Đàn Ghi Ta C A Lorca

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

HỌC VĂN CÙNG CÔ VÂN CHUYÊN THÁI BÌNH

ĐÀN GHI TA CỦA LOR - CA


Thanh Thảo
I. Tác giả
“Tôi đặt tên tôi là cỏ/ Mọc phất phơ mọc vớ vẩn ngoài đồng/ Mọc trên mộ các anh/ Tràn qua những bia đá lạnh lẽo”.
Tự nhận mình là Thanh Thảo – cỏ xanh, người trí thức nhiều suy tư, trăn trở, không bao giờ chấp nhận những dễ dãi, đơn điệu
ấy, đã luôn tự kiếm những hình thức biểu đạt mới trên mọi nẻo đường thơ. Sự đa nghĩa, nhiều chiều kích, nhiều vỉa tầng là
một đặc thù trong thơ Thanh Thảo. Thơ ông đọc không dễ vào, dĩ nhiên là khó thuộc nhưng khi đã bắt được “sóng” rồi thì ta
như người đi trong rừng, bất chợt nghe một âm thanh lạ, hoặc thoảng một mùi hương quyến rũ, cứ mải tìm, rồi cuối cùng là
gặp một thăm thẳm mênh mang. Thanh Thảo là thế, mãi mãi bất ngờ, “mãi mãi là bí mật”
Thanh Thảo trưởng thành trong văn học kháng chiến chống Mĩ. Tiếng thơ Thanh Thảo nổi bật là tiếng nói trung thực
của một thế hệ cầm súng tự giác trước vận mệnh dân tộc và lịch sử . Như hàng triệu thanh niên miền Bắc ngày ấy tham gia
chiến đấu, giải phóng đất nước, Thanh Thảo cũng coi Trường Sơn như là hàn thử biểu để đo nhiệt độ về lòng yêu nước của
mình, nhưng ở chàng trai 24 tuổi ngày ấy còn mang thêm một khát vọng lãng mạn hơn: Trở thành một nhà thơ “thứ thiệt”
ngay giữa chiến trường ác liệt nhất! Ông không muốn ngồi ở miền Bắc “thiên đường của các con tôi” để tưởng tượng ra cuộc
chiến tranh mà làm thơ. Ông muốn “sờ tận gáy” cuộc chiến ấy xem như thế nào rồi mới có thơ. Khi đã xáp mặt với cuộc
chiến trần trụi ấy rồi, khi đã có những câu thơ lấm lem bùn đất và lửa khói của chiến hào rồi, Thanh Thảo chả cần phải khiêm
tốn, cũng không giấu giếm để nói rằng: “Những tráng ca thuở trước/ Còn hát trong sách thôi/ Những thanh gươm yên ngựa/
Giờ đã cũ mèm rồi” (Bài ca ống cóng). Đào thải là quy luật của tự nhiên, nhưng với Thanh Thảo, ông muốn chính ông và thế
hệ của mình phải là người đưa tiễn “những tráng ca thuở trước” ra nghĩa địa văn chương! Thanh Thảo là nhà thơ luôn biết
vượt lên những gì mà ông cho là cũ mèm. Ông như lớp cỏ non, biết bỏ lại sau lưng những gì già cỗi: “thế hệ chúng tôi/ đi con
đường người trước đã đi/ bằng rất nhiều lối mới” ( Một người lính nói về thế hệ mình).
Cho nên, sau năm 1975, Thanh Thảo giành tâm huyết cho việc đổi mới thơ. ông luôn tìm kiếm các hình thức thơ tự do,
cách thể hiện hình thức thơ mới mẻ. Trong thơ ông ít coi trọng nhịp điệu theo lối truyền thống mà tăng cường yếu tố liên
tưởng, trừu tượng trong thơ. Thơ Thanh Thảo mang những mĩ cảm rất hiện đại. Với ông việc làm thơ giống như việc "Xâu hạt
cườm".(Một bài thơ bên ngoài tưởng rời rạc nhưng mạch liên kết chặt chẽ) hoặc cần mang một cấu trúc thơ ru- bích(bề mặt là
sự hỗn loạn của các ô màu nhưng tất cả vẫn tuan theo một sự vận hành thống nhất). Thơ ông là sự kết hợp hài hòa giữa chủ
nghĩa tượng trưng siêu thực phương tây và truyền thống thơ ca dân tộc, tạo ra những tác phẩm rất độc đáo, rất cá tính, rất
Thanh Thảo.Với trường liên tưởng bay bổng, tự do, phá vỡ những khuôn sáo đúc sẵn về vần, nhịp, thể, từ... ông đã làm lạ hóa
được bộ mặt của thơ ca đương đại, tạo được nhiều ám ảnh, suy tư để người đọc say mê vào hành trình đồng sáng tạo với nhà
thơ. Đúng như, GS.trần đình sử khẳng định “thực mà ảo, mê mà tỉnh, chỉ định mà vô định... đọc thơ TT chúng ta có cảm giác
như thơ anh đang cháy sáng, đang rừng rực một màu hồng kết tủa trên từng đối tượng phản ánh, ở đó, cảm xúc thơ khúc xạ
loang loáng như một đường gươm, cuối cùng đưa người đọc đến một niềm tin vốn có mà mới lạ như chưa tồn tại bao giờ”.
 có thể nói, TT xuất hiện không chỉ là một hiện tượng lạ mà còn là một khối ru-bích đầy bí ẩn khiến người ta muốn
tìm tòi, khám phá, và càng thám hiểm bao nhiêu thì càng bắt gặp những bí mật ẩn chứa vô cùng thú vị và hấp dẫn hơn.
II. Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca
1. Hoàn cảnh ra đời.

1
HỌC VĂN CÙNG CÔ VÂN CHUYÊN THÁI BÌNH
Được rút ra từ tập "Khối vuông ru bích (1985), đây là tập thơ tiêu biểu cho nghệ thuật cách tân thơ ca của Thanh
Thảo.Bài thơ được viết năm 1979 lấy cảm hứng trực tiếp từ những giây phút bi táng trong cuộc đời nhà thơ Tây Ban Nha nổi
tiếng Lorca (1893-1936). Lorca là một tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha đầu thế kỷ XX. Ông còn là ngọn
cờ tập hợp các nhà văn hóa Tây Ban Nha và thế giới tiến bộ để chống lại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa dân tộc và văn
minh nhân loại. Thanh Thảo vốn là người rất quan tâm đến những người nghệ sĩ có nghĩa khí và nhân cách cao cả nhưng có số
phận ngang trái trớ trêu. Bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" ra đời là lời tưởng niệm của Thanh Thảo giành cho người nghệ sĩ lớn
nhưng mang số phận ngang trái ấy. Thanh Thảo cho biết "bài thơ được viết một mạch trong một khoảng thời gian ngắn khi
ngồi chơi và đàm đạo về thơ Lorca với một vài người bạn tâm đắc. Chính những hình ảnh và nhạc điệu trong thơ Lorca đã dẫn
tôi viết bài thơ mà tôi coi như một khúc tưởng niệm ông".
2. Cấu trúc và thể loại.
- Đây là một bài thơ không dễ hiểu ngay khi tiếp xúc lần đầu, bởi “khối vuông ru bích thơ” này được xây dựng dựa
trên một kiểu tư duy mới, giàu mĩ cảm tượng trưng siêu thực
(Tượng trưng: tìm vào trạng thái tâm hồn với những linh cảm được khơi dậy từ vô thức. Cho rằng, hiện tượng trong
vũ trụ tồn tại như những dấu hiệu tượng trưng cho bản chất huyền bí của tạo vật, mà chỉ riêng nhà thơ mới có thiên bẩm kì
diệu để thâm nhập và biểu đạt được những hình ảnh tượng trưng ấy. Do đó, thơ là một thứ siêu cảm giác không thể giải thích
tường minh. Nó không cần những hình tượng rõ nét mà chỉ là một bản hòa âm hoàn hảo của nhạc tính, ngôn từ và xúc cảm.
Sự sáng tạo thơ ca là thần bí như sự sinh sôi của tạo hóa này
Siêu thực: là hướng tới 1 hiện thực cao hơn thực tại. Thế giới siêu thực chỉ có thể cảm giác trong mơ, trong tiềm thức,
lúc đãng trí, thần kinh rối loạn.Từ đó, thơ đề cao yếu tố tâm linh và sự ngẫu hứng, đặc biệt là những phát hiện sâu kín,
thiêng liêng, bí ẩn của người nghệ sĩ trong cuộc sống con người. Mạch thơ được cấu thành từ những dòng liên tưởng rời rạc,
đan lẫn, thoáng chốc, ám ảnh... do đó không thể dùng những thứ vật chất hiện hữu của giác quan trực tiếp để tái hiện cụ thể
được)
- Thể thơ: Tự do với nhiều trường đoạn và những câu thơ dài ngắn linh hoạt phóng túng nhưng lại được liên kết bằng
xúc cảm suy tưởng và liên tưởng.
Cả bài thơ không có một dấu ngắt câu trừ dấu ba chấm ở cuối bài; tất cả các chữ đầu dòng đều không viết hoa. Bài thơ
giống như dòng cảm xúc liền hơi, liền mạch miên man không có mở đầu cũng không có kết thúc, được xây dựng nên từ những
ấn tượng trực cảm, từ những dòng cảm xúc trào dâng của Thanh Thảo khi nghĩ về Lorca. Vì vậy hình thức, thể thơ này cũng là
một dấu hiệu thể hiện sự tìm tòi, cách tân trong sáng tạo thơ của Thanh Thảo. Nó tạo nên một nét hiện đại, một mĩ cảm mới
mẻ cho bài thơ.
- Bố cục: Bài thơ chia thành 7 khổ, mỗi khổ có số dòng không đồng đều nhau. Riêng khổ cuối cùng chỉ có một câu thơ
"li la li la li la". Bài thơ phát triển theo cảm xúc thiên nhiên mang cấu trúc như một khối vuông ru bic. Bề ngoài là những hình
ảnh thơ tản mạn khó hiểu giống như những màu sắc hỗn loạn trên các mặt rubic. Tuy nhiên lại được cấu kết với nhau rất chặt
chẽ theo nội dung mà hình tượng trung tâm là Lorca và tiếng đàn ghi - ta.
Khổ 1: Hình ảnh của Lorca trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN.
Khổ 2+3: Cảnh Lorca bị hạ sát
Khổ 4+5+6+7: Xúc cảm của Thanh Thảo và suy tư về sự giải thoát và giã từ cuộc sống của Lorca.

2
HỌC VĂN CÙNG CÔ VÂN CHUYÊN THÁI BÌNH
4. Chủ đề và lời đề từ.
Thông qua những cảm nhận và suy tư của Thanh Thảo về Lorca và tiếng đàn ghi ta, bài thơ đã tạo được ấn tượng sâu
đậm về một không gian đậm nét, đậm màu sắc TBNha, thể hiện được vẻ đẹp của hình tượng Lorca. Từ đó bộc lộ tình cảm
ngưỡng mộ, nỗi đau xót sâu sắc của tác giả đối với người nghệ sĩ lớn của đất nước TBNha.
Lời đề từ: "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn"
Đề bài: Giải thích lời đề từ: "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn"
Lời đề từ trong tác phẩm văn học thường kết tinh nội dung cảm hứng nổi bật của cả tác phẩm đồng thời giống như một
chiếc chìa khóa để người đọc giả giải mã khám phá thế giới hình tượng trong tác phẩm.
Lời đề từ trong bài thơ "khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn" được Thanh Thảo trích lại từ bài thơ mang tên"ghi nhớ"
của Lorca
"Khi tôi chết
hãy chôn tôi với cây đàn
dưới lớp cát"
Dòng thơ ấy, bài thơ ấy có ý nghĩa như một di chúc mà Lorca nhắn lại với cuộc đời đồng thời gửi gắm những thông
điệp mà người nghệ sĩ đa cảm Lorca muốn hướng tới người đọc.
Cuộc đời của Lorca gắn liền với nghệ thuật và âm nhạc, vì vậy hình tượng cây đàn ghi ta trở thành một biểu tượng cho
cuộc đời nghệ thuậ của ông. Đồng thời với TBNha, đàn ghi ta không chỉ là công cụ âm nhạc mà còn là một biểu tượng nổi bật
cho nền văn hóa của đất nước này. Ghi ta còn được gọi với một tên khác là "Tây Ban Nha cầm".
Khi Lorca nói "khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn", lời do nguyện ấy thể hiện tình yêu say đắm không thể rời xa của
ông với kỷ vật cây đàn, với nghệ thuật, với âm nhạc, với văn hóa và quê hương TBN. Tình yêu ấy lớn lao đến mức ngay cả
khi nhắm mắt xuôi tay, Lorca cũng không muốn tách rời.
Lorca còn là một nhà thơ thiên tài của thế kỷ XX. Khát vọng suốt đời ông là cách tân và kiếm tìm những con đường
mới cho sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy, lời di nguyện của Lorca còn gửi gắm ý đồ sâu xa hơn. Phải chăng với con mắt "nhìn thấu
sáu cõi" và tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời. Lorca biết một ngày sự nghiệp thơ ca của ông rất có thể trở thành án ngữ, trở thành
rào cản cho những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy, ông nói "khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn" là muốn
dặn người đời sau phải biết chôn nghệ thuật đi để đến với đỉnh cao mới. Tư tưởng này của ông giống như tư tưởng của nhiều
nhà nghệ thuật chân chính khác, nó gợi cho ta nhớ tới câu nói của Gôm bô rô ních - nhà văn lớn người Ba Lan hay câu nói của
nhà văn Trần Dần "hãy chôn thơ mới". Vì vậy, câu nói của Lorca là thông điệp của một con người vĩ đại luôn trăn trở cho
sáng tạo nghệ thuật, muốn dặn dò động viên thế hệ sau hãy dũng cảm vượt qua những đỉnh cao cũ để sáng tạo nên cái mới.
Câu nói "khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn'' làm sáng lên vẻ đẹp đạo đức, cao thượng, nhân cách của một người nghệ sĩ vĩ
đại Lorca.
Thanh Thảo lấy lời di chúc của Lorca làm lời đề từ cho bài thơ của mình cũng là một cách để Thanh Thảo bộc lộ tấm
lòng cảm phục, khâm phục của mình đối với Lorca. Hơn nữa bản thân Thanh Thảo cũng luôn nỗ lực tìm tòi cách tân thơ nên
khi mượn di nguyện của Lorca để nói lên tâm nguyện của mình trên con đường sáng tạo nghệ thuật chính là một cách tri ân
sâu sắc mà Thanh Thảo giành cho người thầy đi trước.
* Phân tích khổ 1: Hình ảnh của Lorca trong khung cảnh chính trị của TBN.

3
HỌC VĂN CÙNG CÔ VÂN CHUYÊN THÁI BÌNH
Thanh Thảo từng viết "Lorca là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh hồn nhỏ nhoi, là nhà thơ có thể biến giấc
mơ thành nhịp điệu, có thể biến những linh cảm thành ngôn từ. Lorca là thi sĩ của những bài ca sâu thẳm, sâu hơn vì so với tất
cả, với giếng sâu và mọi vùng biển bao quanh thế giới; sâu hơn vì so với con tim hiện tại tạo ra nó và so với tiếng hát hát nó
lên vì nó như vô tận". Sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc đời, số phận và hồn thơ Lorca đã giúp Thanh Thảo đặt bút để viết lên
những lời thơ ngập tràn cảm xúc về người nghệ sĩ này. Thanh Thảo cũng dùng những hình ảnh, dùng những nhịp điệu, dùng
những âm thanh, những câu thơ đa nghĩa để vẽ ra hình ảnh của Lorca trong khung cảnh chính trị và văn hóa Tây Ban Nha.
"những tiếng đàn bọt nước"
Hình ảnh cây ghi ta luôn gắn bó mật thiết với cuộc đời và số phận của Lorca và gợi ra bản sắc TBN đậm nét. Vì vậy,
ấn tượng về hình ảnh cây đàn xuyên suốt từ nhan đề bài thơ tới lời đề từ và cũng là hình ảnh mở ra dòng thơ đầu tiên trong
bài. Trong suốt bài thơ hình ảnh ghi ta còn trở đi trở lại nhiều lần từ đó tác giả đã tạo ra sự gắn kết liên tục giữa các hình ảnh,
gợi ra trường liên tưởng để tác giả gợi về hình tượng trung tâm là Lorca, tức là nói về tiếng đàn, nói về Lorca. Trong dòng thơ
âm thanh tiếng đàn được ảm nhận qua hình ảnh thị giác "tiếng đàn bọt nước". Cách cảm nhận này là một ấn tượng đặc trưng
của thơ tượng trưng siêu thực, nó giúp tiếng đànhiện lên có hình khối cụ thể, hữu hình giống như những bọt nước. Cách cảm
nhận âm thanh qua ấn tượng thị giác này gợi ta nhớ tới một câu thơ rất hay của Thanh Hải khi miêu tả tiếng chim chiền chiện:
"Ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng"
Nếu nhà thơ Thanh Hải dùng hình ảnh "long lanh rơi" để ngợi ca tiếng chim trong vắt thánh thót vang xa đẹp đẽ tới vô
ngần thì nhà thơ Thanh Thảo cũng dùng hình ảnh bọt nước để vẽ nên hình hài của tiếng đàn Lorca và để ngợi ca tâm hồn ông.
Thanh Thảo từng tâm sự "ai cũng nghĩ bọt nước sẽ biến mất không để lại dấu vết là nhầm. Bọt nước lúc hiện lúc tan nhưng tan
rồi lại xuất hiện. Nó mong manh nhưng không dễ tiêu diệt. Thơ Lorca cũng vậy". Vì vậy, với Thanh Thảo hình ảnh "tiếng đàn
bọt nước" là hiện thân cho tiếng thơ, tâm hồn Lorca dù mong manh nhưng không hề phù du dễ vỡ mà bất diệt vĩnh hằng. Câu
thơ giống như một lời thơ buồn nhưng lại chứa đựng sức vang vọng của một lời ngợi ca tôn vinh sâu sắc.
Trong dòng thơ thứ hai, tác giả sử dụng hình ảnh "TBNha" để gợi ra khung cảnh thời gian, không gian của đất nước,
của thời đại mà Lorca từng sống. Hình ảnh "TBNha" được miêu tả với sắc màu "áo choàng đỏ gắt". Tấm "áo choàng đỏ" gợi
về những cuộc đấu bò tót - một hoạt động văn hóa đặc trưng của TBN. Đồng thời màu đỏ gắt cũng miêu tả về khung cảnh một
đấu trường quyết liệt. Trong hình dung của Thanh Thảo, TBNha lúc bấy giờ giống như một đấu trường ngột ngạt nóng bỏng,
còn Lorca tuyên chiến thách thức với nền chính trị độc tài, nền nghệ thuật già nua, đấu tranh cho khát vọng dân chủ và cách
tân nghệ thuật. Bằng một cách viết rất lạ theo phong cách thơ tượng trưng, Thanh Thảo đã khắc họa Lorca bằng những nét
chấm phá để khẳng định vai trò tiên phong đứng đầu dũng cảm của người nghệ sĩ, chiến sĩ tranh đấu nghệ thuật và tự do.
Chính vì vậy, chỉ bằng hai câu thơ đầu tiên, Thanh Thảo đã khiến Lorca trở thành ấn tượng sâu đậm mạnh mẽ trong lòng
người đọc.
Giữa dòng thơ vang lên điệp khúc "li la li la li la" giống như cách đưa nhạc vào thơ bởi nó gợi lên âm thanh giống như
cú về ghi ta (Thanh Thảo). Đồng thời cũng giống như một tổ hợp âm thanh tấu lên sau khúc dạo đầu của một bản nhạc, điều
này khiến thơ Thanh Thỏa như một ca khúc. Đồng thời với cách ngắt nhịp 2/2/2, từ lila trong dòng thơ còn gợi ra hình ảnh

4
HỌC VĂN CÙNG CÔ VÂN CHUYÊN THÁI BÌNH
một loài hoa rất phổ biến ở TBNha - hoa huệ tây (cũng có thể gọi là hoa tử đinh hương); loài hoa quyến rũ với sắc màu dịu
dàng thanh tao và mùi hương thơm ngát. Đóa hoa ấy biểu tượng cho âm thanh tiếng đàn cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp cuộc
đời Lorca.
Sau dòng thơ mang nhiều ngữ nghĩa và ba dòng thơ dù không có chủ ngữ nhưng vẽ ra một cách rõ nét hơn hình ảnh
của Lorca
"đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn"
Hình ảnh Lorca được miêu tả gắn với những chi tiết "miền đơn độc, vầng trăng chếnh choáng", "yên ngựa mỏi
mòn"…Đây đều là những thi liệu quen thuộc trong thơ của Lorca đã được Thanh Thảo đưa vào thơ của mình tạo nên một cách
sáng tạo thú vị. Những hình ảnh gợi ra hình ảnh Lorca trong chính những câu thơ mà ông từng khắc họa về mình:
"Con ngựa đen
Vầng trăng đỏ"
Dường như TT đã nhập thần vào thế giới thơ của Lorca để lẩy ra và đưa vào thơ của mình những biểu tượng ngập tràn
phong vị hương sắc riêng không thể nào quên về miền quê Gra –na-da – “một trong những vương quốc đẹp nhất của châu
phi”. ở đó, có những chàng hiệp sĩ đấu bò tót khoắc trên mình tấm áo choàng đỏ, có những cô gái digan nước da nâu gợi tình
tràn trề sức sống, có những vườn cam, những rặng ô liu rực rỡ, biếc xanh những sắc màu huyền hoặc...nhưng vấn đề không
đơn giản chỉ là sự trích dẫn. Tất cả những biểu tượng kia được tổ chức lại để tạo ra những ám ảnh bồn chồn về bức tượng
trung tâm – lorca “chàng kị sĩ đơn độc, chàng hát rong thời trung cổ, con sơn ca xứ An da lu xia”. Trong ý thơ,Thanh Thảo đã
thêm vào những chữ nhấn "đivề", các quan hệ từ "với, trên" và những từ láy mang sắc thái tạo hình "lang thang, đơn độc,
chếnh choáng, mòn mỏi" để diễn tả thật rõ nét hình ảnh của Lorca trên chặng đường biêu bạt, chàng hiện lên vừa giống như
một nghệ sĩ du ca lãng tử, chếnh choáng men say của niềm đam mê nghệ thuật lại vừa giống như một kỵ sĩ cô đơn, lẻ loi trên
hành trình xa xôi vô tận.
Sáu câu thơ có kết cấu khá lạ không đi theo trật tự ngữ pháp của câu thơ thông thường nhưng lại là những nét phác họa
đầy sinh động và chân thực về một cuộc hành trình đi tìm chân ls nghệ thuật, tìm lá cờ tự do đầy nhọc nhằn phiêu diêu cô độc
của Lorca. Trong cuộc hành trình ấy thấp thoáng bóng hình chàng kị sĩ Lorca hùng tráng bi thương trong cuộc chống trọi với
cả thế lực bào tàn chỉ với thanh gươm của lòng dũng cảm, chỉ với trái tim của tình yêu tự do, yêu nghệ thuật nồng nàn. Dù đó
là một cuộc chiến sống còn không cân sức nhưng với cách mieeutar theo trường phái ấn tượng và những cách diễn tả nhân hóa
rất tạo hình Thanh Thảo vẫn làm nổi bật vẻ đẹp của Lorca như một biểu mẫu bất diệt của lòng dũng cảm, của tinh thần tự do
và khát vọng cách tân nghệ thuật. Để rồi khúc ca thứ nhất khép lại để lại những ấn tượng sâu đậm về bản sắc Tây Ban NHa và
hình tượng Lorca trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN.
* PHân tích Khổ 2: Lorca trong những giây phút bi phẫn của cuộc đời
Nếu như khổ đầu tái hiện hình ảnh Lorca như một kỵ sĩ khát khao tự do, đơn độc trong cuộc chiến chống lại chế độ
độc tài, một nghệ sĩ thiết tha với việc cách tân, sáng tạo, kiên quyết chống lại nền nghệ thuật già nua…thì hai khổ thơ tiếp theo
dạo nên một tấu khúc khác vẽ về những giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của người nghệ sĩ tài hoa và cao đẹp này.
"Tây Ban Nha

5
HỌC VĂN CÙNG CÔ VÂN CHUYÊN THÁI BÌNH
Hát nghêu ngao
Bõng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
Chàng đi như người mộng du"
Để diễn tả về cái chết của Lorca, Thanh Thảo đã tái hiện một số chi tiết đã xuất hiện ở khổ thơ đầu. Ba chữ "TBN" ở
đầu khổ thơ vẫn là cách nói ám chỉ như cách dùng ký hiệu của chủ nghĩa tượng trưng. " TBN" vừa có ý chỉ khung cảnh, thời
đại Lorca sống vừa để chỉ chính Lorca - con người tinh hoa của dân tộc TBN. Bốn dòng thơ vẫn là những lời thơ không chủ
ngữ, chủ thể Lorca vẫn ẩn sâu sau câu chữ và được hiểu tương đồng với danh từ riêng TBN
"Tây Ban Nha
Hát nghêu ngao
Bõng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ"
Nếu dòng chữ "hát nghêu ngao" làm nổi bật hình ảnh của chàng nghệ sĩ du ca lãng tử, một nghệ sĩ Lorca đang đắm say
trong những giai điệu nghệ thuật vô tư yêu đời thì ý thơ "bỗng kinh hoàng" mở ra một ngã rẽ đầy đột ngột gợi về cảm giác
bàng hoàng đầy hụt hẫng của Lorca khi cái chết ập đến bất ngờ. Đặc biệt gắn với TBN một lần nữa hình ảnh áo choàng lại
xuất hiện. Nếu như mở đầu bài thơ "áo choàng" gắn với sắc màu đỏ gắt - màu đỏ của đấu tranh, của những trận đấu quyết liệt
thì ở đây áo choàng gắn với màu "bê bết đỏ"- màu của máu. Hình ảnh hoán dụ giúp Thanh Thảo diễn tả chính xác cảm giác
đau đớn, kinh hoàng về cái chết của Lorca. Dòng thơ có thể là hình ảnh diễn tả giây phút Lorca bị hành hình, cũng có thể là tái
hiện lại cảnh Lorca bị hành hạ, bị tra tấn một cách dã man… Với những dòng thơ và những câu thơ gián đoạn không rõ chủ
thể đặc trưng của thơ siêu thực, Thanh Thảo đã diễn tả thật đắc địa cảm xúc bàng hoàng hụt hẫng của chính bản thân mình về
cái chết của Lorca, đọng lại trong ấn tượng người đọc hình ảnh Lorca bị điệu ra bãi bắn.
"Lorca bị điều về bãi bắn
Chàng đi như người mộng du"
Nhà thơ sử dụng lối thơ vắt dòng, hình thức câu bị động để làm nổi bật trạng thái hoàn toàn bị động của Lorca trước
khi chết, "chàng đi như người mộng du" giúp nhấn mạnh trạng thái vô thức và vô tội, và dường như không ngờ cái chết lại đến
với mình nhanh, bất ngờ như thế. Khi mọi ý tưởng, dự định snags tạo trong nghệ thuật mới chỉ bắt đầu. Đó thật sự là điều phi
lý, ngang trái đối với người nghệ sĩ tài năng. Nhà thơ còn sử dụng nghệ thuật đối lập giữa các hình ảnh (TBN hát nghêu ngao
>< áp choàng bê bết đỏ), đó là sự tương phản giữa tiếng hát yêu đời vô tư với thực tế phũ phàng bi thảm. Nghệ thuật này giúp
tác giả làm nổi bật số phận bi thảm của Lorca đồng thời kết án mạnh mẽ tính chất bất công ngang trái, bạo tàn của chế độ độc
tài chính trị TBN đương thời.
* PT khổ 3:
Nhưng với Thanh Thảo, đó không chỉ là cảm xúc kinh hoàng đau đơn về cái chết bất công phi lí của một con người vô
tội yêu tự do bị sát hại bởi thế lực dã man, bạo tàn mà còn là niềm xót xa tiếc nuối cho một tài năng nghệ thuật bị hủy hoại.
Nếu trong khổ 2, Lorca bị hành hạ với những diễn biến phũ phàng được nhà thơ diễn tả bằng hình ảnh thực thì đến khổ 3 sự
kiện thảm khốc ấy lại được diễn tả theo lối tượng trưng, một lần nữa gắn với hình ảnh cây đàn ghi ta:

6
HỌC VĂN CÙNG CÔ VÂN CHUYÊN THÁI BÌNH
"Tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghita tròn bọt nước võ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy"
Hình ảnh "tiếng ghita" xuất hiện bốn lần là chủ đề biểu đạt của 6 dòng thơ giúp Thanh Thảo viết lên một khúc tưởng
niệm về tiếng đàn của người nghệ sĩ Lorca. Nhờ hình thức lặp, nghệ thuật liệt kê, trùng điệp về từ, hình ảnh, cấu trúc câu, hình
tượng âm thanh của tiếng đàn ghita cứ láy đi láy lại như một dòng chảy cảm xúc, khi mãnh liệt, khi hồi hộp mê say, khi bi
thương hùng tráng "tiếng ghi ta nâu….lá xanh biết mấy…..tròn bọt nước võ tan…ròng ròng máu chảy"giúp mở ra những
trường liên tưởng độc đáo về một người nghệ sĩ trong những phút giây bi kịch của cuộc đời nhưng vẫn không rời xa âm nhạc.
Nếu hình ảnh "áo choàng bê bết đỏ, đi như người mộng du" làm nổi bật số phận bi thảm của Lorca thì âm thanh của tiếng đàn
lại mở ra những khung trời khác nhau trong tâm hồn người nghệ sĩ ấy. Tiếng đàn là tiếng lòng, là tâm hồn Lorca, nó tượng
trưng cho vẻ đẹp, nghệ thuật của Lorca.
Âm thanh tiếng đàn ghita của Lorca được Thanh Thảo miêu tả bằng âm thanh sắc màu:
"tiếng ghita nâu
bầu trời cô gái ấy"
Màu nâu gợi ra sắc màu truyền thống của cây đàn ghi ta nhưng cũng là sắc màu mang tính chất biểu tượng, màu nâu
gắn với màu của đất, gắn với sự giản dị nhưng suy tư. Dường như trong âm thanh tiếng ghita nâu có âm thanh của một nỗi
lòng đang trầm tĩnh suy tư, có vẻ đẹp của một tâm hồn giản dị cao đẹp. Nỗi suy tư ấy, tâm hồn ấy hướng về "bầu trời cô gái
ấy". Do ảnh hưởng của quan niệm thơ siêu thực nên hình thức câu thơ của Thanh Thảo khá độc đáo. Cấu trúc câu thơ không
tuân theo ngữ pháp thông thường mà được tạo thành bởi sự gộp ghép hai danh từ "bầu trời - cô gái ấy", giúp mở ra những ý
kiến khác nhau. Nếu bầu trời tượng trưng cho không gian cao rộng tự do thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn khoáng đạt, rộng
rãi, thì hình ảnh "cô gái ấy" có lẽ là chỉ người yêu của Lorca. Trong giây phút bi phẫn nhất của cuộc đời dường như Lorca vẫn
hướng tâm hồn mình về những không gian thật đẹp, không gian của tự do, không gian của tình yêu. Phải chăng hình ảnh thơ
giúp gợi ra một nét đẹp khác trong tâm hồn Lorca - một con người dũng cảm trước cái chết.
Tiếng đàn ghita còn hiện diện qua màu xanh của lá
"tiếng đàn ghita lá xanh biết mấy"
Màu lá xanh là màu biểu đạt cho sự sống, cho niềm tin và hy vọng, màu sắc của sức sống mạnh mẽ và bất diệt. Thanh
Thảo không chỉ vẽ ra màu của tiếng ghita mà còn dùng cụm từ biểu đạt xúc cảm "biết mấy" để đánh giá về độ xanh biếc của
sắc ghita này. Nếu tiếng ghita là tiếng lòng thì "tiếng ghita lá xanh" là cõi lòng của người nghệ sĩ luôn rộng mở, lạc quan và
yêu đời. Với cách cảm nhận tiếng ghita bằng sắc màu Thanh Thảo đã mở ra,đã gợi ta những vẻ đẹp trong tâm hồn Lorca, con
người tha thiết với tự do, với tình yêu, với cuộc sống ngay cả khi cái chết cận kề. Đúng như chính Lorca đã từng khẳng định
trong cuộc đời mình:
"Dù cho bị tử thương
Dưới năm đầu kiếm sắc

7
HỌC VĂN CÙNG CÔ VÂN CHUYÊN THÁI BÌNH
Nhưng chẳng thể nào
Làm cây đàn im tiếng"
Âm thanh của tiếng đàn còn được cảm nhận bằng hình khối
"tiếng ghita tròn bọt nước võ tan"
Hình ành "tiếng đàn bọt nước" từng xuất hiện trong những dòng đầu nay trở lại một lần nữa gợi ra ý nghĩa sâu sắc.
"tiếng ghita tròn" gợi ra một thứ âm thanh tròn đầy, vẹn toàn hoàn hỏa như thứ âm nhạc nghệ thuật của Lorca. Nhưng hình
ảnh "bọt nước vỡ tan" lại gợi ra sự tan vỡ của thân phận mỏng manh nhỏ bé của nhà thơ tài hoa trong thế giới bạo hành. Chữ
"vỡ tan" khiến âm thanh tiếng đàn như một khúc dừng trong im lặng rồi vỡ òa ra trong nỗi bàng hoàng.
Để rồi tiếng đàn đọng lại trong hình ảnh giúp cực tả mức độ đau đớn, bi kịch của người nghệ sĩ tài hoa Lorca "tiếng
ghita ròng ròng máu chảy". Âm thanh tiếng đàn vỡ ra thành những dòng máu đỏ, là cách diễn tả đậm dấu ấn của trường phái
ấn tượng. Nếu như trước đây để diễn tả nỗi đau của Kiều khi phải đánh đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến, Nguyễn Du cũng dùng
hình ảnh "đàn - máu"
"bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay"
Thanh Thảo vừa tiếp thu kế thừa cách cảm nhận của Nguyễn Du lại vừa tạo ra những cảm nhận mới mẻ và sáng tạo
hơn. Nếu NDu miêu tả bằng hình ảnh thực "dây đàn nhỏ máu" nỗi đau có thể cảm nhận bằng thị giác thì Thanh Thảo lại sáng
tạo ra hình ảnh tiếng đàn "ròng ròng máu chảy". Âm thanh của tiếng đàn đang chảy máu cho nỗi đau lớn, nghẹn ngào để
người đọc có thể cảm nhận nỗi đau kia bằng cả thính giác lẫn tâm hồn. với các viết của thơ tượng trưng, tiếng đàn đã biến
thành một sinh thể sống mang hơi thở, số phận, tâm hồn của Lorca. Sau mỗi dòng thơ về tiếng đàn ghi ta, Thanh Thảo không
chỉ truyền tải những suy ngẫm của mình về thân phận, cuộc đời Lorca mà còn thể hiện những suy cảm đầy nghệ thuật. Trong
chế độ chính trị độc tài, không chỉ có những con người mang khát vọng tự do, khát vọng sáng tạo cách tân bị thủ tiêu mà ngay
cả những nền nghệ thuật chân chính cũng bị hủy hoại không còn chỗ đứng. Đan xen âm thanh của tiếng đàn trong tiếng thơ
của mình, nhà thơ Thanh Thảo đã thể hiện một cách cảm nhận đa chiều phong phú giúp lột tả thật ấn tượng thời khắc đau
thương, bi hùng trong cuộc đời Lorca.
* Khổ 4+5+6+7: Xúc cảm của Thanh Thảo về sự giải thoát, giã từ cuộc sống của Lorca
Bài thơ "Đàn ghita của Lorca" là một khúc tưởng niệm đầy xót thương và trân trọng của Thanh Thảo về cuộc đời và số
phận sáng tạo nghệ thuật của Lorca. Ở ba tứ thơ cuối, Thanh Thảo đã bộc lộ được niềm tin mãnh liệt vào sự bất tự của Lorca
cũng như những sáng tạo nghệ thuật của ông và thể hiện những suy ngẫm sâu sắc và con đường cách tân nghệ thuật dang dở
cùng cách giải thoát của Lorca.
Trong khổ thơ thứ 4, âm thanh của tiếng đàn một lần nữa lại được lặp lại như một ảnh hưởng của thơ tượng trưng siêu
thực ẩn chứa những ý nghĩa, biểu tượng sâu xa.
"Không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng"
Tiếng đàn không chỉ là tiếng lòng của Lorca, tiếng đàn ở đây là nghệ thuật, biểu tượng cho conđường cách tân nghệ
thuật, cho cuộc đời nghệ thuật của Lorca. Nó biểu trưng cho tình yêu tự do, tình yêu con người, cho sự nghiệp đấu tranh vĩ đại

8
HỌC VĂN CÙNG CÔ VÂN CHUYÊN THÁI BÌNH
mà cả cuộc đời ông theo duổi. Lại có ý kiến cho rằng "tiếng đàn ấy chính là cái đẹp". Sự liên kết giữa ý nghĩa của các câu thơ
tạo nên tính đa nghĩa bất định nhiều cách hiểu cho ý thơ này. Nếu liên kết nghĩa của câu này với dòng thơ trong khổ ba:
"tiếng ghi ta nâu
tiếng ghita lá xanh biết mấy"
thì hình thức so sánh "tiếng đàn như cỏ mọc hoang" gợi ra một cách hiểu về sức sống của cái đẹp không thể bị hủy diệt
trong nghệ thuật của Lorca. Nghệ thuật của ông sẽ truyền lan lặng lẽ nhưng kiên cường giống như cỏ dại. Đó là niềm tin mãnh
liệt của Thanh Thỏa vào sự tồn tại bất tử mạnh mẽ của tiếng đàn Lorca, đồng thời cũng là lời khẳng định: mặc dù Lorca đã
chết nhưng nghệ thuật của ông thì còn mãi, thế lực bạo tàn có thể chôn vùi thể xác ông, làm con tim ông ngừng đập, ngăn cản
sự sáng tạo của ông nhưng nghệ thuật của Lorca và con đường cách tân nghệ thuật mà ông khởi xướng thì không thể chôn vùi.
Nó vẫn sống trong trái tim và sự trân trọng của vạn người "không ai chôn cất tiếng đàn"
Tuy nhiên, nếu cảm nhận câu thơ theo mạch liên tưởng, với lời đề từ, với di chúc mà Lorca mong muốn "khi tôi chết
hãy chôn tôi với cây đàn" thì ý nghĩa của câu thơ lại mở ra một ngã rẽ khác. Trong di chúc của đời mình Lorca muốn hãy chôn
tiếng đàn theo di thể của mình để tiếng đàn của ông - thi ca nghệ thuật sẽ không là án ngữ ngăn chặn bước tiến của người đến
sau nên muốn thế hệ sau chôn nghệ thuật của ông để bước tiếp. Khi Thanh Thảo viết "không ai chôn cất tiếng đàn" phải chăng
muốn nhắc lại sự thật về cái chết thảm khốc của người thi tài năm xưa (bị ám hại, xác bị quăng xuống giếng sâu)
"Không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang"
HIểu như thế thì ẩn trong hình ảnh so sánh "tiếng đàn như cỏ mọc hoang" lại là cả một nỗi niềm u uẩn,ai oán. Lorca -
con người ấy ra đi nhưng di nguyện chưa được hoàn thành, còn lại đó đứa con tinh thần bơ vơ, côi cút. Tiếng đàn, nghệ thuật
kia thiếu đi người dẫn đường bởi vậy trở thành thứ cỏ mọc hoang “đang ngao hát bài ca vắng người giữa mang mang thiên
địa” (phan huy dũng). Hình ảnh thơ bỗng nghẹn ngào khơi gợi sự chua xót về cái chết của một thiên tài, nỗi xót xa cho con
đường nghệ thuật chân chính mà dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật đọng lại thành những hình ảnh đẹp và buồn.
"giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng"
Cảm xúc của tác giả một lần nữa lại được đặt trong một hình ảnh mang tính phức hợp đa nghĩa, xuất phát từ một số
những nét hiện thực về Lorca Thanh Thảo đã dựng lên trong thơ một biểu tượng về sự vĩnh hằng, vĩnh cửu của Lorca trong
sâu thẳm mặt nước. Nhà thơ đã khéo tập hợp những danh từ, tính từ đặc tả độ sáng trong: giọt nước mắt - vầng trăng, long
lanh - đáy giếng để miêu tả những cảm nhận của mình về Lorca. Đặc biệt là từ láy tượng hình "long lanh" làm tăng thêm sự
sáng trong, sức tỏa sáng của vầng trăng trong đáy giếng. Lorca chết đi nhưng tâm hồn vẫn như vầng trăng bất tử ngời lên vẻ
đẹp, Lorca chết đi nhưng nỗi đau về sự cách tân nghệ thuật dang dở vẫn đọng lại tới muôn đời. Không chỉ có 2 ý nghĩa ấy,
hình ảnh "giọt nước mắt vầng trăng" trong câu thơ còn hàm chứa cả nỗi xót thương của nhà thơ Thanh Thảo giành cho người
nghệ sĩ Lorca. Đó là giọt nước mắt đẹp long lanh nhưng chứa đựng nỗi buồn sâu thẳm đến tận đáylòng của một nhà thơ đi sau
tri ân bậc thầy đi trước.
Cảm nhận về nghệ thuật của Lorca đều được Thanh Thảo gửi gắm trong những hình ảnh thơ đa nghĩa, trong những
hình ảnh vừa mang ấn tượng cho cái đẹp, vừa mang nỗi buồn. Từ đó giúp nhà thơ góp phần ngợi ca sự bất tử của Lorca và
nghệ thuật. Đồng thời bộc lộ nỗi xót xa của chính Thanh Thảo về cái chết bi thương của một nghệ sĩ thiên tài, về nghệ thuật

9
HỌC VĂN CÙNG CÔ VÂN CHUYÊN THÁI BÌNH
cách tân chân chính và dang dở. Ngôn từ trong khổ thơ rất giản dị, mỗi câu thơ chỉ như một lời tâm sự nhưng mỗi hình ảnh
đều đẹp và rất khó giải nghĩa như chính Thanh Thảo đã nói "câu thơ đẹp mà đẹp thì khó có thể cắt nghĩa, không thể cắt
nghĩa". Vì vậy hãy để tứ thơ ngân nga trong trái tim người đọc.
* Khổ 5:
Nếu bốn dòng thơ trên vừa ngợi ca sự bất tử của tiếng đàn Lorca vừa bộc lộ nỗi xót xa của nhà thơ về sự nghiệp cách
tân dang dở của người nghệ sĩ ấy thì ba khổ thơ còn lại tập trung thể hiện những suy ngẫm của Thanh Thảo về sự giải thoát và
cách thức giải thoát của Lorca. Trong những dòng thơ này, hình tượng Lorca trở thành hình tượng, hình ảnh trung tâm của
mỗi bài thơ. Tuy nhiên thơ Thanh Thảo chịu ảnh hưởng sâu đậm của thơ tượng trưng siêu thực nên cách giải thoát và sự giải
thoát của Lorca được nhà thơ đặt trong những hình ảnh thơ ẩn dụ mang nhiều nét nghĩa.
"Đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc"
Dòng sông không chỉ biểu tượng cho cuộcđời rộng lớn vô cùng, hình ảnh dòng sông còn gợi nhớ tới con sông ngăn
cách giữa cõi trần và cõi âm trong thần thoại Hi Lạp… Băng qua dòng sông ấy, con người giã từ trần gian để bước sang một
cuộc sống khác….Dường như cái chết chưa phải là sự dừng lại: Lorca bước sang thế giới bên kia dấn thân mình vào cuộc
hành trình đi về cõi chết trong những hành động thật đẹp "bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc'. Hình ảnh thơ thể hiện
cho hành động giã từ tất cả để đi về thế giới bên kia của Lorca. Hành động bơi sang ngang mạnh mẽ kiên định mà dũng cảm
được phản chiếu thêm màu bạc của chiếc ghita, tăng thêm độ lấp lánh, thi vị. Với người nghệ sĩ lãng tử này nếu cuộc sống trần
gian là cuộc hành trình lãng du "TBN hát nghêu ngao" thì cái chết đến cũng chỉ giống như cuộc hành trình mới cùng nghệ
thuật bước sang một thế giới khác. Hành động của Lorca bỗng chốc trở nên đẹp đẽ và bất tử phi thường của con người dám
làm chủ sự sống:
"Chàng ném lá bùa cô gái Di gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt"
"lá bùa" gợi ra tính chất bí ẩn trong tín ngưỡng và tôn giáo TBN, lá bùa chính là biểu tượng cho định mệnh cùng thể
hiện những dự báo về sự sống tương lai.Trái tim là biểu tượng cho sự sống, sức sống của con người, khi ném là bùa vào xoáy
nước, ném trái tim vào lặng yên chính là lúc Lorca chia tay với cuộc đời. Nghệ thuật điệp cấu trúc và ngữ điệu của động từ
"ném" giúp Thanh Thảo nhấn mạnh sự chủ động giải thoát mình ra khỏi Lorca. Người nghệ sĩ ấy tự dứt mình ra khỏi mọi sự
ràng buộc, mọi hệ lụy, mọi tình cảm với cuộc đời để thanh thản bước sang thế giới bên kia. Hành động này của Lorca cao đẹp
và dũng cảm như hành động của một người chiến sĩ, một kỵ sĩ anh hùng.
Tứ thơ khép lại bằng khổ thơ chỉ với một dòng thơ
"li -la li- la li- la"

10
HỌC VĂN CÙNG CÔ VÂN CHUYÊN THÁI BÌNH
"li -la li- la li- la" là một chuỗi âm thanh đã từng mở đầu bài thơ và giờ đây lại khép lại để tạo nên tính nhạc chạy suốt
toàn bài. Âm thanh này khiến cho những vần thơ của Thanh Thỏa vang xa bay bổng như những khúc nhạc, gợi ta nhớ tới
những câu thơ có nhạc của Huỳnh Phước Liên.
"Bay xa bay xa
Tiếng đàn ghita của Lorca
Bay xa bay xa
lời thư tranh đấu es-pa-nha
Vang vang trong tim ta
Tiếng đàn ghita của Lorca
Vang vang trong tim ta
lời thơ tranh đấu es - pa - nha"
Nếu thơ Huỳnh Phước Liên tiếng nhạc được tạo nên bởi sự luyến láy của hình thức điệp và âm hưởng "a" ở cuối mỗi
lời thơ thì trong thơ của Thanh Thảo tiếng nhạc được kết tạo trực tiếp từ chuỗi âm thanh "li -la li- la li- la" giống như một cú
vè của tiếng đàn ghita. Nếu cả bài thơ là một khúc giao hưởng bi hùng về cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa Lorca thì âm thanh "li
-la li- la li- la" là một phần đệm của bản giao hưởng bất tận ấy.
Nếu tiếng "li -la li- la li- la" ở đầu bài thơ gợi âm hưởng réo rắt của tiếng đàn vang vọng trong không gian TBN thì âm
thanh "li -la li- la li- la" kết thúc bài lại gợi ra sự ám ảnh. Đó là sự ám ảnh không thể quên về một số phận, một cuộc đời
người nghệ sĩ Lorca đầy tài năng nhưng cũng đầy bi kịch. Đó là sự ám ảnh không thể quên về một người đã trở thành biểu
tượng cho lẽ sống, cho niềm tranh đấu khát vọng tự do, vì con đường vươn tới nghệ thuật đích thực. Đồng thời với cách ngắt
nhịp 2/2/2, từ li la trong dòng thơ còn gợi ra hình ảnh của một loài hoa rất phổ biến ở TBN - hoa huệ tây, loài hoa quyến rũ
với sắc màu dịu dàng thanh tao và mùi hương thơm ngát. Đóa hoa ấy biểu tượng ch âm thanh tiếng đàn cũng là biểu tượng cho
vẻ đẹp cuộc đời Lorca; Ý nghĩa của loài hoa còn thể hiện sự ngưỡng mộ với nghệ sĩ Lorca - người được mệnh danh là "con
chim họa mi của xứ sở TBN".
Đề: Cảm nhận của em về hình tượng tiếng đàn và bản sắc dân tộc trong hình tượng Lorca.
"Thiên chức cao cả của người nghệ sĩ là đấu tranh cho cái thiện và cái đẹp". Với quan niệm như thế Thanh Thảo không
chỉ viết những vần thơ ngợi ca cái thiện, cái đẹp mà thơ của ông còn khắc họa nên những tượng đài về những người nghệ sĩ
biết tranh đấu. "Đàn ghi ta của Lorca" là một trong những tượng đài nghệ thuật tuyệt đẹp mà Thanh Thảo nâng niu trân trọng
dành cho người nghệ sĩ ưu tú của đất nước TBN - Lorca - con người luôn thiết tha đấu tranh cho nghệ thuật, cho tự do. Trong
những tứ thơ của mình, tác giả đã xây dựng thành công hình tượng Lorca cũng như hình tượng tiếng đàn gắn liền với bản sắc
dân tộc độc đáo tạo nên những ý nghĩa biểu tưởng đa thanh cho tác phẩm.
Được rút ra từ tập "Khối vuông ru bích" (1985) đây là tập thơ tiêu biểu cho nghệ thuật cách tân thơ ca của Thanh
Thảo. Bài thơ được viết năm 1979 lấy cảm hứng trực tiếp từ những giây phút bi tráng trong cuộc đời nhà thơ TBN nổi tiếng -
Lorca (1893-1936). Lorca là một tài năng sáng chói của văn học hiện đại TBN đầu TK XX, ông còn là ngọn cờ tập hợp các
nhà văn hóa TBN và thế giới tiến bộ để chống lại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn há dân tộc và văn minh nhân loại. Thanh
Thảo vốn là người rất quan tâm đối với người nghệ sĩ có nghĩa khí và nhân cách cao cả nhưng có số phận ngang trái trớ trêu.
Bài thơ "đàn ghi ta của Lorca" ra đời là lời tưởng ngộ của Thanh Thảo dành cho người nghệ sĩ lớn nhưng mang số phận ngang

11
HỌC VĂN CÙNG CÔ VÂN CHUYÊN THÁI BÌNH
trái ấy. Thanh Thảo cho biết "bài thơ đượ viết một mạch trong một khoảng thời gian ngắn khi ngồi chơi và đàm đạo về thơ
Lorca với một vài người bạn tâm đắc. Chính những hình ảnh và nhạc điệu trong thơ Lorca đã dẫn tôi viết bài thơ mà tôi coi
như một khúc tưởng niệm ông".
Trong bài thơ "đàn ghita của Lorca", hình tượng cây đàn ghi ta là một biểu tượng ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Hình tượng
ấy xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm lặp đi lặp lại tới 9 lần qua những điệp từ "tiếng đàn, tiếng ghi ta". Trong truyền thống
văn hóa cổ điển phương Đông, âm thanh tiếng đàn luôn được cảm nhân bằng thính giác, được miêu tả, tái hiện thông qua các
cung bậc của âm thanh. Ta nhớ tới âm thanh tiếng đàn của TK trong truyện Kiều của Nguyễn Du, của người cung nữ trong
"cung oán ngâm khúc" của Lục Gia Thiều, của người ca nữ trong "Tì bà hành" của Bạch Cư Dị. Trong đàn ghi ta của Lorca,
Thanh Thảo lại tạo ra một cách khác biệt về tiếng đàn. Do ảnh hưởng của trường phái thơ tượng trưng siêu thực, Thanh Thảo
nhận ra âm thanh tiếng đàn bằng cả thị giác thông qua những màu sắc, những hình ảnh. Với lối cảm nhận tương giao giữa các
giác quan, nhà thơ không chỉ viết nên một bản giao hưởng đàn ghi ta trong bài thơ mà còn trao cho tiếng đàn ấy, khúc giao
hưởng ấy những thần hồn, thần sắc để người đọc có thể nhận thấy cả hình khối, màu sắc của tiếng đàn. Vì vậy trong thơ
Thanh Thảo, âm thanh tiếng đàn không chỉ mang nghĩa thực, khắc họa cho tài nghệ nỗi niềm của người chơi đàn mà còn hàm
chứa những ý nghĩa bểu tượng sâu sắc.
Với Thanh Thảo, tiếng đàn ghita của Lorca không chỉ là âm thanh cụ thể được phát ra từ cây đàn của người nghệ sĩ tự
do và tài hoa ấy, nó là hình tượng có ý nghĩa song trùng đồng nhất với hình tượng Lorca. Tiếng đàn là tiếng lòng, là nỗi niềm
tâm trạng của Lorca về cuộc sống, về thời đại với rất nhiều cung bậc. Không phải ngẫu nhiên Thanh Thảo chọn nhan đề "Đàn
ghita của Lorca như một minh chứng cho sự gắn kết không thể tách rời giữa Lorca và cây đàn. Trong lời đề từ của tác phẩm,
Thanh Thảo cũng mượn lời của Lorca: "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn". Lời đề từ này xuất phát từ một bài thơ mang
tên ghi nhớ giống như lời di chúc Lorca gửi lại cuộc đời.
"khi tôi chết
hãy chôn tôi với cây đàn
dưới lớp cát"
Cuộc đời Lorca gắn liền với nghệ thuật và âm nhạc. Những bài thơ hay, những bản nhạc tuyệt mĩ của Lorca đều xuất
hiện gắn với hình tượng cây đàn ghita. Cây đàn chính là cuộc đời nghệ thuật của Lorca, là một mảnh tâm hồn, một phần máu
thịt kết tinh tình yêu sâu đắm, không thể tách rời của ông với nghệ thuật, tự do.Vì thế ngay cả khi là cõi đời, Lorca cũng gửi
mong muốn được gắn kết với cây đàn. Tiếng đàn ấy còn xuất hiện cùng với "tiếng hát nghêu ngao" của người nghệ sĩ du ca
lãng tử. Tiếng đàn ở đây hiện thân cho tiếng hát hồn nhiên ngây thơ cho một tâm hồn lãng tử, một tâm hồn luôn đắm say cùng
nghệ thuật.
Tiếng đàn không chỉ là cuộc đời Lorca, tiếng đàn còn là tiếng lòng của Lorca với nhiều cung baach:
"tiếng ghita nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghita lá xanh biết mấy"
Thanh Thảo đã chọn cách miêu tả của âm thanh tiếng đàn tronganhr hưởng của thơ tượng trưng. Tiếng đàn được cảm
nhận bằng các sắc màu khác nhau, mà mỗi sắc màu ấy biểu trưng cho một sắc thái tâm hồn của Lorca. "tiếng ghita nâu", màu
nâu của tiếng ghita nói về một nỗi lòng trầm tĩnh suy tư của người nghệ sĩ vốn rất đa cảm ngay cả khi cận kề cái chết. Đứng

12
HỌC VĂN CÙNG CÔ VÂN CHUYÊN THÁI BÌNH
trước họng súng của kẻ thù âm thanh của tiếng đàn vẫn ngân nga mang sắc màu nâu trầm tĩnh để người nghệ sĩ Lorca thể hiện
một bản lĩnh hiên ngang trước kẻ thù. Tiếng đàn còn mang sắc màu xanh - màu lá xanh biết mấy. Đó là sắc màu của hy vọng,
của niềm tin, nó biểu trưng cho một sức sống tâm hồn bất diệt không gì lay chuyển được. Với Thanh Thảo, tiếng ghita của
Lorca còn hiện lên trong hình khối dáng vẻ.
"tiếng ghita tròn bọt nước võ tan"
Phải chăng dáng vẻ của tiếng ghita cũng là hình khối của tâm hồn Lorca lúc ất. Tiếng ghita tròn đầy đặn hoàn mĩ, biểu
trưng cho tai năng nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa, biểu trưng cho một tâm hồn thanh cao, trong sạch. Tiếng đàn bọt nước
vỡ tan lại cho thấy tiếng đàn như đang òa vỡ trong nỗi đau tột cùng của một nỗi lòng nghẹn ngào tức tưởi khi đối mặt với cái
chết bi phẫn. Như vậy, mọi sắc thái khác nhau của tiếng đàn đều gắn kết chặt chẽ với cuộc đời Lorca kể cả những giây phút bi
phẫn trong cuộc đời ông. Phải chăng người nghệ sĩ ấy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn đắm mình trong thế giới của âm
nhạc, nghệ thuật để tiếng đàn mãi là lời tự hát, cho cõi lòng muôn ngàn dáng vẻ của Lorca.
Qua những lời thơ giàu ý nghĩa tượng trưng và siêu thực, Thanh Thảo đã biến tiếng đàn thành tiếng nói cho linh hồn
Lorca, ẩn dụ cho số phận của người nghệ sĩ vĩ đại này. Trong khổ thơ thứ 3 tiếng đàn lặp đi lặp lại tới 4 lần với đủ trạng thái,
cung bậc khác nhau: nâu - lá xanh biết mấy - tròn - bọt nước vỡ tan - ròng ròng máu chảy. Cũng giống như những chặng đời
của Lorca với những thăng trầm thay đổi khi ngọt ngào, khi đắng cay, lúc hạnh phúc, lúc bi kịch. Nếu giây phút Lorca nghĩ
đến "bầu trời cô gái ấy" là lúc tâm hồn Lorca rộng mở hướng về bầu trời tự do và tình yêu thì giây phút "tiếng ghita ròng ròng
máu chảy" lại đánh dấu những khoảnh khắc đớn đau, bi kịch của con người này. Vẽ ra âm thanh tiếng đàn bằng đường nét sắc
màu và dáng vẻ.Phải chăng Thanh Thảo đã biến thơ thành nhạc, thành họa, thanh phim để miêu tả lại những trang đầu của
Lorca một cách đầy đủ nhất.Để rồi đọng lại trong ấn tượng người đọc Lorca hiện lên và con người tha thiết với tự do, đắm say
với âm nhạc nghệ thuật, khát khao sáng tạo, và cách tân nhưng lại có một số phận bi thương đau đớn.
Khi chế độ độctài phát xít TBN bắt người nghệ sĩ Lorca cũng chính là khi chúng muốn thủ tiêu khát vọng tự do nền
nghệ thuật chân chính mà Lorca là người đại diện. Vì vậy hình tượng tiếng đàn không chỉ còn là ẩn dụ số phận Lorca mà còn
là hiện thân cho số phận nghệ thuật. Thanh Thảo từng nói "không ai ngăn cản được tự do, tâm hồn của chúng ta, nhưng để tự
do tâm hồn đó đến với người đọc và XH cần đến thứ tự do khác là tư do cho toàn XH" Vì vậy, khi nhiều lần khắc họa về số
phận bi thương của tiếng đàn
"tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan"
"tiếng ghita ròng ròng
Máu chảy"
Thanh Thảo đang muốn kêu gọi cho chỗ đứng của một nền nghệ thuật chân chính mang khát vọng tự do giữa XH.
Tiếng đàn còn hiện thân cho sức sống nổi bật và lãng tử của Lorca cùng với nghệ thuật của ông. Mở đầu bài thơ,
Thanh Thảo viết "những tiếng đàn bọt nước", tiếng đàn bọt nước dường như là thứ âm thanh mong manh, nhẹ nhàng đến trong
suốt nhưng với Thanh Thảo nó lại là một sức sống bất diệt diệu kỳ. Thanh Thảo đã từng tâm sự: "Ai nghĩ bọt nước sẽ biến mất
không để lại dấu vết là nhầm. Bọt nước lúc hiện lúc tan nhưng tan rồi lại hiện. Nó mong manh nhưng không dễ tiêu diệt. Thơ
cũng vậy, thơ Lorca cũng vậy". Vì vậy tiếng đàn mang hình khối của bọt nước hiện thân cho tiếng thơ, cho tâm hồn Lorca
luôn bất diệt vĩnh hằng.Trong những dòng thơ cuối khi sinh mạng của người nghệ sĩ đã ngã xuống dưới bàn tay của chế độ
chính trị bạo tàn thì sự sống của cây đàn Lorca vẫn không chấm dứt:

13
HỌC VĂN CÙNG CÔ VÂN CHUYÊN THÁI BÌNH
"không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang"
Hình thức so sánh, nhân hóa giúp khẳng định sức sống hoang dã nhưng đầy mãnh liệt của tiếng đàn. Đối với Thanh
Thảo, người nghệ sĩ Lorca có thể ra đi nhưng tâm hồn của ông, nghệ thuật của ông vẫn tồn tại mãi mãi với cuộc đời.
Tuy nhiên thơ Thanh Thảo chịu ảnh hưởng sâu đậm của thơ tượng trưng siêu thực nên cách giải thoát và sử giải thoát
của Lorca được nhà thơ đặt trong những hình ảnh thơ ẩn dụ mang nhiều nét nghĩa.
"Đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
Chàng ném lá bùa cô gái Di gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt"
Cái chết với mọi người là một sự chấm dứt nhưng với Lorca cái chết chỉ là về thể xác còn kéo theo cả những hệ lụy về
mặt tinh thần. Trong đoạn thơ, nhà thơ sử dụng hình ảnh "chiếc ghita màu bạc" để biểu tượng cho con đường giải thoát của
Lorca. Chiếc ghita được ví như con thuyền giúp Lorca vượt qua dòng sông thời gian đi vào cõi bất tử. Hình ảnh đàn ghi ta kết
thúc bởi chuỗi âm thanh "lila li la li la" tạo nên một bản diễn tấu hợp âm đầy màu sắc vang vọng mãi trong tâm trí người đọc.
Tiếng đàn là hình tượng nghệ thuật của bài thơ ẩn chứa những biểu biểu tượng sâu sắc. Tiếng đàn là tiếng lòng, linh
hồn cuộc đời số phận của Lorca cũng là số phận nghệ thuật. Tiếng đàn còn biểu tượng cho sự bất tử ngợi ca cuộc đời và sự
nghiệp vĩ đại của Lorca đồng thời gửi gắm nỗi xót xa đau đớn của chính Thanh Thảo khi nghĩ về thân phận bi kịch của người
nghệ sĩ thiên tài. Chính những biểu tượng đa sắc màu của tiếng đàn khiến cho tiếng thơ Thanh Thảo biến thành "một chuỗi
ngọc lấp lánh".
Đàn ghita của Lorca không chỉ chứa những hình ảnh giàu sức biểu tượng mà còn là thế giới hình ảnh ngôn từ chuyển
tải được cái thần của bản sắc dân tộc TBN. Bản sắc dân tộc của một hình tượng văn học là nói đến những dấu ấn riêng đặc
trưng cho tâm hồn tình cảm và văn hóa dân tộc giúp tạo dựng lại khung cảnh thời gian, không gian môi trường, thiên nhiên xã
hội đặc trưng của dân tộc ấy. Bài tho "Đàn ghi ta của Lorca" là một biểu tượng cho sự thành công của Thanh Thảo khi tạo
dựng được hình tượng người nghệ sĩ Lorca hiện lên với bản sắc dân tộc đậm nét.
Trong bài thơ, 3 chữ Tây Ban Nha (TBN) đã xuất hiện 2 lần để bao quát thật khéo léo biểu tượng cho khung cảnh đất
nước mà Lorca đang sống. Các hình ảnh "áo choàng bê bết đỏ", "tiếng ghita tròn bọt vỡ tan", "tiếng ghita ròng ròng máu
chảy" phối hợp cùng với các chi tiết "Lorca bị điệu về bãi bắn" gợi nên một cách đầy ám ảnh cái không khí ngột ngạt tai ương
đang trùm lấp TBN dưới thời phát xít Phrang cô. Đó là những năm tháng cuộc sống thanh bình bị phá vỡ, âm thanh tiếng đàn -
cuộc đời nghệ thuật chân chính không chỉ bị vỡ òa tức tưởi xót xa mà còn chảy tràn thành các dòng máu. Tạo ra những hình
ảnh đầy sức biểu tượng. Thanh Thảo đã vẽ ra một cách chân thực nhất về những năm tháng bất công phi l ý độc tài đang ngự
trị ở TBN khi Lorca còn sống.

14
HỌC VĂN CÙNG CÔ VÂN CHUYÊN THÁI BÌNH
Trong bài thơ, bản sắc dân tộc không chỉ hiện lên ở thế giới không gian, thời gian TBN mà còn thể hiện những nét đặc
trưng trong văn hóa TBN. Trong suốt bài thơ ta thấy xuất hiện nhiều chi tiết gắn với nét đặc trưng văn hóa này. Nếu hình ảnh
"TBN áo choàng đỏ gắt"gợi về những trận đấu bò tót cùng hoạt động văn hóa khiến TBN nổi tiếng toàn thế giới thì hình ảnh
"lá bùa cô gái Di gan" lại gợi về TBN với nền văn hóa đầy huyền bí. Nếu lửa "TBN hát nghêu nga" miêu tả về không gian âm
nhạc phong phú biểu trưng cho tâm hồn tự do của TBN thì hình ảnh dòng sông rộng vô cùng - Lorca bơi sang ngang - trên
chiếc ghita màu bạc lại vẽ ra một không gian kỳ diệu của TBN. Ngay cả cụm từ "li la li la li la" xuất hiện ở đầu và cuối tác
phẩm cũng thể hiện được bản sắc của TBN. Chuỗi âm thanh này vừa biểu tượng cho cú vè ghita vừa gợi ra hình ảnh những
loài hoa đặc trưng cưa chuộng trên đất nước này. Nói về những chi tiết mang sắc màu TBN xuất hiện trong bài thơ Thanh
Thảo từng tặm: "Những hình ảnh TBN đã lặn sâu vào trong tôi, đó đều là những hình ảnh tôi học qua sách vở. Nên khi viết về
Lorca - con chim họa mi của xứ sở TBN thì thế giới văn hóa TBN bỗng tràn đầy". Vì vậy qua mỗi lời thơ Thanh Thảo, người
đọc như nghe vang bên tai tiếng đàn ghita tài hoa sôi động, như được chứng kiến dáng hình những cô gái di gan hoang dã,
cuồng nhiệt luôn sống hết mình cho tình yêu và như hình dung ra cả những hoang mạc ở đó có bóng hình một người nghệ sĩ
với cây đàn ghita lang thang đơn độc một ngựa. Nỗi chi tiết hình ảnh của thơ Thanh Thảo đậm sắc màu văn hóa, cả bài thơ
như được khoác lên một tấm áo choàng của TBN. Không gian TBN được Thanh Thảo xây dựng một cách rất ấn tượng bằng
bút pháp chấm phá của hội họa phương Đông từ đó làm nổi bật hình tượng Lorca như đứa con ưu tú của dân tộc này. Chính
bản sắc dân tộcđậm nét đã khiến hình ảnh Lorca hiện lên trong bài thơ không chỉ đơn thuần là một chân dung, một cuộcđời,
một số phận mà còn là một biểu tượng cho khát vọng tự do dân chủ, khát vọng cách tân sáng tạo của con người. Đó chính là lý
do hình tượng Lorca luôn sống mãi, được ngưỡng mộ và tôn sùng theo thời gian.
Đàn ghi ta của Lorca là khắc họa thảnh công của Thanh Thảo về hình tượng tiếng đàn và hình tượng người nghệ sĩ
Lorca với bản sắc dân tộc đậm nét. Thành công ấy không chỉ do sự kết tinh của tài năng, của hiểu biết về Lorca và văn hóa
TBN mà còn bởi tấm lòng, ý thức trách nhiệm của người cầm bút - một người nghệ sĩ chân chính luôn tâm niệm rằng: "trách
nhiệm của mỗi nhà thơ là nói với thế giới về bản sắc của từng dân tộc" (Tago)

KB: trong bài thơ “đêm trên cát” viết về danh sĩ Cao bá quát, Thanh thảo bộc bạch:
Ta đã ném thơ mình vào thác xiết
Đã trộn trong ta hàng ngàn số phận
Như bột nhào, như vôi vữa
Mong một ngày hiện rõ
Chất thật mỗi con người
“Miệt mài trên hành trình sáng tạo thơ, khắc khổ trả giá cay nghiệt cho vị trí là những kẻ mở đường”, mỗi bài thơ với TT đâu
chỉ là những nỗ lực, đổi mới khám phá về phương diện hình thức biểu đạt mà còn để phát hiện, ngợi ca “Chất thật nhất trong
mỗi con người”... Đó là con đường của NMChau “đi tìm hạt ngọc châu ẩn dấu trong tâm hồn con người”, là hành trình của
Nguyễn Tuân “cả đời đeo đuổi giá trị của chân – thiện -mĩ”, của Pautopxki nguyện làm người “dẫn đường vào xứ sở của cái
Đẹp”... Bởi vậy, “Người thi sĩ tự nhận mình là cỏ ” luôn tự răn mình: “Với thơ hiện đại, tính hiện đại không chỉ đến từ những
kĩ thuật phương tây, mà còn từ sự phối hợp tự nhiên và bất ngờ của thơ phương tây với khả năng dồn nén, tích chứa, u mặc mà
sâu thẳm của thơ ca phương đông, của tâm hồn thơ Việt. Và cái chính là phải qua ngôn ngữ riêng biệt của từng nhà thơ. Thơ
vẫn là câu chuyện được rút ra từ gan ruột của chính mình”. Phải chăng ĐGTCLC là đứa con tinh thần được thai tụ từ mạch
cảm xúc, suy tưởng và sáng tạo ấy. Bằng tấm lòng đồng cảm, thái độ ngưỡng mộ, sự tiêc thương sâu sắc, TT đã ngợi ca vẻ
đẹp của hình tượng lorca và viêt nên 1 tác phẩm giàu giá trị nhân văn khẳng định sự bất tử của cái đẹp và công lí.

15
HỌC VĂN CÙNG CÔ VÂN CHUYÊN THÁI BÌNH

16

You might also like