Bản Chất Quá Trình Dạy Hovj Và Mối Quan Hệ Giữa Các Thành Tố Của Quá Trình Dạy Học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

 Bản chất của quá trình dạy học là quá trình điều khiển các mối liên hệ tương

ơng tác
hoạt động giữa giáo viên và học sinh, giữa dạy và học
Quan niệm này được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ tương tác giữa
hoạt động dạy tôi hoạt động học, giữa người dạy và người học. Quá trình
dạy học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh.
Mối quan hệ tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh, giữa dạy và học
được phân tích thành các mối liên hệ: mối liên hệ xuôi, mối liên hệ ngược
ngoài, mối liên hệ ngược trong và mối liên hệ giữa học sinh và tài liệu
học tập.
- Liên hệ xuôi trong dạy học chỉ sự tác động từ giáo viên đến học sinh
trong đó giáo viên là chủ thể tác động đến học sinh còn học sinh là đối
tượng tiếp nhận sự tác động. Có được sự hợp tác tốt của trò với giáo viên
trong dạy học là sự thành công của người giáo viên.
- Liên hệ ngược ngoài trong dạy học chỉ sự tác động từ học sinh đến giáo
viên trong mối liên hệ đó học sinh được coi là chủ thể tác động đến giáo
viên thông qua những thông tin phản hồi về quá trình, kết quả học tập của
học sinh.
- Liên hệ ngược trong của quá trình dạy học chỉ sự tác động từ học sinh
đến chính bản thân họ. Học sinh tự kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả
học tập của bản thân để tự điều khiển, điều chỉnh việc học tập của mình.
Đây là yếu tố quyết định trực tiếp sự thành công trong dạy học.
- Liên hệ giữa học sinh và tài liệu học tập. Xét cho cùng, mỗi tác động
của giáo viên và học sinh, của dạy và học đều nhầm điều khiển có hiệu
quả mối liên hệ giữa học sinh và tài liệu học tập. Kiến thức, kỹ năng hai
vấn đề thể hiện trong nội dung tài liệu học tập là đối tượng cần lĩnh hội,
cần giải quyết của học sinh trong học tập.
 Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức của HS
Vận dụng lý thuyết nhận thức có thể nói, bản chất quá trình dạy học là
quá trình nhận thức của HS được tiến hành dưới vai trò tổ chức, điều
khiển của GV nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học được đề ra.
Theo hướng tiếp cận này, bản chất của quá trình dạy học được xác định
dựa vào hai mối quan hệ cơ bản:
- Mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức có tính chất lịch sử xã hội loài
người, cho thấy, trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội, hoạt động
nhận thức có trước, hoạt động dạy học có sau. Hoạt động học tập của
người học chính là quá trình/ hoạt động nhận thức khoa học.
- Mối quan hệ giữa dạy và học, giữa người dạy và người học, hoạt động
học tập của HS thức chất là hoạt động nhận thức tuy nhiên từ mối quan
hệ này quá trình nhận thức của học sinh có sự giúp đỡ của GV (hay GV tổ
chức hoạt động nhận thức cho HS)
Từ bản chất của quá trình dạy học là nhận thức và tổ chức hoạt động nhận
thức, rút ra: Dạy cũng như học cần tuân thủ quy luật nhận thức. Muốn
vậy, cả GV lẫn HS cần nghiên cứu nắm vững hệ thống lý luận về nhận
thức để vận dụng tốt trong hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập.
Quá trình hướng dẫn HS học tập phải tuân theo con đường nhận thức
chung của nhân loại:
+ Coi trọng việc hướng dẫn HS tìm tòi, tra cứu thông tin
+ Đối với HS THPT, nên chú trọng những biện pháp giúp học huy động
kinh nghiệm đã có, có liên quan làm nguyên liệu để thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ học tập
+ Hướng dẫn, kích thích HS tích cực thực hiện các thao tác trí tuệ
+ Tổ chức cho HS vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong học
tập
+Bồi dưỡng cho HS khả năng tự học, tự nghiên cứu và những phẩm chất
cần thiết của nhà nghiên cứu khoa học

You might also like