CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG

I. ĐỘNG CƠ
Kể từ khi tổng thống Mỹ Richard Nixon tới thăm Trung Quốc vào năm 1972 thì chiến
lược mà Mỹ theo đuổi đó là “can dự”. Nghĩa là Mỹ sẽ để cho Trung Quốc tham gia vào
các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (World Bank), Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO). Một mặt là tạo điều kiện phát triển hai bên cùng có
lợi, mặt còn lại để duy trì sự kiểm soát của Mỹ đối với khu vực Đông Á. Tuy nhiên, việc
phát triển đáng kể của Trung Quốc đã nằm ngoài dự liệu của Mỹ đòi hỏi Mỹ cần thực
hiện một chiến lược ngăn chặn, chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc, hạn chế sức ảnh
hưởng của Trung Quốc ở các khu vực xung quanh, tước đi thị trường và nguồn đầu tư
của nước này. Để theo đuổi chiến lược này, Mỹ cần tách nền kinh tế của mình khỏi Trung
Quốc, dịch chuyển thương mại và đầu tư qua các quốc gia Châu Á như là Việt Nam hay
Ấn Độ. Ngoài ra chiến lược ngăn chặn còn giúp cho công nghệ được bảo vệ khỏi việc
đánh cắp tài sản trí tuệ mà còn thúc đẩy việc gia tăng đầu tư cho robot và AI để thay thế
cho nguồn nhân công đắt đỏ ở Mỹ.
Với các số liệu thống kê kể từ năm 2001 khi Trung Quốc tham gia vào tổ chức Thương
mại Quốc tế vào thì tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ tăng lên một cách đáng kể.
Hơn thế nữa khi đầu tư vào thị trường Trung Quốc, Mỹ đưa ra các cáo buộc rằng công
nghệ của mình đang bị đánh cắp. Để khắc phục tình trạng trên Mỹ đã đánh thuế thương
mại lên các sản phẩm của Trung Quốc ngoài mặt là để giảm sự thâm hụt thương mại của
Mỹ nhưng thực chất đó là sự kìm hãm của Mỹ đối với sự phát triển đáng kinh ngạc của
Trung Quốc. Cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ liên quan đến lĩnh vực thương
mại mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt như chính trị hay thậm chí là hòa bình thế giới
nếu như không được kiểm soát tốt.
Việc Trung Quốc thực hiện các chính sách đối phó với Mỹ cũng thể hiện một tham vọng
phô trương sức mạnh của bản thân, đồng thời khẳng định chắc chắn hơn về ý tưởng
“Hành tinh Trái Đất đủ lớn để đáp ứng sự phát triển và thịnh vượng chung của cả Trung
Quốc và Mỹ”.

II. HÀNH VI
Bằng cách áp dụng mức thuế quan đối với các mặt hàng của Trung Quốc để giảm thâm
hụt thương mại do Trung Quốc tạo ra. Đỉnh điểm là vào tháng 7 năm 2018 mức thuế
đánh lên các sản phẩm của Trung Quốc lên đến 25%. Đứng trước những động thái đó
của Mỹ, Trung Quốc cũng áp dụng những mức thuế quan đối với các sản phẩm nhất định
của Mỹ.

1
Để giảm bớt hậu quả của chính sách này Trung Quốc ra quyết định phá giá đồng nhân
dân tệ 2% để làm cho xuất khẩu trong nước trở nên hấp dẫn hơn đối với người mua
quốc tế. Việc kết hợp giữa giảm giá đồng nội tệ và gia tăng xuất khẩu sẽ tạo ra sự tăng
trưởng kinh tế nếu như được quản lý một cách cẩn thận.
Cuộc chiến tranh thương mại dưới thời Trump đã trở thành một cuộc chiến mang tính
chính trị công khai bởi vì thuế quan của Trung Quốc tác động tới cơ sở cử tri của Tổng
thống Trump.1 Đa số phiếu bầu cử cho Trump trong cuộc bầu cử tổng thống đến từ vùng
Great Plains hay Đại bình nguyên. Khu vực này nằm ở Trung Hoa Kỳ và Tây Canada. Khi
đánh thuế vào các sản phẩm của Mỹ, Trung Quốc chủ yếu đánh vào các mặt hàng như
bông, đậu nành,… là những mặt hàng xuất khẩu chính của khu vực này. Đây là sản phẩm
chính mà nông dân ở Iowa và khắp vùng Trung Tây chỉ trồng để bán sang Trung Quốc.
Điều này gây ra những bất mãn đối với người dân ở khu vực này đối với tổng thống
Donald Trump, làm mất đi sự ủng hộ của người dân đối với cuộc bầu cử của Tổng thống
Trump trong nhiệm kỳ mới. Sự ủng hộ của công chúng sẽ càng giảm hơn nữa khi người
Mỹ nhận ra rằng họ mất gấp đôi từ cuộc chiến này: công ăn việc làm sẽ biến mất, không
chỉ vì các biện pháp trả đũa của Trung Quốc mà còn vì thuế nhập khẩu của Mỹ sẽ làm
tăng giá hàng xuất khẩu của nước này và khiến chúng kém khả năng cạnh tranh hơn; và
giá hàng hóa họ mua sẽ tăng lên. Điều này có thể khiến tỷ giá hối đoái của đồng đô la
giảm, làm lạm phát ở Mỹ tăng nhiều hơn – khiến cho sự phản đối càng gia tăng. Fed có
khả năng sẽ tăng lãi suất, dẫn đến đầu tư và tăng trưởng yếu hơn và thất nghiệp nhiều
hơn.2

III. KẾT QUẢ


Việc Trung Quốc phá giá đồng nội tệ của mình đồng nghĩa với việc hàng hóa của Trung
Quốc gia nhập vào thị trường của Mỹ với mức giá rẻ hơn trong khi các sản phẩm của Mỹ
nhập vào Trung Quốc lại bán với mức giá cao hơn so với trước đây. Đồng nghĩa với việc
các mặt hàng của Mỹ không có khả năng cạnh tranh cao trong thị trường Trung Quốc,
điều này làm giảm xuất khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc. Các chuyên gia của Deutsche Bank
cho rằng, nếu xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc thì xuất khẩu của Trung
Quốc sang Mỹ sẽ giảm khoảng 78 tỷ USD, trong khi xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc
giảm khoảng 13 tỷ USD. Nếu muốn bù đắp phần thiệt hại này Trung Quốc cần phải phá
giá đồng nội tệ của mình nhiều hơn. Điều này vi phạm Đạo luật Cạnh tranh và Thương

1
America v China: why the trade war won't end soon, https://www.youtube.com/watch?v=ErwIlvQ_RVk
2
The US is at Risk of Losing a Trade War with China, Joseph E. Stiglitz, Project Syndicate, 30/07/2018,
Nguyễn Minh Khuê biên dịch, https://nghiencuuquocte.org/2018/08/07/my-co-the-thua-cuoc-chien-
thuong-mai-voi-trung-quoc/

2
mại Omnibus năm 1988, các quốc gia thuộc diện thao túng tiền tệ có thể bị loại trừ khỏi
các hợp đồng thương mại của Mỹ.
Việc Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng nội tệ từ 2% đến 10% để thao túng tỷ giá làm lợi
cho xuất khẩu và Mỹ tiếp tục đánh thuế nhập khẩu lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc sẽ
gây rối loạn toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. Điều này dẫn đến lạm phát, các nhà máy
đóng cửa, tư bản rút khỏi Trung Quốc sang Đông Nam Á, Mỹ, Châu Âu,… chứng khoán,
dự trữ ngoại hối sụp đổ. Đồng nội tệ giảm giá cũng gây ra khó khăn khi các khoản nợ tính
bằng USD cũng trở nên đắt đỏ hơn làm cho lợi nhuận sụt giảm và làm giảm tốc độ tăng
trưởng kinh tế.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung còn gây nhiều ảnh hưởng đến nhiều quốc gia
đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Việc Mỹ hạn chế các sản phẩm của Trung Quốc nhập
khẩu vào khiến cho Trung quốc buộc phải tìm các con đường khác để xuất khẩu hàng
hóa. Trung Quốc cho hàng giá rẻ bán qua các thị trường này, thay nhãn Trung Quốc để
tránh đi những rào cản thuế quan. Cụ thể theo số liệu từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 5
năm 2019, trong mỗi hộ gia đình ở Mỹ có đến 72% thiết bị điện tử có nguồn gốc từ Việt
nam nhưng thực chất chiếm phần lớn trong những sản phẩm này có nguồn gốc từ Trung
Quốc. Được biết Việt Nam số lượng hàng hóa mà Việt nam nhập khẩu từ Trung Quốc lên
đến 81%.3 Không chỉ có Việt Nam một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á như Malaysia,
Thailand cũng trở thành phương tiện trung chuyển cho hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ.
Điều này gây nhiều sức ép hay có thể bóp chết các doanh nghiệp trong nước, gây vấn đề
cho nền kinh tế của các quốc gia này
Khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang rất có thể nó sẽ
dẫn đến Thế chiến.4 Nhìn vào lịch sử, một trong những nguyên nhân gây bùng nổ Thế
chiến II có sự góp phần không nhỏ của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, trong đó
đáng chú ý nhất là Đạo luật Smooth - Hawley. Nó bắt nguồn từ năm 1929 khi mà cuộc
Đại khủng hoảng diễn ra khiến cho người dân nước Mỹ rơi vào hoàn cảnh hết sức khó
khăn. Với mục đích bảo vệ người lao động trong nước, tăng mức tiêu thụ sản phẩm quốc
nội hơn là nhập khẩu từ các nước khác dù rằng các mặt hàng nhập khẩu có giá thành rẻ
hơn. Đạo luật thuế quan do Hawley và Smooth ban hành đánh thuế mạnh vào các sản
phẩm từ các nước nhập khẩu vào Mỹ. Điều này chỉ giúp nước Mỹ trong thời gian ngắn
hạn nhưng đối với dài hạn các nước phản ứng với mức thuế quan của Mỹ bằng những
chính sách bảo hộ riêng của mình. Việc các nước đồng loạt đánh thuế vào các sản phẩm
của Mỹ đã làm giảm tổng lượng thương mại quốc tế và làm sâu sắc thêm cuộc Đại khủng
3
When ‘Made in Vietnam” Products Are Actually From China, https://www.youtube.com/watch?v=fCAut_Gr-
3E&t=1s
4
'Chiến tranh thương mại từng dẫn đến Thế chiến', https://www.bbc.com/vietnamese/business-44928532

3
hoảng tạo tiền đề cho Thế chiến II bắt đầu. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến chính sách
đối ngoại của Mỹ khi đạo luật Smooth – Hawley đánh vào đường nhập khẩu đã đè bẹp
nền kinh tế Cuba vốn phụ thuộc vào doanh số bán đường. Sự tức giận của người Cuba
đối với thuế quan đã giúp các nhà cách mạng lật đổ chính phủ thân thiện với Hoa Kỳ của
họ và thay thế nó bằng một chính phủ tìm kiếm sự độc lập nhiều hơn từ Mỹ.
Nhưng việc Trung Quốc áp đặt thuế cao lên đậu nành đã trở thành một hiện tượng “gậy
ông đập lưng ông” khi Tập đoàn nhập khẩu đậu nành lớn nhất nước này – Shandong
Sunrise Group phải đệ đơn xin phá sản. Điều này đã buộc Trung Quốc phải gỡ bỏ đối
sách này. Hãng tin Reuters phân tích dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết mức giá
thấp đã khiến các nhà nhập khẩu từ Mexico tới Pakistan hay Thái Lan chạy đua để mua
vào đậu nành của Mỹ. Mặc dù thiếu vắng Trung Quốc, đơn đặt hàng tháng 6 cho vụ mùa
đậu nành sắp tới của Mỹ cao hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 8 triệu tấn. 5
Mới đây trong cuộc gặp bên lề thượng đỉnh APEC vào 15/11, tuy không đạt được những
thỏa thuận mang tính bước ngoặt để cải thiện tình hình nhưng đã nối lại được một số
liên hệ quân sự bị cắt đứt vào 8/2022 khi chủ tịch hạ viện Nancy Pelosi sang thăm Đài
Loan. Cuối cuộc họp báo tổ chức hôm thứ Tư, sau cuộc hội đàm với Tập, Biden đã gọi
nhà lãnh đạo Trung Quốc là “kẻ độc tài” – phát biểu này có lẽ không tốt cho sự hòa hợp
lâu dài giữa hai bên. 6
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo dài đang dần kéo theo những bất ổn trong nội bộ
chính trường Trung Quốc. Một số đảng viên lão thành nhấn mạnh rằng quan hệ Mỹ -
Trung ổn định là nền móng của Trung Quốc thịnh vượng ngày nay, và với những chính
sách, đường lối không hiệu quả của ban lãnh đạo đương nhiệm đang dần làm rạn nứt
mối quan hệ đó. Các thành viên thuộc thế hệ đỏ thứ hai cũng bắt đầu lên tiếng chống lại
“chế độ chuyên quyền cá nhân”.
Thương chiến kéo dài dự báo khả năng quay lưng lại với tiến trình toàn cầu hóa trong
nửa thế kỷ qua, hướng tới một trật tự thế giới hai cực một lần nữa. 7

55
Nhiều nước đổ xô mua đậu nành Mỹ sau khi Trung Quốc tăng thuế, https://vietnambiz.vn/trung-quoc-thiet-don-
thiet-kep-neu-danh-thue-dau-nanh-cua-my-51570.htm
6
Katsuji Nakazawa, “Xi saves face by meeting Biden but accomplishes little,” Nikkei Asia, 17/11/2023, Nguyễn Thị
Kim Phụng biên dịch, https://nghiencuuquocte.org/2023/11/20/cuoc-gap-voi-biden-giup-tap-giu-the-dien-nhung-
ket-qua-han-che/
7
Bejamin Studebaker, “The real stakes of Trump’s trade war with China”, The New Republic, 27/08/2019, biên dịch:
Trần Mẫn Linh, biên tập: Lê Hồng Hiệp, https://nghiencuuquocte.org/2019/09/17/he-luy-thuc-su-cua-thuong-
chien-my-trung-la-gi/

4
5

You might also like