Đề cương LSCHTKT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

1. trình bày hoàn cảnh ra đời và đặc điểm pp luận trong htkt keynes .


sao nói trường phái này vừa kế thừa vừa đối lập với trường phái tcđ
 Chép mục 1 và 2 chương 7
 Kế thừa: + Chuyển đối tượng nghiên cứu sang lưu thông hàng hóa và nhu
cầu
+ Công cụ phân tích kinh tế: Bảng biểu đồ thị công thức,..
+ Dựa vào tâm lý chủ quan để giản thích các hiện tượng kinh tế
 Đối lập:
Trường phái Keyness Tân cổ điển
Quy mô Vĩ mô Vi mô -> vĩ mô
Vai trò nhà nước Đề cao vai trò nhà nước Phủ nhận vai trò của nhà
nước
Tâm lý chung, số đông Tâm lý cá biệt, cá nhân
( tâm lý xã hội)

2. Cm rằng adamsmith đã phân biệt dc tiền tệ với của cải đã thấy dc chức
năng phương tiện lưu thông của tiền song chưa hiểu bản chất của tiền
- Adam Smith thông qua lý thuyết tiền tệ ( Trình bày lý thuyết tiền tệ)
- Chỉ ra được 1 chức năng của tiền tệ là lưu thông và coi trọng nó
- Ví đồng tiên như con đường rộng lớn chở đầy lúa mì, khẳng định tiền là
phương tiện lưu thông
- Ông chỉ mới chỉ ra đc 1 chức năng của tiền. Chưa chỉ ra đc đầy đủ chức năng,
hình thái, nguồn gốc của tiền
3. Trình bày những đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa tdo mới ,so sánh đặc
điểm giống và khác nhau của cntdm và cntdc
- Đặc điểm: Chủ nghĩa tự do kinh tế gồm các lý thuyết đề cao tự do kinh doanh, tự
do tham gia thị trường, coi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là hệ thống tự động do các
quy luật kinh tế khách quan tự phát điều tiết.
Chủ nghĩa tự do mới: dựa trên nền tảng lập trường tự do tư sản cổ điển đồng thời lại
muốn áp dụng và kết hợp quan điểm của trường phái Keynes, trường phái trọng
thương ở mức độ nhất định để hình thành hệ tư tưởng mới điều tiết nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa.
Tư tưởng cơ bản của học thuyết kinh tế trường phái tự do mới là: Cơ chế thị trường có
sự điều tiết của Nhà nước ở mức độ nhất định (ủng hộ tự do kinh doanh nhưng thừa
nhận sự điều tiết nhất định của Nhà nước, khẩu hiệu: “Tự do kinh doanh nhiều hơn,
thị trường nhiều hơn, Nhà nước can thiệp ít hơn”).
Trong việc lí giải các hiện tượng và qua trình kinh tế trường phái này nhấn mạnh yếu
tố tâm lý cá nhân trong việc qui định sản xuất và tiêu dùng, đồng thời sử dụng các
công cụ toán học để chứng minh cho lý thuyết của mình.
- So sánh:
+ Giống nhau: * Điều phân tích nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
* Đều phát triển lý luận trên quan điểm tự do coi trọng vai
trò tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh đặt niềm tin vào cơ chế tự điều tiết của
thị trường
* Cả hai đều phân tích tự do kinh doanh của cá nhân bằng
cách đối lập với vai trò kinh tế của nhà nước
Tự do cũ Tự do mới
Tuyệt đối hóa vai trò củaMặc dù có đề cao vai trò
cơ chế thị trường, coi thị
của cơ chế thị trường và
trường tự gải quyết đc đặc niềm tin vào thị
mọi vấn đề, tạo sự cân trường nhưng đã được
bằng cung cầu sự vận những tác động tiêu cực
hành của cơ chế thị không mong muốn do
trường là lý tưởng, thị trường sinh ra, nên
Khác nhau không có khuyết tật không còn tuyệt đối hóa
vai trò của thị trường
Phản đối sự can thiệp Đề nghị nhà nước cẩn
của nhà nước vào kinh tế can thiệp vào nền kinh tế
thị trường, theo tư tưởng
cơ bản: cơ chế thị trường
có sự điều tiết của nhà
nước ở 1 mức độ nhất
định

4. Theo Paohss điều hành 1 nềnn kte k có chính phủ hoạc thị trường thì
cũng giống như định vỗ tay bằng 1 bàn tay .Nhận xét nhận định trên
- Vỗ tay phải có cả 2 bàn tay vỗ vào nhau mới tạo ra tiếng kêu, việc
vỗ tay bằng một bàn tay thì không thế phát ra tiếng, cũng giống như
vây. P.S khẳng định vai trò của cả hai bàn tay trong điều tiết một nền
kinh tế, nếu thiếu một trong 2 bàn tay thì nền kinh tế không thể vận
hành một cách “khỏe mạnh” được ( bổ sung thêm ý về nền kthhợp)
- Ưu nhược điểm của CCTT: chương 9
+ - Ngoài ra còn các khuyết tật của thị trường khác như: ngoại
ứng (tích cực va tiêu cực, không có nhà cung ứng hàng hóa công
cộng).
- Vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế:
Thứ nhất, thiết lập khuôn khổ pháp luật: đề ra các quy tắc của trò
chơi kinh tế mà người tiêu dùng, doanh nghiệp và bản thân chính
phủ phải
tuân theo
Thứ hai, sửa chữa các thất bại của thị trường để thị trường hoạt động
có hiệu quả. Cụ thể:
- Đưa ra các luật lệ nhằm hạn chế độc quyền, đảm bảo tính cạnh
tranh.
- Đánh thuế hoặc đưa ra các tiêu chuẩn, thông số cho phép nhằm hạn
chế ngoại ứng tiêu cực. Trợ cấp, khuyến khích ngoại ứng tích cực.
- Đảm bảo cung ứng hàng hóa công cộng thông qua hoạt động của
các doanh nghiệp công ích, trợ cấp về tài chính tín dụng cho các
doanh nghiệp đó hoạt động hiệu quả.
Thứ ba, đảm bảo sự công bằng. Cơ chế thị trường sinh ra sự phân
hóa, bất bình đẳng về thu nhập. Chính phủ có nhiệm vụ phân phối lại
thu nhập thông qua công cụ thuế đối với người có thu nhập cao, trợ
cấp cho người có thu nhập thấp (tem phiếu thực phẩm, hỗ trợ y tế,
nhà ở xã hội…) hệ thống hỗ trợ chăm sóc người già, người tàn tật,
ng thất nghiêp…
Thứ tư, ổn định kinh tế vĩ mô thông qua các công cụ thuế suất, chi
tiêu chính phủ, lãi suất thành toán chuyển nhượng, chính sách tiền tệ
nhằm khuyến khích hoặc hạn chế các hoạt động kinh tế.
Trong nhiều trường hợp, sự can thiệp của Nhà nước cũng có những
hạn chế như có nhiều vấn đề Nhà nước không lựa chon đúng, sự tài
trợ của Chính phủ có lúc kém hiệu quả (do chương trình quá lớn,
thời gian quá dài), sự ảnh hưởng của chủ quan (Chính phủ bị chi
phối bởi thiểu số người, hoặc bởi những người bất tài, tham nhũng,
…) dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm, không phù hợp
với quy luật khách quan, không phản ánh đúng sự vận động của thị
trường. Vì vậy theo Samuelson sự can thiệp của Nhà nước chỉ nên
giới hạn “trong khuôn khổ khôn ngoan của cạnh tranh”.
Tóm lại, phát triển kinh tế có hiệu quả là phải dựa vào cả “hai bàn
tay”. Cơ chế thị trường(bàn tay vô hình): xác định giá cả, sản lượng
trong
nhiều lĩnh vực. Sự điều tiết của Chính phủ (bàn tay hữu hình): bằng
các chương trình thuế, chi tiêu và luật lệ.
- ý nghĩa thực tiễn
+ Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường là cần
thiết để ngăn ngừa và khắc phục những khuyết tật của thị trường,để
thị trường hoạt động có hiệu quả.Thực chất đây là sự mở rộng chức
năng của nhà nước khi lực lượng sản xuất đã phát triển ở trình độ xã
hội hoá cao.
+ Các chức năng kinh tế của nhà nước đc Samuelson quan tâm
như thiết lập khuôn khổ pháp luật,sửa chữa thất bại của thị
trường,đảm bảo công bằng xã hội và ổn định nền kinh tế vĩ mô.Đây
là những nội dung quan trọng mà các nhà nước đều phải quan tâm
khi xây dựng thể chế kinh tế thị trường mà chúng ta nghiên cứu vận
dụng.
+ Để làm tốt chức năng trên, nhà nước cần sử dụng các công
cụ kinh tế vĩ mô. Samuelson đã chỉ ra các công cụ như pháp luật,
chương trình kinh tế, chính sách kinh tế trong đó rất coi trọng chính
sách tài chính tiền tệ và các công cụ kinh tế khác. Đây là những công
cụ không thể thiếu đc để nhà nước quản lí 1 nền kinh tế thị trường
hiện đại Samuelson nêu quan điểm không nên tuyệt đối hoá vai trò
kinh tế của nhà nước, cũng không nên tuyệt đối hoá vai trò của thị
trường trong vận hành 1 nền kinh tế. Đây là 1 tổng kết thực tiễn rất
quan trọng mà chúng ta cần quan tâm nghiên cứu,vận dụng trong
công cuộc đổi mới để vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa có hiệu quả.
5. Ndung chủ yếu trong lí thuyết trọng cung của mĩ ,so sánh sự giống và
khác nhau giữa 2 trường pháo trọng cung ,trọng cầu
Đề cao vai trò của sản xuất
- Chép nội dung lý thuyết trọng cung
- So sánh
+ Giống nhau: * Cả gau trường phái đều hướng vào tìm giải
pháp thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế
* Đều quan tâm nghiên cứu kinh tế vĩ mô và vai
trò kinh tế của nhà nước
+ Khác nhau:
Trọng cầu Trọng cung
- Coi trọng vào các giải - Đề cao vai trò của cung
pháp tác động vào tổng đối với sự tăng trưởng
cầu để kích thích tăng kinh tế
Chính sách sản lượng và thu nhập - Tăng năng suất lao
quốc dân động, kích thích lao
- Giảm tiết kiệm, tăng động, đầu tư và tiết
đầu tư, tức là phải kích kiệm, kích cung
cầu
Đề cao vai trò của nhà Nhà nước công nên can
Vai trò của nước đối với nền kinh tế thiệp nhiều vào nên kinh
tế mà chỉ điều tiết ở mức
nhà nước độ nhất định
Đề nghị áp dụng thuế Đề nghị giảm thuế để
Quan điểm về cao đối với các khoản kích thích đầu tư tăng lợi
tiết kiệm nhuận thúc đẩy tăng
thuế trưởng kinh tế
6. Dựa vào lí luận giá trị lao động của trường phái cổ điển Anh để chứng
minh rằng trường phái cổ điển dù có nhiều đóng góp trong việc xây dựng
và phát triển lí luận giá trị song vẫn k thể ptrien đến cùng
- Chưa chỉ ra được chức của tiền
- Đóng góp và hạn chế của 3 đại biểu về ll tiền tệ
Cống hiến và hạn chế của KTCTTSCĐ Anh trong lí thuyết tiền tệ:
* Cống hiến:
- Tiền là một thứ HH đặc biệt được tách ra.
- Tiền là phương tiện lưu thông, là môi giới trong trao đổi HH.
- Nghiên cứu 2 thứ kim loại đóng cai trò tiền là vàng, bạc
+ GT của tiền phụ thuộc vào lao động khai thác chúng
+ phê phán chế độ song bản vị, cho rằng dùng 2 kim loại đóng vai trò tiền
thì gây khó khăn cho trao đổi.
- Nghiên cứu vai trò của tiền lẻ, cho rằng tiền lẻ giúp trao đổi HH thuận tiện
hơn.
- Qui luật lưu thông tiền tệ, thấy rằng nền KT chỉ cần một lượng tiền vừa đủ để
lưu thông.
- Thấy được vai trò và mối quan hệ lưu thông HH – lưu thông tiền tệ
* Hạn chế:
- chưa hiểu được đầy đủ bản chất và chức năng của tiền tệ
- đề cao vai trò phương tiện lưu thông, xem nhẹ các chức năng khác.
- còn lẫn lộn giữa lưu thông tiền vàng – tiền giấy.
7. Phân tích chứng minh lí thuyết cân bằng tổng quát của wo rát và sự kế
thừa và ptrien từ lí thuyết bàn tay vô hình của AdamS, dựa vào lí thuyết
này có thể khắc phục các vấn đề khủng hoảng , thất nghiệp k .Vì sao ?
- Trình bày ND bày tay vô hình
- Trình bày ND lý thuyết cân bằng tổng quát
- Điểm kế thừa và phát triển chép tập
- Lí thuyết này không khắc phục đc khủng hoảng KT, thất nghiệp, lạm phát.
Bởi lí thuyết trên chỉ đúng trong trao đổi trực tiếp, còn trong trao đổi HH – tiền
tệ: quá trình mua – bán tách rời nhau về không gian, thời gian. Mặt khác lí
thuyết này đánh giá quá cao vai trò tự điều tiết của TT mà không thấy rằng cơ
chế TT vẫn có những khuyết tật của nó (mâu thuẫn giữa tính kế hoạch và tính
tự phát).
8. Chứng mình rằng AdamS là nhà tiên tri của chủ nghĩa tự do kte ,n học
thuyết kte nào kế thừa và phát huy tư tưởng tự do kte của AdámS rút ra ý
nghĩa lí luận và thực tiễn của lí thuyết bàn tay vô hình
- Theo P.Samuelson, A.Smith là nhà tiên tri của chủ nghĩa tự do mới vì ông là
người đầu tiên trong lịch sử đề cập đến cơ chế tự điều tiết trong nền KT và cho
rằng không cần đến sự can thiệp nhà nước tới nền KT vẫn có thể giải quyết hài
hòa các vấn đề KT. Quan điểm này được thể hiện trong lí thuyết “bàn tay vô
hình”.
* Nội dung lí thuyết BTVH: trình bày thuyết bàn tay vô hình
* Lí thuyết BTVH của AS mới chỉ quan tâm đến mặt tích cực của TT mà
không quan tâm đến mặt khuyết tật của nó, vì vốn TT không thể tự khắc phục.
Do đó AS đã tuyệt đối hóa vai trò của TT, phủ nhận khủng hoảng KT.
 Việc nghiên cứu lí thuyết này còn có ý nghĩa cần nghiên cứu một cách
khách quan, khoa học về cơ chế TT. Sự điều tiết của Nhà nước là cần thiết để
ngăn ngừa, khắc phục những thất bại của TT.
- Các học thuyết kế thừa: Sau này, trong lịch sử, có rất nhiều nhà kinh tế, rất
nhiều học thuyết kinh tế ra đời kế thừa và phát huy tư tưởng tự do kinh tế của
A.Smith.
- Trường phái cổ điển Pháp: học thuyết về trật tự tự nhiên của Quesney.
- Trường phái tân cổ điển:
+ Lí thuyết cân bằng tổng quát của Leon Waras:
+ Lý thuyết về giá cả: chủ trương tập trung phân tích thị trường tự do
cạnh tranh.
+ Lý thuyết cân bằng mọi tổng quát: phản ánh sự phát triển tư tưởng
“bàn tay vô hình” của A.S. đó là trạng thái cơ bản của cả ba tư tưởng: tư tưởng
hàng hoá, tư tưởng tư bản và tư tưởng lao động nó được thực hiện thông qua
dao động tự phát của cung – cầu và giá cả hàng hóa trên thị trường.
+ Lí thuyết giá cả của A.Marshall: lý thuyết cung cầu và giá cả cân bằng
trên thị trường tự do cạnh tranh, tự điều tiết.
- Ngoài ra, chủ nghĩa tự do mới đồng thời thừa nhận bàn tay của nhà nước và
bàn tay của thị trường nhưng xem trọng bàn tay thị trường nhiều hơn. Lí thuyết
kinh tế của chủ nghĩa tự do mới tăng mạnh ở cộng hoà liên bang Đức dưới hình
thức kinh tế tập thể xã hội , chủ nghĩa cá nhân mới ở Anh, chủ nghĩa bảo thủ
mới ở Mỹ, chủ nghĩa giới hạn ở áo…. Đặc biệt ở Đức “kết hợp nguyên tắc tự
do với nguyên tắc cân bằng xã hội trên tập thể”.
- Trường phái chính hiện đại đồng thời thừa nhận cả 2 bàn tay và xem nó như
nhau, “điều hành nền kinh tế k có chính phủ hay thị trường thì cũng như định
vỗ tay bằng 1 bàn tay vậy”.
- ý nghĩa:
* Ý nghĩa lí luận và thực tiễn với nước ta hiện nay:
- Nước ta hiện nay đã chuyển sang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường
có sự quản lí của nhà nước, phát triển theo định hướng XHCN, nhưng còn
nhiều yếu tố sơ khai. Việc nghiên cứu lí thuyết ‘Bàn tay vô hình’ của A.Smith
có ý nghĩa cung cấp 1 tri thức quan trọng về vai trò của cơ chế thị trường trong
điều tiết nền kinh tế. Trong cơ chế này, mọi việc lựa chọn sản xuất và tiêu dùng
của các chủ kinh tế đều đc thực diện dưới tác động của các quy luật kinh tế
khách quan, theo mệnh lệnh của thị trường. Cơ chế thị trường là cơ chế điều
chỉnh linh hoạt các nguồn lực trong nền kinh tế theo hướng hiệu quả, tự nó có
thể tạo ra sự cân đối cung-cầu trên thị trường. Bởi vậy cần nhận thức đúng vai
trò của cơ chế thị trường và có giải pháp để phát huy vai trò đó trong vận hành
nền kinh tế nc ta hiện nay.
- Lí thuyết ‘Bàn tay vô hình’ của A.Smith mới chỉ quan tâm đến mặt tích cực
của thị trường, mà không thấy tác động tiêu cực hay thất bại mà tự nó không
thể khắc phục đc, vì thế ông đã tuyệt đối hóa vai trò của thị trường, phủ nhận
vai trò kinh tế của nhà nước. Việc nghiên cứu lí thuyết này còn có ý nghĩa cần
có cái nhìn khách quan, khoa học về cơ chế thị trường. Không nên coi thị
trường là 1 sự ‘hoàn hảo’ trong điều tiết nền kinh tế. Sự điều tiết của nhà nước
đối vs nền kinh tế thị trường là cần thiết để ngăn ngừa,khắc phục những thất bại
của thị trường, để thị trường hoạt động có hiệu quả. Tuy nhà nước không làm
thay đc thị trường nhưng nó có thể làm tăng hiệu quả của thị trường.
9. Trong lịch sử trường phái nào đề cao vai trò của cơ chế thị trường , tp
nào đề cao vai trò của nhà nước cụ thể
- Trong đó, riêng về vấn đề vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường,
các trường phái kinh tế chia thành hai nhóm: một bên đề cao vai trò của
thị trường (Phái Trọng nông, Kinh tế chính trị Tư sản cổ điển Anh, giai
đoạn đầu của trường phái Tân cổ điển…) và một bên đề cao vai trò của
nhà nước (Trường phái trọng thương, trường phái Tân cổ điển, trường
phái tự do mới, trường phái Keynes…).
- Trình bày kĩ hơn
10. Dựa vào lí luận giá trị của William chứng minh ông là ng đầu tiên đưa
ra lí luận giá trị lao động
- Để nghiên cứu GTHH, Petty bắt đầu từ phạm trù giá cả HH. Ông chia giá cả
HH ra thành 2 loại:
+ giá cả tự nhiên (GTHH): do thời gian lao động hao phí quyết định và năng
suất lao động có ảnh hưởng đến mức hao phí đó.
+ giá cả chính trị (giá cả thị trường): phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngẫu nhiên
do đó khó xác định.
- Petty là người đầu tiên đặt cơ sở cho GTHH là hao phí lao động và kết luận:
+ GTHH là do hao phí lao động để SX ra nó quyết định.
+ năng suất lao động có ảnh hưởng đến mức hao phí đó.
- Chỉ ra hạn chế
11. Trình bày vai trò của thị trường và vai trò của nhà nước trong lí
thuyết nền kte thị trường xã hội ở Cộng Hoà Liên Bang Đức .Ý nghĩa thực
tiễn rút ra từ việc nghiên cứu lí thuyết này
- Trình bày mục 1 2 3 4 chương 8
- Ý nghĩa thực tiễn: + Vai trò cơ chế thị trường ( tự nghĩ tiếp)
+ Vai trò của nhà nước ( tự nghĩ tiếp)
12. Cơ chế thị trường dc P.A được đề cập ntn trong lý thuyết về nền kthh
-Cơ chế thị trường
Theo Samuelson, cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó
cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị
trường để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế.
Cơ chế thị trường là cơ chế tinh vi, phối hợp một cách không tự giác mọi
người, mọi hoạt động và mọi doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả thị
trường.
+ Không phải là sự hỗn độn mà là một trật tự kinh tế
+ Là phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng
triệu cá nhân khác nhau. Không có bộ não trung tâm, nó vẫn giải được những
bài toán mà máy tính lớn nhất ngày nay không thể giải nổi (giải quyết những
vấn đề sản xuất phân phối).
+ Không ai thiết kế ra, xuất hiện tự nhiên và cũng thay đổi (luôn luôn
thay đổi) như xã hội loài người. Không cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào có trách
nhiệm sản xuất, tiêu dùng, phân phối hay định giá.
Thị trường: Là cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để
xác định giá cả và sản lượng hàng hóa hay dịch vụ. Trong thị trường bao gồm:

+ Các yếu tố: hàng hóa, tiền tệ, người bán, người mua, giá cả hàng
hóa.
+ Sự hoạt động của giá cả hàng hóa là tín hiệu đối với người sản xuất
và tiêu dùng, giá là quả cân trong cơ chế thị trường là biểu hiện sự hoạt động
của quy luật giá trị.
Quan hệ cung - cầu: Là khái quát của hai lực lượng cơ bản người bán và người
mua ở trên thị trường. Sự biến đổi của giá cả dẫn đến biến đổi cung - cầu.
Cơ chế thị trường chịu sự điều khiển của “hai ông vua” là người tiêu dùng và kĩ
thuật (Người tiêu dùng thống trị, điều khiển thị trường nhưng lại bị kĩ thuật hạn
chế vì kinh tế không thể vượt qua giới hạn của khả năng sản xuất) Do đó chỉ
người tiêu dùng không quyết định được sản xuất cái gì mà còn thêm còn thêm:
chi phí sản xuất, các qui định kinh doanh.
Cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng đưa tới kết quả tối ưu mà có những
khuyết tật nhất định, nhiều vấn đề thị trường không giải quyết nổi (độc quyền,
ô nhiễm môi trường, khủng hoảng, thất nghiệp, sự phân phối bất bình đẳng).
Do đó theo Samuelson cần có sự can thiệp của chính phủ (Nhà nước) để khắc
phục các khuyết tật.
Vai trò kinh tế của chính phủ
Chính phủ (nhà nước) có 4 chức năng:
+ Thiết lập khuôn khổ pháp luật: đề ra các quy tắc mà doanh
nghiệp, người tiêu dùng và cả chính phủ cũng phải tuân theo. Bao gồm: các
quy định về tài sản, các quy tắc về hợp đồng và hoạt động kinh doanh, các
trách nhiệm hỗ trợ của các liên đoàn lao động, ban quản lý và các luật lệ để xác
định môi trường kinh tế.
+Sửa chữa,khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường.
- Can thiệp hạn chế độc quyền (phá vỡ cạnh tranh hoàn hảo, cho phép một cá
nhân hay tổ chức đơn lẻ có thể quy định giá cả hàng hóa từ đó làm biến dạng
cầu và sản xuất, xuất hiện lợi nhuận siêu ngạch độc quyền và có thể được sử
dụng vào những hoạt động vô ích, do đó làm giảm hiệu quả nền kinh tế).
- Can thiệp vào các tác động bên ngoài.
sự ô nhiễm môi trường, sự khai thác bừa bãi tài nguyên...
- Đảm nhiệm việc sản xuất các hàng hóa công cộng: cần thiết, có ý nghĩa quan
trọng, mà tư nhân không muốn hoặc không thể sản xuất (quốc phòng, an
ninh, ...)
- Thu thuế: để đảm bảo hoạt động của Chính phủ.

+Đảm bảo sự công bằng: cơ chế thị trường tất yếu dẫn đến sự phân
hóa và bất bình đẳng (Về thu nhập, sự bất công,...) do nhiều nguyên nhân.
- Công cụ quan trọng nhất: Thuế lũy tiến (thu nhập), người có thu nhập cao
(giàu) thuế lớn hơn người có thu nhập thấp (nghèo).
- Công cụ thứ hai: Hỗ trợ thu nhập (trợ cấp người cao tuổi, tàn tật, thất
nghiệp,...) bằng hệ thống thanh toán chuyển nhượng.
- Công cụ thứ ba: Trợ cấp tiêu dùng cho nhóm người có thu nhập thấp bằng
cách phát tem phiếu mua thực phẩm, chăm sóc y tế có trợ cấp, giảm tiền nhà,...
+ Tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô: Chính phủ sử dụng các
chính sách tiền tệ, tài chính tác động tới chu kỳ kinh doanh, giải quyết nạn thất
nghiệp, chống trì trệ, lạm phát,...
13. AdamS và David bàn luận ntn về cơ cấu giá trị hàng hóa
* A.Smith bàn về cơ cấu GTHH, ông cho rằng:
- Trong SXHH giản đơn, lượng GTHH được đo bằng lượng lao động hao phí
để SX ra HH
- Còn trong SX HH TBCN: do sự tham gia của nhiều nhân tố, cho nên:
+ GTHH một mặt được phân phối thành tiền lương (cho CN), lợi nhuận, lợi
tức (cho nhà TB), địa tô (cho địa chủ)
+ mặt khác, tiền lương, lợi nhuận, địa tô là nguồn gốc của GT
- Về cơ cấu, ông đã gạt bỏ yếu tố GT tư liệu (c: bù đắp TLSX hao phí) ra khỏi
lượng kết cấu của GTHH, và cho rằng: lao động tạo ra tiền lương
TB tạo ra lợi nhuận
đất đai tạo ra địa tô
 lẫn lộn 2 vấn đề hình thành GT – phân phối GT.

* D.Ricardo:
- Về cơ cấu GTHH:
+ ông khẳng định không phải thu nhập quyết định GT, mà GT được phân
phối thành các khoản thu nhập.
+ đưa ra nguồn gốc GT:
GT = hao phí lao động quá khứ + hao phí lao động sống
- Ông đã phân biệt được lao động giản đơn và lao động phức tạp.

Tuy nhiên ông cũng mắc phải một số sai lầm như: cho rằng thời gian lao
động xã hội được quyết định bởi điều kiện SX xấu nhất, chưa phát hiện ra tính
2 mặt của lao động SXHH, hay đã bỏ qua hao phí lao động quá khứ chỉ kết tinh
trong NVL (C2).
14. Tại sao nói lí thuyết của Kenynes là trọng cầu ,quan điểm này đc thể
hiện ntn trong lí thuyết về việc làm của ông
* Lí thuyết kinh tế của Keynes đc gọi là lí thuyết trọng cầu, bởi:
- Ông đánh giá cao vai trò của tiêu dùng, trao đổi, coi tiêu dùng, trao đổi là
nhiệm vụ số một mà nhà kinh tế học phải giải quyết.
- Đồng thời, trong mối quan hệ cung cầu, ông đánh giá cao hơn vai trò của tổng
cầu đối với sản lượng nền kinh tế. Tổng cầu quyết định tổng cung và thúc đẩy
tăng trưởng KT.
- Theo ông, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp là do cầu tiêu
dùng giảm, do đó cầu có hiệu quả giảm. Do đó cần nâng cầu tiêu dùng, kích
thích cầu có hiệu quả.
* Điều này thể hiện rõ nét trong lí thuyết việc làm của Keynes:
- Theo Keynes, khối lượng việc làm phụ thuộc vào “cầu có hiệu quả”.
- Cầu có hiệu quả là giao điểm giữa đường tổng cung và tổng cầu (tổng thu
nhập) khi tổng cung ngang bằng tổng cầu. Cầu có hiệu quả cao thì lượng công
nhân thu hút vào càng nhiều và ngược lại.
- Khuynh hướng tiêu dùng và khuynh hướng tiết kiệm:
+ Khuynh hướng tiêu dùng phản ánh mối tương quan giữa thu nhập với số
dành cho tiêu dùng được rút ra từ thu nhập đó. Những nhân tố khách quan có
ảnh hưởng tới tiêu dùng (sự thay đổi về chính sách thuế, thay đổi về lãi suất,
giá cả..). Những nhân tố chủ quan có ảnh hưởng tới tiêu dùng (hầu hết là những
nhân tố qui định hành vi tiết kiệm).
+ Khuynh hướng tiết kiệm: phản ánh mối tương quan giữa thu nhập & tiết
kiệm
+Tiết kiệm cá nhân do 8 nhân tố qui định: thận trọng, nhìn xa,
tính toán, tham vọng, tự lập, kinh doanh, kiêu hãnh, hà tiện.
+Tiết kiệm của DN, tổ chức nhà nước, đoàn thể do những nhân
tố liên quan đến việc KD, hoặc xuất phát từ nguyên tắc tài chính là phải có
lượng tiền mặt dự trữ nhất định.
+ Keyness cho rằng ở những người có thu nhập thấp, thu nhập bao nhiêu,
tiêu dùng bấy nhiêu. Khi chuyển sang mức thu nhập cao, con người sẽ dành
ra 1 phần cho tiết kiệm, gia tăng tiêu dùng sẽ chậm hơn so với gia tăng thu
nhập. Trong khi gia tăng tiêu dùng ngày càng chậm thì gia tăng tiết kiệm sẽ
ngày càng nhanh. Ông đưa ra những khái niệm sau.
+ Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là khuynh hướng cá nhân có xu hướng
muốn phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng theo tỉ lệ giảm dần.

+ Khuynh hướng tiết kiệm giới hạn là khuynh hướng cá nhân muốn phân
chia phần thu nhập tăng thêm cho tiết kiệm theo tỉ lệ tăng dần.
- Như vậy, cùng với sự gia tăng của thu nhập, tiêu dùng giới hạn sẽ ngày
càng giảm, tiết kiệm giới hạn sẽ ngày càng tăng.
Vậy khi việc làm tăng, thu nhập tăng, dẫn tới tăng tiêu dùng & tăng
tiết kiệm. Tăng tiêu dùng chậm hơn so với tăng thu nhập, tiêu dùng
giảm tương đối, cầu có hiệu quả giảm, qui mô SX cũng giảm, giảm
việc làm, giảm thu nhập.
Việc tăng đầu tư sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng. Mức
độ cân bằng việc làm sẽ phụ thuộc vào khối lượng đầu tư hiện tại.
Khối lượng đầu tư hiện tại sẽ phụ thuộc vào sự kích thích đầu tư. Mà
sự kích thích đầu tư sẽ phụ thuộc vào hiệu quả giới hạn của TB & lãi
suất.
Muốn khắc phục phải có sự can thiệp của nhà nước thông qua việc duy trì
cầu đầu tư.
Tăng đầu tư – tăng cầu bổ sung công nhân – tăng quỹ lương – tăng tiêu dùng –
tăng giá – tăng quy mô sản xuất – tăng việc làm – tăng thu nhập..Từ đó, thất
nghiệp và khủng hoảng đc ngăn chặn
15. GTHH chính là sự phản ánh giá trị tiền tệ cũng như ánh sáng mặt
trăng là sự phản chiếu ánh sáng mặt trời. Nhận xét và phân tích
Theo Petty, “GTHH là sự phản ánh tiền tệ giống như ánh sáng của mặt trăng
là sự phản ánh ánh sáng của mặt trời”.
Đây là luận điểm hoàn toàn sai lầm.
Nguyên nhân:
- Do chưa phân biệt được phạm trù GT, GT trao đổi, giá cả
- Do chưa hiểu được tiền tệ là một loại HH đặc biệt được tách ra.
- Do chưa phát hiện được tính 2 mặt của lao động: lao động cụ thể và lao động
trừu tượng, cho nên đã đánh giá cao lao động khai thác vàng bạc.
Trong thực tế, lao động khai thác và lao động SXHH giống nhau phần lao
động trừu tượng, đó là cùng hao phí sức cơ bắp, sức tinh thần của của cải.
Trên thực tế:
+ giá trị là một trong 2 thuộc tính của HH, đó chính là lao động hao phí của
người SX để SX ra nó đã được kết tinh vào trong HH.
+ GT trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng
loại hàng hoá này được trao đổi với một giá trị sử dụng khác.
+ Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá cả. Còn giá trị là cơ sở của giá cả.
Do đó trước hết giá cả phụ thuộc vào GT.
Như vậy, phải nói rằng, giá cả HH là sự phản ánh GTHH, giống như ánh
sáng của mặt trăng là sự phản ánh ánh sáng của mặt trời

You might also like