Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

II Hoạt động của chính quyền đô hộ

Cùng với sự phát triển của hệ thống chính quyền đô hộ, chính sách đồng hóa
toàn diện thâm độc của chúng cũng được thực hiện với quy mô càng lớn và mức độ
ngày càng sau sắc hơn.
1. Về chính trị
Các triều đại phong kến Trung Quốc đã xóa bỏ quyền chủ quyền quốc gia
của Âu Lạc, sát nhập lãnh thổ ở Âu Lạc vào đất Trung Quốc. Tùy từng thời kỳ, Âu
Lạc dược gọi là các quận các châu, phủ những đơn vị hành chính địa phương trực
thuộc triều đình phong kiến Trung Quốc. Đồng thời, tổ chức hành chính địa
phương theo vùng của người Việt cũng bị xóa bỏ, thay vào đó là tổ chức hành
chính cai trị theo chế độ quận huyện của Trung Quốc.
Song song với chính sách đồng hóa về tổ chức hành chính cai trị, chính
quyền đô hộ tiến hành trấn áp phong trào đấu tranh giải phóng của người Việt. Đặc
biệt, các quý tộc Lạc Việt có tinh thần yêu nước, có uy tín trong dân chúng đều bị
trấn áp.
Sau khi đàn áp xong khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện đã giết rất nhiều “
cừ súy ”chinh phục xong Cửu Chân, Mã Viện đầy hơn 300 lãnh tụ nghĩa quân sang
Linh Lăng (Hồ Bắc). Đồng thời, chính quyền đô hộ dùng thủ đoạn chia để trị, lôi
kéo, mua chuộc một số quý tộc Lạc Việt tham gia vào bộ máy chính quyền đô hộ
các cấp, một mặt, để dễ beef khống chế, đàn áp, bốc lột dân Âu Lạc, mặt khác
nhằm mở rộng cơ sở xã hội- chính trị cho hệ thống chính quyền đô hộ.
Tất cả những hoạt động đó nhằm thực hiện chính sách đồng hóa về lãnh thổ,
xóa bỏ lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Âu Lạc trên thực tế và trong ý thức của
nhân dân Âu Lạc, nhằm biến Âu Lạc thnahf đơn vị hành chính địa phương của
triều đình địa phương của triều đình phong kiến Trung Quốc, trở thành “nội địa”
của Trung Quốc.
III Tình hình pháp luật
Những tài liệu ít ỏi và tản mạn, chúng ta không thể biết một cách đầy đủ và
chi tiết về tình hình pháp luật ở nước ta suốt hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc. Tuy nhiên,
với các ghi chép của các sử sách Trung Quốc thời bấy giờ cho thấy pháp luật của
nhà nước phong kiến Trung Quốc tồn tại qua nhiều giai đoạn khác nhau.
1. Nguồn luật
Theo các thư tịch cổ Trung Quốc và Việt Sử lược, Đại Việt Sử kí toàn thư
cho thấy ở Thời Bắc thuộc có hai nguồn luật:
Một là, những luật tục của người Việt đã có từ thời đại Hùng Vương được
mặc nhiên thừa nhận.
Từ năm 179 TCN đến năm 23, nhà Triệu và nhà Tây Hán đều “dùng tục cũ
mà cai trị” cho nên có thể nói thời kì này, tập quán của người Việt vẫn còn được sử
dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Luật tục của người Việt chủ yếu là lệ làng
có đối tượng điều chỉnh là đại đa số cư dân ngườu Việt trong các quan hệ xã hội
nhất là trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, dân sư, quan hệ ruộng đất trong nội bộ
làng xã.
Hai là, một số luật pháp của phong kiến Trung Hoa được mang sang áp
dụng.
Tuy vậy, pháp luật của nhà Triệu và Tây Hán nếu đã được áp dụng ở Âu Lạc thì
chủ yếu chỉ điều chỉnh quan hệ quản lý hành chính giữa cấp quận và cấp bộ (thời
Trệu), cấp huyện(thời Tây Hán) và cũng chỉ có hiệu lực ở mức độ hạn chế “wuosc
thúc” đối với các Lạc tướng. Công cụ thống trị chủ yếu hiệu và có hiệu quả để trấn
áp và bốc lột nhân dân Âu Lạc của chính quyền đô hộ lúc này chưa phải là pháp
luật mà là quân đội đồn trú. Từ sau năm 23, thái thú Tô Định đã thi hành luật Hán
chặt chẽ và phổ biến hơn ở Âu Lạc. Đặc biệt sau năm 43, Mã Viện, cùng với việc
thủ tiêu chế độ Lạc Tướng thế tập đã xin vua Hán “làm sáng tỏ cựu chế đối với
người Việt”. Đó chính là việc áp dụng luật Hán có chiếu cố tập quán pháp của
người Việt để xoa dịu phần nào sự phản kháng của nhân dân Âu Lạc.
Có thể suy đoán luật Hán được áp dụng ở Âu Lạc gồm các loại:
- Những luật lệnh của hoàng đế Trung quốc bổ nhiệm các chức quan cai trị ở
Âu Lạc, qui định việc cống nạp, thuế khóa.
- Một số qui định trong các bộ luật của Trung Quốc: Bộ Hán luật Triều Hán,
Bắc Tề luật của nhà Tề, Bộ Khai hoàng và Đại nghiệp của nhà Tùy, Bộ
Đường luật sớ nghị của nhàn Đường.
- Những luật lệ của Thứ sử, Tiết độ sứ, Thái thú cai trị ở Âu Lạc.
Như vậy, việc áp dụng và thi hành luật pháp của các đế chế phong kiến Trung
Hoa ở Âu lạc qua từng thời kỳ có sự khác nhau, nhưng nhìn chung, cùng với sự mở
rộng, củng cố và hoàn thiện của chính quyền đô hộ, pháp luật phong kiến Trung
Hoa ngày càng được áp dụng phổ biến và có hiệu lực hơn.

You might also like