Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng là người ta có thể giữ và ủng hộ quan

điểm của thiểu số mà không bị bất kì đe dọa chết người nào. Trong hoàn cảnh như vậy
người ta không thể nào hiểu được những hiện tượng như trại tập trung, cưỡng ép di cư
hàng lọat, bỏ tù không cần xét xử, kiểm duyệt báo chí v.v... Tất cả những điều đọc được
trên báo chí về những nước như Liên Xô được tự động phiên dịch sang các thuật ngữ của
nước Anh và họ ngây thơ tin ngay những điều dối trá của bộ máy tuyên truyền của chế
độ toàn trị đó. Cho đến năm 1939, và cả sau này nữa, đa số người Anh không hiểu được
thực chất chế độ phát‐xít ở Đức và nay họ cũng có ảo tưởng tương tự như vậy đối với
Liên Xô.

Điều đó đặc biệt có hại đối với phong trào Xã hội Anh và gây hậu quả xấu đối với chính
sách đối ngoại của nước Anh. Theo tôi, tin rằng nước Nga là nước xã hội chủ nghĩa và
mọi hành vi của những người cầm quyền ở đó đều nên được tha thứ, nếu không nói là
phải theo là sự phản bội đối với lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy trong mười năm gần
đây tôi đã đi đến kết luận rằng việc phá tan huyền thoại Xô viết là việc làm vô cùng cần
thiết nếu ta muốn tái sinh phong trào xã hội chủ nghĩa.

Ngay sau khi trở về từ Tây Ban Nha tôi đã nghĩ đến việc vạch trần huyền thoại Xô viết
dưới dạng một câu chuyện dễ hiểu và dễ dịch sang các thứ tiếng khác. Nhưng chi tiết của
câu chuyện vẫn chưa có, cho đến một hôm (khi đó tôi sống ở nông thôn) tôi trông thấy
một cậu bé, khoảng mười tuổi, đang đánh một chiếc xe ngựa to trên một con đường hẹp,
cứ mỗi lần con ngựa định quay ngang là cậu bé lại ra roi. Trong đầu tôi bỗng loé lên ý
nghĩ rằng nếu loài vật nhận thức được sức mạnh của chúng thì con người không thể nào
còn điều khiển được chúng nữa và con người bóc lột loài vật cũng hệt như các tầng lớp
hữu sản bóc lột giai cấp vô sản vậy.

Tôi tiến hành phân tích học thuyết của Marx trên quan điểm của súc vật. Đối với loài vật
thì rõ ràng là luận điểm về đấu tranh giai cấp giữa người với người chỉ là một sự lừa mị,
vì mỗi khi cần bóc lột súc vật là tất cả mọi người lại đoàn kết với nhau để chống lại
chúng: cuộc đấu tranh thực sự là cuộc đấu tranh giữa loài vật và loài người. Từ đây việc
tạo ra tác phẩm không còn khó nữa. Tôi bận nhiều việc khác, không có thì giờ, cho nên
mãi đến năm 1943 tôi vẫn chưa bắt đầu viết truyện này và cuối cùng tôi đã đưa thêm một
số sự kiện, thí dụ như Hội nghị Teheran là sự kiện xảy ra trong thời gian tôi viết. Như
vậy là đường hướng chính của câu chuyện đã nằm trong đầu tôi suốt sáu năm trước khi
tôi thực sự đưa nó lên giấy.

Tôi không có ý bình luận tác phẩm, nếu tác phẩm không có sức thuyết phục thì có nghĩa
là tác phẩm ấy đã thất bại. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh hai điểm: thứ nhất, mặc dù nhiều
tình tiết được lấy từ lịch sử của cuộc Cách mạng Nga nhưng chúng chỉ có ý nghĩa tượng
trưng và trật tự đã được thay đổi cho cân đối với cốt truyện. Điểm thứ hai thường bị các
nhà phê bình bỏ qua, nguyên nhân có thể là vì tôi chưa nhấn đúng mức. Nhiều độc giả
sau khi đọc xong có cảm tưởng rằng cuốn sách đã dừng lại ở sự hoà giải hoàn toàn giữa
loài lợn và loài người. Nhưng đấy không phải là ý của tôi, ngược lại, tôi cố ý kết thúc ở
chỗ chỉ rõ sự bất hoà, vì tôi viết chuyện này ngay sau Hội nghị Teheran, mọi người lúc đó
đều nghĩ rằng Hội nghị này sẽ thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp nhất có thể giữa Liên Xô

You might also like