Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN

BỘ MÔN NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


----------------------------

BÀI TẬP THỰC TẾ


MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Học kỳ 2 năm học 2023 – 2024

Đề tài: Làng lụa Vạn Phúc

Danh sách nhóm


STT Mã sinh Họ và tên Số thứ tự Ghi chú
viên (từ nhỏ đến lớn)
1 23040244 Phạm Minh Anh 548
2 23040361 Lê Thanh Hảo 551 Nhóm trưởng
(0931509155)
3 23040499 Mai Xuân Mai 555
4 23040038 Trần Văn Hiệu 559
5 23040084 Trần Thị Hồng Nhung 565
6 23040113 Phạm Thiên Trang 567
7 23040120 Nguyễn Thanh Xuân 568

Hà Nội tháng 5 năm 2024

1
NHẬT KÝ LÀM VIỆC NHÓM
TT Thời gian Nội dung Phân công
1 02/04-07/04 Thành lập nhóm 7 thành viên và bầu nhóm trưởng Cả nhóm
2 08/04-13/04 Họp nhóm quyết định nội dung nghiên cứu và đối
tượng nghiên cứu Cả nhóm
3 14/04 Góp ý về bố cục nội dung cần nghiên cứu Cả nhóm
Tổng hợp ý kiến, tạo bố cục chính Thanh Hảo
Phân công công việc cho từng thành viên Thanh Hảo
4 15/04 - 23/04 Bình chọn để chốt ngày đi thực tế Cả nhóm
5 15/04 - 26/4 Tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến nội Cả nhóm
dung nghiên cứu; Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn
Đi thực tế tại làng Lụa Vạn Phúc
6 06/05 Cả nhóm
Thay đổi và bổ sung một số nội dung nghiên cứu

7 07/05 - 12/05 Phần mở đầu Hồng Nhung


Cơ sở thực tiễn - làng lụa Vạn Phúc Văn Hiệu
Quy trình sản xuất và việc buôn bán Thanh Xuân
Du lịch Minh Anh
So sánh làng lụa Vạn Phúc với các làng lụa khác Thiên Trang
Nhật ký làm việc nhóm, thu thập ảnh làm minh Xuân Mai
chứng, cơ sở lý luận
Phần kết luận; Tổng hợp nội dung, viết nhận xét Thanh Hảo
và soạn thảo bản chính
8 16/05 Nộp sản phẩm Thanh Hảo

NHẬN XÉT CHUNG


Nhìn chung, các thành viên đều sôi nổi và tích cực trong hoạt động nhóm bằng
cả hai hình thức online và offline. Về tiến độ công việc, tất cả thành viên đều hoàn
thành công việc đúng hạn và chất lượng công việc tương đối tốt. Khi nhóm vấp
phải vấn đề trong quá trình nghiên cứu, các thành viên đều có ý thức tìm giải pháp
và hỗ trợ lẫn nhau thể hiện tinh thần làm việc nhóm tốt.

ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT

2
STT Họ và tên Đánh giá

1 Lê Thanh Hảo Hoàn thành đúng hạn và làm tốt việc của mình, cẩn
thận, khéo léo, tinh thần trách nhiệm cao, phân chia
công việc đồng đều

2 Phạm Thiên Hoàn thành đúng hạn và làm tốt việc của mình, nhiệt
Trang tình, chủ động đóng góp ý kiến và hỗ trợ nhóm

3 Nguyễn Thanh Hoàn thành đúng hạn và làm tốt việc của mình, nhiệt
Xuân tình, chủ động đóng góp ý kiến và hỗ trợ nhóm

4 Mai Xuân Mai Hoàn thành đúng hạn và làm tốt việc của mình, tích
cực, chủ động đóng góp ý kiến và hỗ trợ nhóm

5 Trần Thị Hồng Hoàn thành đúng hạn và làm tốt việc của mình, tích
Nhung cực, chủ động đóng góp ý kiến và hỗ trợ nhóm

6 Trần Văn Hiệu Hoàn thành đúng hạn và làm tốt việc của mình, tích
cực, chủ động đóng góp ý kiến và hỗ trợ nhóm

7 Phạm Minh Anh Hoàn thành đúng hạn và làm tốt việc của mình, nhiệt
tình, chủ động đóng góp ý kiến và hỗ trợ nhóm

MỤC LỤC
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 5

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......................................................................... 6


1. Cơ sở lý luận…........................................................................................................... 6
2. Cơ sở thực tiễn - làng lụa Vạn Phúc............................................................................ 7
2.1. Vị trí địa lí................................................................................................................ 7
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................................. 8

3
III. SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN.................................................................................. 9
1. Quy trình sản xuất....................................................................................................... 9
2. Các sản phẩm............................................................................................................ 11
3. Hoạt động kinh doanh............................................................................................... 12

IV. DU LỊCH................................................................................................................ 13
1. Các hoạt động du lịch................................................................................................ 13
2. Các địa điểm du lịch trong làng................................................................................ 14

V. SO SÁNH LÀNG LỤA VẠN PHÚC VỚI CÁC LÀNG LỤA KHÁC................... 15
1. Điểm giống nhau giữa các làng lụa........................................................................... 15
2. Điểm khác nhau giữa làng Vạn Phúc và các làng lụa khác....................................... 16

VI. KẾT LUẬN............................................................................................................. 18


TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 19
PHỤ LỤC ẢNH............................................................................................................ 20

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước Việt Nam ta xưa nay luôn nổi tiếng với các truyền thống, văn hóa mang
đậm bản sắc riêng của từng dân tộc, từng vùng miền. Bản sắc văn hóa ấy được thể
hiện cực kì đơn giản mà rõ nét trong sinh hoạt, trong đời sống hàng ngày, mang đậm
tinh thần, hồn cốt của dân tộc. Có thể nói, mỗi nét văn hóa truyền thống được bộc lộ
qua nhiều khía cạnh, nhưng đặc biệt đó là các làng nghề văn hóa truyền thống. Tại

4
sao có thể nói là như vậy? Bởi lẽ làng nghề truyền thống đóng một vai trò đặc biệt
quan trọng trong xuyên suốt quá trình hình thành văn hóa dân tộc. Nhắc đến làng
nghề thủ công ở Việt Nam thì ta sẽ nghĩ ngay đến một số lượng đồ sộ: hơn trăm vạn
làng nghề nhưng sớm nhất là về trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa… Và chúng ta không
thể không nhắc đến làng lụa Vạn Phúc- quận Hà Đông, thành phố Hà Nội là một
minh chứng tiêu biểu cho làng nghề thủ công Việt Nam- đây là một trong những
làng nghề lâu đời nhất của Việt Nam.
Khi thực hiện đề tài này của môn Cơ sở văn hóa Việt Nam, chúng em hiểu được
sự cần thiết khi hiểu biết tường tận về kiến thức văn hóa nói chung, về làng nghề nói
riêng. Việc tìm hiểu về làng nghề là điều cần thiết khi giới thiệu cho người nước
ngoài về nền văn hóa Việt Nam hay đơn giản là hiểu biết thêm về cuộc sống vất vả
và sự khéo léo tài tình của cha ông ta khi xưa. Tất cả đều sẽ khơi gợi nên sự tự hào
về truyền thống dân tộc trong lòng người con Việt Nam mỗi khi nhắc đến, nhớ về.
Chính vì tất cả những lí do trên , nhóm chúng em đã quyết định tìm hiểu sâu về
làng lụa Vạn Phúc để hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành, phát triển cũng như các kỹ
thuật sản xuất, quy trình buôn bán, khía cạnh du lịch. Trong chuyến đi thực tế tại
làng Vạn Phúc, chúng em đã có cơ hội để tìm hiểu rõ nét về làng nghề, những gì đã
thu hoạch được trong bài thu hoạch này đã giúp chúng em không chỉ có thêm kiến
thức về lụa mà còn hiểu rõ hơn về những công đoạn, quy trình làm ra tấm lụa và
buôn bán, bằng đôi bàn tay khéo léo và tâm huyết của các nghệ nhân để tạo ra
những sản phẩm mang giá trị vô giá.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về quy trình sản xuất, buôn bán lụa của một trong số những làng nghề
nổi tiếng lâu đời- làng lụa Vạn Phúc.
- Khai thác những kiến thức, thông tin, hình ảnh du lịch để quảng bá cho mọi
người.
- Nắm vững những tri thức, hiểu biết về làng nghề nói chung và làng lụa Vạn
Phúc nói riêng.
- Phát triển và bảo tồn văn hóa, đặc biệt là làng nghề truyền thống.

5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Quy trình sản xuất, buôn bán và du lịch.
- Phạm vi nghiên cứu: Làng lụa Vạn Phúc.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu trực tiếp: Các thành viên trong nhóm tập hợp lại với nhau đi đến
làng lụa Vạn Phúc để khám phá lịch sử hình thành và phát triển, các quy trình
sản xuất và buôn bán, những khía cạnh để phát triển du lịch. Có thể khai thác
thêm bằng cách hỏi những người dân sinh sống ở nơi đây. Sau chuyến đi, các
thành viên cùng nhau tổng hợp lại các thông tin, hình ảnh thu thập được để đưa
lên file nhóm chung.
- Nghiên cứu trực tuyến: Các thành viên đều tham gia vào việc họp nhóm online
và hỗ trợ lẫn nhau tìm kiếm thêm thông tin về làng lụa Vạn Phúc trên các trang
báo, nguồn tin chính thống. Cùng nhau tham gia thảo luận, góp ý, chỉnh sửa bổ
sung để hoàn thiện bài tập nhóm.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
- Khái niệm làng nghề: là một đơn vị hành chính cổ, hay nghĩa là nơi có dân số
đông, hoạt động có tổ chức, có kỷ luật, phong tục riêng. Làng nghề không chỉ là
làng chuyên về một lĩnh vực nào đó mà còn là nơi những người dân ở đây, họ
cùng nhau chung sống, cùng nhau làm cùng một nghề nhằm giữ gìn, và phát
triển sản phẩm mang tính đặc trưng ở nơi đây, đồng thời góp phần duy trì bản
sắc văn hoá phong tục.
- Làng nghề truyền thống là làng nghề có thời gian tồn tại nghề đó lâu đời.
- Làng nghề truyền thống Vạn Phúc là một trong những làng nghề truyền thống
tại Việt Nam với nghề dệt lụa đặc trưng. Các hộ gia đình ở đây chuyên tập trung
về sản xuất các sản phẩm từ lụa như khăn lụa, áo dài, các vật dụng mang tính kỉ
niệm, trang trí,...

6
- Tiêu chí xác nhận làng nghề truyền thống: theo pháp luật, trong nghị định
52/2018/NĐ-CP, tiêu chí để xác nhận làng nghề truyền thống được quy định
như sau:
- Tiêu chí công nhận làng nghề:

a) Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động
hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này.

b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.

c) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp
luật hiện hành.

- Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống:

Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề quy định tại khoản 3 Điều
này và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Cơ sở thực tiễn - làng lụa Vạn Phúc


2.1. Vị trí địa lí
Làng lụa Vạn Phúc, hay còn được gọi với cái tên khác là làng lụa Hà Đông, là
một trong những làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Làng tọa lạc
tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm thủ đô khoảng 10km. Với vị trí
đắc địa khi nằm trên trục đường Tố Hữu và gần các tuyến giao thông quan trọng như
tuyến quốc lộ 6 (nối Hà Nội với khu vực Tây Bắc), tuyến đường vành đai 4 (nối Hà
Nội với Hưng Yên và Lào Cai), vành đai 3,5, Vạn Phúc được đánh giá là nơi vô
cùng thuận lợi cho các hoạt động trao đổi mua bán, phát triển kinh tế.
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Theo truyền thuyết, Tổ nghề dệt lụa Vạn Phúc là bà Ả Lã Thị Nương, sinh năm
825, con gái của dòng dõi vua Hùng, quê ở Tuyên Quang. Bà là người thông minh
và giỏi nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Năm 865, bà trở thành vợ của Cao Biền,
một quan cai trị nhà Đường. Trong một chuyến du ngoạn, hai người dừng lại ở trang

7
Vạn Bảo (nay là phường Vạn Phúc). Thấy cảnh đẹp và nhân dân thuần hậu, bà xin
chồng ở lại để dạy nghề cho dân. Bà sống nhân hậu, khuyến khích học hành, phát
triển kinh tế và nghề dệt lụa, giúp Vạn Bảo trở nên trù phú. Sau khi bà mất, dân làng
tôn bà làm Thành hoàng làng và Tổ nghề dệt lụa, thờ tại đình làng. Thời Nguyễn, do
kỵ tên húy “Bửu/Bảo Luân” của vua Thành Thái nên làng đổi tên thành Vạn Phúc.
Từ ngàn năm nay, làng Vạn Phúc vốn nức tiếng với những tấm lụa mềm mại,
tinh xảo, là “Long gấm tiến vua”. Ngày xưa, lụa Vạn Phúc chuyên dùng để may
long bào, quốc phục triều đình trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Đến thế kỷ
XX, lụa Vạn Phúc lần đầu được giới thiệu trên trường quốc tế tại các hội chợ
Marseille (1931) và Paris(1932), được người Pháp đánh giá là “Đệ nhất tinh xảo” xứ
Đông Dương. Khoảng những năm 1958 đến 1988, hầu hết các sản phẩm lụa Vạn
Phúc đều được xuất sang các nước Đông Âu, và từ năm 1990 đã mở rộng tới nhiều
quốc gia trên thế giới.
Làng lụa xứ Hà Đông cũng đã trải qua nhiều thăng trầm trên hành trình gắn bó
với khung dệt con thoi. Thời kỳ bao cấp, làng sản xuất theo mô hình hợp tác xã, chủ
yếu gia công cho nhà nước theo kế hoạch và xuất khẩu sang thị trường Liên Xô,
Đông Âu. Đến những năm biến động của các nước Đông Âu, khi không còn thị
trường, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, người trong làng bỏ canh cửi để đi buôn làm
ruộng, có lúc tưởng như đã mất nghề. Phải sau những năm 1990, Nhà nước chuyển
nền kinh tế sang cơ chế thị trường, nghề dệt lụa mới được hồi sinh. Nghề dệt được
chuyển về cho các hộ gia đình với hơn 100 máy dệt chuyển cho các xã viên, hợp tác
xã chỉ còn là đơn vị kinh doanh dịch vụ, cung ứng thiết bị kỹ thuật, đánh dấu giai
đoạn phát triển mới của làng Vạn Phúc. Từ những khung đơn sơ ban đầu cho đến
nay kỹ thuật tiên tiến hiện đại, mỗi khung lại cho ra các sản phẩm khác nhau như
hàng trơn, hàng tơ tằm nguyên chất, hàng Vân,... Mặt hàng lụa Vạn Phúc còn vươn
xa khi không chỉ được ưa chuộng bởi người dân trong nước mà còn được khách du
lịch nước ngoài yêu thích, xuất khẩu đến các nước trên thế giới.
Tuy vậy, cũng như bao làng nghề khác, làng Vạn Phúc hiện nay đang phải đối

8
mặt với nhiều khó khăn trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống. Những
khó khăn có thể kể đến đó là nguồn nguyên liệu sản xuất khan hiếm, nguồn nhân lực
và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.
Trước nguy cơ nghề truyền thống ngàn năm đang dần bị mai một, làng lụa
xứ Hà Đông đang có những thay đổi tích cực để giữ vững được vị thế của thương
hiệu lụa Vạn Phúc trên thị trường. Với sự giúp đỡ của ủy ban nhân dân phường,
hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc đã đưa nhãn mác Vạn Phúc vào biên vải, hạn chế
tình trạng trà trộn lụa của nơi khác vào, giúp cho khách hàng dễ nhận biết để tránh
nhầm lẫn. Địa phương cũng thường xuyên tuyên truyền vận động các gia đình còn
điều kiện sản xuất nên quay lại và xác định mình là người giữ lửa cho nghề. Bên
cạnh đó, tiếp tục duy trì đầu mối nhập nguồn nguyên liệu tơ tằm, về bán lại cho
người dân không tính lãi để khuyến khích sản xuất. Hiện nay, hiệp hội làng nghề kết
hợp cùng ủy ban nhân dân phường đã xây dựng, quy hoạch cơ sở hạ tầng để đưa
làng nghề trở thành điểm tham quan du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước,...
Có thể nói, bằng sự nỗ lực không ngừng, Vạn Phúc sẽ luôn giữ vững và khẳng định
bản sắc riêng của một thương hiệu lụa truyền thống hơn 10 thế kỷ.
III. SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN
1. Quy trình sản xuất
a. Trồng dâu, nuôi tằm
Đây là công đoạn đầu tiên và vô cùng quan trọng khi bắt đầu việc tạo ra một
tấm vải lụa hoàn hảo. Chất lượng của tơ thu được ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào
quá trình chăm tằm. Nuôi tằm rất vất vả, phải theo dõi tắm thường xuyên. Khi tắm
lớn, người nuôi còn cần phải làm nữ - là nơi để tắm nhả tơ, tạo kén. Khi tằm đã hoàn
thành quá trình tạo kén của mình, đó cũng là lúc nghệ nhân lựa kén để chuẩn bị cho
công việc tiếp theo, tránh để tắm lột bỏ vỏ kén thành ngài.
b. Lấy tơ:
Kéo kén: Các nghệ nhân phải chọn những kén giả có chất lượng để tiến hành
(hay nói cách khác là kéo các sợi tơ từ kén con tằm đã đóng). Trước đây, công đoạn
này được thực hiện bằng tay, tuy nhiên ngày nay đã được máy móc thực hiện.

9
Guồng tơ: Xong công đoạn kéo kén, các sợi tơ dài sẽ được chuốt thẳng và bước
vào công đoạn guồng tơ. Đây là công đoạn phải làm thủ công để tránh bị rối tơ khi
cho vào guồng.
c. Chuẩn bị và dệt vải:
Mắc cửi: Các sợi tơ được bố trí xen kẽ nhau và đều tập trung về chiếc máy mắc
cửi. Tại máy mắc cửi luôn có một người túc trực để điều chỉnh và phát hiện ra các
lỗi kỹ thuật nếu có. Đây là công đoạn chuẩn bị đủ một lượng tơ nhất định cho từng
loại mặt hàng được tính theo khổ ngang của lụa.
Nổi cửi: Đây là giai đoạn trung gian quan trọng nhất đòi hỏi người nổi cửi vừa
phải có kinh nghiệm, vừa phải khéo léo, tỉ mỉ. Những sợi tơ được nối với nhau tỉ
mẩn. Chỉ cần một sai sót nhỏ ở công đoạn này, khi dệt sẽ hỏng cả tấm lụa.
Sau khi mắc cửi và nối cửi xong, hệ thống các sợi tơ sẽ đưa vào máy dệt. Tại
đây, các nghệ nhân cũng phải túc trực 24/24 để phát hiện ra lỗi hoặc tiếp sợi tơ khi
cần. Nghệ nhân này đang căng mắt nhìn theo từng nhịp máy, bởi chỉ cần một lỗi nhỏ
là cả tấm lụa sẽ không thể thành phẩm. Đôi khi các nghệ nhân vẫn phát hiện ra lỗi
khi dệt, hoặc khi ống sợi tơ hết thì ngay lập tức phải cho máy dừng để tiếp tơ.

Những tấm lụa thô vừa được dệt xong đã hiện rõ hoa văn trên đó. Theo các
nghệ nhân, những hoa văn này được đồ họa sẵn trên máy theo mẫu hoặc theo đơn
của khách và khi dệt sẽ ra luôn chứ không phải hoa văn thêu như một số mặt hàng
nhái lụa Vạn Phúc. Sau khoảng 2-3 ngày dệt, ống lụa dài được khoảng 45-50m sẽ
được tháo dỡ và mang đi nhuộm.
d. Nhuộm vải: Trước nhuộm, lụa phải mang nấu tẩy để tẩy bỏ tạp chất. Để có màu
lụa đẹp, công đoạn nhuộm vô cùng quan trọng, khâu pha chế thuốc nhuộm theo tỉ lệ
hợp lý các loại màu khác nhau.
e. Phơi lụa: Lụa sau khi nhuộm được đem đi giặt, sau đó nghệ nhận sẽ thực hiện
công đoạn sấy lụa. Trước đây, điều kiện thời tiết thuận lợi, có nhiều không gian, lụa
nhuộm xong phơi dưới ánh nắng mặt trời. Các tấm lụa được chuyển đến cho các đại

10
lý chuyên tơ lụa. Để tránh tình trạng hàng nhái, lụa Vạn Phúc thường in chìm tên
thương hiệu “Van Phuc silk” ở mép.
2. Các sản phẩm
a. Những mặt hàng có nền dày

● Gấm: Bóng như xa tanh. Nền gấm thường có những hoa văn, chữ triện hay chữ

thọ với sắc màu tươi, sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu.
- Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là 5 màu: xanh, đỏ, tím,
vàng, trắng hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa
nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi có ánh
sáng, đứng ở mỗi góc cạnh khác nhau, ta sẽ thấy mình gấm có các màu sắc khác
nhau.
- Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa dân thường không được dùng, chỉ
có vua, quan mặc được mà thôi.

● Vân: Là mặt hàng xếp thứ nhì sau gấm. Hàng vân có nền lụa, mỏng hơn xa tanh,

bao giờ cũng có hai kiểu hoa dệt trên một tấm vân: hoa nổi và hoa chìm; Hoa nổi
bóng mịn, còn hoa chìm phải đưa lên ánh sáng mới thấy được. Đó là nét độc đáo của
hàng vân, nhờ có hoa thủng như vậy, nên các áo lót bên trong sẽ nổi màu lên rất đẹp
khi mặc áo ngoài may bằng vân. Vân được dùng để may áo dài mặc vào dịp hội hè.
b. Những mặt hàng dày có số lượng sợi dọc nhiều

● Lĩnh (lãnh): Sợi mịn, một mặt bóng, một mặt mờ do khi dệt đưa sợi dọc lên

nhiều tạo nên sự bóng loáng cho mặt hàng. Lĩnh thâm (đen) trơn rất thông dụng,
dùng may váy, quần cho phụ nữ, ngoài lĩnh trơn còn có lĩnh hoa dày dặn, có điểm
lấm tấm hoa mịn màng, kín đáo, có tên riêng là lĩnh hoa chanh, nổi tiếng nhất là lĩnh
Bưởi đen nhánh, óng mượt.

● Đoạn: Được dệt theo cách thức của lĩnh, nhưng dày hơn, sợi dọc nhiều hơn cả

gấm. Đặc biệt sợi dọc, sợi ngang nổi đều nhau, mịn màng, óng ả. Đoạn dùng để may

11
áo dài cho nam giới mặc vào những dịp long trọng. Do hàng đoạn dày nên người ta
thường may áo đoạn bọc lụa bên trong mặc vào mùa lạnh.

● Vóc: Là một thứ đoạn mỏng, có hoa, dệt bằng sợi đồng màu, dùng làm tán thờ

thần hay may y phục cho vua chúa, quan lại. Vóc thường đi chung với gấm: gấm
vóc.
c. Những mặt hàng dệt thủng (thưa)

● The: Sợi dệt bóng và mảnh, sợi dọc rất ít nên the thưa. Dệt the là bố trí các sợi

dọc và ngang không khít nhau, tạo nên hình thủng theo hàng ngang. The có nhiều
loại: the đơn (mỏng), the kép (dày), và the hoa. The được nhuộm thâm để may áo
mặc bên ngoài, hay chuội cho trắng để mặc mùa nóng.

● Sa: Sa được dệt rất mỏng nên trong suốt, tạo nên những đường vân óng ánh rất

đẹp nếu mặc áo trong màu trắng. Sa mỏng và mát nên thường được mặc vào mùa
hè. Có sa đơn và sa hoa. Sa hoa có nhiều loại: đặc biệt là sa thất thể và sa cung
đình (dùng may áo long bào cho vua mặc vào mùa nóng)
- Ngoài ra, còn một số sản phẩm khác cũng khá phổ biến như xuyến, băng, cấp, lượt
d. Các sản phẩm dệt khác:
- Lụa: Có hai loại: lụa trơn và lụa hoa, dệt bằng tơ nõn sao cho sợi dọc và sợi ngang
khít với nhau, tạo nên vẻ mịn màng, óng ả và độ dày vừa phải.
- Là: Cùng họ với lụa, dệt bằng tơ nõn, có những đường dọc nhỏ đều, thường được
dùng làm khăn màu hay nhuộm màu để làm các phần đổi màu trong y phục.
3. Hoạt động kinh doanh
Dần dần, trong làng đã bắt đầu hình thành một số doanh nghiệp kinh doanh có
quy mô lớn, vì vậy sản phẩm lụa cũng phong phú và đa dạng hơn với nhiều tên gọi
khác nhau. Họa tiết trang trí trên lụa theo 4 chủ đề: động vật (hình lượng tử linh,
lưỡng long song phượng, song hạc, ngũ phúc,...); thực vật (gồm tùng, cúc, trúc,
mai,...); đổ vật (cuốn thư, đồng tiền, lẵng hoa, bình cổ); hình họa (chữ thọ - điền,
hình vuông...).

12
Một trong những điều du khách không thể nào bỏ qua khi đến ghé thăm làng lụa
Vạn Phúc chính là các gian hàng trong chợ. Đây là nơi quảng bá, giới thiệu và buôn
bán các sản phẩm về lụa. Ở Vạn Phúc hình thành 3 dãy phố lụa với trên 100 cửa
hàng nằm san sát nhau, màu sắc sặc sỡ, trưng bày, buôn bán với các sản phẩm phong
phú, đa dạng. Ngày xưa, lụa Vạn Phúc chỉ may được áo cánh, áo sơ mi. Nhưng hiện
tại, người nghệ nhân đã sáng tạo hơn khi biết kết hợp để may vest, các bộ váy hiện
đại, hợp thời...Chất liệu chính vẫn là tơ tằm nhưng để phong phủ hơn thì đã có sự
kết hợp với nhiều chất liệu vải khác để cho ra các dòng sản phẩm mới, có sức cạnh
tranh và đáp ứng nhu cầu thị trưởng. Các dòng sản phẩm ở đây rất đa dạng từ nón lá
bọc lụa, túi lụa, đồ chơi thủ làm từ lụa, ... Giá cả dao động trong khoảng 120.000-
450.000. Đặc biệt, áo dài là sản phẩm không thể không nhắc tới khi nói về lụa Vạn
Phúc. Các mẫu áo dài ở đây khá đa dạng từ mẫu mã, màu sắc và giả thành cũng khá
cao, có thể lên đến hàng triệu đồng.
Các sản phẩm lụa ở Vạn Phúc cũng da dạng không kém tử lụa tằm bóng, lụa se
tằm, lụa tơ tằm đũi, ... đều được bán với giá từ 230.000- 550.000 đồng/mét. Dòng
lụa nổi tiếng nhất của Vạn Phúc chính là lụa vân. Loại lụa này được ưa chuộng như
vậy bởi chất liệu mỏng mịn, không nhãn, không dạt sợi, có cả hoa văn nổi và hoa
văn chim. Hiện tại, loại lụa vẫn này đang được bán với giá 400.000 đồng/mét.
IV. DU LỊCH
1. Các hoạt động du lịch

Khi đến với làng lụa Vạn Phúc trong khoảng thời gian gần đây, du khách sẽ
choáng ngợp trước sự thay đổi nhanh chóng của làng nghề với một hình ảnh năng
động, tươi trẻ hơn nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính vốn có của các di tích lịch
sử. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng
đồng thời chỉnh trang lại các tuyến phố, tôn tạo di tích với mục tiêu nâng cao trải
nghiệm du lịch. Ba tuyến phố đi bộ đã được thiết kế và mở ra để du khách có thể
tham quan, mua sắm và tận hưởng không gian văn hóa đặc trưng của làng lụa, với

13
phố lụa, phố ẩm thực và phố sinh vật cảnh - đồ cổ. Từ đó mở ra một thế giới trải
nghiệm đa chiều cho du khách:
- Trải nghiệm nghề dệt lụa truyền thống: Du khách sẽ có cơ hội tham gia trải
nghiệm vào một vài công đoạn sản xuất lụa. Trải nghiệm này sẽ giúp họ hiểu rõ
hơn về công phu và tâm huyết của các thợ làng trong việc tạo ra những tác phẩm
lụa đẹp mắt.
- Mua sắm lụa chất lượng: Làng lụa Vạn Phúc nổi tiếng với các sản phẩm lụa
chất lượng cao như áo dài, khăn quàng... Du khách có thể tha hồ mua sắm
những sản phẩm lụa độc đáo làm quà lưu niệm hoặc món quà ý nghĩa cho bạn
bè và người thân.
- Dịch vụ thuê áo dài: Tại làng lụa Vạn Phúc, du khách có thể tận hưởng dịch vụ
cho thuê áo dài để trải nghiệm văn hóa truyền thống của Việt Nam. Đây là cơ
hội tuyệt vời để du khách có thể mặc trang phục truyền thống và tham gia vào
không gian lịch sử và văn hóa của làng lụa.
2. Các địa điểm du lịch trong làng
● Cổng làng lụa Vạn Phúc: Được xây dựng hoàn toàn từ gạch đỏ, cổng này không
chỉ mang đậm nét truyền thống mà còn tượng trưng cho sự vững chắc và kiên định
của cả làng trong việc bảo tồn và phát triển nghề dệt lụa. Bên cạnh cổng vào, một
bức bia đá lớn được đặt, với dòng chữ "Làng lụa Vạn Phúc" được khắc sâu trên bề
mặt đá, là điểm nhấn thêm sự trang trọng và uy nghi của không gian này, đồng thời
làm nổi bật danh tính và vị thế của làng lụa Vạn Phúc trong lòng du khách.
● Chùa Vạn Phúc: Chùa Vạn Phúc nổi tiếng với kiến trúc truyền thống và sự linh
thiêng, thu hút nhiều du khách và phật tử đến tham quan và thực hành. Ngôi chùa
nằm trong một khuôn viên rộng rãi, được bao quanh bởi cảnh quan thiên nhiên yên
bình và xanh mát, tạo nên một không gian tĩnh lặng và yên bình. Ngoài kiến trúc độc
đáo, chùa Vạn Phúc còn là nơi lưu trữ nhiều tác phẩm nghệ thuật và di tích có giá
trị, thể hiện sự tôn kính và lòng thành của những thế hệ Phật tử trước đây.

14
● Con đường ô sặc sỡ: Đây là một điểm đặc biệt thu hút sự chú ý của du khách
mỗi khi đặt chân đến. Trước khi bước vào khu vực bên trong làng, du khách sẽ bị ấn
tượng bởi dải màu sắc tuyệt đẹp được tạo ra từ hàng nghìn chiếc ô nhỏ treo phía trên
đầu, tạo nên một con đường dài khoảng 100m. Đây là điểm lý tưởng để du khách ghi
lại những bức ảnh ấn tượng và là một địa điểm chụp ảnh không thể bỏ qua.
● Bức tường bích họa ấn tượng: Ngoài những địa điểm trên, làng nghề này còn có
một điểm nhấn thú vị không kém đó chính là bức tường bích họa ấn tượng. Nằm
ngay tại trung tâm của làng, bức tường trở nên nổi tiếng là một vị trí chụp ảnh độc
đáo thu hút khách du lịch cùng những người yêu thích nghệ thuật.
V. SO SÁNH LÀNG LỤA VẠN PHÚC VỚI CÁC LÀNG LỤA KHÁC
Trong lịch sử ngành hàng tơ lụa thế giới, Việt Nam tuy không phải là một “đế
chế” trên con đường tơ lụa vĩ đại của nhân loại, song Việt Nam được thế giới nhìn
nhận như một quốc gia có lịch sử nghề tơ lụa lâu đời, trải qua hàng nghìn năm với
nhiều vùng trồng dâu nuôi tằm và dệt lụa nổi tiếng. Trải qua bao thăng trầm thời
gian, đến nay nước ta vẫn còn lưu giữ được làng nghề làm lụa tạo nên thương hiệu
Việt như: làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông (Hà Nội), làng lụa Nha Xá (Hà Nam), làng
lụa Tân Châu (An Giang), làng lụa Duy Xuyên - Hội An (Quảng Nam), vân vân.
Mặc dù có những điểm chung, nhưng mỗi làng lụa lại có những đặc điểm riêng, từ
lịch sử, sản phẩm đến phong cách thiết kế.
1. Điểm giống nhau giữa các làng lụa
- Truyền thống lâu đời: Cả Vạn Phúc và các làng nghề dệt lụa truyền thống
khác ở Việt Nam có lịch sử lâu đời, trải dài hàng ngàn năm cho tới ngày nay. Bên
cạnh đó, các làng nghề cũng vẫn giữ được các kỹ thuật làm nghề truyền thống, tạo
nên các sản phẩm lụa đa dạng từ nguyên liệu tự nhiên (chủ yếu là tơ tằm) như bao
gồm áo dài, khăn, vải trang trí, áo tứ thân và nhiều sản phẩm thời trang khác. Nghề
dệt được truyền lại qua nhiều thế hệ và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành
dệt lụa truyền thống cũng như phản ánh được bản sắc văn hoá của dân tộc ViệtNam.

15
- Chất lượng và độ tinh khiết: Các sản phẩm lụa của các làng nghề lụa truyền
thống đều có chất lượng tốt và độ tinh khiết cao, bởi các sản phẩm lụa đều sử dụng
nguyên liệu đảm bảo, tuân thủ kỹ thuật tiêu chuẩn cao trong quá trình chế biến, in và
nhuộm lụa vô cùng tỉ mỉ và cẩn thận.
2. Điểm khác nhau giữa làng Vạn Phúc và các làng lụa khác

Đặc Làng lụa Vạn Phúc Các làng lụa truyền thống
điểm khác

Vùng Nằm ở vùng miền phía Bắc, thuộc Thường nằm ở các vùng miền
miền khu vực Đồng bằng sông Hồng có nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
đất phù sa màu mỡ, thường chịu với khí hậu ấm áp quanh năm
ảnh hưởng của khí hậu ôn đới với và mưa phùn phổ biến, đất đai
mùa đông lạnh và mưa phùn. phong phú.

Phong Những mẫu thiết kế của Vạn Phúc Các làng lụa khác cũng có
cách thường mang trong mình những đồ phong cách thiết kế riêng biệt,
thiết án hoa văn phong phú, đơn giản mang theo đặc trưng của từng
kế nhưng tinh tế, kết hợp hài hòa giữa vùng miền. Có thể đề cập
hình họa và hình học truyền thống đến:
như như hoa sen, rồng phượng, hoa - Lụa Tân Châu được thiết kế
mai...Các hoa văn được thêu hoặc tươi mới, sáng tạo với chất
in lên bề mặt lụa với sự tinh tế và liệu lụa brocade và những hoa
tỷ mỹ, kết hợp với các gam màu văn phức tạp, rực rỡ như con
đậm, trầm, thường cùng những vật, cây cỏ, văn bản truyền
đường nét tinh tế, đem đến cho sản thống và các họa tiết dân
phẩm lụa Vạn Phúc một vẻ đẹp gian. Màu sắc của lụa đậm và
truyền thống và thanh lịch. bắt mắt, tạo nên sự nổi bật.
- Lụa Thuận Thành có phong

16
cách thiết kế trang nhã, tập
trung vào các hoa văn truyền
thống như ngũ sắc, tam sắc,
hoa văn kẻ sọc. Màu sắc
thường nhẹ nhàng, trung tính,
thanh lịch.

Quy - Quy mô sản xuất - Quy mô sản xuất


mô sản + Vạn Phúc thường có quy mô sản + Các làng lụa truyền thống
xuất và xuất lớn hơn và sử dụng công nghệ có quy mô sản xuất nhỏ hơn,
thị tiên tiến hơn so với các làng lụa thường tập trung vào sản xuất
trường truyền thống khác. có sự tập trung thủ công hơn là sản xuất công
quảng và tổ chức chuyên nghiệp. nghiệp.
bá + Các cơ sở sản xuất ở Vạn Phúc
thường có khả năng sản xuất hàng
+ Các phương pháp sản xuất
loạt lớn hơn, với quy trình tự động
truyền thống vẫn được giữ
hóa và hiện đại hóa.
nguyên và được truyền đổi
- Thị trường quảng bá
qua nhiều thế hệ để tập trung
+ Sản phẩm lụa Vạn Phúc thường
vào hoàn thiện các sản phẩm
được tiêu thụ cả trong nước và xuất
lụa dệt thủ công có chất lượng
khẩu sang nhiều quốc gia trên thế
tốt.
giới.
- Thị trường quảng bá:
+ Vạn Phúc thường tham gia các
+ Thường được tiêu thụ sản
triển lãm, sự kiện và trang web
phẩm lụa trong phạm vi địa
quảng cáo để giới thiệu và tiếp cận
phương hoặc khu vực gần đó.
với khách hàng trong và ngoài
nước với mẫu mã đa dạng phong
+ Các làng dệt lụa khác
phú.
thường quảng bá thông qua
VD: Bộ phim “Áo lụa Hà Đông” đã

17
thể hiện được những nét đẹp của các kênh truyền thống như
lụa Vạn Phúc, truyền tải hình ảnh các chợ địa phương, các cuộc
đến khán giả đại chúng. triển lãm và sự kiện trong khu
vực dựa trên nguồn lực và
kinh phí của làng. Mẫu mã
thường là sản phẩm mang
đậm nét đặc trưng của từng
làng dệt.

VI. KẾT LUẬN


Làng lụa Vạn Phúc là một trong những cái nôi chứa đựng tinh túy của nghề
dệt lụa Việt Nam. Đến với Vạn Phúc, chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng những
dải lụa tuyệt đẹp với đường may tinh tế mà còn được tham quan các địa điểm du lịch
đầy lý thú như con đường ô sặc sỡ hay bức tường bích họa ấn tượng. Bên cạnh đó, hoạt
động kinh doanh ở làng cũng vô cùng sầm uất với đủ các loại mặt hàng như áo dài lụa,
khăn lụa, túi lụa, v.v. Ngoài ra, Vạn Phúc còn có khu phố ẩm thực Cầu Am - nơi những
tín đồ ăn uống không thể bỏ lỡ. Trên hết, chính sản phẩm lụa nức tiếng nơi đây - thứ
lụa “tiến vua” - mới là điều thu hút nhất đối với chúng em. Được tận mắt chứng kiến
quy trình sản xuất, chúng em càng thêm khâm phục và trân trọng những nghệ nhân cần
mẫn và những cỗ máy dệt ngày đêm để cho ra được sản phẩm chất lượng cao đến vậy.
Qua đó, chúng em hi vọng có thể góp sức mình trong việc bảo tồn, phát triển và quảng
bá làng lụa Vạn Phúc nói riêng và làng nghề truyền thống nói chung để những giá trị
tốt đẹp này mãi lưu truyền đến muôn đời sau.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Làng lụa Vạn Phúc và nét đẹp văn hóa truyền thống từ nghìn năm. Cổng thông
tin điện tử Phường Vạn Phúc - Quận Hà Đông - Hà Nội.
http://vanphuc.hadong.hanoi.gov.vn/lang-lua-van-phuc-va-net-dep-van-hoa-
truyen-thong-tu-hang-nghin-nam
2. Lụa Vạn Phúc - làng nghề nghìn năm tuổi trăn trở với nỗi lo mai một nghề
truyền thống (26/03/2023). Thời báo tài chính Việt Nam.
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/lua-van-phuc-lang-nghe-nghin-nam-tuoi-tran-
tro-voi-hanh-trinh-bao-ton-va-vuon-xa-124226.html
3. Làng lụa Vạn Phúc (25/12/2023). Klook Vietnam.
https://www.klook.com/vi/blog/lang-lua-van-phuc/
4. Nghìn năm tơ lụa Việt (25/04/2020). Báo Lao Động.
https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/nghin-nam-to-lua-viet-800954.ldo
5. Đình làng thờ tổ nghề dệt lụa (20/03/2022). Báo Quân đội nhân dân.
https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song
6. Khám phá làng lụa Vạn Phúc - điểm du lịch hấp dẫn giữa lòng Hà Nội
(04/11/2019). Sở du lịch thành phố Hà Nội. https://sodulich.hanoi.gov.vn/ke-
hoach-kham-pha-ha-noi/tuyen-du-lich-goi-y/kha
7. Làng lụa Vạn Phúc - Wikipedia Tiếng Việt. https://vi.wikipedia.org/wiki/L
%C3%A0ng_l%E1%BB%A5a_V%E1%BA%A1n_Ph%C3%BAc
8. Lụa Vạn phúc, nôi lụa gấm, giá thành hợp lý (24/06/2020). Vietnamnet.
https://vietnamnet.vn/lang-van-phuc-cai-noi-lua-gam-o-thu-do-voi-gia-thanh-
hop-ly-bat-ngo-651345.html
9. Làng nghề truyền thống là gì? Để được công nhận làng nghề truyền thống thì
phải có bao nhiêu nghề truyền thống? (05/01/2024). Thư viện pháp luật.
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/lang-nghe-truyen-thong-la-gi-de-duoc-
cong-nhan-lang-nghe-truyen-thong-thi-phai-co-bao-nhieu-nghe-tr-181681-

19
134649.html#google_vignette

PHỤ LỤC ẢNH

Ảnh 1: Con đường ô sặc sỡ - Ảnh nhóm (06/05/2024)

Ảnh 2: Bức tường bích họa ấn tượng - Ảnh nhóm (06/05/2024)

20
Ảnh 3: Cổng làng Vạn Phúc - Ảnh nhóm (06/05/2024)

Ảnh 4: Trung tâm bảo tồn và phát triển Lụa Vạn Phúc - Ảnh nhóm (06/05/2024)

21
Ảnh 5: Khung cửi dệt - Ảnh thành viên (06/05/2024)

Ảnh 6: Khu sản xuất lụa - Ảnh thành viên (06/05/2024)

22
Ảnh 7: Chùa Vạn Phúc - Ảnh thành viên (06/05/2024)

Ảnh 8: Cửa hàng lụa - Ảnh nhóm chụp (06/05/2024)

23
Ảnh 9: Cửa hàng lụa - Ảnh thành viên (06/05/2024)

Ảnh 10: Mô hình khung cửi - Ảnh thành viên (06/05/2024)

24

You might also like