Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BUỔI 14 Ngày soạn: 15/11/2022

Ngày dạy: 23/11/2022


ÔN TẬP ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
A. MỤC TIÊU
I. Kiến thức
- Học lí thuyết kiểu bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- HS nắm được nội dung và nghệ thuật đoạn trích: Đoàn thuyền đánh cá.
II. Năng lực
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ cách viết bài văn nghị luận văn chương.
- Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ.
III. Phẩm chất
- Tích cực học tập.
- Trách nhiệm, yêu thương, đồng cảm với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV Ngữ văn 9 kì 1.
- Học luyện Ngữ văn 9.
- Những đoạn văn phân tích.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Hoạt động khởi động
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số: Lớp: 9B............................................; 9C..............................................
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích
II. Hoạt động ôn tập, luyện tập, vận dụng
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác năm 1958, khi đất nước đã giành được độc lập ở miền Bắc, bắt đầu xây dựng
cuộc sống mới.
- Bài thơ là kết quả của chuyến đi thực tế tại vùng mỏ Quảng Ninh.
- In trong tập « Trời mỗi ngày lại sáng ».
2. Cảm hứng thơ của tác giả
- Cảm hứng lãng mạn về cuộc sống mới trong thời kì miền Bắc bước vào xây dựng XHCN.
- Cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ.
-> Hai cảm hứng này đã tạo ra những hình ảnh tráng lệ, rộng lớn, lung linh.
3. Bố cục: 3 phần
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi (Khổ 1, 2 - Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao
động)
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển (Khổ 3, 4, 5, 6 - Con người và thiên nhiên có sự kết
hợp hài hòa)
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về (Khổ cuối)
4. Câu hát được lặp lại mấy lần trong bài thơ ? Tác dụng
- 4 lần
* Tác dụng :
+ Tạo âm hưởng phơi phới, lạc quan, diễn tả khí thế hào hùng khi ra khơi, chinh phục biển
khơi của người dân chài.
+ Tạo mạch cảm xúc hứng khởi xuyên suốt bài thơ.
+ Hướng tới chủ đề bài thơ : ca ngợi thiên nhiên, vũ trụ ; con người lao động thời kì bắt tay
xây dựng XHCN.
+ Biến bài thơ thành khúc tráng ca đầy cảm xúc lãng mạn.
5. Phân tích
SƠ ĐỒ
Thiên nhiên (2)
1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi
Con người (6)
« Đoàn thuyền 2. Cảnh đoàn thuyền Con người lao động (K3
đánh cá” đánh cá trên biển Con người Không khí lao động (K4)
Con người thu hoạch cá (K5)
Thiên nhiên Vẻ đẹp của loài cá (K4)
3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về (K7)
I. MB
II. TB
* Giới thiệu chung
1. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm trạng náo nức của con người (2 khổ đầu
- Kết cấu: 2/2/4)
a. Với đôi mắt sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú, trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ
thuật, nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc khung cảnh lao động hăng say trên biển. Cả bài
thơ như một búc tranh sơn mài lộng lẫy cuốn hút vô cùng. Và đây là cảnh đoàn thuyền
đánh cá ra khơi.
Mặt trời...sập cửa
- Hiện ra trước mắt người đọc là cảnh hoàng hôn trên biển hùng vĩ và rực rỡ. Đoàn thuyền
đánh cá rời bến vào lúc hoàng hôn, khi mà mặt trời đang từ từ lặn xuống biển.
- Mặt trời được so sánh với hòn lửa. Nghệ thuật so sánh không chỉ tạo hình khối tròn trịa,
ánh nắng cuối ngày đỏ rực của vầng dương mà còn gợi cảm giác ấm áp.
- Bên cạnh đó nhà thơ còn sử dụng nghệ thuật nhân hóa qua hình ảnh sóng cài then, đêm
sập cửa giúp người đọc hình dung biển cả với những con sóng nối nhau bất tận, màn đêm
buống xuống thật nhanh, đồng thời cho thấy trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ.
- Phép tu từ ẩn dụ gợi những liên tưởng phong phú: vũ trụ mênh mông nhưng gần gũi như
một ngôi nhà, màn đêm là tấm cửa khổng lồ, còn những lượn sóng là then cửa. Thiên nhiên
lúc hoàng hôn trên biển gần gũi với cuộc sống của con người hơn bao giờ hết. Khung cảnh
biểm đêm với không gian rộng lớn, nhiều hình ảnh kì vĩ tạo nên bức tranh đêm lung linh,
huyền ảo.
b. Trên phông nền thiên nhiên kì vĩ, tráng lệ ấy, hình ảnh những con người lao động
được khắc họa thật đẹp với công việc quen thuộc:
Đoàn thuyền...gió khơi
- Không phải từng chiếc thuyền đơn lẻ mà là cả một đoàn thuyền đi trên biển, một sức
mạnh mới của cuộc đời đổi thay, phong trào lao động tập thể xây dựng CNXH.
- Chữ « lại » phản ánh công cuộc àm ăn đã đi vào nề nếp, không phải chuyến ra khơi lần
đầu.
- Biển đêm không lạnh lẽo mà ấm áp hẳn lên bởi tiếng hát âm vang, náo nức thể hiện niểm
vui to lớn của người lao động cất tiếng hát hòa cùng gió, thổi căng buồm đưa thuyền ra
khơi.
- Câu thơ cuối của khổ 1 rất đặc biệt bởi có sự kết hợp của 3 sự vật, hiện tượng: câu hát,
cánh buồm, gió khơi. Câu hát là hình ảnh ẩn dụ độc đáo, phản ánh khi thế ra khơi hào hứng
hăng say, tưng bừng, náo nhiệt.
* Đó là tiếng hát ca ngợi biển quê hương giàu đẹp và lời cầu mong đánh bắt được nhiều cá:
Hát rằng...cá ơi
- Biển Đông lặng là ước mơ thường trực và tha thiết của bất kì người dân chài nào vì công
việc của họ phụ thuộc rất nhiều vào sự ôn hòa của thiên nhiên.
- Mỗi câu thơ ở khổ 2 tràn đầy cảm hứng lãng mạn, nghệ thuật liệt kê : cá bạc, cá thu cho
thấy biển quê hương thật giàu đẹp.
- Hình ảnh so sánh « cá thu biển Đông như đoàn thoi » gợi sự tấp nập cũng như hiện ra
trước mắt người đọc đặc điểm của loài cá thu trên biển.
- Bên cạnh đó là phép nhân hóa « đẹt biển », hình ảnh ẩn dụ « muôn luồng sáng » và lời
gọi tha thiết « Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi » cho thấy tấm lòng của người dân chài. Họ tin
tưởng sẽ gặt hái được những thành quả to lớn sau mỗi chuyến ra khơi.
2. Tiếp theo là cảnh đoàn thuyền đánh trên biển có sự kết hợp hài hòa giữa thiên
nhiên và con người (Khổ 3, 4, 5, 6)
a. Con người lao động được khắc họa cụ thể, sinh động bằng bút pháp khoa trương, lãng
mạn. (K3)
Thuyền ta lái...vây giăng
- Các động từ mạnh liên tiếp được sử dụng: lái, lướt, dàn đan, vây giăng...tái hiện khí thế
chủ động đánh bắt cá. Con thuyền là phương tiện, tấm lưới là vũ khí, con người đang tiến
hành chinh phục biển khơi, công việc đánh bắt cá được miêu tả như một trận chiến.
- Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển khơi bao lá trở nên kì vĩ, sánh ngang tầm vóc của vũ
trụ. Người dân chài cũng nâng cao vị thế làm chủ biển trời.
-> Hình ảnh người dân chài được khắc họa thật đẹp. Họ đang chinh phục biển khơi, khai
thác tài nguyên, làm giàu cho đất nước.
b. Không khí lao động trên biển cũng rất sôi nổi. Người dân chài vừa làm vừa hát (K5)
Ta hát...buổi nào
- Tiếng hát đã biến công việc lao động thành bài ca đầy niềm vui quên hết tất cả nặng
nhọc, vất vả.
- Tiếng hát ấy cũng là ngợi ca biển ân tình, bao dung như tấm lòng người mẹ, cho bao tài
nguyên, làm giàu đất nước.
- Trong bài « Quê hương » của nhà thơ Tế Hanh, ta cũng gặp lời cảm tạ chân thành :
Nhờ ơn trời biểng lặng cá đầy ghe/ Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
-> Cả 2 nhà thơ đã hóa thân vào người dân chài, thay lời họ bộc lộ lòng biết ơn chân thành
với biển cả. Đó là nét đẹp trong tâm hồn của người dân chài.
c. Sao mờ, đêm gần tàn, trời chuyển dần về sáng, là lúc người dân chài thu hoạch những
mẻ lưới nặng cá (K6)
Sao mờ...nắng hồng
- « Kéo xoăn tay » là cánh tay kéo lưới căng và khỏe, chứng tỏ thành quả gặt hái được rất
to lớn.
- Những chùm cá nặng là phần thưởng xứng đáng dành cho người dân chài. Chữ « chùm,
nặng » tác động đến cả thị giác và cảm giác của người đọc. Còn với ngư dân thì thành quả
ấy nhìn thấy được, trĩu bàn tay, mang lại niềm vui no ấm.
- Nhà thơ đã khắc họa hình tượng người dân chài tuyệt đẹp, đang chạy đua cùng thời gian,
lao động xây dựng cuộc đời mới.
d. Bên cạnh vẻ đẹp của con người, là vẻ đẹp của thiên nhiên biển đêm (K4)
- Thuyền có bánh lái nhưng lại là lái gió, có cánh buồm nhưng lại là buồm trăng. Thiên
nhiên hòa cùng một nhịp hỗ trợ con người lao động.
- Trăng, sao, mây, gió, sóng êm khiến công việc lao động thuận buồm, xuôi gió.
* Không chỉ vậy bức tranh thiên nhiên còn đẹp bởi vẻ đẹp loài cá
Cá nhụ...Long
- Nhà thơ đã sd phép liệt kê để khắc học sự giàu có của biển quê hương như cá nhụ, cá
chim...
- Không chỉ vậy biển quê hương còn đẹp nhờ sd các tính từ chỉ màu sắc : lấp lánh đuốc đên
hồng, vàng chóe...khiến trước mắt ta hiện ra bức tranh sơn mài lộng lẫy sắc màu.
- Nhưng có lẽ hay nhất là câu thơ « Đêm thở...Long » : sao in xuống mặt nước, nước lấp
lánh ánh sao vỗ vào mạn thuyền có cảm giác như sao đang lùa nước Hlong.
- Tác giả sd nghệ thuật nhân hóa qua hình ảnh « đêm thở » cho thấy thiên nhiên vốn vô tri
trở nên dầy sức sống.
-> Thiên nhiên và con người có mối quan hệ chặt chẽ trong 4 khổ thơ trên. TN làm nền,
làm nổi bật hình ảnh con người. Con người làm chủ thiên nhiên, là trung tâm của bức tranh
kì vĩ.
3. Cuối cùng là cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
Câu hát... mặt trời
- Câu thơ mở đầu gần như lặp lại nguyên vẹn câu thơ đã có ở khổ 1, chỉ thay từ « cùng »
bằng từ « với »là 2 thanh trắc đi liền nhau tạo âm điệu khỏe khoắn, tạo kết cấu đầu cuối
tương ứng, hài hòa, chặt chẽ.
- Câu hát lần thứ 4 xuất hiện. Người dân chài ra khơi mang theo câu hát, trở về cũng hát.
Đó là niềm vui trọn vẹn sau những vất vả, cực nhọc đã được đền đáp.
* Cùng với niềm vui là cảnh tượng tráng lệ, cuộc sống khẩn trương : « Đoàn thuyền...trời.
- Câu thơ mang nghĩa tả thực thể hiện không khí khẩn trương, sự hăng say của ngư dân sau
một đêm vất vả để kịp chuyến cá buổi chợ sớm.
- Câu thơ là hình ảnh lãng mạn: lấy cái cụ thể bé nhỏ của con người so với cái kì vĩ lớn lao
cuẩ thiên nhiên vũ trụ. Qua đó khẳng định sức mạnh của con người, làm chủ thiên nhiên.
* Hai câu thơ cuối vừa mang lớp nghĩa tả thực vừa mang lớp nghãi ẩn dụ :
Mặt trời...phơi
- Tả thực : một ngày mới bắt đầu, bình minh đang lên.
- Đó còn là ẩn dụ chỉ cuộc sống mới đang diễn ra ngày càng tươi đẹp với người dân chài.
Những khoang thuyền đầy cá, mắt cá phản chiếu ánh mặt trời tạo ra ánh sáng huy hoàng.
Đó là niềm vui lấp lánh của người lao động.
-> Đánh giá: Âm hưởng khỏe khoắn, hình ảnh thơ được xây dựng bằng trí tưởng tượng
phong phú. Nhà thơ đã khéo léo kết hợp cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ với cảm hứng lãng
mạn về con người để khắc họa vẻ đẹp phơi phới lạc quan của ngư dân nói riêng, con người
lao động nói chung trong thời kì mới.
* Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng bài thơ; giá trị nội dung, nghệ thuật.
- Viết bài văn phân tích bài thơ theo dàn ý trên.
- ÔN tập tiếp bài thơ “Bếp lửa”.

You might also like