Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

Ôn tập

Cấu tạo nguyên tử


1. Năng lượng của hệ 1 hạt nhân 1 electron: En = -13,6 ✕Z2/n2 (eV).
2. Năng lượng của photon: E = hc/λ.
3. Viết cấu hình electron và xác định bộ bốn số lượng tử của e trong nguyên tử nhiều
electron.
Cấu tạo phân tử
Xây dựng giản đồ năng lượng electron (giản đồ MO), viết cấu hình electron, tính bậc liên
kết, và cho biết từ tính của phân tử dạng A2 và AB theo thuyết MO.
Nhiệt động hóa học
1. Tính ΔHo của phản ứng dựa vào sinh nhiệt và thiêu nhiệt, từ đó cho biết, phản ứng tỏa
nhiệt, hay thu nhiệt.
2. Tính ΔHo của một phản ứng từ ΔHo của các phản ứng khác đã biết (Áp dụng định luật
Hess).
3. Tính ΔSo của phản ứng.
4. Tính ΔGo của phản ứng, từ đó kết luận chiều hướng tự diễn biến của phản ứng.
Cân bằng hóa học
1. Tính K của phản ứng từ ΔGo phản ứng.
2. Từ Kp hoặc Kc, tính áp suất hoặc nồng độ các chất tại cân bằng.
3. Từ ΔHo của phản ứng, tính Kp hoặc Kc của phản ứng tại các nhiệt độ khác nhau (Sử
dụng hệ thức van’t Hoff).
4. Sử dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Châtelier để sự đoán sự chuyển dịch của
cân bằng khi thay đổi một trong các thông số của hệ (P, V, T, C) tại cân bằng.
Động hóa học

1. Dạng bài tập sử dụng phương trình tích phân động học bậc nhất:

và sử dụng phương trình thời gian bán phản ứng: .


2. Tính hằng số tốc độ phản ứng ở các nhiệt độ khác nhau (hệ thức Arrhenius):
Dung dịch
1. Tính pH của các dung dịch axit/bazơ yếu và dung dịch muối tạo bởi axit yếu – bazơ
mạnh hoặc axit mạnh – bazơ yếu.
2. Tính pH của hệ đệm và sự thay đổi pH khi thêm một lượng nhỏ axit hoặc bazơ vào hệ
đệm.
3. Các bài tập về độ tan và tích số tan của các hợp chất ít tan: tính độ tan từ tích số tan.

Phản ứng oxi hóa – khử. Điện hóa học.

1. Viết được bán phản ứng của điện cực. Tính E điện cực theo phương trình Nernst.
2. Thiết lập sơ đồ pin điện từ hai nửa điện cực.
3. Tính sức điện động của pin (Epin), viết phương trình phản ứng xảy ra trong pin, tính
hằng số cân bằng của phản ứng đó.
Câu 1 (1,0 điểm). Tính bước sóng (theo nm) của ánh sáng phát xạ khi electron chuyển từ n = 3 về
n = 2 trong nguyên tử hiđro.
Đề 1 Câu 2 (1,5 điểm). Hãy xây dựng giản đồ MO và viết cấu hình electron của ion phân từ F2─. Hãy
tính bậc liên kết của các ion phân tử F2, F2-, F2+ và cho biết chúng là thuận từ hay nghịch từ.
Câu 3 (2,0 điểm). Nhiên liệu tên lửa đầy tầu vũ trụ trong không gian sử dụng phản ứng dưới
đây:
3Al (r) + 3NH4ClO4 (r) → Al2O3 (r) + AlCl3 (r) + 3NO (k) + 6H2O (k)
Biết Δ HoSN (kJ/mol) -295 -1676 -704 90 -242
o
S (J/mol.K) 28 186 51 111 211 189
Hãy xác định ΔGo (kJ/mol) của phản ứng ở 25 oC và cho biết chiều hướng phản ứng ở nhiệt độ
này?
Câu 4 (1,0 điểm). Cho phản ứng phân hủy N2O5:
2N2O5 (k) → 4NO2 (k) + O2 (k)
Ở 25 C hằng số tốc độ phản ứng là k1 = 1,72.10-5 s-1. Ở 35 oC hằng số tốc độ phản ứng là k2 =
o

6,65.10-5 s-1.
Tính năng lượng hoạt hoá (Ea) của phản ứng phân hủy N2O5 ở trên.
Câu 5 (1,0 điểm). Một mẫu khí PCl5 được cho vào bình chân không, áp suất ban đầu của PCl5 là
0,5 atm ở 250 oC. Ở điều kiện này, PCl5 phân hủy theo phản ứng: PCl5(k) ⇄ PCl3(k) + Cl2(k)
Áp suất tổng cộng của hệ khi đạt cân bằng là 0,84 atm. Hãy tính Kp và Kc của phản ứng ở nhiệt độ
này.
Câu 6 (2,0 điểm). a) Tính pH của dung dịch axit benzoic C6H5COOH 0,2 M có Ka = 6,4.10-5 và
pH của dung dịch KCN 0,1M có KHCN = 7,9.10-10.
b) Trộn 100mL dung dịch HCOOH 0,1M với 100mL dung dịch NaOH 0,05M được 200mL dung
dịch A. Hãy xác định pH của dung dịch A. Biết HCOOH ở cùng điều kiện có hằng số điện ly Ka
= 1,7.10-4.
c) Tính độ tan (s) của Mg(OH)2 biết tích số tan cho tương ứng TMg(OH)2 = 8,9.10-12.
Câu 7 (1,5 điểm). Pin gavani được xây dựng từ 2 nửa phương trình và thế điện cực chuẩn (φo)
tương ứng:
Ag+ + e → Ag 0 φo(Ag+/Ag) = + 0,80 V
2+ 0
Cu + 2e →Cu φo(Cu2+/Cu) = + 0,34 V.
a) Hãy viết phương trình làm việc của pin gavani trên và chỉ ra đâu là catot và anot?
b) Tính ∆Go của phản ứng ở 25 oC.
c) Tính sức điện động (ΔEo) của pin làm việc ở nồng độ các chất là [Ag+] = 0.01M và [Cu2+] =
0.01M.
Câu 1 (1 điểm). Tính năng lượng cần thiết để kích thích electron trong nguyên tử hiđro từ mức n
= 1 lên mức n = 2. Tính bước sóng của bức xạ điện từ theo đơn vị (nm). (1 eV = 1,6 x 10-19 J, 1
Đề 2 m = 109 nm)
Câu 2 (1½ điểm). Hãy xây dựng giản đồ MO của ion phân tử O2+. Chỉ ra cấu hình electron, bậc
liên kết, từ tính của ion phân tử trên. Dựa vào giản đồ MO của ion phân tử O2+, hãy so sánh độ bền
của các ion O2-, O2, O2+ .
Câu 3 (2 điểm): Sắt được sản xuất bằng các khử sắt (III) oxit bằng CO:
Fe2O3 (r) + 3 CO (k) --------- > 2 Fe (r) + 3 CO2(k)
DHo (kJ/mol) - 826 -110 0 -394
So (J/mol.K) 90 198 27 214
o o
Hãy tính biến thiên năng lượng tự do chuẩn (ΔG ) ở 25 C cho phản ứng trên và nhận xét chiều
hướng phản ứng xảy ra ở điều kiện đó?
Câu 4 (2 điểm). Cho phản ứng: N2O4 (k) ↔ 2NO2 (k)
a. Cho 18,4 gam khí N2O4 vào bình chân không dung tích 5,904 lit ở 27 oC. Lúc cân bằng, áp
suất trong bình là 1,0 atm. Tính áp suất riêng phần của mỗi khí khi hệ đạt trạng thái cân
bằng.
b. Nếu áp suất hệ khi cân bằng là 0,5 atm thì áp suất riêng phần của N2O4 và NO2 là bao
nhiêu?
Câu 5 (2 ½ điểm). a) Tính pH của dung dịch muối NaF 0,3 M. Cho biết Ka của HF là 7,2.10-4.
b) Để điều chế dung dịch đệm chứa HF và NaF, người ta thêm 0,32 mol axit HF vào 1 lít
dung
dịch NaF 0,3 M. Tính pH của dung dịch đệm thu được (KHF = 7,2.10-4).
c) Tính độ tan của muối ít tan CaF2 trong môi trường nước ở 25oC biết TCaF2 = 4.0 x10-11.
Câu 6 (1 điểm). Pin gavani được thiết lập gồm điện cực Ag nhúng trong dung dịch Ag+ 0,1 M và
điện cực Pt nhúng trong dung dịch hỗn hợp FeCl3 0,005 M và FeCl2 0,15 M. Thế điện cực của các
cặp oxi hóa-khử liên hợp: EoAg+/Ag = 0,80 V; EoFe3+/Fe2+ = 0,77 V
Viết phương trình oxi hóa khử khi pin làm việc và xác định sức điện động (hay thể điện cực chuẩn)
ΔE của pin ở 25oC.
Câu 1 (1,0 điểm). Electron của nguyên tử hidro (H) đang ở trạng thái kích thích n = 5 phát xạ ánh sáng
có bước sóng λ = 434,5 nm để trở về mức năng lượng thấp hơn. Hãy xác số lượng tử chính của mức
Đề 3 năng lượng sau khi electron trở về?
Câu 2 (1,5 điểm). Hãy xây dựng giản đồ MO (orbitan phân tử) và viết cấu hình electron của ion phân
tử FO+ . Dựa vào giản đồ MO của FO+ hãy cho biết từ tính của các ion phân tử FO ̶, FO, FO+ và cho
biết chất nào bền nhất.
Câu 3 (2,0 điểm). Phản ứng đốt cháy sắt sunfua (FeS) bằng oxi không khí được thực hiện như sau:
2FeS (rắn) + 3 O2 (khí) → 2FeO (rắn) + 2SO2 (khí)
Biết ΔHosinh nhiệt (kJ/mol) -95,0 0 -272,0 -297,0
o
S (J/mol.K) 67,0 205,0 61,0 248,0
a) Hãy xác định biến thiên năng lượng tự do chuẩn ΔG (kJ/mol) của phản ứng ở 25oC?
o

b) Tính biến nội năng ΔU (kJ/mol) của hệ nhiệt động ở 25oC.


Câu 4 (1,0 điểm). Phản ứng đồng phân hoá methyl isomotrilde (CH3NC) thành acetonitrile (CH3CN)
là phản ứng bậc 1 ở 427 K có hằng số tốc độ phản ứng là 5,11 x 10-5 giây-1.
Phản ứng: CH3 - N ≡ C (khí) CH3 - C ≡ N (khí). Nồng độ ban đầu của CH3NC là 0,25 M. Hãy cho
biết nồng độ mol/L của CH3NC sau 2,0 giờ phản ứng? Cần thời gian bao nhiêu lâu để 20% CH3NC
tham gia vào phản ứng đồng phân hoá?
Câu 5 (1,0 điểm). Phản ứng phân hủy C5H6O3 thành hỗn hợp khí theo phương trình:
C5H6O3 (khí) ⇌ C2H6 (khí) + 3CO (khí)
Người ta cho 5,70 gram chất C5H6O3 tinh khiết vào bình kín chân không dung tích 2,50 L ở 200oC và
đợi đến khi hệ đạt trạng thái cân bằng, áp suất tổng của hệ tại thời điểm cân bằng là 1,55 atm? Hãy xác
định hằng số cân bằng Kc của phản ứng trên?
Câu 6 (2,0 điểm). a) Acid yếu HA nồng độ 0,15 M có độ phân ly (α%) ở 25oC là 3,0%. Hãy xác định
hằng số điện ly của axit HA.
b) Tính pH của dung dịch muối KOCl 0,15 M ở 25oC, biết hằng số điện li axit yếu KHOCl = 3,5 x 10-8.
c) Một hệ dung dịch đệm được điều chế bằng cách trộn 45,0 mL dung dịch axit yếu C2H5COOH 0,6 M
với 55,0 mL dung dịch muối C2H5COONa 0,2 M. Hãy xác định khối lượng NaOH tinh khiết cần thiết
cho vào hệ đệm trên để pH dung dịch tăng lên 2 % (giả thiết chất rắn thêm vào không làm thay đổi thể
tích), biết hằng số điện ly của axit yếu C2H5COOH là Ka = 1,3 x 10-5.
Câu 7 (1,5 điểm). Một pin điện hóa được xây dựng từ 2 nửa phương trình phản ứng oxi hóa/khử có thế
điện cực chuẩn (Eo) tương ứng:
Zn2+(dung dịch) + 2e- → Zn0 (rắn) Eo(Zn2+/Zn0) = - 0,76 V
VO2 (dung dịch) + 2H (dung dịch) + e → VO (dung dịch) + H2O (lỏng) Eo(VO2+/VO2+) = + 1,00 V.
+ + - 2+

a) Hãy viết phương trình làm việc của pin điện hóa trên và chỉ ra đâu là catot và anot?
b) Tính sức điện động ∆E của pin làm việc ở 25oC với nồng độ các chất [Zn2+] = 2,0 x 10-1 M; [H+] =
0,60 M; [VO2+] = 1,5 M; [VO2+] = 1,3 x 10-2 M ?
Đề 4
Đề 5
Câu 1 (1,0 điểm). Nguyên tử He (Z=2) bị mất 1 electron để thành ion He+. Tính độ dài bước sóng λ của
He+ khi electron chuyển từ trạng thái kích thích n=3 về trạng thái cơ bản.
Câu 2 (2,0 điểm). Vẽ giản đồ obitan phân tử MO của phân tử NO. Viết cấu hình electron, tính bậc liên kết,
cho biết tính thuận từ, nghịch từ của NO, NO-, NO+ và NO2+, và so sánh độ bền liên kết của chúng.
Câu 3 (1,5 điểm). Sắt, thành phần chính trong thép, thu được qua phản ứng khử oxit sắt (III) bởi hydro:
Fe2O3(r) + 3H2(k) ® 2Fe(r) + 3H2O(k)
DHosinh nhiệt (kJ/mol): - 824,2 -241,8
o -1
S (K.mol .K ): + 87,4 +130,6 +27,3 +188,7
Hãy tính DG và cho biết chiều hướng diễn biến của phản ứng tại điều kiện này.
o

Câu 4 (1,0 điểm). Phản ứng CH3-CH3 → CH2=CH2 + H2 có hằng số tốc độ của phản ứng là k1 = 2,3x10-4
s-1 ở 507oC. Hằng số tốc độ của phản ứng tăng lên gấp đôi ở 527oC. Tính năng lượng hoạt hoá (Ea, kJ/mol)
và cho biết thời gian bán hủy của phản ứng trên ở 527oC bằng bao nhiêu.
Câu 5 (1,0 điểm). Cho phản ứng thuận nghịch: . Phản ứng tiến hành ở nhiệt độ
300K trong bình kín có thể tích 10L. Ở cân bằng có 2 mol N2O4 và 1 mol NO2. Hãy tính hằng số cân bằng
KC, KP của phản ứng.
Câu 6 (2,0 điểm). Biết hằng số bazơ của NH3 là 1,75.10-5.
a) Tính pH dung dịch NH3 2,0M và pH của dung dịch NH4Cl 2,0M.
b) Trộn 10ml dung dịch NH3 2,0M vào 10ml dung dịch NH4Cl 2,0M ta thu được 20ml dung dịch đệm có
pH bằng bao nhiêu?
c) Trộn 20ml dung dịch MgCl2 0,02M với 20ml dung dịch đệm ở trên. Hỏi có kết tủa Mg(OH)2 không,
biết rằng tích số tan của Mg(OH)2 là 5.10-12.
Câu 7 (1,5 điểm). Một pin điện hóa được xây dựng từ 2 nửa phương trình phản ứng oxi hóa/khử có thế
điện cực chuẩn (Eo) tương ứng:
Ag+ + e → Ag Eo(Ag+/Ag) = + 0,80 V
Fe2+ + 2e → Fe Eo(Fe2+/Fe) = - 0,44 V
a) Hãy viết phương trình làm việc của pin điện hóa trên và chỉ ra đâu là catot và anot?
b) Tính ∆Go (theo KJ/mol) và hằng số cân bằng K của phản ứng điện hóa trên ở 25oC.
c) Ở 25oC, trong quá trình làm pin điện hóa trên, người thợ đã ăn bớt dung dịch Ag+ nên sức điện động
của pin thực tế là 1,21 V. Giả sử rằng [Fe2+] = 1,0 M hãy tính nồng độ [Ag+] thực tế đã dùng.
Câu 1 (1,0đ):Nguyên tử He (Z=2) bị mất một electron để thành ion He+. Với ion He+:
a) Tính độ dài bước sóng l (theo nm) phát ra khi điện tử chuyển từ trạng thái kích thích n=4 về trạng thái cơ bản.
b) Tính năng lượng cần thiết vừa đủ (theo Jun) để chuyển một điện tử từ trạng thái n=2 lên n = 3.
Câu 2 (1,5đ): Áp dụng lý thuyết Orbital Phân tử:
a) Hãy vẽ giản đồ orbital phân tử của N2 (Z = 7).
b) Hãy viết cấu hình điện tử của dãy phân tử, ion gồm N2, N2-, N2+ và cho biết tính chất từ cũng như so sánh độ
bền của chúng.
Câu 3 (2,0đ): Cho các dữ kiện nhiệt động sau:
O2(k) S(r) H2S(k) H2O(k)
0 -1
∆H 298 (kJ.mol ) 0 0 -20,083 -241,83
S0298 (J.mol-1.K-1) 205,058 31,882 205,434 188,824
a) Dựa trên tính toán các hàm nhiệt động, hãy cho biết hỗn hợp O2 và H2S ở điều kiện tiêu chuẩn có bền không?
Nếu như giả thiết có phản ứng theo sơ đồ sau:
H2S(k) + ½ O2(k) ↔ S(r) + H2O(k)
b) Tính biến thiên nội năng ∆U của phản ứng nêu trên ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 4 (1,0đ):Trong một phản ứng bậc 1, nồng độ chất phản ứng ban đầu giảm đi một nửa sau 5000 giây khi tiến
hành ở 27oC, và sau 1000 giây khi tiến hành ở 37oC. Hãy tính:
a) Năng lượng hoạt hóa của phản ứng (theo kJ/mol).
b) Thời gian cần thiết để nồng độ chất phản ứng giảm xuống còn 25% so với nồng độ ban đầu khi phản ứng tiến
hành ở 37oC.
Câu 5 (1,0đ): Trong bình phản ứng kín dung tích 1Lít, ở nhiệt độ 448oC, có phản ứng:

Ban đầu trong bình chỉ chứa 1mol khí H2 và 2 mol khí I2. Phản ứng có hằng số cân bằng Kc = 50,5 ở 448oC:
a) Hãy tính nồng độ (mol/L) của các chất ở thời điểm cân bằng.
b) Hãy tính hằng số cân bằng Kp của phản ứng ở nhiệt độ trên.
Câu 6 (2,0đ):
a) Tính pH của dung dịch NH3 0,5M, biết Kb(NH3) = 1,8.10-5.
b) Tính pH của dung dịch acid CH3COOH 0,5M. Biết Ka(CH3COOH) = 1,8.10-5.
c) Tính pH của dung dịch có chứa acid acetic CH3COOH 0,02 M và acid benzoic C6H5COOH 0,01M. Biết hằng số
Ka của CH3COOH là 1,8.10-5, Ka của C6H5COOH là 6,3.10-5.
Câu 7 (1,5đ): Một pin điện được tạo ra từ 2 điện cực, trong đó một điện cực gồm một tấm Cu nhúng trong dung
dịch CuSO4. Điện cực thứ hai là một dây Pt nhúng vào dung dịch Fe3+, Fe2+. Dùng một dây dẫn nối 2 đầu tấm Cu và
dây Pt. Như vậy, trên mỗi điện cực của pin có các nửa phản ứng và thế ôxi hóa khử chuẩn tương ứng như sau:
Cu2+ + 2e ® Cu, j0(Cu2+/Cu) = 0,34V
Fe3+ + 1e ® Fe2+, j0(Fe3+/Fe2+) = 0,77 V
a) Ở điều kiện chuẩn,viết phản ứng tổng quát khi pin hoạt động và thiết lập sơ đồ pin.
b) Tính sức điện động của pin ở thời điểm nồng độ đầu của dung dịch CuSO4 là 0,4M và dung dịch Fe3+ , Fe2+ có tỉ
lệ nồng độ [Fe3+]/[Fe2+] bằng 3.
c) Biết rằng thể tích của dung dịch CuSO4 0,4M khá lớn so với dung dịch Fe3+, Fe2+. Hãy tìm tỷ số [Fe3+]/[Fe2+]
khi pin ngừng hoạt động.
--------------------------------------------------HẾT------------------------------------------------------
Cho biết: c = 3.108 m/s; h = 6,625.10-34 J.s; R = 8,314 J.mol-1K-1 = 0,082 L.atm.mol-1.K-1; 1eV = 1,6.10-19 J;
Câu 1 (1,0 điểm). Đối với phổ phát xạ của nguyên tử hiđro người ta thu được hàng loạt các dãy phổ quan trọng như
Lyman, Balmer, Paschen. Hãy tính độ dài bước sóng lớn nhất nằm trong vùng trông thấy và bước sóng nhỏ nhất
nằm trong vùng UV.
Câu 2 (1,5 điểm).
Sử dụng thyết MO, hãy xây dựng giản đồ năng lượng của ion CO+. Viết cấu hình electron, xác định số liên kết và
cho biết ion trên có từ tính hay không? Dựa vào giản đồ MO của ion CO+, hãy sắp xếp năng lượng liên kết theo trật
tự tăng dần của các ion hay phân tử: CO+, CO, CO2+.
Câu 3 (1,5 điểm).
Trong công nghiệp, C2H5OH được tổng hợp từ khí ethylene với hơi nước theo phản ứng: C2H4 (k) + H2O (k) D
C2H5OH (k). Và các giá trị:
C2H5OH (k) C2H4 (k) H2O (k)
ΔG0298 (kJ/mol) -168,6 68,12 -228,59
S0298 (J/mol.K) 282 219,45 188,72
a) Tại điều kiện chuẩn, nhiệt độ và áp suất không đổi, phản ứng xảy ra theo chiều nào?
b) Tính ΔH0298 của phản ứng và cho biết khi đó phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
Câu 4 (1,0 điểm).
Phản ứng phân hủy H2O2 thành H2O và O2 ở 20oC là phản ứng bậc 1 có hằng số tốc độ của phản ứng là k = 1,8.10-5
s-1. Tính thời gian bán hủy (t ½ ) của phản ứng phân hủy trên.Nếu nồng độ ban đầu của H2O2 là 0,30 M thì hỏi sau
bao lâu sẽ phân hủy hết 90% H2O2 ban đầu?
Câu 5 (1,5 điểm).
Ở nhiệt độ xác định và dưới áp suất 1 atm, độ phân ly của N2O4 thành NO2 bằng 11%.
a. Tính hằng số cân bằng Kp của phản ứng này.
b. Độ phân ly sẽ thay đổi như thế nào khi áp suất giảm từ 1 atm xuống 0,8 atm?
c. Để cho độ phân ly giảm xuống tới 8% thì phải nén hỗn hợp khí tới áp suất nào? Kết quả nhận được có phù
hợp với nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chaterlier không? Vì sao?
Câu 6 (2,0 điểm).
a) Một dung dịch axit yếu HX 0,1 M có pH = 5,83 ở 25 oC. Hãy tính biến thiên năng lượng tự do Gibbs (ΔG) của
phản ứng phân li HX ở 25 oC.
b) Trộn lẫn hai thể tích bằng nhau của dung dịch SrCl2 0,04M và dung dịch K2SO4 0,04M. Biết tích số tan của
SrSO4 là 3,6.10-7. Hỏi có tạo kết tủa khi trộn lẫn 2 dung dịch này không?
Câu 7 (1,5 điểm).
Xét hai nửa phản ứng oxi hoá khử sau:
Au3+ + 3e → Au Thế điện cực chuẩn Eo = + 1,50 V
+
Tl + e → Tl Thế điện cực chuẩn Eo = - 0,34 V
a) Viết phương trình phản ứng tổng cộng khi pin làm việc và tính sức điện động (ΔE) của pin ở 25 oC.
b) Tính ΔGo và K cho phản ứng pin làm việc ở 25oC.
c) Tính Epin ở 25 oC khi [Au3+] = 10-2 M; và [Tl+] = 10-4 M.
Câu 1 (1,0 điểm). Co-60 là một đồng vị sử dụng để chữa ung thư. Đồng vị này phát ra tia γ có năng lượng
1,6.106 eV. Hãy tính tần số và bước sóng của tia γ này.
Câu 2 (1,5 điểm). Hãy xây dựng giản đồ MO (orbital phân tử) và viết cấu hình electron của phân tử F2.
Cho biết khoảng cách giữa các nguyên tử trong ion phân tử F2-, F2+ thay đổi như thế nào so với F2? Cho
biết có tồn tại ion F22- không? Vì sao?
Câu 3 (1,5 điểm). Cho phản ứng: NH4OCONH2 → CO2 + 2 NH3
ΔHsn,300K (kcal/mol) -154,4 -94,1 -11
∆G (kcal/mol) -109,6 -94,4 -3,98
300K
Hỏi ở điều kiện nhiệt độ 300K phản ứng xảy ra theo chiều nào? Ở nhiệt độ nào phản ứng diễn ra theo chiều
ngược lại?
Câu 4 (1,0 điểm).
Phản ứng phân hủy: CS2 → CS + S
là phản ứng bậc một. Ở 1000oC, hằng số tốc độ phản ứng k = 2,8 x 10-5 giây-1.
a) Hãy xác định thời gian bán hủy của phản ứng trên 1000oC.
b) Cần bao lâu để phân hủy hết 62,5% lượng CS2 ban đầu là 2,0 gam.
Câu 5 (1,5 điểm).
Một mẫu khí PCl5 được cho vào bình chân không, áp suất ban đầu của PCl5 là 0,5 atm ở 250oC. Ở điều kiện
này, PCl5 phân hủy theo phản ứng: PCl5(k) ⇄ PCl3(k) + Cl2(k)
Áp suất tổng cộng của hệ khi đạt cân bằng là 0,84 atm. Hãy tính Kp và Kc của phản ứng ở nhiệt độ này.
Tính ∆G của phản ứng ở nhiệt độ này.
Câu 6 (2,0 điểm).
a) Người ta lấy vào bình nón 50mL dung dịch axit fomic HCOOH 0,2 M và tiến hành chuẩn độ bằng cách
nhỏ từ từ dung dịch NaOH nồng độ 0,2M vào bình nón. Tính pH của dung dịch axit HCOOH 0,2M ban đầu
và pH của dung dịch trong bình nón trong 2 trường hợp: (1) thêm 25mL dung dịch NaOH và (2) thêm 50
mL dung dịch NaOH. Biết Ka = 5.10-4
b) Tính độ tan của muối ít tan CaF2 trong môi trường nước ở 25oC biết TCaF2 = 4.0 x10-11.
Câu 7 (1,5 điểm). Một pin điện hóa được xây dựng từ 2 nửa phương trình phản ứng oxi hóa/khử có thế điện
cực chuẩn (Eo) tương ứng:
Cu2+ + 2e → Cu Eo(Cu+2/Cu) = + 0,34 V
Fe2+ + 2e → Fe Eo(Fe2+/Fe) = - 0,44 V.
a) Hãy viết phương trình làm việc của pin điện hóa trên và chỉ ra đâu là catot và anot?
b) Tính ∆Go (theo J/mol) và hằng số cân bằng K của phản ứng điện hóa trên ở 25oC.
c) Ở 25oC nếu nồng độ [Cu2+] = 0,20 M thì cần nồng độ [Fe2+] là bao nhiêu để sức điện động của pin (ΔE)
đạt được 1,15 V.
Câu 1 (1,0 điểm). Năng lượng ion hóa của một nguyên tử hay phân tử là năng lượng cần thiết để tách một
electron từ nguyên tử hay phân tử đó ở trạng thái cơ bản.
a. Một nguyên tử hiđro ở trạng thái cơ bản nhận một năng lượng bằng 99,0% năng lượng ion hóa của nó.
Hãy tính mức năng lượng của electron trong nguyên tử hiđro khi ở trạng thái bị kích thích.
b. Cho biết bước sóng phát ra khi electron ở trạng thái kích thích như trên trở về trạng thái cơ bản bằng bao
nhiêu nanomet?
Câu 2 (1,5 điểm). Hãy xây dựng giản đồ MO của phân tử CN. Dựa vào giản đồ MO của CN hãy viết cấu
hình electron, cho biết từ tính và so sánh độ bền liên kết của phân tử và ion phân tử CN, CN+, CN-.
Câu 3 (2,0 điểm). Cho các dữ kiện nhiệt động sau:
O2 (k) Cl2(k) HCl (k) H2O(k)
∆H0298 (kJ/mol) 0 0 -92,31 -241,83
S0298 (J/mol.K) 205,03 222,9 186,7 188,7
a) Tính hằng số cân bằng của phản ứng oxy hoá HCl ở 298K:
4 HCl(k) + O2(k) ↔ 2 Cl2(k) + 2 H2O(k)
b) Giả thiết rằng ∆H0, ∆S0 là hằng số đối với nhiệt độ, tính hằng số cân bằng của phản ứng ở 698K
c) Muốn tăng hiệu suất oxy hóa HCl thì nên tiến hành phản ứng ở những điều kiện nào?
Câu 4 (1,0 điểm). Sự phân huỷ N2O5 theo phản ứng bậc một: N2O5 à N2O4 +1/2O2
Ở 25°C, hằng số tốc độ phản ứng là 10-3 phút-1. Áp suất ban đầu của N2O5 ở nhiệt độ này là 25.103 Pa.
Hỏi sau 2 giờ, áp suất riêng phần của N2O4 và O2 là bao nhiêu?
Câu 5 (1,0 điểm). Cho cân bằng: 2CO(k) ⇌ C (gr) + CO2 (k) có hằng số cân bằng Kp = 0,74.
Tính áp suất riêng phần của CO và CO2 nếu áp suất lúc cân bằng là 1,0 atm, nhiệt độ là 727oC.
Nếu áp suất lúc cân bằng chỉ là 0,5 atm, thì áp suất của CO và CO2 lúc này là bao nhiêu? Từ kết quả đó
cho biết áp suất ảnh hưởng thế nào đến chiều hướng diễn biến của cân bằng trên theo nguyên lý Le
Chatelier?
Câu 6 (2,0 điểm). Tính pH của các dung dịch sau:
a) (CH3)2NH 1,0 M biết Kb=5,9´10-4
b) CH3CH2COOH 0,1M biết Ka=1,3´10-5
c) Tính độ tan (S) của muối Ag3PO4 biết tích số tan tương ứng TAg3PO4 = 1,8 x 10-18
Câu 7 (1,5 điểm). Cho pin Galvani với phản ứng sau:
2Ag+(dd) + Cd(r) ® 2 Ag(r) + Cd2+(dd)
Biết j Ag+/Ag = + 0,80 V, j Cd2+/Cd = - 0,40 V
o o

a) Hãy viết phương trình nửa phản ứng trên các điện cực anot và catot.
b) Hãy tính thế điện cực tiêu chuẩn của pin.
c) Tính hằng số cân bằng K ở điều kiện tiêu chuẩn.
d) Hãy tính thế điện cực của pin khi nồng độ [Ag+]= 0,01 M, [Cd2+]=0,01M.
Câu 1 (1,0 điểm). Nguyên tử He (Z=2) bị mất 1 electron để thành ion He+. Tính độ dài bước sóng λ của
He+ khi electron chuyển từ trạng thái kích thích n=3 về trạng thái cơ bản.
Câu 2 (2,0 điểm). Vẽ giản đồ obitan phân tử MO của phân tử NO. Viết cấu hình electron, tính bậc liên kết,
cho biết tính thuận từ, nghịch từ của NO, NO-, NO+ và NO2+, và so sánh độ bền liên kết của chúng.
Câu 3 (1,5 điểm). Sắt, thành phần chính trong thép, thu được qua phản ứng khử oxit sắt (III) bởi hydro:
Fe2O3(r) + 3H2(k) ® 2Fe(r) + 3H2O(k)
DH sinh nhiệt (kJ/mol): - 824,2
o -241,8
o -1
S (K.mol .K ): + 87,4 +130,6 +27,3 +188,7
Hãy tính DG và cho biết chiều hướng diễn biến của phản ứng tại điều kiện này.
o

Câu 4 (1,0 điểm). Phản ứng CH3-CH3 → CH2=CH2 + H2 có hằng số tốc độ của phản ứng là k1 = 2,3x10-4
s-1 ở 507oC. Hằng số tốc độ của phản ứng tăng lên gấp đôi ở 527oC. Tính năng lượng hoạt hoá (Ea, kJ/mol)
và cho biết thời gian bán hủy của phản ứng trên ở 527oC bằng bao nhiêu.
Câu 5 (1,0 điểm). Cho phản ứng thuận nghịch: . Phản ứng tiến hành ở nhiệt độ
300K trong bình kín có thể tích 10L. Ở cân bằng có 2 mol N2O4 và 1 mol NO2. Hãy tính hằng số cân bằng
KC, KP của phản ứng.
Câu 6 (2,0 điểm). Biết hằng số bazơ của NH3 là 1,75.10-5.
a) Tính pH dung dịch NH3 2,0M và pH của dung dịch NH4Cl 2,0M.
b) Trộn 10ml dung dịch NH3 2,0M vào 10ml dung dịch NH4Cl 2,0M ta thu được 20ml dung dịch đệm có
pH bằng bao nhiêu?
c) Trộn 20ml dung dịch MgCl2 0,02M với 20ml dung dịch đệm ở trên. Hỏi có kết tủa Mg(OH)2 không,
biết rằng tích số tan của Mg(OH)2 là 5.10-12.
Câu 7 (1,5 điểm). Một pin điện hóa được xây dựng từ 2 nửa phương trình phản ứng oxi hóa/khử có thế
điện cực chuẩn (Eo) tương ứng:
Ag+ + e → Ag Eo(Ag+/Ag) = + 0,80 V
Fe2+ + 2e → Fe Eo(Fe2+/Fe) = - 0,44 V
a) Hãy viết phương trình làm việc của pin điện hóa trên và chỉ ra đâu là catot và anot?
b) Tính ∆Go (theo KJ/mol) và hằng số cân bằng K của phản ứng điện hóa trên ở 25oC.
c) Ở 25oC, trong quá trình làm pin điện hóa trên, người thợ đã ăn bớt dung dịch Ag+ nên sức điện động
của pin thực tế là 1,21 V. Giả sử rằng [Fe2+] = 1,0 M hãy tính nồng độ [Ag+] thực tế đã dùng.
------------------------------------------------- HẾT ------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------
Câu 1. (Cân bằng hóa học + nhiệt động học + động hóa học) (4 điểm)

Quá trình thủy phân ATP ở 37oC đã cũng cấp năng lượng cho rất nhiều quá trình chuyển hóa trong tế
bào.

(a) Tính hằng số cân bằng cho quá trình trên

Để bù đắp lại lượng ATP4- từ phản ứng ngược thì năng lượng cần cung cấp cho phản ứng ngược tạo
thành ATP4- được lấy từ phản ứng đốt cháy C6H12O6(s) khi cơ thể chúng ta được bổ sung qua đường ăn
uống.
(b) Viết phản ứng cháy của C6H12O6 (s) để tạo thành các sản phẩm khí và tính ΔG0 cho quá trình đốt
cháy này, với các thông số:
C6H12O6(s) O2(g) CO2(g) H2O(g)
ΔHo(KJ/mol) -1268 0 -393.5 -241.8
So(J/mol.K) 212 205.14 -213.74 188.83

(c) Tính số mol ATP4-(aq) tạo thành khi đốt cháy 1 mol C6H12O6 (s)
(d) Tính hiệu suất chuyển hóa nếu có 36 mol ATP4-(aq) tạo thành.
C6H12O6(aq) được bổ sung qua đường ăn uống theo quá trình thủy phân Sucrose:

Giả sử ban đầu, cơ thể được bổ sung 0.501 mol/l C12H22O11, theo thời gian, nồng độ glucose tạo thành
được thể hiện như bảng dưới:
Thời gian (h) 0 0.5 1 1.5 3
[glucose] (mol/l) 0 0.05 0.097 0.138 0.234

e) Chứng minh rằng, phản ứng thủy phân Sucrose tuân theo động học bậc nhất.
f) Tính thời gian để 75% lượng Sucrose bị thủy phân

Câu 2 (dung dịch) (3 điểm) (Không được sử dụng bất kỳ công thức tính pH gần đúng nào)

a) Tính pH của dung dịch CH3COONa 0.01 M (pKa(CH3COOH) = 4.75)


b) Tính pH của dung dịch tạo thành khi trộn 100 ml dung dịch CH3COONa 0.01 M với 100 ml
dung dịch HCl 0.015 M.
c) Trong quá trình hiến máu, để chống máu bị đông, nhân viên y tế sẽ dùng Na2C2O4 để kết tủa ion
Ca2+. Người ta bổ sung 100 ml Na2C2O4 0.155 M vào ống nghiệm chứa 104 ml máu với nồng độ
Ca2+ là 9.7 x 10-5 g/ ml. Hãy chứng minh có kết tủa CaC2O4 tạo thành và tính nồng độ Ca2+ sau
xử lý, biết Ksp (CaC2O4) = 1,3 x 10-8

Câu 3 (Pin điện hóa) (3 điểm)


f) Tính thời gian để 75% lượng Sucrose bị thủy phân
Câu 2 (dung dịch) (3 điểm) (Không được sử dụng bất kỳ công thức tính pH gần đúng nào)
Câu 2 (dung dịch) (3 điểm) (Không được sử dụng bất kỳ công thức tính pH gần đúng nào)
a) Tính pH của dung dịch CH3COONa 0.01 M (pKa(CH3COOH) = 4.75)
a) Tính pH của dung dịch CH3COONa 0.01 M (pKa(CH3COOH) = 4.75)
b) Tính pH của dung dịch tạo thành khi trộn 100 ml dung dịch CH3COONa 0.01 M với 100 ml
b) Tính pH của dung dịch tạo thành khi trộn 100 ml dung dịch CH3COONa 0.01 M với
dung dịch HCl 0.015 M.
dung dịch HCl 0.015 M.
c) Trong quá trình hiến máu, để chống máu bị đông, nhân viên y tế sẽ dùng Na2C2O4 để kết tủa ion
c) Trong quá trình hiến máu, để chống máu bị đông, nhân viên y tế sẽ dùng Na2C2O4 để kết
Ca2+. Người ta bổ sung 100 ml Na2C2O4 0.155 M vào ống nghiệm chứa 104 ml máu với nồng độ
Ca2+. Người ta bổ sung 100 ml Na2C2O4 0.155 M vào ống nghiệm chứa 104 ml máu với n
Ca2+ là2+9.7 x 10-5 g/ ml.
-5
Hãy chứng minh có kết tủa CaC2O4 tạo thành và tính nồng độ Ca2+ sau
Ca là 9.7 x 10 g/ ml. Hãy chứng minh có kết tủa CaC2O4 tạo thành và tính nồng độ C
xử lý, biết Ksp (CaC2O4) = 1,3 x 10-8
xử lý, biết Ksp (CaC2O4) = 1,3 x 10-8
Câu 3 (Pin điện hóa) (3 điểm)
Câu 3 (Pin điện hóa) (3 điểm)
Cho pin nhiên liệu có sơ đồ: (-) Pt, H2(g) | H+ (aq) ||+ O2(g), Pt | H2O (l) (+)
Cho pin nhiên liệu có sơ đồ: (-) Pt, H2(g) | H (aq) || O2(g), Pt | H2O (l) (+)
Với E0(H+0/H2+) = 0 V; E0 (O20/H2O) = 1.23 V
Với E (H /H2) = 0 V; E (O2/H2O) = 1.23 V
a, Viết phương
a, Viết trìnhtrình
phương xảy ra ở mỗi
xảy ra ởđiện
mỗicực
điệnvàcực
phương trình tổng
và phương cộng
trình khicộng
tổng pin hoạt độnghoạt động
khi pin
b) Tính E0Cell
b) Tính ΔG;0ΔG
E;0Cell và hằng
0 số cânsốbằng
và hằng cân K
bằng K
-1
CácCác
đại đại
lượng: R=R
lượng: 0.082 L.atm.mol
= 0.082 K-1;-1RK=-18.314
L.atm.mol ; R = J.mol
-1
.K-1; F-1=.K96500
8.314 J.mol -1
; F =C96500 C
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------

You might also like