Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2-KHỐI 11- MÔN HOÁ HỌC

(Dành cho các lớp học tổ hợp tự nhiên)


Phạm vi kiến thức: Từ phần đại cương hữu cơ đến hết phần Aldehyde-Ketone
1. Phần đại cương hữu cơ:
- Phân loại các hchc
- Đặc điểm chung của các hchc- Cách viết CTCT của các hchc
- Các phương pháp phổ trong xác định CTPT và CTCT của hchc, các phương pháp phân tách và
tinh chế hchc
- Xác định CTPT của hchc dựa vào %m của các nguyên tố, phổ, …
2. Alkane, Alkene, Alkyne, Arene:
- Khái niệm, CT tổng quát của mỗi dãy đồng đẳng, đặc điểm cấu tạo đặc trưng của mỗi dãy, đồng
phân, cách gọi tên…
- Tính chất hoá học và các phương pháp điều chế.
- Các dạng bài tập liên quan đến phản ứng đặc trưng của mỗi dãy chất.
3. Alcohol, Phenol, Aldehyde, Ketone
- Khái niệm, CTTQ, phân loại, đồng phân, danh pháp
- Tính chất vật lí
- Tính chất hoá học và các phương pháp điều chế.
- Các dạng bài tập đặc trưng.

Một số bài tập minh hoạ:


Phần I: Mỗi câu lựa chọn 1 đáp án đúng.
Bài 1. Trong các hợp chất sau, chất nào là hợp chất hữu cơ?
A. CO2. B. CH3COONa. C. Na2CO3. D. Al4C3.
Bài 2. Dẫn xuất hydrocarbon là các hợp chất mà thành phần nguyên tố
A. chỉ có C và H. B. gồm có C, H và O.
C. gồm C, H, N. D. ngoài C còn các nguyên tố khác.
Bài 3. Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ thường
A. cần đun nóng và có xúc tác. B. có hiệu suất cao. C. xảy ra rất nhanh. D. tự xảy ra
được.
Bài 4. Nhóm chức – OH là của hợp chất nào sau đây?
A. Carboxylic acid. B. Amine. C. Alcohol. D. Ketone.
Bài 5. Phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ nào sau đây không có hấp thụ ở vùng 1750 – 1600 cm-1?
A. Alcohol. B. Ketone. C. Ester. D. Aldehyde.
Bài 6. Dựa vào các số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ IR ta có thể dự đoán được?
A. thành phần cấu tạo nên hợp chất hữu cơ. B. màu sắc của các hợp chất hữu cơ.
C. nhóm chức trong phân tử hợp chất hữu cơ. D. tính chất của các hợp chất hữu cơ.
Bài 7. Dựa vào phổ IR của hợp chất X có công thức CH 3CH(OH)CH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào
giúp dự đoán X có nhóm -OH?

A. A B. B C. C D. D
Bài 8. Phương pháp nào sau đây được ứng dụng để ngâm rượu thuốc?
A. Chiết lỏng – lỏng. B. Chiết lỏng – rắn C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột.
Bài 9. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp nào sau đây?
A. Lọc. B. Chiết. C. Kết tinh D. Dùng nam châm
hút.
Bài 10.Ethanol là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi là 78,3 oC và tan nhiều trong nước. Phương pháp tách
riêng được ethanol từ hỗn hợp ethanol và nước là
A. lọc. B. chiết. C. cô cạn. D. chưng cất.
Bài 11. Sau khi chưng cất cây sả bằng hơi nước, người ta dùng phương pháp chiết để tách riêng lớp tinh
dầu ra khỏi nước. Phát biểu không đúng là
A. Hỗn hợp thu được tách thành hai lớp. B. Tinh dầu nặng hơn nước nên nằm phía dưới
C. Lớp trên là tinh dầu sả, lớp dưới là nước. D. Khối lượng riêng của tinh dầu sả nhẹ hơn
nước.
Bài 12.Cho các phát biểu sau
(1) Ngâm hoa quả làm siro thuộc phương pháp chiết.
(2) Làm đường từ mía thuộc phương pháp chưng cất.
(3) Nấu rượu uống thuộc phương pháp kết tinh.
(4) Phân tích thổ nhưỡng thuộc phương pháp chiết lỏng - rắn.
(5) Để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản dùng phương pháp chưng cất.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Bài 13.Phương pháp phổ khối lượng dùng để
A. xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ.
B. xác định thành phần nguyên tố của hợp chất hữu cơ.
C. xác định khối lượng phân tử hợp chất hữu cơ.
D. xác định tỉ lệ số nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.
Bài 14.Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ ethane-1,2-diol (C2H6O2) là
A. C2H6O2. B. CH3O. C. CH3. D. CH4O.
Bài 15.Vitamin A (retinol) có công thức phân tử C20H30O, công thức đơn giản nhất của vitamin A là
A. C2H3O B. C20H30O C. C4H6O D. C4H6O2
Bài 16.Cho hai hợp chất hữu cơ là aniline (C 6H7N), 2-aminopyridine (C5H6N2) và hình ảnh phổ khối
như hình vẽ:

(a) Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ A

(b) Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ B


Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Phổ khối lượng ở hình (a) tương ứng với phân tử aniline.
B. Mảnh ion phân tử ở hình (b) có giá trị m/z là 94.
C. Phổ khối lượng ở hình (b) tương ứng với phân tử 2-aminopyridine.
D. Phân tử khối của hai hợp chất hữu cơ A và B bằng nhau.
Bài 17.Alkane là những hydrocarbon no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥1). B. CnH2n (n ≥2). C. CnH2n-2 (n ≥2). D. CnH2n-6 (n ≥6).
Bài 18.Alkane (CH3)2CH–CH3 có tên theo danh pháp thay thế là
A. 2-methylpropane. B. isobutane. C. butane. D. 2-methylbutane.
Câu 13. Ở điều kiện thường hydrocarbon nào sau đây ở thể lỏng?
A. C4H10. B. C2H6. C. C3H8. D. C5H12.
Bài 19.Cho các chất sau: (X) 1-chloropropane và (Y) 2-chloropropane. Sản phẩm của phản ứng
monochloro hoá propane là
A. (X). B. (Y). C. cả hai chất. D. chất khác X, Y.
Bài 20.Alkene CH3CH=CHCH3 có tên là
A. 2-methylprop-2-ene. B. but-2-ene. C. but-1-ene. D. but-3-ene.
Bài 21.Alkyne dưới đây có tên gọi là

A. 3-methylpent-2-yne. B. 2-methylhex-4-yne. C. 4-methylhex-2-yne. D. 3-methylhex-4-


yne.

Bài 22.Cho phản ứng: HC≡CH + H2O


Sản phẩm của phản ứng trên là
A. CH2=CHOH. B. CH3CH=O. C. CH2=CH2. D. CH3OCH3.
Bài 23.Có bao nhiêu đồng phân alkyne có công thức phân tử C 6H10 tác dụng được với dung dịch
AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa màu vàng nhạt?
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Bài 24.Công thức của ethylbenzene là
CH2CH2CH3 CH3 H3C CH CH3

A. B. C. D.
Bài 25.Chất nào sau đây có thể làm nhạt màu dung dịch Br2 trong CCl4 ở điều kiện thường?
A. Benzene. B. Toluene. C. Styrene. D. Naphthalene.
Bài 26.Cho hợp chất sau:

Tên gọi của hợp chất theo danh pháp thay thế là
A. 4-chloro-1-bromo-3-nitrobenzene. B. 4-bromo-1- chloro-2-nitrobenzene.
C. 4-chloro-1-bromo-5-nitrobenzene. D. 4-bromo-1-chloro-6-nitrobenzene.
Bài 27.Tên gốc – chức của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3Cl là
A. methyl chloride. B. phenyl chloride. C. ethyl chloride. D. propyl
chloride.
Bài 28.Cho phản ứng hóa học sau:
CH3CH2Cl + KOH CH2 = CH2 + KCl + H2O
Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Phản ứng oxi hóa
– khử.
Bài 29.Chất nào sau đây thuộc loại alcohol no, đơn chức, mạch hở?
A. HCHO. B. C2H4(OH)2. C. CH2=CHCH2OH. D. C2H5OH.
Bài 30.Hợp chất nào sau đây là alcohol không no?
A. CH2=CH-OH. B. C6H5OH. C. C6H5-CH2OH. D. CH2=CH-CH2OH.
Bài 31.Hợp chất thuộc loại polyalcohol (alcohol đa chức) là
A. CH3OH. B. CH3CH2OH. C. CH2=CHCH2OH. D.
HOCH2CH2OH.
Bài 32.Chất nào sau đây tác dụng với kim loại Na sinh ra khí H2?
A. C2H5OH. B. CH3COOCH3. C. HCHO. D. CH4.
Bài 33.Saccharose là một loại đường phổ biến, sản xuất chủ yếu từ cây mía. Saccharose có cấu trúc
phân tử:

Số nhóm chức alcohol trong phân tử saccharose là


A. 3. B. 5. C. 8. D. 11.
Bài 34.Chất, dung dịch tác dụng với phenol sinh ra khí là
A. dung dịch KOH. B. dung dịch . C. kim loại Na. D. kim loại Ag.
Bài 35.Trong nghiệp, phenol được điều chế chủ yếu từ chất nào sau đây?
A. Benzene. B. Cumene. C. Chlorobenzene. D. Than đá.
Bài 36.Cho các chất có cùng công thức phân tử C7H8O sau:

Số chất vừa phản ứng được với Na, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Bài 37.Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và ethanol phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 1239,5
mL khí H2 (đo ở điều kiện chuẩn 25 C, 1 bar). Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 100 mL dung
dịch NaOH 0,5 M. Giá trị của m là
A. 10,5. B. 7,0. C. 14,0. D. 21,0.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở
mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Nicotine là một hợp chất gây nghiện có trong cây thuốc lá. Công thức của nicotine được cho
trong hình bên

a. Công thức đơn giản nhất của nicotine là C5H7N.


b. Hàm lượng phần trăm khối lượng nitrogen trong nicotine là 17,3%
c. Phổ IR của nicotine có peak chân rộng tại 3500 – 3200 cm-1.
d. Trong phân tử nicotine có 3 liên kết π.
Câu 2. Cho sơ đồ hình vẽ điều chế và thu khí X trong phòng thí nghiệm:
a. Khí X có thành phần chính là là ethylene
b. Ống nghiệm (1) có kết tủa vàng nhạt.
c. Ống nghiệm (2) dung dịch mất màu tím, có kết tủa nâu.
d. X là hydrocarbon có phần trăm khối lượng hydrogen lớn nhất
Câu 3: Tiến hành phản ứng của CH3–CH2–CHCl–CH3 với KOH/ C2H5OH, t0.
a. Sau phản ứng chỉ thu được 1 alkene duy nhất.
b. Sản phẩm chính thu được là butan-2-ol.
c. Sản phẩm thu được là do Cl bị thay thế bởi OH của ethanol.
d. Sản phẩm thu được có thể làm mất màu dung dịch bromine.
Câu 4. Formaldehyde là chất khí không màu, có thể gây độc ở nhiệt độ phòng
a. Formaldehyde có tên gọi khác là etanal.
b. Formaldehyde được dùng để sản xuất nhựa, phẩm màu, chất nổ.
c. Dung dịch formaldehyde 37-40% trong nước được dùng để bảo quản thực phẩm.
d. Formaldehyde bị khử bởi NaBH4 tạo thành alcohol bậc 1.

PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Cho các cặp chất:
(1) CH3CH2COOH và HCOOCH2CH3 (4) CH3 – CH2  CH=O và CH2 = CH – CH2 –
OH
(2) CH3CH2CH2OH và CH3CH2OCH3 (5) CH3 – CH= CH – CH3 và CH2 = CH – CH
= CH2
(3) CH3NHCH3 và NH2CH2NH2.
Có bao nhiêu cặp là đồng phân cấu tạo?

Câu 2. Hợp chất tạp chức là hợp chất chứa ít nhất 2 loại nhóm chức khác nhau trong phân tử. Hợp chất
X tạp chức có công thức là C 7H8O2, phân tử có chứa vòng benzene. Số cấu tạo thỏa mãn với hợp chất X
là bao nhiêu? 4
Câu 3. 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D) được sử dụng làm chất kích thích sinh trưởng thực vật.
Khi pha chế một dung dịch 2,4-D phun kích thích sinh trưởng của cây trồng người ta làm như sau: Cân
0,11 gam 2,4-D hoà tan trong 50 mL cồn 50°. Sau đó thêm nước cho đủ 100 mL. Tính nồng độ dung
dịch 2,4-D thu được theo đơn vị mg mL-1. Đáp số: 1,1
Câu 4. Trộn 20 mL ethanol với 20 mL acetic acid, thêm 10 mL H 2SO4 đặc rồi tiến hành phản ứng ester
hoá. Sau một thời gian, thu được 17,6 g ester với hiệu suất phản ứng là H%. Khối lượng riêng của
ethanol và acetic acid lần lượt là 0,789 g/mL và 1,05 g/mL. Tìm giá trị của H (Làm tròn kết quả đến
hàng phần 10). Đáp số : 58,3
Câu 5. Ba hợp chất thơm A , B ,C đều có ứng dụng trong thực tiễn: A có tác dụng chống sinh vật kí sinh
(chấy, rận); B làm chất tạo mùi hạnh nhân; C là chất bảo quản thực phẩm do có tác dụng kháng nấm,
diệt khuẩn. A có công thức phân tử là C 7 H 8 O, phổ IR của A có peak hấp thụ tù ở vùng
−1
3300 cm . A , B ,C tham gia sơ đồ chuyển hoá sau:

Cho các phát biểu sau:


a. A có nhiệt độ sôi cao hơn B và C.
b. B có phản ứng idoform.
c. C có peak hấp thụ rộng ở khoảng 3000 – 2500 cm-1.
d. Từ B có thể điều chế trực tiếp A bằng phản ứng với LiAlH4.
Số phát biểu chính xác là bao nhiêu? 2
Câu 6. Hợp chất hữu cơ (E) rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Kết quả phân tích nguyên tố của
(E) có 53,33% oxygen về khối lượng. Kết quả đo phổ khối lượng (MS) và phổ hồng ngoại (IR) của (E)
được cho như hình bên dưới:

Số liên kết C-H trong phân tử E bằng bao nhiêu?


Cho bảng số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ hồng ngoại của một số nhóm chức thường gặp

You might also like