Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐÈ THI GIỮA KỲ

Học phần: TIẾNG VIỆT Mã đề: 123


Mã học phần: ……... Số TC: …2…..........
KHOA: MÔN CHUNG …………..
Ngày thi: ……………... Thời gian: …35 phút.......
……….

ĐỀ THI
Ghi chú: Sinh viên làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm
Câu 1. Phát ngôn “Đề thi không khó cậu ạ, chỉ có một câu phải mất thời gian là: Phân biệt nguyên
âm và phụ âm” thuộc:
A. Phong cách nghệ thuật B. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
C. Phong cách hành chính công vụ D. Phong cách ngôn ngữ khoa học
Câu 2. Gọi tên biện pháp tu từ được gạch chân trong câu thơ
“Chiếc ô đen lẳng lặng tiến ra cầu
Tìm đến chiếc san màu bay trước gió”
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ nghệ thuật
C. Cải danh D. Không có sự tu từ nào
Câu 3. Gọi tên biện pháp tu từ được gạch chân trong câu thơ:
“Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”
A. so sánh B. chơi chữ C. ẩn dụ D. hoán dụ
Câu 4. Xác định biện pháp tu từ: “Con sông là quán trọ và trăng tên lãng du”.
A. so sánh tu từ kiểu A là B và so sánh song hành kiểu A // B
B. kiểu câu “danh-là-danh”
C. chơi chữ
D. nhân hoá
Câu 5. “Cái nắng giòn tan” là cách nói theo phương thức tu từ gì?
A. ẩn dụ B. hoán dụ C. vật hóa D. nhân hóa
Câu 6. Chọn luận điểm SAI:
A. Điểm cấu âm của phụ âm /h/ là mặt lưỡi - ngạc cứng
B. Điểm cấu âm của phụ âm /p/ là môi - môi
C. Điểm cấu âm của phụ âm /f/ là môi - răng
D. Điểm cấu âm của phụ âm /d/ là đầu lưỡi - lợi
Câu 7. Các âm tiết “mong manh” có âm cuối là:
A. /h/ B. /h, / C. / / D. Cả A, B, C đều sai
Câu 8. Từ “chạy” khác từ “nhảy” ở nét nghĩa nào dưới đây?
A. hoạt động
B. bằng chân
C. các chân không đồng thời nhấc ra khỏi mặt đất
D. tốc độ nhanh
Câu 9. Khác với âm tiết của các ngôn ngữ Ấn - Âu, âm tiết tiếng Việt:
A. có tính độc lập cao
B. có ranh giới trùng với ranh giới hình vị
C. là điểm xuất phát để phân tích âm vị học
D. có tính độc lập cao, có ranh giới trùng với ranh giới hình vị, là điểm xuất phát để phân
tích âm vị học
Câu 10. Trong các âm vị dưới đây, âm vị nào dưới đây không có trong tiếng Việt:
A. / / B. / d / C. / g / D. / ʐ /

Mã đề thi: 123 Trang 1/3


Câu 11. Số lượng âm vị đoạn tính của phát ngôn “sạch sẽ” là:
A. 2 âm vị B. 4 âm vị C. 5 âm vị D. cả 3 đều sai
Câu 12. Tìm âm tiết nửa khép:
A. vang B. đào C. cốc D. việt
Câu 13. Tìm âm tiết khép:
A. bỗng B. tắt C. nửa D. chừng
Câu 14. Chọn luận điểm SAI:
A. Âm chính có tác dụng quy định bản sắc cho toàn âm tiết
B. Âm đầu trong tiếng Việt hiện đại có thể là phụ âm đơn hoặc phụ âm đôi
C. Âm đệm trong tiếng Việt hiện đại là một bán âm môi
D. Tiếng Việt có 6 phụ âm và 2 bán âm làm âm cuối
Câu 15. Hãy chỉ ra trường hợp con chữ “o” không dùng ghi âm đệm
A. hoặc B. toan C. xoàn D. còn
Câu 16. Chỉ ra từ có phương thức cấu tạo khác với các từ trong nhóm:
A. binh lính B. điện nước C. cấp bậc D. trùng điệp
Câu 17. Chỉ ra từ có phương thức cấu tạo khác các từ trong nhóm:
A. kỳ lạ B. kỳ diệu C. kỳ nhông D. kỳ ảo
Câu 18. Xác định từ loại của từ được gạch chân:
“Ngày nào em tuổi 15, em hay nghe tôi dạo phím đàn...”
A. số từ B. phó từ C. tính từ D. kết từ
Câu 19. Chỉ ra trợ từ trong các đơn vị dưới đây:
A. mọi, mỗi, từng B. bao nhiêu, bấy nhiêu
C. bây giờ, bấy giờ D. ngay, chính, cả
Câu 20. Từ đi nào là tình thái từ?
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi1; Em đi2 qua chuyến đò; Em hát đi3 ru mây hạ về; Từng chiều em
hát cho vơi đi4 nỗi buồn;
A. đi1 B. đi2 C. đi 3 D. đi 4
Câu 21. Cụm từ “cực kỳ ghét bọn ấy” là:
A. cụm động từ B. cụm danh từ C. cụm tính từ D. cụm số từ
Câu 22. Trường hợp nào sau đây là cụm động từ?
A. Tiếng nói cười của lớp sinh viên mới vào ấy B. Sẽ đi Hà Nội vào ngày mai
C. Nghiêm túc trong lịch sử D. Hiền như bụt
Câu 23. Cụm từ “vẫn mơ hồ như khói thuốc” có:
A. thành tố trung tâm là “vẫn” B. thành tố trung tâm là “mơ hồ”
C. thành phần phụ sau là cụm chủ vị D. cả A, B, C đều sai
Câu 24. Trường hợp nào sau đây không phải từ nhiều nghĩa?
A. Mũi (cái mũi) - mũi (mũi dao). B. Ăn (ăn cơm) - ăn (ăn lương).
C. Bàn (cái bàn) - bàn (bàn công chuyện). D. Chân (chân người) - chân (chân bàn).
Câu 25. Chỉ ra trường hợp chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ:
A. “lá” trong “chiếc lá”  “lá phổi”
B. “tim” trong “trái tim”  “tim đường”
C. “chân” trong “chân người”  “có chân trong hội đồng quản trị”
D. “mặt” trong “mặt người”  “mặt biển”
Câu 26. Do có tính chính xác về ngữ nghĩa nên thuật ngữ khoa học:
A. chỉ gọi tên cái gì thật cụ thể, có hình dáng, kích thước
B. có nghĩa biểu thái (biểu cảm)
C. có tính nhiều nghĩa
D. chỉ có một nghĩa
Câu 27. Hãy tìm từ khác lớp từ vựng với các từ còn lại:
A. han (hỏi) B. rụng (bị bắt) C. tử (thi hỏng) D. đạn (tiền bạc)
Câu 28. Tập hợp từ nào sau đây là từ địa phương?
A. Đâu, sao, kia, vậy. B. Ăn, uống, ngủ, chơi.

Mã đề thi: 123 Trang 2/3


C. Bút, giấy, mực, thước. D. Mô, tê, răng, rứa.

Câu 29. Chọn luận điểm SAI:


A. Biệt ngữ có từ đồng nghĩa tương ứng trong vốn từ toàn dân.
B. Từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương.
C. Tiếng lóng là những từ ngữ được dùng hạn chế về mặt xã hội.
D. Từ toàn dân là vốn từ chung cho tất cả những người nói tiếng Việt thuộc các tầng lớp xã
hội khác nhau.
Câu 30. Thường có hiện tượng tỉnh lược và tồn tại những yếu tố dư là đặc điểm ngữ pháp của:
A. phong cách hành chính - công vụ B. phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
C. phong cách chính luận D. phong cách báo chí - công luận

Lưu ý: - Đề thi gồm 30 câu trắc nghiệm trên 3 trang giấy.


- Không sử dụng tài liệu - Nộp lại đề thi

CHỮ KÝ NGƯỜI RA ĐỀ THI VÀ KÝ DUYỆT ĐỀ THI

Đà Nẵng, ngày 29 tháng 06 năm 2022


Trưởng bộ môn (Khoa)
Ký duyệt

PGS.TS. Trần Văn Sáng

Mã đề thi: 123 Trang 3/3

You might also like