phí sản xuất.................................................................................12
2.10.2 Chi phí vận hành công ty...................................................................12
2.10.3 Ước tính lợi nhuận.............................................................................12
2.11 Những rủi ro.............................................................................................12
2.12 Kế hoạch phát triển dự án........................................................................13
2.12.1 Giai đoạn đầu dự án...........................................................................13
2.12.2 Giai đoạn triển khai dự án.................................................................13
2.12.3. Giai đoạn triển khai và mở rộng.......................................................14
Phần 3: KẾT LUẬN..........................................................................................15

2
PHỤ LỤC VỀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH..............................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................17

LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cám ơn đến quý thầy cô của Trường Đại
học Nông Lâm Huế, cũng như là quý thầy cô khoa Cơ Khí - Công Nghệ đã cho em
tiếp cận được môn học “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.
Em xin cám ơn giáo viên hướng dẫn là thầy Phạm Cường người phụ trách giảng
dạy bộ môn này cho em và các bạn. Trong suốt thời gian học môn em đã được thầy
truyền những kiến thức quý báu và sự chỉ dẫn chuyên môn mà thầy đã cung cấp trong
từng các tiết học. Sự hỗ trợ của thầy không chỉ giúp em hiểu sâu hơn về môn học mà
còn giúp em phát triển được kỹ năng nghiên cứu đề tài và hoàn thành bài tiểu luận một
cách tốt nhất.
Cuối cùng, đặc biệt xin cám ơn đến các bạn và tất cả những người đã chia sẻ
kiến thức, thông tin và trải nghiệm của mình, giúp em có cái nhìn sâu hơn và hiểu biết
rõ hơn về chủ đề của bài tiểu luận.
Em xin chân thành cám ơn!

3
Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu
Trong thế kỷ 21, việc tìm kiếm những cơ hội kinh doanh sáng tạo và có ý nghĩa
đang ngày càng trở nên quan trọng. Trong bối cảnh một xu hướng tăng cường sự chú
trọng về sức khoẻ và lối sống lành mạnh và tự nhiên, việc khởi nghiệp trong lĩnh vực
sản xuất nước ép từ trái cây tự nhiên không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn đóng góp
vào sức khỏe và sự phát triển bền vững của cộng đồng. Và nước ép bưởi tự nhiên là
một trong những sự lựa chọn hoàn hảo cho các hộ gia đình và cho tất cả mọi người.
1.2 Nguồn gốc hình thành ý tưởng
Bưởi là một trong những loại trái cây quen thuộc và phổ biến tại Việt Nam. Cây
bưởi có đặc điểm là một loài cây ưa nhiệt, không chịu sự lành mạnh và cần ánh sáng
đầy đủ và đặt biệt hơn trong bưởi chứa nhiều vitamin C, chất xơ, và các chất chống oxi
hoá. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bưởi như: bưởi Da xanh, bưởi Năm roi,
bưởi Diễn,…
Trong thời đại hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc chăm sóc
sức khỏe của mình cũng như là người thân trong gia đình vì vậy sự lựa chọn các sản
phẩm tự nhiên càng được ưu tiên, đặc biệt hơn là các sản phẩm không chứa chất bảo
quản và độc hại. Họ đã nâng cao tiêu chuẩn của mình, dần hướng đến hướng tới những
thức uống lành mạnh, có nhiều dinh dưỡng và ít đường hơn. Người tiêu dùng sẵn sàng
chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm lành mạnh, chi tiêu ít hơn cho các loại nước ngọt
có ga hay bia, rượu. Vì vậy, nước ép bưởi tự nhiên là một trong những sản phẩm được
biết đến với lợi ích sức khoẻ và việc nghiên cứu, sản xuất sản phẩm này có thể đáp
ứng được nhu cầu của thị trường
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm phân tích, đánh giá, xác định tiềm năng thị trường xu hướng tiêu thụ và
nhu cầu của người tiêu dùng để đề xuất các biện pháp cải tiến để tăng cường hiệu quả
quá trình sản xuất và tiếp thị sản phẩm. Cũng như trong việc đảm bảo chất lượng và an
toàn sản phẩm đến người tiêu dùng.

4
Phần 2: NỘI DUNG
2.1 Mô tả sản phẩm
- Nước ép bưởi có chứa nhiều nước, giúp giải khát và làm cơ thể được thanh
lọc. Nó cũng là nguồn cung cấp carbohydrate tự nhiên, giúp cung cấp năng lượng cho
cơ thể. Bưởi cũng là một nguồn giàu vitamin C, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch và
tăng cường sức khỏe.
- Thịt tươi của quả bưởi chứa 89% nước, 10% carbohydrate, 1% protein và
không chứa lượng chất béo đáng kể.
Tổng quan về sản phẩm:
+ Màu sắc: Tuỳ vào các loại giống bưởi khác nhau mà mình sẽ có những màu sắc
khác nhau. Ví dụ như nước ép bưởi Da xanh và bưởi đỏ Luận Văn múi của chúng có
màu hồng đỏ thì sẽ cho nước màu hồng đỏ và hầu hết các loại giống bưởi khác như
bưởi Diễn, Năm roi sẽ có màu trắng trong suốt hay màu vàng nhạt đặc trưng của quả
bưởi, thường có một ít bọt nhẹ ở trên mặt.
+ Hương thơm: Nước ép bưởi có hương thơm tự nhiên, tươi mát và dịu nhẹ của bưởi.
Mùi thơm đặc trưng này tạo cảm giác sảng khoái và dễ chịu.
+ Vị: Là sự kết hợp hoàn hảo giữa ngọt, chua và đôi khi có thể có chút đắng nhẹ từ
phần màng bưởi, những vị này hoà quyện vào nhau tạo nên sự đặc trưng riêng cho sản
phẩm.
+ Thành phần dinh dưỡng và công dụng:
 Vitamin C: Hàm lượng rất cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch ngăn ngừa
cảm cúm, chống oxi hóa thúc đẩy quá trình tái tạo collagen, giúp da săn
chắc và khỏe mạnh.
 Chất xơ: Hỗ trợ tiêu hóa, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
 Kali: Giúp duy trì huyết áp ổn định và hỗ trợ chức năng tim mạch.
- Bao bì đóng gói:
Việc lựa chọn bao bì đóng gói nước ép là một yếu tố quan trọng trong việc bảo
quản chất lượng sản phẩm và tạo ấn tượng đối với người tiêu dùng. Bao bì phải đảm
bảo tính an toàn thực phẩm, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và không gây ra
phản ứng hóa học với nước ép. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại hình thức đóng
gói sản phẩm nước ép như: chai thuỷ tinh, chai nhựa PET, hộp giấy, lon,… mỗi loại sẽ
có ưu và nhược điểm khác nhau. Để bảo quản nước ép một cách tốt nhất luôn giữ cho
nước ép tươi mới và không tác động đến hương vị thì nên chọn cách đóng gói bằng
chai thuỷ tinh. Ngoài ra chai thuỷ tinh có thể tái sử dụng nhiều lần, giảm thiểu lượng
rác thải và góp phần bảo vệ môi trường. So với các loại bao bì khác, thủy tinh cũng dễ
dàng được tái chế, biến nó thành một lựa chọn thân thiện với môi trường. Chai thủy
tinh còn mang lại cảm giác sang trọng và chất lượng cao, tạo ấn tượng tốt với người
tiêu dùng. Thiết kế đẹp mắt của chai thủy tinh cũng dễ dàng thu hút khách hàng, làm
tăng giá trị thương hiệu của sản phẩm. Tất cả những điểm này khiến chai thủy tinh trở
thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho việc đóng gói và bảo quản nước ép.
Nhưng để thuận tiện cho việc vận chuyển đi xa, ship hàng bán online thì nên sử dụng
chai nhựa PET.
- Logo sản phẩm :
Nói đến hình thức bên ngoài thì chúng ta không thể bỏ qua về phần logo
thương hiệu. Việc lựa chọn logo cho sản phẩm là một bước quan trọng trong quá trình
xây dựng thương hiệu và tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho sản phẩm của mình.

5
Logo không chỉ là biểu tượng nhận diện mà còn mang ý nghĩa sâu sắc, truyền tải thông
điệp và giá trị cốt lõi của sản phẩm. Logo hiệu quả sẽ giúp sản phẩm nổi bật trên thị
trường cạnh tranh và tạo dấu ấn sâu đậm trong tâm trí khách hàng.
- Điểm mạnh sản phẩm:
Điểm đặt biệt của sản phẩm nước ép bưởi tự nhiên là không chứa chất bảo quản
vì 100% được làm từ quả bưởi không chứa đường tinh luyện nhằm bảo vệ sức khoẻ.
Sự tươi mới và nguyên bản của trái bưởi được giữ lại trong mỗi giọt nước ép mang lại
hương vị tinh khiết và độ dinh dưỡng cao. Đây là sự lựa chọn lành mạnh cho những
người muốn duy trì chế độ ăn uống cân đối.
2.2 Mô tả phân khúc khách hàng và thị trường mục tiêu
2.2.1 Mô tả phân khúc khách hàng
Đối tượng khách hàng :
- Người tiêu dùng trẻ tuổi (18-25): Nhóm này bao gồm sinh viên, người mới đi
làm. Họ quan tâm đến phong cách sống hiện đại và lành mạnh. Họ thường mua sắm
online, tham gia các sự kiện cộng đồng và hoạt động ngoài trời.
- Phụ nữ trong độ tuổi 25-45: Đây là nhóm khách hàng có nhận thức cao về sức
khỏe và sắc đẹp. Họ thường tìm kiếm các sản phẩm tự nhiên và hữu cơ để duy trì sức
khỏe và vóc dáng.
- Người ăn kiêng và tập luyện thể thao: Họ thường xuyên tham gia các hoạt
động thể thao và duy trì chế độ ăn uống khoa học. Họ hay tìm kiếm các sản phẩm giàu
dinh dưỡng, ít calo, hỗ trợ quá trình luyện tập.
2.2.2 Thị trường mục tiêu
a. Thị trường nội địa (Việt Nam)
- Đặc điểm: Thị trường nước ép trái cây tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với nhu
cầu ngày càng cao về các sản phẩm tự nhiên và tốt cho sức khỏe. Người tiêu dùng Việt
Nam ngày càng quan tâm đến các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất
lượng.
- Phân bố địa lý: Trải dài từ Bắc vào Nam và đặc biệt là tập trung vào các thành phố
lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, và các khu vực đô thị có thu nhập trung bình và
cao.
b. Thị trường quốc tế
- Đặc điểm: Thị trường quốc tế cũng có nhu cầu lớn về các sản phẩm tự nhiên và hữu
cơ, đặc biệt là ở các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.
- Phân bố địa lý: Tập trung vào các quốc gia có thu nhập cao và nhận thức cao về sức
khỏe, nơi người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm chất lượng cao.
2.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Trong ngành sản xuất thì chúng ta không thể nào không bắt gặp các đối thủ
cạnh tranh. Đặc biệt ngành sản xuất nước ép tự nhiên thì chúng ta luôn phải cạnh trạnh
với các dòng nước giải khát khác hay là việc cạnh tranh mạnh mẽ giữa các thương hiệu
với nhau. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm cùng loại được lưu hành trên thị trường chủ
yếu sản xuất tại Trung Quốc những mặt hàng này tuy giá rẻ, mẫu mã đa dạng nhưng
sản phẩm không đảm bảo chất lượng
2.3.1 Các đối thủ cạnh tranh
a. Vinamilk (Vfresh):
+ Điểm mạnh: Thương hiệu mạnh, hệ thống phân phối rộng, chất lượng sản phẩm đã
được khẳng định.

6
+ Điểm yếu: Giá thành cao hơn, tập trung vào đa dạng sản phẩm nên có thể không
chuyên sâu vào một loại cụ thể như bưởi.
b. TH True Juice:
+ Điểm mạnh: Sản phẩm chất lượng cao, thương hiệu cam kết về tự nhiên và hữu cơ.
+ Điểm yếu: Giá cả tương đối cao, phân phối chưa phủ sóng hoàn toàn.
c. Cà phê:
+ Điểm mạnh: Nhiều thương hiệu cà phê lớn và uy tín, tiện lợi
+ Điểm yếu: Khi sử dụng quá nhiều sẽ gây ra nhiều bệnh về sức khoẻ
d. Các sản phẩm nước giải khát có gas, nước ngọt, nước tăng lực.
+ Điểm mạnh: Đa dạng, phổ biến và dễ tiếp cận.
+ Điểm yếu: Không lành mạnh bằng nước ép trái cây tự nhiên.
2.3.2 Chiến lược cạnh tranh
Để cạnh tranh hiệu quả trong thị trường này, sản phẩm nước ép bưởi tự nhiên cần:
1. Tập trung vào chất lượng sản phẩm:
- Đảm bảo sử dụng nguyên liệu tươi, chất lượng cao và quy trình sản xuất an toàn và
tự nhiên.
- Theo dõi và kiểm soát chất lượng sản phẩm liên tục để đảm bảo sự nhất quán và tin
cậy.
2. Xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ:
- Tạo ra một hình ảnh thương hiệu tự nhiên, sức khỏe và đáng tin cậy.
- Quảng cáo các giá trị cốt lõi của thương hiệu như tính tự nhiên, dinh dưỡng và sức
khỏe.
- Tạo một câu chuyện hấp dẫn xung quanh thương hiệu để kích thích sự kết nối và
tương tác với khách hàng.
3. Phát triển sản phẩm độc đáo và đổi mới:
- Đầu tư, nghiên cứu và phát triển các loại sản phẩm mới và độc đáo, có thể bao gồm
các hương vị mới, các loại bưởi pha trộn với các loại trái cây khác.
4. Chiến lược giá cả cạnh tranh:
- Xác định một mức giá cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận hợp lý và đủ để duy
trì hoạt động kinh doanh.
- Cân nhắc các chiến lược giảm giá, khuyến mãi và gói combo để thu hút khách hàng
mới và duy trì khách hàng hiện tại.
5. Chiến lược tiếp thị và quảng cáo:
- Sử dụng mạng xã hội, tiếp thị kỹ thuật số và quảng cáo để tiếp cận đến các đối tượng
khách hàng. Tạo ra các chiến dịch quảng cáo sáng tạo và tương tác để tạo ra sự chú ý
và kích thích mua hàng.
6. Xây dựng một mạng lưới phân phối rộng rãi:
- Mở rộng mạng lưới phân phối qua các kênh bán lẻ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm tự
nhiên, nhà hàng, quán cà phê và kênh bán hàng trực tuyến.
7. Đầu tư vào dịch vụ khách hàng:
-Tạo ra trải nghiệm mua hàng tốt cho khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ khách
hàng tốt, hỗ trợ sau bán hàng và xử lý các phản hồi và khiếu nại một cách nhanh chóng
và hiệu quả.
2.4 Mô tả kênh phân phối
2.4.1 Kênh phân phối truyền thống gồm:
1. Bán hàng trực tiếp và sự kiện

7
- Các trung tâm mua sắm và sự kiện cộng đồng thường tổ chức các hoạt động quảng
cáo và tiếp thị, thu hút đông đảo khách hàng.
- Chiến lược: Tham gia các sự kiện này để giới thiệu sản phẩm, tặng mẫu thử và mở
các gian hàng trưng bày để khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm trực tiếp.
2. Các siêu thị và cửa hàng lớn
a. VinMart, Co.opMart, GO
- Đây là các chuỗi siêu thị lớn và uy tín tại Việt Nam, có mạng lưới cửa hàng rộng
khắp, thuận tiện cho việc mua sắm hàng tiêu dùng.
- Chiến lược: Hợp tác với các siêu thị này để đặt sản phẩm nước ép bưởi trên kệ ngay
cạnh các sản phẩm sức khỏe và đồ uống tự nhiên khác, làm nổi bật sản phẩm và thu
hút sự chú ý của khách hàng.
b. Circle K, 7-Eleven
- Các cửa hàng tiện lợi này thường mở cửa 24/7 và phục vụ một lượng lớn khách hàng
trong cả ngày lẫn đêm.
- Chiến lược: Tiếp cận khách hàng tại các khu vực đô thị và trung tâm thành phố thông
qua việc đặt sản phẩm trong tủ lạnh hoặc góc tiệm đồ uống, tạo điểm mua sắm tiện lợi
và nhanh chóng.
3. Các đại lý
- Các cửa hàng tạp hoá trãi khắp các vùng miền từ thành thị đến nông thôn việc liên
kết với các đại lý nhằm đẩy mạnh sản phẩm đến tay người dùng.
- Chiến lược: Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vận chuyển để đại lý có thể nhận hàng và
giao hàng nhanh chóng.
4. Máy nước tự động ở phòng tập gym
- Đây có lẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo vì sau khi tập luyện căng thẳng, nước ép bưởi
là một lựa chọn làm mát và giải khát tuyệt vời, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
- Chiến lược: Hợp tác với các cơ sở, phòng tập gym lớn nhỏ trên khắp các tỉnh thành.
Phân phối sản phẩm trên khắp các máy nước tự động.
5. Xuất khẩu
- Hợp tác với các đối tác phân phối quốc tế để đưa sản phẩm nước ép bưởi ra thị
trường quốc tế.
- Chiến lược: Xây dựng mạng lưới đối tác đáng tin cậy và kênh phân phối ổn định,
thực hiện các hoạt động tiếp thị và quảng bá để tăng hiệu quả tiếp cận và tăng trưởng
doanh số bán hàng trên thị trường quốc tế.
2.4.2 Kênh phân phối gián tiếp gồm:
1. Kênh thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok, Facebook,…
- Các sàn thương mại điện tử này là điểm đến phổ biến cho người tiêu dùng mua sắm
trực tuyến, có hàng triệu lượt truy cập hàng ngày.
- Chiến lược: Mở cửa hàng chính thức trên các sàn thương mại điện tử hàng đầu, tạo ra
các chương trình khuyến mãi đặc biệt, đồng thời đảm bảo chất lượng và dịch vụ giao
hàng nhanh chóng.
2.5 Mô tả quan hệ khách hàng
Để xây dựng và duy trì sự thành công của doanh nghiệp thì quan hệ khách hàng
là một yếu tố cốt lõi. Với thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt thì việc thiết lập mối
quan hệ khách hàng bền vững sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng lòng tin và sự trung
thành từ khách hàng.

8
2.5.1 Các loại khách hàng
a. Khách hàng cá nhân: Những người mua nước ép bưởi để tiêu dùng cá nhân và gia
đình, họ quan tâm đến chất lượng, hương vị và lợi ích sức khỏe của sản phẩm, lựa
chọn các sản phẩm tự nhiên, không chất bảo quản và phẩm màu.
b. Khách hàng doanh nghiệp
- Nhà bán lẻ: Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, và cửa hàng thực phẩm sạch. Họ cần
nguồn cung cấp ổn định, chất lượng đảm bảo và giá cả cạnh tranh.
- Nhà phân phối: Các đơn vị phân phối lớn, bán buôn sản phẩm nước ép bưởi. Họ yêu
cầu sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp lý và hỗ trợ quảng bá sản phẩm.
2.5.2 Chiến lược xây dựng và duy trì quan hệ khách hàng
a. Dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Đào tạo nhân viên: Đào tạo nhân viên về kỹ năng giao tiếp, kiến thức sản phẩm và
quy trình chăm sóc khách hàng.
- Hỗ trợ sau bán hàng: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau khi khách hàng mua sản phẩm, như
giải đáp thắc mắc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm và xử lý các vấn đề phát sinh, giải
quyết các khiếu nại của khách hàng.
b. Chương trình khách hàng thân thiết
- Thẻ thành viên: Tạo thẻ thành viên với các ưu đãi đặc biệt cho khách hàng thân thiết.
- Chương trình tích điểm: Khuyến khích khách hàng mua sắm thường xuyên bằng cách
tích điểm đổi quà hoặc giảm giá cho các lần mua sau.
2.6 Mô tả về đội nhóm
2.6.1 Nhóm sản xuất
- Trưởng nhóm sản xuất: Quản lý toàn bộ quy trình sản xuất, đảm bảo tiến độ và chất
lượng sản phẩm, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất.
- Kỹ sư sản xuất:
+ Thiết kế và tối ưu hóa các quy trình sản xuất, cải tiến liên tục để tăng năng suất và
chất lượng sản phẩm.
+ Vận hành các máy móc và thiết bị trong dây chuyền sản xuất, đảm bảo máy móc
hoạt động liên tục và an toàn, thực hiện bảo dưỡng cơ bản và khắc phục sự cố.
- Nhân viên kiểm soát chất lượng: Kiểm tra và đảm bảo chất lượng sản phẩm trong
từng giai đoạn sản xuất, phát hiện và loại bỏ các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, đề
xuất cải tiến để nâng cao chất lượng.
- Nghiên cứu và phát triển (R&D)
+ Nghiên cứu và phát triển các công thức nước ép mới.
+ Kiểm tra và cải thiện chất lượng sản phẩm.
- Nhân viên kho: Quản lý hàng tồn kho, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho sản xuất
kịp thời, quản lý việc xuất nhập hàng hóa.
2.6.2 Nhóm kinh doanh và tiếp thị:
- Trưởng nhóm: Quản lý chung, lập kế hoạch chiến lược kinh doanh và tiếp thị.
- Chuyên viên Kinh Doanh: Phụ trách phân tích thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm
năng.
- Chuyên viên Tiếp Thị: Xây dựng và triển khai các chiến dịch tiếp thị số.
- Chuyên viên Nội dung: Sáng tạo nội dung cho website, blog và các kênh truyền thông
xã hội.

9
2.7 Mô tả về các đối tác
Việc thiết lập và duy trì mối quan hệ đối tác chiến lược là rất quan trọng. Các
đối tác có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng, cải thiện quy
trình sản xuất, mở rộng kênh phân phối và tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu
quả hơn.
1. Nhà cung cấp nguyên liệu
a. Nhà vườn và trang trại bưởi:
- Cung cấp bưởi tươi chất lượng cao, đảm bảo nguồn cung ổn định.
- Đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào, duy trì tính tự nhiên và dinh dưỡng của sản
phẩm.

b. Nhà cung cấp phụ liệu bao bì đóng gói


- Cung cấp các loại bao bì đóng gói vệ sinh và an toàn nhất
- Đảm bảo sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm.
2. Đối tác sản xuất và công nghệ
a. Nhà cung cấp máy móc và thiết bị:
- Cung cấp máy móc, thiết bị cần thiết cho quy trình ép, đóng chai, và bảo quản sản
phẩm.
- Cải thiện hiệu suất sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng.
b. Đối tác công nghệ:
- Cung cấp giải pháp công nghệ cho quy trình sản xuất và quản lý.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa quản lý vận hành.
3. Đối tác phân phối
a. Siêu thị và cửa hàng bán lẻ:
- Bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng.
- Mở rộng kênh phân phối, tiếp cận lượng khách hàng lớn.
b. Nhà hàng và quán café:
- Bán sản phẩm trực tiếp đến khách hàng qua các cơ sở ăn uống.
- Tăng cường sự hiện diện của sản phẩm trong các kênh ăn uống, tạo ra trải nghiệm
khác biệt cho khách hàng.
4. Đối tác bán hàng trực tuyến
a. Trang web thương mại điện tử:
- Bán sản phẩm qua các nền tảng mạng xã hội và các trang web thương mại điện tử.
Nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng toàn cầu, tạo sự thuận tiện cho khách
hàng khi mua sắm trực tuyến.
b. Đối tác logistics:
- Cung cấp dịch vụ vận chuyển và giao hàng.
- Đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và an toàn.
5. Đối tác tài chính
a. Ngân hàng và tổ chức tín dụng:
- Cung cấp các dịch vụ tài chính như vay vốn, tín dụng, và các dịch vụ ngân hàng
khác.
- Đảm bảo nguồn vốn ổn định cho hoạt động sản xuất và mở rộng kinh doanh.
b. Nhà đầu tư:
- Đầu tư vào doanh nghiệp để phát triển và mở rộng.
- Cung cấp nguồn vốn dài hạn và chiến lược để phát triển kinh doanh.

10
2.8 Dòng doanh thu
1. Doanh thu từ bán lẻ:
- Bán sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng bán lẻ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm tự nhiên và
các điểm bán lẻ khác.
- Bán sản phẩm qua các quầy bán hàng tại các sự kiện, chợ, hay các buổi triển lãm để
tiếp cận khách hàng trực tiếp.
2. Doanh thu từ bán sỉ:
- Bán số lượng lớn sản phẩm cho các nhà phân phối hoặc đại lý, từ đó mở rộng thị
trường và tiếp cận khách hàng ở các khu vực địa lý khác nhau.
3. Doanh thu từ kênh trực tuyến:
- Bán hàng qua một trang web thương mại điện tử riêng, hoặc qua các nền tảng thương
mại điện tử như Shopee, Lazada, TikTok và các trang mạng xã hội khác.

4. Doanh thu từ hợp tác:


- Cung cấp sản phẩm nước ép bưởi tự nhiên cho các nhà hàng, quán cafe, và nhà hàng
khác để phục vụ khách hàng của họ.
- Cung cấp sản phẩm cho các sự kiện, hội nghị, hội thảo, và các chương trình quảng bá
sản phẩm.
2.9 Các loại chi phí
1. Chi phí nguyên liệu: Chi phí để mua bưởi tươi từ nông trại hoặc nhà cung cấp.
2. Chi phí sản xuất
- Chi phí lao động: Tiền lương cho công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất, bao gồm
cả chi phí bảo hiểm và phúc lợi.
- Chi phí máy móc và thiết bị: Chi phí mua và bảo dưỡng các máy móc, thiết bị dùng
để ép bưởi, đóng chai, và bảo quản sản phẩm.
- Chi phí năng lượng: Chi phí điện, nước và các nguồn năng lượng khác phục vụ cho
quá trình sản xuất.
- Chi phí bao bì và đóng gói: Chi phí mua chai, nắp, nhãn và các vật liệu đóng gói
khác.
- Chi phí xử lý và tiêu hủy chất thải: Chi phí liên quan đến việc xử lý bã bưởi và các
chất thải khác từ quá trình sản xuất.
3. Chi phí vận hành
- Chi phí quản lý và điều hành: Lương của nhân viên quản lý, kế toán, nhân viên văn
phòng và các chi phí văn phòng khác.
- Chi phí thuê nhà xưởng và văn phòng: Chi phí thuê hoặc mua địa điểm sản xuất và
văn phòng.
- Chi phí bảo hiểm: Bảo hiểm nhà xưởng, máy móc, và bảo hiểm trách nhiệm sản
phẩm.
- Chi phí bảo trì và sửa chữa: Chi phí bảo trì định kỳ và sửa chữa các thiết bị, máy móc
và cơ sở hạ tầng.
4. Chi phí phân phối
- Chi phí vận chuyển: Chi phí liên quan đến vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến các
kênh phân phối, bao gồm cả chi phí nhiên liệu và thuê phương tiện vận chuyển.
- Chi phí lưu kho: Chi phí lưu trữ sản phẩm tại kho bãi trước khi phân phối.
5. Chi phí tiếp thị và bán hàng

11
- Chi phí quảng cáo và tiếp thị: Chi phí chạy các chiến dịch quảng cáo, marketing
online và offline, quảng cáo trên mạng xã hội, và các chương trình khuyến mãi.
- Chi phí phân phối sản phẩm: Chi phí liên quan đến việc đưa sản phẩm vào các kênh
phân phối như siêu thị, cửa hàng thực phẩm tự nhiên, nhà hàng, quán café, và kênh
bán hàng trực tuyến.
- Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D): Chi phí liên quan đến việc nghiên cứu và
phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có.
6. Chi phí tài chính
- Chi phí lãi vay: Nếu có vay vốn để đầu tư vào sản xuất, chi phí lãi vay cần được tính
toán.
- Chi phí thuế: Thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, và các loại thuế khác liên
quan.
7. Chi phí không dự đoán trước
- Chi phí dự phòng: Các chi phí phát sinh không dự đoán trước như sự cố máy móc,
thiên tai, hoặc các vấn đề pháp lý.
2.10 Ước tính lợi nhuận
2.10.1 Chi phí sản xuất
- Chi phí nguyên liệu: Giá mua bưởi tươi rơi vào khoảng 15,000 VND/kg và 1 kg bưởi
tươi có thể sản xuất khoảng 500ml nước ép
=> Chi phí nguyên liệu cho 1 lít nước ép bưởi tươi: 30,000VND
- Chi phí nhân công cho 1 lít: 5,000 VND
- Chi phí đóng gói cho 1 lít: 5,000 VND
- Chi phí vận hành cho 1 lít: 3,000 VND
- Chi phí vận chuyển cho 1 lít: 2,000 VND
- Chi phí tiếp thị và quảng cáo cho 1 lít: 2,000 VND
=> Tổng chi phí sản xuất cho 1 lít nước ép bưởi: 47,000 VND/lít
2.10.2 Chi phí vận hành công ty
- Thuê mặt bằng, chi phí quản lý, thuế,..: 30,000,000 VND/tháng
- Chi phí cho tiền lương nhân viên công ty: 150,000,000 VND/tháng
- Các chi phí khác: 20,000,000 VNĐ/tháng
2.10.3 Ước tính lợi nhuận
Nếu giá bán lẻ 80,000 VNĐ/lít và số lượng sản phẩm bán được trong một tháng là
10,000 lít
a. Lợi nhuận gộp trên mỗi lít
= Giá bán - Chi phí sản xuất
= 80,000 VND - 47,000 VND
= 33,000 VND/lít
b. Lợi nhuận gộp hàng tháng
= Lợi nhuận gộp trên mỗi lít * Số lượng bán ra hàng tháng
= 33,000 VND/lít * 10,000 lít
= 330,000,000 VND/tháng
c. Lợi nhuận gộp hàng năm
= Lợi nhuận gộp hàng tháng * 12 tháng
= 330,000,000 VND * 12 tháng
=3,960,000,000 VND/năm
d. Tổng các chi phí vận hành công ty trong một năm

12
= Tổng các chi phí * 12 tháng
= (30,000,000 + 150,000,000 + 20,000,000) * 12 tháng
=2,400,000,000 VND/năm
e. Lợi nhuận thu được
= Lợi nhuận gộp hàng năm - Chi phí vận hành công ty
=3,960,000,000 VND - 2,400,000,000 VND
=1,560,000,000 VND/năm
=> Lợi nhuận mà công ty thu được trong 1 năm là 1,560,000,000VND/năm (một tỷ
năm trăm sáu mươi triệu đồng)
2.11 Những rủi ro
1. Nguyên liệu đầu vào
- Giá bưởi có thể biến động theo mùa ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.
- Chất lượng bưởi không đồng đều do thời tiết, dịch bệnh cây trồng, hoặc phương pháp
canh tác không phù hợp.

2. Trong quá trình sản xuất


- Sự cố máy móc, hỏng hóc thiết bị sản xuất có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Nguy cơ nhiễm khuẩn, vi sinh vật hoặc các chất độc hại
khác trong quá trình sản xuất và bảo quản.
- Khó khăn trong việc duy trì chất lượng sản phẩm ổn định, đặc biệt khi sản xuất ở quy
mô lớn.
3. Tài chính
- Chi phí vận hành, chi phí nguyên liệu và chi phí lao động tăng có thể làm giảm lợi
nhuận.
- Thiếu vốn lưu động hoặc khó khăn trong việc huy động vốn để mở rộng sản xuất.
4. Thị trường
- Cạnh tranh từ các nhà sản xuất nước ép lớn và các sản phẩm thay thế khác.
- Thay đổi trong sở thích và thói quen tiêu dùng có thể làm giảm nhu cầu về sản phẩm.
5. Môi trường
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, hạn hán có thể ảnh hưởng đến nguồn cung
nguyên liệu.
- Ảnh hưởng dài hạn đến canh tác và chất lượng bưởi.
6. Vận chuyển và logisitics
- Rủi ro liên quan đến vận chuyển như tai nạn, mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa.
- Khó khăn trong việc bảo quản sản phẩm tươi trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
2.12 Kế hoạch phát triển dự án
2.12.1 Giai đoạn đầu dự án
a. Nghiên cứu thị trường và phân tích
- Tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu rõ về nhu cầu và xu hướng tiêu dùng đối với
nước ép bưởi tự nhiên.
- Phân tích cạnh tranh để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội trong thị trường.
- Thu thập thông tin về nguồn nguyên liệu và khả năng cung ứng.
b. Xác định mục tiêu và chiến lược
- Xác định mục tiêu cụ thể cho dự án, bao gồm doanh thu, thị phần và mở rộng thị
trường.

13
- Phát triển chiến lược kinh doanh và tiếp thị dựa trên nghiên cứu thị trường và phân
tích cạnh tranh.
2.12.2 Giai đoạn triển khai dự án
a. Thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng
- Xây dựng cơ sở sản xuất: Lựa chọn vị trí phù hợp, tìm kiếm và mua các thiết bị sản
xuất cần thiết.
- Thiết kế quy trình sản xuất: Phát triển và thử nghiệm các quy trình sản xuất hiệu quả
và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
b. Phát triển sản phẩm và thương hiệu
- Nghiên cứu và phát triển công thức nước ép bưởi: Thử nghiệm và điều chỉnh công
thức để đảm bảo chất lượng và hương vị tốt nhất.
- Phát triển tên thương hiệu, logo, và bao bì phù hợp với vị trí thị trường và mục tiêu
tiêu thụ.
c. Xây dựng hệ thống vận hành
- Tuyển dụng và đào tạo nhân viên: Tìm kiếm và thuê một đội ngũ sản xuất chất lượng
cao và đào tạo họ về quy trình sản xuất và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực hiện các thử nghiệm sản xuất và kiểm tra để đảm bảo sự ổn định và chất lượng
của sản phẩm.
2.12.3. Giai đoạn triển khai và mở rộng
a. Tiếp thị và bán hàng
- Sử dụng các kênh quảng cáo và tiếp thị để quảng bá sản phẩm và tạo ra nhận thức về
thương hiệu.
- Xây dựng mạng lưới phân phối, mở rộng kênh phân phối để đạt được mục tiêu tiêu
thụ.
b. Đánh giá và điều chỉnh
- Theo dõi các chỉ số quan trọng như doanh thu, lợi nhuận và thị phần.
- Dựa trên đánh giá hiệu suất, điều chỉnh chiến lược kinh doanh và tiếp thị cần thiết để
đạt được mục tiêu dự án.

14
Phần 3: KẾT LUẬN
Nước ép bưởi tự nhiên là một sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và
được người tiêu dùng quan tâm ngày càng nhiều. Khởi nghiệp sản xuất nước ép bưởi
tự nhiên là một cơ hội hấp dẫn trong thị trường đang phát triển của ngành thực phẩm
và đồ uống.
Để thành công trong việc khởi nghiệp sản xuất nước ép bưởi tự nhiên, cần có kế
hoạch kinh doanh cẩn thận, bao gồm nghiên cứu thị trường, phân tích cạnh tranh, và
xác định mục tiêu kinh doanh rõ ràng. Nắm vững thông tin về nguyên liệu, quy trình
sản xuất, và công nghệ sản xuất là điều cần thiết để đảm bảo chất lượng và hiệu suất
sản xuất. Xây dựng các mối quan hệ với nhà cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy, và
thiết lập kênh phân phối rộng rãi là quan trọng để tiếp cận được đối tượng khách hàng
mục tiêu.
Tóm lại, nước ép bưởi tự nhiên không chỉ là một sản phẩm dinh dưỡng mà còn
là một cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Bằng cách tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao, an toàn và hấp dẫn về mặt thẩm mỹ là yếu tố quyết định để thu hút và giữ chân
khách hàng.

15
PHỤ LỤC VỀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Nước ép bưởi nguyên chất


Logo sản phẩm

Sản phẩm của TH True Sản phẩm của Monster

Sản phẩm từ Trung Quốc Sản phẩm của Vinamilk

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(n.d.). Retrieved from https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/doanh-thu-la-


gi#:~:text=Doanh%20thu%20l%C3%A0%20to%C3%A0n%20b
%E1%BB%99,sinh%20l%E1%BB%9Di%20c%E1%BB%A7a%20doanh
%20nghi%E1%BB%87p.
Chu Tường Vy. (n.d.). Retrieved from https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-
luat/839ED72-hd-loi-nhuan-la-gi-cach-tinh-cua-loi-nhuan-la-gi.html
Công Thương Tạp Chí. (n.d.). Retrieved from https://tapchicongthuong.vn/uoc-
tinh-doanh-thu--chi-phi--loi-nhuan-tai-co-so-che-bien-nuoc-ep-xoai--hop-
tac-xa-san-xuat-kinh-doanh-dich-vu-nong-nghiep-cho-moi--huyen-cho-
moi--tinh-an-giang-81370.htm
Công ty CP Tư vấn Quản lý OCD. (n.d.). Retrieved from https://ocd.vn/dong-
doanh-thu-la-gi/
Mô Hình Làm Việc Nhóm Hiệu Quả Cao. (n.d.). Retrieved from
https://glints.com/vn/blog/mo-hinh-lam-viec-nhom-hieu-qua/
Ngọc Hồng. (n.d.). Tổng hợp các loại chi phí trong doanh nghiệp chính xác
nhất. Retrieved from https://govi.vn/cac-loai-chi-phi-trong-doanh-nghiep-
chinh-xac-nhat/

17

You might also like