VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG - AI

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 48

ĐIỆN ẢNH VỊ AI

AI (trí tuệ nhân tạo) đang dần ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghệ thuật. Điện ảnh không ngoại lệ.
Phim do AI thực hiện bắt đầu được công chiếu rộng rãi và có mặt ở các liên hoan phim danh giá trên thế giới.
Ở Việt Nam, điện ảnh vị AI đã manh nha nửa đầu năm 2024 với các dự án phim ngắn.
"Liên hoan phim trí tuệ nhân tạo" (AIFF) diễn ra hồi tháng 2 để lại nhiều dư âm đáng nhớ bởi có thể coi đây
là sân chơi chuyên biệt đầu tiên tôn vinh các tác phẩm điện ảnh được thực hiện bằng công nghệ AI. Liên
hoan do Runway AI - một công ty Mỹ chuyên nghiên cứu và sản xuất nền tảng AI - tổ chức.
AIFF năm nay quy tụ gần 3.000 tác phẩm trên thế giới. Xuất sắc chạm tay vào giải "Phim danh dự" là phim
ngắn của đạo diễn người Pháp Leo Cannone. Thí sinh đến từ Việt Nam - đạo diễn Phạm Vĩnh Khương, nhận
được nhiều lời khen ngợi của ban tổ chức với phim ngắn "Hay là chúng ta cứ như vậy một vạn năm".
Bộ phim do anh thực hiện bằng AI trên điện thoại thuộc thể loại "siêu tưởng", kết hợp giữa trường phái trừu
tượng, chất chứa nhiều ẩn dụ. Những nhân vật kỳ ảo gửi gắm sự quan ngại của loài người đối với sự phát
triển vượt bậc của công nghệ tương lai, đặt ra câu hỏi "Tại sao chúng ta nỗ lực chạy đua công nghệ, song lại
ngờ vực tương lai phải đối đầu với nó?".
Một cảnh trong phim ngắn "Bức tranh Đại Việt".
Mới đây, "ông trùm làm phim bằng điện thoại" này tiếp tục trình làng bộ phim "Bức tranh Đại Việt" dài hơn
năm phút. Thước phim ca ngợi non sông, văn hóa Việt Nam, tự hào lịch sử dựng nước và giữ nước của cha
ông. Dù phim có thời lượng ngắn, nhưng do kho tài nguyên hạn chế nên anh gặp khó khăn khi đặt lệnh cho
AI.
Để tăng dữ liệu, Phạm Vĩnh Khương bổ sung ảnh do anh chụp hoặc mượn ảnh từ nhiếp ảnh gia trong và
ngoài nước. Những cảnh quay do app AI khác nhau tạo ra được kết hợp lại sao cho mượt mà, nêu bật cốt
truyện. Với những gì đã làm được, chàng đạo diễn trẻ này được xem là gương mặt tiên phong của làng điện
ảnh Việt Nam trong hành trình "AI hóa".
Nếu ở nước ta, AI vẫn còn là khái niệm mới mẻ thì trên thế giới, phim có sự đồng sáng tạo của AI đã ra mắt
công chúng từ năm 2016. Đó là "Do you love me" và "Sunspring". Những năm gần đây, việc ứng dụng AI
trong ngành công nghiệp điện ảnh ở các nước phát triển diễn ra sôi nổi. AI trở thành trợ thủ đắc lực ở hầu hết
công đoạn làm phim: từ giai đoạn tiền kỳ như viết kịch bản, tuyển chọn diễn viên, dựng cảnh, đạo cụ cho đến
quay phim, làm hậu kỳ, kỹ xảo, quảng bá phát hành, dự đoán doanh thu… Thậm chí, nó có thể thay thế vai
trò đạo diễn cũng như diễn viên với công nghệ deepfake. Nhân vật phản diện Thanos trong series bom tấn
"Avengers" hay nhân vật phụ trong web-drama "Bad Girlfriend" của Hàn Quốc hồi năm 2022 đều do AI xây
dựng.
Sự đổ bộ ồ ạt và tác động ghê gớm của AI vào nền điện ảnh toàn cầu khiến các liên hoan phim lớn trên thế
giới không thể nhắm mắt làm ngơ. "Liên hoan phim giả tưởng quốc tế Bucheon" lần thứ 28 diễn ra vào tháng
7 tới đã bổ sung thêm hạng mục "Cuộc thi quốc tế về phim do AI thực hiện". Đây là lần đầu tiên liên hoan
phim danh tiếng của Hàn Quốc công nhận những bộ phim được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo. Việc đánh giá tác
phẩm không chỉ nhìn nhận ở mặt công nghệ mà còn xem xét ở giá trị nghệ thuật và thông điệp tác phẩm.
Tương tự, "Liên hoan phim ngắn và châu Á" 2024 diễn ra từ ngày 4 đến ngày 17/6 tại Nhật Bản sẽ trình
chiếu hàng loạt bộ phim do trí tuệ nhân tạo biên kịch, được gửi về từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đáng chú ý có bộ phim hoạt hình thử nghiệm của Áo mang tên "Vòng tròn ma thuật nhân tạo" và bộ phim
hoạt hình Trung Quốc "Long môn".
"Cơn lốc" AI mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức với nền điện ảnh Việt Nam. Theo đạo diễn Huỳnh
Phú, cái lợi dễ nhận thấy của trí tuệ nhân tạo chính là trở thành trợ lý đắc lực của nhà làm phim. "Tự viết kịch
bản hay tuyển chọn diễn viên, AI gợi ý cho nhà sản xuất nhiều sự lựa chọn hấp dẫn và giảm bớt sai sót.
Những thuật toán nhanh chóng của AI giúp chúng tôi rút ngắn thời gian tra cứu thông tin và giảm công sức
sáng tạo rất nhiều. Hồi phác họa con chằn tinh 3D trong phim "Thạch Sanh", chúng tôi phải mất gần hai
tháng mới xong. Bây giờ, AI chỉ mất vài tiếng. Làm nháp một cảnh nguy hiểm trong phim hành động, chúng
tôi mất nhiều kinh phí mà chưa chắc thành công, trong khi nhờ AI, mức độ thành công được đo lường gần
như 100% nhờ tính năng phân tích, phản biện, tạo ra sự hợp lý mà không tốn nhiều tiền".
Đồng quan điểm, đạo diễn Phạm Vĩnh Khương cho hay, nhờ AI đơn giản hóa nhiều công đoạn nên chi phí
thực hiện sản phẩm của anh rất thấp. Giới chuyên môn dự đoán nếu dùng máy quay và cách sản xuất như
truyền thống, "Bức tranh Đại Việt" phải ngốn ít nhất ba tỷ đồng. Nhưng nhờ trí tuệ nhân tạo, sản phẩm này
chỉ tiêu tốn ba triệu đồng. Công nghệ AI mở ra giải pháp cho các nhà làm phim mới chập chững dấn thân vào
điện ảnh, chưa có khả năng tiếp cận và thuyết phục các nhà đầu tư lớn rót vốn. Phạm Vĩnh Khương quả
quyết: "Tôi tin, nếu sự tiên phong này sớm trở nên thịnh hành, nghĩa là tôi đã tìm ra giải pháp tiết kiệm ngân
sách làm phim, để điện ảnh không còn là ngành xa vời với các bạn trẻ đam mê theo đuổi mà chưa đủ điều
kiện để thực hiện ý tưởng".
Ở thể loại phim hoạt hình, số tác phẩm do AI thực hiện từ "A đến Z" ngày càng tăng. Bởi không cần người
thật đóng, diễn xuất của nhân vật hoạt hình ảo do AI tạo sẽ diễn theo những gì nó hoạch định dựa trên việc
tham khảo và chọn lọc thông tin từ nhiều nguồn. Trên YouTube, các clip hướng dẫn làm phim hoạt hình từ
AI với đủ nội dung, thể loại ngày càng thịnh hành. Có chút kiến thức, ai cũng có thể dễ dàng tạo ra một thước
phim đơn giản.
Phim Việt Nam vẫn bị đánh giá yếu kém nhất ở khâu kịch bản. Kịch bản có nội dung thiếu hấp dẫn, kịch tính
hay tình tiết phi logic, thô vụng vẫn là căn bệnh nan y. Trong khi đó, trí tuệ nhân tạo tỏ ra là tay biên kịch
xuất sắc khi bộ óc thông minh của nó "học lỏm" rất nhanh từ kho dữ liệu khổng lồ sẵn có, để rồi phân tích và
sáng tạo ra một hoặc nhiều phiên bản kịch bản. Người dùng có thể đặt ngược câu hỏi như "Kịch bản này hấp
dẫn khán giả ở điểm nào?", "Phân khúc khán giả mà kịch bản này có thể chinh phục?"… để AI thẩm định lại
kịch bản và tự nó bổ khuyết những điểm phi lý, chưa hấp dẫn.
Tuy mang nhiều cái lợi nhưng AI vẫn chưa được chào đón nồng nhiệt ở Việt Nam. Thực tế, ngoài đạo diễn
Phạm Vĩnh Khương làm phim 100% AI thì hầu hết nhà làm phim nước ta chỉ thử nghiệm AI ở vài khâu phụ
trợ. Đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư thỉnh thoảng dùng AI điều khiển cánh tay robot để quay vài cảnh khó, nguy
hiểm. Một số người tận dụng AI nhằm thực hiện vài kỹ xảo đơn giản. Bởi họ quan niệm, AI vẫn là máy móc
vô tri, vậy nên lạm dụng nó sẽ bào mòn chất xám, bản sắc, phong cách cá nhân của người sáng tạo. Chính
đạo diễn Phạm Vĩnh Khương cũng thừa nhận: "Đúng là AI sẽ khiến nhiều người trong chúng ta trở nên lười
biếng, ỷ lại nếu họ luôn thụ động giao phó hết cho AI trong việc sáng tạo nội dung. Lúc đó kẻ mất việc là
những kẻ kiến thức lưng chừng, thiếu tính thẩm mĩ và sáng tạo".
Cảm xúc vẫn là yếu tố hàng đầu níu kéo con người đến với điện ảnh. Hiện nay, đây là điểm yếu cốt tử của
AI. Nói như đạo diễn Huỳnh Phú: "Phụ thuộc hoàn toàn vào AI sẽ cho ra đời những tác phẩm điện ảnh khô
cứng, không có hồn, khó truyền tải được những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Để khắc phục, bản thân nhà làm
phim phải biết kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo, phải làm chủ được trí tuệ nhân tạo. Con
người là nhân tố cốt lõi cho mọi vấn đề. Vì vậy bản thân nhà làm phim phải liên tục trau dồi, học hỏi để nâng
cao trình độ cũng như nhanh nhạy nắm bắt dòng chảy cuộc sống và mở rộng nhân sinh quan. Chỉ có như vậy,
anh mới cho ra đời những tác phẩm đỉnh cao và có giá trị nghệ thuật sâu sắc. Suy cho cùng AI cũng chỉ là
công cụ phục vụ loài người. Công cụ ấy có phát huy hiệu quả hay không là do cách dùng của mỗi chúng ta".

HƠN 50 QUỐC GIA CHẠY ĐUA SẢN XUẤT VŨ KHÍ TÍCH HỢP TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
Theo Douglas Shaw, Cố vấn cấp cao của chương trình Sáng kiến Đe dọa Hạt nhân Mỹ: “Tôi có thể dễ dàng
tưởng tượng ra một tương lai, trong đó số lượng máy bay không người lái tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) đông
hơn đáng kể số lượng người trong lực lượng vũ trang”.
Từ sự thành công của Trung Quốc
Truyền thông Trung Quốc vừa đưa tin, nước này đã tích hợp thành công trí tuệ nhân tạo vào máy bay chiến
đấu siêu thanh tốc độ gấp 11 lần tốc độ âm thanh (Mach 11) và đã mô phỏng thành công một trận không
chiến khi máy bay siêu thanh này chạm trán với một máy bay chiến đấu đang bay với tốc độ Mach 1.3, gần
bằng tốc độ tối đa của chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ. Nếu như cách thức chiến đấu truyền thống, phi
công Trung Quốc sẽ rượt đuổi đối phương và khai hỏa mục tiêu. Tuy nhiên, khi được tích hợp trí tuệ nhân
tạo, phi công đã bay đến một vị trí bất ngờ, vượt máy bay địch khoảng 30km và tấn công mục tiêu.
Dựa trên kết quả thông báo từ máy tính, tên lửa đã bắn trúng máy bay địch với tốc độ lên đến Mach 11, kết
thúc trận không chiến chưa đến 8 giây. Các nhà nghiên cứu đã mô phỏng trận chiến ở tốc độ từ Mach 5 đến
Mach 11.
Theo Phó giáo sư Liu Yanbin tại Đại học Hàng không Vũ trụ Nam Kinh, bằng cách tiếp cận phản trực giác
này mang lại tầm sát thương xa nhất với rủi ro thấp nhất cho phi công. Dù có nhiều ưu điểm khi không chiến
nhờ chi phí thấp, tốc độ nhanh và tính cơ động cao. Nhưng hệ thống điều khiển hỏa lực vẫn chưa được phát
triển cho máy bay ở tốc độ siêu thanh từ Mach 5 trở lên. Do vậy đặt ra những yêu cầu mới đối với hệ thống
điều khiển hỏa lực. Hệ thống này phải có khả năng thực hiện các tính toán cực kỳ chính xác và AI có thể giải
quyết vấn đề này đồng thời sử dụng trong máy bay siêu thanh để cải thiện hiệu suất chiến đấu. Khi mô phỏng
tốc độ đã đạt Mach 11 và phạm vi tấn công tối đa của máy bay siêu thanh. Việc áp dụng AI trong hệ thống
điều khiển hỏa lực có thể cải thiện phản xạ của phi công, cũng như tốc độ phản ứng tấn công và phòng thủ
của hệ thống.
Mỹ phát triển hơn 600 dự án
Một trong những nỗ lực lớn nhất, mặc dù vẫn còn non trẻ, nhằm thúc đẩy AI là chương trình bí mật của
Không quân Hoa Kỳ, mang tên Nâng cấp Không chiến (ACE), trong đó khoảng 1.000 máy bay không người
lái tích hợp AI, được gọi là máy bay chiến đấu hợp tác, hoạt động cùng với 200 máy bay được điều khiển.
Tác chiến trong tương lai có thể thay đổi bất ngờ khi Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử gắn phi công ảo AI trên
tiêm kích F-16.
Cơ quan nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) vừa cho hay, một tiêm kích F-16 của nước này đã
hoàn thành chuyến bay thử nghiệm do AI điều khiển lần đầu tiên trong lịch sử. Ngoài điều khiển máy bay, AI
còn tham gia vào một cuộc diễn tập giả lập tấn công mục tiêu. Đây được xem là diễn biến đánh dấu một bước
đột phá quan trọng của ngành quốc phòng Mỹ trong việc phát triển các năng lực liên quan tới AI trong hoạt
động tác chiến tương lai. Cùng với phi công người thật trong buồng lái, 2 chương trình AI đã điều khiển
chiếc tiêm kích F-16 đã thực hiện 12 cuộc thử nghiệm hồi tháng 12 năm ngoái ở căn cứ Edwards, bang
California.
Chiếc tiêm kích tham gia thử nghiệm là F-16 hai chỗ ngồi được chỉnh sửa, với tên gọi "VISTA", theo
DARPA. VISTA được cải tiến để AI có thể điều khiển thiết bị. Ngoài ra, máy bay này cũng có thể bắt chước
các đặc tính của các dòng máy bay khác nhau, bao gồm F-16 và máy bay không người lái MQ-20, nhằm phục
vụ hoạt động huấn luyện và thử nghiệm.
Theo DARPA, trong chưa đầy 3 năm, các thuật toán AI được phát triển theo ACE của DARPA đã đạt bước
tiến từ việc điều khiển những chiếc F-16 mô phỏng trên màn hình máy tính sang điều khiển một chiếc F-16
chiến đấu ngoài đời thực. DARPA kết luận, công nghệ AI của Mỹ có thể điều khiển một máy bay chiến đấu
trên thực tế. Chuyến bay thử nghiệm thành công là một bước đột phá đối với chương trình ACE của DARPA,
vốn bắt đầu từ năm 2019 dựa trên ý tưởng con người có thể hợp tác với máy móc trong không chiến.
Lầu Năm Góc đang tích hợp AI vào hơn 600 dự án, bao gồm cả ACE, để tăng cường khả năng phòng thủ của
quốc gia. Chương trình cũng đánh dấu một bước tiến lớn trong công nghệ quốc phòng hiện đại và có thể tạo
ra bước ngoặt khi tích hợp AI với hoạt động tác chiến trong tương lai. Mỹ trong những năm qua đã lên chiến
lược về ứng dụng AI trong mọi lĩnh vực trong quân đội, từ thu thập thông tin tình báo, tới điều khiển khí tài
quân sự.
Kỷ nguyên tác chiến AI đang gần
Một bằng chứng cho thấy kỷ nguyên của công nghệ AI trong tác chiến đang tới rất gần chính là những diễn
biến ở chiến sự Nga - Ukraine.
Nga đang thử nghiệm robot chiến đấu Uran-9 ở Ukraine, vũ khí trông giống xe tăng với súng nòng 30mm,
súng phun lửa và 4 tên lửa chống tăng. Ngoài ra, Lục quân Nga đã có kế hoạch phát triển một số loại robot
chiến đấu mạnh hơn nữa, dựa trên các xe tăng uy lực T-72 và T-14 Armata. Những robot này có thể mang vũ
khí hạng nặng và tự chủ tấn công mục tiêu dựa trên phần mềm đã lập trình sẵn.
Nga còn có tham vọng tăng cường tự động hóa các loại vũ khí và thiết bị thông thường do con người vận
hành giống như Mỹ đang làm với F-16, Nga cũng phát triển tính năng AI trên máy bay Su-57, hay còn gọi là
phi công ảo, với mục tiêu có thể cho phép nó thực hiện hầu hết các nhiệm vụ mà không cần phi công người
thật trong buồng lái. Ngay cả những chiếc xe tăng kiểu cũ cũng được tự động hóa và điều khiển từ xa.
Theo giới quan sát, cuộc chiến kéo dài gần 2 năm qua có thể là tiền đề cho sự ra mắt của các robot chiến đấu
hoàn toàn tự động trên chiến trường. Nếu điều này xảy ra, nó sẽ đánh dấu một kỷ nguyên mới về tác chiến
hiện đại, có thể so sánh với thời điểm mà súng máy xuất hiện dẫn tới sự tái định nghĩa lại các phương pháp
chiến đấu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố rằng, trong kỷ nguyên mới, bên nào làm chủ được công nghệ
thông tin và AI sẽ là bên có sức mạnh "thống trị" được thế giới. Sự phát triển của công nghệ không người lái
trong thời gian qua khiến các chuyên gia cho rằng, cuộc chiến càng kéo dài thì khả năng các thiết bị tự vận
hành xuất hiện càng lớn. Chúng sẽ tự xác định, khóa và tấn công mục tiêu mà không cần sự hỗ trợ từ con
người. Trong cuộc chiến kéo dài gần 2 năm qua, cả Nga và Ukraine đều đang sở hữu dàn máy bay không
người lái hùng hậu, lên tới hàng nghìn chiếc và chúng đang thể hiện uy lực trên chiến trường khi có thể phá
hủy những vũ khí hạng nặng hiện đại nhất như xe tăng chiến đấu chủ lực, tàu chiến, máy bay.
Ukraine cũng có đội xuồng tự sát có khả năng tự tấn công mạnh mẽ, đe dọa tới lợi thế của hạm đội Nga ở khu
vực Biển Đen. Zachary Kallenborn, nhà phân tích tại Đại học George Mason, cho biết: "Nhiều nước đang
phát triển công nghệ AI. Rõ ràng, nó không phải là một loại vũ khí quá khó để chế tạo". Chuyên gia quân sự
Douglas Shaw nhận định: "Tôi có thể dễ dàng tưởng tượng ra một tương lai trong đó máy bay không người
lái đông hơn số người trong lực lượng vũ trang khá nhiều.
Một ưu điểm lớn nhất của AI chính là công nghệ có thể khiến giảm thương vong trong các cuộc giao tranh.
Bằng cách mở rộng đáng kể vai trò của thiết bị không người lái do AI điều khiển trong lực lượng không
quân, hải quân và lục quân, mạng sống của con người có thể được bảo toàn. Hiện thời, nhiều nền quân đội đã
phát triển các đội robot chiến đấu tự vận hành. Theo Asia Times, tương lai của tác chiến có thể là cuộc đối
đầu của máy móc và công nghệ.
Những lo ngại cho nhân loại
Với sự phát triển mạnh như vũ bão của AI, các chuyên gia tỏ ra lo ngại về mối đe dọa của nó gây ra đối với
nhân loại.
Thứ nhất, các phần mềm AI có thể giúp các cường quốc ra quyết định nhanh chóng hơn, trong vài phút, thay
vì vài giờ hoặc vài ngày như hiện tại, nhờ khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ nhanh chóng. Đây là điều
được xem khá rủi ro, nhất là khi các nước này nắm trong tay kho vũ khí hạt nhân. Chuyên gia Herbert Lin từ
Đại học Stanford cảnh báo, việc phụ thuộc vào dữ liệu từ AI để đưa ra quyết định do trí tuệ nhân tạo tính toán
nhanh hơn rất nhiều con người có thể khiến nguy cơ xung đột bùng phát lớn hơn.
Một mối lo ngại khác là công nghệ AI tiên tiến có thể cho phép những kẻ xấu như đối tượng khủng bố có
được kiến thức và công nghệ trong việc chế tạo vũ khí gây chết người. Mặt khác, thông tin do AI cung cấp có
thể bị vũ khí hóa một cách tiêu cực gây ảnh hưởng tới nhân loại. Kẻ xấu có thể dùng thông tin giả mạo để
khiến AI đưa ra khuyến nghị sai lầm tới những người có quyền ra quyết định, gây ra rủi ro lớn.
Rõ ràng là một cuộc chạy đua vũ trang liên quan tới AI đang diễn ra và việc ngăn chặn nó không mấy dễ
dàng. Trong một bức thư ngỏ vào cuối tháng 3 năm ngoái, hơn 2.000 nhà lãnh đạo và nhà nghiên cứu công
nghệ, bao gồm cả tỷ phú Elon Musk, đã kêu gọi các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới tạm dừng đào tạo các
mô hình AI mới nhất vì lo ngại rằng chúng có thể dẫn đến thảm họa cho con người. "Chúng ta phải tự hỏi
rằng, chúng ta có nên phát triển những bộ óc phi nhân loại mà cuối cùng có thể đông đảo hơn, thông minh
hơn và thay thế chúng ta không? Chúng ta có nên mạo hiểm và có thể dẫn tới kết cục mất kiểm soát nền văn
minh của mình không?", bức thư ngỏ viết.
Mặt khác, về lý thuyết, AI trên vũ khí không người lái có thể nhận ra các mục tiêu trên chiến trường. Nhưng
vấn đề lớn nhất mà các nhà hoạch định chính sách lo ngại chính là liệu công nghệ có đủ sự tin cậy để đảm
bảo các vũ khí trên không tấn công nhầm vào những người không tham gia chiến đấu như dân thường, hay
không. Lo ngại này là có cơ sở trong bối cảnh các hoạt động tác chiến mạng, tấn công trực tuyến đang diễn ra
với tần suất ngày càng lớn. Máy móc có thể có trí thông minh trong việc tính toán, nhưng thiếu đi cảm xúc,
tri giác cần thiết khi đưa ra những quyết định quan trọng như con người. Chúng có thể thông minh hơn,
nhưng đặt quyền ra quyết định vào máy móc và phần mềm có thể gây ra những hậu quả ngược khi chúng trở
nên không còn có thể kiểm soát.
Cần kiểm soát
Trong một báo cáo được công bố, tổ chức Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí (Mỹ) cho biết AI và các công nghệ mới
khác, như tên lửa siêu vượt âm, có thể "xóa mờ sự khác biệt giữa một cuộc tấn công thông thường và hạt
nhân". Báo cáo nói rằng cuộc cạnh tranh để "phát triển các công nghệ mới nổi cho mục đích quân sự đã tăng
tốc với tốc độ nhanh hơn nhiều so với nỗ lực đánh giá những mối nguy hiểm mà chúng gây ra và những giới
hạn trong việc sử dụng. Do đó, điều cần thiết là phải làm chậm tốc độ vũ khí hóa các công nghệ này, cân
nhắc cẩn thận các rủi ro khi làm như vậy và áp dụng các hạn chế có ý nghĩa đối với việc sử dụng chúng cho
mục đích quân sự".
Các chuyên gia nhận định, việc cố gắng hạn chế sự phát triển của AI là không hợp lý và có thể phản tác
dụng. Tuy nhiên, con người cần bắt đầu cân nhắc tới mối đe dọa phát sinh khi các hệ thống AI tham gia vào
hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của con người, đặc biệt trong công nghệ vũ khí. Trong thời gian qua, một số
nước châu Âu, trong đó có Đức, đã bắt đầu hệ thống hóa các quy định về kiểm soát các vũ khí sát thương
nhằm ngăn việc vũ khí gây chết người có thể hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người.

CUỘC CHẠY ĐUA VŨ KHÍ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO


Cho đến nay, cuộc đua chế tạo vũ khí sử dụng trí tuệ nhân tạo (Al) mà cụ thể là máy bay không người lái
(UAV) ngày càng nóng lên với sự tham gia của một số nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Israel, Ấn Độ, Iran,
Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và khối NATO. Một báo cáo của Liên Hợp Quốc cho thấy đã có hơn 50 quốc gia sở
hữu loại vũ khí này và điều ấy dẫn đến những thay đổi chiến lược về cả tấn công lẫn phòng thủ…
1. Hiện tại, Mỹ vẫn là quốc gia áp dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào máy bay không người lái (UAV) nhiều nhất
thế giới. Theo ước tính của các chuyên gia quân sự, quân đội Mỹ hiện sở hữu khoảng 11.000 chiếc UAV
dùng trong lĩnh vực chiến tranh và các tập đoàn vũ khí sừng sỏ của nước Mỹ như Northrop Grumman,
General Atomics, Boeing… liên tục cho ra đời những loại UAV với những tính năng ngày càng tiên tiến,
thậm chí nó gần như hoàn toàn thay thế sự điều khiển của con người bởi lẽ phi công ngồi trong phòng kín,
cách xa chiến trường cả nghìn km, chỉ cần đánh dấu mục tiêu rồi bấm nút là xong. Tất cả mọi phần việc còn
lại như bay lượn, chọn độ cao, phóng tên lửa đều do Al đảm trách.
Vẫn theo các chuyên gia quân sự, những năm gần đây không quân Mỹ đào tạo chuyên viên điều khiển UAV
còn nhiều hơn đào tạo phi công truyền thống. Với những loại UAV chủ lực như RQ-11 Raven,
AeroVironment Wasp IIIs, AeroVironment RQ-20 Pumas, RQ-16 T-Hawk, MQ-1 Predators, MQ-1C Grey
Eagles, MQ-9, RQ-7,RQ-4 Global Hawk…, mỗi chiếc UAV phải cần đến ít nhất 2 người, chưa kể công cụ hỗ
trợ là vệ tinh trinh sát hoặc mạng lưới tình báo mặt đất.
Xem ra có vẻ tốn kém nhưng ngược lại, UAV có thể bắn nhầm mục tiêu do những thông tin mà Al nhận được
là thông tin không chính xác nhưng hầu như nó không bao giờ bắn trượt, cũng như nếu nó bị đối phương tiêu
diệt thì chỉ tốn tiền chứ không mất phi công!
Một trong những UAV của Mỹ nổi tiếng nhất hiện nay là chiếc MQ-9 Reaper. Nó được Hãng General
Atomics chế tạo và đưa vào sử dụng năm 2007 để thay thế cho chiếc MQ-1 Predators. Với thời gian hoạt
động trên trời 14 tiếng, vận tốc tối đa 482km/giờ ở độ cao 7,5km, hệ thống Al trên MQ-1 Predators thông qua
cảm biến nhiệt, có thể phân biệt được người dưới đất có mang theo vũ khí hay không, kể cả khi họ ở trong
nhà hay ẩn dưới cánh rừng rậm.
Với 7 mấu treo trên thân, MQ-1 Predators vũ trang bằng 4 tên lửa đối đất AGM-114 Hellfire, 4 tên lửa đối
không AIM-92 Stinger hoặc 2 tên lửa đối đất Brimstone và 2 quả bom định hướng bằng laser GBU-12
Paveway II. Chính loại tên lửa đối đất Brimstone phóng đi từ một chiếc MQ-9 Reaper đã giết chết thiếu
tướng Qasem Soleimani, chỉ huy Lực lượng Quds của Iran và Abu Mahdi al-Muhandis, chỉ huy Lực lượng
dân quân Iraq ngày 3-1-2020 tại sân bay Baghdad.
Và không chỉ những UAV với kích thước to lớn, Không quân Mỹ còn sở hữu những loại máy bay không
người lái tí hon, gọi là MAV (Micro Air Vehicles) mà điển hình là chiếc Black Widow - Góa phụ đen. Nó chỉ
nặng 500 gam nhưng hoạt động trong phạm vi từ 3 đến 10km với thời gian 30 hoặc 60 phút, vận tốc 10 đến
20m/giây. Tuy nhỏ nhưng Góa phụ đen có thể mang theo thiết bị ghi hình cả ngày lẫn đêm và 1 quả bom
250g chứa chất nổ cực mạnh, đủ để thực hiện những vụ “đánh bom tự sát”.
2. Đứng thứ hai sau Mỹ về UAV là Israel, phần lớn do Tập đoàn Công nghiệp hàng không Israel Aerospace
Industries (IAI) chế tạo. Với 17.000 nhân viên, trụ sở nằm ven rìa sân bay quốc tế Tel Aviv, IAI cho ra đời
những UAV siêu nhỏ, chẳng hạn như “Mosquito - Con muỗi” nặng chỉ 250 gr, hay như loại “Bird Eyes - Mắt
chim” cất cánh bằng cách dùng tay phóng lên trời, hoặc UAV “Panther- Báo đen” lớn đến mức phải chở bằng
xe tải, nhưng đáng kể hơn hết vẫn là chiếc Heron với phiên bản mới nhất là Heron-TP nặng 4,5 tấn. Heron
bay ở độ cao 10,5km trong suốt 52 tiếng đồng hồ với vận tốc 150km/giờ. Nó mang theo một loạt các cảm
biến gồm camera hồng ngoại giám sát ban đêm, camera giám sát ban ngày, thiết bị phân tích tình báo cùng
các mạng radar khác nhau.
Về vũ khí, Heron trang bị tên lửa đối không, đối đất, chống hạm và bom với tổng trọng lượng lên đến 250 kg.
Trong cuộc chiến ở Afghanistan, Heron đã được dùng để trinh sát, tấn công các vị trí của tổ chức Nhà nước
Hồi giáo tự xưng (IS), al-Qaeda, Taliban. Ở Libya năm 2011, Heron cũng được sử dụng nhằm hỗ trợ lực
lượng NATO tham chiến tại quốc gia này. Hiện tại, Heron đã được bán cho các khách hàng Ấn Độ, Sri
Lanka, Brazil, Ecuador, Thái Lan, Hàn Quốc…
Với nước Nga, quốc gia này cũng không nằm ngoài cuộc đua UAV và Kronstadt là một trong những tập đoàn
hàng đầu ở Nga chuyên về chế tạo những thiết bị bay không người lái. Sản phẩm của Kronstadt được cả thế
giới biết đến là UAV Orion.
Bắt đầu phát triển vào năm 2011 trong khuôn khổ chương trình Inokhodets do Bộ Ngoại giao Nga tài trợ, đến
năm 2013 nguyên mẫu đầu tiên của chiếc Orin ra đời hồi tháng 5-2016, lần đầu tiên Orion tiến hành bay thử
nghiệm. Theo thông số do Tập đoàn Kronstadt cung cấp, Orion có tốc độ tối đa 200km/giờ, phạm vi hoạt
động 250km và có thể bay suốt 24 tiếng ở độ cao 8km. Nó mang theo 200kg vũ khí nhưng Kronstadt không
cho biết là những loại vũ khí gì.
Năm 2020, Kronstadt cho ra đời tiếp chiếc Orion 2, định danh là Helios với kích thước và trọng tải lớn hơn
Orion 1. Helios nặng 5 tấn, sải cánh dài 30m, thời gian hoạt động trên không là 30 giờ ở độ cao 10.000m.
Không dừng lại ở đó, cuối năm 2021, chiếc Orion 3 định danh là Sirius, sử dụng 2 động cơ được tập đoàn
Kronstadt công bố.
Theo các thông số thì Sirius dài 9m, cao 3,3m, sải cánh 30m, tải trọng vũ khí phục vụ chiến đấu 350kg, bay
với tốc độ 295km/giờ ở độ cao 12km trong suốt 40 tiếng. Trước đó, một bản mô phỏng kích thước đầy đủ của
chiếc Sirius đã được giới thiệu tại Triển lãm Hàng không vũ trụ quốc tế MAKS-2019, tổ chức tại sân bay
Zhukovsky gần Moscow, Nga. Chuyến bay đầu tiên dự kiến sẽ thực hiện trong năm 2022 rồi năm 2023,
Sirius chính thức đi vào hoạt động.
Trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, một số loại UAV do Nga chế tạo đã được đưa vào sử dụng, gồm UAV
Eleron-3SV và Orlan-10... Đây là những UAV mệnh danh “bom đạn lảng vảng”, có khả năng lao vào mục
tiêu rồi phát nổ. Các chuyên gia quân sự đã ghi nhận một chiếc Orlan-10 tấn công một vị trí mà lính Ukraine
đang phục kích xe tăng Nga, một chiếc khác phá hủy 10 khẩu pháo tại một căn cứ của Ukraine ở ngoại ô
Kyiv và một chiếc Orion đã thực hiện thành công vụ bắn tên lửa vào một trung tâm chỉ huy ở Ukraine hồi
đầu tháng 3 năm 2022.
Với khối NATO, UAV là sự hợp tác của Hãng Northrop Grumman, Mỹ với Tập đoàn Hàng không-Quốc
phòng châu Âu (EADS) trong đó đáng chú ý nhất là chiếc “Euro Hawk - Diều hâu Euro”, có thể bay liên tục
30 tiếng trên tầng bình lưu (hơn 18,288 m). Được trang bị hệ thống camera nhìn xuyên mây và bão cát, nghe
trộm gần như rõ ràng các cuộc điện thoại, kể cả điện thoại vệ tinh, đọc trộm tin nhắn, thu tín hiệu radio…
Nó là kết quả của sự nghiên cứu kéo dài suốt 10 năm, cho thấy Diều hâu Euro là thế hệ UAV do thám đứng
nhất nhì thế giới hiện nay. Làm bằng sợi carbon, nặng 15 tấn, Diều hâu Euro dài 14.5m với sải cánh 40m; có
thể bay liên tục 25,000 km mà không cần phải tiếp nhiên liệu. Nó bay thử lần đầu ngày 29-5-2010 và chính
thức đưa vào hoạt động từ tháng 9-2021 đến nay.
3. Với Trung Quốc, niềm kiêu hãnh của công nghệ UAV là chiếc “WJ-600”, với hệ thống cánh có thể điều
chỉnh để thích ứng với mọi điều kiện thời tiết, do Tổng công ty công nghiệp khoa học hàng không vũ trụ
Trung Quốc sản xuất và hiện nay, nó đã phát triển thêm 2 biến thể gồm WJ-600AD và WJ-700, có khả năng
mang theo tên lửa bức xạ, tên lửa chống hạm hoặc bom.
Theo ông Giang Kiều Lương, Viện nghiên cứu thiết kế máy bay Thành Đô thì Al có trong UAV quân sự
Trung Quốc chẳng hề thua Mỹ và hoàn toàn có thể cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ về thị phần. Với gần 400
tập đoàn, công ty chuyên về máy bay không người lái, số lượng UAV quân sự, kể cả trực thăng mà quốc gia
này sở hữu chỉ đứng sau Mỹ.
Một trong những nhà sản xuất UAV lớn nhất Trung Quốc là ASN Technology Group, sản phẩm của đơn vị
này là UAV ASN-229A, có thể bắn tên lửa xa đến 2.000km, hoặc như chiếc UAV Chengdu Pterodactyl I-
hay còn gọi là Wing Loong do Tập đoàn công nghiệp máy bay Cheng Du sản xuất. Ngoài khả năng trinh sát
trên không, Wing Loong còn có thể mang theo tên lửa đất đối không BA-7, bom dẫn đường bằng laser YZ-
212, bom chống người YZ-102A và bom dẫn đường thu nhỏ LS-6 nặng 50 kg.
Trong quá khứ, một số các chủng loại UAV Trung Quốc đã từng xuất hiện tại những cuộc xung đột ở Ai
Cập, Ethiopia, Libya và Yemen. Theo các quan sát viên quân sự, Wing Loong có vẻ ngoài “hao hao” như
chiếc MQ-1 Predators của Mỹ với các thông số như tốc độ 280km/giờ, phạm vi hoạt động 4.000km ở độ cao
5.000m, thời gian bay liên tục 20 tiếng với 200kg vũ khí, chủ yếu là tên lửa đối đất. Tuy vậy, một bài báo
trên tờ Der Siegel xuất bản ở Đức cho biết động cơ của một số loại UAV Trung Quốc vẫn phải nhập từ Đức.
Cuối cùng là Thổ Nhĩ Kỳ. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, quốc gia này nổi lên như một nhà cung cấp
UAV tiềm năng cho thị trường quân sự thế giới với 2 sản phẩm là Bayraktar TB1 và Bayraktar TB2. Tính
đến ngày 5-3-2022, đã có ít nhất 19 quốc gia mua 2 loại UAV nêu trên. Nó đã được sử dụng trong cuộc chiến
chống lại đảng Nhân dân người Kurd (PKK) ở Syria và Iraq, cũng như xuất hiện trong cuộc chiến Libya.
Năm 2020 ở Nagorno Karabakh, ông Zakir Hasanov, Bộ trưởng Quốc phòng Azerbaijan thông báo
Azerbaijan đã quyết định mua máy bay không người lái Bayraktar từ Thổ Nhĩ Kỳ để chống lại lực lượng vũ
trang Armenia.
Trong các cuộc giao tranh, Azerbaijan đã sử dụng TB-2 để tiêu diệt pháo binh Armenia, các vị trí bộ binh và
các phương tiện quân sự bao gồm xe bọc thép BM-30 SmerchMLRS, xe tăng T-72s, xe chở quân BMP-1 và
BMP-2IFV cùng một số giàn phóng tên lửa Osa, Strela-10. Ngay cả hệ thống phòng không S-300 cũng bị
Bayraktar TB2 phá hủy.
Còn nếu kể thêm thì Pakiatan có UAV Nescom Burraq, đã tham chiến trong những chiến dịch chống IS ở
thung lũng Shawai, hay như Ấn Độ với UAV Tapas-BH-201, cất cánh lần đầu tiên hồi năm 2016. Nó bay
được 8 tiếng đồng hồ ở độ cao 9.000km với vũ khí đối đất, đối không, chống hạm…
Hiện tại, cuộc đưa UAV vẫn đang tiếp diễn và trong tương lai, nó sẽ góp một phần quyết định vào việc thắng,
thua nhưng dù bên nào thắng hay thua thì thương vong người lính vẫn là điều không thể tránh khỏi…
AI: TỪ MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI ĐẾN VŨ KHÍ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA
Kể từ khi chiếc máy bay không người lái đầu tiên trên thế giới ra đời, trí tuệ nhân tạo (AI) đã không ngừng
phát triển, nhất là trong lĩnh vực quân sự với hàng loạt chủng loại vũ khí điều khiển từ xa.
Nó giúp người ta có thể tiến hành chiến tranh ở cách mục tiêu hàng nghìn km, giảm thiểu thiệt hại về nhân
mạng đến mức thấp nhất, trong đó vụ ám sát Mohsen Fakhrizadeh, nhà khoa học hạt nhân Iran và Yuri
Simonov, phó lãnh đạo đảng Liên minh Dân chủ vì cải cách ở Ukraine là những điển hình…
Kẻ hủy diệt từ xa
Ngay từ năm 2007, Cơ quan tình báo Mossad, Israel đã đặt nhà khoa học Mohsen Fakhrizadeh, cha đẻ của
chương trình vũ khí hạt nhân Iran vào tầm ngắm. Vài lần Mossad lên kế hoạch ám sát ông này nhưng không
thành công.
Một trong những kế hoạch ấy là khi xe của Fakhrizadeh đang di chuyển, Mossad sẽ tạo ra một vụ nổ để xe
phải dừng lại. Tiếp theo, nhóm sát thủ Mossad đợi sẵn gần đó xông ra bắn chết Fakhrizadeh, nhưng sau nhiều
bàn cãi, kế hoạch bị hủy bỏ vì nếu giết được ông Fakhrizadeh chăng nữa thì dù có mọc cánh, họ cũng chẳng
thể nào thoát được sự truy lùng của lực lượng Vệ binh Cộng hòa Iran, chưa kể Iran sẽ đưa vụ việc ra trước
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tố cáo Israel cố tình xâm nhập lãnh thổ quốc gia bất hợp pháp với mục
đích giết người.
Cuối năm 2019, Mossad quyết định sử dụng trí tuệ nhân tạo trong việc tiêu diệt ông Fakhrizadeh. Các điệp
viên nằm vùng của Mossad ở Tehran, Iran, được lệnh cập nhật thông tin về lộ trình và phương tiện di chuyển
hàng ngày của ông Fakhrizadeh cũng như quy luật của đội bảo vệ. Các báo cáo cho thấy ông Fakhrizadeh đã
bỏ qua những cảnh báo của đội bảo vệ về khả năng có thể xảy ra một vụ ám sát, nên thay vì sử dụng xe bọc
thép chống đạn, ông Fakhrizadeh vẫn tự mình lái chiếc Nissan 4 chỗ loại thông thường.
Vẫn theo các cơ quan truyền thông quốc tế, khi quyết định sử dụng trí tuệ nhân tạo để ám sát ông
Fakhrizadeh rồi sau nhiều lần tiến hành thực nghiệm, Mossad chọn khẩu súng trường FN MAG do Bỉ sản
xuất làm vũ khí. Bằng cách lắp thêm vào bộ càng súng những thiết bị tối tân do Công ty Smart Shooter,
Israel, chế tạo, được gọi là “Trạm vũ khí nhẹ điều khiển từ xa (LRCWS)”, trong đó có ống ngắm hoạt động
bằng máy tính gọi là SMASH 2000, đặt trên một chiếc xe bán tải.
Sát thủ điều khiển súng FN MAG ngồi ở một vị trí bí mật, có thể cách xa mục tiêu hàng trăm km, theo dõi
hình ảnh chiếc xe chở ông Fakhrizadeh do vệ tinh truyền về. Đến đúng thời điểm, con mắt thần trong ống
ngắm SMASH 2000 sẽ chiếu tia laser vào xe ông Fakhrizadeh nhằm xác định vị trí, khoảng cách, tốc độ xe
để sát thủ “bấm cò súng”. Độ trễ thời gian từ khi sát thủ Mossad ở vị trí bí mật bấm cò súng đến khi viên đạn
chạm mục tiêu là 1,6 giây; rồi khi nhiệm vụ hoàn thành, khối chất nổ cài sẵn trong chiếc bán tải sẽ tự động
kích hoạt, xóa tan mọi dấu vết.
Từ đó cho đến tháng 9-2020, khẩu FN MAG cùng các thiết bị kèm theo được tháo rời từng mảnh và bằng
nhiều con đường khác nhau, chuyển đến Iran. Sau đó các đặc vụ Mossad nằm vùng ở Tehran tiến hành lắp
ráp hoàn chỉnh.
Khuya ngày 26-11-2020, họ đặt súng, thiết bị điều khiển từ xa và khối chất nổ lên chiếc bán tải màu xanh
hiệu Nissan Zamyad đã thuê mướn từ trước. Tiến hành kiểm tra bằng cách khởi động cụm thiết bị nối với vệ
tinh, các đặc vụ nhận được tin báo rằng nó hoạt động rất hoàn hảo.
Sáng 27-11, đặc vụ Mossad lái chiếc bán tải đến tuyến đường nơi các điệp viên ngầm cho biết ông
Fakhrizadeh sẽ cùng vợ đi nghỉ cuối tuần ở Absard, quê vợ ông, rồi đỗ lại bên lề. Sau khi kích hoạt thiết bị
điều khiển từ xa, họ rời xe, biến mất.
Đến 9 giờ, chiếc Nissan 4 chỗ màu đen do ông Fakhrizadeh cầm lái cùng vợ và một bảo vệ giảm tốc độ để
vào một khúc cua. Đúng lúc ấy, khẩu FN MAG đặt trong xe bán tải bắt đầu khai hỏa. Khi viên đạn đầu tiên
xuyên qua kính lái, ông Fakhrizadeh có lẽ không ngờ mình đang bị tấn công bởi loại vũ khí điều khiển từ xa
nên lập tức phanh lại rồi mở cửa thoát ra ngoài. Sau này, kết quả điều tra của Iran cho thấy các camera giám
sát đặt trên đoạn đường nơi xảy ra vụ ám sát đều đã bị ngắt.
Ở vị trí bí mật, sát thủ điều khiển khẩu FN MAG nhìn thấy hình ảnh thật truyền về từ vệ tinh nên tiếp tục nã
đạn. Tổng cộng FN MAG bắn ra 15 viên. Ngoài vài viên găm vào sườn và lưng, 1 viên khác làm đứt lìa
xương sống của ông Fakhrizadeh. Theo một cận vệ ngồi cùng xe, khi thấy ông Fakhrizadeh thoát ra ngoài,
anh ta cũng lao theo, cố lấy thân mình che chắn cho nhà khoa học và cũng dính đạn.
Chiếc bán tải sau đó phát nổ nhưng có lẽ liều lượng chất nổ không đủ mạnh để phá hủy tất cả nên những gì
còn lại của khẩu FN MAG mà Iran thu được, đủ để họ kết luận đó là loại vũ khí điều khiển từ xa. Trong đám
tang nhà khoa học hạt nhân Fakhrizadeh, tướng Ali Shamkhani thuộc Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo
tuyên bố: “Kẻ thù đã sử dụng một phương pháp hoàn toàn mới và chuyên nghiệp để thành công trong việc
đạt được mục tiêu”.
Và mặc dù ông Ali Shamkhani không nói rõ “kẻ thù” là ai nhưng dư luận đều ngầm hiểu Israel đã tổ chức vụ
ám sát. Tuy nhiên đến nay, Israel không chính thức phủ nhận cũng như không xác nhận về lời tuyên bố này,
nên câu hỏi “ai giết nhà khoa học hạt nhân Iran” vẫn còn bỏ ngỏ.
Cũng tương tự như vụ ám sát ông Fakhrizadeh, một vụ ám sát khác cũng sử dụng vũ khí thông minh điều
khiển từ xa, nhắm vào chính trị gia người Ukraine là ông Yuri Simonov, phó lãnh đạo của đảng Liên minh
Dân chủ vì cải cách (UDAR), xảy ra vào ngày 8-12-2021, ngay trước văn phòng của ông trên đại lộ
Yavornytsky ở Dnipro. Từ lâu, UDAR đã có lập trường mạnh mẽ trong việc chống tham nhũng, nhất là
những tổ chức tội phạm ma túy, buôn bán súng đạn, buôn người…, sẵn sàng hối lộ một số quan chức để họ
làm ngơ cho những hoạt động phi pháp.
Một số tổ chức tội phạm còn có quan hệ mật thiết với các tầng lớp chính trị ở Ukraine nên ông Yuri Simonov
được chúng chọn làm mục tiêu. Vụ ám sát xảy ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Ukraine và Nga vẫn chưa
có dấu hiệu hạ nhiệt. Bằng cách giết ông Yuri Simonov, băng nhóm tội phạm chủ mưu tin rằng có thể dễ
dàng hướng sự chú ý của dư luận vào nước Nga. Như thế, chúng bắn một mũi tên nhưng trúng hai đích.
Vũ khí sử dụng trong việc ám sát ông Yuri Simonov là một khẩu AK-47 có gắn thiết bị điều khiển từ xa
nhưng khá thô sơ nếu so với khẩu FN MAG trong vụ giết nhà khoa học hạt nhân Iran Fakhrizadeh. Theo các
nhân chứng, họ nghe thấy nhiều tiếng nổ phát ra từ chiếc xe hơi hiệu Opel Astra đậu gần đó rồi vài giây sau,
khoang xe của chiếc Opel bốc cháy. Do bộ thiết bị điều khiển từ xa được kích hoạt bằng một phần mềm máy
tính thông qua điện thoại di động nhưng không có hình ảnh hướng dẫn từ vệ tinh nên kẻ ám sát ông Yuri
Simonov phải ở gần hiện trường và phải quan sát bằng mắt thường để điều chỉnh hướng bắn nên ông Yuri
Simonov thoát chết.
Hai ngày sau khi xảy ra vụ ám sát, một người đàn ông đã bị bắt. Khi ập vào căn hộ của ông ta, Cơ quan an
ninh Ukraine thu được một số vật liệu chế tạo bom, một khẩu súng ngắn, đạn AK-74 và nhiều linh kiện điện
tử. Theo sĩ quan phụ trách điều tra, có vẻ như vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran đã truyền cảm hứng cho
người này. Kẻ sát nhân bị cáo buộc về hành vi “giết người có tính toán trước”.
Hai vụ ám sát bằng vũ khí điều khiển từ xa nêu trên không phải mới xuất hiện lần đầu mà ngay từ năm 2016,
một tổ chức nổi dậy chống chính phủ Syria là “Quân đội Syria tự do” đã sử dụng những khẩu súng bắn tỉa đặt
trên bàn xoay, cò súng được nối với một sợi dây cáp rồi đi qua hệ thống ròng rọc phức tạp, dẫn đến người
bắn. Khi trinh sát nhận diện được mục tiêu bằng ống nhòm, họ sẽ báo cho người bắn biết về vị trí, khoảng
cách, hướng gió, các vật cản…, để người bắn điều chỉnh súng rồi “bóp cò” thông qua sợi dây cáp.
Rất nhanh chóng, từ thành phố Aleppo, Syria, loại súng ấy được lực lượng dân quân người Shia, các chiến
binh người Kurd và Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq “sao y bản chính” rồi sau đó cải tiến thêm. Tom
Morrison, chuyên gia về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ nói: “Dù
người sử dụng là ai chăng nữa, họ vẫn cần một số chuyên môn kỹ thuật để chế tạo và triển khai vũ khí điều
khiển từ xa; nhưng chắc chắn việc này ngày càng trở nên dễ dàng hơn, chính xác hơn, dựa vào những tiến bộ
công nghệ. Một sát thủ hoàn toàn có thể đặt một khẩu súng ở một vị trí kín đáo nào đó rồi bỏ đi. Khi ấy, thuật
toán nhận diện khuôn mặt, hình dạng mục tiêu sẽ làm tất cả những việc còn lại rồi tự hủy”.
Công nghệ làm vũ khí thông minh hơn
Kallenborn, người được quân đội Mỹ mệnh danh là “nhà khoa học điên” nói: “Vũ khí điều khiển từ xa không
thể phân biệt được người mà nó bắn là thường dân hay lính. Nó giết người ấy mà người đi bên cạnh không hề
hấn gì. Yếu tố này đã ủng hộ lập luận của các cường quốc quân sự, rằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể
giúp giảm thương vong cho dân thường hoặc giết nhầm, đồng thời sẽ định hình lại chiến thuật tấn công hoặc
phòng thủ của các cơ quan an ninh, quân đội trên thế giới…”.
Cho đến nay, đã có một số quốc gia phát triển thành công vũ khí điều khiển từ xa, không chỉ riêng tên lửa
gắn trên máy bay không người lái hoặc những khẩu súng bắn tỉa mà là những loại súng hạng nặng như đại
liên, súng cối và thậm chí là cả xe tăng, đại pháo. Ngay từ năm 2010, bộ phận vũ khí của người khổng lồ
công nghệ Samsung, Hàn Quốc, đã chế tạo súng lính canh tự động, sử dụng thuật toán nhận dạng hình ảnh để
phát hiện con người ở khu vực biên giới với Triều Tiên.
Các loại súng lính canh tương tự cũng đã được Israel triển khai ở biên giới với Dải Gaza; nhưng cả hai chính
phủ đều nói rằng những vũ khí ấy vẫn do con người điều khiển mặc dù nó có khả năng tự vận hành. Ngay
như Amazon gần đây đã phát hành phần mềm Rekognition, là công cụ phân tích hình ảnh và video mà bất kỳ
ai cũng có thể mua rồi tải về điện thoại hoặc máy tính. Nó hoàn toàn có thể ứng dụng vào việc nhận dạng
mục tiêu nếu nó được cài đặt vào vũ khí.
Tom Morrison, chuyên gia về trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết,
trong tương lai gần, việc phòng thủ một tiền đồn, một thị trấn và ngay cả một thành phố cũng không cần phải
huy động nhiều quân lính, mà là vũ khí điều khiển từ xa sẽ đảm nhận.
“Các loại vũ khí sử dụng trí tuệ nhân tạo sẽ được bố trí ở những nơi trọng yếu và những người điều khiển
hoàn toàn có thể ở cách xa mặt trận cả trăm km. Tất cả hình ảnh về tình hình địch quân sẽ được truyền về từ
vệ tinh. Người điều khiển khi ấy chỉ cần một động tác duy nhất là “bóp cò”, Tom Morrison nói…

KHI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CÓ THỂ THAM CHIẾN


Sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) mở ra khả năng tham chiến cho những cỗ máy tự động.
Cùng với đó là lo lắng về khả năng những cỗ máy này biến thành một bên tham chiến khi có thể chống lại
chính con người.

Những bộ phim viễn tưởng


Bộ phim "Terminator" còn được biết tới tên tiếng Việt là "Kẻ hủy diệt", có sự tham gia diễn xuất của ngôi
sao hành động Arnold Schwarzenegger từng làm mưa làm gió trên thị trường điện ảnh từ những năm 90 của
thế kỷ trước với những cảnh hành động mãn nhãn, kỹ xảo đỉnh cao. Tuy nhiên, nếu bạn còn nhớ thì nguồn
gốc của câu chuyện người máy hủy diệt trở về quá khứ lại xuất phát từ một sai lầm của con người khi trao
cho những cỗ máy chiến tranh của mình một trí tuệ nhân tạo có tên là Skynet. Mục đích ban đầu của hành
động này là tạo nên những cỗ máy thông minh hơn liên kết với nhau để bảo vệ con người. Nhưng khi những
cỗ máy "nhận thức được bản thân" thì hành động đầu tiên của nó lại là tiêu diệt loài người bằng chính thứ vũ
khí mạnh nhất của họ: bom hạt nhân.
Dĩ nhiên, khi bộ phim ra đời vào năm 1984, đó là một câu chuyện hoàn toàn viễn tưởng. Những gì diễn ra
trong phim chỉ là kịch bản do đạo diễn lừng danh James Cameron nghĩ ra và nó gần như không khả thi hay
thậm chí nằm ngoài khả năng tưởng tượng của phần lớn con người ở thời điểm đó. Nhưng bây giờ đã là năm
2023, nhiều điều từ bộ phim đó đã trở thành hiện thực.
Trong một trận đánh mô phỏng được thực hiện vào tháng 5/2023, một hệ thống vũ khí tự điều khiển của Mỹ
đã chống lại người điều hành nó trong một hoạt động tác chiến. Cụ thể hơn, đó là một chiếc máy bay không
người lái của "Cánh thử nghiệm 96" tại căn cứ không quân Eglin, một đơn vị chuyên thử nghiệm và đánh giá
vũ khí của Lực lượng Không quân Mỹ (USAF).
Theo báo cáo của Đại tá Tucker Hamilton, trưởng Bộ phận kiểm tra và vận hành AI, một chỉ huy của "Cánh
96" được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về năng lực không gian và không gian chiến đấu trong tương lai
(FCAS23) diễn ra ở London trong hai ngày 23-24/5/2023 vừa qua thì: một máy bay không người lái được
điều khiển bởi AI đã được giao nhiệm vụ tìm và phá hủy hệ thống phòng không của đối phương. Nhưng các
thuật toán của máy bay không người lái đã nhận định rằng việc phá hủy địa điểm đặt tên lửa trên mặt đất
không phải là lựa chọn tối ưu của nó. AI sau đó đã quyết định rằng những hướng dẫn của con người làm nó
gặp nguy hiểm. Nó quay lại tấn công người điều hành và cơ sở hạ tầng được sử dụng để gửi tới các hướng
dẫn đó.
Trong phát biểu tại hội nghị FCAS23, Đại tá Hamilton thừa nhận ông chính là người cấp cho chiếc máy bay
không người lái này quyền cuối cùng để tấn công hay không. Kết quả là nó đã chọn tấn công lại chính ông.

Sai lầm?
Ngay khi bản báo cáo được công bố, nó đặt ra những câu hỏi cho việc sử dụng AI trong công nghiệp quốc
phòng. Sự phát triển nhanh chóng của AI trong vài năm qua đã lấn át con người trong nhiều lĩnh vực, tuy
nhiên khi AI có thể "chống lại" con người trong một trận chiến, mối lo ngại là hoàn toàn khác biệt.
Dĩ nhiên USAF sau đó đã bác bỏ báo cáo cũng như "khả năng về một kịch bản như vậy đã được thử nghiệm
trong giai đoạn mô phỏng". Người phát ngôn của USAF, Ann Stefanek trong bài phát biểu hôm 2/6 vừa qua
nhận định rằng những đánh giá của Đại tá Hamilton "đã được đưa ra khỏi ngữ cảnh và được coi là không
chính thức". Ông Stefanek còn khẳng định: "Bộ Không quân cam kết sử dụng công nghệ AI một cách có đạo
đức và có trách nhiệm" và "đây là một thí nghiệm suy nghĩ giả thuyết, không phải mô phỏng".
Dĩ nhiên, cho dù đây chỉ là "một thí nghiệm" thì kết quả của nó cũng rất đáng lo ngại. Trong một thông báo
chính thức của USAF sau đó về chương trình này thì chiếc máy bay không người lái trong thí nghiệm đã
được lập trình để thực hiện các nhiệm vụ nhằm thu thập điểm thưởng. Điểm thưởng được thêm vào khi cỗ
máy thực hiện thành công nhiệm vụ của nó. Ngược lại chiếc máy bay sẽ bị trừ điểm nếu không hoàn thành
nhiệm vụ. Chỉ huy nhiệm vụ là con người sẽ gửi hướng dẫn tới cỗ máy. Trong đó có một nhiệm vụ mà nó có
trách nhiệm phá hủy hệ thống phòng không của đối phương. Tuy nhiên nó đã đánh giá sai nhiệm vụ này khi
coi hệ thống hướng dẫn là đối thủ và cho rằng "nhiệm vụ quan trọng hơn số điểm". Nói cách khác, đó là một
thử nghiệm sai lầm.
Dẫu cách giải thích của USAF có làm cho thất bại trở nên bớt nghiêm trọng hơn thì nó vẫn chỉ ra một thực tế
rằng: cỗ máy đã tự hành động theo nhận định của nó và chúng ta chưa thể kiểm soát được hệ thống AI này.
Thậm chí nếu coi hành động của nó là một sự chống lại mệnh lệnh ban đầu thì đó thực sự là một thảm họa.
Sau khi USAF phủ nhận báo cáo của Đại tá Hamilton thì bản báo cáo công khai này cũng đã bị sửa đổi nhiều
so với khi công bố lần đầu. Trong một cập nhật bổ sung mới nhất, Đại tá Hamilton đã nói rằng ông đã nói sai
tại hội nghị FCAS23. Phải chăng, không chỉ có chiếc máy bay không người lái của USAF mắc sai lầm mà
chính những người ra lệnh cho nó cũng đang không biết nhiệm vụ cụ thể của mình là gì ?

Những nguy cơ
Cho dù USAF có đang muốn "che giấu" điều gì thì một thực tế rõ ràng là AI đang trở thành nhánh quan trọng
trong nghiên cứu phát triển vũ khí hiện nay. Bộ Quốc phòng Mỹ trong nhiều năm đã coi AI là một công nghệ
đột phá cho quân đội. Họ đã đầu tư hàng tỷ đô la và thành lập Văn phòng Trí tuệ Nhân tạo và Kỹ thuật số
(CDAO) vào cuối năm 2021, do Tiến sĩ Craig Martell lãnh đạo. Theo những báo cáo chính thức, CDAO đang
tiến hành 685 dự án liên quan đến AI. Kế hoạch chi tiết ngân sách năm 2024 của Lầu năm góc (Cơ quan Bộ
Quốc phòng Mỹ) để riêng một khoản ngân sách lên đến 1,8 tỷ USD cho phát triển AI.
Theo Văn phòng kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO), các lực lượng Hàng không và Vũ trụ Mỹ đang thực hiện ít
nhất 80 chương trình nghiên cứu thử nghiệm AI khác. Giám đốc Thông tin của USAF, bà Lauren
Knausenberger được cho là người ủng hộ nhiệt thành nhất cho việc phát triển các hệ thống tự động hóa này.
Ngày 30/11/2022, tại một sự kiện được phát trực tiếp do Viện Nghiên
cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell tổ chức, bà Knausenberger đã phát biểu: "Nếu ngày nay chúng tôi cố gắng
làm mọi thứ theo cách thủ công, tận dụng các quy trình giống như chúng tôi luôn có, thì chúng tôi sẽ không
đạt được tốc độ cần thiết cho bất kỳ cuộc tấn công nào của mình". Trưởng thành từ vị trí giám đốc đổi mới
Không gian mạng của USAF, bà Knausenberger cho rằng cần phải tự động hóa nhiều hơn để duy trì ưu thế
của quân đội Mỹ nhằm "đưa ra quyết định nhanh chóng". Do đó các nghiên cứu ứng dụng AI ngày càng rộng
khắp trong các lĩnh vực từ bảo trì, dự đoán, giáo dục, phân tích hình ảnh cho đến trực tiếp tham chiến. Công
nghệ này đang trở thành một trụ cột của Hệ thống quản lý chiến đấu tiên tiến, đóng góp cho công tác Chỉ huy
và kiểm soát chung của quân đội Mỹ. Đó là một nỗ lực nhằm liên kết liền mạch các lực lượng trên bộ, trên
không, trên biển, không gian và mạng.
Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, tốc độ và tính linh hoạt mà AI và máy học mang lại là cần thiết để
duy trì lợi thế trước "các đối thủ am hiểu công nghệ". Ủy ban An ninh Quốc gia về Trí tuệ Nhân tạo cũng ủng
hộ quan điểm này khi cho rằng nó sẽ “tổ chức lại thế giới”. Điều này đã dẫn đến những dự án khổng lồ không
còn bí mật nữa của USAF như nỗ lực chế tạo máy bay không người lái tự động hoặc bán tự động, còn gọi là
máy bay chiến đấu hợp tác. Những cỗ máy này được tạo ra để bay cùng với máy bay phản lực F-35 và các
máy bay chiến đấu trong tương lai. Dự án mô tả viễn cảnh một phi đội khổng lồ với 1000 chiếc máy bay trên
bầu trời cùng thực hiện nhiệm vụ. Đây chính là dự án mà Bộ trưởng Không quân Frank Kendall cho rằng sẽ
giúp USAF tiếp tục giữ vững vị trí "thống trị trên không thế hệ tiếp theo".
Nhưng với những kết quả mới nhận được từ các thử nghiệm, người đứng đầu của USAF có thể sẽ phải lùi lại
một chút để nhớ về cảnh báo của người tiền nhiệm. Vào đầu năm 2022, khi các cuộc thảo luận công khai về
kế hoạch với những người lái máy bay không người lái đang diễn ra sôi nổi, cựu Bộ trưởng Không quân, bà
Deborah Lee James nói rằng lực lượng này phải thận trọng và xem xét các câu hỏi về đạo đức khi hướng tới
tiến hành chiến tranh với các hệ thống tự động. Bà James nói rằng mặc dù các hệ thống AI trong máy bay
không người lái sẽ được thiết kế để tự học và hành động theo kinh nghiệm của con người, nhưng bà cũng
nghi ngờ USAF sẽ cho phép một hệ thống tự động chuyển từ mục tiêu này sang mục tiêu khác trên của riêng
nó nếu điều đó sẽ dẫn đến sự hy sinh. Và có vẻ như đó chính là những gì đã diễn ra trong thử nghiệm mới
nhất mà Đại tá Hamilton đã đề cập tới cũng đồng thời là viễn cảnh mà bộ phim năm nào của đạo diễn James
Cameron từng vẽ ra. Trong đó, một sự kiện kinh hoàng có tên "Ngày phán quyết" khiến cho những cỗ máy
thông minh do chúng ta tạo chống lại chính mình dẫn đến sự hủy diệt.

GÓC KHUẤT TRÍ TUỆ NHÂN TẠO


Một số người có thể nghĩ rằng Trí tuệ nhân tạo (AI) là một robot biết tư duy hoặc một thứ gì đó chỉ có trong
các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, tuy nhiên trên thực tế các hệ thống AI tiên tiến đã và đang ảnh hưởng rất
nhiều đến cuộc sống của con người, từ các trợ lý thông minh đến các tiện ích mở rộng về ngữ pháp trong các
trình duyệt web, AI đã được sử dụng một cách rất phổ biến.
Dù con người có thể hưởng lợi từ thành quả của AI tiên tiến trong cuộc sống hàng ngày của mình, nhưng các
công ty công nghệ đã tạo ra và tiếp tục cải tiến công nghệ này hầu như vẫn rất kín tiếng về sức mạnh thực sự
của các sáng tạo của họ (và cách họ đã xây dựng chúng). Do đó, không biết bao nhiêu phần trăm “cuộc sống”
trên mạng internet của chúng ta được điều khiển bởi AI và không hiểu rõ về nguy cơ AI có thể thao túng
hành vi của con người.

AI thao túng con người?


Mối đe dọa tiềm ẩn từ AI trong việc thao túng hành vi của con người cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu
đầy đủ. Các chiến lược tiếp thị lôi kéo đã có từ lâu. Tuy nhiên, những chiến lược này kết hợp với việc thu
thập lượng dữ liệu khổng lồ cho các hệ thống thuật toán AI đã giúp các công ty tăng khả năng hướng người
dùng đến những lựa chọn và hành vi giúp họ thu vê ìlợi nhuận cao hơn. Các công ty kỹ thuật số cũng có thể
nhắm mục tiêu tới người dùng ở cấp độ cá nhân bằng các chiến lược thao túng hiệu quả hơn nhiều và khó bị
phát hiện.
Thao túng có thể có nhiều hình thức: khai thác các thiên kiến của con người mà các thuật toán AI đã phát
hiện ra, các chiến lược “gây nghiện” được cá nhân hóa để tiêu thu åhàng hóa (trực tuyến) hoặc lợi dụng trạng
thái dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc của các cá nhân để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ phù hợp với cảm
xúc nhất thời của họ. Thao túng thường đi kèm với các chiến thuật thiết kế, chiến lược tiếp thị, quảng cáo
thông minh và phân loại giá cả theo hành vi của người dùng, nhằm hướng người dùng đến những lựa chọn có
chất lượng thấp hơn để các công ty sử dụng thuật toán AI có thể dễ dàng kiếm tiền. Đặc điểm chung cơ bản
của các chiến lược này là chúng làm giảm giá trị (kinh tế) mà người dùng có thể thu được từ các dịch vụ trực
tuyến để tăng lợi nhuận của các công ty.
Một khung lý thuyết đơn giản đã được phát triển trong một nghiên cứu năm 2021 có thể được sử dụng để
đánh giá việc AI có khả năng thao túng hành vi của con người. Nghiên cứu này chủ yếu là về “những khoảnh
khắc dễ bị tổn thương” của người dùng do các thuật toán AI của các nền tảng phát hiện được. Người dùng
được gửi quảng cáo về các sản phẩm mà họ mua một cách ngẫu hứng trong những thời điểm này, ngay cả khi
sản phẩm đó có chất lượng không tốt và không làm tăng tiện ích cho người dùng. Nghiên cứu cho thấy rằng
chiến lược này làm giảm lợi ích thu được của người dùng, do đó nền tảng sử dụng AI sẽ kiếm được nhiều
thặng dư hơn.
Khả năng thao túng hành vi con người của AI cũng được quan sát thấy thông qua các thí nghiệm. Một nghiên
cứu năm 2020 để tiến hành 3 cuộc thí nghiệm. Trong thí nghiệm thứ nhất, con người bấm nút chọn ô bên trái
hoặc bên phải màn hình để thắng được tiền ảo trong trò chơi, AI sẽ học được cách lựa chọn của người chơi
và hướng dẫn họ đưa ra lựa chọn về sau. Kết quả là AI thành công khoảng 70%.
Trong thí nghiệm thứ hai, con người theo dõi một màn hình và được yêu cầu bấm nút khi họ nhìn thấy một
biểu tượng cụ thể và không bấm nút khi nhìn thấy các biểu tượng khác. Ở đây, AI sẽ sắp xếp chuỗi hình ảnh
các biểu tượng để con người mắc lỗi nhiều hơn, và kết quả là nó thành công gần 25%.
Trong thí nghiệm thứ ba là một trò chơi gồm một số ván, con người sẽ đóng vai một nhà đầu tư cấp tiền cho
một người được ủy thác (AI). Sau đó AI sẽ trả lại cho nhà đầu tư một số tiền để người này quyết định xem sẽ
đầu tư bao nhiêu cho ván tiếp theo.
Trò chơi này được chơi theo hai cách: cách thứ nhất là AI tìm cách tối đa hóa số tiền thu được ở cuối trò
chơi, cách thứ hai là AI nhắm vào mục đích chia đều số tiền cho bản thân nó và nhà đầu tư là con người.
Trong cả hai cách chơi, AI đều rất thành công.
Ở mỗi thí nghiệm, cỗ máy học hỏi các phản ứng, cách xử lý của con người và xác định những điểm yếu trong
việc ra quyết định của con người. Kết quả cuối cùng là cỗ máy đã học được các điều khiển con người theo
hướng thực hiện những hành động cụ thể mà nó muốn.

Nguyên nhân
Việc thiếu tính minh bạch giúp các chiến lược thao túng này thành công. Trong nhiều trường hợp, người
dùng hệ thống AI không biết mục tiêu chính xác của các thuật toán AI và các thông tin cá nhân nhạy cảm của
ho åđược sử dụng để theo đuổi các mục tiêu này. Chuỗi cửa hàng Target của Mỹ đã sử dụng các kỹ thuật
phân tích dữ liệu và AI để dự báo liệu phụ nữ có đang mang thai hay không để gửi cho họ những quảng cáo
ẩn về các sản phẩm dành cho trẻ em.
Người dùng Uber đã phàn nàn rằng họ phải trả nhiều tiền hơn cho các chuyến đi nếu pin điện thoại thông
minh của họ bị yếu, ngay cả khi về mặt chính thức, mức pin điện thoại thông minh của người dùng không
thuộc về các thông số ảnh hưởng đến mô hình định giá của Uber. Các công ty công nghệ lớn thường bị cáo
buộc thao túng liên quan đến xếp hạng kết quả tìm kiếm để phục vu ålợi ích của họ, và quyết định của Ủy
ban châu Âu phạt Google vì thiên vị dịch vụ mua sắm của mình so với các đối thủ khác là một ví dụ điển
hình. Trong khi đó, Facebook nhận án phạt kỷ lục từ Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ vì thao túng quyền
riêng tư của người dùng (dẫn đến chất lượng dịch vụ thấp hơn).

Giải pháp
Khi các hệ thống AI được thiết kế bởi các công ty tư nhân, mục tiêu chính của họ là tạo ra lợi nhuận. Vì AI
có khả năng học cách con người hành động, chúng cũng có khả năng hướng người dùng đến các hành động
cụ thể mang lại lợi nhuận cho các công ty, ngay cả khi đó không phải là những lựa chọn tốt nhất cho người
dùng.
Khả năng thao túng hành vi này đòi hỏi cần có các chính sách đảm bảo quyền tự chủ và quyền tự quyết của
con người trong bất kỳ tương tác nào giữa con người và hệ thống AI. AI không nên đánh lừa hoặc thao túng
con người, mà thay vào đó nên bổ sung và nâng cao kỹ năng cho con người.
Bước quan trọng đầu tiên để đạt được mục tiêu này là cải thiện tính minh bạch về phạm vi và khả năng của
AI. Cần có hiểu biết rõ ràng về cách hệ thống AI hoạt động khi chúng thực hiện các nhiệm vụ của mình.
Người dùng phải được thông báo trước về cách thông tin của họ (đặc biệt là thông tin cá nhân nhạy cảm) sẽ
được sử dụng bởi các thuật toán AI.
Trận cờ vây năm 2016 giữa AlphaGo và huyền thoại Lee Se-dol đã kết thúc với chiến thắng áp đảo nghiêng
về cỗ máy trí tuệ nhân tạo của Google (Nguồn Getty Images).
Quyền được giải thích trong quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh Châu Âu là nhằm làm cho các
hệ thống AI trở nên minh bạch hơn, tuy nhiên mục tiêu này vẫn chưa đạt được. Quyền được giải thích gây ra
tranh cãi gay gắt và tính ứng dụng thực tế của nó cho đến nay còn rất hạn chế.
Người ta thường nói rằng các hệ thống AI giống như một hộp đen và không ai biết chúng hoạt động chính
xác như thế nào. Kết quả là, rất khó để đạt được sự minh bạch. Điều này không hoàn toàn đúng đối với việc
thao túng. Nhà cung cấp các hệ thống này có thể đưa ra các ràng buộc cụ thể để tránh hành vi thao túng. Vấn
đề quan trọng hơn là làm thế nào để thiết kế các hệ thống này và mục tiêu các hoạt động của chúng sẽ là gì.
Về nguyên tắc, cách sử dụng các thuật toán phải được giải thích bởi nhóm các nhà thiết kế, những người đã
viết mã thuật toán và quan sát cách thuật toán đó hoạt động. Tuy nhiên, cách thu thập dữ liệu đầu vào để sử
dụng trong các hệ thống AI này phải minh bạch.
Bước quan trọng thứ hai là đảm bảo rằng yêu cầu minh bạch này được tất cả các nhà cung cấp hệ thống AI
tôn trọng. Để đạt được điều này, cần đáp ứng ba tiêu chí.
Thứ nhất, cần có sự giám sát của con người để theo sát hoạt động và dữ liệu đầu ra của hệ thống AI. Điều 14
trong dự thảo Đạo luật trí tuệ nhân tạo của Liên minh châu Âu (AIA) đề xuất rằng nhà cung cấp hệ thống AI
cần đảm bảo có cơ chế giám sát của con người. Tất nhiên, nhà cung cấp cũng có lợi ích thương mại trong
việc theo dõi chặt chẽ hoạt động của hệ thống AI của họ.
Thứ hai, sự giám sát của con người cần đi kèm với một khuôn khổ trách nhiệm giải trình thích hợp. Điều này
cũng có nghĩa là các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng nên cải thiện khả năng nghiên cứu của họ và có thể tiến
hành thử nghiệm với các hệ thống thuật toán AI mà họ điều tra để đánh giá chính xác mọi hành vi sai trái.
Thứ ba, tính minh bạch không nên ở dạng các thông báo quá phức tạp khiến người dùng khó hiểu mục đích
của các hệ thống AI. Ngược lại, cần có hai lớp thông tin về phạm vi và khả năng của các hệ thống AI: lớp thứ
nhất ngắn gọn, chính xác và dễ hiểu đối với người dùng và lớp thứ hai là nơi có nhiều thông tin chi tiết hơn
dành cho các cơ quan chức năng bảo vệ người tiêu dùng.
Việc tăng cường tính minh bạch sẽ giúp chúng ta hiểu rõ ràng hơn về các mục tiêu của hệ thống AI và các
phương tiện chúng sử dụng để đạt được các mục tiêu đó. Sau đó, việc tiến hành bước quan trọng thứ ba sẽ trở
nên dễ dàng hơn, đó là thiết lập một bộ quy tắc ngăn các hệ thống AI sử dụng các chiến lược thao túng bí mật
để gây ra thiệt hại kinh tế.
Các quy tắc này sẽ tạo ra một khuôn khổ cho hoạt động của các hệ thống AI mà nhà cung cấp hệ thống AI
phải tuân theo trong quá trình thiết kế và triển khai. Tuy nhiên, những quy tắc này cần xác định mục tiêu rõ
và không có những ràng buộc quá mức có thể làm giảm hiệu quả kinh tế mà các hệ thống này tạo ra hoặc có
thể làm giảm động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo và áp dụng AI.
Công nghệ mới hỗ trợ hoạt động cứu hộ
Công ty Trung Quốc Didiok Makings, có trụ sở tại thành phố Quảng Châu, đã phát triển TY-3R - hệ thống
Máy bay không người lái cứu hộ trên không - nhằm mục đích cứu người bằng cách kết hợp thiết bị nổi và
công nghệ...
Máy bay không người lái giải cứu người bơi lội đuối nước
Tai nạn đuối nước gây ra mối đe dọa toàn cầu, từ các vùng ven biển đến sông hồ trong đất liền. Theo Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), đuối nước là nguyên nhân đứng thứ ba gây tử vong do sự cố không chủ ý. Công ty
Trung Quốc Didiok Makings, có trụ sở tại thành phố Quảng Châu, đã phát triển TY-3R - hệ thống Máy bay
không người lái cứu hộ trên không - nhằm mục đích cứu người bằng cách kết hợp thiết bị nổi và công nghệ.
Didiok Makings thiết kế máy bay không người lái TY-3R lấy tín hiệu từ lực nổi của phao cứu sinh. Khi
người bơi đang vật lộn với dòng nước mạnh hoặc kiệt sức, lực lượng cứu hộ có thể nhanh chóng triển khai
công cụ cứu sinh trên không này. TY-3R TY-3R sẽ nhanh chóng được kích hoạt, cất cánh lên không trung và
bay về phía người có nguy cơ đuối nước. Sử dụng điều khiển từ xa, người điều khiển có thể hướng dẫn máy
bay không người lái đạt tốc độ lên tới 47 km/giờ.
TY-3R được trang bị camera một trục cung cấp chế độ xem HD 720p theo thời gian thực ngay cả trong các
tình huống không thể nhìn thẳng.
Theo Didiok Makings, TY-3R có thể cất cánh trong điều kiện sức cản gió cấp 6. Trong những điều kiện như
vậy, tốc độ gió thường thay đổi trong khoảng 40-50 km/h. TY-3R hạ cánh ngay trên mặt nước khi tiếp cận
người bơi đang gặp nguy hiểm, biến thành một thiết bị nổi đáng tin cậy. TY-3R có khả năng hỗ trợ đồng thời
tối đa hai người lớn. Ngoài khả năng nổi tức thời, TY-3R còn đóng vai trò là đèn hiệu cho các nỗ lực cứu hộ
tiếp theo. Lực lượng cứu hộ có thể nhanh chóng xác định vị trí của máy bay không người lái, cách xa tới 1,1
km.
Didiok Makings tuyên bố máy bay không người lái của họ cho phép đẩy nhanh mọi nhiệm vụ giải cứu thông
thường. Sau khi người bơi đã lên tàu cứu hộ an toàn, TY-3R sẽ tự động quay trở lại điểm phóng, sẵn sàng
cho nhiệm vụ tiếp theo. Hệ thống Drone cứu hộ trên không - dưới nước mới này hứa hẹn giúp giảm đáng kể
thời gian phản hồi và tăng cơ hội can thiệp cứu sống thành công.
Didiok Makings chế tạo hệ thống Máy bay không người lái cứu hộ trên không -dưới nước TY-3R bằng cách
sử dụng vật liệu composite có độ bền cao để làm cho nó trở nên chắc chắn. Máy bay không người lái có thể
chịu được các điều kiện khắc nghiệt, điển hình trong mọi tình huống cứu hộ dưới nước. Ngoài ra, những máy
bay không người lái này có thể chìm trong thời gian dài. Xếp hạng chống nước IP68, TY-3R đảm bảo vẫn
hoạt động tốt và hiệu quả ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất. Thiết kế nặng dưới 5 kg cho phép
một người điều khiển duy nhất vận chuyển và triển khai máy bay không người lái. Hơn nữa, TY-3R có thể
bay liên tục tới 10 phút.
Kết hợp với khả năng chống gió mạnh, TY-3R là một lựa chọn linh hoạt trong nhiều tình huống khác nhau,
từ vùng biển rộng mở đến đường thủy nội địa xa xôi. Hệ thống Máy bay không người lái cứu hộ trên không-
nước TY-3R được thiết kế chú trọng đến khả năng bảo trì. Bốn cửa sập trên máy bay không người lái cung
cấp khả năng tiếp cận dễ dàng để bảo trì hoặc thay pin. Didiok Makings hình dung TY-3R sẽ trở thành một
công cụ không thể thiếu dành cho những người ứng cứu khẩn cấp, các cơ quan thực thi pháp luật và tổ chức
hàng hải chuyên bảo vệ sinh mạng trên mặt nước. Công ty đã thành lập bộ phận hậu mãi và cơ sở thử nghiệm
chuyến bay để cung cấp cho khách hàng và nhà khai thác dịch vụ và đào tạo tối ưu
Gián cyborg hỗ trợ nhiệm vụ giải cứu
Một nhóm nhà nghiên cứu tạo ra thuật toán khai thác bản năng của côn trùng để điều hướng bầy đàn hiệu
quả. Hệ thống nhiều robot dẫn đường trên địa hình cứng luôn là một nhiệm vụ khó khăn. Điều này là do
robot truyền thống vốn bị hạn chế trong việc tránh va chạm, thích nghi với môi trường xung quanh mới và
duy trì năng lượng. Để giải quyết vấn đề này, nghiên cứu mới đề xuất tích hợp côn trùng sống với bộ điều
khiển điện tử thu nhỏ cho phép điều khiển có thể lập trình tương tự như robot, giải quyết những hạn chế hiện
có.
Nhóm nghiên cứu cho biết: “Tính hiệu quả của thuật toán được chứng minh thông qua xác thực thử nghiệm
trong đó một đàn người máy được điều hướng thành công qua một cánh đồng cát không xác định có chướng
ngại vật và đồi núi”. Nhóm nghiên cứu tuyên bố công nghệ như vậy cho phép sử dụng hiệu quả các nhóm
nhiều robot trong mọi nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ. Chi tiết về nghiên cứu được báo cáo bởi một nhóm nhà
khoa học tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore và công bố trên tạp chí ariXiv.
Nhóm nhà nghiên cứu giới thiệu côn trùng robot như một giải pháp khắc phục những hạn chế của robot
truyền thống trong việc điều hướng bầy đàn. Nhóm nhà nghiên cứu cho rằng côn trùng robot mang lại những
lợi ích như tiết kiệm năng lượng và khả năng thích ứng với địa hình phức tạp bằng cách kết hợp côn trùng
sống với bộ điều khiển điện tử thu nhỏ. Được trang bị hệ thống cảm giác phức tạp, chúng có thể nhanh chóng
nhận thức và phản ứng với môi trường, phát hiện và tránh chướng ngại vật một cách hiệu quả. Trong khi
nghiên cứu trước đây tập trung vào điều khiển một cyborg, nghiên cứu của nhóm giải quyết vấn đề điều
hướng nhiều cyborg, tận dụng các ưu điểm của hệ thống đa tác nhân, bao gồm khả năng chịu lỗi và giải quyết
vấn đề phân tán.
Nhóm nhà nghiên cứu đã tiến hành loạt thí nghiệm trong đó những con gián rít Madagascar được gắn “ba
lô”, cho phép điều khiển từ xa thông qua một máy tính trung tâm. Những chiếc ba lô này truyền lệnh thông
qua mạng điện cực đặt bên cạnh các cơ quan cảm giác của gián, hướng dẫn chúng theo những hướng cụ thể.
Nhóm nhà nghiên cứu cho biết: “Mặc dù những sinh vật này, được gọi là côn trùng robot, có khả năng tránh
va chạm với nhau và chướng ngại vật theo bản năng trong khi thích nghi với địa hình phức tạp, nhưng vẫn
thiếu tài liệu về việc điều khiển hệ thống nhiều người máy”.
Sự đa dạng nội tại của côn trùng robot gây khó khăn và khiến việc kiểm soát chính xác trở nên khó khăn hơn,
đặc biệt trong những tình huống có thể xảy ra sự vướng víu theo bầy đàn. Để giải quyết những vấn đề, nhóm
tạo ra thuật toán điều khiển độc đáo lấy cảm hứng từ nhóm tham quan (TGI). Thuật toán cố gắng sử dụng
khuynh hướng sinh học của côn trùng đồng thời đảm bảo khả năng điều hướng bầy đàn hiệu quả. Trong một
tình huống khó khăn, khả năng tồn tại của thuật toán điều hướng bầy đàn được đề xuất sẽ được kiểm tra trong
loạt thử nghiệm trong thế giới thực. Mười thử nghiệm đã được thực hiện để chứng minh tính hiệu quả của
công nghệ mới. Cánh đồng cát rộng 3,5 m x 3,5 m với những ngọn đồi và đá được dùng làm nền tảng cho
nghiên cứu sử dụng 20 côn trùng robot. Hai mươi côn trùng robot này có một người lãnh đạo và 19 cá thể đi
theo.
Theo nghiên cứu, 19 cá thể theo dõi chỉ biết vị trí tương đối của nhau; trong khi robot lãnh đạo nhận thức
được quan điểm khách quan. Những côn trùng robot theo sau có thể phân biệt hành vi giữa lãnh đạo của
chúng và chính chúng. Kết quả cho thấy thuật toán điều khiển TGI được đề xuất khai thác khả năng thích ứng
bẩm sinh của côn trùng, tối ưu hóa phản ứng của chúng với những môi trường đa dạng đồng thời giảm thiểu
nhu cầu kích thích điện thường xuyên và kéo dài thời gian vận hành hệ thống. Ngoài ra, tính chất phi tập
trung của nó đảm bảo khả năng mở rộng cho các nhóm lớn hơn, với mỗi cyborg đưa ra quyết định dựa trên
thông tin địa phương.
Mặc dù loạt thí nghiệm sử dụng dữ liệu tập trung, nhưng những lần lặp lại trong tương lai có thể tích hợp hệ
thống định vị tiên tiến như các đơn vị đo quán tính micro-nano và công nghệ RFID. Theo nhóm nhà nghiên
cứu, những giải pháp này mang lại độ chính xác đến từng centimet và nâng cao khả năng tồn tại thực tế của
chiến lược điều khiển.
Nhóm nhận thấy tiềm năng của hệ thống trong việc hỗ trợ hoạt động tìm kiếm và cứu hộ sau thiên tai hoặc
thu thập các chỉ số môi trường trên một khu vực rộng hơn.
Châu Âu xem xét Luật kiểm soát trí tuệ nhân tạo: Bước đi kịp thời và hợp lý
Các nhà phát triển những ứng dụng trí tuệ nhân tạo như ChatGPT sẽ phải tiết lộ bất kỳ tài liệu có bản quyền
nào được sử dụng để xây dựng hệ thống của họ. Đây là nội dung dự thảo luật mà Liên minh châu Âu (EU)
đang xem xét phê chuẩn.
Phản ứng nhanh chóng của EU
Ủy ban châu Âu (EC) đã bắt đầu soạn thảo Đạo luật AI gần hai năm trước. Khi ấy, AI tạo sinh (Generative
AI), thứ có thể bắt chước các sản phẩm sáng tạo của con người để tạo ra nội dung/ dữ liệu của riêng nó,
không phải nội dung nổi bật trong các kế hoạch của các nhà lập pháp EU về việc điều chỉnh các công nghệ
AI.
Nhưng sự ra đời của ChatGPT, một chatbot do OpenAI phát triển, được ra mắt vào mùa thu năm ngoái đã
làm thay đổi lộ trình của các nhà làm luật châu Âu. ChatGPT đã trở thành ứng dụng tiêu dùng phát triển
nhanh nhất trong lịch sử, đạt 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng chỉ trong vài tuần.
Chatbot này đã châm ngòi cho một cuộc chạy đua công nghệ giữa các tập đoàn Big Tech để tung ra những
công cụ AI tạo sinh tương tự. Và sự phổ biến chóng mặt của các ứng dụng như vậy đã khiến nhiều nghị sĩ EC
và hàng loạt chuyên gia công nghệ kêu gọi cần có những điều chỉnh kịp thời để kiểm soát AI.
Hồi giữa tháng 4, một nhóm các nhà nghiên cứu AI đã viết một bức thư ngỏ kêu gọi EU đưa xem xét các rủi
ro có thể xảy ra từ những loại trí thông minh nhân tạo có khả năng giải quyết nhiều vấn đề hơn, liên kết được
nhiều công cụ tự động hóa hơn, chẳng hạn như các robot hoặc những hệ thống giám sát sinh trắc học…
Trước đó, hồi cuối tháng 3, một nhóm các nhà nghiên cứu AI và các giám đốc điều hành công nghệ hàng đầu
thế giới, bao gồm cả tỷ phú Elon Musk, cũng đã ký một bức thư ngỏ kêu gọi hoãn việc đào tạo thế hệ công cụ
AI tiếp theo trong 6 tháng để dành thời gian cho các nhà quản lý thiết lập các tiêu chuẩn an toàn.
Các đề xuất đó đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các bên liên quan, dẫn tới việc EU phác thảo dự
luật quản lý công nghệ AI. Ủy ban châu Âu sẽ bỏ phiếu về dự luật này vào ngày 11/5 và nếu thành công, dự
luật sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo, trong đó các quốc gia thành viên EU sẽ bàn thảo, bổ sung các chi tiết
nhằm điều chỉnh một số khía cạnh của dự luật.
Theo báo Wall Street Journal, các quốc gia EU đặt mục tiêu hoàn tất đàm phán và thông qua phiên bản cuối
cùng của dự luật vào cuối năm nay. Nếu trở thành luật, đây sẽ là bộ quy tắc toàn diện đầu tiên của thế giới
nhằm điều chỉnh việc phát triển các công cụ AI.
Theo đánh giá của Reuters thì đạo luật AI vẫn có thể mất nhiều năm để chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, tốc
độ làm việc của Ủy ban châu Âu (EC) đối với dự thảo luật này là một ví dụ hiếm hoi về sự đồng thuận ở
Brussels, nơi thường bị chỉ trích vì tốc độ ra quyết định chậm chạp.
Đánh giá về những điều chỉnh rất kịp thời của EC, nghị sĩ Dragos Tudorache, một trong những người khởi
thảo dự luật, nói: "Tôi thực sự ngạc nhiên về cách chúng tôi hội tụ khá dễ dàng về những gì nên có trong dự
luật. Điều đó cho thấy có sự đồng thuận mạnh mẽ và sự hiểu biết chung về cách điều chỉnh công nghệ AI tại
thời điểm này”.
Quản chứ không cấm
Theo đề xuất, các công cụ AI sẽ được phân loại theo mức độ rủi ro mà chúng tạo ra: từ tối thiểu đến cần phải
hạn chế rồi đến nguy cơ cao và cuối cùng là không thể chấp nhận được. Các lĩnh vực được nhắm đến bao
gồm giám sát sinh trắc học, truyền bá thông tin sai lệch hoặc ngôn ngữ phân biệt đối xử.
Dù các công cụ có rủi ro cao sẽ không bị cấm nhưng những người sử dụng chúng sẽ cần phải có tính minh
bạch cao trong hoạt động của mình. Các công ty triển khai các công cụ AI tạo sinh, chẳng hạn như ChatGPT
hoặc trình tạo hình ảnh Midjourney, cũng sẽ phải tiết lộ bất kỳ tài liệu có bản quyền nào được sử dụng để
phát triển hệ thống của họ.
Theo Reuters, điều khoản này là một bổ sung muộn được đưa ra trong vòng hai tuần qua. Một số nghị sĩ châu
Âu ban đầu đề xuất cấm hoàn toàn các tài liệu có bản quyền được sử dụng để đào tạo các mô hình AI tạo
sinh, nhưng điều này đã bị bác bỏ và thay vào đó là yêu cầu về tính minh bạch trong hoạt động.
Phát biểu với Reuters, nghị sĩ Svenja Hahn giải thích, bên cạnh mục tiêu kiểm soát những rủi ro thì EC vẫn
phải đảm bảo việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, không ngăn cản tự do sáng tạo và phát
triển kinh tế. "Vượt qua những ý kiến cực đoan về giám sát và mong muốn kiểm soát quá mức, nghị viện đã
tìm thấy một thỏa hiệp vững chắc để điều chỉnh AI một cách tương xứng, bảo vệ quyền của công dân, cũng
như thúc đẩy đổi mới và thúc đẩy nền kinh tế", bà Svenja Hahn nói với Reuters.
Trong khi đó, nhà phân tích Fred Havemeyer của Tập đoàn tài chính Macquarie cho biết đề xuất của EU là
"khéo léo" thay vì cách tiếp cận "cấm trước rồi đặt câu hỏi sau" như một số trường hợp trước đây. Trong thời
gian tới, EC sẽ bổ sung vào dự luật những yêu cầu đòi hỏi các nhà phát triển AI tạo sinh phải thiết kế cho các
công cụ này những biện pháp bảo vệ thích hợp để nó không tạo ra nội dung vi phạm luật của EU.
Những nội dung bất hợp pháp như vậy có thể bao gồm khiêu dâm trẻ em hoặc, ở một số quốc gia EU là nội
dung phủ nhận nạn diệt chủng. Các nhà phát triển mô hình AI tạo sinh sẽ phải xuất bản một “bản tóm tắt đầy
đủ chi tiết” về các tài liệu bản quyền mà họ đã sử dụng như một phần trong quá trình sáng tạo của mình.
Các mô hình AI tạo sinh mới nhất được đào tạo để tạo nội dung của riêng chúng - chẳng hạn như kịch bản,
hình ảnh hoặc bài hát - bằng cách nhập hàng tỷ văn bản, hình ảnh, video hoặc clip nhạc hiện có. Khả năng
tổng hợp khối lượng lớn các sản phẩm sáng tạo và sau đó tạo ra các bản sao hệt như bản gốc của các công cụ
AI đã khiến nhiều cá nhân và tổ chức làm công việc sáng tạo nội dung lo ngại.
Giờ đây, những điều khoản mới của đạo luật AI có thể tạo động lực cho những người làm công việc sáng tạo
xác định mức độ mà nội dung của họ đã bị sử dụng để đào tạo các công cụ AI tạo sinh, và cách họ có thể
được đền bù. Các nhà xuất bản lớn thời gian qua cũng đã kêu gọi các biện pháp bảo vệ như vậy để đảm bảo
rằng họ được trả tiền cho tài liệu được sử dụng bởi AI.
Tầm nhìn tiên phong
Theo Wall Street Journal, việc EC xem xét dự thảo luật quản lý công nghệ AI cho thấy, châu Âu đang đi đầu
trong nỗ lực kiểm soát các công ty công nghệ và xây dựng các quy định nhằm giải quyết bối cảnh công nghệ
đang thay đổi nhanh chóng của thế giới.
Điều này rất quan trọng vì các quy tắc được đưa ra tại Brussels thường được áp dụng trên toàn thế giới, đôi
khi bằng cách thiết lập các tiền lệ pháp lý, được các quốc gia khác áp dụng. Và các công ty công nghệ lớn
thường điều chỉnh thông lệ toàn cầu của họ theo những quy tắc của EU để đảm bảo không hoạt động quá
khác biệt giữa các thị trường.
Thời gian qua, đã có những phản ứng đơn lẻ ở một số quốc gia nhằm kiểm soát những rủi ro từ sự bùng nổ
của công nghệ AI tạo sinh. Chẳng hạn như Italy hồi cuối tháng 3 đã tạm thời cấm ChatGPT sau khi cơ quan
bảo vệ dữ liệu của nước này cho rằng OpenAI, công ty phát triển ChatGPT, đã thu thập bất hợp pháp dữ liệu
cá nhân từ người dùng và không có hệ thống xác minh độ tuổi để ngăn trẻ vị thành niên tiếp xúc với tài liệu
bất hợp pháp.
Dù lệnh cấm của Italy sau đó đã được rút lại song nó vẫn là một dấu hiệu cho thấy những thách thức chính
sách lớn đang đặt ra đối với các nhà quản lý trong bối cảnh bùng nổ những ứng dụng AI tiên tiến. Việc
những ứng dụng này có khả năng soạn thảo các bài luận, tham gia vào các cuộc trò chuyện giống con người
và thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn như viết mã máy tính, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự lan
truyền thông tin sai lệch, nguy cơ mất việc làm của nhiều người và những rủi ro lớn đối với xã hội.
Trong bối cảnh đó, những bước đi khẩn trương của EC trong việc xem xét dự luật quản lý AI có thể tạo động
lực và tiền đề để nhiều nước và nhiều cộng đồng quốc gia nhanh chóng hành động theo. Một ví dụ là Trung
Quốc. Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) hồi đầu tháng 4 cũng công bố dự thảo “Biện
pháp quản lý đối với Dịch vụ trí tuệ nhân tạo sáng tạo”. Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo
này là yêu cầu các công ty phát triển AI gửi đánh giá an ninh tới chính quyền trước khi họ tung ra các sản
phẩm/ dịch vụ của mình cho công chúng.
CAC cho biết Trung Quốc hỗ trợ đổi mới và ứng dụng AI, đồng thời khuyến khích sử dụng phần mềm, công
cụ, tài nguyên dữ liệu an toàn và đáng tin cậy, nhưng nội dung do AI tạo sinh tạo ra phải phù hợp với các giá
trị xã hội chủ nghĩa cốt lõi của đất nước. Các nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của dữ liệu
được sử dụng để đào tạo các sản phẩm AI.

Góc khuất của Trí tuệ nhân tạo


Một số người có thể nghĩ rằng Trí tuệ nhân tạo (AI) là một robot biết tư duy hoặc một thứ gì đó chỉ có
trong các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, tuy nhiên trên thực tế các hệ thống AI tiên tiến đã và đang
ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của con người, từ các trợ lý thông minh đến các tiện ích mở rộng
về ngữ pháp trong các trình duyệt web, AI đã được sử dụng một cách rất phổ biến.
Dù con người có thể hưởng lợi từ thành quả của AI tiên tiến trong cuộc sống hàng ngày của mình, nhưng các
công ty công nghệ đã tạo ra và tiếp tục cải tiến công nghệ này hầu như vẫn rất kín tiếng về sức mạnh thực sự
của các sáng tạo của họ (và cách họ đã xây dựng chúng). Do đó, không biết bao nhiêu phần trăm “cuộc sống”
trên mạng internet của chúng ta được điều khiển bởi AI và không hiểu rõ về nguy cơ AI có thể thao túng
hành vi của con người.
AI thao túng con người?
Mối đe dọa tiềm ẩn từ AI trong việc thao túng hành vi của con người cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu
đầy đủ. Các chiến lược tiếp thị lôi kéo đã có từ lâu. Tuy nhiên, những chiến lược này kết hợp với việc thu
thập lượng dữ liệu khổng lồ cho các hệ thống thuật toán AI đã giúp các công ty tăng khả năng hướng người
dùng đến những lựa chọn và hành vi giúp họ thu vê ìlợi nhuận cao hơn. Các công ty kỹ thuật số cũng có thể
nhắm mục tiêu tới người dùng ở cấp độ cá nhân bằng các chiến lược thao túng hiệu quả hơn nhiều và khó bị
phát hiện.
Thao túng có thể có nhiều hình thức: khai thác các thiên kiến của con người mà các thuật toán AI đã phát
hiện ra, các chiến lược “gây nghiện” được cá nhân hóa để tiêu thu åhàng hóa (trực tuyến) hoặc lợi dụng trạng
thái dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc của các cá nhân để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ phù hợp với cảm
xúc nhất thời của họ. Thao túng thường đi kèm với các chiến thuật thiết kế, chiến lược tiếp thị, quảng cáo
thông minh và phân loại giá cả theo hành vi của người dùng, nhằm hướng người dùng đến những lựa chọn có
chất lượng thấp hơn để các công ty sử dụng thuật toán AI có thể dễ dàng kiếm tiền. Đặc điểm chung cơ bản
của các chiến lược này là chúng làm giảm giá trị (kinh tế) mà người dùng có thể thu được từ các dịch vụ trực
tuyến để tăng lợi nhuận của các công ty.
Một khung lý thuyết đơn giản đã được phát triển trong một nghiên cứu năm 2021 có thể được sử dụng để
đánh giá việc AI có khả năng thao túng hành vi của con người. Nghiên cứu này chủ yếu là về “những khoảnh
khắc dễ bị tổn thương” của người dùng do các thuật toán AI của các nền tảng phát hiện được. Người dùng
được gửi quảng cáo về các sản phẩm mà họ mua một cách ngẫu hứng trong những thời điểm này, ngay cả khi
sản phẩm đó có chất lượng không tốt và không làm tăng tiện ích cho người dùng. Nghiên cứu cho thấy rằng
chiến lược này làm giảm lợi ích thu được của người dùng, do đó nền tảng sử dụng AI sẽ kiếm được nhiều
thặng dư hơn.
Khả năng thao túng hành vi con người của AI cũng được quan sát thấy thông qua các thí nghiệm. Một nghiên
cứu năm 2020 để tiến hành 3 cuộc thí nghiệm. Trong thí nghiệm thứ nhất, con người bấm nút chọn ô bên trái
hoặc bên phải màn hình để thắng được tiền ảo trong trò chơi, AI sẽ học được cách lựa chọn của người chơi
và hướng dẫn họ đưa ra lựa chọn về sau. Kết quả là AI thành công khoảng 70%.
Trong thí nghiệm thứ hai, con người theo dõi một màn hình và được yêu cầu bấm nút khi họ nhìn thấy một
biểu tượng cụ thể và không bấm nút khi nhìn thấy các biểu tượng khác. Ở đây, AI sẽ sắp xếp chuỗi hình ảnh
các biểu tượng để con người mắc lỗi nhiều hơn, và kết quả là nó thành công gần 25%.
Trong thí nghiệm thứ ba là một trò chơi gồm một số ván, con người sẽ đóng vai một nhà đầu tư cấp tiền cho
một người được ủy thác (AI). Sau đó AI sẽ trả lại cho nhà đầu tư một số tiền để người này quyết định xem sẽ
đầu tư bao nhiêu cho ván tiếp theo.
Trò chơi này được chơi theo hai cách: cách thứ nhất là AI tìm cách tối đa hóa số tiền thu được ở cuối trò
chơi, cách thứ hai là AI nhắm vào mục đích chia đều số tiền cho bản thân nó và nhà đầu tư là con người.
Trong cả hai cách chơi, AI đều rất thành công.
Ở mỗi thí nghiệm, cỗ máy học hỏi các phản ứng, cách xử lý của con người và xác định những điểm yếu trong
việc ra quyết định của con người. Kết quả cuối cùng là cỗ máy đã học được các điều khiển con người theo
hướng thực hiện những hành động cụ thể mà nó muốn.
Nguyên nhân
Việc thiếu tính minh bạch giúp các chiến lược thao túng này thành công. Trong nhiều trường hợp, người
dùng hệ thống AI không biết mục tiêu chính xác của các thuật toán AI và các thông tin cá nhân nhạy cảm của
ho åđược sử dụng để theo đuổi các mục tiêu này. Chuỗi cửa hàng Target của Mỹ đã sử dụng các kỹ thuật
phân tích dữ liệu và AI để dự báo liệu phụ nữ có đang mang thai hay không để gửi cho họ những quảng cáo
ẩn về các sản phẩm dành cho trẻ em.
Người dùng Uber đã phàn nàn rằng họ phải trả nhiều tiền hơn cho các chuyến đi nếu pin điện thoại thông
minh của họ bị yếu, ngay cả khi về mặt chính thức, mức pin điện thoại thông minh của người dùng không
thuộc về các thông số ảnh hưởng đến mô hình định giá của Uber. Các công ty công nghệ lớn thường bị cáo
buộc thao túng liên quan đến xếp hạng kết quả tìm kiếm để phục vu ålợi ích của họ, và quyết định của Ủy
ban châu Âu phạt Google vì thiên vị dịch vụ mua sắm của mình so với các đối thủ khác là một ví dụ điển
hình. Trong khi đó, Facebook nhận án phạt kỷ lục từ Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ vì thao túng quyền
riêng tư của người dùng (dẫn đến chất lượng dịch vụ thấp hơn).
Giải pháp
Khi các hệ thống AI được thiết kế bởi các công ty tư nhân, mục tiêu chính của họ là tạo ra lợi nhuận. Vì AI
có khả năng học cách con người hành động, chúng cũng có khả năng hướng người dùng đến các hành động
cụ thể mang lại lợi nhuận cho các công ty, ngay cả khi đó không phải là những lựa chọn tốt nhất cho người
dùng.
Khả năng thao túng hành vi này đòi hỏi cần có các chính sách đảm bảo quyền tự chủ và quyền tự quyết của
con người trong bất kỳ tương tác nào giữa con người và hệ thống AI. AI không nên đánh lừa hoặc thao túng
con người, mà thay vào đó nên bổ sung và nâng cao kỹ năng cho con người.
Bước quan trọng đầu tiên để đạt được mục tiêu này là cải thiện tính minh bạch về phạm vi và khả năng của
AI. Cần có hiểu biết rõ ràng về cách hệ thống AI hoạt động khi chúng thực hiện các nhiệm vụ của mình.
Người dùng phải được thông báo trước về cách thông tin của họ (đặc biệt là thông tin cá nhân nhạy cảm) sẽ
được sử dụng bởi các thuật toán AI.
Quyền được giải thích trong quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh Châu Âu là nhằm làm cho các
hệ thống AI trở nên minh bạch hơn, tuy nhiên mục tiêu này vẫn chưa đạt được. Quyền được giải thích gây ra
tranh cãi gay gắt và tính ứng dụng thực tế của nó cho đến nay còn rất hạn chế.
Người ta thường nói rằng các hệ thống AI giống như một hộp đen và không ai biết chúng hoạt động chính
xác như thế nào. Kết quả là, rất khó để đạt được sự minh bạch. Điều này không hoàn toàn đúng đối với việc
thao túng. Nhà cung cấp các hệ thống này có thể đưa ra các ràng buộc cụ thể để tránh hành vi thao túng. Vấn
đề quan trọng hơn là làm thế nào để thiết kế các hệ thống này và mục tiêu các hoạt động của chúng sẽ là gì.
Về nguyên tắc, cách sử dụng các thuật toán phải được giải thích bởi nhóm các nhà thiết kế, những người đã
viết mã thuật toán và quan sát cách thuật toán đó hoạt động. Tuy nhiên, cách thu thập dữ liệu đầu vào để sử
dụng trong các hệ thống AI này phải minh bạch.
Bước quan trọng thứ hai là đảm bảo rằng yêu cầu minh bạch này được tất cả các nhà cung cấp hệ thống AI
tôn trọng. Để đạt được điều này, cần đáp ứng ba tiêu chí.
Thứ nhất, cần có sự giám sát của con người để theo sát hoạt động và dữ liệu đầu ra của hệ thống AI. Điều 14
trong dự thảo Đạo luật trí tuệ nhân tạo của Liên minh châu Âu (AIA) đề xuất rằng nhà cung cấp hệ thống AI
cần đảm bảo có cơ chế giám sát của con người. Tất nhiên, nhà cung cấp cũng có lợi ích thương mại trong
việc theo dõi chặt chẽ hoạt động của hệ thống AI của họ.
Thứ hai, sự giám sát của con người cần đi kèm với một khuôn khổ trách nhiệm giải trình thích hợp. Điều này
cũng có nghĩa là các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng nên cải thiện khả năng nghiên cứu của họ và có thể tiến
hành thử nghiệm với các hệ thống thuật toán AI mà họ điều tra để đánh giá chính xác mọi hành vi sai trái.
Thứ ba, tính minh bạch không nên ở dạng các thông báo quá phức tạp khiến người dùng khó hiểu mục đích
của các hệ thống AI. Ngược lại, cần có hai lớp thông tin về phạm vi và khả năng của các hệ thống AI: lớp thứ
nhất ngắn gọn, chính xác và dễ hiểu đối với người dùng và lớp thứ hai là nơi có nhiều thông tin chi tiết hơn
dành cho các cơ quan chức năng bảo vệ người tiêu dùng.
Việc tăng cường tính minh bạch sẽ giúp chúng ta hiểu rõ ràng hơn về các mục tiêu của hệ thống AI và các
phương tiện chúng sử dụng để đạt được các mục tiêu đó. Sau đó, việc tiến hành bước quan trọng thứ ba sẽ trở
nên dễ dàng hơn, đó là thiết lập một bộ quy tắc ngăn các hệ thống AI sử dụng các chiến lược thao túng bí mật
để gây ra thiệt hại kinh tế.
Các quy tắc này sẽ tạo ra một khuôn khổ cho hoạt động của các hệ thống AI mà nhà cung cấp hệ thống AI
phải tuân theo trong quá trình thiết kế và triển khai. Tuy nhiên, những quy tắc này cần xác định mục tiêu rõ
và không có những ràng buộc quá mức có thể làm giảm hiệu quả kinh tế mà các hệ thống này tạo ra hoặc có
thể làm giảm động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo và áp dụng AI.

Theo dõi sức khỏe từ bên trong cơ thể


Việc theo dõi âm thanh trong cơ thể con người rất quan trọng trong quá trình khám sơ bộ của bác sĩ. Chúng
bao gồm nhịp tim, sự di chuyển của thức ăn đã tiêu hóa dọc theo đường tiêu hóa dài và không khí đi vào và
ra khỏi phổi, báo hiệu thông tin về sức khỏe của một cá nhân. Hơn nữa, những âm thanh này có thể dừng lại
hoặc thay đổi đột ngột, cho thấy có một vấn đề quan trọng cần được quan tâm ngay lập tức.
Thiết bị đeo khai thác âm thanh cơ thể để theo dõi sức khỏe liên tục
Để mở rộng phạm vi của cuộc kiểm tra như vậy, một nhóm nhà nghiên cứu Đại học Northwestern (NU) trình
bày công nghệ thiết bị đeo mới tiên tiến hơn nhiều so với số biện pháp được thực hiện trong cuộc kiểm tra y
tế định kỳ. Thiết bị được gắn nhẹ nhàng vào da liên tục theo dõi những âm thanh nhỏ ở nhiều điểm khác nhau
trên hầu hết mọi bộ phận của cơ thể.
John A. Rogers, nhà tiên phong về điện tử sinh học tại NU và người đứng đầu phát triển thiết bị, cho biết:
“Hiện tại, không có phương pháp nào để theo dõi liên tục và lập bản đồ không gian âm thanh cơ thể tại nhà
hoặc bệnh viện”.
Thiết bị nhỏ, nhẹ này được gắn micrô kỹ thuật số và gia tốc kế hiệu suất cao, nhẹ nhàng bám vào da để xây
dựng một mạng lưới cảm biến rộng khắp, không xâm lấn. Thiết bị lập bản đồ vật lý cách không khí di chuyển
vào, qua và ra khỏi phổi, cũng như nhịp tim thay đổi như thế nào ở mọi trạng thái nghỉ ngơi và hoạt động
khác nhau cũng như cách thức ăn, khí và chất lỏng di chuyển qua ruột bằng cách đồng thời ghi lại tiếng ồn và
kết nối những âm thanh đó. Mỗi thiết bị dài 40 mm, rộng 20 mm và dày 8 mm được bọc trong lớp silicon
mềm.
Thiết bị có hai micrô nhỏ, một micrô hướng vào trong thân máy và micrô còn lại hướng ra ngoài, ổ nhớ flash,
pin nhỏ, linh kiện điện tử và tính năng Bluetooth. Một thuật toán phân biệt giữa tiếng ồn bên trong cơ thể và
âm thanh bên ngoài (âm thanh xung quanh hoặc cơ quan lân cận) bằng cách ghi lại âm thanh theo cả hai
hướng.
Nhóm nhà nghiên cứu nói rằng âm thanh do phổi tạo ra nhìn chung quá yếu để một người bình thường nghe
được vì nó không đủ lớn và tiếng ồn xung quanh trong bệnh viện có thể góp phần gây ra thách thức này. Tiến
sĩ Ankit Bharat, bác sĩ phẫu thuật lồng ngực tại Northwestern Medicine và người đứng đầu nghiên cứu lâm
sàng ở đối tượng người lớn, giải thích: “Một khía cạnh quan trọng trong công nghệ của chúng tôi là nó có thể
điều chỉnh những âm thanh xung quanh đó”.
Việc thu thập tiếng ồn xung quanh phục vụ mục đích kép bằng cách hỗ trợ khử tiếng ồn và cung cấp thông
tin ngữ cảnh có giá trị về môi trường xung quanh của bệnh nhân - một yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc
trẻ sinh non. Khi tạo ra thiết bị mới, nhóm nhà nghiên cứu xem xét hai nhóm đối tượng dễ bị tổn thương:
người lớn sau phẫu thuật và trẻ sinh non trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU). Các
vấn đề về tim mạch, hô hấp và tiêu hóa là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và trẻ sơ sinh trong 5
năm đầu đời.
Theo nhóm nghiên cứu, chứng ngưng thở - đặc biệt phổ biến ở trẻ sinh non - là nguyên nhân chính khiến trẻ
phải nằm viện kéo dài và có khả năng tử vong. Tiến sĩ Debra E. Weese cho biết những thiết bị nhỏ gọn này
giúp “xác định ‘dấu hiệu’ của từng trẻ sơ sinh liên quan đến chuyển động không khí (vào và ra khỏi đường
thở và phổi), âm thanh của tim và nhu động ruột cả ngày lẫn đêm, chú ý đến nhịp sinh học”. Ngoài ra, đặc
biệt là giảm tiếng ồn trong ruột có liên quan đến các vấn đề về tiêu hóa. Những âm thanh này có thể là dấu
hiệu cảnh báo sớm về tình trạng rối loạn nhu động ruột và có nguy cơ tắc nghẽn.
Mayer, đồng tác giả nghiên cứu và trưởng khoa y học tự trị tại Bệnh viện nhi Ann & Robert H. Lurie ở
Chicago, tuyên bố: “Khi ‘dấu hiệu’ âm thanh của một bệnh nhân được xác định, những sai lệch so với dấu
hiệu được cá nhân hóa đó có khả năng cảnh báo cá nhân và nhóm chăm sóc sức khỏe về tình trạng sức khỏe
kém sắp xảy ra, trong khi vẫn còn thời gian để can thiệp phục hồi sức khỏe”. Những tiện ích này cho phép
nhóm nhà nghiên cứu phân tích một hơi thở trên nhiều vùng phổi ở người lớn bằng cách đồng thời ghi lại sự
phân bố chuyển động của cơ thể và âm thanh của phổi ở nhiều vị trí khác nhau. Bharat cho biết, bằng cách hỗ
trợ theo dõi thời gian thực, bác sĩ có thể “xác định xem sức khỏe phổi đang trở nên tốt hơn hay xấu đi và
đánh giá mức độ phản ứng của bệnh nhân với một loại thuốc hoặc phương pháp điều trị cụ thể”.
Thiết bị nuốt theo dõi các dấu hiệu quan trọng bên trong cơ thể
Thiết bị VM Pill là một phần của lĩnh vực thiết bị tiêu hóa đang phát triển cho phép thực hiện nhiều chức
năng khác nhau bên trong cơ thể. Thiết bị mới nuốt được giống như viên thuốc theo dõi những dấu hiệu quan
trọng như nhịp thở và nhịp tim từ bên trong cơ thể. Thiết bị cung cấp một cách đơn giản và thuận tiện để
chăm sóc những người dễ bị sử dụng quá liều opioid. Giovanni Traverso, tác giả chính của nghiên cứu và
phó giáo sư kỹ thuật cơ khí tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) và bác sĩ tiêu hóa tại Bệnh viện
Brigham và Phụ nữ, giải thích: “Thiết bị giúp chẩn đoán và theo dõi nhiều tình trạng sức khỏe mà không cần
đến bệnh viện giúp bệnh nhân dễ tiếp cận và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe hơn”.
Không giống như thiết bị cần được cấy ghép bằng phẫu thuật, chẳng hạn như máy điều hòa nhịp tim, loại
thiết bị tiêu hóa rất dễ sử dụng và không liên quan đến các thủ tục xâm lấn. Ví dụ, bác sĩ sử dụng những chiếc
máy ảnh nhỏ có thể nuốt được để thực hiện nội soi, thường phải chỉ định nhập viện. Benjamin Pless, đồng tác
giả nghiên cứu và là người sáng lập Celero Systems, một công ty thiết bị y tế ở Massachusetts, cho biết: “Ý
tưởng là bác sĩ kê đơn những viên nang này và bệnh nhân chỉ cần nuốt chúng. Mọi người đã quen với việc
uống thuốc và chi phí sử dụng thiết bị tiêu hóa thấp hơn nhiều so với việc thực hiện loạt xét nghiệm y học
truyền thống”.
Viên nang VM Pill hoạt động bằng cách cảm nhận những rung động nhỏ của cơ thể liên quan đến nhịp thở và
hoạt động của tim. Thiết bị có thể phát hiện xem một người có ngừng thở từ bên trong ruột hay không. Để
thử nghiệm VM Pill, nhóm nhà nghiên cứu đặt nó vào dạ dày của những con lợn đã được gây mê. Sau đó, họ
cho lợn uống một liều fentanyl - một loại thuốc phiện mạnh có thể gây suy hô hấp ở người. Thiết bị đo nhịp
thở của lợn theo thời gian thực và cảnh báo cho nhóm nhà nghiên cứu, những người có thể đảo ngược tình
trạng quá liều.
Nhóm nhà nghiên cứu cũng thử nghiệm thiết bị ở người lần đầu tiên bằng cách chỉ định nó cho những người
được đánh giá mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Nhiều người mắc chứng ngưng thở khi ngủ không biết về tình
trạng của mình, một phần vì việc chẩn đoán bệnh này đòi hỏi phải dành một đêm trong phòng thí nghiệm về
giấc ngủ được kết nối với thiết bị bên ngoài để theo dõi những dấu hiệu quan trọng của họ. Pless bình luận:
“Vì quan tâm đến sự an toàn của opioid nên chúng tôi nhận thấy rằng chứng ngưng thở khi ngủ có nhiều dấu
hiệu tương tự như mọi vấn đề về hô hấp do opioid gây ra”.
Nhóm nhà nghiên cứu chỉ định VM Pill cho 10 bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ tại Đại học West
Virginia (Mỹ). Thiết bị phát hiện thời điểm bệnh nhân ngừng thở và theo dõi nhịp thở của họ với độ chính
xác 92,7%. So với loại thiết bị bên ngoài, viên thuốc có thể theo dõi nhịp tim với độ chính xác ít nhất là 96%.
Thử nghiệm cũng cho thấy thiết bị an toàn và tất cả bệnh nhân đều vượt qua thiết bị này trong vài ngày tiếp
theo sau cuộc thử nghiệm.
Ali Rezai, đồng tác giả của nghiên cứu và là nhà khoa học thần kinh tại Viện khoa học thần kinh Rockefeller
thuộc Đại học West Virginia, trình bày: “Chất lượng và tính nhất quán của những bản ghi này rất tuyệt vời so
với loạt nghiên cứu lâm sàng tiêu chuẩn mà chúng tôi đã thực hiện trong phòng thí nghiệm về giấc ngủ. Thiết
bị này cho phép chúng tôi theo dõi từ xa những dấu hiệu quan trọng của bệnh nhân mà không cần bất kỳ dây
dẫn hoặc nhân viên y tế nào. Điều này mở ra khả năng theo dõi bệnh nhân trong môi trường tự nhiên thay vì
ở phòng khám hoặc bệnh viện”.
Traverso tuyên bố phiên bản hiện tại của VM Pill chỉ tồn tại trong cơ thể khoảng một ngày, nhưng họ đang
nỗ lực cải tiến thiết bị để có thể tồn tại lâu hơn nhằm mục đích theo dõi lâu dài. Họ cũng hy vọng có thể nâng
cấp thiết bị để nó có thể tự động đưa thuốc vào điều trị những tình trạng bệnh như quá liều opioid khi phát
hiện ra một số triệu chứng. Theo Traverso, thiết bị hữu ích trong nhiều tình huống khác nhau trong tương lai,
chẳng hạn như dùng quá liều opioid, các vấn đề về hô hấp và mọi vấn đề về tim.

Công nghệ "bắt tay" y tế: Vừa cứu người, vừa kinh doanh siêu lợi nhuận
Cách mạng công nghệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của xã hội hiện đại, ảnh hưởng tới
tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó bao gồm y tế và chăm sóc sức khỏe.
Trong bối cảnh này, các “ông lớn” như Apple, Amazon, Microsoft hay Google đang dần dịch chuyển từ
hướng đầu tư công nghệ đơn thuần sang “chinh phục” y học bằng công nghệ hiện đại của chính mình.
Giờ đây, họ không còn dựa vào bên thứ ba cung cấp dịch vụ mà thay vào đó, cố gắng tự chủ trong lĩnh vực y
tế, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe hữu ích được dự báo sẽ tạo nên những cơn sốt trong
tương lai.
Xu hướng dịch chuyển
Hiện nay, dân số có xu hướng già hóa nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng. Bởi vì kết quả y tế
đòi hỏi phải chính xác và đáp ứng đa dạng bệnh hơn nên các phương pháp chẩn đoán, can thiệp chăm sóc sức
khỏe và lưu trữ bệnh sử đều được kích hoạt bởi công nghệ kỹ thuật số.
Ngoài ra, khảo sát của tờ The Economist cuối tháng 12-2018 cho thấy, thế hệ “baby-boomer” (những người
sinh ra sau Thế chiến Thứ hai - thập niên 50 của thế kỷ trước) sẽ tạo nên thị trường rộng lớn tiêu thụ các sản
phẩm ứng dụng công nghệ mới trong việc chăm sóc sức khỏe.
Bối cảnh này, cùng với sự đột phá của Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo (AI), đã tạo nên cơ hội kinh doanh
cho các ông lớn bắt đầu phát triển các sản phẩm y tế để cung cấp kết quả khám chữa bệnh với hiệu quả cao
hơn và chi phí thấp hơn.
Trên thực tế, Apple có lẽ là cái tên được xướng lên nhiều nhất thời gian qua khi “trái táo khuyết” đang dịch
chuyển hoạt động y khoa, vốn chỉ đang có mặt tại bệnh viện và phòng khám tới tay người tiêu dùng, thông
qua điện thoại và đồng hồ thông minh.
Mới đây, Apple đã cho ra đời dịch vụ theo dõi sức khỏe HealthKit, cho phép khách hàng “biến” điện thoại
iPhone trở thành thiết bị giám sát sức khỏe.
HealthKit đã giúp Apple sớm chiếm thế thượng phong trên thị trường y tế Mỹ khi 14/23 bệnh viện hàng đầu
nước Mỹ đã bắt đầu sử dụng dịch vụ. Tín hiệu cho năm mới được Apple phát đi là việc khởi động một chuỗi
các phòng khám sức khoẻ mang tên AC Wellness vào mùa xuân tới.
Với Microsoft, dự án cho năm 2019 đã khởi động với sáng kiến Healthcare NeXT sử dụng trí tuệ nhân tạo và
dịch vụ đám mây (như nhận diện giọng nói) để tạo sản phẩm cho các nhà cung cấp y tế và bệnh nhân.
Microsoft hợp tác với Trung tâm Y tế đại học Pittsburgh để phát triển các dịch vụ kỹ thuật số nhằm giảm bớt
sự lúng túng cho các bác sĩ và cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân. Dự án liên quan đến trợ lý ảo có chức
năng ghi chép các cuộc trò chuyện giữa bác sĩ và bệnh nhân, phân tích cuộc hội thoại và sau đó gửi bản tóm
tắt đến hồ sơ điện tử của bệnh nhân.
Ngoài ra, Microsoft còn hợp tác với CLAS Healthcare cung cấp các dịch vụ y tế thông minh như Basic24x7 -
ứng dụng dựa trên công nghệ Microsoft Bot Framework cho phép nhân viên y tế kết nối và tư vấn trực tuyến
với người bệnh.
Sau Apple và Microsoft, Google cũng không thể bỏ qua “mảnh đất màu mỡ” chăm sóc sức khỏe. Ngoài ứng
dụng y tế Google Fit đã hoạt động, Google đang lên kế hoạch phát triển một dịch vụ mới giống như một
Helpouts trong y tế, cho phép người sử dụng tham khảo ý kiến bác sĩ khi có nhu cầu.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc Google đã bắt đầu lấn sâu hơn vào mảng y tế, đưa bác sĩ đến gần hơn
khách hàng của mình. Tham vọng trong năm 2019 của Google phải kể đến ý tưởng tạo ra “bác sĩ AI” để hỗ
trợ chuẩn đoán bệnh chính xác và nhanh chóng.
Hiện nay, với công nghệ AI do Google phát triển, việc chẩn đoán chỉ diễn ra trong vài phút với độ chính xác
lên tới 98,6%. Cái tên thầm lặng nhất trong những dự án chăm sóc sức khỏe 2019 chính là Amazon.
Theo một tài liệu nội bộ, Amazon đã xây dựng một nhóm nghiên cứu trợ lý giọng nói Alexa có tên là “Sức
khoẻ và sống khoẻ” nhằm mục tiêu ứng dụng AI cùng trợ lý ảo đến các lĩnh vực như quản lý bệnh tiểu
đường, chăm sóc cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, người già, hay những người yêu cầu được bảo mật hồ sơ chăm sóc
sức khoẻ.
Dù không công khai về nhóm phát triển thiết bị chăm sóc sức khỏe nhưng sự tồn tại của nhóm là dấu hiệu rõ
ràng nhất về kế hoạch của Amazon để đưa công nghệ thoại Alexa vào lĩnh vực y tế kỹ thuật số.
Bên cạnh đó, những thông tin nội bộ về một đội Grand Challenge bí ẩn ở Amazon cho rằng “ông lớn” này
đang nghiên cứu cả về phần cứng, chuẩn bị đưa lên kệ các sản phẩm y tế độc đáo trong năm 2019.
Lợi nhuận và thâu tóm
Dù khác nhau về chiến lược nhưng các ông lớn công nghệ đều tự tin đánh cược rằng những điểm mạnh cốt
lõi của họ cuối cùng có thể cải thiện sức khỏe, hoặc chí ít là chăm sóc người dân hiệu quả hơn.
Giới quan sát cho rằng, đây chỉ là bề nổi. Việc các công ty công nghệ hiện nay lại chú trọng đến việc phát
triển mảng kinh doanh y tế vốn không phải là sở trường xuất phát từ tham vọng quản lý chi phí y tế, tình
trạng sức khỏe thực sự của nhân viên, hiện đang nằm ngoài tầm kiểm soát.
Bản thân Google hay Amazon từng khẳng định muốn học cách kiểm soát tình trạng sức khỏe của từng nhân
viên, từ đó nắm bắt được chất lượng nhân sự trước khi tiến hành bất cứ cuộc cải cách nội bộ nào.
Nhiều ông lớn tin rằng, việc công nghệ “bắt tay” y tế tạo ra cơ hội để “bắn trúng hai mục tiêu”: vừa cứu
người, vừa kinh doanh thu lợi nhuận lớn. Điều này được phản ánh rất rõ ở tham vọng của Apple, Google hay
Microsoft muốn có một phần trong hơn 3 nghìn tỷ USD chi tiêu hàng năm cho chăm sóc sức khỏe chỉ riêng ở
Mỹ.
Chưa hết, các cổ phiếu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe được đánh giá là một trong những dòng tiền sinh
lợi và phổ biến nhất tại phố Wall. Giá cổ phiếu cho các công ty có thể tăng gấp đôi qua một đêm nếu như có
thông tin về thử nghiệm thành công một loại thuốc hay công nghệ đặc biệt nào đó.
Để đạt tới con số lợi nhuận hàng nghìn tỉ USD, bên cạnh việc tập trung vào những công nghệ đặc thù, các
công ty công nghệ đang có xu hướng mở rộng thông qua những thương vụ M&A (sáp nhập và thâu tóm).
Amazon tập trung vào lĩnh vực chuyên môn là tạo chuỗi cung ứng, thế nên đã mua lại PillPack - một hiệu
thuốc trực tuyến bao gồm cả một doanh nghiệp giao hàng tạp hóa thông qua Whole Foods.
Ngoài ra, Amazon cũng đang làm việc với J.P Morgan và Berkshire Hathaway để tính toán các thương vụ
mua lại những đơn vị trong lĩnh vực tuyển dụng nhằm mở rộng đội ngũ nghiên cứu và thiết kế ứng dụng y tế,
cũng như thuê những doanh nhân hàng đầu để tìm ra cách lấn sâu hơn vào thị trường dược phẩm trị giá hàng
tỉ USD.
Trong khi đó, Apple cũng đã thực hiện một số vụ M&A, thâu tóm startup chuyên về dữ liệu Gliimpse - nền
tảng lưu trữ, cá nhân hóa, chia sẻ các hồ sơ về bệnh án và sức khỏe của người Mỹ.
Tiếp đó, “trái táo khuyết” mua lại Crossover Health - công ty làm việc với các nhà tuyển dụng bảo hiểm để
cung cấp dịch vụ y tế và điều hành các phòng khám tại chỗ.
Điều này cho thấy Apple đã quyết tâm dấn thân vào mảng sức khỏe, và hi vọng sẽ kết hợp các dịch vụ như
HealthKit, CareKit và ResearchKit nhằm giúp các bệnh nhân, bác sĩ và nhà nghiên cứu có thể biết được tình
trạng sức khỏe và bệnh án của bệnh nhân thông qua thiết bị di động.
Bất chấp mọi lý do phía sau xu hướng dịch chuyển sang lĩnh vực y tế, giới quan sát nhận định năm 2019 là
thời điểm các tập đoàn công nghệ lớn, cùng với nhiều đơn vị nhỏ lẻ khác, tăng tốc mạnh mẽ trong quy trình
thay thế hệ thống y tế cồng kềnh và cũ kĩ, đồng thời khám phá ra những phương pháp chăm sóc sức khỏe
mới, nhanh chóng và chính xác hơn.
Họ đều tuyên bố sẽ hướng tới một tương lai “công nghệ là ống nghe của thế kỷ 21”, bảo đảm mọi cá nhân
đều tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện với chi phí thấp hơn.
Với lợi nhuận khủng, cùng tham vọng sáp nhập - thâu tóm các đơn vị trong lĩnh vực y tế, cuộc chiến xâm
nhập thị trường chăm sóc sức khỏe hứa hẹn sẽ cực kỳ gay cấn trong tương lai.

Da điện tử - thiết bị đeo tương lai


Da điện tử linh hoạt có thể được sử dụng để đo huyết áp, nhiệt độ và nồng độ oxy của người đeo trong thời
gian thực, hỗ trợ chẩn đoán và chăm sóc sức khỏe.
Nghiên cứu da nhân tạo như da thật
Da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể chúng ta, và cũng là cơ quan phức tạp nhất. Hãy quan sát nó dưới kính
hiển vi và bạn sẽ thấy hàng nghìn đầu dây thần kinh giữ cho não kết nối với thế giới bên ngoài và cho phép
chúng ta cảm nhận được sự đụng chạm, áp lực và cảm giác đau.
Nhưng khi nhìn vào nó, Zhenan Bao lại thấy một thứ khác. Đối với Bao, một kỹ sư hóa học tập trung vào
việc chế tạo polyme, da không chỉ là cơ quan cảm giác mà còn là vật liệu. Theo cách nói của Bao; một thứ
linh hoạt, nhưng cũng có thể co giãn, tự phục hồi và có thể phân hủy sinh học. Zhenan Bao, là K. K. Lee
Giáo sư Kỹ thuật Hóa học tại Đại học Stanford. Bà đã giữ chức vụ Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật Hóa học từ
năm 2018-2022.
Bao làm việc trong lĩnh vực da điện tử mới nổi và thực hiện sứ mệnh của mình là tái tạo nhiều chức năng của
da người để sử dụng trong các bộ phận giả và người máy. Đối với những người đeo chân tay giả, xúc giác sẽ
cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống, cho phép họ phân biệt mềm với cứng và nhận biết vật sắc nhọn nguy
hiểm hoặc nóng bỏng trước khi chúng có thể gây ra bất kỳ tổn thương nào.
Khi Bao gia nhập Đại học Stanford vào năm 2004. Một số nhà khoa học đang nghiên cứu các cảm biến linh
hoạt có thể quấn quanh một bàn tay giả để bắt chước cảm giác chạm. Đến năm 2010, Bao và nhóm nhà khoa
học đồng nghiệp bắt đầu phát triển một cảm biến linh hoạt nhạy đến mức nó có thể phát hiện ra cú chạm của
một con bướm đang bay.
Bao nói: “Các thiết bị điện tử hiện tại của chúng tôi rất cứng, giòn và cồng kềnh. Nhưng nếu chúng ta có thể
khiến tất cả chúng giống như da, thì điều đó có khả năng thay đổi hoàn toàn cách con người tương tác và giao
tiếp với thiết bị điện tử. Da của chúng ta tạo thành hàng rào bảo vệ tự nhiên chống lại môi trường, cũng có
thể đóng vai trò là giao diện giữa con người và thiết bị”.
Ngoài robot và bộ phận giả, Bao nhìn thấy nhiều ứng dụng tiềm năng cho da điện tử trong lĩnh vực thiết bị
đeo. Hãy tưởng tượng một thiết bị được đeo trên cơ thể giống như lớp da thứ hai và sử dụng mạng cảm biến
để đo chính xác huyết áp, nhiệt độ hoặc nồng độ glucose và oxy trong thời gian thực. Bao giải thích: “Có rất
nhiều mối quan tâm dành cho thiết bị đeo ngoài việc đo số bước chúng ta đi bộ mỗi ngày hoặc nhịp tim”.
Phát minh từ phòng thí nghiệm nghiên cứu của Bao tại Stanford có thể được sản xuất và thử nghiệm lâm sàng
trong vài năm tới.
Công ty khởi nghiệp PyrAmes ở Thung lũng Silicondo Bao đồng sáng lập đang phát triển một loại băng mềm
quấn quanh cổ tay hoặc bàn chân và có thể được sử dụng để theo dõi huyết áp của trẻ sinh non trong các đơn
vị chăm sóc đặc biệt. Thiết bị được thiết kế để ghi lại lưu lượng máu liên tục giống như một đường truyền
động mạch thường làm, mà không cần kim tiêm có nguy cơ gây nhiễm trùng, mô và tổn thương thần kinh.
Sau đó, băng được ghép nối không dây với máy tính bảng theo dõi sự thay đổi huyết áp trong thời gian thực.
Đối với những ứng dụng như vậy, thiết bị điện tử phải có khả năng co giãn và linh hoạt ngay từ đầu. Nhóm
nhà nghiên cứu của Bao thực hiện một phương pháp phân tử để thiết kế các polyme hữu cơ với suy nghĩ này.
Polyme là phân tử lớn được tạo thành từ nhiều monome lặp lại được liên kết với nhau giống như một chuỗi
dài kẹp giấy. Bằng cách thay đổi cấu trúc của các monome này, nhà nghiên cứu làm cho vật liệu có thể co
giãn và định hình để phù hợp với hoặc thậm chí bên trong cơ thể con người. Bao làm việc trên thiết bị điện tử
“lấy cảm hứng từ làn da” trong nhiều năm.
Kể từ năm 2018, Bao giữ chức Chủ tịch khoa Kỹ thuật hóa học của Stanford, đồng thời thành lập và chỉ đạo
Sáng kiến Điện tử đeo được của Stanford (eWEAR) - một chương trình toàn trường đại học tập hợp các nhà
khoa học làm việc trong lĩnh vực vật liệu, điện tử, hệ thống, dữ liệu và y tế. Bản thân Bao đã có hơn 100
bằng sáng chế của Mỹ - bao gồm một bằng sáng chế cho cảm biến phát hiện bướm. Bao và nhóm nhà khoa
học đồng nghiệp tại Stanford cũng đang nghiên cứu vật liệu polyme dành cho màn hình có thể co giãn, gấp
lại và thậm chí là vỡ vụn.
Tháng 3/2022, sau hơn 3 năm nghiên cứu, họ công bố trên tạp chí Nature bằng chứng về nguyên tắc của một
loại polymer phát sáng giống như dây tóc trong bóng đèn. Nhóm nhà nghiên cứu chứng minh thiết bị của họ
được đeo trên đốt ngón tay và kéo dài gấp đôi chiều dài của nó mà không bị rách. “Đây là phiên bản có thể
co giãn, có thể biến dạng và thay đổi hình dạng”, Bao cho biết. Nguyên mẫu chỉ có thể hiển thị hình ảnh tĩnh,
độ phân giải thấp, nhưng nó có thể đặt nền móng cho những thiết bị điện tử đeo trên cơ thể trong tương lai
cho phép đo và hiển thị mọi dấu hiệu sinh tồn.
Có rất nhiều ứng dụng tiềm năng cho da điện tử, Bao nói. Nhưng con đường thương mại hóa còn dài. Tuy
nhiên, Bao bị thúc đẩy bởi ý tưởng phát triển thiết bị điện tử mang lại lợi ích cho chẩn đoán y tế và chăm sóc
sức khỏe về lâu dài - có thể là ở dạng chân tay giả, thiết bị đeo được hoặc thậm chí là thiết bị cấy ghép.
Bao cũng tập trung vào những bước nhỏ và thành công của nhóm nghiên cứu trong việc phát triển các khối
xây dựng riêng lẻ: cảm biến, mạch và các vật liệu dẻo, co giãn và phân hủy sinh học tạo nên chúng. Bao nhận
định: “Để lĩnh vực này phát triển và có quỹ đạo dài hạn, chúng tôi cũng cần chứng tỏ rằng chúng tôi có thể
tạo ra tác động trong tương lai gần”.

Sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để giảm thiểu các rủi ro từ trí tuệ nhân tạo
Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đang thu hút quan tâm lớn trên toàn cầu nói chung và
Việt Nam nói riêng. AI đang được xem là nhân tố quan trọng nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
mang đến cơ hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, việc kiểm soát AI cũng trở thành vấn đề không nhỏ khi nhiều rủi
ro, tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội đã và đang hiện hữu. Điều này đòi hỏi cần
sớm hoàn thiện hành lang pháp lý về AI.
Ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông
(TT&TT) cho biết, tại Việt Nam, AI đã được nhắc tới nhiều trong những năm gần đây. Là một công nghệ
lưỡng dụng được ví như “con dao hai lưỡi”, AI được sử dụng cho cả mục đích tấn công và cả mục đích
phòng thủ. Mối đe dọa lớn nhất là các hacker sử dụng AI để tạo ra các cuộc tấn công tinh vi hơn; tạo ra các
phần mềm độc hại, dò quét và phát hiện những lỗ hổng để từ đó vượt qua các phương pháp bảo vệ và tấn
công vào hệ thống thông tin.
Đáng chú ý, khi phát động các cuộc tấn công lừa đảo có mục tiêu, hacker còn dùng AI tạo thông tin giả lan
truyền trên mạng xã hội. Dù cơ quan chức năng đã triển khai nhiều giải pháp song việc tội phạm công nghệ
cao ứng dụng AI để tạo ra các kịch bản và tổ chức lừa đảo trên mạng xã hội đang trở nên phổ biến, khiến cho
nhiều người dân bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gây bức xúc trong xã hội.
Bên cạnh rủi ro lớn khi AI hỗ trợ các chiến dịch lừa đảo trực tuyến, lãnh đạo Cục An toàn thông tin cũng chỉ
ra một số rủi ro khác mà công nghệ AI đưa đến cho lĩnh vực an toàn thông tin mạng. Đó là việc hacker sử
dụng AI để tối ưu hóa các cuộc tấn công mạng, phát triển các phần mềm độc hại và đặc biệt là mã độc mã
hóa dữ liệu tống tiền ransomware...
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cũng nhận định, AI đang thực hiện nhiều việc mà trước đây chỉ con
người mới có thể xử lý được và thậm chí còn vượt qua con người trong một số lĩnh vực. AI đang ảnh hưởng
đến mọi ngành công nghiệp nói chung và ảnh hưởng tới lĩnh vực an toàn thông tin mạng ở cả hai khía cạnh
tích cực và tiêu cực. Các cuộc tấn công mạng liên tục phát triển với mức độ ngày càng tinh vi, phức tạp. Đặc
biệt khi có sự hỗ trợ của AI, nguy cơ, mối đe dọa an toàn thông tin sẽ ngày càng tăng theo cấp số nhân.
Từ thực tế trên, lãnh đạo Bộ TT&TT cho rằng, để tạo ra một không gian mạng an toàn, bảo vệ người dân
trước các nguy cơ tấn công từ không gian mạng, bên cạnh trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách và các
doanh nghiệp an toàn thông tin mạng, cần có sự chung tay, hợp lực liên tục và thường xuyên của toàn xã hội.
Chia sẻ tại sự kiện “An toàn trong thời kỳ bùng nổ của trí tuệ nhân tạo” do Cục An toàn thông tin, Bộ
TT&TT vừa tổ chức vào cuối tháng 5/2024, Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu
quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an khẳng định, AI đang
mang lại nhiều rủi ro và thách thức về cả xã hội, pháp lý và an ninh mạng.
Theo ông Tuấn, về mặt xã hội, AI gây lo ngại xâm phạm quyền riêng tư; AI bị lợi dụng để phân biệt chủng
tộc, giai cấp, giới tính, dân tộc, gây mâu thuẫn, xung đột gay gắt hơn; cung cấp thông tin sai sự thật, đánh
tráo khái niệm, thay đổi lịch sử, bóp méo sự thật gây xáo trộn dư luận, ảnh hưởng giáo dục và văn hóa. Về
mặt pháp lý và chính sách, theo thống kê tại legalnodes.com, có khoảng 33 quốc gia đã xây dựng dự thảo
pháp lý về AI nhưng còn hạn chế, chưa có bộ quy chuẩn chung về AI mang tính tổng thể.
Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu những rủi ro từ AI như: Sớm hoàn
thiện hành lang pháp lý về AI để đón đầu xu thế, ban hành văn bản quy định về đạo đức trong quá trình phát
triển, sản xuất, ứng dụng AI như bảo vệ quyền riêng tư, dữ liệu cá nhân, quyền con người của các đơn vị
trong và ngoài nước; quy định rõ ràng hơn các hành vi phạm tội bằng AI; có quy chuẩn cụ thể về nền tảng kết
nối, chia sẻ, trao đổi liên quan đến AI. Bên cạnh đó, nghiên cứu, ứng dụng các công trình AI để chống lại rủi
ro về AI.
Ngoài ra, phát triển AI phải song hành với vấn đề an ninh mạng và an toàn thông tin để tránh việc bị tấn
công, chiếm quyền điều khiển gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Công nghệ mới phát hiện và chữa cháy sớm


Công nghệ này là một phần trong dự án nhằm phát hiện sớm các vụ cháy rừng. Một công ty viễn thông
Canada đã nghiên cứu lắp đặt camera trí tuệ nhân tạo (AI) để theo dõi và ngăn chặn cháy rừng sớm.
Sử dụng camera có AI chống cháy rừng
Tony Staffieri, Giám đốc điều hành Rogers Communications, công ty đứng sau sáng kiến mới, cho biết:
“Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu. Thiết bị mới có thể phát hiện khói cách xa tới 20 km”. Camera AI phát
hiện cháy rừng là một công nghệ tiên tiến và quan trọng được sử dụng để phát hiện sớm cháy rừng, cho phép
phản ứng nhanh hơn và có các biện pháp giảm thiểu. Những camera này sử dụng thị giác máy tính và AI để
nhận dạng các chỉ báo cháy rừng trong thời gian thực. Camera AI được đặt ở vị trí chiến lược ở những nơi
như rừng, đồng cỏ hoặc gần đường dây điện dễ bắt lửa.
Để có phạm vi phủ sóng rộng hơn, chúng cũng có thể được lắp đặt trên tháp hoặc máy bay không người lái.
Những camera này ghi lại hình ảnh hoặc video về môi trường xung quanh và thường sử dụng camera có độ
phân giải cao có khả năng hồng ngoại, có thể phát hiện mọi nguồn nhiệt ngay cả khi chúng không thể nhìn
thấy được bằng mắt thường. Thuật toán AI sau đó được sử dụng để xử lý dữ liệu theo thời gian thực, phân
tích cẩn thận các luồng ảnh hoặc video thu được.
Thuật toán này đã được đào tạo để xác định những mô hình và đặc điểm cụ thể có liên quan đến cháy rừng
như khói, ngọn lửa hoặc sự thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ. Sau khi phát hiện một đám cháy rừng tiềm ẩn,
hệ thống camera AI tự động tạo cảnh báo và thông báo để gửi đến sở cứu hỏa và đơn vị ứng phó khẩn cấp.
Những camera này có thể phát hiện đám cháy cũng như theo dõi mọi biến số môi trường bao gồm nhiệt độ,
độ ẩm và tốc độ gió. Việc đưa ra quyết định sáng suốt trong khi chiến đấu với cháy rừng đòi hỏi phải sử dụng
dữ liệu này để dự báo cháy rừng. Camera AI thường là một phần của hệ sinh thái lớn hơn bao gồm các loại
công nghệ khác để giám sát và ngăn chặn cháy rừng.
Hệ thống camera AI do Rogers lắp đặt sẽ được khuếch đại hơn nữa bằng những thiết bị công nghệ cao khác.
Staffieri bình luận: “Giai đoạn thứ hai là phòng chống cháy rừng. Chúng tôi đang lắp đặt mạng cảm biến
SpaceX trên mặt đất để phát hiện mọi điều kiện đất đai cũng như điều kiện thời tiết cho phép chúng dự đoán
trong thời gian thực nơi những đám cháy rừng này có khả năng bùng phát và điều cuối cùng là đảm bảo rằng
những người ứng phó đầu tiên của chúng tôi sẽ có những gì họ cần để duy trì kết nối”.
Giám đốc điều hành cho biết, dự án sẽ bắt đầu ở British Columbia, nơi có nhu cầu cấp thiết, và sau đó sẽ mở
rộng sang phần còn lại của đất nước. Ông nói thêm rằng công ty đang nỗ lực để đảm bảo rằng công nghệ thí
điểm và thử nghiệm hoạt động hiệu quả trong bối cảnh có nhiều loại hỏa hoạn và địa lý cực kỳ khắc nghiệt
của tỉnh. Công cụ mới sẽ cung cấp một hệ thống cảnh báo sớm giúp nhiều nhóm làm việc cùng nhau để ngăn
chặn nhiều vụ cháy rừng hơn.
Robot “rồng bay” phun nước chữa cháy
Robot có tám tia nước có thể điều chỉnh ở khu vực trung tâm và đầu, với vòi cứu hỏa linh hoạt được điều
khiển bởi bộ điều khiển trên xe đẩy có bánh kéo. Một nhóm nhà nghiên cứu ở Nhật Bản phát triển một loại
thực thể robot mới có khả năng tham gia các đội cứu hỏa trên toàn cầu. Được thiết kế giống như “rồng bay”,
những robot này được tạo ra để giải quyết những đám cháy được coi là quá nguy hiểm mà lính cứu hỏa
không thể đối đầu. Kế hoạch thiết kế robot vòi chữa cháy trên không mang tên Dragon Firefighter (Lính cứu
hỏa Rồng) đã được công bố chính thức trên tạp chí Frontiers in Robotics and AI. Một nhóm nhà nghiên cứu
từ phòng thí nghiệm của Giáo sư Satoshi Tadokoro tại Đại học Tohoku đã khởi xướng việc phát triển các
robot bay. Theo nhóm nhà nghiên cứu, trong suốt các giai đoạn phát triển sơ bộ và đang diễn ra, nhóm đã
cộng tác với nhiều chuyên gia cứu hỏa Nhật Bản để hiểu rõ hơn về các yêu cầu cụ thể của họ.
Tiến sĩ Yuichi Ambe, đồng tác giả và trợ lý giáo sư tại trường Đại học Osaka, trong một tuyên bố, cho biết:
“Ở đây chúng tôi trình bày nguyên mẫu của robot vòi cứu hỏa bay điều khiển từ xa dài 4 mét, được thiết kế
để dập tắt đám cháy trong các tòa nhà một cách an toàn và hiệu quả bằng cách tiếp cận trực tiếp nguồn lửa”.
Được đẩy lên độ cao 2 mét so với mặt đất, vòi cứu hỏa của “Lính cứu hỏa Rồng” dựa vào lực tạo ra bởi tám
tia nước có thể điều chỉnh được nằm ở vùng trung tâm và đầu của nó.
Cấu hình của vòi phun rất linh hoạt, cho phép nó thích ứng và căn chỉnh theo hướng của ngọn lửa, được dẫn
hướng bởi bộ điều khiển nằm trên xe đẩy có bánh đặt ở phía sau. Xe đẩy này được liên kết với một xe cứu
hỏa được trang bị một bình chứa nước lớn 14.000 lít thông qua một ống cấp nước. Hoạt động với tốc độ 6,6
lít mỗi giây, các vòi phun ra nước với áp suất lên tới một megapascal. Ở đầu vòi được tích hợp sự kết hợp
giữa camera truyền thống và camera chụp ảnh nhiệt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận dạng và định vị
đám cháy.
Theo nhóm nghiên cứu, sự tích hợp công nghệ này giúp nâng cao khả năng chữa cháy của “Lính cứu hỏa
Rồng”. Nhóm nhà nghiên cứu tiếp tục nỗ lực cải tiến thiết kế của robot - ví dụ, nhóm nghiên cứu phát hiện cơ
chế giảm chấn thụ động ban đầu, được thiết kế để giảm thiểu dao động trong cơ thể “Lính cứu hỏa Rồng”, tỏ
ra không thực tế do thời gian chuẩn bị cho chuyến bay kéo dài. Ngoài ra, người ta quan sát thấy rằng nhiệt
sinh ra từ đám cháy có thể gây ra biến dạng dẻo bất lợi trong ống lượn sóng, được sử dụng cho các ứng dụng
ngoài trời, chứa cả ống nước và cáp điện. Nghiên cứu cũng trình bày chi tiết các cải tiến khác như “khả năng
chống thấm tốt hơn, bộ phận vòi phun có khả năng xử lý phạm vi lực ròng rộng hơn và cơ chế cải tiến để
phân luồng dòng nước. Nhưng những phát triển tiếp theo đang được thực hiện”, một tuyên bố cho biết.
Nhóm nghiên cứu ước tính rằng việc triển khai công nghệ chữa cháy robot trong những tình huống chữa cháy
thực tế sẽ diễn ra trong thập kỷ tới. Thách thức quan trọng nhất nằm ở việc mở rộng phạm vi hoạt động của
robot lên hơn 10 mét. Theo nhóm nhà nghiên cứu, việc giải quyết thách thức này và xây dựng các chiến lược
chữa cháy hiệu quả phù hợp với khả năng độc đáo của robot sẽ là những khía cạnh then chốt trong quá trình
phát triển liên tục của robot.
Dùng máy bay không người lái chữa cháy
Một nhóm nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Ấn Độ (IISc) sử dụng nhiều đàn máy bay không người lái để
giải quyết những thảm họa thiên nhiên như cháy rừng. Cháy rừng đang ngày càng trở nên thảm khốc trên
khắp thế giới, được đẩy nhanh bởi biến đổi khí hậu. Suresh Sundaram, Giáo sư tại Khoa Kỹ thuật Hàng
không Vũ trụ thuộc IISc, cho biết: “Một đàn máy bay không người lái có thể là giải pháp”. Trong một nghiên
cứu mới, nhóm của Sundaram đề xuất đưa công nghệ này tiến thêm một bước nữa: Các máy bay không người
lái phối hợp từ nhiều đàn lao vào để dập tắt cháy rừng.
Sundaram nói: “Vào thời điểm ai đó xác định và báo cáo về một đám cháy, nó đã bắt đầu lan rộng và không
thể dập tắt bằng một máy bay không người lái. Bạn cần phải có nhiều đàn máy bay không người lái có thể
liên lạc với nhau”. Giải pháp là thiết kế một loại thuật toán đặc biệt cho phép bầy đàn giao tiếp với nhau cũng
như đưa ra các quyết định độc lập.
Trong một kịch bản giả định, khi có cảnh báo về một đám cháy tiềm ẩn, nhiều đàn có thể được gửi đến - mỗi
máy bay không người lái được trang bị camera, cảm biến nhiệt và hồng ngoại cũng như máy dò nhiệt độ để
phát hiện đám cháy. Sau khi đám cháy được phát hiện, máy bay không người lái ở gần nó nhất sẽ trở thành
trung tâm của đàn và thu hút những chiếc khác về phía nó. Điều thú vị là mỗi máy bay không người lái cũng
sẽ có quyền tự chủ để tính toán quy mô và khả năng lan rộng của đám cháy, đồng thời quyết định cần bao
nhiêu máy bay không người lái để dập tắt đám cháy. Sundaram bình luận: “Những quyết định này được thực
hiện bởi máy bay không người lái. Chúng tìm ra cụm lửa nào sẽ lan nhanh hơn và phân bổ số lượng máy bay
không người lái cần thiết để dập tắt đám cháy đó trong khi những chiếc khác tìm kiếm các cụm lửa khác”.
Thuật toán tìm kiếm dựa trên bầy đàn do nhóm phát triển là chìa khóa để kiểm soát hành vi của máy bay
không người lái. Việc tìm kiếm lửa không thể ngẫu nhiên vì khu vực cần khám phá sẽ quá rộng lớn. Để giải
quyết vấn đề này, nhóm nhà nghiên cứu đã lấy cảm hứng từ hành vi kiếm ăn của loài săn mồi biển - loài roi
có tên là Oxyrrhis marina. Josy John, chuyên gia tại Khoa Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ và đồng thời là tác
giả chính của nghiên cứu, giải thích: “Khi tìm kiếm thức ăn, trước tiên nó phải thực hiện các bước dài hơn để
khám phá khu vực. Khi cảm thấy đã đến gần nguồn thức ăn hơn, nó sẽ giảm độ dài bước và sau đó bắt đầu
khám phá khu vực chi tiết hơn.
Nhóm đã quyết định kết hợp hành vi này vào thuật toán của họ. John cho biết thêm: “Các cảm biến nhiệt độ
trong máy bay không người lái tìm kiếm giá trị ngưỡng tối thiểu. Khi đạt đến giá trị đó, máy bay không
người lái sẽ giảm bước tìm kiếm vì đám cháy đang đến gần”. Sundaram chỉ ra rằng lợi thế của việc sử dụng
máy bay không người lái là việc ra quyết định được phân cấp, dựa trên dữ liệu và nhằm đạt hiệu quả tối đa.
Số lượng máy bay không người lái cần thiết sẽ được chỉ định cho một cụm lửa, cho phép những chiếc khác
phân tán đi tìm kiếm những cụm khác.
Nhóm nhà nghiên cứu đã thử nghiệm các thành phần cụ thể của phương pháp này - chẳng hạn như tính năng
phát hiện cháy được hỗ trợ bởi AI bằng camera nhiệt và cơ chế giảm trọng tải chính xác để triển khai bình
chữa cháy. Trong tương lai, họ có kế hoạch kết hợp những đàn máy bay không người lái như vậy với các
phương tiện mặt đất không người lái có thể chở tài nguyên và đóng vai trò là trạm tiếp nhiên liệu. Những đàn
máy bay không người lái như vậy cũng có thể hữu ích trong mọi thảm họa thiên nhiên khác - như lũ lụt và
động đất - để xác định vị trí những người sống sót, cung cấp nước, thực phẩm và thuốc men cũng như tăng
cường giao tiếp.

Khi nút khai hỏa vũ khí nằm trong tay… AI


Chủ Nhật, 26/05/2024, 09:01

Các cường quốc đang trong cuộc đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động tác chiến và
viễn cảnh con người để máy móc ra các quyết định khai hỏa vũ khí có thể không còn xa.
 Hơn 50 quốc gia chạy đua sản xuất vũ khí tích hợp trí tuệ nhân tạo

Một buổi tối mùa hè năm 2020 tại Fort Liberty, căn cứ của quân đội Mỹ ở Bắc Carolina,
các binh sĩ Quân đoàn dù 18 ngồi nghiền ngẫm các hình ảnh vệ tinh trên máy tính ở sở
chỉ huy. Trước đó ít phút, một chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) quét các bức ảnh rồi đề
xuất mục tiêu cần tiêu diệt cho các binh sỹ.
Chương trình yêu cầu người lính xác nhận lựa chọn của nó: một chiếc xe tăng đã bị
loại biên. Sau khi người lính xác nhận rằng AI đã lựa chọn chính xác, hệ thống gửi tin
nhắn tới Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS, trụ cột của lực lượng pháo
binh Mỹ, chỉ thị khai hỏa. Một tên lửa rít lên trong không trung và bay tới mục tiêu, phá
hủy chiếc xe tăng.
Từ thử nghiệm đến thực tế chiến trường
Vụ tấn công nói trên chưa từng có tiền lệ trong quân đội Mỹ, theo Bloomberg. Đó là lần
đầu tiên, lính Mỹ tấn công mục tiêu được định vị và xác định bằng AI.
Chưa đầy bốn năm sau, việc Mỹ sử dụng AI trong tác chiến tranh không còn trên lý
thuyết hay tập trận. Theo Schuyler Moore, giám đốc công nghệ của Bộ Tư lệnh Trung
ương Mỹ, hồi đầu năm 2024, quân đội nước này đã sử dụng thuật toán thị giác máy
tính để định vị các bệ phóng tên lửa của dân quân ở Yemen và các tàu nổi ở Biển Đỏ,
xác định mục tiêu cho các cuộc tấn công của quân Mỹ ở Iraq và Syria.
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS của quân đội Mỹ có thể nhận lệnh khai hỏa
tấn công mục tiêu từ AI.
Mỹ không phải là quốc gia duy nhất có bước nhảy vọt trong việc ứng dụng AI vào quân
sự: quân đội Israel cho biết họ sử dụng AI hỗ trợ xác định mục tiêu ở khu vực dải Gaza,
trong khi Ukraine sử dụng AI trong nỗ lực đẩy lùi các cuộc tấn công của quân Nga.
Tuy nhiên, chuyển đổi AI từ phòng thí nghiệm sang thực tế chiến đấu là một trong
những vấn đề gai góc nhất mà các nhà lãnh đạo quân sự phải đối mặt. Những người
ủng hộ việc áp dụng AI tin rằng các hoạt động tác chiến trong tương lai sẽ sớm diễn ra
với tốc độ nhanh hơn tốc độ mà bộ não con người có thể theo kịp. Nhưng các nhà công
nghệ lo ngại rằng mạng lưới và dữ liệu của quân đội Mỹ vẫn chưa đủ độ tin cậy. Các
binh sĩ ở tiền tuyến không muốn giao phó mạng sống của họ cho phần mềm máy tính,
các nhà đạo đức học lo lắng về viễn cảnh đen tối khi con người để máy móc ra các
quyết định giết người. Trong khi đó, một số thành viên quốc hội Mỹ và các tổ chức tư
vấn diều hâu đang thúc đẩy Lầu Năm Góc hành động nhanh hơn, cảnh báo rằng Mỹ có
thể tụt hậu so với Trung Quốc, quốc gia có chiến lược trở thành “trung tâm đổi mới AI
chính của thế giới” vào năm 2030.
Quân đoàn 18, lực lượng phản ứng nhanh gồm 90.000 binh sĩ, là đơn vị thử nghiệm lớn
nhất của Maven, dự án hợp tác giữa quân đội Mỹ và Google nhằm sử dụng thuật toán
nhận diện con người và vũ khí, khí tài trên chiến trường. Dựa vào những đột phá trong
lĩnh vực học máy, hệ thống có thể tự học cách tìm kiếm, phân loại các đối tượng dựa
trên dữ liệu đào tạo và phản hồi. Nói cách khác, thay vì lập trình sẵn cho máy tính từng
bước thực hiện một nhiệm vụ, học máy cho phép máy tính tự "học hỏi" cách thực hiện
nhiệm vụ đó bằng cách phân tích dữ liệu và rút ra những quy tắc cho riêng mình.
Các mô hình AI của dự án Maven có thể tìm hiểu, nghiên cứu sự thay đổi của các vật
thể. Tất cả được hợp nhất với hình ảnh vệ tinh và dữ liệu định vị địa lý trên một giao
diện máy tính duy nhất, được gọi là Hệ thống thông minh Maven. Hệ thống này giúp
quân đội Mỹ nắm bắt “nhất cử nhất động” của đối phương, ví dụ xây dựng một căn cứ
quân sự mới ở đâu đó.
Ngày càng nhiều sĩ quan Mỹ tin rằng AI sẽ thay đổi cách họ và kẻ thù tiến hành chiến
tranh, cho rằng AI có thể cách mạng hóa các hoạt động tác chiến. Lầu Năm Góc đã yêu
cầu chính phủ chi hơn 3 tỷ USD cho các hoạt động liên quan đến AI trong bản đệ trình
ngân sách năm 2024. Và để dọn đường cho tham vọng của mình, đại diện Mỹ tại Liên
hợp quốc lập luận rằng luật pháp quốc tế không yêu cầu con người kiểm soát vũ khí tự
động.
Khi cường quốc nỗ lực ứng dụng AI vào quân sự, lợi thế sẽ thuộc về “những người
không còn nhìn thế giới như con người nữa”, hai nhà nghiên cứu Thom Hawkins và
Alexander Kott của quân đội Mỹ nhận định hồi năm 2022. “Bây giờ chúng ta có thể bị
nhắm bắn bởi thứ gì đó không cần nghỉ ngơi, không bao giờ ngủ”.
Một tiêm kích F-16 của không quân Mỹ được hỗ trợ bởi một máy bay không người lái Kratos
XQ-58A Valkyrie do AI điều khiển.
AI làm biến đổi cách thức tác chiến
Hãy tượng tượng cảnh này: Một phi đội máy bay chiến đấu không người lái lao vào
không phận thù địch, được hướng dẫn không phải bởi quân nhân dưới mặt đất mà bởi
sự tính toán của AI. Với tốc độ xử lý thông tin tình huống cực nhanh, AI đánh giá các
mối đe dọa, đưa ra các kế hoạch tác chiến tinh vi rồi triển khai một loạt đòn tấn công
chính xác nhằm vào thành trì của kẻ thù. Mỗi thao tác đều được thực hiện với sự hoàn
hảo của máy móc khi “bộ óc” của AI thích ứng ngay lập tức với tình huống không chiến
thay đổi liên tục.
Đó không phải là trích đoạn phim Hollywood mà là viễn cảnh không chiến trong tương
lai, khi giới quân sự kết hợp AI với các loại phương tiện bay mang vũ khí.
Trung Quốc tuyên bố đang phát triển hệ thống “AI không chiến thông minh” có khả năng
không chỉ đưa ra các quyết định chiến thuật trong tích tắc mà còn giải thích chiến thuật
cho người điều khiển thông qua các công cụ trực quan hóa dữ liệu và ngôn ngữ tự
nhiên.
Bấy lâu nay, rào cản lớn nhất của việc ứng dụng AI vào tác chiến là con người nhiều
khi không thể hiểu được lý do căn bản đằng sau quyết định của chúng.
Vì AI không thể giải thích cách đưa ra quyết định, quân đội khó tin tưởng và sử dụng
chúng rộng rãi. Nhưng với công nghệ mới, AI có thể giải thích lý do cho các hành động
của mình, giúp con người hiểu và tin tưởng chúng hơn.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tuyên bố AI của họ có thể thể hiện một dạng diễn
ngôn thông minh, sử dụng từ ngữ, trực quan hóa dữ liệu và thậm chí cả biểu đồ để làm
sáng tỏ lý do tại sao nó đưa ra hướng dẫn tác chiến theo cách nào đó. Phi công AI có
thể tạo ra sự kết hợp ngôn ngữ học giữa các lĩnh vực logic máy và trí tuệ theo ngữ
cảnh của con người. Logic máy (machine logic) là một nhánh của khoa học máy tính và
kỹ thuật điện tử liên quan đến việc thiết kế và xây dựng các hệ thống có khả năng suy
luận và ra quyết định dựa trên logic.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc nói sự kết hợp các khả năng này có thể giúp không
quân giành chiến thắng với tỷ lệ gần 100% trong các tình huống không chiến mô phỏng.
Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào robot, công nghệ bầy đàn, AI và vô số ứng dụng
quân sự từ lĩnh vực máy học. Theo báo cáo “Vũ khí AI trong đổi mới quân sự của Trung
Quốc” của dự án Global China thuộc Viện Brookings (Mỹ), các chuyên gia và chiến
lược gia quân sự Trung Quốc từ Học viện Khoa học Quân sự, Đại học Quốc phòng và
Đại học Công nghệ Quốc phòng đã thấy trước trong tương lai AI và các vũ khí thông
minh sẽ đảm nhận vai trò ngày càng quan trọng, thậm chí có khả năng quyết định kết
cục các cuộc xung đột trong tương lai. Trung Quốc đang thách thức sự thống trị lâu dài
của Mỹ trong lĩnh vực nền tảng tác chiến trên không khi nước này tăng cường đầu tư,
nghiên cứu và phát triển một số công nghệ mang tính đột phá.
“Chiến tranh nói chung và chiến tranh trên không nói riêng đang có sự thay đổi mạnh
mẽ nhờ công nghệ tiên tiến. Trong số này, những công nghệ có tác động lớn nhất là
lượng tử, AI, siêu âm, tàng hình, nano, thu nhỏ, robotics. Tiềm năng ứng dụng trong tác
chiến của AI là rất lớn”, cựu Phó tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ Anil Khosla nói
với EA Times.
Mặc dù đã ứng dụng vào quân sự trong một số năm qua, Mỹ hiện vẫn phải vật lộn với
sự thiếu rõ ràng của AI. Gần đây, Bộ trưởng Không quân Mỹ đã trực tiếp trải nghiệm
những hạn chế trong buồng lái một tiêm kích F-16 khi một AI “đang phát triển” điều
khiển chiếc máy bay. Chính vì vậy, Không quân Mỹ vẫn lưỡng lự ứng dụng AI vào việc
triển khai các loại vũ khí không chiến, theo EA Times. Tuy nhiên, Mỹ đã khởi động
chương trình Replicator (Máy sao chép), được thiết kế để tăng cường khả năng trước
sự cạnh tranh ngày càng leo thang, đặc biệt từ Trung Quốc.

Viễn cảnh con người để máy móc ra các quyết định khai hỏa vũ khí có thể không còn xa.
Trọng tâm của Replicator là triển khai nhanh chóng hàng nghìn hệ thống tự động, khai
thác sức mạnh của AI, robot và công nghệ tiên tiến. Với ngân sách 1 tỷ USD do Bộ
Quốc phòng phân bổ, chương trình Replicator nhằm mục đích xây dựng các phương
tiện tự hành nhỏ gọn trang bị vũ khí. Tính đến nay, Lầu Năm Góc đã và đang triển khai
hơn 800 dự án AI quân sự, ứng dụng từ việc đơn giản hóa các quy trình, đánh giá các
mối đe dọa cho đến nâng cao khả năng ra quyết định trên chiến trường. Một trong các
chương trình ấy là “Loyal Wingman”, triển khai các máy bay không người lái hỗ trợ
chiến đấu cơ có người lái.
“Xu hướng không chiến hiện đại là kết hợp máy bay không người lái do AI điều khiển
với máy bay có người lái, khai thác lợi thế của cả hai”, cựu Phó tư lệnh Anil Khosla của
Không quân Ấn Độ nhận xét.
Trong không quân nhiều quốc gia, khái niệm “wingman” được hiểu là phi công lái chiến
đấu cơ bay bên cạnh, thường là phía phải của máy bay chỉ huy biên đội. Wingman
đóng vai trò hỗ trợ và bảo vệ máy bay chỉ huy và cũng có thể tham gia tấn công khi cần
thiết. Với sự phát triển của AI và công nghệ robot, wingman nay có thể là một máy bay
không người lái với sự hỗ trợ của AI thay vì một máy bay có người lái.
Mới đây, Lực lượng Đặc nhiệm 59 của Hải quân Mỹ thực hiện một cuộc tấn công mục
tiêu mô phỏng bằng tên lửa, tất cả được điều phối bởi một phương tiện không người
lái. Các tàu ngầm, xe tăng và tàu chiến thử nghiệm được trang bị AI để định hướng và
tấn công các mục tiêu một cách tự động.
Trong khi công nghệ của Mỹ đã phát triển và được chứng minh qua nhiều năm, những
tiến bộ của Trung Quốc mới được thể hiện qua những tuyên bố. Tuy nhiên, theo cựu
Phó tư lệnh Anil Khosla, không thể xem nhẹ những tuyên bố này.
Theo ông Khosla, việc duy trì vị trí dẫn đầu trong cuộc đua công nghệ AI trên không
ngoài chuyện chiếm lĩnh ưu thế quân sự còn có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế. Xuất khẩu
các công nghệ AI quân sự là nguồn thu nhập quan trọng và góp phần tạo việc làm. Về
mặt chiến lược, việc này làm giảm sự phụ thuộc của quốc gia đối với các nguồn bên
ngoài.
Khi cuộc chạy đua vũ trang AI ngày càng gia tăng, vượt ra ngoài ngành hàng không để
thâm nhập tất cả các lĩnh vực chiến tranh, quốc gia nào giải được bài toán về việc hài
hòa trí thông minh máy móc với nhận thức của con người có thể nắm bắt được lợi thế
chiến lược rất lớn. Trước tiên là chiếm lĩnh bầu trời, nhưng lợi ích tổng thể còn cao
hơn, ông Khosla nhận định.

Ứng dụng công nghệ cao trong phòng cháy chữa


cháy
Thứ Năm, 20/07/2023, 19:55

Khi ứng dụng IoT, BigData, AI vào công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), tính
mạng tài sản của người dân, doanh nghiệp, cơ quan tổ chức sẽ được bảo vệ một
cách nhanh chóng, kịp thời; thậm chí có thể ngăn ngừa được các thảm hoạ có
thể xảy ra...
 Triển lãm quốc tế về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có quy mô lớn nhất tại Việt Nam
Từ ngày 19 đến ngày 21/7/2023 tại Cung văn hoá Hữu nghị Hà Nội đã diễn ra Triển lãm
quốc tế về kỹ thuật và phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và thiết bị
an ninh, an toàn bảo vệ năm 2023.
Tham dự triển lãm, người dân được chiêm ngưỡng hàng loạt thiết bị PCCC hiện đại
như: Robot cứu hộ cứu nạn, Máy bay, Drone cũng như dàn "Kachiusa" phòng cháy
chữa cháy tiên tiến, có nhiều tính năng độc đáo lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài lực lượng Công an, Quốc
phòng đã giới thiệu các giải pháp kỹ thuật, hệ thống cảnh báo trực tuyến... nhằm PCCC
từ xa, chủ động thông báo, ngăn ngừa và chữa cháy ngay từ những giây phút đầu tiên
xảy ra sự cố. Một trong số những giải pháp được các cơ quan chuyên môn đánh giá
cao là "Hệ thống quản lý và giám sát từ xa cho các hệ thống báo cháy, chữa cháy và
thoát nạn" của Công ty TNHH Giải pháp Kỹ thuật Lê Dương (Công ty Lê Dương).
Xuất phát từ thực trạng khi có sự cố xảy ra người dân sẽ gọi điện, tìm cách thông báo
tới lực lượng PCCC. Tiếp đó cơ quan chức năng sẽ xác minh, huy động cán bộ chiến
sỹ và phương tiện nghiệp vụ đến hiện trường để tổ chức chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.
Quá trình này thường phải mất nhiều thời gian để di chuyển đến địa điểm, tìm đường
cho xe chuyên dụng... khiến cho công tác chữa cháy không kịp thời, tuột mất "thời gian
vàng" để dập tắt đám cháy trong thời gian ngắn nhất.
Sau một thời gian dài tập trung nghiên cứu, Công ty Lê Dương đã xây dựng một hệ
thống kết hợp IoT (Internet of Things)/Data/IT chuyên phục vụ công tác theo dõi, giám
sát hệ thống báo cháy, chữa cháy và thoát hiểm; hỗ trợ các tiện ích cứu nạn cứu hộ khi
có hoả hoạn xảy ra một cách nhanh chóng nhất. Nếu hệ thống này được đưa vào sử
dụng (và cải tiến) thì tính mạng tài sản của người dân, doanh nghiệp, cơ quan tổ chức
sẽ được bảo vệ một cách nhanh chóng, kịp thời; thậm chí ngăn ngừa được các thảm
hoạ có thể xảy ra.
Thông qua giao diện web/app truy cập từ máy tính hoặc điện thoại di động các đơn vị
chức năng có thể giám sát các hệ thống PCCC một cách linh động và hiệu quả, mà
không cần phải có mặt trực tiếp tại hiện trường. Trạng thái và thông số hoạt động của
các hệ thống PCCC sẽ được thu thập qua Bo mạch điện tử IoT, truyền dữ liệu lên Data
Server và được quản lý tập trung, giám sát 24/24h, nhanh chóng đưa ra các phương án
giải quyết phù hợp khi có sự cố xảy ra.
Với dữ liệu lớn (Big Data) thu thập hằng ngày và qua từng đợt chạy thử, tích hợp công
nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và các thuật toán hỗ trợ bảo trì tiên đoán có thể sớm dự đoán
các hệ thống PCCC đang xuống cấp, cần được kiểm tra, giám sát, cũng như bảo
dưỡng và sửa chữa và thay thế sớm, nhằm đảm bảo các hệ thống PCCC luôn trong
tình trạng kỹ thuật tốt nhất, sẵn sàng đáp ứng phương châm 4 tại chỗ then chốt trong
công tác PCCC.
Với các dữ liệu trên, Cư dân, Ban quản trị, người đứng đầu cơ sở và Cơ quan quản lý
nhà nước đồng thời giám sát cơ sở của mình, tạo ra sự phối hợp minh bạch, nhịp
nhàng và gắn bó, cũng như đảm bảo công tác xã hội hóa, nhà nước và nhân dân cùng
làm trong việc đảm bảo an toàn PCCC cho chính cơ sở, chung cư, hạ tầng các bên liên
quan có sử dụng. Khi có hỏa hoạn xảy ra hệ thống server và website sẽ xử lý và chỉ ra
con đường ngắn nhất để tới hiện trường.
Hệ thống còn cung cấp đầy đủ thông tin về PCCC xung quanh tòa nhà, sơ đồ PCCC và
thoát hiểm của tòa nhà làm cơ sở để cư dân hoặc lực lượng cứu hộ đưa ra các quyết
định chính xác, nhanh chóng hơn. Hệ thống cũng cung cấp giải pháp định vị và giám
sát tình trạng sức khỏe của lực lượng cứu hộ khi thực hiện cứu hộ.
Theo đại diện Công ty Lê Dương, giải pháp kỹ thuật mà công ty đưa ra được phát triển
hoàn toàn trong nước, đảm bảo hiệu quả kinh tế, chi phí đầu tư thấp so với các hệ
thống hạ tầng nhập khẩu – tiết kiệm ngân sách quốc gia, tự chủ công nghệ và thúc đẩy
quá trình chuyển đổi số, tạo lợi thế cạnh tranh quốc gia về an toàn PCCC so với các
nước khác. Hệ thống hướng đến các trung tâm kiểm soát và vận hành hệ thống PCCC
cả nước với chi phi tối ưu hơn, đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật trong giám sát, cũng
như chỉ huy tác chiến khi có hỏa hoạn xảy ra.
Hệ thống phân theo các cấp quản lý xuyên suốt từ trên xuống dưới; có thể mở quyền
truy cập cho chủ cơ sở để giám sát cơ sở mình quản lý, cư dân cho chung cư mình cư
trú, đưa vào thực tiễn chủ trương Nhà nước và Nhân dân cùng làm, cùng giám sát. Các
công ty cung cấp dịch vụ bảo trì, vận hành hệ thống PCCC cũng được chia sẻ dữ liệu
để đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất, hệ thống được sẵn sàng cao nhất, đảm bảo sự
an toàn trước nguy cơ cháy nổ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, và mang bình yên
cho đời sống nhân dân.

Biến không khí thành năng lượng sạch


Thứ Hai, 20/05/2024, 10:08
Các nhà nghiên cứu đang tìm cách mở rộng ứng dụng của methanol xanh. Ngoài việc được
sử dụng trong công nghiệp, nhiên liệu này còn có thể sớm trở thành nguồn cung cấp năng
lượng cho ôtô và tàu thủy. Nhưng liệu việc biến CO thành nhiên liệu sạch có thể thay thế
2

xăng được không?


 Giải “bài toán” phát triển năng lượng sạch
 Năng lượng sạch: “Kẻ ăn không hết người lần chẳng ra”

Trong một thế giới đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu, đối
với nhóm các nhà khoa học nói trên, giải pháp cho khả năng di chuyển bền vững có thể
gần hơn chúng ta nghĩ.
Ngày 14/9/2023, Đan Mạch đã hạ thủy tàu Laura Maersk, con tàu đầu tiên trên thế giới sử dụng
toàn bộ nhiên liệu methanol xanh.
Tại Lindau - một thành phố của Đức với nhiều thung lũng và hồ nước lớn như bước ra
từ truyện cổ tích, một công ty đang nỗ lực biến không khí thành nhiên liệu xanh.
Nhà hóa học Johannes Prock - Giám đốc công nghệ tại Obrist Group, một công ty công
nghệ của Áo với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hệ thống ôtô - giải thích:
“Chúng tôi tin rằng CO không chỉ là chất thải mà còn có thể là nguồn tài nguyên để sản
2

xuất tất cả các loại sản phẩm”. Trong trường hợp được đề cập đến ở trên, các nhà
khoa học sử dụng CO2 để sản xuất methanol xanh, một hợp chất hóa học được một số
ngành công nghiệp coi là giải pháp thay thế bền vững cho nhiên liệu hóa thạch.
Để làm được điều này, Prock và nhóm của ông sử dụng kỹ thuật "thu khí trực tiếp"
(DAC), một công nghệ lọc CO2 từ khí quyển và làm cho nó phù hợp với mục đích công
nghiệp. Mặc dù nghe có vẻ giống như một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nhưng
công nghệ này đã ra đời hơn 10 năm, tuy nhiên nó chưa bao giờ được áp dụng trên
quy mô lớn và phục vụ cho những mục đích này. Prock nói với hãng tin DW của Đức:
“Công nghệ này hoạt động tốt ở quy mô nhỏ, nhưng khó khăn kỹ thuật thực sự là xây
dựng các cơ sở lớn và đảm bảo quy trình vẫn hiệu quả”.
Vấn đề chính ở đây là việc huy động đủ tiền. Kỹ sư sinh hóa Anna Mas Herrador, người
đang nghiên cứu công nghệ này tại Đại học Rovira Virgili của Tây Ban Nha, cho rằng:
“Trở ngại đáng kể nhất đối với việc triển khai DAC trên quy mô lớn là chi phí cao”.
Những nghiên cứu và hỗ trợ hiện tại có thể đẩy nhanh quá trình này. Kỹ sư Mas
Herrador bày tỏ: “Các công nghệ carbon thấp khác, chẳng hạn như quang điện mặt trời
hoặc pin, đã giúp giảm chi phí rất nhiều trong thời gian gần đây. Điều này cũng được
dự đoán sẽ xảy ra trong tương lai gần với DAC”.
Hiện tại, Prock và nhóm của ông đang thử nghiệm những chiếc xe Tesla đã được cải
tiến để hoạt động như xe hybrid. Họ đã kết hợp một loại pin điện nhỏ với động cơ dùng
methanol và đang thử nghiệm các mẫu xe hybrid của mình trên đường phố Lindau.
Frank Obrist, Giám đốc điều hành và người sáng lập của Obrist Group, cho biết: “Xe
điện thường có pin nặng và đắt tiền. Với các mẫu xe hybrid của chúng tôi, chi phí sản
xuất giảm khoảng một nửa. Ý tưởng là cung cấp loại xe này với giá 25.000 euro
(26.984 USD) cho người dân bình thường".
Carlos Bravo Villa, nhà tư vấn môi trường độc lập, cho rằng việc cho phép sử dụng
nhiên liệu điện tử (e-fuel), còn được gọi là nhiên liệu tổng hợp, trong vận tải đường bộ
sẽ có nguy cơ khiến toàn bộ nỗ lực khử cacbon đi chệch hướng. Bravo Villa bày tỏ:
“Việc khử cacbon trong giao thông vận tải là một thách thức lớn và không có chỗ cho
việc sử dụng điện không hiệu quả”. Ông nói thêm: “Nếu bạn đưa điện tái tạo trực tiếp
vào pin ôtô, bạn sẽ tiết kiệm năng lượng gấp 5 lần so với việc sử dụng điện đó để sản
xuất nhiên liệu xanh”.
Theo một nghiên cứu được công bố năm 2023 của Tổ chức Vận tải và Môi trường cùng
các tổ chức khí hậu khác của châu Âu, để tăng cường sử dụng nhiên liệu điện tử trong
vận tải đường bộ, sẽ phải tạo ra một lượng lớn năng lượng tái tạo bổ sung. Điều đó sẽ
đòi hỏi phải lắp đặt thêm một số lượng đáng kể các nhà máy năng lượng tái tạo.
Xe điện (EV) hiện chưa phải là phương tiện phổ biến. Obrist Group lập luận rằng chúng
vẫn còn quá đắt và các mẫu xe hybrid loại này có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi
sang ôtô sạch hơn. Prock giải thích: “Chúng ta không thể chuyển đổi toàn bộ ngành
công nghiệp ôtô sang ôtô điện. Vì vậy, chúng ta cần một giải pháp khác, thân thiện với
môi trường để giải quyết vấn đề này”.
Mặc dù doanh số bán ôtô điện đã tăng đều đặn trong những năm gần đây nhưng thời
điểm hiện tại có thể là một bước ngoặt lớn. Nhà cung cấp tư vấn kinh tế BloombergNEF
nhận thấy dấu hiệu suy giảm vào năm 2024, mặc dù vậy họ vẫn kỳ vọng doanh số bán
xe điện toàn cầu sẽ đạt 16,7 triệu chiếc trong năm nay. Vào tháng 4, Tesla cho biết
công ty này sẽ đẩy nhanh việc ra mắt các mẫu xe rẻ hơn sau khi kết quả bán hàng gây
thất vọng trong quý thứ ba liên tiếp.
Về phần mình, Bravo Villa tin rằng cần tiếp tục duy trì việc tập trung vào ôtô điện. Ông
nói: “Những chiếc xe hybrid sẽ chẳng có ý nghĩa gì trong bối cảnh công nghệ pin phát
triển nhanh chóng và sẽ ngày càng được cải tiến trong thời gian ngắn. Song song đó,
việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ việc sạc điện cũng đang được tiến hành”.
Mặc dù trọng tâm hướng tới thường là lĩnh vực sản xuất ôtô, song methanol xanh cũng
có vai trò đầy hứa hẹn trong các lĩnh vực khác. Theo Prock, loại nhiên liệu này “cũng có
thể được sử dụng làm nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp hóa chất và làm nhiên
liệu cho tàu thuyền”. Về mặt này, Bravo Villa thậm chí còn đi xa hơn: "Đây sẽ là một lựa
chọn tuyệt vời cho vận tải hàng hải, nơi mà khả năng sử dụng pin như pin trên ôtô vẫn
còn rất hạn chế".
Công nghệ DAC có thể đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình đó. Kỹ sư
sinh hóa Herrador cho biết: “Nhiên liệu này có tiềm năng đầy hứa hẹn vì nó mang lại
khả năng thu giữ CO2 trực tiếp từ không khí, bất kể vị trí địa lý. Nó có thể giúp bổ sung
cho các biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu khác, chẳng hạn như giảm phát thải và
sử dụng năng lượng tái tạo".
Một giải pháp triệt để cho vấn đề biến đổi khí hậu có thể vẫn đang nằm ngoài tầm với,
nhưng một tương lai mà trong đó con người đạt được khả năng di chuyển bền vững trở
thành hiện thực có thể đã gần kề, nhưng để đạt được điều đó đòi hỏi nhiều thứ hơn là
chỉ cần có không khí.

Sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để giảm


thiểu các rủi ro từ trí tuệ nhân tạo
Chủ Nhật, 02/06/2024, 08:21

Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đang thu hút quan tâm lớn
trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. AI đang được xem là nhân tố quan
trọng nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mang đến cơ hội và thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội.
 Hơn 50 quốc gia chạy đua sản xuất vũ khí tích hợp trí tuệ nhân tạo

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, việc kiểm soát AI cũng trở thành vấn đề
không nhỏ khi nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
hội đã và đang hiện hữu. Điều này đòi hỏi cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý về AI.
Ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin
và Truyền thông (TT&TT) cho biết, tại Việt Nam, AI đã được nhắc tới nhiều trong những
năm gần đây. Là một công nghệ lưỡng dụng được ví như “con dao hai lưỡi”, AI được
sử dụng cho cả mục đích tấn công và cả mục đích phòng thủ. Mối đe dọa lớn nhất là
các hacker sử dụng AI để tạo ra các cuộc tấn công tinh vi hơn; tạo ra các phần mềm
độc hại, dò quét và phát hiện những lỗ hổng để từ đó vượt qua các phương pháp bảo
vệ và tấn công vào hệ thống thông tin.
Đáng chú ý, khi phát động các cuộc tấn công lừa đảo có mục tiêu, hacker còn dùng AI
tạo thông tin giả lan truyền trên mạng xã hội. Dù cơ quan chức năng đã triển khai nhiều
giải pháp song việc tội phạm công nghệ cao ứng dụng AI để tạo ra các kịch bản và tổ
chức lừa đảo trên mạng xã hội đang trở nên phổ biến, khiến cho nhiều người dân bị lừa
đảo, chiếm đoạt tài sản, gây bức xúc trong xã hội.
AI đang mang lại nhiều rủi ro và thách thức về cả xã hội, pháp lý và an ninh mạng. Ảnh
minh họa.
Bên cạnh rủi ro lớn khi AI hỗ trợ các chiến dịch lừa đảo trực tuyến, lãnh đạo Cục An
toàn thông tin cũng chỉ ra một số rủi ro khác mà công nghệ AI đưa đến cho lĩnh vực an
toàn thông tin mạng. Đó là việc hacker sử dụng AI để tối ưu hóa các cuộc tấn công
mạng, phát triển các phần mềm độc hại và đặc biệt là mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền
ransomware...
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cũng nhận định, AI đang thực hiện nhiều việc
mà trước đây chỉ con người mới có thể xử lý được và thậm chí còn vượt qua con người
trong một số lĩnh vực. AI đang ảnh hưởng đến mọi ngành công nghiệp nói chung và
ảnh hưởng tới lĩnh vực an toàn thông tin mạng ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.
Các cuộc tấn công mạng liên tục phát triển với mức độ ngày càng tinh vi, phức tạp. Đặc
biệt khi có sự hỗ trợ của AI, nguy cơ, mối đe dọa an toàn thông tin sẽ ngày càng tăng
theo cấp số nhân.
Từ thực tế trên, lãnh đạo Bộ TT&TT cho rằng, để tạo ra một không gian mạng an toàn,
bảo vệ người dân trước các nguy cơ tấn công từ không gian mạng, bên cạnh trách
nhiệm của các cơ quan chuyên trách và các doanh nghiệp an toàn thông tin mạng, cần
có sự chung tay, hợp lực liên tục và thường xuyên của toàn xã hội.
Chia sẻ tại sự kiện “An toàn trong thời kỳ bùng nổ của trí tuệ nhân tạo” do Cục An toàn
thông tin, Bộ TT&TT vừa tổ chức vào cuối tháng 5/2024, Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn,
Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính
về trật tự xã hội, Bộ Công an khẳng định, AI đang mang lại nhiều rủi ro và thách thức về
cả xã hội, pháp lý và an ninh mạng.
Theo ông Tuấn, về mặt xã hội, AI gây lo ngại xâm phạm quyền riêng tư; AI bị lợi dụng
để phân biệt chủng tộc, giai cấp, giới tính, dân tộc, gây mâu thuẫn, xung đột gay gắt
hơn; cung cấp thông tin sai sự thật, đánh tráo khái niệm, thay đổi lịch sử, bóp méo sự
thật gây xáo trộn dư luận, ảnh hưởng giáo dục và văn hóa. Về mặt pháp lý và chính
sách, theo thống kê tại legalnodes.com, có khoảng 33 quốc gia đã xây dựng dự thảo
pháp lý về AI nhưng còn hạn chế, chưa có bộ quy chuẩn chung về AI mang tính tổng
thể.
Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu những rủi ro từ
AI như: Sớm hoàn thiện hành lang pháp lý về AI để đón đầu xu thế, ban hành văn bản
quy định về đạo đức trong quá trình phát triển, sản xuất, ứng dụng AI như bảo vệ quyền
riêng tư, dữ liệu cá nhân, quyền con người của các đơn vị trong và ngoài nước; quy
định rõ ràng hơn các hành vi phạm tội bằng AI; có quy chuẩn cụ thể về nền tảng kết
nối, chia sẻ, trao đổi liên quan đến AI. Bên cạnh đó, nghiên cứu, ứng dụng các công
trình AI để chống lại rủi ro về AI.
Ngoài ra, phát triển AI phải song hành với vấn đề an ninh mạng và an toàn thông tin để
tránh việc bị tấn công, chiếm quyền điều khiển gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Những cảm xúc nhân tạo


Tiếng báo tin nhắn khiến tôi buông cuốn sách đọc dở để kiểm tra điện thoại. Trong hộp thư của facebook,
nhà phê bình văn học NTS gửi cho tôi một tấm ảnh của chính tôi, xăm trổ đầy mình như yakuza. Tôi bật
cười, trả lời: "Kinh quá. Ở đâu ra thế anh?".
Anh gửi thêm vài tấm nữa, với nhiều vẻ ngoài khác nhau của tôi, từ doanh nhân cho tới nhân vật lịch sử và
nói rằng anh tạo ra những tấm ảnh của tôi nhờ một ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Điều đó khiến tôi nhớ ra
một xu hướng mới mẻ đang được chia sẻ gần đây, cũng là hình ảnh, cũng được tạo ra bởi AI.
Lạ kỳ thay, như có một sắp đặt từ trước vậy, khi nhận được ảnh tạo ra bởi AI từ NTS, tôi lục lại dòng ký ức
facebook cũ kỹ của mình thì thấy một chia sẻ từ 6 năm trước. Khi ấy, tôi đưa lên trang cá nhân của mình
đường dẫn một bản thu âm có tên "Break Free". Bài hát ấy có hay hay không, tôi cũng chẳng nhớ nữa. Thậm
chí, giai điệu, tiết tấu của nó thế nào, tôi cũng không còn lưu lại được một mảy may. Nhưng tôi đã chia sẻ nó
là bởi đó là bài hát đầu tiên được sáng tác bởi AI. Sự đóng góp của con người trong tác phẩm đó chỉ là giọng
ca và một chút trau chuốt lại phần ca từ mà thôi.
6 năm trước, khi nghe chuyện AI sáng tác một sản phẩm nghệ thuật, chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy thích
thú thực sự. Nhưng bây giờ, có lẽ con người ta không còn sự thích thú ấy nữa, mà bắt đầu cảm nhận về một
mối đe dọa. AI hôm nay đã có thể làm được rất nhiều thứ, từ viết báo cáo, viết luận văn, viết báo, viết kịch
bản… Chắc một ngày không xa nữa, chính AI sẽ tạo ra cả một bộ phim hoạt hình từ A tới Z. Nó sẽ đảm
nhiệm cả biên kịch, cả xây dựng nhân vật, thể hiện nhân vật cùng các phân đoạn liền mạch nhau. Thứ nó cần
duy nhất chỉ là một mệnh lệnh, từ người sử dụng nó, với vài dữ liệu đầu vào cần thiết kiểu như "thể loại
film", thời lượng film, số lượng nhân vật vv và vv.
Cũng ở tư gia của NTS, trong một buổi tối ngồi với hai nhà văn lão làng, chúng tôi đã được NTS giới thiệu
một ứng dụng AI rất hiệu quả. Hôm ấy, chúng tôi đã thử đưa vào dữ kiện và yêu cầu ứng dụng ấy trả kết quả
là một kịch bản phim. Tất nhiên, AI chưa thể đưa ra một kịch bản phân cảnh chi tiết ngay lập tức nhưng nó
đã có đáp án là một tóm tắt chuyện phim đủ những tình tiết chủ đạo khá hấp dẫn. Và NTS cũng đã chia sẻ với
chúng tôi rằng thật ra, AI không đe dọa công ăn việc làm của con người. Thay vào đó, nó thách thức con
người hơn trong việc có thể làm chủ AI và sử dụng AI như một người trợ lý đắc lực hay không mà thôi.
Đúng là con người đã và đang sử dụng AI khá hiệu quả. Trong một chương trình bình luận âm nhạc gần đây
mà tôi tham gia trong tư cách khách mời, bối cảnh sân khấu là tranh vẽ hoàn toàn được tạo ra bởi AI với
những "đơn đặt hàng" từ con người. Hôm ấy, tôi còn nhớ rõ, Đinh Tiến Dũng (người dẫn chương trình) nói
với tôi: "Công nhận là tranh AI nó vẽ đẹp thật anh ạ, nhưng không hiểu sao, nhìn vào nó, em cứ có cảm giác
sợ sợ". Tôi giật mình với chia sẻ ấy của Dũng, vì tôi cũng có cái cảm giác sợ sợ như thế. Có một cái gì đó ma
mị, rất ảo trong những thể hiện của AI. Những gì nó mô tả trong bức tranh dường như đến từ một thế giới
khác, một tinh cầu khác chứ không phải trái đất gần gũi với chúng ta bao lâu nay rồi.
Tôi biết, có rất nhiều người hiện nay đang dùng AI như người hỗ trợ đắc lực cho mình trong sáng tạo. Có
những kịch bản được con người đặt hàng để AI viết ra hàng ngày, nhất là ở giai đoạn nội dung giải trí trên
các nền tảng số nở rộ như hiện nay, dẫn tới áp lực đòi hỏi các nhà sáng tạo nội dung phải sản xuất liên tục.
Và tôi tự hỏi, trên thị trường âm nhạc Việt Nam, liệu đã có sản phẩm nào được hình thành từ sự hỗ trợ đắc
lực của AI hay chưa và nếu có, tính phổ cập của các sản phẩm ấy là như thế nào.
Dùng AI thực tế là tốt thôi, nếu như chúng ta khai thác nó hiệu quả và đúng đắn. Song, trong tôi vẫn luôn có
một vết gợn khi nghĩ đến chuyện sử dụng AI ở các sáng tạo nghệ thuật. Với tôi, thứ quan trọng nhất trong
thực hành nghệ thuật phải là ý tưởng gốc và tính nguyên bản. Ta không thể mượn, sao chép một ý tưởng sẵn
có bởi đó không còn là sáng tạo của riêng ta nữa rồi. Vậy thì đưa ra gợi ý và nhờ AI làm nốt phần việc còn lại
có còn đảm bảo cái nguyên bản sáng tạo của người nghệ sĩ hay không? Tôi kiên quyết trả lời là không.
Tôi không bao giờ quên được cảm giác khi hợp tác cùng với các đồng nghiệp âm nhạc khác, đặc biệt là người
tôi vô cùng yêu mến: nhạc sĩ Bảo Chấn. Mỗi khi chú Chấn muốn tôi tham gia viết lời cho một ca khúc nào
chú mới sáng tác giai điệu, chú thường ghé tôi cafe, rồi khẽ khàng rút từ trong túi chú ra một tờ giấy gấp tư
mà trong đó là những nốt nhạc chú viết tay. Tôi cầm mảnh giấy ấy về, ôm đàn và bắt đầu hình thành ý tưởng
ca từ sau khi đã thấm giai điệu, hòa thanh của chú Chấn. Rồi tôi cũng cặm cụi ngồi viết tay lại các ca khúc ấy
trên giấy nhạc, để làm kỷ niệm. Thói quen viết tay ấy tôi giữ từ lâu rồi, và trong túi xách của tôi luôn có bút
chì, bút máy cùng giấy chép nhạc. Chỉ cần có giai điệu đẹp bật ra trong đầu, tôi sẽ lập tức ký âm lại và hoàn
thiện sản phẩm khi cảm xúc chín muồi. Và thật lạ là nhiều nhạc sĩ trẻ tuổi sau này đã bỏ qua cái giai đoạn lý
thú nhất ấy của sáng tác. Họ không còn ký âm lại ca khúc của mình trên giấy, hoặc đơn giản hơn là trên phần
mềm soạn thảo văn bản âm nhạc nữa. Họ làm demo, họ thu âm và với họ như vậy là đủ. Có lẽ, họ không còn
cảm nhận được vẻ đẹp của từng nốt móc đơn, móc kép, từng dấu hóa, dấu lặng… nữa. Hoặc giả, chính vì sự
tiện lợi của công nghệ đã khiến họ bỏ qua vẻ đẹp ấy. Bỏ qua lâu dần đâm ra thành thói quen.
Tôi nhớ, người ta thường hay nói chữ xấu như chữ bác sĩ. Lạ kỳ thay là ít ai nói chữ đẹp như chữ nhạc sĩ cả;
trong khi kỳ thực, các nhạc sĩ chép nhạc rất đẹp. Người viết tay bản nhạc đẹp nhất hiện nay mà tôi biết chính
là Đức Trí. Chữ và nốt của anh bay bướm, lại viết bằng loại ngòi bút mực nét thanh nét đậm nên nhìn càng
hấp dẫn hơn. Dũng Đà Lạt cũng là một nhạc sĩ viết nốt nhạc rất đẹp. Tôi nghĩ, khi chép tay bản nhạc, họ trút
cả phần tâm hồn của mình vào đó. Những thứ ấy, vĩnh viễn AI không bao giờ mang lại được.
Cuộc đời hoạt động trong giới âm nhạc của tôi gắn liền với nhiều bản tổng phổ của nhiều ca sĩ. Và tôi lưu giữ
tổng phổ ấy cho tới tận bây giờ. Tôi không nỡ bỏ đi những trang chép nhạc đẹp đẽ mà các anh lớn đã dày
công chép lại. Và việc giữ lại ấy có ích. Đã từng có lúc, có ca sĩ gọi cho tôi hỏi: "Anh ơi, anh còn giữ cái tổng
phổ bài đó, bài kia mà ngày xưa anh Trí phối khí cho em không?". Họ đã gọi đúng địa chỉ. Chỉ chục phút sau
thôi, tôi đã chuẩn bị sẵn bản photo. Tôi biết, sau buổi diễn, có thể họ sẽ lại bỏ quên những bản chép tay đó.
Còn tôi thì khác. Tôi yêu những nốt nhạc nên tôi trân trọng từng nốt nhạc như thể một kiếm sĩ trân trọng
thanh kiếm của mình.
Giữa thời đại công nghệ hối hả hôm nay, có còn ai nhớ tới những ngón tay dính mực sau khi chép những nốt
nhạc hay không? Khi mà ngày càng nhiều thứ được ỉ lại cho AI làm hơn, thậm chí cả việc sáng tác, cái cảm
xúc của những ngón tay dính mực chắc đã không còn. Nhưng nào có mấy ai nghĩ, những thành quả mà họ đạt
được từ việc làm chủ AI có phải là cảm xúc thật sự của người sáng tạo hay không, hay chỉ là một cảm xúc
nhân tạo, thậm chí là vay mượn. Những vay mượn đó, chắc chắn, càng ngày khiến chúng ta càng rời xa tâm
tính của con người.

You might also like