Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Trường: ………………………………. Họ và tên GV: ……………………………..


Tổ: …………………………………….
Chương VII: SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI
BÀI 34. HỆ HÔ HẤP Ở NGƯỜI
Môn học: Khoa học tự nhiên 8
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. MỤC TIÊU
Năng lực Mục tiêu
Phẩm chất
Năng lực khoa học tự nhiên
1. Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp, một số
Nhận thức khoa học tự nhiên bệnh về phổi và đường hô hấp.
2. Nêu được tác hại của thuốc lá đối với hệ hô hấp.
3. Nắm được cách sơ cứu người bị gián đoạn hô hấp.
Tìm hiểu tự nhiên 4. Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị
gián đoạn về hô hấp. Điều tra một số bệnh liên quan
đến hô hấp trong trường học và tại địa phương.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng 5. Vận dụng kiến thức đã học về hô hấp để bảo vệ bản
đã học thân và gia đình.
Năng lực chung
Tự chủ và tự học 6. Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh
ảnh, sơ đồ để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của hệ
hô hấp, một số bệnh về phổi, đường hô hấp, tác hại của
thuốc lá.
Giao tiếp và hợp tác 7. Thảo luận nhóm một cách có hiệu quả khi thực hiện các
nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng 8. Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải
tạo quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ
học tập và thực hành.
Phẩm chất chủ yếu
Thái độ 9. Có tinh thần hợp tác làm việc, có trách nhiệm.
10. Chăm học, chịu khó tìm tòi và thực hiện các nhiệm vụ
cá nhân nhằm tìm hiểu về hệ hô hấp của cơ thể người.
11. Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận
và thực hiện nhiệm vụ.
12. Chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân trong gia
đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


Để thực hiện chủ đề, cần chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị và học liệu sau:
a) Chuẩn bị của giáo viên :
- Bài soạn
- Kế hoạch dạy học
- Bài giảng điện tử.
- Máy tính, ti vi.
- Link video quá trình trao đổi khí ở phổi: https://www.youtube.com/watch?
v=BqlKG0bb1lM
b) Chuẩn bị của học sinh
- Tài liệu học tập môn khoa học tự nhiên 8
- Đồ dùng học tập
- Đọc bài trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm
- Phương pháp dạy học trực quan.
- Kỹ thuật sử dụng phương tiện trực quan.
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA BÀI HỌC
Hoạt động 1. Khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu: (7), (8), (9), (11)
b) Nội dung hoạt động
- GV tổ chức trò chơi “Mở hộp”.
- Cách chơi: Mỗi nhóm sẽ được chọn 1 trong … chiếc hộp. sẽ là người mở hộp. Các
nhóm giành quyền trả lời bằng cách bấm chuông. Nếu học sinh không trả lời được thì
nhóm khác bấm chuông giành quyền trả lời.
- GV đặt câu hỏi: Các bộ phận hay các cơ quan ở hình trên thuộc hệ cơ quan nào?
- GV đặt vấn đề: “Con người tồn tại và hoạt động được là nhờ có nguồn năng lượng
sinh ra từ quá trình hô hấp tế bào. Quá trình đó cần sử dụng khí oxygen và thải ra khí
carbondioxide. Việc lấy khí O2 từ môi trường và thải khí CO2 ra khỏi cơ thể được thực
hiện như thế nào?
c. Sản phẩm
- Câu trả lời của học sinh .

Mũi Phế quản

Phổi Khí quản

d. Tổ chức thực hiện


Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV Tổ chức trò chơi: “Mở hộp” - HS các nhóm tham gia trò chơi
- GV hướng dẫn cách chơi: - Tất cả HS nghe phổ biến cách chơi
+ Mỗi đội chọn 1 chiếc hộp bất kỳ
cho đội.
+ Lần lượt mỗi đội sẽ mở chiếc hộp.
Trong mỗi chiếc hộp sẽ có 1 hình ảnh
của 1 bộ phận/ cơ quan.
+ HS quan sát và lắc chuông giành
quyền trả lời.
+ Mỗi nhóm có 30 giây suy nghĩ và
trả lời.
- GV đưa ra gợi ý nếu HS không có
câu trả lời: - HS lắng nghe sự gợi ý từ GV.
+ Bộ phận này là cửa ngõ đầu tiên cho
không khí đi vào cơ thể (Đáp án: Mũi)
+ Là một bộ phận trong cơ thể có vai
trò chính là trao đổi khí (Đáp án: Phổi)
+ Bộ phận này có hình trụ, có chức
năng dẫn khí từ mũi, đến phổi (Đáp án:
Khí quản)
+ Có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi, có
nhiều nhành (Đáp án: Phế quản)
- GV đặt câu hỏi: Các bộ phận hay các
cơ quan ở hình trên thuộc hệ cơ quan
nào? - HS: Các bộ phân trên thuộc hệ hô
- GV dẫn dắt vào bài học: “Con hấp.
người tồn tại và hoạt động được là nhờ
có nguồn năng lượng sinh ra từ quá trình - HS lắng nghe.
hô hấp tế bào. Quá trình đó cần sử dụng
khí oxygen và thải ra khí carbondioxide.
Việc lấy khí O2 từ môi trường và thải khí
CO2 ra khỏi cơ thể được thực hiện như
thế nào?
Chốt lại vấn đề:
- GV: Bài học ngày hôm nay sẽ giúp - HS mở sách, vở vào bài mới.
chúng ta tìm hiểu cấu tạo, chức năng của
hệ hộ hấp, giải thích được sự trao đổi khí
ở người diễn ra như thế nào?
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức (34 phút)
a) Mục tiêu: (1), (2), (3), (4), (6), (8), (9), (10), (11), (12)
b) Nội dung hoạt động
- Học sinh hoạt động cá nhân, nghiên cứu thông tin SGK tr.142, 143; thảo luận cặp
đôi, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi SGK tr.142, 143 và rút ra kết luận về cấu tạo và chức
năng của hệ hô hấp.
c. Sản phẩm học tập
- Kết quả câu trả lời của HS.
d) Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV - HS Dự kiến sản phẩm
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu cấu tạo của hệ hô hấp ở người (18 phút)
Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp
- GV chiếu hình 34.1 – Hệ hô hấp ở 1. Cấu tạo hệ hô hấp ở người
người cho HS quan sát.

Hướng dẫn học sinh thực hiện


nhiệm vụ:
- GV cho HS cá nhân nghiên cứu
thông tin phần 1 – Cấu tạo của hệ hô
hấp, SGK tr.142.
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
(1) Quan sát hình 34.1, nêu tên các cơ
quan của hệ hô hấp
(2) Hệ hô hấp cấu tạo gồm mấy phần?
Mỗi phần gồm các cơ quan nào?
- HS: Cá nhân trả lời, HS khác nhận
xét, bổ sung kết luận cấu tạo của hệ hô
hấp.
Câu trả lời gợi ý:
(1) Cơ quan của hệ hô hấp gồm: Mũi,
thanh quản, khí quản, phể quản, phổi.
(2) Hệ hô hấp được chia thành hai
phần:
+ Đường dẫn khí gồm: Mũi, thanh
quản, khí quản, phể quản.
+ Cơ quan trao đổi khí: Phổi.
- GV chốt kiến thức: Hệ hô hấp ở
người gồm đường dẫn khí (mũi, họng,
thanh quản, khí quản, phế quản) và cơ
quan trao đổi khí là hai lá phổi. Kết luận:
- GV phát phiếu học tập số 01 (đã - Hệ hô hấp ở người gồm đường dẫn khí
cắt). Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận (2 (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế
phút), lên bảng sắp xếp đặc điểm cấu quản) và cơ quan trao đổi khí là hai lá
tạo và chức năng của mỗi cơ quan trong phổi.
hệ hô hấp tương ứng.
Nhóm 1 và 3 Đặc điểm cấu tạo
Nhóm 2 và 4 Chức năng
- HS lần lượt gắn các bảng đặc điểm
cấu tạo, và chức năng của các cơ quan
lên bảng. (1 phút)
- 1 HS đại diện nhóm trình bày phần
thảo luận của nhóm. Nhóm còn lại lắng
nghe và nhận xét phần trình bày.
- GV quan sát, lắng nghe, sửa chữa và
nhận xét phần trình bày của HS.
- GV chốt kiến thức: đặc điểm và
cấu tạo chức năng mỗi cơ quan của hệ
hô hấp.

- Mũi có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có


nhiều lông mũi và mao mạch dày đặc
giúp ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí
vào phổi.
- Thanh quản có nắp thanh quản, có thể
cử động để đậy kín đường hô hấp khi
nuốt thức ăn.
- Khí quản có lớp niêm mạc tiết chất nhày
với nhiều lông rung chuyển động liên tục,
dẫn khí từ ngoài vào.
- Phế quản và tiểu phế quản dẫn khí vào
phổi rồi đến phế nang.
- Phổi gồm nhiều phế năng (là nơi diễn ra
quá trình trao đổi khí).
- Hái lá phổi gồm nhiều phế nang. Phế
nang được bao bọc bởi hệ thống mạch
mãu dày đặc giúp quá trình trao đổi khí
diễn ra dễ dàng.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu chức năng của hệ hô hấp ở người (16 phút)
- GV: Với cấu tạo như vậy, hệ hô hấp I. Cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp
có chức năng gì? Các em hãy suy nghĩ 2. Chức năng của hệ hô hấp
và nêu chứng năng của hệ hô hấp.
- GV đặt câu hỏi: Kết luận:
(1) Không khí đi vào phổi bằng con - Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí ra
đường nào? Đường dẫn khí có chức vào phổi, ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm
năng gì? - 1 HS trả lời theo suy nghĩ của không khí vào phổi, đồng thời bảo vệ
mình. phổi khỏi tác nhận có hại từ môi trường.
- Phổi thực hiện chức nănTrag trao đổi
(2) Bộ phận nào thực hiện chức năng khí giữa môi trường ngoài vào máu trong
trao đổi khí giữa môi trường vào bên mao mạch phổi. Sự phối hợp của đường
trong cơ thể? - 1 HS trả lời. dẫn khí và phổi đảm bảo chức năng lưu
- GV dẫn dắt vào phần I.2.a: Không thông và trao đổi khí của hệ hô hấp.
khí muốn đi vào trong cơ thể trước hết
phải đi qua mũi và theo đường dẫn khí
đến phổi. Như vậy, sự thông khí sẽ diễn
ra như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu
quần I.2.a Thông khí ở phổi.
- GV yêu cầu cả lớp đứng lên hít vào
thở ra thật sâu (3 lần) để cảm nhận sự
thay đổi của thể tích lồng ngực.
- HS thực hiện hít thở theo sự điều
khiển của GV.
- GV cho HS quan sát video: Quá
trình trao đổi khí ở phổi.
- GV chiếu hình 34.2 SGK tr.143 cho
HS quan sát.

- HS quan sát hình ảnh


- GV cho cá nhân HS nghiên cứu
thông tin phần 2 – Chức năng của hệ hô
hấp SGK tr. 143.
- HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi
sau: Quan sát hình 34.2 và có sự thay Gợi ý câu trả lởi cặp đôi:
đổi thể tích lòng ngực khi cử động hô Hoạt động của cơ, xương và sự thay đổi
hấp. thể tích lồng ngực khi cử động hô hấp:
- Khi hít vào, cơ liên sườn ngoài co kéo
xương ức và xương sườn nâng lên, giúp
lồng ngực mở rộng ra hai bên; cơ hoành
co giúp lồng ngực mở rộng thêm phía
bên dưới → Thể tích lồng ngực tăng.
- Khi thở ra, cơ liên sườn ngoài và cơ
hoành đều dãn ra, xương ức và xương
sườn hạ xuống → Thể tích lồng ngực
giảm.
- GV kết luận phần 2.a Thông khí ở
phổi. a. Thông khí ở phổi
- Sự thông khí ở phổi được diễn ra nhờ cử
- GV dẫn chuyển phần I.2.b: Sau khi động hô hấp (hít vào, thở ra).
thông khí được dẫn vào phổi, thì hoạt - Khi hít vào hay thở ra, hoạt động cơ,
động trao đổi khí sẽ diễn ra như thế nào? xương thay đổi sẽ làm tăng hoặc giảm thể
Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo: b) tích lồng ngực.
Trao đổi khí ở phổi và tế bào
- GV: Các em hãy cho biết các chất khí
được trao đổi theo cơ chế nào trong cơ
thể?
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Gợi ý câu trả lởi nhóm:
Câu 1. Quan sát hình 34.3 mô tả sự Câu 1. Ở phổi và các tế bào trong cơ
trao đổi khí ở phổi ở tế bào. thể, chất khí được trao đổi theo cơ chế
khuếch tán:
- Trao đổi khí ở phổi: O2 được khuếch
tán từ phế nang đi vào máu trong mao
mạch phổi và CO2 từ máu trong mao
mạch phổi đi ra phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào: O2 được khuếch
tán từ máu trong mao mạch cơ thể vào
các tế bào và CO2 từ trong các tế bào
vào máu trong mao mạch cơ thể.
Câu 2. Sự phối hợp chức năng của mỗi
Câu 2. Trình bày sự phối hợp chức cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ hô
năng của mỗi cơ quan thể hiện chức hấp:
năng của cả hệ hô hấp. - Các cơ quan của đường dẫn khí (mũi,
họng, thanh quản, khí quản, phế quản)
giúp dẫn khí ra và vào phổi, đồng thời,
giúp ngăn bụi, làm ấm, làm ẩm không
khí đi vào phổi và giúp bảo vệ phổi khỏi
các tác nhân có hại từ môi trường.
- Phổi thực hiện chức năng trao đổi khí
giữa môi trường ngoài và máu trong
mao mạch phổi.
→ Nhờ sự phối hợp chức năng của
đường dẫn khí và phổi giúp đảm bảo
chức năng lưu thông và trao đổi khí của
- Sau câu 1, GV chốt kiến thức trao đổi hệ hô hấp.
khí ở phổi và tế bào. b. Trao đổi khí ở phổi và tế bào
- Ở phổi và các tế bào trong cơ thể,
chất khí được trao đổi theo cơ chế khuếch
tán.
Hoạt động 3. Luyện tập (5 phút)
a) Mục tiêu: (5), (10), (12).
b) Nội dung hoạt động: HS cá nhân trả lời các hỏi trắc nghiệm
c) Sản phẩm học tập: Kết quả câu trả lời của HS.
d) Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV tổ chức trò chơi: “Rung chuông - HS các nhóm tham gia trò chơi
vàng”
- GV phổ biến luật chơi: - HS trả lời cá nhân
+ Mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy và bút.
Khi có câu hỏi hiện lên màn hình HS ghi
đáp án vào và giơ lên.
+ HS trả lời đúng thì được đi tiếp, HS
trả lời sai sẽ bị loại (câu hỏi sau không
được giơ bảng).
+ HS không được sử dụng tài liệu.
+ Nếu HS bị loại hết thì GV dùng
phao cứu sinh.
Bộ câu hỏi luyện tập
Câu 1: Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp?
A. Thanh quản B. Thực quản
C. Khí quản D. Phế quản
Câu 2: Chức năng chính của hô hấp là:
A. Chứa và dẫn không khí B. Tạo kháng thể bảo vệ
C. Giữ lại các dị vật D. Trao đổi khí
Câu 3: Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế
A. bổ sung B. chủ động
C. thẩm thấu D. khuếch tán
Câu 4: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào?
A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co
B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn.
C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co
D. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn
*Câu 5: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào
vào màu?
A. Khí nitrogen B. Khí carbondioxide
C. Khí oxygen D. Khí hydrogen

Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)


1. Ôn tập lại kiến thức đã học
2. Nhiệm vụ: Hãy hệ thống lại kiến thức về hệ hô hấp bằng sơ đồ tư duy ?
3. Chuẩn bị phần II, III SGK tr.143, 144.
- Nội dung cụ thể:
Phần nội dung Công việc cần chuẩn bị
Phần II: Tìm hiểu một số bệnh về - Đọc trước thông tin phần II SGK tr.143.
- Nêu nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả
phổi, đường hô hấp
của một số bệnh về phổi và đường hô hấp.
- Đọc trước thông tin phần III SGK tr. 144.
Phần III. Tìm hiểu về thuốc lá và tác - Thiết kế áp phích (poster) tuyên truyền
hại của khói thuốc lá không hút thuốc lá với thông điệp “Tác hại
của thuốc lá”, “Không hút thuốc lá”.

You might also like