Án lệ số 05

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tóm tắt Án lệ số 05/2016/AL của Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án: Quyết định giám đốc thẩm số 39/2014/DS-GĐT ngày 09-10-2014 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế” tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyên đơn: bà Nguyễn Thị Thưởng, bà Nguyễn Thị Xuân.
Bị đơn: ông Nguyễn Chí Trải (Cesar Trai Nguyen), chị Nguyễn Thị Thúy Phượng,
bà Nguyễn Thị Bích Đào.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan : Nguyễn Thị Xê, Nguyễn Chí, Nguyễn Thuần
Lý, Nguyễn Thị Trinh, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Thị Thúy Loan, Phạm Thị Liên,
Phạm Thị Vui, Trần Đức Thuận, Trần Thành Khang.
Nội dung án lệ: Cụ Hưng chết năm 1978, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình
năm 1959 thì ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng. Phần tài sản ông
Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư. Bà Tư
chết năm 1980, các thừa kế của bà Tư gồm ông Trải và 03 người con của ông Trải, bà
Tư trong đó có chị Phượng.
Tuy chị Phượng không phải thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng,
cụ Ngự, nhưng là cháu nội của hai cụ và có nhiều công sức quản lý, đã chi tiền sửa
chữa nhà nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, chị Phượng không yêu cầu xem xét
công sức vì chị Phượng cho rằng vụ án đã hết thời hiệu chia thừa kế, không đồng ý trả
nhà đất cho các thừa kế. Như vậy, yêu cầu của chị Phượng đề nghị xác định quyền lợi
là lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa
xem xét công sức cho chị Phượng là giải quyết chưa triệt để yêu cầu của đương sự.

Câu 5.1: Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7
kỷ phần thừa kế của cụ Hưng có thuyết phục không? Vì sao?
Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa
kế của cụ Hưng là thuyết phục. Vì căn cứ Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11
ngày 27-7-2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định thời hiệu khởi kiện thừa kế
đối với di sản của cụ Hưng vẫn còn và sau khi ông Hưng chết không để lại di chúc nên
phần di sản của cụ Hưng được chia theo pháp luật là chính xác. Di sản của ông Hưng
được xác định là ½ trong khối tài sản chung củavợ chồng, và phần còn lại là của bà
Ngự. Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng người chết sau
còn được hưởng phần di sản củangười chết trước. Do đó, bà Ngự sẽ được hưởng ½ tài
sản chung cộng với 1 kỷ phần thừa kế của cụ Trải.Suy ra rằng phần di sản của cụ
Hưng được chia làm 7 ký bao gồm vợ và 6 người con của ông theo hàng thừa kế thứ
nhất. Vì vậy việc cụ Trải được xác định hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng là
hợp lý và thuyết phục.
Câu 5.2: Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định phần tài sản ông Trải được
hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư có thuyết
phục không? Vì sao?
Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định phần tài sản ông Trải được hưởng của cụ
Hưng là tài sản chung của vợ, chồng ông Trải, bà Tư là thuyết phục. Vì ở vụ việc này,
chúng ta áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình năm1959 vì ông Trải, bà Tư kết
hôn trước Luật kết hôn năm 1986 và ông Trải hưởng di sản của cụ Hưng năm 1978.
Do đó, phần của ông Trải được nhận từ cụ Hưng là tài sản chung của ông Trải và bà
Tư.
Câu 5.3: Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng
công sức quản lý di sản có thuyết phục không? Vì sao?
Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng công sức
quản lý di sản là thuyết phục. Từ thời điểm mở thừa kế đến khi di sản được chia, di
sản có thể bị biến động và một trong những biến động trên có thể là do di sản được
sửa chữa. Trong trường hợp này “Tuy chị Phượng không phải thừa kế thuộc hàng thừa
kế thứ nhất của cụ Hưng, cụ Ngự, nhưng là cháu nội của hai cụ và có nhiều công sức
quản lý, đã chi tiền sửa chữa nhà nhiều lần như làm cửa nhôm, xây tường phần gác
lửng, lát gạch men sân thượng, xây tường phía sau nhà.” Khó có thể tách rời phần sửa
chữa ra khỏi di sản nên buộc phải coi đây là một bộ phận của di sản. Về cơ sở pháp lý
có thể căn cứ theo khoảng 1 Điều236 Bộ luật Dân sự 2005 (Được giữ lại trong Bộ luật
dân sự 2015) “nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo
thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành. Chủ sở hữu
tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu
không có thoả thuận khác.” Phần sửa chữa, phần gắn thêm vào di sản có thể coi là tài
sản phụ so với di sản nên sẽ theo di sản. Đúng yêu cầu cầu đương sự, cũng như có thể
bảo vệ được quyền lợi đương sự

You might also like