Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 40

1

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
------------------------------------

BÀI TẬP

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1


1. Hạch toán là gì ? Trình bày các điểm giống nhau và khác nhau giữa hạch toán
nghiệp vụ, hạch toán thống kê và hạch toán kế toán.
2. Kế toán là gì ? Trình bày sơ lược lịch sử phát triển của kế toán trên thế giới và của
kế toán Việt Nam.
3. Kế toán được phân biệt thành kế toán tài chính và kế toán quản trị trên cơ sở nào ?
4. Kế toán được phân biệt thành kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết dựa trên cơ sở
nào ? Trình bày điểm giống nhau và khác nhau giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
5. Kế toán được phân biệt thành kế toán ghi đơn và kế toán ghi kép dựa trên cơ sở
nào ? Trình bày điểm giống nhau và khác nhau giữa kế toán ghi đơn và kế toán ghi kép.
6. Đối tượng của kế toán là gì ? Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, các đối tượng kế
toán cụ thể của doanh nghiệp là gì ? Cho ví dụ minh họa đối với mỗi đối tượng kế toán cụ
thể.
7. Trình bày mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán
8. Trình bày tóm tắt các phương pháp kế toán cụ thể được xử dụng để thu thập, xử lý
và cung cấp thông tin kế toán.
9. Trình bày tóm tắt môi trường pháp lý đối với công tác kế toán tại các doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay.
10. Trình bày các khái niệm và nguyên tắc kế toán cơ bản. Cho ví dụ minh họa.
11. Trình bày yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán.
12. Trình bày đạo đức nghề nghiệp kế toán.
BÀI TẬP
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Theo luật kế toán Việt Nam ban hành năm 2015, kế toán được định nghĩa là:
A.Việc ghi chép dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
B. Việc kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, sự an toàn của tài sản…
C. Việc cung cấp thông tin về kinh tế, tài chính.
D.Việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới
hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động
Câu 2: Phương pháp kế toán là:
A. Thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công việc kế toán
B. Cách thức và thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công việc kế toán
C. Cách thức để thực hiện từng nội dung công việc kế toán
D. Cách thức cụ thể để thực hiện từng nội dung công việc kế toán
Câu 3: Đối tượng sử dụng thông tin kế toán bao gồm:
A. Đối tượng bên trong đơn vị
B. Đối tượng bên trong và đối tượng bên ngoài đơn vị
C. Đối tượng bên ngoài đơn vị
D. Các câu trên đều sai
Câu 4. Công tác kế toán tại Việt Nam được tiến hành trong môi trường pháp lý bao gồm các
yếu tố:
A. Chế độ kế toán và thông tư hướng dẫn.
B. Chuẩn mực kế toán.
C. Luật kế toán.
D. Bao gồm A, B, C
Câu 5. Phải thu khách hàng là:
3

A. Tiền của khách hàng bị doanh nghiệp chiếm dụng, thuộc tài sản.
B. Tiền của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng, thuộc tài sản.
C. Tiền của khách hàng bị doanh nghiệp chiếm dụng, thuộc nguồn vốn.
D. Tiền của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng, thuộc nguồn vốn.
Câu 6. Phải trả người bán là :
A. Doanh nghiệp đi chiếm dụng tiền của người bán, thuộc nguồn vốn.
B. Người bán đi chiếm dụng tiền của doanh nghiệp, thuộc nguồn vốn.
C. Doanh nghiệp đi chiếm dụng tiền của người bán, thuộc tài sản.
D. Người bán đi chiếm dụng tiền của doanh nghiệp, thuộc tài sản.
Câu 7. Tiền của khách hàng ứng trước là:
A. Là số tiền khách hàng trả trước cho doanh nghiệp, thuộc nguồn vốn.
B. Là số tiền khách hàng đi chiếm dụng tiền của doanh nghiệp, thuộc nguồn vốn.
C. Là số tiền doanh nghiệp đi chiếm dụng tiền của khách hàng, thuộc tài sản.
D. Là số tiền khách hàng đi chiếm dụng tiền của doanh nghiệp, thuộc tài sản.
Câu 8. Tiền ứng trước cho người bán là:
A. Là số tiền của người bán bị doanh nghiệp chiếm dụng, thuộc tài sản.
B. Là số tiền của doanh nghiệp bị người bán chiếm dụng, thuộc tài sản.
C. Là số tiền của người bán bị doanh nghiệp chiếm dụng, thuộc nguồn vốn.
D. Là số tiền của doanh nghiệp bị người bán chiếm dụng, thuộc nguồn vốn
Câu 9. Yêu cầu cơ bản của kế toán là:
A.Trung thực, khách quan.
B.Đầy đủ, kịp thời.
C.Dễ hiểu, so sánh được.
D. Bao gồm các ý trên.
Câu 10: Tài sản của doanh nghiệp là:
A. Nguồn lực do doanh nghiệp quản lý và có thể thu được lợi ích trong tương lai
B. Nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích trong tương lai
C. Nguồn lực do doanh nghiệp nắm giữ và có thể thu được lợi ích trong nay mai
D. Nguồn lực do doanh nghiệp thu giữ và có thể có lợi ích trong tương lai
Câu 11 : Khi thu nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng
có liên quan đến việc tao ra doanh thu đó, là nội dung của nguyên tắc:
A. Phù hợp.
B. Nhất quán.
C. Thận trọng.
D. Trọng yếu.
Câu 12 : Phương pháp cơ bản của kế toán bao gồm:
A. Phương pháp chứng từ kế toán.
B. Phương pháp tính giá.
C. Phương pháp tài khoản kế toán.
D. Cả 3 đáp án A,B,C đều đúng.
Câu 13: Thông tin kế toán cần đáp ứng được các yêu cầu:
A. Có thể so sánh được, kịp thời với nhu cầu sử dụng
B. Trung thực và khách quan
C. Dễ hiểu đối với phần lớn các đối tượng sử dụng thông tin kế toán
D. Bao gồm các ý trên.
Câu 14 : Doanh nghiệp áp dụng các khái niệm, nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp tính
toán nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác là tuân thủ theo:
A. Nguyên tắc nhất quán
B. Nguyên tắc hoạt động liên tục
C. Đáp án (A) và (B) đều là đáp án đúng
D. Đáp án (A) và (B) đều là đáp án sai
Câu 15: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định tài sản là một nguồn lực:
A. Doanh nghiệp kiểm soát được
4

B. Dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp
C. Đáp án (A) và đáp án (B) đều là đáp án đúng
D. Đáp án (B) và đáp án (B) đều là đáp án sai
Câu 16 : Nội dung của nguyên tắc thận trọng gồm:
A. Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn.
B. Không đánh giá thấp hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.
C. Không đánh giá cao hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.
D. Tất cả các câu trên.
Câu 17 : Trong yêu cầu của kế toán, nội dung có thể so sánh được hiểu là:
A. Các thông tin không quá phức tạp, có thể nắm bắt được.
B. Phải phản ánh ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
C. Các thông tin có thể so sánh giữa các kỳ với nhau.
D. Thông tin phải phản ánh đúng các nghiệp vụ xảy ra.
Câu 18 : Kế toán có vai trò đối với doanh nghiệp là:
A. Cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp nhằm quản lý và điều hành doanh nghiệp.
B. Thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua số liệu trên các báo cáo.
C. Giúp doanh nghiệp theo dõi tình hình biến động của các đối tượng kế toán.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 19 : Các nguyên tắc kế toán được qui định trong chuẩn mực chung bao gồm:
A. Dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, phù hợp, thận trọng, nhất quán, có thể so sánh
được
B. Dồn tích, dễ hiểu, giá gốc, phù hợp, thận trọng, nhất quán, trọng yếu
C. Dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, phù hợp, thận trọng, nhất quán, trọng yếu
D. Phải phản ánh ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Câu 20 : Kỳ kế toán gồm:
A. Kỳ kế toán tháng
B. Kỳ kế toán năm
C. Kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng
D. Kỳ kế toán quý
ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
D B B D B A A B D B
Câu 11 Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu 19 Câu 20
12 13 14 15 16 17 18
A D D A C D C D A C

BÀI TẬP TỰ LUẬN


Bài 1.1: (ĐVT: 1.000 đồng)
1.1 Vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán của Công Ty Cổ Phần X vào ngày
01/01/N là 50.000, nợ phải trả tại thời điểm này là bao nhiêu nếu tài sản của đơn vị gấp 1,7
lần vốn chủ sở hữu?
1.2 Công ty Vân An có các dữ liệu kế toán cuối năm như sau: Tiền mặt 400.000;
Tiền gửi ngân hàng 500.000, Vay và nợ thuê tài chính 300.000, Ứng trước cho người bán
50.000, Tài sản cố định là 1.500.000, Phải thu khách hàng 100.000, Quỹ khen thưởng
phúc lợi là 150.000. Vốn chủ sở hữu sẽ bằng bao nhiêu?
1.3 Công ty Thảo My có các dữ liệu kế toán cuối năm như sau: Tiền mặt 400.000,
Tiền gửi ngân hàng 600.000, Vay và nợ thuê tài chính 100.000, Khách hàng ứng trước
40.000, Tài sản cố định là 1.700.000, quỹ khen thưởng phúc lợi là 100.000, quỹ đầu tư
phát triển là 360.000, vốn chủ sở hữu là 2.000.000. Lợi nhuận chưa phân phối bằng bao
nhiêu?
1.4 Tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần ABC vào ngày 01/01/N là 300.000, tài
sản dài hạn gấp 2,5 lần tài sản ngắn hạn. Vậy nợ phải trả tại thời điểm này là bao nhiêu
nếu tài sản của đơn vị gấp 1,75 lần vốn chủ sở hữu?
5

1.5 Công ty cổ phần XYZ vào ngày 01/01/N có tài sản ngắn hạn là 540.000, tài sản dài
hạn gấp 4 lần tài sản ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu là bao nhiêu nếu nợ phải trả bằng ½ vốn chủ
sở hữu?
6

Bài 1.2: Phân biệt tài sản, nguồn vốn và xác định X theo tài liệu dưới đây (ĐVT: 1.000 đồng)
Đối tượng Số tiền Đối tượng Số tiền
Quỹ đầu tư phát triển 150.000 Vay và nợ thuê tài chính 150.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 300.000 Quỹ khen thưởng phúc lợi 100.000
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 175.000 Tài sản cố định hữu hình 1.000.000
Tiền mặt 400.000 Hao mòn TSCĐ (100.000)
Tiền gửi Ngân hàng 550.000 Vốn đầu tư của chủ sở hữu X
Phải thu khách hàng 250.000 Thuế và các khoản phải 100.000
nộp NN
Nguyên vật liệu 300.000 Phải trả người lao động 75.000
Phải trả cho nhà cung cấp 300.000
Bài giải gợi ý:
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
TSCĐ hữu hình 1.000.000 Vay và nợ thuê tài chính 150.000
Hao mòn TSCĐ (100.000) Quỹ khen thưởng phúc lợi 100.000
Tiền mặt 400.000 Phải trả cho nhà cung cấp 300.000
Tiền gửi Ngân hàng 550.000 Vốn đầu tư của chủ sở hữu X
Phải thu khách hàng 250.000 Thuế và các khoản phải nộp 100.000
Nguyên vật liệu 300.000 Phải trả người lao động 75.000
Quỹ đầu tư phát triển 150.000
LN sau thuế chưa phân phối 300.000
Nguồn vốn đầu tư XDCB 175.000
Tổng TS 2.400.000 Tổng NV 1.350.000+X
Bài 1.3: Tài liệu kế toán tại Công Ty sản xuất Bảo An cuối năm 202N như sau (ĐVT: 1.000
đồng):
Đối tượng Số tiền Đối tượng Số tiền
1. Phải trả người bán 20.000 15. Máy móc thiết bị 320.000
2. Thành phẩm 50.000 16. Nhiên liệu 6.000
3. Vật liệu chính 10.000 17. Vay dài hạn 50.000
4. Phụ tùng thay thế 3.000 18. Quỹ khen thưởng 3.000

5. Vốn đầu tư của chủ sở hữu X 19. Hàng gửi đi bán 14.000

6. Nhà xưởng 200.000 20. Phải thu của khách hàng 12.000
7. Phương tiện vận tải 100.000 21. Tạm ứng 3.000
8. Phải trả người lao động 5.000 22. Cổ phiếu 25.000
9. Lợi nhuận chưa phân phối 55.000 23. Các loại công cụ dụng cụ 4.000
10. Quỹ đầu tư phát triển 8.000 24. Các khoản phải trả khác 5.000
11. Vật liệu phụ 5.000 25. Các khoản phải thu khác 6.000
12. Sản phẩm dở dang 7.000 26. Quyền sử dụng đất 200.000
13. Vay ngắn hạn 30.000 27. Quỹ phúc lợi 2.000
14. Phải nộp cho nhà nước 7.000 28. Quỹ khen thưởng 10.000
Yêu cầu: Phân biệt tài sản, nguồn vốn theo bảng số liệu trên. Xác định tổng tài sản, tổng
nguồn vốn và chỉ tiêu X?
TS = (2;3;4;6;7;11;12;15;16;19;20;21;22;23;25;26) = 965.000
7

NV = (1;5;8;9;10;13;14;17;18;24;27;28) = 195.000 +X
 X = 770.000

Bài 1.4: Tại một doanh nghiệp sản xuất vải có các tài liệu sau đây: ĐVT: 1.000 đồng
Đối tượng Số tiền Đối tượng Số tiền

1. Bông các loại 100.000 17. Phải trả người cung cấp 160.000

2. Vay ngắn hạn 150.000 18. Tạm ứng 60.000

3. Nhà xưởng 200.000 19. Lợi nhuận chưa phân phối 316.000

4. Phụ tùng 65.000 20. Các loại máy vi tính 250.000

5. Thuế phải nộp cho nhà nước 10.000 21. Quỹ đầu tư phát triển 100.000

6. Tiền ứng trước của khách hàng 15.000 22. Sản phẩm dở dang 28.000

7. Vốn đầu tư của chủ sở hữu Y 23. Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN 90.000

8. Xăng, dầu, nhớt 27.000 24. Nợ dài hạn 562.000

9. Máy kéo sợi và máy dệt 86.000 25. Các khoản phải thu khác 63.000

10. Sợi các loại 90.000 26. Các loại dụng cụ nhỏ khác 29.000

11. Tiền gởi ngân hàng 120.000 27. Sản phẩm hoàn thành 260.000

12. Phải thu khách hàng 48.000 28. Tủ đựng sổ sách 10.000

13. Nguồn vốn đầu tư XDCB 180.000 29. Tiền mặt tồn quỹ 32.000
14. Trái phiếu 168.000 30. Phương tiện vận tải 168.000

15. Phải trả công nhân viên 41.000 31. Vải 130.000

16. Ứng trước tiền cho người bán 25.000


Yêu cầu: Phân biệt tài sản, nguồn vốn theo bảng số liệu trên. Xác định tổng tài sản, tổng
nguồn vốn và chỉ tiêu Y?
TS = (1;3;4;8;9;10;11;12;14;16;18;20;22;25;26;27;28;29;30;31) = 1.959.000
NV = (2;5;6;7;13;15;17;19;21;23;24) = 1.624.000 + Y
 Y = 335.000
8

Bài 1.5: Công ty TNHH MA có các dữ liệu tại kỳ kế toán đầu tiên năm N, được tập hợp lại
như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Số tiền
Phát sinh trong năm N
DT = 360.000
CP = 419.000
LN = (59.000) lỗ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 360.000
Chi phí thuê thiết bị dùng tại bộ phận bán hàng 28.000
Chi phí quảng cáo 8.000
Chi phí thuê văn phòng công ty 12.000
Chi phí lương (bộ phận giám đốc, kế toán, phòng kinh doanh) 80.000
Chi phí công cụ dùng tại bộ phận kinh doanh 4.000
Chi phí của hàng hóa tiêu thụ (giá vốn) 287.000
Cuối năm N
TS = 535.000
NV = 20.000 + Y + 15.000 + (59.000) = Y + (24.000)
=> Y = 559.000
Phải trả cho người bán 20.000
Phải thu của khách hàng 75.000
Vốn chủ sở hữu Y
Tiền mặt 20.000
Tiền gửi Ngân hàng 180.000
Lương phải trả cho công nhân viên 15.000
Hàng hóa tồn kho 10.000
Tài sản cố định 250.000
Lợi nhuận chưa phân phối X=
(59.000)

Yêu cầu: Xác định chỉ tiêu X và chỉ tiêu Y.(giả sử DN chưa phải nộp thuế TNDN)
--------------------------------------------------------

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2


1. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán.
2. Mục đích của báo cáo tài chính là gì? Theo quy định hiện nay, hệ thống báo cáo tài
chính của doanh nghiệp bao gồm các báo cáo cụ thể nào ?
3. Bảng cân đối kế toán là gì? Trình bày cơ sở lập và kết cấu Bảng cân đối kế toán.
4. Báo cáo kết quả kinh doanh là gì? Trình bày cơ sở lập và kết cấu báo cáo kết quả kinh
doanh.
5. Trình bày mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh.
6. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì? Trình bày cơ sở lập và kết cấu lập báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.
BÀI TẬP
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bảng cân đối kế toán là:
A. Một báo cáo tổng hợp, phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản
đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
B. Một báo cáo tổng hợp, phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản
đó của doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
9

C. Một báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế
toán của doanh nghiệp.
D. Đáp án khác
Câu 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị được dùng để:
A. Phản ánh các khoản tiền thu vào, chi ra của đơn vị.
B. Phản ánh các khoản doanh thu đã thu được tiền.
C. Phản ánh kết quả hoạt động của đơn vị trong một kỳ kế toán.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 3: Khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến 2 khoản thuộc bên tài sản, kết quả
là:
A. Số tổng cộng của Bảng cân đối kế toán thay đổi; tỷ trọng của các tài sản chịu sự ảnh hưởng
thay đổi.
B. Số tổng cộng của Bảng cân đối kế toán không đổi, tỷ trọng của các tài sản chịu sự ảnh
hưởng thay đổi.
C. Số tổng cộng của bảng cân đối kế toán không đổi, tỷ trọng của các tài sản chịu sự ảnh
hưởng không đổi.
D. Đáp án khác
Câu 4: Khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến một loại tài sản tăng và một loại
nguồn vốn tăng tương ứng.
A. Số tổng cộng của bảng cân đối kế toán không đổi, tỷ trọng của tất cả các loại tài sản và
nguồn vốn không đổi.
B. Số tổng cộng của bảng cân đối kế toán tăng lên, tỷ trọng của tất cả các loại tài sản và
nguồn vốn không đổi.
C. Số tổng cộng của bảng cân đối kế toán tăng lên, tỷ trọng của tất cả các loại tài sản và
nguồn vốn đều có sự thay đổi.
D. Số tổng cộng của bảng cân đối kế toán giảm xuống, tỷ trọng của tất cả các loại tài sản và
nguồn vốn đều có sự thay đổi.
Câu 5: Nghiệp vụ “Nhập kho hàng hóa thanh toán cho người bán bằng tiền mặt” làm
cho:
A. Một tài sản giảm, một nguồn vốn giảm
B. Một nguồn vốn tăng, một nguồn vốn khác giảm
C. Một tài sản tăng, một tài sản khác giảm
D. Một tài sản tăng, một nguồn vốn giảm
Câu 6: Nghiệp vụ “Mua chứng khoán ngắn hạn thanh toán bằng chuyển khoản ” làm cho:
A. Một tài sản giảm, một nguồn vốn giảm
B. Một nguồn vốn tăng, một nguồn vốn khác giảm
C. Một tài sản tăng, một nguồn vốn giảm
D. Một tài sản tăng, một tài sản khác giảm
Câu 7: Vay ngắn hạn ngân hàng thanh toán tiền cho người bán thuộc trường hợp:
A. Một nguồn vốn tăng, một nguồn vốn khác giảm
B. Một tài sản giảm, một nguồn vốn giảm
C. Đáp án (A) và đáp án (B) là đáp án sai
D. Đáp án (A) và đáp án (B) là đáp án đúng
Câu 8: Nhập kho nguyên vật liệu chưa thanh toán tiền cho người bán thuộc trường hợp:
A. Một tài sản giảm, một nguồn vốn giảm
B. Một nguồn vốn tăng, một nguồn vốn khác giảm
C. Một tài sản tăng, một tài sản khác giảm
D. Một tài sản tăng, một nguồn vốn tăng
Câu 9: Tổng TS = NV = 4.000.000, sau khi phát sinh nghiệp vụ “Vay dài hạn ngân hàng trả
nợ nhà cung cấp 100.000” sẽ làm số tổng cộng trên bảng cân đối kế toán là:
A. 4.100.000
B. 3.900.000
C. 4.000.000
10

D. Đáp án khác
Câu 10: Tổng TS = NV = 6.000.000, sau khi phát sinh nghiệp vụ “ Vay dài hạn ngân hàng
gửi vào ngân hàng 100.000” thì số tổng cộng trên bảng cân đối kế toán là:
A.6.100.000
B.5.900.000
C. 6.000.000
D. Đáp án khác
ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
A C B C C D A D C A

BÀI TẬP TỰ LUẬN


Bài 2.1: Anh (chị) hãy cho các ví dụ về nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các tình huống sau
đây và phân tích cụ thể ảnh hưởng của các đối tượng:
1. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tác động đến 2 đối tượng kế toán theo hướng 1 nguồn
vốn tăng đối ứng với một nguồn vốn khác giảm.
1.1 Vay ngân hàng (NV tăng) nhập quỹ tiền mặt (TS tăng)
1.2
2. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tác động đến 2 đối tượng kế toán theo hướng tài sản
giảm đối ứng với nguồn vốn giảm.
2.1 Dùng TGNH nộp thuế cho nhà nước
2.2 Xuất quỹ tiền mặt trả nợ người bán
3. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tác động đến 2 đối tượng kế toán theo hướng 1 tài sản
tăng đối ứng với một tài sản khác sẽ giảm.
3.1 Mua NVL nhập kho trả bằng tiền mặt
3.2 Dùng tiền mặt mua đất
4. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tác động đến 3 đối tượng kế toán theo hướng 2 tài sản
tăng đối ứng với nguồn vốn tăng.
4.1 Mua NVL và công cụ nhập kho chưa thanh toán cho nhà cung cấp
4.2 mua nhà và mua cổ phiếu bằng tiền vay ngân hàng
5. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tác động đến 3 đối tượng kế toán theo hướng 1 tài sản
giảm đối ứng với 2 nguồn vốn giảm.
5.1 Dùng TGNH trả nợ vay ngân hàng và trả nợ nhà cung cấp
5.2 Xuất tiền mặt để trả nợ người bán hàng và nộp thuế cho NN
5.3 Dùng tiền mặt trả cho người bán và trả cho người lao động
6. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tác động đến 2 đối tượng kế toán theo hướng 1 tài sản
tăng đối ứng với 1 nguồn vốn tăng.
6.1 Mua nhà thanh toán bằng vay dài hạn ngân hàng

Bài 2.2:Hãy lập bảng cân đối kế toán bằng cách điền vào mẫu theo tài liệu cho dưới đây:
Công ty X có số liệu phản ảnh tình hình tài chính tại các thời điểm như sau (ĐVT : 1.000đ )
Khoản mục 31/12/N 31/12/N+1
Tiền mặt 10.000 15.000
Tiền gửi ngân hàng 90.000 145.000
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 50.000 50.000
Phải thu của khách hàng 250.000 240.000
Phải thu khác 50.000 10.000
Nguyên vật liệu 150.000 200.000
Công cụ, dụng cụ 10.000 20.000
Thành phẩm 40.000 50.000
Tạm ứng 15.000 20.000
Chi phí trả trước 5.000 10.000
Tài sản cố định hữu hình 500.000 600.000
11

Hao mòn tài sản cố định (70.000) (150.000)


Vay Ngân hàng 300.000 200.000
Phải trả cho người bán 100.000 180.000
Thuế và các khoản phải nộp 50.000 10.000
Phải trả công nhân viên 50.000 10.000
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 300.000 300.000
Quỹ phát triển đầu tư 40.000 80.000
Lợi nhuận chưa phân phối 250.000 410.000
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 10.000 20.000
Bài giải gợi ý:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 2019
Tài sản N N+1 Nguồn vốn N N+1
A: TS NH 670.000 760.000 C: Nợ phải trả 510.000 420.000
Tiền mặt 10.000 15.000 Vay ngắn hạn 300.000 200.000
Tiền gửi NH 90.000 145.000 Phải trả NCC 100.000 180.000
Đầu tư CK 50.000 50.000 Thuế 50.000 10.000
Ph thu của KH 250.000 240.000 Phải trả CNV 50.000 10.000
Phải thu khác 50.000 10.000 Qũy KT, PL 10.000 20.000
Nguyên vật liệu 150.000 200.000
Công cụ 10.000 20.000
Thành phẩm 40.000 50.000
Tạm ứng 15.000 20.000 D: Vốn CSH 590.000 790.000
CP trả trước 5.000 10.000 Vốn ĐTCSH 300.000 300.000
B: TS dài hạn 430.000 450.000 Qũy ĐTPT 40.000 80.000
TSCĐ hữu hình 500.000 600.000 LN 250.000 410.000
Hao mòn TSCĐ (70.000) (150.000)
TỔNG TS 1.100.000 1.210.000 TỔNG NV 1.100.000 1.210.000
Bài 2.3: Trích báo cáo tài chính của một doanh nghiệp A như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 2021
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A. Tài sản ngắn hạn 1.320.000 C. Nợ phải trả 670.000
1. Tiền mặt 380.000 1. Vay ngân hàng 550.000
2. Tiền gửi ngân hàng 340.000 2. Phải trả cho người bán 70.000
3. Nguyên vật liệu 520.000 3. Phải nộp thuế 50.000
4. Công cụ, dụng cụ 60.000 D. Vốn chủ sở hữu 6.150.000
5. Phải thu khách hàng 20.000 1. Vốn đầu tư của CSH 6.100.000
B. Tài sản dài hạn 5.500.000 2. Quỹ đầu tư phát triển 50.000
- TSCĐ hữu hình 5.500.000
Tổng tài sản 6.820.000 Tổng nguồn vốn 6.820.000

Yêu cầu:
1. Phân tích ảnh hưởng của các nghiệp vụ sau đối với bảng cân đối kế toán:
- NV1: Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 10.000.
Phải thu khách hàng giảm => TS giảm; PTKH = 20.000 – 10.000 = 10.000
Tiền mặt tăng => TS tăng; TM = 380.000 + 10.000 = 390.000
=> TS = NV = 6.820.000 (không thay đổi)
- NV2: Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa trả tiền cho nhà cung cấp 20.000.
Nguyên vật liệu tăng; NVL = 520.000 + 20.000 = 540.000
Phải trả NCC tăng; PTNCC = 70.000 + 20.000 = 90.000
=> TS = NV = 6.820.000 + 20.000 = 6.840.000
12

- NV3: Vay Ngân hàng trả nợ nhà cung cấp 50.000.


vay NH tăng 50.000, Vay NH = 550.000 + 50.000 = 600.000
phải trả người bán giảm 50.000; PTNB = 90.000 – 50.000 = 40.000
=> TS, NV = 6.840.000 (không đổi)
- NV4: Dùng tiền gửi Ngân hàng trả nợ vay Ngân hàng 200.000.
TGNH= 340000- 200000=140000;
VNH= 600.000 -200000= 400.000
=> TS=NV= 6.840.000 – 200.000 = 6.640.000
2. Lập bảng cân đối kế toán mới sau khi có từng nghiệp vụ phát sinh trên.
3. Lập bảng cân đối kế toán mới sau khi có 4 nghiệp vụ phát sinh trên.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (sau khi có các NV)
Ngày 31 tháng 12 năm 2021
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A. Tài sản ngắn hạn 1.140.000 C. Nợ phải trả 490.000
1. Tiền mặt 390.000 1. Vay ngân hàng 400.000
2. Tiền gửi ngân hàng 140.000 2. Phải trả cho người bán 40.000
3. Nguyên vật liệu 540.000 3. Phải nộp thuế 50.000
4. Công cụ, dụng cụ 60.000 D. Vốn chủ sở hữu 6.150.000
5. Phải thu khách hàng 10.000 1. Vốn đầu tư của CSH 6.100.000
B. Tài sản dài hạn 5.500.000 2. Quỹ đầu tư phát triển 50.000
- TSCĐ hữu hình 5.500.000
Tổng tài sản 6.640.000 Tổng nguồn vốn 6.640.000

Bài 2.4: Trích báo cáo tài chính của một doanh nghiệp A như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 2021
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A. Tài sản ngắn hạn 750.000 C. Nợ phải trả 425.000
1. Tiền mặt 150.000 1. Vay Ngân hàng 290.000
2. Tiền gửi Ngân hàng 270.000 2. Phải trả cho người bán 50.000
3. Nguyên vật liệu 220.000 3. Phải nộp thuế 25.000
4. Công cụ, dụng cụ 60.000 4. Phải trả người lao động 60.000
5. Phải thu khách hàng 50.000 D. Vốn chủ sở hữu 3.075.000
B. Tài sản dài hạn 2.750.000 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.000.000
1. TSCĐ hữu hình 2.000.000 2. Quỹ đầu tư phát triển 25.000
2. TSCĐ vô hình 750.000 3. Lợi nhuận sau thuế chưa 50.000
phân phối
Tổng tài sản 3.500.000 Tổng nguồn vốn 3.500.000
Yêu cầu:
1. Phân tích ảnh hưởng của các nghiệp vụ sau đối với bảng cân đối kế toán:
- NV1: Nhà nước cấp cho doanh nghiệp 1 TSCĐ hũu hình trị giá 250.000.
- NV2: Xuất quỹ tiền mặt trả nợ vay ngân hàng 100.000.
- NV3: Dùng tiền gửi ngân hàng mua công cụ nhập kho trị giá 40.000.
- NV4: Dùng lợi nhuận bổ sung quỹ đầu tư phát triển 20.000.
2. Lập bảng cân đối kế toán mới sau khi có 4 nghiệp vụ phát sinh trên.
Bài 2.5: Hoàn chỉnh biểu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau đây: (ĐVT: 1.000 đồng)
13

Bài 2.6. Dựa trên đặc điểm của doanh thu, chi phí, hãy trả lời các câu hỏi dưới
1. Doanh thu bán hàng và cung đâycấp(ĐVT:
dịchtriệu
vụ đồng) 8.000.000
1. Trong tháng 1/N,
2. Các khoản giảm trừ doanh thu doanh nghiệp thu tiền mặt 100, trong đó:
A=200.000
- thu
3. Doanh Thuthuần
từ bán hàng: 60 B=7.800.000
- Người mua trả nợ: 20
4. Giá vốn hàng bán 5.000.000
- Nhận vốn góp của chủ sở hữu: 20
5. Lợi nhuận gộp = DT thuần - GV 2.800.000
Vậy doanh thu bán hàng tháng 1/N là bao nhiêu ?
6. Doanh thu hoạt động tài chính 50.000
7. Chi phí hoạt động tài chính 150.000
2. Trong tháng 2/N, doanh nghiệp chi tiền mặt 120, trong đó:
8. Chi-phíChi
bán mua
hànghàng hóa nhập kho: 80 C=1.190.000
9. Chi-phíChi
quảntrảlý lương
doanh chonghiệp
công nhân viên: 20 1.100.000
10. Lợi- nhuận thuầnthuế
Chi nộp từ hoạt
cho động kinh doanh
nhà nước: 10 D= 410.000
11. Thu nhập khác
- Trả nợ người bán: 10 E= 5.000
12. Chi
Vậyphí
chikhác
phí tháng 2/N là bao nhiêu ? 15.000
13. Lợi nhuận khác = TNk - CPk (10.000)
14.3.TổngTrong
lợi nhuận kế toán trước thuế = (10) + (13)
tháng 3/ N, doanh nghiệp có tài liệu như sau: H=400.000
15. Chi- phí thuế
Bán thu nhập
hàng: DN hiện
thu bằng tiềnhành
mặt 15, và tiền gửi ngân hàng 35, 80.000
16. Lợi- nhuận sau thuế chưa phân
Cung cấp dịch vụ chưa thu tiền phối = (14)-(15)
15 320.000
(10) = (5)
- +Khách
(6) – (7)hàng– (8)trả
– (9)
nợ 10
410.000- = 2.800.000 + 50.000
Khách hàng ứng trước - 150.000 - C – là
tiền hàng 1.100.000
30.
=> C = Vậy
1.190.000
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tháng 3/N là bao
nhiêu ? 15 + 35 + 15 = 65

4. Trong tháng 4/N, doanh nghiệp có tài liệu như sau


- Bán thành phẩm chưa thu tiền: 150
- Cung cấp dịch vụ thu bằng tiền mặt 25
- Giá vốn thành phẩm, dịch vụ: 80
- Chiết khấu thương mại: 3
- Khách hàng trả nợ 20.
- Thu lãi tiền gửi ngân hàng 5
- Thu từ bán TSCĐ HH: 15
- Chi phí bán TSCĐ HH: 10
- Thuế TNDN: 20%
Hãy tính:
a) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tháng 4/N ? 150+25=175
b) Doanh thu tài chính tháng 4/N ? 5
c) Thu nhập khác tháng 4/N ? 15
d) Tổng doanh thu thu nhập thuần? 175 + 5 + 15 - 3 = 192
e) Tổng chi phí? 80 + 10 = 90
f) Thuế TNDN?
LN = 192 – 90 = 102
Thuế TNDN = 102 x 20% = 20,4
g) Lợi nhuận sau thuế tháng 4/N?
LNST = 102 – 20,4 = …
14

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3


1. Tài khoản kế toán là gì ? Nêu các yếu tố cơ bản của một tài khoản.
2. Trình bày nguyên tắc ghi nhận vào tài khoản tài sản. Cho ví dụ minh họa.
3. Trình bày nguyên tắc ghi nhận vào tài khoản nguồn vốn. Cho ví dụ minh họa.
4. Trình bày nguyên tắc ghi nhận vào tài khoản doanh thu, thu nhập. Cho ví dụ minh họa.
5. Trình bày nguyên tắc ghi nhận vào tài khoản chi phí. Cho ví dụ minh họa.
6. Có mấy loại định khoản kế toán? Mối quan hệ giữa chúng? Cho ví dụ minh họa.
7. Phân biệt tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết? Trình bày mối quan hệ giữa tài
khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết? Cho ví dụ minh họa.
8. Những tài khoản kế toán nào được gọi là tài khoản lưỡng tính? Tại sao?
9. Thế nào là tài khoản điều chỉnh? Kể tên một số tài khoản điều chỉnh trong hệ thống tài
khoản hiện hành? Đặc điểm, công dụng của từng tài khoản đó?
10. Hệ thống tài khoản kế toán là gì? Giải thích cách phân loại và sắp xếp các tài khoản
trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành?
BÀI TẬP
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tài khoản 111 –Tiền mặt có số dư đầu kỳ: 300.000.000đ, số phát sinh Nợ:
200.000.000đ, số dư cuối kỳ 400.000.000đ. Vậy số phát sinh Có của TK này là:
A. 100.000.000đ
B. 200.000.000đ
C. 300.000.000đ
D. 400.000.000đ
Câu 2. Tài khoản 411 –Vốn đầu tư của chủ sở hữu có số dư đầu kỳ: 500.000.000đ, số phát
sinh tăng: 300.000.000đ, số dư cuối kỳ 600.000.000đ. Vậy số phát sinh Nợ của TK này là:
A. 100.000.000đ
B. 200.000.000đ
C. 300.000.000đ
D. 600.000.000đ
Câu 3. Tài khoản 214 –Hao mòn tài sản cố định có số dư đầu kỳ: 400.000.000đ, số phát sinh
Nợ: 100.000.000đ, số phát sinh Có: 300.000.000đ. Vậy số phát sinh Tăng của TK này
trong kỳ là:
A. 200.000.000đ
B. 300.000.000đ
C. 400.000.000đ
D. Tất cả đều sai
Câu 4. Tài khoản nào không phải là tài khoản chi phí
A. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
B. Chi phí bán hàng
C. Giá vốn hàng bán
D. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Câu 5. Tài khoản 214 “ Hao mòn TSCĐ” là tài khoản:
A. Điều chỉnh giảm tài sản
B. Có số dư bên Có
C. Để bên phần tài sản và ghi số âm khi lên bảng cân đối kế toán
D. A, B, C đều đúng
Câu 6. Số dư bên Nợ của TK 331 “ Phải trả cho người bán” phản ánh:
A. Phản ánh khoản phải trả cho người bán
B. Phản ánh khoản ứng trước cho người bán
C. Phản ánh khoản người bán ứng trước
D. Cả A và C đúng
Câu 7. Tài khoản nào là tài khoản chi phí
A. Chi phí phải trả
15

B. Chi phí trả trước


C. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
D. Giá vốn hàng bán
Câu 8. Tài khoản nào là tài khoản chỉ có số dư bên Nợ
A. TK 131 – Phải thu của khách hàng
B. TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
C. TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản
D. TK 331 – Phải trả cho người bán
Câu 9. Định khoản Nợ TK 211/Có TK 411” có nội dung:
A. Nhận góp vốn bằng một tài sản cố định hữu hình
B. Chủ đầu tư bổ sung vốn bằng một tài sản cố định hữu hình
C. Nhà nước cấp vốn bằng một tài sản cố định hữu hình
D. Tất cả đều đúng
Câu 10. Tài khoản “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” thuộc
A. Tài khoản tập hợp - phân phối
B. Tài khoản thuộc Bảng cân đối kế toán
C. Tài khoản so sánh
D. Tài khoản tính giá thành
ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
A B B A D B D B D A
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 3.1:
3.1.1 Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau (ĐVT:1.000đ)
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 10.000.
2. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt : 30.000.
3. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán: 20.000.
4. Xuất quỹ tiền mặt trả nợ vay ngân hàng: 30.000.
5. Vay ngân hàng 20.000 trả nợ nhà cung cấp.
6. Mua một số nguyên liệu trị giá 25.000 chưa trả tiền người bán.
7. Xuất quỹ tiền mặt mua 1 số công cụ nhập kho: 5.000.
8. Được Nhà nước cấp một TSCĐ hữu hình trị giá: 50.000.
9. Khách hàng trả nợ, doanh nghiệp trả luôn nợ vay ngân hàng 20.000.
10. Dùng lợi nhuận chưa phân phối bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu 25.000
3.1.2 Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây (ĐVT: 1.000 đồng)
1. Chủ doanh nghiệp đầu tư bằng tiền gửi ngân hàng 100.000đ và tiền mặt 50.000.
2. Rút tiền gửi ngân hàng 25.000 nhập qũy tiền mặt 10.000 và trả nợ người bán 15.000.
3. Mua nguyên liệu nhập kho 7.000 trả bằng tiền mặt 2.000 và tiền gửi ngân hàng 5.000.
4. Mua TSCĐHH 20.000 trả bằng tiền gửi ngân hàng 12.000 và nợ người bán 8.000.
5. Vay ngân hàng 30.000, đã nhập qũy tiền mặt 5.000 và chuyển vào tài khoản ngân hàng
25.000.
6. Mua hàng hóa nhập kho 20.000 đã trả 10.000 tiền mặt và còn nợ người bán 10.000.
7. Trả nợ người bán bằng tiền gửi ngân hàng 5.000 và tiền mặt 5.000.
Bài 3.2. Tại công ty X có các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 200.000.
2. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng 300.000.
3. Nhập kho nguyên vật liệu trả bằng tiền gửi ngân hàng 15.000
4. Nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng 400.000
5. Trả lương cho công nhân viên bằng tiền gửi ngân hàng 150.000
6. Trả nợ người bán bằng tiền gửi ngân hàng 50.000
7. Nộp thuế thu nhập cá nhân bằng tiền gửi ngân hàng 35.000
8. Chủ đầu tư bổ sung vốn bằng tiền gửi ngân hàng 200.000
9. Mua hàng hóa hóa trả bằng tiền gửi ngân hàng 100.000
16

10. Tạm ứng cho nhân viên đi công tác bằng tiền gửi ngân hàng 10.000
Yêu cầu: - Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Phản ảnh các nghiệp vụ trên vào tài khoản 112 –Tiền gửi ngân hàng.
Biết rằng: số dư đầu kỳ của TK 112: 500.000
+ Phản ảnh vào tài khoản 112 –Tiền gửi ngân hàng
Bài 3.3. Căn cứ các định khoản sau hãy nêu các nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế
phát sinh: (ĐVT: 1.000 Đồng)
1. Nợ TK 153: 40.000
Có TK 111: 15.000
Có TK 112: 25.000
2. Nợ TK 331: 50.000
Có TK 341: 50.000
3. Nợ TK 334: 40.000
Nợ TK 141: 10.000
Có TK 111: 50.000
5. Nợ TK 112: 200.000
Nợ TK 211: 800.000
Có TK 411: 1.000.000
6. Nợ TK 333: 40.000
Có TK 112: 40.000
7. Nợ TK 152: 15.000
Nợ TK 153: 55.000
Có TK 331: 70.000
8. Nợ TK 421: 20.000
Có TK 353: 10.000
Có TK 414: 10.000
9. Nợ TK 111: 30.000
Có TK 511: 30.000
10. Nợ TK 641: 8.000
Nợ TK 642: 2.000
Có TK 153: 10.000
Bài 3.4. Tại công ty An Na có số liệu sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
Tài liệu 1: Số dư đầu tháng 01/N:
- TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: 600.000, trong đó:
+ Ngyên liệu, vật liệu A: 5.000*100/kg
+ Ngyên liệu, vật liệu B: 2.000*50/kg
- TK 331 “ Phải trả cho người bán”: 500.000, trong đó:
+ Phải trả cho người bán X: 300.000
+ Phải trả cho người bán Y: 200.000
Tài liệu 2: Trong tháng 01/N có phát sinh các nghiệp vụ sau:
1. Ngày 05/01, PXK 01: Xuất kho NVL A ra để sản xuất sản phẩm. số lượng 4.000kg,
giá xuất kho 100/kg.
2. Ngày 07/01, GBN 102: Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán X, 300.000.
3. Ngày 10/01, PNK 01: Nhập kho NVL B chưa trả tiền người bán Y, SL: 6.000, trị giá
55/kg.
4. Ngày 13/01, PNK 02: Nhập kho NVL A chưa trả tiền người bán Y, SL: 1.000, trị giá
110/kg.
5. Ngày 17/01, PC 012: Dùng tiền mặt trả nợ người bán Y, 100.000.
6. Ngày 19/01, PXK 02: Xuất kho NVL B ra để sản xuất sản phẩm. số lượng 2.000kg,
giá xuất kho 50/kg.
7. Ngày 22/01, PNK 03: Nhập kho NVL B chưa trả tiền người bán X, SL: 2.000, trị giá
45/kg.
17

8. Ngày 25/01, PNK 04: Nhập kho NVL A chưa trả tiền người bán Y, SL: 1.000, trị giá
120/kg.
9. Ngày 28/01, PXK 03: Xuất kho NVL B dùng cho phân xưởng sản xuất, số lượng
1.000, giá xuất kho 55/kg.
10. Ngày 30/01, GBN 321: Trả nợ cho người bán Y bằng tiền gửi ngân hàng 450.000.
Yêu cầu: - Phản ánh vào tài khoản 152, 331 (tổng hợp và chi tiết) dưới dạng TK chữ T.
- Phản ánh vào sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết của nguyên liệu vật liệu và
phải trả cho người bán.
Bài 3.5: Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau: (Đvt: 1.000đ)
A. Số dư các tài khoản ngày 31/12/N:
Tên tài khoản Số tiền Tên tài khoản Số tiền
Tiền mặt 200.000 Vay và nợ thuê tài chính 200.000
Tiền gửi ngân hàng 800.000 Phải trả cho người bán 60.000
Phải thu của khách hàng 80.000 Thuế và các khoản phải nộp NN 30.000
Tạm ứng 20.000 Phải trả người lao động 50.000
Nguyên liệu vật liệu 100.000 Vốn đầu tư của chủ sở hữu X
Chi phí SXKD dở dang 50.000 Quỹ đầu tư phát triển 150.000
Thành phẩm 500.000 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 75.000
Tài sản cố định hữu hình 800.000 Quỹ khen thưởng phúc lợi 25.000
B. Trong tháng 01/N có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Mua công cụ dụng cụ nhập kho, trả bằng tiền gửi ngân hàng 20.000.
2. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa trả tiền cho người bán: 100.000.
3. Vay ngân hàng để trả nợ cho người bán 140.000.
4. Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt: 30.000.
5. Chi tiền mặt để trả lương cho người lao động: 50.000.
6. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng 70.000.
7. Dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ vay 40.000 và nộp thuế cho Nhà nước 20.000.
8. Dùng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để bổ sung quỹ đầu tư phát triển 30.000 và
quỹ khen thưởng, phúc lợi 15.000.
9. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên đi công tác là 10.000.
10. Chủ doanh nghiệp bổ sung vốn đầu tư bằng một TSCĐ hữu hình trị giá 700.000.
Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sơ đồ tài khoản và khóa sổ vào
cuối tháng 01/N+1.
3. Lập Bảng cân đối tài khoản và Bảng cân đối kế toán ngày 31/01/N+1.

------------------------------------------------------

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4


1. Tính giá các đối tượng kế toán là gì? Ý nghĩa của phương pháp tính giá các đối
tượng kế toán?
2. Phân biệt các phương pháp tính giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất kho?
3. Khi chọn các phương pháp xuất kho phụ thuộc vào điều kiện gì? Cho ví dụ minh
họa.
4. Tại sao kế toán phải đánh giá TSCĐ theo cả hai chỉ tiêu: nguyên giá và giá trị còn
lại? Cách xác định các chỉ tiêu này và ý nghĩa kinh tế của chúng?
BÀI TẬP
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi mua nguyên
vật liệu nhập kho thì giá trị ghi sổ của số nguyên vật liệu này là:
A. Giá mua chưa thuế GTGT
B. Giá bán bao gồm thuế GTGT
18

C. Giá thanh toán


D. Giá vốn của bên bán
Câu 2. Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi mua nguyên
vật liệu nhập kho thì giá trị ghi sổ của số nguyên vật liệu này là:
A. Giá mua chưa thuế GTGT
B.Giá bán bao gồm thuế GTGT
C.Giá thanh toán
D. Giá vốn của bên bán
Câu 3. Chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng được ghi:
A. Tăng giá trị tài sản mua
B. Giảm giá trị tài sản mua
C. Không ảnh hưởng giá trị tài sản mua.
D. Tất cả đều sai
Câu 4. Chiết khấu thương mại doanh nghiệp được hưởng khi mua hàng được ghi nhận:
A. Giảm giá trị tài sản mua
B. Tăng giá trị tài sản mua
C. Không ảnh hưởng tới giá trị tài sản mua
D. Câu B và C đúng
Câu 5. Doanh nghiệp kê khai và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nhập khẩu một
lô vật liệu với giá nhập khẩu là 200.000.000 đồng. Thuế suất thuế nhập khẩu 5%, thuế suất
thuế GTGT 10%. Chi phí bốc xếp, vận chuyển lô vật liệu trên về kho (đã bao gồm thuế
GTGT 10%) là 4.950.000 đồng. Giá thực tế nhập kho của lô vật liệu trên là:
A. 214.500.000 đồng
B. 246.500.000 đồng
C. 244.500.000 đồng
D. Các câu trên đều sai
Câu 6. Nhà nước cấp cho doanh nghiệp một tài sản có nguyên giá là 600.000.000đ, giá trị hao
mòn lũy kế: 100.000.000đ. Hiện nay, giá trên thị trường của TSCĐ này 620.000.000đ. Chi phí
vận chuyển TSCĐ này về công ty là 10.000.000. Công ty ghi nhận nguyên giá của TSCĐ này
là:
A. 610.000.000
B. 510.000.000
C. 620.000.000
D. 600.000.000
Câu 7. Thuế bảo vệ môi trường phải nộp được ghi:
A. Tăng chi phí quản lý doanh nghiệp
B. Tăng giá trị tài sản mua vào
C. Giảm giá trị tài sản mua vào
D. Các câu trên đều sai
Câu 8. Trong giai đoạn lạm phát, giá cả hàng hóa ngoài thị trường biến động tăng, phương
pháp nào cho ra kết quả lợi nhuận cao nhất:
A. Thực tế đích danh
B. Nhập trước, xuất trước
C. Bình quân gia quyền
D. Các câu trên đều sai
Câu 9. Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, nhập khẩu một lô nguyên
vật liệu, số lượng 1.000 kg VL, đơn giá nhập khẩu 100.000 đồng/kg. Thuế suất thuế nhập
khẩu 10%, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển gồm thuế GTGT 10% là 1.100.000
đ. Giá thực tế vật liệu nhập kho, và đơn giá nhập kho lần lượt là:
A. 122.100.000 đồng và 122.100 đồng/kg.
B. 111.000.000 đồng và 111.000 đồng/kg.
C. 122.000.000 đồng và 122.000 đồng/kg.
D. Tất cả các câu đều sai.
19

Câu 10. Doanh nghiệp mua 10.000kg vật liệu với giá mua chưa thuế 15.500 đồng/kg, thuế
suất thuế GTGT 10%, được giảm giá 500 đồng/kg trên giá chưa thuế GTGT. Chi phí vận
chuyển chi hộ người bán gồm thuế GTGT 10%: 1.100.000đ. Trị giá nhập kho lô vật liệu theo
phương pháp khấu trừ là:
A. 150.000.000
B. 155.000.000
C. 156.100.000
D. Tất cả các câu đều sai
ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
A C C A A B B A A A

BÀI TẬP TỰ LUẬN


Tại một doanh nghiệp, có tài liệu liên quan đến tài sản cố định như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
1) Mua một thiết bị dùng cho bộ phận văn phòng của doanh nghiệp có giá mua chưa thuế
GTGT là 500.000, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí lắp đặt chạy thử là 20.000, thuế suất
thuế GTGT 10%. Tất cả chưa thanh toán.
2) Doanh nghiệp mua một TSCĐ hữu hình, phải trả cho người bán 44.000, trong đó đã có
10% thuế GTGT. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt là 1.000, thuế GTGT 100. Doanh
nghiệp dùng tiền gửi ngân hàng toán cho người bán.
3) Nhập khẩu một TSCĐ dùng vào bộ phận sản xuất, giá mua 20.000USD, thuế suất thuế
nhập khẩu 10%, thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu 5%. Doanh nghiệp đã dùng TGNH
thanh toán toàn bộ tiền mua TSCĐ và các khoản thuế, tỷ giá giao dịch thực tế khi nhập
khẩu là 23.500VNĐ/USD. Chi phí lắp đặt tài sản này trả bằng tiền mặt 1.100, trong đó có
thuế GTGT 100
4) Mua một văn phòng làm việc theo giá thoả thuận chưa thuế GTGT là 1.000.000 bằng vay
dài hạn 50% và tiền gửi ngân hàng 50%, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí phải trả trước
khi sử dụng 20.000, thuế suất thuế GTGT 10% trả bằng tiền gửi ngân hàng. Lệ phí trước
bạ 5% trên trị giá mua chưa thuế GTGT chi bằng tiền mặt.
5) Nhận vốn góp liên doanh là một TSCĐ hữu hình có nguyên giá 300.000, đã hao mòn 10%.
Giá do hội đồng liên doanh xác định là 310.000. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt là
2.200 đã gồm 10% thuế GTGT .
6) Doanh nghiệp được cấp trên cấp một TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp trị giá
400.000, chi phí trước khi sử dụng chi bằng tiền mặt là 8.800 bao gồm 10% thuế GTGT .
7) Doanh nghiệp tiến hành xây dựng một công trình nhà máy sản xuất với chi phí phát sinh
gồm:
- Mua vật liệu xây dựng trả bằng tiền gửi ngân hàng 275.000 bao gồm thuế GTGT 10%.
- Thuê nhân công chưa thanh toán 50.000
- Mua vật tư trang trí nội thất bằng tiền gửi ngân hàng, giá mua chưa thuế GTGT 50.000, thuế
suất thuế GTGT 10%.
- Chi phí thuê giám sát công trình thanh toán bằng tiền mặt 12.000
- Công trình xây dựng đã hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng. Phế liệu thu hồi nhập kho
trị giá 3.000
8) Doanh nghiệp dùng tiền gửi ngân hàng mua tài sản cố định hữu hình, trị giá chưa thuế
GTGT 500.000, thuế GTGT 50.000, doanh nghiệp được bên bán giảm giá là 5.500. Chi phí
vận chuyển tài sản cố định về doanh nghiệp, trị giá chưa thuế GTGT là 2.000, thuế suất
thuế GTGT 10%, doanh nghiệp chưa thanh toán.
9) Doanh nghiệp mua một thiết bị sản xuất với giá mua chưa có thuế GTGT là 200.000, thuế
suất thuế GTGT là 10%. Chi phí thuê vận chuyển thiết bị về doanh nghiệp là 2.000. Chi
phí thuê cẩu thiết bị lên và xuống là 1.000. Chí phí thuê chuyên gia hướng dẫn vận hành là
7.000. Chi phí vận hành thử thiết bị hết 10.500, quá trình chạy thử thiết bị thu được một số
sản phẩm giá bán ước tính là 5.500.
20

10) Công ty mua một tòa nhà sử dụng cho mục đích làm việc, giá mua 10.000.000, phí
trước bạ 5% và chi phí môi giới 2% tính trên giá mua. Trước khi đưa vào sử dụng, công ty
đã chi 100.000 để tu sửa.
Yêu cầu: Tính nguyên giá TSCĐ phát sinh ở mỗi nghiệp vụ trên trong trường hợp doanh
nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
Bài 4.2
Tính trị giá nhập kho và đơn giá nhập kho của nguyên vật liệu trong mỗi nghiệp vụ sau. Biết
doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: (ĐVT: 1.000 đồng)
1) Mua 1.000kg vật liệu nhập kho, giá mua chưa thuế 100.000, thuế suất thuế GTGT 10%
chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển vật liệu về kho, trị giá chưa thuế GTGT là 2.000, thuế
GTGT 200, chưa thanh toán. Sau đó doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thanh toán
1.100 do thanh toán sớm hơn thỏa thuận.
2) Mua 2.500 kg nguyên vật liệu chưa thanh toán cho người bán, giá mua chưa thuế 50/kg,
thuế suất thuế GTGT 10%. Hàng không đạt yêu cầu nên doanh nghiệp được giảm giá 2/kg.
Chi phí vận chuyển 1.650, gồm thuế GTGT 150, doanh nghiệp đã thanh toán hết bằng tiền
mặt.
3) Nhập khẩu một lô nguyên liệu 10.000kg giá nhập khẩu 400.000, thuế suất thuế nhập khẩu
10%, thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp là 5%. Chi phí vận chuyển lô nguyên
vật liệu gồm thuế 10% GTGT là 13.200. Tất cả chưa thanh toán.
4) Mua 1.000 kg vật liệu A và 500 kg vật liệu B nhập kho, giá chưa thuế GTGT lần lượt là
100/kg và 50/kg, thuế suất thuế GTGT đều 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán. Chi
phí vận chuyển hai loại vật liệu này về kho chưa thuế GTGT 1.500, thuế GTGT 150, được
trả bằng tiền mặt. Biết chi phí vận chuyển phân bổ cho vật liệu A và B theo khối lượng
mua vào.
5) Mua 1.000kg nguyên liệu giá chưa thuế GTGT 300.000, thuế GTGT 30.000. Do mua hàng
với số lượng nhiều nên được hưởng chiết khấu mua hàng 5% trên giá mua chưa thuế
GTGT. Chi phí vận chuyển trả hộ người bán bằng tiền mặt 1.980 gồm 10% thuế GTGT .
Bài 4.3
Có tài liệu về vật liệu X như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
- Tồn kho đầu tháng 5/N: 1.000kg, đơn giá 10/kg
- Ngày 5 nhập kho: 1.000kg, giá mua 9,5/kg. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ: 500. Thanh
toán bằng tiền mặt.
- Ngày 10 xuất kho 1.200kg sản xuất sản phẩm.
- Ngày 15 nhập kho 1.500kg, giá mua 11/kg. Do mua số lượng nhiều nên doanh nghiệp
được hưởng chiết khấu thương mại 1% trên giá mua, chưa thanh toán cho người bán.
- Ngày 20 xuất kho 1.000kg tiếp tục sản xuất sản phẩm.
- Ngày 25 xuất 200kg cho bộ phận phân xưởng.
Yêu cầu: Xác định trị giá vật liệu xuất kho trong tháng 5/N. Định khoản các nghiệp vụ trên.
Biết doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Xuất kho
theo các phương pháp sau:
1. Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO).
2. Phương pháp bình quân gia quyền di động.
3. Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.
Biết rằng Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Bài 4.4
Có số liệu về hàng hóa A tại một doanh nghiệp trong tháng 6/N như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
1. Tồn kho đầu tháng: 500 sản phẩm, đơn giá 100/sản phẩm
2. Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến hàng hóa A như sau:
- Ngày 1/6: Xuất kho 100 sản phẩm bán cho khách hàng.
- Ngày 5/6: Nhập kho 200 sản phẩm, giá mua 120/sản phẩm, chưa thanh toán tiền cho người
bán. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ chi bằng tiền mặt 2.200 gồm 10% thuế GTGT.
21

- Ngày 10/6: Nhập kho 800 sản phẩm, giá mua 110/sản phẩm. Chi phí vận chuyển hàng hóa
về kho doanh nghiệp chi hộ cho bên bán là 2.000, thuế GTGT 200. Do doanh nghiệp mua số
lượng nhiều nên được giảm giá 1/sản phẩm.
- Ngày 15/6: Xuất bán 400 sản phẩm bán cho khách hàng.
- Ngày 20/6: Xuất gửi bán 100 sản phẩm cho đại lý.
- Ngày 25/6: Nhập kho 400 sản phẩm, giá mua 110/sản phẩm. Thanh toán bằng tiền mặt. Do
thanh toán sớm nên doanh nghiệp hưởng 1%/ tổng giá trị thanh toán.
- Ngày 30/6: Xuất bán 300 sản phẩm cho khách hàng.
Yêu cầu: Tính trị giá nhập kho, xuất kho trong tháng 6 và giá trị tồn kho cuối tháng 6 của
hàng hóa A. Biết doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, xuất kho hàng hóa theo các phương
pháp:
1. Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)
2. Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ
3. Phương pháp bình quân gia quyền di động (BQGQ liên hoàn)
Bài 4.5
Công ty XYZ hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ, có tài liệu về vật liệu B trong tháng 5/N như sau: (ĐVT: 1.000
đồng)
 Tồn kho đầu tháng 5/N: 2.000kg, đơn giá 40/kg
 Ngày 5, nhập kho: 5.000kg, giá mua chưa thuế GTGT 39/kg, thuế suất thuế GTGT 10%,
chi phí vận chuyển chưa thuế GTGT : 2.000, thuế GTGT 200.
 Ngày 10, nhập kho: 7.000kg, giá mua chưa thuế GTGT 40/kg, thuế suất thuế GTGT
10%, chiết khấu thương mại 1%/giá mua chưa thuế GTGT. Chi phí vận chuyển
chưa thuế GTGT 3.000, thuế suất thuế GTGT 10%.
 Ngày 22, nhập kho 2.000kg, giá mua chưa thuế GTGT 40/kg, thuế suất thuế GTGT
10%. chi phí vận chuyển 1.000, khoản giảm giá được hưởng 200/kg.
 Ngày 31, kiểm kê tồn kho 3.000kg vật liệu
Yêu cầu: Xác định trị giá tồn kho cuối tháng và tổng trị giá vật liệu xuất kho trong tháng 5/N
theo các phương pháp:
1. Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)
2. Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ.
--------------------------------------------------------

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5


1. Trình bày các bút toán cơ bản ghi nhận nghiệp vụ nhập kho,
xuất kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
2. Trình bày các bút toán ghi nhận việc mua TSCĐ hữu hình trong
nước và thanh lý TSCĐ.
3. Trình bày các bút toán ghi nhận nghiệp vụ tiền lương phải trả và
các khoản trích theo lương của người lao động trong doanh nghiệp.
4. Trình bày các bút toán ghi nhận chi phí sản xuất và kết chuyển
chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm
5. Trình bày các bút toán ghi nhận nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm và
xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
BÀI TẬP
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trích khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 622/Có TK 214.
B. Nợ TK 627/ Có TK 214.
C. Nợ TK 641/ Có TK 214.
22

D. Nợ TK 642/ Có TK 214.
Câu 2: Tiền lương phải trả cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 622/Có TK 334.
B. Nợ TK 627/ Có TK 334.
C. Nợ TK 641/ Có TK 334.
D. Nợ TK 642/ Có TK 334.
Câu 3: Trị giá NVL xuất dùng cho bộ phận bán hàng, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 621/ Có TK 152.
B. Nợ TK 627/ Có TK 152.
C. Nợ TK 641/Có TK 152.
D. Nợ TK 642/ Có TK 152
Câu 4: Chiết khấu thương mại cho khách hàng hưởng trong trường hợp:
A. Khách hàng thanh toán tiền ngay
B. Khách hàng mua số lượng lớn
C. Khách hàng trả trước
D. Đáp án khác
Câu 5: Giảm giá cho khách hàng hưởng trong trường hợp:
A. Khách hàng thanh toán tiền ngay
B. Khách hàng mua số lượng lớn
C. Khách hàng trả trước
D. Đáp án khác
Câu 6: Khách hàng trả lại hàng trong trường hợp:
A. Doanh nghiệp giao hàng không đúng qui cách
B. Khách hàng mua hàng tồn kho
C. Khách hàng mua số lượng lớn
D. Đáp án khác
Câu 7: Tỷ lệ khấu trừ vào lương theo quy định hiện hành là:
A. 34,5%
B. 24%
C. 10,5%
D. 23,5%
Câu 8: TK 156 “hàng hóa” dùng để phản ánh:
A. Giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại NVL của DN.
B. Giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm của DN.
C. Giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hóa của DN.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 9: Khoản thu nào sau đây được ghi nhận vào TK 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ”
A. Thu tiền từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế của DN.
B. Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia.
C. Tiền thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 10: Doanh thu thuần là:
A. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
B. Doanh thu bán bất động sản
C. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi trừ khoản làm giảm doanh thu
D. Đáp án khác
Câu 11: Khoản thu nào sau đây được ghi nhận vào TK 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ”
A. Thu tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ kỳ trước của DN.
B. Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia.
C. Tiền thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
D. Đáp án khác
23

Câu 12: Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán trong kỳ được phản ánh vào TK:
A. TK 641.
B. TK 632.
C. TK 641.
D. TK 642
Câu 13: Giá thành thực tế sản phẩm nhập kho trong kỳ được kế toán ghi:
A. Nợ TK 155/ Có TK 154.
B. Nợ TK 152/ Có TK 154.
C. Nợ TK 156/ Có TK 154.
D. Nợ TK 632/ Có TK 154.
Câu 14: Tỷ lệ trích nộp các khoản theo quy định hiện hành tính vào chi phí các bộ phận là:
A. 34,5%
B. 24%
C. 10,5%
D. 23,5%
Câu 15: Tỷ lệ trích nộp các khoản theo quy định hiện hành là:
A. 34%
B. 24%
C. 10,5%
D. 23,5%

Câu 16: Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi:
A. Nợ TK 911/Có TK 641
B. Nợ TK 632/Có TK 911
C. Nợ TK 511/Có TK 911
D. Nợ TK 911/Có TK 642
Câu 17: Tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” dùng để:
A. Phản ánh chi phí NVL dùng trực tiếp cho hoạt động SXSP, dịch vụ.
B. Phản ánh chi phí NVL không dùng trực tiếp cho hoạt động SXSP, dịch vụ.
C. Phản ánh chi phí NVL dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 18: Có tài liệu về tình hình kinh doanh hàng hóa của DN A như sau (ĐVT: 1.000đ)
Bán hàng hóa cho khách hàng với giá xuất kho 120.000, giá bán 210.000 (bao gồm thuế
GTGT 5%) đã thu bằng tiền mặt 40%, số còn lại chưa thu
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho ở bảng sau:
Khoản mục chi phí Chi phí bán Chi phí quản lý DN
hàng
Tiền lương 20.000 15.000
BHXH,BHYT, BHTN, KPCĐ Quy định Qui định
Công cụ xuất dùng 8.000 4.000
Chi phí khác bằng tiền 4.000 5.000
Câu hỏi: Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng chưa thuế GTGT:
A. 210.000
B. 200.000
C. 231.000
D. Tất cả các câu trên sai
Câu 19: Có tài liệu về tình hình kinh doanh hàng hóa của DN A như sau (ĐVT: 1.000đ)
Bán hàng hóa cho khách hàng với giá xuất kho 120.000, giá bán 210.000 (bao gồm thuế
GTGT 5%) đã thu bằng tiền mặt 40%, số còn lại chưa thu
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho ở bảng sau:
Khoản mục chi phí Chi phí bán Chi phí quản lý DN
hàng
Tiền lương 20.000 15.000
24

BHXH,BHYT, BHTN, KPCĐ Qui định Qui định


Công cụ xuất dùng 8.000 4.000
Chi phí khác bằng tiền 4.000 5.000
Câu hỏi: Doanh nghiệp ghi nhận tổng chi phí là:
A. 120.000
B. 64.225
C. 184.225
D. Đáp án khác
Câu 20: Có tài liệu về tình hình kinh doanh hàng hóa của DN A như sau (ĐVT: 1.000đ)
Bán hàng hóa cho khách hàng với giá xuất kho 120.000, giá bán 210.000 (bao gồm thuế
GTGT 5%) đã thu bằng tiền mặt 40%, số còn lại chưa thu
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho ở bảng sau:
Khoản mục chi phí Chi phí bán Chi phí quản lý DN
hàng
Tiền lương 20.000 15.000
BHXH,BHYT, BHTN, KPCĐ Qui định Qui định
Công cụ xuất dùng 8.000 4.000
Chi phí khác bằng tiền 4.000 5.000
Câu hỏi: Doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh là:
A. 25.000
B. 27.600
C. 15.775
D. Đáp án khác
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 5.1: Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau (ĐVT: 1.000 đồng)
Trích số dư đầu kỳ của các tài khoản:
TK152: 20.000
TK153: 10.000
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua nguyên liệu nhập kho chưa trả tiền người bán với giá thanh tóan 110.000 trong đó thuế
GTGT là 10.000.
2. Mua nguyên liệu nhập kho trị giá thanh tóan 165.000, thuế suất thuế GTGT 10% , DN đã
thanh toán cho người bán 50% bằng tiền mặt, số còn lại chưa thanh toán.
3. Mua dụng cụ nhập kho trị giá chưa thuế 120.000, thuế suất thuế GTGT là 10% trả bằng tiền
gửi ngân hàng.
4. Chi phí vận chuyển công cụ về kho trả bằng tiền mặt 10.500 trong đó thuế GTGT là 500.
5. Xuất kho nguyên liệu dùng cho sản xuất sản phẩm trị giá 80.000.
6. Xuất kho công cụ dùng cho phân xưởng sản xuất trị giá 50.000.
7. Xuất kho nguyên liệu dùng cho bộ phận bán hàng trị giá 20.000.
8. Xuất kho công cụ trị giá 30.000 dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ trên.
2. Phản ánh vào tài khoản 152,153.
Bài 5.2: Tại 1 doanh nghiệp X trong tháng có tình hình như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
Tiền lương phải trả cho người lao động đầu kỳ là 1.500.
Trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến khoản phải trả người lao động như sau:
1) Chi lương kỳ 1 cho người lao động: 9.000 bằng tiền mặt.
2) Khấu trừ lương tiền tạm ứng của nhân viên: 200.
3) Tiền lương và phụ cấp phải trả cho nhân viên của bộ phận quản lý doanh nghiệp 20.000.
4) Khấu trừ lương tiền bồi thường vật chất của nhân viên của bộ phận quản lý doanh nghiệp:
300.
5) Trừ lương BHXH, BHYT, BHTN của người lao động theo tỷ lệ quy định hiện hành.
6) Chi tiền mặt trả lương và các khoản còn lại cho người lao động.
25

Yêu cầu: Tính toán và định khoản các nghiệp vụ trên. Phản ánh vào tài khoản 334.
Bài 5.3: Tại một Doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm có các tài liệu (ĐVT: 1.000 đồng)
- Số dư đầu tháng của TK 154: 300.000
- Tình hình phát sinh trong tháng:
1) Tiền lương phải thanh toán cho công nhân sản xuất sản phẩm 500.000, nhân viên phân
xưởng 200.000.
2) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào chi phí theo quy định hiện hành.
3) Vật liệu xuất dùng trị giá 3.000.000, sử dụng để sản xuất sản phẩm 2.900.000, phục vụ ở
phân xưởng 100.000.
4) Khấu hao TSCĐ tính cho phân xưởng sản xuất 400.000.
5) Trong tháng sản xuất hoàn thành 500.000 sản phẩm đã nhập kho thành phẩm. Cho biết chi
phí sản xuất dở dang cuối tháng 133.000.
Yêu cầu: 1. Định khoản và phản ánh vào các tài khoản liên quan.
2. Xác định giá thành đơn vị sản phẩm.
Bài 5.4: Doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm A,B có các tài liệu sau (ĐVT: 1.000 đồng)
- Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của sản phẩm A: 400.000, sản phẩm B: 250.000
- Tình hình phát sinh trong tháng:
1) Vật liệu xuất kho trị giá 5.000.000, trong đó sử dụng cho sản xuất sản phẩm A: 3.000.000,
sản xuất sản phẩm B: 1.800.000, phục vụ ở phân xưởng: 200.000.
2) Tiền lương phải thanh toán cho công nhân là 1.200.000, trong đó công nhân sản xuất sản
phẩm A: 600.000, công nhân sản xuất sản phẩm B: 400.000, nhân viên phân xưởng
200.000.
3) Tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào chi phí theo quy định hiện hành.
4) Khấu hao TSCĐ tính cho phân xưởng sản xuất 500.000.
5) Trong tháng sản xuất hoàn thành 100 sản phẩm A và 200 sản phẩm B đã nhập kho thành
phẩm. Biết rằng:
- Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ của sản phẩm A: 200.000, sản phẩm B: 350.000
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm A, sản phẩm B theo tỷ lệ với tiền
lương công nhân sản xuất.
Yêu cầu:
1. Tính toán, lập định khoản và phản ánh vào các tài khoản liên quan.
2. Xác định giá thành đơn vị sản phẩm A, sản phẩm B.
Bài 5.5: Tại một Doanh nghiệp có các tài liệu sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
- Số dư đầu tháng của TK 154: 300.000
- Tình hình phát sinh trong tháng:
1) Vật liệu xuất kho trị giá 4.100.000, sử dụng cho:
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm: 3.500.000
- Phục vụ ở phân xưởng: 300.000
- Bộ phận bán hàng: 120.000
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 180.000
2) Tiền lương phải thanh tóan cho công nhân là 1.200.000, trong đó:
- Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 500.000
- Nhân viên phân xưởng: 200.000
- Nhân viên bán hàng: 200.000
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 300.000
3) Tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào chi phí theo quy định hiện hành.
4) Khấu hao TSCĐ 600.000 phân bổ cho:
- Phân xưởng sản xuất: 300.000
- Bộ phận bán hàng: 100.000
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 200.000
5) Trong tháng sản xuất hoàn thành 1.000 sản phẩm đã nhập kho thành phẩm. Cho biết chi phí
sản xuất dở dang cuối tháng 233.000.
26

6) Xuất kho 800 sản phẩm để bán cho khách hàng giá bán 8.000 /sản phẩm, thuế GTGT 10%.
Khách hàng thanh toán bằng tiền gởi ngân hàng.
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh vào các tài khoản liên quan.
2. Kết chuyển vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Biết thuế suất thuế TNDN
20%.

---------------------------------------------------------------

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6


1. Trình bày khái niệm chứng từ kế toán?
2. Nêu ý nghĩa, tác dụng và tính chất pháp lý của chứng từ kế toán
3. Trình bày các qui định về lâp và ký chứng từ kế toán?
4. Chứng từ điện tử là gì?
5. Trình bày hệ thống biểu mẫu chứng từ và nội dung của chứng từ kế toán
6. Kiểm kê là gì? Đơn vị thực hiện kiểm kê trong những trường hợp nào?
7. Trình bày vai trò của kế toán trong kiểm kê?
BÀI TẬP
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chứng từ kế toán:
A. Chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh
B. Được lập khi có yêu cầu của lãnh đạo DN
C. Có thể được lập lại nếu bị mất
D. Không phải các nội dung trên
Câu 2: Trình tự xử lý chứng từ kế toán:
A. Kiểm tra, lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán, luân chuyển và lưu trữ
B. Luân chuyển, kiểm tra, hòan chỉnh và lưu trữ
C. Luân chuyển, lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán, kiểm tra và lưu trữ
D. Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán; kiểm tra chứng từ; sắp xếp chứng từ và ghi sổ
kế toán; lưu trữ chứng từ
Câu 3: Chứng từ kế toán là:
A. Những giấy tờ phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm
căn cứ ghi sổ kế toán.
B. Những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã
hoàn thành, làm căn cứ lập báo cáo tài chính.
C. Những giấy tờ, chứng chỉ có giá phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
D. Không phải các nội dung trên
Câu 4: Kiểm kê là:
A. Kiểm kê là phương pháp kiểm tra trực tiếp tại chỗ nhằm xác nhận chính xác tình hình số
lượng, chất lượng cũng như giá trị của các loại tài sản hiện có.
B. Kiểm kê là phương pháp kiểm tra gián tiếp tại chỗ nhằm xác nhận chính xác tình hình số
lượng, chất lượng cũng như giá trị của các loại tài sản hiện có.
C. Kiểm kê là phương pháp kiểm tra tình hình số lượng, chất lượng cũng như giá trị của các
loại tài sản hiện có.
D. Đáp án khác
Câu 5: Theo phạm vi và đối tượng kiểm kê, có các loại kiểm kê sau:
A. Kiểm kê toàn bộ và kiểm kê chi tiết
B. Kiểm kê từng phần và kiểm kê toàn bộ
C. Kiểm kê chi tiết và kiểm kê từng phần
D. Đáp án khác
Câu 6: Theo thời gian kiểm kê, có các loại kiểm kê sau:
A. Kiểm kê định kỳ và và kiểm kê chi tiết
B. Kiểm kê đột xuất và kiểm kê định kỳ
27

C. Kiểm kê chi tiết và kiểm kê đột xuất


D. Đáp án khác
Câu 7: Chứng từ gốc là:
A. Chứng từ được lập trực tiếp ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc vừa hoàn thành.
B. Chứng từ kế toán dùng để ghi trực tiếp vào sổ sách kế toán theo số hiệu và ngày phát sinh
của chứng từ
C. Chứng từ đã qua kiểm tra, đối chiếu giữa các bộ phận trong đơn vị
D. Chứng từ có đầy đủ các chữ ký của người có trách nhiệm.
Câu 8: Phương pháp kiểm tra thực tế thông qua việc cân đong, đo đếm, kiểm nhận đối chiếu
nhằm xác định số lượng và giá trị có thật của tài sản tại đơn vị là:
A. Phương pháp chứng từ kế toán
B. Phương pháp đối ứng tài khoản và ghi sổ kép
C. Phương pháp kiểm kê tài sản
D. Phương pháp tính giá tài sản
Câu 9: Việc kiểm kê thực hiện cho từng loại hoặc số loại tài sản ở doanh nghiệp là:
A. Kiểm kê từng phần
B. Kiểm kê toàn phần
C. Kiểm kê bất thường
D. Kiểm kê định kỳ
Câu 10: Việc kiểm kê có xác định thời gian trước để kiểm kê được gọi là:
A. Kiểm kê từng phần
B. Kiểm kê toàn phần
C. Kiểm kê bất thường
D. Kiểm kê định kỳ
ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
A D D A B B A C A D

BÀI TẬP ỨNG DỤNG


Bài 6.1:
Trích tài liệu về kế toán tiền mặt của Công ty TNHH AA tháng 4 năm N như sau (Đvt: 1.000đ):
I. Số dư đầu tháng 4/200N :
TK 1111: 80.000
II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 70.000 (Phiếu thu số 01/PT ngày 2/4)
2. Khách hàng trả nợ tháng trước bằng tiền mặt : 24.400 (Phiếu thu số 02/PT ngày 3/4)
3. Bán thành phẩm thu bằng tiền mặt 27.500 (Phiếu thu số 03/PT ngày 4/4)
4. Chi lương kỳ I cho công nhân viên bằng tiền mặt: 45.000 (Phiếu chi số 01/PC ngày
5/4)
5. Mua nguyên vật liệu về nhập kho thanh toán bằng tiền mặt: 15.000 (Phiếu chi số
02/PC ngày 5/4)
6. Công ty Y ứng trước tiền mua hàng cho doanh nghiệp số tiền: 25.000 (Phiếu thu số
04/PT ngày 6/4)
7. Chi tiền mua 10 cổ phiếu ngắn hạn, giá mua mỗi cổ phiếu là 1.000 (Phiếu chi số
03/PC ngày 10/4)
8. Trả tiền mua chịu nguyên vật liệu ở tháng trước của Công ty A số tiền 40.000 (Phiếu
chi số 04/PC ngày 11/4)
9. Thu lãi cổ phiếu dài hạn khác 20.000 (Phiếu thu số 05/PT ngày 15/4)
10. Chi tiền mặt mua công cụ nhập kho, giá mua theo hoá đơn 10.000 (Phiếu chi số 05/PC
ngày 16/4)
11. Trả tiền điện, nước bằng tiền mặt dùng cho phân xưởng sản xuất 4.000, dùng cho quản
lý doanh nghiệp 1.000. (Phiếu chi số 06/PC ngày 20/4)
12. Chi tiền mặt nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 8.500. (Phiếu chi số 07/PC ngày 22/4)
28

13. Trả nợ vay ngắn hạn 30.000. (Phiếu chi số 08/PC ngày 24/4)
14. Thu tiền nhượng bán tài sản cố định 16.000 bằng tiền mặt. (Phiếu thu số 06/PT ngày
25/4)
15. Chi tiền mặt trả nợ đơn vị phụ thuộc 25.000. (Phiếu chi số 09/PC ngày 26/4)
16. Thanh toán tiền mua bảo hiểm y tế cho công nhân viên 12.000. (Phiếu chi số 10/PC
ngày 27/4)
17. Thu hồi khoản ký quỹ ngắn hạn tiền mặt 40.000. (Phiếu thu số 07/PT ngày 28/4)
18. Kiểm kê quỹ phát hiện thiếu 1.000 chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý. Kế toán đã lập
phiếu chi số 11/PC ngày 29/4
Yêu cầu:
Căn cứ vào các nghiệp vụ kế toán trên, lập các chứng từ liên quan đến tiền tệ (ít nhất 2 chứng
từ)
Nghiệp vụ 1:
Đơn vị: Công ty TNHH AA Mẫu số 01 - TT
Địa chỉ: 15A Trương Định, Q.1, HCM. (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
PHIẾU THU Quyển số:001
Ngày 02 tháng 04 năm 200N Số: 01/PT
Nợ: 111
Có: 112
Họ và tên người nộp tiền:..Nguyễn Văn B........................................................................
Địa chỉ:..............................................................................................................................
Lý do nộp:...Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt ...................................................
Số tiền: 70.000.000 đồng.(Viết bằng chữ): Bảy mươi triệu đồng......................................
Kèm theo:..01......Chứng từ gốc:
Ngày 02 .tháng 4.năm 200N
Giám đốc Kế toán trưởng Người nộp Người lập Thủ quỹ
tiền phiếu
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Nghiệp vụ 4

Đơn vị: Công ty TNHH AA Mẫu số 02 - TT


Địa chỉ: 15A Trương Định, Q.1, HCM. (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của BTC)

PHIẾU CHI Quyển số: 001


Ngày 05 tháng 4.năm 200N Số : 01/PC
Nợ :334
Có :111
Họ và tên người nhận tiền:Trần Thành Tâm
Địa chỉ:................................................................................................................
Lý do chi:..Chi lương kỳ I...................................................................................
Số tiền: 45.000.000 đ.(Viết bằng chữ): Bốn mươi lăm triệu đồng......................
Kèm theo 01 Chứng từ gốc:
Ngày 05 tháng 4 năm 200N
Giám đốc Kế toán Thủ quỹ Người lập Người nhận
trưởng phiếu tiền
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trần Thành Tâm
(Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) : Bốn mươi lăm triệu đồng.......................
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý):...............................................................................
+ Số tiền quy đổi:..............................................................................................................
(Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu)
Bài 6.2:
Tại một doanh nghiệp có tình hình về nguyên vật liệu như sau:
I. Tồn kho đầu tháng 6/N
Nguyên vật liệu A 2.000 Kg , giá thực tế 2.200 đ/Kg.
29

II. Trong tháng 6/N có các nghiệp vụ xuất nhập như sau :
1. Ngày 4/6 nhập kho 3.000 Kg nguyên vật liệu A, giá hóa đơn 2.108 đ/Kg (chưa có thuế),
thuế GTGT 10%, tiền chưa thanh toán. Tiền chuyên chở trả bằng chuyển khoản gồm cả thuế
GTGT 5% là 201600 đ/tấn.
2. Ngày 6/6 xuất kho 3.000 Kg dùng sản xuất sản phẩm.
3. Ngày 10/6 nhập 3.600 Kg, giá trên hóa đơn gồm cả thuế GTGT 10% là 2.332 đ/Kg, tiền
chưa thanh toán. Tiền vận chuyển trả bằng tiền mặt gồm cả thuế GTGT 5% là 294.000 đ/tấn.
4. Ngày 24/6 xuất kho 2.500 Kg để sản xuất sản phẩm.
Yêu cầu :
Căn cứ các nghiệp vụ trên, lập các chứng từ kế toán liên quan nhập, xuất vật liệu A trong
tháng 6/N, biết rằng: Vật liệu xuất được đánh giá theo phương pháp FIFO.
Bài 6.3:
Tại DN SX kinh doanh có tài liệu tiền lương trong tháng 1/N như sau (đơn vị 1.000
đ):
I. Tiền lương còn nợ CNV đầu tháng: 50.000
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1/N:
1. Ngày 5/1: Giấy báo Nợ số 1225: Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt theo phiếu thu số 15
để trả tiền lương cho CNV: 50.000.
2. Ngày 5/1: Trả lương còn nợ kỳ trước cho CNV: 40.000 bằng tiền mặt theo phiếu chi
số 35, số còn lại DN tạm giữ vì công nhân đi vắng chưa lĩnh.
3. Ngày15/1: Trích trước lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp SX:
15.000
4. Các khoản khấu trừ vào lương của CNV:
- Thu hồi tạm ứng thừa: 10.000.
- Khấu trừ tiền bồi thường vật chất của công nhân phạm lỗi: 5.000
5. Ngày 31/1 tính tiền lương và các khoản khác phải trả trong tháng:
- Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp SX: 70.000 (trong đó lương phép: 8.000);
cho nhân viên PX: 20.000; cho nhân viên bán hàng: 10.000 và nhân viên QLDN: 6.000.
- Tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng phải trả cho công nhân SX: 8.000, nhân viên
PX: 4.000; nhân viên bán hàng: 2.000; nhân viên QLDN: 2.000.
6. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỉ lệ quy định.
7. Ngày 31/1: Thanh toán tiền lương và thưởng cho CNV: 100.640 và lương kỳ trước giữ
hộ: 10.000 bằng tiền mặt theo phiếu chi số 40.
Yêu cầu:
Căn cứ vào các nghiệp vụ trên, lập chứng từ ghi sổ ngày 5, ngày 15 và ngày 31/1/N
Bài 6.4
Trích tài liệu kế toán liên quan TSCĐ năm N tại một doanh nghiệp như sau (ĐVT: 1.000đ)
1. TSCĐ sử dụng ở PXSX gồm:
- MMTB: NG: 200.000, tỷ lệ khấu hao 6%/năm.
- Phương tiện vận tải: NG: 150.000, thời gian sử dụng 5 năm
- Nhà xưởng: NG: 400.000, tỷ lệ khấu hao 12%/năm.
2. TSCĐ sử dụng ở bộ phận bán hàng:
- Nhà cửa: N.G: 360.000, thời gian sử dụng 5 năm
- Phương tiện vận tải: N.G: 150.000, tỷ lệ khấu hao 20%/năm
- Thiết bị bán hàng: N.G: 100.000, thời gian sử dụng 5 năm
3. TSCĐ sử dụng ở bộ phận văn phòng:
- Nhà cửa: N.G: 500.000, tỷ lệ khấu hao 12%/năm
- Phương tiện vận tải: N.G: 168.000, thời gian sử dụng 5 năm
- Thiết bị quản lý: N.G: 200.000, tỷ lệ khấu hao 12%/năm
Yêu cầu:
Căn cứ vào tài liệu trên, lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ năm N
Bài 6.5
30

Trích tài liệu kế toán liên quan tiền lương và các khoản phải trả cho người lao động tại
doanh nghiệp X trong tháng 6/N như sau (đơn vị 1.000 đ):
1. Số tiền lương phải trả CNV tập hợp từ các bảng tính lương tháng 6 toàn DN sau:
Đơn vị Lương lương lương Học, BHXH Khấu trừ vào lương
SP TG ca3 Họp trả thay
lương Kỳ I Tạm Tổng
ứng
CN PXSX I 70.300 _ 12.000 3.700 1.800 50.000 2.000
CN PXSX II 80.400 _ 10.000 2.900 900 40.000 2.400
Quản lý PXSX I _ 30.500 _ 4.800 300 14.000 500
Qlý PXSX II _ 28.600 _ 3.500 400 18.000 500
BP bán hàng _ 7.800 _ 700 600 5.000 500
Bộ phận QLDN _ 25.900 _ 4.800 200 17.000 900
Bộ phận XDCB 12.000 10.700 1.600 700 400 13.000 800
2. Khoản trích nộp bảo hiểm và kinh phí theo qui định hiện hành
Yêu cầu:
Căn cứ tài liệu trên, lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội theo mẫu số 11- LĐTL
ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC
------------------------------------------------

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7


1. Trình bày khái niệm sổ kế toán và các cách phân loại sổ kế toán.
2. Trình bày phương pháp ghi sổ kế toán
3. Trình bày phương pháp sửa chữa sai sót trong sổ kế toán trong trường hợp sổ kế toán
ghi bằng tay.
4. Trình bày phương pháp sửa chữa sai sót trong sổ kế toán trong trường hợp sổ kế toán
bằng máy vi tính
5. Hình thức sổ kế toán là gì?
6. Trình bày nội dung của các hình thức sổ kế toán
BÀI TẬP
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung là:
A. Tổ chức kế toán mà mọi câu việc ghi nhận, xử lý và báo cáo thông tin kế toán đều tập
trung tại phòng kế toán của doanh nghiệp. Các chi nhanh, cửa hàng...phụ thuộc công
ty chỉ hạch toán báo sổ như lập chứng từ, thu thập chứng từ và tổng hợp chứng từ
chuyển về phòng kế toán của doanh nghiệp.
B. Tổ chức kế toán mà mọi công việc ghi nhận, xử lý và báo cáo thông tin kế toán đều do
các chi nhánh, cửa hàng…phụ thuộc làm còn công ty chỉ hạch toán báo sổ.
C. Tổ chức kế toán mà mọi công việc ghi nhận, xử lý và báo cáo thông tin kế toán đều do
công ty và các chi nhánh phụ thuộc làm
D. Tất cả các câu đều sai
Câu 2: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ được áp dụng trong hình thức kế toán nào sau đây:
A. Chứng từ ghi sổ
B. Nhật ký – Sổ cái
C. Nhật ký chứng từ
D. Nhật ký chung
Câu 3: Sổ Nhật ký – Sổ cái là loại sổ kế toán:
A. Ghi kết hợp theo thứ tự thời gian và theo hệ thống
B. Sổ tổng hợp
C. Sổ nhiều cột
D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Hình thức chứng từ ghi sổ gồm có các sổ kế toán chủ yếu nào:
31

A. Sổ cái
B. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
C. Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
D. Tất cả các câu đều đúng
Câu 5: Giả sử kế toán ghi sai:
i. Quan hệ đối ứng giữa các tài khoản + Ghi số tiền sai lớn hơn số tiền đúng.
ii. Cùng 01 chứng từ ghi trùng nhiều bút toán.
Vì thế kế toán có thể áp dụng sửa sổ theo phương pháp nào sau đây:
A. Ghi số âm
B. Ghi điều chỉnh
C. Cải chính
D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Phương pháp ghi sổ kế toán bao gồm:
A. Mở sổ - ghi sổ - khóa sổ.
B. Thu thập - kiểm tra - xử lý.
C. Tổng hợp - phân tích - đánh giá.
D. Tất cả các câu đều đúng.
Câu 7: Hình thức kế toán là mô hình tổ chức hệ thống sổ kế toán gồm các nội dung:
A. Số lượng sổ và kết cấu các loại sổ.
B. Trình tự và phương pháp ghi vào từng loại sổ.
C. Mối quan hệ giữa các loại sổ với nhau.
D. Tất cả các câu đều đúng.
Câu 8: Phương pháp ghi bổ sung được sử dụng trong trường hợp:
A. Ghi sai quan hệ đối ứng giữa các tài khoản.
B. Ghi đúng quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ nhiều hơn số tiền trên chứng
từ.
C. Ghi đúng quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ.
D. Tất cả các câu đều sai.
Câu 9: Sổ kế toán ghi chép số liệu tổng quát về một đối tượng cụ thể là:
A. Sổ kế toán chi tiết.
B. Sổ kế toán tổng hợp.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
Câu 10: Sổ nhật ký chung là loại sổ kế toán:
A. Ghi theo trình tự thời gian.
B. Sổ kế toán tổng hợp.
C. Sổ kiểu 1 bên.
D. Tất cả các câu đều đúng.

ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
A A D D A A D C B D

BÀI TẬP TỰ LUẬN


Bài 7.1:
Trích tài liệu liên quan kế toán tiền mặt của Công Ty A tháng 4 năm N như sau (Đvt: 1.000đ):
I. Số dư đầu tháng 4/200N :
TK 1111: 80.000
II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 70.000 (Phiếu thu số 01/PT ngày 2/4)
2. Khách hàng trả nợ tháng trước bằng tiền mặt : 24.400 (Phiếu thu số 02/PT ngày 3/4)
3. Bán thành phẩm thu bằng tiền mặt 27.500 (Phiếu thu số 03/PT ngày 4/4)
32

4. Chi lương kỳ I cho công nhân viên bằng tiền mặt: 45.000 (Phiếu chi số 01/PC ngày
5/4)
5. Mua nguyên vật liệu về nhập kho thanh toán bằng tiền mặt: 15.000 (Phiếu chi số
02/PC ngày 5/4)
6. Công ty Y ứng trước tiền mua hàng cho doanh nghiệp số tiền: 25.000 (Phiếu thu số
04/PT ngày 6/4)
7. Chi tiền mua 10 cổ phiếu ngắn hạn, giá mua mỗi cổ phiếu là 1.000 (Phiếu chi số
03/PC ngày 10/4)
8. Trả tiền mua chịu nguyên vật liệu ở tháng trước của Công ty A số tiền 40.000 (Phiếu
chi số 04/PC ngày 11/4)
9. Thu lãi cổ phiếu dài hạn khác 20.000 (Phiếu thu số 05/PT ngày 15/4)
10. Chi tiền mặt mua công cụ nhập kho, giá mua theo hoá đơn 10.000 (Phiếu chi số 05/PC
ngày 16/4)
11. Trả tiền điện, nước bằng tiền mặt dùng cho phân xưởng sản xuất 4.000, dùng cho quản
lý doanh nghiệp 1.000. (Phiếu chi số 06/PC ngày 20/4)
12. Chi tiền mặt nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 8.500. (Phiếu chi số 07/PC ngày 22/4)
13. Trả nợ vay ngắn hạn 30.000. (Phiếu chi số 08/PC ngày 24/4)
14. Thu tiền nhượng bán tài sản cố định 16.000 bằng tiền mặt. (Phiếu thu số 06/PT ngày
25/4)
15. Chi tiền mặt trả nợ đơn vị phụ thuộc 25.000. (Phiếu chi số 09/PC ngày 26/4)
16. Thanh toán tiền mua bảo hiểm y tế cho công nhân viên 12.000. (Phiếu chi số 10/PC
ngày 27/4)
17. Thu hồi khoản ký quỹ ngắn hạn tiền mặt 40.000. (Phiếu thu số 07/PT ngày 28/4)
18. Kiểm kê quỹ phát hiện thiếu 1.000 chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý. Kế toán đã lập
phiếu chi số 11/PC ngày 29/4
Yêu cầu: Căn cứ tài liệu trên:
1. Thực hiện ghi sổ quỹ tiền mặt, sổ cái tiền mặt, nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền theo hình
thức kế toán nhật ký chung
2. Phản ánh tất cả các nghiệp vụ trên vào sổ nhật ký chung theo hình thức kế toán nhật ký
chung
Bài giải gợi ý
SỔ QUỸ TIỀN MẶT
Loại quỹ : 111 - Tiền mặt
Từ ngày 01/12/21 đến ngày 31/12/21
ĐVT: ngàn đồng
Ngà Ngà Số chứng Số tiền
Diễn giải TK
y y từ (VND)
Ghi Đ
CT Thu Chi Thu Chi Tồn
Sổ Ư

80.00
Số dư đầu kỳ
0
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền 150.00
2/4/N 2/4/N PT01 112 70.000
mặt 0
174.40
3/4/N 3/4/N PT02 Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt 131 24.400
0
201.90
4/4/N 4/4/N PT03 Bán thành phẩm thu bằng tiền mặt 511 27.500
0
45.00 156.90
5/4/N 5/4/N PC01 Chi lương kỳ 1 cho CNV bằng tiền mặt 334
0 0
15.00 141.90
5/4/N 5/4/N PC02 Mua NVL nhập kho trả bằng tiền mặt 152
0 0
Công ty Y ứng trước tiền mua hàng cho 166.90
6/4/N 6/4/N PT04 131 25.000
DN 0
10.00 156.90
10/4/N 10/4/N PC03 Chi tiền mua 10 CP ngắn hạn 121
0 0
40.00 116.90
11/4/N 11/4/N PC04 Trả tiền mua NVL cho công ty A 331
0 0
33

136.90
15/4/N 15/4/N PT05 Thu lãi cổ phiếu dài hạn khác 515 20.000
0
10.00 126.90
16/4/N 16/4/N PC05 Chi tiền mua CCDC nhập kho 153
0 0

20/4/N 20/4/N PC06


Trả tiền điện nước dùng cho PXSX, 641 5.00 121.90
QLDN 642 0 0
113.40
22/4/N 22/4/N PC07 Chi tiền nộp thuế TNDN 333
8.500 0
30.00 83.40
24/4/N 24/4/N PC08 Trả nợ vay ngắn hạn 341
0 0
99.40
25/4/N 25/4/N PT06 Thu tiền nhượng bán TSCĐ 711
16.000 0
25.00 74.40
26/4/N 26/4/N PC09 Chi tiền mặt trả nợ đơn vị phụ thuộc 336
0 0
12.00 62.40
27/4/N 27/4/N PC10 Mua BHYT cho CNV 338
0 0
102.40
28/4/N 28/4/N PT07 Thu hồi khoản ký quỹ ngắn hạn 141
40.000 0
1.00 101.40
29/4/N 29/4/N PC11 Phát hiện thiếu quỹ chưa rõ nguyên nhân 138
0 0
201.50 101.40
Tổng cộng 222.900
0 0

SỔ CÁI

Mã hiệu :111 - Tiền mặt


Từ ngày 01/4/N đến ngày 30/4/N

ĐVT: ngàn đồng


Ngà Số tiền VND
Chứng từ TK
y
Diễn giải
Ghi
Số Ngày DU Nợ Có
Sổ
SỐ DƯ ĐẦU KỲ 80.000
2/4/
PT01 2/4/N Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 112 70.000
N
3/4/
PT02 3/4/N Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt 131 24.400
N
4/4/
PT03 4/4/N Bán thành phẩm thu bằng tiền mặt 511 27.500
N
5/4/
PC01 5/4/N Chi lương kỳ 1 cho CNV bằng tiền mặt 334 45.000
N
5/4/
PC02 5/4/N Mua NVL nhập kho trả bằng tiền mặt 152 15.000
N
6/4/
PT04 6/4/N Công ty Y ứng trước tiền mua hàng cho DN 131 25.000
N
10/4
PC03 10/4/N Chi tiền mua 10 CP ngắn hạn 121 10.000
/N
11/4
PC04 11/4/N Trả tiền mua NVL cho công ty A 331 40.000
/N
15/4
PT05 15/4/N Thu lãi cổ phiếu dài hạn khác 515 20.000
/N
16/4
PC05 16/4/N Chi tiền mua CCDC nhập kho 153 10.000
/N
20/4 641
PC06 20/4/N Trả tiền điện nước dùng cho PXSX, QLDN 5.000
/N 642
22/4
PC07 22/4/N Chi tiền nộp thuế TNDN 333
/N 8.500
24/4
PC08 24/4/N Trả nợ vay ngắn hạn 341 30.000
/N
25/4
PT06 25/4/N Thu tiền nhượng bán TSCĐ 711
/N 16.000
26/4
PC09 26/4/N Chi tiền mặt trả nợ đơn vị phụ thuộc 336 25.000
/N
27/4
PC10 27/4/N Mua BHYT cho CNV 338 12.000
/N
34

28/4
PT07 28/4/N Thu hồi khoản ký quỹ ngắn hạn 141
/N 40.000
29/4
PC11 29/4/N Phát hiện thiếu quỹ chưa rõ nguyên nhân 138 1.000
/N
CỘNG PHÁT SINH 222.900 201.500

SỐ DƯ CUỐI KỲ 101.400

SỔ NHẬT KÝ THU TIỀN

Từ ngày 01/04/N đến ngày 30/04/N

ĐVT: ngàn đồng


Chứng
Ghi có các tài khoản
từ Ghi
NTG Nợ Tài khoản
Diễn giải
S Ngày TK 333 khác
Số 131 511
tháng 111 11 Số
Số tiền
hiệu
A B C D 1 2 3 5 6 E
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập
PT01 2/4/N 70.000 112
2/4/N quỹ tiền mặt 70.000
Khách hàng trả nợ bằng tiền 24.40
PT02 3/4/N 24.400
3/4/N mặt 0
Bán thành phẩm thu bằng tiền 27.50
PT03 4/4/N 27.500
4/4/N mặt 0
Công ty Y ứng trước tiền mua
PT04 6/4/N 25.000
6/4/N hàng cho DN
15/4/
N
PT05 15/4/N Thu lãi cổ phiếu dài hạn khác 20.000 20.000 515
25/4/
N
PT06 25/4/N Thu tiền nhượng bán TSCĐ 16.000 16.000 711
28/4/
N
PT07 28/4/N Thu hồi khoản ký quỹ ngắn hạn 40.000 40.000 141
222.90 24.40
Tổng cộng 27.500 146.000
0 0

SỔ NHẬT KÝ CHI TIỀN


Từ ngày 01/04/N đến ngày 30/04/N

ĐVT: ngàn đồng


Chứng từ
Ghi Nợ các tài khoản
Ghi
Ntg Có Tài khoản
Diễn giải
s Ngày TK 33 33 3 khác
Số
tháng 111 1 3 34 Số Số
tiền hiệu

A B C D 1 2 3 5 6 E
5/4/ Chi lương kỳ 1 cho CNV bằng tiền
N
5/4/N PC01 45.000
mặt 45.000
5/4/ Mua NVL nhập kho trả bằng tiền
N
5/4/N PC02 15.000
mặt 15.000 152
10/4/ 10/4/
N N
PC03 Chi tiền mua 10 CP ngắn hạn 10.000 10.000 121
11/4/ 11/4/
N N
PC04 Trả tiền mua NVL cho công ty A 40.000 40.000
16/4/ 16/4/
N N
PC05 Chi tiền mua CCDC nhập kho 10.000 10.000 153
20/4/ 20/4/ Trả tiền điện nước dùng cho 641,
N N
PC06 5.000
PXSX, QLDN 642
5.000
22/4/ 22/4/
N N
PC07 Chi tiền nộp thuế TNDN 8.500 8.500
24/4/ 24/4/
N N
PC08 Trả nợ vay ngắn hạn 30.000 30.000 341
26/4/ 26/4/ Chi tiền mặt trả nợ đơn vị phụ
N N
PC09 25.000 336
thuộc 25.000
27/4/ 27/4/
N N
PC10 Mua BHYT cho CNV 12.000 12.000 338
35

29/4/ 29/4/ Phát hiện thiếu quỹ chưa rõ nguyên


N N
PC11 1.000 138
nhân 1.000

Tổng cộng 201.500 40.000 8.500 45.000 108.000

Yêu cầu 2: Lập sổ NKC theo hình thức NKC


SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Từ ngày 01/04/N đến ngày 30/04/N
ĐVT: ngàn đồng
Phát sinh trong kỳ
Chứng từ Đã STT (Vnd)
Ngày SH
Ghi
Ghi Diễn giải TK
Sổ
Sổ Số ĐƯ
Ngày Cái Dòng Nợ Có
hiệu
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền
2/4/N PT01 2/4/N 111 70.000
mặt
112 70.000
3/4/N PT02 3/4/N Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt 111 24.400
131 24.400
4/4/N PT03 4/4/N Bán thành phẩm thu bằng tiền mặt 111 27.500
511 27.500
5/4/N PC01 5/4/N Chi lương kỳ 1 cho CNV bằng tiền mặt 334 45.000
111 45.000
5/4/N PC02 5/4/N Mua NVL nhập kho trả bằng tiền mặt 152 15.000
111 15.000
Công ty Y ứng trước tiền mua hàng cho
6/4/N PT04 6/4/N 111 25.000
DN
131 25.000
10/4/ 10/4/
PC03 Chi tiền mua 10 CP ngắn hạn 121 10.000
N N
111 10.000
11/4/ 11/4/
PC04 Trả tiền mua NVL cho công ty A 331 40.000
N N
111 40.000
15/4/ 15/4/
PT05 Thu lãi cổ phiếu dài hạn khác 111 20.000
N N
515 20.000
16/4/ 16/4/
PC05 Chi tiền mua CCDC nhập kho 153 10.000
N N
111 10.000
20/4/ 20/4/ Trả tiền điện nước dùng cho PXSX,
PC06 627 4.000
N N QLDN
642 1.000
111 5.000
22/4/ 22/4/
PC07 Chi tiền nộp thuế TNDN 333 8.500
N N
111 8.500
24/4/ 24/4/
PC08 Trả nợ vay ngắn hạn 341 30.000
N N
111 30.000
25/4/ 25/4/
PT06 Thu tiền nhượng bán TSCĐ 111 16.000
N N
711 16.000
26/4/ 26/4/
PC09 Chi tiền mặt trả nợ đơn vị phụ thuộc 336 25.000
N N
111 25.000
27/4/ PC10 27/4/ Mua BHYT cho CNV 338 12.000
36

N N
111 12.000
28/4/ 28/4/
PT07 Thu hồi khoản ký quỹ ngắn hạn 111 40.000
N N
141 40.000
29/4/ 29/4/ Phát hiện thiếu quỹ chưa rõ nguyên
PC11 138 1.000
N N nhân
111 1.000
Tổng cộng 424.400 424.400

Bài 7.2:
Tại một DN SX kinh doanh trong tháng 9/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau
(đơn vị 1.000 đ):
I. Số dư đầu kỳ :
- TK 112: 1.000.000.
- Các TK khác có số dư phù hợp.
II. Trong kỳ có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Giấy báo nợ số 31 ngày 2/9, DN trả nợ người bán còn nợ kỳ trước 25.000 và trả nợ
vay dài hạn đến hạn trả 30.000.
2. Giấy báo có số 52 ngày 5/9, DN được cấp trên cấp bổ sung nguồn vốn kinh doanh
500.000
3. Giấy báo nợ số 32 ngày 6/9, DN mua hàng hoá nhập kho 3.000 (chưa có thuế suất thuế
GTGT 10%).
4. Giấy báo nợ số 33 ngày 6/9, DN mua NVL đã nhập kho với giá mua 5.000 (chưa có
thuế suất thuế GTGT 10%).
5. Giấy báo có số 53 ngày 7/9, DN nhận tiền lãi từ hoạt động góp vốn liên doanh 50.000.
6. Giấy báo có số 60 ngày 10/9, DN thu hồi khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn với giá
gốc 120.000, giá trị thu hồi 165.000.
7. Giấy báo có số 64 ngày 20/9, DN thu tiền lãi đầu tư chứng khoán dài hạn 38.500.
8. Giấy báo nợ số 35 ngày 25/9, mua một dây chuyền công nghệ với giá mua 250.000
(chưa có thuế suất thuế GTGT 10%). .
9. Giấy báo nợ số 36 ngày 25/9, DN góp vốn liên doanh 75.000
10. Giấy báo có số 75 ngày 30/9, DN thu tiền thừa chưa rõ nguyên nhân: 15.000
Yêu cầu:
Căn cứ tài liệu trên, thực hiện ghi sổ cái “ Tiền gửi Ngân hàng” tháng 9/N
Bài giải gợi ý
SỔ CÁI
Mã hiệu :112 - Tiền gửi Ngân hàng
Từ ngày 01/09/N đến ngày 30/09/N
ĐVT: ngàn đồng
Nhật ký
Ngày Chứng từ Diễn giải chung TK Số tiền VND

Ghi Trang STT


Số Ngày số dòng DU Nợ Có
Sổ
1.000.00
SỐ DƯ ĐẦU KỲ
0
GBN DN trả nợ người bán và trả nợ vay ngân 331,34
2/9/N 2/9/N 55.000
31 hàng 1
GBC
5/9/N 5/9/N DN được cấp trên bổ sung NVKD 411 500.000
52
GBN
6/9/N 6/9/N Mua hàng hóa nhập kho 156 3.000
32
GBN
6/9/N 6/9/N Mua NVL nhập kho 152 5.000
33
7/9/N GBC 7/9/N Nhận lãi từ hoạt động góp vốn liên doanh 515 50.000
37

53
10/9/ GBC 10/9/ Thu hồi chứng khoán đầu tư (giá gốc và 128,51
165.000
N 60 N lãi) 5
20/9/ GBC 20/9/
Thu tiền lãi đầu tư chứng khoán dài hạn 515 38.500
N 64 N
25/9/ GBN 25/9/
Mua máy móc thiết bị 211 250.000
N 35 N
25/9/ GBN 25/9/
Góp vốn liên doanh 228 75.000
N 36 N
30/9/ GBC 30/9/
Thu tiền thừa chưa rõ nguyên nhân 338 15.000
N 75 N
CỘNG PHÁT SINH 768.500 388.000
1.380.50
SỐ DƯ CUỐI KỲ 0

Bài 7.3:
Tại một doanh nghiệp có tình hình về nguyên vật liệu như sau:
- Tồn kho đầu tháng:
 Nguyên liệu chính: 2.000 kg, đơn giá 1.500đ/kg
 Vật liệu phụ: 500 kg, đơn giá 1.000đ/kg.
- Tình hình phát sinh trong tháng:
1. Nhập kho 3.000 kg vật liệu chính giá mua 1.500đ/kg, thuế GTGT 10%, tiền chưa thanh
toán cho người bán, chi phí bốc dỡ vận chuyển về đến kho của doanh nghiệp là 300.000,
thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền mặt.
2. Nhập kho 1.000 kg vật liệu phụ giá mua 950đ/kg, thuế GTGT 10% thanh toán bằng tiền
gửi ngân hàng, chi phí vận chuyển, bốc dỡ 150.000, thuế GTGT 10% thanh toán bằng
tiền mặt.
3. Xuất kho 3.000 kg vật liệu chính sử dụng trực tiếp SX sản phẩm, 500 kg sử dụng cho bộ
phận quản lý phân xưởng.
4. Xuất kho 700 kg vật liệu phụ, trong đó để SX sản phẩm 600 kg, còn lại sử dụng ở bộ phận
quản lý phân xưởng.
5. Nhập kho 2.000 kg vật liệu chính, giá mua 1.600đ/kg, thuế GTGT 10% chưa thanh toán
cho người bán. Chi phí vận chuyển, bốc dở 220.000, bao gồm thuế GTGT 10% thanh toán
bằng tiền mặt.
6. Xuất kho 100 kg vật liệu chính và 100 kg vật liệu phụ sử dụng ở bộ phận sửa chữa lớn tài
sản cố định.
Yêu cầu:
Căn cứ tài liệu trên, thực hiện ghi sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ. Biết
rằng:
+ DN áp dụng hạch toán hàng tồn kho phương pháp theo kê khai thường xuyên
+ Tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước
+ Hình thức kế toán nhật ký chung
Bài 7.4:
Tài liệu kế toán tại Công ty cổ phần ABC như sau (Đơn vị tính: 1.000 đồng)
Số dư của một số tài khoản đầu quý I/2021 như sau:
Tên tài khoản TK Số tiền Tên tài khoản TK Số tiền
Tiền mặt 111 340.000 Vay và nợ thuê tài 341 200.000
chính
Tiền gửi Ngân hàng 112 500.000 Phải trả cho người 331 170.000
bán
Nguyên vật liệu 152 110.000 Thuế và các khoản 333 100.000
phải nộp nhà nước
Vốn đầu tư của chủ sở 411 ? TSCĐ hữu hình 211 700.000
hữu
Lợi nhuận sau thuế 421 200.000 Phải trả người lao 334 150.000
38

chưa phân phối động


Quỹ đầu tư phát triển 414 100.000 Phải thu khách hàng 131 220.000

Trong quý I/2021, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1) Nhập kho nguyên vật liệu trị giá 50.000 và công cụ trị giá 30.000, chưa thanh toán cho
nhà cung cấp.
2) Vay dài hạn ngân hàng trả nợ cho người bán 150.000
3) Khách hàng trả nợ 180.000, doanh nghiệp trả luôn nợ vay ngân hàng
4) Dùng lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu: 100.000, bổ sung quỹ đầu tư phát
triển 50.000
5) Xuất quỹ tiền mặt nộp thuế cho nhà nước 40.000 và trả lương cho CNV 100.000
6) Dùng tiền gửi Ngân hàng mua TSCĐ hữu hình: 100.000
Yêu cầu:
1. Phản ánh tất cả các nghiệp vụ vào nhật ký chung và các sổ cái có liên quan
2. Căn cứ vào sổ cái các tài khoản, lập bảng cân đối số phát sinh và bảng cân đối kế
toán cuối quý 1/2021
Biết DN áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung

Bài 7.5
Có tài liệu kế toán năm 2020 tại Công Ty TNHH SX TM dịch vụ Kỷ Nguyên như sau (ĐVT:
1.000đ)
I. Tài liệu đầu năm :

Công cụ, dụng cụ 82.000 Phải trả người bán 755.000


CP SX kinh doanh dở dang 64.000 Quỹ khen thưởng phúc lợi 320.000
Hao mòn TSCĐ 956.000 Quỹ đầu tư phát triển 276.000
Hàng hoá 760.000 Tài sản cố định hữu hình 2.656.000
Hàng đang đi đường 540.000 Tài sản cố định vô hình 1.500.000
Ký cược ký quỹ ngắn hạn 400.000 Thuế GTGT được khấu trừ 52.000
Lợi nhuận chưa phân phối 310.000 Thuế GTGT phải nộp 15.000
Đầu tư tài chính dài hạn 1.000.000 Thuế TNDN phải nộp 45.000
Vốn đầu tư chủ sở hữu X Tiền gửi ngân hàng 3.646.000
Nguốn vốn XDCB 780.000 Tiền mặt 3.525.000
Phải thu của khách hàng 856.000 Tạm ứng 40.000
Phải trả người lao động 22.000 Vật liệu 260.000
Vay ngân hàng 3.200.000 Xây dựng cơ bản dở dang 330.000

Trong đó : Vật liệu 1.000kg; đơn giá 260/Kg


II. Tình hình phát sinh trong tháng 1 năm 2020 :
Ngày 03/01
1) Rút TGNH nhập tiền mặt : 250.000
2) Vay dài hạn Ngân hàng gửi vào Ngân hàng 500.000, nhập quỹ tiền mặt 100.000
3) Trả nợ vay ngắn hạn Ngân hàng bằng tiền gửi Ngân hàng 500.000, bằng tiền mặt
300.000
Ngày 04/01
4) Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 50.000, bằng TGNH : 80.000
5) Thanh toán nợ cho nhà cung cấp 155.000 nhưng Ngân hàng chưa gửi giấy báo Nợ
6) Nhận giấy báo Có về số tiền khách hàng trả nợ kỳ trước 90.000
Ngày 05/01
7) Thanh toán nợ cho nhà cung cấp số nợ kỳ trước bằng TGNH 120.000
8) Chi tạm ứng cho nhân viên số tiền 30.000
9) Chi ứng lương kỳ 1 cho nhân viên số tiền 50.000
10) Bán hàng hoá thu bằng tiền gửi Ngân hàng, giá chưa thuế GTGT 160.000, Thuế suất
thuế GTGT 10%
39

Ngày 10/01
11) Nhập kho vật liệu 2000kg, đơn giá chưa thuế 250/Kg, thuế suất thuế GTGT 10%.
Thanh toán bằng tiền gửi Ngân hàng. Chi phí vận chuyển 2.200 (trong đó thuế suất
GTGT 10%)trả bằng tạm ứng
12) Xuất quỹ tiền mặt gửi vào Ngân hàng 700.000
Ngày 12/01
13) Nhập kho công cụ với giá chưa thuế 15.000, thuế suất GTGT 5%. Thanh toán bằng
tiền mặt sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng là 2% trên giá chưa thuế
Ngày 13/01
14) Nhập kho vật liệu số lượng 5.000kg, giá thanh toán 1.430.000 (thuế suất GTGT 10%).
Thanh toán bằng tiền vay ngắn hạn. Chi phí vận chuyển bằng tiền mặt 10.000. Khoản
chiết khấu thương mại là 3% trên giá chưa thuế, doanh nghiệp nhận bằng tiền mặt
Ngày 14/01
15) Mua 1 thiết bị văn phòng bằng TGNH với giá 10.000, thuế giá trị gia tăng khấu trừ là
1.000, chi phí lắp đặt, chạy thử 1.500. Tiền mua thuộc nguồn vốn xây dựng cơ
bản.Thời gian sử dụng là 3 năm
Ngày 15/01
16) Doanh nghiệp được Nhà nước biếu tặng 1 TSCĐ trị giá 200.000 sử dụng cho bộ phận
QLDN. Các chi phí liên quan khi nhận được TSCĐ này và đưa vào họat động là
40.000 đã thanh toán bằng tiền mặt. Thời gian sử dụng 5 năm
17) Dịch vụ điện nước tại doanh nghiệp trong tháng là 77.000 (Thuế suất GTGT 10%),
trong đó :
- Phục vụ cho phân xưởng sản xuất : 50.000
- Phục vụ cho bộ phận bán hàng : 12.000
- Phục vụ quản lý doanh nghiệp : 8.000
18) Xuất kho công cụ trị giá 6.000 loại phân bổ 6 tháng dùng cho bộ phận QLDN
Ngày 22/01
19) Xuất kho công cụ trị giá 25.000 cho các bộ phận:
- Phân xưởng SX : 15.000 loại phân bổ 6 tháng
- Bán hàng : 10.000 loại phân bổ 5 tháng
20) Xuất kho vật liệu 5.000kg dùng cho các bộ phận :
- Sản xuất sản phẩm : 4.500
- Bán hàng : 200 kg
- QLDN : 300kg
Ngày 23/01
21) Xuất bán hàng hoá với giá bán chưa thuế 350.000, thuế suất GTGT 10%. Khách hàng
đã thanh toán bằng TGNH 80%
Ngày 24/01
22) Tiền lương của nhân viên doanh nghiệp trong tháng là 370.000, trong đó
- Lương CNSX : 185.000
- Lương bán hàng : 52.000
- Lương quản lý SX : 35.000
- Lương QLDN : 98.000
Trích các khoản BHXH,BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỉ lệ qui định
Ngày 30/01
23) Kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện thiếu 2.000 chưa rõ nguyên nhân
24) Kiểm kê kho vật liệu thấy thừa so với sổ sách 100kg. Kế toán đã ghi nhận nhập kho số
vật liệu trên chờ xử lý , giá tạm tính 257/kg
Yêu cầu :
1. Phản ảnh tất cả các nghiệp vụ trên vào sổ nhật ký chung, và tất cả sổ cái liên quan
2. Lập bảng cân đối tài khoản tháng 1/2020
Biết rằng : doanh nghiệp áp dụng
- Hình thức kế toán nhật ký chung
40

- Phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ


- Phương pháp bình quân gia quyền cho hàng tồn kho
- Số chứng từ lấy theo thứ tự nghiệp vụ

You might also like