NDTT Bài 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

- Em chào cô, mình chào các bạn.

em xin tự giới thiệu, em là Hà Yến Nhi,


hôm nay em xin thay mặt nhóm 2 tổ 2 thuyết trình về chủ đề 3: phân tích các
vấn đề có thể phát sinh khi người lao động buộc phải chuyển sang làm việc
trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh. Tổ e gồm 7 thành viên với bạn Đạt làm
nhóm trưởng, kim anh làm thư kí và các bạn còn lại chuẩn bị nội dung bao
gồm linh, lan anh, kiệt và tuấn anh. Quay trở lại chủ đề 3 hôm nay, bọn e sẽ
chia nội dung thành 5 phần: phần 1 thực trạng, phần 2 những tác động đếnn
người lao động và doanh nghiệp, phần 3 ưu và nhược điểm khi làm việc trực
tuyến tại gia, phần 4 những tác động khi hoạt động sản xuất kinh doanh trở
lại bình thường, và cuối cùng là những chính sách của nhà nước hỗ trợ
doanh nghiệp và người lao động. Đến với phần đầu tiên là thực trạng, Trước
hết tôi xin tóm tắt về tình hình covid nước ta hiện nay. Số ca nhiễm vi-rút
Covid 19 đã lên tới 10,4 triệu dân tính đến ngày 17/4/2022 gần 10% dân số
Việt Nam làm thiếu hụt , gián đoạn nguồn lao động . Nhiều người lao động
phải tự cách ly ở nhà và chờ giấy xét nghiệm âm tính để quay trở lại làm
việc . Nhiều doanh nghiệp phải chuyển đổi từ hình thức làm việc văn phòng
sang hình thức làm việc trực tuyến tại nhà nhằm giảm thiểu rủi ro kinh tế ,
tạo điều kiện cho người lao động trong mùa đại dịch vẫn duy trì được việc
làm ổn định.
- Bức tranh về nền kinh tế toàn cầu đã trải qua những biến động với một
“gam màu tối “ là chủ đạo do ảnh hưởng trầm trọng của đại dịch Covid-19 .
Các chính sách đóng cửa , giãn cách xã hội trong thời gian dài gây nên sự
đứt gãy chuỗi cung cầu , đình trệ sản xuất của nhiều doanh nghiệp , giảm
mức sống tối thiểu của nhiều tầng lớp lao động .Các ngành kinh tế , dịch
vụ , hàng không chịu ảnh hưởng nghiêm trọng , nhiều hãng bay đã phải
giảm chuyến bay do lượng hành khách của mỗi chuyến quá ít bên cạnh đó
nhiều đường băng ngưng hoạt động do giãn cách xã hội trong thời gian quá
dài ; các địa điểm du lịch tham quan lần lượt tạm thời đóng cửa do “ vắng
khách “ , không đủ kinh phí để duy trì hoạt động trong suốt mùa dịch . Các
doanh nghiệp , nhà đầu tư kinh doanh đã phải đầu tư một khoản chi phí rất
lớn vào công tác phòng ngừa dịch tể để đảm bảo cho du khách nhưng lại
đón nhận nhiều rủi ro do các loại chi phí tăng cao . Vốn đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam giảm , nguồn cầu nội địa giảm , mua bán các thiết bị vật tư y
tế tăng cao , giá nhiên liệu đầu vào tăng đột ngột làm tăng tỷ lệ lạm phát .
Các doạnh nghiệp đã phải thực hiện các chính sách cắt giảm nguồn nhân
lực , quy mô hoạt động sản xuất , giảm thời gian làm việc , tạm hoãn kinh
doanh thậm chí là đóng cửa
- Bên canh đó , các ngành kinh doanh , thương mại điện tử phát triển mạnh ;
các dịch vụ cũng đang cố gắng cải thiện , áp dụng công nghệ để phục hồi trở
lại ,đem lại một lượng lớn công việc trực tuyến tại nhà làm giảm áp lực việc
làm của người lao động .Đồng thời vẫn mang lại một nguồn thu nhập phong
phú , người lao động có thể thoải mái về giờ giấc làm việc , cải thiện môi
trường làm việc sau một thời gian dài phải làm việc trong một môi trường gò
bó về thời gian và không gian làm việc ; có thể đồng thời kết hợp nhiều công
việc cùng một lúc khi làm trực tuyến tại nhà .
- Tiếp theo là những tác động đếnn người lao động và doanh nghiệp
Trước tiên là tác động đối với doanh nghiệp. Về mức độ làm việc của người
lao động thì khi mà NLĐ làm việc tại nhà hay tại các nơi làm việc khác có thể
dẫn đến việc giảm sút mức độ hoàn thành công việc vì có nhiều yếu tố bên
ngoài tác động. Theo như cách làm việc thông thường, NSDLĐ có quyền
đơn phương chấm dứt HĐLĐ nếu chứng minh được NLĐ không đạt được
mức độ hoàn thành công việc theo như thỏa thuận trong HĐLĐ và quy chế
đánh giá mức độ hoàn thành công việc được DN ban hành. Tuy nhiên, mô
hình làm việc trực tuyến đã làm cho NSDLĐ bị rơi vào thế khó trong việc
đánh giá mức độ hoàn thành công việc của NLĐ. Đặc biệt là việc bảo vệ bí
mật kinh doanh, bí mật công nghệ Khi NLĐ làm việc trực tuyến, thay vì tài
liệu được lưu trữ trên hệ thống thông tin chung của DN, NLĐ lại được sử
dụng các thông tin này thông qua thiết bị cá nhân, vì thế rủi ro về bảo mật
thông tin kinh doanh và bí mật công nghệ cũng cần được sự quan tâm đúng
mức.
Còn đối với người lao động. Vấn đề pháp lý đầu tiên phải kể đến đó là sự
thay đổi địa điểm làm việc của NLĐ từ nơi làm việc truyền thống ở văn
phòng, nhà máy sang làm việc tại nhà, hoặc quán cà phê, khu nghỉ dưỡng.
Theo BLLĐ 2019, địa điểm làm việc của NLĐ phải được quy định cụ thể
trong HĐLĐ, cho nên khi có sự thay đổi thì hai bên phải bổ sung vào HĐLĐ.
Tiếp đến Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Thời giờ làm việc được quy
định cụ thể trong HĐLĐ và nội quy lao động của DN, không quá 8 giờ/ngày
và không quá 48 giờ/tuần. Tuy nhiên, khi chuyển sang làm việc trực tuyến
thì NLĐ không bị ràng buộc bởi thời giờ, miễn sao khi NSDLĐ có yêu cầu thì
NLĐ phải có mặt trước máy tính hay màn hình điện thoại.
- Phần 3 bọn em xin phép nói đến ưu và nhược điểm khi người lao động làm
việc trực tuyến tại gia.
Về ưu điểm:
- Cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn ( Làm việc onl tại nhà
cũng đi kèm với lịch trình linh hoạt, có nghĩa là người lao động có thể bắt
đầu và kết thúc ngày làm việc của họ tùy thích, miễn là công việc của họ
hoàn thành và dẫn đến kết quả tốt nhất.) VD: Bạn có thể vừa làm việc onl
vừa chăm sóc thú cưng

- Vẫn giữ việc làm trong bối cảnh dịch bệnh cắt giảm lao động . VD:
Dịch bệnh khiến nhiều cơ sở sản xuất bị đình trệ, dừng hoạt động khiến cho
phần lớn dân số bị mất việc làm, nhưng bạn vẫn có thể làm việc trực tuyến
trên các thiết bị onl và nhận được số lương xứng đáng
- Có thể cải thiện cân bằng giữa công việc và cuộc sống. VD: Loại bỏ
việc di chuyển xa mỗi ngày để đi làm giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và
thể chất của lao động hiệu quả. Tiết kiệm thời gian có thể cho phép bạn tập
trung vào các ưu tiên khác ngoài công việc, chẳng hạn như ngủ thêm vào
buổi sáng, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, tập thể dục hoặc ăn sáng
lành mạnh,….
- Linh hoạt thời gian hơn. VD: Thời gian đi đến văn phòng làm việc
trung bình ở thành phố Hồ Chí Minh là 27,1 phút (đối với những người ở
cách xa nơi mình làm việc) — gần một giờ đồng hồ cho mỗi ngày để di
chuyển từ nhà đến công ty và ngược lại. Con số này có thể gia tăng khi gặp
phải một số tình huống khác. Theo Trung tâm Bảo hiểm Ô tô, trung bình,
người đi làm mất khoảng 100 giờ đi lại và 41 giờ kẹt xe mỗi năm. Một số
người đi làm “cực đoan” phải đối mặt với thời gian đi làm dài hơn nhiều, 60
phút trở lên cho mỗi lần di chuyển. Trong khi làm việc trực tuyến bạn chỉ
mất có vài giây để mở máy và bắt đầu công việc dang dở.
- Giảm stress hơn khi làm việc. VD: Tốn hơn 30 phút để đi làm mỗi ngày
có thể dẫn đến việc gia tăng mức độ căng thẳng và sự lo lắng. Nghiên cứu
đã chỉ ra rằng việc phải di chuyển trên một con đường khá xa từ nhà đến
nơi làm việc có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như:
Tăng lượng Cholesterol cao hơn
Đường huyết tăng cao
Tăng nguy cơ trầm cảm
Và làm việc tại nhà sẽ giảm thiểu được các vẫn đề đó 1 cách rõ rệt.

- Vị trí làm việc tự do. VD: Bạn có thể tiếp cận với công việc ngay tại
nhà mà không cần di xa chuyển đến công ty

- Cải thiện tính toàn diện. VD: Làm việc Online từ xa cho phép các công
ty có nguồn nhân lực đa dạng và hòa nhập hơn bằng cách thuê những
người đến từ các vùng miền khác nhau với nền tảng kinh tế xã hội, địa lý và
văn hóa khác nhau, quan điểm khác nhau — điều này khó hoàn thành khi
việc tuyển dụng bị hạn chế ở một khu vực cụ thể.
Và bằng cách thuê những nhân viên có thể làm việc Online tại nhà ngay tại
nơi ở mà họ cảm thấy thoải mái nhất, các công ty đã góp phần hỗ trợ sự đa
dạng, cộng đồng và gia đình cho người lao động.
Làm việc trực tuyến từ xa mang lại cho những người có thể gặp khó khăn
trong việc tìm kiếm việc làm ổn định tại chỗ cơ hội để theo đuổi mục tiêu
nghề nghiệp của họ mà không phải lo lắng về việc đi lại đến văn phòng. Nó
cũng mang lại cho người lao động sự linh hoạt để đến các cuộc hẹn với bác
sĩ và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác khi cần thiết.

- Tiết kiệm chi phí. VD: Theo Global Workplace Analytics , một công ty
điển hình trung bình có thể tiết kiệm khoảng 11.000 đô la mỗi năm cho mỗi
nhân viên làm việc tại nhà. Trên thực tế, FlexJobs đã tiết kiệm được hơn 5
triệu đô la từ làm việc Online tại nhà cho những thứ như:
Chi phí điện nước
Chi phí bất động sản
Trợ cấp quá cảnh
- Tác động tích cực đến môi trường . VD: Khoảng 3,9 triệu nhân viên
làm việc Online tại nhà đã giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tương
đương với việc xóa bỏ hơn 600.000 xe ô tô di chuyển trong cả năm. Một
con số khổng lồ 7,8 tỷ dặm phương tiện không phải đi mỗi năm đối với
những người làm việc bán thời gian nhất ở nhà, tránh được 3 triệu tấn khí
nhà kính (GHG) và tiết kiệm dầu lên tới 980 triệu đô la.
- Phát triển tích cực một số phương diện như: giảm thiểu sự bất bình
đẳng, giảm biến đổi khí hậu và tạo điều kiện cho người tiêu dùng có trách
nghiệm hơn
- Thiết lập không gian làm việc tại nhà theo sở thích. VD: Bạn có thể
thiết lập văn phòng làm việc ngay tại nhà của mình và trang bị cho nó bất
cứ thứ gì bạn muốn.

- Tăng năng suất và hiệu quả công việc. VD: Làm việc trực tuyến tại nhà
thường ít bị gián đoạn hơn, ít ồn ào hơn và các cuộc họp ít (hoặc hiệu quả
hơn). Thêm vào đó là việc rút ngắn thời gian di chuyển giúp người lao động
có nhiều thời gian hơn và ít bị phân tâm hơn. Hiệu quả là dẫn đến tăng
năng suất la động hơn — một lợi ích to lớn của việc làm Online tại nhà cho
cả nhân viên và chủ lao động.
- Có một cuộc sống hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn. VD: Làm việc
Online tại nhà cũng có tác động tích cực đến sức khỏe theo nhiều cách:
+ Nhiều thời gian hơn cho các hoạt động thể chất
+ Có thời gian ăn uống lành mạnh hơn
+ Ít tiếp xúc với các mầm bệnh hơn.
+ Dễ dàng chăm sóc các vấn đề sức khỏe ngay tại nhà
+ Tùy chọn tạo không gian làm việc thoải mái và tiện dụng hơn.

Tuy nhiên , người lao động cũng gặp rất nhiều thách thức , khó khăn khi
làm việc trực tuyến tại nhà đó cũng chính là nhược điểm
- Lương có thể bị giảm
- Bị động trong giải quyết công việc. VD: Nếu bạn là nhân viên văn
phòng và làm việc tại công ty. Bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn để học hỏi
nhiều từ đồng nghiệp của mình. Khi làm việc tại nhà, bạn sẽ cần nỗ lực
nhiều hơn để tự giải quyết các vấn đề và khó khăn hơn trong việc học tập,
phát triển bản thân.
- Có thể thiếu tập trung do môi trường làm việc tại nhà. VD: Bạn sẽ bị
chi phối, mất tập trung bởi nhiều thứ như: đồ ăn, muốn ngủ,… vì chẳng có
ai giám sát hay nhắc nhở bạn cả.
- Việc thực hiện các thủ tục hành chính, bàn giao, trao đổi phối hợp
công việc có thể gặp khó khăn giữa các phòng ban trong đơn vị
- Tâm lí không muốn quay lại môi trường công sở. VD: khi bị làm việc ở
một chỗ quá lâu, và có thể bắt đầu ngại bước chân ra ngoài và giao tiếp
nhóm, mất hẳn những nguồn cảm hứng bất chợt khi được chia sẻ và trao
đổi ngẫu hứng với bạn bè qua những bữa ăn trưa, cà phê chiều tối. Từ đó
dễ dẫn đến trầm cảm và chất lượng công việc bắt đầu đi xuống.
- Cần tự mình nâng cao tinh thần kỷ luật tự giác. VD: Thức dậy và tập
trung vào công việc mỗi ngày khi bạn ở trong môi trường gia đình cần rất
nhiều kỷ luật tự giác và động lực. Những cám dỗ từ chiếc giường khi trời
lạnh. Nếu không tự giác, bạn có thể sinh ra tính ỉ lại, không chịu làm việc
đúng giờ, những công việc được phân ra hoàn thành trong ngày có thể bị
chuyển sang ngày tiếp theo. Và cứ như vậy, công việc bị trì trệ, không đúng
tiến trình gây ra stress, áp lực ngay trong ngôi nhà của mình.
- Cô đơn. VD: làm việc cả ngày mà không tiếp cận hay nói chuyện với
đồng nghiệp có thể gây cảm giác cô đơn, cô lập.
- Làm việc không điều độ. VD: Khi làm việc ở nhà, bạn có thể làm hăng
say và không nghĩ đến thời gian, nhịp độ công việc. Điều này sẽ gây ra ảnh
hưởng sức khỏe khi làm việc quá sức.
- Mất không gian sống. VD: Làm một văn phòng tại nhà hoặc không
gian làm việc có thể chiếm nhiều không gian sống trong nhà bạn. Ngoài ra,
với những không gian hẹp, bí bách, bạn có thể cảm thấy khó chịu hay ngột
ngạt khi phải ngồi lâu xung quanh 4 bức tường.
- Có ít mối quan hệ. VD: Thật khó để thiết lập niềm tin và phát triển
mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng khi bạn không tiếp xúc, nói
chuyện và gặp gỡ họ hàng ngày.
- Điều kiện cơ sở vật chất không đủ để đáp ứng
- Không được giao tiếp thường xuyên
- Dễ mất tập trung, xao nhãng. VD: lợi bất cập hại vì bạn sẽ phải đối
phó với các loại gián đoạn và phiền nhiễu khác, đặc biệt là với các bạn có
con nhỏ, khi chúng luôn cần người chơi chung. Bạn không thể liên tục nói
không với việc trẻ đòi hỏi được chơi chung bất cứ lúc nào chúng muốn. Chỉ
riêng việc bạn phải tìm một góc riêng tư và yên tĩnh để thực hiện các cuộc
họp online để gia đình không bị gián đoạn cũng đã là một vấn đề khi làm
việc tại gia.
- Không quản lý được nhân viên. VD: Khi phần lớn giao tiếp của bạn xảy
ra qua email và những thứ tương tự, sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra chuyện
hiểu lầm hoặc không hiểu hết ý của đồng nghiệp. Đặc biệt đối với những
người hướng nội như các lập trình viên hay chuyên viên thiết kế.
- Giảm tính chuyên nghiệp trong công việc. VD: Không có gì làm cho
một người làm việc tại gia rối hơn việc mất tín hiệu internet. Hoặc khi máy
tính bị trục trặc. Cả hai đều là vấn đề cần giải quyết triệt để.
- Để tiếp tục với bài thuyết trình đó chính là những tác động khi bình
thường mới.
Đầu tiên là tác động tiêu cực đến người lao động : + Các doanh nghiệp kích
thích, hỗ trợ nhiều mặt để đưa người lao động quay trở lại làm việc.
NLĐ có khả năng mất việc làm sau thời gian dài do dịch bệnh
-Không có thu nhập hoặc thu nhập bị giảm sút do doanh nghiệp cũng đang
gặp khó khăn do dịch bệnh
-Đa số công nhân lao động là ngoại tỉnh, sống trong các khu nhà trọ lại
thường xuyên di chuyển nên khi có dịch rất khó khăn để Công ty tiếp cận,
liên lạc, nắm tình hình
- Nhà nước và doanh nghiệp dần đưa ra chính sách từng bước phục hồi các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo công tác phòng, chống dịch
Covid-19 trong tình hình mới
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng là các tác động tích cực đó là : - Ứng phó với
đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức
lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời đại này. Đội ngũ quản lý sẽ chịu trách
nhiệm chính trong công cuộc điều hướng rủi ro cho doanh nghiệp. Chính
các nhà lãnh đạo sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để
thực hiện nhiệm vụ phức tạp: Đưa lực lượng lao động quay trở lại nơi làm
việc.
Cần có kế hoạnh rõ ràng, dài hạn khi cho người lao động quay trở lại làm
việc trực tiếp để vừa đảm bảo chống dịch hiệu quả vừa làm việc có hiệu quả
cao.Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp phải luôn tuân
thủ việc giãn cách, đảm bảo quy tắc 5K, tránh mất an toàn, xảy ra dịch bệnh
khi hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại.
-Cần có sự sáng tạo, linh hoạt trong công việc, đó là áp dụng mô hình làm
việc kết hợp trực tiếp và trực tuyến
-Dưới đây là chi tiết bản khuyến nghị của chúng tôi về quá trình thực hiện
khi đưa lực lượng lao động trở lại nơi làm việc sau đại dịch.
+Thay đổi các biên pháp và yêu cầu về an toàn lao động (Ví dụ: đeo khẩu
trang, cung cấp xét nghiệm cho nhân viên)
+Tái cơ cấu nơi làm việc nhằm tăng cường dãn cách xã hội
+Thay đổi ca và/hoặc phân chia ca làm việc để giảm tiếp xúc
+Cho phép một số vị trí làm việc từ xa
+Gia tăng tự động hóa và các hình thức làm việc mới
+Giảm thiểu tiếp xúc ở nơi làm việc (Ví dụ: chỉ mở một phần của văn phòng
hay địa điểm bản lẻ)
+Đánh giá công cụ mới để hỗ trợ theo dõi vị trí của lao động và theo dõi liên
lạc
+Cung cấp phúc lợi cho các lao động làm việc tại chỗ thuộc khu vực bị ảnh
hưởng dịch (Ví dụ: dịch vụ chăm sóc trẻ em, phương tiện vận chuyển cá
nhân)
+Cung cấp tiền lương cho các lao động làm việc tại chỗ thuộc khu vực bị
ảnh hưởng
Kết thúc bài thuyết trình là chính sách của nhà nước.
Trước tiên là đối với doanh nghiệp
1. Tại Nghị quyết 128/2020/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm
2021, cho phép khoản chi đóng góp, ủng hộ COVID-19 được trừ khi tính
thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
2. Ngày 19/4/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP ngày
19/4/2021 về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021.
3. Ngày 28/5/2021, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có Công văn
2059/TLĐ về việc lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các doanh
nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
4. Bộ Tài chính ban hành Thông tư 41/2021/TT-BTC ngày 02/6/2021
hướng dẫn về tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụngvà kế toán, quyết toán,
công khai tài chính Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 (Quỹ).
5. Chính phủ ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về chính
sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do
COVID-19 , trong đó, có chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử
tuất.
6. Tại Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021, Chính phủ đưa ra hàng
loạt chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ), doanh nghiệp gặp khó khăn do
Covid-19, trong đó có 03 chính sách liên quan đến BHXH, bảo hiểm thất
nghiệp (BHTN).
7. Ngày 06/9/2021, Bộ Công Thương có Công văn 5411/BCT-ĐTĐL về hỗ
trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 5 cho khách hàng sử dụng điện bị ảnh
hưởng Covid-19.
Các khách hàng sử dụng điện là các nhà máy hoặc cơ sở sản xuất đặt tại các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội
theo Chỉ thị 16/CT-TTg tại thời điểm ngày 25/8/2021 và đang duy trì sản
xuất trong các lĩnh vực sau:

(i) Doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản;

(ii) Doanh nghiệp chế biến và bảo quản rau quả;

(ii) Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu năm
2020 trên 01 tỷ đô la Mỹ.

- Mua điện trực tiếp từ Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực thuộc Tập
đoàn Điện lực Việt Nam hoặc các đơn vị bán lẻ điện khác.

Mức hỗ trợ giảm tiền điện: Giảm 10% tiền điện (trước thuế VAT) trên hoá
đơn tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện nêu trên.

- Thời gian hỗ trợ giảm tiền điện cho khách sử dụng điện là ba (03) tháng từ
kỳ hoá đơn tiền điện tháng 9 đến hết kỳ hóa đơn tiền điện tháng 11 năm
2021.
8. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn chính
sách miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó
khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19.
9. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022
quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15, trong
đó có hướng dẫn giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 01/02/2022.
Tiếp theo là các chính sách với người lao động
10. Chính phủ ban hành Nghị quyết 126/NQ-CP sửa đổi Nghị quyết 68/NQ-
CP ngày 1/7/2021 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp
khó khăn do COVID-19.Bao gồm
a. Chính sách hỗ trợ người lao động bị ngừng việc
b. Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động
c. Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh
d. Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ
việc không hưởng lương
11. Trên cơ sở ý kiến các Thành viên Chính phủ tại Phiếu ghi ý kiến Thành
viên Chính phủ kèm theo Công văn 1173/VPCP-KTTH ngày 28/5/2021 của
Văn phòng Chính phủ.
Chính phủ quyết nghị thống nhất phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền
điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 (đợt
3) như đề xuất của Bộ Công Thương tại Báo cáo 283/BC-BCT ngày
27/5/2021.
12. Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 47/2021/TT-BTC quy định mức thu
một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu
ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
13. Ngày 25/6/2021, HĐND TP.HCM thông qua Nghị quyết 09/2021/NQ-
HĐND về chế độ, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch
Covid-19, hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa bàn thành
phố.
14. Ngày 01/7/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về một
số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó
khăn do đại dịch COVID-19.
Theo Nghị quyết 68/NQ-CP NLĐ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị
ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải
cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày
1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợ một lần
1.000.000 đồng/người.
15. Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ
người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch
COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
16. Công đoàn Viên chức Việt Nam ban hành Hướng dẫn 438/HD-CĐVC
ngày 26/10/2021 về rà soát, lập hồ sơ đề nghị trao "Sổ tiết kiệm Công đoàn
Việt Nam" cho trẻ em mồ côi là con đoàn viên công đoàn tử vong vì dịch
Covid-19.
17. Áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 100% đối với cán bộ y tế dự phòng, y
tế cơ sở là nội dung được đề cập tại Nghị quyết 38/NQ-CP ngày 17/3/2022
về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19.
18. Hỗ trợ tiền ăn 1 triệu đồng/người với NLĐ thực hiện “3 tại chỗ”
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành Quyết định 3089/QĐ-TLĐ
về việc hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, NLĐ thực hiện "3 tại chỗ" của doanh
nghiệp tại địa bàn các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị
16/CT-TTg của Thủ tướng.

You might also like