Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NLVH

MB hoàn chỉnh là 1 đoạn văn gồm: 3 phần: Mở đoạn– Thân đoạn– Kết đoạn:
Với 3 ý: A. phần dẫn dắt – B. nối ý nêu vấn đề chính (vấn đề cụ thể đã được xử lý qua phần
nhận đề) - C. nêu phạm vi tư liệu,vấn đề mà đề bài yêu cầu (nhận định, câu nói, tác giả, tác phẩm)

I. NHỮNG CÁCH MỞ BÀI CHO NLVH NÓI CHUNG


- MB từ danh ngôn, thơ ca, lời bài hát .... (NLVH lấy câu lí luận văn học quan điểm tương
đồng hoặc quan điểm khác với vấn đề NL)
VD: với đề bài:
Đề tựa cho tập “Thơ thơ” của XD, xuất bản trước CM t8, Thế Lữ giải thích: “Sở dĩ XD tham
lam tình yêu, chất chứa vào lòng không chán, không đủ, không nguôi, là bởi thi sĩ rất sợ cô độc. Đó
cũng chính là cội nguồn niềm khao khát giao cảm với đời của toàn bộ hồn thơ XD”. Bình luận và
làm sáng tỏ ý kiến trên.
MB từ vấn đề tương đồng là một nhận định lí luận:
Selley đã từng nói “mỗi thi nhân là một con chim họa mi đậu trong bóng đêm hoan hỉ hót ca
nỗi cô đơn của mình bằng những tiếng ngọt ngào”. Câu nói ấy làm cho tôi liên tưởng đến các thi sĩ
trong phong trào Thơ Mới 1930 – 1945, nhất là XD. Ông đã góp nhặt những cô đơn của mình để tạo
nên những vần thơ tinh tế, tràn đầy niềm yêu đời. Cô đơn và yêu đời là hai dòng xúc cảm trái chiều
nhưng hợp lí và thú vị trong thơ XD. Vì thế khi đề tựa cho tập ....
MB từ vấn đề tương đồng là dẫn từ thơ.
Trước CM, XD chàng thi sĩ trẻ 16, 17 tuổi lúc ấy từng có những câu thơ tự cảm thế này:
Hồn đông thế tôi sợ gì cô độc
Ma với ma thì ôm ấp cùng nhau
Hình như chỉ có 2 câu thơ ấy thôi cũng giúp muôn bạn đọc hiểu được cội nguồn nào làm nên
một hồn thơ “khát khao giao cảm với đời”, một hồn thơ luôn cuống quýt, vồ vập trong tình yêu, luôn
muốn mở thông cánh cửa tâm hồn để ôm hôn cuộc sống... Nguồn cội ấy không gì khác, chính là nỗi
sợ cô đơn. Cô đơn là cái xúc cảm ám ảnh khôn nguôi nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới ấy.
Lí giải về điều này, khi đề tựa....
VD: Nhà phê bình Beelinxki viết: “tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cs chỉ để miêu
tả, nếu nó không phải là tiếng thét đau khổ hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những
câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó”. Bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên bằng hiểu biết văn học.
MB từ nhận định:
Dostoevski khi lí giải động lực khiến mình cầm bút đã nói “Tôi hãy còn một trái tim, một dòng
máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ”. Còn R.Tagor mong muốn sau khi giã từ cõi đời
còn có thể nhắn nhủ một lời là “Tôi đã từng yêu”... Họ đều là những nhà văn, nhà thơ vĩ đại, để lại
cho hậu thế văn chương tấm gương về lẽ sống, cách sống hết mình với cuộc đời, với con người. Với
họ, sống là yêu, viết là yêu... Phải chăng vì với bộ óc thiên tài và tâm hồn cao đẹp, họ thấm thía sâu
sắc rằng “tác phẩm....”(bêlinxki)
VD: Nhà văn Nguyễn Đình Thi viết: Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn
nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà người ta cũng biết cả rồi.
 MB từ nhận định: Không phải ngẫu nhiên, nhà thơ Đaghextan Raxun Gamatop từng
khuyên các nhà văn trẻ: đừng nói cho tôi một đề tài mà hãy nói cho tôi một đôi mắt. Đối với sáng tạo
nghệ thuật, để tạo nên được sự hấp dẫn cho tác phẩm, vấn đề quan trọng không phải là viết cái gì mà
là viết ntn. Suy cho cùng đó là vấn đề cách nhìn mới và tình cảm sâu nặng của người viết trong sáng
tác, đúng như nhà văn NĐT có đúc rút....
****NHƯ VẬY, VỚI Ý TƯỞNG MB NÀY, HSG PHẢI HUY ĐỘNG CHO MÌNH ĐƯỢC
KIẾN THỨC TỐT – ĐẶC BIỆT PHẢI TÌM ĐC NHỮNG CÂU NHẬN ĐỊNH CÓ TẦM.
----------------------
- MB bằng chính lời văn của mình (NLXH bắt đầu từ cách viết mang tính xã hội, đời sống
****NLVH viết mang tính văn học)
VD: cảm nhận về bài thơ “cuộc chia li màu đỏ” (Nguyễn Mĩ)
MB từ cảm xúc của bản thân
Không hiểu sao tôi yêu cái màu đỏ ấy đến thế, cái màu đỏ đằm thắm, dịu dàng, cái màu đỏ như
cái màu đỏ ấy trong CCLMĐ của Nguyễn Mĩ. Trong cs có biết bao điều ta nâng niu, quý trọng, yêu
mến. Bạn rất yêu bức phù điêu tạc chân dung vị thần công lí; còn người khác lại rung động trước nét
nhạc nhẹ, thiết tha của Sophanh; người thứ ba lại yêu bức họa cánh rừng xào xạc lá thu vàng của
Levitan... Nhưng riêng tôi, cái mà tôi yêu nhất đó là những vần thơ có cái màu đỏ ấy... Có thể lúc
đầu đó chỉ là một tình yêu đầy cảm tính, nhưng dần dà cái cảm tính ấy mất đi, nhường chố cho một
cái gì cao quý lắm mà chính tôi cũng không định nghĩa nổi!
VD: Cảm nhận về vẻ đẹp bài thơ “Chiều” của Hồ Dzếch
MB bằng cách diễn đạt hình ảnh, mềm mại
Cứ như là gió mênh mang, là mây xanh thẳm, thấy huyền diệu sao tơ trời, lòng người. Cứ như
là chiều về đong đầy trên đôi mắt ưu tư. Có phải lữ khách xa quê đang tìm về chốn cũ, nghe nghìn
thuở buồn vấn vương?Hay có phải ấy là hồn quê Việt cổ kính tự ngàn đời? Đọc “Chiều” của
Hdzenh, lại thương những chiều êm dịu trong ca dao, chiều tiễn đưa vời vợi giang san cách trở giữa
Kiều và Thúc Sinh, chiều hoài vọng về kinh thành tráng lệ trong thơ bà Huyện Thanh Quan, những
chiều nào thơ Mới trầm mặc, cô đơn...để lòng nghe trọn cả mối sầu vạn cổ, hồn thi nhân vương vấn
mãi không thôi...
**** NHƯ VẬY, VỚI CÁCH MB NÀY, HSG CẦN CÓ CÁCH DIỄN ĐẠT HÌNH ẢNH VÀ
CẢM XÚC.
----------------------------------------------------
- MB từ cách so sánh vấn đề (So sánh có thể bắt đầu từ nhiều hướng phụ thuộc vào mqhe của
vấn đề dẫn với vấn đề cần giới thiệu: nhỏ  lớn (VD: từ tác giả, tác phẩm tới vấn đề lí luận vh); lớn
 nhỏ (Chủ đề, đề tài chung – tác giả); ngang bằng: nếu...nếu...thì....thì – lí luận – lí luận... )
VD: Suy nghĩ về ý kiến: Điều còn lại với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình
MB: từ mqh tác giả đến lí luận (nhỏ - lớn)
Cái đẹp trong văn Ntuan đã từng làm bao người mê đắm?Một thú vui tao nhã, một món ăn dân
tộc đậm đà, một khung cảnh mĩ lệ... khi đc miêu tả bằng ngòi bút tài hoa của nhà văn “ngông, kiêu
bạc” ấy vẫn ấn tượng lạ thường. HMT khi xuất hiện trên thi đàn VN 1930 -1945 lại khiến độc giả ám
ảnh bới mọt hồn thơ lạ. Đó là một tiếng thơ thay lời một thân phận phải chịu nhiều thương đau, bất
hạnh. Đọc những vần thơ ấy, người ta đều thấy “mắt mờ lệ sau hàng chữ gấm”...hoặc cùng là thi sĩ
của dòng thơ lãng mạn , XD- ông hoàng thơ tình đem đến cho độc giả tiếng thơ tân kì, Nguyễn Bính
– người nhà quê góp vào một tiếng thơ quen...Những người nghệ sĩ ấy đã khẳng định đc vị trí xứng
đáng trong lịch sử văn học dân tộc nhờ vào những tiếng nói nghệ thuật riêng như thể. Phải chăng,
bởi họ nhận thức được: Điều còn lại....
MB từ mối quan hệ tác phẩm với lí luận
Trong tác phấm “Thần Khúc” của Đan tê (nhà văn Ý thế kỉ 15), có một chương nói về cảnh
phòng giam nơi địa ngục: có phòng giam dành cho kẻ giết người, có phòng giam dành cho những
tên trộm... và đặc biệt có cả phòng giam dành cho những người k có cá tính độc đáo. Câu chuyện
tưởng trừng vô lí ấy lại là sự ngụ ý sâu sắc của Đantê về thế giới văn chương nghệ thuật – nơi nếu
người nghệ sĩ k có cá tính là tội đồ của chúng nhân. Do đó, muốn trụ vững với thời gian, chiến thắng
đc quy luật sàng lọc nghiệt ngã của nghệ thuật, họ phải biết tâm niệm rằng : điều còn lại...
VD: Tình yêu cs trong VV của XD và ĐTVD của HMT
MB so sánh ngang bằng: tác giả với tác giả
Giữa 1 tiếng địch buồn của thơ mới, chúng ta nghe thấy tiếng than đời oán trách của Tản Đà
“Thế gian buồn...trần thế em nay chán nửa rồi”; cái lắc đầu cự tuyệt đời của Lưu Trọng Lư “cớ chi
xuân lại gợi thêm sầu...”, cái quyết tâm tách rã khỏi cõi đời của CLV “hãy cho tôi một tinh cầu...”...
thì lại vang lên những lời ca thiết tha yêu cuộc sống, bám riết lấy nhân gian và cõi người. Qua VV,
ta đến với tình yêu cs của người thi sĩ luôn căng tràn hạnh phúc, luôn dào dạt hồn yêu - XD và
ĐTVD ta lại thấy tình yêu ấy mở ra trong cả những cõi lòng của con người bất hạnh nhất nhân gian -
HMT
VD: So sánh vẻ đẹp của hai hình tượng PNL và Đặng Dung trong 2 tác phẩm THoai và Cảm
Hoài
MB so sánh ngang bằng: tác giả với tác giả, tác phẩm với tác phẩm
VHVN có những hiện tượng trùng hợp lí thú: trong cuộc kháng chiến chống quân Minh thế kỉ
13, PNL có bài Thuật Hoài; trong cuộc kháng chiến chống quân Minh hơn 1 thế kỉ sau, Đặng Dung
lại có bài Cảm hoài ... hai bậc anh hùng nghệ sĩ đều bất tử vì những lời giãi bày tâm tinh nhân thế.
Với chất liệu nghệ thuật ngôn từ, mỗi tác giả tự họa cho mình một bức chân dung riêng, để rồi qua
lăng kính thơ văn, TH và CH thể hiện sâu sắc những nét đẹp riêng về hình tượng PNL và ĐD.
----------------------------------
- MB từ một câu chuyện
VD: với nhà thơ XD
XD tự ví mình như con chim đến từ núi lạ, ngứa cổ hót chơi khi gió sớm, lúc trăng khuya.
Nó không mong vì tiếng hót của mình mà hoa nở mà trái chín nhưng nguyện thề rằng: đó phải là
tiếng hót thiết tha, nồng nàn đến độ phải vỡ cổ, phải trào máu... Và phải chăng vì nỗi thiết tha
nhường ấy, đắm say nhường ấy mà tiếng hót kia đã đậu lại trên bầu trời thi ca đất Việt, mang cái tên
XD với một giọng riêng, cung riêng, càng nghe càng lảnh lót, càng nghe càng đắm lòng...
Thế lữ gọi XD là “người thạo dò lo những điều tinh tế.”. Những điều tinh diệu mà người thi
sĩ XD đã dò la đc từ thiên nhiên, vũ trụ, từ đời sống con người là những biến hóa tinh vi của đất trời,
những cảm xúc mong manh mơ hồ nhất sâu thẳm trong tâm khảm, là những điều trừu tượng vô hình
trong bề sâu sự sống... tất cả đi vào thơ đều “được hình tượng hóa, cụ thể hóa, vừa chân thực như
chính nó lại vừa sinh động hơn cả nó”
VD: cho bài thơ Ông Đồ
 có một thời trên phố phường HN, người ta bày bán không ít những bức tượng gỗ “thầy đồ và
lão bán tơ”. Bức tượng khắc hình hài lão bán tơ ăn mặc xuềnh xoàng, tay đeo túi tiền, cầm cái cân
đưa mắt giễu cợt nhìn sang thầy đồ ăn mặc chỉnh tề, đầy đủ bầu rượu, túi thơ. Bức tượng ấy làm ta
xót xa về nét đẹp một thời, con người đẹp một thời, thời nay đã bắt đầu phôi pha, thất thế...
VD: cho bài thơ Tây Tiến
Nguyễn Tuân có lần nói: “Tôi thích hai chữ “thi nhân” chứ không thích hai từ “thi sĩ”. “Thi
sĩ” chỉ là anh có nghề làm thơ, còn “thi nhân” là người thơ”...Cái đẹp, cái sang, cái chất thơ ở ngay
trong bản chất của một người nghệ sĩ. Có những nhà thơ chân thật như trẻ thơ, chân thật tới mức có
thể là dại dột. Có những nhà thơ lãng mạn như mây trời, lãng mạn đến mức tưởng như ảo mộng. Có
nhà thơ thật sự tài hoa, và đem cái tài tạo nên nhạc, họa cho thơ, dệt nên những vần thơ “sóng sánh,
lấp lánh quý tựa những chữ vàng”. QD là một “người thơ” như thế!
II/ MỘT SỐ CÁCH MỞ BÀI TRONG LLVH:
1.Mở bài bằng những câu chuyện có thực trong cuộc sống:
Vận dụng những câu chuyện có thực trong cuộc sống như vụ chìm tàu Titanic, Covid 19,
Cái chết Đen, diệt chủng Holocaust, khủng bố, động đất ở Thổ Nhĩ Kì,… Khi khai thác được
những sự kiện có tính lịch sử và phổ quát này, các bạn sẽ gây được ấn tượng cho người chấm
và người đọc rất nhiều.
Đây là cách mở bài khá khó nhưng lại rất hay nên áp dụng. Để làm được dạng này, trước
hết:
+ Có nhiều kiến thức xã hội trong cuộc sống.
+ Biết cách xâu chuỗi các kiến thức lại với nhau để vận dụng, chuyển hóa vào vấn đề lí luận
văn học.
+ Đọc nhiều sách vở, giấy báo, tham khảo những trang web thông tin đáng tin cậy trên
Internet.
Mở bài tham khảo:
Trong hai giờ đồng hồ tịnh tiến vào cõi chết, một dàn nhạc đã dạo đàn từ khoảnh khắc
những boong tàu Titanic vỡ ra vì tảng băng trôi, đến khi dòng nước hóa câm họ trong tiếng ú
ớ thinh lặng. Đã có vài người từ bỏ bản năng sinh tồn, cùng nhau lắng nghe khúc nhạc ấy, có
lẽ tâm hồn của họ cảm giác thanh thản hơn bao giờ hết. Họ không mất trí, nhưng hướng về
hấp lực của cái đẹp, đã níu kéo, hướng dẫn họ, như những đoàn thuyền trong đêm tối mù lòa
chỉ biết dõi theo ngọn hải đăng. Và có lẽ như Nguyễn Quang Thiều gọi đó là ''quyền lực của
cái đẹp''. Trong cái hoàn cảnh khốn khổ như vậy, văn chương vẫn có sứ mệnh riêng của nó.....

2. Mở bài bằng các biểu tượng văn hóa nổi tiếng trên thế giới:
Đây là kiểu mở bài mang tính sáng tạo và mới lạ trong bài viết HSG nhưng lại rất ít bạn
học sinh làm được . Những biểu tượng văn hóa ở đây có thể là biểu tượng nhân sư, biểu tượng
mặt nạ, hình tượng cái chết dưới góc nhìn của các nền mĩ học lớn, biểu tượng chiếc giương
soi trong văn học Nhật Bản,…
Để làm được dạng mở bài này các bạn học sinh nên:
+ Đọc nhiều sách về biểu tượng văn hóa, nghiên cứu lịch sử văn hóa văn minh nhân loại.
+ Tránh lối viết đưa biểu tượng văn hóa vào trong mở bài một cách khô khan, thiếu sự mượt
mà trong lối viết.
+ Tránh việc lạm dụng quá nhiều gây nên sự rối rắm và khó hiểu trong bài viết của mình nha.
Mở bài này chỉ có tác dụng nhất khi vận dụng vừa đủ và mang lại sức thuyết phục cao.
Trên sa mạc Giza, bên cạnh Kim Tự Tháp Ai Cập còn có một bức tượng con nhân sư
Spinx khổng lồ. Người ta tương truyền rằng con nhân sư này có một câu đố oái oăm dành cho
những người đi qua. Không ai bước đi đường ấy. Nghĩ về nghệ thuật, về văn chương, tôi tự
hỏi liệu có tồn tại một ''thiên nan vấn'', một con Spinx chăng ? Bao nhiêu kẻ tìm cách cắt
nghĩa, lý giải, đã ai thỏa lòng văn chương là gì? Claude Debussy đã khẳng định: ''Nghệ thuật
là sự lừa gạt đẹp nhất giữa mọi điều dối trá''.

3. Mở bài bằng cách sử dụng các nhận định của một số nhà văn lớn trên thế giới:
Đây là dạng mở bài thông thường và rất nhiều bạn học sinh áp dụng. Chính vì điều đó,
để đạt được hiệu quả cao và tạo được ấn tượng trong lối mở bài này cũng không dễ dàng. Sử
dụng nhận định của một số nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trên thế giới hoặc các hiền giả, triết giả,
diễn giả, họa sĩ,… dẫn dắt vào vấn đề được nêu tới trong đề bài.
Để làm được dạng mở bài này, các bạn học sinh nên:
+ Đọc nhiều sách lí luận văn học, hay các tiểu luận, bài phỏng vấn liên quan đến văn học. Sưu
tầm và học thuộc một số nhận định tâm đắc. Gợi ý như GS. Huỳnh Như Phương, nhà thơ Chế
Lan Viên, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn,…
+ Hệ thống các nhận định mình sưu tầm được vào các chuyên đề văn học khác nhau để rõ
ràng hơn và dễ áp dụng vào đề bài hơn.
+ Ghi chép nhiều để dễ dàng nhớ hơn và phải để nhận định trong ngoặc kép, tôn trọng bản
quyền của nhà văn.
Sau đây là mẫu mở bài cho dạng 3:
Berham hình dung về nghề cầm bút của mình:
‘’Tôi – là kẻ linh mục thống khổ
Ngồi cất bài kinh xưng tội giống loài’’ .
Có lẽ không nặng nhọc như Atlas gánh quả địa cầu trên vai, nhưng nhà văn, dường như
luôn dằn vặt trong một trạng thái mang nợ. Những tội lỗi không do anh gây ra, những nỗi vui
anh không được hưởng thụ, những nỗi buồn anh chưa được nếm hết. Lê Ngọc Trà bàn về
điều này trong ‘’nhà văn và quá trình sáng tạo nghệ thuật ‘’: ‘’Nghệ sĩ đích thực ở một
phương diện nào đó là một kiểu Jesus về tinh thần. anh ta đau nỗi đau của xã hội, của đời
người để từ đó cất lên tiếng nói diễn đạt nỗi đau chung của nhân loại.’’
II/ MỘT SỐ MỞ BÀI SƯU TẦM CÓ THỂ THAM KHẢO:
1.Từ thuở song hành cùng con người trên chiếc thuyền độc mộc đang nương theo dòng
chảy của dòng sông cuộc đời, chưa bao giờ văn học được chúng ta định nghĩa một cách sâu
thẳm. Văn chương là gì? Văn chương có ma lực gì mà có thể rung động mạnh mẽ đến cung
đàn cảm xúc của hàng triệu trái tim người đang đập phồng phập? Có người cho rằng, văn học
nghệ thuật là vẻ đẹp tỏa ra từ tâm hồn, là tiếng lòng trầm lắng suy nghĩ, là tiếng bồng bềnh
muôn vẻ? Phải chăng, vì thế mà văn học được xem như chất liệu vô tướng ở đời, mang theo
nhiệm vụ truyền đạt cái đẹp từ lòng dạ?
2.Trong bức thư gửi cho em gái của mình, nhà thơ Lưu Quang Vũ để lại những dòng:
‘Tôi gửi cho em một câu thơ. Tôi gửi cho em một con người. Một con người thực, đã sống, đã
thở.’’ Tôi không rõ phía bên kia trang giấy, có vạch ra được một khuôn mặt người, loang vết
màu thời gian? Và trong thác chữ, ta phải dò dẫm bao lâu, để có một cuộc kì ngộ? Ta đi đến
đâu, đi đến khi nào – quan trọng hơn – đi trên con đường nào? Liệu có phải ’’ đi đến tận cùng
tâm hồn mình sẽ gặp được tâm hồn của nhân loại ?’’
III/ MỘT SỐ CÁCH KẾT BÀI TRONG LLVH:
1.Dạng kết bài để lại dư âm, ấn tượng, hàm súc, mang tính phản biện:
Để làm được dạng kết bài này thật sự khá khó nhưng lại có hiệu quả vô cùng cao. Trước hết,
chúng ta thường sẽ sử dụng những nhận định của các nhà văn, nhà thơ, nhìn lại và chiêm nghiệm,
đưa ra góc nhìn riêng của bản thân về vấn đề được bàn.
Dạng kết bài này có một số yêu cầu nhất thiết như sau:
+ Có tư duy về vấn học sâu, chiêm nghiệm được nhiều vấn đề lí luận văn học.
+ Không giải thích quá dài dòng mà nên để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc cho người đọc
+ có thể liên hệ sử dụng các biểu tượng văn hóa thế giới
Mẫu kết bài 1:
Nhà phê bình văn học người Nga Secnuepsky :’’Sách viết về cái đẹp đã chất thành đống, nhưng
cái đẹp vẫn còn là câu đố giữa cuộc đời’’. Văn học - một lĩnh vực thuộc ph ạm trù cái đẹp cũng thế.
Như con Sphinx trên sa mạc Giza vẫn đứng ở đó, hỏi người qua đường: Văn học là gì? Bao nhiêu
kẻ tìm cách cắt nghĩa, lý giải, liệu có ai đã thỏa lòng… Đã nhiều kẻ lữ hành bỏ cuộc. Nhưng đó
không phải là lí do để ta từ bỏ!
2.Dạng kết bài bằng câu hỏi:
Đây là dạng kết bài khá phổ biến trong các bài thi HSG. Thường học sinh s ẽ đặt cao h ỏi và để
người đọc tự trả lời vấn đề, điều này sẽ có tác dụng khiến người đọc, người chấm có m ột cu ộc ngoái
nhìn, chiêm nghiệm lại toàn bộ bài văn của mình, tạo ấn tượng tốt.
Văn chương suy cho cùng không phải là bàn cờ của những kẻ phu chữ, những kẻ chỉ biết sống
một đời tạo tác nét đẹp nơi con chữ chết lặng mà vô nghĩa, cứ cố tạo sinh những cách tân mà mới
mẻ đến mức điều sau cuối chỉ là con chữ mạ kền bóng loáng không hơn không kém. Còn nhớ một
bài thơ của Lê thái Sơn:
''Gom lại một đời thơ
Cuốn sách thành ngôi mộ
Các con ơi từng trang
Gói ghém hồn cốt bố …''
Khi đọc những câu thơ này trong tuyển tập thơ văn của Lê thái Sơn tôi c ứ l ặng ng ười .Tôi bỗng
nhớ hai câu thơ trong Truyện Kiều “Thác là thể phách , còn là tinh anh” . Cái tinh anh trong những
câu văn còn xót lại là cái hồn người, cái tình cảm còn lại với thời gian chăng?
3.Dạng kết bài bằng đoạn thơ:
Đây là kiểu kết bài thông dụng nhưng ít các bạn h ọc sinh làm hay v ề nó. Nh ững đo ạn th ơ lí lu ận
văn học liên quan đến đề thi HSG có thể tham khảo từ các nhà thơ như Chế Lan Viên, Lưu Quang
Vũ, Thanh Thảo , Lê Đạt, Lê Thị Hoài,… Các nhà thơ nói trên s ẽ có nh ững ki ến gi ải và góc nhìn
khác nhau, chúng ta lựa chọn những đoạn thơ hay và phù hợp đem vào bài vi ết c ủa mình s ẽ t ạo ra
được một kết bài hay và có hiệu quả.
Để làm được dạng mở bài này, các bạn học sinh phải:
+ Hệ thống được cho mình những đoạn thơ lí luận từ các nhà thơ không chỉ của riêng Việt Nam
mà còn ở nước ngoài.
+ Chắt lọc và hiểu rõ nghĩa của những đoạn thơ mà mình đem vào trong bài để tránh sự lạc đề, lan
man không cần thiết.
+ Không nên sử dụng những đoạn thơ quá dài vì khi viết kết bài r ất có th ể các b ạn s ẽ không còn
nhiều thời gian để viết kịp hết đoạn đó.
+ Nhớ rõ đoạn thơ, không được ‘’chế tác’’ lại thơ khi quên một vài từ. Nếu quên thì không dẫn
đoạn đó nữa mà phải đổi cách kết bài khác.
Mẫu kết bài 3 :
Ngày xưa, khi Tiêu Đinh làm thơ, những câu thơ cố tình bị bỏ lửng ở dòng cuối cùng. Hậu thế ai
sẽ là người vì tiên sinh mà viết tiếp? Trong Vang bóng một thời Nguyễn Tuân viết về thú đánh thơ,
thả thơ. Những câu thơ bị “vòng” ngay chỗ bị khuyết, chờ đợi ai đó thả chữ vào vòng. Một tác
phẩm văn học như một sinh thể mang sự sống khi chào đời, giá trị và sức sống đôi khi không nằm
phần nhiều ở nhà văn nữa, mà phụ thuộc chủ yếu vào nhân dân, công chúng tiếp nhận tác phẩm đó
như thế nào. Liệu tác phẩm đó có ‘’vượt qua sự băng hoại của thời gian’’ mà trả hương cho nhân
thế? Qủa thực như Đào Cảng đã từng trăn trở:
“Nền đất ẩm, chiếu manh, trang giấy trắng
Ta hi sinh bao nhiêu vật cho đời
Nên ta chết như chuyến đi dài hạn
Bởi họ sống thay ta, có mặt giữa muôn đời.”
(Đào Cảng).
V/ MỘT SỐ KẾT BÀI CÁC BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO:
1. ‘’Bây giờ đọc Kiều ta nên cảm ơn ai?
Chẳng lẽ cảm ơn cái mưa bụi tà dương làm Du khổ?’’
Rasul Gamzatop đã nhận thức sâu sắc về một sự thật. Chúng ta không được phép chọn quê hương,
nhưng chính quê hương đã chọn chúng ta, từ khi còn chưa ra đời. Ý thức vể cội nguồn, nền tảng văn
hóa, thời địa mà mình được đặt vào có lẽ là một trong những ý thức quan trọng trong quá trình sáng
tác của nhà văn. Đó phải chăng là con đường chính đạo của văn học?
2. Kafka trước khi qua đời khẩn khoản người bạn Max Brod đem đốt hết những di cảo của mình.
M.Brod lại đem những di cảo này ra xuất bản. Những di chúc đã bị bội phản, và sẽ tiếp tục bị bội
phản. Để sự sống còn có thể sống và thở, không phải dưới hào quang thời đại, mà dưới lớp bụi bặm
của thời gian không thể làm hoen đi màu chữ úa. Thật vậy, những tác phẩm chân chính sẽ không thể
nào dễ dàng gục ngã trước thời đại, nó sẽ tìm cách sống dậy, đôi khi trong một hình thức khác để lan
tỏa giá trị muôn đời của mình đến cho công chúng độc giả.
3. “Tôi nhìn thấy
Trong trang sách mình chưa đọc
Sự vắng mặt của mình
Thấy trong cái bóng vắng hình
Ánh tà dương cũ
Tan tình trong sương
Tôi nhìn thấy một nỗi buồn”
(Nhật Chiêu)
Đằng sau trang văn là nỗi buồn của một con người, một thế hệ. Nỗi đau buồn đi vào văn chương
như một hoa mọc lên từ đất, sông chảy ra biển, rất tự nhiên. Bởi mỗi nhà văn đều cầm bút bằng tất
cả trách nhiệm và tình thương mình dành cho đời, bởi một bạn đọc đều góp một chút rung động, yêu
thương mình vào trang văn làm nên sự sống muôn đời của tác phẩm. Vì vậy, “Nghệ sĩ đích thực ở
một phương diện nào đó là một Jesus về tinh thần. Anh ta phải đau nỗi đau xã hội, của đời người, để
từ đó cất lên tiếng nói diễn đạt nỗi đau chung của nhân loại” (Lê Ngọc Trà).

| Văn học và những lầm tưởng|


Văn học là lĩnh vực của cái đẹp:
Văn hào Pautopxky từng nói: “ Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái
đẹp”. Câu nói ấy đã trở nên quen thuộc đến mức nhiều người lầm tưởng rằng chỉ có cái đẹp mới trở thành đối tượng
của nghệ thuật nói chung, và văn chương nói riêng. Cố nhiên văn học khai thác cái đẹp, và sứ mệnh của nó là hướng
con người đến cái đẹp, thế nhưng nhiều người lầm tưởng rằng “ cái đẹp” chỉ đơn giản là thứ gì đó thi vị, nên thơ, lãng
mạn, lấp lánh, trong sáng, thuần hậu, thanh khiết. Trong cuộc đối thoại giữa hai người nghệ sĩ, ta có thể thấy được sự
lầm tưởng này:
“ Này Hùng
Cậu là hoạ sỹ?
- Thưa Bác, vâng
Cậu thích vẽ gì?
- Thưa Bác, cháu thích vẽ hoa và thiếu nữ
Nhà văn lặng im
...
...
Năm phút
...
...
Mười phút
...
...
Píp thuốc tàn trên tay
- SAO KHÔNG VẼ NGƯỜI ĂN MÀY ???”
( Mười phút với Nguyễn Tuân)
Dù ở lĩnh vực nào của nghệ thuật thì những lầm tưởng đó không chỉ đến từ những người độc giả, mà còn đến từ cả
những kẻ sĩ mới “ dính vào duyên bút mực” ( Nguyễn Bính). Họ lầm tưởng về cái đẹp- một cái đẹp rất hẹp trong
quan niệm- để rồi chỉ hướng những tác phẩm của mình đi theo cái đẹp lấp lánh mơ mộng như hoa hay thiếu nữ,... Thế
nhưng, cái đẹp thật sự, hay chính xác hơn, là cái “ thẩm mỹ” mà văn chương- nghệ thuật chân chính muốn hướng đến
là gì? Đó là cái đẹp tròn vẹn với tất cả các nghĩa của nó, bao hàm cả nỗi khổ đau, cả máu và nước mắt, cả những thứ
gai góc, khô khốc,... như người ăn mày chẳng hạn! Ai bảo người ăn mày không phải là một đối tượng thẩm mỹ, chỉ vì
họ rách rưới, nghèo khổ, chỉ vì họ không phải đến từ một thế giới huyền diệu, cao siêu nào đó? Nỗi khổ đau, cùng với
cái đẹp, đều là những phạm trù thuộc về thẩm mỹ. Chúng không phải là sự đối lập nhị nguyên, mà là một phép biện
chứng, trong cái đẹp có nỗi khổ đau và trong nỗi khổ đau cũng ẩn tàng cái đẹp. Cái đẹp trong nghệ thuật là một giá trị
tổng hợp của giá trị thẩm mỹ, vậy nên, nó bao hàm tất cả mọi khía cạnh, không chỉ là mặt lấp lánh, mà còn cả những
thứ rất xù xì. Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng chứa đựng khát vọng vươn tới những giá trị thẩm mỹ.
Nhà văn là những kẻ mơ mộng:
“ Cùng một đôi mắt ngắm nhìn đời
Cớ sao anh thấy từng huyền vi?
Phải chăng là lòng anh nhạy cảm?
Điều gì anh thấy cũng thành thơ!”
Những dòng thơ ấy có chăng đã nêu lên một sự lầm tưởng về những văn nhân, thi sĩ- rằng họ là những kẻ mộng mơ,
luôn luôn phiêu du trong miền hoang tưởng của chính mình? Có thật nghệ sĩ là những kẻ mộng mơ không thực tế, có
thật anh lúc nào anh cũng chìm đắm trong những giấc chiêm bao, lúc nào cũng chỉ ngắm nhìn lên để chiêm bái những
cái đẹp lộng lẫy?
Văn chương, theo nghĩa đơn giản nhất của nó chỉ là sự cất tiếng của yêu thương! Tình yêu thôi thúc con người ta
hướng lên, để chiêm ngắm vẻ đẹp của thế gian, tình thương thôi thúc con người ta hướng xuống, để thấu cảm với nỗi
khổ đau của cõi nhân sinh. Những nhà văn có thể hướng lên, thoát ly cõi thực tại còn nhiều đau khổ, bất công, gian
dối, nhưng họ cũng không quên nhìn xuống, thậm chí nhìn thật sâu, thật lâu, để nhận ra những nỗi bất hạnh của kiếp
nhân sinh. Họ có thể tinh tế hơn bất kỳ ai trong việc phát hiện ra cái đẹp, “ cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, cái đẹp kín
đáo và che lấp của sự vật” ( Thạch Lam), như cách thiền sư Chiyo phát hiện ra vẻ đẹp đơn sơ, dung dị mà thanh khiết
của hoa Asagao vương bên giếng, cũng có thể nhạy cảm hơn bất kỳ ai trong việc cảm nhận nỗi khổ đau của con
người, như cách Nguyễn Du thấu hiểu nỗi đau của “ Thập loại chúng sinh”. Mơ mộng, hoang tưởng hay thực tế, điều
đó không quan trọng, và những nhà văn cũng không bao giờ tự gắn nhãn cho mình, họ chỉ làm điều mình nên làm:
sáng tạo nghệ thuật. Và đến với nghệ thuật, hãy đến với một đôi mắt trong sáng, vô tư không phán xét!
Thần thánh hóa văn chương:
Ta vẫn thường nghe những phát biểu quen thuộc về giá trị của văn học: “Văn học giúp cho con người hiểu được
bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy sinh trong con người một khát vọng hướng tới chân
lí, đấu tranh với cái xấu xa trong con người, biết tìm tòi cái tốt trong con người và thức tỉnh trong tâm hồn họ sự xấu
hổ, chí căm thù, lòng dũng cảm, biết làm tất cả để con người trở nên lành mạnh hơn và tắm đẫm con người trong ánh
sáng thiêng liêng của vẻ đẹp” (M. Gorki). Có thể, khi thưởng thức tác phẩm, người đọc có thể được tiếp nhận những
giá trị ấy, thế nhưng, không phải vì vậy mà chúng ta thần thánh hóa giá trị của văn học. Bởi lẽ, văn chương không
phải là lĩnh vực duy nhất có thể mang đến giá trị nhận thức, giá trị giáo dục hay giá trị thẩm mỹ, nó không nằm ở vị
trí độc tôn! Việc đề cao quá giá trị của văn chương vô tình có thể gây nên áp lực cho người sáng tạo, rằng anh phải
viết những gì đó thật cao siêu, và với cả bạn đọc, nếu như gặp một tác phẩm không như kỳ vọng, ta dễ vỡ mộng, dễ
cho rằng tác phẩm ấy không có giá trị một cách thiển cận.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã từng nói: “ Văn chương là thế giới hoang tưởng, hão huyền trong cuộc đời thực tẻ
nhạt, dung tục của cảm xúc nhục cảm, vớ vẩn, suy đồi, là vàng trong cát, là sự bất lực thê thảm. Chúng ta làm được gì
khi xây lâu đài cát trên bờ biển xanh?” Như chỉ cần sóng vỗ bờ là tòa lâu đài sụp đổ, văn chương cũng mong manh
như thế. Nhưng ta vẫn cần những lâu đài cát được xây nên chỉ để phá đi, rồi lại xây lên, chỉ để trong phút giây đó con
người hiểu rằng không thể sống thiếu cái đẹp, dù cái đẹp đôi khi bất lực trước cuộc sống cần thiết phải có những toan
tính để tồn tại. Tuy nhiên, nhu cầu thưởng thức văn chương không đi đôi với việc ca tụng giá trị của nó, hãy chấp
nhận nó như là những khả thể, có thể hay, có thể dở, hãy chấp nhận kể cả những bất toàn của tác phẩm. Và, hãy giản
dị thôi, để văn chương còn được thở!
"Cùng một đôi mắt ngắm nhìn đời
Cớ sao anh thấy từng huyền vi?
Phải chăng là lòng anh nhạy cảm?
Điều gì anh thấy cũng thành thơ!"
Tác giả: Văn Duy Phúc

Một số nhận định về văn học


I. Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực
1. Tâm sự với các nhà thơ trẻ, Xuân Diệu nói : ''Cuối cùng của thơ là lẽ đời là chuyện sống là lòng yêu. Bạn
muốn làm thơ hay mà bạn yêu cuộc sống như thế nào ? Yêu qua loa , cảm xúc cạn như đĩa đèn thì thơ không thể hay
được ''
2. ''Thần Ăng tê trở nên vô địch khi đặt hai chân lên đất mẹ và mất hoàn toàn sức lực khi bị Hécquyn nhấc bổng
lên . Nhà thơ cũng thế chỉ thực sự cường tráng và dũng mãnh khi gắn liền với mảnh đất hiện thực và thực sự bất lực
khi tách rời mặt đất và lơ lửng trên không "(Hen rích Hai nơ)
3. ''Tác phẩm nghệ thuật là một hình ảnh của thực tại nhưng là thực tại có linh hồn mà cái linh hồn này mới làm
tác phẩm sống, rải qua thời gian nó vẫn gây được sức sống trong lòng người '' (Nguyễn Đình Thi)
4. ''Nghệ thuật phải phản ánh đời sống, thoát li đời sống nghệ thuật sẽ khô héo'' (Phạm Văn Đồng)
5. "Nghệ sĩ là nghệ sĩ bởi vì anh ta nhìn đối tượng không phải như những điều anh ta mong muốn mà nó đang tồn
tại'' (Lép tôn xtôi)
6. "Người đọc đòi hỏi ở tác phẩm văn học không phải là những bức tranh giống như sự thật, không chỉ những tài
liệu ghi lại thực tế đời sống mà còn là những gì khác nữa làm cho người ta say mê và xúc động, làm cho người ta suy
nghĩ và tự mình rút ra những nhận xét đánh giávề đời sống'' (Nguyễn Đình Thi)
7. ''Thơ ca là hoa thơm của cuộc đời. Nếu chỉ được kiến tạo từ cái tôi bé nhỏ của người nghệ sĩ, thơ ca chỉ là
những bông hoa làm bằng vỏ bào. Nhà thơ phải nhặt những hạt bụi trong cuộc đời mênh mông vô tận mới làm nên
những bông hồng vàng quí giá đem lại niềm vui và làm đẹp cho tâm hồn người đọc''.(Pautôpxki)
8. ''Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật '' (Biêlinxki)
9 -Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi
Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang
Cuộc sống đánh vào thơ trăm ngàn lớp sóng
Chớ ngồi trong phòng ăn bọt bể anh ơi
Cuộc đời anh là của đời một nửa
Một nửa kia cũng lại của đời
-Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
Một mật ngọt thành đời vạn chuyến ong bay
-Bài thơ anh ,anh làm một nửa
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh nhưng nó là mùa ''.(Chế Lan Viên)
10. ''Văn học là tấm gương của cuộc sống, nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại '' (Lỗ Tấn)
11. ''Biển cả là nơi mà tất cả các nguồn nước trên thế gian đều đi ra từ hướng đó nhưng nó không vơi .Và nó
cũng là nơi đón nhận tất cả các nguồn nước nhưng nó không đầy .Văn học cũng như các nguồn nước đều đi ra từ
biển cả cuộc đời. (Trang Tử )
12. ''Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra'' (Anđecxen)
13. ''Thơ ca là cái nhuỵ của cuộc sống . Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy. Cuộc sống là nơi
bắt đầu và đi tới của văn chương " (Tố Hữu)
14. ''Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy là cuộc sống, trường đại học chân
chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người
trong thời đại đã vận động tận đáy tâm hồn với những âu lo,bực bội tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của
loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của nhỡng tác phẩm vĩ đại'' (Đặng Thai Mai)
15. ''Trong bụng không có ba vạn cuốn sách, trong mắt không có núi sông kì lạ của thiên hạ thì không thể làm thơ
được'' (Lê Quí Đôn)
16. ''Cánh lòng chưa mở thì hãy tới đập cửa của sự sống " (Lưu Trọng Lư)
17. "Nghệ sĩ là người mà tâm hồn phải trở thành tấm gương phản chiếu cả vũ trụ". (Banzac)
II - Đặc trưng văn học :
1. "Văn chương có loại đáng thờ, loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ chuyên chú ở văn chương, loại đáng
thờ chuyên chú ở con người''. (Nguyễn Văn Siêu 1799-1872)
2. "… Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại
văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả
dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn". (Thạch Lam - lời nói đầu tập Gió
đầu mùa - NXB Đơì nay H.1937)
3. Gần đây, nhà văn Nguyễn Khải đã phát biểu: "Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái
ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thuỷ chung" . (Báo
Văn Nghệ - Số Tết Tân mùi - 16/2/1991)
4. Trong truyện ngắn Đời thừa (1943) Nam Cao viết: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm
theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu tìm tòi, khơi nguồn chưa ai
khơi và sáng tạo những cái gì chưa có".
5. "Nói nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả.
Có khi nhà văn miêu tả một cái rất xấu, một tội ác, một tên giết người, nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả".
(Nguyễn Đình Thi - Câu chuỵên xoay quanh việc sáng tác nghệ thuật - Nghiên cứu Nghệ thuật số 1.1982)
6. Nhà văn Nguyễn Khải có viết:"Người sáng tạo phải mê say, phải cuồng nhiệt, phải triệt để trong mọi niềm tin
và mọi yêu ghét. Có vậy anh ta mới tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có sức truyền cảm mãnh liệt". (Chuyện nghề
- NXB Hội nhà văn - hà Nội - 1999, tr 33)
III- Sứ mệnh văn học - Chức năng văn học - Vai trò, tác dụng của văn học
1. '' Mục đích ý nghĩa của nghệ thuật là giúp cho những ai không có khả năng được cái đẹp có thể tìm hiểu và
làm quen với cái đẹp '' (Biêlinxki)
2. ''Thơ bộc lộ khát vọng vươn tới một lí tưởng đẹp đẽ cao thượng " (Hà Minh Đức)
3. "Thơ là một đông lực kì thú để nâng cuộc sống lên tầm vóc cao hơn, đồng thời nâng tầm vóc chúng ta cao
bằng cuộc sống'' (Xích Điểu)
4. Thơ ca đồng thời mang chức năng thức tỉnh lương tri đang ngủ (Eprísencô)
5. Thơ thanh lọc tâm hồn con người (Arixtôt)
Thơ đáp ứng yêu cầu của mơ ước (Johanner Bêcher)
6. ''Cái chỗ cuối cùng của thơ là là phải đem đến một cái gì nâng sự sống lên" (Huy Cận)
7. " Thơ là ngọn lửa nhen lên trong lòng người, một ngọn lửa đốt cháy, sưởi ấm và soi sang. Nhà thơ chân chính
là người dù muốn hay không muốn và phải chịu đau đớn thì vẫn đốt cháy mình và đốt cháy những người khác. "
(LepTônxTôi)
8. Thơ ca của ông làm no nê trái tim người dân chẳng khác gì triệu triệu những hạt bụi li ti làm bão hoà không
khí trên mặt đất Đan Mạch. (Pautôpxki nhận xét về thơ AnĐecxen)
9.Khi ta nhỏ, thơ giống như bà mẹ
Tôi lớn lên thơ lại giống người yêu
Chăm sóc tuổi già, thơ sẽ là con gái
Lúc từ giã cõi đời, kỉ niệm hoá thơ lưu
Thơ như đôi cánh nâng tôi bay
Thơ là vũ khí trong trận đánh. (Raxen Gamdatôp)
10. " Văn học rất cần cho nhân dân,văn học giáo dục và rèn luyện con người bằng cái thật, cái đẹp của những
hình tượng nghệ thuật, làm cho tâm hồn họ phong phú, mở rộng trước mắt họ, nâng cao ý thức giác ngộ cho con
người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa cộng sản".( Thư gửi Đại hội các nhà văn Liên Xô của Ban Chấp Hành
Trung Uơng Đảng Cộng Sản)
11. Dù người ta có nói với bạn điều gì đi nữa, bạn hãy cũng tin rằng cuộc sống là điều kì diệu, đẹp đẽ. Thơ mang
lại cho người ta niềm tin ấy.( PauTôpxki)
12. Trong truyện " Bụi Quý" ( Paucôpki) có câu: "Nhưng cũng giống như bông hồng vàng mà người thợ hót rác
kia đã làm ra để cho Xuyzan được hưởng hạnh phúc, sáng tác của chúng ta là để cho cái đẹp của trái đất, cho lời
kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, vì niềm vui, vì tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn con người và sức mạnh trí tuệ
chiến thắng bóng tối và làm cho chúng rực rỡ như một mặt trời không bao giờ tắt".
13. Nhà thơ tự cho mình nhiệm vụ phải phóng đại cái tốt khiến cho cái tốt càng tốt hơn, phóng đại cái xấu, cái
thù địch con người, cái huỷ hoại con người khiến cho cái xấu ấy gây ra sự ghê tởm, gây ý chí thủ tiêu mọi cái xấu xa
trong cuộc sống". ( Macximgocki)
14. "Nhà thơ là người hướng dẫn người khác làm cho họ hiểu cuộc sống một cách đúng đắn và có những tình
cảm cao thượng. Đọc tác phẩm của nhà thơ ta sẽ biết những gì đẹp đẽ cao thượng, biết ghét những gì hèn kém xấu
xa. Đọc tác phẩm của nhà thơ bản thân chúng ta sẽ suy nghĩ, hành động tốt hơn cao thượng hơn". (Tsecnưisepxki)
(Như vậy chỉ những nhà thơ chân chính, những tác phẩm chân chính mới làm được điều này).
15. Cái đẹp man mát khắp vũ trụ, len lỏi khắp ngang cùng ngõ hẹp, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc
của nhà văn là phát hiện cái đep chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và bị che lấp của sự vật cho
người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức." ( Thạch Lam)
16. ''Tất cả mọi nhà thơ đều nhằm mục đích phục vụ cho một nghệ thuật cao quý nhất- nghệ thuật sống trên trái
đất" ( BectônBret)
17. ''Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp, của người biết
con đường đi tới ấy, đi tới tương lai mà nhân dân hướng tới bằng sức mạnh và hi vọng". ( Pautôpxki)
18. ''Tôi muốn các tác phẩm của tôi giúp mọi ngưòi trở nên tốt hơn tâm hồn thuần khiết hơn, tôi muốn chúng góp
phần khơi dậy tình yêu con người, đồng loại và ý muốn đấu tranh mãnh liệt cho lý tưởng của chủ nghĩa nhân đạo và
lý tưởng loàii người". ( Lý luận văn chương- ĐHSPTPHCM)
19. Văn học chỉ cho chúng ta mọi hình thái khác nhau của cuộc sống, làm cho mỗi chúng ta hiểu được thế nào là
sức mạnh của tâm hồn con người, thế nào là chính nghĩa, hạnh phúc, cái đẹp, và tình yêu; làm chúng ta hiểu được
tiếng cưòi của trẻ em, tiếng sóng biển rì rào, thấy được ánh hào quang đêm đêm rọi trên những khu rừng thẳm,
những ý nghĩa xuất sắc phát sinh ra chân lý, làm cho chúng ta cảm thấy sức ấm của mặt trời trong lòng bàn tay và
hương thơm của lúa mạch đang nở hoa". ( Pautôpxki)
20. M.Gorki có lần nói rằng văn học "giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân
mình và làm nảy sinh ở con người khát vọng hướng tới chân lý, đấu tranh với cái xấu xa trong con người, biết tìm tòi
cái tốt trong con người và thức tỉnh trong tâm hồn họ sự xấu hổ, chí căm thù, lòng dũng cảm, biết làm tất cả để con
người trở nên lành mạnh hơn và tắm đẵm con người trong ánh sáng của vẻ đẹp".
IV. Ngôn ngữ nhà thơ, ngôn ngữ văn chương,
Đỗ Phủ đã quan niệm:" Một chữ mà không làm cho người ta kinh sợ thì chết không yên "
2. Nhà thơ Pháp Môlôi :"Thơ phải được ý ở ngoài lời. Trang thơ hàm súc vô cùng thì mới là tôn chỉ của người
làm thơ. Cho nên ý thừa hơn lời thì tuy cạn mà vẫn sâu, lời thừa hơn ý thì tuy công phu mà vẫn vùng, còn khi ý hết
mà lời cũng hết thì không thể làm thơ được"
3. Nguyễn Công Trứ :'' Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời "
4. Bì Nhật Hựu (đời Đường):''Trăm lần luỵen mới thành chữ, nghìn lần rèn mới thành câu"(Bách luyện thành tự,
thiên luyện thành cú)
5. Hồ Tử (đời Đường ):''Thơ chỉ xem một chữ biết là khéo hay vụng ''
6. Phạm Uẩn :''Câu thơ hay phải có chữ hay, phải như hạt linh đơn, làm cho đá biến thành vàng ''
7. Lã Bản Trung :''Mỗi chữ đều phải hoạt thì là chữ kêu "
8. ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà
còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo. Không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay…
Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng có sáng tạo thì vẫn có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết
sử dụng thì chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị thí của nó.
Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ, thấp khớp".
9, "Từ ngữ là những hiệp sĩ trong đạo quân không thể thay thế được".(K.Vanalix)
V. Phẩm chất nhà văn - Phong cách nhà văn
1. "Một nghệ sĩ chân chính trước hết phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ". (Antônsêkhốp)
2. "Trong cái nhìn của nhà văn với đất nước với con người với tất cả những gì thân thiết nhất có caí gì đó gần
như là sự tinh tường của nhà thơ, nghệ sĩ lớn hầu như bao giờ cũng nhìn thế giới với con mắt trẻ thơ, dường như đó
là lầ đầu tiên được nhìn thấy cuộc sống, nếu không thì bao nhiêu lớp tầng sâu xa của cuộc sống sẽ bị che khuất bởi
trạng thái tâm hồn của con người lớn, biết quá nhiều và quá quen với tất cả mọi điều.
Nhìn thấy cái khác thường trong cái bình thường và trong cái khác thường nhìn thấy cái bình thường đó là phẩm
chất của người nghệ sĩ đích thực". (Pautôpxki)
3. Trong"Cần trai thi tập'', Nguyễn Đình Cát có viết '' Người nào trội về nhân cách thì làm thơ hay trang nhã,
người nào trội về khí phách thì làm thơ hay hùng hồn, người nào giỏi về dùng chữ, đặt câu thì làm thơ hay hoàn
mĩ…xem thơ có thể mường tượng được người.''
4. Nhà văn Pháp Macxen Pruxt nói ''Đối với nhà văn cũng như đối với nhà hoạ sĩ, phong cách không phải là vấn
đề kĩ thuật mà là vấn đề cái nhìn''
5. Lep Tônxtôi ''Nếu như đó là một nhà văn cũ đã quen thuộc thì câu hỏi không phải: anh ấy là người thế nào?
mà sẽ là: nào anh có thể nói cho tôi biết thờm một điều gì mới.''
6. Anh Đức :'' Không biết chừng nào mới có được một nhà văn như thế, một nhà văn khi ta gọi là bậc thày của
ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng tuôn ra đầu ngọn bút như có đóng
một dấu triện riêng ''
7. Xuân Diệu nói về làm thơ, viết văn trước hết là :''Đáp ứng nhu cầu sáng tạo và nhu cầu nối liền mình với thế
giới và sự vật xung quanh ''
8. Macxim Gorki:''Nghệ sĩ là người biết khai thác ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn
tượng đó cái có giá trị khái quát và biết làm cho ấn tượng ấy có được hình thức riêng''
9. ''Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất cứ tài năng nào là cái mà tôi
muốn gọi là tiếng nói của riêng mình. Tiếng nói riêng ấy là những cái rất đặc biệt của một nghệ sĩ và không thể tìm
thấỷ ở bất kì một người nào khác ''(Tuôcgiơ nep)
10. Tô Hoài :''Trong sáng tác, bất cứ bắt chước nhỏ nào, bắt chước thô kệch hay bắt chước khéo đều ngượng
ngiụ, trống rỗng và bao giờ cũng thất bại. Bắt chước khéo đến đâu cũng chỉ là sự đội lốt"
11. Trong cuốn Trò chuyện với các bạn thơ trẻ, thi si Xuân Diệu đã khẳng định: "Sáng tác thơ là một việc do cá
nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể. Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh để nói cái to tát
của xã hội, cái tốt đẹp của chế độ, để tránh cái khô khan, nhạt nhẽo, anh phải có cá tính, anh phải trau dồi cái độc
đáo mà công chúng rất đòi hỏi. Nhưng đồng thời anh phải đấu tranh để cái sự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng
chủ nghĩa" (NXB Văn học H.1961, tr.8)
12. Trong tập tiểuluận Trang giấy trước đèn (NXB Khoa học xã hội, 1994, tr.139, Nguyễn Minh Châu có viết đại
ý:Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công vệc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ
bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường; để bênh vực cho những con người không còn được ai bênh vực.
13. "… Sự thành thực mới là cái then chốt của nhà nghệ sĩ. Muốn viết một tác phẩm bất hủ, một tác phẩm mà
giá trị không theo thời, ta phải để hết nỗi rung động trong tác phẩm đó… Bởi vì tài năng không phải ở các xếp đặt
các câu văn, xếp đặt cốt truyện cho có mạch lạc; cái thực tài của nhà văn nguồn gốc ở chình tâm hồn nhà văn; một
nghệ sĩ phải có một tâm hồn phong phú, những tình cảm dồi dào. Nếu không, nghệ sĩ đó chỉ là thợ văn khéo mà
thôi".
Thơ
1. Vũ Minh Châu cho rằng:" Thơ khởi phát từ cuộc đời, vượt lên bằng tầm nhìn và đọng lại nhờ tấm lòng người
viết".
2. Bạch Cư Dị từng nói:"Cái gọi là thơ thì cảm hoá nhân tâm bằng tình cảm. Không thể bằng đầu, bằng cái gì
khác ngoài ngôn ngữ. Không có gì thân thiết bằng thanh âm. Không có gì sâu sắc bằng nghĩa lý. Gốc của thơ là tình
cảm, lá của thơ là ngôn ngữ, hoa của thơ là thanh âm, quả của thơ là nghĩa lý ".
3. Tố Hữu :'' Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống''
4. Thanh Tịnh ''Thơ là tinh hoa, là chất cô đọng của trí tuệ, của cảm xúc ''
5. Lưu Trọng Lư: ''Thơ tất nhiên không phải là văn xuôi. Thơ là sự sống tập trung cao độ, là cái lõi của cuộc
sống, phải đào phải xới, phải chắt, phải lọc mới ra thơ được''.
6. Ngô Thì Nhậm ''Thơ không phải là toà lâu đài mà là cái bóng của toà lâu đài dưới nước"
7. Platôn gọi là ''Thần hứng ''
8. Đecgiavin lại cho rằng:'' Ngọn lửa thần''
9. Rôbephlôp :'' Thơ khởi đầu băng niềm thích thú và kết thúc là đem lại sự khôn ngoan ''
10. Các Mác :''Thơ là niềm vui cao cả nhất mà loài người tạo ra cho mình''
11. Tố Hữu :''Thơ là chuyện đồng điệu, là sự cảm thông chung dựa trên cơ sở đồngý, đồng chí, đồng tình"
12. Lê Quí Đôn :''Ta thường cho làm thơ có ba điều chính: Một là tình, hai là cảnh, ba là sự ''
13. Hà Minh Đức: ''Thơ là những sợi dây tình cảm thương mến ràng buộc con người ,thơ đi bằng con đường
ngắn nhất đến trái tim và để lại ở đó những dấu vét không phai nhạt được ''
''Thơ không chỉ biểu hiện cuộc sống như nó vốn có .Thơ có nhiều thuận lợi hơn các thể loại khác để biểu hiện
cuộc sống như nó sẽ có hoặc cần phải có ''
14. Nguyên Ngọc "Không có cuộc sống thì không có thơ. Nhà thơ là những con ong hút nhuỵ từ những bông hoa
cuộc sống để làm nên thơ. Không có những chuyến bay xa đem về hương phấn cuộc đời thì ong mãi mãi không thể tự
mình tạo nên mật ngọt ''
15. Piere Ga mac ca: ''Thơ ca là sự sáng tạo của sáng tạo ''
16. Apôly :''Luôn luôn đi về phía trước, thơ ca đối lập với mọi sự im lặng bảo thủ và tăm tối, thơ ca là ánh sáng,
là sự phát hiện, là tương lai. Bởi vậy, thơ ca và sáng tạo chỉ là một ''
17. Nêcraxôp:''Thơ ca là vinh dự của sự sáng tạo có thể có được của con người”
18. Maiacôpxki:''Chỉ những người sáng tạo ra qui tắc thơ ca mới là thi sĩ ''
19. Trần Đình Sử:'' Thơ ca là nghệ thuật, bản chất của nghệ thuật là sáng tạo, bởi vậy thơ ca là sáng tạo "
20. ăngrêjdơ:''Một nhà thơ chân chính là một nhà pháp thuật về ngôn ngữ và vận dụng hình ảnh''
21. Pôn clêbe: ''Thơ ca là kết cấu,nhờ kết cấu mà thơ ca mang lại cho lỗ tai người nghe niềm vui và sự thích thú
riêng ''
22. Bàn về thơ Hoài Thanh khẳng định: "…Từ bao giờ đến bây giờ, từ Hômerơ đến Kinh Thi, đến ca dao Việt
Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó
sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế". (Hoài Thanh, Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam - NXB Văn học tái
bản năm 1988, tr.95)
23. Bàn về thơ nhà phê bình văn học V.Biêlinxki (1811 - 1848) viết: "Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là
nghệ thuật".
24. Trong một buổi gặp gỡ và trò chuyện với nữ thi sĩ Pháp … nhà thơ Tố Hữu có phát biểu một số quan điểm
của mình về thơ:"Thơ là cái đó, sự im lặng, giữa các từ. Nếu người ta lắng nghe sự im lặng đó thì có những tiếng dội
rất đa dạng và rất tinh tế ".
25. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết những lời bàn như sau về thơ tứ tuyệt:"Thơ tứ tuyệt hình thức đã rất bé
mà nội dung lại bé nốt thì nó còn gì? Nó sẽ bị lọt thỏm giữa bao nhiêu ngôn từ chữ nghĩa ầm ĩ khác. Bắt buộc nó
phải bé hạt tiêu theo qui luật nghịch: hình thức càng bé, nội dung càng lớn. Nói như cách nói bây giờ, bằng số chữ ít
nhất, nó phải đem đến khối lượng thông tin nhiều nhất.
Người làm thơ tứ tuyệt thường có tâm lý ỉm đi hay viết ra, nói hay là không nói? - Thôi thì nói vài câu. Trong vài
câu ấy phải gói ghém chất chứa bao nhiêu điều. Nếu người nói đã gói lại, mà người đọc lai không mở ra, thì còn gì
là thơ tứ tuyệt".
(Trích từ Đọc Nhật Kí Trong Tù, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội,1977)
26, Nhà thơ Chế Lan Viên có nói: "Thực ra làm thơ chính là nói, là viết về cái điều toả ra trước thực tế, chứ
không phải chỉ bằng bản thân thực tế". (Hà Minh Đức ghi - Nhà văn nói về tác phẩm - NXX Văn học H.1998)
17, "Theo tôi nghĩ , thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình . Nhưng nó khác với cái cụ thể của
văn. Cũng mọc lên từ cái đống tài liệu thực tế. Nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao lao,
từ một cái điểm nhất định mà nó mở ra được một cái diện không gian thời gian trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng
sứ điệp ".
Nguyễn Tuân đã phát biểu như thế trong một bài viết nổi tiếng về thi sĩ Tú Xương.
18. Hẳn không ai có thể phản đối Tố Hữu khi nhà thơ nói trong Câu chuyện về thơ: "Thơ là tấm gương của tâm
hồn, thơ cũng như con người…"
19. Nhận xét về thơ, một nhà thơ Pháp Đôpnhixiki viết: “Với việc sáng tạo thơ người ta hoàn toàn như nhảy xuống
một con sông rộng mà chưa biết cửa sông ở nơi đâu. Nhưng cũng như số phận của những con sông là chảy ra biển,
số phận của bài thơ là chảy đến với con người”.
Quan niệm về thơ từ chính các nhà thơ.
1. Mỗi con trai nhả ngọc một lần thôi
Viên ngọc đầu tiên cũng là viên sau chót
Không như ta sau viên ngọc sau cùng làm viên thứ nhất
Đây là nỗi đau và hạnh phúc của con người.(Chế Lan Viên)
2. Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
Mỗi hồn thơ đều dính não cân ta
Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt
Như mê man chết điếng cả làn da.( Hàn Mặc Tử )
3.Muốn cho loài thi sĩ làm trọn nhiệm vụ ở thế gian này, nghĩa là tạo ra những tác phẩm tuyệt diệu, lưu danh lại muôn
đời, Người bắt chúng phải mua bằng giá máu, luôn luôn có một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình: “Không rên xiết
là thơ vô nghĩa lý” ( Quan niệm thơ - Hàn mặc Tử )
4.Đôi khi, trong buổi tối có một khuôn mặt
Nhìn thấu chúng ta từ đáy một tấm gương
Nghệ thuật chắc hẳn là tấm gương
Cho ta thấy trong đấy là khuôn mặt.( Jorge luis borges )
5.Thơ là chữ nghĩa cũng không là chữ nghĩa, là ý thức mà không phải ý thức, là vô thức mà không hẳn vô thức. Thơ đúng
nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ. (Thanh Thảo )
6.Thơ đích thực không nhằm giáo dục ai, cải tạo ai, nhưng nó lại giúp thanh lọc tâm hồn con người". Thơ còn là "đôi
nạng" giúp người tàn tật "đứng dậy, bước đến với mọi người, là đôi bàn tay chìa ra với mọi người. (Thanh Thảo)
7.“Thơ là tiếng gọi đàn, là sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu của những con người lao động, phấn đấu, suy
nghĩ, yêu thương trong cái phần cao nhất, sâu nhất của họ tức là tâm trí.” ( Xuân Diệu )
8.“Một bài thơ hay là một sinh vật có cơ thể. Mỗi câu mỗi chữ đứng ở đâu đều có lý do. Cái kỹ thuật trong hàng thơ
nghiêm như những người lính đứng trong quân ngũ. Đổi đi một câu một chữ là sai cả gan phổi của bài thơ, bài thơ lệch
lạc, ngã xiêu” (Xuân Diệu )
9.Ôi trời xanh – xin trả cho vô tận
Trời không xanh trong đáy mắt em xanh
Và trong em không thể còn anh
Nếu ngày mai em không làm thơ nữa!(Xuân Quỳnh)
10. Giữa tàn bạo hư vô, giữa đấu tranh khốc liệt
Thơ phải dạy ta nhìn bằng con mắt thật
(Lưu Quang Vũ )
14.Thơ không phải là chứng minh
Không phải hào quang phản chiếu của tấm gương
Thơ là bó đuốc đốt thiêu, là bàn tay thắp lửa
Thơ sinh sự với cuộc đời, không cho ai dừng bước cả( Lưu Quang Vũ )
15. Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi động chạm tới cuộc sống (...) văn xuôi lôi cuốn người
như dòng nước, đưa ta đi từ điểm này qua điểm khác. Thơ chỉ chọn ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể
động lên theo. Thơ là tổng hợp, kết tinh. Văn xuôi cho phép không hoàn toàn, nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏ sự toàn
bích. (Nguyễn Đình Thi)
16.Thơ phải súc tích, phải rắc lại như một thứ thuốc nấu nhiều lần. Những sự vật thường vẫn nhạt vẫn loãng, thi sĩ đem
kết đọng lại, tụ lại làm nên những câu thơ đậm đà, tài liệu thì vẫn lấy trong đời thường, trong cuộc sống hàng ngày,
trong những sự rung động của trái tim, của xương thịt nhưng khi đã đem vào thơ thì tài liệu biến đi và thành ngọc châu.
(Xuân Diệu )
17.Mỗi nhà thơ viết câu thơ theo số phận của mình, chẳng bắt chước ai.
Tôi học phong cách đất ngoài vườn, mùa đến lại sinh sôi,
Mặc kệ ai đấy là hoả diệm sơn phun lửa,
Viết câu thơ ở thế đà đao, ở thế vu hồi.(Chế Lan Viên)
18.“Thực trong thơ là tìm được những hình ảnh sống, những hình ảnh có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc”; khi
“mỗi giọt nắng, mỗi chiếc lá tự nhiên mà vào trong lòng, để rồi động sâu đến tư tưởng và tình cảm. Trong việc làm thơ
bấy giờ, hình ảnh tự nhiên hiện lên trước nhất”. “Những hình ảnh còn tươi nguyên mà nhà thơ tìm thấy, bao giờ cũng
mới mẻ, đột ngột lạ lùng”. “Hình ảnh của thơ vừa làm ta ngạc nhiên, vừa đã quen với chúng ta tự bao giờ” (Nguyễn Đình
Thi )
19.Không người làm thơ nào không phải trải qua những cơn tuyệt vọng muốn quẳng bút đi làm nghề khác cho nó khỏe.
Nhưng thơ là một nghiệp, một tình yêu đắm đuối (Lê Đạt)
20.Con đường thơ gồm nhiều con đường riêng rất khác nhau của từng người. Không có đại lộ chung một chiều cho tất
cả. Ta có thể nói con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ”.(Lê Đạt)

“Xuân Diệu nghĩ về thơ”


Xuân Diệu chỉ có “lặng chuồi theo dòng cảm xúc” thôi ư? Không phải đâu. Đúng là thi sĩ đã như
thế rất nhiều lần, với kết quả thật tốt đẹp cho nghệ thuật thơ. Nhưng ngoài ra, người còn những lần lặng
chuồi theo một loại dòng khác, trầm tư về nghệ phẩm và sáng tạo, với kết quả cũng đầy giá trị.
Nghĩ về thơ… Nếu người nghĩ là một nhà thơ, thì hẳn điển hình cái tập hợp những đề tài người ấy chọn
nghĩ nó có liên hệ mật thiết với cái tập hợp thơ mà người ấy đã sáng tác. Quả thực, đọc những nhận thức
thơ sâu sắc của Xuân Diệu, ta dễ nhớ ngay đến Thơ thơ, Gửi hương cho gió và các thi phẩm thời sau
Bùi Xuân Phái có lần viết: “Tôi nghĩ rằng không phải là cứ hùng hục vẽ là tốt mà còn phải năng
suy nghĩ đến nghệ thuật”.(1) Dĩ nhiên thơ cũng y như thế. Thơ rồi nghĩ trước khi thơ nữa thì tốt cho thơ
hơn.
Sau đây là một số nghĩ ngợi của Xuân Diệu mà chắc chắn đã có giúp cho trong một cõi thơ “vĩnh viễn
chim ca, vĩnh viễn nắng cười”, giúp cho một “cây thơ mãi mãi xanh tươi” đến tận những đóa hoa cuối
cùng.
“Một trứ tác nghệ thuật lớn (...) bản thân (...) là sự sống”. Người sáng tạo nghệ phẩm thì cũng như
Chúa sáng tạo người. Ðâu phải chỉ nặn cục đất, mà còn phải hà hơi, thì cái tượng ấy nó mới thành ông
A-đam. Hà được hơi mình vào tượng, không phải chuyện dễ. Cho nên không phải nghệ phẩm nào cũng
là sự sống, mà chỉ một số rất ít thôi.
“Trong một tác phẩm cái cần trước hết là cuộc sống Tuy nhiên muốn có tác phẩm hay thì còn phải
biết đến nghệ thuật. Tự nó (tức nghệ thuật), nó không là cái gì hết nếu không có cuộc sống. Nhưng khi
đã có (cuộc sống) mà không có (nghệ thuật) thì đó là chất cuộc sống ở ngoài đời nào phải đâu là chất
cuộc sống trong bài văn”. Người viết ở giữa, cuộc sống đi vào, bài văn đi ra. Nếu bài văn y như cuộc
sống, người viết rỗng như cái ống! Nếu anh không rỗng mà có một tâm hồn thì cái ra sẽ khác cái vào.
Tất nhiên có tâm hồn mà không có cái gì vào thì không thể có cái gì ra.
“Thực tế phong phú, ngồn ngộn, mạnh mẽ đến đâu cũng chỉ mới là quặng quý, phải đem tất cả bỏ
vào trong tâm trí mình mà nhào luyện lại, tái tạo. Không nên thần bí hóa “thơ là tiếng nói của thần
linh”, cũng không nên tầm thường hóa coi là một sự phô phang những tài liệu đã lấy được như khoe
những “pô” ảnh chụp được”. Thực tế gây ấn tượng nơi lòng người. Rồi ấn tượng “hiện hình” thành
nghệ phẩm. À, nhưng mà không phải luôn luôn thế đâu. Thực ra ít khi lắm. Chỉ trong trường hợp những
người có năng khiếu sáng tạo nghệ thuật thôi. Họ không phải thần linh, nhưng cũng không phải là
“người thường”.
“Cuối cùng của thơ là lẽ đời, là chuyện sống, là lòng yêu. Bạn muốn làm thơ, bạn muốn làm thơ
hay, mà bạn yêu cuộc sống như thế nào? Yêu qua loa, cảm xúc cạn như đĩa đèn, thì thơ không thể hay
được. Cái phải bồi dưỡng trước nhất là tình cảm (...) phải có cái hồn”. Yêu đời hay chán đời đều có thể
nên thơ hay, miễn là cảm xúc sâu như giếng. Không chỉ riêng làm nghệ thuật, bất cứ làm gì mà hờ hững
thì cũng không thể nên hay. Cũng có ngoại lệ: mua vé số hờ hững vẫn có thể trúng độc đắc.
“Cảm xúc của nhà thơ thì nhất định không được già mà phải trẻ luôn luôn. Cái trẻ luôn luôn của
cảm xúc, của yêu thương, chính là lực của (sáng tác) đó (...) Xúc cảm gắn liền (...) với cơ thể; bởi vậy
nên phải đề phòng với tuổi tác, và bởi vậy nhà thơ phải chăm sóc cho sự nhạy bén lâu dài của xúc cảm
ngay trong khi nó hãy còn tràn đầy (...) nhà thơ có thể vô tâm với sức xúc cảm của mình được sao? Cứ
để cho nó tự nhiên nhi nhiên sớm nở tối tàn hay sao? (...) Nhà thơ nhận thức được, tự giác được về sức
trẻ của (thơ) mình, thì có thể đẩy lùi được sự tàn phai và chọc thủng được sự bao vây của tạo vật. “Hãy
nhìn đời bằng đôi mắt xanh non, hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo, hãy để cho bà nói má thơm của
cháu, hãy nghe tuổi trẻ ca ngợi tình yêu…”. Nhà thơ đừng đứng yên chỗ để bị động với tuổi mà phải tìm
chỗ đứng di động thế nào để cho sự vật lồ lộ cái góc độ nào có lợi nhất, trẻ nhất, đẹp nhất của nó”.
Xuân Diệu không chỉ nói, mà hăng hái “nêu gương”: đọc những dòng tình tứ, đầy đam mê trong “Đứng
chờ em”, “Dấu nằm” v.v., ai ngờ tác giả thơ đã ngoại lục tuần! Nhớ “Ẩm tửu khán mẫu đơn” của Lưu
Vũ Tích. Nhà thơ Trung Quốc đời Đường ấy ngắm hoa đẹp cao hứng uống hơi nhiều rượu, rồi ngại hoa
lên tiếng bảo “Không nở cho người già”. Thiết tưởng nghệ sĩ già nên như Xuân Diệu, chớ ngại. Mình
yêu hoa, bất kể hoa gì, là vì nghệ thuật. Yêu để có cảm xúc chân thành, mãnh liệt mà sáng tạo cho thành
công. Yêu hoa vì thơ vì tranh vì nhạc... Còn hoa có yêu được mình hay không là chuyện khác. “Đẩy lùi
được sự tàn phai và chọc thủng được sự bao vây của tạo vật”... Phát biểu sôi nổi quá. Không chỉ trong
thơ mà ngay cả trong tâm sự về làm thơ, Xuân Diệu cũng nêu gương!
“Nghệ thuật luôn luôn là một thế quân bình linh động: quân bình giữa cái mới và cái bền, giữa cái
tự do và cái gò bó. Nghệ thuật (...) sống nhờ mâu thuẫn mà chết trong sự (...) nhác lười”. Từ khi dân tộc
Việt Nam tiếp xúc với văn hóa Tây phương, trong mọi sinh hoạt chứ không chỉ riêng làm nghệ thuật,
một vấn đề “quân bình linh động” luôn luôn đặt ra: đâu là biên giới giữa tiếp thu tự chủ và bắt chước nô
lệ? Đứng ở bên này và sát biên giới là tiếp thu tự chủ ở mức cao nhất, học được nhiều cái hay nhất mà
vẫn là mình. Quá bước sang bên kia là bắt đầu thành... nô lệ. “Nhác lười” sẽ dần chết khô. Còn ngược
lại thì... chết ướt, nghĩa là xác tươi rói đấy nhưng bên trong hồn Việt đã đi rồi.
Không lấy hiện thực làm nền tảng của nghệ thuật thì chẳng ai muốn nghe, muốn gần cái trò chơi
trống rỗng của những kẻ nhàn cư, nhưng không có cái tinh thần lãng mạn nhào nặn vào thì nghệ thuật
ngột ngạt, khô khan, không có cánh!”. Làm nghệ thuật cần phải “nhào nặn” hiện thực... Tức vo tròn bóp
méo, xuyên tạc hiện thực! Thì sao? Đừng tưởng làm khoa học không xuyên tạc. Kìa mặt trăng. Nhà thơ
dùng tâm hồn mình vẽ vời thêm thắt cho nó nên “vú mộng”. Nhà khoa học dùng trí óc mình đơn giản
hóa nó thành... cục đất. Tưởng trăng không vú, mà cũng chẳng đất! Không đừng được, làm là xuyên tạc.
Vậy chỉ cần lo xuyên tạc thế nào cho có kết quả. Làm thơ, hãy để cái “tinh thần lãng mạn” nó tha hồ
nhào nặn cho đến khi thơ “thoáng, ướt và có cánh”!
“Tác phẩm nghệ thuật là một sản phẩm rất cá thể hóa, không thể họp những đầu, mình, tay, chân
đẹp ở nhiều nơi để thành một con người đẹp được”. Chắc chắn không lâu lắm nữa, ra đường ta sẽ gặp
những “người” mà ta cứ tưởng là người, trong khi đó thực ra là máy! Có máy giống hệt người, có lời
giống hệt thơ... Thưởng thức nhầm một bài thơ lắp ráp giống như yêu nhầm một người máy.
“Mọi lý thuyết đều màu xám, và cây đời vĩnh viễn xanh tươi / Vĩnh viễn chim ca, vĩnh viễn nắng
cười / Vĩnh viễn anh yêu em, như yêu sự thật / Và cây đời mãi mãi xanh tươi / Mãi mãi em ơi / Cây đời
trĩu trái / Gió trong lá mùa thu rồi trở lại / Rì rào đôi ta tình ái muôn đời / Trong mắt đen em mãi mãi
ánh trời / Ngời qua một sợi tóc buông rũ trán / Mãi mãi môi em nhụy đời vô hạn / Và cây đời ôi! sáng
lạn xanh tươi”. Mọi lý thuyết đều đầy khái niệm. Khái niệm là thực tại sau khi đã đi qua trí óc ta. Thực
tại vốn sống động, nhưng trí óc ta lọc hết chất sống, cho nên mọi khái niệm đều cứng đờ. Nếu trông “cây
đời” mà ta không nghĩ gì hết, chỉ tập trung cảm, thì trong ta sẽ có một cái gì đó cũng “mãi mãi xanh
tươi”...
“Chúng ta yêu cái thật đẹp, yêu cái đẹp thẳng cánh thẳng tay, yêu cái đẹp được diễn tả với một
khiếu thẩm mỹ chắc chắn và đồng thời chúng ta rất sợ cái đèm đẹp...”. “Khiếu thẩm mỹ chắc chắn” mấy
ai có, nên đèm đẹp bao giờ cũng nhiều hơn hẳn đẹp. Vốn cái ít luôn nổi bật, bây giờ nó bị lẫn vào cái
nhiều. Bây giờ muốn gặp cái “thẳng cánh thẳng tay”, phải xông pha giữa hằng hà sa số cái “rất sợ”.
“(Phải) làm thơ vì sự thúc đẩy bên trong, vì nhu cầu của tâm hồn. Thắt lại đến cùng vẫn phải có cái
động cơ ấy: Tôi cần làm thơ, như tôi cần yêu người yêu! Nếu ta không có cái nguyên cớ cuối cùng ấy
thì ta không làm thơ nổi (…) Khi người thi sĩ xông vào con đường thăm thẳm của thơ, họ mơ ước những
hạt ngọc Lam Điền mới đông và sáng mãi mãi”. “Tôi cần làm thơ”, không phải làm lấy có, mà làm hết
sức nhằm sáng tạo ra thơ tuyệt tác. Tốt, phải có cái mơ ngọc thì may ra mới có ngọc. Ờ nhưng tại sao ta
lại đi mơ làm được thơ hay, nhỉ? Xuân Diệu bảo vì “cái sự dứ ghê gớm: (thơ hay) sẽ sống mãi”. Nghĩa
là vì cái rất chóng “tắt” là ta muốn để lại một cái gì “sáng mãi mãi”… Bể dâu rồi, người xưa ơi. “Mãi
mãi” là trong tâm hồn, mà tâm hồn thì đang hấp hối! “Ngọc Lam Điền” đông dưới mắt thờ ơ, rồi sẽ thôi
đông.
“Việc sản xuất thơ không thể bảo đảm chất lượng đều luôn như sản xuất ở nhà máy. Làm được
mười bài thơ hay hoặc khá, đến bài thơ thứ mười một vẫn cứ có thể dở. Hai mươi năm thơ nở như hoa
tươi và ướt, đến năm thứ hai mươi mốt thơ có thể gạn (gạo?), khô!...”. Đại khái, giống như đẻ con với
làm bánh bít-quy. Mỗi con mỗi khác, bánh nào cũng y như bánh nào.
“Cá nhân (...) rất quan yếu. Văn nghệ không phải cứ mãi là phong trào mà được; văn nghệ không
chịu được cái sàn sàn. Phải có những tài năng, những thiên tài (...) những thiên tài này do quần chúng,
do phong trào đẻ ra, nhưng (...) cất lên những tiếng hát thật đặc biệt, thật cá tính, thật bản sắc”. Mỗi
phong trào văn nghệ nó như một cái cây hoa mới. Phải liệu đơm hoa, chứ không thể cứ toàn lá mãi! Hoa
văn nghệ cũng như hoa thật, không giống lá. Hoa văn nghệ, ngoài ra, còn không giống nhau: chẳng hạn
cùng nở trên cây Thơ Mới, nhưng đóa Xuân không giống đóa Huy, đóa Chế…
“Trong văn học nghệ thuật, chúng ta phải thực hiện cho thành một quy luật cái câu “càng già càng
dẻo càng dai”; mặt khác, chúng ta cũng hướng về những bạn làm thơ trẻ để tìm những tài năng mới
khơi ra được những dòng suối xuân trong xứ thơ, đem đến những giọng điệu mới mẻ. Là vì ở trong tuổi
bắt đầu cuộc đời, người ta có trăm nghìn cảm xúc mới lạ, người ta có cái sức trẻ rất cần thiết cho
thơ...”. Xuân Diệu “trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ” mà như ôn chuyện chính mình: vừa tiếp xúc sơ
sơ với cuộc sống, ông đã nẩy ngay “trăm nghìn cảm xúc mới lạ”; vừa tập sáng tạo, ông đã đem đến ngay
cho thơ Việt Nam một “giọng điệu mới mẻ” có sức hấp dẫn lâu dài. Nhưng như ông là hết sức ngoại lệ.
Lệ là, phải từng trải cuộc sống, phải lăn lộn với việc làm thơ, thì thơ may ra mới nên hay. Không phải
càng trải càng lăn càng hay. Có khi trải quá hóa chua, đắng, chai đờ…, lăn quá hóa máy móc. Thơ hay
nhất ra đời khi nhà thơ vừa cảm xúc đậm đà, đằm thắm, vừa chưa thành dây chuyền lắp ráp chữ nghĩa.
Trẻ là tương lai. Ta nên hướng về những bạn trẻ nhưng chớ nên tán thưởng họ dễ dãi quá, kẻo khiến thơ
không có tương lai. (Trong tình hình văn hóa diễn biến hiện nay, đằng nào thơ cũng không có tương
lai!)
“Trong văn nghệ, trong thơ phải chân, nghĩa là mình có bao nhiêu tâm hồn thì viết bấy nhiêu, đừng
gắng hơi, đừng cố mượn hơi ở đâu người khác mà thổi cái bong bóng của mình; phải chân chứ đừng
định lừa người đọc, phải chân như cái hương tự nhiên của tâm hồn”. Khoảng cuối thập kỷ 1950, đầu
thập kỷ 1960, ở Miền Nam có ví dụ đáng chú ý. Thi sĩ nổi tiếng ấy thực ra khác hẳn Tây. Thế mà tự ép
mình suy tư y hệt như thanh niên Tây bấy giờ đang suy tư, rồi đem cái nội dung thiếu hẳn chân thành ra
làm thơ. Kết quả nghệ thuật dĩ nhiên thê thảm. Ờ, nhưng mà tại sao hồn phải thật thì xác mới có thể đẹp,
nhỉ? Chắc Thật, Tốt, Đẹp là một, như có người đã nghĩ.
“Thơ không phải chỉ là một nội dung tư tưởng, tình cảm, thơ còn là cái thần của ngôn ngữ nữa” .
Không phải ngôn ngữ nào cũng nhiều “thần” như ngôn ngữ nào. Lời tiếng Việt gồm những từ rất gợi
cảm được gắn bó tự nhiên, hữu cơ, thành một toàn thể liền lạc, giống như một sinh vật. Lời tiếng Tây
gồm những từ gần như trơ trơ được lắp ráp lại với nhau theo một ngữ pháp cứng nhắc, thành một tập
hợp bộ phận, giống như một cái máy.(2) Tuy khi làm thơ, Tây có linh động phần nào cách lắp từ, nhưng
kết quả thường cơ bản vẫn “chỉ là một nội dung” thôi. Oái ăm, chính nhờ đó “thơ” Tây có thể được dễ
dàng “chuyển” qua đủ thứ ngôn ngữ khác cho cả thế giới đua nhau trầm trồ!
“Người nghệ sĩ (...) cần tu dưỡng cái khả năng biểu hiện lại sự sống”. Vào là “sự sống” mà mọi
người đều thấy, ra là một “sự sống” khác mà chưa ai từng thấy, đó không phải một diễn biến tất yếu. Cái
tâm hồn của người nghệ sĩ nó phải làm việc cho giỏi thì mới… Tay nghề cần được trau dồi, bất cứ nghề
nào.
“Nhà thơ mang nhược điểm của mình như một cây đàn mang hạn chế của nó: đàn nguyệt gảy bằng
ngón tay: tiếng tròn, đàn nhị kéo bằng vĩ tơ: tiếng dài, nguyệt không réo rắt xé không gian được như
nhị, nhị không thánh thót “mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân” được như nguyệt; vấn đề ở chỗ: nguyệt hay
đến độ cao nào? nhị hay đến đỉnh chót nào?”. Đàn nhiều loại. Nhà thơ càng nhiều loại: mỗi nhà thơ là
một loại! Có loại Thiều, loại Điểm, loại Du, loại Trứ, loại Quát, loại Khuyến, loại Xương, loại Hiếu, loại
Xuân, loại Huy, loại Bính, loại Chế v.v. Bất cứ loại nào cũng vừa “không (...) được như” bất cứ loại nào
khác, lại vừa có cái hay riêng không loại nào khác có được. Hành trình sáng tạo nghệ thuật là cố đi cho
đến cái “đỉnh chót” của “cây đàn” mình. Chẳng hạn, “con chim đến từ núi lạ”(3) có một lối hót riêng
chưa ai từng nghe, nó đã cứ thế mà “dào dạt với âm thanh” suốt đời, để lại cho ta những “tiếng lòng” say
sưa chót vót!
Đàn nào chả có hạn chế
Đừng ôm nguyệt mà réo rắt
Hay kéo nhị cho thành giọt!
Sáng tạo
Là cố đi
Sao cho đến đỉnh mình.

Truyện ngắn
1.Truyên ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của nó bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống : đời
tư, thế sự, hay sử thi. Cái độc đáo của nó là ngắn thường hướng tới việc khắc hoạ một hiện tượng ,phát hiện một nét
bản chất trong quan hệ nhân sinh trong đời sống tâm hồn con người. Truyện ít nhân vật ,nhân vật thường là hiện
thân cho một quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. (Từ điển thuật ngữ văn học )
Truyện ngắn tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống; một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai
đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào dó
của vấn đề xã hội . Cốt truyện thường diễn ra trong một không gian và thời gian hạn chế "(Từ điển văn học )
2. Pautôpxki:''Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn, trong đó cái không bình thường hiện ra
như một cái gì bình thường và cái gì bình thường hiện ra như một cái gì không bình thường ''
3. Gơt :''Một truyện lạ làm người ta kinh ngạc '',''Yếu tố bất bình thường đột biến''
4. Tsê khôp :''Nghệ thuật truyện ngắn là nghệ thuật cắt tỉa, tước bỏ cái gì không cần thiết ''
5. A Tônxtôi:''Truyện ngắn là một thức nghệ thuật khó viết bậc nhất. Ngắn là cái tinh anh của nhà văn, cái tinh
chất của tác phẩm''
6. Trương Hiền Lương ( Trung quốc ): ''Truyện ngắn giống như nước hoa quả cô đặc, pha thêm một chút nước ít
nhất cũng biến thành truỵện vừa, lại cho thêm ít gia vị thành truyện dài cũng không khó ''
7. Nguyễn Minh Châu :'' Chỉ trong mươi trang giấy, người viết truyện ngắn phải truyền đến cho người đọc cái
điều mà anh ta vừa khám phá thấy trong đời sống thường nhật của những người xung quanh anh ta và mươi trang
giấy ít ỏi kia sẽ sốn mãi với người đời nếu cái điều anh ta đề cập là mới mẻ ,độc đáo và thực là thân thiết đối với
đông đảo mọi người
Tôi thương hình dung truyện ngắn như mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ ,chỉ biét qua đường vân trên các khoanh
gỗ tròn tròn kia dù trăm năm sau vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc.Quả thật có một thứ kĩ thuật tinh xảo: kĩ thuật
viết truyện ngắn dồn nén tư tưởng vào trong một cái cốt truyện thật ngắn gọn ,thật tự nhien .Cho nên những người
viết truyện ngắn bậc thày đều cao tay trong kĩ thuật dựng truyện và tinh xảo trong ngôn ngữ
Chỉ cần ít trang văn xuôi mà họ có thể làm nổ tung trong tình cảm ý nghĩ bạn đọc những điều rất sâu sa và da
diết của con người. Tác giả của truyện ngắn có biệt tài chọn trong cái dòng dời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian
mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất chứa đựng ý nghĩa nhất …một khoảnh khắc cuộc sống bắt buộc con người ở vào
một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất ,cái khoẳnh khắc chứa đựng cả một
đời người, một đời nhân loại .
8. Nói về truyện ngắn ,Tô Hoài có ý kiến :''Một việc nghề nghiệp bắt ta lúc nào cũng phải long đong trên con
đường chông gai mà mỗi bước đi lên là một khấm phá mới mẻ "
9. Nguyễn Kiên :''Tôi cho rằng mỗi truyện ngắn là một trường hợp. Trong quan hệ giữa con người và đời sống có
những khoảnh khắc nào đó, một mối quan hệ nào đó được bộc lộ ''
10. Nguyên Ngọc :''Truyện ngắn vốn nhiều vẻ, có truyện viết về cả một đời người, có truyện chỉ ghi lại một giây
phút thoáng qua ''
11. Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: "Qua một nỗi lòng, một tình huống, một cảnh ngộ của một nhân vật,
nhà văn muốn đối thoại với nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề quan trọng về nhân sinh".
12. "Như thế nào thì một truyện ngắn có thể được gọi là hay?"
Một nhà văn đã tự đặt ra câu hỏi ấy và đã tự trả lời:
"Đó là một cuộc gặp gỡ giữa người viết với người đọc, một cuộc gặp gỡ phút chốc, nhưng để lại ấn tượng sâu
đậm, làm cho người ta khó quên".
2. Văn xuôi
- “Tố hữu đưa thơ chính trị đạt đến trình độ thơ rất đỗi trữ tình” (XD)
- Bó hoa lửa lộng lẫy của một đời thơ cách mạng
-“Tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục. Ngoài sự đọc ra nó chỉ là những vệt đen
trên trang giấy” Satre
-“Văn chương cũng như cánh diều , cuộc đời cho nó hình hài, sức vóc và nghệ thuật làm gió nâng cánh diều ấy
mãi mãi bay cao” TTT
-“Tài năng và tấm lòng là hai cánh chim nâng tác phẩm của anh lên đến đỉnh cao. Hai cánh chim ấy mạnh mẽ bao
nhiêu thì tác phẩm của anh sẽ bay cao và bay xa bấy nhiêu” Gamzatop
-“Cái bản tính tốt đẹp của con người ta bị những nỗi lo lắng buồn đau, ích kỉ che lấp mất” NC
-“Ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là nhà tư tưởng” Belinsky
-“Tư tưởng là linh hồn của tác phẩm văn học” Korolenco
-“thứ khí giới thanh cao đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác vừa làm
cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn” TL
-“Công việc của nhà văn là phát hiện vẻ đẹp ở nhiều chỗ không ai ngờ tới, tìm cho được cái đẹp kín đáo thường
ngày bị che lấp đi” TL
-“Người nghệ sĩ chân chính trước hết phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” Sê Khốp
- “Thơ là chuyện đồng điệu […] Thơ là tiếng nói đồng ý và đồng tình, là tiếng nói đồng chí”
-“Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” Tố Hữu
-“Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép” CLV
-“Làm người thì không nên có cái tôi nhưng làm thơ không thể không có cái tôi” Viên Mai
-“Hãy xúc động hồn thơ cho ngòi bút có thần” Ngô Thì Nhậm
-“Xung đột tạo nên tiếng kịch” Belinsky
-“Tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của nghệ thuật kịch” Hê-ghen
-“Các nhân vật hình thành là do những lời lẽ của họ và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi”(M.Gorky)
-“Đúng là thơ mới buồn, buồn nhiều” “Cái buồn của thơ mới không phải là cái buồn ủy mị, bạc nhược mà là cái
buồn của những người có tâm huyết, đau buồn vì bế tắc chưa tìm thấy lối ra” Hoài Chân
- “từ tư tưởng đến hình tượng thơ luôn luôn có sự vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai” (Nguyễn
Đăng Mạnh)
-Vũ Ngọc Phan từng nhận xét: “Xuân Diệu là người đem nhiều cái mới nhất cho thơ ca hiện đại VN”
-Theo A.. Robbe-Grillet (sinh năm 1922 nhà văn tiểu thuyết mới của Pháp) “Từ lâu cốt truyện không còn là nền
tảng của tiểu thuyết nữa”Proust (nhà văn Pháp) nhấn mạnh: “chúng (cốt truyện) tan ra để tái kết lại phục vụ cho một
kết cấu thời gian tâm lý”.
-“cách kết cấu có tính chất đột phá đã kết hợp được giữa hành động và tâm lý,giúp cho việc soi rọi và lý giải sâu
sắc tính cách nhân vật.(“Văn học Việt Nam 1900- 1945”)

TRÍCH DẪN MỚI LẠ, ĐỘC ĐÁO CHO BÀI VIẾT


1. Trong một bài viết được Japan Times dẫn, Haruki Murakami đã bộc bạch: “Những câu chuyện trong tâm hồn
chúng ta. Những câu chuyện ẩn rất sâu ở tận cùng của trái tim mỗi chúng ta và có thể đưa người ta xích lại gần
nhau, gần đến mức sát cao nhất. Khi tôi viết một tiểu thuyết, tôi đi xuống những đáy sâu tận cùng đó”.
2. Trong “Shosha”, nhà văn Do Thái đoạt giải Nobel 1978 Isaac Bashevis Singer đã bao quát được nỗi ước vọng
rất con người hướng đến hạnh phúc, tình yêu dù trên bờ vực của tận diệt.
3. Sự cô đơn của nhà văn là sự cô đơn của những cá nhân không chấp nhận sự tha hóa; sự cô đơn của những
người thường xuyên đặt câu hỏi về những thứ mà đám đông chấp nhận không suy nghĩ; sự cô đơn của kẻ thấy những
cái mà đám đông không thấy, đau những thứ mà đám đông không đau; sự cô đơn của những kẻ có nhiều sự sống
khác nhau và sống nhiều sự sống khác nhau.
4. Nhà văn Thuận: “Mỗi lần viết là một lần tôi có cảm giác như đang tấn công vào một thành trì thẩm mĩ nào đó.
Tôi thường tranh đấu hết mình, với nhịp điệu dồn dập, nhưng hầu như không theo chiến thuật có sẵn nào cả, cho đến
khi cảm thấy đối phương thấm mệt thì tôi dừng, không cần biết bản thảo dài bao nhiêu trang”.
5. Người nghệ sĩ phải tự rèn luyện mình trong sự giao lưu không ngừng với mọi kẻ khác, cái vị trí luôn luôn ở
giữa, một bên là cái đẹp anh ta không thể thiếu và bên kia là cái cộng đồng anh ta không thể dứt bỏ. Vì thế mà người
nghệ sĩ chân chính không khinh thường cái gì hết; họ buộc mình phải hiểu thay vì phán xét. Và nếu trong cuộc thế
này họ phải chọn một lập trường, thì đó chỉ thể là lập trường của một xã hội, nói lối đại ngôn theo Nietzsche, nơi sẽ
ngự trị không phải là một vị quan tòa mà là một nhà sáng tạo bằng chân tay hoặc bằng trí óc. (William Faulkner)
6. Trả lời một cuộc phỏng vấn thực hiện ngay sau khi giải Nobel 1996 được công bố, Wislawa Szymborska cho
biết bà nhìn thấy thơ ca “ở khắp nơi, ngay cả bên ngoài các bài thơ: trong văn xuôi, phim ảnh, hội họa”. Vậy mà
trong bài “Một số người thích thơ” bà đã ngần ngại không giải thích được :
...[Một số người thích thơ]
Mà thơ là gì vậy?
Bao lời giải đáp mơ hồ vẫn còn đầy ra đấy
Thế mà tôi không biết,
Tôi vẫn không biết chi
Và tôi cứ bám vào nó
Như bám cọc cứu nguy.
“Tôi không biết” chính là chiếc chìa khóa giúp bà mở cửa vào thế giới thơ ca. “... Tôi đánh giá cao câu nói
ngắn: “Tôi không biết”. Câu nói nhỏ bé nhưng nó bay với đôi cánh thần kỳ. Nó mở rộng những cuộc đời của chúng
ta để bao trùm những không gian bên trong chúng ta cũng như khoảng rộng bên ngoài, nơi Trái đất mong manh của
chúng ta đang treo lơ lửng.(...) Những nhà thơ, nếu là nhà thơ thực thụ, phải nhắc đi nhắc lại câu "tôi không biết".
Mỗi bài thơ là một nỗ lực nhằm trả lời câu phát biểu này, nhưng ngay khi vừa đặt dấu chấm hết, nhà thơ lại bắt đầu
băn khoăn, bắt đầu nhận ra rằng đó mới chỉ là thứ tạm thời, hoàn toàn chưa thật là đầy đủ. Vậy là nhà thơ lại tiếp
tục thử nghiệm, và sớm hay muộn, những kết quả liên tiếp của sự không hài lòng về bản thân mình như thế sẽ được
các nhà nghiên cứu văn học sử gom lại bằng chiếc ghim khổng lồ và gọi đó là "tác phẩm" của nhà thơ” . (Diễn từ
nhận giải Nobel của bà)
7. Một nhà tiểu thuyết không bao giờ có thể là độc giả của chính mình. (Patrick Modiano)
8. Nhưng trước trang giấy trắng mênh mông của lãng quên ấy, hẳn thiên chức của nhà tiểu thuyết chính là làm
bật dậy đôi từ đã bị xóa đi một nửa, như những tảng băng lạc trôi dạt trên mặt đại dương. (William Faulkner)
9. Tôi muốn nói với họ những gì tôi nhận ra trong cuộc sống này. Tôi không bao giờ chấp nhận vai trò của một
thẩm phán, tôi không phải là một biên niên sử lạnh lùng. Trái tim tôi luôn ở đó. (Cuộc phỏng vấn qua điện thoại với
Svetlana Alexievich, từ trụ sở Nobel)
10. Thế giới có thể mang dáng vẻ của một nơi vô vị, nhưng thật ra nó chứa rất nhiều loại quặng bí ẩn và thần bí.
Nhà văn là những người may mắn có sự khéo léo để khám phá và tinh chế thứ nguyên liệu thô ấy.
11. Giải thưởng nào cũng là của ngày hôm qua. Ngày mai tôi là một kẻ tay trắng, nếu không viết thứ gì mới.
(Nguyễn Ngọc Tư)
12. Nguyễn Ngọc Tư: “Người vẫn còn mang vết thương đã toan đi chữa vết thương cho người khác. Tôi nghĩ
nghề viết và người viết cũng đơn giản vậy: chữa lành, an ủi những vết thương của người đời để làm dịu vết thương
của chính mình”.
13. Nhìn thấy cái khác thường trong cái bình thường và trong cái khác thường nhìn thấy cái bình thường – đó là
phẩm chất của những nhà nghệ sĩ đích thực. (Paustovsky)
14. Khi cuốn tiểu thuyết Hiệp khách tài hoa Don Quixote xứ La Mancha mới xuất hiện, những độc giả đầu tiên
của nó đã chế nhạo cái kẻ mơ mộng đến mức ngông cuồng cũng như các nhân vật khác trong cuốn tiểu thuyết này.
Ngày nay chúng ta biết rằng thái độ khăng khăng của chàng kỵ sĩ mặt buồn khi chàng nhìn thấy những cối xay gió
thành ra những gã khổng lồ, và trong lối hành động có vẻ như kỳ quặc của chàng, thực ra là hình thức cao nhất của
sự đại lượng, và là một biện pháp để chống lại những đau khổ trong thế giới này với hy vọng sẽ thay đổi nó. Chính
những ý niệm của chúng ta về lý tưởng, về chủ nghĩa lý tưởng, mang đậm ý nghĩa đạo đức tích cực, chắc hẳn đã
không như chúng ta hiểu hôm nay, chắc hẳn đã không trở thành những giá trị rõ ràng và được tôn trọng, nếu chúng
đã không được nhập thể vào nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết nhờ sức thuyết phục của thiên tài Cervantes. Cũng
có thể nói như thế về nhân vật Quixote nữ nhỏ nhắn và thực dụng, Emma Bovary, người chiến đấu một cách cuồng
nhiệt để sống một đời sống huy hoàng đầy đam mê và xa xỉ mà bà được biết qua những cuốn tiểu thuyết. Như một
con bướm, bà đã đến quá gần ngọn lửa và bị nó đốt cháy.
15. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là
hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, và gắn liền với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách
nghệ thuật và làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật”. Huỳnh Như Phương cho
rằng: “quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lý của tác
phẩm”, “thế giới và con người bao giờ cũng là thế giới và con người được quan niệm”.
16. Có khi lại như chính lòng bàn tay mình phải sờ lại những góc cạnh câu viết của mình, xem lại xem nó có nên
cứ gồ ghề chân đất như thế, hay là nên gọt nó tròn trĩnh đi thì nó dễ vào lỗ tai người tiêu thụ hơn. (Nguyễn Tuân)
Giống như cách nói của Thanh Thảo về thơ “Thơ là "đôi nạng" giúp người tàn tật "đứng dậy, bước đến với mọi
người, là đôi bàn tay chìa ra với mọi người"
Xưa mua được sổ tay “Nhật kí viết văn” của Tô Hoài, mình rất tâm đắc một câu nói: “ Người viết văn cũng như
ông thầy lang, như nhà bào chế, càng sẵn đầu vị thuốc tốt trong ô càng dễ pha chế được như ý”

Charles Henry Ford đã từng phát biểu về thơ: "Thơ cũng huyền diệu như Trời", và chính Thanh Thảo cùng
nhận định, bằng kinh nghiệm sáng tác của mình, rằng: " Thơ là tiếng nói của tâm linh, tiếng nói của sự chiêm nghiệm
nhiều khi là cả đời người, của nhiều đời người". Những tập thơ có giá trị thực sự, chúng có thể là "Kinh thánh của
tâm hồn", là thứ "không thể mua và không thể bán, nhưng lại không thể thiếu cho con người". Kinh Thánh là gì? Đó
là một thứ vô cùng thiêng liêng, nơi kết tinh những tinh hoa trí tuệ, nơi hội tụ những triết lý, nơi con người có thể tìm
thấy ánh sáng dẫn lối thoát khỏi những tăm tối, giông bão của cuộc đời. Có thể thấy, thơ là một trong những thể loại
văn học có lịch sử ra đời lâu nhất, chính vì vậy mà nguồn gốc của nó bí ẩn nhất, không ai thực sự lý giải được thơ đến
từ đâu, bởi từ lâu người ta đã tin rằng thơ là “ tiếng nói của tâm linh”- thứ không dễ để cắt nghĩa rõ ràng. Thơ có thể
bất chợt, rất nhẹ nhàng, chạm tới những tầng sâu, những nơi âm thầm nhất của phận người. Cho nên Thanh Thảo rất
đề cao thiên chức của thơ, khi cho rằng: "thơ cao hơn bản năng. Đó là tiếng gọi từ một thiên năng." Giá trị vĩnh hằng
của thơ vẫn là những giá trị mang tính nhân văn, những vấn đề thuộc về con người, về nhân loại. Và cái làm nên giá
trị ấy chính là ở sự thanh lọc tâm hồn. Chính vì vậy trong quan niệm của Thanh Thảo, thơ không phải là thứ vật chất
bình thường mà là tiếng gọi của tâm linh, hơn thế nữa còn là một thứ tôn giáo mà người làm thơ, người đọc thơ nhiều
khi phải chấp nhận bi kịch để vác cây thập giá thơ bước qua những khổ nạn của cuộc đời, mới mong chạm đến bản
thể thơ. Vậy còn những người sáng tạo ra thơ, thứ Kinh Thánh của tâm hồn ấy? Trái ngược với sự đề cao thiên chức
thơ ca, Thanh Thảo lại quan niệm "Nhà thơ là con người không phải thiên thần".
Song, như thế không có nghĩa là hạ thấp giá trị của những chủ thể sáng tạo, ông chỉ không thần thánh hóa họ, vì
thần thánh hóa một người sẽ khiến người đó trở nên không thực. Mà, nhà thơ lại rất thực, là người bạn đường của
người đọc trên hành trình chiếm lĩnh thơ ca, tìm đến chân, thiện, mỹ, vậy nên dẫu họ không phải thần linh thì thơ của
họ cũng là lời của thiên thần; tức là nó đẹp, thánh thiện và thanh cao. Thơ phải là tiếng gọi từ tâm thức và thiên lương
của nhà thơ. Vì vậy quá trình sáng tạo thơ bao giờ cũng thể hiện thiên năng của nhà thơ. Đây cũng là vấn đề được
quan tâm bàn đến trong quan niệm thơ của Thanh Thảo.
Tuy nhiên, thơ có thể là tất cả, cũng có thể không là gì cả! Đề cao thiên chức của thơ, và dĩ nhiên bằng quá trình sáng
tạo nghệ thuật của mình, thi sĩ hoàn toàn có thể xác tín vào giá trị cao đẹp ấy. Song, coi trọng không có nghĩa là tuyệt đối hóa,
"Thơ khác kinh cầu. Nó không tạo ra những cơn mê tập thể. Nó không ru rín" mà nó mê hoặc con người bằng "sự thức tỉnh".
"Thơ chỉ dành cho từng người một. Và khi một người đọc thơ cho mình, là người ấy đã đồng hiện với một giáo đường. Vì vậy,
có thể coi một người đọc thơ như nghìn người đọc kinh". Thanh Thảo không quá coi trọng chức năng giáo dục của thơ, bởi lẽ
thơ mà chỉ nhắm tới giáo dục, cải tạo là thơ không đích thực. Vì "Thơ đích thực không nhằm giáo dục cải tạo ai, nhưng nó lại
giúp thanh lọc tâm hồn con người". Nhà thơ Lê Đạt cũng từng cho rằng: " Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng
trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng thiện những vùng trời tốt đẹp hơn, nhân tính
hơn...". Thơ không lớn tiếng rao giảng bất kỳ một bài học nào, thế nhưng vẫn lặng lẽ, từ từ thực hiện thiên chức của mình bằng
cách tự nhiên như thế… Và có lẽ, đó mới là con đường chân chính của thi ca trong hành trình trở thành Kinh Thánh của tâm
hồn con người chăng?
Trong diễn văn nhận giải Nô-ben Văn học tháng 12 năm 1960, tại viện Hàn lâm Thuỵ Điển, nhà thơ Pháp Saint-
Jonh-Perse khẳng định: Thi nhân hiện hữu ở con người thời tiền sử và vẫn hiện hữu ở con người thời nguyên tử.
Nó là thành phần bất phân với con người.
Học giả Trần Ngọc Cư ở mục Thông tin từ Hoa Kỳ (Tạp chí Nhà văn – tháng 3 năm 2007) lại cho rằng : Thi ca
được thiết kế cho một thời đại trong đó người ta có đủ nhàn tảng và đam mê để trau chuốt, nâng niu, nhâm
nhi từng con chữ mà nhiên hậu đã đưa nghệ thuật này đến dạng thức cao nhất của văn viết. Thi ca đã làm xong
vai trò lịch sử của nó và đang đi vào màn đêm của dĩ vãng.

NHỮNG CÂU VĂN ẤN TƯỢNG CỦA OLGA TOKARCZUK TRONG DIỄN TỪ NOBEL 2018
Nobel Văn Học là một giải thưởng danh giá được Viện Hàn lâm Văn học Thụy Điển trao tặng cho các nhà văn
trên toàn thế giới có sự nghiệp hoặc một số tác phẩm nổi bật có tầm ảnh hưởng trong giới văn học. Năm 2018, giải
thưởng này thuộc về Olga Tokarczuk - một nhà văn, nhà hoạt động, nhà thơ và nhà tâm lý học người Ba Lan, bà được
mệnh danh là một trong những tác giả được giới phê bình đánh giá cao và thành công nhất trong thế hệ của bà ở Ba
Lan.
𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐜𝐚̂𝐮 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐤𝐞̂̉ 𝐤𝐡𝐢 𝐯𝐢𝐞̂́𝐭 𝐋𝐋𝐕𝐇 ]
Những câu chuyện dưới đây về những trải nghiệm của nhà văn trong hoạt động sáng tạo, về chuyện đời tư,
chuyện được kể trong sách vở...
Charlotte Delbo, một nữ tù nhân bị giam trong xà lim của Đức Quốc xã đã lén lút đọc các tác phẩm văn học do
người bạn tù thả xuống từ cửa sổ. Trong những năm tháng tồi tệ ấy, Delbo nhận ra: “Những nhân vật do nhà văn sáng
tạo nên còn thật hơn cả những con người bằng máu thịt, vì họ vô tận. Cho nên họ là bạn, là người đồng hành của tôi,
là kẻ mà nhờ đó chúng ta liên hệ với người khác trong móc xích nhân loại và móc xích lịch sử”. Đứng trước thử thách
tột đỉnh, Charlotte Delbo phát hiện ra rằng các nhân vật trong sách vở có thể trở thành những người bạn đồng hành
khả tín, văn chương đồng hành với con người ấy trong những giây phút khó khăn nhất của cuộc đời.
=> áp dụng khi viết về chức năng văn chương, điều kì diệu văn chương đem lại.
Nguyễn Ngọc Tư chia sẻ rằng bà thường đọc sách trong sự ồn ào với những tiếng nói vang lên, và không chút
dễ chịu, khi đó là những lời thẳng thắn. Rằng: "Lúc mi chưa sinh ra thì những Honoré de Balzac, Franz Kafka,
William Faulkner, Heinrich Boll, Patrick White, Gabriel García Márquez... đã vĩ đại rồi, và những trường phái văn
chương đã định hình, hoàn thiện khi mi tập đi bên những hố bom. Văn chương thế giới đã rực rỡ trước khi mi trở
thành đốm lửa".
"Sống và viết trong cộng đồng ngôn ngữ nhỏ bé, không phải trung tâm thế giới, ai sẽ nhìn thấy ánh sáng của mi?".
"Con đường mà mi tưởng mình là người đầu tiên bước vào, đã có người đi rất nhiều năm trước, và mi chỉ đang
giẫm lên những dấu chân có sẵn. Mi tới nơi khi họ đã xong việc, đã rời đi".
=> Câu chuyện về sự sáng tạo, phong cách
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng chia sẻ câu chuyện ấu thơ đã tạo ra nguồn cảm hứng mãnh liệt để ông “sống
và viết”. Trong đó ông tin mọi trẻ em trên thế giới đều thích nghe kể chuyện. Và bắt đầu hoài niệm: “Tôi nhớ ở vào
cái tuổi chưa biết đọc, anh em tôi mỗi tối trước khi đi ngủ đều chen chúc giành giật nhau để được nằm cạnh bà tôi.
Chỉ để được là đứa nằm gần bà nhất khi bà kể chuyện. Cũng lạ, tiếng bà kể trong đêm nằm đâu nghe cũng rõ, nhưng
đứa nào cũng thích được nằm cạnh bà, như thể chạm vào bà thì hình ảnh trong các câu chuyện sẽ lung linh hơn.”
=> Cội nguồn cảm hứng sáng tạo, chất liệu cho sáng tác ?
Trong nhật kí do Anne Frank (lúc đó 13 tuổi) viết trong khi cô bé đang trốn cùng gia đình trong thời kỳ Đức
Quốc xã chiếm đóng Hà Lan ở đó viết: “Mình muốn làm một cái gì đó cho đời mình. Mình muốn mình là một nhà
báo. Mình biết mình có thể viết. Một ít chuyện của mình cũng khá, một phần cuốn nhật ký của mình khá linh động và
thích thú, nhưng...mình không biết mình có thật sự là một nhà viết văn giỏi. Nhưng nếu mình không viết sách hoặc
báo, mình có thể luôn viết cho mình. Mình không muốn sống như Mẹ, như bà Van Daan và như mọi người đàn bà
khác, họ chỉ làm công việc gia đình của họ và sau đó bị quên lãng. Mình cần có nhiều hơn là một ông chồng và mấy
đứa con. Mình muốn mình có ích và mang niềm vui đến cho tất cả mọi người, ngay cả những người mình chưa hề
gặp. Mình muốn mình vẫn sống sau khi mình chết đi.
Mình cám ơn Chúa về việc viết lách của mình. Do vậy mình tiếp tục cố gắng, và mọi việc sẽ ổn cả bởi vì mình sẽ
không bỏ cuộc.” Và câu chuyện của Anne Frank đã là nguồn cảm hứng cho nghệ thuật cả thế giới, lay động trái tim
nhiều thế hệ. Cuốn Nhật kí là minh chứng rõ nét cho “Sức sống của văn chương.
=> Giá trị văn chương, sức sống nghệ thuật, ước mơ sống - viết ?
”Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông một con chim bị thương rơi xuống bên cạnh chân
mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa 1 nhịp với sự sinh run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng
khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của Thi Ca. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu trên đường, song không
phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra cả muôn vật, muôn loài .”
Trên Trạm đọc có kể một câu chuyện về nhà văn Dostoevxki - ông sinh năm 1821. Năm 1849, ông bị bắt vì
tham gia vào một tổ chức cách mạng. Ông bị kết án tử hình. Vào phút chót, Sa hoàng đã thay đổi hình phạt, theo đó,
ông bị đi đày bốn năm ở Siberia. Nhưng chúng ta may mắn vì ông đã trải qua kinh nghiệm khủng khiếp này. Bởi nhờ
đó, ông đã viết nên một kiệt tác về đời sống ấy – tác phẩm Bút ký từ ngôi nhà chết.
Tác phẩm này nói về kinh nghiệm của Dostoyevsky khi sống trong trại lao động khổ sai ở Siberia trong bốn năm.
Đó là cực hình, và vì ông xuất thân từ một gia đình quý tộc, những tù nhân khác chưa bao giờ thấy thoải mái với ông.
Vào thời đó, ở Nga, việc dùng nhục hình để trừng phạt tù nhân được xem là hợp pháp. Những cảnh đòn roi ấy được
Dostoyevsky miêu tả bằng những trang viết mãnh liệt. Cuối cùng, vì ảnh hưởng của cuốn sách này, Sa hoàng đã buộc
phải chấm dứt việc cho phép dùng đòn roi đối với tù nhân – do đó, có thể nói, cuốn tiểu thuyết này đã có một vai trò
rất quan trọng trong xã hội Nga.
Có giai thoại rằng, trong một lần Leonard Cohen và Bob Dylan gặp nhau trong một quán cafe, khi Dylan
bày tỏ sự yêu thích với ca khúc Hallelujah, Cohen đáp lại rằng ông viết ca khúc ấy trong một vài năm. Sự thật, ông
xấu hổ đến mức không dám kể đã viết nó trong ngót nghét chục năm. Đến lúc Cohen tỏ ra thích ca khúc I and I của
Dylan, Dylan bảo đã viết ca khúc đó trong 15 phút, khi ngồi trên taxi.
Người ta có thể hỏi, việc bộ phim tài liệu Hallelujah: Leonard Cohen, A Journey, A Song của hai đạo diễn Dan
Geller và Dayna Goldfine dành tới gần 2 tiếng để kể chuyện đời một ca khúc có phải hơi quá không? Nhưng nếu biết
câu chuyện trên, thì câu trả lời là không.
“Tôi nhớ mình mặc chiếc quần xà lỏn, nằm trên thảm, đập đầu xuống sàn và than thở “Mình không thể viết nó
nữa”. Cô đơn quá! Gian khổ quá!”, Leonard Cohen kể về quá trình hành xác để viết nên Hallelujah với một phóng
viên âm nhạc kỳ cựu, Larry Sloman - người tự nhận mình là “con bệnh số 0” trong việc lan truyền ca khúc ấy..
Cho những ai chưa biết, Hallelujah có ít nhất 150 phần lời khác nhau, và Cohen có cả một chồng sổ tay ghi lại
hành trình viết lời cho ca khúc này. “Anh có nghĩ mọi người bận tâm nhiều thế với một bản nhạc pop không?”,
Sloman hỏi.
Nhưng hẳn là với Cohen, Hallelujah chưa bao giờ chỉ là một bản nhạc pop. Và ngay trong một ca khúc cuối đời,
khi Cohen dự cảm về sự ra đi của mình: “Tôi rời khỏi bàn đây. Tôi ra khỏi cuộc chơi này”, nhưng ngay từ đầu, với
người đàn ông chỉ bắt đầu viết nhạc ở độ tuổi 30, mới đầu bị các hãng ghi âm chê bai “quá già cho cuộc chơi này”,
thì âm nhạc mãi mãi lớn hơn một cuộc chơi.
Nếu Bob Dylan là kiểu thiên tài của những khoảnh khắc, với khả năng phóng bút ra tuyệt phẩm, thì Leonard
Cohen là kiểu thiên tài của sự bền gan. Quá trình sáng tác thần tốc của Dylan khiến ta choáng váng, còn quá trình
sáng tác vật vã của Cohen khiến ta cảm động. Mọi thứ ở Cohen làm suy yếu cảm thức về thời gian: ông bước vào âm
nhạc ở cái tuổi mà người khác có khi đã về hưu; ông viết một bài hát bằng thời gian người ta viết hàng trăm bài; ông
bảo chỉ thực sự biết yêu lần đầu năm… 50 tuổi; ông lên núi tu thiền 5 năm, lúc đang ở đỉnh cao danh tiếng.
Ông sống với những ý niệm khác chúng ta. Là một người Do Thái giáo, Cohen tin vào “Bal Kot” - tiếng nói nữ
tính từ Thượng Đế. Người sáng tác chỉ phụng sự cho tiếng nói ấy, ghi chép lại những gì nàng mách bảo. Cohen từng
tưởng tượng ra một “Tháp Âm Nhạc” trăm tầng, nơi ông bị trói vào một chiếc bàn trong đó. Và vì một bài hát là một
ân sủng từ trời, nên dù phải viết bao lâu, ông cũng chấp nhận “trả tiền thuê từng ngày sống trong Tháp Âm Nhạc”.
Trong Hallelujah, có một tứ thơ rất nổi tiếng về “hợp âm bí mật” mà Vua David chơi cho Thượng Đế nghe:
“Khúc nhạc ngân thế này: Quãng tư, quãng năm. Điệu thứ trầm, điệu trưởng cao”. Trong tiếng Anh, cụm “điệu thứ
trầm, điệu trưởng cao” còn có thể hiểu là “những cú rơi nho nhỏ, những cú bay vút cao”. Câu hát đó đã vận vào đời
ca khúc.
Bạn có thể không tin, nhưng Hallelujah - ca khúc có khả năng biến mọi nơi nó được trình diễn trở thành thánh
đường, ca khúc mà ngày nay đã tái sinh trong 300 bản thu âm chính thức và không đếm xuể những bản cover không
chính thức - đã từng bị đánh giá không đủ hay để phát hành ở Mỹ. Một chuyện hy hữu xảy ra, đó là hãng ghi âm
Columbia lúc bấy giờ đã trả thù lao cho Leonard Cohen cùng ekip sản xuất album Various Positions, nhưng rồi lại
không duyệt sản phẩm của họ. Album có ca khúc Hallelujah chỉ có thể được một hãng đĩa nhỏ phát hành và lặn
không sủi tăm - một cú rơi nho nhỏ.
Khi xem những đoạn phỏng vấn cũ của Cohen, nghe những người bạn như nhà sản xuất đầu tiên của ca khúc,
John Lissauer, lãnh đạo đương nhiệm của Columbia và cả người tình năm xưa của Cohen kể lại câu chuyện ấy, ta
không khỏi có cảm giác Thượng Đế đang thử thách đức tin của Cohen, như Người đã thử thách những nhà tiên tri,
những môn đệ của mình bằng cách cố tình đẩy họ vào hoạn nạn.
Cohen đã vượt qua bài thử thách ấy. Bởi làm sao có thể giải thích được biết bao những chuyện tình cờ đã đưa
Hallelujah ra ánh sáng. Sự tình cờ nào khiến Bob Dylan để ý tới một đĩa nhạc không ai để ý rồi đem Hallelujah vào
những chuyến lưu diễn của mình? Sự tình cờ nào khiến chàng thanh niên Jeff Buckley đến nhà thờ St.Ann tham gia
biểu diễn ca nhạc theo lời giới thiệu từ quản lý của cha mình, tình cờ nghe được Hallelujah, để rồi tạo nên một phiên
bản ca khúc đẹp não nùng làm mê hoặc bao người? Sự tình cờ nào khiến một bộ phim gia đình cho đối tượng thiếu
nhi như Shrek lại có thể đưa vào một ca khúc đầy phức cảm của ánh sáng và bóng tối, chắp cánh cho một ca khúc từ
xửa xưa vút bay cao thành bản nhạc kinh điển mọi thời? Quay ngược thời gian, sự tình cờ nào khiến một chàng trai
xuất thân giàu có như Cohen lại theo đuổi âm nhạc ở tuổi trễ tràng?
Rất nhiều người từng không hề biết tác giả Hallelujah là ai. Ngay cả những nghệ sĩ nổi tiếng như Brandi Carlile
cũng thừa nhận, bản đầu tiên cô nghe là của người khác. Vậy làm sao giải thích được tất cả những chuỗi tình cờ đã
đưa Hallelujah từ một bản nhạc bị bỏ quên vào đúng vị thế của nó - một kiệt tác? Có lẽ chỉ có thể là bởi, Thượng Đế
có sự sắp đặt cho tất cả.
[Bài viết đã đăng trên Tuổi Trẻ, nhân quảng cáo là trong cuốn "Tại Sao Ta Yêu" có nguyên một chương "Tại sao
ta yêu Leonard Cohen?"

[TIÊU CHUẨN CÁI ĐẸP ĐẶT RA LÀ ĐỂ PHÁ VỠ]


-------------------------
Ngay từ thuở xa xưa, cái đẹp đã xuất hiện và dường như nó là giá trị trường tồn mãi mãi trong dòng chảy thời
gian. Nó hình thành và dường như cái đẹp chính là thành phần bồi đắp con người. Vậy, cái đẹp là gì? Liệu có một
định nghĩa nào để nói về cái đẹp? Cái đẹp không có một ranh giới nhất định và nó luôn có sức lan tỏa như thế. Tuy
nhiên, nếu ta tinh ý thì nhận ra rằng, qua mỗi thời đại thì luôn có một tư tưởng “vô hình” về nhận thức cái đẹp được
hình thành. Và chúng ta, chúng ta sẽ tiếp nhận cái đẹp theo tư tưởng chung của thời đại đó, theo tiêu chuẩn cái đẹp
thời đại.
Nhưng bản chất thời gian luôn chuyển động, cái đẹp không thể gói gọn mãi mãi trong một giai đoạn thời gian
mà cái đẹp phải luôn song song với thời đại. Tiêu chuẩn về cái đẹp chỉ phù hợp trong một thời đại chứ không bao giờ
trường tồn mãi mãi. Đôi khi, chính tiêu chuẩn là bức tường kiềm hãm đi sự tiếp nhận của con người về cái đẹp, làm
cho chúng ta bỏ quên cái đẹp mới mẻ ngoài kia! Vì thế, hơn ai hết, chúng ta đều hiểu rõ rằng: “tiêu chuẩn cái đẹp đặt
ra là để phá vỡ”.

II/ Một số dẫn chứng có thể đem vào bài viết của mình:
1. Cách dẫn chứng về một tác giả và hệ thống phong cách riêng của tác giả đó:
Đây là một kiểu dẫn chứng thông thường trong các bài văn HSG. Dẫn chứng này bao quát lại về dấu ấn của một
nhà văn có thể áp dụng trong những đề bài như phong cách, cá tính sáng tạo hay chức năng, sứ mệnh văn học,…
Để làm được dạng này, các bạn học sinh cần:
+ Hệ thống rõ ràng phong cách và dấu ấn của một số nhà văn nhà thơ mà mình tâm đặc: Nếu như trong truyện thì
chú ý vào ngôn ngữ, tình huống, điểm nhìn trần thuật, đối tượng mà tác phẩm hay nhắm đến. Nếu là thơ thì chú ý vào
những yếu tố như ngôn ngữ, giọng điệu, thủ pháp nghệ thuật,…
+ Trong quá trình hệ thống, phải rút ra được những đặc điểm chung tạo nên dấu ấn của nhà văn đó để khi đem vào
bài viết mang sức thuyết phục cao. Tránh những trường hợp tư liệu về nghệ sĩ không đúng hoặc quá lan man, không
chú trọng vào đề.
Mẫu cho dạng này:
Người ta cảm thấy xa lạ trong thế giới mà Kafka tạo nên – thế giới của những mê cung, những lâu đài, thế giới
của những vụ án phi lý, bẫy con người vào những hoài nghi và dày vò tinh thần vô tận. Câu đầu trong tác phẩm
‘’Hóa thân’’ gây sốc và đứt quãng tiếp nhận với những người đọc chưa được chuẩn bị từ trước: ‘’Một ngày nọ thức
giấc dậy, Geogre Samsa thấy mình biến thành con bọ’’. Một sự tha hóa mang tính đột khởi, có sức chấn động, đủ để
làm rạn nứt thế giới quan của một ai đó. Nhưng người ta không thể không cảm thấy đồng cảm và cảm giác bắt được
chiếc bóng của mình trong thế giới xa lạ kia. Bởi những phi lý ấy khái quát tính chất đời sống và theo mê cung của
Kafka, ta dần luận giải được cho những nghịch lý ấy. Trong một xã hội không kẽ hở, khi con người liên tục bán mình
cho những chế độ để hưởng lấy lợi ích, ‘’hóa thân’’ trở thành vấn đề tất yếu và xác suất diễn ra quá đỗi dễ dàng. Bi
kịch vong thân ấy hiện hữu xuyên suốt trong các tác phẩm của ông – trong hình dạng một nhân vật bị mất tên, hay kẻ
tìm đường vì những ‘’vòng vèo, chùng chình’’ trên dọc đường đi đã quên mất mục tiêu ban đầu của mình. Thủ pháp
vô hình hóa con người vừa khắc họa nó như một bi kịch có khả năng phóng nó lên thành một đối tượng mang tính
khái quát, nơi mỗi người cảm nhận một phần của mình được giấu trong đấy. Một thế giới đầy phi lí, ác mộng, trong
đó con người bị đè bẹp bởi chủ nghĩa quan liêu, máy móc, bị biến dạng, trở nên hoàn toàn biệt lập về tinh thần, trở
thành kẻ có lỗi với chính bản thân, kẻ tự giết chính mình, một thế giới hiện ra như sự dự báo, như ẩn dụ về chủ nghĩa
phát xít, về một xã hội quan liêu, toàn trị, cực quyền. Tuy vậy, những băn khoăn của Kafka khởi phát từ những câu
hỏi cá nhân, về những ‘’vụ án’’ của một các nhân hay sinh ra trong những mâu thuẫn với người bố. Qúa trình từ bận
tâm cá nhân đến sự đồng cảm cộng đồng là quá trình đi từ ‘’phần người’’ đến ‘’phận người’’, nghĩa là đi đến tận
cùng, nơi nhánh sông đã nhập vào nơi biển lớn…
2. Dẫn chứng tác phẩm bằng cách điểm qua tên tác phẩm và liên hệ với thời đại ra đời của nó:
Đây là cách dẫn chứng ít bạn làm được vì đa số các bạn không chú ý đến bối cảnh thời đại mà chỉ nhắc đến nội
dung chung chung trong tác phẩm đó. Nhưng chúng ta cần hiểu, mỗi nhà văn nhà thơ đều bị chi phối bởi thời đại của
họ, nên việc tìm hiểu về thời đại là một vấn đề quan trọng.
Để làm được dạng dẫn chứng này, các bạn học sinh cần phải:
+ Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, xem xét thử trong bối cảnh đó có gì đặc biệt và nó có liên quan gì đến
tác giả và tác phẩm.
+ Nhưng khi đã tìm hiểu, chúng ta cũng phải biết chắt lọc, không đem hết tất cả những thông tin đó vào bài viết
của mình như một người ghi chép sử mà phải chắt lọc và chuyển hóa nó thành lối diễn đạt mềm mại hơn.
Mẫu cho dạng dẫn chứng này:
Từng nghe: ‘’ Đạo thanh âm có quan hệ với chính trị’’ (Công Tôn Ni Tử), vậy nghe cái âm ai oán, sầu khổ của
những khúc ngâm, điệu hát song thất lục bát ‘’Chinh phụ ngâm’’, ‘’Cung oán ngâm’’ kể trên cũng đủ biết thời ấy
tang tóc, loạn lạc ra sao. Từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19, cũng ngót nghét chưa được hai trăm năm mà nước ta xảy ra bao
biến động. Đàng Trong, Đàng Ngoài chia cắt mấy mươi năm chưa kịp thống nhất đã trải qua nào là Lê -Mạc, Trịnh
Nguyễn phân tranh. Ba tập đoàn phong kiến thối nát tranh giành quyền lực với nhau, chiến tranh liên miên không
hồi kết. Quang Trung lên ngôi thống nhất đất nước lại phải dẹp loạn quân Xiêm, Thanh. Vết thương cũ chưa kịp khô,
vết thương mới lại xuất hiện. Người ta ôm vết cắt ấy mà gượng sống . Dân chúng khốn khổ lầm than, nơi cung đình
vua chúa lại ăn chơi hưởng lạc đến sa đọa, đem bắt phụ nữ đẹp về lãnh cung, lấy mỹ nhân làm thú vui. Xã hội phong
kiến suy nát đến tận cùng. Chế độ đa thê mà đỉnh cao là chế độ cung tần dã man cũng những cuộc chiến phi nghĩa
khiến chồng lìa vợ, mẹ xa con, đã đẩy con người đến chỗ cùng đường tuyệt lộ. Nơi ấy, ngay chỗ tăm tối nhất, hơi thở
của văn học bắt đầu lan tỏa.
3. Dẫn chứng llvh bằng cách sử dụng kết hợp tác phẩm với những lĩnh vực khác như triết học, tâm
lí học, y học…
Đây có lẽ là kiểu dẫn chứng khó nhất khi chúng ta chưa có đủ nhiều kiến thức về các ngành, các lĩnh vực khác.
Nhưng không phải vì vậy mà không có cách giải quyết của nó.
Để làm tốt được dạng 3 này, các bạn học cần:
+ Thứ nhất, không phải kiến thức nào của triết, tâm lí học, y học,.. chúng ta đều phải tìm hiểu.
+ Thứ hai, khi chọn một tác phẩm tâm đắc thường sẽ có những góc nhìn và những khuynh hướng mà chúng ta mổ
xẻ tác phẩm theo những phương thức khác nhau. Chẳng hạn như những tác phẩm mang nặng chiều sâu tâm lý nhân
vật như Tội ác và Trừng Phạt, Đồi gió hú ,.. thì chúng ta có thể tìm hiểu những thuật ngữ biểu hiện nhân vật đó trong
tâm lý học hay ẩn ức tính dục trong tác phẩm Trăm năm cô đơn. Nếu tác phẩm nghiêng về những khía cạnh y học
như Đèn không hắt bóng, Mãi đừng xa tôi, Khi hơi thở hóa thinh không,… ta có thể tìm hiểu xem thử vd như đèn
không hắt bóng trong phẫu thuật y học là gì ( ngọn đèn phẫu thuật dù cho bác sĩ có thao tác nhiều thế nào cũng không
để lại bóng  thuận lợi cho việc hoàn thành những ca giải phẫu….)
Mẫu dẫn chứng cho dạng này: ( tp MÃI ĐỪNG XA TÔI)
Mong muốn một sự sống trường tồn với thời gian luôn là khát khao lớn nhất của con người, vì vậy khi khoa học
phát triển, nhiều biện pháp được đưa ra thực hiện nhằm lôi kéo sự sống cho người, cứu thoát những thân xác đang
dần mục ruỗng vì các căn bệnh nan y do tử thần đưa tới. Vậy nên việc tạo ra những con người nhân bản và sử dụng
họ như công cụ để níu kéo sự sống trong bối cảnh ấy được xem là một chuyện vĩ đại, còn có thể gọi là sáng tạo sự
sống cho loài người. Một nguồn nội tạng khổng lồ luôn có sẵn để chu cấp cho bất cứ con người nào có nhu cầu, đa
phần những người được hiến tạng chỉ quan tâm đến việc họ có được cứu sống hay không chứ chưa từng để ý đến
người hiến là ai. Đừng nghĩ rằng trí tưởng ượng của tác giả đang bóp méo hiện thực. Năm 1996, cừu nhân bản vô
tính Dolly ra đời. Đây là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính. Với sự hiện diện của cừu Dolly, giới khoa
học đã dự báo: “Về mặt lý thuyết, sinh sản vô tính người hoàn toàn có thể thực hiện được khi bản đồ gene người
được công bố năm 2000”. Điều gì sẽ xảy ra, khi bác sĩ có thể chữa được những bệnh mà trước đây không có cách
chữa và con người có thể sống vượt qua 100 năm, khi những trường học dành cho người nhân bản được mở ra nhằm
mục đích “nuôi lấy nội tạng” để cứu rỗi mạng sống của những người được cho là phiên bản gốc. Sẽ ra sao nếu có
chuyện đó xảy ra? Việc giẫm đạp lên sinh mệnh, khao khát và ngoảnh mặt làm ngơ trước sự mong cầu được sống
của những người nhân bản liệu có phải là một hành động ý nghĩa và vĩ đại hay chỉ là cái cớ để ngụy biện cho sự
tham lam cùng tàn độc tận sâu trong tâm trí loài người? Hành động ấy đưa đến cho người đọc những nỗi hoài nghi,
đâu mới là ranh giới đạo đức của khoa học?

Tác phẩm ĐÈN KHÔNG HẮT BÓNG:


Trong “Đèn không hắt bóng”, Watanabe Junichi đã làm “mặn” lòng người bởi sự thật đầy cay đắng: mỗi một
người đều đang ở trong tận cùng cô đơn giữa một thế gian vội vã, vô tình. Thế nhưng, dẫu nhìn cuộc đời như một tấn
bi kịch không hồi kết, nhà văn đã dùng ẩn dụ hình tượng “đèn không hắt bóng” về một cuộc đời không được tái sinh,
về một ánh sáng không thể lại vùng lên để chói loà như một sự thôi thúc vào lòng người để lại khơi lên cái khát khao
sống thật mãnh liệt. “Không quan trọng sống bao lâu mà là sống như thế nào”. Có thể, ngọn đèn mang tên Naoe
không bao giờ trở lại được, chiếc bóng của anh có chăng cũng không cách nào vọng về để người ta đừng quên mất
con người đó. Nhưng mà, Naoe vẫn không đẩy người ta xuống hồ băng lạnh ngắt mang tên tuyệt vọng như cách anh
chọn để từ bỏ cuộc đời. Cái chết mà Naoe lựa chọn là minh chứng xác thực nhất cho hình ảnh được lấy làm tiêu
đề truyện: Đèn không hắt bóng. Dưới đáy một hồ nước sâu, lạnh lẽo với rất nhiều rễ cây, anh trầm mình để không
bao giờ cái xác có thể nổi lên được. “Đèn không hắt bóng”, liệu nó có phải chỉ đơn giản là ánh sáng từ chiếc đèn
phẫu thuật, dù cho thao tác của bác sĩ thế nào, thì nó cũng không để lại bóng, hỗ trợ tốt nhất cho các thao tác
phẫu thuật vốn đòi hỏi sự chính xác cao. Hay ẩn đằng sau nó là một ẩn ý nào đó. Ánh sáng của chiếc đèn là hào
quang, sự thanh cao mà mọi người thấy khi nhìn vào một người bác sĩ mà không thể thấy được bóng đen, những
điều bí ẩn đằng sau họ. (SƯU TẦM)

4. Dẫn chứng bằng phương pháp liệt kê:


Đây là kiểu dẫn chứng đặc biệt trong bài thi HSG. Khi thời gian 180’ hay 150’ trong một cuộc thi không cho phép
chúng ta có thể viết quá nhiều dẫn chứng dài, các bạn học sinh có thể chọn cách sử dụng phương pháp liệt kê này.
Nhưng sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả chứ không phải là một sự lướt qua tên tác phẩm nhà văn một cách hời
hợt?
Mẫu:
Nghệ thuật thường không sinh ra từ sự sung sướng, thỏa mãn, nhà thơ viết những câu thơ hay nhất trong những
cảnh huống oái ăm, bất tắc của mình. Khuất Nguyên bị trục xuất mà viết Ly tao, Tả Khâu Minh bị mù mắt mà viết
quốc ngữ. Tôn Tử bị chặt chân mà luận binh pháp. Ba trăm bài Kinh Thi phần lớn do thánh hiền nổi giận mà làm ra
vậy. Thân phận con người là một vấn nạn, đồng thời là nguyên liệu, ‘’trữ kim’’ cho thơ. Thơ vì vậy là sự đền bù cho
những bất trắc, sự cứu chuộc của khổ đau, dung chứa những tiếng nói còn ú ớ nơi vùng câm của ý thức mà người
thường khó dò dẫm vào được.
5. Dẫn chứng thơ:
Đây là dạng dẫn chứng dùng trong những đề về thơ. Để làm được dạng này, các bạn học sinh cần:
+ Hiểu sâu về bản chất lí luận của thơ ca.
+ Nắm được một số nhà tiêu biểu và mình tâm đắc, hệ thống những bài thơ đó một cách rõ ràng và khai thác
những điểm mới lạ sáng tạo dựa trên: ngôn ngữ, giọng điệu,….
Mẫu dẫn chứng cho dạng này:
Thơ không nén phận người vào những lời tụng ca hoàn mỹ, nhưng buộc chặt vào nỗi đau nhân thế, trong bùn đất
trần thế mà hiển lộ những vẻ đẹp mang màu sắc chịu nạn. Bởi nỗi buồn là nơi dễ tổn thương, và tại yếu điểm ấy, cảm
xúc dễ dàng dao động, lòng người dễ dàng cảm thông hơn bao giờ hết:
‘’Những người đàn bà đi trong bình minh
Chiếc làn xách tay
Mấy quả trứng, mớ rau
Và một ít bóng đêm còn sót lại’’
Không gian bình minh như một khung khổ nghệ thuật làm nổi bật sự lam lũ, nhọc nhằn. Một kiểu đặc tả ngược
sáng. Những người đàn bà nhọc nhằn không còn sinh khí đến mức mang sắc vẻ nhợt nhạt của cái chết. Trong một
thực tại nơi cái đẹp bị lâm nguy, con người bị hủy hoại trong những trò chơi lỗi nhịp. Người đàn bà không được
khuôn vào công thức mỹ học ‘’công dung ngôn hạnh’’ nhưng được đặc tả ở vẻ khổ sở, nhếch nhác. Thân phận của
những người đàn bà cũng là thân phận của chúng ta, thân phận của lũ kiến trong trò chơi đầy phi lý này. Không ai
khác chính con người đã dựng lên trò chơi và mắc bẫy mà không hay biết. Phận người là phận người trong từng ngõ
ngách chật chội của nó, mang tính phổ quát. Đó là hành trình từ phận mình đến phận người, từ ‘’ phận người’’ cho
đến ‘’mệnh người’’.

III/ MỘT SỐ ĐOẠN LLVH KẾT HỢP VỚI DẪN CHỨNG HAY:
1.‘’Nỗi đau của xã hội’’ dung chứa toàn vẹn nước mắt nhân loại trong nét biểu nghĩa của nó – nghĩa là nhà văn
không được kể sót một nỗi đau nào, bỏ mặc một thân phận bên lề nào. Nếu các nhà chính trị sẵn sàng ‘’làm tròn’’
những số lẻ và đếm con người theo kiểu hàng trăm, hàng triệu, nhà văn lại nhặt nhạnh chính những số lẻ ấy như Chế
Lan Viên từng vướng bận:
‘’Một mùa xuân chết giữa mùa xuân
Đón lấy môi hoa nhẹ rụng dần’’.
Nhà văn, trong cuộc tìm kiếm vĩ đại ấy, đã đem bao nhiều mặc cảm còn tồn tại trong cõi mù tri nhận ra vùng sáng
ý thức chung cho mọi người, cho một cuộc nhận thức lại, một cuộc chiêm ngắm. Khi người ta vẫn còn bị lấn át bởi
tiếng kèn thắng trận, mắt người ta vẫn còn dõi theo những đoàn diễu hành với tấm huy chương sáng loáng, Bảo Ninh
viết ‘’Nỗi buồn chiến tranh’’ như một cú đột kích về tư tưởng trong tâm thế hàng vạn người Việt lúc bấy giờ. Từ bỏ
điểm nhìn trần thuật phân tuyến ta- địch vẫn được dùng trong quán tính tư duy văn học đương thời, Bảo Ninh dung
hòa các tuyến nhân vật trong một thân vật chung duy nhất: con người. dưới góc nhìn đại thể ấy, toàn bộ cuộc chiến là
một thất bại. Không có phe thắng trận, bởi trong ‘’ nỗi buồn ‘’ tất cả đều bại dưới bàn tay lịch sử. Tất cả đều bước
vào một cuộc chiến và đi ra với một cái tôi vong thân, tha hóa, không còn được bảo toàn nhân tính. Ký ức chiến tranh
là những chấn thương tinh thần nghiêm trọng với người lính, khi Kiên luôn cảm giác mình chạy trên một toa tàu vô
tận, bị đeo đuổi bởi những bóng ma trong quá khứ. Nỗi đau khóa chặt con người trong tình trạng vô ngôn, trở nên
lúng túng, vụng về khi không thể sắp xếp mạch trần thuật của mình. Kết cấu mảnh vỡ và xếp hộp, đan xen những
mạch tự sự chồng chất nhau đã diễn tả phần con người nội tâm còn đang co rú trong những nỗi đau, chưa thể cất lên
tiếng nói một cách chuẩn xác.
2. Nếu hai tuyến tình cảm và lý trí chỉ hoạt động một cách đơn lẻ, tác phẩm hoặc sẽ trở thành bản phô diễn tâm
trạng cường điệu, sáo rỗng, hoặc sẽ trở thành bài thuyết giáo hay bộ tư liệu khô khan, máy móc. Tư tưởng phải được
thấm nhuần tình cảm để trở thành cảm hứng mãnh liệt. Tình cảm cần sự nâng đỡ của tư tưởng để có một hình vóc
vững chắc trụ lại theo thời gian. Mỗi tác phẩm đích thực luôn là điểm tụ của những đường giao thoa ấy – những
đường thẳng tưởng chừng không thể cắt nhau. Nhưng như một người nghệ sĩ từng nói: ‘’Mấy thứ khó nhằn ấy, bọn
nghệ sĩ chúng tôi vẫn luôn làm được’’. Tức ngay trong những câu thơ – ngôn lời bộc phát từ tình cảm theo thần hứng
cũng nhuốm trong mình những nghiền ngẫm đã sống trong lòng thi sĩ từ khi nó còn chưa ra đời. Quan niệm ‘’chữ
trinh kia cũng có ba bảy đường’’ của Nguyễn Du được Phạm Công Thiện nhận xét là đủ phá hủy trọn tư tưởng Nam
Hoa Kinh của Trang Tử. Và ngược lại, ngay trong tác phẩm của một triết gia nặng siêu tưởng như J.P.Sartre, ‘’Buồn
nôn’’ xuất hiện như sản phẩm của một ‘’nỗi đam mê làm người của thế kỉ’’. Ai hay, khi Louise Gluck viết những câu
thơ đẹp và nhẹ tênh đến thế cũng đã vô tình viết ra nỗi khắc khoải của loài người về sự tiếc nuối khi phải ra đi, khung
trời bỏ lại?
‘’Trên bầu trời tối tăm là những đàn thiên di đêm
Nó làm tôi đau buồn khi nghĩ
Người chết sẽ không nhìn thấy chúng -
Những thứ chung ta nương tựa’’
Phác họa không gian trong lành với những cây thanh lương đỏ mọng, đặt dòng suy nghĩ vào thời gian đêm – mọi
hoạt động ngừng lại, nhường khoảng trống cho sự chiêm ngắm. Ban đầu là cảm kích, cảm giác lòng gợn sóng khi đàn
thiên di bay qua trong phút chốc không thể cắt nghĩa. Nhưng trong chiêu sâu của suy ngẫm, Gluck nhận ra chính đàn
chim ấy – những chuyển động mơ hồ, ngẫu nhiên, ấp đến và chảy trôi khỏi cuộc đời ta, lại là những gì ta chờ đợi. Cái
đẹp ngắn ngủi và dù ngắn ngủi, vẫn làm điểm tựa cho con người, vẫn đủ để ta nuối tiếc khi sinh mạng trời ban không
được vĩnh hằng như vũ trụ tuần hoàn, như đàn thiên di mỗi mùa lại bay. Cảm xúc khởi hứng trong công cuộc sáng
tạo, được suy trì bởi sự nghiền ngẫm cái thoáng chốc trắc ẩn, và sau cùng, hoàn tất bởi tài nắng tổ chức, kết cấu lại tất
cả những hỗn loạn trong tâm tưởng.
3. TP BỨC BÌNH PHONG ĐỊA NGỤC:
Cái đẹp của Akutagawa Ryunosuke là cái đẹp siêu vượt thiện ác, vì cái đẹp mà có thể hy sinh cái thiện. Trong tác
phẩm tiêu biểu “bức bình phong địa ngục” (jogokuhen), Akutagawa đã để cho tay họa sự Yoshihide lập dị hoàn thành
được bức bình phong vẻ cảnh địa ngục trong khi người con gái yêu đang bị chết cháy. Yoshihide là kẻ chịu bi kịch
của chính số kiếp y. Chỉ đến phút cuối cùng, Yoshihide mới biết người mà đức ông Hori- kawa thiêu sống cho y vẽ
chính là đứa con gái mà y yêu “với một tình thương hầu như rồ dại”. Nhưng không phải vì vậy mà tội ác nằm hoàn
toàn ở sự ti tiện của đức ông, chính Yoshihide cũng đã góp một tay trói chính đứa con mình vào chiếc xe khi y yêu
cầu cần một người thí mạng, chính y cũng đã góp phần châm lửa đốt cháy chiếc xe bằng việc chỉ đứng nhìn nó bốc
cháy.
Agutagawa đã cho Yoshihide tự sát, nhưng trước đó y đã hoàn thành Địa ngục biến tướng đồ, bức họa mà, từ đầu
tác phẩm đã được nhắc đến như của gia bảo của gia đình đức ông Horikawa. Tuyệt tác của Yoshihide vẫn còn, và sẽ
còn được lưu giữ qua thời gian. Còn Yoshihide, trước y bị người đời ghét bỏ, thì sau khi hoàn thành bức họa tuyệt tác
thì hai chữ “thần diệu” đã xóa sạch mọi tội danh của y, khiến cho dù người vốn ghét bỏ y cũng phải “xúc động đến
lặng người.” Địa ngục thiêu đốt trước mắt và ngay từ trong tâm can, sự méo mó của nhân tính và cái chết của linh
hồn đã dồn ra đầu ngòi bút, khổ ải của hỏa ngục đã luyện nên một kiệt tác. Sự thay đổi thái độ của con người đối với
Yoshihide và nghệ thuật của y phải chăng là một sự nghiệt ngã ngấm ngầm trong cách nhìn của Akutagawa đối với
tài năng? Ngay khi chiếc xe bị thiêu rụi, tác giả đã miêu tả xung quanh người họa sĩ như “mới vừa được Đức Phật
khai nhãn mở mắt cho”, với một vầng hào quang chói lọi khiến người khác nín thở, kẻ mưu ác như đức ông
Horikagawa phải tái mặt, mép sùi bọt, hai tay ghịt lấy ống quần, kéo từng hơi thở khò khè… Đó là giây phút chiến
thắng ư, hay cái thiện bị triệt tiêu hoàn toàn trong con người Yoshihide đến mức chính kẻ độc ác và man trá như
Horikagawa cũng phải khiếp sợ? Giết chết con gái mình, thiêu cháy cả lương tâm mình, trái khoáy của số phận chỉ
đến thế mà thôi. Cái đẹp ở đây đã ra khỏi nhân tính con người. Và đó là một điều chúng ta cần suy xét thật cẩn thận
để có thể tái lập được sự cân bằng giữa Chân, Thiện, Mỹ. Trên đỉnh cao bát ngát của cái đẹp, liệu cái chân, cái thiện
và cả cuộc đời này nữa có ý nghĩa gì không?
Cái đẹp đạt được quá mạnh mẽ, cảm hóa và làm mọi định kiến phải sụp đổ, khiến người ta phải tôn sùng, phải
cảm khái, nhưng cái đẹp ấy sinh ra nhờ cái chết của lẽ thiện thì xứng đáng hay không? Kết quả bức họa còn mãi,
nhưng nắm xương tàn của Yoshihide thì “nay vẫn nằm đâu đó dưới nền nhà cũ nhưng ngay cái mốc con bằng đá ghi
dấu lại thì vài chục năm sau đó, với mưa to gió lớn đã đổ nát, rêu phong, khiến không còn ai biết ngôi mộ kia là của
ai và xưa kia đã làm gì.” Chính tạo hóa đã xóa xổ y, dù ông trời đã để Địa ngục biến tướng đồ tồn tại.
Cho dù là ai còn ai mất, cho dù cái đẹp chỉ đến trong thoáng chốc rồi tàn rụi hay đạt đến vĩnh cửu trường tồn, thì
cái giá phải trả không bao giờ là rẻ. Liệu “nghệ thuật của cái Ác” có là nghệ thuật không? Ý chí đeo đuổi theo “Cái
đẹp của sự Ác” đến độ sẵn sàng làm ác, thì cái đẹp ấy có còn nguyên giá trị không? Câu trả lời nằm trong tim mỗi
người khi đọc Bức bình phong địa ngục.

You might also like