Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

23: Nói với con ( người đồng mình) - Chiếc lược ngà (ông Sáu đoạn đầu)

22: Mùa xuân nho nhỏ ( ta làm, dù là) - Lặng lẽ sapa (anh hạ giọng)
21: Chiếc lược ngà (bé thu)
20: bài thơ tiểu đội xe k kính
19: những ngôi sao xa xôi
18: Chiếc lược ngà (ông sáu)

VIẾNG LĂNG BÁC


Viễn Phương
Mở bài:
Bác Hồ luôn là đề tài muôn thuở trong thơ ca của Việt Nam. Người là nguồn cảm hứng bất tận
cho các nhà thơ, nhà văn thể hiện tài năng trong các tác phẩm của mình. Có thể nói, Bác chính là
hình ảnh đẹp nhất, ngời sáng nhất trong thơ ca Việt Nam. Không ít tác phẩm viết về Người, viết
về những cuộc viếng thăm, gặp gỡ Người, nhưng có lẽ, cảm xúc nhất trong những tác phẩm đó là
“Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ là nỗi niềm của một người con ở tận miền
Nam xa xôi được trở ra thăm Bác sau ngày Bác đi xa. Nỗi niềm ấy được thể hiện rõ qua khổ “
“ của bài.

THÂN BÀI:
Viễn Phương (1928 – 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang. Trong
kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ởNam Bộ , là một trong những cây bút có
mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ
ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơngay trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến
trường.
Bài thơ Viếng lăng Bác được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền
Nam, đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh
thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đếnviếng lăng Bác.
Khổ 1
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Tác giả đã mở đầu bằng câu thơ tự sự: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. “Con và Bác” là
cách xưng hô ngọt ngào thân thương rất Nam Bộ. Nó thể hiện sự gần gũi, kính yêu đối với
Bác. Con ở miền Nam xa xôi nghìn trùng, ra đây mong được gặp Bác. Nào ngờ đất nước đã
thống nhất, Nam Bắc đã sum họp một nhà, vậy mà Bác không còn nữa.
Nhà thơ đã cố tình thay từ viếng bằng từ thăm để giảm nhẹ nỗi đau thương mà vẫn không che
giấu được nỗi xúc động của cảnh từ biệt sinh ly. Đây còn là nỗi xúc động của một người con từ
chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác.
- Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là một dấu ấn đậm nét là hàng tre quanh lăng Bác
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”. Hình ảnh “hàng tre trong sương” đã khiến câu thơ
vừa thực vừa ảo. Đến lăng Bác, nhà thơ lại gặp một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê
đất Việt: là cây tre. Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. “Bão táp mưa sa” là
một thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian khổ. Nhưng dù khó khăn gian khổ đến
mấy cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đây là một ẩn dụ mang tính khẳng định tinh thần hiên ngang
bất khuất, sức sống bền bỉ của dân tộc.
Khổ thơ 2

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ


Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Hai câu thơ đầu: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất
đỏ”. Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ. Câu trên là một
hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ. Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn
vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên. Ví Bác như mặt trời
là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát
khỏi đêm dài nô lệ. Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng
của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.
Ở hai câu thơ tiếp theo: “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ/Kết tràng hoa dâng
bảy mươi chín mùa xuân…”. Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng
ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những
tràng hoa kết lại dâng người.
Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh
cửu. Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác.
Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân
đối với Bác. “Tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây
viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nảy nở rộ
ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác.
c. Khổ thơ thứ ba

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi


Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Ở khổ 3 là khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong
lăng: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên/Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn đang bị quân thù
giày xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ
muốn quên đi sự thực đau lòng đó và mong sao nó chỉ là một giấc ngủ thật bình yên. Từ cảm
xúc thành kính ngưỡng mộ, ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc thương xót và ước nguyện của
nhà thơ. Hình ảnh Bác như vầng trăng sáng dịu hiền trong giấc ngủ bình yên là một hình ảnh
tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang
sống cùng với nhân dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp.
Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ:
vẫn biết... ở trong tim... Hình ảnh “trời xanh” là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của
Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non
sông đất nước. Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ
ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim! Dù rằng Người
đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của Bác vẫn không sao xóa đi được nỗi đau
xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này diễn tả rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kỳ ai
đã từng đến viếng lăng Bác.
4. Khổ thơ cuối

- Cảm xúc của nhà thơ khi trở lại miền Nam đối với Bác vô cùng chân thành và xúc động Mai về
miền Nam thương trào nước mắt.
- Câu thơ như bộc lộ rất chân thành nỗi xót thương vô hạn bị kèm nén cho tới phút chia tay và
tuôn thành dòng lệ.
- Trong cảm xúc nghẹn ngào, tâm trạng lưu luyến ấy, nhà thơ như muốn được hóa thân để mãi
mãi bên Người: Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
- Điệp ngữ muốn làm được nhắc tới ba lần cùng với các hình ảnh liên tiếp con chim, đóa hoa,
cây tre như để nói lên ước nguyện tha thiết của nhà thơ muốn là Bác yên lòng, muốn đền đáp
công ơn trời biển của Người.
=> Nguyện ước của nhà thơ vừa chân thành, sâu sắc đó cũng chính là những cảm xúc của hàng
triệu con người miền Nam trước khi rời lăng Bác sau những lần đến thăm người.

Kết bài:

Qua tác phẩm "Viếng lăng Bác" cho thấy một tấm lòng kính trọng và tình cảm của người con
phương Nam dành cho vị cha già dân tộc. Bằng lời thơ giản dị, chân thực để nói thay lời cho
hàng vạn nhân dân miền Nam, bày tỏ tình cảm, niềm kính yêu tha thiết nhất, lòng biết ơn thành
kính nhất với Hồ Chủ tịch.
MÙA XUÂN NHO NHỎ
Thanh Hải
Mở bài:
Mùa xuân là mùa hội tụ của rất nhiều cái đẹp, là mùa của sự căng tràn sức sống, là mùa đại diện
cho sự ấm áp và đâm chồi nảy lộc. Với Thanh Hải, ta được thưởng thức “Một mùa xuân nho
nhỏ”, một mùa xuân thân thương và vô cùng gần gũi. Dù trong tâm lý sắp phải ra đi, nhưng nhà
thơ vẫn mang cho đời một tình yêu cuộc sống tha thiết với ước nguyện chân thành được cống
hiến cho quê hương, đất nước. Tấm lòng ấy được thể hiện rõ qua khổ “” trong bài.
Thân bài:
Thanh Hải quê ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Thơ của ông chân chất và bình dị, đôn
hậu và chân thành.

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt chỉ ít ngày sau, nhà thơ qua đời. Bài thơ ra đời
trong hoàn cảnh đất nước ta mới thống nhất lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử
thách gay gắt.

Một mùa xuân nho nhỏ - bài thơ cuối cùng của Thanh Hải .Nỗi thương bạn và niềm cảm xúc
trào dâng mãnh liệt, nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc ngay bài thơ chỉ trong vòng không đầy ba
mươi phút và bài hát đó đã được vang lên ngay trong buổi lễ tiễn đưa ấy.

Khổ 1:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh

Tôi đưa tay tôi hứng

Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh vật mùa xuân bình dị, giản đơn và âm thầm , tĩnh lặng. a bức tranh
với một bông hoa tím biếc đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như ngọc thật nhẹ, thật hài
hòa mà cũng rất dễ thương. Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm
cho người đọc hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, cũng
có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống.

Cảnh vật mùa xuân bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng.

Hai câu thơ tiếp: âm thanh của con chim chiền chiện hót vang trời làm xao xuyến cả đất trời, cả
tâm hồn của người thi sĩ bằng những từ ngữ cảm thán như “ơi, hót chi”. Cả bầu không gian tĩnh
lặng giờ đây trở nên sôi động, tưng bừng sức sống. Âm thanh tiếng chim hót tưởng chừng như
nhỏ bé nhưng trong cái tĩnh lặng, nó như bao quát cả đất trời.

Hai câu thơ cuối: tiếng chim không chỉ ngân vang trên không trung và đất trời mà giờ đây nó đã
cô đọng thành giọt, có hình thù, kích thước nhất định, cách chuyển đổi cảm giác này tưởng
chừng vô lí nhưng lại rất hợp lí, làm nổi bật khung cảnh mù xuân với dòng sông, bông hoa tím
biếc, tiếng chim chiền chiện cùng người thi sĩ khiến cho bức tranh trở nên bình dị mà vẫn tươi
đẹp.

Có thể nói rằng bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã góp phần không nhỏ làm
nên thành công của thơ ca dân tộc. Bài thơ không chỉ thể hiện được sự tinh tế cũng như
những chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả, mà còn truyền đến cho người đọc tình yêu quê
hương, đất nước của riêng mình. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là bài thơ rất hay âm điệu
trầm bổng ngân nga, lời thơ giản dị nhưng vô cùng sâu sắc, nói lên tâm nguyện muốn
cống hiến cho quê hương, đất nước dù trong bất cứ hoàn cảnh nào

You might also like