Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

1. Thế nào là mạng máy tính?

Kiến trúc mạng máy tính, đường truyền


vật lý?

Mạng máy tính là mạng của hai hay nhiều máy tính được nối lại với nhau bằng
đường truyền Vật lý theo một kiến trúc nào đó. Một mạng tổng quát được cấu
thành từ 3 thành phần:
- Đường Biên mạng: gồm các máy tính và các chương trình dùng mạng
- Đường trục mạng: gồm các bộ chọn đường đóng vai trò là một mảng
trung tâm kết nối các mạng lại với nhau
- Mạng truy cập, đường truyền vật lý: gồm các đường truyền tải thông tin

Kiến trúc mạng: thể hiện cách nối các máy tính với nhau ra sao và tập hợp các
quy tắc, quy ước mà tất cả các thực thể tham gia truyền thông trên mạng phải
tuân theo để đảm bảo cho mạng hoạt động tốt. Khi nói đến kiến trúc mạng,
người ta muốn nói tới 2 vấn đề là hình trạng mạng (network topology) và các
giao thức mạng (network protocol)
- Network Topology: cách kết nối các máy tính với nhau về mặt hình học,
gọi là tô pô mạng. Các hình trạng cơ bản: hình sao, hình bus, hình vòng
- Network Protocol: tập hợp các quy ước truyền thông giữa các thực thể
truyền thông mà ta gọi là giao thức của mạng. Các giao thức thường gặp
nhất là: TCP/IP, NETBIOS, IPX/SPX,..

Đường truyền vật lý: dùng để chuyển các tín hiệu giữa các máy tính. Các tín
hiệu đó biểu thị các giá trị dữ liệu dưới dạng xung nhị phân. Tất cả các tín hiệu
đó đều thuộc dạng sóng điện từ. Ứng với mỗi loại tần số của sóng điện từ có các
đường truyền vật lý khác nhau để truyền tín hiệu. Hiện nay có hai loại đường
truyền:
- đường truyền hữu tuyến: cáp đồng trục, cáp đối xoắn, cáp sợi quang
- đường truyền vô tuyến: radio, sóng cực ngắn, tia hồng ngoại.

2. Trình bày sự hình thành, phát triển và kiến trúc của họ giao thức
TCP/IP?

TCP/IP là bộ giao thức cùng làm việc với nhau để cung cấp phương tiện truyền
thông mạng.

TCP/IP được phát triển từ đầu thời kỳ đầu của Internet, được đề xuất bởi Vinton
G Cerf và Robert E Kahn, 1974.
Mô hình TCP/IP bốn tầng:

Tầng ứng dụng (Application layer): Các nhà thiết kế TCP/IP cảm thấy rằng
các giao thức mức cao nên bao gồm các tầng trình bày và tầng phiến. Để đơn
giản,họ tạo ra một tầng ứng dụng kiểm soát các giao thức mức cao,các vấn đề
của tầng Trình diễn,mã hoá và điều khiển hội thoại.TCP/IP tập hợp tất cả các
vấn đề liên quan đến ứng dụng vào trong một tầng,và đảm bảo dữ liệu được
đóng gói một cách thích hợp cho tầng kế tiếp.

Tầng Giao vận (Transport layer) Tầng giao vận đề cập đến các vấn đề chất
lượng dịch vụ như độ tin cậy,điều khiển luồng và sửa lỗi.Một trong các giao
thức của nó là TCP, TCP cung cấp các phương thức linh hoạt và hiệu quả để
thực hiện các hoạt động truyền dữ liệu tin cậy,hiệu xuất cao và ít lỗi.TCP là
giao thức có tạo cầu nối (connection-oriented).Nó tiến hành hội thoại giữa
nguồn và đích trong khi bọc thông tin tầng ứng dụng thành các đơn vị gọi là
segment.Tạo cầu nối không có nghĩa là tồn tại một mạch thực sự giữa hai máy
tính,thay vì vậy nó có nghĩa là các segment của tầng 4 di chuyển tới và lui giữa
hai host để công nhận kết nối tồn tại một cách luận lý trong một khoảng thời
gian nào đó.Điều này coi như chuyển mạch gói (packet switching).

Tầng Internet: Mục tiêu của tầng Internet là truyền các gói tin bắt nguồn từ bất
kỳ mạng nào trên liên mạng và đến được đích trong điều kiện độc lập với đường
dẫn và các mạng mà chúng đã trải qua.Giao thức đặc trưng khống chế tầng này
được gọi là IP.Công việc xác định đường dẫn tốt nhất và hoạt động chuyển
mạch gói diễn ra tại tầng này.

Tầng truy xuất mạng (Network Interface Layer): cũng được gọi là tầng
host-to-network.Nó là tầng liên quan đến tất cả các vấn đề mà một gói IP yêu
cầu để tạo một liên kết vật lý thực sự,và sau đó tạo một liên kết vật lý khác.Nó
bao gồm các chi tiết kỹ thuật LAN và WAN,và tất cả các chi tiết trong tầng liên
kết dữ liệu cũng như tầng vật lý của mô hình OSI. Mô hình TCP/IP hướng đến
tối đa độ linh hoạt tại tầng ứng dụng cho người phát triển phần mềm.Tầng giao
vận liên quan đến hai giao thức TCP và UDP (User Datagram Protocol)

3. Phân biệt các mạng LAN/WAN/MAN/GAN?


4. Mô hình OSI là gì? Lợi ích của mô hình OSI?

Mô hình OSI (tên gọi đầy đủ là Open Systems Interconnection – tạm dịch: Mô
hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở) là mô hình tham chiếu kết nối các hệ
thống mở; được tạo nên bởi nguyên lý phân tầng; mỗi tầng giải quyết một phần
hẹp của tiến trình truyền thông. Mô hình này có nhiệm vụ thiết lập kết nối
truyền thông và thiết kế giao thức mạng giữa các máy tính.

5. Chức năng hoạt động cơ bản của từng tầng trong mô hình OSI? Tại
sao cần phân tầng trong OSI?

Mô hình OSI tổ chức các giao thức truyền thông thành 7 tầng, mỗi một tầng
giải quyết một phần hẹp của tiến trình truyền thông, chia tiến trình truyền
thông thành nhiều tầng và trong mỗi tầng có thể có nhiều giao thức khác
nhau thực hiện các nhu cầu truyền thông cụ thể.

Tầng Chức năng chủ yếu Giao thức


7 – Application (ứng Giao tiếp người và môi trường mạng Ứng dụng
dụng)
6 – Presentation (trình Chuyển đổi cú pháp dữ liệu để đáp ứng
Biến đổi mã
bày) yêu cầu truyền thông của các ứng dụng

5 - Session (phiên) Quản lý các cuộc liên lạc giữa các thực Giao thức
thể bằng cách thiết lập, duy trì, đồng bộ phiên
hóa và hủy bỏ các phiên truyền thông
giữa các ứng dụng
4 – Transport Vận chuyển thông tin giữa các máy chủ
Giao vận
(End to End). Kiểm soát lỗi và luồng
dữ liệu
3 – Network (mạng) Thực hiện chọn đường và đảm bảo trao Giao thức
đổi thông tin trong liên mạng với công mạng
nghệ chuyển mạch thích hợp.
2 – Data Link (liên kết Tạo/gỡ bỏ khung thông tin (Frames), Thủ tục kiểm
dữ liệu) kiểm soát luồng và kiểm soát lỗi. soát
1 - Physical (vật lý) Đảm bảo các yêu cầu truyền/nhận các Giao diện DTE
chuỗi bit qua các phương tiện vật lý. - DCE

6. Trình bày chức năng cơ bản của các thiết bị mạng Repeater, Bridge,
Router? Hub, Switch, Gateway…?

-Repeater chính là thiết bị có khả năng khuếch đại, truyền tín hiệu xa và
ổn định hơn. Trong mô hình OSI thì thiết bị này nằm ở lớp 1. Nguyên lý hoạt
động của thiết bị này đó là sẽ giúp những tín hiệu vật lý ở đầu vào được khuếch
đại. Từ đó sẽ giúp đường truyền sóng wifi được mạnh và đến những thiết bị
nằm cách xa Modem wifi. Thiết bị này sẽ giúp tốc độ truy cập internet nhanh
hơn ngay cả ở những vị trí xa.

-Bridge nằm ở lớp thứ hai trong mô hình OSI. Chức năng của thiết bị
mạng này chính là để nối hai mạng Ethernet với nhau để tạo thành một mạng
lớn. Nghĩa là Bridge sẽ giúp sao chép lại gói tin và chuyển dữ liệu tới máy tính
cần nhận kể cả khi hai máy tính này lại sử dụng hai mạng khác nhau. Không chỉ
có khả năng kết nối hai mạng với nhau mà Bridge còn có thể xử lý được nhiều
luồng thông tin từ nhiều mạng khác nhau trong cùng một lúc.
-Trong mô hình OSI thì Router nằm ở lớp thứ 3. Hay còn gọi là thiết bị
định tuyến hay bộ định tuyến, thiết bị này dùng để đóng gói và chuyển các gói
dữ liệu từ một liên mạng đến các thiết bị đầu cuối. Tuy nhiên, nếu so sánh về
tốc độ thì khả năng kết nối hai mạng của Router chậm hơn so với Bridge. Bởi
trước khi truyền tin Router sẽ thực hiện việc tính toán để tìm ra đường đi chính
xác nhất cho các gói tin. Đặc biệt, nếu những đường truyền này có tốc độ truyền
khác nhau thì Router còn phải làm việc nhiều hơn.
-Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng. Một Hub có từ 4 đến 24
cổng và có thể còn nhiều hơn. Trong phần lớn các trường hợp, Hub được sử
dụng trong các mạng 10BASE-T hay 100BASE-T. Khi cấu hình mạng là hình
sao (Star topology), Hub đóng vai trò là trung tâm của mạng. Với một Hub, khi
thông tin vào từ một cổng và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác.
Hub có 2 loại là Active Hub và Smart Hub. Active Hub là loại Hub được dùng
phổ biến, cần được cấp nguồn khi hoạt động, được sử dụng để khuếch đại tín
hiệu đến và cho tín hiệu ra những cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết.
Smart Hub (Intelligent Hub) có chức năng tương tự như Active Hub, nhưng có
tích hợp thêm chip có khả năng tự động dò lỗi - rất hữu ích trong trường hợp dò
tìm và phát hiện lỗi trong mạng.
-Switch có khả năng kết nối được nhiều hơn tùy thuộc vào số cổng có
trên thiết bị này. Chức năng chính của thiết bị Switch đó là chuyển dữ liệu từ
nguồn đến đích và xây dựng các bảng Switch.
-Thiết bị Switch có thể kết nối với nhiều thiết bị khác nhau nhưng
phải thông qua cáp mạng.
-Bạn có thể sử dụng Switch ở cả hai hình thức quản lý và không
quản lý. Tuy nhiên, ở hình thức quản lý bạn có thể tự cài đặt và nâng cao
cấu hình của thiết bị Switch. Ngược lại ở Switch không được quản lý thì
sẽ không có chức năng này.
-Gateway cho phép nối ghép hai loại giao thức với nhau. Ví dụ: mạng
của bạn sử dụng giao thức IP và mạng của ai đó sử dụng giao thức IPX, Novell,
DECnet, SNA... hoặc một giao thức nào đó thì Gateway sẽ chuyển đổi từ loại
giao thức này sang loại khác.
Qua Gateway, các máy tính trong các mạng sử dụng các giao thức khác nhau có
thể dễ dàng "nói chuyện" được với nhau. Gateway không chỉ phân biệt các giao
thức mà còn còn có thể phân biệt ứng dụng như cách bạn chuyển thư điện tử từ
mạng này sang mạng khác, chuyển đổi một phiên làm việc từ xa…

7. So sánh các điểm giống và khác nhau giữa hai mô hình OSI và TCP/IP.

- Điểm tương đồng giữa mô hình OSI và TCP/IP


+ Chia sẻ kiến trúc chung: Cả 2 mô hình đều là mô hình logic và có kiến trúc
tương tự vì cả 2 mô hình đều được xây dựng dựa trên các lớp

+ Xác định tiêu chuẩn: Cả 2 lớp đều có các tiêu chuẩn xác định và chúng cũng
cung cấp khuôn khổ được sử dụng để thực hiện các tiêu chuẩn và thiết bị

+ Quy trình khắc phục sự cố được đơn giản hóa: Cả 2 mô hình đã đơn giản hóa
quá trình khắc phục sự cố bằng cách chia nhỏ chức năng phức tạp thành các
thành phần đơn giản hơn

+ Các tiêu chuẩn được xác định trước: Các tiêu chuẩn và giao thức đã được xác
định trước, những mô hình này không xác định lại chúng, chỉ tham khảo hoặc
sử dụng lại chúng. Ví dụ, các tiêu chuẩn Ethernet đã được IEEE xác định trước
khi phát triển các mô hình

+ Cả 2 đều có chức năng tương tự của các lớp Transport và Network: Chức
năng được thực hiện giữa lớp Presentation và lớp Network tương tự như chức
năng được thực hiện ở lớp Transport

- Sự khác biệt giữa mô hình OSI và TCP/IP


Nội dung Mô hình OSI Mô hình TCP/IP

Độ tin cậy Nhiều người cho rằng đây là Được chuẩn hóa, nhiều người
và phổ mô hình cũ, chỉ để tham khảo, tin cậy và sử dụng phổ biến
biến số người sử dụng hạn chế hơn trên toàn cầu
so với TCP/IP

Phương Tiếp cận theo chiều dọc Tiếp cận theo chiều ngang
pháp tiếp
cận

Sự kết Mỗi tầng khác nhau sẽ thực Trong tầng ứng dụng có tầng
hợp giữa hiện một nhiệm vụ khác nhau, trình diễn và tầng phiên được
các tầng không có sự kết hợp giữa bất kết hợp với nhau
cứ tầng nào

Thiết kế Phát triển mô hình trước sau đó Các giao thức được thiết kế
sẽ phát triển giao thức trước sau đó phát triển mô hình

Số lớp 7 4
(Tầng)

Truyền Hỗ trợ cả kết nối định tuyến và Hỗ trợ truyền thông không kết
thông không dây nối từ tầng mạng

Tính phụ Giao thức độc lập Phụ thuộc vào giao thức
thuộc

8. Các mô hình kết nối mạng: ưu và nhược điểm.


Các kiểu kết nối các máy tính trong mạng có dây: đường thẳng, vòng, hình sao.
a) Kiểu đường thẳng (Bus): Dùng một trục cáp nối tất cả các máy tính trong
mạng theo một hàng. Với mô hình kết nối này, mỗi thời điểm chỉ có một máy
tính được gửi dữ liệu in cáp mạng, còn các máy khác trong mạng phải chờ. Khi
đó dữ liệu theo đường cấp chính lần lượt đến các máy tính khác.
- Nhược điểm của mô hình kết nối mạng kiểu này là: nếu tại một nơi nào đó trên
đường cáp này hư hỏng thì toàn bộ mạng ngừng hoạt động. Hiệu suất hoạt động
của mạng bị ảnh hưởng một phần bởi số lượng máy tính nối vào đường cáp
mạng chính (số máy tính càng nhiều thì tốc độ dữ liệu càng giảm).
- Ưu điểm của mạng kiểu này tiết kiệm, đơn giản, dễ mở rộng mạng.
b) Kiểu vòng (Ring): Các máy tính được nối trên một vòng cáp khép kín không
có đầu nào hở. Dữ liệu được truyền trên cáp theo một chiều là đi qua từng máy
tính để tới máy nhận dữ liệu.
- Ưu điểm của mạng kiểu này là mọi máy tính đều có quyền truy cập như nhau;
Tiết kiệm được dây cáp, tốc độ có nhanh hơn kiểu BUS.
- Nhược điểm :
+ Khi trên đường cáp có sự cố thì toàn bộ mạng sẽ ngừng hoạt động.
+ Khi có sự cố rất khó kiểm tra phát hiện lỗi.
+ Tương tự kiểu BUS mạng kiểu RING cũng ít được sử dụng.
c) Kiểu hình sao (Star): Các máy tính được nối cáp vào một thiết bị gọi là hub.
Dữ liệu được truyền từ một máy tính đến hub sau đó đến tất cả các máy tính
khác
- Nhược điểm của mạng kiểu hình sao: Nếu hub bị hỏng thì toàn bộ mạng
ngừng hoạt động.
- Ưu điểm mạng kiểu hình sao: Nếu một đường cáp nối từ một máy tính nào đó
tới hub bị hỏng thì chỉ riêng máy tính đó không hoạt động được, còn các máy
tính khác vẫn hoạt động bình thường trong mạng. Mạng hình sao dễ chỉnh sửa
bổ sung máy tính mới, theo dõi và quản lý tập trung.

10. Các mô hình ứng dụng mạng: peer – peer và client – server

Mô hình Peer to peer:


Là một mạng phân tán, thành phần tham gia cùng nhau chia sẻ tài nguyên.
Những máy tính tham gia mạng vừa đóng vai trò cung cấp tài nguyên, vừa đóng
vai trò yêu cầu tài nguyên. Vai trò của các thành phần tham gia mạng của mô
hình mạng ngang hàng khác với mô hình khách/chủ. Mỗi thành phần trong P2P
gọi là Servent (Server + Client).
Nguyên lý hoạt động:
-Mỗi node của mô hình mạng ngang hàng có nhiệm vụ lưu trữ bản sao của file
và hoạt động tương tự như mô hình Client – Server. Vì vậy, Peer to Peer luôn
được duy trì và hoạt động nhờ mạng lưới người dùng phân tán của mình.
-Các thiết bị trong mô hình mạng P2P sẽ được quyền chia sẻ dữ liệu được lưu
trữ trên ổ cứng của chính thiết bị đó. Người dùng truy vấn thiết bị khác trên hệ
thống để tìm và tải file bằng phần mềm trung gian.
-Mặt khác, khi các node đảm nhận vai trò máy chủ, nút này sẽ thành nơi mà nút
khác có thể tải tệp. Các nút có thể thực hiện hai tác vụ cùng một lúc nhằm tiết
kiệm thời gian cho người dùng.
Các loại Peer-Peer:
- Peer-Peer có cấu trúc
- Peer-Peer ko có cấu trúc
- Peer-Peer kết hợp
Ưu-nhược điểm:
+Ưu điểm: Mô hình mạng ngang hàng hoạt động không cần server riêng phục
vụ. Các client tự do chia sẻ tài nguyên Khi mạng càng được mở rộng thì hệ
thống càng được nâng cao khả năng hoạt động. Việc chia sẻ dữ liệu, CD –
ROM,… diễn ra rất dễ dàng. Chi phí sử dụng rẻ và dễ bảo trì, sửa chữa khi phát
sinh vấn đề xảy ra.
+Nhược điểm: hoạt động của P2P vẫn còn chậm. Việc sử dụng mô hình vào các
ứng dụng cơ sở dữ liệu gây nhiều lỗi và trục trặc trong quá trình vận hành. Vậy
nên, mô hình peer to peer được người dùng đánh giá kém tin cậy so với mô hình
máy khách/máy chủ.
Mô hình mạng client server
-đây là mô hình mạng máy tính trong đó các máy tính client được đóng vai trò
như một máy khách(client), chúng sẽ gửi yêu cầu(request) đến các máy
chủ(server). Để máy chủ xử lý những yêu cầu đó và trả kết quả về cho máy
khách(client).
-Nguyên lý hoạt động:
Trong mô hình Client Server, server chấp nhận tất cả những yêu cầu hợp lệ từ
mọi nơi khác nhau trên mạng, sau đó trả kết quả về máy tính đã gửi yêu cầu.

Máy tính được coi là máy khách khi chúng làm nhiệm vụ gửi yêu cầu đến các
máy chủ và đợi câu trả lời được gửi về lại.

Việc giao tiếp giữa Client với Server phải dựa trên các giao thức chuẩn. Các
giao thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là : giao thức TCP/IP, giao thức
SNA của IBM, OSI, ISDN, X.25 hay giao thức LAN-to-LAN NetBIOS.

-Ưu-nhược điểm:

+Ưu điểm:

● Client server có khả năng chống quá tải mạng


● Mô hình client server hỗ trợ, giúp chúng ta có thể làm việc trên bất kì
một máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thông. Giao thức chuẩn
này cũng giúp các nhà sản xuất tích hợp lên nhiều sản phẩm khác nhau
mà không gặp phải khó khăn gì.
● Giúp hỗ trợ người dùng nhiều dịch vụ đa dạng và sự tiện dụng bởi khả
năng truy cập từ xa mà các mô hình cũ không có.
● Client server đảm bảo được sự toàn vẹn dữ liệu khi có sự cố xảy ra.
● Dễ dàng mở rộng, xây dựng hệ thống mạng.
● Chỉ cần chung định dạng giao tiếp mà không cần chung nền tảng là có
thể hoạt động được.
● Mô hình này cung cấp một nền tảng lý tưởng cho phép tích hợp các kỹ
thuật hiện đại như mô hình thiết kế hướng đối tượng, hệ chuyên gia, hệ
thông tin địa lý (GIS)…
● Với mô hình này, người dùng có thể truy cập dữ liệu từ xa, thực hiện
các thao tác gửi, nhận file hay tìm kiếm thông tin đơn giản.
● Có thể có nhiều server cùng làm một dịch vụ, chúng có thể nằm trên
nhiều máy tính hoặc một máy tính.

+Nhược điểm:

● Do phải trao đổi dữ liệu giữa 2 máy tính khác nhau và ở 2 khu vực địa
lý cách xa nhau. Vì vậy, khả năng bảo mật thông tin mạng là một hạn
chế nữa của Client server. Tuy nhiên vấn đề này đã có một số giao
thức đã hỗ trợ bảo mật dữ liệu khi truyền tải. Giao thức được sử dụng
phổ biến như HTTPS.
● Cần bảo trì, bảo dưỡng server thường xuyên.

11. Hãy so sánh ưu và nhược điểm của 2 mô hình mạng Bus và


Star?

Mô hình Bus:

Ưu điểm

● Vì có một đường truyền liên lạc duy nhất, có nghĩa là cùng một
phương tiện được chia sẻ. Do đó, ưu điểm chính của việc sử dụng
cấu trúc liên kết này là tính đơn giản của nó.
● Dễ dàng cài đặt và mở rộng.
● Ít tốn kém hơn. Ít cần đi cáp hơn.
Nhược điểm

● Việc có một đường truyền dữ liệu duy nhất làm cho dễ xảy ra xung
đột hơn, đây được coi là một nhược điểm của việc sử dụng cấu trúc
liên kết mạng này.
● Nếu cáp mạng đơn lẻ gặp sự cố hoặc ngắt kết nối, toàn bộ mạng sẽ
bị đứt.
● Khó xác định lỗi.
● Tất cả các thiết bị nhận tất cả các tín hiệu từ mọi máy chủ lưu trữ
khác.Điều này không hiệu quả.
Mô hình Star:
Ưu điểm
● Dễ dàng cài đặt và thực hiện đi dây.
● Dễ dàng khắc phục sự cố và phát hiện các sự cố trong mạng.
● Nếu một thiết bị bị lỗi, nó không ảnh hưởng đến các thiết bị khác
trong mạng.
● Bạn có thể dễ dàng thêm hoặc bớt thiết bị mà không ảnh hưởng đến
phần còn lại của mạng.
● Quản lý và giám sát tập trung thông qua bộ chuyển mạch trung tâm.
Nhược điểm
● Nhược điểm chính của việc sử dụng cấu trúc liên kết này là nó có
một điểm lỗi duy nhất, tức là khi nút chuyển mạch trung tâm bị
hỏng, sẽ có sự gián đoạn giao tiếp cho tất cả các thiết bị được kết
nối.
● Cần thêm hệ thống cáp vì bạn kết nối từng thiết bị riêng lẻ với nút
trung tâm.
● Hiệu suất của toàn mạng phụ thuộc vào hiệu suất của nút trung tâm.
12. Thế nào là giao thức mạng (Protocol), Topo mạng
(Topology)? Kể tên và vẽ hình minh họa cho các Topo mạng?

Topology của mạng là cấu trúc hình học không gian mà thực chất là cách bố trí
phần tử của mạng cũng như cách nối giữa chúng với nhau. Thông thường mạng
có 3 dạng cấu trúc là: Mạng dạng hình sao (Star Topology), mạng dạng vòng
(Ring Topology) và mạng dạng tuyến (Linear Bus Topology).
Ngoài 3 dạng cấu hình kể trên còn có một số dạng khác biến tướng từ 3 dạng
này như mạng phân cấp, mạng full mesh, mạng partial mesh…
CÁC GIAO THỨC (Protocol)
Một tập các tiêu chuẩn để trao đổi thông tin giữa hai hệ thống máy tính hoặc hai
thiết bị máy tính với nhau được gọi là giao thức (Protocol). Các giao thức
(Protocol) còn được gọi là nghi thức hoặc định ước của mạng máy tính.
Để đánh giá khả nǎng của một mạng được phân chia bởi các trạm như thế nào.
Hệ số này được quyết định chủ yếu bởi hiệu quả sử dụng môi trường truy xuất
(medium access) của giao thức, môi trường này ở dạng tuyến tính hoặc vòng....
Một trong các giao thức được sử dụng nhiều trong các LAN là: CSMA/CD,
Token passing protocol,
Kể tên và vẽ hình minh họa cho các Topo mạng: Các loại topo mạng đó là:
Mạng dạng hình sao (Star topology), Mạng hình tuyến (Bus Topology), Mạng
dạng vòng (Ring Topology), Mạng dạng kết hợp (Kết hợp hình sao và tuyến
(star/Bus Topology), Kết hợp hình sao và vòng (Star/Ring Topology) Mạng full
mesh, Mạng phân cấp (Hierarchical)
13. Mạng LAN của công ty thường sử dụng những thiết bị nào?
Hãy sử dụng các thiết bị đó thiết kế mạng LAN cho 1 công ty có 3
phòng ban, mỗi phòng ban có 10 nhân viên?
Những thiết bị thường được sử dụng trong hệ thống mạng LAN:
-Modem nhà mạng
-Router
-Switch
-Thiết bị phát Wifi
-Máy chủ
-Cáp mạng
14. Trình bày cách phân lớp địa chỉ IP : địa chỉ lớp A, B, C…

Lớp A:

Địa chỉ lớp A có phần mạng là 8 bit đầu và phần host là 24 bit sau. Bit
đầu tiên của phần mạng luôn là 0. Lớp A sẽ có các địa chỉ mạng từ 1.0.0.0
đến 126.0.0.0 và mỗi mạng sẽ có 224 địa chỉ host (loại trừ địa chỉ mạng và
địa chỉ broadcast).

Lớp B:

Địa chỉ lớp B có phần mạng là 16 bit đầu và phần host là 16 bit sau. 2 bit
đầu tiên của phần mạng luôn là 1.0. Lớp B sẽ có các địa chỉ mạng từ 128.0.0.0
đến 191.255.0.0 và mỗi mạng sẽ có 214 địa chỉ host (loại trừ địa chỉ mạng và
địa chỉ broadcast).
Lớp C:
Địa chỉ lớp C có phần mạng là 24 bit đầu và phần host là 8 bit sau. 3 bit
đầu tiên của phần mạng luôn là 1.1.0. Lớp C sẽ có các địa chỉ mạng từ 192.0.0.0
đến 223.255.255.0 và mỗi mạng sẽ có 26 địa chỉ host (loại trừ địa chỉ mạng và
địa chỉ broadcast).

15. Mạng con và phương pháp phân chia mạng con.

Việc quản lý và phân chia địa chỉ cho các host sẽ vô cùng khó khăn để giải
quyết vấn đề này người quản trị có thể tiến hành phân chia mạng của họ thành
nhiều mạng nhỏ hơn các mạng nhỏ hơn này được gọi là các mạng con
(SubnetWork), có thể gọi ngắn gọn là Subnet. Việc phân chia một mạng thành
các Subnet còn giúp giảm kích thước của miền quảng bá, khí miền quảng bá quá
rộng sẽ dẫn tới việc lãng phí dải thông làm cho hiệu suất của mạng bị giảm.
Để tạo ra một mạng con người quản trị mạng sẽ tiến hành mượn các bit cao nhất
trong phần bit dành cho Host ID và gán chúng như là Subnet ID, số bit tối thiểu
có thể mượn là 2 bit và tối đa là 6 bit.

17. Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) là gì?Hiện tại ở Việt Nam có bao
nhiêu ISP đăng ký cung cấp dịch vụ và có bao nhiêu ISP đã chính thức
cung cấp dịch vụ?, giới thiệu những thông tin cơ bản về các ISP đã chính
thức cung cấp dịch vụ?
ISP là viết tắt của “Internet Service Provider – Nhà cung cấp dịch vụ Internet“.
ISP cung cấp quyền truy cập vào Internet. Cho dù bạn đang ở nhà hay cơ quan,
mỗi khi bạn kết nối Internet, kết nối của bạn sẽ được chuyển qua một ISP.
Internet Việt Nam chính thức xuất hiện ngày 19/11/1997, khi đó đặt dưới sự
quản lý duy nhất của một ISP là VNPT.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT
Tổng Công ty Viễn thông Quân đội – Viettel
Công ty FPT thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ NetNam thuộc Viện Công nghệ
thông tin – Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam Công ty
Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn – SPT
Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội
Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC
Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Toàn cầu (GTel)
Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVNTelecom)
Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC

18. Tại sao cần biết về mạng máy tính ngay cả khi không bao giờ có dự
định làm nghề máy tính. Đưa ra một số quan điểm theo chiều hướng
thế giới sẽ biến đổi nhờ máy tính theo em nghĩ?

Không thể phủ nhận được rằng, mạng máy tính đã đem lại nhiều lợi ích riêng
đáng kể đối với đời sống của con người. Nhờ có các loại mạng máy tính, con
người có thể kết nối với nhau ở bất cứ một nơi đâu và trong mọi hoàn cảnh.
Theo đó, các tiện ích ví dụ như trò chuyện trực tuyến, gửi tin điện tử, tra cứu
các thông tin cũng dần trở nên phổ biến và đa dạng hơn.

Bên cạnh đó, công nghệ hiện đang ngày càng đổi mới đã tạo điều kiện cho con
người sẽ kết nối điện thoại với mạng máy tính, qua đó dễ dàng thực hiện trao
đổi thông tin, cập nhật tin tức hàng ngày và cũng có thể làm việc ở bất cứ đâu

19. Điền tên đầy đủ cho các giao thức dưới đây và ghi rõ chức năng của
nó:

HTTP: HyperText Transfer Protocol- là giao thức truyền tải siêu văn bản, 1
trong 5 giao thức chuẩn của mạng Internet. Trong mô hình Client/Server, HTTP
có nhiệm vụ kết nối thông tin dữ liệu giữa Máy cung cấp dịch vụ (máy chủ Web
server) và thiết bị sử dụng dịch vụ (Client) dùng cho World Wide Web-WWW.

FTP: File Transfer Protocol - là một giao thức truyền tải tập tin từ máy tính
này đến máy tính khác thông qua một mạng TCP hoặc qua mạng Internet.
Thông qua giao thức TCP/IP thì giao thức này sẽ được dùng trong việc trao đổi
dữ liệu trong mạng.

DNS: Domain Name System - là một hệ thống chuyển đổi các tên miền
website mà chúng ta đang sử dụng, ở dạng www.tenmien.com sang một địa chỉ
IP dạng số tương ứng với tên miền đó và ngược lại.

RIP:Raster Image Processor - là chương trình chuyển đổi dữ liệu đầu vào là
hình ảnh, đồ họa từ các định dạng như PDF, JPEG, TIFF thành bitmap – định
dạng mà máy in phun, máy ghi bản, máy in có thể hiểu và in được.

TCP: Transmission Control Protocol - đóng vai trò kiểm tra và đảm bảo sự an
toàn cho mỗi gói tin khi đi qua mỗi trạm.

UDP: User Datagram Protocol - giao thức kiểm soát đường truyền, được sử
dụng chủ yếu để thiết lập các kết nối có độ trễ thấp và không chịu lỗi giữa các
ứng dụng trên internet.

IP: Internet Protocol - Giao thức liên mạng cho phép các gói tin được gửi đến
đích đã định sẵn, bằng cách thêm các thông tin dẫn đường vào các gói tin để các
gói tin được đến đúng đích đã định sẵn ban đầu.

ARP : Address Resolution Protocol- là giao thức mạng được dùng để tìm ra địa
chỉ phần cứng (địa chỉ MAC) của thiết bị từ một địa chỉ IP nguồn.

20. Một sợi dây cable bấm chéo, đầu 568B người kỹ thuật viên lúc trước
đã bấm thứ tự màu dây như thế này, Vậy đầu còn lại tôi phải bấm
như thế nào? Ghi rõ thứ tự màu dây : (điền vào ô tương ứng).

Pin Đầu Đầu 568A Pin Đầu 568B Đầu 568A


568B
1 Trắng Trắng nâu 5 Trắng Trắng xanh
nâu xanh dương
dương
2 Nâu Nâu 6 Cam Xanh lá
3 Trắng Trắng xanh 7 Trắng Trắng cam
cam lá xanh lá
4 Xanh Xanh 8 Xanh lá Cam
dương dương
21. Các dịch vụ ứng dụng trên mạng Internet? Nêu tên? đặc tính cơ
bản và nguyên lý cung cấp dịch vụ?

Một số dịch vụ trên Internet, đó là:

– Tổ chức và khai thác thông tin trên web (WWW – World Wide Web): người
dùng có thể dễ dàng truy cập để xem nội dung các trang web khi máy tính được
kết nối với Internet.

– Tìm kiếm thông tin trên Internet: dùng Google hoặc danh mục thông tin.
Người dùng nhanh chóng tìm được đúng thông tin cần thiết.

– Thư điện tử (Email): đây là dịch vụ trao đổi thông tin trên Internet thông qua
các hộp thư điện tử, được sử dụng rộng rãi rất phổ biến, tiện lợi, nhanh chóng,
với chi phí thấp.

– Hội thảo trực tuyến: Tổ chức các cuộc họp, hội thảo trực tuyến từ xa với sự
tham gia của nhiều người ở nhiều nơi khác nhau. Hình ảnh, âm thanh của hội
thảo và của các bên tham gia được truyền hình trực tiếp qua mạng và hiển thị
trên màn hình hoặc phát trên loa máy tính.

– Đào tạo qua mạng: người học có thể truy cập Internet để nghe các bài giảng,
trao đổi hoặc nhận các chỉ dẫn trực tiếp từ giáo viên , nhận các bài tập hoặc các
tài liệu học tập khác và nộp kết quả qua mạng mà không cần tới lớp. Đào tạo
qua mạng cho phép mọi người “học mọi lúc, mọi nơi”.

22. WWW là gì? Phân biệt Internet và WWW?

Internet WWW

1 Internet có nguồn gốc vào cuối Nhà khoa học Anh Tim Berners-Lee phát
năm 1960. minh ra World Wide Web năm 1989.

2 Bản chất của Internet là phần Bản chất của WWW là phần mềm.
cứng.

3 Internet bao gồm máy tính, WWW bao gồm các thông tin như văn
router, dây cáp, bridges, máy
chủ, các tháp di động, vệ bản, hình ảnh, âm thanh, video.
tinh,....

4 Phiên bản đầu tiên của Internet Ban đầu WWW được gọi là NSFNET.
được gọi là ARPANET.

5 Internet hoạt động trên cơ sở WWW hoạt động trên cơ sở của Hyper
các giao thức Internet Protocol Text Transfer Protocol (HTTP).
(IP).

6 Internet độc lập, không phụ WWW đòi hỏi Internet để tồn tại.
thuộc.

7 Internet là cha đẻ của WWW. WWW là một tập hợp con của Internet.
Ngoài việc hỗ trợ WWW, cơ sở hạ tầng
phần cứng của Internet được sử dụng cho
những phần khác (ví dụ FTP, SMTP).

8 Thiết bị máy tính được xác Các mẫu thông tin được xác định bởi
định bởi địa chỉ IP. Uniform Resource Locator (URL).

23. Các công cụ tìm kiếm thông tin và quảng cáo thông tin trên
mạng Internet

Các công cụ tìm kiếm: GG, Yandex, Bing, Baidu, Ai

Các công cụ quảng cáo:

Quảng cáo google(gọi là Google AdWords)

Quảng cáo Facebook( Facebook ads)

Quảng cáo banner trên các website, các website thương mại điện tử, các app
ứng dụng.

Quảng cáo trên kênh youtube


Bài viết quảng cáo trên các báo điện tử hoặc cổng thông tin điện tử

24. Tại sao phải bảo vệ máy tính? Các khái niệm về tấn công, mối đe
dọa trong mạng máy tính

Cần bảo vệ máy tính vì:

– Thông tin được tạo ra và lưu trữ trong máy tính ngày càng nhiều, chúng rất
quan trọng hoặc được sử dụng thường xuyên;

– Nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng máy tính;

– Sự mất an toàn thông tin ở quy mô lớn hoặc ở tầm quốc gia có thể đưa tới
những hậu quả vô cùng to lớn.

25. Các hình thức an toàn thông tin bằng mật mã

You might also like